1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động

145 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thống Kê Đánh Giá Tác Động Của Tiến Bộ Công Nghệ Vào Tăng Năng Suất Lao Động
Tác giả Nguyễn Thị Lê Hoa
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Đức Triệu, PGS.TS. Tăng Văn Khiên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 591,41 KB

Cấu trúc

  • 1. do Lý chọn đề tài (0)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu (13)
  • 4. Đóng góp mới của luận án (14)
  • 5. Kết cấu của luận án (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài (17)
      • 1.1.1 Các nghiên cứu về năng suất lao động (17)
      • 1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất (22)
      • 1.1.3 Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài (28)
    • 1.2 Khoảng trống các công trình đã được công bố và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG (37)
    • 2.1 Khái niệm và phương pháp đo năng suất lao động (37)
      • 2.1.1 Năng suất lao động (37)
      • 2.1.2 Tăng năng suất lao động (38)
    • 2.2 Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ (40)
      • 2.2.1 Khái niệm tiến bộ công nghệ (40)
      • 2.2.2 Các yếu tố tạo nên tiến bộ công nghệ (42)
    • 2.3 Phương pháp luận nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động (43)
      • 2.3.1 Cơ chế tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động (43)
      • 2.3.2 Phương pháp đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất .36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (45)
  • CHƯƠNG 3: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM (64)
    • 3.1 Đánh giá năng suất lao động và tăng năng suất lao động của Việt Nam 51 (64)
      • 3.1.1 Dữ liệu tính năng suất lao động và tăng năng suất lao động (64)
      • 3.1.2 Đánh giá năng suất lao động chung toàn nền kinh tế của Việt Nam (72)
      • 3.1.3 Đánh giá năng suất lao động theo các ngành kinh tế (76)
    • 3.2 Nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động của Việt Nam (78)
      • 3.2.1 Dữ liệu và xử lý bổ sung dữ liệu về vốn (78)
      • 3.2.2 Nghiên cứu đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động của nền kinh tế (87)
      • 3.2.3 Tiến bộ công nghệ tác động tăng năng suất khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (98)
  • CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT DỰA TRÊN THÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ (111)
    • 4.1 Các vấn đề đặt ra đối với thúc đẩy tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động (111)
    • 4.2 Bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những cơ hội thách thức thúc đẩy tiến bộ công nghệ (113)
      • 4.2.1 Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (113)
      • 4.2.2 Năng lực sáng tạo đổi mới của Việt Nam (115)
    • 4.3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ đóng góp nâng cao năng suất lao động (122)
      • 4.3.1 Xây dựng đồng bộ các chính sách và các chương trình thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao năng suất lao động (123)
      • 4.3.2 Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới (126)
      • 4.3.3 Nâng cao năng lực hấp thụ tiến bộ công nghệ (129)
      • 4.3.4 Tạo lập hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo (131)
    • 4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp (134)

Nội dung

Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động

Mục đích nghiên cứu

Trả lời cho câu hỏi quản lý nêu trên, câu hỏi nghiên cứu sẽ là:

- Hiện trạng NSLĐ của Việt Nam đang như thế nào?

- Tiến bộ công nghệ tác động như thế nào vào tăng NSLĐ của Việt Nam?

- Các gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu để thúc đẩy tiến bộ KH&CN đóng góp vào tăng NSLĐ? Để trả lời các câu hỏi trên, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào: làm rõ ý nghĩa và cách tiếp cận xử lý số liệu tính NSLĐ; đo lường tiến bộ công nghệ tác động vào tăng NSLĐ dựa trên các dữ liệu thống kê liên quan; phân tích các kết quả để đề xuất các hướng giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm tăng NSLĐ.

Mục đích nghiên cứu nhằm tới:

- Đánh giá được vai trò và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của Việt Nam;

- Xây dựng được phương pháp xác định tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ trong điều kiện dữ liệu thống kê hiện nay của Việt Nam.

- Xử lý số liệu thống kê tính toán chỉ tiêu NSLĐ, tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 2011 – 2018;

- Đưa ra cách tiếp cận xử lý dữ liệu đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ trong điều kiện dữ liệu thống kê hiện nay của Việt Nam;

- Đánh giá được tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế và khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao NSLĐ dựa trên kết quả phân tích thực trạng.

Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tính toán tác động của tiến bộ công nghệ vào NSLĐ của Việt Nam từ

2011 đến 2018, khi bắt đầu kế hoạch phát triển kinh tế thập niên 2010 – 2020 và khi bắt đầu chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong đó khẳng định vai trò của KH&CN trong thúc đẩy nâng cao NSLĐ.

Khi phân tích năng suất, hiệu quả và tiến bộ công nghệ, luận án sử dụng dữ liệu của ngành kinh tế cấp I Tuy nhiên, nếu gộp chung các ngành sẽ hạn chế về kết quả ước lượng do các ngành có sự khác biệt lớn về công nghệ sản xuất, do đó, luận án phân tích sâu hơn đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó sử dụng dữ liệu khối doanh nghiệp và phân ngành thành 4 cấp độ công nghệ: công nghệ cao, công nghệ trung bình cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp.

3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính của đề tài là tính toán tiến bộ công nghệ đóng góp vào tăng NSLĐ dựa trên phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng phù hợp.

- Phương pháp phân tích lý thuyết: nghiên cứu tổng hợp lý thuyết để khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết liên quan tới năng suất lao động và yếu tố tác động tới tăng năng suất lao động, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho luận án nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn số liệu thống kê, như niên giám thống kê, các số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu, số liệu trên website của Tổng cục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan khác.

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp, kỹ thuật thống kê để mô tả dữ liệu, nhận biết được thực trạng, xu hướng của dữ liệu.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và tổng quan nghiên cứu các mô hình đánh giá tác động trước đó, luận án lựa chọn mô hình kinh tế lượng phù hợp đánh giá đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đưa ra các nhận xét từ kết quả nghiên cứu định lượng, kết hợp với phân tích thực trạng khoa học và công nghệ của Việt Nam, xác định các vấn đề và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động KH&CN nhằm tới tăngNSLĐ.

Đóng góp mới của luận án

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, dự kiến các kết quả sẽ đạt được của nghiên cứu đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:

+ Luận án làm rõ khái niệm NSLĐ, tăng NSLĐ, phương pháp tính NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ, phương pháp xử lý số liệu để tính NSLĐ Trong điều kiện hạn chế về số liệu thống kê để tính NSLĐ theo giờ, luận án đã vận dụng các phương pháp thống kê phù hợp để tính được NSLĐ theo giá trị tăng thêm trên số lao động và cả trên giờ lao động ở cấp nền kinh tế và cấp ngành của Việt Nam.

+ Luận án đã đưa ra một khung lý luận rõ ràng về nội dung, vai trò và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, đi sâu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ tới tăng NSLĐ theo nhiều cách tiếp cận Lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp để nghiên cứu, đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, trong đó sử dụng cách tiếp cận tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ước lượng đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ và cách tiếp cận phi tham số - sử dụng chỉ số Malmquist tổng hợp phân tách thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp thành 2 phần: thay đổi hiệu quả và thay đổi công nghệ.

+ Đề xuất phương pháp xử lý dữ liệu để có được thông tin đầu vào cho ứng dụng mô hình đã lựa chọn, đó là các dữ liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động trên cơ sở nguồn số liệu thống kê hiện có, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế số liệu cho mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu đánh giá được thực trạng NSLĐ, tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạo trong giai đoạn 2010 - 2018 dựa trên số liệu thống kê của Việt Nam Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố cản trở tiến bộ công nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng caoNSLĐ trên cơ sở thúc đẩy các hoạt động KH&CN Cụ thể: (1) NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhưng chỉ đạt được tăng trưởng ổn định mà không tạo ra được sự đột phá nên nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các nước Châu Á; (2) Kết quả ứng dụng chỉ số Malmquist dựa trên DEA và ứng dụng cách tiếp cận đường biên ngẫu nhiên đối với dữ liệu các ngành kinh tế cấp I và dữ liệu khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy tiến bộ công nghệ có tác động chính tới tăng NSLĐ Nhưng đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế còn ở mức khiêm tốn, chưa thể hiện được vai trò chủ đạo Còn với khối doanh nghiệp, tuy đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ khá nổi bật nhưng khu vực năng động này chỉ đạt tốc độ tăng NSLĐ vừa phải; (3) NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ công nghệ có sự khác biệt rõ ràng giữa ngành công nghiệp công nghệ thấp với ngành công nghiệp công nghệ trung bình và cao, trong đó ngành công nghệ trung bình và cao có mức NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ, tiến bộ công nghệ vượt trội; (4) Hiệu quả kỹ thuật đạt được so với đường biên hiệu quả của các ngành còn thấp cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, còn nhiều lãng phí, hạn chế năng lực hấp thụ công nghệ; (5) Trên cơ sở các phân tích thực trạng đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ góp phần nâng cao NSLĐ gồm: xây dựng đồng bộ các chương trình thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao NSLĐ; các chính sách khuyến khích và tạo các điều kiện chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các ngành công nghệ trung bình và cao; thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặt biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư nhân để tạo ra nhiều các cơ hội cải tiến năng suất, bắt kịp trình độ KH&CN với các nước phát triển hơn; nâng cao hiệu quả hấp thu tiến bộ công nghệ tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh để cải tiến năng suất hơn nữa; và tạo ra một hệ sinh thái đổi mới liên kết sự tham gia của các thành phần khác nhau tạo ra dòng chảy tri thức, chuyển thành các giá trị thúc đẩy tăng năng suất.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: “Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài”

Chương 2: “Phương pháp nghiên cứu năng suất lao động và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động”

Chương 3: “Đánh giá năng suất lao động và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động của Việt Nam”

Chương 4: “Kiến nghị giải pháp nâng cao năng suất lao động dựa trên thúc đẩy tiến bộ công nghệ”.

1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài

3 Nghiên cứu hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp hiện có cho mục đích nghiên cứu

5 Đề xuất, kiến nghị các giải pháp từ đánh giá thực trạng

Khung nghiên cứu của luận án đề xuất như sau:

- Các khung lý luận về năng suất

- Các yếu tố tác động tới NSLĐ

- Tiến bộ công nghệ tác động vào tăng NSLĐ

- Sử dụng các chỉ tiêu NSLĐ phù hợp

- Sử dụng phương pháp phi tham số (DEA) và phương pháp tham số (SFA) ước lượng tiến bộ công nghệ tác động vào tăng NSLĐ

- Khai thác dữ liệu thứ cấp của Tổng cục Thống kê cho mục đích nghiên cứu

- Đưa ra phương pháp xử lý số liệu thống kê nhằm mục đích nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018 Chỉ ra sự cần thiết tăng NSLĐ

- Đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ dựa trên cách tiếp cận tham số và sử dụng cách tiếp cận phi tham số củng cố các kết luận

- Chỉ ra các vấn đề và sự cần thiết thúc đẩy tiên bộ công nghệ làm tăng NSLĐ.

- Các kết luận từ thực trạng NSLĐ và tác động tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ

- Đánh giá các hoạt động khoa học và công nghệ hiện tại

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy khoa học và công nghệ làm tăng NSLĐ. Đánh giá thực trạng NSLĐ và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về năng suất lao động

Mặc dù khái niệm năng suất đã được biết đến từ rất lâu, nhưng ý nghĩa thực sự của năng suất mới được chú trọng vào những năm 1950, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Mỹ là quốc gia đầu tiên quan tâm tới vấn đề năng suất và thành lập ra Ủy ban Hỗ trợ Sản xuất phục vụ chiến tranh để triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tiến năng suất các ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh Kết quả của những chương trình cải tiến năng suất đã được vận dụng để hỗ trợ và tái cấu trúc nền kinh tế Châu Âu Sau đó thông qua Kế hoạch Marshall, Mỹ đã chia sẻ các nguồn lực, công nghệ, hệ thống quản lý với các nước, bắt đầu từ Anh, tiếp theo là các hoạt động hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các nước Châu Âu Đây là điểm khởi đầu cho phong trào nâng cao năng suất trên toàn thế giới Dựa trên nền tảng này, Ủy ban Năng suất Châu Âu đã đưa ra khái niệm năng suất mang ý nghĩa xã hội, đó là “cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những nỗ lực của ba bên: Chủ doanh nghiệp, Người lao động và Chính phủ” Ý tưởng này đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ủng hộ, trở thành nền tảng ra đời của khái niệm năng suất ở Châu Âu và cũng là định hướng cho phong trào năng suất.

Kể từ đó, tăng năng suất luôn là mục tiêu mà các quốc gia, tổ chức và cá nhân hướng tới trong quá trình phát triển và là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách.

Cho đến nay, hệ thống khung lý luận về năng suất đã được phát triển tương đối đầy đủ, từ khái niệm, cách thức đo lường đến phân tích các yếu tố tác động Tài liệu phổ biến và đầy đủ nhất về khái niệm, phân loại và cách thức đo năng suất phải kể đến làCẩm nang đo năng suất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2001).Trong tài liệu này cho rằng, các chỉ tiêu năng suất là các chỉ tiêu cốt lõi để phân tích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận đo năng suất khác nhau, dẫn đến các diễn giải cần rất thận trọng, đặc biệt khi so sánh quốc tế Cuốn cẩm nang đo năng suất của OECD là tài liệu hướng dẫn đầu tiên có tính toàn diện về các chỉ tiêu năng suất khác nhau, chủ yếu là các chỉ tiêu năng suất cấp ngành Sự lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu năng suất phụ thuộc vào mục đích phân tích và trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu Nói chung, các chỉ tiêu năng suất được phân loại thành năng suất một yếu tố (đo tương quan giữa đầu ra và một yếu tố đầu vào) hoặc năng suất đa yếu tố (đo tương quan giữa đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào) Trong cuốn cẩm nang cũng hướng dẫn đầy đủ cách tính toán các chỉ tiêu đầu ra, đầu vào để tính năng suất Ví dụ ở cấp ngành hoặc doanh nghiệp, đầu ra có thể tính bằng tổng giá trị sản lượng hoặc giá trị tăng thêm, cách xử lý để có được các số liệu về vốn hoặc lao động Cẩm nang cũng mô tả kỹ lưỡng và đầy đủ các chỉ tiêu năng suất, ý nghĩa, ưu, nhược điểm của từng chỉ tiêu và cách thức đo, mỗi chỉ tiêu có các ý nghĩa và công dụng nhất định trong đánh giá thực trạng năng suất và đề xuất các chính sách.

Theo tài liệu hướng dẫn của OECD (2001), các chỉ tiêu năng suất cơ bản gồm “năng suất tổng hợp các yếu tố” hoặc “năng suất một yếu tố”.

 Năng suất tổng hợp các yếu tố:

+ Năng suất tổng hợp các yếu tố KLEMS (trong đó K là viết tắt của vốn, L là viết tắt của lao động, E là viết tắt của năng lượng, M là viết tắt của nguyên vật liệu và S là viết tắt của dịch vụ): đo năng suất với đầu ra là tổng giá trị sản xuất và đầu vào là các yếu tố vốn, lao động và các đầu vào trung gian như năng lượng, nguyên vật liệu, dịch vụ.

+ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) theo tổng giá trị sản xuất: đo năng suất với đầu ra là tổng giá trị sản xuất và đầu vào là lao động và vốn.

+ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tính theo giá trị tăng thêm: đo năng suất với đầu ra là giá trị tăng thêm và đầu vào là lao động và vốn.

 Năng suất một yếu tố:

+ NSLĐ theo tổng giá trị sản xuất: đầu ra đo bằng tổng giá trị sản xuất và đầu vào là lao động.

+ NSLĐ tính theo giá trị tăng thêm: đầu ra đo bằng giá trị tăng thêm, đầu vào đo bằng lao động.

+ Năng suất vốn tính theo tổng giá trị sản xuất: đầu ra đo bằng tổng giá trị sản xuất, đầu vào đo bằng vốn.

+ Năng suất vốn theo giá trị tăng thêm: đầu ra đo bằng giá trị tăng thêm, đầu vào đo bằng vốn.

Các chỉ tiêu năng suất không độc lập mà có mối liên quan với nhau, ví dụ, năng suất nhân tố tổng hợp có tác động đến nâng cao năng suất lao động Các mối liên kết giữa các chỉ số năng suất được thiết lập với sự trợ giúp của các lý thuyết kinh tế.

Các chỉ tiêu năng suất được phân thành 3 cấp: cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp Đối với từng cấp độ, mục đích sử dụng các chỉ tiêu năng suất sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, như trong cuốn cẩm nang đã đề cập, khi vận dụng các phương pháp đo năng suất tại mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu Hệ thống dữ liệu thống kê của Việt Nam không có sẵn được các số liệu yêu cầu cho mục đích tính toán, ví dụ số liệu về lao động theo giờ, hoặc chất lượng lao động.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), NSLĐ được tính toán theo 2 cách: 1- Năng suất lao động tính theo tổng giá trị sản xuất

Tổng giá trị sản xuất Năng suất lao động = - Đầu vào lao động

NSLĐ theo công thức này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động để tạo ra tổng giá trị sản xuất NSLĐ một phần phản ánh năng lực cá nhân của người lao động hoặc các nỗ lực của họ trong tạo ra đầu ra, nhưng đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: thay đổi về vốn, đầu vào trung gian cũng như các thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và hiệu quả trong doanh nghiệp (ở cấp độ doanh nghiệp) và hiệu quả trong ngành (ở cấp ngành), hiệu quả kinh tế theo quy mô, mức độ sử dụng nguồn lực ….

Khi đầu ra được tính là giá trị sản xuất trên một đơn vị đầu vào lao động, tăng năng suất lao động cũng phụ thuộc vào tỷ lệ giữa đầu vào trung gian và lao động Đầu vào trung gian là hoạt động sản xuất ở bên ngoài doanh nghiệp, như vậy nếu tính năng suất dựa trên giá trị sản xuất thì đầu ra gồm cả đầu vào trung gian mà không do yếu tố sản xuất (gồm cả lao động) trong doanh nghiệp hoặc ngành tạo ra Kết quả thường cho thấy một mức năng suất cao hơn so với thực tế do bao gồm giá trị tạo ra bởi các doanh nghiệp khác hoặc ngành khác Cách tính này không phản ánh sự thay đổi đầu ra do thay đổi các đặc tính riêng của lực lượng lao động, tương tự như vậy không phản ánh đúng sự thay đổi về công nghệ và hoặc hiệu quả tác động thay đổi năng suất.

2- Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm

Giá trị tăng thêm Năng suất lao động = - Đầu vào lao động

So với NSLĐ dựa trên tổng giá trị sản xuất, thay đổi NSLĐ tính theo giá trị tăng thêm sẽ phản ánh đúng hơn thực trạng hiệu quả sử dụng lao động vì chi phí trung gian đã được tách ra khỏi tổng giá trị sản xuất.

Giá trị tăng thêm là một chỉ tiêu quan trọng để tính toán năng suất Mặc dù khái niệm giá trị tăng thêm được hình thành từ cách đây hơn hai trăm năm nhưng bắt đầu được sử

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 20 của Thế kỷ 20, với vai trò là cơ sở cho hệ thống thưởng và khuyến khích người lao động Đến những năm 1950-1960, nhiều doanh nghiệp Châu Âu đã bắt đầu sử dụng khái niệm này trong đánh giá hiệu quả doanh nghiệp Vào những năm 1970, chỉ tiêu giá trị tăng thêm đã thực sự được sử dụng phổ biến với mục tiêu tính toán năng suất.

Khoảng trống các công trình đã được công bố và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Khung lý luận về năng suất đã được phát triển tương đối đầy đủ, vì vậy, có thể vận dụng các phương pháp tính toán năng suất lao động đã được nêu trong các tài liệu: Cẩm nang đo năng suất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2001) Việc phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu năng suất cũng được thực hiện dựa trên phương pháp luận trong cuốn cẩm nang này Cẩm nang đo năng suất tập trung chính vào các chỉ tiêu đo năng suất, không phân tích sâu vào tác động của các yếu tố tới nâng cao năng suất. Trong cuốn cẩm nang này cũng đã đặt ra vấn đề, việc lựa chọn chỉ tiêu để phân tích còn phụ thuộc vào ý nghĩa của chỉ tiêu và khả năng thu thập dữ liệu thống kê Cũng từ khung lý luận và các chỉ tiêu về năng suất trong cuốn cẩm nang này, luận án dự kiến sẽ nghiên cứu kỹ các dữ liệu hiện có trong hệ thống dữ liệu thống kê, khả năng xử lý dữ liệu cho việc tính toán chỉ tiêu năng suất của Việt Nam.

Các chỉ tiêu năng suất công bố của Tổng cục Thống kê, các báo cáo nghiên cứu về NSLĐ của Việt Nam (như trong báo cáo năng suất của Viện Năng suất Việt Nam) mới sử dụng tính NSLĐ theo người mà chưa tính NSLĐ theo giờ Mà theo các nghiên cứu quốc tế, NSLĐ tính theo giờ đánh giá được các thay đổi năng suất chính xác hơn so với NSLĐ tính theo người Vì vậy, luận án sẽ tính đến NSLĐ theo giờ, cố gắng xử lý dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này trong điều kiện hạn chế về số liệu thống kê ở Việt Nam.

Các nghiên cứu yếu tố tác động tới nâng cao NSLĐ của Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Viện Khoa học lao động và xã hội (2013), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2014) chủ yếu tập trung ở khía cạnh tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng NSLĐ và xem xét đóng góp của các ngành đến tăng năng suất chung của cả nước, chưa nghiên cứu sâu về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăngNSLĐ.

Nhiều nghiên cứu đã dựa trên cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng của Solow để xem xét tác động của tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng, như nghiên cứu của Tăng Văn Khiên (2005, 2018), nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2005) và nghiên cứu của Viện Năng suất Việt Nam Theo cách tiếp cận này, các nhà kinh tế gọi đóng góp của yếu tố A vào phát triển kinh tế là “phần dư” Một cách giải thích cho tăng trưởng TFP là do tiến bộ công nghệ Tuy nhiên, thực tế thì trong TFP còn nhiều các yếu tố khác ngoài yếu tố khoa học công nghệ TFP đo dưới dạng số dư, chứ không đo trực tiếp tiến bộ công nghệ nên trong TFP có thể bao gồm nhiều yếu tố từ phát triển các sản phẩm mới đến cải tiến quá trình sản xuất, phân bổ lại nguồn lực, và tăng hiệu quả hệ thống quản trị.

Cũng theo cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng của Solow, tăng NSLĐ có thể phân tách một phần do tăng trang bị vốn trên lao động và tăng TFP Một phần đóng góp vào tăng TFP là do tiến bộ công nghệ, vì vậy, cần phải tiếp tục phân tách phần đóng góp của tiến bộ công nghệ trong TFP thì mới đánh giá được tác động của tiến bộ công nghệ trong tăng NSLĐ.

Phương pháp bao dữ liệu DEA được xây dựng bởi Charnes, Cooper và Rhodes

(1978) dựa trên ý tưởng của Farell (1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật dựa trên đường biên sản xuất (trích dẫn trong Lovell, 1995) Chỉ số năng suất Malmquist dựa trên DEA được giới thiệu bởi Caves và các cộng sự (1982), Făre và các cộng sự (1994) là một cách tiếp cận để phân tách TFP thành 2 phần, hiệu quả kỹ thuật (TE) và tiến bộ công nghệ (TC) Chỉ số Malmquist dựa trên phương trình tuyến tính không chứa tham số (DEA), cho phép thiết lập giới hạn hiệu quả tối ưu của các DMU (Decision Making Unit), tỷ số giữa đơn vị đầu ra và đơn vị đầu vào thể hiện hiệu quả sản xuất Phương pháp này cũng đã được GS.TS Nguyễn Khắc Minh sử dụng trong nghiên cứu xác định

“ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế của một số ngành sản xuất ở Việt Nam” Phương pháp DEA linh hoạt vì không đòi hỏi phải có giả định về công nghệ và thuận lợi khi đánh giá các quan sát cả thông tin riêng lẻ lẫn hỗn hợp Tuy nhiên nó hạn chế vì thiếu khách quan khi xác định đặc tính, nhạy cảm với cách chọn yếu tố đầu vào và đầu ra Chỉ số Malmquist dựa trên DEA cho thấy thay đổi công nghệ trong một giai đoạn và tác động tới thay đổi TFP, tuy nhiên, chưa nhìn rõ được mối quan hệ giữa tiến bộ công nghệ với NSLĐ Phương pháp này có thể là một gợi ý để phân tích thay đổi công nghệ và hỗ trợ cho phân tích tiến bộ công nghệ trong tăng năng suất.

Cách tiếp cận đường biên ngẫu nhiên (SFA) của Aigner, Lovell, và Schmidt (1977), mô hình sau đó được Battese và Coelli (1995), Coelli, Donnell và Battese (2005) ứng dụng và phát triển thêm dựa trên giả định hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas đưa ra

“cách tiếp cận biên ngẫu nhiên” để xác định sự đóng góp của từng nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra đầu ra SFA ước lượng hiệu quả kỹ thuật và phân tách các yếu tố “tiến bộ công nghệ”, “hiệu quả kỹ thuật” và “thay đổi hiệu quả theo quy mô” tác động tăng đầu ra Khác với DEA, SFA là phương trình có chứa tham số, nó đòi hỏi phải thiết lập một mô hình và phải được ước lượng với hai sai số: sai số thống kê với phân phối chuẩn và sai số khác liên quan đến tính phi hiệu quả kỹ thuật Trong khi đó, lợi thế chính của SFA là tính chất ngẫu nhiên, theo đó độ lệch biên bao gồm tính phi hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát Ngoài ra, SFA kết hợp các khả năng khắc phục các lỗi đo lường trong các biến, cho phép suy luận thống kê, làm giảm ảnh hưởng của các quan sát cực đoan và dễ dàng xử lý với dữ liệu mảng Tuy khung lý thuyết của hàm sản xuất biên ngẫu nhiên không đo trực tiếp tác động của tiến bộ công nghệ trong tăng NSLĐ, nhưng khả năng phân tách các yếu tố trong TFP trong đó có tiến bộ công nghệ là gợi ý quan trọng phát triển thêm nghiên cứu tiến bộ công nghệ trong tăng NSLĐ.

Cách tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên đã được Nguyễn Khắc Minh và Giang Thanh Long (2008) áp dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giai đoạn 2003 – 2007) của Việt Nam đã phân tách được tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật trong TFP, tuy nhiên, trong báo cáo nghiên cứu chưa thể hiện mối quan hệ tác động của tiến bộ công nghệ trong tăng NSLĐ Nhưng đây cũng là một gợi ý quan trọng trong nghiên cứu làm rõ phần đóng góp của tiến bộ công nghệ trong tăng NSLĐ của Việt Nam.

Tăng Văn Khiên (2007) trong nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam đã phân tích tác động của chỉ số năng lực công nghệ tới phát triển kinh tế của Việt Nam Chỉ số năng lực công nghệ là một chỉ số tổng hợp từ nhiều các chỉ số riêng biệt có liên quan tới trình độ KH&CN dựa trên tài liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và có bổ sung hoặc thay thế bởi một số chỉ tiêu có liên quan khác Tiếp cận theo cách này gặp một số khó khăn trong việc thiết lập chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu riêng biệt và thiếu các dữ liệu liên quan trong thực tế.

Mặc dù, trên thế giới đã có nhiều các nghiên cứu liên quan tới tiến bộ công nghệ tác động vào tăng trưởng hoặc năng suất, nhưng khi vận dụng vào Việt Nam thì lại gặp khá nhiều trở ngại về dữ liệu nếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp Vì các nguồn dữ liệu thống kê chưa có sẵn để phục vụ mục đích nghiên cứu này, đòi hỏi phải xây dựng phương pháp xử lý số liệu nhằm có được các số liệu đầu vào cho mô hình, hoặc cần thu thập số liệu sơ cấp để nghiên cứu.

Vì các giới hạn của các nghiên cứu trước đó, với mục tiêu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, nghiên cứu này sẽ dự kiến phát triển thêm như sau:

(1) Khung lý luận và các chỉ tiêu NSLĐ đã được thiết lập đầy đủ ở các cấp độ nền kinh tế, ngành kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức, tuy nhiên về mặt dữ liệu để tính toán các chỉ tiêu lại phụ thuộc và khả năng thu thập số liệu thống kê của mỗi quốc gia Các nghiên cứu trước đây cho Việt Nam thường chỉ hạn chế tính NSLĐ theo số người lao động mà chưa đánh giá NSLĐ theo các yếu tố khác (ví dụ NSLĐ theo giờ - chỉ tiêu phản ánh thay đổi NSLĐ tốt hơn) Vì vậy, luận án nghiên cứu dự kiến sẽ làm rõ khung lý luận, các chỉ tiêu NSLĐ, khả năng thu thập dữ liệu cấp nền kinh tế, cấp ngành kinh tế, cách xử lý số liệu cho mục đích tính toán NSLĐ theo số lao động và theo giờ dựa trên hệ thống số liệu thống kê hiện có.

(2) Về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ đã có nhiều gợi ý quan trọng trong các nghiên cứu trước đó, như khung lý thuyết “số dư Solow”, phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), hàm sản sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) và các ứng dụng của các lý thuyết trên tại Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tác động tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng đầu ra và ứng dụng cho phân tích ngành (tập trung vào ngành chế biến, chế tạo) sử dụng dữ liệu từ điều tra doanh nghiệp (dữ liệu sơ cấp). Với dự án này, dự kiến làm rõ khung lý luận về tiến bộ công nghệ tác động vào tăng NSLĐ, sử dụng phương pháp bao dữ liệu và hàm sản xuất biên ngẫu nhiên đánh giá đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Khái niệm và phương pháp đo năng suất lao động

Năng suất lao động (Labor productivity) là tổng hàng hóa và dịch vụ do lao động tạo ra trong một khoảng thời gian Năng suất lao động có thể đo ở các cấp độ quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, ngành hoặc toàn nền kinh tế.

OECD (2001) định nghĩa NSLĐ là: “lượng đầu ra trên một đầu vào lao động”.

Thuật ngữ “năng suất lao động” thường gợi cho suy nghĩ rằng, đây là thước đo năng suất của người lao động, nhưng bản chất, năng suất lao động lại do nhiều yếu tố quyết định: như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự tiến bộ của quá trình sản xuất, hiệu quả theo quy mô và sử dụng tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên Thay đổi NSLĐ đo sự thay đổi của đầu ra trên một giờ lao động hoặc đầu ra trên số lao động trong một giai đoạn xác định.

Như chương 1 đã đề cập, về đo NSLĐ có thể dùng các cách đo khác nhau, ví dụ như: NSLĐ đo bằng giá trị sản xuất trên số lao động hoặc giá trị tăng thêm trên số lao động hoặc trên giờ lao động.

Trong phạm vi luận án sẽ sử dụng đo năng suất lao động theo hai cách:

NSLĐ = giá trị tăng thêm/ tổng số lao động

NSLĐ = giá trị tăng thêm/ tổng giờ lao động

Sử dụng giá trị tăng thêm trong đo NSLĐ sẽ phản ánh đúng được giá trị do lao động của 1 doanh nghiệp hoặc ngành tạo ra vì đã tách được chi phí trung gian khỏi tổng giá trị sản xuất.

Về chỉ tiêu đầu vào trong tính NSLĐ, sử dụng tính NSLĐ theo giờ sẽ phản ánh được thực trạng thay đổi năng suất sát hơn, tuy nhiên, số liệu thống kê của Việt Nam còn nhiều hạn chế Hiện tại, Tổng cục Thống kê cũng chưa công bố chỉ tiêu NSLĐ theo giờ và cũng chưa có các số liệu về tổng giờ lao động, vì vậy để tính chỉ tiêu này cần suy luận trên cơ sở phương pháp thống kê phù hợp từ các số liệu hiện có.

2.1.2 Tăng năng suất lao động

Tăng NSLĐ là tăng thêm số lượng hay giá trị làm ra từ một đơn vị lao động hao phí hoặc giảm bớt số đơn vị lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Do vậy tăng NSLĐ có ý nghĩa rất lớn, là nhân tố quan trọng để tăng thêm sản phẩm cho xã hội, là cơ sở để hạ thấp giá thành, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và tăng tích lũy để phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng NSLĐ được biểu hiện bằng lượng tăng tuyệt đối, tốc độ phát triển và tốc độ tăng.

 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối NSLĐ: là hiệu số giữa hai mức độ của chỉ tiêu NSLĐ trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi của mức NSLĐ qua hai thời gian khác nhau.

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn NSLĐ là hiệu số của mức NSLĐ kỳ nghiên cứu với mức NSLĐ của kỳ kề liền trước đó: δ i = y i – y i-1

Trong đó: δ i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn NSLĐ thời gian i; y i : Mức NSLĐ kỳ nghiên cứu; y i-1 : Mức NSLĐ kỳ kề liền trước mức NSLĐ kỳ nghiên cứu.

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc NSLĐ: là hiệu số giữa mức NSLĐ kỳ nghiên cứu với mức NSLĐ của kỳ gốc.

∆ i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc; y i : Mức NSLĐ kỳ nghiên cứu; y 1 : Mức NSLĐ kỳ gốc.

 Tốc độ phát triển NSLĐ: là chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của NSLĐ qua hai thời kỳ và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm.+ Tốc độ phát triển liên hoàn NSLĐ phản ánh sự phát triển của NSLĐ qua từng thời gian liền nhau: t  y i i i1

Trong đó: t i : Tốc độ phát triển liên hoàn NSLĐ thời gian i y i : Mức NSLĐ ở kỳ nghiên cứu y i-1 : Mức NSLĐ ở kỳ liền kề trước kỳ nghiên cứu.

+ Tốc độ phát triển định gốc NSLĐ phản ánh sự phát triển của NSLĐ quan một thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức NSLĐ kỳ nghiên cứu với mức độ được chọn làm gốc.

T i : Tốc độ phát triển định gốc NSLĐ y i : NSLĐ ở kỳ nghiên cứu y 1 : NSLĐ năm đầu tiên được chọn làm gốc so sánh.

+ Tốc độ phát triển bình quân NSLĐ: dùng để phản ánh nhịp độ phát triển điển hình của NSLĐ trong một thời gian, được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn.

Trong đó, hoàn. t là tốc độ phát triển NSLĐ bình quân, t i là tốc độ phát triển NSLĐ liên

 Tốc độ tăng (giảm) NSLĐ: là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng/giảm của NSLĐ qua thời gian và biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm.

+ Tốc độ tăng liên hoàn NSLĐ a i  y i  y i1 y i1 

Trong đó: i y ai : Tốc độ tăng liên hoàn NSLĐ δ i : Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn NSLĐ y i : Mức NSLĐ của thời kỳ nghiên cứu y i-1 : Mức NSLĐ trước thời kỳ nghiên cứu.

+ Tốc độ tăng định gốc NSLĐ:

A i : Tốc độ tăng định gốc NSLĐ;

∆ i : Lượng tăng tuyệt đối định gốc NSLĐ.

+ Tốc độ tăng bình quân ( a ) = Tốc độ phát triển bình quân ( t ) – 1.

Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ

2.2.1 Khái niệm tiến bộ công nghệ

Tiến bộ công nghệ (technical progress or technological progress) là những cách thức mới và tốt hơn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các kỹ thuật mới để sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm một cách năng suất hơn Công nghệ được cải tiến mang lại một lượng đầu ra lớn hơn từ cùng một lượng tài nguyên.

Tiến bộ công nghệ liên quan đến cả đổi mới quá trình tạo ra sản phẩm và đổi mới sản phẩm Tuy nhiên, phân biệt giữa đổi mới quá trình và đổi mới sản phẩm cũng chỉ mang tính tương đối, vì một quá trình mới cũng có thể tạo ra sản phẩm mới hoặc đổi mới sản phẩm cũng có thể đòi hỏi một quá trình mới.

