Thực hiện thành thạo những kỹ thuật, thực hiện đúng các quy trình, tham gia trực tại khoa thực tập đầy đủ, không bỏ trực với bất cứ lý do nào, đổi trực phải được phép của Giáo viên hướn
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC SÀI GÒN
Thời gian: Từ ngày 03-10 đến hết ngày 21-10
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM
Trang 2KẾ HOẠCH THỰC TẬP BỆNH VIỆN
I MỤC TIÊU:Sau khi thực tập xong tại các bệnh viện, sinh viên có khả năng
1 Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật theo ngành nghề mình học
2 Tham gia trực khoa theo sự phân công của phòng đào tạo và khoa phòng thực tập
3 Thực hành giao tiếp và rèn luyện y đức hằng ngày với nhân viên y tế, với người bệnh, gia đình người bệnh
II YÊU CẦU
1 Yêu cầu chung
1.1 Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của trường và của khoa phòng nơi thực
tập
1.2 Đảm bảo ngày giờ công thực tập, vắng quá 20% số buổi phải thực tập lại cùng
khóa sau
1.3 Chấp hành nội quy của bệnh viện và của khoa phòng nơi thực tập
1.4 Quan hệ tốt với nhân viên bệnh viện Tôn trọng người bệnh và gia đình người
bệnh
1.5 Giữ gìn của công, bảo vệ dụng cụ thực tập, nếu làm hư hỏng mất mát phải bồi
thường
1.6 Tuyệt đối tuân thủ lịch trực, vắng 1 buổi trực phải thực tập lại cùng khóa sau
2 Yêu cầu chuyên môn
2.1 Thực hiện thành thạo những kỹ thuật, thực hiện đúng các quy trình, tham gia
trực tại khoa thực tập đầy đủ, không bỏ trực với bất cứ lý do nào, đổi trực phải được phép của Giáo viên hướng dẫn và Điều dưỡng Trưởng khoa phòng nơi thực tập
2.2 Mỗi buổi học phải tham gia điểm danh khi cán bộ, giáo viên nhà trường đến
thực hiện nhiệm vụ
Trang 31 Thực hiện được các thủ tục hành chính ở khoa nơi thực tập
- Tiếp nhận người bệnh vào viện, chuyển viện, ra viện
- Chuẩn bị giường tiếp nhận người bệnh đúng kỹ thuật
- Ghi chép hồ sơ bệnh án và biểu mẫu theo khoa ngành
2 Thực hiện đúng nội dung học tập nhà trường đề ra
3 Kiến tập các kỹ thuật khác trên người bệnh (nếu có)
- Kỹ thuật theo từng chuyên ngành
Học viên ngành Y sĩ Y học Cổ truyền
Khoa Y học Cổ truyền
1 Tham gia tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân tới thăm khám và điều trị tại
3 Thăm khám bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 5
4 Thăm khám bệnh nhân bị hội chứng thắt lưng hông 5
5 Học tập, tham gia xây dựng bệnh án cùng các bác sĩ YHCT trong khoa 10
6 Châm cứu bệnh nhân mắc các bệnh: đau vai gáy, hội chứng thắt lưng
hông, viêm quanh khớp vai, đau chân tay 20
7 Sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu: đắp nến, kéo dãn, chiếu đèn
10 Nhận thức vị thuốc, bào chế một số dược liệu thông dụng 15
Trang 411 Nhận thức dược liệu tại vườn thuốc Nam của bệnh viện 20
12 Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc, sắc thuốc, chế độ ăn uống
Danh sách sinh viên thực tập tại khoa Nội Lão
TT MSSV Họ và tên Ngày sinh
1 CT12120101 Lê Thanh Phong 25/06/1991
Trang 6CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
──●▲●──
BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ BỆNH VIỆN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
- Bệnh viện Y Học Cổ Truyền- Tp Hồ Chí Minh
Sinh viên: Nguyễn Trọng Thành
Sinh ngày: 08/07/1998
Mã số sinh viên: CT12120218
Lớp: CT121202
Khóa học: 12
Địa điểm thực tâp: Bệnh viên Y học cổ truyền Tp.HCM
Thời gian thực tập: Từ ngày 03-10 đến hết ngày 21-10
Trang 7Trong thời gian thực tập tại bệnh viện, nhờ có sự giúp đỡ của y, bác sĩ, kỹ
thuật viên, điều dưỡng của Bệnh viện Y Học Cổ Truyền- Tp Hồ Chí Minh mà em
đã học thêm được nhiều kiến thức chuyên môn, cũng như củng cố, thực hành các kiến thức, kỹ thuật y tế đã được học, đồng thời đã tiếp thu những kinh nghiệm thực
tế quý báu từ các y, bác sĩ, kỹ thuật viên đi trước để bồi dưỡng thêm cho bản thân các kỹ năng cần thiết của một người y sĩ y học cổ truyền
