1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất pdf

6 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất? Rất nhiều sinh viên băn khoăn một câu hỏi: “ra trường mình sẽ làm gì?” câu hỏi này lại càng lớn hơn và khó giải đáp hơn với hầu hết những sinh viên năm 3, năm 4, khi mà các bạn chuẩn bị phải đối mặt với một thực tế là mình chuẩn bị phải ra trường và tìm cho mình một công việc. Thế nên DeltaViet xin chia sẻ một phân tích mà DeltaViet cảm thấy rất ấn tượng từ quyển sách “Nguyên Lý 80/20 – Bí quyết làm ít được nhiều” của Richard Koch. Công việc là một phần chính yếu của cuộc sống, một thứ mà chúng ta không nên làm quá nhiều hay quá ít. Hầu hết ai ai cũng cần làm việc, cho dù có được trả lương hay không. Hầu như tất cả mọi người không ai muốn để công việc lấn át cuộc sống của mình, cho dù họ có cho rằng mình thích công việc đến mức nào đi nữa. Thời lượng làm việc không nên bị quy định bởi quy ước xã hội. Nguyên lý 80/20 có thể cho ta một thước đo hiệu quả và một cách hay để biết rằng mình nên làm thêm hay giảm bớt giờ làm. Đó là nghệ thuật ác-bít: Nếu quân bình bạn cảm thấy vui sướng khi không làm việc hơn là lúc làm việc thì bạn nên làm việc ít lại và/hoặc thay đổi công việc của mình. Còn nếu quân bình bạn cảm thấy hạnh phúc khi làm việc hơn lúc không làm việc thì bạn nên làm việc nhiều hơn và/hoặc thay đổi cuộc sống ngoài công việc của mình. Chỉ khi nào bạn cảm thấy khi làm việc và khi không làm việc đều hạnh phúc như nhau, và chỉ khi bạn cảm thấy hạnh phúc trong 20% khoảng thời gian làm việc và 80% khoảng thời gian ngoài công việc thì khi đó bạn mới thực sự đã ác-bít đúng. Nhiều người không thích công việc của họ lắm. Họ không cảm thấy công việc chính là cuộc sống của họ, mà cảm thấy là mình ‘phải’ làm công việc ấy bởi vì nó đem lại cho họ một phương kế sinh nhai. Có lẽ bạn cũng biết có người mặc dù khó mà có thể nói rằng họ không thích công việc của mình vẫn cảm thấy có một thái độ nước đôi về công việc của mình. Có lúc họ cảm thấy thích công việc của mình, hay họ thích một phần nào đó của công việc. Có lúc họ hoàn toàn không thích công việc của mình, hay họ không thích một phần nào đó của công việc. Nhiều người, có lẽ là hầu hết những người bạn biết ước muốn mình được làm một công việc gì khác, nếu như họ được trả mức lương ngang bằng với công việc hiện thời. Nghề nghiệp không phải là một mảng riêng biệt Cái nghềbạn và/hoặc đối tác theo đuổi cần phải được nhìn dưới giác độ chất lượng tổng thể của cuộc sống mà nghề ấy mang lại: nơi bạn sinh sống, thời gian ở bên nhau và bên bạn bè, sự thỏa mãn mà bạn thực sự có được từ công việc, và liệu thu nhập sau thuế của mình có đủ cho lối sống đó không. Có lẽ bạn có nhiều lựa chọn hơn là bạn nghĩ. Nghề nghiệp hiện thời của bạn có thể là phù hợp và bạn có thể dùng nó làm mức chuẩn để so sánh. Thế nhưng hãy suy nghĩ một cách sáng tạo xem liệu mình có thể thích một nghề hay một lối sống khác hơn không. Hãy nghĩ ra những lựa chọn khác nhau cho lối sống hiện tại và tương lai của mình. Hãy xuất phát từ tiền đề rằng giữa cuộc sống làm việc và những cái bạn thích ngoài công việc không nhất thiết phải có sự xung đột. ‘Công việc’ có thể là nhiều thứ khác nhau, đặc biệt là khi ngành công nghiệp giải trí hiện nay chiếm giữ một mảng lớn trong nền kinh tế. Bạn có thể làm việc trong một lĩnh vực mà mình thích hoặc thậm chí biến sở thích của mình thành công việc làm ăn. Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình có thể dẫn đến thành công. Thông thường thì chúng ta dễ biến một sở thích thành nghề của mình hơn là trở nên thích thú công việc do người khác áp đặt. Cho dù bạn làm gì đi nữa, hãy xác định rõ mức tối ưu mà bạn muốn đạt tới và xét nó trong bối cảnh chung của cuộc sống của bạn. Điều này nói thì dễ hơn làm: thói quen khó chữa và tầm quan trọng của lối sống rất dễ bị lấn át bởi áp lực của lối suy nghĩ thông thường. Ví dụ, khi tôi và hai đồng nghiệp thành lập công ty tư vấn quản lý vào năm 1983, chúng tôi ý thức được những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống của tình trạng làm việc nhiều giờ và đi lại quá nhiều mà trước đây người chủ chúng tôi yêu cầu. Do đó, chúng tôi quyết định đề ra một ‘cách tiếp cận lối sống toàn diện’ trong công ty chúng tôi và xem trọng chất lượng cuộc sống ngang bằng với mức thu nhập. Thế nhưng khi công việc bắt đầu ào ạt kéo đến, cuối cùng rồi chúng tôi cũng lại làm việc 80 tiếng mỗi tuần và, tệ hại hơn nữa, chúng tôi còn yêu cầu các chuyên viên tư vấn của chúng tôi cũng phải như thế (lúc đầu tôi không hiểu một chuyên viên tư vấn trông thật khổ đau muốn nói gì khi anh ta buộc tội tôi và những người đồng sáng lập công ty đã ‘hủy hoại cuộc sống của người khác’). Trong việc chạy theo đồng tiền, cách tiếp cận lối sống toàn diện đã nhanh chóng bị tiêu tan. Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất? Có phải tôi đang kêu gọi các bạn ‘rút lui’ khỏi cuộc tranh giành khốc liệt? Không nhất thiết phải là như vậy. Có lẽ bạn cảm thấy hạnh phúc nhất khi tham dự vào cuộc tranh đua có lẽ, cũng như tôi, về cơ bản bạn cũng là một kẻ thích cạnh tranh. Tất nhiên bạn cần phải nắm rõ mình thích làm cái gì, và cố gắng đưa sở thích đó vào công việc của mình. Tuy nhiên, ‘cái’ bạn làm chỉ là một yếu tố trong phương trình. Bạn cần phải xét bối cảnh công việc mà mình đang hoạt động và tầm quan trọng của sự thành đạt đối với bạn. Ít nhất thì những yếu tố đó cũng quan trọng không kém trong việc xác định niềm vui trong công việc của mình. Bạn cần phải xác định rõ xem mình đứng ở đâu trên hai phương diện: Bạn có sự thôi thúc lớn muốn đạt được thành quả và thành công trong nghề nghiệp không? Bạn cảm thấy vui sướng nhất khi làm cho một tổ chức, tự đứng ra làm ăn (“thương nhân tự doanh”) hay thuê người khác làm việc cho mình? Hình sau thể hiện sự chọn lựa ấy. Ô nào miêu tả đúng nhất về bạn? Những người thuộc Ô 1 cực kỳ tham vọng nhưng thích làm việc trong môi trường do người khác bố trí hơn. ‘Người của tổ chức’ nguyên mẫu của thế kỷ XX thuộc về ô này. Số người thuộc loại này đang giảm đi do các tổ chức lớn hiện nay thuê ít nhân viên hơn và do các tổ chức lớn bị mất thị phần vào tay những tổ chức nhỏ hơn (xu hướng đầu sẽ còn tiếp diễn, xu hướng sau có lẽ sẽ dừng lại). Nhưng nếu mặt cung của những vị trí ấy đang giảm xuống thì mặt cầu cũng giảm theo. Nếu bạn thích loại công việc này, hãy nhìn nhận thực tế ấy và cứ theo đuổi nguyện vọng của mình, cho dù nguyện vọng ấy đã không còn hợp thời. Các tổ chức lớn vẫn tiếp tục cung cấp cơ cấu và địa vị cho dù họ không còn khả năng đảm bảo cho những công việc ấy. Những người thuộc Ô 2 tiêu biểu là những người có trình độ chuyên môn muốn được những người ngang cấp nhìn nhận và muốn mình là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Họ thích làm việc độc lập và không hòa nhập tốt vào tổ chức, trừ phi tổ chức (như hầu hết các trường đại học) cực kỳ dễ dãi. Người thuộc