1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx

201 1,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 9,36 MB

Nội dung

UBND TỈNH BẠC LIÊUSỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ---o0o---BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA B

Trang 1

UBND TỈNH BẠC LIÊU

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-o0o -BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ:

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Trang 2

BẠC LIÊU, 07/2012

Trang 3

UBND TỈNH BẠC LIÊU

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-o0o -BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ:

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TỈNH BẠC LIÊU

CHI NHÁNH KHU VỰC PHÍA NAM TRUNG TÂM TV&CN MÔI

TRƯỜNG

Trang 4

BẠC LIÊU, 07/2012

Trang 5

MỤC LỤC

KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU 8

DANH MỤC HÌNH 11

PHẦN MỞ ĐẦU 13

1 Tính cấp thiết của nhiệm vụ 14

2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ 16

3 Mục tiêu và yêu cầu 16

4 Phạm vi thực hiện 17

5 Nội dung thực hiện 17

6 Phương pháp ứng dụng 18

PHẦN A: 19

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 19

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU 20

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 20

1.1.1 Vị trí địa lý 20

1.1.2 Địa chất, địa hình – địa mạo 21

1.1.3 Khí tượng thủy văn 22

1.1.4 Đất đai – thổ nhưỡng 24

1.1.5 Đa dạng sinh học và sinh thái 25

1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 26

1.2 HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 26

1.2.1 Đặc điểm kinh tế 26

1.2.2 Đặc điểm phát triển xã hội 32

1.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU 37

1.3.1 Hiện trạng môi trường 37

1.3.2 Các vấn đề môi trường phát sinh 39

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 41

2.1 ĐIỀU TRA THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI CHẤT THẢI RẮN 41

2.1.1 Đối tượng và các chỉ tiêu điều tra 41

2.1.2 Thống kê đối tượng điều tra 41

2.1.3 Đánh giá thành phần, tính toán tải lượng và hệ số phát thải 46

2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 73

2.2.1 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn 73

2.2.2 Công tác quản lý về chất thải rắn của địa phương 82

2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI RẮN 84

2.3.1 Hiện trạng môi trường tại các bãi rác, khu vực lưu chứa CTR 84

2.3.2 Đánh giá chung 93

CHƯƠNG 3 DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 94

3.1 DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN 94

3.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt 94

3.1.2 Chất thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 100

Trang 6

3.1.3 Chất thải rắn kinh doanh, dịch vụ 105

3.1.4 Chất thải rắn từ hoạt động y tế 107

3.1.5 Chất thải rắn trang trại 108

3.1.6 Chất thải rắn bến xe 109

3.1.7 Dự báo tổng tải lượng rác thải của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 109

3.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HIỆN TẠI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ DỰ BÁO 112

3.2.1 Đánh giá khả năng đáp ứng về thu gom, vận chuyển chất thải rắn 112

3.2.2 Đánh giá khả năng đáp ứng về đất đai và quản lý rác thải 112

3.2.3 Đánh giá khả năng đáp ứng về trang thiết bị, kỹ thuật và nhân lực 114

3.3 CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CHÍNH NHẰM NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 114

3.3.1 Đề xuất định hướng đầu tư 114

3.3.2 Đề xuất định hướng quản lý 114

3.3.3 Đề xuất định hướng bảo vệ môi trường 115

PHẦN B: 116

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG 116

NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 116

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 116

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 117

4.1 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 117

4.1.1 Giải pháp quy hoạch 117

4.1.2 Công cụ kinh tế - chính sách 122

4.1.3 Quản lý và nâng cao ý thức cộng đồng 128

4.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 129

4.2 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 130

4.2.1 Hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn 130

4.2.2 Hệ thống xử lý chất thải rắn 136

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 151

5.1 CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 151

5.1.1 Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 151

5.1.2 Chương trình Hoàn thiện tổ chức QLCTR 152

5.1.3 Chương trình nâng cấp trang thiết bị, máy móc 155

5.1.4 Chương trình đầu tư nhân lực QLCTR 156

5.1.5 Chương trình phân loại rác tại nguồn 157

5.1.6 Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng 158

5.1.7 Chương trình giám sát môi trường, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý CTR trên địa bàn tỉnh 160

5.1.8 Chương trình xã hội hóa về QL CTR 161

5.2 ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 164

5.2.1 Nhóm dự án ưu tiên về tổ chức bộ máy nhà nước về QLCTR 164

5.2.2 Nhóm dự án ưu tiên về tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng 164

5.2.3 Nhóm dự án ưu tiên về đầu tư trong linh vực CTR 165

CHƯƠNG 6 XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU (BL-MSWASTE) 168

6.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 168

Trang 7

6.1.1 Sự cần thiết 168

6.1.2 Ứng dụng phần mềm trong QLCTR trên thế giới và tại Việt Nam 168

6.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH 170

6.2.1 Cơ sở xây dựng 170

6.2.2 Chức năng của phần mềm 170

6.3 CẤU TRÚC, GIAO DIỆN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH 171

6.3.1 Module bản đồ 171

6.3.2 Module quản lý dữ liệu môi trường 172

6.3.3 Module thống kê, báo cáo, nhập xuất dữ liệu 173

6.3.4 Module tính toán, đánh giá 173

6.3.5 Giao diện của phần mềm 174

CHƯƠNG 7 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 181

7.1 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CSDL 181

7.1.1 Công đoạn thiết kế và xây dựng CSDL 181

7.1.2 Chi tiết về các bảng dữ liệu 182

7.2 ỨNG DỤNG VÀ CẬP NHẬT 186

7.2.1 Xử lý dữ liệu 186

7.2.2 Xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính 188

7.2.3 Xử lý thống, truy vấn, cập nhật thông tin và xuất bản thống kê 188

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 190

1 Kết luận 191

2 Kiến nghị 192

TÀI LIỆU THAM KHẢO 193

PHỤ LỤC 195

PHỤ LỤC 1 196

PHỤ LỤC 2 197

Trang 8

CHƯƠNG 1 KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

AEQM - Quản lý môi trường trên diện rộng

BL-MSWASTE - Phần mềm quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD5 - Nhu cầu ôxy sinh hoá đo ở 20oC

CBCNV - Cán bộ công nhân viên

CTRNH - Chất thải rắn nguy hại

CTRSH - Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSX - Chất thải rắn sản xuất

CTRYT - Chất thải rắn y tế

ĐBSCL - Đồng bằng sông Cửu Long

EPA - Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ

MIS - Hệ thống thông tin quản lý

MPN - Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)

Pt – Co - Đơn vị đo độ màu

Trang 9

Tp.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh

UNEP - Chương trình môi trường liên hiệp quốc

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Dữ liệu khí tượng trung bình giai đoạn 2005-2011 tại Bạc Liêu 22

Bảng 1.2 Phân bố dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2011 32

Bảng 1.3 Lao động làm việc phân theo các ngành kinh tế 2000-2011 33

Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp nằm ngoài KCN, CCN được điều tra 42

Bảng 2.2 Số lượng hộ dân được điều tra 43

Bảng 2.3 Số lượng trang trại được điều tra 44

Bảng 2.4 Số lượng các cơ sở dịch vụ được điều tra 45

Bảng 2.5 Số lượng các bệnh viện, cơ sở y tế được điều tra 45

Bảng 2.6 Thành phần CTRSH 46

Bảng 2.7 Tỷ lệ (%) các thành phần của CTRSH ở các khu dân cư đô thị ở các nước thu nhập thấp, trung bình và cao 47

Bảng 2.8 Thành phần CTRĐT tại một số địa phương ở ĐBSCL 48

Bảng 2.9 Thành phần CTR của một số ngành công nghiệp 50

Bảng 2.10 Thành phần CTR từ hoạt động y tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2011 51

Bảng 2.11 Nguồn gốc và thành phần CTRNH 52

Bảng 2.12 Thải lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN được điều tra 54

Bảng 2.13 Hệ số phát sinh CTR, CTRCN của doanh nghiệp 56

Bảng 2.14 Hệ số phát sinh CTRSH, CTRNH của doanh nghiệp 56

Bảng 2.15 Tổng lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN phân theo ngành nghề 57

Bảng 2.16 Tổng lượng CTR của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN phân theo địa bàn 57

Bảng 2.17 Kết quả điều tra khối lượng CTRSH 59

Bảng 2.18 Hệ số phát thải CTRSH 59

Bảng 2.19 Thải lượng CTRSH phân theo địa bàn 60

Bảng 2.20 Tổng lượng CTR phát sinh tại các trang trại 61

Bảng 2.21 Tổng lượng CTRSH phát sinh tại các trang trại 61

Bảng 2.22 Hệ số phát sinh CTR tại các trang trại 62

Bảng 2.23 Hệ số phát sinh CTRSH tại các trang trại 63

Bảng 2.24 Thải lượng phát thải CTR từ các trang trại 64

Bảng 2.25 Tải lượng phát thải CTRSH từ các trang trại 64

Bảng 2.26 Tải lượng phát thải CTR của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ 65

Bảng 2.27 Hệ số phát thải CTR của các cơ sở kinh doanh, dich vụ 66

Bảng 2.28 Thải lượng CTR của các cơ sở kinh doanh, dich vụ toàn tỉnh 66

Bảng 2.29 Tải lượng phát thải CTR tại các bệnh viện, trạm y tế điều tra 67

Bảng 2.30 Tải lượng phát thải CTR theo quy mô (tuyến bệnh viện) 68

Bảng 2.31 Hệ số phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế điều tra 69

Bảng 2.32 Hệ số phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế theo quy mô 69

Bảng 2.33 Phát thải CTR từ bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn tỉnh 70

Bảng 2.34 Phát thải CTR từ cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quy mô 70

Bảng 2.35 Tổng lượng CTR của tỉnh Bạc Liêu thời điểm năm 2011 71

Bảng 2.36 Tổng lượng CTRSH phát sinh theo địa bàn huyện, thị 71

Bảng 2.37 Số lượng các xã, phường, thị trấn được thu gom CTR 76

Bảng 2.38 Tỷ lệ CTRSH phát sinh tại hộ dân được thu gom 77

Bảng 2.39 Trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác QLCTR 83

Trang 11

Bảng 3.2 Bảng kết quả dự báo tốc độ thải rác từ các hộ dân 96

Bảng 3.3 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2011 96

Bảng 3.4 Tỷ lệ tăng DS tự nhiên và dân số tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2011 96

Bảng 3.5 Dự báo tỷ lệ sinh đến năm 2025 98

Bảng 3.6 Dự báo tỷ lệ tử đến năm 2025 98

Bảng 3.7 Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và dân số đến năm 2025 99

Bảng 3.8 Dự báo thải lượng CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu 99

Bảng 3.9 Bảng kết quả dự báo tốc độ phát sinh CTRCN từ KCN, CCN 100

Bảng 3.10 Dự báo thải lượng CTRCN trên địa bàn toàn tỉnh Bạc Liêu 101

Bảng 3.11 Dự báo thải lượng CTRCN ngoài KCN tỉnh Bạc Liêu 102

Bảng 3.12 Tổng thải lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 102

Bảng 3.13 Tổng thải lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 103

Bảng 3.14 Tổng thải lượng CTRNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 104

Bảng 3.15 Dự báo số lượng lao động nằm trong các ngành kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTR ngoài CTRSH 105

