1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN vốn BẰNG TIỀN tại CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP

103 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng
Tác giả Đặng Ngọc Linh
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Văn Thụ
Trường học Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP THEO THÔNG TƯ 200/214 TT-BTC (12)
    • 1.1. Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp (12)
      • 1.1.1. Sự cần thiết của vốn bằng tiền (12)
      • 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm vốn bằng tiền trong doanh nghiệp (12)
      • 1.1.3. Vai trò của kế toán vốn bằng tiền (14)
      • 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền (15)
    • 1.2. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp theo thông tư 200/214/TT BTC (15)
      • 1.2.1. Những quy định khi hạch toán vốn bằng tiền (15)
      • 1.2.2 Tổ chức kế toán tiền mặt tại quỹ (16)
      • 1.2.3. Tổ chức kế toán tiền gửi ngân hàng trong doanh nghiệp (22)
      • 1.2.4. Kế toán tiền đang chuyển trong doanh nghiệp (29)
    • 1.3. Hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp (31)
      • 1.3.1. Hình thức nhật ký chung (31)
      • 1.3.2 Hình thức chứng từ ghi sổ (33)
      • 1.3.3. Hình thức Nhật ký- Chứng từ (34)
      • 1.3.4 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái (36)
      • 1.3.5. Hình thức kế toán trên máy tính (37)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP MESSER HẢI PHÒNG (40)
      • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (40)
        • 2.1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (40)
        • 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty (41)
        • 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động (42)
        • 2.1.4. Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty (42)
      • 2.2. Thực trạng công tác vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Khí công nghiệp (50)
        • 2.2.1. Thực trạng tổ chức kế toán tiền mặt tại quỹ của Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (50)
        • 2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (69)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP MESSER HẢI PHÒNG (90)
      • 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (90)
        • 3.1.1. Ưu điểm (90)
        • 3.1.2. Hạn chế (92)
      • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (93)
        • 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện (93)
        • 3.2.2. Mục đích và yêu cầu hoàn thiện (93)
        • 3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty (94)
  • KẾT LUẬN (98)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (103)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP THEO THÔNG TƯ 200/214 TT-BTC

Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp

1.1.1 Sự cần thiết của vốn bằng tiền:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền của doanh nghiệp vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư hàng hóa sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hay thu hồi các khoản nợ Thiếu vốn là một trong những trở ngại và cũng là nguyên nhân chính gây kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp Do đó, vốn bằng tiền đóng một vai trò hết sức quan trọng và to lớn trong việc đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh được liên tục và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đối với bất kì doanh nghiệp lớn hay nhỏ một khi đã bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cần một lượng vốn bằng tiền nhất định Nhờ có vốn bằng tiền mà doanh nghiệp mới mua sắm được các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh mới được tiến hành Do đó, doanh nghiệp cần phải quản lý vốn bằng tiền một cách thường xuyên và hiệu quả.

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:

 Khái niệm vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.

Vốn bằng tiền là tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển với tính linh hoạt cao nhất, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí hoạt động.

 Đặc điểm vốn bằng tiền:

Trong quá trình kinh sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Đồng thời vốn bằng tiền cũng là kết quả của việc mua, bán và thu hồi các khoản nợ Việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các quy định nguyên tắc trong pháp luật của nhà nước Việt Nam cần được rõ ràng, minh bạch.

Tiền vốn trong doanh nghiệp được phân loại theo các các khác nhau và theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:

- Tiền Việt Nam: Là loại tiền phù hiệu Đây là loại giấy bạc và đồng xu do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: Đồng Đô La Mỹ (USD), đồng tiền chung Châu Âu (EURO), đồng yên Nhật (JPY)…

- Vàng tiền tệ: Là loại tiền thực chất, tuy nhiên loại tiền này không có khả năng thanh khoản cao Nó được sử dụng chủ yếu vì mục đích cất trữ Mục tiêu đảm bảo một lượng trữ an toán trong nền kinh tế hơn là vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.

Và theo trạng thái tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm :

- Tiền mặt tại quỹ: Gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện đang giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.

- Tiền gửi ngân hàng: Là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ mà doanh nghiệp gửi tại tài khoản Ngân hàng của doanh nghiệp.

- Tiền đang chuyển: Là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác.

1.1.3 Vai trò của kế toán vốn bằng tiền:

Vai trò của việc quản lý tốt vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán đó là góp phần phát triển và lưu thông hệ thống tiền tệ trong doanh nghiệp Bởi vậy, kế toán về vốn bằng tiền là một bộ phận rất quan trọng trong bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.

- Quản lý vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo tốt các mối quan hệ tác động qua lại giao dịch giữa các thành phần kinh tế.

Nó cũng góp phần kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn Góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

- Vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán là cơ sở để đánh giá thực lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh Từ đó nhằm tạo niềm tin của các đối tác có quan hệ với doanh nghiệp.

- Là cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Điều này sẽ thể hiện thông qua vòng lưu chuyển tiền tệ có nhanh chóng hiệu quả hay không.

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:

- Phản ánh kịp thời các khoản thu chi vốn bằng tiền, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu dữ liệu thường xuyên với thủ quỹ nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của vốn bằng tiền.

- Phản ánh tình hình tăng giảm khi sử dụng tiền ngân hàng thanh toán các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân khiến tiền đang chuyển bị chậm để doanh nghiệp có biện pháp thích hợp để chuyển tiền kịp thời.

Tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp theo thông tư 200/214/TT BTC

1.2.1.Những quy định khi hạch toán vốn bằng tiền:

- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.

- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch để ghi sổ kế toán.

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và cá đủ chữ ký của người nhận, người giao, người ghi chép, xuất quỹ theo quỹ định của chế độ chứng từ kế toán.

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế đối chiếu với số liệu quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chêch lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và nghĩ biện pháp để xử lý chêch lệch.

1.2.2 Tổ chức kế toán tiền mặt tại quỹ:

Mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh Thông thường tiền giữ tại doanh nghiệp bao gồm: Giấy bạc Ngân hàng Việt Nam, các loại ngoại tệ, ngân phiếu, vàng bạc, kim khí quý, đá quý Để hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt doanh nghiệp được tập chung tại quỹ Mọi nghiệp vụ liên quan tới thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.

1.2.2.1 Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền mặt trong doanh nghiệp (TK 111):

Tài khoản 111 dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ Chỉ phản ánh vào TK

111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.

Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của

- Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá giao dịch thực tế.

Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành của doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo TT 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính.

Theo quy định doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 5 hình thức kế toán sau:

- Hình thức kế toán Nhật Ký Chung

- Hình thức kế toán ghi sổ

- Hình thức Nhật Ký - Chứng Từ

- Hình thức Nhật Ký - Sổ Cái

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu số, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

1.3.1 Hình thức nhật ký chung:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Dưới đây là hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật

Phiếu thu, phiếu chi GBN, GBC

Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI TK 111,112,113 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài

B khoản ÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức nhật kí chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ quỹ tiền mặt và sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đống thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ quỹ tiền mặt vác các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính).

1.3.2 Hình thức chứng từ ghi sổ:

Chứng từ ghi sổ được lập dựa trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Dưới đây là hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Phiếu thu, phiếu chi, GBN, GBC

Bảng tổng hợp chứng Sổ, thẻ kế từ kế toán cùng loại toán chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan Từ sổ, thẻ kế toán chi tiết được ghi vào bảng tổng hợp chi tiết.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

1.3.3 Hình thức Nhật ký- Chứng từ:

Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một số kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

Dưới đây là hình thức ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật

Phiếu thu, phiếu chi, GBN,GBC

Bảng kê số 1, NHẬT KÝ CHỨNG TỪ tiết tài khoản

Sổ cái TK111,112,113 Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật kí - Chứng từ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.

Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đư ợc ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Phiếu thu, phiếu chi GBN,GBC

Kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẬT KÝ – SỔ CÁI

1.3.4 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP MESSER HẢI PHÒNG

2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải

Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Messer Đức- Tập đoàn hàng đầu thế giới với hơn

100 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm khí công nghiệp, có trụ sở chính tại Hải Phòng, văn phòng đại diện tại Hà Nội và nhà máy sản xuất khí công nghiệp với quy mô lớn nhất Hải Dương.

• Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng

• Ngày hoạt động: 16/7/1997 theo giấy phép đầu tư số 01/GP-HP của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

• Địa chỉ: Thị trấn An Dương, Huyện An Dương, Hải Phòng

• Ngành nghề đăng kí kinh doanh:

- Khí công nghiệp (Khí oxy, Khí Argon, Khí NH3,…)

- Khí đặc biệt, Khí chuẩn (dùng trong đo lường, hiệu chuẩn, điều chế theo yêu cầu…)

Năm 1997 Messer đã có mặt tại Việt Nam với việc thành lập Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng (Messer Hải Phòng) tại thành phố Hải Phòng Messer Hải Phòng sau đó đã mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội để tiếp tục phát triển thị trường ở phía bắc.

Năm 1998, Messer thành lập Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Việt Nam (Messer Việt Nam) đặt tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương, để phục vụ nhu cầu khí nén tại thị trường phía Nam Nhà máy chiết nạp khí của Messer Việt Nam đã được nâng cấp lên khả năng nạp 200 bar tại Việt Nam.

