Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

62 280 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

MỤC LỤC TrangLỜI MỞ ĐẦU 2 . 3 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ 4 XUẤT KHẨU 4 I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 4 1.Về kim ngạch xuất khẩu . 4 2. Về mặt hàng xuất khẩu 4 3. Về thị trường xuất khẩu 5 II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 5 1. Đối với lợi thế so sánh của quốc gia . 5 2. Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước . 6 3. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất sản phẩm 6 4. Đối với công ăn việc làm và đời sống nhân dân . 7 5. Đối với giao lưu thương mại quốc tế 7 III.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ . 7 1. Yếu tố kinh tế 7 2. Môi trường văn hoá - xã hội 8 3. Môi trường chính trị - pháp luật 8 4. Yếu tố cạnh tranh 9 IV. THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN THẾ GIỚI 9 1. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản thế giới và xu hướng trong những năm tới 9 2. Một số đối thủ cạnh tranh trong XKTS của Việt Nam 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 15 I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA XKTS TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN . 15 1. Tác động của ngành thuỷ sản tới thu nhập xuất khẩu 16 2. Tác động của ngành Thuỷ sản tới phát triển thương mại quốc tế . 18 II. THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 20 1. Thành tựu của XKTS trong những năm qua, nguyên nhân 20 2. Những thế mạnh và cơ hội của XKTS . 27 3. Những điểm yếu và thách thức của XKTS . 31 4. Một số bài học kinh nghiệm 38 III. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XKTS CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM . 40 1. Thị trường Mỹ: 40 2. Thị trường Nhật Bản: 42 3. Thị trường EU: 43 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 47 I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI 47 1.Mục tiêu 47 2.Nhiệm vụ 49 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI 49 1. Đối với nhà nước . 49 Đề án môn học kinh tế thương mại 2. Đối với các doanh nghiệp 55 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62 LỜI MỞ ĐẦUXuất khẩu là một trong ba chương trình kinh tế lớn trọng điểm đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Cùng với rất nhiều mặt hàng khác, từ năm 1991 thuỷ sản đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2000, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (XKTS) đã vượt qua con số 1 tỷ USD, đưa nước ta trở thành 1 trong 10 nước XKTS lớn nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và đóng góp 9,8% vào tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước. Điều này chứng tỏ rằng ngành thuỷ sản Việt Nam đang dần dần khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân với mũi nhọn là XKTS.Tuy nhiên, quy mô XKTS của nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do chưa tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình. Khi tham gia vào thương mại thuỷ sản thế giới, sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam về chất lượng và giá cả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.“Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua” là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam. Qua đề tài này, tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn về ngành thuỷ sản nước nhà nói chung và XKTS nói riêng. Qua đó thấy được những thành tựu mà XKTS đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại, từ đó tìm ra 4nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp để tiếp tục phát huy những thế mạnh, tận dụng các cơ hội, đồng thời khắc phục những điểm yếu, đề phòng những nguy cơ, thách thức mà XKTS phải đối mặt, góp phần đưa thuỷ sảntrọng tâm là XKTS thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất 2 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại định. Tôi mong được sự cộng tác, đóng góp ý kiến chân thành của tất cả bạn đọc để đề án được hoàn thiện hơn. Sau đây tôi xin trình bày phần nội dung chính của đề án. 3 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ XUẤT KHẨUI. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM1.Về kim ngạch xuất khẩuTrong những năm qua, xuất khẩu của việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn: KNXK đã tăng lên gấp đôi trong giai đoạn 1996 - 2000 và đến năm 2002, KNXK đạt 16.705 triệu USD. Năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam đạt 19.880 triệu USD, tăng 19% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 26.500 triệu USD.Tỷ trọng KNXK trong tổng thu nhập quốc dân tăng từ 34,4% năm 1998 lên 44% năm 2001 và đạt 47,6% năm 2002.Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu của nước ta còn quá thấp so với các nước trong khu vực. KNXK tính theo đầu người của Việt Nam năm 2002 mới chỉ đạt khoảng 210 USD/người, trong khi đó tỷ lệ này ở một số nước trong khu vực khá cao. Năm 2000, KNXK trên đầu người ở Trung Quốc là 358,8 USD/người, Thái Lan là 1.113,8 USD/người, Malaysia là 4.211,8 USD/người.2. Về mặt hàng xuất khẩuCơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển biến rất cơ bản, tạo bước phát triển mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước mà tỷ trọng của các nhóm hàng đã qua chế biến tăng dần. Nếu hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm 92% thì đến nay còn chiếm khoảng 60% trong tổng KNXK. Hàng chế biến trong đó có cả hàng chế tạo năm 1991 chỉ chiếm khoảng 8% đến năm 1999 đã lên khoảng 40%. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ hải sản năm 1991 chiếm 53%, năm 2003 giảm xuống còn khoảng 30,6%. Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47%, năm 2003 tăng lên khoảng 69,3% trong tổng KNXK.Trong thời kỳ mở cửa cũng đánh dấu bước tiến quan trọng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đó là sự xuất hiện và gia tăng nhanh chóng của một số mặt hàng mới như dầu thô, gạo, hàng điện tử, máy tính, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, cà phê, hạt tiêu .Nếu cả năm 1989 mới chỉ có 2 mặt hàng có giá trị xuất 4 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại khẩu (GTXK) trên 200 triệu USD thì đến nay đã có 10 mặt hàng, trong đó 4 mặt hàng vượt qua mức 1 tỷ USD vào năm 2000 là dầu thô, hàng may mặc, giày dép và thuỷ sản. Trước đây xuất khẩu các mặt hàng chủ lực này chiếm khoảng 60% hiện nay chiếm 75 - 80%.Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên đáng kể, một số mặt hàng đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và có tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay các mặt hàng gạo, dầu thô, thuỷ hải sản, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu .của nước ta đã được thị trường nhiều nước ưa chuộng.3. Về thị trường xuất khẩuKể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại thương với gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2002 đã tăng hai lần so với năm 2001, kim ngạch đạt 2,42 tỷ USD. Đối với xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trong thời kỳ 1996 - 2000 kim ngạch tăng bình quân 22%/năm và đạt 2,62 tỷ USD vào năm 2000 sau đó giảm liên tiếp trong 2 năm 2001 và 2002 do nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, sức mua yếu. Trong khi đó KNXK sang các nước châu Á tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Thị trường xuất khẩu sang Đông Âu giảm mạnh, đến năm 2001 chỉ chiếm khoảng 3,5% KNXK của Việt Nam.II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAMXuất khẩu đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, thể hiện trên những phương diện sau:1. Đối với lợi thế so sánh của quốc giaNền kinh tế của hầu hết các nước chậm phát triển và đang phát triển với đặc trưng là kinh tế nông nghiệp, thu nhập thấp nên đều thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Để thoát khỏi tình trạng đói nghèo và để phát triển kinh tế, mỗi nước phải biết tận dụng lợi thế so sánh của mình, khai thác nguồn lực sẵn có để sản xuấtxuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh. Thúc đẩy xuất 5 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại khẩu sẽ giúp cho các nước thoát khỏi tình trạng thiếu ngoại tệ, tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua ổn định cán cân thương mại và tỷ giá, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH hướng về xuất khẩu tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.2. Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá đất nước theo bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui mô, tốc độ tăng của nhập khẩu.Ở nước ta thời kì 1986 - 1990 nguồn thu về xuất khẩu bằng 3/4 tổng nguồn thu bằng ngoại tệ, và thu về xuất khẩu năm 1994 đảm bảo được 80% nhập khẩu so với 24% năm 1986.3. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất sản phẩmViệc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường khu vực và thế giới đã kéo theo cơ cấu sản xuất cũng thay đổi. Từ chỗ chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, khoáng sản và các sản phẩm thô chưa qua chế biến đến nay ta đã chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến.Ngoài ra, việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nhờ vậy mà sản xuất có thể phát triển và ổn định, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích ứng được với những thay đổi của thị trường.6 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án mơn học kinh tế thương mại 4. Đối với cơng ăn việc làm và đời sống nhân dânVới chiến lược phát triển cơng nghiệp nơng thơn hướng về xuất khẩu khơng những tạo cơng ăn việc làm cho nơng dân những lúc nơng nhàn mà còn làm biến đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần số hộ thuần nơng, tăng tỷ lệ hộ phi nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ .từ đó đời sống nhân dân sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao.5. Đối với giao lưu thương mại quốc tếThực tế qua gần 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, ở nước ta cho thấy đóng góp của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua là rất đáng kể.Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ bn bán với trên 200 quốc gia trên thế giới. Tổng KNXK liên tục tăng từ 789 triệu USD năm 1986 đến con số 26,5 tỷ USD năm 2004 tức là gấp 33,6 lần. Bên cạnh đó chúng ta cũng đã từng bước xây dựng được một số mặt hàng có qui mơ ngày càng lớn và được thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thuỷ sản, hàng may mặc, cà phê…Việc xây dựng được một số mặt hàng có qui mơ lớn nói trên đã cho phép chúng ta khai thác được những lợi thế so sánh của nền kinh tế việt Nam và đồng thời cũng tích luỹ được những bài học thực tiễn quan trọng cho việc đổi mới và hình thành cơ cấu xuất khẩu có hiệu quả cho nền ngoại thương Việt Nam trong những năm sau này.III.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HỐ 1. Yếu tố kinh tếThị trường cần có sức mua, cũng như người mua. Sự thay đổi các thơng số như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia có tác động tức thời đến thương trường, các nhà quản trị cần hiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra trong các vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh kích thước của thị trường tiềm năng đó là dân số, quan trọng hơn nữa họ phải nghiên cứu so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ của dân số để dự đốn khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó. Kèm theo vấn đề dân số, các nhà nghiên cứu thị trường nước ngồi còn phải chú ý tới mức phân phối theo tuổi, mật độ và sự phân bố ở quốc gia đó cũng như nghiên cứu đặc tính phân phối thu nhập.7 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại 2. Môi trường văn hoá - xã hộiNgười ta lớn lên trong một xã hội đặc thù nào đó. Đó là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và như những tiêu chuẩn của họ; là nơi xác định mối quan hệ giữa họ với người khác.Tính bền vững của những giá trị văn hoá cốt lõi có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Những niềm tin và giá trị thứ cấp thì dễ thay đổi hơn, các nhà quản lý có cơ may làm thay đổi yếu tố này nhưng ít có cơ may làm thay đổi giá trị cốt lõi của chúng.Chính vì vậy, các nhà kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ nền văn hoá - xã hội, phong tục tập quán của thị trường, quốc gia để đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý, đạt hiệu quả cao.Việt Nam có một nền văn hoá hết sức phong phú, với 54 dân tộc khác nhau. Điều này vừa là thuận lợi đồng thời cũng gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thuận lợi là chúng ta có một thị trường hàng hoá phong phú, đặc trưng cho từng vùng nhất định. Ngược lại, chính vì sự khác nhau về phong tục tập quán nên hàng hoá sản xuất ra muốn tiêu thụ được lại phải phụ thuộc rất nhiều vào điều này.3. Môi trường chính trị - pháp luậtCác quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ của những tiến triển trong môi trường chính trị và pháp luật. Khi môi trường xấu đi thì những điều luật mới của chính phủ vẫn còn nguyên lực hoặc rộng hơn nữa sự tác động của Chính phủ có thể thúc đẩy, ngăn cản hoạt động xã hội hoặc tạo ra môi trường cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Những biện pháp của Chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu như: Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, có thể là giấy phép cấm xuất nhập khẩu một số sản phẩm; cấm buôn bán với một số quốc gia, các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, hạn ngạch .Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của quá trình CNH - HĐH, chúng ta đang dồn sức vào việc xây dựng đất nước, nên trong đường lối, chính sách cũng không khỏi có những vấn đề chưa được hoàn chỉnh. Cơ chế thị trường ở nước ta cũng mới được hình thành và chịu sự quản lý của Nhà nước, do đó cũng có nhiều đạo luật khác hơn so với cơ chế thị trường thuần tuý ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy mà quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với các nước bên ngoài không hoàn toàn là tự do trao đổi mua bán. 8 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại Đây là đặc trưng của nước ta. Do vậy khi hàng hoá của ta xuất ra nước ngoài cũng như khi ta nhập hàng hoá của nước ngoài vào thì cần phải có những tìm hiểu thấu đáo về luật pháp để tránh những trở ngại đáng tiếc.4. Yếu tố cạnh tranhCạnh tranh đã trở thành một quy luật tất yếu trong cơ chế thị trường hiện nay. Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia kinh doanh cũng phải đối mặt với vấn đề này. Chính vì vậy, các nhà hoạch định marketing khi thu thập thông tin và nghiên cứu phải xác định được: Ai có thể là đối thủ cạnh tranh, cơ cấu cạnh tranh, .Trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị phải phân loại đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh về ước muốn, về nhãn hiệu, về hình thái sản phẩm .Để hoạch định một chiến lược cạnh tranh chi tiết, các nhà quản trị marketing còn phải nghiên cứu các nhân tố tác động tới cạnh tranh: sản phẩm đồng nhất, thái độ của nhà xuất khẩu, nhu cầu của người tiêu dùng, luật pháp và quy định của Chính phủ.Doanh nghiệp có thể có một vị thế vững chắc hay mong manh trên thị trường nước ngoài là tuỳ thuộc vào những ứng biến và khả năng tiên đoán, xử lý thông tin của doanh nghiệp. Hiện nay, do kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta còn ít, trên thị trường quốc tế hầu như chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất ra là thấp, khó có thể cạnh tranh được với các hàng hoá của nước ngoài.IV. THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN THẾ GIỚI1. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản thế giới và xu hướng trong những năm tới1.1. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản thế giới Thuỷ sản là một ngành công nghiệp thực phẩm có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì trệ hay chậm phát triển thời gian qua, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động. Điều này một phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản, phần khác là do tương quan cung cầu về thuỷ sản trên thế giới chưa cân đối gây ra.Nghiên cứu về thị trường thuỷ sản thế giới trong thời gian qua, các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra một số nhận xét sau:9 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A Đề án môn học kinh tế thương mại Thứ nhất, sản lượng khai thác thuỷ sản trên thế giới không ngừng được gia tăng qua các năm, đạt bình quân 110 triệu tấn/năm.Chính do sản lượng thuỷ sản của thế giới gia tăng mà thương mại quốc tế của của mặt hàng này cũng phát triển. Theo công bố mới nhất của FAO, thương mại thuỷ sản quốc tế năm 2000 đạt 115,2 tỷ USD, tăng 4,35% so với mức của năm 1999, 39,6% so với mức của năm 1991.Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997, XKTS thế giới đã nhanh chóng khắc phục được sự suy giảm và đã có mức tăng trưởng khá vào các năm cuối thập kỷ 90 vừa qua. Năm 2000 khối lượng xuất khẩu tăng 13,7%, GTXK tăng 4,5%.Thứ hai, các nước đang phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và thương mại các mặt hàng thuỷ sản quốc tế. Nếu như năm 1980 các nước đang phát triển mới sản xuất 47,3% lượng thuỷ sản của thế giới thì đến năm 1985 đã vượt qua 50%. Trong 10 nước sản xuất thuỷ sản hàng đầu thế giới thì có 7 nước thuộc các nước đang phát triển (Liên Xô, Trung Quốc, Chi Lê, Ấn Độ, Pêru, Hàn Quốc, Thái Lan) và năm 1990 KNXK thuỷ sản của các nước đang phát triển chiếm gần 60% tổng KNXK thuỷ sản của thế giới. Trong khối ASEAN, các nước XKTS lớn nhất có Thái Lan (đạt trên 3,4 tỷ USD/năm) và Inđônêxia (đạt trên 1,42 tỷ USD/năm).Thứ ba, các nước công nghiệp phát triển chi phối mạnh mẽ thị trường thuỷ sản thế giới bởi vì các nước nay vừa là những nước xuất khẩu lớn nhất, vừa là những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Theo thống kê của FAO 1990: Xuất khẩu của Canada trên 1,3 tỷ USD mỗi năm, Đan Mạch, Nauy, Nhật đạt doanh số xuất khẩu trên 500 triệu USD hàng năm và chính các nước này là những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu gần 5 tỷ USD thuỷ sản, Mỹ trên 4 tỷ, Tây Âu 6,24 tỷ USD. Với số liệu kể trên, Nhật Bản chiếm 5% mậu dịch của thế giới. tỷ lệ tương ứng của Mỹ là 6,2% và EU là 23%.Thứ tư, trong nhập khẩu thuỷ sản của thế giới, nhập khẩu của các nước phát triển chiếm tỷ lệ áp đảo (85 - 86%), nhập khẩu của các nước đang phát triển chiếm một tỷ trọng nhỏ, nhưng có xu hướng tăng dần lên trong thời gian qua. Về thị trường nhập khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển là nhằm vào các nước phát triển.Thứ năm, XKTS muốn phát triển phải gắn chặt với phát triển bền vững, với môi trường sinh thái, với an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc các quốc gia nhập khẩu chính luôn 10 Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A [...]