Bảng 3.16 Dự báo lượng CTRDV phát sinh đến năm 2025 106

Bảng 3.17 Dự báo hệ số phát sinh CTRSH đến năm 2025 106

Bảng 3.18 Dự báo tổng lượng thải CTRSH từ hoạt động dịch vụ 106

Bảng 3.19 Dự báo tổng lượng thải CTR từ hoạt động dịch vụ, thương mại 107

Bảng 3.20 Dự báo dân số và số lượng giường bệnh đến năm 2025 107

Bảng 3.21 Dự báo thải lượng CTR do hoạt động y tế đến năm 2025 108

Bảng 3.22 Dự báo thải lượng CTR do hoạt động trang trại đến năm 2025 108

Bảng 3.23 Dự báo thải lượng CTRSH (TSW sinhhoat ) đến năm 2025 109

Bảng 3.24 Dự báo thải lượng CTR SX, DV (TSW sanxuat ) đến năm 2025 110

Bảng 3.25 Dự báo thải lượng CTRNH, YT (TSW nguyhai ) đến năm 2025 110

Bảng 3.26 Tổng hợp dự báo tổng thải lượng CTR (TSW) đến năm 2025 111

Bảng 3.27 Nhu cầu chôn lấp CTRSH đến năm 2025 của tỉnh Bạc Liêu 113

Bảng 4.1 Ma trận tác động 117

Bảng 4.2 Bảng tra giá trị của tham số địa chất thuỷ văn (I1) 118

Bảng 4.3 Mức độ tác động của các tham số bãi chôn lấp CTR 118

Bảng 4.4 Tính toán Mi 119

Bảng 4.5 Bảng so sánh các phương án quy hoạch 121

Bảng 4.6 Bảng so sánh định lượng trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia 122

Bảng 4.7 Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý hiện nay 139

Bảng 4.8 Đánh giá khả năng áp dụng các phương pháp xử lý CTR đối với các khu xử lý CTR tỉnh Bạc Liêu 140

Bảng 4.9 Bảng tỷ lệ áp dụng biện pháp chôn lấp CTR của một số quốc gia 141

Bảng 4.10 Khả năng tái chế của các ngành công nghiệp, định hướng đến năm 2020 147

Bảng 4.11 Công nghệ tái sinh tái chế CTR - CTNH điển hình 149

Bảng 7.1 Thông tin chi tiết bãi chôn lấp CTR 182

Bảng 7.2 Thông tin chi tiết trạm trung chuyển 182

Bảng 7.3 Thông tin chi tiết thông tin bô rác 183

Bảng 7.4 Thông tin chi tiết phương tiện thu gom 183

Bảng 7.5 Thông tin chi tiết đơn vị thu gom 184

Bảng 7.6 Thông tin chi tiết nhân viên 184

Bảng 7.7 Thông tin chi tiết lộ trình thu gom CTR 184

Bảng 7.8 Thông tin chi tiết khối lượng CTR thu gom 184

Trang 12

Bảng 7.9 Thông tin chi tiết về khu công nghiệp 185 Bảng 7.10 Thông tin chi tiết cơ sở sản xuất, nhà máy nằm trong KCN 185

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân loại đất theo đặc tính 25

Hình 2.1 Phân bố doanh nghiệp điều tra theo nhóm ngành và huyện, thị 42

Hình 2.2 Phân bố trang trại điều tra theo loại hình và địa bàn huyện, thị 44

Hình 2.3 Tổng thải lượng CTR và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành 54

Hình 2.4 Thải lượng CTRCN và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành 55

Hình 2.5 So sánh mức thải giữa các nhóm chất thải (CTR, CTRSH, CTRCN và CTRNH) 55

Hình 2.6 Tổng lượng CTR theo nhóm ngành và theo địa bàn 58

Hình 2.7 Thải lượng các loại CTR phát sinh của doanh nghiệp ngoài KCN, CCN 58

Hình 2.8 So sánh lượng CTRSH giữa các huyện, thị tỉnh Bạc Liêu 60

Hình 2.9 So sánh phát sinh CTR, CTRSH của các nhóm trang trại 62

Hình 2.10 Tổng lượng CTR, CTRSH phát sinh theo nhóm trang trại 65

Hình 2.11 Tổng lượng CTR bệnh viện phát sinh theo địa bàn và quy mô 68

Hình 2.12 So sánh thải lượng và tỷ lệ CTR phát thải theo nhóm ngành 72

Hình 2.13 Sơ đồ thu gom CTRSH hiện hành ở Bạc Liêu 74

Hình 2.14 Tỷ lệ thu gom CTRSH (%) theo địa bàn huyện, thị 77

Hình 2.15 Tỷ lệ thu gom và nguyên nhân không thu gom, xử lý CTRSH giữa thành thị và nông thôn 78

Hình 2.16 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại dụng cụ để thu gom, lưu trữ CTRSH tại thành thị và nông thôn 79

Hình 2.17 Tỷ lệ (%) hình thức xử lý CTRSH tại các hộ gia đình không ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý 81

Hình 2.18 Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí tại các bãi chôn lấp 84

Hình 2.19 Nồng độ SO 2 trong không khí tại các bãi chôn lấp 84

Hình 2.20 pH trong nước mặt gần khu vực các bãi rá 85

Hình 2.21 Tổng chất rắn lơ lửng gần khu vực các bãi rác 85

Hình 2.22 Nồng độ DO gần khu vực các bãi rác 86

Hình 2.23 Nồng độ BOD 5 trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 86

Hình 2.24 Nồng độ COD trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 87

Hình 2.25 Nồng độ nitrit trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 87

Hình 2.26 Tổng coliform trong nước mặt gần khu vực các bãi rác 88

Hình 2.27 Nồng độ TSS trong nước rỉ rác 88

Hình 2.28 Nồng độ BOD 5 trong nước rỉ rác 89

Hình 2.29 Nồng độ COD trong nước rỉ rác 89

Hình 2.30 Tổng phốt pho trong nước rỉ rác 90

Hình 2.31 Tổng sắt trong nước rỉ rác 90

Hình 2.32 Nồng độ amoni trong nước ngầm 91

Hình 2.33 Nồng độ nitrit trong nước ngầm 91

Hình 2.34 Tổng coliform trong nước ngầm 92

Hình 2.35 Hàm lượng chì trong đất bãi rác 93

Hình 3.1 Tổng lượng CTRCN phát sinh giai đoạn 2011-2025 103

Hình 3.2 Tổng lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2011-2025 104

Hình 3.3 Tổng lượng CTRNH phát sinh giai đoạn 2011-2025 105

Hình 3.4 Biểu đồ gia tăng lượng CTR phát thải đến năm 2025 111

Trang 14

Hình 4.2 Qui trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ 137

Hình 4.3 Sơ đồ nguyên lý của quá trình đốt rác và xử lý khí thải 137

Hình 4.4 Tổng quan các giải pháp xử lý tái chế 145

Hình 6.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống của phần mềm 171

Hình 6.2 Sơ đồ mô tả cấu trúc CSDL trong BL-WASTE 172

Hình 6.3 Sơ đồ chức năng truy vấn trong BL-WASTE 173

Hình 6.4 Giao diện chính của phần mềm 174

Hình 6.5 Các chức năng của menu Tập tin 174

Hình 6.6 Các chức năng của menu Bản đồ 175

Hình 6.7 Các chức năng của menu Danh mục 175

Hình 6.8 Các chức năng của menu thông tin về chỉ tiêu môi trường 175

Hình 6.9 Các chức năng của menu thông tin về vị trí quan trắc 176

Hình 6.10 Các chức năng của menu thông tin về kết quả quan trắc 176

Hình 6.11 Các chức năng của menu Giúp đỡ 176

Hình 6.12 Thanh công cụ điều khiển bản đồ 176

Hình 6.13 Thanh công cụ điều khiển bản đồ 177

Hình 6.14 Thanh công cụ điều khiển bản đồ 177

Hình 6.15 Màn hình quản lý thông tin hành chính cấp huyện – thành phố 178

Hình 6.16 Màn hình quản lý thông tin hành chính cấp xã – phường 178

Hình 6.17 Màn hình quản lý thông tin nhân viên 179

Hình 6.18 Màn hình quản lý phương tiện thu gom 179

Hình 6.19 Màn hình quản lý thùng rác công cộng 180

Hình 6.20 Màn hình vẽ biểu đồ, thống kê: 180

Hình 7.1 Sơ đồ cấu trúc cơ sở dữ liệu trong quản lý chất thải rắn 181

Hình 7.2 Sơ đồ tổng quát quy trình xử lý và xây dựng dữ liệu bản đồ (dữ liệu thu thập) 187

Hình 7.3 Sơ đồ quy trình sau thành lập các bản đồ mới hoàn toàn 187

Trang 15

CHƯƠNG 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 16

1 Tính cấp thiết của nhiệm vụ

Trong những năm qua, do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá xảy ra với nhịp

độ nhanh chóng, nên khối lượng CTR của Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nóiriêng thải ra ngày càng nhiều Các vấn đề ô nhiễm môi trường và các hệ lụy phát sinh

từ CTR đã và đang luôn là vấn đề cần quan tâm giải quyết trên hết Vấn đề xả thải, thugom, vận chuyển và xử lý CTR cần được thực hiện sao cho đồng bộ để đảm bảo antoàn, tốn ít nhân lực, năng lượng, trang thiết bị là vấn đề đang được ưu tiên trước hết.Đối với các thành phố lớn như Tp.HCM hay Hà Nội, dù được đầu tư lớn chocông tác QLCTR và thời gian bắt đầu thực hiện sớm, tuy vậy năng lực thu gom và xử

lý CTR vẫn chưa hoàn toàn triệt để, lượng chất thải rắn được thu gom hàng ngày vẫnchỉ đạt 80-85% lượng rác thải, công tác quản lý còn nhiều bất cập Đối với các tỉnhthành khác, trong đó có Bạc Liêu, tình hình khó khăn hơn nhiều do thiếu hụt về nhânlực, cơ sở vật chất; sự thiếu đồng bộ về quy hoạch đô thị, đường sá, cầu cống; nhậnthức về QLCTR của người dân còn thấp;… dẫn tới công tác QLCTR kém hiệu quả Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của tổ quốc Bạc Liêu

có diện tích tự nhiên khá lớn (2.570 km2) với đất đai màu mỡ; điều kiện khí hậu, thủyvăn thuận lợi; hệ thống giao thông thông suốt (có quốc lộ 1A chạy qua); có biển và bờbiển (56km) phục vụ hoạt động giao thông hàng hải và hàng loạt các lợi thế khác.Trong những năm qua, với những chủ trương và quyết sách đúng theo định hướng,tỉnh Bạc Liêu đã có sự phát triển mạnh mẽ về đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp vànông nghiệp Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá 94) bình quân giai đoạn 2001-2010 là13,6%/ năm Trong 5 năm (2001-2005) tăng bình quân 15,6%/ năm, giai đoạn (2006-2010) tăng 11,57%/ năm Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng khu vực nông -lâm - thủy sản đạt bình quân 8,6%/năm, công nghiệp xây dựng đạt 12,31%/năm, khuvực dịch vụ tăng 16,87%/năm

