1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở việt nam

202 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 790,25 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (18)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • 5. Những đóng góp mới của luận án (20)
  • 6. Kết cấu của luận án (21)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (22)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống (22)
      • 1.1.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng cuộc sống (22)
      • 1.1.2. Một số tranh luận xung quanh khái niệm chất lượng cuộc sống (26)
        • 1.1.2.1. Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống (27)
        • 1.1.2.2. Các thành phần của khái niệm chất lượng cuộc sống (30)
      • 1.1.3. Một số đo lường chất lượng cuộc sống của các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới (35)
    • 1.2. Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (42)
      • 1.2.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam (43)
      • 1.2.2. Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (45)
      • 1.2.3. Đề xuất khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (48)
        • 1.2.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (48)
        • 1.2.3.2. Các thành phần của chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (49)
    • 2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 46 (58)
      • 2.1.1. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống . 46 (58)
      • 2.1.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (62)
        • 2.1.2.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (62)
        • 2.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (62)
      • 2.1.3. Các tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống (64)
      • 2.1.4. Qui trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống (66)
    • 2.2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam . 55 1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế (67)
      • 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản (70)
      • 2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục (73)
      • 2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe (79)
      • 2.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ gia đình (85)
      • 2.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động văn hóa, giải trí (88)
      • 2.2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện môi trường tự nhiên (0)
      • 2.2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường xã hội (94)
      • 2.2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản trị (98)
      • 2.2.10. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quyền chính trị (100)
      • 2.2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống (102)
      • 2.2.12. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống (104)
    • 3.1. Tổng quan về các phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp (111)
      • 3.1.1. Khái niệm và ưu, nhược điểm của chỉ số tổng hợp (111)
      • 3.1.2. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp (113)
      • 3.1.3. Lựa chọn phương pháp tính chỉ số tổng hợp (114)
    • 3.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 93 1. Chuẩn hóa dữ liệu (119)
      • 3.2.2. Xác định trọng số (123)
      • 3.2.3. Xác định phương pháp tổng hợp (127)
    • 3.3. Tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (131)
    • 3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (146)
  • KẾT LUẬN (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (154)
  • PHỤ LỤC (161)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở xác định khung khái niệm về CLCS, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS và phương pháp tính chỉ số tổng hợp CLCS nhằm phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội và hoạt động so sánh, đánh giá CLCS ở Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận án phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu về CLCS ở Việt Nam nên được thực hiện theo hướng nào?

- Khái niệm CLCS ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Cấu trúc của khái niệm CLCS bao gồm những thành phần gì?

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam được xây dựng như thế nào và sẽ bao gồm những chỉ tiêu gì?

- Chỉ số tổng hợp CLCS được xây dựng theo phương pháp luận nào? Trọng số và phương pháp tổng hợp chỉ số được xác định như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Do đây là một trong những vấn đề mới, chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam nên phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng quan tài liệu và phỏng vấn chuyên gia được sử dụng xuyên suốt nhằm tìm hiểu, khám phá vấn đề.

Phương pháp tổng quan tài liệu được sử dụng nhằm tìm hiểu các lý luận cơ bản về CLCS ở trong nước và trên thế giới, cụ thể: các cách tiếp cận nghiên cứu CLCS; các quan điểm và các tranh luận xung quanh khái niệm CLCS; các thành phần của CLCS; cách thức đo lường CLCS; hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS; phương pháp tính chỉ số tổng hợp; …

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện thành hai giai đoạn.

Giai đoạn 1, song song với quá trình tổng quan tài liệu, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 10 chuyên gia trong trong các lĩnh vực xã hội, dân số và phát triển, thống kê, nghiên cứu chính sách… nhằm xác định hướng tiếp cận nghiên cứu CLCS; khái niệm CLCS cũng như cấu trúc của khái niệm này ở Việt Nam Ngoài ra, các vấn đề cơ bản liên quan đến đo lường CLCS, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS và phương pháp tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam cũng được tham vấn ý kiến chuyên gia.

Giai đoạn 2, áp dụng trong quá trình xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện nhằm xác định trọng số cho các chỉ số thành phần của chỉ số tổng hợp CLCS Do CLCS là vấn đề rộng, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực nên tác giả đã gửi bảng hỏi (qua phiếu giấy hoặc phiếu điện tử) tới hơn 100 chuyên gia là những nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà quản lý, công chức, tư vấn chính sách… đang công tác ở các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế… Tuy nhiên, chỉ có 54 chuyên gia gửi phản hồi trong đó có 02 ý kiến trả lời không hợp lệ Phiếu phỏng vấn chuyên gia được thiết kế bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở Các câu hỏi đóng giúp cho việc tổng hợp thông tin được dễ dàng, đảm bảo so sánh giữa các ý kiến trả lời Các câu hỏi mở giúp tác giả thu nhận thêm nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, giúp cho việc đánh giá CLCS được chính xác hơn.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập thông tin phục vụ cho việc tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn chính thức khác nhau như các cuộc điều tra thống kê, chế độ báo cáo tổng hợp … của Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức khác Đây đều là những nguồn dữ liệu có uy tín để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu được áp dụng trong tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS bao gồm: phương pháp chuẩn hóa dữ liệu, phương pháp tính số trung bình, phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần đến CLCS nói chung.

Những đóng góp mới của luận án

Luận án được thực hiện với mong muốn lấp đầy một góc nhỏ trong khoảng trống nghiên cứu lớn về CLCS ở Việt Nam Những đóng góp tri thức mới của luận án về lý luận bao gồm:

Thứ nhất, cơ sở lý luận về nghiên cứu và đo lường khái niệm CLCS ở Việt Nam trong đó có xác định hướng tiếp cận nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết về CLCS bao gồm khái niệm và cấu trúc của khái niệm đó.

Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam Hệ thống này được phân tổ theo các thành phần của khái niệm CLCS.

Thứ ba, phương pháp luận xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam.

Ngoài ra, luận án còn có đóng góp về mặt thực tiễn khi tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam năm 2016 Đây là nguồn tham khảo hữu ích cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao CLCS của người dân.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống

Chương 2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt NamChương 3 Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ởViệt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống

1.1.1 Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng cuộc sống

Theo Cobb (2000), để đo lường CLCS cần phải có một lý thuyết về những gì tạo nên một cuộc sống tốt Dưới quan điểm của triết học, có ba cách tiếp cận chủ yếu nhằm xác định cuộc sống tốt (Brock, 1993, trích dẫn trong Diener & Suh, 1997, 189).

Cách thứ nhất mô tả đặc điểm của một cuộc sống tốt theo những ý tưởng chuẩn mực dựa trên các hệ thống tôn giáo, triết học hoặc hệ thống khác Cách tiếp cận này không phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của con người hay việc thực hiện mong muốn của họ Đây cũng là cách tiếp cận CLCS có mối liên hệ rõ ràng nhất với các chỉ tiêu xã hội truyền thống trong các ngành khoa học xã hội.

Cách tiếp cận thứ hai khi xác định cuộc sống tốt là dựa trên sự thỏa mãn các ưu tiên Trong điều kiện các nguồn lực có hạn, mọi người thường phải lựa chọn những gì mà theo họ sẽ làm cho CLCS là tốt nhất và phù hợp với mong muốn cá nhân mỗi người. Cách tiếp cận dựa trên sự lựa chọn này là cơ sở cho nhiều tư duy kinh tế hiện đại.

Cách tiếp cận thứ ba là dựa trên trải nghiệm của cá nhân Theo cách tiếp cận này,các yếu tố cảm xúc như niềm vui, hạnh phúc, sự mãn nguyện và sự hài lòng với cuộc sống là quan trọng nhất Do đó, cách tiếp cận thứ ba liên quan nhiều nhất đến sự hạnh phúc chủ quan trong khoa học hành vi.

Trên cơ sở các cách tiếp cận tới cuộc sống tốt như vừa kể trên, có một số lý thuyết khác nhau khi tiếp cận đánh giá CLCS Tổng quan tài liệu cho thấy, đánh giá về CLCS đã thay đổi từ cách tiếp cận kinh tế thuần túy cho đến cách tiếp cận đa chiều đa ngành.