Vì thời gian thực tập có hạn, nên kiến thức học được còn hạn chế, ít kinh nghiệm về chuyên môn, do đó bản báo cáo còn nhiều hạn chế, thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ thầy, cô cũng như từ các cán bộ nhân viên Bệnh viện Y Học Cổ Truyền- Tp Hồ Chí Minh
Trang 8Đầu tiên, em xin được gởi lời cảm ơn đến y, bác sĩ, kỹ thuật viên Bệnh viện
Y Học Cổ Truyền- Tp Hồ Chí Minh Trong suốt thời gian thực tập tại bệnh viện,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ các y, bác sĩ và kỹ thuật viên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, dùng kinh nghiệm và tâm huyết của mình để truyền đạt kiến thức và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực tập
Tiếp theo, em xin gởi đến lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em đầy đủ những kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao, để em lấy đó làm hành trang vững chắc cho sự nghiệp y học cổ truyền mai sau
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Ban giám hiệu, quý thầy cô phòng đào tạo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập tại bệnh viện
Do thời gian hạn hẹp, kiến thức của em còn hạn chế, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều, nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết
Em rất mong nhận được sự đóng ý, xây dựng từ quý thầy cô để bài báo được đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn
Trang 9Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I GIới thiệu về bệnh viện
1 Quá trình thành lập và phát triển
Địa điểm cơ sở: 179-187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.39326004 Fax: 08.39320482 Website: yhct.vn
Trước năm 1975, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh là nhà bảo sanh của Bộ trưởng Bộ Y tế chế độ cũ với 30 giường nội trú Sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975 được Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp quản đặt tên là “Bệnh viện Đông Y miền Nam” do Bộ Y tế quản lý
Năm 1979, Bộ Y tế chuyển giao cho Sở Y tế Tp.HCM quản lý và xây dựng phát triển thành bệnh viện chuyên khoa hạng II đầu ngành chuyên sâu về Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị - nghiên cứu khoa học và đào tạo với tên gọi “BỆNH VIỆN Y HỌC DÂN TỘC”
Năm 1999, bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 4019/QĐ-UB-VX ngày 14 tháng 7 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc cho phép đổi tên Bệnh viện Y học dân tộc thành Bệnh viện Y học cổ truyền trực thuộc
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và quy định chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM; Quyết định 1549/QĐ-SYT ngày 27 tháng
8 năm 2013 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của bệnh viện Y học cổ truyền thuộc Sở Y tế
Bệnh viện Y học cổ truyền Tp HCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về YHCT của thành phố và là bệnh viện tuyến cuối về YHCT ở các tỉnh phía Nam Bệnh viện nhận khám và điều trị cho cán bộ, nhân dân của thành phố và tỉnh khu vực phía Nam Bệnh viện Y học cổ truyền là bệnh viện chuyên khoa hạng 2 với 250 giường nội trú, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM Bệnh viện có
Trang 10nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về chuyên môn YHCT cho các bệnh viện đa khoa trong thành phố Bệnh viện có đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao về YHCT, được trang bị trang thiết bị y tế hiện đại, chuyên khoa sâu Bên cạnh công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền được phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành Y học
cổ truyền Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y Dược Tp.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y Đại học Quốc gia Tp.HCM, Trung học y Lê Hữu Trác…
Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một nơi đáng tin cậy, ngày càng được người bệnh tin yêu Đáp lại tấm chân tình ấy, Cấp ủy Đảng, Ban Lãnh đạo bệnh viện cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động trên mọi lĩnh vực của bệnh viện sẽ không ngừng nổ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng toàn diện của bệnh viện vì mục tiêu góp phần xây dựng nền Y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng Hướng tới, bệnh viện tiếp tục xây dựng và phát triển thành bệnh viện chuyên khoa hạng I đầu ngành chuyên sâu về Y học cổ truyền, không ngừng phấn đấu để được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất
2 Cơ cấu tổ chức
* Ban giám đốc:
- Giám đốc: BS CKII Đỗ Tân Khoa
- Phó giám đốc: BS CKII Hà Thị Hồng Linh
- Phó giám đốc: DS CKII Nguyễn Phương Nam
- Phó bí thư đảng bộ: THS Huỳnh Xuân thảo
- Bí thư đoàn: BS CKII Nguyễn Kí Xuân Nhị
Trang 11 Trưởng phòng: THS BS Phạm Thị Thanh Xuân
Phó phòng: BS CKI Nguyễn Dương Công Luận
- Phòng công tác xã hội:
Trưởng phòng: BS CKII Hồ Ngọc Liểng
Phó phòng: Kỹ sư Nguyễn Thị Đức Hạnh
- Phòng công nghệ thông tin:
Trưởng phòng: THS Kỹ sư Trần ngọc Hoài Anh
- Phòng vật tư trang thiết bị y tế:
Trưởng phòng: THS Kỹ sư Lý Trung Hiếu
- Phòng tài chính kế toán:
Trưởng phòng: Nguyễn Thị Hòa Bình
Trang 12* Khoa cận lâm sàn:
- Khoa Dược:
Trưởng khoa: DS.CKII Nguyễn Phương Nam
Phó khoa: TS.Ds Dương Hồng Tố Quyên
- Khoa Xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh:
Phó trưởng khoa: CN Nguyễn Thị Tuyết Đào
- Khoa Dinh dưỡng:
Phó trưởng khoa: BS CKI Đỗ thị Ngọc Lý
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:
Phó trưởng khoa: DS CKI Hoàng Thị Thu Hằng
- Khoa Vật lý trị liệu:
Trưởng khoa: BS CKII Nguyễn Thị Ly Châu
Phó khoa: CN Võ Anh Khoa
* Khoa lâm sàn:
- Khoa khám bệnh:
Trưởng khoa: BS.CKI Lý Và Sềnh
Phó khoa: BS CKI Võ Nhật Linh
- Khoa nội tổng hợp:
Trưởng khoa: BS CKI Võ Đình Hưng
Phó khoa: THS BS Phạm Thị Minh Tâm
- Khoa ngoại phụ:
Trưởng khoa: BS CKI Phan Thanh Hải
Phó khóa: BS.CKI Lý Đức Kiệt
Trang 13- Khoa tim mạch cấp cứu:
Trưởng khoa: BS CKII Nguyễn Công Minh
Phó khoa: BS CKI Ngô Hồng Hải Đăng
- Khoa nội thần kinh:
Phó khoa: BS CKI Nguyễn Kỳ Xuân Nhị
- Khoa cơ xương khớp:
Trưởng khoa: BS CKII Lê Thị Hồng Nhung
Phó khoa: BS CKI Huỳnh Thị Thanh Thúy
- Khoa nội lão:
Trưởng khoa: BS CKII Nguyễn Thị Thanh Thảo
Phó khoa: BS CKI Trịnh Đức Vinh
* Bệnh viện có tổng cộng 239 viên chức và nhân viên, bao gồm:
N5: Khu sản xuất và văn phòng khoa dược
N6: Khu điều trị nội trú và khối văn phòng
Trang 14III Chức năng và nhiệm vụ
Bệnh viện thực hiện tốt 07 chức năng, nhiệm vụ theo quy định vủa Bộ Y Tế, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao
- Khám và điều trị
- Đào tạo nguồn nhân lực
- Nghiên cứu khoa học
* Trang thiết bị hiện có
- Máy kích thích điện kết hợp siêu âm
- Máy điện châm
Trang 15- Máy điện phân
Trang 16Phần 2 NỘI DUNG THỰC TẬP
THỰC TẬP TẠI KHOA NỘI LÃO
1 Châm cứu, gắn máy điện châm, soi đèn hồng ngoại
BS.YS điều trị Phương tiện:
- Kim châm cứu vô khuẩn dùng 1 lần
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 700
- Máy điện châm 2 tần số bổ tả
Người thực hiện:
- Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định về khám, chữa bệnh
- Người bệnh nằm trong tư thế thoải mái, chọn
tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất và thuận tiện nhất
- Xác định và sát trùng da vùng huyệt
Trang 17Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
- Thì 1: Tay trái dùng ngón cái và ngón trỏ ấn căng da vùng huyệt Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt
- Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “đắc khí” (người bệnh có cảm giác căng tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt)
Kích thích huyệt bằng máy điện châm
- Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ tả của máy điện châm
+ Tần số (đặt tần số cố định), tần số tả từ 10Hz, tần số bổ từ 1-3Hz
5-+ Cường độ: Nâng dần cường độ từ 0-15-mA (tùy theo mức chịu đựng của người bệnh)
