1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức

163 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Quận Thủ Đức
Tác giả Nguyễn Bảo Nghiệp
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Lộc
Trường học Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Quận Thủ Đức

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2018

Nguyễn Bảo Nghiệp

Trang 2

CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước hết tôi xin gửi đến quý thầy,

cô giáo trong phòng sau đại học, ngành giáo dục học trường Đại học Sư phạm

Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành

Cám ơn PGS TS Dương Thị Kim Oanh đã sát cánh cùng lớp 17A trong thời gian qua Và đặc biệt, tôi xin gửi đến GS TS Nguyễn Lộc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ lời cảm ơn sâu sắc nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực tế tại các trường Trung học cơ sở

Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô ở các trường Trung học cơ sở, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế

để tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này

Cuối cùng, kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các đồng chí công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Ngày 20 tháng 9 năm 2018

Người viết

Nguyễn Bảo Nghiệp

Trang 3

TÓM TẮT

Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã hội Ngoài chức năng là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, pháp luật còn là thước đo hành vi xã hội của con người và là công cụ để chúng ta kiểm nghiệm nhận thức, điều chỉnh xã hội

Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh, sinh viên nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức

để xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà toàn Đảng toàn dân ta đang đang nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả mọi người đều phải: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thì việc tăng cường vai trò của pháp luật

được đặt ra như một yếu tố khách quan

Giáo dục pháp luật trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trang bị kiến thức pháp luật cơ bản, cần thiết cho học sinh

nên tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức”

Cấu trúc luận văn: Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Khách thể, đối tượng nghiên cứu; Giả thuyết khoa học; Nhiệm vụ nghiên cứu; Phạm

vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu

Nội dung:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở

Trang 4

- Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức

- Chương 3: Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức

Trang 5

ABSTRACT

In social life, the law holds a particularly important role It can be said that law

is indispensable means to ensure the existence and development of society Apart from being an effective state management tool, the law is a measure of human social behavior and a tool for social perception and regulation

Legal education for citizens in general and for pupils and students in particular

is an important issue for every country as it is considered as a means to build and develop legal culture stability and sustainability of each country In the time of international economic integration, when the entire People's Party is striving to build

a socialist state of the people, by the people and for the people, everyone must: "Live and work in accordance with the Constitution and the law", the strengthening of the role of law is posed as an objective factor

Legal education in the school is an important task contributing to raising the level of legal culture, effectively implementing the training process, improving the quality of comprehensive education, equipping basic legal knowledge , necessary for

the students, so I decided to choose the topic "Solutions to organize legal education activities for students in secondary schools Thu Duc District"

Thesis structure: Introduction: Reason for choosing topic; Objectives of the study; Objects, objects of study; Scientific hypothesis; Research tasks; Research

Trang 6

MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i

CẢM TẠ xi

TÓM TẮT xii

ABSTRACT xiv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xix

DANH SÁCH CÁC BẢNG xx

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 8

1.2 CÁC KHÁI NIỆM 10

1.2.1 Giáo dục 10

1.2.2 Pháp luật 11

1.2.3 Giáo dục pháp luật 11

1.2.4 Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 12

1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 13

Trang 7

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 13

1.3.2 Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 14

1.3.3 Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 17

1.3.4 Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 21

1.3.5 Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 23

1.3.6 Sự cần thiết giáo dục pháp luật trong nhà trường 25

1.3.7 Kiểm tra, đánh giá giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở 26

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 27

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 27

1.4.2 Các yếu tố khách quan 29

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỦ ĐỨC 32

2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA QUẬN THỦ ĐỨC 32

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 32

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32

2.2.3 Tình hình giáo dục của Quận Thủ Đức 33

2.2 TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỦ ĐỨC 34

2.2.1 Mục tiêu 34

2.2.2 Nội dung 34

2.2.3 Phương pháp 34

2.2.4 Đối tượng 35

2.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỦ ĐỨC 35

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường Trung học cơ sở 35

Trang 8

2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung GDPL cho học sinh 37

2.3.3 Thực trạng hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh tại các trường THCS 39

2.3.4 Thực trạng lực lượng giáo dục tham gia hoạt động GDPL cho học sinh THCS 45

2.3.5 Thực trạng mức độ iểu hiện của một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh tại các trường THCS trên địa bàn quận Thủ Đức 49

2.3.6 Thực trạng những ếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục pháp luật cho học sinh 51

2.3.7 Thực trạng iểm tra đánh giá ết quả r n lu ện, thực hiện giáo dục pháp luật của học sinh ở các trường THCS quận Thủ Đức 53

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 55

2.4.1 Thành tựu, kết quả đạt được 55

2.4.2 Hạn chế, bất cập 56

2.4.3 Nguyên nhân 57

Tiểu kết chương 2 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỦ ĐỨC 60

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 60

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính tư tưởng 60

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 60

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 61

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 61

3.2.1 Giáo dục pháp luật thông qua bộ môn Giáo dục công dân 61

3.2.2 Giáo dục pháp luật thông qua đi thực tế tìm hiểu về pháp luật 65

3.2.3 Giáo dục pháp luật thông qua các hội thi tìm hiểu pháp luật 67

3.2.4 Giáo dục pháp luật thông qua tiết chào cờ đầu tuần 70

3.2.5 Mối quan hệ giữa các giải pháp 71

3.3 THĂM DÕ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 72

Trang 9

3.3.1 Tính cần thiết 72

3.3.2 Tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất 73

3.4 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 75

3.4.1 Mục tiêu thực nghiệm 75

3.4.2 Nội dung thực nghiệm 75

3.4.3 Đối tƣợng thực nghiệm 75

3.4.4 Cách thức thực nghiệm 75

3.4.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 85

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 KẾT LUẬN 91

2 KIẾN NGHỊ 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mức độ quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật

Bảng 2.2: Sự quan tâm đối với hoạt động giáo dục pháp luật

Bảng 2.3: Các nội dung giáo dục pháp luật

Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các nội dung GDPL

Bảng 2.5: Hình thức GDPL trong các trường THCS

Bảng 2.6: Mức độ sử dụng các biện pháp trong hoạt động GDPL

Bảng 2.7: Mức độ quan trọng của các lực lượng giáo dục

Bảng 2.8: Mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong

việc GDPL cho HS

Bảng 2.9: Mức độ biểu hiện một số hành vi vi phạm pháp luật của HS

Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDPL cho học sinh

Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện GDPL của HS

Bảng 2.12: Các nguyên nhân làm hạn chế tổ chức hoạt động GDPL

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp từ các chuyên gia

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá của học sinh trước thực nghiệm

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá của học sinh sau thực nghiệm

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện về kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời phải thực hiện rất nhiều khâu quan trọng, trong đó xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho nhân dân

là một quan tâm hàng đầu của quốc gia dân tộc Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước Tuy nhiên, pháp luật chỉ có thể phát huy có hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi mọi người có ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xuất phát từ nhu cầu đời sống xã hội và công cuộc đổi mới đất nước thì cần phải “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, nên đòi hỏi cần phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế, bên cạnh đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức về pháp luật Muốn pháp luật đi vào đời sống xã hội, ngoài yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất, khả thi và phù hợp của quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, việc giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các thành viên trong xã hội là rất cần thiết Công tác giáo dục pháp luật đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật Chính vì vậy, hoạt động này được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của toàn dân trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu

Trang 13

trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân

Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW khâu then chốt trong đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị iến t ức s n p át triển toàn diện năn lực và phẩm chất n ười học” Mục tiêu “Phát triển toàn diện năn lực và phẩm chất n ười học” với nhiệm vụ và giải pháp “chú trọng giáo dục n ân các , đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”[2]

Mục tiêu Quyết định số 1928/QĐ-TTg là “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tron n à trường Tạo sự chuyển biến mạnh

mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và n ười học, góp phần ổn địn môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.[12]

Giáo dục pháp luật trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trang bị kiến thức pháp luật cơ bản, cần thiết cho học sinh

Đối với giáo dục phổ thông: “Nân c o c ất lượng dạy và học môn học đạo đức, môn học giáo dục côn dân t eo ướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năn t ực hiện các quyền và n ĩ vụ cơ bản của công dân, quyền và n ĩ vụ trong các lĩn vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sin C ươn trìn môn ọc đạo đức, giáo dục công dân trong giáo dục phổ thông phải có độ mở nhất địn để có thể vận dụng phù hợp với từng vùng miền ác n u”[11] Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo

ra sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên cũng như đối với tất cả học sinh, sinh viên trong toàn ngành giáo dục và đào tạo, tạo sự ổn định môi trường giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết

số 29-NQ/TW về về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

Trang 14

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Trên thực tế, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tuy đã được các sở, ban, ngành đoàn thể quan tâm đầu tư nhưng do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao, nguyên nhân chủ yếu là do nội dung, hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh chưa đa dạng, phong phú, chưa kích thích được nhận thức của học sinh Chính vì những lý do

trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức hiện nay, đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật, hiểu biết pháp luật cơ bản của học sinh

3 Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung

học cơ sở

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức

4 Giả thu ết hoa học

Các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức có quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, song kết quả vẫn chưa được như mong muốn do chưa có các giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp Nếu thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật phù hợp và đồng bộ thì có thể nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật, hiểu biết pháp luật cơ bản của học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở

Trang 15

Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức

Đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận Thủ Đức

6 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục pháp luật, đặc điểm lứa tuổi của học sinh học trung học cơ sở và quá trình vận dụng các giải pháp giáo

dục pháp luật vào đối tượng thực tế

Khảo sát trong đối tượng học sinh học tại các trường THCS Lê Quý Đôn, THCS Lê Văn Việt và THCS Bình Chiểu trên địa bàn quận Thủ Đức

Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu Luật Giáo dục; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật của Quốc hội, các văn bản quy định, tài liệu hướng dẫn liên quan đến công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật; các công trình nghiên cứu, báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, báo, kỷ yếu khoa học, hội thảo

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để đánh giá hiệu quả việc áp dụng các giải pháp giáo dục pháp luật vào thực tế tại trường

- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

- Phương pháp thử nghiệm: nhằm minh chứng hiệu quả các giải pháp đề xuất

- Phương pháp thống kê toán học: sau khi thu hồi phiếu thăm dò, sử dụng hàm trong chương trình Excel để tính tỷ lệ, xác định giá trị tự đánh giá của học sinh theo xác suất thống kê, trung bình cộng, tổng cộng và so sánh các vấn đề

Trang 16

8 Kết cấu của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Giáo dục pháp luật từ lâu đã là một vấn đề quan trọng được các nước trên thế giới quan tâm và giáo dục pháp luật trong trường học cũng được đặc biệt chú

ý ở các nước phát triển nhằm hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức và thái độ chấp hành pháp luật của họ Mục tiêu quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật là nhằm giáo dục kỹ năng sống, ý chí vượt lên chính mình, khắc phục các trở ngại, ứng xử đúng với các quy định của pháp luật

- Ở Úc, giáo dục pháp luật rất được coi trong đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh bởi đó là cách thức quan trọng đảm bảo quyền con người Các nhà giáo dục của nước này chú trọng xây dựng các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

và được thể hiện trong bộ tài liệu của Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và nhân quyền nước

Úc Để đưa ra các biện pháp giáo dục pháp luật hữu hiệu các công trình nghiên cứu

đã tập trung thiết kế nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường phổ thông

Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường phổ thông rất phong phú và gắn liền với cuộc sống hằng ngày cũng như nhu cầu của học sinh

Hình thức GDPL tại Úc cũng được triển khai rất phong phú và đa dạng như PBGDPL qua mạng internet, thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo tập, tập huấn, phát hành tài liệu,tổ chức các cuộc thi viết luận về pháp luận, v.v…

Đối với GDPL trong nhà trường, kiến thức pháp luật không được đưa vào chương trình chính khóa, không là môn học độc lập mà chỉ được lồng ghép vào một

số môn học xã hội Việc tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động ngoại khóa, tài liệu pháp luật, trang web phù hợp với học sinh, sinh viên

- Ở Thụy Điển thì giáo dục pháp luật có mục đích là làm cho mọi công dân hiểu biết sâu sắc về pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội Việc truyền bá kiến thức pháp luật được thực hiện ngay từ tiểu

Trang 18

học các em được giới thiệu các quyền cơ bản của công dân, nhất là quyền dân sự trong một nhà nước dân chủ thông qua bộ môn lịch sử, địa lý và bằng phương pháp lồng ghép nội dung pháp luật với các nội dung văn hóa cơ sở Học sinh còn được giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa như nghe các cuộc nói chuyện của luật sư, cảnh sát tổ chức tại trường học

- Còn ở Canada thì giáo dục pháp luật cho học sinh được thực hiện bởi nhiều tổ chức khác nhau trong đó chủ yếu thông qua hoạt động của hội đồng giáo dục pháp luật – một tổ chức xã hội có vai trò giáo dục pháp luật cho cộng đồng Mục đích của

nó là hướng tới cho học sinh hiểu, tự giác tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi của người khác, qua đó xây dựng một xã hội tự do Phương pháp tiếp cận chương trình cũng như các nguồn thông tin pháp luật tương đối nhanh chóng dễ dàng Học sinh có thể tìm kiếm thông tin cũng như sự hỗ trợ tích cực tại văn phòng của hội, có thể qua trang web trực tuyến hoặc qua đường dây điện thoại luôn sẵn sàng hoạt động

để cung cấp cho nhu cầu của các thành viên

- Trong khuôn khổ Đại hội lần thứ X Hội luật gia ASEAN được tổ chức từ ngày 14 tháng 10 – 18 tháng 10 năm 2009 tại Hà Nội, một cuộc Hội thảo lớn với chủ

đề “Hiến c ươn ASEAN – đư ASEAN lên n ững tầng cao mới” cũng đề cập nhiều vấn đề về GDPL Trong họp phần đầu tiên của Hội thảo “Tác động của Hiến c ươn ASEAN tới hệ thống GDPL củ các nước ASEAN”, đã có một loạt các báo cáo

nghiên cứu về tình hình GDPL và đào tạo pháp luật ở các nước ASEAN Các học giả, nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng, các trường luật, khoa luật không chỉ phải đào tạo ra các luật gia giỏi, mà còn phải giúp họ trở thành những nhà chuyên môn có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và con người bằng con đường pháp luật Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi phải bắt đầu từ việc trang bị cho học sinh kiến thức về các vấn

đề cơ bản nhằm tạo các hình thức phù hợp để bênh vực quyền lợi của nhân dân, tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm cho người dân khả năng tiếp cận công lý với mức chi phí thấp nhất

Như vậy ở các nước tư bản phát triển trên thế giới nền giáo dục của họ rất chú trọng tới việc giáo dục pháp luật cho học sinh ngay ở bậc phổ thông từ lúc các em còn rất nhỏ Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng tham khảo, học hỏi các

Trang 19

phương pháp và hình thức GDPL và rút ra kinh nghệm riêng cho mình trong việc tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực rất quan trọng nên từ lâu đã thu hút được

sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học, tác giả của những cuốn sách, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học đã đề cập, phân tích ở nhiều cấp độ và phương diện khác nhau, song về cơ bản gồm các nhóm nội dung sau đây:

- Nhóm một, những nghiên cứu về vấn đề lý luận chung của giáo dục pháp

luật, gồm khái niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật Trong các công trình nghiên cứu này, công tác giáo dục pháp luật được nghiên cứu, thực hiện đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và chủ yếu ở bình diện lý thuyết:

+ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về N à nước và pháp luật [20] Trong giáo trình này, các tác giả cho rằng mục đích của giáo dục

pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục, có thể mang đến tính lâu dài hay trước mắt đều hướng tới các mục tiêu như: GDPL nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý,

sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể; GDPL nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật; GDPL nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực

+ Viện Nhà nước và Pháp luật, Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [15] Ở đây các tác giả đã nghiên cứu các khái niệm cơ bản

như ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật, cần thiết phải tăng cường xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các tác giả đã luận chứng tính khả thi của một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp trong xã hội

+ Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [16] Theo tác giả, công tác giáo dục

pháp luật ở nước ta cũng không nằm ngoài những yêu cầu đổi mới toàn diện các lĩnh

Trang 20

vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Từ việc trình bày, phân tích quan niệm về giáo dục pháp luật, các thành tố cơ bản của giáo dục pháp luật, đánh giá thực tiễn công tác giáo dục pháp luật cho cán

bộ, nhân dân ở nước ta trong những năm qua có những mặt tích cực và những điểm hạn chế của công tác này, đồng thời tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới đất nước

+ Nguyễn Đình Lộc, Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam [27] Tác giả đã tập trung vào lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật,

như khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật; đồng thời tác giả tập trung khảo sát tình hình giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực cũng như hạn chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật; từ đó đề xuất những giải pháp công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam

+ Đào Trí Úc, Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật [35] Tác

giả tập hợp các chuyên đề bàn sâu về ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật và các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật Một trong những giải pháp đó

là tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho các tầng lớp xã hội, bao gồm cả đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước và các tầng lớp nhân dân

- Nhóm hai, những nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể

nhằm lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho từng đối tượng Những nghiên cứu này đi sâu vào đặc thù của giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc biệt nên những đề xuất giải pháp có những nét riêng, tương ứng với những đối tượng nghiên cứu Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

+ Đinh Xuân Thảo, Giáo dục pháp luật tron các trườn đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay [32] Tác giả đã

làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề từ gốc độ đánh giá, phân tích thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện công tác giáo dục pháp luật ngày một hiệu quả hơn

Trang 21

+ Trần Thị Sáu, Giáo dục pháp luật cho học sin trường trung học phổ thông tại Việt Nam [31] Nội dung luận án tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò,

đặc trưng và các điều kiện bảo đảm hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông; đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường phổ thông; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quan điểm, và phân tích các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay

+ Nguyễn Khắc Hùng, Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh [25] Tác giả đã làm rõ các vấn đề

lý luận liên quan đến các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật; đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục pháp luật trong trường học, thực trạng triển khai các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh

+ Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đìn iện nay [26] Trong luận án, từ việc hệ thống hóa các khái niệm cơ bản, các lý thuyết xã

hội học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài; tìm hiểu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn; đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho con cái thuộc nhóm tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh thông qua nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ; xác định nội dung, phương pháp, hiệu quả giáo dục pháp luật trong gia đình; phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình; đồng thời tác giả đã

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay

1.2 CÁC KHÁI NIỆM

1.2.1 Giáo dục

Theo Từ điển tiếng Việt: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có

hệ thốn đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượn nào đó làm c o đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất năn lực n ư yêu cầu đặt ra"

Trang 22

Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn

ra dưới sự hướng dẫn của người khác nhưng củng có thể thông qua tự học

Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người

Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi)

1.2.2 Pháp luật

Theo Từ điển tiếng Việt: "Pháp luật là điều khoản do cơ qu n lập p áp đặt ra

để quy định hành vi của mọi n ười dân trong quan hệ giữ n ười với n ười, giữa

n ười với xã hội, và bắt buộc phải tuân theo"

Hiểu theo khoa học pháp lý thì, pháp luật phải là hệ thống các quy tắc xử sự

mà mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải có nghĩa vụ tuân thủ Thứ hai, pháp luật phải do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Tiếp theo, pháp luật là một hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội có quan hệ mật thiết với nhau Vì pháp luật do nhà nước ban hành, đại diện chính thức của toàn xã hội, mang tính chất xã hội, ở mức độ nhiều hay ít (tùy vào hoàn cảnh cụ thể) pháp luật còn thể hiện ý chí, lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quy phạm khác nhau thể hiện ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội Tính giai cấp còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm hướng tới một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp, quản lý xã hội [24]

1.2.3 Giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật là những khái niệm gần nhau nhưng có những điểm khác nhau dù trong thực tế mọi người đều có quan niệm rằng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là các hoạt động nhằm

Trang 23

nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân

So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn Xét dưới góc độ nhất định thì tuyên truyền, phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể

Hiện nay, có quan niệm đồng nhất giáo dục pháp luật với hoạt động giảng dạy pháp luật được thực hiện trong nhà trường Hiểu như vậy về giáo dục pháp luật là chưa đủ, mới hiểu theo nghĩa hẹp Giảng dạy pháp luật trong trường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội với những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng dạy Giảng dạy pháp luật là một trong các hình thức giáo dục pháp luật cơ bản ở nước ta hiện nay

1.2.4 Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Học sinh trung học cở sở là những thiếu niên trong độ tuổi đi học (11 - 15 tuổi) đang học tại các trường trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) Học sinh trong cấp học này rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường

Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở là trang bị cho các em hiểu biết về các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của các

em như quyền và nghĩa vụ học tập, lao động, quyền và nghĩa vụ của người con, người cháu, người anh, người em trong gia đình, quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao thông, nghĩa vụ góp phần xây dựng và phát triển đất nước, nghĩa vụ bảo vệ

Tổ quốc…, những quyền lợi có thể được hưởng khi thực hiện tốt các nghĩa vụ trên và những hậu quả có thể gánh chịu nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình…Trên

cơ sở đó làm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho các em, rèn luyện cho các

em thói quen xử sự theo pháp luật, xử sự phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội,

ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật

Trang 24

1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

CƠ SỞ

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Điều 2 Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con

n ười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởn độc lập dân tộc và chủ n ĩ xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năn lực củ côn dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10] Mục tiêu của giáo dục pháp luật trong nhà

trường nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,

ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh thiếu niên; giáo dục bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh thiếu niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường là nhằm:

- Rèn luyện về nhận thức: Trang bị cho học sinh tri thức pháp luật cần thiết, xây dựng tình cảm pháp lý, lòng tin đối với pháp luật, hình thành động cơ tích cực và thói quen xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật; nâng cao trình độ văn hóa pháp

lý, xây dựng ý thức pháp luật, từng bước hình thành phẩm chất công dân cho các thế

hệ học sinh với mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; định hướng cho học sinh hiểu biết về Nhà nước pháp luật, về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Rèn luyện về thái độ: Học sinh biết thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày

Trang 25

- Rèn luyện về hành vi: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong cộng đồng dân cư; biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày; có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân và cách xử sự trong các mối quan hệ)

Giáo dục pháp luật ở cấp trung học cơ sở không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức pháp luật, giới thiệu các quy định pháp luật mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hành pháp luật trong học sinh thông qua bộ môn Giáo dục công dân

Mục tiêu của bộ môn Giáo dục công dân là nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ

sở đó hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy

và học bộ môn Giáo dục công dân là yêu cầu cấp thiết, trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ rất quan trọng có tác động trực tiếp đến giáo viên và học sinh, quyết định chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy và học tập bộ môn

1.3.2 Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Thứ nhất, Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý

nhà nước

Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội là: Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước Một nguyên lý

đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước.Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý nhà nước, quản lý xã hội Hệ thống pháp luật là “con

Trang 26

đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước đặt ra cho mọi tổ chức, mọi cá nhân dựa vào đó mà tổ chức hoạt động và phát triển Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của một hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý nhà nước, quản lý

xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Giáo dục pháp luật là một giai đoạn của quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, là một mắt xích trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống

Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng được học sinh tự giác tuân thủ, thực hiện Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật là giáo dục, bồi dưỡng và hình thành ý thức pháp luật trong mỗi học sinh, tăng cường hành trang kiến thức pháp luật cho học sinh, giúp học sinh nhận thức được sự cần thiết của pháp luật, tính công bằng của pháp luật trên cơ sở đó

tự nguyện tuân thủ, chấp hành pháp luật

Thứ hai, Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa

pháp lý cho học sinh

Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ Trong đó, có việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi học sinh

Giáo dục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành Vì vậy, mục tiêu của giáo dục pháp luật là kết quả đạt được do quá trình tác động có định hướng là góp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho học sinh

Trang 27

Pháp luật chỉ được mọi người biết đến, quan tâm, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ

và tự giác chấp hành khi được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân phù hợp với yêu cầu của quản lý xã hội

Thứ ba, Giáo dục pháp luật trong nhà trường là một trong những biện pháp cơ

bản có ý nghĩa chiến lược bồi dưỡng, xây dựng, hình thành thế hệ công dân – những người lao động mới

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay có khoản 22,21 triệu học sinh, sinh viên, chiếm gần 1/3 dân số, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò quan trọng và có tác động tích cực trong việc định hướng giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước Thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức nhân văn, về nhà nước, về pháp luật, về đường lối, chính sách của Đảng trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc giáo duc và đào tạo, hình thành thế hệ con người mới, đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giáo dục pháp luật trong nhà trường được coi là hoạt động mang tính chiến lược lâu dài, cơ bản trong việc xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thế

hệ mai sau, là một trong những biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược bồi dưỡng, xây dựng, hình thành thế hệ công dân đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai, góp phần quan trọng trong việc hình thành, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân

Giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện theo hai phương thức: giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa và phổ biến giáo dục pháp luật trong các chương trình, hoạt động ngoại khóa

Việc đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm, coi đó là biện pháp cơ bản trong việc giáo dục thế hệ trẻ ý thức, thái độ và hành vi đúng khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân; giáo dục học sinh,

Trang 28

sinh viên “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, góp sức mình xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Từ Nghị quyết số 14/TW (khóa IV) ngày 11/1/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII, VIII và IX đã thể hiện nhất quán chủ trương đưa giáo dục vào nhà trường, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã nhấn

mạnh:“Tăn cườn đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (đư p áp luật vào giảng dạy tron n à trường, xuất bản các tài liệu phổ thông về pháp luật)…tiếp tục hoàn thiện c ươn trìn , iáo trìn , sác iáo o về pháp luật phục

vụ trực tiếp cho công tác giáo dục pháp luật tron n à trườn t eo p ươn c âm ết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực hiện, học đi đôi với hành Việc đư nội dung pháp luật vào giảng dạy tron n à trường phải được chọn lọc hợp lý, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực” [1]

Thứ tư, Giáo dục pháp luật trong nhà trường góp phần trực tiếp vào việc nâng

cao chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất nguồn lực công dân

Hoạt động giáo dục gắn bó hữu cơ với các hoạt động giáo dục nói chung Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung, chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất nguồn lực công dân

1.3.3 Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật một cách hợp lý với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các buổi sinh hoạt chính trị… Với học sinh trung học cơ sở: những nội dung liên quan đến giá trị đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân [7]

Nội dung giáo dục pháp luật trong Chương trình giáo dục phổ thông chú trọng việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và vị trí của

Trang 29

pháp luật Trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức đúng về vai trò, vị trí của pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo các quy định của pháp luật

Ở trung học cơ sở, môn Giáo dục công dân được dạy ở cả 4 khối lớp (từ lớp 6

- đến lớp 9) với thời lượng 35 tiết/khối lớp, với hai mạch nội dung : công dân với đạo đức và công dân với pháp luật Mỗi mạch nội dung được chia thành từng chủ đề, được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi về nhận thức cũng như yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện của học sinh từng giai đoạn Các bài học trong phân phối chương trình bộ môn Giáo dục công dân được phân bổ cụ thể như sau:

+ Khối 6, bao gồm các bài:

 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

 Bài 2: Siêng năng, kiên trì

 Bài 3: Tiết kiệm

 Bài 4: Lễ độ

 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

 Bài 6: Biết ơn

 Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

 Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

 Bài 9: Lịch sự, tế nhị

 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

 Bài 11: Mục đích học tập của HS

 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

 Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

 Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Trang 30

 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín + Khối 7, bao gồm các bài:

 Bài 1: Sống giản dị

 Bài 2: Trung thực

 Bài 3: Tự trọng

 Bài 5: Yêu thương con người

 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ

 Bài 8: Khoan dung

 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

 Bài 11: Tự tin

 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)

+ Khối 8, bao gồm các bài:

