Kỹ thuậtnuôicá vược Nguồn: vietlinh.com.vn Cávược là một đặc sản cho giá trị kinh tế cao bởi dinh dưỡng mà cávược mang lại vượt trên nhiều loại cá khác. Mặc dù là đối tượng nuôi mới, nhưng cávược đã được thuần hóa để nuôicả trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Vậy kỹthuậtnuôi và kinh nghiệm để nuôicávược như thế nào để mang lại hiệu quả cao là nội dung trao đổi của Kỹ sư Trương Văn Trị- Giám đốc CT TNHH Giống thủy sản Hải Long tỉnh TB. (Đề tài thuần hoá cávược của Kỹ sư Trương Văn Trị đã được nhận giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹthuật TB năm 2007). P/V : Kỹ sư giới thiệu sơ bộ về đặc tính và hình thái của cávược nước mặn và khi đã thuần hóa thành cávược nước ngọt? Kỹ Sư Trị: Cávược có cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Vẩy dạng lược rộng. Chiều dài tối đa: 200 cm, cân nặng 60 kg. Màu sắc có hai giai đoạn, giai đoạn giống cá thường có mầu nâu Oliu ở phía trên với màu bạc ở hai bên lườn và bụng, khi cá sống trong môi trường nước biển và màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt; giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần đuôi. Cávược là loài cá dữ, thức ăn ưa thích là các loại cá tạp, tôm, không ăn thực vật và các loài giáp xác khác nhau như: cua, cáy: P/V: Cávược là đối tượng nuôi mới ở tỉnh ta, xin Kỹ sư cho biết trước đó cávược phân bố ở đâu và môi trường sống của chúng là gì? Kỹ sư Trị: Cávược trắng hay còn gọi là cá chẽm (Lates calcarifer) thuộc bộ Perciformes họ Serranidae, giống Lates. Cávược là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương. Chúng phân bố từ bờ phía Đông của ấn độ đến Indonexia, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, đến Đài Loan và Nam Nhật Bản, về phía Nam đến Papua, New Guinea và bắc Austraylia. Đặc biệt có nhiều ở các nước trong khu vực Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam chúng phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Cávược thường sống ở vùng nước ven biển, cửa sông, rừng ngập mặn, cho tới độ sâu 40m. Giai đoạn cá cái nở (15-20 ngày tuổi, dài 0.4-0.7 cm), thường phân bố tại ven biển gần các cửa sông nước lợ, cá cỡ 1 cm có thể tìm thấy cả trong các thuỷ vực nước ngọt. Trong tự nhiên, cáVược sinh trưởng ở nước ngọt, nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ. P/V: Hiện nay nhiều bà con ven biển và cả trong nội đồng cũng đang có nhu cầu nuôicá vược, kỹ sư cho biết về yêu cầu ao nuôi đối với cávược đòi hỏi như thế nào? Kỹ sư Trị: 1. Chuẩn bị ao nuôi. Yêu cầu ao có diện tích từ 500 - 5000 m2 (tương đương với 1.5 -15 sào Bắc bộ). - Đáy ao tương đối bằng phẳng, nghiêng về cống tiêu nước. (Chất đáy là thịt pha cát hoặc sét pha cát). - Ao có nguồn nước tốt, cấp quanh năm và có cống cấp thoát nước riêng biệt, độ sâu của ao từ 1.2 -3m. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và cao hơn mức nước cao nhất hàng năm là: 0.5m. a. Cải tạo ao nuôi. Làm cạn nước trong ao nuôi (Điều chỉnh lượng bùn đáy ở khoảng 15- 20cm). Tẩy vôi bột với lượng 4-6 kg nếu ao mới, từ 5-7 kg nếu là cũ. Vãi vôi xong phơi ao 2-3 ngày, tiến hành đưa nước vào ao, khi mực nước đạt được khoảng 80cm để ổn định 2-3 ngày tiến hành thả cá. b. Thả cá. Yêu cầu cá thả ban đầu: Cá khoẻ mạnh, sạch bệnh, không dị hình, dị tật, không xây xước và có nguồn gốc rõ ràng. Cá phải được thuần ngọt trước khi đưa vào ao nuôi thương phẩm. Kích cỡ thả cá đạt: 5-7cm hoặc 6-8cm. Thời gian thả cá vào lúc 8-9giờ sáng hoặc buổi chiều mát. P/V: Được biết cávược dễ nuôi và dễ chăm sóc, nhưng cần nhất là yếu tố quản lý môi trường nước vậy