KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA doc

4 372 0
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT NUÔI TRATra được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. tra có thị trường xuất khẩu ở Mỹ và Châu Âu. Khi nuôi môi trường nước ao phải sạch, thức ăn và thuốc trị bệnh không có sắc tố thì thịt mới trắng và bán được giá. Giá tra thịt trắng xuất khẩu cao hơn gấp 1,5-2 lần tra thịt vàng. I. Giống nuôi: Giống tra sản xuất nhân tạo có nguồn gốc rõ ràng hoặc tra giống vớt ngoài tự nhiên. Cần chọn giống có cơ thể cân đối, bơi lội nhanh nhẹn, thành đàn, sau khi ăn mồi thường lên đớp móng liên tục, da bóng láng. Ở nơi nuôi có quy mô lớn cần bố trí ao ương bột lên giống cỡ lớn để nuôi cá thịt để chủ động nguồn giống. Cần thả kết hợp các loài ăn lọc và ăn đáy với tỷ lệ ít để làm sạch môi trường nước như: rô phi, hường, mè trắng, sặc rằn, chép, he. - Có thể thả ghép theo công thức: - Cỡ cá, mật độ nuôi có thể theo công thức sau: Loài Ao, mương (%) Lồng, bè (%) Tra 70 90 Chép 7 5 Sặc rằn, Hường 20 He 5 Rô phi, Mè trắng 3 II. Kỹ thuật nuôi tra bột II.1. Kỹ thuật ương tra bột 1. Cải tạo ao ương: Loài Ao mương Lồng bè Cỡ g/con Mật độ con/m 2 Cỡ g/con Mật độ con/m 2 Cá tra 80-100 5-8 80-100 80-120 Chép 10 0,7 5 Sặc rằn, Hường 5 2 He 10-20 5 Rô phi, Mè trắng 5 0,3 - Dọn dẹp tất cả các cây cỏ ven bờ ao, tát cạn nước trong ao, bắt hết các loài cá, vét lớp bùn đáy ao, chừa lại 10 - 15 cm bùn đáy, san lấp các lỗ mội, hang cua. - Phải có cống cấp và thoát nước, nước vào ao phải lọc qua lưới cước để tránh các loài tạp theo nước vào ao sát hại hoặc tranh mồi với nuôi. - Bón vôi cải tạo ao, liều lượng 10 - 15kg/ 100m 2 , sau đó phơi ao để 3 - 5 ngày, cấp nước vào ao và thả bột vào ương. 2. Kỹ thuật ương: 1. Mật độ thả: Thả mật độ 200 - 300 con/m 2 , tuy nhiên có thể thả mật độ 1.000 con/m 2 . Nếu thả mật độ cao sẽ lớn không đều, dễ phát sinh bệnh tật. Kết quả ương phụ thuộc vào chất lượng bột, kinh nghiệm nuôi và chế độ chăm sóc hằng ngày. 2. Chế độ chăm sóc: Sau khi thả xong nên cho ăn ngay, có thể dùng nhiều loại thức ăn để ương tra như: lòng đỏ trứng, ốc tươi xay nhuyễn, trứng mùi, moina, bột đậu nành còn nhỏ khả năng kiếm mồi hạn chế, cần phải cho ăn nhiều lần trong ngày và nên tập cho ăn theo giờ, các loại thức ăn được xay nhuyễn. Quản lý tốt nguồn nước, không nên cho thức ăn quá nhiều dễ gây thối nước ảnh hưởng xấu đến cá. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát, để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn, điều chỉnh chất lượng nước, phát hiện bệnh kịp thời. Khoảng 15 ngày kiểm tra độ lớn của một lần nhằm lựa đồng cỡ. lớn giữ lại, chuyển nhỏ sang ao khác, tránh trường hợp lớn giành hết mồi bé. Lượng thức ăn trong ngày thay đổi tùy theo sức ăn của cá, có thể dùng sàn để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. 3. Thu hoạch: Trước khi thu hoạch hoặc vận chuyển đi xa phải luyện cá, bằng cách mỗi ngày dùng lưới thưa (kích thước mắc lưới lớn hơn cỡ cá) kéo dưới ao 1 - 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Kéo như vậy 2 - 3 ngày. Hoặc dùng lưới có kích thước mắc lưới nhỏ kéo dồn nhốt vào một gốc ao khoảng 2 - 3 giờ, sau đó thả trở lại ao bình thường. Làm như vậy 2 - 3 ngày, mỗi ngày một lần vào sáng sớm và chiều mát. II. 2. Kỹ thuật nuôi tra thịt II.2.1. Nuôi trong ao: 1. Điều kiện ao nuôi: Để dễ chăm sóc và quản lý, nên thiết kế ao nuôi có dạng hình chữ nhật, diện tích thích hợp: 500 - 1.000 m 2 . Ao nhỏ dễ chăm sóc, quản lý, cho năng suất cao. Ao có nền đất tốt, không phèn hoặc nhiễm phèn không đáng kể, gần nguồn cung cấp nước để chủ động thay đổi nước ao, bờ ao phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5 m. Độ sâu ao phải đạt 1,2 - 1,5 m. Cần thiết kế 2 cống: + Cống đáy: đặt sát đáy ao, đường kính 10 - 20 cm. + Cống lửng: đặt cách đáy ao 0,6 - 0,8 m, đường kính ống 20 - 30 cm. 2. Vệ sinh ao trước khi thả cá: Làm sạch cỏ, bụi bặm xung quanh bờ ao cũng như bên trong ao. Tát cạn ao diệt hết địch hại (cá dữ, tạp, cua, ốc, rắn ).Tu sửa bờ ao, vét sình đáy ao, bịt các lỗ mội, hang cua. Dùng vôi bột bón đều ao, liều lượng 7 - 10kg/100m 2 , nếu ao bị phèn bón 15 kg/100m 2 , sau đó phơi đáy ao 5 - 7 ngày. Lấy nước qua cống lửng có bịt lưới cước, giữ mực nước trong ao thường xuyên 1,0 - 1,5 m. Sau 3 - 5 ngày tiến hành thả giống. 3. Chọn và thả giống: giống phải có kích cỡ đồng đều, nhiều nhớt, không xây xát. Thông thường thả tra giống kích cỡ 80 – 100g/ con. Mật độ thả nuôi: 5 - 8 con/m 2 . tra thả nuôi được quanh năm. Nên vận chuyển giống lúc trời mát, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, chuyển bằng bao nilon bơm oxy với mật độ: 200 con/bao (60 x 100 cm). Dùng dây thun buộc 2 góc bao nilon lại tránh gai nhọn của vây đâm vào nilon làm thủng bao. Trước khi thả vào ao phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng và môi trường nước ao nuôi. Nếu ao nuôi có diện tích lớn hơn 300 m 2 thì dùng lưới cước chắn lại khoảng 50 - 100 m 2 ao, thả giống vào để dễ chăm sóc và quản lý. Sau thời gian từ 15 - 30 ngày tùy theo diện tích lưới chắn, sau đó mở lưới để ra ao. Có thể thả thêm chép với lượng 5% tổng số thả. 4. Chăm sóc, quản lý: Thường xuyên theo dõi màu nước ao, nếu ao bị thối phải thay nước ngay. Kiểm tra cống bọng, bờ bao quanh, địch hại, nguồn nước Số lần cho ăn tùy vào giai đoạn phát triển của cá. Thông thường dao động 2 - 4 lần trong ngày, ở giai đọan còn nhỏ số lần cho ăn nhiều hơn. Thức ăn có 2 dạng: - Thức ăn công nghiệp đã được chế biến dùng cho cá. - Thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các loại tôm, cua, tạp để chế biến thức ăn cho nuôi, đồng thời cần bổ sung thêm khóang vi lượng và Vitamin C để kích thích ăn và sinh trưởng. Tỷ lệ pha trộn có thể theo công thức : * Công thức 1: Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Tấm nấu 40-50 Cám mịn 20-30 Bột 10-15 Bột đậu nành 10-15 Thyromin 3 0,5 *Công thức 2: Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Tấm nấu 30-40 Cám mịn 10-20 Cá tươi 50 Thyromin 3 0,5 Các loại thức ăn này được trộn đều với tấm nấu chín, vắt hoặc cho vào máy nén thành viên cho ăn. Cần để 5-10% lượng thực ăn hàng ngày vào sàn ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn cũng như biết được tình trạng sức khỏe của cá. - Giai đọan nuôi vỗ béo để chuẩn bị xuất bán cần thay nước tích cực hơn. Nên duy trì màu nước bạc là tốt, nếu nước có màu xanh đậm hoặc thúi thịt bị vàng. II.2.2. Nuôi trong bè: 1. Vị trí nuôi: Bè phải đặt ở những nơi kênh, rạch, sông, hồ có dòng chảy nhẹ, thoáng và sạch.Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn, nên chọn những nơi nước sâu để đảm bảo lượng nước trong bè 1,4 - 1,6 m. 2. Điều kiện bè nuôi: Bè thường có dạng hình hộp chữ nhật với nhiều kích thước khác nhau. Có thể sử dụng bè nhỏ có thể tích từ 10 - 20 m 3 hoặc bè có kích thước lớn hàng trăm m 3 để nuôi tra. Bè được đặt có một phần nổi trên mặt nước, cách mặt nước 0,2 - 0,5 m. 3. Thả giống: Trước khi thả giống vào bè nên cọ rửa và sát trùng bè bằng vôi bột hoặc Chlorine. Chọn đều cỡ, nhiều nhớt, không xây xát. Kích cỡ thả: 8 - 10 cm/ con. Mật độ thả: 80 - 100 con/m 3 .Vận chuyển giống (giống như nuôi trong ao). 4. Chăm sóc, quản lý: Hàng ngày cho ăn 5 - 20% tổng trọng lượng nuôi, số lượng thức ăn được điều chỉnh theo sự gia tăng về trọng lượng sau mỗi tháng nuôi. Số lượng cho ăn tùy vào giai đoạn phát triển của cá. Thông thường dao động: 2 - 4 lần/ ngày. Thức ăn cần để trong sàn để dễ kiểm tra mức độ ăn mồi của cá. Thành phần thức ăn (giống như nuôi trong ao). Lê Thị Xuân Mai Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ . KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA Cá Tra được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra có thị trường xuất khẩu ở Mỹ và Châu Âu. Khi nuôi môi trường. bè (%) Tra 70 90 Chép 7 5 Sặc rằn, Hường 20 He 5 Rô phi, Mè trắng 3 II. Kỹ thuật nuôi cá tra bột II.1. Kỹ thuật ương cá tra bột

Ngày đăng: 23/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan