1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư

166 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư
Tác giả Phạm Ngọc Hưng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Cao Văn, PGS. TS. Lưu Bích Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Toán kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 795,56 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.1. Các khái niệm về di cư (23)
    • 1.2. Các lý thuyết về di cư và động lực di cư (29)
      • 1.2.1. Lý thuyết vĩ mô về di cư (29)
      • 1.2.2. Lý thuyết trung mô về di cư (30)
      • 1.2.3. Lý thuyết vi mô về di cư (31)
      • 1.2.4. Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration - NELM) (32)
      • 1.2.5. Thảo luận về động lực di cư (34)
    • 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về di cư và mô hình phân tích các nhân tố tác động đến quyết định di cư (35)
      • 1.3.1. Mô hình phân tích xu thế di cư (35)
      • 1.3.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư (40)
    • 1.4. Tổng quan một số phân tích lợi ích về thu nhập và chi tiêu của người (50)
    • 1.5. Thực tiễn và một số phân tích về di cư ở Việt Nam (53)
      • 1.5.1. Rà soát một số chính sách và pháp luật liên quan đến di cư (53)
      • 1.5.2. Tình hình di cư và một số phân tích di cư ở Việt Nam (55)
      • 1.5.3. Di cư giữa các vùng từ số liệu được công bố trên Niên giám thống kê của (63)
      • 1.5.4. Di cư phân tích từ Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014 (64)
      • 1.5.5. Phân tích di cư từ bộ số liệu Điều tra Lao động việc làm năm 2014 (73)
      • 1.5.6. Phân tích di cư từ Bộ số liệu Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2014 (75)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (84)
    • 2.1. Mô hình phân tích quyết định di cư (84)
      • 2.1.1. Mô hình logit với số liệu mảng phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư (84)
      • 2.1.3. Mô hình logit đa trạng thái nhiều mức phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân (102)
    • 2.2. Mô hình đánh giá tác động của di cư đến thu nhập và mức sống của hộ có người di cư (104)
      • 2.2.1. Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca phân tích khác biệt về thu nhập của hộ có người xuất cư với hộ không có người xuất cư (104)
      • 2.2.2. Mô hình phân tích tác động của di cư tới các mức phân vị chi tiêu của hộ (105)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ (108)
    • 3.1. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hộ có ít nhất một người xuất cư từ Bộ số liệu VHLSS kết nối ba năm 2010-2012-2014 (108)
    • 3.2. Kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cấp độ cá nhân (114)
      • 3.2.1. Kết quả mô hình logit đa trạng thái (114)
      • 3.2.2. Kết quả mô hình logit đa trạng thái nhiều mức (116)
  • CHƯƠNG 4: LỢI ÍCH VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI XUẤT CƯ (121)
    • 4.1. Kiểm định thống kê mức cải thiện về thu nhập của hộ có người xuất cư . 110 (121)
    • 4.4. Kết quả mô hình hồi quy phân vị (132)
      • 4.4.1. Mục đích sử dụng mô hình hồi quy phân vị (132)
      • 4.4.2. Phân tích kết quả mô hình hồi quy phân vị (133)
    • 4.5. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính số liệu mảng phân tích di cư tác động đến chi tiêu hộ (135)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (145)
  • PHỤ LỤC (154)
    • theo 6 vùng kinh tế (77)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các khái niệm về di cư

Di cư là khái niệm được các nhà nghiên cứu định nghĩa chưa thống nhất.

Có nhà nghiên cứu coi đó là sự “thay đổi nơi cư trú cố định” (Lee, 1966), có nhà nghiên cứu lại coi “sự thoát ly hay tách khỏi cộng đồng sống” là nội dung chính trong nội hàm khái niệm di cư (Mangalam và Morgan, 1968) Có nhà nghiên cứu cho rằng “giá trị hệ thống dựa trên đó con người hay cộng đồng người lựa chọn nơi cư trú” là tiêu chí chủ yếu nhận dạng quá trình di cư (Paul Shaw, 1975) Như vậy, di cư có thể hiểu là sự di chuyển của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác trong thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn Nói cách khác, di cư là một thuật ngữ mô tả quá trình dịch chuyển dân số theo không gian hoặc quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập, hoặc thiết lập nơi cư trú mới vào một đơn vị hành chính - địa lý trong một thời gian nhất định Di cư có thể liên quan đến sự di chuyển của một cá nhân, một gia đình, thậm chí cả một cộng đồng.

Cùng với khái niệm “di cư” có một số khái niệm liên quan như “người di cư”, “di cư tổng”, “di cư thuần”, “nơi nhập cư”, “nơi xuất cư”, “chênh lệch di cư”… “Người di cư” là người trong một thời gian nhất định, có ít nhất một lần thay đổi nơi cư trú của mình từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác, từ khu vực lãnh thổ này sang khu vực lãnh thổ khác “Di cư tổng” là tổng cộng số người đến và đi trên cùng một vùng, là chỉ số đo lường toàn bộ dân số đến và đi trong một cộng đồng dân cư trên cùng một địa bàn sống.

“Di cư thuần” là khái niệm chỉ sự chênh lệch giữa tổng số người di chuyển đến và tổng số người di chuyển đi khỏi một vùng lãnh thổ nhất định do sự chuyển dịch nơi cư trú của người dân “Nơi nhập cư” là thuật ngữ chỉ địa bàn mà người di cư tìm đến với mục đích xác lập nơi cư trú mới “Xuất cư” là sự di chuyển hoặc rời bỏ nơi cư trú của người di cư để xác lập địa bàn cư trú mới “Chênh lệch di cư” chỉ khoảng cách giữa các nhóm di cư khác nhau về yếu tố nhân khẩu, hoàn cảnh xã hội, yếu tố văn hoá, kinh tế… Điều đó có nghĩa là đối với những luồng di cư khác nhau sẽ có sự khác nhau trong cơ cấu thành phần, trong đặc điểm nhận diện, trong tính chất di chuyển.

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có thể phân chia di cư thành các loại hình khác nhau Theo tiêu chí thời gian, di cư bao gồm di cư lâu dài, di cư tạm thời và di cư mùa vụ “Di cư lâu dài" chỉ người hay nhóm người di cư di chuyển nơi cư trú trong một khoảng thời gian tương đối dài và có ý định ở lại nơi đến lâu dài “Di cư tạm thời” là sự xác lập nơi cư trú của người hay nhóm người trong một khoảng thời gian ngắn trước khi quyết định có ở lại định cư tại nơi đó hay không “Di cư mùa vụ” là hình thức di cư đặc biệt của di cư tạm thời, nó không chỉ ám chỉ khoảng thời gian di cư trùng với thời gian

“nông nhàn” sau khi thu hoạch mùa vụ canh tác, mà còn chỉ khoảng thời gian di cư phục vụ hoạt động kinh tế mùa vụ (mùa xây dựng, mùa du lịch…), có nghĩa là người di cư di chuyển nơi cư trú theo mùa vụ để tìm kiếm việc làm,không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhập cư, sẽ quay trở lại nơi xuất cư nếu có nhu cầu lao động hoặc công việc gia đình.

Theo tiêu chí về hướng di cư, có di cư nội địa và di cư quốc tế Sự di chuyển nơi cư trú bên trong biên giới quốc gia hoặc vượt ra ngoài biên giới quốc gia tới quốc gia khác.

Căn cứ theo tiêu chí trình độ phát triển giữa địa bàn đi – đến, di cư có bốn loại hình: Nông thôn – nông thôn; Nông thôn – thành thị; Thành thị – thành thị; Thành thị – nông thôn.

Căn cứ theo tính pháp lý của di cư, có hai hình thức: Di cư có tổ chức và tự do; trong đó, di cư có tổ chức là loại hình di cư diễn ra trong khuôn khổ các chương trình của Nhà nước, theo đó người di cư được nhận sự hỗ trợ ổn định đời sống từ Nhà nước, được Nhà nước định hướng địa bàn cư trú, tạo việc làm, còn di cư tự do bao gồm những người di cư không nằm trong chương trình di cư của Chính phủ, do người di cư tự quyết định từ việc lựa chọn địa bàn nhập cư, đến trang trải mọi chi phí di chuyển, tìm việc làm…

Một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về di cư hiện đại là Ravenstein, vào những năm 1880, Ravenstein đã nghiên cứu "quy luật di cư" dựa trên dữ liệu di cư thực nghiệm, bộ dữ liệu thực nghiệm này cho thấy một số quy luật, ví dụ thực tế là hầu hết người di cư chỉ di chuyển trong khoảng cách ngắn Mô hình di cư của Zipf (1946) sử dụng một khái niệm trong vật lý đó là khái niệm trọng lực để giải thích di cư, Zipf cho rằng di cư là một hàm của khoảng cách từ vùng đi và vùng đến của người di cư, tác giả đã dự đoán di cư tỷ lệ nghịch với khoảng cách.

Trong những năm 1950, lý thuyết di cư ra đời từ mô hình cơ học để khái quát hóa mô hình di cư Lý thuyết luồng di cư đầu tiên xuất hiện trong mô hình hai khu vực của Lewis những năm 1950-1960, trong đó di cư xảy ra như là kết quả của sự khác biệt trong cung và cầu lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị Harris – Todaro những năm 1970 – 1980 đề xuất một số mô hình dựa vào quan sát thực nghiệm để định dạng cho một số mô hình cụ thể về di cư.

Trong quá trình phân tích, khi nhìn vào số liệu tổng hợp thì thường thấy di cư như cơ chế cân bằng, từ những năm 1980 nhiều tác giả đã nghiên cứu di cư dựa trên các mô hình kinh tế vi mô Ngoài những mô hình phân tích những động lực cá nhân để di chuyển, một số tác giả còn xem xét các yếu tố ở cấp độ cộng đồng Phương pháp tiếp cận hiện đại hơn liên kết các cấp độ vi mô và vĩ mô Đóng góp của các nghiên cứu gần đây là sự phân biệt giữa nguyên nhân di cư và tồn tại của di cư Lý thuyết kinh tế mới của lao động di cư do Hagen – Zanker, J ( 2008) phát triển trong những năm 1980 cho thấy di cư liên quan đến quyết định của hộ gia đình và có nhiều lý giải cho việc di cư.

Lý thuyết này được thảo luận rộng rãi và được đưa ra từ các lý thuyết cổ điển về di cư, trong đó các tác giả cố gắng mô hình hóa các quá trình ra quyết định di cư một cách thực tế hơn bằng cách đưa ra một loạt các yếu tố tác động đến quyết định di cư.

Quyết định di cư cá nhân có thể được hình thành dựa trên các nhân tố

“hút” và “đẩy” phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân cũng như bối cảnh kinh tế - xã hội nói chung (các cơ hội hay áp lực về lao động và việc làm,khoảng cách về thu nhập và sự phát triển của các dịch vụ xã hội giữa các khu vực, v.v.) Quyết định nhập cư căn cứ vào việc phân tích chênh lệch giữa “chi phí” và “lợi ích” của quá trình nhập cư và nó không giống nhau đối với tất cả mọi người dân di cư Các nghiên cứu quy luật nhập cư đã chỉ ra rằng các khu vực công nghiệp hóa, đô thị hoá nhanh có sức hấp dẫn lớn đối với nhập cư.Điều này được chỉ ra thông qua thực tế là các khu vực công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh thường đòi hỏi nhiều lao động hơn để vận hành luồng công việc và đáp ứng được các yêu cầu về năng suất Hơn nữa, các khu vực phát triển nhanh này cũng đem lại thu nhập cao hơn cho các lao động và vì vậy thu hút được ngày càng nhiều người nhập cư vào nhằm kiếm được nhiều tiền hơn và có được mức sống cao hơn.

Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự di chuyển của dân cư song có thể chia thành bốn nhóm chính:

Nhóm 1: Các yếu tố về kinh tế như mức sống, cơ hội việc làm, sự thay đổi về tiến bộ và công nghệ…

Nhóm 2: Các yếu tố về chính trị, luật pháp như thể chế chính trị, chính sách dân số của vùng miền

Nhóm 3: Các yếu tố văn hoá – xã hội như điều kiện giáo dục, y tế, giải trí, tình trạng hôn nhân, gia đình, thay đổi nghề nghiệp, việc làm…

Nhóm 4: Các yếu tố về môi trường như khí hậu, địa hình, đất đai và tài nguyên…

Những thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố này ở các vùng sẽ tạo nên

“lực hút” hay “lực đẩy” của mỗi vùng mà có ảnh hưởng tới sự chuyển đến hay ra đi của dân cư Lực hút bao gồm những điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển ở nơi đến Lực đẩy bao gồm những trở ngại hay hạn chế cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển.