kỹthuật này như thế nào? Kỹ sư Trị: Đối với cávượcnuôi hiện nay thức ăn chính chủ yếu là cá tạp. Với 2 tháng đầu cho ăn với lượng 8-10% trọng lượng thân, ăn 2 bữa/ngày, vào lúc 7-8h sáng và 17h chiều. Vị trí và thời gian cho ăn không thay đổi . Trước khi cho ăn dụ cá vào một chỗ rồi mới vãi mồi. Sau 2 tháng nuôi, cho cá ăn một bữa/ngày vào lúc 17h. Khẩu phần ăn 5% trọng lượng thân, trong giai đoạn này cá tạp để nguyên con. Từ 1-2 tháng đầu, cá chuyển giai đoạn từ cá giống – sang cá trưởng thành. Vì thế cá rất phàm ăn, thậm chí thực ăn thừa trong ao cá cũng sử dụng, do vậy giai đoạn này cá thường hay bị chết. Vì thế để cho chắc chắn, người chăn nuôi phải sử dụng thuốc phòng và theo dõi sát sao. Cách cho cá ăn thuốc: Nghiền thuốc mịn và đảo với thức ăn, cho ăn 1 lần/tuần và cho ăn một tháng liền sẽ đảm bảo cho cá nuôi. b. Quản lý ao nuôi: Vào các buổi sáng sớm đi xung quanh bờ ao để kiểm tra. Nếu phát hiện thấy cá chuyển màu đen bơi lờ đờ trên mặt nước và chũi đầu vào bờ, thì đó là hiện tượng cá bị bệnh, ta phải nhanh chóng xem xét để xử lý. Định kỳ phải rắc vôi bột xuống ao: 20kg/100m2/tuần P/V: Như kỹ sư cho biết thì cávược là loài cá dữ, vậy nếu người nuôi muốn nuôi ghép với cá truyền thống có được không và cần yêu cầu gì? Kỹ sư Trị Các đối tượng đưa vào nuôi ghép với cávược là cá rôphi, cá trôi, cá mè, cá chép. 1. Chuẩn bị ao nuôi: Yêu cầu ao có diện tích từ 1000- 5000 m2 (tương đương với 3-15 sào Bắc bộ) Ao có nguồn nước tốt cấp quanh năm và có cống cấp thoát nước riêng biệt, độ sâu của ao từ 1.2-3 m. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và cao hơn mức nước ao nhất hàng năm là: 0.5m. a) Trước khi thả cá, cần chú ý: Làm cạn nước trong ao nuôi (điều chỉnh lượng bùn đáy ở khoảng 15-20cm nếu là ao cũ). Tẩy ao bằng vôi bột với lượng 4-6 kg nếu là ao mới; 5-7 kg nếu là ao cũ. Khi vãi vôi xong, phơi ao trong 2-3 ngày, tiến hành đưa nước vào ao. Ban đầu nước được tháo vào ao 50cm rồi vãi phân để gây màu, phân ở đây được dùng phân chuồng + phân xanh, đối với cávược không cần phải gây màu, nhưng đây là phương thức nuôi ghép, vì thế gây màu để tạo thức ăn tự nhiên là vấn đề quan trọng. Lượng phân chuồng dùng từ: 30-50kg/100 m2 .Phân xanh dùng: 30- 50kg/100m2. Tiến hành ngâm ao trong 5-7 ngày nếu thời tiết ấm áp, từ 7-10 ngày nếu thời tiết lạnh. Khi màu nước đã lên, cấp tiếp nước vào ao đạt độ 1.2-1.5 rồi thả giống. b. Thả cả: CáVược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè. Mục đích là cho cávược quen ăn mồi chết. Công thức thả ghép: Có công thức như sau: Cávược 23%, cá rô phi: 38%, cá mè 19%, cá trôi 15%, cá chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Kích cỡ thả cá: CáVược 6-8 cm, tốt nhất 8-12 cm. Cá rô phi 20-30 con/kg, cá trôi: 10-15 con/kg, cá mè 8-10 con/kg, cá chép 8-10con/kg. Đối với hình thức nuôi ghép, ta chỉ cung ứng thức ăn cho cá vược, ở đây thức ăn của cávược là cá tạp băm nhỏ. Trước khi cho ăn dụ cá vào một chỗ rồi mới vãi mồi. Hình thức nuôi ghép với cá truyền thống đang là mô hình đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các mô hình khác. Đáp ứng được ngày công bỏ ra, tận dụng tối đa được diện tích mặt nước mà hoàn toàn không bị ô nhiễm môi trường. Chúc bà con thành công. . người nuôi muốn nuôi ghép với cá truyền thống có được không và cần yêu cầu gì? Kỹ sư Trị Các đối tượng đưa vào nuôi ghép với cá vược là cá rôphi, cá trôi, cá. đối tượng nuôi mới, nhưng cá vược đã được thuần hóa để nuôi cả trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Vậy kỹ thuật nuôi và kinh nghiệm để nuôi cá vược như thế