Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng.
-Đánh giá thực trạng của du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
-Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm thu thập các số liệu thứ cấp đáng tin cậy nhằm đánh giá các nguồn lực để phát triển du lịch nói chung và phát triển mô hình DLCĐ nói riêng tại địa bàn nghiên cứu Nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học của các sở, ban, ngành, địa phương, sách báo và các phương tiện truyền thông.
Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo thang đo Sau khi bảng câu hỏi khảo sát được tiến hành qua các bước:
- Thực hiện việc điều tra khảo sát.
- Nhận kết quả điều tra khảo sát.
- Xử lý số liệu khảo sát trên phần mềm Excel để tính toán tần suất làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 2 và đề ra giải pháp ở chương 3.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm thu thập các số liệu thứ cấp đáng tin cậy nhằm đánh giá các nguồn lực để phát triển du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói riêng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và đánh giá: Được sử dụng để thống kê, so sánh, đánh giá các số liệu thực trạng phát triển du lịch thông qua các chỉ tiêu thống kê ngành Thông qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá và cân đối: các dữ liệu thu thập từ các phương pháp trên sẽ được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý, hệ thống nhằm đảm bảo tính chính xác, logic, xúc tích khoa học, giáo dục và thực tiễn nhằm xây dựng mô hình lý thuyết.
- Phương pháp chuyên gia: Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả có tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng.
Nhằm mục đích kiểm tra chỉnh lý và bổ sung tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể các đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các thực trạng trong chương 2.Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa vào các bảng câu hỏi đóng/ mở nhằm khảo sát ý kiến của cộng đồng cư dân, du khách, công ty lữ hành về các vấn đề cho phát triển DLCĐ tại địa bàn nghiên cứu Sau đó xử lý các số liệu sơ cấp thu thập và thông qua các phần mềm Excel làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 2 và đề ra giải pháp ở chương 3.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Việc xây dựng mô hình, các kiến nghị và tìm ra giải pháp phát triển DLCĐ nhằm giảm áp lực cho môi trường tự nhiên do chính cộng đồng tạo nên, tạo thêm sinh kế, cơ hội việc làm cho cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đề tài góp phần củng cố những lý luận về DLCĐ cho việc phát triển DLCĐ các vùng ven biển, các KBTB.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp KBTB Phú Quốc có cái nhìn nhận tổng quan về công tác phát triển du lịch cộng đồng.
Khảo sát về nhu cầu cho phát triển DLCĐ và khảo sát đánh giá nguồn lực thực tiễn phát triển DLCĐ tại KBTB Phú Quốc, các KBTB khác có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài trong quá trình nghiên cứu nâng cao về mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương mình.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Các vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng
Khái niệm “Du lịch cộng đồng” xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất cho khái niệm này.
Do có những quan điểm nghiên cứu, góc nhìn khác nhau về vị trí của du lịch cộng đồng mà cho đến nay còn tồn tại khá nhiều ý kiến, khái niệm về vấn đề này, những khái niệm này được sử dụng khá linh hoạt và được thay đổi tuỳ thuộc vào tác giả, địa điểm và các dự án cụ thể, song các vấn đề về bền vững và cộng đồng địa phương (điển hình ở khu vực nông thôn, những người nghèo và ở vùng sâu vùng xa) là những nội dung chính được đề cập, xem xét.
Theo Nicole Hausle và Wolffang Strasdas (2000): “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Ở Thái Lan khái niệm Community Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là du lịch có tính đến tính bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội Nó do chính cộng đồng quản lý và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng đồng” (REST, 1997).
Còn Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên” (Dauglas Hainsworth, Walter Jamieson,2007)
Tại Việt Nam, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề cập về DLCĐ Tác giả Võ Quế
(2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương như sau: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, h trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”.
Ngoài ra còn nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau, tuy nhiên có thể thống nhất và hiểu du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương Du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất cho người dân địa phương, những người sử dụng du lịch như một công cụ tạo nguồn lợi kinh tế Du khách phải trả tiền khi họ đến tham quan khu vực và khoản tiền này được sử dụng để bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên và giúp phát triển KT-XH của địa phương đó.
Căn cứ vào những nội hàm về du lịch cộng đồng kể trên, Phạm Trung Lương
(2010) đã đưa ra khái niệm tổng quát:
“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích KT-XH từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng”.
Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch khác nhau tùy thuộc vào vai trò của cộng đồng:
Mức độ thụ động: Đây là mức độ thấp nhất đối với sự tham gia của cộng đồng, theo đó cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài nguyên) và hầu như không có vai trò gì đối với hoạt động phát triển du lịch Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư cộng đồng với những yếu tố chính là con người, lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc quần cư, ) vào chương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm về con người, văn hóa, lối sống của cộng đồng Cộng đồng không có vai trò gì (tham gia thụ động) đối với kế hoạch phát triển du lịch và hầu như không được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch Hoạt động du lịch trong trường hợp cộng đồng tham gia một cách thụ động thường được gọi là “Du lịch tham quan cộng đồng”
Mức độ tham gia: theo đó cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, ) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và qua đó được hưởng một số lợi ích về vật chất Trong trường hợp này, ngoài vai trò là
“tài nguyên” như trên, cộng đồng đã có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chu i giá trị du lịch Hoạt động du lịch trong trường hợp này thường được gọi là “Du lịch có sự tham gia của cộng đồng”
Mức độ chủ động: Đây là mức độ cao nhất đối với sự tham gia của cộng đồng, theo đó cộng đồng là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ và qua đó sẽ đêm đến cho du khách những trải nghiệm tốt về cộng đồng, về những giá trị tự nhiên và văn hóa nơi cộng đồng sinh sống Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ chỉ đóng vai trò là đối tác của cộng đồng Cộng đồng vừa có vai trò là “tài nguyên” vừa đóng vai trò là người tổ chức khai thác chính các giá trị “tài nguyên” đó Trong trường hợp này hoạt động du lịch thường được gọi là “Du lịch dựa vào cộng đồng” hay “Du lịch cộng đồng” Du lịch cộng đồng chính là hình thức nơi đảm bảo mức độ tham gia cao nhất của cộng đồng vào hoạt động du lịch Tên gọi “Du lịch dựa vào cộng đồng” thường được sử dụng trong trường hợp muốn nhấn mạnh đến hình thái tổ chức hoạt động du lịch, theo đó cộng đồng là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ du lịch; còn tên gọi “Du lịch cộng đồng” thường được sử dụng trong trường hợp chủ thể tổ chức và đối tượng du lịch trung tâm (tài nguyên chính tại điểm đến) là cộng đồng.
Như vậy các nhà nghiên cứu dự án cần đảm bảo rằng, cộng đồng địa phương có thể phát huy được vai trò của mình vào công tác quản lý du lịch, đưa du lịch trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương Từ đó, có thể tiếp tục tạo ra những sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu thông qua đặc điểm nổi bật của cộng đồng.
1.1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng
Theo Phạm Trung Lương (2010) với bản chất của du lịch cộng đồng, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ có những tác động tích cực bao gồm:
Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững;
Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, ) Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững;
Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế được dòng di cư của cộng đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị, ổn định xã hội đảm bảo cho phát triển bền vững chung;
Tổng quan các nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước
Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang được nhiều du khách và các nhà hoạch định chính sách về phát triển du lịch quan tâm Các công trình nghiên cứu về du lịch bền vững dựa vào cộng đồng là đề tài thu hút các chuyên gia về du lịch trên thế giới và ở Việt Nam.
Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970 Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc, châu M La Tinh Hiện nay DLCĐ được các Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới quan tâm đầu tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia, Philipin, Thái Lan, Malaysia, n Độ, Nepal,
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2000) đã nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương".
Năm 2002, Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc họp Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg, đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường nơi họ sinh sống” Bên cạnh đó, hội nghị cũng đưa ra sáng kiến phát triển bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP nhằm tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch giảm nghèo tại một số quốc gia.
Trong cuốn “Community Development Through Tourism”, tác giả Sue Beeton
(2006) đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đưa ra các trường hợp minh họa cụ thể giúp người đọc có điều kiện so sánh và áp dụng” Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, cách tiếp thị DLCĐ cũng như đối phó với khủng hoảng DLCĐ.
Và bên cạnh những công trình liên quan đến loại hình du lịch cộng đồng từ các nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới thì Việt Nam cũng đã có sự quan tâm cần thiết và đạt những thành tựu khả quan.
Các công trình về du lịch bền vững trong đó có du lịch cộng đồng của các nhà nghiên cứu đầu ngành về du lịch đã đóng góp to lớn về mặt lý luận cho đề tài, tiêu biểu như:
Trong 2 tài liệu có liên quan là “Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát
Bà - Hải Phòng” và “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Trung Lương (2002) đã khẳng định cần thu hút cộng đồng địa phương (CĐĐP) vào các hoạt động du lịch và chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nói chung.
TS Võ Quế (2006) trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng”, đã hệ thống cơ sở lý luận cho DLCĐ và nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ một số quốc gia trên thế giới.
Tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) - chủ biên trong cuốn “Du lịch cộng đồng” đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, đưa ra các mô hình kinh nghiệm về phát triển DLCĐ tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng đã hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ.
Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên được đưa ra tại hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam (2003) tổ chức tại Hà Nội Sau đó đã được nhiều tỉnh thành nghiên cứu áp dụng thành công như: loại hình du lịch ở nhà dân (homestay) ở bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Sapa (Lào Cai), du lịch cộng đồng ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) Ở miền Trung, đã có Thừa Thiên Huế với loại hình “homestay” ở làng cổ Phước Tích; du lịch Làng bản tại thôn Dõi - huyện Nam Đông.
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong nước và trên thế giới đã chứng minh được rằng cộng đồng dân cư đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về mô hình DLCĐ tại KBTB Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trong chương một tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, những tiền đề cho phát triển DLCĐ đã được làm rõ thông qua các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện, các thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động DLCĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng Về mặt thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới và tại Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình DLCĐ phù hợp nhất để áp dụng cho KBTB Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Tóm lại, phát triển DLCĐ đang được quan tâm và trở thành xu hướng cho các địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững Trong bối cảnh hiện nay khi các địa phương ven biển đều coi du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì sự phát triểnDLCĐ sẽ là sự lựa chọn nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại giữa du lịch đại chúng và việc bảo vệ tài nguyên và môi trường Phát triển DLCĐ được xem là một hình thức kinh doanh có trách nhiệm không chỉ đảm bảo các lợi ích hiện tại cho các tầng lớp cư dân trong xã hội mà nó còn cho các thế hệ mai sau Đặc biệt với những người dân vùng biển đảo, còn nhiều khó khăn thì việc tiếp cận với những kiến thức,thêm ngành nghề mới sẽ là một hình thức giảm nghèo có hiệu quả và mang tính nhân văn sâu sắc.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Khu bảo tồn biển Phú Quốc
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
Huyện Đảo Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang, cách Hà Tiên 45km, cách thành phố Rạch Gía 120 km, cách đường lãnh hải Việt Nam - Campuchia 4,5 km, tổng diện tích 593 km 2 , dân số 101.629 người, mật độ trung bình 95 người/km 2 Từ Bắc xuống Nam đảo có chiều dài 52 km, nơi rộng nhất từ Tây qua Ðông nằm ở mạn Bắc khoảng 25 km Phú Quốc còn được gọi là hòn đảo của 99 ngọn núi, với những ngọn núi nối tiếp nhau trải dài từ Bắc xuống Nam Một trong những dãy núi dài nhất là dãy Hàm Ninh (30 km) ở điểm cực Ðông với đỉnh núi cao nhất là Núi Chúa, cao 603 m.
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km (56.700 ha), dài 49 km Vùng biển Phú Quốc có các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển là những hệ sinh thái biển đặc thù, quan trọng, đồng thời nơi cư trú cho nhiều nhóm động vật biển quý, hiếm, có giá trị kinh tế được ưu tiên bảo tồn Chính vì vậy, năm 2007, Khu bảo tồn biển Phú Quốc chính thức được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 03/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Khu bảo tồn biển có 12 hòn đảo lớn nhỏ, riêng khu vực phía nam của đảo có 11 hòn đảo Đây là một khu vực có những nơi sinh cư của sinh vật còn trong trạng thái tốt đa dạng sinh học tương đối cao Diện tích các rạn san hô trong Khu bảo tồn biển không lớn nhưng chúng phân bố đều khắp các hòn đảo và còn trong trạng thái tương đối tốt Trong số những rạn san hô của vùng này, nhiều rạn có mức độ đa dạng sinh học và cấu trúc tuyệt vời, ví dụ như những rạn ở Hòn Móng Tay và Hòn
Gầm Ghì Khu vực cỏ biển Đông Bắc đảo Phú Quốc phong phú về thành phần loài vừa là nơi cư trú vừa là nguồn thức ăn của loài Bò biển quí hiếm.