Ban đầu, CLCS được đánh giá bằng cách tiếp cận kinh tế thuần túy dựa trên thuyết vị lợi và được đo bằng một chỉ tiêu duy nhất là GDP bình quân đầu người Cách tiếp cận này cho rằng, mức thu nhập càng cao, mức độ hài lòng càng lớn và CLCS càng tốt Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chỉ tiêu xã hội, quan điểm này đã dần thay đổi. Một nhận thức mới được hình thành, đó là: sự giàu có là một chỉ tiêu rất không đầy đủ để phản ánh toàn bộ điều kiện sống của con người (Bognar, 2005) Trên thực tế, nếu CLCS được xác định về mặt hình thành tài sản, chẳng hạn để tạo ra mức sống và các cơ hội giáo dục thì quan điểm ban đầu có vẻ hợp lý Tuy nhiên, nếu CLCS được xác định một cách chủ quan, liên quan đến cảm giác chung về sự tốt đẹp của cuộc sống thì sự giàu có là chưa đủ để đánh giá.

Từ phong trào các chỉ tiêu xã hội trong những năm 1960, có hai cách tiếp cận truyền thống trái ngược nhau về CLCS, đó là cách tiếp cận mức sống của người Scandinavi hay còn gọi là cách tiếp cận khách quan và cách tiếp cận CLCS của người

Mỹ hay còn gọi là cách tiếp cận chủ quan.

Cách tiếp cận của người Scandinavi dựa trên các nguồn lực và điều kiện sống khách quan Trong đó, những đo lường nguồn lực thông dụng nhất là các chỉ tiêu tiền tệ như thu nhập, chi tiêu Các nguồn lực phi tiền tệ khác bao gồm các loại tài sản, khả năng tiếp cận các dịch vụ công như y tế, giáo dục, điện, nước, đường bộ Cách tiếp cận dựa trên nguồn lực đối với các đo lường CLCS có thể phù hợp vì nó tôn trọng sự riêng tư, để cho mỗi người được tự do sắp xếp nguồn lực của mình theo cách tốt nhất với họ Tuy nhiên, theo Alkire (2008), nhà kinh tế học Amartya Kumar Sen đã đưa ra một số lý do giải thích việc xem xét CLCS chỉ dựa trên các nguồn lực có thể là không đủ vì nhiều nguồn lực không thể đánh giá được về bản chất, chúng là công cụ cho các mục tiêu khác Tuy nhiên CLCS không chỉ phụ thuộc vào sự tồn tại của nguồn lực mà còn vào những gì chúng cho phép con người làm và được làm Ngoài ra, mỗi người tùy thuộc vào đặc điểm riêng có của họ mà có những cách trải nghiệm cuộc sống, tận hưởng cuộc sống, nhận ra giá trị của cuộc sống là khác nhau cho dù nguồn lực mà họ có tương tự nhau.

Cách tiếp cận CLCS của người Mỹ nhấn mạnh đến sự hạnh phúc chủ quan của cá nhân như một kết quả cuối cùng của các điều kiện và quá trình Trong những năm 1990,các đo lường hạnh phúc chủ quan bắt nguồn từ khoa học hành vi ngày càng được chấp nhận như một cách tiếp cận thay thế để giải thích về CLCS (Diener & Suh, 1997).Những nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan có nguồn gốc triết học từ chủ nghĩa vị lợi truyền thống của Jeremy Bentham Về cơ bản, thuyết vị lợi cho rằng, CLCS liên quan đến sự thỏa mãn mong muốn của các cá nhân, khi đó một xã hội tốt được cho là đã mang lại sự hài lòng tối đa hoặc những trải nghiệm tích cực cho công dân của mình (Cobb, 2000). Sau này, thuyết vị lợi đã phát triển với nhiều nhánh khác nhau Như Sirgy (2011) chỉ ra, các đo lường hạnh phúc chủ quan được tiếp cận dựa trên lý thuyết lợi ích cá nhân, được giải thích là đánh giá cá nhân về sự hài lòng với cuộc sống, đời sống xã hội, cuộc sống gia đình và đời sống tinh thần của họ.

Trong những năm 1970, CLCS được xem xét theo cách tiếp cận nhu cầu cơ bản dựa trên hệ thống nhu cầu theo cấp bậc của Maslow Hệ thống nhu cầu của Maslow

(1943) ban đầu là một tháp gồm 5 cấp bậc, sau được hoàn thiện thành 7 cấp bậc vào năm

1970 và thành 8 cấp bậc vào năm 1990 Tư tưởng của lý thuyết này là người ta phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản ở mức thấp trước khi tiến tới đáp ứng nhu cầu phát triển ở mức cao hơn Khi những nhu cầu này đã được thỏa mãn hợp lý, người ta có thể đạt đến mức cao nhất được gọi là tự hiện thực hóa Lý thuyết nhu cầu cơ bản cho rằng, CLCS được xác định là mức độ hài lòng với các nhu cầu theo thứ bậc của hầu hết các thành viên trong một xã hội nhất định (Sirgy, 1986) Ventegodt và cộng sự (2003a) đánh giá, lý thuyết về CLCS dựa trên các nhu cầu của Maslow là một lý thuyết phù hợp về CLCS. Tuy vậy, nghiên cứu của Tay & Diener (2011) khi kiểm định lại lý thuyết của Maslow đã chỉ ra rằng, nhu cầu phổ quát của con người dường như tồn tại bất kể sự khác biệt về văn hoá, tuy nhiên, thứ tự của các nhu cầu trong hệ thống phân cấp là không chính xác.

Cũng liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người, Max-Neef (1992) lại có cách nhìn nhận khác Nhà khoa học này đã tổ chức các nhu cầu của con người vào một hệ thống không phân cấp có tính sinh tồn và có giá trị, bao gồm: sự sống còn, sự bảo vệ, tình cảm, sự hiểu biết, sự tham gia, giải trí, sự sáng tạo, danh tính và sự tự do Mô hình này thực chất là một hệ thống phân loại các nhu cầu của con người và là quá trình để xác định các nhu cầu này được đáp ứng như thế nào Theo Max-Neef (1992), các nhu cầu là không đổi qua không gian và thời gian, sự khác biệt là cách mà những nhu cầu này được thỏa mãn Trong hệ thống này, các nhu cầu có mối liên hệ và tương tác với nhau, nhiều nhu cầu được bổ sung và các nhu cầu khác nhau có thể được theo đuổi đồng thời Farley và cộng sự (2002) cho rằng, hệ thống này phản ánh thực tế tốt hơn so với hệ thống phân cấp của Maslow, trong đó chúng ta chỉ theo đuổi những nhu cầu cao hơn sau khi đáp ứng được những nhu cầu thấp hơn Tuy nhiên, theo quan điểm của Max-Neef, các nhu cầu là ít và hữu hạn Điều này trái ngược với niềm tin thống trị ở các quốc gia và các ý thức hệ rằng sự không ngừng tăng trưởng kinh tế là cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu của con người Ma trận các nhu cầu cơ bản của Max-Neef đã được

Costanza và cộng sự (2007) áp dụng khi xây dựng khái niệm CLCS và xác định các thành phần của CLCS.

Cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen tới CLCS được hình thành từ những năm

1980 và trở nên phổ biến từ những năm 1990 Theo Stigliz và cộng sự (2009), cách tiếp cận này nhận thức cuộc sống của mỗi người là sự kết hợp giữa những gì con người coi trọng có thể làm được và được làm (chức năng - functionings) và sự tự do lựa chọn các chức năng đó (năng lực - capabilities) Các chức năng có thể đạt được thông qua những thành tựu có thể quan sát được như tình trạng sức khoẻ, mức độ học vấn và tình trạng việc làm hiện tại… Các năng lực, có thể khá cơ bản như được ăn uống đầy đủ nhưng có thể phức tạp hơn như được học hành để có kiến thức cần thiết tham gia tích cực vào đời sống chính trị Vì thế, Noll (2010) cho rằng, cách tiếp cận này có sự tương đồng lớn với cách tiếp cận khách quan dựa trên nguồn lực ở trên.