 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

 Bài 2: Liêm khiết

 Bài 3: Tôn trọng người khác

 Bài 4: Giữ chữ tín

 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

 Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

 Bài 7: Ngoại khóa: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Trang 31

 Bài 10: Tự lập

 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

 Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Khối 9, bao gồm các bài:

 Bài 1: Chí công vô tư

 Bài 2: Tự chủ

 Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

 Bài 8: Năng động, sáng tạo

 Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

 Bài 10: Ngoại khóa: Lý tưởng sống của thanh niên

 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

 Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân

 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Trang 32

 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học, hoạt động phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên được triển khai trong các trường học

Việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải bảo đảm chương trình, thời lượng học tập của học sinh, sinh viên, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào nhà trường, gây quá tải cho học sinh, sinh viên Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp học sinh, sinh viên

sẽ được tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia

Các nội dung pháp luật được phổ biến trong các trong trường học thường gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách học sinh, sinh viên, tập trung vào các lĩnh vực như: giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo

vệ môi trường, chấp hành luật giao thông, phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong học đường, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình

1.3.4 Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa, giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khóa giữ vai trò chủ đạo, cung cấp kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh trung học cơ sở, được thực hiện theo các phương pháp [18] sau:

- P ươn p áp t uyết giảng: Là phương pháp truyền thống, có vai trò, vị trí

quan trọng trong quá trình dạy học, thường được sử dụng ở tất cả các cấp học, với tất

cả các đối tượng, nhất là ở trường phổ thông, phổ thông chuyên nghiệp và dạy nghề Trong phương pháp này, giáo viên là người cung cấp hệ thống thông tin về nội dung các vấn đề Học sinh có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các thông tin đó theo yêu cầu của việc dạy học

Trang 33

- P ươn p áp ướng dẫn: Trong phương pháp hướng dẫn giáo viên sẽ là

người nêu vấn đề, các mục tiêu cần tìm hiểu, giới thiệu các tài liệu cần tham khảo, hướng dẫn học sinh cách đọc, cách tìm hiểu, nghiên cứu giải quyết vấn đề nhằm mở rộng, đào sâu kiến thức cho các bài học trên lớp

- P ươn p áp trực quan: Là phương pháp sử dụng các giáo cụ trực quan để

trình bày một vấn đề, một nội dung bài giảng Khi tiến hành giảng dạy pháp luật, các giáo cụ trực quan thường là các bảng, biểu, sơ đồ, mô hình hoặc băng hình… Phương pháp này dễ gây ấn tượng, tạo sự chú ý cao, làm cho người học dễ học, dễ nhớ

- P ươn p áp t ảo luận nhóm: thường được sử dụng để giúp cho mọi học

sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung

- P ươn p áp n iên cứu trừu tượn , điển hình: Là phương pháp sử dụng

câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể thực hiện trên video hay một băng catset

- P ươn p áp iải quyết vấn đề (còn gọi là xử lý tình huống): là phương

pháp xem xét, phân tích những vấn đề/ tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lý vấn đề/ tình huống đó một cách có hiệu quả

- P ươn p áp trò c ơi: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một

vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua việc tổ chức một trò chơi

- P ươn p áp thực nghiệm: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu

nghiên cứu các nội dung pháp luật trên cơ sở tham quan khảo sát thực tế Qua đó, học

Trang 34

sinh nhận thức được nội dung bài học, đồng thời có những so sánh, nhận xét, kết luận vấn đề

1.3.5 Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Hình thức giáo dục pháp luật trong các các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân đã được quy định tại Điều 24 Luật phổ biến giáo dục pháp luật như sau

“Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cươn , p áp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học tron cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân; Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” [11]

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhận thức của người học như: lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội theo chủ đề pháp luật, “tuần sinh hoạt công dân học sinh”; xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyên về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ); tổ chức tham dự phiên tòa xét

xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, học tập nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức các trò chơi thi tìm hiểu pháp luật, đố vui pháp luật, viết, vẽ theo các chủ đề chấp hành pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm tình huống pháp luật; biên soạn cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính, các bộ tranh về biển báo giao thông )

Như vậy, hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở cơ bản, quan trọng và chiếm ưu thế tuyệt đối là giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, thông qua môn học giáo dục công dân Đây là hình thức giáo dục chính quy, hình thức này mang tính khoa học, hệ thống, có kiểm tra, đánh giá, bảo đảm có thể truyền tải nội dung giáo dục pháp luật đến học sinh một

Trang 35

cách trực diện, nhanh nhất, nhờ đó mà thực hiện được đầy đủ mục tiêu, chương trình giáo dục pháp luật

Ngoài hình thức trên còn có các hình thức giáo dục pháp luật khác như:

- Tổ chức các buổi tuyên truyền miệng tại các cơ sở giáo dục

- Tổ chức thi tìm hiểu luật cho học sinh dưới các hình thức hái hoa dân chủ, rung chuông vàng, xé giấy dán tranh, vẽ trang, sắm vai, đóng tiểu phẩm, phiên tòa giả định, sáng tác thơ, giải đáp tình huống, người tuyên truyền giỏi

- Tại các trường khiếm thị nhà trường chủ động đánh các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật ra chữ Braide để kịp thời phổ biến cho học sinh

- Biên soạn tài liệu, đối với các trường chuyên biệt thì biên soạn tài liệu bằng chữ Braile

- Trong tháng an toàn giao thông, tháng bảo vệ môi trường tổ chức thi đố em

về các quy định của Luật An toàn giao thông, thi ráp tranh về bảo vệ môi trường và thi kể chuyện