Hình 2.1: Bản đồ Khu bảo tồn biển Phú Quốc
Nguồn: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2007
Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất xích đạo nhưng bị chi phối mạnh bởi các quy luật của biển nên ôn hòa hơn so với các huyện trong đất liền, khá thuận lợi để trồng cây, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
Huyện đảo Phú Quốc chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 27,2 0 C Lượng mưa trung bình năm 2.805 mm Đặc biệt tại Bắc đảo (xã Cửa Dương) lượng mưa có thể đạt 3.600 mm/năm, có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
Mưa là nguồn sinh thủy duy nhất nên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sản xuất và đời sống của đảo Lượng mưa bình quân hàng năm lớn và phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:
- Mùa mưa kéo dài hơn các huyện khác trong tỉnh và toàn đồng bằng sông Cửu Long (8 tháng - từ tháng 5 đến tháng 11) và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Trong các tháng mưa nhiều thường gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng như khu vực ấp Cây Bến, Đồng Tràm Cửa Cạn, Lung Con Gà … mức ngập thường dưới 1 m, thời gian ngập 5 – 10 giờ.
-Mùa khô từ các tháng 12 đến tháng 4, do lượng mưa không đáng kể chiếm 10% lượng mưa cả năm đã gây tình trạng khô hạn cho cây trồng và thiếu nước cho sinh hoạt ở một số khu vực.
Có 2 hướng gió chính thay đổi trong năm gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, vận tốc trung bình biến đổi từ 2,8 - 4,0 m/s Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11, vận tốc gió trung bình biến đổi lên tới 31,7 m/s Chế độ gió theo mùa chi phối mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngư dân ở các đảo nhỏ của huyện Phú Quốc, họ thường phải di chuyển nơi ở theo mùa để tránh gió.
Huyện Phú Quốc có chế độ nhiệt đới ôn hòa, lượng mưa lớn và thời gian mưa dài hơn nên mức độ khô hạn vào mùa khô nhẹ hơn nhưng tốc độ gió mạnh hơn, nhất là khu vực phía Nam Dương Tơ, đã gây tác hại không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên đảo.
Hình 2.2: Hướng và tần suất gió đảo Phú Quốc
Nguồn: Bản đồ phân tích hướng và tần suất gió Phú Quốc, 2004
Nhiệt độ nước biển biến động từ 24 - 30 o C, thông thường đỉnh nhiệt độ thường xuất hiện từ tháng 5 tới 8 hàng năm và nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 năm trước tới tháng 2 năm sau Độ muối trung bình dao động trong khoảng 32 - 340/00.
Chế độ thủy triều ở Phú Quốc được đặc trưng bằng chế độ nhật triều, mức triều cao nhất đạt 0,8 m Độ trong của nước khá thấp do có nhiều huyền phù, có nơi huyền phù lên tới 100 mg/l ở một số khu vực Kết quả khảo sát về môi trường mùa mưa năm 2004 cho thấy nước ngọt và trầm tích từ đất liền ảnh hưởng không đáng kể đến vùng biển Phú Quốc.
Các dòng chảy trong vùng biển Vịnh Thái Lan tạo thành vòng khép kín và biến động theo mùa do ảnh hưởng của gió mùa Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy trong vịnh Thái Lan chạy theo chiều kim đồng hồ; thời mùa gió Tây Nam, dòng chảy lại theo hướng ngược chiều kim đồng hồ Tốc độ dòng chảy trong cả hai mùa gió mùa thường nhỏ hơn 30cm/s Hướng sóng bị ảnh hưởng bởi chế độ gió. Chiều cao sóng thường nhỏ hơn 0,9 m.
Hình 2.3: Hiện trạng thủy văn đảo Phú Quốc
Nguồn: Bản đồ phân tích hiện trạng thủy văn Phú Quốc, 2004
Các nét đặc trưng của giá trị đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc đó là:
Hệ sinh thái rạn san hô: Chủ yếu phân bố ở các hòn đảo phía nam Phú Quốc thuộc xã Hòn Thơm với 108 loài san hô thuộc cả 02 nhóm san hô cứng và san hô mềm, 135 loài cá rạn san hô, 03 loài cá di cư, 132 loài thân mềm, 09 loài giáp xác, 32 loài da gai Rạn san hô đóng vai trò quan trọng đối với nhiều cộng đồng dân cư vùng ven biển trong việc bảo vệ đất đai và phục vụ cuộc sống con người; cung cấp nguồn lợi sinh vật biển, nguồn giống hải sản tự nhiên và dịch dụ du lịch sinh thái.