Tạo ra một công nghệ mới liên quan đến hai quá trình: sáng chế và đổi mới.

Sáng chế được hiểu là tạo ra một ý tưởng cơ bản, đây là sản phẩm của nghiên cứu thử nghiệm Đổi mới là việc áp dụng ý tưởng đó vào thực tế cuộc sống. Đổi mới sẽ cung cấp những cách thức thực hiện hiệu quả và chi phí thấp hơn để tạo ra đầu ra nhiều hơn Nó cũng có thể dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm mới.

Theo lý thuyết tân cổ điển, tiến bộ công nghệ cho thấy hiện tượng nội sinh khiến cho hàm sản xuất dịch chuyển lên phía trên, tạo ra mức đầu ra cao hơn với mức độ khác nhau về tỷ lệ vốn và lao động. y i

Tiến bộ công nghệ có thể được phân tách thành hai phần:

• Tiến bộ công nghệ trong thiết bị (Embodied Technical Progress): Công nghệ được cải tiến nhờ đầu tư thiết bị mới, thay đổi công nghệ từ chính thiết bị mới.

• Tiến bộ công nghệ ngoài thiết bị (Disembodied Technical Progress): công nghệ được cải tiến cho phép tăng sản lượng sản xuất từ đầu vào hiện có mà không đầu tư thiết bị mới Trong thực tế, nhiều đổi mới không đòi hỏi phải thay thế toàn bộ hoặc một phần thiết bị mà công nghệ có thể được cải tiến thông qua các thay đổi trong sản xuất.

“Thay đổi công nghệ”, “phát triển công nghệ”, “thành tựu công nghệ”, hoặc “tiến bộ công nghệ” là các thuật ngữ để mô tả quá trình tổng thể về phát minh, sáng tạo đổi mới và phổ biến công nghệ hay các quá trình (sản xuất) Bản chất của thay đổi công nghệ là phát minh ra công nghệ (bao gồm cả các quá trình sản xuất) và thương mại hóa công nghệ, gồm hoạt động: nghiên cứu và phát triển (tạo ra công nghệ mới), cải tiến liên tục của công nghệ, và sự ứng dụng của các công nghệ trên toàn ngành hoặc xã hội. Đặc điểm của tiến bộ công nghệ:

“Công nghệ” là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

“Tiến bộ” là một quá trình dần dần bao gồm một chuỗi các gia tăng nhỏ nằm dọc theo một đường liên tục Ban đầu các ý tưởng thường lan tỏa chậm, sau đó được áp dụng thường xuyên hơn, dần dần đạt được sự ứng dụng rộng rãi Ví dụ, máy phát điện và đèn điện đã được phát minh vào năm 1876 Cho đến sáu năm sau, Thomas Edison đã mở các máy phát điện thương mại đầu tiên để cung cấp năng lượng cho đèn điện ở Phố Wall của New York, 60 năm sau, Luật Điện khí hóa nông thôn cung cấp các nguồn tài chính để mang lại năng lượng điện đến hầu hết các vùng nông thôn ở Mỹ.

Tiến bộ công nghệ diễn ra thông qua các phát minh và đổi mới Phát minh là thuật ngữ sử dụng cho những khám phá khoa học mới, trong khi đổi mới được cho là chỉ diễn ra khi những khám phá khoa học mới được sử dụng thương mại để sản xuất hàng hóa thực tế Một số phát minh có thể không mang lại lợi nhuận kinh tế và không được sử dụng cho sản xuất thực tế, khi đó phát minh chưa dẫn đến tiến bộ công nghệ Tiến bộ công nghệ có được từ sự thay đổi trong quá trình sản xuất dẫn đến sản lượng tăng trên mỗi đơn vị lao động.

Về mô hình hóa tiến bộ công nghệ tác động tăng năng suất, mặc dù công nghệ có sự gia tăng liên tục, nhưng nó không biểu hiện một độ dốc nhất định, hoặc một tốc độ tăng, công nghệ có thể phát triển nhanh chóng, trì trệ hoặc thậm chí giảm theo các giai đoạn khác nhau, đường tiến bộ công nghệ có thể thay đổi một cách đột ngột.

2.2.2 Các yếu tố tạo nên tiến bộ công nghệ

Có rất nhiều yếu tố tạo nên tiến bộ công nghệ, nhưng tiến bộ công nghệ có tạo ra hiệu quả kinh tế làm tăng năng suất thì do tác động tổng hợp của các yếu tố này Ví dụ, ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu và phát triển là điểm xuất phát của tiến bộ công nghệ, nhưng các ý tưởng này phải được tiếp cận thị trường và thương mại hóa thành công thì mới tạo ra được các tiến bộ công nghệ thực sự và đóng góp vào hiệu quả kinh tế Bất kỳ yếu tố nào yếu kém trong hệ sinh thái đổi mới đều có thể cản trở ý tưởng mới được tạo ra hoặc ngăn chặn các ý tưởng mới thành các sản phẩm có khả năng thương mại hóa và do đó sẽ không có tiến bộ công nghệ và không có lợi ích từ tiến bộ công nghệ.

Các yếu tố tác động tới tiến bộ công nghệ có thể kể đến như sau:

(1) Các chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT): Với sự gia tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tạo khả năng cho các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra ý tưởng và phát triển sản phẩm mới Nếu phát triển sản phẩm mới thành công, lợi nhuận trong tương lai sẽ tăng lên.

(2) Luật sáng chế: Nếu kém bảo vệ cho sản phẩm mới, lợi nhuận kỳ vọng thu được nhỏ hơn từ các sản phẩm mới sẽ không khuyến khích được các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu và phát triển.

(3) Năng lực nghiên cứu: Nếu tạo ra được môi trường nghiên cứu tốt, có nghĩa là chi tiêu cho NC&PT sẽ mang lại nhiều sản phẩm mới Các tổ chức, doanh nghiệp được khuyến khích hơn để thực hiện các NC&PT, và NC&PT sẽ đem đến tiến bộ công nghệ.

Phương pháp luận nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động

2.3.1 Cơ chế tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động

Năng suất là tỷ lệ đầu ra trên đầu vào được sử dụng (năng suất = đầu ra/ đầu vào), phép đo năng suất gồm năng suất một yếu tố và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Để giải thích tác động của tiến bộ công nghệ tới tăng năng suất như thế nào, có thể bắt đầu bằng hình minh họa dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Đường biên sản xuất và hiệu quả kỹ thuật

Ví dụ một quá trình sản xuất đơn giản, trong đó một đầu vào x (giả thiết là số lao động) được sử dụng để sản xuất ra một đầu ra y Đường OF’ biểu thị đường biên sản xuất được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Đường biên sản xuất đại diện cho đầu ra tối đa đạt được từ từng mức đầu vào, trong đó chưa tính đến sự thay đổi công nghệ Các doanh nghiệp (DN) thuộc ngành vận hành ở trên đường biên, là những DN có hiệu quả kỹ thuật (technically efficient) tối ưu, nếu DN ở dưới đường biên thì được coi là không hiệu quả Trong hình, điểm A là điểm không hiệu quả, vì về mặt kỹ thuật, DN có thể tăng đầu ra đến một mức tương ứng điểm B mà không cần có thêm đầu vào.

Tập hợp tất cả các điểm kết hợp đầu vào và đầu ra có thể xảy ra nằm giữa đường biên sản xuất OF’ và trục hoành OX (bao gồm cả các điểm trên đường biên), trong đó quy mô tối ưu các điểm dọc theo đường biên sản xuất được xác định là các điểm hiệu quả (được gọi là có hiệu quả kỹ thuật).

Biểu đồ 2.2 minh họa sự khác biệt giữa “hiệu quả kỹ thuật” và “năng suất” Trong hình này, một đường từ gốc tọa độ được thể hiện là đường năng suất Độ dốc của đường này là y/x là một phép đo năng suất (NSLĐ với giả thiết x là số lao động) Nếu doanh nghiệp hoạt động ở điểm A được di chuyển tới điểm hiệu quả kỹ thuật B, độ dốc của đường OB sẽ lớn hơn OA, ngụ ý rằng năng suất ở điểm B đã cao hơn ở điểm A Tuy nhiên, bằng việc dịch chuyển tới điểm C, đường đi từ gốc tọa độ tiếp tuyến với đường biên sản xuất là điểm khả năng năng suất tối đa Điểm C là điểm quy mô tối ưu, hoạt động ở bất kỳ điểm nào khác điểm C trên đường biên sẽ có năng suất thấp hơn Một doanh nghiệp có thể đã đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa nhưng vẫn có thể cải tiến năng suất hơn nữa bằng việc khai thác kinh tế theo quy mô.

Biểu đồ 2.2: “Năng suất”, “hiệu quả kỹ thuật” và “hiệu quả kinh tế theo quy mô”

Phần ví dụ trên đây chưa tính đến yếu tố thời gian Khi so sánh năng suất theo thời gian, một nguồn gia tăng vào thay đổi năng suất được gọi là “thay đổi công nghệ”, các tiến bộ công nghệ được biểu diễn bằng sự dịch chuyển lên phía trên của hàm sản xuất. Điều này thể hiện trong biểu đồ 2.3 bằng việc dịch chuyển hàm sản xuất từ OF0’ ở thời gian t=0 lên OF1’ ở thời gian t=1 Trong giai đoạn thời gian t=1, tất cả các doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn với đầu vào không đổi so với giai đoạn t=0 với từng mức đầu vào tương ứng.

Khi chúng ta quan sát một doanh nghiệp đã tăng năng suất từ một năm tới năm tiếp theo, việc cải tiến không phải chỉ đến từ cải tiến hiệu quả, mà còn do thay đổi công nghệ hoặc khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô hoặc từ sự kết hợp 3 yếu tố này.

Biểu đồ 2.3: Minh họa thay đổi công nghệ giữa 2 thời kỳ

Theo cách lý giải trên, ba yếu tố tác động tới năng suất của một doanh nghiệp (hoặc của một ngành), đó là tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật và thay đổi hiệu quả theo quy mô.

2.3.2 Phương pháp đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất

Từ các nghiên cứu chuyên ngành về đánh giá tác động của các yếu tố, trong đó có tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất, theo Coelli và các cộng sự (2005) có 4 phương pháp có thể sử dụng:

1 Mô hình kinh tế lượng ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (least-squares econometric production models)

2 Phương pháp chỉ số (TFP indices)

3 Phân tích bao dữ liệu (DEA)

4 Phân tích đường biên ngẫu nhiên (stochastic frontier).

Hai phương pháp đầu thường sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian tổng hợp và ước lượng được thay đổi kỹ thuật hoặc TFP Cả hai phương pháp này đều giả thiết tất cả các doanh nghiệp đều có hiệu quả kỹ thuật (tức là các doanh nghiệp đạt tới đường biên sản xuất. Phương pháp 3 và 4 thường sử dụng cho dữ liệu của một mẫu các doanh nghiệp (sample of firms) tại một thời điểm và ước lượng được tiến bộ công nghệ, hiệu quả kỹ thuật vì không giả thiết rằng tất cả các doanh nghiệp đều có hiệu quả kỹ thuật Phân tích bao dữ liệu (DEA) và Phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) có thể sử dụng để đo cả thay đổi kỹ thuật và thay đổi hiệu quả nếu sử dụng dữ liệu mảng.

Phương pháp 1 và 4 sử dụng mô hình kinh tế lượng ước lượng tham số, trong khi phương pháp 2 và 3 thì không sử dụng mô hình kinh tế lượng Vì vậy có thể chia thành

2 nhóm: phương pháp “tham số” và “phi tham số” Các phương pháp có thể khác nhau ở một vài điểm, ví dụ như đòi hỏi về dữ liệu, các giả thiết và khả năng nhận biết các sai số ngẫu nhiên của dữ liệu. Để loại bỏ bớt các biến động, và đơn giản hóa, giả thiết được đặt ra: các hoạt động sản xuất diễn ra trong một giai đoạn nhất định, các biến động về giá của đầu vào và đầu ra đã được loại trừ. Ở đây sẽ trình bày cách tiếp cận đánh giá đóng góp của tiến bộ trong tăng năng suất thành 2 nhóm phương pháp: phương pháp phi tham số và phương pháp tham số. a- Cách tiếp cận phi tham số đánh giá thay đổi công nghệ

Như trên đã trình bày, cách tiếp cận phi tham số đánh giá thay đổi công nghệ có thể sử dụng phương pháp chỉ số và phân tích bao dữ liệu.

Khi một doanh nghiệp sản xuất nhiều đầu ra và sử dụng nhiều đầu vào tương ứng, chúng ta sẽ thể hiện sự thay đổi (tăng hoặc giảm) năng suất bằng một chỉ số TFP.

Hicks (1961) và Moorsteen (1961) và Diewert (1992) đã thiết lập một chỉ số gọi là Hicks-Moorsteen TFP (HM TFP) Index, biểu diễn một chỉ số TFP đo sự thay đổi của đầu ra so với tập hợp đầu vào.

Tăng tổng đầu ra HMTFP Index Tăng tổng đầu vào

Thông qua chỉ số này có thể dễ dàng đo và diễn giải, nhưng khó nhận biết các yếu tố tác động tới tăng năng suất Vì vậy để hiểu được tiến bộ công nghệ tác động trong tăng năng suất, vẫn cần tiếp tục phân tách các yếu tố trong tăng TFP.

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

Đánh giá năng suất lao động và tăng năng suất lao động của Việt Nam 51

3.1.1 Dữ liệu tính năng suất lao động và tăng năng suất lao động

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ tính NSLĐ theo người và NSLĐ theo giờ, chung toàn nền kinh tế cũng như phân theo các ngành kinh tế cấp I Các dữ liệu cần cho việc tính toán gồm: GDP tính theo giá thực tế và giá so sánh, tổng số người và số giờ lao động (có phân theo ngành kinh tế).

Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê có dữ liệu về chỉ tiêu GDP theo hai loại giá và số liệu về số người làm việc của toàn nền kinh tế như bảng sau:

Bảng 3.1: Dữ liệu về GDP theo giá thực tế, giá so sánh và số liệu lao động toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam (2010 – 2018)

GDP giá thực tế (triệu đồng)

GDP giá so sánh (triệu đồng)

Nguồn: GSO, Niên giám thống kê các năm từ 2010 đến 2018.

Khi tính NSLĐ theo giờ, về số giờ làm việc, trên thực tế không có sẵn trong Niên giám Thống kê, vì vậy, cần thêm một số bước xử lý dữ liệu Từ báo cáo lao động việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê, có được số liệu về số giờ lao động bình quân một người trong một tuần của nền kinh tế, từ đó tính được tổng số giờ lao động toàn nền kinh tế qua các năm:

Tổng giờ lao động một năm = Số giờ lao động bình quân một người trên tuần x Số tuần làm việc trên năm x Số lao động làm việc.

Bảng 3.2 Tính tổng số giờ làm việc của toàn nền kinh tế qua các năm

Số giờ lao động bình quân trên tuần

Số tuần làm việc trên năm

Số lao động làm việc

Tổng số giờ lao động

(1) Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm 2010 – 2018

(2) Tính số tuần làm việc theo quy định của Luật lao động 2012

(3) Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê qua các năm từ 2010 đến 2018

Khi phân theo ngành kinh tế cấp I, nền kinh tế bao gồm các ngành:

1- Nông lâm nghiệp, thủy sản

3- Công nghiệp chế biến, chế tạo

4- Sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

5- Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

7- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

9- Dịch vụ lưu trú và ăn uống

10-Thông tin và truyền thông

11-Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

12-Hoạt động kinh doanh bất động sản

13-Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

14-Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

15-Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

16-Giáo dục và đào tạo

17-Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

18-Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

19-Hoạt động dịch vụ khác

20-Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.

Khi tính năng suất lao động theo ngành kinh tế cần có các dữ liệu về giá trị tăng thêm theo giá thực tế và giá so sánh có được từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Giá trị tăng thêm theo giá thực tế (2018) và giá so sánh (2010 – 2018) của các ngành kinh tế cấp I ĐVT: Tỷ đồng

Công nghiệp chế biến, chế tạo

SX điện, khí đốt, nước nóng

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Hành chính và dịch vụ hỗ trợ

16 Giáo dục và đào tạo 225689 57445 60864 64282 69580 74681 78041 84825 93682 99978

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

Hoạt động dịch vụ khác

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm từ 2010 - 2018 Ghi chú: giá trị tăng thêm từng ngành có bao gồm thuế sản phẩm Những năm gần đây, do số liệu về GDP có trong Niên giám thống kê của các ngành không có thuế sản phẩm, do vậy, tác giả dựa vào quan hệ cơ cấu GDP để phân bổ thuế cho các ngành để có số liệu thống nhất giữa ngành và GDP nền kinh tế

Dữ liệu của “Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình” đã được gộp vào “hoạt động dịch vụ khác” trong bảng

Về số liệu số lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế, cũng tương tự như số liệu về giá trị tăng thêm, có thể khai thác từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê.

Bảng 3.4: Số lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế cấp I

Công nghiệp chế biến, chế tạo

SX điện, khí đốt, nước nóng

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Hành chính và dịch vụ hỗ trợ

Giáo dục và đào tạo

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

Hoạt động dịch vụ khác

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010-2018), Niên giám Thống kê

Ghi chú: Dữ liệu của “h oạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình” đã được gộp vào “hoạt động dịch vụ khác” trong bảng

Số liệu về giờ lao động của các ngành không có trong Niên giám Thống kê nên luận án đã thực hiện theo phương pháp tương tự như tính số giờ lao động của toàn nền kinh tế.

Trong số liệu thống kê có được các số liệu về số lao động theo khu vực kinh tế và số liệu về giờ lao động làm việc bình quân một lao động của 3 khu vực kinh tế: nông lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Bảng 3.5: Số giờ lao động bình quân trên tuần của các khu vực kinh tế

(2010-2018) ĐVT: Giờ lao động/ tuần

Nông lâm nghiệp, thủy sản 41,7 41,3 41,1 40,8 40,4 39,9 39,6 39,6 39,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm 2010 – 2018

Từ hai nguồn dữ liệu này, có thể tính được tổng giờ lao động theo từng ngành bằng cách áp dụng công thức nêu trên Ví dụ tính tổng giờ lao động của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản như sau:

Bảng 3.6: Tính tổng giờ lao động của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

Số giờ lao động bình quân/tuần

Tổng số giờ lao động một năm (nghìn giờ)

Trong số liệu thống kê hiện có, những ngành kinh tế cấp I thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ không có số liệu về số giờ làm việc bình quân 1 lao động của từng ngành cấp I nên sẽ sử dụng số giờ làm việc bình quân một lao động của khu vực công nghiệp – xây dựng để tính cho các ngành cấp I thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và số giờ làm việc bình quân một lao động của khu vực dịch vụ để tính cho các ngành thuộc khu vực dịch vụ.

Theo cách đó, tính toán tương tự như áp dụng đối với khu vực hay ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có được tổng số giờ làm việc của các ngành kinh tế cấp I như bảng 3.7.

Bảng 3.7: Tổng số giờ lao động theo ngành ngành kinh tế (2010 – 2018) ĐVT: nghìn giờ

Công nghiệp chế biến, chế tạo

SX điện, khí đốt, nước nóng 271467 288481 266123 272748 279972 291270 314226 306702 333234

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 14151735 14685552 15184930 16078125 16063614 16942245 17041574 17372614 18418603

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 648975 758772 751563 820995 850322 920868 952039 966515 1062588 12

Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 473025 498708 551467 601720 632972 705990 717761 780153 858370

Giáo dục và đào tạo 4267170 4364136 4249876 4442585 4492866 4787905 4811301 5103438 5334818

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 592620 630252 615680 665420 689966 745380 771903 719290 699422 19

Hoạt động dịch vụ khác 4131285 3977481 3608697 3717536 3702478 4297654 5161315 5219332 4875603

Ghi chú: Tính toán từ số liệu thống kê theo công thức 3.1, với các dữ liệu Bảng 3.4, 3.5, 3.2

Dữ liệu của “hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình” đã được gộp vào “hoạt động dịch vụ khác” trong bảng

3.1.2 Đánh giá năng suất lao động chung toàn nền kinh tế của Việt Nam

Từ số liệu về GDP giá thực tế, giá so sánh và số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân ở bảng 3.1 tính được NSLĐ theo giá thực tế, giá so sánh và tốc độ tăng NSLĐ (Bảng 3.8).

Bảng 3.8: NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam 2011-2018

Ghi chú: NSLĐ (giá thực tế) = GDP (giá thực tế)/ số lao động đang làm việc

NSLĐ (giá so sánh) = GDP (giá so sánh 2010)/ số lao động đang làm việc

Nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động của Việt Nam

3.2.1 Dữ liệu và xử lý bổ sung dữ liệu về vốn Để đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ (ở đây sử dụng cách tiếp cận tham số và phi tham số như phần lý thuyết đã trình bày), dữ liệu cần cho các mô hình nghiên cứu này gồm các chỉ tiêu giá trị tăng thêm giá so sánh, số lao động từ

15 tuổi trở lên đang làm việc cùng tổng số giờ lao động thực tế và vốn phục vụ sản xuất theo giá so sánh phân theo ngành kinh tế.

Nếu sử dụng dữ liệu đến ngành cấp 2, có được các dữ liệu về doanh thu, tài sản cố định và lao động đang làm việc vào thời điểm 31/12 hàng năm nhưng chỉ có được số liệu doanh nghiệp (không bao gồm các đơn vị kinh doanh cá thể, tập thể, hộ gia đình và các đối tượng khác) nên khi dùng số liệu này để suy rộng cho toàn nền kinh tế sẽ có sự sai lệch nhất định.

Với điều kiện số liệu như ở trên, thì sử dụng dữ liệu từ ngành cấp I sẽ phù hợp cho mục đích nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ xã hội của Việt Nam.

Như trên đã đề cập, các số liệu cần thiết để sử dụng mô hình gồm: giá trị tăng thêm (theo giá so sánh), lao động (sử dụng tổng số giờ lao động để phản ánh năng suất thực tế tốt hơn) và số liệu về vốn (ở đây dùng vốn phục vụ sản xuất).

Với yêu cầu về thông tin như trên thì các chỉ tiêu giá trị tăng thêm, theo giá so sánh cũng như số giờ làm việc của các ngành kinh tế đã được khai thác, xử lý và hệ thống ở mục 3.1 Vấn đề còn lại là phải tiếp tục xác định vốn sản xuất bình quân năm tính theo giá so sánh của các ngành kinh tế quốc dân.

Nếu ước lượng tác động của tiến bộ vào tăng NSLĐ cho toàn nền kinh tế thì cần tới số liệu của các ngành kinh tế cấp I Trong số liệu thống kê công bố, có được số liệu về tài sản tích lũy hàng năm và số liệu vốn đầu tư hàng năm Tuy nhiên, yếu tố sử dụng cho sản xuất là nhà xưởng, thiết bị (là tài sản cố định), là các giá trị tài sản được tích lũy từ nhiều năm.

Theo OECD (2001), vốn phục vụ sản xuất (capital service) là thước đo thích hợp đối với đầu vào vốn để phân tích năng suất Do vốn phục vụ sản xuất thường không quan sát được trực tiếp, nên được ước tính bằng cách giả định rằng vốn phục vụ sản xuất tương ứng với một tỷ lệ trong quy mô vốn (capital stock) được chuyển vào phục vụ sản xuất theo từng năm.

Trong đó, K k , t là vốn phục vụ sản xuất, k , p t là quy mô vốn, σ là một tỷ lệ Trong một giai đoạn nhất định thì σ là một hằng số.

Việc tính toán vốn phục vụ sản xuất khá phức tạp, đòi hỏi nhiều số liệu không có trong thực tế Vì vậy, để đơn giản hóa trong tính toán, vốn được sử dụng đưa vào mô hình toán là quy mô vốn sản xuất, vì theo công thức, giữa vốn phục vụ sản xuất và quy mô vốn khác nhau một tỷ lệ cố định trong giai đoạn ngắn hạn, nên tốc độ tăng của vốn phục vụ sản xuất tương đương với tốc độ tăng của quy mô vốn.

Tính toán quy mô vốn của năm hiện tại, đòi hỏi phải có số liệu theo chuỗi thời gian về đầu tư trong những năm trước đó và có một lượng vốn ban đầu ( S )

Quy mô vốn hiện tại t1

Trong đó, (1) t1 S là lượng vốn có từ ban đầu còn lại sau khi đã trừ khấu hao δ qua từng năm, (1)i It1 là đầu tư còn lại sau khi đã trừ khấu hao.

Tính quy mô vốn theo công thức (3.2), cần có (i) dữ liệu về đầu tư (hoặc tích lũy tài sản) theo chuỗi thời gian, (ii) thông tin về lượng vốn ban đầu tại thời điểm khi bắt đầu chuỗi thời gian và (iii) thông tin về tỷ lệ khấu hao của lượng vốn hiện tại.

Số liệu về đầu tư (hoặc tích lũy tài sản) hàng năm có được từ số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu về lượng vốn ban đầu và tỷ lệ khấu hao không có trong số liệu thống kê nên cần ước lượng.

 Ước lượng lượng vốn ban đầu

Có hai cách để có được số liệu về lượng vốn ban đầu Cách thứ nhất là điều tra toàn bộ tài sản hiện có của nền kinh tế Cách này, một số nước phát triển đã làm, ví dụ như Nhật Bản, tuy nhiên ở Việt Nam chưa thực hiện được Cách thứ hai là sử dụng phương pháp tồn kho dài hạn (PIM - Perpetual Inventory Method). Ý tưởng của PIM là giải thích vốn của nền kinh tế như một lượng tồn kho Lượng tồn kho tăng cùng với tích lũy vốn (hoặc đầu tư vốn) Lượng vốn phục vụ tối đa là ngay sau khi đầu tư và giảm dần theo thời gian Lượng giảm mỗi kỳ theo tỷ lệ khấu khao Ví dụ, nếu coi khấu hao là 5%, muốn có số liệu vào năm 2000, ta cần lấy số liệu về vốn cố định từ 20 năm trước (tức là năm 1981), sau đó cộng tích lũy giá trị còn lại vào thời điểm cuối năm tính từ năm 1981 đến năm 2000, ta có được số liệu lượng vốn ban đầu.

Sau khi đã có lượng vốn ban đầu (thời điểm cuối năm 2000), có thể tính được quy mô vốn của các năm tiếp theo (gọi là năm nghiên cứu) bằng công thức (3.2) dựa trên số liệu vốn tăng trong năm là khoản đầu tư xây dựng cơ bản và tài sản cố định trong năm có được từ Niên giám Thống kê Sau khi đã có quy mô vốn của toàn nền kinh tế, có thể phân bổ vốn cho các khu vực kinh tế hoặc các ngành kinh tế dựa trên cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tài sản cố định theo khu vực hoặc theo ngành.

 Ước lượng tỷ lệ khấu hao

Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, trong đó quy định về thời gian khấu hao cho từng loại tài sản Thời gian khấu hao được quy định một khoảng (ví dụ máy công cụ khấu hao từ 7 đến 15 năm).

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT DỰA TRÊN THÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ

Các vấn đề đặt ra đối với thúc đẩy tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động

Kết quả phân tích NSLĐ và đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn vừa qua (2011 – 2018) cho thấy một số vấn đề sau:

NSLĐ của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN, nhưng vẫn ở nhóm các nước có mức NSLĐ thấp NSLĐ chỉ đạt được tăng trưởng ổn định mà không tạo ra được sự đột phá, điều này dẫn tới khoảng cách ngày càng xa giữa Việt Nam và các nước tăng trưởng nhảy vọt như Hàn Quốc hoặc Thái Lan Nguyên nhân tốc độ tăng chậm về năng suất có nhiều, nhưng vấn đề chính là: một thời gian dài chú trọng phát triển theo chiều rộng mà thiếu sự chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển, ứng dụng, đổi mới khoa học và công nghệ.

Quá khứ đã chứng minh, sản xuất là động lực của sự tăng trưởng, thịnh vượng và đổi mới ở các nước trên thế giới Các nền kinh tế phát triển như Đức, Nhật Bản, Anh,

Mỹ đã thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua công nghiệp hóa từ rất sớm Những nền kinh tế công nghiệp hóa gần đây ở Đông Á cũng làm theo cách tương tự trong vài thập kỷ gần đây đạt được tăng trưởng chưa từng có Phát triển KH&CN đã mang đến sự thịnh vượng cho quốc gia bằng cả việc tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp và cũng tạo ra sự đổi mới trên toàn nền kinh tế.

Việt Nam đang bước sang một thập kỷ mới, thập kỷ 2020 - 2030, cùng với khát vọng xây dựng một đất nước công nghiệp, hiện đại Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức trong nỗ lực tạo ra chuyển biến rõ rệt về năng suất Hội nhập kinh tế quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực; đã hoàn tất việc đàm phán, ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) Các hiệp định thương mại thế hệ mới đặt ra những tiêu chuẩn cao về mặt thể chế, chất lượng quản lý nhà nước cũng như khuôn khổ pháp luật, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác, tạo áp lực lên cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Thúc đẩy nâng cao NSLĐ là một mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và vẫn sẽ là trọng tâm quan trọng của Việt Nam trong thập kỷ tiếp theo Trong thập kỷ qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá mạnh mẽ góp phần làm tăng NSLĐ chung Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là một kênh tác động mạnh mẽ đến tăng NSLĐ Theo đó, NSLĐ của một quốc gia được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch lao động từ khu vực có NSLĐ thấp (như nông nghiệp) sang những ngành có năng suất lao động cao hơn Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế phát triển ở giai đoạn càng thấp thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ có vai trò càng lớn đối với tăng NSLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động có tác dụng ban đầu trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển tới mức cao hơn thì yếu tố năng suất nội ngành sẽ có vai trò tiên quyết cho việc phát triển năng suất bền vững.

Các ngành kinh tế quan trọng sử dụng nhiều lao động như ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại có mức năng suất thấp Như vậy, để nâng cao năng suất chung của nền kinh tế, cần xem xét tác động nâng cao năng suất nội ngành, đặc biệt những ngành kinh tế chủ lực đóng góp nhiều vào GDP hoặc có tỷ trọng lao động cao.

Tăng TFP và tăng trang bị vốn trên lao động là các yếu tố làm tăng năng suất nội ngành Trong đó, tăng TFP được phân tách thành 3 yếu tố đóng góp: tiến bộ công nghệ, tăng hiệu quả kỹ thuật và tăng hiệu quả theo quy mô Dựa trên phân tích các số liệu thống kê của các ngành kinh tế thông qua mô hình phân tích biên ngẫu nhiên, tiến bộ công nghệ có vai trò đóng góp đáng kể vào tăng NSLĐ của nền kinh tế trong 10 năm vừa qua Kết quả thể hiện ở các số liệu nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, tiến bộ công nghệ có đóng góp tương đối vào tăng NSLĐ (trong khoảng 36 đến 55% đối với toàn nền kinh tế), mặc dù vậy, tỷ lệ đóng góp như vậy cũng chưa thể hiện được tiến bộ công nghệ là yếu tố trọng yếu trong nâng cao năng suất Vì vậy, thúc đẩy tiến bộ công nghệ cần phải được quan tâm hơn nữa để tiếp tục nâng cao NSLĐ trong giai đoạn tiếp theo.

Qua phân tích dữ liệu ở khu vực doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng cho thấy đóng góp nổi bật của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ Tuy nhiên, tốc độ tăng NSLĐ ở khu vực năng động này cũng chỉ đạt mức vừa phải (6,8%) Tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa trên tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, còn thiếu nghiên cứu,đổi mới sáng tạo từ nội lực nên thiếu sự bền vững Tiến bộ công nghệ làm tăng trình độ lao động gần như không có và hiệu quả tác động của tiến bộ công nghệ suy giảm theo thời gian Tiến bộ công nghệ ở khu vực này cũng đang tăng chậm lại trong 10 năm qua,nên cần đến những tác động gia tăng tiến bộ công nghệ góp phần tăng năng suất lao động Để đạt được mục tiêu năng suất chung, tăng năng suất ở khu vực doanh nghiệp là yếu tố then chốt Đây là khu vực có tiềm năng nhất trong việc cải thiện năng suất Tăng năng suất ở khu vực doanh nghiệp không chỉ cải thiện bản thân khu vực này mà còn là tiền đề để khu vực doanh nghiệp tăng năng lực thu hút lao động từ các khu vực kinh doanh cá thể hoặc phi chính thức chuyển sang Điều này cũng dẫn đến quá trình tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ công nghệ có sự khác biệt rõ ràng giữa ngành công nghiệp công nghệ thấp và ngành công nghiệp công nghệ trung bình và cao, trong đó ngành công nghệ trung bình và cao có mức NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ, tiến bộ công nghệ vượt trội, vì vậy các chính sách tiếp tục khuyến khích và tạo các điều kiện chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các ngành công nghệ trung bình và cao, giảm dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp công nghệ thấp có mức NSLĐ thấp.

Một yếu tố nữa cũng cần quan tâm là nâng cao hiệu quả kỹ thuật để đạt được năng suất cao hơn ở các ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh Hiệu quả kỹ thuật còn thấp chứng tỏ còn nhiều lãng phí trong quản lý, khả năng hấp thụ công nghệ còn yếu Vì vậy,cần có giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả kỹ thuật góp phẩn đẩy mạnh NSLĐ.

Bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những cơ hội thách thức thúc đẩy tiến bộ công nghệ

4.2.1 Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

KH&CN đã làm thay đổi nền sản xuất và đời sống của người dân trên thế giới Nhìn lại lịch sử của KH&CN, trên thế giới cho đến nay đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang ở đỉnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra bắt đầu từ nước Anh vào 30 năm cuối của thế kỷ 18 và hoàn thành vào những năm 50 của thế kỷ 19, nhờ sự ra đời của phát minh máy hơi nước Đây là thời đại cơ khí hóa, máy móc thay thế cho lao động thủ công Từ cuộc cách mạng này, khái niệm nhà máy sản xuất cũng đã ra đời.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần hai diễn ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.Bằng sự tích lũy lực lượng sản xuất hàng trăm năm của thời đại cơ khí hóa, cuộc cách mạng này đã chuyển nền sản xuất trên cơ sở cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang tự động hóa trong sản xuất Thời đại này đã tạo ra một ngành mới, ngành “nghiên cứu khoa học” đã trở thành một ngành lao động đặc biệt Bằng việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng này đã dẫn tới sự đột phá trong sản xuất, tạo nên một khối lượng của cải đồ sộ bằng nhiều thế kỷ trước cộng lại.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng năm 1969 cho đến cuối thế kỷ

20, khi nền công nghiệp đã cho ra đời các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá, sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990) Khoa học gắn liền với kỹ thuật tạo ra sự thay đổi vượt bậc trong nền sản xuất công nghệ cao, thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra là cuộc cách mạng được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc Cách mạng thứ ba với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa - rô bốt, vạn vật kết nối Internet (Internet of Things - IoT) công nghệ in 3D, điện toán đám mây, công nghệ nano … Đổi mới công nghệ được thúc đẩy và hỗ trợ bởi công nghệ thông tin dự báo sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và thương mại trên thế giới Những công nghệ mới trong tương lai của thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới

(2017) tại phụ lục 8. Đánh giá khả năng sẵn sàng cho sản xuất trong tương lai, Diễn đàn Kinh tế Thế giới phân nhóm thành các nước:

3 Nước có tiềm năng cao

Trong khối ASEAN 6, Singapore và Malaysia được xếp ở nhóm nước dẫn đầu, cùng với các nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Thái Lan và Philippines đứng ở nhóm các nước kế tiếp, Việt Nam, Indonesia ở nhóm nước non trẻ.

Trong số các khía cạnh động lực cho sản xuất, công nghệ và đổi mới là một yếu tố quyết định cho sản xuất trong tương lai, vì việc áp dụng và phổ biến các công nghệ mới nổi là mấu chốt của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đổi mới là lực lượng thúc đẩy tương lai của sản xuất Các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phần lớn được tạo ra từ các khoản đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển; các ứng dụng mới và sáng tạo trong sản xuất. Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2018) về sự sẵn sàng cho công nghệ và đổi mới cho sản xuất trong tương lai, Việt Nam đạt 3,09 điểm, đứng thứ 90 trên 100 nước.Điều này cũng cho thấy, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm cho việc xúc tiến công nghệ và đổi mới để chuẩn bị cho sản xuất trong tương lai Trong số đó một số chỉ số đáng lưu ý là: vùng phủ sóng mạng di động (đứng thứ 96), chỉ số cam kết bảo mật (đứng thứ 90), tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển trên tổng GDP (đứng thứ 84).

4.2.2 Năng lực sáng tạo đổi mới của Việt Nam

Từ năm 2018, báo cáo cạnh tranh toàn cầu đánh giá về hệ sinh thái đổi mới gồm 2 trụ cột: năng động trong kinh doanh và năng lực đổi mới Trong đó, khả năng đổi mới gồm các chỉ số đánh giá khả năng tạo ý tưởng, nghiên cứu và phát triển, và khả năng thương mại hóa thành công; trụ cột năng động trong kinh doanh đề cập các yếu tố ở phạm vi rộng hơn như các yêu cầu hành chính quản trị (phạm vi và khung pháp lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp) và văn hóa doanh nhân (mức độ quốc gia sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đón nhận những ý tưởng đột phá).

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế Thế giới năm 2019, điểm số về sự năng động trong kinh doanh của Việt Nam là 56,5 trên thang điểm 100, đứng thứ 89 trên 141 nước và năng lực đổi mới 36,8 điểm, đứng thứ 76 trên 141 nước.

Bảng 4.1: Xếp hạng của Việt Nam về hệ sinh thái đổi mới (2019) Điểm số Xếp hạng Tăng/ giảm so với năm trước

Sự năng động trong kinh doanh 56,5 89 Tăng 12 bậc

Các thủ tục hành chính 62,6 96

Chi phí thành lập doanh nghiệp 97 66 Không thay đổi Thời gian thành lập doanh nghiệp 83,4 96 Tăng 8 bậc

Tỷ lệ thu hồi khi mất khả năng thanh toán

Khung pháp lý giải quyết mất khả năng thanh toán

Thái độ đối với rủi ro kinh doanh 48,5 77 Tăng 16 bậc

Sẵn sàng ủy quyền 51,5 97 Tăng 4 bậc

Tăng trưởng doanh nghiệp đổi mới 51,5 68 Tăng 22 bậcCông ty nắm bắt ý tưởng đột phá 50,3 39 Tăng 13 bậc

Năng lực đổi mới 36,8 76 Tăng 6 bậc

Tương tác và đa dạng 39,1 79 Đa dạng của lực lượng lao động 56,5 75 Tăng 12 bậc

Tình trạng phát triển cụm 52,6 44 Tăng 2 bậc Đồng phát minh quốc tế 3,4 82 Giảm 2 bậc

Hợp tác nhiều bên 43,9 80 Tăng 11 bậc

Nghiên cứu và phát triển 24,9 72

Các ấn phẩm khoa học 72,2 59 Không tăng/giảm

Cấp bằng sáng chế 3,4 91 Giảm 2 bậc

Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển

Tổ chức nghiên cứu nổi bật 4,2 58 Tăng 2 bậc

Sự tinh thông của người mua 47,8 44 Tăng 16 bậc Ứng dụng thương hiệu 64,1 80 Giảm 1 bậc

Nguồn: WEF, Báo cáo năng lực cạnh tranh2019.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, với sự ra đời của những công nghệ mới và những sáng tạo có tầm bao phủ rộng đang lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi hơn nhiều so với các cuộc cách mạng trước đó Trong bối cảnh đó, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ sớm giải phóng để tạo ra sự bùng nổ về năng suất và tăng trưởng kinh tế cao hơn Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ khác với các thời kỳ trước Để có được lợi thế cạnh tranh, quốc gia phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo.

Về chỉ số đổi mới sáng tạo, theo báo cáo Chỉ số sáng tạo toàn cầu GII của Tổ chức

Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2019, Việt Nam đạt 38,8 điểm triên thang điểm

100, đứng thứ 42 trên 129 nước, đứng thứ 3 trong khối ASEAN chỉ sau Singapore vàMalaysia, tăng 3 bậc so với năm 2018 và thứ hạng này đã cải thiện 17 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Năng lực đổi mới, ngoài việc tích lũy kiến thức từ các nghiên cứu và hoạt động sáng chế, còn thể hiện năng lực của một quốc gia khuyến khích sự sáng tạo, sự tương tác và hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức, khả năng thương mại hóa các sản phẩm mới.

Mặc dù về năng lực cho đổi mới đã được cải thiện nhiều, nhưng các chỉ số vẫn cần được tiếp tục cải thiện để đổi mới, sáng tạo trở thành động lực cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới theo đúng chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

Việt Nam đã mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu ngành hàng, nhưng quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ công nghệ cao, phức tạp hơn và có hàm lượng tri thức cao hơn vẫn còn diễn ra khá chậm chạp Việc mắc kẹt trong các hoạt động tạo ít giá trị tăng thêm đã hạn chế khả năng học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sáng tạo.

Mặc dù, phát triển khoa học và công nghệ đã được Đảng và Nhà nước chú trọng trong thời gian qua Từ nguồn ngân quỹ đầu tư, đã tạo ra được nhiều thay đổi về nền tảng cho nghiên cứu khoa học như cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ đã được tăng cường, từ vật chất đến nguồn nhân lực, đã có được những đề tài khoa học và sản phẩm công nghệ có giá trị, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trong nhiều năm, các chính sách đổi mới, khoa học và công nghệ của Việt Nam tập trung nhiều cho các nghiên cứu và phát triển và sáng tạo tri thức mà chưa tập trung cho các doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng và hấp thu tri thức Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ít sử dụng và cải tiến công nghệ, đổi mới Các chính sách cũng thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và các khu vực nghiên cứu, dẫn đến các sản phẩm nghiên cứu bị hạn chế trong thương mại hóa, hoặc thiếu các nghiên cứu ứng dụng, điều này làm hạn chế tiến bộ công nghệ đóng góp vào tăng trưởng năng suất.

Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ đóng góp nâng cao năng suất lao động

Các mô hình lý thuyết chỉ ra rằng có 2 cơ chế tạo ra sự tiến bộ công nghệ, một là đổi mới (tự phát triển những công nghệ mới) và hai là tiếp nhận (giới thiệu công nghệ mới ở một nơi khác đến) Tất cả các nền kinh tế đều theo đuổi cả hai cơ chế này Tiếp thu công nghệ từ nước ngoài là một phần quan trọng không thể thiếu làm tăng tiêu chuẩn sống một cách ổn định và thậm chí đạt được sự tăng trưởng về dài hạn dựa trên liên tục đổi mới công nghệ tiếp nhận từ nước ngoài Tuy nhiên tiếp nhận công nghệ cũng có hạn chế.

Lý thuyết kinh tế đã chứng minh rằng, giữa một nền kinh tế tạo ra công nghệ và một nền kinh tế tiếp nhận công nghệ, thì nền kinh tế tạo ra công nghệ sẽ luôn duy trì được mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với nền kinh tế tiếp nhận công nghệ. Khoảng cách thu nhập giữa hai nền kinh tế này vẫn tiếp tục gia tăng qua thời gian mặc dù các nước tiếp nhận công nghệ tiếp thu hết tất cả những công nghệ tiên tiến từ các nước tạo ra công nghệ Theo thời gian, nó luôn có một độ trễ và độ trễ như vậy tạo ra một khoảng cách tồn tại song hành về mức thu nhập có lợi cho nước sáng tạo công nghệ.

Tỷ lệ thu nhập tương đối, hoặc khoảng cách giữa nước sáng tạo công nghệ và nước tiếp nhận công nghệ phụ thuộc vào tỷ lệ đổi mới và khả năng tiếp nhận công nghệ Điều này tạo ra 2 bài học quan trọng Một là, những nước đi sau tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài mà không tự mình đổi mới công nghệ sẽ mãi là nước tụt hậu so với các nước sáng tạo công nghệ Thứ hai, tiếp nhận công nghệ đòi hỏi có các tổ chức chuyên môn cao để có thể lĩnh hội được các công nghệ mới.

Các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi các hệ thống sản xuất toàn cầu Các quy trình của nhà máy và việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu đều bị ảnh hưởng Điều này đang tạo ra một làn sóng cạnh tranh mới giữa các quốc gia, Nếu được áp dụng đúng, công nghiệp 4.0 có thể tăng năng suất 30 - 40% (theo đánh giá của WEF).

Từ các phân tích thêm cho thấy các vấn đề cần quan tâm hiện nay, đó là (1) Xây dựng đồng bộ các chính sách thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao năng suất lao động; (2) Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới, chuyển giao công nghệ tác động vào tăng năng suất lao động; (3) Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ tại các nhà máy để nâng cao hiệu quả kỹ thuật từ công nghệ mới và (4) Tạo lập hệ sinh thái đổi mới để khai thác cơ hội tăng năng suất đột phá dựa vào tiến bộ công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0.

4.3.1 Xây dựng đồng bộ các chính sách và các chương trình thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao năng suất lao động

1- Xây dựng các chính sách đồng bộ giữa phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động

Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đưa ra định hướng: “Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế” Để đạt được điều đó, cần đánh giá lại toàn diện các chính sách thúc đẩy khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, điều chỉnh theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tới nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Tăng cường các nghiên cứu ứng dụng một cách hiệu quả tập trung một số ngành chủ đạo trên cơ sở hợp tác 3 bên Nhà nước – Viện nghiên cứu – Doanh nghiệp Kết hợp các chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo với các chương trình cải tiến hệ thống quản trị và đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ để đem đến hiệu quả cao nhất.

Mặc dù tầm quan trọng của cả năng suất và đổi mới đã được nhận biết, nhưng chính sách, nội dung và việc thực hiện hai vấn đề này vẫn còn khá tách biệt Các chính sách về cải thiện năng suất có xu hướng tập trung vào cải thiện hoạt động quản trị, ví dụ như các chương trình phát triển kỹ năng và chuyên môn của công nhân, nâng cao năng lực sản xuất và thực hiện các tiêu chuẩn công nghiệp và kỹ thuật trong các nhà máy (như đề cập trong Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020) Chương trình năng suất cũng nói tới đổi mới nhưng chưa rõ ràng Vấn đề nâng cao năng lực công nghệ ngoài việc nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng, cụ thể là kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm và quy trình, nghiên cứu và phát triển không thực sự được đưa vào các kế hoạch và chiến lược cải thiện năng suất một cách chính thống Mặt khác, các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới nhấn mạnh rất nhiều vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, các vấn đề mới nổi trên thế giới như thành phố thông minh và mục tiêu phát triển bền vững mà không tập trung đầy đủ vào cải thiện năng suất ở các phân xưởng của các nhà máy, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (khu vực chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam) Do đó, cần phát triển các chính sách, chiến lược và hành động đồng bộ cả hai vấn đề năng suất và khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo.

2- Liên kết bộ, ngành về các chương trình nâng cao năng suất, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo

Hiện nay, được sự quan tâm của Chính phủ mà nhiều chương trình KH&CN, sáng tạo đổi mới, thúc đẩy năng suất đã được triển khai thực hiện ở các bộ, ngành, nhưng các hoạt động tương đối độc lập, thiếu sự liên kết. Để thực hiện hiệu quả các chính sách, sự phối hợp giữa các bộ là rất quan trọng. Trong đó, cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thương Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phát triển các dự án hỗ trợ, các diễn đàn thảo luận thường xuyên về chủ đề năng suất nên được khởi xướng và thực hiện.

3- Xây dựng tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất và các cơ chế khuyến khích

Các chính sách gần đây của Việt Nam nhấn mạnh vào việc tạo ra các công ty khởi nghiệp công nghệ cao thông qua các cơ sở mới như khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ Tuy nhiên, để nâng cấp vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, bắt buộc phải có hàng loạt các công ty đổi mới, sáng tạo quan trọng chứ không nhất thiết là các công ty mới khởi nghiệp trong các ngành công nghệ cao như CNTT, công nghệ sinh học và công nghệ nano Các doanh nghiệp nhà nước truyền thống, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần được nâng cấp để trở thành các công ty đổi mới, sáng tạo Các chương trình, ngân sách cần được cung cấp để tăng cường năng lực công nghệ, đặc biệt là trong các doanh nghiệp truyền thống trong các ngành công nghiệp 'dựa trên tài nguyên' và 'thâm dụng lao động' như cà phê, hải sản và dệt may … và các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam. Để hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam có thể cạnh tranh, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá, thì doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp như sau:

- Nhóm những doanh nghiệp quy mô lớn đi đầu, dẫn dắt những doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp: Chính sách tập trung vào khuyến khích tiếp cận, đổi mới khoa học và công nghệ, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

- Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tập trung vào nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

- Nhóm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và hoạt động để tiếp nhận các ưu đãi theo luật, hỗ trợ giao tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, li-xăng công nghệ.

-Nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (có tiềm năng tăng trưởng nhanh dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ): Chính sách tập trung vào hỗ trợ hình thành, kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực.

4.3.2 Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới

Như trên đã đề cập, có rất nhiều cản trở khiến KH&CN không tự phát triển được ở khối kinh tế tư nhân, vì vậy rất cần vai trò dẫn dắt bởi nhà nước Vai trò của nhà nước cho đầu tư nghiên cứu và đổi mới như sau:

1- Xây dựng “Tầm nhìn” và “Chiến lược” đổi mới, bao gồm chiến lược đầu tư cho NC&PT, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ mới tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao cho khoảng thời gian tới trên cơ sở hiểu rõ các ngành mũi nhọn phát triển của đất nước, các xu hướng công nghệ quốc tế, các ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực gắn với khả năng cạnh tranh kinh tế (ví dụ: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, công nghệ nano có thể phù hợp với Việt Nam) Việc này cần làm liên tục hàng năm và thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những thay đổi công nghệ trên thế giới và xu hướng các ngành kinh tế của Việt Nam để xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược và mục tiêu một cách phù hợp Để làm tốt việc xây dựng tầm nhìn và chiến lược, cần có dữ liệu để phân tích đánh giá thường xuyên về các hoạt động khoa học, công nghệ và tác động của nó trong nâng cao năng suất, phân tích xu hướng phát triển kinh tế của từng ngành, lựa chọn được những ngành lợi thế hoặc tiềm năng giá trị tăng thêm cao, các ngành trọng điểm tạo nguồn thu nhập, hỗ trợ công nghiệp, phúc lợi công cộng, tiềm năng tương lai để lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, tránh đầu tư KH&CN một cách dàn trải mà thiếu hiệu quả Khi đã có được tầm nhìn và chiến lược đổi mới, thì cần xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể tới từng ngành hoặc từng khu vực Quan trọng hơn nữa, cần chú trọng giám sát việc thực thi chiến lược và kế hoạch hành động đảm bảo đạt được các mục tiêu đã xác định.

2- Thúc đẩy doanh nghiệp lớn đi đầu trong đầu tư vào nắm bắt và phát triển công nghệ để tăng sức cạnh tranh toàn cầu và năng lực xuất khẩu Ngoài ra, những doanh nghiệp hàng đầu còn có vai trò lan tỏa công nghệ tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Cũng giống như nhiều nước khác, thường các doanh nghiệp vừa và lớn mới đủ khả năng tiềm lực để đầu tư nghiên cứu, phát triển và đổi mới, vì vậy các chính sách sẽ nhằm tới khuyến khích các sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp ở quy mô này Nhằm khuyến khích đối tượng này, nhà nước có thể sử dụng các công cụ chính sách tạo các điều kiện về thể chế cho hoạt động đầu tư KH&CN, sử dụng các công cụ miễn thuế, hỗ trợ vốn vay phát triển KH&CN cho các lĩnh vực ưu tiên, tạo các điều kiện hợp tác quốc tế, trao đổi và học hỏi về KH&CN; các chương trình hỗ trợ như hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong nghiên cứu khoa học công nghệ.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Việc đầu tiên để thực hiện các giải pháp nêu trên là tạo ra được nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về sự cần thiết phải cải tiến năng suất lao động, hiểu được vai trò tác động của KH&CN, đổi mới, sáng tạo tới nâng cao năng suất; chú trọng tới các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp.

Thứ hai, cần chú trọng tới giám sát đánh giá việc thực thi các chương trình khoa học và công nghệ, vì việc xây dựng chiến lược, chính sách, các chương trình thúc đẩy chỉ là một phần đóng góp vào sự thành công, việc thực thi các chiến lược, chính sách và chương trình một cách hiệu quả mới là yếu tố quyết định cho sự thành công Để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát, cần thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu quả (KPIs) cho các chính sách và chương trình, thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc theo dõi, đánh giá đảm bảo chính sách, chương trình được thực hiện đúng đồng thời nhanh chóng điều chỉnh các chính sách và chương trình theo hướng hiệu quả hơn.

Thứ ba, cần thiết lập hoặc phát triển một cơ quan đủ kiến thức chuyên môn, đủ thẩm quyền để liên kết các chương trình đơn lẻ với các mục tiêu khác nhau hoặc ở các bộ ngành khác nhau liên quan tới thúc đẩy nâng cao năng suất và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo ra được sự thay đổi mang tính tổng thể, toàn diện và hiệu quả.

Thứ tư, cần có sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc thực thi các chương trình chương trình thúc đẩy KH&CN và nâng cao năng suất, đảm bảo được ngân sách thực thi các chương trình phát triển được thực hiện đúng mục đích.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 3 đã chứng minh vai trò của tiến bộ công nghệ trong tăng NSLĐ và trưởng kinh tế, vì vậy thúc đẩy tiến bộ công nghệ tiếp tục cần được coi là định hướng phát triển kinh tế quan trọng của Việt Nam Tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ càng rõ nét hơn trong khối doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, là ngành có sự phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua.

Chắc chắn, trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến bộ công nghệ càng có vai trò lớn hơn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Yêu cầu đặt ra là có những chính sách thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng hiệu quả công nghệ mới để tạo ra được sự thay đổi đột phá về năng suất.

Chương 4 đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao NSLĐ. Chương này cũng đánh giá thêm tình hình hoạt động KH&CN, sáng tạo, đổi mới của Việt Nam ở giai đoạn vừa qua Mặc dù nhiều các chính sách và chương trình thúc đẩy hoạt động KH&CN nhưng các điều kiện cho sự sẵn sàng đổi mới KH&CN vẫn còn yếu, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra các cơ hội nâng cao năng suất một cách đột phá.

Các giải pháp đề xuất sẽ tập trung vào: (1) Gắn kết, thực thi các chính sách, chương trình đổi mới khoa học, công nghệ và các chương trình nâng cao năng suất để có hệ thống chính sách đồng bộ, hiệu quả; (2) thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặt biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư nhân để tạo ra nhiều các cơ hội cải tiến năng suất; (3) nâng cao hiệu quả hấp thu tiến bộ công nghệ tại các nhà máy để cải tiến năng suất hơn nữa và (4) tạo ra một hệ sinh thái đổi mới liên kết sự tham gia của các thành phần khác nhau thúc đẩy dòng chảy tri thức, chuyển thành các giá trị thúc đẩy năng suất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung nghiên cứu làm rõ khái niệm NSLĐ, tăng NSLĐ, phương pháp tính NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ, phương pháp xử lý dữ liệu để tính NSLĐ của Việt Nam ở cấp nền kinh tế và cấp ngành Đầu ra trong công thức tính NSLĐ sử dụng chỉ tiêu giá trị tăng thêm hoặc GDP, đầu vào trong công thức được tính trên số lao động và trên giờ lao động.

Khác với các nghiên cứu liên quan tới NSLĐ trước đó ở Việt Nam thường tính NSLĐ theo người, luận án đã tính toán được NSLĐ theo giờ, cách tính này phản ánh thực trạng NSLĐ tốt hơn Luận án đã đưa đưa ra phương pháp xử lý số liệu để có thể tính được NSLĐ theo giờ lao động trong điều kiện hạn chế của số liệu thống kê hiện có.

Trên cơ sở các dữ liệu thống kê của Việt Nam, luận án đã tính toán và đánh giá được thực trạng NSLĐ và xu thế biến động của NSLĐ ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2018. Đánh giá được xu hướng năng suất, so sánh mức NSLĐ với một số nước và so sánh giữa các ngành Từ kết quả tính NSLĐ cho thấy NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhưng chỉ đạt được tăng trưởng ổn định mà không tạo ra được sự đột phá nên nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các nước Châu Á.

Luận án đã đưa ra một khung lý luận rõ ràng về nội dung, vai trò và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, đi sâu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ theo các cách tiếp cận, lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp để nghiên cứu, đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ Trong luận án sử dụng cách tiếp cận tham số - Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để tách tăng TFP thành: thay đổi hiệu quả kỹ thuật (TE), tiến bộ công nghệ (TC) và thay đổi hiệu quả theo quy mô (SE). Bên cạnh đó sử dụng cách tiếp cận phi tham số - chỉ số Malmquist tổng hợp phân tách thay đổi TFP (TFP change) thành 2 phần: thay đổi hiệu quả (Effch) và thay đổi công nghệ (Techch), thay đổi hiệu quả tách thành thay đổi hiệu quả thuần (Pech) và thay đổi theo quy mô (Sech).

Chỉ số Malmquist dựa trên phương trình tuyến tính không chứa tham số (DEA), cho phép thiết lập giới hạn hiệu quả tối ưu của các đơn vị ra quyết định (Decision MakingUnit - DMU), tỷ số giữa đơn vị đầu ra và đơn vị đầu vào thể hiện hiệu quả sản xuất.Cách tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) là phương trình có chứa tham số, đòi hỏi phải thiết lập một mô hình và ước lượng với hai sai số: sai số thống kê và sai số khác liên quan đến phi hiệu quả kỹ thuật Phương pháp DEA linh hoạt hơn vì không đòi hỏi phải có giả định về công nghệ và thuận lợi khi đánh giá các quan sát cả thông tin riêng lẻ lẫn hỗn hợp Tuy nhiên lại hạn chế vì thiếu khách quan khi xác định đặc tính, nhạy cảm với cách chọn yếu tố đầu vào, đầu ra và mất tính khả thi khi giả định không thực tế Trong khi đó, lợi thế chính của SFA là tính chất ngẫu nhiên, theo đó độ lệch biên bao gồm tính phi hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát Ngoài ra, SFA kết hợp các khả năng khắc phục các lỗi đo lường trong các biến, cho phép suy luận thống kê và dễ dàng xử lý với dữ liệu mảng.

Luận án cũng đề xuất phương pháp xử lý dữ liệu để có được thông tin đầu vào cho ứng dụng mô hình, đó là các dữ liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động trên cơ sở nguồn số liệu thống kê hiện có, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế số liệu cho mô hình nghiên cứu.

Khác với nhiều nghiên cứu trước, thay vì sử dụng dữ liệu doanh nghiệp, luận án đã sử dụng dữ liệu thứ cấp đã công bố từ các nguồn thống kê để đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của Việt Nam Cụ thể là sử dụng dữ liệu của ngành kinh tế cấp I (phạm vi phù hợp với phân tích toàn nền kinh tế), bên cạnh đó, đánh giá NSLĐ và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ ở khu vực doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng cũng dựa trên số liệu thứ cấp của Tổng cục Thống kê.

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w