- Xây dựng Tủ sách pháp luật trong nhà trường

- Ngoài ra, nhà trường còn phổ biến qua loa phát thanh trong giờ ra chơi, phổ biến trong các buổi sinh hoạt dưới cờ cho học sinh, phổ biến các thông tin pháp luật liên quan đến học sinh

- Phổ biến qua hình thức niêm yết ở bảng tin trong thư viện

- Tuyên truyền miệng trong tiết sinh hoạt dưới cờ; các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường

- Phổ biến qua panô, áp phích

- Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục ngoại khóa, sinh hoạt chủ nhiệm với các cuộc vận động phong trào khác của ngành và địa phương

- Tư vấn tâm lý, giải đáp thắc mắc pháp luật cho học sinh

Trang 36

1.3.6 Sự cần thiết giáo dục pháp luật trong nhà trường

Giáo dục là một hiện tượng xã hội thể hiện ở việc truyền đạt những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được từ thế hệ này sang thế hệ khác giúp cho các thành viên trong xã hội tiếp thu được những kinh nghiệm của xã hội loài người Dưới gốc độ giáo dục học, giáo dục được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ Trên cơ sở quan niệm trên,

có thể hiểu giáo dục pháp luật là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có nội dung và bằng những phương pháp nhất định tới nhận thức của người được giáo dục, nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật

Trong xã hội, để con người tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác thì cần phải làm cho họ hiểu được sự cần thiết và các lợi ích xã hội của các quy định của pháp luật, từ đó hình thành thái độ tôn trọng pháp luật và định hướng cho các hành vi pháp luật của mỗi chủ thể trong thực tế Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thực tế thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng thuyết phục, cưỡng chế còn cần phải huy động cả sức mạnh của tinh thần, của tư tưởng, pháp luật phải được con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo ra niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật trong mọi người Đó cũng chính là mục đích, yêu cầu cơ bản của giáo dục pháp luật đối với mọi các nhân nói chung và đối với học sinh nói riêng

Giáo dục pháp luật là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một yếu tố có vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành ý thức pháp luật ở mỗi học sinh Con người sinh ra, tính nết không phải “bản thiện” hay “bản ác” mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, điều đó phần lớn là do giáo dục mà nên Chỉ trên cơ sở nắm được các quy định của pháp luật thì mới có cơ sở cho việc thực hiện chúng một cách đúng đắn trên thực tế Như vậy giáo dục pháp luật chính là cầu nối để đưa pháp luật và cuộc sống, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật Hoạt động này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao tri thức pháp luật, xây dựng thái độ, tình cảm đúng mực của mọi người đối với pháp luật, qua đó từng bước hình thành thói quen xử xự theo pháp luật

Trang 37

Giáo dục pháp luật còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện năng lực cá nhân và định hướng thái độ hành vi của học sinh Hoạt động giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng quan điểm sống có quy tắc có chuẩn mực, tôn trọng người khác, tôn trọng cộng đồng Nhờ có hoạt động này, học sinh có thể biết được hành vi được thực hiện, không được thực hiện, phải thực hiện…cũng như hậu quả phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng hành vi bị bắt buộc phải thực hiện hoặc thực hiện một hành vi bị cấm Qua đó, hoạt động giáo dục pháp luật góp phần to lớn trong việc làm giảm thiểu vi phạm pháp luật, có thái độ không đúng đối với các chuẩn mực xã hội

Từ những quan điểm trên, tôi có thể khẳng định rằng: giáo dục pháp luật trong nhà trường là việc vô cùng cần thiết vì giáo dục pháp luật cung cấp cho mỗi học sinh những tri thức pháp luật cần thiết, xây dựng tình cảm, niềm tin, thái độ tôn trọng pháp luật và hình thành ở học sinh những hành vi pháp lý tích cực trong đời sống hàng ngày Giữa tri thức và tình cảm pháp luật có mối liên hệ mật thiết Sự am hiểu pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hình thành và pháp triển ý thức pháp luật, hình thành hành vi pháp lý tích cực ở mỗi chủ thể

1.3.7 Kiểm tra, đánh giá giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

Theo phân phối chương trình môn Giáo dục công dân, thì việc đánh giá kết thúc môn học thông qua cách thức sau: kiểm tra định kỳ, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và hình thức; đánh giá kết thúc môn học: thi theo kế hoạch, hình thức ra đề

là tự luận, trắc nghiệm và bài tập tình huống, Thang điểm đánh giá: 10/10

Đối với việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa thì cách kiểm tra, đánh giá là thực hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch và khi kết thúc kế hoạch Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần chú trọng công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện: Cần kiểm tra xem các nội dung của kế hoạch đã thực hiện đến đâu ? Những gì còn tồn tại ? Nguyên nhân, cách khắc phục Trong trường hợp cần thiết có thể kiến nghị cấp có thẩm quyền có biện pháp phù hợp cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch trên thực tế như điều chỉnh kế hoạch, nội dung, tạo điều kiện về

cơ sở vật chất, kinh phí…Đồng thời thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nhằm rút ra kinh nghiệm cần thiết để tổ chức thực hiện công tác này

Trang 38

ngày một tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn Trong quá trình đánh giá cũng cần chú trọng công tác khen thưởng để động viên, khích lệ những điển hình làm tốt công tác này, phát huy kết quả đã đạt được Nhìn chung, cách đánh giá tốt nhất là nhìn vào thực trạng việc hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nhà trường

và ngoài xã hội, khi học sinh thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, không vi phạm pháp luật đó là hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật như: các yếu tố cơ bản như: điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa; đạo đức; phong tục, tập quán, nghệ thuật, các loại quy tắc xã hội khác; yếu tố lợi ích; thói quen, nếp nghĩ, lối sống; hệ thống chính sách, pháp luật; thái độ, cách thức phục vụ, thực thi phápluật của các cơ quan và cá nhân công quyền; khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý; điều kiện và môi trường tự nhiên; địa lý; khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng; kỹ thuật, khoa học và công nghệ; tâm sinh lý; tính cách; lối sống, lối tư duy….Trong Đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố chủ quan và khách quan tiêu biểu tác động trực tiếp đến việc giáo dục pháp luật trong nhà trường

1.4.1 Các ếu tố chủ quan

- Công tác hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp quản lý như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường Cụ thể như việc ban hành các chương trình, kế hoạch, việc xác định nội dung, hình thức trong việc biên soạn sách giáo khoa bộ môn giáo dục công dân, biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể thì mới phát huy được hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường

- Giáo viên, người phụ trách công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường là những người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trong đó

có giáo dục pháp luật Vai trò của giáo viên, người phụ trách công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường thể hiện qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đồng

Trang 39

thời qua tư cách đạo đức, lối sống của mỗi người Cùng với việc họ là người cung cấp những tri thức mới, bồi dưỡng cách học và là tấm gương trong việc thực hiện pháp luật đối với người học Muốn vậy, đội ngũ này cần phải nắm vững đối tượng giáo dục, nắm vững các tri thức pháp luật, có tình cảm pháp lý đúng mực và có phương pháp sư phạm tốt

Vì vậy, để tăng cường giáo dục pháp luật trong tình hình mới, điều kiện đầu tiên có tính chất quyết định là cần có một đội ngũ giáo viên được đào tạo về pháp luật, có trình độ sư phạm, đủ về số lượng và gương mẫu về chấp hành pháp luật

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, giáo viên phụ trách công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường phải gắn với mục tiêu về đội ngũ là đủ số lượng, chuẩn hóa về chất lượng và không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn và sư phạm, đồng thời, kết hợp giữa các giải pháp tình thế và các giải pháp cơ bản, lâu dài để tổ chức thực hiện có hiệu quả Đây cũng là yêu cầu trực tiếp đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, giáo viên phụ trách công tác PBGDPL hiện nay

- Ý thức pháp luật của lứa tuổi học sinh: Đây là lứa tuổi có sự biến đổi nhanh

về thể lực và trí lực đồng thời biến động rất lớn về tâm lý theo độ tuổi do có sự thay đổi lớn về trạng thái cơ thể từ trẻ em đến thiếu niên, rồi thanh niên, tức là bắt đầu từ trạng thái “trẻ con” sang “dỡ người lớn, dỡ trẻ con” rồi đến “người lớn” Có thể nói một cách khái quát là ở lứa tuổi này, kiến thức mà các em thu lượm được chủ yếu từ sách vở, qua các bài học ở trường; kiến thức xã hội, kỹ năng, kinh nghiệm sống còn rất hạn chế, ý thức pháp luật của các em mới chỉ dừng ở mức độ tâm lý pháp luật hay

là ý thức pháp luật thông thường, tức là những hiểu biết giản đơn về đời sống xã hội – pháp luật Đó là những quan niệm, những đánh giá về pháp luật và thực tiễn pháp

lý được hình thành một cách trực tiếp từ cuộc sống, đáp ứng yêu cầu hàng ngày của con người

Nhìn chung, sự hiểu biết pháp luật hay trình độ kiến thức pháp lý của các em ở lứa tuổi học sinh còn thấp Đối với các em học sinh ở bậc trung học cơ sở, lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển về thể lực và trí lực đã cao hơn nhiều Tri thức pháp lý của

Trang 40

các em đã bước đầu hình thành nhưng chưa phát triển Các em đã bước đầu nắm được những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động hàng ngày như những việc được làm, những việc không được làm, những việc phải làm khi tham gia học tập ở trường, những hình thức khen thưởng các em có thể được nhận nếu thực hiện tốt quy định của nhà trường, những hình thức kỷ luật các em có thể phải gánh chịu nếu vi phạm các quy định đó

- Gia đình là nơi sinh thành và là môi trường sinh hoạt hàng ngày của mỗi học sinh Gia đình có vai trò cực kì quan trọng trong việc giáo dục pháp luật Gia đình là

tế bào, là hạt nhân của xã hội Muốn cho xã hội tốt thì gia đình càng phải tốt Gia đình ổn định, hòa thuận, mọi người thương yêu, đùm bọc, quan tâm đến nhau là cơ

sở của một xã hội ổn định, trật tự…Vì vậy, cần nêu cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc giáo dục pháp luật, hình thành nhân cách của mỗi con người, làm cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội Cha mẹ, anh chị phải là những tấm gương sáng về tuân thủ pháp luật cho con, em noi theo

1.4.2 Các ếu tố hách quan

- Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yếu tố ảnh hưởng đế công tác

giáo dục pháp luật Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật được đánh giá qua các tiêu chí tính hệ thống, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý cao Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với những quan hệ đa dạng, phức tạp thì vai trò điều chỉnh của pháp luật càng trở nên quan trọng Pháp luật sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động Cũng chính thông qua hoạt động giáo dục pháp luật sẽ làm cho pháp luật ngày càng đi sâu vào trong nhận thức của từng cá nhân Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu chế tài điều chỉnh, các văn bản pháp luật lại sửa đổi thường xuyên nên cũng gây nhiều khó khăn cho công tác giáo dục pháp luật trong xã hội nói chung và trong nhà trường nói riêng

- Trình độ phát triển kinh tế: Trước hết do giáo dục pháp luật được tiến hành trên cơ sở của pháp luật; pháp luật là tiền đề để tiến hành giáo dục pháp luật mà pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội Trình độ phát triển kinh tê tác động to lớn đến giáo dục pháp luật Nếu nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở vật

Ngày đăng: 13/12/2022, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w