Với gốc rễ từ các khái niệm triết học về công bằng xã hội, nền tảng của cách tiếp cận năng lực phản ánh sự tập trung vào các mục đích của con người và tôn trọng khả năng của cá nhân trong việc theo đuổi và nhận ra các mục tiêu mà họ coi trọng, bác bỏ mô hình kinh tế của các cá nhân hành động để tối đa hóa lợi ích riêng của mình mà không quan tâm đến các mối quan hệ và cảm xúc; nhấn mạnh sự bổ sung giữa các năng lực khác nhau; công nhận sự đa dạng của con người Cobb (2000) đã nhận xét về một xã hội tốt được nhìn nhận theo cách tiếp cận này là một xã hội cho phép công dân của mình khao khát sự vĩ đại, phát triển các đức tính và lòng trung thành, trở nên có kỹ năng và nghệ thuật, và có được trí tuệ sẽ tốt hơn nhiều so với một xã hội chỉ đơn thuần cung cấp các phương tiện để thoả mãn ham muốn Do đó, Cobb (2000) cho rằng, cách tiếp cận năng lực là một phiên bản mới của cách tiếp cận nhu cầu cơ bản khi xác định CLCS. Bởi vì, nếu với cách tiếp cận nhu cầu cơ bản truyền thống, người ta chỉ nỗ lực đưa ra một danh sách các nhu cầu cơ bản của con người (tập trung vào các yêu cầu của sự sống vật chất) cũng như đánh giá mức độ đáp ứng những nhu cầu đó thì cách tiếp cận năng lực lại xem xét các yêu cầu của một cuộc sống tốt theo cách phức tạp hơn, chẳng hạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tự do, các vấn đề về thể chế… Đây là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất hiện tại và là tiền đề cho chỉ số Phát triển con người, Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và nhiều vấn đề phát triển khác ở cấp toàn cầu.

Theo cách tiếp cận năng lực, Allardt (1993) đã đề xuất khung lý thuyết CLCS dựa trên việc đáp ứng ba nhu cầu cơ bản: các nhu cầu có (having needs), các nhu cầu yêu thương (loving needs) và các nhu cầu được sống (being needs) Trong đó, các nhu cầu có liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, đó là các điều kiện vật chất để đảm bảo cuộc sống như các nguồn lực kinh tế (đảm bảo có mức thu nhập cá nhân tối thiểu), các điều kiện nhà ở (đảm bảo không gian sống và tiện nghi), việc làm (có một công việc), các điều kiện làm việc (đảm bảo an toàn và giảm thiểu áp lực), sức khỏe (không bị bệnh tật, ốm đau và được chăm sóc y tế) và giáo dục (được đi học) Nhu cầu yêu thương bao gồm tất cả các mối quan hệ xã hội với mọi người, chẳng hạn, được kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng địa phương… Nhu cầu được sống nhấn mạnh đến sự phát triển cá nhân và sống hài hòa với thiên nhiên Nó bao gồm mức độ được tự ra quyết định về cuộc sống của mỗi cá nhân, các cơ hội được tham gia các hoạt động chính trị, các hoạt động có ý nghĩa, được thưởng thức thiên nhiên và có thời gian giải trí.

Về cơ bản, quan điểm trên khá phù hợp với quan điểm của Stiglitz và cộng sự

Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Một điều hiển nhiên: quan niệm thế nào là một cuộc sống có chất lượng tốt giữa các cá nhân, các xã hội hay các nền văn hóa khác nhau là khác nhau Keith (2001) nói

42 rằng, các thành phần hay các đặc tính cốt lõi của CLCS có thể thay đổi từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác Maggino và Zumbo (2012) cũng cho biết, trong khoa học xã hội, mô tả khái niệm về một vấn đề thay đổi theo (1) quan điểm của nhà nghiên cứu,

(2) mục đích nghiên cứu, (3) khả năng áp dụng khái niệm và (4) bối cảnh văn hóa xã hội, địa lý và lịch sử Vì thế, sẽ là sai lầm nếu tìm kiếm một định nghĩa chung về CLCS phù hợp với mọi nền văn hóa Điều này đã được thể hiện rõ trong phần tổng quan ở trên khi mỗi tổ chức quốc tế, mỗi quốc gia lại có một quan niệm khác nhau, một cách thức đo lường khác nhau về CLCS Do đó, việc xác định một khái niệm về CLCS ở Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, có thể rút ra một kết luận là: xác định CLCS là một công việc phức tạp vì cần phải xác định được các thành phần của CLCS, mô hình CLCS và khái niệm CLCS Đây chính là các yếu tố trong một khung lý thuyết về CLCS. Để lựa chọn cách tiếp cận CLCS cũng như nhằm đưa ra khái niệm CLCS phù hợp khi đánh giá CLCS ở Việt Nam hiện nay, trước hết cần phải xem xét các mục tiêu cũng như bối cảnh KTXH ở Việt Nam.

1.2.1 Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Cũng như nhiều nước tiến bộ trên thế giới không ngừng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới, từ hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tiền đề pháp lý bảo đảm cho sự phát triển con người cho đến xây dựng các chính sách cụ thể để không ngừng nâng cao đời sống người dân Các mục tiêu bảo đảm quyền con người, phát triển con người và cải thiện đời sống cũng như CLCS của người dân luôn được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau Thực hiện được mục tiêu này cũng là tiền đề để thực hiện các mục tiêu còn lại Tất cả các mục tiêu này đã được thể hiện rõ trong Điều 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Bên cạnh đó, các yếu tố này cũng có khả năng đóng góp vào các mục tiêu phát triển của quốc gia, như tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường… Chính vì vậy, vấn đề phát triển con người,quyền con người, nâng cao CLCS đã đi vào chương trình nghị sự quốc gia trong nhiều năm nay, thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là: "Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người của nước ta" Đại hội X của Đảng đã nêu: “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục , giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.”

Chiến lược Phát triển KTXH 2011-2020 nêu rõ cam kết của chính phủ Việt Nam nhằm: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.”

Chiến lược cũng cam kết: “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước.” Kế hoạch Phát triển KTXH giai đoạn 2011-2015 chỉ rõ ưu tiên và tầm quan trọng của việc nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống cho người dân cũng như đảm bảo tăng trưởng và ổn định kinh tế: “Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” Những mục tiêu này tiếp tục được thực hiện trong kế hoạch 2016-2020. Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược chỉ rõ định hướng phát triển, bao gồm: tập trung phát triển kinh tế; phát triển các lĩnh vực văn hóa và xã hội; phát triển hệ thống y tế và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế; phát triển giáo dục và đào tạo để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu… Cải thiện năng lực và tính hiệu quả của quản lý nhà nước được coi là điều kiện đảm bảo thực hiện thành công chiến lược.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều năm qua, Việt Nam đã tham gia thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với các mảng nghèo đói, bình đẳng giới, giáo dục, sức khỏe và môi trường bền vững Sau 15 năm thực hiện, đến năm 2015,Việt Nam đã có những tiến bộ khả quan trong phát triển KTXH, giảm nghèo và bảo vệ môi trường và hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững tạiNew York (Hoa Kỳ) vào tháng 9/2015, Việt Nam cũng đưa ra cam kết quốc tế trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals –SDGs) SDGs gồm ba mảng chính (kinh tế, xã hội và môi trường) được đưa ra trong 17 mục tiêu liên quan đến một loạt các vấn đề phát triển bền vững như nghèo đói, sức khỏe,giáo dục, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu Các mục tiêu này được đo lường bằng 169 chỉ tiêu cụ thể Hiện tại, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa việc thực hiện SDGs trong các ngành, lĩnh vực có liên quan Dự thảo Danh mục chỉ tiêu thống kê Phát triển bền vững của Việt Nam cho đến ngày 20 tháng 7 năm 2018 bao gồm 291 chỉ tiêu và đang trong quá trình hoàn thiện.

Với quan điểm và mục tiêu phát triển trên, Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội những năm qua Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện đáng kể; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng An ninh và quốc phòng được giữ vững giúp tạo ra một môi trường hòa bình và ổn định Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn chưa đảm bảo phát triển bền vững Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội không được cải thiện hoặc cải thiện chậm, thậm chí còn xấu đi đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Đó là, sự chênh lệch lớn và ngày càng tăng giữa các nhóm KTXH và giữa các khu vực khác nhau, chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục kém, quản lý nhà nước và pháp quyền yếu, tình trạng tham nhũng có hệ thống, tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, môi trường tự nhiên ngày càng bị ô nhiễm nặng nề…

Mặc dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng có thể thấy rõ, quan điểm của Việt Nam là theo hướng phát triển toàn diện trên mọi mặt, mọi khía cạnh của đời sống KTXH, trong đó tập trung vào đảm bảo quyền con người, đáp ứng các nhu cầu sống của con người để tạo nên sự phát triển con người, nâng cao CLCS Các mục tiêu phát triển KTXH của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế đã thể hiện rõ điều đó Đây chính là cơ sở thực tiễn để lựa chọn cách tiếp cận đo lường CLCS cũng như hình thành nên khung khái niệm CLCS ở Việt Nam.

1.2.2 Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Như tổng quan nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ về CLCS Tuy nhiên, CLCS ở Việt Nam đã được đánh giá và xếp hạng bởi một số tổ chức quốc tế trong nhiều năm nay Chẳng hạn, năm 2013, Việt Nam được EIU xếp hạng 68/80 quốc gia và vùng lãnh thổ về CLCS; năm 2015, websiteNumbeo.com - trang web dữ liệu lớn nhất về các thành phố và quốc gia trên thế giới đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có CLCS thấp nhất trên thế giới, xếp sauLào và Campuchia; năm 2016, theo xếp hạng của Liên hợp quốc về chỉ số WHI, ViệtNam xếp thứ 96 trên tổng số 157 quốc gia và vùng lãnh thổ Tuy vậy, cũng trong năm

2016, Việt Nam được NEF đánh giá có chỉ số HPI đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu châu Á So với năm 2014, Việt Nam đã tụt hạng 3 bậc.

Sự khác biệt về thứ hạng của Việt Nam trong các bảng xếp hạng này là điều tất yếu vì tiêu chí đánh giá của các tổ chức hay nguồn số liệu… là khác nhau Tuy nhiên, nếu kết quả xếp hạng của EIU, Numbeo hay Liên hợp quốc dường như không quá bất ngờ với đa phần người dân Việt Nam thì đánh giá của NEF đã từng gây ra nhiều tranh cãi Theo các chuyên gia, HPI không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của quốc gia, điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên Nhưng dường như điều này không thuyết phục được người dân Việt Nam, đặc biệt sau vụ việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền trung vì ô nhiễm môi trường biển do xả thải của Formosa năm 2016 hay hàng loạt vụ phá rừng diễn ra ở khắp nơi trên cả nước trong những năm gần đây.

Mặc dù vậy, người Việt Nam vẫn được đánh giá là những người hạnh phúc Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, nó xuất phát từ tính lạc quan cố hữu của người dân Việt Nam Nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương (2012) rút ra từ điều tra “Sự hài lòng với cuộc sống” đã kết luận rằng: “dù sống ở một đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng người dân không hề bi quan và đánh giá thấp mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của họ” Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, sự hài lòng của người dân Việt Nam là khá dễ dãi và những người yếu thế thường có mơ ước đơn giản nên dễ hạnh phúc (NPV, 2012) Ngoài ra, như mô tả của Zaft (1984) (trích dẫn trong Noll,

2013), phần đông người dân Việt Nam đang ở trong trạng thái phải thích ứng với hoàn cảnh sống của mình cho dù nó khó khăn như thế nào Điều đó rõ ràng là chưa đủ để có được một cuộc sống tốt Vì thế, việc đánh giá CLCS ở Việt Nam, nếu chỉ sử dụng các đo lường chủ quan thì sẽ bị chệnh.

Một số vấn đề chung về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 46

2.1.1 Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống

Theo Noll (2004), có 3 cách tiếp cận xây dựng chỉ tiêu: (1) theo định hướng khái niệm, xuất phát từ khái niệm, xác định các chiều (thành phần) đo lường, từ đó xác định các chỉ tiêu, chỉ báo và thu thập dữ liệu; (2) theo định hướng chính sách, từ mối quan tâm về chính sách để xác định mục tiêu của chính sách, từ đó xác định chỉ tiêu phản ánh và cuối cùng là thu thập dữ liệu; (3) theo định hướng dữ liệu, xuất phát từ dữ liệu mà xác định chỉ tiêu, sau đó phân loại chỉ tiêu.

Với khung lý thuyết về CLCS như đã đề xuất ở chương trước, để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS, luận án sẽ tiếp cận theo cách thứ nhất Đây chính là cách tiếp cận từ trên xuống hay còn gọi là cách tiếp cận lý thuyết.

Khi tiếp cận theo hướng này, quá trình đo lường CLCS đòi hỏi phải có một khái niệm tốt và một phân tích hợp lý về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và khái niệm được xác định Do đó, các chỉ tiêu thống kê không đơn thuần chỉ cung cấp thông tin mà còn

Hiện tượng nào được nghiên cứu? Xác địn hiện tượn , các lĩnh vực và các khía cạnh chung của nó

Các thành phần (chiều) nghiên cứu Các thành phần nào xác định hiện tượng?

Mỗi thành phần đại diện cho từn khía cạncho phép hiện tượng được xác định phù hợp với mô hình khái niệm

Yếu tố nào cần phải được quan sát?

Mỗi biến đại diện cho từn yếu t cần được quan sát nhằm xác định thành phần tương ứng Biến có thể quan sát được trực tiếp, gọi là biến có thể quan sát; hoặc gián tiếp (thông qua các chỉ báo), gọi là biến tiềm ẩn

2 Mô hình đo lường (mối liên hệ giữa các biến tiềm ẩn và các chỉ báo)

Mỗi chỉ báo đại diện chnhững gì được đo lường thực Các chỉ báo cơ bản

Mỗi yếu tố phải được đo lường theo cách nào? để khám phá mỗi biến và được xác định bằng các kỹ thuật phù hợp và bằng một hệ thống cho phép giá trị quan sát được đánh giá và diễn giải

Nội dung của các bộ phận Câu hỏi

Các bộ phận phải thể hiện được mối liên hệ với mô hình khái niệm (Maggino & Zumbo, 2012) Theo cách tiếp cận này, một thiết kế thứ bậc sẽ được áp dụng để xác định hệ thống chỉ tiêu, thể hiện trong hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1 Tổng quan quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu.

Trong thiết kế thứ bậc, mỗi bộ phận được xác định và tìm thấy ý nghĩa của nó trong phạm vi của bộ phận trước đó Như hình 2.1 đã chỉ ra, thiết kế thứ bậc sẽ bắt đầu từ mô hình khái niệm để xác định các thành phần cần nghiên cứu, sau đó xác định các biến cần đo lường Đây là cơ sở để xác định mô hình đo lường và các chỉ báo cơ bản. Cuối cùng, các chỉ tiêu/ chỉ báo sẽ được sắp xếp một cách phù hợp trong một hệ thống chỉ tiêu Việc xác định mô hình khái niệm và các thành phần cần nghiên cứu đã được trình bày trong chương trước Về cơ bản, đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải được xem xét một cách hệ thống trên cơ sở phân tích tổng quan tài liệu và sự tham gia của các bên liên quan Trong phần tiếp theo của chương này, tác giả chỉ đề cập đến các nội dung còn lại.

Mỗi biến đại diện cho một yếu tố cần được quan sát và đưa ra sự giải thích liên quan đến thành phần được xác định tương ứng Một số biến có thể quan sát và đo lường trực tiếp được, thường là các thông tin khách quan, chẳng hạn như trình độ học vấn, mức thu nhập, … Khi đó chỉ tiêu chính là giá trị quan sát được của một biến.

Trong khi đó, một số biến lại không quan sát trực tiếp được, gọi là biến tiềm ẩn. Việc xác định biến tiềm ẩn dựa trên các giả định về mặt lý thuyết và thống kê như các cam kết thực nghiệm sao cho biến xác định có thể phản ánh bản chất của hiện tượng nghiên cứu phù hợp với mô hình khái niệm Tuy nhiên, ngay cả khi có thể xác định được một loạt các biến số khác nhau, chúng ta phải chấp nhận khả năng có thể không có tập hợp biến số nào có thể nắm bắt khái niệm cần đo lường.

Trong quá trình này, mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn được xác định trong phạm vi của mô hình khái niệm và chúng là cơ sở để xác định mô hình cấu trúc Việc phân tích các mối quan hệ này được thực hiện bằng cách mô hình hóa các chỉ báo Mô hình đo lường sẽ được xác định dựa trên mối liên hệ giữa mỗi biến và các chỉ báo tương ứng.

Có hai loại mô hình đo lường.

Với mô hình phản chiếu (reflective model), các biến tiềm ẩn được đo bằng các chỉ báo giả định là phản chiếu về mặt bản chất Nói cách khác, các chỉ báo được xem như các hàm của biến tiềm ẩn, theo đó sự thay đổi trong biến tiềm ẩn được phản ánh (tức là được thể hiện) trong sự thay đổi các chỉ báo có thể quan sát được.

Với mô hình cấu thành (formative model), các chỉ báo được xem là nguyên nhân chứ không phải kết quả của biến tiềm ẩn Các chỉ báo được giả định là có tính cấu thành(hoặc nhân quả) về bản chất Sự thay đổi trong các chỉ báo cấu thành sẽ dẫn đến sự thay đổi trong biến tiềm ẩn Nói cách khác, một biến tiềm ẩn có thể được xác định hay hình thành từ một số chỉ báo cơ bản.

Theo Maggino & Zumbo (2012), mô hình phản chiếu thường liên quan đến việc xây dựng các thang đo áp dụng trong đo lường chủ quan, do vậy thường sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis - FA) Trong khi đó, mô hình cấu thành thường được thấy trong xây dựng các chỉ số tổng hợp dựa trên cả đo lường chủ quan và khách quan và thường sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis - PCA).

Mỗi chỉ báo cơ bản, chẳng hạn một chỉ báo trong đo lường chủ quan thể hiện những gì có thể được đo thực tế nhằm khám phá biến tương ứng Quá trình phân cấp làm cho mỗi chỉ báo có một vị trí có ý nghĩa và chính xác trong mô hình, đại diện cho một thành phần riêng biệt của hiện tượng trong thiết kế thứ bậc Khả năng xác định và xem xét các hình thức thay thế cho mỗi chỉ báo phải được đánh giá.

Việc áp dụng một thiết kế thứ bậc có kết nối chặt chẽ với định nghĩa trong một khung khái niệm thích hợp sẽ dẫn đến một định nghĩa thống nhất về một bộ chỉ tiêu (các chỉ tiêu đơn và tổng hợp) Mỗi chỉ tiêu đo lường và đại diện cho một bộ phận riêng biệt của hiện tượng quan sát Do đó, bộ chỉ tiêu không chỉ đại diện cho một tập hợp các chỉ tiêu thuần túy và đơn giản mà còn cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin lớn hơn sự tổng hợp đơn giản của các yếu tố Nếu cấu trúc này được hệ thống hoá theo thời gian, bộ chỉ tiêu có thể được mô tả như một hệ thống chỉ tiêu (Maggino & Zumbo, 2012).

Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 55 1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế

2.2 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam được chia thành 12 nhóm, trong đó 10 nhóm đầu phản ánh các khía cạnh khách quan của CLCS, nhóm 11 phản ánh khía cạnh chủ quan của CLCS và nhóm cuối cùng phản ánh đánh giá tổng hợp về CLCS.

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế Để đạt được cuộc sống có chất lượng tốt, trước hết, người dân phải được đảm bảo về mặt kinh tế Khi đó, nhu cầu được tham gia lao động, có việc làm cần phải được đáp ứng vì lao động là phương thức tạo ra nguồn thu nhập để duy trì và cải thiện CLCS. Không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập, đời sống khó khăn, tinh thần mất ổn định, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Đây chính là những dấu hiệu của một cuộc sống có chất lượng thấp Bên cạnh đó, cần phải có chỉ tiêu phản ánh an sinh xã hội vì đây là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo điều kiện kinh tế cho người dân, đặc biệt khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.

Phản ánh sự tham gia lao động hiện nay có hai chỉ tiêu nổi bật và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau là “Tỷ lệ có việc làm” và “Tỷ lệ thất nghiệp” Nhìn chung, hai chỉ tiêu này đều đảm bảo các tiêu chí đưa ra ở trên Tuy nhiên, xét theo tiêu chí định hướng tích cực, có việc làm sẽ tốt hơn là thất nghiệp.

Ngoài ra, do các chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi tiêu của người dân cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên một số chuyên gia gợi ý là chỉ nên chọn một trong hai chỉ tiêu này Mặc dù có ý kiến cho rằng nên chọn chi tiêu vì nó phản ánh CLCS của người dân chính xác hơn nhưng tác giả nghiêng về ý kiến chọn chỉ tiêu phản ánh thu nhập vì thu nhập mới là cơ sở để duy trì và cải thiện CLCS trong lâu dài Hơn nữa, nếu xem xét theo tiêu chí về khả năng phân tổ thì chỉ tiêu thu nhập có thể phân tổ được đến cấp tỉnh trong khi chi tiêu chỉ đến cấp vùng Vì thế, luận án sẽ ưu tiên chọn thu nhập Đây cũng là chỉ tiêu mà hầu hết các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác cũng đưa vào hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS của mình (xem Phụ lục 2).

Như vậy, các chỉ tiêu trong nhóm này bao gồm:

• Chỉ tiêu 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia các hoạt động của thị trường lao động, cho biết tỷ lệ phần trăm số dân từ 15 tuổi trở lên có việc làm trên tổng số dân từ 15 tuổi trở lên.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm

Số dân từ 15 tuổi trở lên có việc làm

Tổng số dân từ 15 tuổi trở lên

Số liệu được thu thập hàng năm theo Điều tra Lao động và Việc làm của Tổng cục Thống kê.

• Chỉ tiêu 1.2: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng

Chỉ tiêu đánh giá mức sống và các điều kiện cải thiện mức sống theo không gian hay theo thời gian, là yếu tố phản ánh trực tiếp CLCS của người dân.

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng

Tổng thu nhập trong năm của hộ

Số nhân khẩu bình quân năm của hộ (người)

Số liệu được thu thập từ nguồn Khảo sát mức sống dân cư 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê.

• Chỉ tiêu 1.3: Tỷ lệ nghèo

Chỉ tiêu đánh giá mức sống của dân cư và là cơ sở để phân tích đánh giá sự phân hoá giàu nghèo của dân cư Chỉ tiêu cho biết tỷ lệ phần trăm số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người/tháng thấp hơn chuẩn nghèo so với tổng số người hoặc số hộ trong năm xác định.

Chuẩn nghèo là mức thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người được dùng để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo Những người hoặc hộ có mức thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được xem là người nghèo hoặc hộ nghèo. Trị số của chỉ tiêu càng cao thể hiện CLCS càng thấp.

Số người (hoặc hộ) có thu nhập (chi tiêu) bình

= quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo Tổng số người (hoặc hộ) x 100

Số liệu được thu thập từ nguồn Khảo sát mức sống dân cư 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê Từ 2012, số liệu được công bố hàng năm trong Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê.

• Chỉ tiêu 1.4: Tỷ lệ người dân cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình khá hơn so với 5 năm trước Đây là một chỉ tiêu cho biết đánh giá của người dân về tình hình kinh tế hộ gia đình Những đánh giá tích cực cũng hàm ý điều kiện sống cũng như CLCS được cải thiện và ngược lại Chỉ tiêu được đo bằng tỷ lệ phần trăm người dân cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình hiện tại khá hơn so với 5 năm trước đó.

Tỷ lệ người dân cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình khá hơn so với 5 năm trước đó (%)

Số người được nghiên cứu cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình khá hơn so với 5 năm trước

Tổng số người được nghiên cứu x 100

Số liệu được thu thập từ nguồn Khảo sát Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam hàng năm.

• Chỉ tiêu 1.5: Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là trụ cột của an sinh xã hội, góp phần đảm bảo những điều kiện sống nhất định cho người dân Chỉ tiêu cho biết tỷ lệ phần trăm lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trong năm nghiên cứu.

Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội (%)

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Tổng số lao động đang làm việc trung bình trong năm

Số liệu về số lao động tham gia bảo hiểm xã hội được thu thập hàng năm từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Bên cạnh đó, điều tra Lao động việc làm của Tổng cục Thống kê hàng năm cũng công bố chỉ tiêu này.

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản

Cùng với điều kiện kinh tế thì điều kiện sống thể hiện qua nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản cũng là một vấn đề quan trọng của CLCS Các chỉ tiêu phản ánh tình trạng nhà ở của dân cư và cơ sở hạ tầng căn bản như điện, nước, vệ sinh, … gồm có:

• Chỉ tiêu 2.1: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố

Chỉ tiêu phản ánh CLCS của người dân thông qua điều kiện và chất lượng nhà ở. Thông thường, nhà ở được phân thành 4 loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ Chỉ tiêu cho biết phần trăm số hộ gia đình có nhà ở kiên cố trên tổng số hộ gia đình trong năm nghiên cứu.

Số hộ gia đình được nghiên cứu có

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố (%)

Tổng số hộ gia đình được nghiên cứu x 100

Số liệu được thu thập từ nguồn Khảo sát mức sống dân cư 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê.

• Chỉ tiêu 2.2: Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Là chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống của người dân, là căn cứ để phân tích, đánh giá mức sống một cách toàn diện Chỉ tiêu được tính bằng cách lấy tổng số diện tích ở của hộ chia cho tổng số nhân khẩu của hộ.