Trong năm 2007, Messer Hải Phòng đã ký kết cung cấp các yêu cầu về khí công nghiệp cho dự án nhà máy tích hợp thép của Tập đoàn Hòa Phát ở tỉnh

Hải Dương phía bắc Điều này liên quan đến đầu tư ban đầu nhà máy tách và hóa lỏng khí có vốn đầu tư hơn 13 triệu Euro với công suất 8.500 Nm3/hr.

Trong năm 2009, Messer thiết lập một nhà máy chiết nạp khí thứ hai có công suất 200 bar đặt tại Khu công nghiệp Đông Xuyên để phục vụ nhu cầu khí công nghiệp trong thị trường đóng tàu của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong năm 2010, Messer thành lập Đơn vị tách khí đầu tiên tại Hải Dương và đã ký hợp đồng với nhiên liệu sinh học Phương Đông để xây dựng một nhà máy thu hồi khí CO2 ở Bình Phước.

Trong năm 2011, Messer bắt đầu với việc xây dựng nhà máy thu hồi khí CO2 ở Bình Phước.

Trong năm 2013, nhà máy tách và hóa lỏng khí với công suất trên 8.500 Nm3/hr đã được xây dựng.

Trong năm 2014, Nhà máy tách khí thứ 3 với công suất 10.000 Nm3/hr

(Nm3/hr: thể tích đo chất lỏng và chất khí), đã được ký kết với Hoà Phát và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2016.

Trong năm 2019, nhà máy tách khí lớn nhất Việt Nam được khởi công tại Dung Quất và khởi động nhà máy sản xuất Nitơ mới tại Hà Nam.

Trong năm 2020, xây dựng nhà máy Kryptom/ Xenon tại Dung Quất (đi vào hoạt động từ tháng 3/2021) và xây dựng trung tâm nạp N2O điện tử mới nhất tại Hải Phòng.

Trong năm 2020, xây dựng nhà máy tách khí với công suất 520tpd (tpd: công suất toả nhiệt) tại Yên Bình (Thái Nguyên) và xây dựng nhà máy tách khí với xông suất 20.000 Nm3/h cho oxy tại Dung Quất.

Trong suốt thời kỳ kinh doanh, công ty luôn đảm bảo nhu cầu của thị trường, cập nhập thông tin mới nhất, sản xuất sản phẩm mới nhất đảm bảo mọi nhu cầu của khách hàng và đảm bảo mọi công trình đều đúng tiến độ thi công và chất lượng tốt nhất.

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:

- Sản xuất, nhập khẩu, tồn trữ và phân phối khí công nghiệp; nhập khẩu, cung cấp, lắp đặt, tư vấn kỹ thuật, vận hành, bảo dưỡng và bảo hành các thiết bị sử dụng khí công nghiệp có liên quan tới công nghiệp cắt hàn.

- Sản xuất các loại khí hỗn hợp, khí y tế, khí CO2, khí nhiên liệu, khí đặc biệt, khíCO2 thực phầm, khí Nitrogen thực phẩm, khí oxy thực phẩm và các loại khí khác; tiếp thị phân phối và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.

- Gia công, lắp đặt, vận hành trạm nạp khí, hệ thống điều áp, hệ thống phân phối khí cho các loại khí do Chi nhánh sản xuất.

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động:

Trong quá trình hoạt động công ty có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng là một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng khí công nghiệp cho thị trường. Hiện nay, công ty đã mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác đây là cơ sở để công ty hoàn thiện và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Có đội ngũ nhân viên thành thạo, có dày dặn kinh nghiệm trong việc sản xuất đảm bảo chất lượng.

Công ty với nguồn vốn mạnh mẽ luôn đầu tư trang thiết bị, máy móc kĩ thuật cao, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Ngành khí công nghiệp của Việt Nam đã phải trải qua một năm với nhiều thách thức và khó khăn do dịch toàn cầu mang lại, đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển và ảnh hưởng tới đời sống người lao động, gây áp lực về việc làm và thu nhập của người lao động.

MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP MESSER HẢI PHÒNG

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng:

Qua thời gian tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng, em nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán vốn bằng tiền nói riêng tại công ty có những ưu và nhược điểm như sau:

 Về bộ máy kế toán:

Công ty có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm, có trình độ, nhiệt tình trong công việc cũng như sự nhạy bén trong việc xử lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin từ kế toán Từ việc hạch toán ban đều đến việc kiểm tra các chứng từ được tiến hành một cách cẩn thận, đảm bảo số liệu phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu.

Các nghiệp vụ phát sinh được cập nhập hàng ngày nên thông tin kinh tế mang tính chất liên tục, chính xác Công tác kế toán tổng hợp được đơn giản hoá đến mức tối đa, cho phép ghi chép một các tổng hợp những nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tình trạng biến động của vốn bằng tiền.

Kế toán phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tuân thủ đầy đủ theo đúng chế độ kế toán, các nghiệp vụ được hạch toán theo trình tự thời gian rất hợp lý, đáp ứng thuận tiện cho công tác theo dõi.