Song song với quá trình phát triển mạnh mẽ của tỉnh, đặc biệt là đô thị, dịch vụ,công nghiệp, xã hội; các vấn đề môi trường ngày càng được nhận diện rõ hơn như ônhiễm nguồn nước, ô nhiễm do CTR, ô nhiễm do hoạt động công – nông nghiệp – dịchvụ, , trong đó vấn đề CTR đang là vấn đề nóng bỏng Cho đến nay khối lượngCTRĐT, CTRCN, CTRNH và CTRYT phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càngnhiều Theo Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2006-2010) của tỉnh Bạc Liêu, khốilượng CTRĐT phát sinh khoảng 60.000 tấn/năm, CTRCN là 6.160 tấn/năm, chất thảinông nghiệp (chất thải chăn nuôi là chủ yếu) là 223.928 tấn/năm, CTRYT là 134,8 tấn/năm Dự báo đến năm 2020, tình hình gia tăng khối lượng chất thải từ 30-50% tỷ lệhiện nay Khối lượng CTR phát sinh là rất lớn, trong khi tình hình thu gom và xử lý

Trang 17

còn khá thấp (tỷ lệ thu gom CTRĐT là 52%, CTRNH hầu như không được thu gom),gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và suy thoái chất lượng môi trường

Hiện nay, trên mỗi đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh đều đã có các bãi chônlấp tập trung, tuy nhiên năng lực và khả năng điều hành các bãi chôn lấp của từng đơn

vị chưa được tốt; đồng thời các bãi chôn lấp hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm cục

bộ môi trường xung quanh Toàn bộ quá trình thu gom CTR hầu hết chỉ được thựchiện ở các khu vực đô thị, trung tâm hành chính cấp huyện Điều này về lâu dài sẽ ảnhhưởng xấu tới môi trường và chất lượng cuộc sống của nhiều người dân

Qua những phân tích ở trên cho thấy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngàycàng đa dạng và mạnh mẽ, trong khi đó vấn đề QLCTR còn nhiều bất cập, chưa đượcquan tâm đúng mức Việc điều tra, đánh giá hiện trạng đồng thời xây dựng được các

mô hình, giải pháp quản lý và tăng cường năng lực QLCTR là vấn đề cấp bách cầnđược thực hiện Do vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu đã đề xuất thực

hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường năng

lực quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.

Bên cạnh đó, thực hiện thành công nhiệm vụ nêu trên cũng góp phần thực hiệnthắng lợi các Quyết định Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ngành trong phát triển kinh tế - xãhội và QLCTR như Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về Quản lý chấtthải rắn; Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về việc Phê duyệt Chiến lượcQuốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 về việc Phê duyệt Chương trình đầu tư

xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày22/02/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh BạcLiêu đến năm 2020

(2) Cơ sở pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH do Quốc Hội thông qua ngày29/11/2005

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về Quản lý chất thải rắn

- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc banhành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” Trong đó, QCXD01:2008/BXD sử dụng làm tiêu chuẩn quốc gia cho các nghiên cứu thiết kế xây dựngquy hoạch xử lý chất thải rắn nói chung

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về việc Phê duyệt Chiến lượcQuốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 về việc Phê duyệt Chương trìnhđầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020

- Quyết định số 986/QĐ-SXD ngày 17/11/2011 về Ban hành kế hoạch thực hiệnChương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020

- Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020

- Kế hoạch số 12/KH-STNMT ngày 09/7/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Bạc Liêu về Bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2011

Trang 18

2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ

(1) Cơ quan chủ quản:

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu

(2) Cơ quan chủ trì:

Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bạc Liêu

(3) Cơ quan thực hiện:

Chi nhánh khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường CECT) – Tổng cục Môi trường

(SB Đại diện: Ông Lê Hồng Dương Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Thị Minh Khai, P Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

- Điện thoại: 08-62900991 ; 62900992 Fax: 08-62900994

- Email: sbcect@vea.gov.vn ; sbcect@gmail.com

(4) Cơ quan phối hợp thực hiện chính:

- Các Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, …

- UBND các huyện, thành phố trong tỉnh

- Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị trong tỉnh

- Các Trung tâm dịch vụ công ích trong tỉnh

- Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam

3 Mục tiêu và yêu cầu

(2) Yêu cầu

Một số yêu cầu chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này là:

- Các số liệu điều tra hiện trạng về quản lý (phát thải, thu gom, vận chuyển, xử lý

và tái chế) phải được cập nhật đầy đủ, có đủ độ chính xác và tin cậy

- Tác động môi trường của các bãi rác hiện hữu phải được đánh giá trên cơ sởxem xét tính phù hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của các bãi rác đang tồn tại vàlấy mẫu, phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí, mùi hôi, nước rỉ rác, nước mặt, nướcngầm tại khu vực xung quanh bãi rác

- Số liệu dự báo nguồn và tổng lượng phát thải CTR phải dựa trên quy họachtổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020

- Chương trình hoạt động nhằm tăng cường năng lực quản lý và xử lý CTR củaTỉnh phải được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, hoàn thiện tổ

Trang 19

chức, bổ sung trang thiết bị và nhân lực trong lĩnh vực quản lý và xử lý CTR.

- Chương trình phân loại rác tại nguồn phải được xây dựng trên cơ sở xem xéttổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho công tác xử lý các thành phần đã đượcphân loại, tránh trường hợp khi vận chuyển và chôn lấp thì lại đổ hỗn hợp với nhau

- Các giải pháp, mô hình quản lý phải được đề xuất trên cơ sở phân công tráchnhiệm rõ ràng và đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR,

đồng thời tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với CTR theo nguyên tắc “người

gây ô nhiễm phải trả tiền” (Nguyên tắc 3P – Polluter Pay Pollution).

- Các biện pháp xử lý chất thải trước mắt và lâu dài phải được đề xuất trên cơ sởxác định phương thức thu gom, xử lý CTR phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội của tỉnh trên cơ sở phân tích khối lượng, thành phần và tính chất của các loạiCTR

- Xây dựng phần mềm quản lý CTR bằng công nghệ GIS: phải xây dựng được cơ

sở dữ liệu hoàn thiện về Tổ chức quản lý, khối lượng phát thải CTR, các đối tượngphát sinh CTR và dễ quản lý, sử dụng, cập nhật dữ liệu Trong đó, xây dựng và có thểcập nhật các bản đồ về bãi chôn lấp CTR, khu xử lý CTR; bản đồ về các điểm hẹn,điểm dọc tuyến, thùng rác công cộng, hệ thống quản lý thu gom CTR của các thànhphố, huyện thị của tỉnh

- Hướng sử dụng sau khi đóng cửa các bãi rác hiện hữu phải được đề xuất trên

cơ sở tái sử dụng tòan bộ diện tích bãi chôn lấp cho các mục đích khác nhau như (Ví

dụ như trồng cây trên các hố đã chôn lấp để lấy gỗ hoặc lấy nguyên liệu sản xuất giấy;trồng hoa và cây kiểng để phục hồi môi trường và phục vụ cho mục đích thương mại;

Sử dụng làm vườn ươm cây để phục vụ cung cấp cây giống cho chương trình trồngrừng) Đây là hướng mà nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện

Thời gian thực hiện nhiệm vụ: Từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 09 năm 2012

5 Nội dung thực hiện

Những nội dung chính của nhiệm vụ:

(1) Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng QLCTR trên địa bàn tỉnh

- Thu thập, phân tích và đánh giá tổng quan về hiện trạng hệ thống thu gom, vậnchuyển và xử lý CTR

- Dự báo tổng thải lượng CTR phát sinh đến năm 2025 theo quy hoạch phát triểnkinh tế- xã hội trên toàn tỉnh

(2) Nội dung 2: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực QLCTR

- Giải pháp quy hoạch

- Giải pháp quản lý và nâng cao năng lực cộng đồng

- Giải pháp sử dụng công cụ kinh tế

Trang 20

- Giải pháp quản lý bằng công nghệ thông tin.

(3) Nội dung 3: Thí điểm triển khai mô hình QLCTR tại một xã

- Lập kế hoạch, tiến hành khảo sát vị trí xã thí điểm

- Thiết kế giáo trình, bài giảng và tập huấn kiến thức về quản lý CTR và triểnkhai mô hình quản lý CTR cho cán bộ và người dân, doanh nghiệp

- Mua sắm trang bị thiết bị (thùng rác công cộng, thùng rác phân loại tại nguồn),máy tính để bàn cho xã thí điểm

- Cập nhật chương trình quản lý môi trường BL-WASTE (chỉ sử dụng chức năngtra cứu và xuất dữ liệu, không có quyền cập nhật dữ liệu)

- Hướng dẫn thực hiện thí điểm công tác quản lý CTR trong xã (tiến hành thựchiện thu gom, phân loại rác tại nguồn, vận chuyển và xử lý CTR)

- Cập nhật bổ sung một số kinh nghiệm từ quá trình thí điểm cho mô hình quản lýCTR

(2) Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý các số liệu thông tin thống kê: Sử

dụng để điều tra, xác định tải lượng CTR phát sinh, thành phần, tỷ trọng CTR hiện naytrên địa bàn thành phố Bạc Liêu, các huyện trong tỉnh Bạc Liêu, từ đó báo cáo sẽ phântích đánh giá những vấn đề môi trường nổi cộm trên địa bàn tỉnh, đồng thời xác địnhđược vấn đề ưu tiên cần giải quyết sớm

(3) Phương pháp điều tra, khảo sát lấy mẫu ngoài hiện trường: Sử dụng để lấy

mẫu, đo đạc các thông số phân tích về chất lượng đất, không khí, độ ồn, nước mặt,nước ngầm tại các bãi rác trong tỉnh làm cơ sở cho việc đề xuất các chương trình nângcao năng lực quản lý CTR trên địa bàn tỉnh

(4) Phương pháp so sánh ngưỡng chịu tải (so với TCVN và quy chuẩn Việt

Nam): Sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của các thông số đo đạc trong công tác

lấy mẫu phân tích môi trường tại các bãi rác hiện hữu trên địa bàn tỉnh

(5) Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM): Sử dụng để đưa

ra các giải pháp quản lý môi trường có phân cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước vàtích hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân doanh nghiệp có liên quan

(6) Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích: Sử dụng để xác định phương án

quy hoạch đầu tư nâng cấp mạng lưới hệ thống thu gom và vận chuyển CTR đồng bộvới với hệ thống các khu xử lý CTR mới

(7) Phương pháp mô hình hoá và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Sử dụng để

xây dựng mô hình dữ liệu GIS quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu MSWASTE)

Trang 21

(BL-(8) Phương pháp chuyên gia và hội thảo: Sử dụng để tận dụng bề dày kinh

nghiệm của các nhà quản lý, các chuyên gia nhằm lựa chọn ra các giải pháp QLCTR

có tính tối ưu trên địa bàn tỉnh

PHẦN A:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO THẢI LƯỢNG CHẤT

THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Trang 22

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Bạc Liêu nằm ở phía Đông bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 9o00’03,00” đến

9o38’11,76” vĩ độ Bắc và từ 105o14’04,56” đến 105o51’43,20” kinh độ Đông Tỉnh córanh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang

- Phía Đông và Đông Bắc giáp Sóc Trăng

- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau

Hình 1.1 Bản đồ ranh giới tỉnh Bạc Liêu

Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính huyện - thị, bao gồm Thành phố Bạc Liêu và 6huyện gồm: huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hảivới tổng cộng 64 xã, phường và thị trấn Trung tâm hành chính tỉnh là Thành phố BạcLiêu cách thành phố Cần Thơ khoảng 90 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ ChíMinh 200 km về phía Tây Nam

Trang 23

Tính đến cuối năm 2011, tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 257.094,08 ha Diệntích tự nhiên ở Bạc Liêu tăng nhẹ qua các năm (tỷ lệ tăng khoảng 0,20 – 0,35%) chủyếu là do quá trình bối đắp phù sa diễn ra mạnh hơn quá trình sạt lở.