+ Thời gian: từ 20-30 phút cho 1 lần điện châm Rút kim, sát khuẩn da cùng huyệt vừa châm 4.Kết thúc
quy trình
BS.YS điều trị - Báo BN việc điều trị đã hoàn tất và giúp BN
rời khỏi giường/ ghế an toàn
- Dặn dò thời gian cho lần điều trị tiếp theo
Trang 182 Các công việc hàng ngày
* Hình ảnh đo sinh hiệu
* Hình ảnh chuẩn bị dụng cụ châm cứu
Trang 19* Hình ảnh gắn máy điện châm
* Hình ảnh soi đèn hồng ngoại
Trang 20* Hình ảnh rút kim sau châm
Trang 21
* Hình ảnh đắp cao thuốc:
* Hình ảnh ghi hồ sơ bệnh án
Trang 22
* Hình ảnh phat thuốc thang cho bệnh nhân
Trang 23
* Hình ảnh cắt, chia thuốc viên
* Hình ảnh chia thuốc theo cử
Trang 24* Hình ảnh nhận biết dược liệu, thuốc thành phẩm
Trang 25* Hình ảnh học tập các thủ thuật, lý thuyết, tập huấn
3 Nội dung thực tập cụ thể của bản thân
- Tiến hành đo huyết áp, đếm mạch của bệnh nhân
- Thăm khám, hỏi han diễn biến bệnh của bệnh nhân có đỡ hơn hay đau lan sang đâu, cảm nhận của bệnh nhân
- Kiến tập châm cứu, mắc máy điện châm, châm những công thức bệnh điều trị những bệnh sau: tọa cốt phong , tý chứng, đàm thấp ứ trệ kinh lạc, khẫu nhãn oa
tà, liệt VII ngoại biên, bán thân bất toại, và một số bệnh lý khác
Trang 26- Thực tập tiến hành châm một số huyệt vị cơ bản như: hợp cốc, khúc trì, phong trì, bát tà, túc tam lý, thủ tam lý, tam âm giao, kiên ngung, nội quan, và một
số huyệt vị khác
- Tiến hành châm cứu các bệnh nhân THCSTL, TVĐĐ, THCSC, Đau TK tọa, Chèn ép dây TK, yếu liệt nữa người, liệt mặt, TBMMN, dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ điều trị
- Thực tập tiến hành hơ điếu ngải một số huyệt vị trong, trên một số bệnh nhân
bị liệt mặt: hơi bổ ấm, hơi tả, nóng rát
- Được truyền đạt một số kiến thức, kinh nghiệm như:
+ Nguyên nhân gây ra các bệnh như TBMMN, THCSC, THCSTL, đau
TK tọa, liệt mặt
+ Cách xử lí vựng châm + Học các phương pháp châm: Giáp tích, Nhĩ châm, Mai hoa châm, Tam pháp đại chùy, Ôn châm
+ Học các huyệt đặc hiệu : Ủy trung, Liệt khuyết, Hợp cốc, Túc tam lý
+ Học cách chỉnh máy điện châm, các loại xung phù hợp cho từng loại bệnh:
o Xung 1: dùng cho các bệnh tai biến, giảm đau
o Xung 2: dùng cho các bệnh mãn tính, phù nề
o Xung 3: dùng cho các trường hợp nặng yếu liệt các chi
o Xung 4-5:dùng cho các bệnh phù, kích thích nhẹ
- Học các phương pháp, thủ thuật khám bệnh đông tây y kết hợp
- Thực tập mắc điện cực vào các huyệt quan trọng
- Thực tập rút kim sau khi kết thúc liệu trình châm cứu, hơ ngải cứu, lợi ích đối với bệnh tật của bệnh nhân
Trang 27- Tiến hành cắt chia thuốc cho bệnh nhân
- Ghi hồ sơ bệnh án, xem, học các bài thuốc chữa bệnh
tay nghề mà trường đưa ra
1
Tham gia tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân tới thăm khám và
2 Thăm khám bệnh nhân đau vai gáy 15
3 Thăm khám bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 5
4 Thăm khám bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông 5
5
Học tập, tham gia xây dựng bệnh án cùng các bác sĩ YHCT
Trang 286
Châm cứu bệnh nhân mắc các bệnh: đau vai gáy, hội chứng
thắt lưng hông, viêm quanh khớp vai, đau chân tay 20
7
Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc, sắc thuốc, chế độ
ăn uống tập luyện tại nhà 10
Bên cạnh những chỉ tiêu tay nghề chính trường đề ra, em còn có cơ hội được hướng dẫn, kiến tập, thực tập một số nội dung chỉ tiêu tay nghề khác tại ba khoa phòng em có cơ hội được đi thực tập
PHẦN 3 KẾT LUẬN CHUNG
Sau khoảng thời gian học tập tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sau những
nỗ lực tìm tòi học tập của bản thân và nhất là sự dìu dắt, chỉ dạy tần tảo, tận tình từ quý thầy cô giảng viên đã giúp cho chúng em trang bị được đầy đủ những kiến thức chuyên môn vững vàng, cũng như y đức cần có của một người cán bộ y tế Và giúp chúng em có cơ hội được thực tập để đem những kiến thức ấy ứng dụng vào thực tế,
công việc Tuy thời gian thực tập không nhiều, nhưng chúng em đã cố gắng hết mình