1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam

224 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Lành mạnh hóa hệ thống tài chính DNTỷ trọng giá trị SP công nghệ cao Kinh tế Môi trường Xã hội Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD Các chỉ tiêu theo chiều Các chỉ tiêu theo

Trang 1

Bộ giÁo dục và đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân



PHAN VĂN HùNG

PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP Hỗ TRợ NGàNH XÂY DựNG DÂN DụNG ở VIệT

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng

Tác giả luận án

PHAN VĂN HÙNG

ii

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được

sự giúp đỡ tận tình của Công ty CP Sông Đà 909 (cơ quan cũ) và Báo Nhân Dân(cơ quan mới), xin chân thành cảm ơn quý vị Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đếnTrường Đại học Kinh tế Quốc dân đã cho phép tôi thực hiện luận án này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Đăng Tuất, TSĐinh Tiến Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận án này

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được

sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, của cáccán bộ và nhân viên của Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốcdân, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến quý vị

Tôi cũng đồng thời nhận được sự giúp đỡ và những góp ý chân thành, sâusắc của các nhà khoa học của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng, Vụ Khoahọc Công nghệ, Vụ VLXD, Trung Tâm Thông tin, Vụ Quản lý hoạt động xâydựng, Bộ Xây dựng Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc sự giúp đỡ củacác nhà khoa học của Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Côngthương, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Báo Nhân Dân, cácdoanh nghiệp, doanh nhân trong ngành XD đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu và hoàn thiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Em đồng nghiệp, đồng môn, đồnghương, đồng chí những người bạn chân thành, bằng cách này hay cách khác đã hếtlòng ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này

Cuối cùng, xin tri ân và khắc ghi sự giúp đỡ âm thầm, hiệu quả mà bền bỉcủa gia đình tôi Bằng sự giúp đỡ đó mà tôi có được thành quả hôm nay

Tác giả luận án

PHAN VĂN HÙNG

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 8

1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước 8

1.1.2.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 10

1.1.3.Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả 12

1.2 Phương pháp nghiên cứu 13

1.2.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 13

1.2.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu 14

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG 18

2.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ 18

2.1.1.Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ 18

2.1.2.Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ 22

2.1.3.Phân loại công nghiệp hỗ trợ 24

2.1.4.Vai trò của công nghiệp hỗ trợ 25

2.2 Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 28

2.2.1.Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng 28

2.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 31

2.3 Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành XDDD trên thế giới và bài học cho Việt Nam 52

Trang 5

2.3.1.Kinh nghiệm của Nhật Bản [8,9,10,11] 52

2.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 58

2.3.3.Một số bài họccho Việt Nam 72

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM 78

3.1 Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013 78

3.2 Thực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN 80

3.2.1.Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam 80

3.2.2.Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013 83

3.3 Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN 99

3.3.1.Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD 99

3.3.2.Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD 102

3.3.3.Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) 105

3.3.4.Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD 108

3.3 5 Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT ngành XDDD 110 3.4 Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD 114

3.4.1.Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số

Cronbach’s Alpha 114

3.4.2.Phân tích nhân tố 115

3.4.3.Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD 116

3.4.4.Phân tích tương quan giữa các nhân tố 126

3.4.5.Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD 127

3.5 Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD 129

3.5.1.Những kết quả đạt được 129

3.5.2.Những mặt hạn chế và nguyên nhân 131

Trang 6

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH

XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM 134

4.1 Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ngành XDDD 134

4.1.1.Quan điểm và định hướng phát triển ngành CN VLXD 134

4.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế -Giám sát XD.136 4.2 Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam 137

4.2.1.Giải pháp đối với Chính Phủ 137

4.2.2 Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD 143

4.3 Giải pháp cụ thể đối với một số DN CNHT ngành XDDD hiện nay 149

4.3.1.Ngành xi măng 149

4.3.2.Ngành kính xây dựng 150

4.3.3.Ngành vật liệu xây 151

4.3.4.Ngành vật liệu lợp 152

4.3.5.Ngành ốp lát 153

4.3.6.Ngành tư vấn – thiết kế - giám sát XDDD 154

4.4 Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Hội, Hiệp hội có liên quan 155

4.4.1.Bộ xây dựng 155

4.4.2.Bộ Tài nguyên và môi trường 155

4.4.3.Bộ Công thương 156

4.4.4.Bộ Giao thông vận tải 156

4.4.5.Bộ Giáo dục và Đào tạo 156

4.4.6.Bộ khoa học và Công nghệ 157

4.4.7.Bộ Kế hoạch và Đầu tư 157

4.4.8.Các Hội, Hiệp hội ngành nghề liên quan đến VLXD 157

KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát 14

Bảng 1.2: Doanh nghiệp được khảo sát 14

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội 85

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu Kính XD đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội .87

Bảng 3.3: Tổng hợp vật liệu xây qua các năm 89

Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội 89

Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu tấm lợp xi măng phân theo vùng 92

Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát toàn cầu 94

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu vật liệu ốp lát 95

Bảng 3.8: Dự báo nhu cầu VL ốp lát đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội 95

Bảng 3.9: Chỉ số giá VLXD chủ yếu năm 2010 104

Bảng 3.10: Cơ cấu GDP và Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng 105

Bảng 3.11: Tăng trưởng GDP và Tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng 106

Bảng 3.12: Qui mô vốn chủ sở hữu của các DN CNHT ngành XDDD 110

Bảng 3.13: Doanh thu của các DN CNHT ngành XDDD 111

Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu tài chính của DN CNHT ngành XDDD 112

Bảng 3.15: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến 114

Bảng 3.16: Kết quả kiểm định KMO ( Biến quan sát) 115

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định KMO (Biến phụ thuộc) 116

Bảng 3.18: Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD 116

Bảng 3.19: Đánh giá về nguồn nhân lực 117

Bảng 3.20: Đánh giá về cơ sở hạ tầng 118

Bảng 3.21: Đánh giá về nguồn vốn 119

Bảng 3.22:Đánh giá về khoa học công nghệ 120

Bảng 3.23: Đánh giá về chính sách 121

Bảng 3.24: Đánh giá về quan hệ liên kết 122

Bảng 3.25: Đánh giá về Điều kiện tự nhiên 123

Bảng 3.26: Đánh giá về Chính trị - Văn hóa 124

Trang 9

Bảng 3.27: Phân tích tương quan 126

Bảng 3.28: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 127

Bảng 3.29: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước năm 2010 129

Bảng 3.30: Cơ cấu lao động việc làm cả nước theo nhóm ngành kinh tế 130

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ

đồ, biểu đồ:

Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu 5

Biểu đồ 3.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng 84

Biểu đồ 3.2: Sản lượng kính thủy tinh được sản xuất qua các năm 86

Biểu đồ 3.3: Sản lượng và mức tăng trưởng vật liệu lợp 91

Biểu đồ 3.4: Các cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD 99

Biểu đồ 3.5: Mức độ đầu tư cho ngành XD giai đoạn 2009 -2013 102

Biều đồ 3.6: Tốc độ phát triển bình quân ngành XD 103

Biểu đồ 3.7: Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD 103

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tăng GDP/ Tỷ lệ tăng lao động ngành XD 105

Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng GDP Việt Nam 107

Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng giá trị SP VLXD công nghệ cao/Tổng giá trị SP VLXD .109 Biểu đồ 3.11: Thu nhập của lao động trong ngành xây dựng 112

Biểu đồ 3.12: Phân phối phần dư 128

Hình vẽ: Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD .29 Hình 2.2: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD 32

Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn 40

Hình 2.4: Ba trụ cột của phát triển bền vững 40

Hình 2.5 Tổng đầu tư chi cho ngành XD kiến thiết và các nguồn thucủa CP 53

Trang 11

1. Lý do lựa chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Ngày nay các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia chỉnắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triểnsản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằmtrong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bênngoài Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một khônggian, địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốcgia khác nhau Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ là cách tiếp cận sản xuất công nghiệptrong bối cảnh mới này

Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển Sau 20 năm đổi mới kể từ Đạihội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởngnhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pháttriển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấuhiệu đi xuống Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành côngnghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%;năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7% Một trong những

lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT

Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” doChính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam Đã có nhiều chuyển biếnđáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuấtViệt Nam Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăngnhanh Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, sự trợ giúp củaChính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển côngnghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu Việc tìm

ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp

11

Trang 12

phát triển hợp lý công nghiệp hỗ trợ vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơbản để công nghiệp Việt Nam phát triển.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ,xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm tính hợp lý, pháttriển bền vững công nghiệp hỗ trợ Trong đó có yếu tố liên kết khu vực và toàn cầu

là hết sức cần thiết Về lý thuyết, cho đến nay những vấn đề này vẫn chưa được giảiquyết rõ ràng, về thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phát triểncông nghiệp hỗ trợở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như ViệtNam Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phải phù hợp với xu hướng toàncầu hóa và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế

Trước những bối cảnh đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là những ngànhđòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức lớn đặt ra choViệt Nam Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giớihạn vào công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng, như là một trường hợpnghiên cứu điển hình Xây dựng dân dụng là ngành có tính đại diện cao cho mộtquốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết Cùngvới việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bềnvững nền công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thuhút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững

Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của

2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được cáckhía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam

Trang 13

(2) Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về phát triển CNHT XDDD để áp dụng thực tiễn ở Việt Nam.

(3) Nghiên cứu mô hình và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam

(4) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam giai đoạn 2009 -2013

(5) Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD Việt Nam

(6) Đề xuất những giải pháp để phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam đến năm 2020

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triểnCNHT ngành XDDD Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu là các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trên địabàn cả nước: DN sản xuất xi măng, DN sản xuất vật liệu xây, DN sản xuất vật liệulợp, DN sản xuất vật liệu ốp lát, DN kính xây dựng, Tư vấn – thiết kế và Giám sát

- Phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000-2013

Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu khảo sát của 300 DN CNHT ngành XDDD

và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDDtrên cả nước trong giai đoạn

Trang 14

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả xác định những mục tiêu nghiên cứu và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu như sau:

(1) Dựa trên những tổng quan nghiên cứu nào để tìm (khoảng trống) hướng nghiên cứu của tác giả?

(2) Dựa trên cơ sở lý thuyết nào để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành XDDD?

(3) Lựa chọn mô hình/ khung phân tích nào để đánh giá sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD?

(4) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT XDDD vào điều kiện thực tế ở Việt Nam?

(5) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN qua khung phát triển và

hệ thống các chỉ tiêu như thế nào?

(6) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ?(7) Qua thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đã có những thuận lợi, gặpnhững khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng?

(8) Cần có những giải pháp gì để phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đến năm 2020?

Trang 15

Lành mạnh hóa hệ thống tài chính DN

Tỷ trọng giá trị SP công nghệ cao

Kinh tế Môi trường

Xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD

Các chỉ tiêu theo chiều

Các chỉ tiêu theo chiều sâu

Tốc độ Phát triểnCấp độ phát triển

Các nhân tố tác động đến PT CNHT ngành XDDD

Các nhân tố trực tiếpCác nhân tố gián tiếp Phát triển CNHT ngành XDDD

Cơ sở lý luận về CNHT

Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam

Phát triển BV CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chínhTăng TFP

Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu Giải pháp phát triển CNHT

ngành XDDD ở VN

Trang 16

5 Đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tác giả đưa ra

quan điểm về CNHT ngành XDDD là bao gồm tất cả các ngành sản xuất vật liệuxây dựng và tư vấn, thiết kế, giám sát xây dựng; quan điểm về phát triển CNHTngành XDDD (phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu và phát triển CNHT

ngành XDDD theo chiều rộng).

Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển CNHT

ngành XDDD đó là: Phát triển theo chiều rộng (Cấp độ phát triển của các doanhnghiệp CNHT ngành XDDD; Tốc độ phát triển doanh nghiệp CNHT ngành XDDDtrong một thời gian nhất định) và chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu (Tăng năng suấtcác yếu tố tổng hợp(TFP); Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩmứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; Mức

độ phát triển bền vững CNHT ngành XDDD; Mức độ phát triển hệ thống tài chínhlành mạnh trong các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD)

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

Thứ nhất: Qua phân tích, đánh giá cho thấy TFP ngành XD: giai đoạn đoạn

2001-2005 là 4,33%, giai đoạn 2006 -2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010chiếm 3,74%; giai đoạn 2010-2013 chiếm 4,47% Kết quả này cho thấy mức độ tácđộng của các yếu tố lao động, vốn đầu tư trong xây dựng có xu hướng giảm dần

Thứ hai: Kết quả điều tra, khảo sát về cấp độ phát triển khoa học và công

nghệ của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD: Doanh nghiệp đánh giá các cấp

độ tăng lên, chủ yếu ở cấp độ 3,4,5 ( bao gồm công đoạn gia công + lắp ráp+ chếtạo + thiết kế) và cán bộ lãnh đạo ngành XDDD đánh giá các cấp độ chủ yếu ở cấp

độ 1,2,3 (bao gồm gia công thô + gia công chính + lắp ráp một phần)

Thứ ba: Hàm hồi quy biểu diễn các tác động của các nhân tố phát triển bền

vững CNHT ngành XDDD:

Trang 17

PTBV CNHT ngành XDDD = 0.372*Vốn + 0.371*KHCN + 0.352* Thị trường + 0.318* Chính sách phát triển + 0.308* Nguồn nhân lực + 0.304* Cơ

sở hạ tầng+ 0.241* Chính trị văn hóa+ 0.208* Điều kiện tự nhiên+ 0.201* Quan hệ liên kết.

Kết quả này cho thấy phát triển bền vững CNHT ngành XDDD chịu tácđộng lớn của mức vốn đầu tư, khoa học và công nghệ Các yếu tố điều kiện tựnhiên, quan hệ liên kết có tác động nhỏ nhất

6 Kết cấu của luận án

Tên luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam.

Bố cục luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục thì luận án gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước

trợ”[ 47] Các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được khuyến khích phát triển thị

trường, khuyến khích về hạ tầng cơ sở, khuyến khích về khoa học công nghệ và đàotạo nguồn nhân lực ,khả năng cung ứng tại VN về nguyên liệu và linh kiện phục vụcho các lĩnh vực CNHT chỉ đạt mức 28,7%, trong khi của Thái Lan là 53%, TrungQuốc là 59,7% Để phát triển CNHT ở trong nước cần có sự nỗ lực hơn nữa từ:Chính sách phát triển một số ngành CNHT Bộ Công thương phối hợp với các bộ,ngành, hiệp hội liên quan rà soát lại các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi chocác DN hơn nữa trong việc vay vốn, thuê mặt bằng sản xuất, nhập khẩu vật tư,nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được DN VN hiện có hai hạn chế đó là:Vẫn còn quen với môi trường bao cấp, coi đây là việc của Nhà Nước, phải có hỗtrợ ở hầu hết các mặt từ vốn, sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả, sức cạnh tranh thấp,trong khi các DN có yêu cầu lại ngại đầu tư, ham nhập ngoại, vì giá rẻ, không phảiđầu tư Nghị quyết này đã được triển khai vào tháng 10 năm 2012 do Bộ CôngThương chủ trì hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện một số dự án về pháttriển CNHT, cụm CNHT tại Hải Phòng, Vũng Tàu, vườn ươm công nghệ CNHT tạiCần Thơ

CNHT được xem là giải pháp thiết thực để thực hiện theo hướng chủ động của hoạtđộng kinh tế tránh nhập siêu, CNHT phát triển sẽ giúp DN lựa chọn được chiếnlược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia

và quốc tế Bên cạnh đó phát triển CNHT còn tạo cơ hội cho DN nhỏ và vừa phát

Trang 19

triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp Đây chính

là nền tảng để phát triển một nền CN tự chủ, hiện đại Song tác giả chỉ nêu ra nhữngchính sách phát triển CNHT cho VN một cách khái quát, chưa đi vào phân tích cụthể các chính sách phát triển CNHT ngành XDDD ở VN

nghiệp Việt Nam”[23] đã đề cập tổng quát: Khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động

đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT, đặcbiệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho VN

Nam”[40] đã phân tích con đường phát triển CN ở VN theo hướng toàn cầu hoá,

thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống DN nhỏ và vừa (DNNVV)

Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về phát triển CNHT Việt Nam” tại diễn đàn liên kết hội nhập cùng phát triển năm 2008 và trong

“CNHT, vấn đề trọng đại”[33] đăng trên Báo Công Thương số Tết 2009, đã khẳng

định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu về DNNVV và

sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam

nhìn đến 2020”, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo[49] Trong quy hoạch này, lần

đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở VN Theo quy hoạch này, kếhoạch và các giải pháp phát triển CNHT: Tạo dựng môi trường đầu tư, phát triểnkhoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kếtdoanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành CN ưu tiên: Điện tử tin học, dệt may, dagiày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo

sát về thực trạng các ngành CNHT trong chương 1 “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn

của các nhà sản xuất Nhật Bản”.

Trang 20

- Trương Thị Chí Bình “Phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”[35].

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành CNHT nói chung và ngành CNHTngành điện tử gia dụng nói riêng Thực trạng và triển vọng phát triển ngành CNHTđiện tử gia dụng ở VN cũng như đã đưa ra giải pháp phát triển CNHT ngành điện tửgia dụng ở VN Phạm vi nghiên cứu luận án chỉ dừng lại ở ngành CNHT điện tử giadụng và các ngành như cơ khí, nhựa, xe máy, ô tô

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

- Mirian Picinini Méxas , Osvaldo Luiz Gonçalves Quelhas, Helder Gomes Costa,

“Prioritization of enterprise resource planning systems criteria: Focusing on

construction industry” [65] Nhóm tác giả sử dụng hệ thống ERP (Enterprise

Resource Planning) Đầu tiên, dựa trên việc xem xét các tài liệu liên quan đến việcthực hiện và áp dụng các mô hình đa tiêu chuẩn đánh giá của các hệ thống ERP, tậphợp các tiêu chí lựa chọn được đề xuất cho các ứng dụng ERP cho các công ty trongngành XDDD ở Brazil, nơi có sự thiếu hụt của loại hệ thống này Sau khi xác nhậncủa các tiêu chí này bởi một nhóm các thành viên công nghệ thông tin, các chuyêngia trong ngành XDDD, 79 người trả lời chủ yếu từ ngành CNXD và công nghệthông tin tham gia vào một nghiên cứu thực địa để kiểm tra nhận thức của họ về tầmquan trọng của các tiêu chí này Nghiên cứu cho thấy rằng, các tiêu chí kinh doanh

và phần mềm tài chính là quan trọng nhất đối với người trả lời Ngoài ra, tầm quantrọng của từng nhóm tiêu chí cũng được đánh giá và để hỗ trợ các nhà sản xuấtquyết định khi lựa chọn hệ thống ERP

- I.M Horta, A.S Camanho, “Company failure prediction in the construction

industry”[61] Bài viết này đề xuất mô hình mới để dự đoán sự thất bại của công ty

trong ngành công nghiệp xây dựng Mô hình bao gồm ba khía cạnh sáng tạo lớn.Việc sử dụng các biến chiến lược phản ánh đặc trưng quan trọng của các công ty

XD, đó là lý do quan trọng để giải thích sự thất bại của công ty Đề xuất mô hình đãđược thực nghiệm sử dụng tất cả các nhà thầu ở Bồ Đào Nha hoạt động trong năm2009

- Zahir Irani, Muhammad Mustafa Kamal “Intelligent Systems Research in the

Construction Industry”[74] Với sự phức tạp ngày càng tăng của các vấn đề

Trang 21

trong ngành công nghiệp xây dựng Do đó, mục đích nghiên cứu của bài viết này là

để phân tích hệ thống thông minh trong CNXD nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp

Vì vậy, để theo dõi các ứng dụng của hệ thống thông minh để nghiên cứu trongngành CNXD, một cách tiếp cận hồ sơ được sử dụng để phân tích 514 ấn phẩmđược chiết xuất từ các cơ sở dữ liệu Scopus Giá trị chính và độc đáo của bài viếtnày nhằm phân tích và biên soạn tài liệu xuất bản hiện có bằng cách kiểm tra cácbiến (ấn phẩm hàng năm, vị trí địa lý của mỗi ấn phẩm…) Những đóng góp của bàiviết này cung cấp một sự so sánh giữa hai thập kỷ và cung cấp cái nhìn sâu vào các

xu hướng sử dụng các loại hệ thống thông minh khác nhau trong ngành CNXD Cácphân tích trong bài viết đã xác định được nghiên cứu hệ thống thông minh đã đónggóp vào sự phát triển và tích lũy của cải tiến trí tuệ đối với các khu vực hệ thốngthông minh trong ngành CNXD

- C.M Tam , Vivian W.Y Tam , W.S Tsui, “Green construction assessment

forenvironmental management in the construction industry of Hong Kong”[58].