Tổng số diện tích ở của hộ (m 2 ) Tổng số nhân khẩu của hộ

Số liệu được thu thập từ nguồn Khảo sát mức sống dân cư 2 năm/lần của Tổng cục Thống kê.

• Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

Tổng quan về các phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp

3.1.1 Khái niệm và ưu, nhược điểm của chỉ số tổng hợp

Có một số khái niệm khác nhau về chỉ số tổng hợp Theo Kerlinger (1986) (trích dẫn trong Noll, 2010), chỉ số tổng hợp kết hợp các đo lường khác nhau trong một đo lường đơn nhất Diekmann (1995) (trích dẫn trong Noll, 2010), chỉ số là một biến mà giá trị của nó là kết quả của một phép tính số học dựa trên các biến khác Theo OECD

(2008), chỉ số tổng hợp là một chỉ số được xây dựng trên cơ sở kết hợp các chỉ tiêu riêng lẻ dựa trên một mô hình cơ bản về khái niệm đa chiều được đo lường.

Mặc dù các khái niệm là khác nhau, nhưng có một điểm chung giữa các quan điểm trên là chỉ số tổng hợp thường được dùng để đo các khái niệm trừu tượng, đa chiều mà không thể nắm bắt bởi một chỉ tiêu/ chỉ báo Chính vì thế, cần lưu ý rằng, khái niệm chỉ số tổng hợp này khác hoàn toàn với khái niệm chỉ số tổng hợp được trình bày trong Giáo trình Lý thuyết thống kê (chủ biên PGS.TS Trần Thị Kim Thu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2012) - phản ánh sự biến động chung của các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu dựa trên mối quan hệ so sánh.

Ngày nay, việc tính chỉ số tổng hợp trở nên phổ biến ở mọi quốc gia, mọi lĩnh vực. OECD (2008) đã đưa ra một số ưu, nhược điểm cơ bản của chỉ số tổng hợp, đó là:

Chỉ số tổng hợp đưa ra một cái nhìn tóm lược về các vấn đề phức tạp, đa chiều nhằm hỗ trợ người ra quyết định Thông thường, các hiện tượng phức tạp này có thể được phản ánh qua rất nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng việc sử dụng chỉ số tổng hợp sẽ giúp cho việc giải thích về hiện tượng được dễ dàng hơn so với một loạt chỉ tiêu riêng biệt Ngoài ra nó giúp giảm qui mô hiển thị bộ chỉ tiêu mà không làm mất đi các thông tin cơ bản, đồng thời bao gồm nhiều thông tin hơn trong giới hạn qui mô hiện có Đây là một công cụ hữu ích trong phân tích chính sách và truyền thông công cộng, thường được sử dụng để giải thích cho các vấn đề phức tạp và khó nắm bắt trong các lĩnh vực rộng lớn như kinh tế, xã hội, môi trường Bên cạnh đó, chỉ số tổng hợp cho phép thực hiện những so sánh đơn giản giữa các quốc gia, giữa các vùng, các địa phương trong một quốc gia để từ đó đánh giá sự tiến bộ của các nước cũng như các vùng, các địa phương qua thời gian Trong nghiên cứu chỉ số tổng hợp, các vấn đề về hiệu quả và tiến bộ của quốc gia thường được đặt ở trung tâm của lĩnh vực chính sách Cuối cùng, chỉ số tổng hợp giúp xây dựng các báo cáo cho mọi đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp với công chúng, cho phép người sử dụng so sánh các chiều phức tạp một cách hiệu quả và thúc đẩy trách nhiệm giải trình.

Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng chỉ số tổng hợp cũng có một số nhược điểm nhất định Như đã nói ở trên, chỉ số tổng hợp được xây dựng nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách Vì thế, trong trường hợp chỉ số tổng hợp bị giải thích sai sẽ dẫn đến các thông điệp sai lạc về chính sách Ngoài ra, nếu quá trình xây dựng chỉ số tổng hợp không minh bạch hoặc thiếu các nguyên tắc thống kê hay không dựa trên một khung khái niệm tốt, người ta có thể lạm dụng chỉ số tổng hợp để hỗ trợ một chính sách mong muốn Trong một số trường hợp khác, nếu các khía cạnh khó đo lường của hiện tượng bị bỏ qua, có thể dẫn đến các chính sách không phù hợp Bên cạnh đó, tính chủ quan cao thể hiện qua việc lựa chọn các chỉ tiêu và trọng số có thể là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Nhìn chung, việc xây dựng các chỉ số tổng hợp giống như xây dựng các mô hình toán học Công việc này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, sự thử nghiệm của người lập mô hình hơn là các quy tắc khoa học được chấp nhận rộng rãi Khi đó, cần có sự biện giải cho phù hợp với mục tiêu dự định nhằm tìm kiếm sự đồng thuận rộng rãi từ các đối tượng khác nhau.

3.1.2 Phương pháp tính chỉ số tổng hợp

Hiện nay, có hai phương pháp tính chỉ số tổng hợp nhận được nhiều quan tâm của giới nghiên cứu, đặc biệt khi tính chỉ số tổng hợp CLCS hay các chỉ số tương tự Đó là phương pháp của OECD và phương pháp Alkire-Foster.

Phương pháp tính chỉ số tổng hợp do OECD (2008) đưa ra là một quy trình gồm

10 bước: (1) Xây dựng khung lý thuyết; (2) Lựa chọn chỉ tiêu; (3) Tính toán các dữ liệu khuyết thiếu; (4) Phân tích đa biến; (5) Chuẩn hóa dữ liệu; (6) Xác định trọng số và cách thức tổng hợp dữ liệu; (7) Đánh giá tính vững và độ nhạy của chỉ số tổng hợp; (8) Xem lại dữ liệu thực tế; (9) Đối chiếu, liên kết với các chỉ số, chỉ tiêu khác; và (10) Trình bày và giới thiệu kết quả nghiên cứu Đây là một trình tự lý tưởng và chi tiết khi xây dựng một chỉ số tổng hợp Bản thân mỗi bước là rất quan trọng và giữa các bước có sự gắn kết chặt chẽ với nhau Do vậy, các lựa chọn được thực hiện trong một bước có thể có ý nghĩa quan trọng đối với những bước khác.

Hầu hết các chỉ số tổng hợp đang được tính trên thế giới hiện nay sử dụng phương pháp luận này, cho dù qui trình có thể rút gọn hơn Các chỉ số tổng hợp thường tập trung vào các vấn đề: xác định khung khái niệm; lựa chọn chỉ tiêu; chuẩn hóa dữ liệu và tổng hợp các chỉ tiêu (Mazziotta và Pareto, 2013).

Phương pháp Alkire-Foster do Sabina Alkire và James Foster xây dựng dựa trên cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen Cách tiếp cận này được cho là có tầm quan trọng lớn với quá trình thao tác hóa khái niệm nghèo đói và hạnh phúc (Jenkins & Miclewright 2007, Arrow 1999, Atkinson 1999, Anand 2008; trích dẫn trong Alkire, 2015).

Alkire (2008) đề xuất sử dụng qui trình gồm 12 bước nhằm đo lường CLCS, bao gồm: (1) chọn đơn vị phân tích (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng…); (2) chọn chiều của khái niệm; (3) chọn chỉ tiêu; (4) thiết lập điểm cắt thứ nhất cho từng chiều (ngưỡng thiếu hụt cho từng chỉ số thành phần); (5) sử dụng điểm cắt thứ nhất để xác định liệu mỗi người (hoặc hộ gia đình) có đủ thành tích trong mỗi chiều; (6) đếm số lượng thành tích(chiều) không đủ cho mỗi người; (7) thiết lập điểm cắt thứ hai, là ngưỡng thiếu hụt đa chiều; (8) sử dụng điểm cắt thứ hai để xác định những hộ không có đủ CLCS; (9) tính chỉ số đếm đầu (H), phản ánh mức thiếu hụt theo chiều rộng; (10) tính khoảng cách trung bình (A), phản ánh mức thiếu hụt theo chiều sâu; (11) tính chỉ số đếm đầu điều chỉnh (M 0 =HxA) và chỉ số CLCS (1-M0); và (12) phân rã theo nhóm và chia nhỏ theo chiều.