1.1.2 Địa chất, địa hình – địa mạo

1.1.2.1 Địa chất

Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Bạc Liêu có cùng chung lịch sử phát triểncủa vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocene) và phù samới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa sông CửuLong:

- Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, Q III ): Phân bố dọc theo biên giới Việt Nam

-Campuchia (Tân Hồng) và chìm dần dưới phù sa mới

- Phù sa mới (trầm tích Holocene, Q IV ): Được hình thành trong giai đoạn biển

tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay Vật liệu trầm tích gồm: cáclớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớpsét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bêntrên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m Phù samới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉtiêu cơ học đều có giá trị thấp Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24

- 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2, là loại đất yếu, phù hợp cho nhà thấptầng

1.1.2.2 Địa hình – địa mạo

(1) Địa hình

Địa hình của tỉnh Bạc Liêu tương đối bằng phẳng và thấp, hướng nghiêng chính

từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao độ trung bình khoảng 1,2 m Địa hình Bạc Liêu cóhai dạng chính:

- Phía Bắc Quốc lộ 1A địa hình thấp (cao trung bình 0,2 - 0,3 m) Địa hình thấp

và trũng mang đến thuận lợi cho nông nghiệp nhưng cũng có nhiều khó khăn, thuận lợi

là có thể trữ được nước ngọt phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, nhưng khó khăn mang lại

là tạo thành những vùng trũng chua phèn như các khu vực thuộc huyện Hồng Dân, GiáRai

- Phía Nam Quốc lộ 1A có địa hình cao hơn (cao trình 0,4 – 1,2 m), do có nhữnggiồng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hướng nghiêngthấp dần từ biển về nội địa

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bạc Liêu bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai cáccông trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông Tuy nhiên, do địa bàn có nhiềukênh, rạch, lại gần biển phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phígia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng

(2) Địa mạo

- Đê biển: Toàn tuyến đê biển Đông của Bạc Liêu tính từ địa phận giáp tỉnh SócTrăng đến thị trấn Gành Hào dài hơn 56km Đây là tuyến đê huyết mạch có tác dụngrất lớn trong việc giữ ổn định cho vùng đất ven biển

- Ngoài ra, tỉnh còn có bờ biển có chiều dài hơn 56 km, với hệ sinh thái rừngngập mặn ven bờ phong phú cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với các cửa sông

Trang 24

lớn như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật là điều kiện thuận lợi để giaothương, trung chuyển hàng hoá ra vào tỉnh Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh từ Đôngsang Tây, nối thành phố Bạc Liêu với thành phố Cà Mau Tuyến đường Cao Văn Lầudài 8 km nối quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường xương cá nối quốc lộ1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện cho giao thông vận tải.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì luôn tồn tại song song những mặt khó khăn.Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh BạcLiêu, toàn tỉnh có gần 15 km bờ sông thuộc nguy cơ sạt lở cao Các “điểm đen” về sạt

lở chủ yếu nằm dọc các cửa sông tiếp giáp với kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, gồm khuvực hạ lưu cống Nọc Nạng (thị trấn Giá Rai), khu vực cầu Hộ Phòng (thị trấn HộPhòng), khu vực cầu Láng Trâm, cầu Nhàn Dân, cầu Cây Gừa và cầu Sư Son (xã TânPhong) Trong các “điểm đen” trên, khu vực nguy hiểm nhất là khu vực ngã tư xãNinh Quới A (huyện Hồng Dân), vì nơi đây là điểm giao nhau các dòng chảy giữakênh xáng Quản lộ - Phụng Hiệp và kênh xáng Cầu Sập - Ngan Dừa, lâu nay đã gây rahiện tượng tạo hàm ếch ở nhiều nơi – nguy cơ gây ra sạt lở cao cho các khu vực này.Bên cạnh đó, vùng đất Bạc Liêu có kênh rạch và sông ngòi chằng chịt, chịu tác độngcủa dòng chảy hai chiều, lòng sông luôn đầy nước, nên phạm vi và mức độ sạt lở mỗinăm thêm gia tăng Cát pha và các loài thủy sinh cũng góp phần tạo nên các thềm đấtyếu Vì thế, khi có tác động dòng chảy mạnh của nước lũ, các dòng xoáy nước bàomòn, dễ sinh ra sạt lở đất mất diện tích đất

Có thể nói địa hình – địa mạo với diện tích bằng phẳng, nhiều sông, kênh rạch

đã mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển nói chung của tỉnh Bạc Liêu Tuynhiên, đây cũng một yếu tố gây nên khó khăn trong công tác thu gom CTR do hoạtđộng của con người sinh ra Việc thả bỏ rác thải sinh hoạt xuống kênh mương gần nhà

là điều khó tránh khỏi Chưa kể các hoạt động nông nghiệp sản sinh ra những chai lọđựng thuốc bảo vệ thực vật vô cùng độc hại Các chất độc theo dòng nước chảy và làm

ô nhiễm nguồn nước trong cả vùng, gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh, chất lượngnước… CTR này rất khó thu gom, dễ phân tán và trôi nổi trên bề mặt nước, trôi dạttheo dòng nước gây ô nhiễm trên diện rộng

1.1.3 Khí tượng thủy văn

1.1.3.1 Khí tượng

Khí tượng ở Bạc Liêu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia ra

2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4năm sau

Bảng 1.1 Dữ liệu khí tượng trung bình giai đoạn 2005-2011 tại Bạc Liêu

Nhiệt độ Số giờ nắng Độ ẩm Lượng mưa

Trang 25

(2) Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm giai đoạn 2005-2011 là 2.482,4 giờ, trong

đó tháng 9 có tổng số giờ nắng thấp nhất (149,9 giờ) và tháng 3 có tổng số giờ nắngcao nhất (286,0 giờ) Cụ thể, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 4 năm 2010(316,1 giờ) và tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 10 năm 2007 (128,4 giờ)

(3) Mưa

Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, Tổng lượng mưa trung bình nămtrong giai đoạn 2005-2011 là 2192,8 mm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng

11, với lượng mưa chiếm 91% tổng lượng mưa trong năm Mùa khô bắt đầu từ tháng

12 đến hết tháng 4 năm sau, với lượng mưa chiếm 6,73% tổng lượng mưa trong năm.Nhìn chung, lượng mưa trong năm có xu hướng diễn biến thất thường và có liên quantới biến đổi khí hậu toàn cầu,

(4) Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình năm giai đoạn 2005-2011là 83,7% Độ ẩm phân hóatheo mùa, độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng mùa khô đạt mức 78,3– 84,3%,còn trong các tháng mùa mưa đạt từ 82,3 – 87,3% Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhấtthường là những tháng giữa mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9)

Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch chằng chịt với 2 trục kênh chính là Bạc Liêu –

Cà Mau và Quản Lộ - Phụng Hiệp Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch trên địabàn chịu ảnh hưởng giao thoa của thủy triều biển Đông và biển Tây

Thủy triều biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Nam Quốc lộ 1A là chế độbán nhật triều không đều, biên độ triều lớn, chênh lệch đỉnh triều lớn 30 – 40 cm.Trong một tháng có 2 lần triều cường, tốc độ truyền triều khoảng 15 km/giờ

Trang 26

Ngoài ra còn dòng chảy của các kênh sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy vănsông Hậu nên khá phức tạp và chịu sự điều tiết nước của hệ thống thủy văn khu vựcKiên Giang Đó là khu vực Bắc quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biểnTây qua sông Cái Lớn tỉnh Kiên Giang Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không rõ, biên

độ triều biển Tây nhỏ so với biển Đông, nên khả năng tiêu thoát nước kém

Tóm lại: Tình hình khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu với nền nhiệt cao, đều trong

năm, nắng nhiều, năng lượng bức xạ lớn, ít thiên tai là những thuận lợi cơ bản cho sảnxuất nông nghiệp Tuy nhiên, lượng mưa phân hoá theo mùa đã gây ra hạn hán vàngập úng cục bộ ở một số thời điểm trong năm; hạn hán trong mùa khô và thường cócác đợt tiểu hạn vào thời kỳ đầu và giữa mùa mưa; trong mùa mưa hạn chế rõ nét nhấtcần lưu ý từ tháng 5 đến tháng 10 do lượng mưa tại chỗ lớn, cùng với triều cường dângcao và nước từ thượng nguồn sông Quản Lộ - Phụng Hiệp đổ về gây ngập úng, xói lởmột số khu vực làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân Việc tăng cường

và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này

1.1.4 Đất đai – thổ nhưỡng

Diện tích đất tỉnh Bạc Liêu luôn biến động với hai quá trình trái ngược nhau:quá trình bồi tụ và quá trình sạt lở Quá trình bồi tụ có vận tốc nhanh hơn quá trìnhsạt lở nên hằng năm quỹ đất tỉnh được tăng thêm một phần diện tích

- Vùng bồi tụ kéo dài từ Gò Cát (Giá Rai) đến giáp với huyện Vĩnh Châu - tỉnhSóc Trăng Tốc độ bồi ra biển có năm lên tới 60 - 80 m và hiện nay đã hình thànhmột bãi bồi ven biển, rộng từ 1 – 2 km, dài khoảng 40 km từ Thành phố Bạc Liêuđến Gò Cát huyện Đông Hải

- Vùng sạt lở gần khu vực kè Gành Hào thuộc thị trấn Gành Hào, kè Nhà Mátthuộc Thành phố Bạc Liêu, khu vực này đã được xây dựng kè và đê biển nên tốc độsạt lở không đáng kể Bên cạnh đó một số vùng cạnh các sông trong vùng do dòng chảyxoáy xiết tạo hàm ếch nên gây ra hiện tượng sạt lở, có thể kể đến là sông Cà Mau – BạcLiêu khu vực thị trấn Giá Rai, sông Gành Hào thuộc thị trấn Gành Hào, với tốc độ sạt lởkhông lớn

Đất đai của tỉnh Bạc Liêu phần lớn được hình thành trên các trầm tích biển,sông biển hỗn hợp, theo tính chất phân thành các loại sau:

- Nhóm đất cát: có diện tích 8.367,77 ha (chiếm 3,24% diện tích tự nhiên), phân

bố dọc theo bờ biển Thành phố Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, khu vực Giồng Nhãn vàGiồng Giữa thuộc xã Hiệp Thạnh, Thuận Hòa của Thành phố Bạc Liêu và xã VĩnhHậu thuộc huyện Vĩnh Lợi

Trang 27

Hình 1.1 Phân loại đất theo đặc tính

- Nhóm đất mặn: Có diện tích 99.276,92 ha chiếm 38,44% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh, gồm: đất mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn, đất mặn trung bình, đất mặn ít.Phân bố chủ yếu ở phía Nam quốc lộ 1A và một phần đất mặn ít mùa khô dọc theophía Bắc Quốc lộ 1A

- Nhóm đất phèn: có diện tích lớn nhất 133.626,11 ha, chiếm 51,74% tổng diện

tích tự nhiên toàn tỉnh gồm: đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động, đất phèn hoạtđộng bị thủy phân Nhóm đất phèn phân bố chủ yếu ở phía Bắc quốc lộ 1A, thuộc cáchuyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi và huyện Giá Rai

- Nhóm đất phù sa: có diện tích 5.242,77 ha (chiếm tỷ lệ 2,03%), phân bố chủ

yếu ở phía Đông Bắc huyện Hồng Dân

- Nhóm đất nhân tác: có diện tích 11.751,04 ha (chiếm 4,55% diện tích tự nhiên

toàn tỉnh), phân bố tập trung dọc theo các kênh rạch, các trục lộ giao thông lớn và cáckhu dân cư tập trung Đất nhân tác bao gồm các đất thổ cư, đất lập líp, đất xây dựng cơbản … Mục đích sử dụng chính không dùng cho canh tác và sản xuất nông nghiệp.Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thíchhợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện Cụ thể là hình thành hai vùng cóđặc điểm tự nhiên riêng biệt: Vùng ven biển (phía Nam Quốc lộ 1A), thuận lợi cho sảnxuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Vùng nội địa (phía Bắc Quốc lộ 1A), thuận lợi

cả cho sản xuất nông nghiệp thâm canh (chủ yếu là sản xuất lương thực) và các môhình sản xuất nông ngư kết hợp

Hiện nay, Bạc Liêu có diện tích 259.400 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 233.700

ha chiếm 89,8% diện tích đất tự nhiên Điều này cho thấy tỉnh Bạc Liêu hiện nay vẫnphát triển ngành nông nghiệp là chính trong đó thế mạnh là phát triển nuôi trồng thủyhải sản

1.1.5 Đa dạng sinh học và sinh thái

Rừng ở Bạc Liêu có 2 loại sinh thái rừng đặc trưng của ĐBSCL là rừng ngậpmặn ven biển và rừng ngập nước nội địa, trong đó rừng ngập mặn có năng suất sinhhọc cao, có giá trị về phòng hộ và môi trường Hệ sinh thái rừng ngập mặn có hệ động,thực vật khá đa dạng về mặt sinh học Theo thống kê, thực vật có 64 loài thuộc 27 họ,chủ yếu là cây Đước (Rhizophoraceae), Vẹt, Mắm (Avicennia marina), Dá; Động vật

Trang 28

có 12 loài thú, 12 loài bò sát, 8 loài ếch nhái, 67 loài chim đầm lầy, 25 loài tôm và 250loài cá nước mặn.

Ngoài ra, Bạc Liêu có 01 vườn chim hoang dã (diện tích hơn 30ha) ở xã HiệpThành, cách Thành phố Bạc Liêu khoảng 3km về phía Đông được công nhận là Khubảo tồn thiên nhiên, 2 vườn cò ở thị trấn Phước Long và Vĩnh Phú Tây (huyện PhướcLong), một vườn chim với loài Giang sen (Mycteria leucocephala) quý hiếm ở huyệnĐông Hải

Theo khảo sát của Viện Sinh học nhiệt đới, đa dạng sinh học của Khu bảo tồnVườn chim Bạc Liêu gồm:

- Khu hệ chim: Hiện có 100 loài chim (tăng 23 loài so với năm 2003), trong đó

có 09 loài chim quí hiếm trong sách đỏ Việt Nam là Bồ Nông chân xám (Pelecanusphilippinensis), Cò Quắm đầu đen (Threskiornis melanocephala), Quắm đen (Plegadisfalcinellus), Cốc đế (Phalacrocorax carbo), Cò lạo Ấn Độ (Mycteria Leucocephala),Điêng điểng (Anhinga melanogaster), Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha), Sả Hung(Halcyon coromanda), chim Khách Đuôi xẻ (Temnurus temnurus) đến cư trú;

- Khu hệ thú: có 02 loài thú quý hiếm trong sách đỏ như Mèo rừng (Prionailurusbengalensis), Mèo cá (Prionailurus viverrinus), Rái cá lông mượt (Lutrogaleperspicillata);

- Thực vật: có 181 loài thực vật đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ĐBSCL,đặc biệt có 01 loài trong sách đỏ Việt Nam là cây Chùm Lé (Azima sarmentosa)

1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu với đất đai được phù sa hàng năm bồi tụ, kênhrạch nhiều, khí hậu hài hòa, ít mưa bão, đồng thời bờ biển dài, nhìn chung thuận lợicho sự phát triển về nông nghiệp, phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy hải sản và pháttriển ngành chế biến xuất khẩu thủy sản

Trong thời gian tới, nhờ điều kiện thuận lợi, các loại hình kinh tế sẽ phát triểnmạnh hơn và cơ cấu kinh tế sẽ biến chuyển theo hướng dịch vụ, du lịch, đồng thời pháttriển hoạt động nông nghiệp hướng tới xuất khẩu cao

1.2 HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1 Đặc điểm kinh tế

1.2.1.1 Hiện trạng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 ước đạt 9.826 tỷ đồng, tăng 12% sovới năm 2010 Trong đó: Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 7,59%; công nghiệp– xây dựng tăng 16,22%; dịch vụ tăng 15,58% so với 2010

Cơ cấu kinh tế: khu vực nông nghiệp chiếm 51,7%; công nghiệp – xây dựngchiếm 52% và dịch vụ chiếm 23,78% trong GDP Thu nhập bình quân đầu người năm

2011 đạt 24 triệu 966 ngàn đồng (tương đương 1.123 USD)

Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 5.603 tỷ đồng, tăng 18,36% so với năm 2010khoảng 25,83% GDP; trong đó khu vực nhà nước tăng 18,74%, khu vực dân doanhtăng 12,16% so với 2010 Kết quả giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản khu vực nhànước ước thực hiện 1.218/1.237 tỷ đồng, đạt 98,5%; trong đó: Vốn cân đối ngân sách

và nguồn xổ số kiến thiết đạt 95%, nguồn hỗ trợ có mục tiêu 85%, các nguồn khác giảingân đạt 100% Nhờ tăng nguồn vốn đầu tư và tốc độ giải ngân tốt, nhiều công trình

Trang 29

dự án quan trọng được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm

2011 như: Các tuyến đường: Hộ Phòng – Chủ Trí, đường Trần Huỳnh thành phố BạcLiêu, Bệnh viện đa khoa huyện Hồng Dân, các công trình nội ô thành phố và chỉnhtrang đô thị thành phố Bạc Liêu, nhà khách UBND tỉnh, thông xe đường ô tô đến trungtâm 2 xã, đường từ quốc lộ đến phủ thờ Bác Các công trình lớn đang thực hiện theotiến độ thi công như: Đường Giá Rai – Gành Hào, Vĩnh Mỹ – Phước Long, các bệnhviện tuyến huyện, các trường học, các dự án thủy lợi, chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới…đã góp phần giải ngân nhanh nguồn vốn ngân sách.Trong năm 2011, đã tiếp nhận và xúc tiến đầu tư 42 dự án, trong đó UBND tỉnh

đã có chủ trương đầu tư 25 dự án với tổng số vốn đăng kí 1.107 tỷ đồng và 225 triệuUSD, số còn lại đang dược các ngành xem xét tiến trình tiếp theo; có 16 dự án đã đượccấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng kí 1.997 tỷ đồng và 1,7 triệu USD.Các loại hình doanh nghiệp của tỉnh đã cơ bản vượt qua khó khăn, duy trì hoạtđộng ổn định và từng bước phát triển Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp, đổimới doanh nghiệp nhà nước đúng lộ trình đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt;trong năm đã có 155 doanh nghiệp đăng kí mới, với tổng vốn 1.750 tỷ đồng (bình quânkhoảng 1,2 tỷ đồng/doanh nghiệp); thành lập mới 35 hợp tác xã, với hơn 200 xã viên,nâng tổng số Hợp tác xã hiện có của tỉnh lên 125 Hợp tác xã, với gần 34 ngàn xã viên,trong đó khoảng 83% Hợp tác xã xếp loại từ trung bình trở lên

(1) Các ngành kinh tế chính

a) Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp tuy có gặp khó khăn do diễn biến thời tiết không ổn định,nắng hạn, xâm nhiễm mặn, ngập úng…; song nhờ có sự chủ đọng phối hợp chặt chẽgiữa ngành nông nghiệp và các địa phương, kịp thời ứng phó với tình hình và chuẩn bịcho sản xuất khá chu đáo, nhất là vụ sản xuất lúa đông xuân, nên diện tích, năng suất

và sản lượng lúa tăng so với năm 2010 Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt gần164.628 ha, đạt chỉ tiêu kế hoạch; sản lượng lúa cả năm gần 900 ngàn tấn, tăng 8% kếhoạch, tăng 11,2% so với 2010 Đàn gia súc gia cầm phát triển khá và không xảy radịch bệnh; tổng đàn heo vẫn duy trì ở mức 226.800 con, tăng 4% so cùng kì; đàn giacầm đạt 2,23 triệu con, tăng 4,3% so năm 2010

Lĩnh vực thủy sản tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá, với tổng diện tích nuôi trồng133.455 ha (trong đó có 18.420 ha tôm nuôi CN/CBN) Tuy đầu năm diện tích nuôiCN/CBN bị thiệt hại lớn hơn nhưng vụ sau đã được khắc phục lại khá; mô hình nuôikết hợp và nuôi tôm trên đất lúa đạt hiệu quả nên tổng sản lượng khai thác và nuôitrồng cả năm 251.120 tấn, đạt 100,45% kế hoạch, tăng 41,8% so năm 2010, trong đó:sản lượng nuôi trồng tăng 2,24%, sản lượng khai thác tăng 7,34%

Diện tích đất làm muối đưa vào sản xuất 3.134 ha, sản lượng thu hoạch 97.790tấn, bằng 36,75% so cùng kì Tiếp tục bảo vệ diện tích và chăm sóc rừng hiện có4.017,8 ha, trong đó diện tích đất bãi bồi ven biển quy hoạch phát triển rừng 413,5 ha

và vùng đệm rừng đặc dụng 500ha; trồng rừng tập trung 735 ha, trồng cây phân tántrong dân 10 triệu cây; độ che phủ của rừng tập trung và cây lâu năm 8.68% diện tích

tự nhiên (trong dó rừng tập trung 2,52% diện tích tự nhiên)

Tuy nhiên khó khăn hiện nay trong sản xuát nông nghiệp là tình hình dịch bệnhtrên tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp diễn biến phức tạp; tình hình tôm,nghêu chết chưa rõ nguyên nhân, chưa có biện pháp phòng, trị hiệu quả; công tác

Trang 30

tuyên truyền dự báo tình hình chưa được tập trung chỉ đạo quyết liệt; diện tích tôm thẻchân trắng ngoài vùng quy hoạh đang có chiều hướng tăng cao, gây khó khăn trongcông tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh; giá vật tư nguyên liệu đầu vào luôn đứng ởmức cao, một số nông dân ở vùng sản xuất có năng suất thấp, còn khó khăn, thiếu vốnđầu tư thâm canh Tình trạng chặt phá rừng vẫn còn diễn ra khá phức tạp; công tácquản lý rừng phòng hộ còn nhiều yếu kém.

b) Công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng so với những năm gần đây

và so với cùng kì Việc xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động của nhà máy sản xuấtbao bì và 4 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đã góp phần làm tăng năng lực sảnxuất công nghiệp của tỉnh Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định 94) ước thực hiện4.356 tỷ đồng, đạt 102,49% kế hoạch, tăng 20,5% so năm 2010

c) Thương mại-Dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh, nhờ triển khai thực hiện tốt cácgiải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ – CP của Chính phủ, nên tình hình cung– cầu hàng hóa trên thị trường Bạc Liêu tương đối ổn định; việc thực hiện đăng kí kêkhai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đẫ dược cán bộ kinh doanh thực hiệnkhá tốt; hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá và các hành vi gian lận thương mại khác

đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời Chỉ số giá ước cả năm tăng 16,5% (chỉ

số giá cả nước trên 18%); tổng mức lưu chuyển hàng hoa ước đạt 18.060 tỷ đồng, tăng25,74% so năm 2010 Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng khoảng 16,5%, tuy mức giátiêu dùng tăng khá cao, nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước(18,5%)

Xuất khẩu là lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế Giá trị hàng xuất khẩu 305 triệu USD, tăng 18% so năm 2010 (trong đóKim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 260 triệu USD, đạt 108,3% kế hoạch, tăng 18,72%

so năm 2010); mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: thủy sản 26.800 tấn, tăng 14,7%, gạo xuấtkhẩu 86.700 tấn, tăng 8,83% so năm 2010

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, nhờ triển khai thực hiện tốt kế hoạch hưởngứng chương trình kích cầu du lịch năm 2011 với khẩu hiệu “Việt Nam – điểm đến củabạn”; Đến nay, lượng khách đến tham quan Bạc liêu ngày càng đông Trong năm

2011, đã có khoảng 530.400 lượt du khách đến các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh(cả trong và ngoài tỉnh), tăng 18,3% so năm 2010 Trong đó có khoảng 17.000 lượtkhách Quốc tế; tổng doanh thu dịch vụ du lịch ước đạt 469 tỷ đồng, đạt 112,5% kếhoạch đề ra và tăng 16,9% so cùng kì

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mạicũng còn nhiều khó khăn, hạn chế, việc thu hút các dự án đầu tư vào các khu – cụmcông nghiệp còn chậm, các dự án mang tính động lực đang trong thời kì đầu triển khaicông tác quy hoạch, lập dự án, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh tăngchậm, như: Bia các loại, muối tinh chế, thức ăn chăn nuôi… tình hình lạm phát, giá cảtăng cao, nhưng thu nhập của người dân lại tăng chậm, tiết kiệm chi tiêu, dẫn đến sứcmua của xã hội đang có chiều hướng giảm, nhất là người làm công ăn lương và ngườilao động ở khu vực nông thôn Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tuy có tăng trưởng khá

so với cùng kỳ, nhưng chủ yếu vẫn do yếu tố giá; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp,

đã có tác động xấu đến nuôi trồng thủy sản, không đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất

Trang 31

chế biến – xuất khẩu Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, vốn sản xuấtkinh doanh chủ yếu bằng vay vốn ngân hàng, nhưng lãi suất trong năm nay liên tụctăng cao, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất khó khăm,chi phí tăng cao, không đảm bảo hiệu quả kinh tế.

(2) Đánh giá chung

Hiện nay, kinh tế Bạc Liêu chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, côngnghiệp và thương mại Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã đạt nhiều kết quả khả quantuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhất là trong việc thu hút dự án đầu tư vàocác khu-cụm công nghiệp

1.2.1.2 Dự báo phát triển kinh tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

(1) Các ngành kinh tế chính

a) Nông nghiệp

(i) Các mục tiêu chủ yếu

Phấn đấu tổng giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 đạtkhoảng 5.401 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 7.147 tỷ đồng (giá cố định) Tốc độ tăngtrưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 6,5% và giai đoạn 2016-2020 khoảng 5%.Giai đoạn đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đáng kể trong cơcấu kinh tế của tỉnh Dự kiến năm 2015 chiếm khoảng 36,4%, năm 2020 chiếm khoảng31% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh

- Đến năm 2015: ít nhất 20 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chíQuốc gia về nông thôn mới;

- Đến năm 2020: ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chíQuốc gia về nông thôn mới

(ii) Phương hướng

- Đối với nông nghiệp: Dự kiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2015

là 219.705 ha (giảm 5.864 ha so với năm 2010), đến năm 2020 là 215.762 ha (giảm3.943 ha so với năm 2015) và định hướng đến năm 2030 là 211.872 ha (giảm 3.890 ha

so với năm 2020)

- Đối với lâm nghiệp: Tài nguyên rừng là một lợi thế kép của Bạc Liêu Việc duytrì lâm phần và độ che phủ cho rừng không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế, môitrường sinh thái, mà còn có tác dụng củng cố bãi bồi và nâng cao giá trị tuyến du lịch

và các khu du lịch sinh thái ven biển Sau điều chỉnh sang nuôi trồng thuỷ sản, diệntích rừng bị giảm mạnh Trong giai đoạn tới cần nhanh chóng khoanh nuôi, bù đắp lạiphần diện tích rừng đã điều chỉnh, đảm bảo ổn định diện tích rừng như đã quy hoạch,khoảng 8.329 - 8.330 ha Trong đó, bao gồm 389 ha rừng đặc dụng sân chim Bạc Liêu,dải rừng phòng hộ ngoài đê biển, phát triển 2.000 ha rừng tràm sản xuất, khoanh nuôi2.780 ha rừng ngập mặn bãi bồi ven biển Trong giai đoạn đến năm 2020 việc mở rộngdiện tích rừng tùy thuộc vào khả năng mở rộng bãi bồi và việc kết hợp với nuôinhuyễn thể tại đây

- Đối với thủy sản: Dự kiến giá trị sản xuất của ngành thủy sản lên khoảng 8.500

tỷ đồng năm 2015 và khoảng trên 9.000 tỷ đồng vào năm 2020 Mở rộng diện tích nuôitrồng thủy sản khoảng 128,4ngàn ha vào năm 2015 và sau đó giảm xuống 126,4 ngàn

ha vào năm 2020 Khuyến khích đa dạng hóa các mô hình, loài và giống thủy sản nuôi

Trang 32

trồng Trong nhiều năm nữa, khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn là lĩnh vực kinh tếmũi nhọn của Bạc Liêu

- Diêm nghiệp: Ổn định diện tích làm muối tập trung với quy mô 2.500 ngàn hatrong giai đoạn đến năm 2015 - 2020, sản lượng muối đạt 145 ngàn tấn năm 2015 và

165 ngàn tấn năm 2020, nếu khả năng tiêu thụ được có thể nâng sản lượng đến 350ngàn tấn

- Xây dựng nông thôn mới:

+ Đến năm 2015: Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới là10/50 xã; có 10/40 xã đạt 10/19 tiêu chí trở lên và các xã còn lại đạt 5/19 tiêu chí trởlên

+ Đến năm 2020: ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chíQuốc gia về nông thôn mới

b) Công nghiệp

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng năm 2015 là 2.951 tỷ và năm

2020 khoảng trên 5.600 tỷ đồng (giá ss1994) Đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp-xâydựng trong GDP toàn tỉnh ước khoảng 31,7% và năm 2020 là 35-36%

- Khai thác lợi thế về nguồn lao động, điều kiện đất đai và nguồn nguyên liệunông thuỷ sản cho chế biến kết hợp với đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới

cơ chế chính sách, mở rộng hợp tác, xúc tiến đầu tư để phát triển công nghiệp và nângcao sức cạnh tranh bền vững cho sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập sâukinh tế thế giới; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Láng Trâm, NinhQuới để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

- Tăng cường công tác khuyến công, công tác xúc tiến đầu tư phát triển côngnghiệp, tiếp tục vận dụng ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng,tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghiệp Thúc đẩy nhanh các dự án mang tínhđộng lực như nhiệt điện 1.200MW, nhà máy phong điện ở thành phố Bạc Liêu, nhàmáy chế biến gạo xuất khẩu ở Hồng Dân

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp,đồng thời tăng cường củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ của địaphương để từ đó tạo tiền đề hình thành nên các cơ sở công nghiệp có qui mô sản xuấtlớn và hiện đại của tỉnh Chuẩn bị mặt bằng để đón nhận sự dịch chuyển công nghiệp

từ TP Hồ Chí Minh về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

- Phát triển ngành công nghiệp mà tỉnh giàu tiềm năng và lợi thế, cụ thể là nhữngngành có nguồn nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động như:

- Phát triển khu, cụm công nghiệp đồng bộ với phát triển dịch vụ, khu đô thị mới,phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao độngnhất là điều kiện nhà ở cho công nhân và bảo vệ môi trường

- Tổ chức lại, củng cố và nâng cao các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, hìnhthành các cụm tiểu thủ công nghiệp vệ tinh tại các trung tâm xã, các trung tâm cụm xã,

sơ chế các nguyên liệu cung cấp cho các khu công nghiệp tập trung, phục hồi các làngnghề truyền thống để thu hút và giải quyết nhiều công ăn việc làm

Trang 33

c) Thương mại, dịch vụ, du lịch

(i) Mục tiêu

Dự kiến tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ khoảng 19,4%/năm trong cácnăm 2011-2015 và 16-17% trong những năm 2016-2020 Giá trị tăng thêm năm 2015đạt khoảng 5.964 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 12.341 tỷ đồng; từng bước nâng cao tỷtrọng kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế lên khoảng 32% năm 2015 và 34-35% năm

2020 Trong trường hợp lĩnh vực công nghiệp có thể phát triển như mong muốn trongphương án II khu vực dịch vụ có thể phát triển với tốc độ cao hơn và tỷ trọng sẽ lớnhơn Lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dự báo khoảng 158.000-160.000 laođộng năm 2015 và 201.000-205.000 lao động vào năm 2020

(ii) Phương hướng

- Thương mại nội địa:

+ Lưu thông hàng hóa: Dự kiến tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2015đạt trên 42.000 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 133.500 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởngbình quân giai đoạn 2011-2020 là 22%

+ Cơ sở vật chất ngành thương mại: khuyến khích các thành phần kinh tế đẩymạnh đầu tư phát triển kinh doanh thương mại, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại, xây dựng và phát triển hệ thốngkết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tựchọn, ) và hoàn thành phát triển các loại hình chợ dân sinh, chợ đầu mối

- Hoạt động xuất nhập khẩu

+ Thực hiện tự do hoá các hoạt động thương mại cả thị trường trong và ngoàinước trên cơ sở huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của nhà nước Gắn kết hoạt động xuất nhập khẩu với sản xuất,đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường phát triển bền vững, tham gia ngàycàng sâu vào hội nhập quốc tế