 Về hình thức kế toán:

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung, đây là hình thức sổ kế toán đơn giản về quy trình hạch toán, không những giúp cho kế toán viên thuận tiện trong việc ghi chép, sử lý số liệu kế toán mà còn tiết kiệm thời gian, công sức và tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời Cùng với sự hỗ trợ của kế toán Excel, việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và công sức.

 Về chứng từ sử dụng:

Công ty sử dụng đúng chứng từ theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo TT số 200/214/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ trưởng Bộ Tài Chính Các thủ tục chứng từ liên quan đến việc hạch toán được thực hiện đầy đủ Từ những công việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ được tiến hành một cách cẩn thận, đảm bảo số liệu được phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu Chứng từ được lưu trữ và đóng quyển theo thứ tự để thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra.

 Về sổ sách kế toán sử dụng:

Sổ sách kế toán của công ty được lập rõ ràng, chính xác theo mẫu hướng dẫn của Nhà nước Không chỉ cứng nhắc theo các mẫu sổ kế toán được quy định, kế toán công tư còn sáng lập ra những sổ kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty nhưng vẫn tuân thủ theo đúng quy định, phản ánh chính xác, minh bạch các nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tăng hiệu quả giám sát và đối chiếu.

Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản khá chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng hạch toán của công ty, tạo điều kiện cho việc theo

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đặng Ngọc Linh - QT1702K 91 dõi các nghiệp vụ kinh tế Hệ thống tài khoản áp dụng để theo dõi biến động của vốn bằng tiền hoàn thành tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành.

 Về hạch toán kế toán: Đối với tiền mặt: Tiền mặt của công ty do thủ quỹ quản lý, chịu trách nhiệm thu, chi Việc thu, chi tiền mặt cần dựa trên các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ Dựa vào các phiếu thu, phiếu chi hàng ngày để lập sổ quỹ tiền mặt giúp cho việc quản lý tiền mặt được thực hiện hiệu quả Thông qua sổ sách sẽ giúp cho kế toán có thể so sánh các số liệu với sổ quỹ một các tối ưu, thuận tiện, đơn giản, chính xác, giúp phát hiện được những sai sót, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các xử lý chêch lệch kịp thời. Đối với tiền gửi ngân hàng: Kế toán liên hệ chặt chẽ, đối chiếu và theo dõi đầy đủ các chứng từ Ngân hàng Căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có giúp cho kế toán thuận tiện việc theo dõi, quản lý lượng tiền gửi ngân hàng một cách tốt hơn.

Mặc dù, tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền của công ty đã đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ hiện hành Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn hạn chế trong qúa trình hạch toán.

 Kế toán không tiến hành kiểm kê quỹ định kì:

Lượng tiền mặt hàng ngày của công ty giao dịch lớn, việc kiểm tra thường xuyên quỹ tiền mặt sẽ hạn chế được những sai sót nhầm lẫn hoặc các hàng vi gian lập trong quản lý tiền mặt nhưng kế toán không tiến hành kiểm kê định kỳ cuối năm một lần Do đó, khó xác định được số chêch lệch giữa tiền tồn quỹ thực tế với sổ quỹ để từ đó tăng cường quản lý và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán chêch lệch.

 Về công tác thanh toán:

Công ty không sử dụng một cách triệt để việc thanh toán qua ngân hàng.Những khoản tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản tuy nhiên có nhiều khoản tiền dưới 20 triệu đồng công ty thực hiện bằng cách thanh toán tiền mặt, điều này cho thấy công ty không sử dụng hết lợi thế của việc thanh toán bằng chuyển khoản làm ảnh hưởng đến an toàn tiền quỹ của công ty, có thể xảy ra mất mát Mặt khác lượng tồn quỹ tại công ty quá nhiều không đảm bảo khả năng sinh lời của tiền.

 Về việc hiện đại hóa công tác kế toán:

Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng chưa sử dụng phần mềm kế toán để phục vụ công tác kế toán nên vẫn chưa phát huy được hết vai trò của máy tính trong công tác hạch toán kế toán, chưa tiết kiệm được thời gian lao động của nhân viên Việc áp dụng kế toán thủ công làm tăng thêm thời gian ghi chép, tổng hợp số liệu và chuyển sổ Nhất là vào cuối kỳ kế toán, khối lượng công việc nhiều dẫn đến sai sót Vì vậy, việc sử dụng phần mềm kế toán khong những giảm nhẹ được áp lực và khối lượng công việc mà còn đem lại hiệu quả công việc cao.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng:

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện:

Hiện nay, tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng chưa được hoàn thiện gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì yêu cầu sống còn là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển.

Ngày đăng: 13/12/2022, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w