Đánh giá môi trường (EA), một công cụ để xem xét, theo dõi, kiểm tra và đánh giáhiệu quả môi trường cho ngành CNXD đã được ủng hộ Mặc dù có rất nhiều cáccông cụ đánh giá môi trường, hầu hết trong số họ không được thiết kế XD Bài viếtnày đề xuất một hệ thống gọi là “Đánh giá công trình xanh”(GCA) cho XD Hailoại chỉ số môi trường được chấp nhận: Chỉ số hoạt động quản lý (MPIs) và các chỉ

số hiệu suất hoạt động (OPIS) Sử dụng một hệ thống quyết định đa tiêu chuẩn, hệthống phi kết cấu mờ hỗ trợ quyết định (NSFDSS), các trọng số cho mỗi tiêu chí và

ít yếu tố này được phát triển, sản xuất là một thước đo để đánh giá hiệu quả hoạtđộng môi trường đối với hoạt động XD

-Nannan Wang, “The role of the construction industry in China's sustainable

urban development”[67] Ngành XD là một ngành tiêu hao năng lượng lớn và

lượng carbon phát thải lớn Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách pháttriển bền vững cho ngành XD Nhưng trong những năm gần đây, ngànhCNXDTrung Quốc đã dường như đáp ứng chậm hơn so với các ngành khác Kếtquả là ngành CNXD Trung Quốc bị cạnh tranh thấp trên thị trường, thiếu kỹ năng

Trang 22

toàn cầu và thiếu sáng kiến hướng tới đổi mới công nghệ Nghiên cứu này xem xétvai trò của ngành CNXD phát triển đô thị bền vững của Trung Quốc Các tác động

xã hội, kinh tế và môi trường của ngành XD ở Trung Quốc, kết quả cho thấy rằngviệc XD ở Trung Quốc đóng cả hai vai trò tích cực và tiêu cực trong phát triển đôthị bền vững của Trung Quốc Gợi ý bao gồm thiết lập các biện pháp tiêu chuẩn,đổi mới kỹ thuật và khuyến khích sự hợp tác giữa các ngành CNXD và giáo dục…

sẽ góp phần vào sự phát triển tương lai của ngành CNXD ở Trung Quốc

- Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M Porter nhắc đến trong lợi

thế cạnh tranh của các quốc gia”(The competitive advantage of nations, Harvard

business review 1990)[73].Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là một trong

năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia Nhưng các nghiêncứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi rađời khái niệm CNHT Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các doanh

nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp

Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated Manufactures in Asia), JETRO thực hiện

năm 2003 và “Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp

ráp Nhật Bản” (Survey report on overseas business operations by Japanese

manufacturing companies) do ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bảnnăm 2004 Báo cáo chỉ ra rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở Châu Á, đặc biệt

là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành vớivai trò mạnh mẽ của các DN sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản

1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả

Dệt may; Da giày…nhưng chưa có nghiên cứu nào cho phát triển CNHT ngànhXDDD

- Một số nghiên cứu chỉ xem xét phát triển CNHT trên góc độ năng lực cạnh

tranh khoa học và công nghệ, nhưng chưa đề cập đến các cấp độ khoa học và côngnghệ hiện tại trong các DN CNHT

Trang 23

- Một số nghiên cứu có xem xét đến tác động của TFP trong phát triển ngành, nhưng

chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của TFP trong phát triển CNHT ngànhXDDD

công nghiệp bền vững…Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về phát triển bềnvững CNHT ngành XDDD

- Một số nghiên cứu về phát triển CNHT dựa trên các chỉ tiêu đánh giá khác

nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào dựa trên các chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng

và chiều sâu

Tất cả các “khoảng trống” trên đây sẽ là hướng nghiên cứu chính của luận án này

1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp

Để đánh giá khả năng phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh VLXDtrong thời gian tới, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển này, tácgiả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ lãnh đạo tại 350 DNsản xuất, kinh doanh VLXD, tư vấn –thiết kế-giám sát XD trên thị trường hiện nay,nhằm thu thập ý kiến của đội ngũ này cho các vấn đề trên Công việc khảo sát đượcthực hiện tại ba khu vực: Miền Bắc từ Ninh Bình trở ra, số lượng DN khảo sát là140; miền Nam từ Bình Thuận trở vào, số lượng DN khảo sát là 120; miền Trung làkhu vực còn lại, số lượng DN khảo sát là 90 Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là

350, tuy nhiên số phiếu hợp lệ là 300 phiếu Dữ liệu thu được từ 300 phiếu gồm có

Trang 24

116 phiếu của khu vực phía Bắc, 105 phiếu của khu vực phía Nam và 79 phiếu củakhu vực miền Trung Và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDD Dữ liệunày được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào thành dữ liệu củaphần mềm SPSS16 để tiến hành phân tích.

Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát

Số phiếu/ Khu vực Số phiếu phát ra Số phiếu thu về hợp lệ

VL xây

VL Lợp

VL

ốp lát

Kính XD

1.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu

1.2.2.1 Phương pháp phân tích số dữ liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình hoạt độngphát triển CNHT ngành XDDD được tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổnghợp được Bộ XD, Tổng cục thống kê, Vụ Vật liệu xây dựng,Bộ kế hoạch và đầu tư,báo cáo tài chính của các DN CNHT Trong đó có các nội dung về vốn đầu tư,GDP, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của các DN CNHT ngành XDDD.Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạngcác bảng biểu, biểu đồ Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích sosánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm, từng giai đoạn

Trang 25

1.2.2.2.Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu đượcdưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990) Các thống kê mô tả sử dụngtrong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trịtrung bình và độ lệch chuẩn Trong nghiên cứu này, sau khi tiến hành khảo sát đốitượng làm việc tại các vị trí lãnh đạo như Ban Giám đốc hay Trưởng/ Phó phòng tạicác doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD, Các công ty Tư vấn-Thiết kế-Giámsát XD, tác giả tiến hành công việc tổng hợp dữ liệu và sử dụng phần mềm phântích thống kê SPSS16 để thực hiện công việc phân tích

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm Do vậy để thuận tiện choviệc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đốivới từng yếu tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD và đánh giá về

sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD, tác giả quy ước:

Thống kê suy luận: cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu

nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biếngiữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biếnphụ thuộc (Sekaran, 2000).Nghiên cứu này cũng sử dụng thống kê suy luận để kiểmđịnh các giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định(Parasuraman, 1991) Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ màphép đo tránh được sai số ngẫu nhiên Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy

Trang 26

(reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ sốtương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng.

- Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà cácmục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn MộngNgọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toánphương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổngcác items còn lại của phép đo

- Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đếngần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Cũng có nhànghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trongtrường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trongbối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo HoàngTrọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ sốalpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được

- Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biếntổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tincậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổngnhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng &Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và độ giá trị cấu trúc của phép đo (Nguyễn CôngKhanh, 2005)

- Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một kháiniệm (construct) trong một tập biến quan sát (Garver & Mentzer, 1999) đó là mức

độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất

- Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ(convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity) Độ giá trị hội tụliên quan đến câu hỏi “ Các biến đo lường dùng để đo một khái nhiệm tiềm ẩn có

Trang 27

hội tụ về mặt thống kê hay không?” (Garver & Mentzer, 1999), Độ giá trị phân biệtbiểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau.

- Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp principal componentsvới phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sửdụng Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bịloại Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading)

>0.4, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần ThịKim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of SamplingAdeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett(bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa

Phân tích hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hànhchạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình :

Trang 28

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH

XÂY DỰNG DÂN DỤNG

2.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ

2.1.1 Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ

Cụm từ “Supporting Industry” (công nghiệp hỗ trợ) xuất hiện lần đầu tiên

trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ công thương Nhật Bản

(MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại, METI)[2] Trong tài liệunày, CNHT được dùng để chỉ các DN có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng

CN ở các nước Châu Á, hay các công ty sản xuất linh phụ kiện Năm 1987, MITItiếp tục giới thiệu về thuật ngữ này với định nghĩa chính thức là các ngành cung cấpnhững gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho cácngành CN lắp ráp Khái niệm CNHT ra đời và được Chính phủ Nhật Bản chínhthức sử dụng vào khoảng thời gian này, bởi sự phát triển mang tính lịch sử của nềnkinh tế những năm đó Sự tăng giá của đồng tiền Nhật Bản đã làm cho các DN NhậtBản giảm xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng và do vậy phải chuyển các cơ sở sảnxuất sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn Tuy nhiên các nhà lắp ráp NhậtBản ở nước ngoài vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các DNNVV Nhật Bản, Italy

do các DN nội địa tại nước sở tại không thể đáp ứng Thuật ngữ CNHT lúc đó đượcdùng để chỉ sự thiếu hụt các ngành CN như vậy ở các nước này Sau đó, thuật ngữnày đã được phổ biến đến các nước Châu Á khác cùng với các chương trình hỗ trợcủa Nhật Bản như New Aid Plan năm 1987, chương trình phát triển CNHT Châu Ánăm 1993

Trần Văn Thọ [40] cho rằng, CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm côngnghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính Cụ thể là nhữnglinh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…Và

Trang 29

cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế Nếu

kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa

sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mônhỏ, thực hiện bởi các DNNVV ngành này

Như vậy, có thể thấy rằng CNHT là một khái niệm rộng, có tính chất tươngđối Dù có rất nhiều cách định nghĩa, các khái niệm CNHT đều có các điểm chungnhư sau:

Thứ nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất sản

phẩm cuối cùng

Thứ hai, các ngành CNHT bao gồm các công đoạn chủ yếu để sản xuất các

linh kiện kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm phục vụ một số ngành CNchế tạo như xe máy, ô tô, điện tử, chế tạo máy móc

Thứ ba, việc cung ứng này chủ yếu được đáp ứng bởi hệ thống DNNVV có

trình độ công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có độ chính xác lớn, thực hiện cáccam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực

Thứ tư, khách hàng cuối cùng của các ngành CNHT là nhà lắp ráp, do vậy,

thị trường của CNHT không rộng như sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng cuốicùng Thị trường hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm sản phẩm nằm ởphần thị trường rất hẹp và chỉ dành cho một số khách hàng nhất định Đây chính làkhó khăn lớn nhất của phát triển CNHT Mặc dù vậy, sản xuất CNHT lại trở nênhấp dẫn và tương đối ổn định nếu DN phụ trợ đó tìm được khách hàng dài hạn, hoặctìm được thị trường “ngách” cho mình

Ở VN, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu được nhắc tới một cách tươngđối rộng rãi từ năm 2003 Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã được chínhthức hoá để chỉ vấn đề này, lần đầu ở VN từ năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thểphát triển các ngành CNHTVN đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ CN (cũ), nay

là Bộ Công thương soạn thảo và Thủ Tướng phê duyệt Trong đó, CNHT được định

nghĩa “hệ thống CNHT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản

Trang 30

xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện,phụ tùng…cho khâu lắp ráp cuối cùng”[1] Trong bản quy hoạch này, CNHT đượcphân chia thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phầnmềm là hệ thống dịch vụ CN và marketing Năm nhóm ngành đã được Chính phủchỉ định ưu tiên phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đólà: Điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày…

Như vậy, có thể thấy khái niệm về “công nghiệp hỗ trợ” ở VN có nét khácbiệt so với các khái niệm ở các quốc gia khác:

Thứ nhất: CNHT được xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu

đến cả các dịch vụ CN Có thể thấy khái niệm này làm cho các ngành CNHT mởrộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực CN, không chỉ tập trung các

DN nhỏ và vừa mà cả các DN lớn và điều này đồng nghĩa với việc rất khó có thểtạo ra được trọng tâm trong CNHT

Thứ hai: Các ngành CNHT ở đây được xác định trên cơ sở các ngành CN hạ

nguồn (ngành lắp ráp như ô tô, cơ khí, dệt may, da giày, điện tử) chứ không xácđịnh trên đặc thù sản phẩm của ngành sản xuất phụ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điệntử…) Khái niệm này cũng được định nghĩa chưa thật rõ ràng, cụ thể đối với DNhoặc những đối tượng ngoài lĩnh vực nghiên cứu

Ngoài ra, cùng với thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”, có một vài khái niệmkhác cũng được sử dụng để chỉ ngành CN chuyên cung cấp đầu vào như:

Công nghiệp liên quan và hỗ trợ: Thuật ngữ này được M.Porter sử dụng như

là yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh quốc gia Trong đó, CNHT được địnhnghĩa như khu vực tạo ra yếu tố đầu vào được sử dụng rộng rãi, còn CN liên quan lànhững ngành trong đó DN có thể phối hợp và chia sẽ các hoạt động trong cùngchuỗi giá trị khi họ cạnh tranh với nhau, hoặc là những ngành sản xuất ra các sảnphẩm có tính chất bổ sung cho nhau

Thầu phụ: Thuật ngữ này được sử dụng khá lâu trong CN nhưng không được

định nghĩa cụ thể Theo cơ quan Phát triển CN Liên hợp quốc (UNIDO) thì thầu

Trang 31

phụ là “thỏa thuận giữa hai bên là nhà thầu chính và nhà thầu phụ Nhà thầu chínhgiao cho một hoặc một vài DN sản xuất linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện và/ hoặccung cấp dịch vụ CN cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình Nhàthầu phụ thực hiện công việc tuân theo sự chỉ định của nhà thầu chính” Hình thứcthầu phụ khá phổ biến tại Nhật Bản và các quốc gia NEC trong những năm 1950 –

1970 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do áp lực kinh doanh và tồn tại Các

DN thầu phụ đang có khuynh hướng chuyển sang ngành CNHT[56]

Công nghiệp phụ thuộc: Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ từ

những năm 1950, trong Luật CN năm 1951, CN phụ thuộc được hiểu là hoạt độngtrong lĩnh vực CN có liên quan đến hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặcsản xuất linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hóa trung gian, hoặccung cấp dịch vụ Có thể thấy rằng CN phụ thuộc là một phần của CNHT dưới hìnhthức các hoạt động CN quy mô nhỏ Với đặc tính như vậy, rất khó có thể tìm ra mộtchính sách độc lập để thúc đẩy sự phát triển của ngành CN này[56]

Công nghiệp linh phụ kiện: Thuật ngữ này được hiểu là ngành CN sản xuất

phụ tùng, linh kiện, được sử dụng rộng rãi trong ngành CN lắp ráp như xe máy, ô

tô, điện và điện tử Đây là thuật ngữ có phạm vi hẹp, nó không bao gồm các yếu tốđầu vào khác trong CNHT như dịch vụ, công cụ, máy móc và nguyên liệu

Nhà cung cấp: Cũng giống như “CN linh phụ kiện”, thuật ngữ này không

được định nghĩa cụ thể, nó được sử dụng rộng rãi ở Malaysia và các nước Nam Á.Không giống với CNHT, nhà cung cấp dùng để chỉ các DN đơn lẻ, là một bộ phậncủa CNHT, nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành CN này[56]

Đến năm 2011, VN mới có khái niệm chính thức về CNHT, khái niệm nàyđược đưa ra trong quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 24/02/2011 của

Thủ tướng Chính Phủ, cụ thể như sau: CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất

vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành

CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dung [47].

Trang 32

Như vậy, CNHT là một thực thể kinh tế được hình thành từ thực tế phát triển

CN của các quốc gia Dưới sự tác động của sự thay đổi cấu trúc CN, các nhà hoạchđịnh chính sách nhận thấy tầm quan trọng của một khu vực kinh tế và cần phải cóchính sách để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này Khái niệm CNHT được nhìnnhận từ nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu qui hoạchcũng như thiết lập chính sách CN đặc thù của các quốc gia Có thể rút ra một số kếtluận quan trọng liên quan đến các vấn đề lý luận của CNHT:

Thứ nhất: CNHT là một khái niệm của CN hiện đại, được kế thừa từ những

khái niệm có liên quan và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành CN cungcấp các yếu tố trung gian đầu vào cũng như các yếu tố hỗ trợ cho các ngành CNthen chốt, có giá trị kinh tế cao và quá trình sản xuất phức tạp

Thứ hai: Khái niệm chung về CNHT tương đối đồng nhất, tuy nhiên tùy vào

mục đích sử dụng mà mỗi quốc gia có sự giới hạn phạm vi của ngành này ở một sốngành cụ thể

Thứ ba: Ngành CNHT không được xem xét trên hệ thống phân loại ngành

kinh tế theo quan điểm truyền thống (theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xétnhư một ngành CN với sự tái định nghĩa các ngành CN theo cấu trúc dọc (theo hoạtđộng sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và tái cấu trúc DN CN

Thứ tư: Đối với các quốc gia đang phát triển, CNHT đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo ra sản phẩm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng của các ngành CN mũinhọn, thu hút ĐTNN và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của vùng địaphương

Thứ năm: Việc xác lập phạm vi của ngành CNHT phải căn cứ trên điều kiện

đặc thù cũng như hoạch định chính sách CN của mỗi quốc gia, không nên sử dụngchung định nghĩa của các quốc gia khác nhau, vì như vậy có thể tạo ra sự phát triểnkhông ổn định cũng như đánh mất tính chủ động và độc lập của nền kinh tế đấtnước

2.1.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ

Có nhiểm của ngành công nghiệp hỗ trợhải căn cứ trên điều kiện đặc thùcũng như hoạch định chính sách CN của mỗi quốc gia, không nên sử dụng chungđịnh nghĩa của ừ cấu trúc tới đặc điểm phát triển của ngành

Trang 33

Thứ nhất: Sự phát triển của CNHT là tất yếu của quá trình phân công lao

động xã hội

Tại các nước phát triển, khi quy mô sản xuất cũng như sự phức tạp hóa củasản phẩm xã hội đạt đến một mức độ nhất định, quá trình phân loại các hoạt độnglắp ráp và sản xuất linh kiện thành những công đoạn độc lập sẽ hình thành, chuyênmôn hóa sẽ xuất hiện Quá trình này là tất yếu và gắn liền với sự thay đổi trongphân công lao động theo hướng chuyên môn hóa này là sự ra đời của các ngànhCNHT Còn tại các nước đang phát triển, với sự đầu tư của các nước phát triểntrong ngành CN lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện tử…sẽ kéo theo sự phát triểnngành CNHT

Thứ hai: CNHT là ngành phức tạp và rộng lớn.

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm sản xuất ra ngày càngtinh vi hơn, mỗi sản phẩm lại có vô số các chi tiết hợp thành Một DN dù lớn đếnmức nào cũng không thể và không nên tự mình sản xuất khép kín một sản phẩm.Lợi thế cạnh tranh và quá trình chuyên môn hóa sản xuất không cho phép làm điều

đó Do vậy, để sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh cần sự tham gia của nhiều

DN, nhiều ngành khác nhau Điều đó dẫn đến CNHT có phạm vi rất rộng, cả về mặtliên kết ngành hay địa lý

Thứ ba: CNHT góp phần tạo nên“ chuỗi giá trị” khi một ngành CN sản xuất

hay lắp ráp một sản phẩm nhất định phát triển, cần có một hệ thống các ngànhCNHT để cung cấp các chi tiết sản phẩm đó Đến lượt nó, các DN được coi là hỗ trợcho sản phẩm đó lại cần các DN khác hỗ trợ cho mình Cứ như vậy, để có hệ thốngcác ngành CNHT, ngoài việc phải phát triển các ngành CN cơ bản, cần có sự pháttriển của các ngành CNHT khác nữa Như vậy, chỉ với một sản phẩm, chuỗi giá trị

đã kéo dài và mở rộng ra hầu hết các ngành CN cơ bản và tạo ra giá trị cho nhiềungành CN khác

Thứ tư: CNHT không phải là ngành “công nghiệp phụ”.

Nói đến CNHT người ta thường nghĩ đến các ngành sản xuất phụ tùng, linhkiện, nguyên phụ liệu cho các ngành lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện

Trang 34

tử…(ngành được xem là CN chính) Chính vì vậy, trên thực tế CNHT thường bị coi

là ngành CN phụ Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hợp lý Về mặt lý luậnCNHT có thể được hiểu là ngành đối xứng với ngành CN lắp ráp, có vai trò nhưnhững ngành CN khác Ngành CN chính, chỉ có thể phát triển khi ngành CNHTphát triển và ngược lại, khi ngành CN chính đã phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩyphát triển CNHT

Thứ năm: Thu hút số lượng lớn DN, nhất là các DNNVV

Một đặc điểm của CNHT là nó thu hút một số lượng DN lớn, với nhiều qui

mô khác nhau trong đó có một số lượng lớn các DNNVV Do tính chất đa cấp vàphát triển theo hình cây của hệ thống CNHT, số lượng các DN ở các cấp thấp rấtlớn, đa phần là các DNNVV

2.1.3 Phân loại công nghiệp hỗ trợ

Phân loại CNHT có thể được phân thành các tiêu thức sau:

Thứ nhất: Phân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng

Theo cách tiếp cận về CNHT là một hệ thống bao trùm chuỗi giá trị sản xuất

ra một sản phẩm, một chủng loại sản phẩm cụ thể, CNHT có thể phân thành cácngành phù hợp với các sản phẩm cuối cùng như: Cơ khí, tin học, dệt may…

Cách phân loại CNHT trong này được sử dụng khá phổ biến cả trong thực tế

và trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu từng ngành sản xuất riêng lẻ Ưu điểm của

nó là xác định rõ ràng các đối tượng tham gia một hệ thống ngành CN, đóng gópvào chuỗi giá trị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Khi đã xác định rõ ràng các đốitượng tham gia vào ngành CNHT của từng ngành, các chính sách trở nên trực tiếp

và xu hướng có hiệu quả nhanh chóng

Tuy vậy, cách phân loại này gặp phải khó khăn khi DN CNHT tham gia vàonhiều ngành sản xuất khác nhau thì khó có thể xác định nhà sản xuất này tham giavào một ngành đơn nhất nào đó Chính sự giao thoa này làm hạn chế khả năng tiếpcận DN CNHT, kể cả về mặt nghiên cứu và chính sách

Thứ hai: Phân loại theo ngành/ công nghệ sản xuất linh phụ kiện

Trang 35

Đây là cách phân loại căn cứ vào chủng loại sản phẩm DN sản xuất hoặccông nghệ mà DN đó sử dụng.

Với cách tiếp cận phân loại này, có thể phân loại CNHT theo các ngành sảnxuất liên quan tới các vật liệu điển hình: Linh kiện nhựa, gia công kim khí, linhkiện…

Cách phân loại này khắc phục phần nào nhược điểm của cách phân loại thứnhất khi một DN cung cấp tham gia vào nhiều ngành sản xuất sản phẩm cuối cùngkhác nhau Nhược điểm của cách phân loại này là nó không bao trùm hết toàn bộngành CNHT, các nhà cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩmcuối cùng thường là những nhà sản xuất những cụm linh kiện với nhiều chi tiết khácnhau như nhựa, kim loại…Cách phân loại này theo qui trình công nghệ hay giacông nguyên liệu hạn chế khả năng tiếp cận những nhà cung cấp trên

Tuy nhiên, với lịch sử phát triển của thuật ngữ CNHT, có thể nói ngành này

là một trong những đối tượng ưu tiên tronng chính sách hợp tác phát triển của cácnước đang phát triển với các nước phát triển, nhất là Nhật Bản Bản thân khái niệmCNHT cũng từ yêu cầu XD chính sách phát triển liên kết CN mà ra Đứng từ gócnhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng các nhà cung cấp mà họ thường nhắmtới là những nhà sản xuất với các công nghệ và sản phẩm cụ thể như rèn, dập, đúc…Việc phân loại CNHT theo công nghệ sản xuất cho phép các DN mà người lậpchính sách tại các nước đang phát triển xác định đúng đối tượng ưu tiên trong chínhsách của mình

2.1.4 Vai trò của công nghiệp hỗ trợ

Trong phát triển CN, các ngành CNHT thường được ví như chân núi, tạophần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành CN sản xuất vàlắp ráp sản phẩm CN Như vậy, CNHT có một số vai trò nổi bật đối với các ngành

CN cũng như đối với nền kinh tế

Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế Việc cung ứng nguyên vật liệu, linh

kiện, các bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho nền CN chủ động, không bị lệ

Trang 36

thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu CNHTkhông phát triển làm cho các ngành CN chính thiếu sức cạnh tranh và phạm vi pháttriển cũng giới hạn trong một số ít các ngành.

Hạn chế nhập siêu Do luôn luôn phải nhập khẩu nguyên liệu và các linh phụ

kiện cho sản xuất lắp ráp trong nước, hầu hết các nước đang phát triển lâm vào tìnhtrạng nhập siêu Phát triển CNHT, vì vậy góp phần hiệu quả trong việc khai thác cácnguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tàinguyên và các sản phẩm chế biến thô Phát triển CNHT sẽ là một trong các biệnpháp quan trọng góp phần giải quyết tình trạng nhập siêu của nền kinh tế các quốcgia đang phát triển, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu

Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính Cùng với việc chủ

động trong nguồn cung ứng, chi phí của sản phẩm CN cũng giảm đáng kể do cắtgiảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công rẻ và nguồn nguyên liệungay tại nội địa Việc phát triển các ngành CNHT một cách hợp lý cân đối trong bốicảnh “thế giới phẳng” ngày nay sẽ tạo ra các sản phẩm có đặc thù riêng của quốcgia, có sức cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm chỉ được lắp ráp bởi các linh kiện vànguồn cung ứng toàn cầu

Phát triển hệ thống DNNVV CNHT hầu hết do hệ thống DNNVV đảm

nhiệm, đây là khu vực doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, là nền tảng sáng tạo củaquốc gia Đặc biệt, phát triển hệ thống DNNVV là một trong các biện pháp hữuhiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối tượng để cân bằng với các tập đoànkinh tế khổng lồ hay bị tác động nhanh và mạnh nhất của các khủng hoảng kinh tếtoàn cầu

Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: Thượng nguồn gồmcác công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiệnchính; trung nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn là thương hiệu, tiếpthị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường Các giai

Trang 37

đoạn thượng nguồn và các hạ nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao Đâychính là công đoạn của các ngành CNHT Trong khi trung nguồn với các hoạtđộng lắp ráp, gia công là khu vực ít tạo ra giá trị gia tăng nhất Như vậy, mộtquốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm CN khi khu vực thượngnguồn với nguyên phụ liệu, cụm linh kiện được cung ứng ngay trong nội địa.Phát triển CNHT góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trongnước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sảnphẩm chế biến thô.

CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty sản xuất thành phẩm phảiphụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Dù những sản phẩm này có thể được cung cấpvới giá rẻ ở nước ngoài, nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảohiểm, phí lưu kho bãi, ứ đọng vốn cho việc nhập khẩu và lưu kho sẽ làm tăngchi phí đầu vào Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàngnhập khẩu Các công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chuỗicung ứng nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩmCNHT khác Khả năng cung ứng phụ trợ cho các ngành CN là một trong các vấn

đề được các TĐĐQG cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định đầu tư vào mộtquốc gia Nền kinh tế với các ngành CNHT mạnh và có thể đáp ứng nhu cầu chocác nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác động mạnh đến thu hút đầu tư nướcngoài vào phát triển CN

Nhìn chung, đối với các quốc gia CN trẻ, CNHT thường được hình thànhđồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm CN cuối cùng Còn đốivới các nước đang phát triển, do thiếu vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thôngthường CN lắp ráp phát triển trước, CNHT hình thành theo sau với tiến trình nội địahoá các sản phẩm Quá trình này được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nướcngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại Ngược lại, việc không cung cấp đượccác loại linh phụ kiện này làm cho các nước đang phát triển khó khăn trong việc thuhút đầu tư nước ngoài

Trang 38

2.2 Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD

2.2.1 Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng

Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 về chính sách phát triển ngànhcông nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành CN sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện,

phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sảnphẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là sản phẩm của các ngành quy định tại khoản

1 Điều 1 Gồm: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại

VN để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là dự án đầu tư tại VN (kể cả

đầu tư mới và đầu tư bổ sung) để sản xuất sản phẩm CNHT

Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác về phát triển CNHT và dựa vàokhái niệm trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, các ngành CNHT được xem xét là hệthống các DN chế tạo, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các DN lắpráp các sản phẩm như ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị chính xác, máy CN, máy nôngnghiệp (thường được gọi là các ngành CN chế tạo hạ nguồn)

CN sản xuất VLXD: Cần có CNHT để nâng cao mức độ tự động hóa trongquy trình sản xuất, giảm nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà trongnước đã tự sản xuất được

CNHT ngành sản xuất VLXD cócác nội dung chính như sau: (1) CN khaithác, chọn lọc, sàng nghiền và làm sạch khoáng sản phi kim loại (đá, cát, sỏi, sét,cao lanh ) làm nguyên liệu sản xuất VLXD; (2) CN cơ khí sản xuất máy móc thiết

bị, phụ tùng, khuôn, đồ gá, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ sản xuấtVLXD; (3) Một bộ phận công nghiệp hóa chất, luyện kim sản xuất sản phẩm: Sơn,men, phụ gia, thép XD, tái chế sản phẩm nhựa dùng trong sản xuất VLXD

Trang 39

Tuỳ theo từng loại VLXD đơn giản - thấp cấp hay cao cấp và phức tạp, quytrình sản xuất các sản phẩm này bao gồm các bước công nghệ sau: (1) Công nghệnguyên, vật liệu, khuôn mẫu, đồ gá; (2) Công nghệ gia công tạo hình VLXD (đùn,

ép, cắt ); (3) Công nghệ gia cường độ bền chịu lực, chịu va đập, chịu hóa chất nhờphủ men, nung, ép sản phẩm (đơn giản và tổ hợp); (4) Công nghệ hoàn thiện sảnphẩm

(2) Gia cường tạo độ bền, độ bóng

(nung, ép, phủ men )

Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện

Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả

Tuy nhiên, nhìn chung CNHT sản xuất VLXD ở VN phân bố chưa đồng đềutrên cả nước, phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên ,Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo hình thức tích hợp trong nội bộ

DN (từ khâu đầu đến khâu cuối) sử dụng các thiết bị chính nhập khẩu

=> Theo quan điểm của tác giả: CNHT ngành XDDD bao gồm các ngành Tư

vấn-Thiết kế-Giám sát và sản xuất VLXD cơ bản để cấu thành nên sản phẩm nhà ở như:Sắt; thép; xi măng; cát; đá xây dựng; gạch xây dựng và các vật liệu hoàn thiện, trang trí: Kính xây dựng; thạch cao; vật liệu ốp tường; ốp sàn; ốp trần; mái lợp; các loại cửa; sơn chống thấm; gốm sứ; điện các loại; hệ thống dẫn và thoát nước; hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc…

Trong phạm vi của luận án, tác giả đưa ra quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD trên hai khía cạnh đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theochiều sâu

Trang 40

a) Phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng

Theo quan điểm của C.Mác trong lý thuyết phát triển[40]: Phát triển theochiều rộng là nhằm mở rộng quy mô sản xuất nhưng không làm tăng năng suất laođộng Phát triển theo chiều rộng cũng chính là phát triển thêm những loại sản phẩmmới

Theo quan điểm này thì phát triển theo chiều rộng là việc đầu tư trên cơ sởcải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, XD mới các cơ sở vật chất vớinhững kỹ thuật công nghệ cơ bản như củ

Đặc điểm phát triển theo chiều rộng:

Lấy tăng trưởng về số lượng làm mục tiêu đầu tư, mà không làm thay đổichất lượng sản phẩm, năng suất lao động hay giá thành sản phẩm

Tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng vốn

Chi phí lao động, chi phí nguyên liệu đầu vào có thể tăng nhưng không làmtăng năng suất lao động

Thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn, vốn đầu tư không quá lớn

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu: Cấp độ phát triển vàtốc độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD để đánh giá phát triển theo chiểurộng của các DN CNHT ngành XDDD

b) Phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu

Theo quan điểm của C.Mác trong lý thuyết phát triển[40]: Phát triển theochiều sâu là phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng cácnguồn lực

Theo quan điểm này, phát triển theo chiều sâu là hoạt động đầu tư được thựchiện trên cơ sở cải tạo, nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuậthiện có, hoặc xây dựng lại, hoặc đầu tư mới một dây chuyền công nghệ, XD mộtnhà máy mới nhưng kỹ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kỹ thuật công nghệ hiện

có hoặc kỹ thuật trung bình của ngành, vùng nhằm duy trì năng lực đã có

Đặc điểm của phát triển theo chiều sâu:

- Lấy hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất lao động làm động lực trực tiếp, làmmục tiêu của các hoạt động đầu tư

Ngày đăng: 31/12/2022, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w