Phương pháp Alkire-Foster hiện đang được sử dụng để tính chỉ số nghèo đa chiều

- một chỉ số quan trọng được công bố trong Báo cáo Phát triển con người hàng năm của Liên hợp quốc; chỉ số GNH của Bhutan; chỉ số Chất lượng cuộc sống của Ireland, đánh giá CLCS ở châu Âu của Eurofound…

Nhìn chung, mỗi phương pháp tính chỉ số tổng hợp đều có những ưu, nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện số liệu cũng như bối cảnh KTXH của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, phương pháp Alkire-Forster đã được áp dụng trong đo lường nghèo đa chiều Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí về thu nhập, và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản đã được ban hành trong Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Các ngưỡng thiếu hụt cho từng chỉ tiêu cũng được xác định theo Đề án Nghèo đa chiều của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tuy nhiên, với vấn đề về CLCS, do khái niệm CLCS cũng như các thành phần và chỉ tiêu phản ánh ở Việt Nam chưa được làm rõ nên chưa có cơ sở xác định ngưỡng thiếu hụt CLCS Hơn nữa, việc xác định các ngưỡng này phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu phát triển KTXH của quốc gia, thường được quy định trong Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác Điều quan trọng nhất, phương pháp Alkire-Forster yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được lấy từ cùng một cuộc điều tra để có thể xác định đồng nhất các đối tượng bị thiếu hụt theo một tiêu chí nào đó (Alkire & Santos, 2011) Trên thực tế, điều này là bất khả thi do CLCS là một khái niệm rộng bao trùm nhiều mảng, nhiều lĩnh vực khác nhau nên hiện chưa có một cuộc điều tra nào có thể thu thập toàn bộ dữ liệu phục vụ tính toán Do vậy, phương pháp Alkire-Forster chưa thể áp dụng tại Việt Nam để tính chỉ số tổng hợp CLCS trong điều kiện hiện nay.

Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 93 1 Chuẩn hóa dữ liệu

Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận về chỉ số tổng hợp của OECD cũng như tham khảo cách tính chỉ số tổng hợp CLCS và các chỉ số tương tự của các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác (được trình bày trong Phụ lục 3), những gợi ý của Mazziotta & Pareto (2013) trong mục 3.1.3, tác giả đề xuất quy trình xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam gồm các bước sau:

- Bước 1: xây dựng khung lý thuyết về CLCS trong đó bao gồm khái niệm và các thành phần của khái niệm CLCS ở Việt Nam;

- Bước 2: lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS;

- Bước 3: chuẩn hóa dữ liệu;

- Bước 4: xác định trọng số;

- Bước 5: tính các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp.

Có thể thấy, quy trình trên đơn giản và rút gọn hơn so với quy trình chuẩn của OECD, tuy nhiên, những bước quan trọng vẫn được đảm bảo Ngoài ra, trong trường hợp xây dựng chỉ số tổng hợp ở cấp quốc gia nên giả định không có dữ liệu khuyết thiếu Phân tích đa biến không thực hiện được do người nghiên cứu không có khả năng tổ chức một cuộc điều tra qui mô Hơn nữa, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến chỉ số này ở Việt Nam nên những bước như đánh giá tính vững và độ nhạy của chỉ số hay đối chiếu, liên kết với các chỉ số khác… tạm thời chưa được nghiên cứu.

Các bước thứ nhất và thứ hai trong đề xuất tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam đã được giải quyết chi tiết trong chương 1 và chương 2 của luận án Các phương pháp trong ba bước còn lại bao gồm phương pháp chuẩn hóa dữ liệu, phương pháp xác định trọng số, phương pháp tính chỉ số thành phần và phương pháp tính chỉ số chung sẽ được lựa chọn dựa trên sơ đồ trong hình 3.1 của Mazziotta và Pareto (2013), điều kiện số liệu sẵn có và khả năng vận dụng trên thực tế Vì vậy, nội dung của mục này sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề còn lại.

Chuẩn hóa là bước cần phải thực hiện trước khi tổng hợp một hệ thống gồm nhiều chỉ tiêu với các đặc điểm, tính chất khác nhau Với các chỉ tiêu có đơn vị tính khác nhau,chuẩn hóa giúp chuyển các chỉ tiêu về cùng đơn vị tính để có thể so sánh và tổng hợp được với nhau Đây cũng là một bước cần thiết khi trong hệ thống chỉ tiêu đo lường hiện tượng có những chỉ tiêu nghịch Những chỉ tiêu này sau khi được chuẩn hóa sẽ trở thành những chỉ tiêu thuận, tức sự tăng lên của chúng sẽ tương ứng với sự tăng lên trong chỉ số tổng hợp Cuối cùng, chuẩn hóa cũng giúp điều chỉnh cho các khoảng biến thiên khác nhau của các chỉ tiêu.

Về cơ bản, các phương pháp chuẩn hóa được chia thành 3 loại: (1) chuẩn hóa tuyến tính, trong đó có hai phương pháp được sử dụng phổ biến là chuyển đổi z-scores và chuyển đổi Min-Max; (2) chuẩn hóa thứ bậc, ví dụ như xếp hạng và các thang phân loại; và (3) chuẩn hóa tỷ lệ, chẳng hạn qua tính khoảng cách so với một giá trị tham chiếu hay tốc độ tăng hàng năm (Weziak-Bialowolska, 2014). Để lựa chọn thủ tục chuẩn hóa phù hợp, trước hết phải xem xét phương pháp đó có phù hợp với khung lý thuyết và đặc tính của số liệu hay không Bên cạnh đó, cần phải xem xét sự có mặt của các dữ liệu đột xuất trong bộ dữ liệu vì chúng có thể trở thành các ngưỡng không mong đợi và có thể có tác động lớn đến cấu trúc tương quan Ngoài ra, cần phải cân nhắc một số vấn đề khác như liệu có muốn so sánh với một đơn vị tham chiếu (quốc gia, tỉnh, vùng…); hay có muốn giữ điểm số của các chỉ tiêu đã được chuẩn hóa và liệu chỉ số tổng hợp có phụ thuộc theo thời gian.

Với những phân tích của Mazziotta và Pareto (2013) đưa ra trong mục 3.1.3 ở trên, phương pháp chuyển đổi Min-Max được lựa chọn để chuẩn hóa dữ liệu trong luận án này Cách chuyển đổi này dễ giải thích vì nó đưa giá trị của chỉ tiêu về dải biến động [0,1] nhưng không nhất thiết có cùng phương sai Điểm số của chỉ tiêu chuẩn hóa càng cao chứng tỏ kết quả càng tốt.

Giá trị chuẩn hóa = Giá trị thực tế-Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa-Giá trị tối thiểu

So với chuyển đổi z-scores, chuẩn hóa Min-Max có thể mở rộng khoảng biến thiên của các chỉ tiêu có khoảng giá trị nhỏ, cho phép phân biệt giữa các đơn vị có cùng mức thực hiện tương tự, tăng ảnh hưởng lên chỉ số tổng hợp nhiều hơn Tuy nhiên, nhược điểm của cách chuyển đổi này là các giá trị cực biên/hoặc giá trị đột xuất có thể làm biến dạng chỉ tiêu được chuyển đổi Do vậy, cần phải có biện pháp để tránh các giá trị cực biên làm sai lệch kết quả.

Vì vậy, với các chỉ tiêu có độ biến thiên lớn, phân phối lệch nhiều nên lấy logarit cho các giá trị thực tế, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa trước khi áp dụng công thức chuẩn hóa ở trên Khi đó, công thức chuẩn hóa sẽ là: ln(Giá trị thực tế)-ln(Giá trị tối thiểu) Giá trị chuẩn hóa

= ln(Giá trị tối đa)-ln(Giá trị tối thiểu)

Với các chỉ tiêu có định hướng tiêu cực, mặc dù đã cố gắng giảm bớt những chỉ tiêu loại này cho phù hợp với tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu theo định hướng tích cực, tuy nhiên, trong một số trường hợp, luận án vẫn phải sử dụng vì không có chỉ tiêu thuận phù hợp Kết quả chuẩn hóa sẽ giúp chuyển giá trị về dạng thuận để đảm bảo khả năng so sánh Khi đó, kết quả chuẩn hóa được xem như là khoảng cách đến giá trị tối đa của chỉ tiêu Khoảng cách càng xa thì giá trị của chỉ tiêu nghịch càng thấp, CLCS càng tốt Công thức chuẩn hóa cho các chỉ tiêu nghịch như sau:

Giá trị thực tế-Giá trị tối thiểu Giá trị chuẩn hóa =

1- Giá trị tối đa-Giá trị tối thiểu (3.3)

Với các chỉ tiêu hướng tâm, là trường hợp mà giá trị của nó cao quá hay thấp quá đều không tốt, chẳng hạn như ‘tỷ lệ che phủ rừng’ Về cơ bản, giá trị của những chỉ tiêu này càng gần với một giá trị trung tâm nào đó (ngưỡng tối ưu) càng tốt Do vậy, bên cạnh việc xác định giá trị tối thiểu và giá trị tối đa, cần xác định cả giá trị trung tâm Khi đó, công thức chuẩn hóa sẽ là:

|Giá trị thực tế-Giá trị trung tâm|

1- Giá trị tối đa-Giá trị tối thiểu (3.4)

Mặc dù có những nhược điểm trên nhưng trong các phương pháp chuẩn hóa dữ liệu, chuyển đổi Min-Max vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả Điểm mấu chốt của phương pháp này chính là xác định các giá trị tối thiểu và giá trị tối đa phù hợp Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, chưa có tài liệu nào đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho việc chọn các giá trị này Về cơ bản, việc xác định các giá trị tối thiểu và giá trị tối đa thường phụ thuộc vào điều kiện số liệu sẵn có và kinh nghiệm thực tế trong việc tính và công bố những chỉ số mang tính toàn cầu như HDI và một số chỉ số khác.

Trên cơ sở tham khảo một số gợi ý của Tăng Văn Khiên (2014), tác giả đề xuất cách xác định các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ tiêu, như sau:

Với các chỉ tiêu thuộc dạng số tuyệt đối, số tương đối cường độ hay số bình quân:

Nếu giá trị của chỉ tiêu nằm trong một dải biến động nhất định thì giá trị tối thiểu và giá trị tối đa là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng Ví dụ, chỉ tiêu ‘mức độ an toàn, trật tự ở địa bàn đang sinh sống’, giá trị nhỏ nhất là 0 - không an toàn và lớn nhất là 3- rất an toàn.

Nếu giá trị của chỉ tiêu không nằm trong một dải biến động nhất định, có thể căn cứ vào mức độ thực tế đạt được trong nhiều năm và nhiều đơn vị để xác định giá trị tối thiểu và giá trị tối đa Có thể tham khảo các mức tối thiểu và tối đa do các tổ chức quốc tế đưa ra đối với những chỉ tiêu đã công bố và áp dụng, chẳng hạn chỉ tiêu ‘tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh’.

Với một số chỉ tiêu như ‘thu nhập bình quân đầu người trong một tháng’, nên dự đoán để mở rộng khoảng cách đạt được của chỉ tiêu để có thể sử dụng giá trị tối thiểu và giá trị tối đa trong nhiều năm, đảm bảo tính so sánh được của chỉ số qua thời gian.

Tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

3.3.1 Kết quả tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Như đã trình bày trong chương 1 và chương 2, do không có số liệu đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam nên trong phạm vi hiện tại của luận án chỉ tập trung đánh giá khía cạnh khách quan của CLCS dựa trên thông tin thu thập về 10 nhóm chỉ tiêu đầu tiên trong hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng ở chương 2.

Trong điều kiện số liệu không đồng nhất giữa các chỉ tiêu về không gian và thời gian, luận án chỉ chọn tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam ở cấp quốc gia trong năm 2016.

Số liệu được chuẩn hóa theo phương pháp Min-Max Như trên đã nói, kết quả của chuẩn hóa Min-Max là các chỉ số riêng biệt có giá trị nhỏ nhất là 0 - tương ứng với thành tích kém nhất để đạt cuộc sống có chất lượng tốt và có giá trị lớn nhất là 1 - tương ứng với thành tích tốt nhất để đạt cuộc sống có chất lượng tốt.

Khi thực hiện chuẩn hóa theo phương pháp Min-Max, cần phải xác định giá trị tối thiểu và giá trị tối đa cho từng chỉ tiêu Như đã trình bày, hiện chưa có một hướng dẫn cụ thể cho việc xác định các giá trị này Vì vậy, tùy thuộc vào loại chỉ tiêu, luận án sẽ chọn các giá trị tối thiểu và tối đa phù hợp dựa trên số liệu thực tế, tiêu chuẩn quốc tế và ý nghĩa của các giới hạn.

Với các chỉ tiêu có dạng số tuyệt đối, số bình quân hay số tương đối cường độ, việc xác định giá trị tối thiểu và giá trị tối đa sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Chỉ tiêu ‘tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh’, giá trị tối thiểu là 25 và giá trị tối đa là 85; chỉ tiêu “số năm đi học bình quân của dân số từ 15 tuổi trở lên’, giá trị tối thiểu là

0 và giá trị tối đa là 15 - được lấy theo tiêu chuẩn quốc tế, là các ngưỡng qui định trong cách tính chỉ số HDI của UNDP.

Các chỉ tiêu ‘thu nhập bình quân đầu người một tháng’, ‘diện tích nhà ở bình quân đầu người’, ‘số học sinh phổ thông bình quân trên 1 giáo viên’, ‘số bác sĩ bình quân trên

10000 dân’, ‘số giường bệnh bình quân trên 10000 dân’ có giá trị tối thiểu và giá trị tối đa được xác định bằng các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của 63 tỉnh, thành phố trong khoảng thời gian từ năm 2010 trở lại đây, có thể mở rộng thêm giá trị tối đa nhằm đảm bảo so sánh được trong một số năm tính chỉ số.

Ví dụ, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp nhất là ở tỉnh Hà Giang năm 2010 (610 nghìn đồng) được lấy làm giá trị tối thiểu; mức thu nhập bình quân đầu người lớn nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 (5481 nghìn đồng) Với tốc độ tăng bình quân về thu nhập bình quân đầu người một tháng của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2016 là 12,27%/năm, giá trị tối đa được mở rộng trong khoảng 5 năm lên tới xấp xỉ 10000 nghìn đồng Ngoài ra, do chỉ tiêu thu nhập thường có độ lệch lớn và luôn có xu hướng tăng dần nên được chuẩn hóa theo công thức 3.2 ở trên.

Một số chỉ tiêu tổng hợp được tính từ kết quả khảo sát PAPI có giá trị tối thiểu và tối đa là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ tiêu đó Ví dụ, ‘mức độ an toàn trật tự ở địa bàn sinh sống’ có điểm nhỏ nhất là 0 - hoàn toàn không an toàn và lớn nhất là 3 - an toàn.

Chỉ tiêu ‘tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi’ có giá trị tối đa được xác định là 46,1

- là tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của tỉnh Lai Châu năm 2010; giá trị tối thiểu là 1,6 - mức thấp nhất của thế giới năm 2016 được tính cho Iceland (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới) Lý do chọn giá trị tối thiểu là mức thấp nhất của thế giới vì cùng với sự phát triển về y học và khoa học kỹ thuật như hiện nay, số lượng các ca sinh ra chết có xu hướng giảm mạnh Việc sử dụng một ngưỡng ngoài như thế này sẽ tránh tình trạng phải điều chỉnh giá trị tối thiểu khi giá trị của chỉ tiêu IMR trong nước giảm nhanh Trên thực tế, đây cũng là đích hướng tới của mỗi quốc gia.

Việt Nam nằm trong tốp các nước có ‘tỷ suất ly hôn’ thấp ở trên thế giới, tuy vậy số lượng cặp vợ chồng ly hôn lại đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây Vì thế, giá trị nhỏ nhất là của chỉ tiêu này được xác định là 0 và giá trị lớn nhất là

2 - là mức trung vị về tỷ suất ly hôn của 71 quốc gia trên thế giới năm 2013.

Chỉ tiêu ‘tỷ lệ tội phạm trên 1000 dân’ có giá trị tối thiểu là 0, giá trị tối đa là 71,6, là mức cao nhất trên thế giới được xác định cho Mỹ năm 2016.

Các ngưỡng tối thiểu và tối đa của chỉ tiêu ‘tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông’ được xác định theo WHO năm 2013 với giá trị tối thiểu là 0 ở Monaco và giá trị tối đa là 36,2 ở Thái Lan.

Cả bốn chỉ tiêu này đều là những chỉ tiêu nghịch và được chuẩn hóa theo công thức 3.3.

Với các chỉ tiêu thuận là số tương đối kết cấu, giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 100, công thức chuẩn hóa là 3.1 và có thể được rút gọn thành:

Chỉ số riêng biệt X= X-X min

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w