Khái niệm gia đình
1.1.1 Gia đình theo quan điểm triết học
Triết học nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển của lịch sử và các hình thái kinh tế - xã hội Theo quan điểm triết học, HN&GĐ không ngừng vận động và phát triển Theo C.Mac – Ph.Anghen thì quan hệ hôn nhân tương ứng có với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng [2; tr.55 - 129].
Gia đình là một phạm trù lịch sử, các hình thái và chức năng của gia đình là do tính chất của quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng nhƣ trình độ phát triển văn hóa của xã hội quyết định Trong lịch sử của xã hội loài người đã trải qua bốn hình thái gia đình, đó là gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi, gia đình một vợ một chồng.
Gia đình huyết tộc là hình thái gia đình đầu tiên trong lịch sử Lúc này các quan hệ hôn nhân hình thành theo thế hệ: Trong phạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau; các con của ông bà tức là các người cha và các bà mẹ cũng là vợ chồng với nhau; đến lượt con cái của những người này tức là cháu của ông bà cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thứ ba; đến lượt con cái của những người con ấy là chắt của ông bà lại hợp thành nhóm vợ chồng thứ tư Như vậy, những người cùng thế hệ là vợ chồng của nhau, những người khác thế hệ không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau Quan hệ hôn nhân đƣợc ngăn cấm lần đầu tiên theo hệ dọc giữa các thế hệ Các nhóm hôn nhân đƣợc hình thành theo thế hệ và chỉ đƣợc phép quan hệ tính giao với nhau trong phạm vi nhóm đó Vì cấm quan hệ tính giao theo hệ dọc trên cơ sở huyết thống trực hệ giữa các thế hệ với nhau, nên gia đình này đƣợc gọi là gia đình huyết tộc.
Gia đình pu-na-lu-an: Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành vợ chung của cộng đồng những người đàn ông khác không cùng họ mẹ; còn những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành chồng chung của cộng đồng và những chị gái khác Bằng cách này mà từ hình thái gia đình huyết tộc đã xuất hiện hình thái gia đình pu-na-lu-na Theo hình thái gia đình pu-na-lu-an, một số chị em gái cùng mẹ hay xa hơn đều là vợ chung của một số người chồng, trừ những anh em trai cùng mẹ của những người chị em gái này. Ngược lại, một số người anh em trai sẽ là người chồng chung của các chị em gái, trừ những chị em gái do cùng một mẹ đẻ ra Lúc đó, những người này gọi nhau là
“người bạn đường” hay “người cùng hội cùng thuyền” Một cách tương tự, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những người vợ ấy đều gọi nhau là pu-na-lu-a Đây là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình có đặc trƣng là: Chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi nhất định, nhưng phải loại trừ những anh em trai của các người vợ, đồng thời cũng loại trừ những chị em gái của những người chồng.
Gia đình cặp đôi: Là một loại hình thức kết hôn từng cặp, lúc bấy giờ, trong số những người vợ của mình, người đàn ông có một vợ chính, và trong số nhiều người chồng khác, anh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy Do thị tộc ngày càng phát triển và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không còn có thể lấy nhau đƣợc nữa ngày càng nhiều, càng mở rộng và phát triển hơn nữa thì tất cả những người bà con họ hàng cùng dòng máu đều không được lấy nhau Trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp thì chế độ quần hôn ngày càng không thể thực hiện được, chế độ ấy đang bị gia đình cặp đôi ngày càng lấn át và thay thế Một người đàn ông sống với một người đàn bà với một sự gắn bó với nhau rất lỏng lẻo, mối liên hệ vợ chồng vẫn có thể bị bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dàng và con cái lúc này cũng chỉ thuộc về người mẹ.
Gia đình một vợ một chồng: Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình cặp đôi, nó đánh dấu cho buổi ban đầu của thời đại văn minh Gia đình ấy dựa trên sự thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi đƣợc và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản của người cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không còn có thể tùy ý bỏ nhau đƣợc nữa.
Qua bốn hình thái gia đình trên ta thấy triết học nghiên cứu gia đình trong sự vận động và phát triển của nó theo các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Các hình thái gia đình cũng vận động và phát triển theo quy luật tự nhiên và của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
1.1.2 Gia đình theo quan điểm xã hội học
Các ngành nghiên cứu về gia đình cố gắng đƣa ra khái niệm về gia đình nhƣ các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, văn hóa… nhƣng chƣa có ngành nào nghiên cứu về gia đình nhiều nhƣ ngành xã hội học Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về gia đình Tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi nhà khoa học lại có một khái niệm gia đình riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu Có thể nói, chƣa có ngành nào lại đƣa ra nhiều khái niệm gia đình nhƣ ngành xã hội học.
Trong tập bài giảng Xã hội học của trường đại học Luật Hà Nội, nhóm tác giả đã nêu hai khái niệm về gia đình để phục vụ cho việc giảng dạy:
Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống) Gia đình là một phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội [38; tr.335]
Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung [38; tr.335]
Môn Xã hội học được giảng dạy ở trường Đại học Luật là môn học nhằm mục đích giúp người học hiểu biết hơn về xã hội nhằm nhanh chóng tiếp cận hiểu biết pháp luật từ đó thực hiện ba chức năng cơ bản là chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng Khái niệm gia đình được các tác giả đưa ra cũng không nằm ngoài ba chức năng trên Vì vậy, có thể thấy hai khái niệm trên chƣa phản ánh một cách đầy đủ về khái niệm gia đình Ngoài hai khái niệm trên thì còn có những khái niệm khác nhau của các tác giả xã hội học khác khi nghiên cứu về gia đình.
Trong cuốn “Gia đình trong bối cảnh đổi mới”, gia đình đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có chung ngân sách[39; tr114] Do trong thực tiễn tồn tại nhiều loại mô hình gia đình nên việc nghiên cứu gia đình và giới trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện quản lý xã hội của các nhà quản lý cũng chỉ nghiên cứu những gia đình mang tính chất tiêu chuẩn Do vậy, khái niệm nêu trên cũng chƣa thực sự đầy đủ và bao quát hết mọi gia đình trong xã hội.
Khi nghiên cứu xã hội học về “Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học”, nhóm tác giả là GS Phạm Tất Long – TS Lê Ngọc Hùng đã đƣa ra khái niệm về gia đình cho lĩnh vực mình nghiên cứu nhƣ sau: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù,một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người[15; tr310] Khái niệm do nhóm tác giả đƣa cũng chƣa phản ánh đầy đủ về gia đình bởi hình thức gia đình rất đa dạng Khái niệm này khá tương đồng với quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014.
Khái quát sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình về gia đình qua các thời kỳ
1.4.1 Gia đình theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam
Nước ta đã trải qua một thời kỳ dài lịch sử với nhiều triều đại phong kiến thay thế nhau cai trị Các tƣ liệu về luật cổ đến nay không còn nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau Trong thời kỳ phong kiến nước ta có hai bộ luật tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là bộ luật Gia Long) được ban hành dưới thời Nguyễn Trong thời kỳ này, pháp luật chịu sự chi phối của một số yếu tố và có đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, pháp luật thời kỳ này đƣợc quyết định bởi điều kiện kinh tế - xã hội phong kiến Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng nên nó chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ này Trong xã hội phong kiến, sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc, đặc biệt là hai giai tầng trong xã hội lúc bấy giờ, giai cấp phong kiến và giai nông dân Điều này dẫn đến thành viên gia đình của hai giai tầng xã hội này cũng rất khác nhau Cùng với sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội là chế độ trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng đến pháp luật thời kỳ này là bất bình đẳng giữa nam và nữ, vai trò của người chồng được đề cao và quyền lực gia đình tập trung trong tay người chồng.
Thứ hai, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo và pháp luật Trung Hoa Nho giáo đã vào Việt Nam rất sớm, nhƣng mãi đến những năm 1460 nhờ vua Lê Thánh Tông mà Nho giáo đã trở thành Quốc giáo và trở thành nền tảng tư tưởng thời bấy giờ Nho giáo đã giúp giai cấp thống trị củng cố địa vị thống trị được vững chắc hơn Tư tưởng của Nho giáo đã được nhà làm luật của thời kỳ này đƣa vào các quy định của pháp luật và các chế định về hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đó Do đó, các quy định về hôn nhân và gia đình cũng chịu chung tư tưởng này Trong thời kỳ phong kiến, nước ta nhiều lần bị Trung Hoa đô hộ, thêm vào đó nhà làm luật cũng đã tham khảo hệ thống luật Trung Hoa để soạn thảo nên đã bị ảnh hưởng những tư tưởng của luật này, nhƣng các Bộ luật của ta thời bấy giờ đã đƣợc lọc bỏ, sửa đổi và sáng tạo đi rất nhiều để phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam Cũng vào thời kỳ này, văn hóa Trung Hoa đang có ảnh hưởng rất lớn đối với rất nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán Phong tục tập quán ảnh hưởng đến pháp luật không kém gì ảnh hưởng của Nho giáo vì nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ dân trí thấp, người dân gắn liền với đồng ruộng và lũy tre làng nên ít giao lưu với thế giới bên ngoài Những kiến thức thế hệ sau có được là do học hỏi từ ngay chính những người của thế hệ trước trong làng về các quy phạm đạo đức, lối sống… nên hệ tư tưởng của họ trở thành phong tục tập quán điều chỉnh các hành vi trong gia đình.
Do những yếu tố ảnh hưởng trên mà pháp thời kỳ này có những nét đặc trưng có ảnh hưởng đến thành viên gia đình là thừa nhận và bảo vệ chế độ đa thê cùng với bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình. Ở nước ta, tục đàn ông được lấy nhiều vợ (đa thê) đã có từ lâu đời Điều này là do quan niệm có nhiều con là có phúc và phúc là điều đầu tiên để chúc nhau; cần con trai để nối dõi tông đường; để có thêm lao động, gia đình quan lại giàu có thì đây là hãnh diện Trong quan niệm của người xưa, việc người đàn ông có nhiều vợ là chuyện bình thường “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” Do đó, trong nhà vào thời bấy giờ, nhất là những nhà giàu có, thường có rất nhiều vợ; không chỉ lấy vợ hai mà còn lấy vợ ba, vợ tư… Ngoài vợ ra, người đàn ông còn có thể có thêm nàng hầu và cũng có thể có nhiều nàng hầu trong nhà.
Quyền gia trưởng được pháp luật phong kiến bảo vệ nên người cha, người chồng là chủ gia đình có nhiều ưu thế Gia trưởng là người đứng đầu trong gia đình đối với tất cả mọi người cùng chung sống trong nhà, kể cả những người có quan hệ như người hầu, người học nghề… con cháu ở cùng nhà với ông bà nội, cha mẹ thì phải thuộc quyền gia trưởng trong nhà Với quy định này, những người thuộc quyền quản lý của gia trưởng đều là thành viên của gia đình Gia đình phong kiến đƣợc chia thành hai mô hình: Đại gia đình và tiểu gia đình Đại gia đình là một mô hình gia đình lớn, gồm một tập thể những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dƣỡng cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp, trong đại gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, thậm chí đến năm đời gọi là “ngũ đại đồng đường” Tiểu gia đình là mô hình gia đình nhỏ gồm có vợ chồng và con cái Mô hình gia đình phổ biến là đại gia đình, gồm các tôn thuộc nhƣ các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác và ty thuộc nhƣ con, cháu, chắt.
Như vậy, do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội, Nho giáo và pháp luậtTrung Hoa cũng như ảnh hưởng tập quán mà đặc trưng của gia đình Việt Nam lúc bấy giờ phổ biến là đại gia đình Trong gia đình đó đặt dưới sự quản lý của người gia trưởng Điểm đặc biệt trong các thành viên của gia đình thời bấy giờ là có nhiều người được gọi là vợ, ngoài vợ còn có nàng hầu những người này đều có quan hệ hôn nhân Trong các con có con chính hay có giá thú mà sinh ra, con hoang, con nuôi Ngoài những thành viên gia đình có quan hệ nhƣ trên thì trong gia đình còn có những thành viên khác như người hầu, người học nghề…
1.4.2 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền Bắc, Trung, Nam Vì vậy, có ba bộ luật đƣợc áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Ở Bắc Kỳ, áp dụng các quy định trong bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) Trung kỳ áp dụng bộ dân luật Trung Kỳ (1936) và ở Nam
Kỳ áp dụng các quy định trong bộ dân luật Giản yếu (năm 1883)
Về kỹ thuật lập pháp, ba bộ luật này đều ảnh hưởng từ Bộ Dân luật pháp. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình tập hợp thành một chế định của Luật dân sự Về mặt nội dung, xét một cách tổng quát, Bộ dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ phản ánh nhiều nét phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam về hôn nhân và gia đình Bộ dân luật Giản yếu chịu ảnh hưởng của bộ luật Pháp năm 1804 cho nên có nhiều cách tân theo quan điểm các nhà làm luật phương Tây.
Chẳng hạn trong bộ dân luật Giản yếu có điểm tiến bộ nhƣ trong điều kiện kết hôn đã trao cho người kết hôn quyền được phép ưng thuận Đặc biệt còn quy định cụ thể kết hôn phải khai trước Hộ lại như: tên, tuổi và chỗ ở của người kết hôn; họ tên cha mẹ và chủ hôn, người mai mối nếu có Sau đó người nói trên cùng Hộ lại cùng ký tên và đóng dấu làng Điều này cho phép suy đoán rằng về mặt hình thức kết hôn pháp luật thời kỳ này đã có sự phân định giữa nghi thức truyền thống và nghi thức dân sự.Tuy nhiên tựu trung lại, chế độ hôn nhân gia đình do nhà nước thực dân – phong kiến quy định trong các bộ luật vẫn duy trì nét cơ bản của thời kỳ phong kiến trước đó như: Bộ dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ đã quy dịnh cho vợ chồng tự do lập hôn ƣớc, chế độ tài sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng không lập hôn ƣớc Theo chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả của cải, hoa lợi của chồng cũng như của vợ, không kể tài sản đó được tạo ra trước hay trong thời kỳ hôn nhân.
Dân luật Giản yếu không thừa nhận người vợ có tài sản riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng mà toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu duy nhất của người chồng…
Nhƣ vậy, trong chế độ cũ, chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ chồng trong gia đình
Có thể thấy, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc thực chất là sự chuyển tiếp về nội dung các quy định pháp luật thời kỳ phong kiến Bởi lẽ, nội dung các quy định pháp luật phong kiến khá phù hợp với chính sách “nô dịch, ngu dân” của thực dân Pháp Mặt khác, các quy định của pháp luật phong kiến đã ăn sâu vào thói quen, cách ứng xử của người dân Việt Nam, cho nên các nhà cầm quyền Pháp cũng không chủ chương phá vỡ nó Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật lập pháp, pháp luật thời kỳ này ít nhiều ảnh hưởng pháp luật Pháp.
1.4.3 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta đã trải quan nhiều giai đoạn khác nhau, thời kỳ đấu tranh chống thực dân, thời kỳ chống đế quốc xâm lƣợc. Đứng trước muôn vàn khó khăn về kinh tế, chính trị nhưng Nhà nước ta đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật để ổn định đời sống cho nhân dân Trong những văn bản pháp luật đó thì Luật HN&GĐ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Điều này đƣợc thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ vào tháng 4 năm 1959:
“Luật hôn nhân và gia đình là Luật liên quan đến mọi người trong xã hội Sau
Hiến pháp, nó quan trọng thứ nhì, cho nên phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được góp ý về nội dung và kỹ thuật thể hiện” [33; tr45] Từ năm 1945 đến nay có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Giai đoạn tiếp theo là từ năm 1954 đến năm 1975, Giai đoạn cuối là từ năm 1975 đến nay.
Giai đoạn năm 1945 -1954: Nước ta trải qua thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đây là giai đoạn nước ta vô cùng khó khăn về mọi mặt Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, việc xóa bỏ các tàn tích phong kiến lạc hậu không dễ dàng Các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu ăn sâu vào trong đời sống và tiềm thức của nhân dân Thêm vào đó, thực dân Pháp lại âm mưu trở lại xâm lược nước ta một lần nữa Năm 1946 kháng chiến chống Pháp đã bùng nổ Đứng trước tình hình đó Nhà nước ta chưa ban hành một đạo luật cụ thể nào để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Thay vào đó Sắc lệnh 90 – SL ngày 10/10/1945 quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động Cùng với đó tiến hành phong trào “vận động đời sống mới” để vận động nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”, đây là cơ sở pháp lý để giải phóng phụ nữ và đấu tranh xóa bỏ các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu Một biểu hiện rất rõ lúc bấy giờ là phụ nữ đã tham gia vào các công việc xã hội đồng thời cũng thoát khỏi những ràng buộc của chế độ đại gia đình phong kiến Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành hai Sắc lệnh điều chỉnh quan hệ HN&GĐ là Sắc lệnh 97 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Sắc lệnh 159 quy định về vấn đề ly hôn HaiSắc lệnh này đã góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng văn hóa, xóa bỏ chế độ
HN&GĐ phong kiến lạc hậu, giải phóng con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Sự cần thiết điều chỉnh của pháp luật về gia đình
Trong chừng mực nào đó, có thể hiểu hôn nhân và gia đình là tập hợp các quy định chi phối sự thành lập và vận hành của gia đình Có ba sự kiện cơ bản liên quan đến gia đình mà từ việc phân tích ba sự kiện ấy, người làm luật đề ra các quy tắc của mình: sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhằm xây dựng cuộc sống chung; sự sinh con và việc giáo dục con Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đƣợc xác định tùy theo kết quả xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và gia đình, hay đúng hơn, tùy theo mức độ tự chủ của gia đình đối với Nhà nước, trong quá trình hình thành và phát triển của các sự kiện ấy.
Pháp luật điều chỉnh về gia đình có sự khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào vị trí vai trò của gia đình trong xã hội mỗi thời kỳ Gia đình tự chủ, về phần mình, được tổ chức theo mô hình Nhà nước quân chủ và được đứng đầu bởi một người chủ gia đình với những quyền hạn rộng rãi trong quan hệ với các thành viên khác Quyền tự do cá nhân trong gia đình tự chủ thường được đặt ở vị trí thứ yếu so với lợi ích của gia đình.
Luật đóng vai trò tích cực, một khi gia đình đƣợc coi nhƣ một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội khi gia đình xã hội đều đƣợc trao trách nhiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thành viên đó, nghĩa là trong điều kiện quan hệ gia đình cần đƣợc xã hội hóa Gia đình xã hội hóa đƣợc tổ chức theo mô hình của Nhà nước dân chủ Quyền tự do cá nhân trong gia đình được luật thừa nhận và bảo vệ; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chịu sự chi phối của cùng hệ thống quy tắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.
Luật cũng có thể đóng vai trò phụ trợ trong một số trường hợp và tích cực trong một số trường hợp khác, một khi gia đình được coi như một tập hợp nhỏ của một số thành viên của xã hội, nhƣng lại là một tập hợp đặc biệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ thân thuộc hoặc hôn nhân Gia đình đƣợc tổ chức dựa theo tôn ti tự nhiên cũng nhƣ dựa theo các tiêu chí chung của xã hội về quan hệ bình thường giữa các thành viên trong xã hội Quyền tự do cá nhân được tôn trọng trong chừng mực nó không gây phương hại đến vận mệnh và lợi ích của gia đình.
Tính chất phòng ngừa phổ biến Cũng nhƣ tất cả các ngành luật, luật HN&GĐ đƣợc xây dựng và hoàn thiện bởi sự thôi thúc của yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong điều kiện sự xung đột giữa người và người, chứ không phải sự hòa hợp, là thuộc tính của quan hệ xã hội Luật ghi nhận những thái độ cƣ xử bị cấm hoặc đƣợc cho phép và bằng cách đó, ngăn ngừa việc xảy ra những vụ phạm pháp.
Luật HN&GĐ nhằm đến mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội. Các quy tắc của luật đều có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý những tình huống khủng hoảng và bi kịch trong đời sống gia đình Cấm kết hôn giữa những người thân thuộc, Nhà nước ngăn ngừa sự hình thành các gia đình thoái hóa về nòi giống và về đạo đức; áp đặt nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng, Nhà nước ngăn ngừa sự đổ vỡ của hôn nhân dân đến sự tan rã của gia đình; quy định rằng con phải kính trọng cha mẹ, Nhà nước ngăn ngừa khả năng xuất hiện những đứa con ngỗ ngược trong gia đình (và qua đó hạn chế khả năng xuất hiện những thành viên xấu của xã hội); quy định thành phần khối tài sản chung, khối tài sản riêng của vợ, chồng, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các cuộc hôn nhân với động cơ không lành mạnh - hôn nhân vì tiền Mặt khác đảm bảo đƣợc việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình trên nền tảng cơ sở vật chất nhất định.
Các mối quan hệ giữa người và người trong gia đình được chia thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Quan hệ nhân thân Bao gồm các quan hệ đƣợc xác lập trong cuộc sống tâm tinh và tình cảm của các thành viên trong gia đình Ở trung tâm của hệ thống quan hệ nhân thân trong gia đình, ta có các quan hệ giữa vợ và chồng; bên cạnh đó là các quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa anh, chị, em; trong gia đình nhiều thế hệ còn có quan hệ giữa ông bà và cháu Mối quan hệ nhân thân giữa các thành viên gia dình đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật tạo nên nền tảng vững chắc cơ bản cho gia đình tạo sự gắn bó đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa cá thành viên gia đình.
- Quan hệ tài sản Bao gồm các quan hệ đƣợc xác lập giữa các thành viên của gia đình trên đối tƣợng là các tài sản trong gia đình Quan hệ tài sản giữa vợ chồng giữa vị trí then chốt; kế đến là quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con chƣa thành niên Quan hệ nuôi dƣỡng cũng đƣợc coi là có tính chất tài sản Cuối cùng, nhƣng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo đảm cơ sở vật chất cho sự kế tục của gia đình, là các quan hệ thừa kế Điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên gia đình là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự tồn tại, phát triển của gia đình cũng nhƣ của từng thành viên gia đình; Xác lập cách xử sự phù hợp của các thành viên gia đình về tài sản trên cơ sở bảo đảm lợi ích chung của gia đình.
Tóm lại, sự điều chỉnh pháp luật đối với gia đình là cần thiết nhằm xây dựng mô hình gia đình phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sự cũng nhƣ trong xu thế hội nhập quốc tế.
Quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ vợ chồng đƣợc công nhận khi nam nữ kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật dựa trên tinh thần tự nguyện của hai bên, đến với nhau bằng tình yêu và mong muốn đƣợc sống chung với nhau Sự kết hôn hợp pháp đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, đƣợc pháp luật bảo vệ và buộc các chủ thể phải thực hiện.
Khác với chế độ phong kiến, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững Vì vậy, Luật HN&GĐ điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ Luật HN&GĐ 2014 quy định các nghĩa vụ giữa vợ và chồng vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức.
2.1.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Quan hệ nhân thân của vợ chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng liên quan đến lợi ích tinh thần, phát sinh trên cơ sở kết hôn và tồn tại suốt trong thời kỳ hôn nhân, không phụ thuộc vào yếu tố tài sản, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác Các quyền và nghĩa vụ đó bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần trong đời sống vợ chồng Chính vì lẽ đó, khi điều chỉnh quan hệ này, thường kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội Luật HN&GĐ 2014 đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ vợ chồng phải yêu thương, đùm bọc, chung sống, tôn trọng nhau trong các vấn đề của cuộc sống.
2.1.1.1 Bình đẳng giữa vợ và chồng
Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đƣợc BLDS và Luật HN&GĐ
2014 điều chỉnh, Điều 40 BLDS 2005 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”, Điều 19 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” Quyền bình đẳng của vợ chồng đƣợc thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cƣ trú; việc nuôi dạy con; lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; đại diện cho nhau giữa vợ chồng; quyền yêu cầu ly hôn Điều này hoàn toàn phù hợp với một xã hội văn minh và nhất là định hướng phát triển xã hội của nước ta là phát triển xã hội theo chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều bình đẳng với nhau, không có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, không có sự phân biệt giữa các giai cấp Ngoài ra, quy định này cũng còn có một ý nghĩa rất quan trọng đó là đảm bảo sự công bằng giữa vợ và chồng, xóa bỏ quan điểm cổ hủ lạc hậu từ thời phong kiến đó là đàn ông thì có nhiều quyền hơn đàn bà, chồng có nhiều quyền hơn vợ, chồng thường là đối tượng đƣợc phục vụ và ngƣợc lại, vợ là đối tƣợng phải phục vụ chồng [22; tr.20-34]
Quyền bình đẳng của vợ chồng đƣợc thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cƣ trú (Điều 20 Luật HN&GĐ 2014) Nơi cƣ trú của vợ chồng về nguyên tắc do vợ chồng tự lựa chọn, việc lựa chọn nơi cƣ trú không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành.Vợ chồng lựa chọn nơi cƣ trú hoàn toàn dựa vào hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính… Trong trường hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cƣ trú thì họ hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ với nhau và với gia đình Người chồng hay người vợ đều không thể ép buộc nhau phải sống ở nhà vợ hay nhà chồng hay là một địa điểm khác Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều kiện làm việc của mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thoả thuận quyết định lựa chọn nơi cƣ trú Quy định của pháp luật nhằm xoá bỏ những quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ ở chung của nam nữ sau khi kết hôn “thuyền theo lái, gái theo chồng” hoặc tục ở rể của một số dân tộc thiểu số, buộc vợ, chồng không có quyền lựa chọn nơi ở chung.
Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc nuôi dạy con: Điều 2 Luật HN&GĐ
2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội”.
Do vậy, vợ chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường lành mạnh,yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh thần… Đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con.
Quyền đƣợc lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt theo Luật HN&GĐ 2014 và nguyên tắc nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình và xã hội Việc vợ chồng đƣợc tự lựa chọn nghề nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập nâng cao trình độ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, do vậy vợ chồng cần có sự bình đẳng và không có sự ngăn cản nhau trong việc thực hiện quyền này Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định rất rõ trong tất cả các Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong mọi quan hệ xã hội, bình đẳng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và trong quan hệ vợ chồng đều đó càng quan trọng hơn Thời phong kiến ở các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, phụ nữ không có tiếng nói ngoài xã hội và cả trong gia đình Quan điểm trọng nam kinh nữ đã hình thành từ xa xưa thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ, “tại gia phòng phụ, xuất giá phòng phu, phu tử phòng tử”người phụ nữ luôn phải nghe theo ý kiến của người con trai trong gia đình, không đƣợc phép có tự do bất cứ vấn đề gì Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh, những tập tục xưa cũ gần như được loại bỏ Trong gia đình, người vợ và người chồng có vai trò, nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chia sẻ chăm lo cho gia đình hạnh phúc Đặc biệt, LuậtHN&GĐ 2014 đã có nhiều quy định mới đảm bảo bình đẳng giữa vợ và chồng trong nhiều mặt của cuộc sống: chỗ ở, con cái, công việc, tự do tín ngƣỡng tự do tôn giáo… Những quy định góp phần tạo điều kiện xây dựng những gia đình hạnh phúc, bền vững, tạo thêm những tế bào “khỏe mạnh” cho xã hội.
Hôn nhân là bến bờ hạnh phúc của tình yêu đôi lứa, đăng ký kết hôn là xác nhận việc tự nguyện sống chung, cùng nhau yêu thương chăm sóc lẫn nhau của người con trai và người con gái Nền tảng của hôn nhân bền vững khi vợ chồng sống với nhau trọn tình trọn nghĩa Tình nghĩa vợ chồng là tình thương yêu, chăm sóc, san sẻ với nhau giữa vợ và chồng trong cuộc sống hôn nhân.
Thứ nhất, yêu thương là điều tất yếu cần có trong tình yêu đôi lứa và càng quan trọng hơn nữa trong mỗi một gia đình Khi tình yêu đến độ chín muồi để tiến tới hôn nhân, yêu thương không còn là trách nhiệm với nhau, đó còn là nghĩa vụ của vợ và chồng Khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ 2014 quy định vợ chồng phải có nghĩa vụ “chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” Nam nữ đến với nhau, kết hôn với nhau hướng tới mục tiêu là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Vì vậy, họ phải thực hiện những nghĩa vụ trên, nếu không thì có thể nói rằng gia đình sẽ khó mà tồn tại đƣợc Khi đã trở thành vợ chồng thì tình cảm yêu thương đó cũng cần phải được duy trì thì mới có thể đảm bảo cho sự bền vững của cuộc hôn nhân giữa họ Vợ chồng phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Vợ chồng phải có ý thức chăm lo cho gia đình, phải biết san sẻ mọi việc, giảm bớt gánh nặng cho nhau Vợ chồng quan tâm chăm sóc cho nhau, chia sẻ với nhau những áp lực của cuộc sống, cùng nắm tay nhau vƣợt qua những thách thƣc gian nan.
Thứ hai, vợ chồng chỉ cùng nhau đi đến cuối cuộc đời khi trọn vẹn tình thủy chung son sắt Để giữ đƣợc tình vợ chồng son sắt mặn nồng, buộc vợ chồng phải chung sống dưới một mái nhà, vợ chăm lo cho chồng và chồng chiều chuộng chăm sóc đến vợ, người thứ ba không thể chen giữa và phá vỡ hạnh phúc của vợ chồng.
Nhưng trong một số trường hợp vì công việc hoặc hoàn cảnh, vợ và chồng có thể không sống chung, nhưng phải đảm bảo tình yêu thương son sắt dành cho nhau, luôn nghĩ về nhau Khoản 2 Điều 19 Luật HN&GĐ quy định “vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, học tập, công tác, tham gia các hoạt động chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc lý do chính đáng khác” Quy định này nhằm nhằm tránh các trường hợp hôn nhân trên danh nghĩa để thực hiện mục đích trái pháp luật Đồng thời, quy định thể hiện mong muốn được chăm sóc thương yêu san sẻ và đỡ đần nhau trong cuộc sống gia đình, cũng nhƣ gìn giữ đƣợc sự thủy chung vẹn toàn. Hạnh phúc gia đình sẽ luôn bền vững nếu vợ chồng một lòng một dạ thương yêu quan tâm đến nhau.
Mặt khác, pháp luật cũng có những quy định xử phạt khi vợ chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy, vi phạm nghĩa vụ một vợ một chồng trong hôn nhân Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định: Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng,phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Trong trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 – Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng nhƣ sau: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm” Theo đó, nếu vợ chồng đã kết hôn (tức đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, làm lễ hôn phối ở nhà thờ ) có hành vi chung sống với người khác gây hậu quả nghiêm trọng như: có con chung, người phụ nữ có hành vi tranh cướp chồng, người chồng đánh đập, ngược đãi vợ con mình,lấy tài sản chung của gia đình để mua sắm, chu cấp cho “bên kia”; nghe theo lời “vợ nhỏ” gây chia rẽ hạnh phúc, về thúc ép xin ly hôn vợ ) sẽ bị xử lý hình sự.
Quy định của pháp luật góp phần giữ gìn hạnh phúc hôn nhân, xây dựng gia đình ấm êm bền vững, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho vợ chồng thực hiện nghĩa vụ của mình và nghĩa vụ với con cái.
Thứ ba, vợ chồng luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩn, chung sống hòa thuận với nhau, không đƣợc có hành vi đối xử ngƣợc đãi giữa vợ và chồng Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau và cƣ xử với nhau một cách thanh lịch, văn minh Pháp luật cấm vợ, chồng có hành vi ngƣợc đãi, hành hạ nhau , vợ chồng cũng không có quyền để cho người khác hành hạ, ngược đãi chồng vợ mình Sự ngược đãi, hành hạ của một người đối với người còn lại, trong những trường hợp đặc thù, có thể bị chế tài về hình sự Theo Luật HN&GĐ 2014 Điều 21 “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau” Vợ chồng không đƣợc quyền đứng về phía người xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng vợ mình Trong trường hợp thái độ cư xử của một người đối với người còn lại thể hiện sự xúc phạm nghiêm trọng đối với danh dự, nhân phẩm của người còn lại, người cư xử không đúng có thể bị chế tài về hình sự Nếu vợ chồng là nạn nhân của một vụ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thì chính nạn nhân là người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và yêu cầu công khai xin lỗi, chồng vợ không có quyền yêu cầu thay, trừ trường hợp được nạn nhân uỷ quyền hợp lệ [4; tr.138 - 144] Tuy nhiên, cũng như trong trường hợp vợ chồng bị xâm phạm về thân thể, chồng vợ của người bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm có thể tự mình khởi kiện, nếu cho rằng cũng chính hành vi xúc phạm đó làm tổn thương trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của riêng mình.
Tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý Làm vợ, chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận và nghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợi ích của gia đình Quy định trên góp phần ngăn chăn hành vi đánh đập, xâm phạm thân thể nhân phẩm của nhau giữa vợ và chồng; ngăn chặn hành vi quan hệ ngoài hôn nhân của những người đang có vợ, có chồng Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến đời sống gia đình và xã hội, cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn.
2.1.2 Quan hệ tài sản giữa vợ chồng
2.1.2.1 Chế độ tài sản theo pháp luật
Quan hệ giữa cha, mẹ và con
2.2.1 Cơ sở phát sinh quan hệ giữa cha, mẹ và con
Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt và tình thương, gắn bó các chủ thể một cách thường xuyên, lâu dài, thậm chí suốt cả đời người về tình cảm và nghĩa vụ Trong các mối quan hệ đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con đƣợc duy trì lâu bền nhất do yếu tố huyết thống, tình cảm chi phối.Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ đƣợc pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân và nghĩa vụ tài sản giữa cha, mẹ và con Bên cạnh đó quan hệ cha, mẹ và con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha, mẹ Khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì việc xác định mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp.
2.2.1.1.Xác định quan hệ cha mẹ - con dựa trên sự kiện sinh đẻ
Trong đời sống xã hội, về nguyên tắc việc một người phụ nữ sinh con, cho dù là kết quả của hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp với một người đàn ông là cơ sở làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con Đó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học Quan hệ cha mẹ con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp Từ đây sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ mẹ con, cha con Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về việc xác định quan hệ cha mẹ con trong thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ con Ví dụ: các tranh chấp về nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng, thừa kế giữa cha mẹ và con, cũng nhƣ các thành viên khác trong gia đình đƣợc bảo đảm bằng pháp luật khi quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con đƣợc xác lập. Đối với trường hợp sinh con tự nhiên, người sinh con ra đương nhiên được coi là người mẹ của đứa con Đối với việc xác định người cha trong trường hợp sinh con trong giá thú thì con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng [13; tr.152-158] Điều này có thể hiểu rằng cho dù con có được thành thai trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng thì bằng phương pháp suy đoán, người chồng đương nhiên được xác định là cha của đứa trẻ, trừ trường hợp người chồng có ý kiến khác.Ngoài ra, trong thực tế người vợ có thể mang thai già ngày nên pháp luật cũng có quy định: con đƣợc sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 88 Luật HN&GĐ 2014 Nhƣ trên đã trình bày thì thời điểm chấm dứt hôn nhân ở đây đƣợc hiểu là thời điểm bản án, quyết định của Tòa án về việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực hoặc kể từ thời điểm người cha chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Trên thực tế có nhiều trường hợp hai vợ chồng ly thân một thời gian dài trước khi bản án, quyết định ly hôn chính thức có hiệu lực Tuy nhiên trong vòng 300 ngày sau khi hôn nhân chấm dứt mà người vợ sinh con thì theo quy định trên người chồng vẫn được coi là cha của đứa bé do người vợ sinh ra Đối với trường hợp sinh con ngoài giá thú thì con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng Trong nhiều trường hợp quan hệ hôn nhân đang tồn tại, nhưng một bên chồng nghi ngờ người vợ không chung thủy nên ngoại tình và đứa con đó không phải là con mình thì phải đƣa các chứng cứ chứng minh trước tòa án (có căn cứ khoa học xác định bị bất lực sinh lý, trong thời gian có thể thụ thai người vợ đang đảm nhận trách nhiệm đặc biệt liên quan an ninh quốc phòng ) nếu người chồng không chứng minh được thì được xác định là con chung của vợ chồng và người vợ không có nghĩa vụ chứng minh Trong trường hợp người cha không nhận con thì nó là con riêng của vợ và sau này, người con có quyền yêu cầu Tòa án xác định một người là cha mình khi có chứng cứ chứng minh Khi người cha không nhận con thì phải có chứng cứ chứng minh rằng người con đó không phải là con của mình mà là con của một người khác Việc quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho con là phù hợp với thực tế đời sống vợ chồng, đảm bảo ổn định các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và trách nhiệm của người cha đối với con.
2.2.1.2 Xác định quan hệ cha mẹ - con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản
Thiên chức làm cha làm mẹ là một điều ao ƣớc và khát khao của các cặp vợ chồng Nhưng cũng có những người phụ nữ vì lý do sức khỏe mà không thể mang thai và sinh con theo quy luật tự nhiên Pháp luật đã quy định khung pháp lý cho việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Người con được sinh ra có thể mang huyết thống của cả cha và mẹ hoặc chỉ mang huyết thống của một trong hai người. Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý Việc xác định cha, mẹ cho con sinh ra bằng phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ Việt Nam Đối với trường hợp vợ chồng sử dụng noãn và tinh trùng của hai người để thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ sinh ra sẽ chính là con của họ. Đối với trường hợp, vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng hoặc phôi của người khác, thì việc xác định cha, mẹ cho đứa trẻ sinh ra, nhƣ sau: Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân; Người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân sinh ra đứa trẻ do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đƣợc xác định là cha, mẹ đối với trẻ được sinh ra Như vậy, trường hợp hai vợ chồng (nhận tinh trùng, hoặc nhận noãn) để thực hiện sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ phải được sinh được xác định là con của họ Pháp luật không công nhận người cho tinh trùng, hoặc cho noãn là cha, mẹ của đứa trẻ.
*Khái niệm mang thai hộ
Việc mang thai hộ được hiểu là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng thụ tinh trong ông nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ khác nhờ người đó mang thai hộ.
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại mang thai giúp cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi người vợ đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Việc mang thai hộ được thực hiện bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
*Xác định mối quan hệ cha, mẹ - con trong trường hợp mang thai hộ
Theo quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra” Theo đó, vợ chồng mang thai hộ sau khi hoàn tất thủ tục giao con cho vợ chồng nhờ mang thai hộ, thì người con sinh ra không có quan hệ gì với vợ chồng mang thai hộ Cha mẹ của người con là cặp vợ chồng dùng noãn và tinh trùng của mình để nhờ người khác mang thai giúp Mọi quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong trường hợp con sinh ra nhờ kỹ thuật mang thai hộ hoàn toàn tương tự như con sinh ra dựa trên sinh để tự nhiên.
* Quyền nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật HN&GĐ 2014: “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ” Người được nhờ mang thai hộ và chồng của người đó chỉ có quyền, nghĩa vụ nhƣ cha mẹ trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc nuôi dƣỡng con, còn những quyền và nghĩa vụ khác giữa cha mẹ đối với con nhƣ quyền đại diện cho con, quyền quản lý tài sản của con hay quyền thừa kế tài sản của con… thì không phát sinh giữa người được nhờ mang thai hộ và chồng của người đó đối với con Thời điểm điểm chấm dứt quyền, nghĩa vụ chăm sóc con tính từ lúc giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, từ đây, quyền, nghĩa vụ chăm sóc con nhƣ cha mẹ của cặp vợ chồng mang thai hộ cũng chấm dứt Quy định thể hiện sự hợp lý, tính nhân văn, đảm bảo tốt về sức khỏe cho những đứa trẻ vừa được sinh ra, tránh những trường hợp bên nhờ mang thai hộ không quan tâm chăm sóc vì cho đó không phải là con đẻ của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho đứa trẻ, hoặc ngƣợc lại bên nhờ mang thai hộ ngăn cản việc chăm sóc sức khỏe cho đứa trẻ từ phía người được nhờ mang thai dù người này có đủ các điều kiện tốt.
Khoản 5 Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định: “Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con cho thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con” Quy định nhằm tránh các trường hợp người được nhờ mang thai hộ không đồng ý nhận con vì những lý do khác nhau, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc đứa trẻ.
* Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ
Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ
6 tháng tuổi Quy định này là rất phù hợp và cần thiết Bởi lẽ, người mẹ nhờ mang thai hộ cũng giống như trường hợp người mẹ nhận con nuôi Tuy không trực tiếp sinh ra đứa trẻ nhƣng việc quan tâm, chăm sóc trẻ là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của họ Việc làm này là cần thiết đối với các bên trong quan hệ mang thai hộ mà còn là đối với đứa trẻ Thời điểm bên mang thai hộ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên nên không thể giống nhau trong mọi trường hợp Có trường hợp hai bên giao trẻ ngay sau khi trẻ được sinh ra có trường hợp phải sau một thời gian nhất định để đảm bảo sức khỏe cho đứa trẻ Vì vậy, việc người nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ sáu tháng tuổi sẽ giúp người nhờ mang thai hộ nhận con sớm và có thời gian quan tâm chăm sóc con chu đáo.
Vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ có quyền và nghĩa vụ nhận trẻ ngay khi trẻ vừa đƣợc sinh ra theo quy định tại Điều 98 khoản 3 Luật HN&GĐ 2014 Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, không nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dƣỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con theo quy định của Luật HN&GĐ, nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường theo thỏa thuận.Quy định như vậy nhằm phòng tránh trường hợp đứa trẻ sinh ra không đúng nhƣ mong muốn của vợ chồng nhờ mang thai hộ nhƣ trẻ bị dị tật, đứa trẻ không đƣợc khỏe mạnh thì họ cũng đƣợc phép lấy lí do này để từ chối việc nhận con Đây là nghĩa vụ ràng buộc bên nhờ mang thai hộ với đứa trẻ sinh ra Đồng thời nghĩa vụ này cũng giúp cho người mang thai hộ có tâm lý thoải mái trong suốt quá trình mang thai hộ hoặc làm cho người mang thai hộ không nảy sinh ý định chiếm đoạt đứa trẻ.
2.2.1.3 Quan hệ cha mẹ - con dựa trên việc nhận nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một hiện tƣợng xã hội, một chế định đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt nam và các nước trên thế giới Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, dựa trên ý chí tình cảm của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Theo Luật Nuôi con nuôi 2010, người nuôi phải có đầy đủ năng lực hành vi, có tƣ cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên Người nhận nuôi con không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên hoặc bị kết án mà chƣa đƣợc xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Luật chỉ đòi hỏi rằng ở một thời điểm nhất định nào đó, một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng Bởi vậy, một người đã từng là con nuôi của một người hoặc của cả hai vợ chồng vẫn có thể là con nuôi của một người khác hoặc của cả hai người khác là vợ chồng, sau khi quan hệ nuôi con nuôi trước đây chấm dứt.
Theo Điều 3 Luật Nuôi con nuôi khoản 24 Điều 3 thì: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký” Khi quan hệ nuôi con nuôi đƣợc xác lập thì con nuôi trở thành thành viên gia đình người nhận con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi: cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục con; con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ Trong trường hợp cha mẹ nuôi chết, con nuôi là ngườì thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của cha mẹ nuôi; ngƣợc lại, nếu con nuôi chết, thì cha mẹ nuôi là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của con nuôi, bên cạnh cha mẹ ruột của con nuôi Về quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi Theo nhƣ quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Do đó, quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cũng nhƣ con đẻ, không có sự phân biệt anh, chị em, cô dì, chú, bác, ông bà giữa con nuôi và con đẻ Quy định này tạo điều kiện cho đứa trẻ đƣợc nhận nuôi cảm nhận đƣợc sự gắn khác trong gia đình, tránh cảm giác tự ti, mặc cảm Hơn nữa, quy định góp phần ổn định tâm lý trẻ, đảm bảo trẻ phát triển bình thường về thể chất lẫn tâm hồn. [13;tr.133 - 150].
Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình
2.3.1 Quan hệ giữa anh chị em với nhau
Với những thế hệ trước đây, hầu hết các gia đình đều đông con, thậm chí còn có nhiều gia đình một người cha mà có đến hai, ba người mẹ, nên quan hệ giữa anh, chị, em với nhau phức tạp hơn ngày nay rất nhiều Ngày nay, mỗi gia đình chỉ thường có từ một đến hai con, hoặc nhiều lắm là ba con – tất nhiên vẫn còn một số ngoại lệ - thì quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình trở nên đơn giản hơn rất nhiều Anh chị em là quan hệ đƣợc xác lập trên yếu tố huyết thống Anh chị em là định tại Điều 105: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”
Có thể thấy rằng, quy định trên phù hợp với truyền thống của người Việt Anh chị em có quyền nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc giáo dục con Nhƣ vậy, có thể hiểu anh chị em trong gia đình chỉ phải nuôi dƣỡng nhau khi không còn cha mẹ hay cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc nhau Nhƣng xét về mặt đạo đức, anh chị em luôn có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dƣỡng nhau dù còn cha mẹ hay không còn cha mẹ, cha mẹ có điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng con hay không Nhƣng trong quan hệ pháp lý, quan hệ nuôi dƣỡng giữa anh chị em với nhau chỉ hình thành trong điều kiện cha mẹ không còn hoặc không có khả năng nuôi dƣỡng, có ít nhất một trong số anh chị em là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình Trong trường hợp bố mẹ không còn hoặc bố mẹ đi làm ăn xa, không có điều kiện trực tiếp nuôi dƣỡng con cái thì vấn đề đặt ra là các anh chị em phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, chăm sóc nhau để cùng nhau lớn lên, cùng nhau phát triển.
Ngoài sự kiện sinh đẻ thì cũng có những sự kiện khác dẫn đến những người này có quan hệ anh chị em với nhau như: do sự kiện nuôi con nuôi đã dẫn đến người con nuôi trở thành anh chị em với những người con của người nhận nuôi con nuôi Người con nuôi bình đẳng với mọi người con khác của người nhận nuôi con nuôi trong gia đình Do quan hệ hôn nhân mà hai người con trai kết hôn với hai chị với con gái của cùng một gia đình trở thành con dâu, con rể của gia đình đó và cũng trở thành anh em dâu rể với nhau Do quan hệ huyết thống mà những người con cô, con cậu, con chú, con bác, con dì là anh em họ của nhau Ngoài ra, con riêng của vợ, con riêng của chồng cũng trở thành anh, chị, em của nhau do sự kiện hôn nhân giữa bố mẹ của những người con đưa lại Khi những người trên cùng sống chung trong gia đình với nhau thì những người này là thành viên gia đình và giữa những người này cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Mặt khác, anh chị em còn có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho nhau theo quy định tại điều 112 Luật HN&GĐ 2014: “Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” Tất cả những quy định trên thể hiện đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình là phải luôn đùm bọc, quan tâm, thương yêu, giúp đỡ nhau nhất là những khi khó khăn, thiếu thốn, thể hiện tình anh em, máu mủ.
Anh, chị, em còn có nghĩa vụ và quyền giám hộ cho nhau theo quy định tại Điều 59 BLDS Theo quy định trên thì anh chị ruột có nghĩa vụ là người giám hộ cho em chƣa thành niên không còn cả cha và mẹ, không xác định đƣợc cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện
Khi đó thì anh chị sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với em chƣa thành niên.
Như vậy, do sự kiện sinh đẻ và sự kiện nuôi con nuôi thì những người này trở thành anh em của nhau và là thành viên gia đình ngay cả khi những người này không cùng sống chung trong gia đình Những trường hợp khác như do quan hệ hôn nhân đem lại nhƣ chị em dâu, anh em rể, anh chị em dâu và rể hay con riêng của vợ hoặc của chồng, anh chị em con cô, dì, chú, bác, cậu chỉ trở thành thành viên gia đình khi những người này cùng sống chung trong gia đình, khi những người này không cùng sống chung trong gia đình thì không được thừa nhận là thành viên gia đình Qua đây cho thấy, trong thực tiễn xác định anh em rộng hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật hiện hành về quan hệ anh chị em.
2.3.2 Quan hệ giữa ông bà và cháu
Trong gia đình Việt Nam hiện nay hình thức mô hình gia đình ba thế hệ gồm ông bà, cha mẹ và con đang là mô hình rất phổ biến Từ “ông bà nội, ông bà ngoại” và “cháu nội, cháu ngoại” đã giới hạn rất nhiều so với từ ông, bà và cháu đƣợc hiểu trong thực tế và cách xưng hô của người Việt Nam Ông bà nội là người sinh ra cha của người cháu, ông bà ngoại là người sinh ra mẹ của người cháu Ngược lại thì cháu nội là con đẻ của con trai ông bà; cháu ngoại là con đẻ của con gái ông bà Nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu nội, cháu ngoại đƣợc thừa nhận ngay cả trong trường hợp ông bà không sống chung với cháu Thực tế trong gia đình có ba thế hệ thì ông bà nội chiếm đa số, trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam và quan điểm của dân gian “hết nội đến ngoại” cũng đã nói lên điều này Điều luật không phân biệt nghĩa vụ và quyền của ông bà giữa ông bà và cháu do hôn nhân đƣa lại nhƣ ông bà với cháu dâu, ông bà với cháu rể Cháu dâu là người vợ của cháu trai, cháu rể là người chồng của cháu gái. Khi cháu trai, cháu gái kết hôn mà không ra ở riêng thì người cháu dâu, cháu rể sẽ cùng sống chung trong gia đình với ông bà, những người này cũng là thành viên gia đình và có quyền và nghĩa vụ đối với nhau Trong thực tiễn hiện nay cháu dâu cùng sống chung với ông bà nội rất phổ biến, không chỉ ở vùng nông thôn mà còn cả ở vùng thành thị Điều này là do ảnh hưởng phong tục tập quán của người Việt Nam luôn muốn cha mẹ ở cùng để phụng dƣỡng khi tuổi già nên các cháu sống cùng ông bà.
Cũng giống nhƣ nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền đối với cháu Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu (Khoản 1 Điều 104 Luật HN&GĐ 2014) Đối với các cháu chƣa thành niên hoặc các cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dƣỡng cháu Nghĩa vụ và quyền này của ông bà nội, ông bà ngoại chỉ đặt ra khi cháu không có người nuôi dưỡng, trong trường hợp cháu có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại không phải thực hiện nghĩa vụ và quyền này Cũng giống nhƣ nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ thì các cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà nội, ông bà ngoại (Khoản 2 Điều 104 Luật HN&GĐ 2014).
Ngoài quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định nhƣ trên thì ông bà và cháu còn có quyền và nghĩa vụ giám hộ nhau theo quy định của pháp luật: Trong trường hợp cháu cần được giám hộ Khi làm người giám hộ cho cháu, ông bà nội, ông bà ngoại có đầy đủ các nghĩa vụ và quyền của người giám hộ theo quy định của pháp luật về giám hộ Ngược lại, cháu cũng có thể trở thành người giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại khi ông bà không có con phụng dƣỡng Quy định việc giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu là hoàn toàn phù hợp với đạo lý, truyền thống của gia đình Việt Nam Theo quy định về thừa kế, nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngƣợc lại (điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS 2015).
Không những thế, quan hệ giữa ông bà và cháu trong thực tiễn còn đƣợc mở rộng đến những người cùng họ Chẳng hạn anh, chị, em ruột của ông bà nội, ông bà ngoại đều đƣợc các cháu gọi là ông bà Cả anh chị em họ của ông bà nội, ông bà ngoại đều được các cháu gọi là ông bà Trong trường hợp những người này cùng sống chung với nhau thì họ đều đƣợc thừa nhận là thành viên gia đình của nhau, do đó những người này cũng có quyền và nghĩa vụ đối chăm sóc quan tâm tới nhau Thực tiễn còn cho thấy nhiều người khi tuổi già không có nơi nương tựa đã đến sống cùng cháu trong họ hàng để nương tựa, cũng có trường hợp cháu trong họ đến sống cùng để phụng dƣỡng ông bà Đây cũng là tinh thần hiếu thảo của các cháu đối với ông bà đã có truyền thống từ lâu đời.
Trong trường hợp gia đình có bốn thế hệ thì Cụ cùng sống chung trong gia đình với chắt Cụ là người sinh ra ông bà, ông bà là người sinh ra cha mẹ, cha mẹ là người sinh ra cháu Như vậy, giữa cụ và cháu như trên được gọi là cụ và chắt, giữa cụ và chắt còn có hai thế hệ giữa là ông bà và cha mẹ Ngày nay, do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tuổi thọ nhiều gia đình có bốn thế hệ cùng sống chung theo mô hình bốn thế hệ, theo cách gọi của dân gian là “tứ đại đồng đường”, những gia đình nhiều thế hệ hơn nữa
“ngũ đại đồng đường” hiện nay không nhiều Khi cụ và chắt cùng sống chung trong gia đình thì cụ và chắt là thành viên gia đình Nếu cụ và chắt không cùng sống chung trong gia đình với nhau thì không đƣợc xem là thành viên gia đình của nhau. Ông bà là những thành viên không thể thiếu trong một gia đình, ông bà được ví như “cây cao bóng cả” luôn là tấm gương mẫu mực về nhân cách, đạo đức cho con cháu noi theo Ngày nay, dù cuộc sống bộn bề tất bật nhƣng vẫn còn có những gia đình giữ đƣợc truyền thống “tứ đại đồng đường” hoặc “tam đại đồng đường”, ba , bốn thế hệ cùng chung sống hòa thuận với nhau Trong những gia đình như vậy, luôn tồn tại tình yêu thương gắn bó sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình, ông bà bố mẹ và con cháu có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc nuôi nấng và phụng dƣỡng nhau.
2.3.3 Quan hệ giữa cô, dì, chú, bác, cậu, cháu
Người Việt Nam có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì” nhằm thể hiện sự gắn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình Có thể nói khi xác định cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột thì pháp luật dựa trên phương pháp suy đoán Những người này là anh, chị, em ruột của cha, mẹ đứa trẻ đƣợc sinh ra Việc quy định về quyên và nghĩa vụ nhƣ vậy nhằm thể hiện sự gắn bó tình thân, tinh thần trách nhiệm giữa những người có cùng huyết thống.
Nghĩa vụ nuôi dƣỡng, theo Điều 106 Luật HN&GĐ 2016: “Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
Trường hợp cô, dì, chú, bác, cậu ruột sống cùng với cháu Đây là những người có quan hệ huyết thống gần gũi với cháu Pháp luật hiện hành gọi đây là những người có họ trong phạm vi ba đời Trong thực tiễn, khi cháu sống cùng cô, dì, chú, bác, cậu ruột thì những người này thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc đối với cháu một cách tự nguyện ngay cả khi pháp luật không quy định Thậm chí cô dì chú bác còn thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dƣỡng ngay cả khi cô, dì, chú, bác, cậu không cùng sống chung với cháu [4; tr.227 - 235]. Đây là nghĩa vụ pháp lý ràng buộc trách nhiệm nuôi dƣỡng cháu của cô, dì, chú, bác, cậu ruột Trong trường hợp cô dì chú bác ruột sống chung với cháu, ngoài việc cấp dưỡng thì cô dì chú bác ruột còn có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc, dạy bảo cháu của mình thay cho bố mẹ của cháu Điều này đảm bảo cho cháu luôn được những người họ hàng yêu thương, chăm sóc nhất là khi những đưa trẻ này thiếu đi tình thương của cha mẹ, ông bà, anh chị.
88
Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình
3.1.1 Những vướng mắc về quy định đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
Pháp luật Việt Nam thừa nhận vợ chồng có quyền đại diện cho nhau trước pháp luật Với những sửa đổi, bổ sung trong Luật HN&GĐ năm 2014, vấn đề đại diện giữa vợ và chồng trong giao dịch dân sự và kinh doanh ngày càng đƣợc cụ thể hóa và chặt chẽ hơn Tuy nhiên, một số tồn tại của vấn đề đại diện này vẫn chƣa thực sự được giải quyết thấu đáo, có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của một trong hai bên vợ chồng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong giao dịch dân sự và kinh doanh Cụ thể:
* Về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng Điều 24 HN&GĐ năm 2014 quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng Có thể nói, quyền đại diện giữa vợ chồng là một trong những quyền phản ánh cao nhất bình đẳng giữa vợ và chồng Đại diện sẽ là phương thức pháp lý cần thiết trong việc thực hiện các quyền này của chủ sở hữu tài sản trong gia đình, đảm bảo cho mọi giao dịch dân sự hợp pháp đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.
Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất NLHVDS mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ Một vấn đề đặt ra là nếu người vợ, chồng là người giám hộ đương nhiên của người chồng, vợ bị mất NLHVDS mà lợi dụng quyền giám hộ của mình để làm thiệt hại về tài sản của người kia hoặc có những hành vi ngược đãi thì giải quyết thế nào? Thực tế có trường hợp bố, mẹ đẻ của người vợ mấtNLHVDS muốn thực hiện việc giám hộ cho con trong việc giải quyết quan hệ tài sản chung, tài sản riêng của con hoặc để bảo vệ lợi ích của người con bị mất Điều 59 BLDS năm 2005 Và, kể cả vấn đề giám sát việc giám hộ đƣợc đặt ra, thì quyền của người giám sát chưa được pháp luật quy định rõ ràng, chỉ là sự giám sát trong các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn (Điều BLDS năm 2005), còn đối với các tài sản có giá trị nhỏ, hoặc người đó có hành vi chia nhỏ khối tài sản lớn để tẩu tán dần thì chƣa có chế tài cụ thể.
Ví dụ: A và B kết hôn năm 2014 Đầu năm 2015, B bị Tòa án tuyên bố mất NLHVDS, A trở thành giám hộ đương nhiên của B Sau đó, A liên tục có hành vi đánh đập, ngƣợc đãi, hành hạ đối với B và có hành vi phá tán tài sản chung Bố, mẹ B thấy đƣợc hành vi của A nhƣng không có bất cứ quyền gì trong việc ngăn chặn hành vi phá tán tài sản của A, yêu cầu chia tài sản chung cho B trong thời kỳ hôn nhân Giả sử, C là bố đẻ của B, được cử là người giám sát việc giám hộ thì cũng chỉ giám sát đối với tài sản có giá trị lớn của B trong một số giao dịch.
* Về phạm vi đại diện giữa vợ và chồng
Khoản 2 Điều 44 Luật NH&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thi bên kia có quyền quản lý tài sản đó Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản”.
Thông thường, trường hợp vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất NLHVDS, bên còn lại trở thành người giám hộ đương nhiên của người đó khi có đủ điều kiện.Người giám hộ sẽ đại diện cho bên còn lại xác lập các giao dịch liên quan Các giao dịch liên quan ở đây theo cách hiểu của các nhà làm luật là liên quan đến tài sản chung của vợ chồng Vậy, đặt ra vấn đề, một bên giám hộ cho bên kia, đại diện cho bên đó xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của bên đƣợc đại diện,
Ví dụ: Với ví dụ trên, giả sử B có tài sản riêng là mảnh đất đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và Nhà nước có quyết định thu hồi đất có đền bù,
A là người giám hộ đương nhiên của B, đại diện cho B nhận tiền bồi thường Sau đó, A dùng số tiền này để mua sắm tài sản cá nhân, chữa bệnh cho B, ăn chơi… thì lợi ích của người có tài sản có được bảo đảm hay không? quyền và lợi ích hợp pháp của B sẽ đƣợc kiểm soát và bảo vệ nhƣ thế nào?
* Về thời điểm phát sinh vấn đề đại diện
Khi một bên mất NLHVDS, thời điểm phát sinh quan hệ đại diện đương nhiên giữa vợ và chồng (khi có đủ điều kiện) là căn cứ vào quyết định tuyên bố mất NLHVDS của Tòa án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình giải quyết ly hôn, một bên có yêu cầu Tòa án tuyên bố người kia là mất NLHVDS Thông thường, Tòa án có thẩm quyền đình chỉ vụ án giải quyết ly hôn, sau đó thụ lý yêu cầu tuyên bố mất NLHVDS Kể từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực, do quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại, người còn lại là người giám hộ đương nhiên của người kia Và người đó có hành vi phá tán tài sản chung của gia đình Quyền lợi của người bị mất NLHVDS chỉ có thể được bảo đảm khi cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu ly hôn, và theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất NLHVDS để giải quyết việc ly hôn.
* Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
2 Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này”.
Với việc loại trừ tại khoản 2, khoản 1 điều luật trên xác định trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung ở đây là bằng tài sản riêng? Là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó Tuy nhiên, pháp luật lại không đòi hỏi việc kinh doanh chung đó phải lập dưới hình thức gì, thỏa thuận miệng hay lập thành văn bản, có cần công chứng, chứng thực hay không? Và việc đại diện cho nhau một cách khá tùy tiện, không cần có sự đồng ý của bên còn lại trong các giao dịch với bên thứ ba nhƣ quy định trên có phụ thuộc vào tài sản của mỗi bên đóng góp khi kinh doanh chung, vấn đề giải quyết hậu quả khi không còn kinh doanh chung nữa là những vấn đề mà luật chƣa giải quyết triệt để.
* Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
Theo quy định tại Điều 32 Luật NH&GĐ năm 2014, nếu vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, chiếm hữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó Cũng theo quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng có trường hợp là:
“Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình” Vậy, giả sử, gia đình đó có một khoản tiền lớn gửi trong ngân hàng, đứng tên một bên vợ hoặc chồng, lãi từ tiền gửi hiện đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. mua bán sẽ bị vô hiệu).
Hoặc, trong trường hợp động sản có đăng ký quyền sở hữu khi định đoạt phải có sự đồng ý bằng văn bản của vợ, chồng Nhƣng, một gia đình có nhiều vàng, đá quý có giá trị lớn, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân Một bên đƣa ra giao dịch với bên thứ ba, thì căn cứ theo quy định của Điều 32 nêu trên, giao dịch đó có hiệu lực Vậy, vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của bên kia sẽ nhƣ thế nào? Điều này pháp luật cũng chƣa thể dự liệu đƣợc.
3.1.2 Những vướng mắc về quy định chế độ tài sản vợ chồng