loại này cần phải đảm bảo mình phải càng sớm càng tốt trở thành người chủ tự quản. Một khi đã là người tự doanh, tự quản, họ cần phải chống lại cám dỗ thuê người khác làm việc cho mình, cholàm vậy có mang lại cho họ nhiều tiền hơn. Người thuộc Ô 2 là “thương nhân tự doanh” muốn tránh sự lệ thuộc người khác về chuyên môn càng nhiều càng tốt. Những người thuộc Ô 3 có nghị lực và tham vọng cao, ghét làm thuê cho người khác nhưng lại không thích lối sống đơn độc của thương nhân tự doanh. Họ có thể có ý tưởng khác người, nhưng họ là những nhà thiết kế: họ muốn xây dựng một mạng lưới hay một cơ cấu xung quanh họ. Họ là những nhà doanh nghiệp tương lai. Bill Gates, một trong hai người giàu nhất nước Mỹ, từng là người bỏ ngang việc học đại học luôn bị ám ảnh bởi phần mềm máy vi tính cá nhân. Nhưng Bill Gates không phải là một thương nhân tự doanh. Ông cần có sự góp sức của những người khác, rất nhiều người. Nhiều người khác cũng giống như vậy. Ý tưởng trao quyền đã xóa mờ nhu cầu này và làm cho khát vọng xây dựng công ty hơi bị lỗi thời. Nếu bạn muốn làm việc cùng với người khác, nhưng không phải làm việc cho họ, thì bạn thuộc Ô 3. Bạn cần phải nhìn nhận thực tế này và hãy làm một điều gì đó để đối phó với thực tế ấy. Nhiều nhà chuyên môn bất đắc chí là những người thuộc Ô 3, họ thích những gì mình làm nhưng lại hoạt động trong môi trường của Ô 1 và Ô 2. Họ không nhìn thấy rằng nguyên nhân làm họ nản lòng không phải là vấn đề thuộc về chuyên môn mà là về tổ chức. Người thuộc Ô 4 không có động lực muốn gặt hái thành đạt trong nghề nghiệp nhưng lại thích làm việc với người khác. Những người này nên đảm bảo là mình có nhiều giờ làm việc cùng người khác trong một công việc bình thường hoặc trong một công việc tự nguyện. Người thuộc Ô 5 không có tham vọng nhưng cực kỳ thích có tính tự chủ trong công việc. Thay vì thành lập công ty riêng, vai trò tốt nhất dành cho người thuộc Ô 5 là làm tự do, thực hiện các dự án cho những công ty khác phù hợp với điều kiện của mình. Người thuộc Ô 6 là những người có nhu cầu thấp về thành đạt trong nghề nghiệp nhưng lại thích công việc tổ chức và phát triển cho người khác. Nhiều giáo viên, người làm công tác xã hội và từ thiện là loại người thuộc Ô 6 và rất phù hợp với vai trò của họ. Đối với người thuộc Ô 6, hành trình là tất cả không cần phải đi đến một đích nào cả. Nhiều người hướng về cái ô ‘đúng’ của mình, nhưng khi một cá nhân cảm thấy chán ghét công việc thì thường đó là do cá nhân ấy đang ở nhầm ô. Còn tiền bạc thì sao? Đúng vậy tiền bạc thì sao nào! Hầu hết ai cũng có cách nhìn riêng về tiền bạc. Họ nghĩ rằng tiền bạc quan trọng hơn thực tế. Nhưng họ cũng cho rằng tiền bạc khó kiếm hơn thực tế. Do hầu hết mọi người đều muốn mình có nhiều tiền hơn mình hiện tại đang có, chúng ta hãy xét điểm thứ hai trước. Quan điểm của tôi là tiền bạc không khó kiếm và, một khi bạn dành dụm được một ít tiền thì làm cho tiền đẻ ra tiền không gì khó khăn cả. Thế nhưng trước nhất chúng ta làm sao có được tiền? Câu trả lời hay nhất, và là câu trả lời thường xuyên đúng đến không ngờ, là làm cái gì đó mà mình thích. Cách lập luận như sau: Nếu bạn thích làm việc gì thì bạn có cơ may làm được tốt việc ấy. Bạn có cơ may làm việc ấy tốt hơn là làm những việc bạn không thích (điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng những trường hợp ngoại lệ là rất hiếm). Nếu bạn làm việc gì đó tốt, bạn có thể tạo ra một cái gì đó thỏa mãn được người khác. Nếu bạn làm người khác thỏa mãn, họ thường trả công cho bạn hậu hĩ hơn. Và do hầu hết mọi người làm những việc mà họ không cảm thấy thích thú và do đó không thể làm tốt như bạn, bạn sẽ có thể kiếm được thu thập cao hơn mức chuẩn trong ngành nghề của bạn. Tuy nhiên cách lập luận ấy không phải là không có nhược điểm. Có một số nghề, như nghề diễn viên chẳng hạn, trong đó cung vượt xa cầu. Trong những trường hợp như vậy, bạn phải làm gì? Cái bạn không nên làm là bỏ cuộc. Thay vào đó, hãy tìm một nghề có mức cung và cầu tương xứng nhau nhưng có những yêu cầu gần với cái nghề bạn ưa thích. Thông thường luôn có những ngành nghề gần gũi nhau như thế, mặc dù có thể chúng khó nhận ra ngay. Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo. Ví dụ, những đòi hỏi đối với các chính trị gia rất gần với những yêu cầu đối với diễn viên. Những chính trị gia hoạt động có hiệu quả nhất, như Ronald Reagan, John F. Kennedy, Winston Churchill, Harold Macmillan hay Margaret Thatcher, hoặc đã là hoặc lẽ ra có thể trở thành những diễn viên thành công. Charlie Chaplin rất giống với Adolf Hitler và điều này không phải là ngẫu nhiên tiếc thay, Hitler là một trong những diễn viên tài ba nhất, lôi cuốn nhất của thế kỷ qua. Có lẽ những điều nói trên có vẻ quá hiển nhiên. Thế nhưng chẳng mấy ai có triển vọng làm diễn viên lại cân nhắc theo đuổi nghề làm chính trị một cách nghiêm túc, dù nghề chính trị có ít cạnh tranh hơn và cho họ phần thưởng xứng đáng hơn. Nếu thị trường tuyển dụng trong nghề bạn thích nhất quá thấp và bạn không thể tìm ra một nghề khác gần giống có triển vọng tốt thì sao? Khi đó hãy chọn nghề bạn thích kế tiếp và lặp lại quy trình đó có đến khi bạn tìm được nghềbạn thích và được trả lương cao. Một khi đã bước vào nghề, nếu kiếm tiền là thực sự quan trọng đối với bạn và nếu bạn làm công việc ấy tốt được, bạn hãy nhắm đến việc chuyển sang hình thức tự doanh càng sớm càng tốt và sau đó bắt đầu thuê mướn người khác. Tôi đi đến kết luận này từ luận điểm về nghệ thuật ác-bít của Nguyên lý 80/20. 80% giá trị trong một tổ chức hay ngành nghề được tạo ra từ 20% lực lượng những người có chuyên môn. Những người làm việc có năng lực trên trung bình có xu hướng hưởng mức lương cao hơn những người làm việc có năng lực dưới trung bình, nhưng mức chênh lệch ấy không đủ để phản ánh sự khác nhau về năng lực làm việc. Do đó, những người làm việc tốt nhất luôn bị trả lương thấp hơn so với năng lực của mình, và những người làm việc tệ nhất luôn hưởng được mức lương cao hơn so với năng lực của mình. Là một nhân viên có năng lực trên trung bình, bạn không thể thoát khỏi cái bẫy này. Người chủ của bạn có thể cho rằng bạn làm việc tốt, nhưng sẽ chẳng bao giờ công nhận giá trị thực của bạn khi so sánh với người khác. Lối thoát duy nhất là tự mình đứng ra thành lập công ty riêng và, nếu bạn thích, thuê những nhân viên có năng lực trên trung bình về làm việc cho mình. Tuy nhiên, đừng nên thực hiện những bước này nếu bạn không cảm thấy thỏai mái với việc tự quản hay làm sếp (như hình bên trên). . Chỉ khi nào bạn cảm thấy khi làm việc và khi không làm việc đều hạnh phúc như nhau, và chỉ khi bạn cảm thấy hạnh phúc trong 20% khoảng thời gian làm việc. bị tiêu tan. Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất? Có phải tôi đang kêu gọi các bạn ‘rút lui’ khỏi cuộc tranh giành khốc liệt? Không nhất thiết

Ngày đăng: 23/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w