Bất kỳ một vùng lãnh thổ nào cũng đều có những thuận lợi hay khó khăn nhất định Nói cách khác, các yếu tố tác động đến hút và đẩy của một vùng luôn tồn tại song song Những lý thuyết nghiên cứu về lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của di cư là dân cư sẽ di chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn Di cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ theo sự tiến bộ ngày càng cao của xã hội Chính sự thay đổi về tiến bộ khoa học, kỹ thuật dẫn đến sự hình thành các vùng trung tâm phát triển với các khu công nghiệp, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp… sẽ thu hút các dòng di dân đến.

Các lý thuyết về di cư và động lực di cư

1.2.1 Lý thuyết vĩ mô về di cư

Các lý thuyết vĩ mô về di cư quan tâm phân tích các luồng hay dòng di cư và xu thế di cư trong một quốc gia Khởi đầu các lý thuyết di cư vĩ mô tân cổ điển giải thích di cư như là một phần của sự phát triển kinh tế Di cư trong nước xảy ra do sự khác biệt về cung và cầu lao động giữa các vùng địa kinh tế, chủ yếu là giữa khu vực nông nghiệp ở nông thôn và các ngành công nghiệp sản xuất ở các đô thị Các mô hình cơ bản đã phát triển các lý thuyết mô hình hai khu vực, giả định thị trường lao động cân bằng thì một lượng dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp truyền thống được hấp thụ bởi các khu công nghiệp Các khu công nghiệp phát triển thu hút người lao động từ khu vực nông nghiệp Lao động nông thôn bị thu hút bởi sự khác biệt tiền

1 Khái niệm người di cư trong Bộ số liệu VHLSS được sử dụng trong luận án được căn cứ vào câu hỏi số 1 mục 1B

“Trong hộ [Ông/Bà] có người giúp việc ăn chung, ở chung cùng hộ từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có ai trong hộ đi xa nhà trên 6 tháng không?”

Nếu câu trả lời là KHÔNG thì hộ đó không có người giúp việc và cũng không có người đi khỏi hộ, còn nếu câu trả lời là CÓ thì căn cứ vào câu hỏi số 4 mục 1B để xác định hộ có người giúp việc hay có người đi khỏi hộ.

Nếu câu trả lời ở câu số 4 mục 1B là số 1 thì hộ đó có người giúp việc, còn nếu câu trả lời là số 2 thì hộ đó có người đi xa nhà để làm kinh tế.

Từ thông tin câu số 1 và câu số 4 mục 1B xác định được hộ có người đi xa nhà để làm kinh tế cho hộ và được gọi là hộ có ít nhất người xuất cư. lương, tiền lương ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn và đây là động lực chủ yếu khiến người lao động ở nông thôn di chuyển đến các khu vực đô thị (Lewis, 1954).

Todaro và Harris (Todaro, 1969; Harris & Todaro, 1970) tiếp tục nghiên cứu mô hình này để giải thích cho vấn đề thất nghiệp đô thị ở nhiều nước kém phát triển Di cư không phải là hoàn toàn không có rủi ro, vì người di cư không biết trước có thể tìm được việc làm tại nơi đến mới hay không Di cư từ nông thôn ra thành thị tiếp tục xảy ra nếu mức thu nhập thực tế ở thành thị còn cao hơn ở khu vực nông thôn, thậm chí di cư còn gia tăng hơn nếu tiền công trả cho người lao động tại các đô thị cao hơn vượt bậc so với tiền công trả cho người lao động ở nông thôn Một nhân tố khác cũng tác động mạnh đến động lực di cư nông thôn – thành thị đó là cơ hội tìm được việc làm ở các khu đô thị cao hơn nhiều so với tìm được việc ở khu vực nông thôn.

Lý thuyết thị trường lao động kép thường bỏ qua các quyết định ở cấp vi mô như phân tích chi phí và lợi ích của một cá nhân di cư, thay vào đó, các nhà nghiên cứu lý thuyết này tập trung phân tích nhập cư như một "hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa kinh tế và thâm nhập thị trường qua các biên giới quốc gia" (Massey và cộng sự, 1994:432) Lý thuyết này không nghiên cứu những vấn đề liên quan tới các quyết định di chuyển cá nhân nhưng tập trung vào nhóm người di cư Lý thuyết thị trường lao động kép còn giải thích di cư như là kết quả của yếu tố kéo tạm thời, nhu cầu lao động cụ thể có sự phân biệt rõ ở các nước phát triển (Piore, 1979) Theo cách tiếp cận này, di cư chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự phát triển và mức lương cũng như tính chất công việc của khu vực chính thức và khu vực phi chính thức.

1.2.2 Lý thuyết trung mô về di cư

Mô hình cấp trung mô cũng giải thích di cư của những thành viên hộ gia đình từ nông thôn ra thành thị ở các nước kém phát triển, chẳng hạn mô hình di cư của Mabogunje (1970), mô hình này được xem như là một mô hình hệ thống, trong đó ông giải thích di cư là một quá trình không gian động Dòng di cư được mô hình hóa bằng cách bắt đầu với một nhóm người di cư tiềm năng ở nông thôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau trong các quyết định di cư Việc kiểm soát ở nông thôn chính là kiểm soát luồng đi (ví dụ như thông qua gia đình hoặc cộng đồng làng, xã,…), kiểm soát ở đô thị chính là kiểm soát luồng đến (ví dụ như thông qua các cơ quan tuyển dụng), thông tin phản hồi sẽ được chuyển lại cho người di cư tiềm năng Những thông tin này cùng với môi trường nền (điều kiện kinh tế, chính sách, vận tải, truyền thông, cơ sở hạ tầng…) sẽ ảnh hưởng đến luồng di cư.

1.2.3 Lý thuyết vi mô về di cư

Lý thuyết vi mô về di cư phân tích những yếu tố tác động đến quyết định di chuyển của các cá nhân, đó là các nhân tố động lực di cư cá nhân Lee

(1966) là người đầu tiên nghiên cứu di cư theo cách tiếp cận các yếu tố tác động đến lực hút (nhập cư) và các yếu tố tác động đến lực đẩy (xuất cư) trên mức độ cá nhân từ cả hai phía cung và cầu của di cư Cách tiếp cận “vốn con người” là lý thuyết di cư ở cấp vi mô tân cổ điển Dựa trên nghiên cứu của Sjaastad (1962) di cư được coi là một quyết định đầu tư cá nhân để tăng năng suất của vốn con người Cá nhân thực hiện việc tính toán chi phí-lợi ích, nếu lợi nhuận kỳ vọng không được cải thiện thì di cư dự kiến sẽ giảm theo các khoảng thời gian trong tương lai, họ chỉ di cư khi lợi nhuận kỳ vọng được cải thiện Các lý thuyết nhấn mạnh rằng di cư có thể dẫn đến việc nâng cao tay nghề Tuổi của người di cư rõ ràng đóng một yếu tố quan trọng, do đó lợi ích kỳ vọng giảm khi tuổi của người di cư tăng lên Mô hình này có thể dự báo được người di cư còn trẻ và được đào tạo Tuy nhiên, mô hình này bị chỉ trích vì dựa trên các giả định lý thuyết (giả định không thực tế) Do đó Fischer và cộng sự (1997) đã đề xuất một phương pháp cải tiến mô hình này trong trường hợp không có rủi ro và giả định các thông tin bất đối xứng giảm.

Với mô hình giá trị kỳ vọng (hay giá trị mong đợi) của Crawford (1973), ông cho rằng người di cư tin tưởng nơi mà họ đến có giá trị kỳ vọng cao hơn nơi ở cũ (ví dụ như được hưởng lợi từ sự thịnh vượng sẵn có của nơi mà họ đến, được tự quyết hay được tôn trọng) Giá trị và kỳ vọng phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và hộ gia đình (ví dụ như trình độ học vấn) và chuẩn mực xã hội Những giá trị này không nhất thiết phải là kinh tế mà có khi là yếu tố phi kinh tế (ví dụ như an ninh được đảm bảo) Mô hình này một lần nữa nó cho thấy sự lựa chọn di cư là do chủ quan Ngoài ra, còn có các mô hình cá nhân ra quyết định tương tự dựa trên hành vi của người di cư, ví dụ: nghiên cứu của Jong & Fawcett (1981) hay phương pháp tiếp cận tạo động lực của Ritchey

(1976) Các phương pháp tiếp cận hành vi di cư cũng xem xét đến yếu tố phi kinh tế và ảnh hưởng xã hội nhưng nó không rõ ràng và ra quyết định vẫn chỉ dựa trên giả định hợp lý.

1.2.4 Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration - NELM)

Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới tập trung nghiên cứu cá nhân đưa ra quyết định di cư dựa trên đặc điểm của hộ gia đình Nghiên cứu của Harbison

(1981) có tên "cấu trúc gia đình và chiến lược ra quyết định di cư" chỉ ra rằng gia đình có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư của cá nhân thông qua cơ cấu nhân khẩu học Sandell (1977) và Mincer (1978) lại xem di cư là một quyết định của cả gia đình và cả gia đình di cư cùng nhau Các gia đình di cư nếu lợi ích ròng của họ là tích cực, thực chất là tổng hợp lợi ích từ di cư của các cá nhân Bigsten (1988) thì lại cho rằng các gia đình không nhất thiết mọi thành viên di cư cùng nhau mà các gia đình nên phân bổ thành viên đến khu vực thành thị hoặc nông thôn phụ thuộc vào tiền lương của các sản phẩm cận biên cộng lại.

Một số nghiên cứu tiếp cận theo lý thuyết lao động di cư kinh tế mới

(NELM) còn cho rằng di cư như là kết quả logic của một "chiến lược có tính toán" được xác định ở cấp độ hộ gia đình của người di cư Theo Stark (1991:145) thì trong cuộc sống thực quyết định di cư còn bị ảnh hưởng bởi việc xem xét thu nhập tuyệt đối và tương đối Thu nhập tương đối có thể được xem như là "tình trạng" xã hội, được đánh giá so với các nhóm tham khảo của các hộ gia đình Các nhóm tham khảo có thể là cộng đồng địa phương, làng, thị trấn, v.v… Tình trạng này không chỉ có giá trị nội tại, nhưng nó cũng có thể chuyển thành lợi ích tiền tệ, chẳng hạn như đối với các nước kém phát triển thì người có tài sản thế chấp là đất ở khu vực thành thị được vay tiền nhiều hơn người ở nông thôn.

Tổng quan các nghiên cứu về di cư và mô hình phân tích các nhân tố tác động đến quyết định di cư

1.3.1 Mô hình phân tích xu thế di cư

Lowry (1966) đã áp dụng hệ thức Newton (1687) về định luật vạn vật hấp dẫn và Lowry cho rằng số người di chuyển từ vùng i đến vùng j tỉ lệ thuận với dân số ở 2 vùng đó và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 vùng đó.

Lowry đưa ra hệ thức sau:

Trong đó: Mij là số người di cư từ vùng i đến vùng j; Pi, Pj là dân số vùng i và vùng j; �ij là khoảng cách từ vùng i đến vùng j; g, α, β, γ là các tham số

Etzo (2007) đã kế thừa Lowry, đưa ra hệ thức sau

Trong đó Xi là các biến ngoại sinh được lựa chọn mà chúng tác động đến yếu tố đẩy (xuất cư), Xj là các biến ngoại sinh được lựa chọn mà chúng tác động đến yếu tố hút (nhập cư),

Các tham số β0, β1, β2, β3, β4, β5 cần ước lượng,

Fan (2005) đã áp dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến di cư liên vùng ở Trung Quốc giai đoạn 1985-2000, có dạng:

↔ ln(�ij) = �0 + �1ln(�i) + �2ln(�j) + �3ln(�ij) (�)

Trong đó: Mij là số người di cư từ tỉnh i đến tỉnh j , Pi, Pj lần lượt là dân số tỉnh i, và tỉnh j, dij là khoảng cách đường sắt từ tỉnh i đến tỉnh j, ai (i 0,1,2,3) là các tham số cần ước lượng Các tham số a0, a1, a2 được kỳ vọng mang dấu dương, còn a3 được kỳ vọng mang dấu âm Tiếp theo, tác giả nhận thấy biến GDP bình quân đầu người của các tỉnh tác động mạnh đến di cư nên đã thêm biến này vào mô hình (A) và ước lượng mô hình sau: ln(�ij) = �0 + �1 ln(�i) + �2 ln(�j) + �3 ln(�ij) + �4 ln(�i) + �5 ln(�j) (�)

Trong đó: Gi, Gj lần lượt là GDP bình quân đầu người tỉnh i và j, tham số a4 được kỳ vọng mang dấu âm còn a5 được kỳ vọng mang dấu dương Kết quả ước lượng cho thấy di cư liên tỉnh gần như tăng lên gấp ba lần sau 15 năm, biến khoảng cách tác động yếu dần theo thời gian trong khi chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các tỉnh tác động rất mạnh đến di cư.

Lợi thế của mô hình này là phân tích các nhân tố dân số (như mật độ dân số), khoảng cách di cư (khoảng cách giữa hai địa phương nơi đi và nơi đến), thu nhập bình quân đầu người ở địa phương nơi đi và nơi đến ảnh hưởng đến số người di cư từ địa phương i đến địa phương j, nên khả năng áp dụng mô hình này để phân tích khá phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới Hầu hết các quốc gia đều có sẵn số liệu của các nhân tố trong mô hình này, các nhân tố trong mô hình tác động đến di cư đều là các nhân tố tác động trực tiếp đến di cư và có thể nhận thấy ngay nó phù hợp trong thực tế.

Tuy nhiên qua tổng quan và tìm hiểu các bộ số liệu quốc gia về di cư thì mô hình này không áp dụng được để phân tích di cư ở Việt Nam vì những lý do sau đây:

(+) Cho đến nay Việt Nam vẫn quản lý nhân khẩu thông qua hộ khẩu nên khái niệm di cư thông qua chuyển đăng ký hộ khẩu có độ tin cậy chưa cao vì thực tế đã có người di cư nhưng không thực hiện các khai báo và không đăng ký hộ khẩu.

(+) Nghiên cứu này cho thấy khoảng cách từ tỉnh i đến tỉnh j có tác động đến số người từ tỉnh i di cư đến tỉnh j Tuy nhiên khoảng cách từ tỉnh i đến tỉnh j có ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân hay không thì mô hình này chưa có câu trả lời.

(+) Do phát triển kinh tế có tính đặc thù của địa phương nên chiều di cư cũng có thể được xác định từ những tỉnh thuần nông, lực lượng lao động dồi dào do mức sinh cao trong quá khứ, diện tích đất canh tác bình quân đầu người giảm mạnh, lao động thiếu việc làm trầm trọng (như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,…) đến các khu công nghiệp, đô thị và thành phó lớn.

Puhani (1999) trong bài viết về di chuyển lao động – hiệu chỉnh cơ cấu lao động trong liên minh Châu Âu, tác giả đã chỉ định mô hình sau để phân tích và kiểm chứng thực nghiệm xu thế di cư với 3 nước là Tây Đức,

�� mig: (net migration) di dân thuần tuý – dân số tăng lên trong năm do di cư; pop: (population) dân số; u: (unemployment rate) tỷ lệ thất nghiệp; y: (income/GDP) thu nhập Các chỉ số i, n, t tương ứng là vùng trong một quốc gia, quốc gia đó và năm Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá, phân tích các nhân tố thất nghiệp và thu nhập ảnh hưởng tới di chuyển lao động của các quốc gia Tây Đức, Pháp, Italy để từ đó đề xuất chính sách hiệu chỉnh cơ cấu lao động của các quốc gia này cho phù hợp Từ kết quả ước lượng tác giả thu được kết quả là: tỷ lệ thất nghiệp năm trước ở Tây Đức ảnh hưởng tới di cư năm sau là cao nhất (29,6%), tiếp theo là đến Pháp (8,4%) và cuối cùng là Italy (3,7%).

Mô hình này rất phù hợp cho phân tích di cư, vì đây là mô hình động với số liệu mảng Hiện tượng di cư là một quá trình động và quan hệ nhân quả thể hiện khá rõ trong phân tích di cư, cụ thể là phân tích nhân quả, “thất nghiệp” và “thu nhập thấp” là nhân tố “đẩy” hay nguyên nhân để người ta đi nơi khác còn “có việc làm” và “thu nhập cao” là nhân tố “kéo” hay nguyên nhân kéo người ta đến hay giữ người ta ở lại nơi ở mới Chẳng hạn năm trước, một cá nhân bị thất nghiệp thì đó là nguyên nhân để năm sau cá nhân đó di cư để tìm

�� � việc, suy rộng ra trong phạm vi một tỉnh mà năm trước có tỷ lệ thất nghiệp cao so với cả nước thì đó là nguyên nhân để năm sau người dân tỉnh này xuất cư đến tỉnh khác để tìm việc.

Mặc dù mô hình này rất phù hợp cho phân tích luồng di cư, tuy nhiên nó lại không thể áp dụng vào phân tích di cư ở Việt Nam cũng vì ở Việt Nam không có số liệu về thất nghiệp cấp tỉnh Một hạn chế khác khi áp dụng mô hình động với số liệu mảng là số liệu dọc theo thời gian cần khá dài (khoảng trên 10 năm như số liệu phân tích với mô hình của nhóm tác giả này) Tại thời điểm hiện tại, đây là một hạn chế căn bản ở Việt Nam.

Tổng quan một số phân tích lợi ích về thu nhập và chi tiêu của người

Nghiên cứu xác định những yếu tố tác động đến chênh lệch mức lương giữa người di cư từ nông thôn ra thành thị và người dân đã cư trú ở thành thị của Ma (2016) ở Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2013 dựa trên mô hình phân rã Blinder - Oaxaca cho thấy sự khác nhau của: đặc điểm cá nhân, vị trí địa lý, ngành nghề, làm việc ở khu vực công hay khu vực tư nhân là những yếu tố chính tác động đến chênh lệch mức lương Hơn nữa, các yếu tố chính gây ra sự khác biệt về mức lương giữa năm 2002 và 2013 là những yếu tố nguồn nhân lực, các ngành công nghiệp, và phân biệt đối xử về giới (Ma, 2016).

Tsafack – Nanfosso & Zamo – Akono (2009) phân tích các nhân tố tác động đến chênh lệch tiền lương giữa người di cư và người không di cư dựa trên số liệu 3.585 cá nhân năm 2005 ở hai thành phố Yaoundé và Douala của Cameroon bằng mô hình phân rã Blinder – Oaxaca Kết quả cho thấy sự khác biệt lương nhận được giữa nhóm di cư và không di cư là 12,8% trong đó sự khác biệt lương do các yếu tố trong mô hình giải thích được 10,1% và sự khác biệt lương do các yếu tố ngoài mô hình (gồm những yếu tố không phải biến độc lập nhưng những yếu tố đó có tác động đến biến phụ thuộc) giải thích được 2,7%.

Luận văn thạc sĩ kinh tế của Varkevisser (2015) cũng sử dụng phân rã Blinder – Oaxaca để phân tích khác biệt tiền lương theo giờ giữa người phụ nữ nhập cư và người phụ nữ bản địa, người nhập cư nhỏ hơn 18 tuổi và người nhập cư từ 18 tuổi trở lên ở Hà Lan năm 2015 Kết quả cho thấy người nhập cư có mức lương theo giờ cao hơn người bản địa ở cả ba nhóm (nhóm phụ nữ, nhóm dưới 18 tuổi và từ 18 tuổi trở lên).

Figueiredo và cộng sự (2016) đã sử dụng mô hình hồi quy phân vị để phân tích tác động của di cư đến tổng chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu của các nước tiếp nhận nhập cư Kết quả cho biết tác động của di cư là đáng kể và tích cực đến chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu.

Alan De Brauw và Tomoko Harigaya (2006) sử dụng mô hình với biến công cụ kiểm soát biến nội sinh di cư (phương pháp mô men tổng quát) với hai Bộ số liệu VHLSS năm 1993 và năm 1998 để khảo sát các hộ gia đình ởViệt Nam di cư theo mùa có làm tăng mức sống của họ hay không Kết quả cho thấy di cư làm tăng 5,2 % chi tiêu hàng năm của các hộ gia đình và di cư giúp giảm 3% tỷ lệ người nghèo Ngoài ra di cư còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện mức sống các hộ gia đình ở Việt Nam.

Nguyễn Việt Cường (2008) đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định với số liệu VHLSS năm 2002 và 2004 để phân tích tiền chuyển về từ nước ngoài đến vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam Kết quả cho thấy việc nhận tiền kiều hối đã làm gia tăng thu nhập và tiêu dùng hộ gia đình một cách đáng kể, tuy nhiên kiều hối lại có tác động giảm nhẹ đến nghèo đói với những người nhận tiền chuyển về Ngoài ra, kiều hối lại làm tăng bất bình đẳng ở mức độ nhỏ.

Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2009) nghiên cứu tác động của di cư làm việc và di cư không làm việc lên phúc lợi gia đình, nghèo đói và bất bình đẳng từ dữ liệu VHLSS năm 2004 và 2006, bài báo ước tính tác động của di cư làm việc và di cư không làm việc đến thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu người, nghèo đói và bất bình đẳng Kết quả cho thấy cả di cư làm việc và di cư không làm việc đều có tác động tích cực đến chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình di cư.

Nguyễn Việt Cường và Daniel Mont (2012) xem xét tác động của tiền gửi quốc tế tới các chỉ số phúc lợi hộ gia đình Những phát hiện từ bài viết này cho thấy hầu hết các hộ nhận được tiền từ người di cư ra nước ngoài gửi về lại là các gia đình không nghèo, do đó ảnh hưởng của di cư đến giảm nghèo còn hạn chế.

Sau khi luận án này được bảo vệ cấp cơ sở ngày 10 tháng 03 năm 2017, một nghiên cứu mới nhất được cập nhật của Nguyễn Việt Cường và Vũ Hoàng Linh (2017) đã sử dụng hồi quy tác động cố định với hai Bộ số liệu VHLSS năm 2010 và 2012 để phân tích tác động của di cư và tiền gửi về đến phúc lợi hộ gia đình Kết quả cho thấy xu hướng các hộ gia đình ở nông thôn có thành viên di cư cao hơn là các hộ gia đình ở thành thị Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nhận tiền gửi về từ những người di cư trong nước tương đối giống nhau giữa thành thị và nông thôn Tỷ lệ hộ ở thành thị nhận tiền gửi về từ những người di cư quốc tế cao hơn nông thôn.

Thực tiễn và một số phân tích về di cư ở Việt Nam

1.5.1 Rà soát một số chính sách và pháp luật liên quan đến di cư 1.5.1.1 Pháp luật liên quan đến di cư

Cho đến nay Việt Nam không có văn bản luật riêng quy định về vấn đề di cư trong nước, tuy nhiên trong các văn bản pháp luật khác nhau, đặc biệt là Hiến pháp đã ghi nhận nhiều quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền tự do di chuyển Cụ thể: Điều 22 Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Điều 23 Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, khẳng định và bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân một cách toàn diện, quy định cụ thể quyền công dân về vấn đề này: “Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đăng ký thường trú, tạm trú” (Điều 3) Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân Luật này cũng quy định “nghiêm cấm cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú và nghiêm cấm lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” (khoản 1 và khoản 2 Điều 8).

1.5.1.2 Các chính sách liên quan đến di cư

Sau khi thống nhất đất nước (1975), với chính sách quản lý dân cư theo hộ khẩu và chế độ phân phối, bao cấp lương thực, thực phẩm, di cư tự do không xuất hiện Di chuyển dân cư giữa các vùng miền chỉ được thực hiện thông qua các chương trình của Nhà nước như di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới, điều động cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhằm mục tiêu phát triển đội ngũ… Sau Đổi mới (1986), di cư tự phát xuất hiện ngày càng mạnh lên.

Giai đoạn từ năm 1996 đến nay, công tác di cư xây dựng vùng kinh tế mới được tổ chức thực hiện lồng ghép với các chương trình có mục tiêu của Nhà nước như chương trình 327, hay chương trình 773 nhằm tận dụng đất trống đồi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước Đặc biệt từ năm 1998, chương trình di cư có tổ chức gắn với việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đặc biệt khó khăn (Hà Quế Lâm, 2002).

Di cư để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đất hoang hóa được đưa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội với những ưu tiên cho các đối tượng nghèo thiếu đất, đồng bào dân tộc thiểu số, một loạt những quyết định của Chính phủ nhằm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được ban hành qua nhiều năm như quyết định 133, 135, 138, 143,

… Trong những năm 2001 – 2005, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở các tỉnh đặc biệt khó khăn để giúp họ ổn định đời sống và phát triển kinh tế Một số chính sách ưu tiên trực tiếp hỗ trợ di dân đến vùng biên giới, vùng cao, như quy định mức hỗ trợ cho việc di chuyển, làm nhà cho các hộ dân trở lại vùng biên giới.

Hiện nay, chính sách di dân của Nhà nước chỉ áp dụng cho những chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển (xây dựng các công trình dân sinh, các nhà máy thuỷ điện, các khu công nghiệp, khu chế xuất…) và ổn định an ninh các vùng biên giới, hải đảo Từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của người dân ở những nơi có điều kiện khó khăn, tạo điều kiện ổn định đời sống cho người dân Chương trình di dân kinh tế mới đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo điều kiện cho hộ nghèo có đất sản xuất, có việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng miền núi Thông qua chương trình di dân có tổ chức, nguồn lao động được phân bổ hợp lý hơn, các vùng đất có tiềm năng kinh tế được khai thác và phát huy tác dụng.

1.5.2 Tình hình di cư và một số phân tích di cư ở Việt Nam

Số liệu Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 cho thấy hơn 5,8 triệu người (khoảng 6,5% dân số trên 5 tuổi trở lên) đã thay đổi nơi cư trú trong giai đoạn 1994-1999 Trong giai đoạn 2004-2009, số người di cư đã tăng lên đến hơn 9,0 triệu người và trong giai đoạn 2009-2014 là 7,44 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2000; 2010; 2015) Điều tra quốc gia về Di cư nội địa năm 2015 cho kết quả là 13,7% dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đã tham gia vào di cư 5 năm trước thời điểm điều tra (Tổng cục Thống kê, 2016). Trong thời kỳ từ sau năm 1975 đến trước “Đổi mới” năm 1986, di dân nông thôn - nông thôn đi vùng kinh tế mới chiếm vai trò chủ đạo Tuy nhiên những năm gần đây mặc dù di dân nông thôn – nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng đã và đang dần nhường chỗ cho di dân nông thôn – thành thị Xu hướng di cư ra thành thị chiếm đến 53% trong tổng số các cuộc di cư, chủ yếu là di cư đến các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, 2008:78; Lưu Bích Ngọc, 2016) Vì vậy, với tình trạng hiện nay mức sinh của phụ nữ ở đô thị đã đạt gần tới mức sinh thay thế, thì di dân là yếu tố quan trọng nhất làm tăng dân số tại đô thị Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 cho thấy di cư từ nông thôn ra thành thị đã đóng góp tới 1/3 mức tăng dân số đô thị trong giai đoạn 1994-1999.

Một số phân tích di cư ở Việt Nam đến nay chủ yếu mô tả đặc trưng của người di cư hay nói cách khác mới dừng lại ở việc chỉ ra người di cư là Ai?.

Kết quả các nghiên cứu trong thập niên trước đã cho thấy phần lớn người di cư là thanh niên, với hơn một nửa trong tổng số người di cư dưới 25 tuổi (Đặng Nguyên Anh và Nguyễn Thanh Liêm, 2006) Người di cư độ tuổi từ 15-

24 chiếm tỷ lệ cao nhất với tổng số khoảng 66,2% (Vũ Thị Hồng và cộng sự, 2003:171) Nếu như trong những năm 1970, người di cư đại bộ phận là nam giới, thì từ sau khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ nữ di cư đang tăng lên và số lượng phụ nữ di cư đến các khu đô thị và khu công nghiệp đã bắt đầu nhiều hơn nam giới Xu hướng nữ hoá dòng di cư bắt đầu xuất hiện và gia tăng (UNFPA, 2007:10).

Khoảng 85% người di cư được điều tra ở địa bàn đô thị sinh ra tại khu vực nông thôn và đa số người di cư đến đô thị còn độc thân (TCTK, UNFPA, 2005a, UNFPA, 2007:10) Mặc dù số liệu giữa các nguồn khác nhau có thể khác nhau, nhưng tổng kết các nghiên cứu trước có thể thấy rằng, tỷ lệ người di cư trẻ tuổi, chưa lập gia đình trong cộng đồng người di cư ra thành thị chiếm khoảng 50% (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2006:106) Thậm chí, có nghiên cứu còn cho biết tỷ lệ độc thân của người di chuyển còn lên tới gần 70% (Vũ Thị Hồng và cộng sự, 2003:66) Nhưng nếu xem xét tình trạng hôn nhân phân theo giới tính của người di cư, các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nữ đã kết hôn di chuyển nhiều hơn nam (Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, 2008:86).

Một số phân tích đã cho thấy di cư ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với bất bình đẳng về kinh tế - xã hội Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá phổ biến ở nông thôn, nơi mà lao động dư thừa chiếm 1/5 dân số (LêBạch Dương và cộng sự, 2006:99) Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thất nghiệp không phải là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến quyết định di chuyển mà nguyên nhân chủ yếu là do chênh lệch về thu nhập, chênh lệch về điều kiện sống do giá cả sản phẩm nông nghiệp thấp (UNFPA, 2007:1; Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008:87) Có thể tổng hợp các nguyên nhân di chuyển trong Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng di cư ở Việt Nam

Các nhân tố Đẩy Các nhân tố Kéo

Thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việc làm

Thiếu việc làm trong lúc nông nhàn Thu nhập cao hơn, thu nhập khác Điều kiện sống còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục và y tế chưa cao

Mong muốn được hưởng chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn

Cuộc sống khó khăn do thiên tai, bão lụt Thách thức mới, cơ hội mới

Nguồn: Lưu Bích Ngọc và cộng sự, 2016

Lê Bạch Dương & Khuất Thu Hồng (2008) chỉ ra rằng bản thân người di cư là người quyết định chính, không kể họ là nam giới hay phụ nữ Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Điều tra di cư Việt Nam 2004, khoảng 2/3 nam giới và 80% nữ giới di cư nói là đã có những người khác tham gia vào quyết định di cư của họ (UNFPA, 2007:13) Mặt khác, các nghiên cứu trước cũng cho thấy “Quyết định di cư có thể không đơn thuần phản ánh nguyện vọng hoặc nhu cầu của bản thân người di cư mà thường có sự tham gia của cả hộ gia đình nhằm thu lợi cao nhất hoặc giảm thiểu thấp nhất rủi ro (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2006:100).

Trong những năm 70 và những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX, mức độ di cư tỷ lệ thuận với trình độ học vấn (UNFPA, 2007:11) Tuy nhiên sau

“Đổi Mới”, dòng di dân ra thành phố dường như có sự thay đổi Bên cạnh xu thế truyền thống lại có dòng di cư của những người có trình độ học vấn thấp ra thành phố làm việc tại khu vực phi chính thức hoặc làm những công việc lặt vặt, nội trợ Nhiều nghiên cứu đã rút ra kết luận là trình độ học vấn của lao động di cư nữ thấp hơn lao động di cư nam Số năm học bình quân của lao động nam di cư cao hơn lao động nữ di cư (Lê Bạch Dương và cộng sự,

2006:107; Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008:92).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình phân tích quyết định di cư

2.1.1 Mô hình logit với số liệu mảng phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư

X là véc tơ các biến độc lập (xem bảng 2.2) trong mô hình phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư, véc tơ các biến độc lập X bao gồm các nhóm biến sau:

Nhóm biến liên quan đến đặc điểm của chủ hộ: Giới tính, bằng cấp, tuổi Nhóm biến liên quan đến hộ: Chi tiêu thực bình quân đầu người, tỷ lệ i i người phụ thuộc, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên, các biến kiểm soát mức sống của hộ gồm các biến: loại nhà, nguồn nước dùng để ăn uống, loại hố xí.

Nhóm biến liên quan đến môi trường ngoài (gồm các biến cấp tỉnh có liên quan đến di cư: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vốn đầu tư thực hiện, số lao động được tạo việc làm.

 là véc tơ hệ số góc cần ước lượng

i là hệ số chặn ứng với hộ i

1 nếu hộ có ít nhất một người xuất cư

= {0 nếu hộ không có người xuất cư

Tổng cục Thống kê đã tạo sẵn biến di cư (hộ có người xuất cư) cho từng năm trong bộ số liệu các năm 2010, 2012, 2014 và có mã hộ để nối số liệu các biến trong ba năm 2010, 2012 và 2014.

Thông tin trong bảng hỏi của Điều tra các năm 2010, 2012, 2014 là câu 1 và câu 4 mục 1B.

Nối biến di cư trong bộ dữ liệu điều tra các năm 2010 – 2012 – 2014 dựa vào thông tin trong mục 1C bảng hỏi của Điều tra năm 2012 và 2014.

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng di cư được xem xét là các đặc điểm của chủ hộ, của hộ gia đình và những yếu tố thuộc về mức sống hộ gia đình (yếu tố ảnh hưởng cấp độ trung mô) và đặc điểm phát triển của tỉnh (yếu tố ảnh hưởng cấp độ vĩ mô) Các yếu tố đặc điểm của chủ hộ và hộ gia đình gồm: giới tính, tuổi, bằng cấp chuyên môn của chủ hộ, tỷ số phụ thuộc, tỷ lệ lao động có bằng đại học trong hộ.

Syafitri (2012) và Mendola (2005) đã xác định có 2 nhóm nhân tố tác động đến động lực xuất cư của một thành viên trong gia đình đó là nhóm

“trong” và nhóm “ngoài” Kế thừa nghiên cứu của các tác giả trên, tác giả cũng xác định 2 nhóm nhân tố tác động đến động lực xuất cư của của thành viên trong hộ như sau:

Bảng 2.1: Nhóm nhân tố tác động tới động lực xuất cư

Gồm các nhân tố (hay các biến) Thứ nhất: liên quan đến chính những người di cư (như giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, bậc đào tạo (tay nghề), kỹ năng làm việc,…

Thứ hai: liên quan đến hộ gia đình của người di cư, bao gồm các đặc điểm của chủ hộ, mức sống của hộ thể hiện qua mức chi tiêu bình quân thực của hộ, hoàn cảnh sống của hộ (như loại nhà, nguồn nước, hố xí,…)

Gồm các nhân tố cấp tỉnh - thành phố như cơ sở hạ tầng (thông qua vốn đầu tư thực hiện), số lao động được tạo việc làm, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI)

Nguồn: Syafitri (2012) và Mendola (2005) Đưa các biến vào mô hình, do số liệu của các cá nhân xuất cư trong bộ số liệu VHLSS không nối được với bộ số liệu của hộ gia đình, vì vậy mặc dù tác giả rất muốn nhưng không thể đưa các biến thể hiện đặc điểm các nhân của người di cư vào mô hình được 2

+ Nhóm biến liên quan đến đặc điểm chủ hộ

Thực tế, chủ hộ gia đình là người có vai trò rất lớn trong hộ Vì thế một giả thuyết được đưa ra ở đây là đặc điểm của chủ hộ cũng tác động mạnh đến quyết định di cư của các thành viên trong hộ Do vậy, tác giả đã đưa nhóm biến này vào mô hình để phân tích.

2 Muốn nối được số liệu thì cần id

- Giới tính chủ hộ: Biến này được sử dụng nhằm xem xét sự khác biệt giữa chủ hộ là nam giới hay không là nam giới có tác động khác nhau hay không đến khả năng có thành viên trong hộ xuất cư Biến này được sử dụng trong mô hình như một biến giả.

- Bằng cấp của chủ hộ: Mục đích sử dụng biến này xem những chủ hộ có bằng cấp cao (chẳng hạn có bằng đại học) thì ảnh hưởng đến khả năng hộ có người xuất cư như thế nào Tác giả cho rằng những chủ hộ có trình độ cao sẽ định hướng tốt cho các thành viên khác trong hộ về giáo dục cũng như đào tạo nghề để có thể tìm việc thích hợp ở nơi cư trú hiện thời mà không phải xuất cư. Biến này là biến định tính có thứ bậc và tác giả chọn mức 2 là mức chủ hộ có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là trạng thái tham chiếu vì theo số liệu thống kê bằng cấp chủ hộ năm 2014 thì kết quả cho giá trị trung bình là 1,99.

- Tuổi chủ hộ: Mục đích sử dụng biến này là xem xét chủ hộ ở nhóm tuổi nào thì hộ có khả năng có người xuất cư cao Tuổi chủ hộ phản ánh kinh nghiệm cũng như sự chín chắn trong suy nghĩ của chủ hộ, điều này có ảnh hưởng đến việc định hướng cho các thành viên khác trong hộ Mặt khác tuổi chủ hộ cũng phản ánh thời kỳ mà mối liên kết giữa các thành viên trong hộ là chặt chẽ hay không chặt chẽ, con cái họ ở độ tuổi còn đi học hay đã trưởng thành Biến này cũng là biến định tính có thứ bậc và tác giả chọn mức 2 là mức tuổi chủ hộ từ 30 đến 39 là trạng thái tham chiếu Theo tác giả chủ hộ ở nhóm tuổi này đã bắt đầu ổn định cuộc sống với gia đình riêng, họ phải đưa ra những quyết định về nơi sinh sống cho hộ để phù hợp với nơi làm việc của các thành viên trong hộ Vì vậy, họ thường phải đưa ra quyết định là có di cư hay không di cư.

+ Nhóm biến liên quan đến mức sống của hộ

Căn cứ theo Quyết định số 43/2010/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/06/2010 về hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia đo lường mức sống dân cư của Việt Nam và mức độ sẵn có của số liệu trong Bộ số liệu VHLSS các năm 2010, 2012 và 2014, các chỉ tiêu về mức sống hộ gia đình được lựa chọn gồm:

Mô hình đánh giá tác động của di cư đến thu nhập và mức sống của hộ có người di cư

2.2.1 Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca phân tích khác biệt về thu nhập của hộ có người xuất cư với hộ không có người xuất cư Để phân tích, lý giải sự khác biệt về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư với hộ không có người xuất cư, mô hình phân rã Blinder – Oaxaca được áp dụng Mô hình có dạng:

Ln(TNBQ) mig – ln(TNBQ) non_mig = β non_mig (X mig – X non_mig )

+ (β mig – β non_mig )X non_mig + (X mig – X non_mig )(β mig – β non_mig ) (2.18)

Trong đó: TNBQ mig và TNBQ non_mig là thu nhập bình quân của những hộ có người xuất cư và hộ không có người xuất cư X � ig , X �o�_� ig là các biến độc lập ứng với hộ có người xuất cư và hộ không có người xuất cư,

 � ig , �o�_� ig là các hệ số ứng với các mô hình có người xuất cư và không có người xuất cư.

Ln(TNBQ) mig = β mig X mig + u, Ln(TNBQ) non_mig = β non_mig X non_mig + u

Sự khác biệt về thu nhập bình quân của hai nhóm hộ có người xuất cư và hộ không có người xuất cư được phân tác thành 3 phần:

Phần thứ nhất  �o�_� ig (X � ig − X �o�_� ig ) cho biết sự khác biệt về thu nhập bình quân được giải thích bởi sự khác nhau giữa các biến độc lập có trong mô hình ở 2 nhóm hộ có người di cư và hộ không có người di cư như nhóm tuổi chủ hộ khác nhau, bằng cấp chủ hộ khác nhau,…

Phần thứ hai (β � ig − β �o�_� ig )X �o�_� ig cho biết sự khác biệt về thu nhập bình quân được giải thích bởi sự khác nhau giữa các hệ số trong mô hình ở 2 nhóm hộ có người di cư và hộ không có người di cư

Phần thứ ba (X � ig − X �o�_� ig ) (β � ig − β �o�_� ig ) cho biết sự khác biệt về thu nhập bình quân được giải thích bởi tích chéo của sự khác nhau giữa các biến độc lập có trong mô hình và sự khác nhau giữa các hệ số trong mô hình ở 2 nhóm hộ có người di cư và hộ không có người di cư.

Nói khác đi sự khác biệt về thu nhập bình quân của 2 nhóm hộ có người di cư và không có người di cư được giải thích bởi sự khác biệt ở phần thứ nhất được gọi là phần quan sát được, còn phần thứ 2 và phần thứ 3 được gọi là phần không quan sát được, ta cần tìm những yếu tố không quan sát được hay các yếu tố không có trong mô hình nhưng các yếu tố này có tác động đến sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa 2 nhóm hộ có người di cư và không có người di cư.

2.2.2 Mô hình phân tích tác động của di cư tới các mức phân vị chi tiêu của hộ a Định nghĩa phân vị

Phân vị  của biến ngẫu nhiên X có hàm phân bố xác suất �(�) (X

� ≤ )� là giá trị � nhỏ nhất sao cho:

Ví dụ:  = 0,5 mô tả trung vị

Phân vị  của mẫu {X1, … , X�} được tính theo công thức sau: qˆ

Trong đó I là hàm chỉ số thỏa mãn: �{� i > } � b Hồi quy phân vị

1 nếu X > � {0 nếu Xi < � Đặt biến phụ thuộc Y là biến chi tiêu của hộ, X2, …, Xk là các biến độc lập bao gồm các biến: di cư và các biến đặc điểm chủ hộ, qθ là phân vị θ của

Y, hàm phân vị của biến ngẫu nhiên (Y/ X2, …, Xk) ký hiệu qθ(Y/ X2, …, Xk). Hồi quy phân vị dạng tuyến tính có dạng:

Với i = 1, … , � j = 1, … , � Xji là biến độc lập j quan sát i.

𝖰 � = (� ,1, ,2, … , ,k) ′ là véc tơ tham số cần ước lượng

�  = �i − X ′ 𝖰 là biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân bố i i

Với mẫu W� = {(X2i, … , Xki, �i), i = 1, … , �} ta tìm:

,1, ^ ,2 , … , ^ ,k ) ′ là ước lượng của 𝖰 � = ((((((((((((((( ,1, ,2, … , ,k) ′ theo công thức:

Mô hình hồi quy mẫu ứng với phân vị θ có dạng:

� i = ^ ,1 + ^ ,2 X 2i + ⋯ + �^ �,k X ki + e  Trong đó e � là phần dư. i i i i

Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư cấp độ hộ gia đình trong nghiên cứu này thực chất là mô hình phân tích các nhân tố tác động tới hộ có thành viên quyết định xuất cư hay không xuất cư, mặt khác quyết định di cư của một cá nhân có thể thay đổi theo thời gian, do vậy mô hình phù hợp cho phân tích là mô hình logit với số liệu mảng được áp dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cấp độ hộ gia đình với Bộ số liệu VHLSS được kết nối ba năm 2010, 2012, 2014 Do không kết nối được thông tin của người di cư với hộ gia đình của họ trong các Bộ số liệu VHLSS, trong khi việc phân tích các nhân tố đặc điểm cá nhân tác động đến quyết định di cư mỗi cá nhân là cần thiết, Luận án sử dụng mô hình logit đa trạng thái và mô hình logit đa trạng thái nhiều mức để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân với Bộ số liệu LFS năm 2014.

Việc phân tích lợi ích thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư được sử dụng bằng mô hình phân rã Blinder – Oaxaca, đồng thời lý giải thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư cao hơn hộ không có người xuất cư do sự khác biệt của những yếu tố nào gây ra Để có được phân tích dưới khía cạnh khác về lợi ích thu nhập và chi tiêu của hộ có người xuất cư, Luận án đã sử dụng mô hình hồi quy phân vị (chỉ với số liệu VHLSS 2014) để phân tích di cư tác động mạnh đến chi tiêu của hộ ở mức phân vị nào.

KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ

Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hộ có ít nhất một người xuất cư từ Bộ số liệu VHLSS kết nối ba năm 2010-2012-2014

2014 Luận án đã sử dụng bộ số liệu VHLSS các năm 2010, 2012, 2014 Sau đây là những thông tin mô tả chi tiết về số liệu được sử dụng.

Bảng 3.1: Số hộ và tỷ lệ hộ gia đình có người xuất cư trong các bộ số liệu

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Hộ không có người xuất cư 8.548 90,1 6.462 68,7 8.498 90,5

Hộ có ít nhất một người xuất cư 854 9,9 2.937 31,3 894 9,5

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu VHLSS 2010, 2012, 2014

Bảng 3.1 cho thấy, VHLSS 2010 thực hiện điều tra 9.402 hộ thì có 8.548 hộ có ít nhất một người xuất cư, chiếm 90,1% và có 854 hộ có ít nhất một người xuất cư, chiếm 9,9% Năm 2012 thực hiện điều tra 9.399 hộ có 6.462 hộ không có người xuất cư, chiếm 68,7% và 2.937 hộ có ít nhất một người xuất cư, chiếm 31,3% Năm 2014 thực hiện điều tra 9.392 hộ có 8.498 hộ không có người xuất cư, chiếm 90,5% và 894 hộ có ít nhất một người xuất cư, chiếm 9,5%.

Tuy nhiên khi nối số liệu 3 năm ta có:

Bảng 3.2: Số hộ gia đình và tỷ lệ hộ có người xuất cư trong bộ số liệu VHLSS nối 3 năm 2010, 2012, 2014

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Hộ không có người xuất cư 1713 89,5 1259 65,8 1733 90,5

Hộ có ít nhất một người xuất cư 201 10,5 655 34,2 181 9,5

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu VHLSS nối các năm 2010, 2012, 2014

Tổng số quan sát trong bộ dữ liệu VHLSS kết nối 3 năm (2010, 2012 và

2014) là 5.742 hộ gia đình Trong đó, có 1.037 quan sát là hộ có người xuất cư, chiếm 18% còn lại 4.705 quan sát hộ không có người xuất cư, chiếm 82%. Tác giả Luận án lần lượt ước lượng mô hình gộp, mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định và dùng các kiểm định so sánh để tìm ra mô hình phù hợp nhất để phân tích Kiểm định Hausman cho kết quả mô hình phù hợp là mô hình tác động cố định (Phụ lục số 1.3).

Bảng 3.3: Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định

Giới tính chủ hộ (Nữ là trạng thái tham chiếu) 0,2247148 ***

Nhóm tuổi chủ hộ (nhóm tuổi 30 – 39 là tham chiếu)

Bằng cấp chủ hộ (không đi học hoặc có bằng tiểu học là tham chiếu)

Cao đẳng hoặc đại học 1,3237430 ***

Nhóm chi tiêu thực bình quân (trễ một thời kỳ) (phân vị 3 là tham chiếu)

Nhóm chi tiêu phân vị 1 0,4704270 ***

Nhóm chi tiêu phân vị 2 0,1584617 ***

Nhóm chi tiêu phân vị 4 -0,4052619 ***

Nhóm chi tiêu phan vị 5 -0,7445187 ***

Loại nhà (nhà tạm và khác là nhóm tham chiếu)

Nguồn nước (nước mưa/nước khác là tham chiếu)

Loại hố xí (không có hố xí là tham chiếu)

Số lao động được tạo việc làm (trễ một thời kỳ) [vieclam(-1) ] -0,0000193 ***

Loga vốn đầu tư thực hiện (trễ một thời kỳ) [lvondt(-1) ] -7,073884 ***

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -0,0928696 ***

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình từ bộ số liệu VHLSS nối ba năm 2010, 2012, 2014

Phân tích kết quả ước lượng

Trước hết cần lưu ý rằng, khi nối dữ liệu của VHLSS trong ba năm

2010, 2012, 2014 thì mỗi năm còn 1.914 hộ và mỗi hộ này được quan sát cả 3 năm 2010, 2012, 2014 Điều này cho thấy kết quả nối này đã làm giảm kích thước mẫu và giảm tính đại diện của mẫu và do đó có ảnh hưởng đến kết quả ước lượng Tuy nhiên ưu điểm của việc nối dữ liệu này cho biết thông tin hộ có hay không sự thay đổi trạng thái có người di cư theo thời gian. a Phân tích kết quả ước lượng nhóm biến liên quan đến chủ hộ

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy chủ hộ có bằng cấp cao hơn bằng trung học cơ sở (THCS) đã làm tăng khả năng xuất cư của các thành viên trong hộ Chủ hộ có bằng cấp cao hơn bằng THCS đã giúp cho các thành viên khác trong hộ có định hướng tốt về giáo dục và đào tạo để khi xuất cư sẽ tìm được công việc phù hợp với tay nghề được đào tạo từ đó tăng năng suất lao động và tăng cơ hội có thu nhập cao.

Tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng xuất cư của thành viên trong hộ càng cao Cụ thể tuổi chủ hộ dưới 30, khả năng có người xuất cư trong hộ thấp hơn trong hộ mà chủ hộ ở khoảng từ 30-39 tuổi, ngược lại tuổi chủ hộ cao hơn 40 tuổi thì khả năng có người xuất cư cao hơn hộ có chủ hộ ở khoảng từ 30-39 tuổi Có thể lý giải ở đây là những hộ gia đình có chủ hộ ở nhóm tuổi dưới 30 thường là những cặp vợ chồng trẻ, con cái còn nhỏ, với mức độ ràng buộc trong gia đình hạt nhân cao nên ít có thành viên trong gia đình họ tham gia vào di cư Qua nhóm tuổi này, những hộ gia đình có chủ hộ lớn hơn 40 tuổi thì thành viên của hộ gia đình có khả năng xuất cư cao hơn so với những hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi trẻ hơn Thực tế, khi chủ hộ bước vào độ tuổi ngoài 40, con cái họ sẽ bước vào độ tuổi trưởng thành, có nhu cầu tìm việc,tính ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình không còn chặt chẽ Đây chính là những yếu tố “đẩy” một thành viên nào đó của hộ gia đình di cư. b Phân tích kết quả ước lượng nhóm biến liên quan đến mức sống của hộ

Hệ số ước lượng của biến trễ một thời kỳ chi tiêu thực bình quân đầu người trong hộ được phân tích cho thấy những hộ có mức chi tiêu thực bình quân đầu người năm trước thấp hơn mức tham chiếu (mức trung bình trong ngũ phân vị) thì xác suất hộ có người xuất cư năm sau cao hơn Có thể thấy đây là những hộ có mức chi tiêu thấp (chi bình quân đầu người chưa đạt 1 triệu đồng/1 người/1 tháng vào năm 2010), những hộ gia đình này mong muốn được di cư để cải thiện mức sống.

Ngược lại, kết quả phân tích số liệu cho thấy những hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người năm trước cao hơn mức tham chiếu thì xác suất hộ có người xuất cư năm sau thấp hơn Kết quả này cho thấy đây là những hộ đã có

“điều kiện sống” tốt hơn nên xác suất xuất cư thấp hơn mức tham chiếu.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy quan hệ tỷ lệ thuận giữa hộ có tỷ số phụ thuộc cao với khả năng xuất cư Điều này hoàn toàn hợp quy luật vì tỷ số phụ thuộc cao có nghĩa là “người làm ra thì ít mà người ăn theo thì nhiều” đã dẫn đến sức ép cao trong chi tiêu của hộ gia đình, dẫn đến nhu cầu cần có thu nhập và việc làm tăng cao, từ đó làm gia tăng khả năng hộ có người xuất cư. Những hộ ở nhà kiên cố có khả năng xuất cư cao hơn hộ có nhà tạm, tuy nhiên hộ có nhà bán kiên cố có khả năng xuất cư thấp hơn hộ ở nhà tạm và nhà loại khác.

Loại nhà, nguồn nước và loại hố xí chính là những “biến kiểm soát”, thể hiện điều kiện sống của các hộ gia đình trong dài hạn Sau ăn uống, các hộ gia đình luôn mong muốn đầu tư vào xây dựng nhà cửa, sửa nhà cửa, khu vệ sinh.Điều kiện nhà ở, khu vệ sinh thấp thể hiện điều kiện sống khó khăn chính là động lực đẩy thành viên trong hộ gia đình di cư.

Như vậy, với nhóm biến hộ gia đình thì có thể thấy mức sống thấp khiến động lực di cư tăng, tuy nhiên, khả năng di cư còn phụ thuộc vào “vốn di cư”, nếu quá nghèo, các cá nhân cũng không đủ chi phí và thông tin cho việc di cư. Kết quả này cho thấy di cư ở Việt Nam hiện vẫn là chiến lược sinh kế giúp các hộ gia đình “xoá đói giảm nghèo” chứ chưa phải là phương thức giúp các hộ gia đình “làm giàu và phát triển”. c Phân tích kết quả ước lượng nhóm biến liên quan đến cấp tỉnh

Hệ số ước lượng biến trễ một thời kỳ của biến “số lao động được tạo việc làm” bằng -0,0000193 (< 0, và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) cho thấy khi số lao động được tạo việc làm của tỉnh năm trước tăng lên thì khả năng các hộ gia đình ở tỉnh đó có người xuất cư năm sau giảm xuống Có thể thấy kết quả ước lượng này phù hợp với thực tế vì tỉnh tỉnh mà tạo được việc làm cho người lao động thì họ không cần phải xuất cư nữa mà ở lại địa phương để làm việc và sinh sống.

Hệ số ước lượng của biến PCI bằng -0,0928696 (< 0) cho biết khi chỉ số PCI tăng thì khả năng xuất cư của thành viên các hộ gia đình giảm PCI tăng tức là các doanh nghiệp đánh giá tích cực về công tác quản lý và điều hành và tính minh bạch của chính quyền địa phương Tín hiệu này cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh và tiếp tục tạo ra gia tăng việc làm Do đó, khả năng hộ gia đình ở tỉnh đó có người xuất cư giảm xuống.

Hệ số ước lượng của biến trễ một thời kỳ của biến loga đầu tư thực hiện bằng -7,073884 (< 0), cho biết khi vốn đầu tư thực hiện tăng lên thì khả năng hộ có người xuất cư giảm Kết quả cho thấy tỉnh mà có vốn đầu tư thực hiện thời kỳ trước tăng lên giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư, từ đó tỉnh tạo được nhiều việc làm nên thu hút người lao động nên xác suất hộ có người xuất cư giảm.

Kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cấp độ cá nhân

3.2.1 Kết quả mô hình logit đa trạng thái

Bảng 3.4: Kết quả ước lượng mô hình logit đa trạng thái

Giới tính (Nữ là trạng thái tham chiếu) -0,2693443 ** -0,5229755 ***

Nhóm tuổi (Nhóm 15-24 là tham chiếu)

Dân tộc (dân tộc khác là tham chiếu) 0,2976616 0,4546265 **

Tình trạng hôn nhân (có vợ/chồng là tham chiếu)

Ly hôn/ly thân/góa 0,3804966 ** -0,2649932 ***

Chuyên môn kỹ thuật (chưa qua đào tạo là tham chiếu)

Cao đẳng chuyên nghiệp 1,719389 *** 0,4234019 *** Đại học trở lên 1,461743 *** 0,5531229 ***

Thành thị - nông thôn (nông thôn là tham chiếu) 0,5515039 *** 0,6285552 ***

Vùng địa lý kinh tế (Đồng bằng Sông Hồng là tham chiếu)

Trung du miền núi phía bắc 0,2563388 0,4039825

Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 0,8424944 *** 0,2855458

Tây nguyên 0,5680343 1,833143 *** Đông Nam bộ 1,262797 *** 0,934214 *** Đồng bằng Sông Cửu Long 0,6744461 ** 0,3298201

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình từ bộ số liệu LFS 2014

Các hệ số ước lượng biến vùng với di cư trong vòng 12 tháng cho thấy:

Hệ số ước lượng các vùng Trung du miền núi phía bắc và Tây nguyên không có ý nghĩa thống kê ở cả ba mức 1%, 5% và 10%; Hệ số ước lượng vùng Đông Nam bộ và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và đều dương, kết quả này cho thấy người di cư trong vòng 12 tháng quyết định đến vùng Đông Nam bộ và vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng.

Với hệ số ước lượng biến vùng với trạng thái di cư trên 12 tháng: Hệ số ước lượng các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long không có ý nghĩa thống kê; Hệ số ước lượng cho các vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên mang dấu (+) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, kết quả cho thấy khả năng di cư trên 12 tháng đến các vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên cao hơn khả năng di cư đến vùng Đồng bằng sông Hồng.

Cả di cư trong vòng 12 tháng cũng như di cư trên 12 tháng thì khả năng người di cư quyết định đến vùng Đông Nam bộ đều cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng Kết quả cho thấy vùng Đông Nam bộ là vùng hút lao động mạnh nhất cả nước.

Trước khi phân tích kết quả ước lượng hệ số của các biến độc lập còn lại trong mô hình ta cần một số lưu ý sau:

+) Bộ số liệu LFS 2014 cho ta xác định được xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố của người di cư, lợi thế này cho phép ta có thể áp dụng mô hình nhiều mức (multilevel) để phân tích.

+) Mỗi tỉnh cũng như mỗi vùng đều có những đặc trưng riêng khác nhau (như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, ) Vì vậy, khi ước lượng mô hình mà không có cơ chế để kiểm soát những đặc trưng này thì có thể kết quả ước lượng có thể bị sai lệch (hiện tượng mô hình thiếu biến (như biến tiềm ẩn) thì kết quả ước lượng bị chệch do thiếu biến giải thích) Mô hình logit đa trạng thái nhiều mức kiểm soát được những đặc trưng này.

3.2.2 Kết quả mô hình logit đa trạng thái nhiều mức

Trước hết để xem xét việc ước lượng mô hình logit đa trạng thái nhiều mức phù hợp hay không ta xem xét kết quả ước lượng phương sai và hiệp phương sai của các đặc trưng riêng các tỉnh và các vùng, sau đó kiểm định xem các đặc trưng riêng của các tỉnh cũng như các vùng có thực sự khác nhau hay không, nếu có thực sự khác nhau thì việc ước lượng mô hình logit đa trạng thái nhiều mức sẽ giúp ta có kết quả ước lượng tốt hơn ước lượng mô hình logit đa trạng thái thông thường.

Bảng 3.5: Kết quả ước lượng phương sai và hiệp phương sai đặc trưng riêng của các tỉnh và các vùng

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình từ bộ số liệu LFS 2014 Để xác định đặc trưng riêng các tỉnh có khác biệt nhau hay không ta kiểm định cặp giả thuyết:

Với mức ý nghĩa 1% ta có giá trị tới hạn 3 2 (1) = 6,635 mà giá trị quan sát của kiểm định Wald bằng 13,31 nên bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa 1%, kết luận đặc trưng riêng các tỉnh có tác động khác biệt đến quyết định di cư cá nhân Kết quả bảng 3.3 cho thấy đặc trưng riêng các vùng cũng có tác động khác biệt đến quyết định di cư và các đặc trưng riêng này cũng có liên quan với nhau.

Với kết quả kiểm định này nếu ước lượng mô hình mà không kiểm soát các đặc trưng riêng các tỉnh và các vùng cũng như phần tương quan của chúng thì kết quả ước lượng các hệ số có thể bị chệch Do vậy, ước lượng mô hình đa trạng thái nhiều mức sẽ cho kết quả ước lượng chính xác hơn.

Bảng 3.6: Kết quả ước lượng mô hình logit đa trạng thái nhiều mức

Giới tính (Nữ là trạng thái tham chiếu) -0,28688 *** -0,57563 ***

Nhóm tuổi (Nhóm 15-24 là tham chiếu)

Dân tộc (dân tộc khác là tham chiếu) 0,573462 *** 0,735646 ***

Tình trạng hôn nhân (có vợ/chồng là tham chiếu)

Ly hôn/ly thân/góa 0,396248 * -0,29301 ***

Chuyên môn kỹ thuật (chưa qua đào tạo là tham chiếu)

Cao đẳng chuyên nghiệp 1,701744 *** 0,425091 *** Đại học trở lên 1,424669 *** 0,562084 ***

Thành thị - nông thôn (nông thôn là tham chiếu) 0,58988 *** 0,628555 ***

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình từ bộ số liệu LFS 2014

So sánh kết quả ước lượng trong Bảng 3.4 với Bảng 3.6, ta thấy kết quả ước lượng tương đồng về dấu và ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng, tuy nhiên độ lớn của các hệ số ước lượng có khác nhau ở mức khá nhỏ và như đã phân tích ở Chương 2 thì kết quả ước lượng mô hình Bảng 3.6 đáng tin cậy hơn.

Từ kết quả ước lượng thu được ở Bảng 3.6 ta có một số phân tích sau: +) Hệ số ước lượng của biến giới tính đều mang giá trị (-) ở cả hai nhóm di cư ngắn hạn và di cư dài hạn đồng thời có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Kết quả này cho biết có sự khác biệt giữa nam và nữ trong quyết định di cư, nữ giới có xu hướng di cư cao hơn so với nam, điều này phù hợp với xu thế nữ hoá các dòng di cư đã được ghi nhận trong kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 và Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2004 và năm

2014 Đồng thời, nó cũng phù hợp với một thực tế là có nhiều phụ nữ đến các thành phố lớn làm các công việc đáp ứng với nhu cầu lao động nữ như: giúp làm việc nhà, trông trẻ, chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện lớn, làm trong các công ty may mặc, các công ty chế biến thủy hải sản…

+) Kết quả ước lượng các hệ số nhóm biến tuổi đều mang giá trị (-) cho biết khi người lao động gia tăng tuổi thì ít lựa chọn di cư hơn, tâm lý của những người tuổi cao lên thường muốn ổn định công việc và nơi cư trú nên khả năng di cư thấp hơn.

+) Người dân tộc kinh có khả năng di cư cao hơn người dân tộc khác.+) Kết quả ước lượng các hệ số nhóm biến tình trạng hôn nhân cho thấy ngoại trừ di cư trong vòng 12 tháng thì người có vợ/chồng có khả năng di cư thấp hơn người ly hôn/ly thân/góa còn lại người đã có vợ/chồng thì có khả năng di cư cao hơn, cho thấy sức ép có việc làm hoặc tăng thu nhập để trang trải chi tiêu cho gia đình có nhiều thành viên phụ thuộc (như con nhỏ, người già,…) của những người đã có vợ/chồng nên họ có khả năng di cư cao hơn.

+) Bậc đào tạo hay chuyên môn kỹ thuật của người lao động ảnh hưởng mạnh đến quyết định di cư Thực tế, trình độ thể hiện qua bậc đào tạo của người lao động sẽ giúp người lao động có nhiều thông tin, nhận thức được cơ hội việc làm từ đó dẫn đến quyết định có di cư hay không di cư Kết quả ước lượng hệ số các bậc đào tạo đều mang giá trị (+) (ngoại trừ hệ số ước lượng nhóm có bằng trung cấp nghề với di cư trong vòng 12 tháng và cao đẳng nghề không có ý nghĩa thống kê), còn lại hệ số ước lượng của các bậc đào tạo còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, kết quả ước lượng cho biết khả năng di cư của những người đã qua đào tạo đều cao hơn người chưa qua đào tạo, có thể nói người có tay nghề có xu hướng di cư tìm việc cao hơn người chưa qua đào tạo.

LỢI ÍCH VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI XUẤT CƯ

Kiểm định thống kê mức cải thiện về thu nhập của hộ có người xuất cư 110

Một trong các mục tiêu cơ bản của di cư kinh tế là mức sống của người di cư cũng như hộ gia đình có người di cư là được cải thiện Tuy nhiên, với những hộ có người xuất cư vào năm 2014 thì liệu mức sống của những hộ này có được cải thiện hay không? để trả lời câu hỏi này tác giả dựa vào thông tin về thu nhập bình quân tháng của mỗi thành viên trong hộ và mức chi tiêu thực bình quân năm của hộ trong bộ số liệu VHLSS kết nối ba năm 2010, 2012 và 2014.

Từ bộ số liệu VHLSS kết nối 3 năm 2010, 2012, 2014, tác giả xác định được 2 nhóm hộ:

Nhóm hộ 0_0_0: là nhóm cả 3 năm 2010, 2012, 2014 đều không có người xuất cư.

Nhóm hộ 0_0_1: là nhóm mà 2 năm 2010, 2012 không có người xuất cư, nhưng đến năm 2014, hộ có ít nhất một người xuất cư.

Luận án so sánh mức chênh thu nhập bình quân tương đối của những hộ thuộc nhóm 0_0_1 giai đoạn 2012 – 2014 so với mức chênh thu nhập bình quân tương đối của chính những hộ này giai đoạn 2010 – 2012 (còn gọi là so sánh dọc theo thời gian, hay còn gọi là so sánh tuyệt đối) Nếu mức chênh thu nhập giai đoạn 2012 – 2014 cao hơn giai đoạn 2010 – 2012 thì hộ có người xuất cư vào năm 2014 đã giúp cải thiện thu nhập của hộ gia đình đó.

Ngoài ra muốn so sánh mức chênh thu nhập của các hộ thuộc hai nhóm hộ 0_0_1 với nhóm 0_0_0 giai đoạn 2012 – 2014 (còn gọi là so sánh chéo, hay so sánh ngang giữa các đối tượng, hay so sánh tương đối) xem liệu mức chênh thu nhập của các hộ thuộc nhóm 0_0_1 có cao hơn hay không? Nếu câu trả lời là “có” – có nghĩa là việc hộ có người xuất cư vào năm 2014 đã giúp cải thiện tốt hơn về thu nhập so với hộ không có người xuất cư.

Trước hết để xem mức thu nhập bình quân của 2 nhóm hộ 0_0_0 và 0_0_1, ta có kết quả thống kê mô tả trung bình của thu nhập bình quân 2 nhóm hộ ở bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Trung bình của thu nhập bình quân tháng của các hộ Đơn vị tính: ngàn đồng

Năm Số hộ Trung bình thu nhập bình quân

Trung bình thu nhập bình quân

Nguồn: Kết quả phân tích từ bộ số liệu VHLSS nối ba năm 2010, 2012, 2014

Dựa vào kết quả Bảng 4.1 nhận thấy:

 Thu nhập bình quân trung bình của các hộ thuộc nhóm 0_0_1 trong cả ba năm 2010, 2012 và 2014 đều thấp hơn thu nhập bình quân trung bình của các hộ thuộc nhóm 0_0_0 Kết quả này cho thấy những hộ có thu nhập thấp, khả năng xuất cư của người trong hộ đó cao hơn.

 Thu nhập bình quân trung bình của các hộ nhóm 0_0_1 trong năm

2010 là 984,8 ngàn đồng và thu nhập bình quân trung bình của các hộ nhóm 0_0_0 trong năm 2010 là 1.535,256 ngàn đồng, cho thấy một khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa 2 nhóm hộ này khá xa.

 Thu nhập bình quân trung bình của các hộ nhóm 0_0_1 trong năm

2014 là 2.309,135 ngàn đồng, đã “đuổi” gần đến con số 2.571,832 ngàn đồng là mức thu nhập bình quân trung bình của các hộ nhóm 0_0_0 trong năm

2014 Điều này cho thấy di cư đã giúp cải thiện thu nhập đáng kể.

Ta nhận thấy dù hộ thuộc nhóm 0_0_0 hay nhóm 0_0_1 thì thu nhập bình quân ba năm 2010, 2012, 2014 đều tăng và thu nhập bình quân trung bình của nhóm 0_0_0 đều lớn hơn thu nhập bình quân trung bình của nhóm 0_0_1 Kết quả này chưa phản ánh rõ mức cải thiện (lợi ích) về thu nhập của hộ có người xuất cư.

Từ Bộ số liệu nối 3 năm, tác giả tạo biến “mức chênh thu nhập” của các hộ thuộc nhóm 0_0_0 và nhóm 0_0_1 năm 2014 so với năm 2012

Bảng 4.2: Mức chênh thu nhập bình quân của các hộ giữa năm 2014 với 2012

Mức chênh thu nhập năm 2014 so với 2012 Nhóm hộ Mức chênh dương (hộ) Mức chênh âm (hộ)

Nguồn: Kết quả phân tích từ bộ số liệu VHLSS nối ba năm 2010, 2012, 2014

Từ Bảng 4.2 cho thấy trong số 1.158 hộ nhóm 0_0_0 thì có 816 hộ có mức chênh thu nhập dương, tức là thu nhập năm 2014 cao hơn năm 2012,chiếm 70% Trong số 51 hộ nhóm 0_0_1 thì có 42 hộ có mức chênh thu nhập dương, tức là thu nhập năm 2014 cao hơn năm 2012, chiếm 82%.

Như vậy, có thể nói đa số các hộ có mức tăng thu nhập theo các năm Để có sự so sánh mức tăng thu nhập của các hộ nhóm 0_0_1 theo hai chiều (chiều dọc theo thời gian và chiều ngang giữa hai nhóm), tác giả tạo các biến

“mức tăng tuyệt đối thu nhập bình quân” và “mức tăng tương đối thu nhập bình quân” của các hộ trong mỗi nhóm.

Với biến “mức tăng tuyệt đối thu nhập bình quân” lấy mức thu nhập bình quân của mỗi hộ năm sau trừ đi mức thu nhập bình quân của hộ đó năm trước. Sau khi có số liệu của biến “mức tăng tuyệt đối thu nhập bình quân” ta xác định được các thống kê trung bình của biến này.

Bảng 4.3: Trung bình mức tăng tuyệt đối thu nhập bình quân của 2 nhóm trong các năm 2010-2012-2014 Đơn vị tính: ngàn đồng

Giai đoạn Số hộ Trung bình mức tăng thu nhập bình quân

Trung bình mức tăng thu nhập bình quân

Nguồn: Kết quả phân tích từ bộ số liệu VHLSS nối ba năm 2010, 2012, 2014

Kết quả bảng 4.3 cho thấy trung bình mức tăng thu nhập của các hộ thuộc nhóm 0_0_0 giai đoạn sau (2012 – 2014) đã thấp hơn giai đoạn trước (2010 –

2012) Tuy nhiên trung bình mức tăng thu nhập của các hộ thuộc nhóm 0_0_1 giai đoạn sau (2012 – 2014) cao hơn giai đoạn trước (2010 – 2012). Để so sánh thu nhập của các hộ nhóm 0_0_1 có thực sự được cải thiện hay không, tác giả tạo biến “mức tăng tương đối thu nhập bình quân” bằng cách lấy mức thu nhập bình quân của mỗi hộ năm sau trừ đi mức thu nhập bình quân của hộ đó năm trước rồi lấy kết quả này chia cho mức thu nhập bình quân của hộ đó năm trước.

Bảng 4.4: Trung bình mức tăng tương đối thu nhập bình quân của 2 nhóm các năm 2010-2012-2014

Số hộ Trung bình mức tăng tương đối thu nhập bình quân

Trung bình mức tăng tương đối thu nhập bình quân

Nguồn: Kết quả phân tích từ bộ số liệu VHLSS nối ba năm 2010, 2012, 2014

Kết quả Bảng 4.4 cho thấy:

 Mức tăng thu nhập tương đối của các hộ nhóm 0_0_1 giai đoạn 2012 –

2014 là 0,8677 cao hơn mức tăng thu nhập tương đối của chính các hộ này giai đoạn 2010 – 2012 là 0,602 Kết quả này cho thấy hộ có người xuất cư năm 2014 đã gia tăng về mức tăng thu nhập cho chính họ.

 Mức tăng thu nhập tương đối của các hộ nhóm 0_0_1 giai đoạn 2012 –

2014 là 0,8677 cao hơn mức tăng thu nhập tương đối của các hộ nhóm 0_0_0 giai đoạn 2012 – 2014 là 0,3718 Kết quả này cho thấy hộ có người xuất cư năm 2014 đã có cải thiện thu nhập tốt hơn các hộ không có người xuất cư. Tuy nhiên, để có kết luận vững chắc hơn ta cần đến những kiểm định thống kê.

Các kết quả kiểm định (Phụ lục 2.1, Phụ lục 2.2 và Phụ lục 2.3) đã cho kết quả như sau:

 Với mức tăng thu nhập bình quân tương đối của các hộ thuộc nhóm0_0_1 ở hai giai đoạn 2010 – 2012 và 2012 – 2014, ta có P-value của kiểm định bằng 0,16 thì với cả ba mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% đều nhỏ hơn P- value nên chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết có sự bằng nhau của trung bình mức tăng thu nhập của các hộ thuộc nhóm 0_0_1 ở hai giai đoạn, hay mức tăng thu nhập bình quân tương đối của các hộ thuộc nhóm 0_0_1 giai đoạn

2012 – 2014 không cao hơn giai đoạn 2010 – 2012.

 Với mức tăng thu nhập bình quân tương đối của các hộ thuộc nhóm 0_0_0 ở hai giai đoạn 2010 – 2012 và 2012 – 2014, ta có P-value của kiểm định bằng 0,00 thì với cả ba mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% đều lớn hơn P- value nên bác bỏ giả thuyết có sự bằng nhau của trung bình mức tăng thu nhập của các hộ thuộc nhóm 0_0_0 ở hai giai đoạn, kết quả kiểm định cho biết mức tăng thu nhập bình quân tương đối của các hộ thuộc nhóm 0_0_0 giai đoạn sau (2012 – 2014) lại thấp hơn giai đoạn trước (2010 – 2012).

Kết quả mô hình hồi quy phân vị

4.4.1 Mục đích sử dụng mô hình hồi quy phân vị

Tác động của di cư lên thu nhập hay chi tiêu hộ có thể không mang tính tuyến tính, với các hộ nghèo, sự di cư có thể mang lại những cải thiện lớn, nhất là khi đo lường sự cải thiện theo nghĩa tương đối vì vậy luận án sử dụng hồi quy phân vị để xem xét di cư tác động đến mức phân vị nào của chi tiêu hộ.

Gần đây một số tác giả đã sử dụng hồi quy phân vị để phân tích chi tiêu như Figueiredo và cộng sự (2016) đã sử dụng hồi quy phân vị để phân tích tác động của di cư tới tổng chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu của quốc gia tiếp nhận người di cư, kết quả cho biết di cư tác động đáng kể và tích cực đến hàng hóa nhập khẩu Jawadi và cộng sự (2014) sử dụng hồi quy phân vị phân tích chi tiêu phụ thuộc vào tài sản (gồm tài sản tài chính và tài sản nhà ở) của người lao động các nước Mỹ, Anh và Châu Âu, kết quả cho thấy hệ số co giãn của chi tiêu theo tổng tài sản ở Anh là lớn nhất Soja và cộng sự (2014) đã sử dụng hồi quy tuyến tính đơn giản và hồi quy phân vị để phân tích chi tiêu cho tiêu dùng đồ uống có cồn và thuốc lá (đại diện cho hàng hóa xa xỉ) phụ thuộc vào thu nhập hộ, các tác giả đã so sánh ưu nhược điểm của từng loại hồi quy và rút ra hồi quy phân vị có ưu điểm hơn, kết quả cho thấy thu nhập không tác động đến tiêu dùng hàng xa xỉ ở phân vị cao.

Luận án phân tích ba mức phân vị của biến chi tiêu, đó là: (1) phân vị 10% (phân vị của những hộ có mức chi tiêu thấp); (2) phân vị 50% (phân vị của những hộ có mức chi tiêu trung bình) và (3) phân vị 90% (phân vị của những hộ có mức chi tiêu cao) để xem di cư tác động tích cực ở mức phân vị nào của chi tiêu hộ.

4.4.2 Phân tích kết quả mô hình hồi quy phân vị

Sau khi kết nối số liệu các năm của VHLSS, mỗi năm có 8.203 hộ và 3 năm 2010, 2012, 2014 thì có 24.609 hộ, kết quả ước lượng mô hình hồi quy phân vị thể hiện ở bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy phân vị

Loga chi tiêu bình quân Phân vị 10% Phân vị 50% Phân vị 90%

Giới tính chủ hộ ( Nữ là tham chiếu) 0,0421081 *** 0,0489735 *** 0,0681761 ***

Bằng cấp chủ hộ (chưa qua đào tạo là tham chiếu)

Trung học cơ sở 0,3223322 *** 0,3158617 *** 0,3521083 *** Trung học phổ thông 0,5585514 *** 0,576705 *** 0,6390296 ***

Cao đẳng 0,8455113 *** 0,7887214 *** 0,7956821 *** Đại học trở lên 1,0547500 *** 1,034553 *** 1,100387 ***

Vùng (Đồng bằng Sông Hồng là tham chiếu)

Trung du miền núi phía bắc -0,29403 *** -0,236274 *** -0,169150 ***

Bắc trung bộ & Duyên hải nam trung bộ -0,098455 *** -0,033645 *** 0,030524

Tây nguyên -0,141998 *** -0,0114384 0,008500 Đông nam bộ 0,1875346 *** 0,1714278 *** 0,1335917 *** Đồng bằng Sông Cửu Long 0,0829112 *** 0,053665 *** 0,0595151 ***

Nguồn: Kết quả phân tích từ bộ số liệu VHLSS 2010, 2012, 2014

Bảng 4.10 cho thấy mô hình ở phân vị 10% và 50% của biến loga chi tiêu thực bình quân của hộ thì hệ số ước lượng của biến di cư mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả này cho thấy hộ có người xuất cư tác động tích cực đến mức chi tiêu của hộ, hay nói khác đi hộ có người xuất cư đã giúp cải thiện chi tiêu cho hộ có mức sống thấp và trung bình Tuy nhiên, kết quả ước lượng mô hình ở mức phân vị 90% thì hệ số ước lượng của biến di cư không có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thấy di cư chỉ có ý nghĩa cải thiện chi tiêu với những hộ có mức sống trung bình hoặc mức sống thấp, còn những hộ có mức sống cao thì di cư không có ý nghĩa.

Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính số liệu mảng phân tích di cư tác động đến chi tiêu hộ

Để kết quả ước lượng vững tác động của di cư đến mức chi tiêu của hộ, tác giả ước lượng mô hình với số liệu kết nối các năm 2010, 2012, 2014 của VHLSS có sử dụng trọng số hộ năm 2014 Kết quả ước lượng mô hình với 61.271.509 quan sát có kết quả ở bảng 4.11 sau đây:

Bảng 4.11: Kết quả mô hình phân tích chi tiêu hộ với số liệu kết nối các năm 2010, 2012, 2014 Loga chi tiêu bình quân

Giới tính chủ hộ ( Nữ là tham chiếu) 0,0458258 ***

Bằng cấp chủ hộ (chưa qua đào tạo là tham chiếu)

Cao đẳng 0,7919210 *** Đại học trở lên 1,0384490 ***

Vùng (Đồng bằng Sông Hồng là tham chiếu)

Trung du miền núi phía bắc -0,2307524 ***

Bắc trung bộ & Duyên hải nam trung bộ -0,0984287 ***

Tây nguyên -0,0527755 *** Đông nam bộ 0,1671418 *** Đồng bằng Sông Cửu Long 0,0448840 ***

Nguồn: Kết quả phân tích từ bộ số liệu VHLSS kết nối ba năm 2010, 2012, 2014

Bảng 4.11 cho thấy hệ số ước lượng của biến di cư là 0,0210713 cho biết hộ có người di cư thì chi tiêu bình quân hàng năm cao gấp e 0,0210713 lần hộ không có người di cư (hay hộ có người di cư thì chi tiêu bình quân hàng năm cao gấp 1,02 lần hộ không có người di cư) Kết quả cho thấy di cư đã giúp cải thiện chi tiêu cho hộ gia đình.

Kết quả ước lượng hệ số các biến giới tính chủ hộ và tuổi chủ hộ cho biết, chủ hộ là nam giới có mức chi tiêu cao hơn và tuổi chủ hộ tăng thì mức chi tiêu cho hộ cũng tăng.

Hệ số ước lượng biến bằng cấp chủ hộ cho thấy chủ hộ có bằng cấp càng cao thì mức chi tiêu của hộ càng tăng, kết quả còn cho thấy khoảng cách chi tiêu của các hộ có bằng cấp cao cách khá xa các hộ có bằng cấp thấp.

Các hộ năm 2012 và năm 2014 đều có mức chi bình quân cao hơn năm 2010.

Hệ số ước lượng biến Vùng cho thấy, hộ ở vùng Đông nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long thì mức chi tiêu bình quân năm cao hơn hộ ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, còn lại những hộ ở các vùng còn lại đều có mức chi tiêu thấp hơn vùng Đồng bằng Sông Hồng.

 Các kiểm định thống kê đã cho kết quả hộ gia đình có người xuất cư đã được cải thiện về thu nhập cũng như mức sống.

 Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca cho biết nhóm hộ có người xuất cư có mức thu nhập cao hơn và tích chéo của sự khác biệt những yếu tố có trong mô hình với sự khác biệt của những yếu tố ngoài mô hình giải thích được nhiều nhất cho sự khác biệt về thu nhập của hai nhóm hộ có người xuất cư và không có người xuất cư Sự khác biệt những yếu tố ngoài mô hình có thể là sự khác biệt về nhóm đặc điểm cá nhân của người di cư, bởi vì nhóm đặc điểm này là nhóm đặc điểm gắn với người di cư nên nó tác động mạnh đến quyết định di cư của họ, nhưng nhóm đặc điểm này lại không có trong mô hình 3

 Kết quả mô hình hồi quy phân vị với số liệu VHLSS năm 2014 cho biết di cư chỉ có ý nghĩa giúp cải thiện thu nhập và chi tiêu với những hộ có mức sống thấp hoặc trung bình (những hộ có loga mức chi tiêu ở phân vị 10% và 50%) nhưng không có ý nghĩa thống kê ở những hộ có mức sống cao (ở mức phân vị 90%) Kết quả phân tích này cũng cho biết người giàu thì khả năng di cư thấp thậm chí là không di cư.

 Kết quả ước lượng mô hình kiểm soát biến nội sinh di cư bằng mô hình biến công cụ với phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước cho biết hộ có người di cư đã cải thiện được chi tiêu so với hộ không có người di cư.

3 Tác giả đã giải thích lý do tại sao nhóm đặc điểm cá nhân của người di cư không có trong mô hình ởChương 3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần này trình bày kết luận chung của luận án và từ kết quả nghiên cứu của luận án tác giả đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến mô hình phân tích quyết định di cư, kiến nghị về nguồn số liệu cho những nghiên cứu tiếp theo về di cư, kiến nghị coi di cư là động lực và từ đó muốn khuyến khích động lực di cư thì cần có chính sách tăng “vốn di cư” và người lại muốn hạn chế động lực di cư thì cần có chính sách tăng “vốn ở lại”.

 Kết luận và hàm ý chính sách

Những nghiên cứu về di cư đã được thực sự quan tâm trong 10 năm trở lại đây Một số mô hình nghiên cứu về di cư trong nước đã được thực hiện như mô hình di cư nông thôn – đô thị (Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2007), mô hình di cư tạm thời đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hay mô hình động lực di cư đến Đông Nam Bộ (Lưu Bích Ngọc và cộng sự, 2015) Có thể thấy các mô hình này mới chỉ xem xét di cư đến một vùng địa lý nhất định và ở cấp độ cá nhân (vi mô) chứ chưa phân tích được di cư trên phạm vi quốc gia cũng như ở những cấp độ hộ gia đình, mô hình nghiên cứu di cư làm việc, di cư không làm việc và không di cư (Ian Coxhead và cộng sự, 2016) với số liệu VHLSS năm 2012 Đề tài được thực hiện trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ mang tính cấp thiết, nhằm bù đắp “khoảng trống” thông tin về hộ có ít nhất một thành viên xuất cư với những phân tích trên phạm vi toàn quốc với số liệu nối các hộ trong VHLSS các năm 2010, 2012 và 2014.

Các mô hình phân tích di cư chủ yếu có hai dạng mô hình: Thứ nhất là mô hình dạng tuyến tính với biến phụ thuộc là biến định lượng như số lượng người di cư, tỷ lệ người di cư (Puhani, 1999) Thứ hai là mô hình logistic với biến phụ thuộc là biến định tính như quyết định có hay không di cư của một cá nhân (Syafitri 2012, Mahinchai 2010), hộ có ít nhất một thành viên di cư hay hộ không có thành viên nào di cư (Mendola 2005), số liệu phân tích cho cả hai loại mô hình hầu như là số liệu mảng Dạng mô hình được lựa chọn cho đề tài này là mô hình logit với số liệu mảng có trễ phân phối để phân tích hộ gia đình có ít nhất một thành viên di cư và mô hình logit đa trạng thái nhiều mức để phân tích quyết định có hay không di cư của một cá nhân Mô hình phân tích lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người di cư được áp dụng mô hình phân rã Blinder – Oaxaca, mô hình hồi quy phân vị và mô hình hồi quy với số liệu mảng.

Mức sống thấp của hộ gia đình ở năm trước có tác động tích cực đến khả năng xuất cư của ít nhất một thành viên các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay. Những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng xuất cư của ít nhất một thành viên trong các hộ gia đình hiện có người di cư là nhóm chi tiêu bình quân đầu người của hộ ở thời kỳ trước, tỷ số phụ thuộc của hộ, điều kiện nhà ở.

Chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình thời kỳ trước thấp hơn ngưỡng chi tiêu trung bình khiến cho động lực xuất cư thời kỳ sau tăng Đây chính là lực đẩy mạnh khiến thành viên trong hộ gia đình phải di cư Kết quả này cho thấy một hàm ý chính sách ở đây là trong các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sau này, đặc biệt hộ nghèo, sẽ cần phải quan tâm đến việc hỗ trợ “vay vốn” cho thành viên của hộ gia đình thực hiện mục đích di cư nếu cá nhân họ có nhu cầu di cư tìm việc làm, cải thiện thu nhập cho gia đình.

Chủ hộ gia đình là nữ, tỷ số phụ thuộc của hộ gia đình cao và điều kiện nhà ở thấp kém đang là những nhân tố đẩy mạnh thành viên trong các hộ gia đình di cư Thực trạng này cho thấy di cư ở Việt Nam hiện vẫn là chiến lược sinh kế giúp các hộ gia đình “xoá đói giảm nghèo” chứ chưa phải là phương thức giúp các hộ gia đình “làm giàu và phát triển” Trong tương lai, rất cần có những chính sách khuyến khích gia tăng động lực di cư hướng tới mục tiêu

“làm giàu và phát triển” cho các cá nhân, các hộ gia đình và các cộng động địa phương.

Luận án đã nghiên cứu hai nội dung chính, đó là:

1 Xác định một số biến thuộc nhóm nhân tố “trong” và một số biến thuộc nhóm nhân tố “ngoài” tác động đến hộ có ít nhất một thành viên xuất cư cũng như quyết định di cư ở cấp độ cá nhân Kết quả thu được cho thấy muốn tăng hay giảm khả năng xuất cư thì có thể tác động vào nhóm nhân tố ngoài như tăng số lao động được tạo việc làm hàng năm ở thời kỳ trước thì sẽ làm cho xác suất hộ có người xuất cư thời kỳ sau giảm xuống, hoặc chính quyền cấp tỉnh cải thiện điều hành theo hướng giúp đỡ và cởi mở với các doanh nghiệp để tăng chỉ số PCI thì sẽ làm cho khả năng hộ có người xuất cư giảm xuống Hệ số ước lượng của biến trễ của vốn đầu tư thực hiện cấp tỉnh mang dấu âm cho biết vốn đầu tư thực hiện thời kỳ trước tăng lên sẽ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và từ đó thu hút được doanh nghiệp đến tỉnh làm ăn, tạo việc làm tốt cho tỉnh, từ đó làm tăng khả năng hộ có người xuất cư Chương 3 đã phân tích kết quả ước lượng hệ số biến này, do vậy để giữ người lao động ở lại làm việc thì tỉnh cần tăng đầu tư tư nhân tạo ra nhiều việc làm, với đầu tư công cần tăng cường kiểm soát để có hiệu quả, tránh lãng phí Còn nhóm nhân tố trong giúp lý giải nguyên nhân làm gia tăng động lực xuất cư cá nhân ở cấp độ hộ gia đình.

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:15

w