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu: Nâng kim ngạch xuất khẩu lên 380 triệu USD vàonăm 2015 và 900 - 1.000 triệu USD vào năm 2020 Tốc độ tăng trưởng bình quân giaiđoạn 2011-2020 là 18%

Trang 34

1.2.2 Đặc điểm phát triển xã hội

Dân số thành thị (người)

Dân số nông thôn (người)

Diện tích

tự nhiên (km 2 )

Mật độ dân số (người/km 2 )

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu, năm 2011

Năm 2011, dân số trung bình của tỉnh Bạc Liêu là 873.293 người với mật độ dân

số là 340 người/km2, cao hơn mật độ dân số của cả nước và thấp hơn mật độ dân sốcủa vùng So với 12 tỉnh ĐBSCL (không kể thành phố Cần Thơ), diện tích tự nhiêncủa Bạc Liêu thuộc loại trung bình, đứng hàng thứ 7 (lớn hơn 5 tỉnh Tiền Giang, BếnTre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Hậu Giang), nhưng dân số đứng hàng thứ 11 lớn hơn tỉnhHậu Giang Về giới tính, dân số nam chiếm 49,75%, nữ chiếm 50,25%

Dân số khu vực thành thị năm 2011 là 234.679 người, chiếm 26,87% dân số củatỉnh, khu vực nông thôn là 638.614 người chiếm 73,13% Như vậy, so với năm 2006dân số thành thị của tỉnh đã tăng 22.513 người, đưa tỷ lệ dân số thành thị tăng từ25,75% năm 2006 lên 26,87% năm 2011 Tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh thấp hơn tỷ lệdân số của cả nước và một bộ phận khá đông dân đô thị của tỉnh vẫn sống bằng nghềnông

Trong các dân tộc sinh sống ở Bạc Liêu người Kinh chiếm 89,97%, người Khmer7,66%, người Hoa 2,34% còn lại là các dân tộc khác

Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã quán triệt và thực hiện tốt chương trình dân số

và kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhanh từ 12,60 ‰ năm

2006 xuống còn 12,00 ‰ năm 2011

Dân cư phân bố không đều, trừ các thị trấn và dọc trục đường Quốc lộ 1A, dân

cư được hình thành theo cụm và theo tuyến khá tập trung, còn lại phân bố phân tánthành nhiều cụm và tuyến dân cư nhỏ, không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạtầng nông thôn Ngoài thành phố Bạc Liêu, năm 2011 huyện có mật độ dân cư cao

Trang 35

nhất là Vĩnh Lợi và thấp nhất là Hồng Dân Dân số Bạc Liêu thuộc loại trẻ, trên 28%thuộc nhóm tuổi dưới 15.

Trang 36

b) Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2011 là 590.975 người, chiếm 67,67% số dântoàn tỉnh Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 466.985người, bằng 79,01% lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là4,45% năm 2006, đến năm 2011 giảm xuống còn 3,05% Trong cơ cấu lao động cóviệc làm, các ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng đang giảm dần;Năm 2000 khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 60,9% lao động, năm 2006 giảm còn24,87% và đến năm 2011 là 24,83%, phần lớn số lao động này đã chuyển sang khuvực thủy sản

Bảng 1.3 Lao động làm việc phân theo các ngành kinh tế 2000-2011

Trang 37

(2) Y tế - giáo dục

a) Y tế

Toàn tỉnh có 75 cơ sở y tế, trong đó có 8 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khuvực, 1 nhà hộ sinh, 64 trạm y tế phường xã với 1.754 giường bệnh Tổng số cán bộngành y của tỉnh là 2.305 người gồm 543 bác sĩ, 784 y sĩ, 687 y tá và 291 nữ hộ sinh

và 399 cán bộ ngành dược

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và từng bước nâng cao về

số lượng và chất lượng, cụ thể:

- Số bác sĩ/vạn dân tăng từ 4,7 bác sĩ năm 2006 lên 5,9 bác sĩ/vạn dân năm 2011;

- Số giường bệnh/vạn dân tăng từ 16,9 giường năm lên 17,6 giường bệnh/vạn dânnăm 2011;

- Tỷ lệ tạm y tế phường/xã có bác sĩ tăng từ 75,4% năm 2006 lên 93,75% năm2011;

- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin tăng từ 94,0%năm 2006 lên 98,7% năm 2011;

- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 22,0% năm 2006 còn 15,59%năm 2011

Các công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm trênđịa bàn tỉnh cũng được quan tâm thường xuyên

- Đào tạo nghề gồm 3 trường trung cấp chuyên nghiệp, 70 giáo viên, 2 trườngcao đẳng với 101 giáo viên và 1 trường đại học với 189 giáo viên

(3) Văn hóa

- Tỉnh có 6 thư viện với 145.860 đầu sách Thư viện tỉnh đã tổ chức phục vụ277.841 lượt bạn, trong đó thư viện tỉnh là 220.896 lượt và huyện là 56.945 lượt

- Số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm tỷ lệ 19%, số

hộ gia đình tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm tỷ lệ 12,5%;

- Tổ chức thành công 05 giải, 16 hội thao, tiêu biểu như: Giải bóng đá Lão tướngchào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV, giải Bi sắt họcsinh trung học cơ sở, giải quần vợt năng khiếu nhóm tuổi 14, giải bóng đá vòng loạiU21 – Đại hội TDTT ĐBSCL chào mừng kỷ niệm 30/4, giải vô địch bóng đá tỉnh chàomừng Quốc khánh 2/9, giải cúp các CLB quần vợt tỉnh Bạc Liêu…

Trang 38

(4) Đánh giá chung

Mật độ dân số của Bạc Liêu cao hơn mật độ trung bình của cả nước và thấp hơnmật độ trung bình của vùng ĐBSCL, dân cư phân bố không đều, trừ các thị trấn và dọctrục đường Quốc lộ 1A, dân cư được hình thành theo cụm và theo tuyến khá tập trung,còn lại phân bố phân tán thành nhiều cụm và tuyến dân cư nhỏ, không thuận lợi choviệc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Công tác y tế của Bạc Liêu đã và đang được chú trọng, tăng cả về số lượng vàchất lượng chăm sóc y tế cho người dân

Cả tỉnh đều tăng cường công tác văn hóa, thể dục thể thao, sức khỏe, nhằm đảmbảo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chung

1.2.2.2 Dự báo phát triển xã hội đến năm 2020, định hướng 2025

(1) Một số chỉ tiêu phát triển xã hội

a) Dân số lao động và việc làm

- Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình: Tốc độ tăng dân sốbình quân thời kỳ 2011 – 2015 giữ mức tăng ổn định 1,04% năm, thời kỳ 2016 – 2020

dự tính mức tăng dân số 0,94% năm, thấp hơn mức tăng dân số tự nhiên do dân số biếnđộng cơ học ảnh hưởng tới qui mô dân số

- Dự kiến dân số tỉnh đến năm 2015 là 915,2 nghìn người và năm 2020 khoảng

- Việc thực hiện nâng số học sinh Trung học phổ thông những năm qua đã làmtăng số học sinh trong độ tuổi vào học THPT hay tăng tỉ lệ học sinh trong độ tuổi laođộng, làm giảm tỉ lệ lao động cần bố trí việc làm

b) Giáo dục và đào tạo

(i) Về Giáo dục mầm non

- Đến năm 2015, huy động 20% số cháu đi nhà trẻ, 80% số cháu đi học mẫu giáo(so với dân số độ tuổi), trong đó đạt phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, giảm tỉ lệ suy dinhdưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 5 % vào năm 2015 và dưới 3 %vào năm 2020 100% phòng học đạt chuẩn nhà cấp III Tỷ lệ trường Mầm non đạtchuẩn quốc gia đạt 40%

- Đến năm 2020 huy động 30% số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, 100% học mẫugiáo, 62% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

- Phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo 3 loại hình trường, lớp (công lập,dân lập, tư thục)

(ii) Về giáo dục phổ thông

- Học sinh bậc Tiểu học: Từ năm 2015 tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng tuổi là98% và đến năm 2020 đạt 100% Do tỷ lệ sinh hàng năm giảm dần và sẽ ổn định trong

Trang 39

tương lai, độ tuổi học sinh từng bước được chuẩn hoá theo các cấp học, dự báo số họcsinh tiểu học sẽ là 78,1 ngàn năm 2015, khoảng 70,5 ngàn vào năm 2020 Phấn đấu tỷ

lệ học sinh tiểu học vào trung học cơ sở đạt 100% vào năm 2020 30% trường tiểu họctrên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và đến năm 2020 tỷ lệ trên là 70%

- Học sinh bậc Trung học cơ sở: Do kinh tế và đời sống được nâng lên, đồng thời

do yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở nên số học sinh dự kiến sẽ tiếp tục tăngnếu tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học vào trung học cơ sở tăng lên Dự báo năm 2015 sẽ cókhoảng 50 ngàn học sinh và năm 2020 là 43 ngàn học sinh 20% trường THCS trên địabàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015, đến năm 2020 nâng tỷ lệ lên đạt trên 50%

- Học sinh bậc Phổ thông trung học dự báo năm 2015 có khoảng 21,25 ngàn họcsinh và năm 2020 tăng lên 35,3 ngàn học sinh; 17% trường THPT trên địa bàn tỉnh đạtchuẩn quốc gia vào năm 2015, đến năm 2020 nâng tỷ lệ lên đạt trên 40%

Duy trì, củng cố và nâng cao kết quả đã đạt được về xoá mù chữ, phổ cập tiểuhọc và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Tăng tỷ lệ biếtchữ lên 100% cho người lao động dưới 40 tuổi ngay trong thời kỳ 2011-2015

Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu

và từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, giảm tỷ lệ nhiễmmắc bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh Mở rộng tiêm chủng cho trẻ em đủ8-10 loại vacxin đạt tỷ lệ trên 95% Tiếp tục củng cố tuyến y tế cơ sở, có chính sáchđối với y bác sĩ ở tuyến xã Duy trì và phát huy kết quả chương trình dân số và kếhoạch hoá gia đình, triển khai rộng khắp công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

Các chỉ tiêu về Y tế như sau:

- Tỷ lệ trẻ em sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 g giảm xuống dưới 3%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống 15% năm 2015 và 10%vào năm 2020

- Đến năm 2020 đạt 7 Bác sỹ và 01 Dược sỹ đại học/vạn dân

Trang 40

1.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU

1.3.1 Hiện trạng môi trường

1.3.1.1 Nước biển ven bờ

Hiện nay môi trường nước biển đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở một số vùngven bờ bởi một số nguồn như sau:

- Xây dựng mới và mở rộng các cảng biển và gia tăng hoạt động của tàu thuyềntrên biển đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm ở vùng biển ven bờ, đặc biệt ô nhiễm dầu và sự

cố tràn dầu

- Ô nhiễm biển từ nguồn đất liền chiếm đến 60% các nguồn gây ô nhiễm biển.Các chất ô nhiễm được sông vận chuyển và đổ vào biển, các chất ô nhiễm này thuộccác nguồn sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt củacon người

Bên cạnh các nguyên nhân do con người, còn có nguyên nhân tự nhiên đó là: sựxói lở đưa lượng phù sa lớn vào biển gây một lượng lớn chất rắn lơ lửng trong nướcbiển

Ngoài ra, các thảm họa thiên nhiên như bão, mưa lũ, ngập lụt ven biển có thể pháhủy cơ học do làm gẫy, nát các hệ thực vật ven biển

Dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên vùng ven biển củađồng bằng sông Cửu Long Mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngậpnước ven biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn sẽ dễ bị tổnthương, cũng như ảnh hưởng đến hệ động thực vật ở các bãi bồi của tỉnh

1.3.1.2 Nước mặt lục địa

Nhìn chung môi trường nước mặt của tỉnh Bạc Liêu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu

cơ nhẹ biểu hiện qua nồng độ BOD, COD, SS và Coliform đều vượt tiêu chuẩn vài lần.Đây là hậu quả của việc xả thải nước thải trực tiếp chưa qua xử lý, hoặc có xử lýnhưng không đạt tiêu chuẩn xả thải vào các nguồn nước mặt cũng như từ các nguồnkhác

Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ là tình trạng phổ biến trên tất cả các vực nước mặttrên địa bàn tỉnh Trên các trục sông chính, cũng như trên các kênh rạch chỉ tiêu COD

và BOD5 đều vượt tiêu chuẩn từ 1,5-2 lần, COD dao động trong khoảng 10 - 62 mg/L,BOD5 dao động khoảng 5-25 mg/L

Ô nhiễm các chất dinh dưỡng cũng đang diễn ra trên các nguồn nước mặt donhiều nguyên nhân: nước thải sinh hoạt, nước thải các ngành công nghiệp (các ngànhchế biến thủy sản và các sản phẩm từ nông nghiệp), các làng nghề đều là những loạinước thải có nồng độ các chất hữu cơ cao Ở các vùng nông thôn, điều này cũng doviệc chăn nuôi gia súc, gia cầm, sử dụng phân hóa học phục vụ thâm canh tăng vụ.Trong mùa khô, hàm lượng TSS trong nước mặt có giá trị từ 30 - 613g/l, điểm cóhàm lượng TSS cao nhất là tại Cầu Giá Rai - Giá Rai vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) 12,6 lần Vào mùa mưa, chỉ tiêu TSS có giá trị từ 50 - 420mg/l, hầuhết các điểm đều vượt giới hạn cho phép so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT(cột B1), cao nhất là tại Kênh 12 Vĩnh Hậu A – Hoà Bình

Ngày đăng: 23/03/2014, 04:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] UBND tỉnh Bạc Liêu, 2011. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
[3] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, 2010. Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ“Lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ"“Lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010
[5] Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp, 2011. Báo cáo dự án “Quy hoạch hệ thống các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo dự án “Quy hoạch hệ thống cáckhu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
[6] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, 2008. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, nghiên cứu lập báo cáo xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hậu Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiệnnhiệm vụ “Điều tra, nghiên cứu lập báo cáo xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắntỉnh Hậu Giang
[7] UBND huyện Bến Lức, 2008. Báo cáo kết quả thực hiện đề án “Tăng cường năng lực quản lý, thu gom, xử lý và tái chế chất thải rắn huyện Bến Lức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện đề án “Tăng cườngnăng lực quản lý, thu gom, xử lý và tái chế chất thải rắn huyện Bến Lức
[17] Nguyễn Văn Phước, 2009. Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. Khoa môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn
[18] Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Phúc Thanh, 2011. Quản lý tổng hợp chất thải rắn – cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường. Tạp chí khoa học 2011- trường Đại học Cần Thơ, 20a: 39-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học 2011- trường Đại học Cần Thơ
[19] Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt.Gree- Công ty môi trường tầm nhìn xanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
[20] Tô Đăng Hải, Ngọc Khuê, 2005. Quản lý tổng hợp chất thải ở Campuchia, Lào, và Việt Nam- Lý luận và thực tiễn. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tổng hợp chất thải ở Campuchia, Lào,và Việt Nam- Lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
[21] Nguyễn Xuân Trường, 2010. Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Đại học Quốc gia TP.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi nhằmquản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
[22] Hongtao Wang and Yongfeng Nie, 2001. Municipal Solid Waste Characteristics and Management in China, Department of Environmental Science and Engineering, Tsinghua University, Beijing, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Municipal Solid Waste Characteristicsand Management in China
[23] George Tchobanoglous, 2002. Handbook of solid waste management. McGraw – Hill Book Company Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of solid waste management
[24] Thao Nguyen, Prof. Nicholas J. Themelis, 2005. Solid waste management in Vietnam. School of International and Public Affairs, Columbia University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solid waste management inVietnam
[26] Peter B. Lederman and Michael F. Debonis. Management of solid waste.Encyclopedia of environmental science and engineering: Volume 2 M-Z, fifth edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of solid waste
[27] Da Zhu, P. U. Asnani, Chris Zurbugg, Sebastian Anapolsky, Shyamala Mani, 2008. Improving Municipal solid waste management in India, A source book for Policy Makers and Practitioners. World Bank institute, WBI Development Studies, the World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improving Municipal solid waste management in India, A source book forPolicy Makers and Practitioners
[28] F. McDougall, P. White, M. Franke, P. Hindle, 2001. Integrated solid waste management: A life cycle inventory (2 nd edition). Blackwell Science Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrated solid wastemanagement: A life cycle inventory (2"nd" edition)
[29] Archana shirke, 2009. Municipal solid waste management. Mumbai, India Sách, tạp chí
Tiêu đề: Municipal solid waste management
[2] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, 2012. Báo cáo tổng hợp diễn biến môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2011 Khác
[4] UBND Tỉnh Bạc Liêu, 2011. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 Khác
[8] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2004 chất thải rắn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Phân loại đất theo đặc tính - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 1.1 Phân loại đất theo đặc tính (Trang 27)
Bảng 2.6. Số lượng trang trại được điều tra - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Bảng 2.6. Số lượng trang trại được điều tra (Trang 46)
Hình 2.4. Tổng thải lượng CTR và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.4. Tổng thải lượng CTR và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành (Trang 57)
Hình 2.5. Thải lượng CTRCN và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.5. Thải lượng CTRCN và tỷ lệ phát sinh theo nhóm ngành (Trang 57)
Hình 2.7. Tổng lượng CTR theo nhóm ngành và theo địa bàn - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.7. Tổng lượng CTR theo nhóm ngành và theo địa bàn (Trang 61)
Hình 2.10. So sánh phát sinh CTR, CTRSH của các nhóm trang trại - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.10. So sánh phát sinh CTR, CTRSH của các nhóm trang trại (Trang 65)
Hình 2.11. Tổng lượng CTR, CTRSH phát sinh theo nhóm trang trại - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.11. Tổng lượng CTR, CTRSH phát sinh theo nhóm trang trại (Trang 68)
Bảng 2.33. Tải lượng phát thải CTR theo quy mô (tuyến bệnh viện) - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Bảng 2.33. Tải lượng phát thải CTR theo quy mô (tuyến bệnh viện) (Trang 71)
Hình 2.13. So sánh thải lượng và tỷ lệ CTR phát thải theo nhóm ngành - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.13. So sánh thải lượng và tỷ lệ CTR phát thải theo nhóm ngành (Trang 75)
Hình 2.14. Sơ đồ thu gom CTRSH hiện hành ở Bạc Liêu - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.14. Sơ đồ thu gom CTRSH hiện hành ở Bạc Liêu (Trang 77)
Hình 2.16. Tỷ lệ thu gom và nguyên nhân không thu gom, xử lý CTRSH giữa thành thị và nông thôn - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.16. Tỷ lệ thu gom và nguyên nhân không thu gom, xử lý CTRSH giữa thành thị và nông thôn (Trang 81)
Hình 2.22. Tổng chất rắn lơ lửng gần khu vực các bãi rác - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.22. Tổng chất rắn lơ lửng gần khu vực các bãi rác (Trang 88)
Hình 2.23. Nồng độ DO gần khu vực các bãi rác - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.23. Nồng độ DO gần khu vực các bãi rác (Trang 89)
Hình 2.26. Nồng độ nitrit trong nước mặt gần khu vực các bãi rác - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.26. Nồng độ nitrit trong nước mặt gần khu vực các bãi rác (Trang 90)
Hình 2.29. Nồng độ BOD 5  trong nước rỉ rác - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.29. Nồng độ BOD 5 trong nước rỉ rác (Trang 92)
Hình 2.35. Tổng coliform trong nước ngầm - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.35. Tổng coliform trong nước ngầm (Trang 95)
Hình 2.36. Hàm lượng chì trong đất bãi rác - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 2.36. Hàm lượng chì trong đất bãi rác (Trang 96)
Hình 3.38. Tổng lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2011-2025 - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 3.38. Tổng lượng CTRSH phát sinh giai đoạn 2011-2025 (Trang 107)
Bảng 3.68. Tổng hợp dự báo tổng thải lượng CTR (TSW) đến năm 2025  Stt Loại chất thải phát - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Bảng 3.68. Tổng hợp dự báo tổng thải lượng CTR (TSW) đến năm 2025 Stt Loại chất thải phát (Trang 114)
Hình 4.44. Tổng quan các giải pháp xử lý tái chế - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 4.44. Tổng quan các giải pháp xử lý tái chế (Trang 148)
Hình 6.46. Sơ đồ mô tả cấu trúc CSDL trong BL-WASTE - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.46. Sơ đồ mô tả cấu trúc CSDL trong BL-WASTE (Trang 175)
Hình 6.47. Sơ đồ chức năng truy vấn trong BL-WASTE 6.3.4. Module tính toán, đánh giá - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.47. Sơ đồ chức năng truy vấn trong BL-WASTE 6.3.4. Module tính toán, đánh giá (Trang 176)
Hình 6.48. Giao diện chính của phần mềm - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.48. Giao diện chính của phần mềm (Trang 177)
Hình 6.51. Các chức năng của menu Danh mục - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.51. Các chức năng của menu Danh mục (Trang 178)
Hình 6.58. Thanh công cụ điều khiển bản đồ - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.58. Thanh công cụ điều khiển bản đồ (Trang 180)
Hình 6.61. Màn hình quản lý thông tin nhân viên - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.61. Màn hình quản lý thông tin nhân viên (Trang 182)
Hình 6.63. Màn hình quản lý thùng rác công cộng - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.63. Màn hình quản lý thùng rác công cộng (Trang 183)
Hình 6.64. Màn hình vẽ biểu đồ, thống kê - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 6.64. Màn hình vẽ biểu đồ, thống kê (Trang 183)
Hình 7.65. Sơ đồ cấu trúc cơ sở dữ liệu trong quản lý chất thải rắn - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 7.65. Sơ đồ cấu trúc cơ sở dữ liệu trong quản lý chất thải rắn (Trang 184)
Hình 7.66. Sơ đồ tổng quát quy trình xử lý và xây dựng dữ liệu bản đồ (dữ liệu thu thập) - 120915 Bao cao tong hop CTR Bac Lieu- ban in truoc hoi thao docx
Hình 7.66. Sơ đồ tổng quát quy trình xử lý và xây dựng dữ liệu bản đồ (dữ liệu thu thập) (Trang 190)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w