... cơ sở được Bộ Thuỷ Sản công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành Số cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường sản phẩm của EU đã tăng lên 153, 200 cơ sở chế biến thuỷ sản được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới * Về cơ cấu hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu Về cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất đã có sự thay... thế mạnh của xuất khẩu thuỷ sản * Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam có sự đa dạng sinh học thuỷ sản cao, nhiều thuỷ đặc sản quý được thị trường thế giới ưa chuộng, tạo khả năng khai thác để cung ứng nguyên liệu dồi dào cho phát triển chế biến thuỷ sản xuất khẩu Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng... tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới II THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1 Thành tựu của XKTS trong những năm qua, nguyên nhân 1.1.Thành tựu của xuất khẩu thuỷ sản Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, sau gần 20 năm ngành thuỷ sản đã có nhiều nỗ lực và chủ động phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia sản. .. dung Thuỷ sản Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến vì chất lượng tốt nhưng người tiêu dùng thì gần như chẳng biết gì về thuỷ sản Việt Nam Vì hiện nay nhiều sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chưa có thương hiệu riêng, các sản phẩm xuất khẩu đều mang thương hiệu của các nhà nhập khẩu Do đó trong xúc tiến thương mại phải coi trọng và tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt đối với những sản. .. ngành thuỷ sản nói chung và XKTS Việt Nam nói riêng đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, phá thế bị bao vây, năm 1997 đã vươn lên đứng thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 30 về giá trị KNXK, thứ 5 về sản lượng tôm tươi và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 25 nước trong đó xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước, một số sản phẩm đã có uy tín tại các thị trường quan... trường vùng ven biển * Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động thuỷ sản Lương Thị Soan Lớp Thương Mại 44A 29 Đề án môn học kinh tế thương mại Việt Nam có nguồn lao động thuỷ sản tương đối dồi dào, giá lao động nghề cá của Việt Nam hiện ở mức thấp so với khu vực và thế giới Đây là lợi thế tạm thời tạo nên giá thành sản phẩm thấp, tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường... chiếm 47,28% tổng giá trị KNXK thuỷ sản, tăng 7,87% về lượng và 11,55% về giá trị so với 2002 Cá đông lạnh đạt 440 triệu USD chiếm 19,7% tổng giá trị KNXK thuỷ sản, tăng 20% về lượng và 26,2% về giá trị so với 2002 Mực + bạch tuộc đạt 130 triệu USD chiếm 5,85 tổng giá trị KNXK thuỷ sản, giảm 1,075 so với 2002 Mặt hàng khô giảm 1,17% Hiện nay, trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu , xuất khẩu tôm vẫn... trên thị trường thế giới và trong nước (trong tháng 3 và tháng 4 năm 2004 khoảng 3,6 đến 3,7USD/kg) thì không có cá để tiêu thụ và xuất khẩu * Thực tế trong những năm qua cho thấy, thị trườngXKTS của Việt Nam rõ ràng là chưa ổn định Chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chủ yếu bao gồm tôm, mực đông lạnh sơ chế (chiếm khoảng 80% khối lượng) Cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu chưa hợp lý, tuy đã... như giá, chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, cách tiếp cận thị trường 2.2.Ðánh giá tác động của ngành Thuỷ sản tới mở rộng quan hệ thương mại quốc tế: Phát triển của ngành Thuỷ sản nói chung, của XKTS nói riêng đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ thương mại quốc tế Nếu năm 1996, quan hệ thương mại quốc tế của ngành Thuỷ sản mới chỉ dừng ở con số 30 nước thì đến năm 2001, hàng thuỷ sản Việt. .. khó tính * Công nghệ sản xuất thuỷ sản nhìn chung còn lạc hậu và khó có khả năng đầu tư lớn trong khi những đòi hỏi về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của thị trường thế giới ngày càng cao và chặt chẽ Do vậy so với yêu cầu phát triển sản xuất hàng xuất khẩugiá trị gia tăng thì trình độ kỹ thuật chế biến của các doanh nghiệp XKTS Việt Nam còn thấp và chưa . hàng thuỷ sản Việt Nam về chất lượng và giá cả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ XUẤT KHẨUI. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM1 .Về kim ngạch xuất khẩuTrong những năm qua, xuất khẩu của việt Nam đã đạt được những

Ngày đăng: 12/12/2012, 10:34

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: GTXK và đóng góp của XKTS đối với xuất khẩu quốc gia thời kỳ 1996 - 2001 - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 2.

GTXK và đóng góp của XKTS đối với xuất khẩu quốc gia thời kỳ 1996 - 2001 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3: Vị trí XKTS đối với ngành nông lâm ngư nghiệp - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 3.

Vị trí XKTS đối với ngành nông lâm ngư nghiệp Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GTXK của các ngành kinh tế thời kỳ 1996-2001                                                                                                            - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 4.

Tốc độ tăng trưởng GTXK của các ngành kinh tế thời kỳ 1996-2001 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng tính hệ số so sánh tốc độ tăng trưởng GTXK (αxk) của các ngành kinh tế cho ta thấy được mức độ ảnh hưởng tốc độ tăng GTXK của từng ngành đối với tốc độ  tăng trưởng GTXK của nền KTQD, nó được thể hiện ở bảng sau:  - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng t.

ính hệ số so sánh tốc độ tăng trưởng GTXK (αxk) của các ngành kinh tế cho ta thấy được mức độ ảnh hưởng tốc độ tăng GTXK của từng ngành đối với tốc độ tăng trưởng GTXK của nền KTQD, nó được thể hiện ở bảng sau: Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 6: Hệ số cạnh tranh RCA của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 6.

Hệ số cạnh tranh RCA của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 7: Tổng giá trị kim ngạch XKTS của Việt Nam qua các năm. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 7.

Tổng giá trị kim ngạch XKTS của Việt Nam qua các năm Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 8: Cấu trúc thị trườngXKTS Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004                                                                                                      ĐVT: % - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 8.

Cấu trúc thị trườngXKTS Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004 ĐVT: % Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 9: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thuỷ sản NămTổng sản lượng thủy  sản  (nghìn.tấn)Sản lượng khai thác hải sản (nghìn.tấn)Sản lượng nuôi thủy sản (nghìn.tấn)Giá trị xuất khẩu (tr - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 9.

Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thuỷ sản NămTổng sản lượng thủy sản (nghìn.tấn)Sản lượng khai thác hải sản (nghìn.tấn)Sản lượng nuôi thủy sản (nghìn.tấn)Giá trị xuất khẩu (tr Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 13: Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005 của ngành thuỷ sản. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 13.

Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005 của ngành thuỷ sản Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 12: Chỉ tiêu phát triển thuỷ sản của Việt Nam - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

Bảng 12.

Chỉ tiêu phát triển thuỷ sản của Việt Nam Xem tại trang 48 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan