TRAN QUOC THÀNH - NGUYÊN ĐỨC SƠN
TAM Li HOC XÃ HỘI
Trang 2
UNIVERSITY OF EDUCATION PUBLISHING HOUSE
TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI
“TRẤN QUỐC THÀNH ~ NGUYÊN ĐỨC SƠN
Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Sách được xuất bản theo chỉ đạo biên soạn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thục vụ công tác đào tạo cử nhân chuyên ngành Tâm lí Giáo đục Mã sách quốc tế-ISðN 978-604-54-0809-4
Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
Mọi hình thức sao chép hay phát hành mà không có sự cho phép bằng văn bản ‘ca Nh xu bản Đại học Sư phạm đấu là vi phạm pháp luật
(Chứng tôiluôn mong muốn nhận được những ÿ kiến đồng góp của quỷ ị độc giả đểsóch ngơy càng hồn thiện hơn .Mộigóp về sách, lên hệ về bản thảo và dịch vụ bản quyền xin vu lòng gửi về đa chỉemail kehoochenxbdhap du vn,
Ma si
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC 1 Bản chất của các hiện tượng tâm lí xã hội
IL Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
II Lịch sử hình thành -
IV Tâm lí học xã hội trong hệ thống các khoa học V Các phương pháp nghiên cứu
“Câu hỗi ôn tập chương 1
Chương II CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHÉ TÂM LÍ XÃ HỘI
1 Các quy luậttâm lí xãhội
II Cáccơchếtâm líxãhội
Câu hỏi ôn tập chương II
Chương III NHÓM XÃ HỘI
1 Khái niệm nhóm xã
à phân loại nhóm
II Cấu trúc của nhóm xã hội
IIL, Một số đặc điểm tâm lí của nhóm lớn
IV Khái niệm chung về nhóm nhỏ
Câu hôi ôn tập chương II
Chương IV MỘT SÓ VẤN ĐÈ TÂM LÍ XÃ HỘI CỦA TẬP THẺ 1 Tập thể và cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể II Sựcố ết trong tập thể
IIL Một số hiện tượng tâm lí xã hội cơ bản trong đời sống tập thể Câu hỏi ôn tập chương 1
Trang 4
Chương VI NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÍ XÃ HỘI 117
I _ Khái niệm nhân cách 117
II Cấu trúc nhân cách -121
111 Các yếu tố chỉ phối sự hình thành và phát triển nhân cách 127
IV Su suy thodi nhân cách 132
V - Kiểu nhân cách xã hội ° woe 134
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
“Tâm lí học xã hội là một ngành của Tâm lí học và mang đậm hơi thở của đời
sống xã hội Lịch sử Tâm lí học xã hội cho thấy, những vấn đề nổi bật của các
giai đoạn xã hội lịch sử đều được phản ánh trong Tâm lí học xã hội ở các mức
độ khác nhau Không ít những vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội được tiến hành nghiên cứu trong Tâm lí học xã hội ngay từ khi chúng bắt đầu xuất hiện
Những nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và công bằng xã hội những năm
1930 ~ 1940, về sự a dua vào những năm 1950, về sự xâm kích những năm 1960,
về giới tính, về dân tộc những năm 1960 — 1970, về chủng tộc những năm 1980 và về những vấn đề tâm lí xã hội xuyên văn hoá vào những năm 1990 đến nay là
sự phản ánh sắc nét những diễn biến và sự kiện lịch sử xã hội Đồng thời với
tính thời sự, những vấn đề mang tính cơ bản và ồn định của Tâm lí học xã hội như:
vấn đề nguồn gốc của các hành vi xã hội, các quy luật và các cơ chế của sự hình
thành các hiện tượng tâm lí xã hội, bản thân các hiện tượng tâm lí xã hội với các
đặc điểm và diễn
ến của nó ngày càng được quan tâm Như một quy luật, xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày cảng được mở rộng và
nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu bản chất của các quá trình xã hội mà con người
tham gia vừa là chủ thể và khách thể càng lớn Chính vì những lí do như vậy mà
sự quan tâm đến Tâm lí học xã hội ngày càng nhiều hơn
Đối với những người làm công tác giảng dạy, việc tiếp cận những vấn đề của
Tâm lí học xã hội là
sức có ý nghĩa Bởi vì, dù có ý thức hay không có ý thức, công việc của họ gắn liền với các hiện tượng tâm lí xã hội, chịu sự chỉ phối của các quy luật tâm lí xã hội Hơn nữa, nhiều khi chính người làm công tác giảng dạy lại phải chủ động tạo ra một số hiện tượng tâm lí xã hội trong công việc của mình như:
với nhóm sinh viên, đồng nghỉ
p hay phải đối diện với các hiện tượng tâm
1í xã hội cần giải quyết như: dư luận xã hội, bầu không khí tập thẻ
'Việc biên soạn một cuốn giáo trình về tâm lí học xã hội là công việc khó khăn
vì chính sự đa dạng và đa chiều của các hiện tượng tâm lí xã hội không cho phép có
được các khái quát khoa học dé dàng Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các nghiên cứu
Trang 6trong lĩnh vực này ở Việt Nam cũng như sự non trẻ của bộ môn khoa học này ở
nước ta chắc chắn làm cho việc biên soạn khó đáp ứng được đòi hỏi của người đọc Tài liệu khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế Vì vậy, các tác giả rất
mong được sự đóng góp ý kiến để có thể chỉnh sửa, bổ sung giúp tài liệu trở nên có ích và đầy đủ hơn
Trang 7CHƯƠNG I
TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC
'Nội dung cơ bản:
— Bản chất của các hiện tượng tâm lí xã hội: các hiện tượng tâm lí xã hội là gì? bản chất, chức năng, phân biệt các hiện tượng tâm lí xã hội với các hiện tượng xã
i
~ Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lí học xã hội: các quan điểm về đối tượng của
'Tâm lí học xã hội, đối tượng của Tâm lí học xã hội, nhiệm vụ của Tâm lí học xã hội; lịch sử hình thành của Tâm lí học xã hội: các tiền đề cho sự ra đời của Tâm lí học xã hội, Tâm lí học xã hội ra đời như là khoa học độc lập, các hình thái đầu tiên của Tâm lí học xã hội; Tâm lí học xã hội trong hệ thống các khoa học: quan hệ của Tâm
lí học xã hội với các khoa học khác
~ Phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học xã hội
| BAN CHAT CUA CAC HIEN TUONG TAM LÍ XÃ HỘI
1 Các hiện tượng tâm lí xã hội là gì?
Khi nói tới đời sống tâm lí của con người, người ta thường đề cập đến các hiện
tượng xúc cảm — tình cảm; đến các quá trình nhận thức như: tư duy, tưởng tượng, đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy con người thực hiện các hoạt động này hay
hoạt động khác Các hiện tượng tâm lí đó gọi là tâm lí cá nhân, tức là các hiện
tượng tâm lí thuộc về từng cá nhân, mang sắc thái riêng của mỗi cá nhân; là sự phản
ánh nội dung đời sống xã hội, mang tính chất cá nhân riêng lẻ Các hiện tượng tâm
1í cá nhân đó được nghiên cứu một cách tương đối độc lập với nhóm xã hội có cá nhân đó Tuy vậy, trong đời sống, con người liên tục tham gia vào các nhóm xã hội: gia định, trường học, bạn bè, đồng nghiệp Trong quá trình đó, cá nhân tác động qua lại với những cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh giá, mong muốn của bản thân và của người khác, nhận biết người khác, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của người khác Tâm lí của cá nhân khi đó một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự
tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu
và tình huồng tương tác Hệ quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lí chung,
ở nhiều cá nhân trong một nhóm, trong một cộng, đồng, trong cả một dân tộc, thậm
Trang 8Như vậy, tâm lí xã hội không phải là tổng đơn giản, cơ học của các hiện tượng
tâm lí cá nhân Nó là các hiện tượng tâm lí chung của nhiều người diễn ra trong các nhóm xã hội, khi con người hoạt động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau,
được quy định bởi sự tác động qua lại và nhóm xã hội
Một cách đơn giản, có thể hình dung các hiện tượng tâm lí xã hội là các hiện
tượng tâm lí nảy sinh khi cá nhân tác động qua lại với các đối tượng xã hội khác:
Cá nhân “——> Nhómxãhội
Cá nhân «———>_ Cánhân (rong nhóm xã hội)
Nhómxãhội «——> Nhómxãhội
Trong các quá trình tương tác đó, các hiện tượng tâm lí xã hội như: cá nhân
nhận biết, đánh giá hành vi của mình và người khác như thế nào, cá nhân chịu sự
chỉ phối và chỉ phối các cá nhân khác ra sao, các mối quan hệ như quan hệ liên nhân cách, sự hp dẫn lẫn nhau và sự xung đột diễn ra như thế nào trong các nhóm diỄn ra không phải một cách ngẫu nhiên mà theo các quy luật nhất định Tâm lí học xã hội chịu trách nhiệm phát hiện các quy luật chỉ phối hành vi và hoạt động của con người khi con người tham gia vào nhóm xã hội, cũng như các đặc trưng tâm lí của chính các nhóm xã hội đó
Nhu vậy, Tâm lí học xã hội nghiên cứu các quy luật và cơ chế của các hiện tượng tâm lí xã hội nảy sinh trong các tương tác xã hội
2 Bản chất và chức năng của các hiện tượng tâm lí xã hội
Trước khi đề cập đến bản chat của hiện tượng tâm lí xã hội, điều đầu tiên chúng, ta phải khẳng định rằng: Cá nhân không tồn tại tự nó, tách rời với những cá nhân khác Cá nhân tồn tại phát triển trong các mối quan hệ xã hội và chính vì thế mỗi cá
nhân là “tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” (C Mác) Tham gia vào hệ thống
các mi quan hệ xã hội khác nhau tức là cá nhân tham gia vào các nhóm xã hội Các nhóm đó hiện diện mọi nơi và chính là môi trường xã hội của cá nhân Đó có thể là gia đình một dạng nhóm đặc biệt, lớp học, cơ quan, bạn bè Tâm lí học xã hội gọi chung đó là các nhóm xã hội Hoạt động trong các nhóm xã hội đó cá nhân tác động đến các cá nhân khác đồng thời chịu sự tác động của các cá nhân khác Sự tác động qua lại đó ảnh hưởng đến hành vi cá nhân và làm nảy sinh những hiện tượng tâm lí chung Đó là các hiện tượng tâm lí nhóm, rộng hơn gọi là các hiện tượng tâm
lí xã hội Nói như vậy đẻ thấy rằng, các hiện tượng tâm lí xã hội nảy sinh trong môi
Trang 9Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, tâm lí xã hội là những hiện tượng tâm lí
chung của một nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp
và hoạt động cùng nhau của các cá nhân trong nhóm Các hiện tượng tâm lí xã hội
điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng nhau của các thành viên và của nhóm xã hội
Mặt khác, các hiện tượng tâm lí xã hội có quan hệ đặc biệt và khó có thể tách rời với các hiện tượng tâm lí cá nhân Các hiện tượng tâm lí xã hội không tồn tại lơ lừng đâu đó ngoài cá nhân mà chúng hiện diện ở cá nhân, thúc đây cá nhân hành động, ví dụ: sự a dua, sự hoảng loạn, các trào lưu, thi hi nhận biết các hiện tượng tâm lí xã hội cũng chỉ có thể diễn ra trên cơ sở của nhiều cá nhân Tuy vậy, các hiện
tượng tâm lí đó không hoàn toàn là các hiện tượng tâm lí cá nhân có thể kiể
nó từ “bên ngoài” thâm nhập vào cá nhân, vừa được biểu hiện với sắc thái của cá nhân, vừa có tính tương đồng với các cá nhân khác trong cùng mối quan hệ tương tác Có thể coi mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội là mối
quan hệ giữa cái chung và riêng
Các hiện tượng tâm lí xã hội hiện diện trong đời sống hằng ngày nhưng không phải lúc nào chúng cũng được nhận biết Cá nhân có thể bị chỉ phối bởi các hiện tượng tâm lí xã hội một cách vô thức hay có ý thức Vi
học tập, rèn luyện để phát
huy truyền thống là hành động có ý thức, nhưng bắt chước hành vi của người khác,
theo trào lưu nhiều khi lại là hành động vô thức Hay, việc chịu ảnh hưởng của định kiến xã hội trong nhìn nhận, đánh giá người khác, dân tộc khác mà nhiều khi cá nhân không nhận biết được Nói cách khác, các hiện tượng tâm lí xã hội chỉ phối tâm lí của cá nhân và qua đó chỉ phối hoạt
ng sống của cá nhân
Ở phạm vi lớn hơn, các hiện tượng tâm lí xã hội chỉ phối các mối quan hệ xã
hội trong các nhóm, các cộng đồng hay các dân tộc và cả xã hội loài người Từ sự thân thiện hay xung đột giữa các cá nhân trong một nhóm xã hội và sự định kiến
hay đồng nhất hoá với một dân tộc hay một cộng đồng mà cá nhân thiết lập quan hệ
với cá nhân khác, nhóm thiết lập quan hệ với nhóm khác Chính vì vậy, các nhà khoa học thường tập trung nghiên cứu khía cạnh tâm lí xã hội của các tầng lớp, các
dân tộc nhằm tạo ra các cơ sở cho việc thiết lập và vận hành các mối quan hệ giữa
các nhóm một cách hiệu quả Rõ rằng, các hiện tượng tâm lí xã hội đóng vai trò chỉ phối, ảnh hưởng đến các mối quan hệ nói trên
Như vậy, các hiện tượng tâm lí xã hội có chức năng định hướng, thúc đẩy và
điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân Hoạt động của các nhóm xã hội,
Trang 103 Phân biệt các hiện tượng tâm lí xã hội với các hiện tượng xã hội
Các hiện tượng xã hội và các hiện tượng tâm lí xã hội không đồng nhất, nhưng cũng không tồn tại độc lập, tách rời
Bất kì hiện tượng nào nảy sinh trong đời sống xã hội của con người, liên quan
đến đời sống xã hội của con người đều được gọi là các hiện tượng xã hội Đó có thể là các hiện tượng tôn giáo, giáo dục, văn hoá, khoa học, đạo đức, chính trị, giai cấp, gói tính Có những hiện tượng xã hội tồn tại ở mọi thời kì trong lịch sử của loài người, cũng có những hiện tượng xã hội chỉ tồn tại một giai đoạn nhất định Các hiện tượng xã hội này sinh, biến đổi và chuyển hoá theo những quy luật nhất định Có những quy luật phổ quát cho nhiều hiện tượng xã hội, nhưng cũng có những quy luật mang tính đặc thù cho một lĩnh vực xã hội nào đó Do vậy, nghiên cứu các hiện tượng xã hội đòi hỏi sự tham gia của nhiều khoa học khác nhau Mỗi khoa học tập trung nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể nhưng sự giao thoa là điều tất yếu Tâm lí xã hội chính là minh chứng cho sự giao thoa của các hiện tượng xã hội và tâm lí xã hội
Các hiện tượng xã hội chính là nguồn gốc của các hiện tượng tâm lí xã hội, ví sẽ tạo ra các hiện tượng tâm lí xã hội nhất tâm trạng phản đối chiến tranh Như vậy,
dụ chiến tranh, khủng hoảng, khủng b
định như: tâm trạng lo lắng của xã hị
các hiện tượng tâm lí xã hội là sự phản ánh các hiện tượng xã hội Các hiện tượng xã hội diễn ra theo các quy luật xã hội, nhưng bắt kì một hiện tượng xã
có mặt tâm lí xã hội của nó, bởi lẽ chủ thể của các hiện tượng xã hội chính là con
người với ý thức, tỉnh thần của mình Đó cũng là điều mà V Wundt trong tác phẩm
Tâm lí học dân tộc — một tác phẩm sớm trong lịch sử của Tâm lí học xã hội đã khẳng định: Một góc nhìn quan trọng mà nhờ đó có thể xem xét tắt cả các hiện tượng liên quan đến đời sống cùng nhau của con người đó là góc nhìn Tâm lí học
Cũng cần thấy rằng, các hiện tượng tâm lí xã hội có tính độc lập tương đối với
các hiện tượng xã hội Với tư cách là các hiện tượng thứ phát, các hiện tượng tâm lí
xã hội có thể tồn tại lâu hơn và tương đối bền vững, trong khi các hiện tượng xã hội lại đễ thay đổi Các hiện tượng tâm lí xã hội ra trong cộng đồng lại có tác động,
điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng đó và thông qua đó tác động ngược trở lại đến các hiện tượng xã hội
II ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Giống như mọi khoa học, Tâm lí học xã hội cần phải xác định rõ đối tượng
nghiên cứu của mình Cũng không phải là ngoại lệ, trong lịch sử phát triển của
Trang 11Tâm lí học xã hội, vấn đề đối tượng của khoa học này cũng làm nảy sinh nhỉ èu
cuộc tranh luận Việc xác định đối tượng của Tâm lí học xã hội khá khó khăn bởi tính chất giao thoa và sự đa dạng của các vấn đề mà nó nghiên cứu Có thể điểm qua những quan điểm khác nhau về đối tượng của Tâm lí học xã hội như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tâm lí học xã hội phải nghiên cứu các hiện tượng tâm Ìí đám đơng như tâm lí tầng lớp, cộng đồng xã hội, bao gồm: truyền thống, đạo đức, tập quán; nghiên cứu các tập thể, các quan điểm xã hội Những nghiên cứu
sớm trong lịch sử Tâm lí học xã hội đều tập trung vào đối tượng đám đông Các tác
phẩm của G Tard về tâm lí dân tộc, của G Lebon về tâm lí đám đông là minh hoạ cho quan điểm này
ï phải nghiên cứu nhân cách 26)
đặc điểm loại hình, vị trí, các mối quan hệ liên nhân cách trong đời sống xã hộ Quan điểm này xuất phát từ nghiên cứu nhân cách, đặt các nhân cách trong môi quan hệ liên nhân cách Cơ sở lí luận của nó chính là bản chất xã hội và giá trị xã hội của nhân cách
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tâm lí học xã
Quan điểm thứ ba cho rằng, Tâm lí học xã hội nghiên cứu cả các quá trình tâm lí đại chúng, cả vị trí của cá nhân trong nhóm; những thay đổi hoạt động tâm lí của cá nhân trong nhóm do ảnh hưởng của sự tác động qua lại, các đặc điểm nhóm, các khía cạnh tâm lí của các quá trình xã hội Các nhà tâm lí học xã hội theo quan điểm này tập trung vào việc nghiên cứu suy nghĩ, hành vi xã hội của cá nhân, trì giác xã hội, sự ảnh hưởng xã hội đối với các cá nhân
Các quan điểm nêu trên cho thấy: Đối tượng của Tâm lí học xã hí
và phải xác định từ hai phía - cá nhân và nhóm xã hội Một cách phổ tượng của Tâm lí học xã hội được xác định như sau:
— Các hiện tượng tâm lí chung của nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình
giao tiếp và tác động qua lại giữa các cá nhân
~ Cái chung, đặc trưng, cái bản chất trong tâm lí nhiều người trong các nhóm xã
hội nhất định
~ Những đặc trưng tâm lí cơ bản của các loại nhóm xã hội được tạo nên từ sự
tác động qua lại
~ Các quy luật nảy sinh hình thành, vận động và phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội và sự tác động qua lại
Cách xác định như vậy cho phép bao quát một điện rộng các vấn đề mà Tâm lí học xã hội cần giải quyết Đồng thời, nó định hướng cho việc nghiên cứu các
Trang 12hiện tượng tâm lí không phải đơn thuần của cá nhân mà là các hiện tượng tâm lí nảy
sinh trong đời sống xã hội của con người
Từ cách xác định như vậy, trong quá trình phát triển của Tâm lí học xã hội,
hàng loạt các phân ngành ra đời và tập trung sâu hơn vào các vấn đề trong từng lĩnh
vực cụ thể như: Tâm lí học tôn giáo, Tâm lí học dân tộc, Tâm lí học giới tính
2 Nhiệm vụ nghiên cứu a) Nghiên cứu lí luận
Với tư cách là một bộ môn khoa học giao thoa, sử dụng nhiều trỉ thức khoa học từ các ngành khoa học liên quan, đồng thời tập trung vào việc nghiên cứu các hiện
tượng rất phức tạp, Tâm lí học xã hội muốn khẳng định được vị trí của nó trong hệ
thống các khoa học thì không thể coi nhẹ việc nghiên cứu lí luận Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận tập trung vào các nội chính như sau:
— Xác lập hệ thống các khái niệm khoa học riêng của Tâm lí học xã hội, đặc biệt thống nhất nội hàm của các khái niệm dùng trong lĩnh vực này giữa các nhà khoa học và phân biệt các khái niệm đó với các khái niệm gần hoặc có liên quan trong các lĩnh vực khác Việc sử dụng các khái niệm của các khoa học giao thoa với
nội hàm không xác định làm đánh mắt bản chất tâm lí xã hội của khái niệm cũng
như tạo ra sự lẫn lộn trong việc trao đổi và phản biện khoa học Điều đó làm giảm giá trị khoa học của các nghiên cứu
— Phát hiện các quy luật của sự nảy sinh, hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lí xã hội, các quy luật của sự tác động qua lại giữa người với người trong các nhóm, các quan hệ xã hội, gồm: phát hiện những điều kiện chủ quan, khách
cơ chế diễn ra các hiện tượng đó Sự đóng góp của Tâm lí học xã hội đối với khoa
học khác và đối với đời sống xã hội chính là ở nội dung này Trên cơ sở các quy
luật được phát hiện, Tâm lí học xã hội có thể góp phần lí giải các hiện tượng tâm lí
xã hội nảy sinh, dự báo xu hướng của các hiện tượng đó và chỉ ra cách thức tác
động đến các hiện tượng tâm lí xã hội
— Xây dựng, thiết kế các phương pháp nghiên cứu đặc thù để nghiên cứu các
hiện tượng tâm lí xã hội Trong các phương pháp đã có, Tâm lí học xã hội khá mạnh
với việc sử dụng các phương pháp thực nghiệm để làm bộc lộ các quy luật và các cơ chế của các hiện tượng tâm lí xã hội, tuy vậy trong xu hướng nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội ở phạm vi rộng lớn như: tâm lí tộc người, tôn giáo, xuất
hiện những khó khăn nhất định về phương pháp nghiên cứu
Trang 13
b) Nghiên cứu thực
Có thể nói, những vấn đề thực tiễn ngày càng được đặt ra hết sức đa dạng trước Tâm lí học xã hội và các chuyên ngành hẹp của nó Việc ứng dụng các quy luật chung của Tâm lí học xã hội vào các lĩnh vực hẹp hơn trong đời sống xã hội liên tục làm nảy sinh các chuyên ngành mới với các vấn đề nóng hồi và phức tạp Tâm lí
học dân lộc đang rất được chú ý trong quá trình hội nhập và toàn cau hoá với các
vấn đề thực tiễn cần giải quyết: Làm thế nào để gìn giữ bản sắc dân tộc? Sự đồng nhất về văn hoá và tâm lí dân tộc có vai trò thé nào trong quá trình hội nhập? 7ẩm lí học tôn giáo với các vấn đề về niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo trong thời kì có sự tác động qua lại mạnh mẽ của các tôn giáo khác nhau sẽ như thé nao? Tam li hoc giới tính lại đối đầu với các vẫn đề nóng bỏng: Đâu là nguyên nhân tâm lí xã hội của các Hệ quả của các phong trào đồng giới đối với đời sống xã hội nói chung? Đặc trưng tâm lí xã hội của các nhóm đồng giới? Cũng như vậy, Tâm lí học quản lí, Tâm lí học tổ chức và công nghiệp cũng đang đứng trước các vấn đề thực tiễn hét sức cấp bách Việc giải quyết các vấn đề thực tiễn vừa là một nhiệm vụ xã hội đặc ra với Tâm lí học xã hội nói chung và các chuyên ngành của nó nói riêng vừa là nhiệm vụ bên ngoài, vừa là sự thúc đầy bên trong của chính Tâm lí học xã hội Giải quyết được các nhiệm vụ đó sẽ tạo ra sự phát triển cho chính Tâm lí học xã hội và khẳng định vị trí của Tâm lí học xã hội trong hệ
thống các khoa học và trong đời sống xã hội II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1 Các tiền đề cho sự ra đời của Tâm lí học xã hội
Việc chỉ ra những đấu mốc cơ bản trong lịch sử của Tâm lí học xã hội nhằm tới hai mục đích Thứ nhất, người nghiên cứu có được bức tranh chung về tiến trình ra đời và phát triển của Tâm lí học xã hội với tư cách là một ngành khoa học
Thứ hai, quan trọng hơn, nó giúp chỉ ra được bản chất của Tâm lí học xã hội,
về các vấn đề Tâm lí học xã hội giải quyết, về sự phát triển trong các quan
về đối tượng của Tâm lí học xã hội
Cũng giống như nhiều bộ môn khoa học khác, các tư tưởng riêng lẻ đề cập đến các hiện tượng tâm lí xã hội đã xuất hiện từ thời kì cổ đại, đưới hình thức chung, nhất là các tư tưởng và các học thuyết Triết học.`Nguồn gốc của các tư tưởng đó
chính là các hiện tượng tâm lí xã hội trong cuộc sống có thể được quan sát thấy như: sự cuồng loạn hay hoảng loạn của đám đông, sự thăng hoa trong các lễ tế thần,
sự a dua theo các ý tưởng của đa số, sự tôn sùng của cộng đồng đối với thủ lĩnh, với
tô tem Tắt cả các hiện tượng tâm lí xã hội đó trong cuộc sống đã đặt các nhà tt
Trang 14
tiến hành các hành động như vậy? Cái gì chỉ phối hành vi của một nhóm, một cộng đồng người? Trả lời các câu hỏi đó, các nhà triết học đã đưa ra những ý tưởng đầu
tiên về các hiện tượng tâm lí xã hội Nhiều nhà nghiên cứu đều nhìn thấy sự tồn tại
của các tư tưởng Tâm lí học xã hội trong lòng các lí thuyết triết học cổ đại Các ý
tưởng về “tâm lí dân tộc” — sự khác biệt trong tâm lí của dân tộc này với dân tộc
khác, các “bản năng đám đông” có thể tìm thấy trong các công trình của Aristotle
6 Allport cho rằng người đặt nền móng cho các vấn đề của Tâm lí học xã hội là
Platon Nói cách khác, các màm mồng của Tâm lí học xã hội đã được gieo từ thời kì cỗ đại, trên chính mảnh đất là cuộc sống xã hội của con người
hơn, các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội, việc điều chỉnh hành vi xã hội cũng ngày càng trở nên cần thiết hơn
Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao, càng mang tính cắp thiết của xã hội và sự phát triển của các khoa học khác nhau, Tâm lí học xã hội trở thành một khoa học độc lập 2 Tâm lí học xã hội trở thành một khoa học độc lập
Theo quan điểm của Andrêeva, khi xem xét vấn đề “Tâm lí học xã hội trở thành
một khoa học độc lập như thế nào cần phải chú ý đến ba yếu tổ: 1) “Các yêu cầu” đối với việc giải quyết các vấn đề Tâm lí học xã hội xuất hiện trong các ngành khoa học giáp ranh khác nhau mà bản thân các khoa học đó chưa giải quyết được; 2) Các quá trình chuẩn bị phân tách các vấn đề Tâm lí học xã hội bên trong hai bộ
môn “mẹ” chủ yết âm lí học và Xã hội học; 3) Đặc điểm của các dang tri thức
Tâm lí học xã hội độc lập đầu tiên ~ Đây là các động lực trực tiếp thúc đầy sự ra đời của Tâm lí học xã hội như là một ngành khoa học độc
Giai đoạn giữa thế ki XIX là giai đoạn một loạt các bộ môn khoa học, trong đó có các bộ môn khoa học xã hội, đạt được những tiến bộ đáng kể Ví dụ, Ngôn ngữ học đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu lớn lao Năm 1859, M Laxarus (1824 — 1903) và nhà ngôn ngữ học G Steinthal (1823 ~ 1893) sáng lập “Tạp chí tâm lí học dân tộc và ngôn ngữ” tại Đức Vấn đề giao lưu ngôn ngữ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc được quan tâm Thế nhưng, Ngôn ngữ học không thể giải quyết được các vấn đề như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc bằng các phương tiện của mình Cũng như vậy, các khoa học khác như: Nhân chủng
học, Dân tộc học, Khảo cổ học đến thời điểm đó đã tích luỹ được rất nhiều dữ kiện Trong tắt cả các nghiên cứu này xuất hiện một hiện thực cần được tính đến: các đặc điểm tâm lí của một số các nhóm dân tộc, mối liên hệ của các sản phẩm văn
hoá và truyền thống, các lễ nghỉ Đó chính là lí do mà nhà tâm lí học xã hội người
Mĩ T Shibutani kết luận rằng Tâm lí học xã hội đã trở thành một lĩnh vực độc lập
Trang 15
một phần vì các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau không thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh có liên quan đến Tâm lí học xã hội (Shibutani,
1999) Như vậy, trong sự phát triển của khoa học xuất hiện nhu cầu tách riêng một
lớp các vấn đề mới không thuộc riêng về bắt kì một bộ môn nào đang tồn tại
Tâm lí học giữa thể ki XIX tập trung chủ yếu vào các vấn đề của tâm lí học cá
nhân Trong một số phần của nó, trước hết là trong bệnh lí tâm thần hoc bắt đầu xuất
hiện các mầm mồng của các khái niệm tương lai, đề cập đến đặc trưng của các dạng tác động qua lại lẫn nhau của con người, các ảnh hưởng lẫn nhau của chúng Bên cạnh đó cũng phát hiện ra sự phụ thuộc trong việc điều chỉnh tâm lí và hành vi cá nhân vào các tác động điều khién từ phía người khác, tức là sự điều chỉnh từ phía xã hội Nói cách khác, một cách tự nhiên, xuất hiện các vấn đề liên quan đến Tâm lí học xã hội ngay đã xuất hiện một cách tự nhiên ngay trong lòng Tâm lí học
Các trí thức tâm lí — xã hội trong lòng lĩnh vực Xã hội học cũng dần được hình thành, nhưng theo một cách hoàn toàn khác Gần như ngay từ thời gian đầu tồn tại của mình (giữa thế kì XIX) Xã hội học đi tìm kiếm các giải thích cho một loạt những sự kiện xã hội bằng các quy luật từ những lĩnh vực tri thức khác Ví dụ, Spencer vận dụng các quy luật sinh học để giải thích xã hội trong trường phái hữu sinh: quy luật đấu tranh sinh tồn hay tiến hoá xã hội Song, việc quy giản sinh học
không thể lí giải đúng đắn các quá trình xã hội và không thể giải thích được bản
chất của các quá trình xã hội đã buộc các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm các quy luật của Tâm lí học để giải thích cho các quá trình xã hội Nguồn gốc của các hiện tượng,
xã hội được cho là nằm trong tâm lí của con người Khía cạnh tâm lí trong mỗi hiện
tượng xã hội trở thành sự quyết định về mặt tâm lí đối với các hiện tượng xã hội Ví
dụ, theo quan điểm nhà xã hội học người Pháp G Tarde thì các sự kiện xã h‹
bản bao hàm không phải trong phạm vi một bộ óc, mà trong sự tiếp xúc của một vài bộ óc, là đối tượng Tâm lí học “liên trí óc” phải nghiên cứu Mô hình tổng thể của một sự kiện xã hội được vẽ ra như là mối tương quan của hai cá nhân, trong đó một
người bắt chước người khác
Nhu vay, quá trình phát triển của hai bộ môn khoa học Tâm lí học và Xã hội
học hiện rõ sự dịch chuyển theo chiều gặp nhau, kết thúc bằng việc hình thành các vấn đề đã trở thành đối tượng của một bộ môn khoa học mới: Tâm lí học xã hội cơ
3 Các hình thái lịch sử đầu tiên của tri thức Tâm lí học xã hội
Từ những thúc day trực tiếp nêu trên, sự ra đời của Tâm lí học xã hội trở thành
hiện thực vào giữa thế kỉ XIX Các hình thái đầu tiên của trì thức tâm lí ~ xã hội
được khai sinh Những hình thức đầu tiên này chủ yếu là các lí thuyết trừu tượng,
Trang 16mang tính mô tả mà chưa dựa trên các nghiên cứu thực tế Tuy vậy, chúng đã tạo ra hình hài của một bộ môn khoa học mới Từ tắt cả sự đa dạng của những lí thuyết Tâm lí học xã hội đầu tiên, người ta chọn ra ba lí thuyết đáng kể nhất: 74m lí học dân tộc, Tâm lí học đám đông và Lí thuyết bản năng của hành vi xã hội
Tâm lí học dân tộc là một trong các dạng đầu tiên của các lí thuyết Tâm lí học xã hội được hình thành vào giữa thế kỉ XIX tại nước Đức Những người trực tiếp sáng lập nên Tâm lí học các dân tộc là nhà triết học M Laxarus (1824 — 1903) va nhà ngôn ngữ học G Steinthal (1823 ~ 1893) Vào năm 1859, tap chi Tam li hoc các đân tộc và ngôn ngữ được ra mắt và đăng bài báo “Bàn về tâm lí học các dân tộc” Nhiệm vụ của Tâm lí học xã hội là “nhận biết về mặt tâm lí bản chất của tỉnh thần dân tộc, phát hiện các quy luật diễn ra các hoạt động tỉnh thần của dân tộc”
Sau đó, các tư tưởng tâm lí học dân tộc được phát triển trong các quan điểm của
V, Wundt (1852 — 1920) Lần đầu tiên, Wundt xây dựng lập trường của mình vào năm 1863 trong “Các bài giảng về tâm hồn con người và động vật” Tư tưởng được
phát triển chủ yếu vào năm 1900 trong tập đầu tiên của bộ sách mười tập Tam li hoc
các dân tộc Wundt cho rằng: Tâm lí học cần phải cấu thành từ hai phần: 7m sinh li hoc và Tâm lí học các dân tộc Trong đó, Tâm lí học dân tộc cần phải áp dụng các phương pháp khác, đó chính là phân tích các sản phẩm văn hố: ngơn ngữ, truyền
thuyết, phong tục, nghệ thuật
Các đại diện nổi bật khác của Tâm lí học xã hội thời kì đầu là G Tard và
G Lebon với lí thuyết về Tâm lí học đám đông — một trong các lí thuyết tâm lí xã hội đầu tiên Lí thuyết này được sinh ra tại Pháp trong nửa cuối của thế kỉ XIX
Các cội nguồn của nó xuất phát từ quan niệm về quy luật bắt chước của G Tarde (1843 — 1904) Theo quan điểm của Tarde trong Ähững quy luật của sự bắt chước, hành vi xã hội không có lời giải thích nào khác ngoài việc sử dụng ý tưởng về sự bắt chước Ông cho rằng: Tâm lí học hàn lâm chính thống, định hướng thiên về trí
tuệ, đã không thành công khi bỏ qua các thành phần xúc cảm trong các giải thích
của mình Ý tưởng về sự bắt chước tính đến các yếu tố phi lí trong hành vi xã hội Bởi vậy, nó có hiệu quả hơn Chính hai tư tưởng này của Tarde — vai trò của các
yếu tố phi lí trong hành vi xã hội và vai trò của sự bắt chước — đã được các nhà
sáng lập trực tiếp tâm lí đám đông lĩnh hội Đó là luật sư người Ý - S Sigele
(1868 — 1913) và nhà xã hội học người Pháp — G Lebon (1841 — 1931) Lebon,
với tư cách của một nhà xã hội học, chủ yếu quan tâm tới vấn đề đi tương
phản giữa đại chúng và giới thượng lưu trong xã hội Năm 1895 xuất hiện cong
trình chủ yếu của ông mang tên Tim lí học đám đông trong đó có trình bày bản
Trang 17được gọi là “đại chúng” Đặc điểm chính của nó là mất khả năng lí tính nhưng lại
tồn tại sự thống nhất tỉnh thần của đám đông “Đám đông này hình thành nên một
thực thể duy nhất, phục tùng quy luật thống nhất tỉnh than của những đám đông” với một số điều kiện nhất định (G Lebon 1905) Các đặc điểm điển hình của hành vi con người trong đám đông là: vô trách nhiệm cá nhân (điều này dẫn đến sự thống soái của các phản ứng xung động, bản năng), vai trò cảm xúc chiếm ưu
thế đột biến so với lí trí (điều này dẫn đến việc dễ bị các ảnh hưởng khác nhau),
hoàn toàn đánh mắt lí trí (điều này dẫn đến từ bỏ lôgic), đánh mắt trách nhiệm
riêng (điều này dẫn đến việc khơng kiểm sốt được các hãng hái bùng phát) (Lebon, 1995) Kết luận suy từ việc mô tả bức tranh về hành vi của con người
trong đám đông này là đám đông theo bản chất của mình, luôn luôn lộn xộn, hỗn loạn Bởi vậy, nó cần có “thủ lĩnh” Vai trò này có thể thực hiện bởi “giới thượng
lưu” Các kết luận trên được đưa ra trên cơ sở quan sát đám đông trong tình huống
hoảng loạn và chưa có, không có bắt kì khẳng định thực nghiệm nào được đưa ra,
mặc dù sau này các quan sát này được ngoại suy cho bắt kì hành động của đám đông nào khác
Ý nghĩa về mặt lí thuyết của tâm lí học đám đông có tính chất hai mặt: một mặt,
nó đưa ra lời giải thích ở một mức độ nhất định các tương quan của cá nhân và xã hội, nhưng mặt khác, lời giải thích này lại không có cơ sở Trên danh nghĩa, ưu thế của cá nhân so với xã hội được công nhận, nhưng bản thân xã hội lại bị tuỳ tiện quy
thành đám đông và thậm chí ở đạng này cũng rất phiến diện, vì bản thân “đám
đông”, hay “đại chúng” chỉ được mô tả trong một tình huống hành vi duy nhất của nó ~ tình huống hỗn iogn Mặc dù, quan niệm tâm lí học đám đông không có ý
nghĩa quan trọng đối với số phận tương lai của Tâm lí học xã hội, nhưng dù sao thì
các vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ quan niệm này cũng đáng lưu ý, kể cả
vào thời điểm hiện nay
Quan niệm thứ ba, đứng vào hàng những công trình tâm lí - xã hội độc lập đầu tiên là Lí thuyết bản năng của hành vi xã hội của nhà tâm lí học người Anh Me Dougall (1871 — 1938) Công trình của Me Dougall Nhập môn Tâm lí học
ra đời vào năm 1908 Cũng trong năm đó ở Mĩ xuất bản cuốn sách của nhà
xã hội học E Ross 7m ií học xã hội, và như vậy, rất trùng hợp, khi cả nhà tâm lí
học và nhà xã hội học trong cùng một năm xuất bản giáo trình hệ thông đầu tiên của
cùng một bộ môn Song, năm 1908 chỉ có thể rất tượng trưng được coi là khởi đầu của thời kì mới trong Tâm lí học xã hội, vì ngay từ năm 1897, J Bolduin đã đăng
Trang 18Luận điểm đầu tiên của lí thuyết Me Dougall là các bản năng bẩm sinh được
coi là nguyên nhân của hành vi xã hội Tư tưởng này hiện thực hoá nguyên tắc chung hơn: Sự hướng tới mục đích là thuộc tính của cả loài vật và con người Chính
nguyên tắc này đặc biệt có ý nghĩa trong quan niệm của Me Dougall, đối trọng với
chủ nghĩa hành vi (giải thích hành vi như là phản xạ đơn giản với kích thích bên ngồi) Ơng cho là tâm lí “hướng đích” hay “hormic” (từ Hy Lạp: horme — hướng tới,
khát vọng, khí thế) Các bản năng của mỗi người xuất hiện nhờ kết quả của một sự
chuẩn bị tâm sinh lí nào đó — sự có mặt của các kênh nạp năng lượng thần kinh gắn theo di truyền Các bản năng bao gồm các phần kích thích (dây thần kinh), trung,
tâm (xúc cảm) và li tâm (vận động) Như vậy, tắt cả những gì diễn ra trong phạm vỉ ý thức đều phụ thuộc trực tiếp vào sự khởi đầu vô thức, thể hiện bên trong của bản năng chủ yếu là các cảm xúc Mối liên hệ giữa bản năng và các cảm xúc mang tính chất hệ thống và được xác định Me Dougall đã liệt kê một số cặp bản năng và cảm xúc có liên quan với nhau: bản năng đấu tranh và tương ứng với nó là sự tức giận, sợ hãi; bản năng bỏ chạy và ý thức tự vệ: bản năng duy trì nòi giống và ghen tuông; bản năng tìm kiếm và cảm giác sở hữu; bản năng xây dựng và cảm giác sáng tạo; bản năng bầy đàn và cảm giác thuộc một tổ chức nào đó Từ các bản năng xuất phát
tất cả các tổ chức xã hội: gia đình, buôn bán, các quá trình xã hội khác nhau mà trước hết là chiến tranh Dù các tư tưởng của Mc Dougall rất phổ biến, chúng đóng
vai trò tiêu cực trong lịch sử khoa học: Việc diễn giải hành vi xã hội theo quan điểm của một sự hướng tới mục đích bột phát nào đó hợp thức hoá ý nghĩa của những ảnh hưởng phi lí, vô thức như là động lực không chỉ của cá nhân mà còn của cả loài người Bởi vậy, cũng như trong Tâm lí học nói chung, việc vượt qua được
các tư tưởng của lí thuyết bản năng là một mốc quan trọng sau này trong sự phát
triển của Tâm lí học xã hội khoa học
Những quan niệm đầu tiên của Tâm lí học xã hội có ý nghĩa tích cực là đã tách
biệt và đặt ra rõ ràng các vấn để thực sự quan trọng, cần phải giải quyết: về tương
quan của ý thức cá nhân và ý thức của nhóm, về các động lực của hành vi xã hội
Các quan niệm tâm lí - xã hội đầu tiên hãy còn yếu bởi chúng không dựa trên thực
tẾ nghiên cứu nào, chúng hồn tồn khơng dựa trên các công trình nghiên cứu Song điều cơ bản đã hoàn thành: Tâm lí học xã hội đã được tuyên bố như là một bộ môn
khoa học độc lập có quyền tồn tại Bây giờ, Tâm lí học xã hội cần phải tạo ra cơ sở
thực nghiệm cho mình Bởi, giai đoạn trưởng thành sau đó của Tâm lí học xã hội như là một bộ môn khoa học chỉ có thể là giai đoạn thực nghiệm trong lịch sử phát
triển của nó
Trang 19IV TÂM LÍ HỌC XÃ HỌI TRONG HỆ THÓNG CÁC KHOA HỌC 1, Tâm lí học xã hội với Xã hội học và Tâm lí học
Đến nay đã có được sự đồng thuận tương đối về đối tượng của Tâm lí học xã hội
Nhưng, sự đồng thuận trong quan niệm về phạm vi các nhiệm vụ được giải quyết bởi Tâm lí học xã hội không có nghĩa là đã có sự thống nhất trong cách hiểu về các quan hệ của nó với Tâm lí học và Xã hội học Bởi vậy, cuộc tranh luận về vấn đề
“ranh giới” của Tâm lí học xã hội vẫn diễn ra khá độc lập Ở đây có thể nêu ra ba
lập trường: 1) Tâm lí học xã hội là một phần của Xã hội học; 2) Tâm lí học xã hội là một phần của Tâm lí học; 3) Tâm lí học xã hội là khoa học ở vị trí tiếp giáp của Tâm lí học và Xã hội học, trong đó bản thân “chỗ tiếp giáp” được hiểu theo hai
cách: a) Tâm lí học xã hội chiếm một phần nào đó của Tâm lí học và một phần nào
đó của Xã hội học; b) Nó chiếm phần “vô chủ” - lĩnh vực không thuộc cả Xã hội
học cũng như Tâm lí học
Nếu theo đề xuất của các nhà tâm lí học xã hội Mĩ Mc Dougall và
G Harary, thì tắt cả các lập trường nói trên có thể đưa về hai quan điểm: nội
ngành và liên ngành Nói cách khác, vị trí của Tâm lí học xã hội có thể tìm ở bên
trong một lĩnh vực “mẹ” hay trên ranh giới giữa chúng Điều này có thể biểu
diễn qua sơ đồ sau:
Tâm lí học xã hội Xã hội học Quan điểm nội ngành Lập trường 1
Lập trường 2 “Tâm lí học xã hội Tam li hoc
Quan điển liên ngành
Lập trường3 a
Tâm lí học xã hội
Tình 1 Các phương án xác định vị trí của Tâm lí học xã hội (ranh giới ” với Xã hội học và Tâm lí học)
Mặc dù có những khác biệt đường như rất cơ bản, tất cả các quan điểm được đưa
ra về bản chất đều dừng lại trước một vấn đề: “ranh giới” nào phân chia Tâm lí học
xã hội với Tâm lí học và Xã hội học? Vì Tâm lí học xã hội có đặt ở đâu thì trong mọi
hoàn cảnh nó cũng tiếp xúc với hai bộ môn này
Tâm lí học
Trang 20
2 Tâm lí học xã hội với các khoa học khác
Là bộ môn khoa học “giao thoa” giữa Tâm lí học xã hội và Xã hội học, đương nhiên Tâm lí học xã hội có quan hệ chặt chẽ không chỉ với hai khoa học “mẹ” mà
còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác, cả khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và nhân văn
Khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học Sinh lí thần kinh và Sinh học có vai trò
to lớn đối với Tâm lí học xã hội Nhiều nhà nghiên cứu Tâm lí học xã hội sử dung
các trí thức về hoạt động của hệ thần kinh nhằm lí giải các hiện tượng tâm lí đám
đông như: sự hoảng loạn, sự ám thị, sự lây lan xúc cảm, tình cảm, hay đi tìm các cơ
chế hoạt động của não bộ để lí giải hiện tượng đồng cảm giữa con người với con người Một loạt các lí thuyết của Sinh học đã từng được sử dụng để giải thích các hiện tượng tâm lí xã hội như: khái niệm “tâm lí bầy đàn”, “sự hấp dẫn bầy đàn” Ngay cả việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội liên quan đến các nhóm giới
tính: sự hấp dẫn giới tính, các hành vi của các giới khác nhau, cũng không hiếm khi
các nhà nghiên cứu phải xuất phát từ các hiểu biết về cơ sở sinh học của chúng
Các kiến thức Toán học cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn với hai xu
hướng: dùng để mô hình hoá các hiện tượng tâm lí xã hội (mặc dù hướng này còn
rất hạn chế) và hữu dụng hơn là xu hướng sử dụng các phép toán thống kê để phân
tích sâu các hiện tượng tâm lí xã hội Các phép tính tương quan, phân tích nhân tổ, các kiểm định được sử dụng rất phổ biến
Với tư cách là khoa học vẻ các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, Triết học cung cấp các cơ sở phương pháp luận cho Tâm lí hoe xa hi Từ việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu đến việc phân tích, giải thích và khái quát kết quả nghiên cứu, các nhà Tâm lí học xã hội
đều dựa trên lập trường Triết học nhất định Vấn đề đã và đang là trung tâm của
các cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề phương pháp luận là ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) của việc một nhà Tâm lí học xã hội đứng trên một lập trường Triết
học nào đó để giải quyết một vấn đề Tâm lí xã hội Vấn đề này được gọi là van dé
giá trị (tư tưởng) trong nghiên cứu Tâm lí học xã hội Dù câu trả lời là thế nào,
không thể có một nhà tâm lí học xã hội không đứng trên một lập trường Triết học nhất định
Để nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội, Tâm lí học xã hội sử dụng rất nhiều
những thành tựu của các khoa học xã hội và nhân văn Muốn chỉ ra các đặc điểm
tâm lí của nhóm lớn như dân tộc chẳng hạn, không thê thiếu các kiến thức của
Dân tộc học, Lịch sử dân tộc, Văn hoá học Khá nhiêu vấn đề mang tính giao thoa trong Tâm lí học xã hội với khoa học xã hội và nhân văn kể trên như: vấn đề
Trang 21rõ các hiện tượng tâm lí xã hội như: dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, không thể bỏ qua các vấn đề Kinh tế học, Chính trị học, Quản trị học, Khoa học xã hội và
nhân văn cung cấp các tư liệu đa dạng và nhiều chiều về con người trong các
mối quan hệ xã hội khác nhau
Ngược lại, các trì thức mà Tâm lí học xã hội phát hiện ra lại đồng vai trò quan
trọng đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác Chính việc ra đời của
“Tâm lí học xã hội là minh chứng cho sự cần thiết của nó trong việc giải quyết những
vấn đề mà một số khoa học khác chưa giải quyết được một cách đầy đủ
Tóm lại, Tâm lí học xã hội luôn bị đặt trước những đòi hỏi của đời sống xã hội
trong việc giải quyết hàng loạt các vấn đề phức tạp và đa diện Do vậy chỉ khi sử
dụng các kiến thức của các khoa học khác có liên quan, Tâm lí học xã hội mới có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Đồng thời nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội, Tâm lí học xã hội cung cấp cho các khoa học khác những kiến thức để làm rõ
hơn, đầy đủ hơn bản chất của các hiện tượng xã hội Đây cũng chính là cơ sở của mối
quan hệ ngày càng chặt chế giữa Tâm lí học xã hội và các khoa học khác
V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Các nguyên tắc phương pháp luận
a) Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này nhấn mạnh vai trò quyết định của các điều kiện vật chất, các
điều kiện thực tiễn đối với các hiện tượng tâm lí xã hội Các hiện tượng tâm lí xã
nảy sinh trên cơ sở của các điều kiện sống, điều kiện hoạt động của nhóm, của cộng đồng Nguồn gốc của các hiện tượng tâm lí xã hội phải được tìm kiếm trong đời sống thực Các hiện tượng tâm lí xã hội không phải nảy sinh một cách “tự nó”, tồn tại lơ lửng đâu đó không có chủ thê Do vậy, lí giải các hiện tượng
tâm lí xã hội phải xuất phát từ các hiện tượng cụ thể trong đời sống xã hội, tì
tòi các nguyên nhân làm nảy sinh các hiện tượng tâm lí xã hội trong đời sống xã hội hiện thực của con người, trong nhóm người, cộng đồng người cụ thể Đó chính là nguyên tắc duy vật trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội Ngược lại, các hiện tượng tâm lí xã hội khi đã hình thành lại có được sự độc lập
tương đối đối với tồn tại xã hội và có sức mạnh riêng của nó Nó có thể chỉ phối
ngược lại đến các điều kiện xã hội tạo ra những thay đổi, những vận động nhất định Các hiện tượng tâm lí xã hội như: dư luận xã hội truyền thống
ngưỡng, niềm tin tôn giáo có những sức mạnh to lớn trong việc
hành vi của con người, của cộng đồng, thậm chí nó có thể tạo ra những sức mạnh làm thay đổi tiến trình của lịch sử trong những thời điểm nhất định
Trang 22hiện tượng tâm lí xã hội Như vậy, nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng chỉ ra cách thức tiếp cận, lí giải và đánh giá các hiện tượng tâm lí xã hội một
cách đầy đủ và toàn diện
ð) Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội
nghiên cứu như nó vốn có, vốn tồn tại trong đời sống hiện thực Các dữ liệu thu được không được bóp méo, hoặc bị làm sai lệch Khi lí giải các hiện tượng không
được áp đặt chủ quan Để thực hiện được điều đó, người nghiên cứu cần có khả
năng phát hiện các hiện tượng tâm lí xã hội, có khả năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu phù hợp, cho độ tin cậy và chính xác cao Bên cạnh đó, bản thân người nghiên cứu có thái độ trung thực, khoa học trong khi
thu thập và xử lí dữ liệu Nguyên tắc khách quan làm tăng giá trị của các kết quả
nghiên cứu và giúp các nghiên cứu ngày càng tiến gần hơn đến bản chất của các hiện tượng tâm lí xã hội cÀn nghiên cứu
©) Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội trong mối liên hệ
với các hiện tượng xã hội và trong mỗi liên hệ với các hiện tượng tâm lí
xã hội khác
Nguyên tắc này được đề ra trên cơ sở xem xét mọi hiện tượng tâm lí xã hội đều
nảy sinh trên các điều kiện sống xã hội, nói cách khác các hiện tượng tâm lí xã hội
là sự phản ánh các điều kiện xã hội của nhóm, của cộng đồng Để chỉ ra nguồn gốc
của các hiện tượng tâm lí xã hội, người nghiên cứu phải tìm hiểu các hiện tượng xã hội có liên quan Ví dụ: Một chính sách xã hội, một sự kiện xã hội là những nhân tố xã hội tạo ra tâm trạng hay dư luận xã hội Tắt nhiên ở đây không đơn giản là mi quan hệ nhân quả, sự kiện nào tâm lí xã hội ấy mà có hàng loạt các yếu tố khác trong đời sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội tác động đến sự phản ánh các sự kiện xã hội đó Đặt các hiện tượng tâm lí xã hội cần nghiên cứu trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội cho phép ta thấy rõ hơn nội dung, mức độ, diễn biến của các hiện tượng tâm lí xã hội Cũng chính vì thế, các hiện tượng tâm lí xã hội khác nhau có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau như bản thân các điều kiện xã hội mà nó phản ánh Mỗi hiện tượng tâm lí xã hội có vai trò, vị trí nhất định
ờ xã hội tôn tại trong thời gian tương đối ngắn, có chức năng thúc đây hoặc kìm ham những hành vi xã hội nào đó vào thời điểm
nhất định, trong khi đó truyền thống của nhóm lớn lại đóng vai trò điều chỉnh hành vi trong thời gian dài hơn, tạo ra sự thống nhất cả thái độ, hành vị, giá trị cho các thế hệ khác nhau Mặt khác, dư luận xã hội lại được hình thành trên cơ sở những giá trị đã ôn định của nhóm, của xã hội - đó chính là nhân tố thuộc vẻ truyền thống Nói cách khác, ở đây hai hiện tượng tâm lí xã hội mặc dù có những sự khác biệt
Trang 234) Nguyên tắc phát triển
'Nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội trong sự vận động, biến đổi và phát triển của nó Theo quan điểm biện
chứng, sự vật hiện tượng luôn vận động biền đổi, không có sự vật hiện tượng nào là
bắt biển Coi sự vật hiện tượng là bắt biển tức là rơi vào quan điểm siêu hình Sự vật
hiện tượng tồn tại ổn định tương đối, vận động và biến đổi là tuyệt đối Xã hội cũng
vậy, nó cũng vận động, biến đổi va phat triển theo các quy luật, các chiêu hướng
nhất định Với tư cách là sự phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lí xã hội
cũng không thể là bất biển Các hiện tượng tâm lí xã hội cũng nảy sinh, hình thành
và phát triển theo những quy luật, những chiều hướng nhất định Với sự độc lập
tương đối của chúng, các hiện tượng tâm lí xã hội có thể chuyển hoá lẫn nhau, tác
động qua lại lam nay sinh các hiện tượng tâm lí xã hội mới Hội chứng “tâm lí dám đông” trong lĩnh vực chứng khoán là ví dụ điển hình cho sự tác động qua lại và chuyển hoá này Từ việc bắt chước hành vi của người khác, cá nhân có hành vi
giống người khác, sự giống nhau về hành vi lại trở thành kích thích làm nảy sinh
tâm trạng chung tạo điêu kiện cho sự bắt chước thuận lợi hơn Sự tác động qua lại đó làm cho hành vi của đám đông không kiểm soát được Chỉ khi có một tác động, lớn làm cho vòng xoáy tác động đó đột ngột bị dừng lại, hiệu lực của sự tác động qua lại đó mới giảm đi Như vậy, với tư cách là sự phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lí xã hội luôn vận động, phát triển, với tư cách là các hiện tượng
tỉnh thần của nhóm, của cộng đồng xã hội có sự độc lập tương đối, các hiện
tượng tâm lí xã hội cũng luôn vận động và phát triển không ngừng Do vậy, cách tiếp cận đúng đắn chính là tiếp cận phát triển
Trên đây là các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản đối với việc nghiên cứu
các hiện tượng tâm lí xã hội Các nguyên tắc đó chỉ đạo việc tiếp cận, thu thập, phân
tích và khái quát kết quả nghiên cứu Để có được các dữ liệu về các hiện tượng tâm
1í xã hội, người nghiên cứu cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau cho phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu Sau đây là
một số các phương pháp nghiên cứu cụ thể thường được sử dụng trong các nghiên
cứu Tâm lí học xã hội
2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu có ý nghĩa lớn, nhờ phương pháp này có thể hệ thống
hoá, phân tích và xây dựng được bức tranh chung, về vấn đề cần nghiên cứu Trong
quá trình nghiên cứu tài liệu, nhà nghiên cứu có thể xác định được những vần đề đã được giải quyết, mức độ giải quyết một vấn đề, vấn đề
é n lam 16 thém, cdc van dé
Trang 24chưa được giải quyết Qua đó, nó cho phép định hướng nghiên cứu Việc nghiên cứu tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hoặc xây dựng hệ thống các khái niệm nhờ đó nghiên cứu có thé được tiến hành Một cách vi von, nghiên cứu tài liệu chính là tìm cách “đứng trên vai những người không lồ” dé tiến xa hơn trong
nghiên cứu và tiến gần hơn đến bản chất của đối tượng nghiên cứu Thực hiện
phương pháp này đẻ thu thập thông tỉn, nhà nghiên cứu cần thiết lập danh mục tài
liệu nghiên cứu, ghỉ lại các nội dung có liên quan, phân tích, phê phán và khái quát
các kết quả nghiên cứu đã có,
Một vấn đề đặc biệt xuất hiện ở đây liên quan đến việc nhà nghiên cứu lựa
chọn, trình bảy tai liệu như thế nào Nhà nghiên cứu cũng là con người với những đặc điểm tâm lí cá nhân có sẵn của riêng mình với các lựa chọn chủ quan, do vậy
việc nghiên cứu tài liệu phải phải ánh đúng và đầy đủ các quan điểm khác nhau Để
tránh dạng “chủ quan” (việc trình bày tài liệu theo cách của nhà nghiên cứu) mới nay, một thủ pháp đặc biệt có tên gọi là “phân tích nội dung” được đưa vào (Bôgômôlôva, Xtêphanenko, 1992) Đây là phương pháp phân tích tài liệu đặc biệt, dựa trên hình thức của tài liệu: đoạn văn bản được tách riêng ra “các đơn vị”, sau đó
tính toán tần suất được sử dụng của chúng Phương pháp phân tích nội dung chỉ có
ý nghĩa sử dụng trong các trường hợp, khi nhà nghiên cứu phải làm việc với các
khối thông tin lớn, phải phân tích rất nhiều văn ban
5) Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, trong đó có Tâm lí học xã hội Trong Tâm lí học xã hội, quan sát là
tri giác các hiện tượng tâm lí xã hội cần nghiên cứu một cách có chủ định, có kế hoạch nhằm phát hiện những dữ kiện cần thiết cho các nghiên cứu Phương pháp
quan sát có thể được sử dụng độc lập hoặc cũng có thể được sử dụng như là một
phương pháp bổ sung cho một phương pháp khác Có nhiều loại quan sát khác nhau: quan sát tự nhiên hay quan sát trong phòng thí nghiệm, quan sát phát hiện
hay quan sát kiểm định, quan sát ngắn hạn hay quan sát dài hạn Trong Tâm lí học
xã hội hiện đại có mối quan tâm đặc biệt với một dạng của quan sát là quan sát tham gia, khi nhà nghiên cứu (giấu mặt) trở thành một thành viên của nhóm đang được nghiên cứu Việc lựa chọn các hình thức quan sát phụ thuộc vào ý đồ, mục dich và điều kiện cụ thể của người nghiên cứu Hiện nay, nhà nghiên cứu có thể sử
dụng nhiều thiết bị hiện đại để hỗ trợ và lưu giữ các biểu hiện của hiện tượng cần
nghiên cứu như: các phương tiện ghỉ âm, ghỉ hình, các camera quan sát Ưu điểm
cơ bản của phương pháp quan sát là dễ tiến hành, chỉ phí thấp, linh hoạt Đặc biệt
Trang 25không lặp lại, việc sử dụng phương pháp quan sát có lợi thể lớn vì tính linh hoạt của nó Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp quan sát cũng có những hạn chế nhất định Hạn chế lớn nhất là nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tính chủ quan của
nhà quan sát Một người nghiên cứu ít kinh nghiệm có thể bỏ qua những biểu hiệ có vẻ không quan trọng nhưng lại là dấu hiệu bản chất của hiện tượng, hay người nghiên cứu có thể bỏ qua những dấu hiệu ít liên quan đến đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp này còn đòi hỏi sự chú ý liên tục và lâu dài của người nghiên cứu bởi vì các hiện tượng cần nghiên cứu có thể diễn ra bắt kì lúc nào có thể làm người nghiên cứu bị động Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là phương pháp
quán sát chủ yếu cung cấp các dữ liệu trực quan, cảm tính Nó cung cấp các dữ liệu chủ yếu về các hành vi “bên ngoài” - được bộc lộ ra bên ngoài của cá nhân hay
nhóm xã hội, mà ít cho thấy những cấu trúc nhận thức bên trong Do vậy để sử dụng các dữ liệu này một cách hiệu quả cần kết hợp với các dữ liệu thu được từ các phương pháp khác ©) Điều tra (thăm dò ý ién)
Đây là phương pháp rất được phổ biến tro các nghiên cứu Tâm lí học xã hội én, phổ biến nhất trong Tâm lí học xã hội là phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng phổ biến trong Tâm lí học xã hội, đặc biệt trong việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lí xã hội của các nhóm lớn như: nghiên cứu dư luận xã hội, các đặc trưng tâm lí của các nhóm lớn Phương pháp này cho phép nghiên cứu trên lượng khách thể lớn, với thời gian ngắn và có khả năng khái quát kết quả cao Tắt nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định Để thực hiện phương pháp này, điều quan trọng nhất là xây dựng, thiết kế các câu hỏi Việc xây dựng bảng câu hỏi đẻ kê khai đòi hỏi nghệ thuật của nhà nghiên cứu Lôgic của việc xây dựng câu hỏi, thứ tự các câu hỏi, kiểu của chúng (mở — đóng) cần phải được suy tính kĩ càng Người
bảng điền kê khai cần phải có “chìa khoá”, nhờ đó các câu trả lời câu hỏi có t được trình bày một cách thích hợp Để có được bảng câu hỏi đáp ứng được các tiêu
chí đo lường tâm lí như: độ ứng nghiệm (hay còn gọi là độ hiệu lực), độ tin c¿
người thiết kế cần được đào tạo về kĩ thuật thiết kế các bảng hỏi và phải thực hiện một quy trình đầy đủ Có nhiều quy tắc xây dựng cho mỗi bảng câu hỏi, phân bố
chúng theo một trật tự nhất định, nhóm lại thành các khối riêng biệt 4) Phương pháp thực nghiệm Trong số rất nhiều dạng thăm dò ý
Thực nghiệm là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng trong
Tâm lí học xã hội Trong Tâm lí học xã hội, người ta phân biệt hai dạng thực nghiệm chủ yếu: trong phòng thí nghiệm và tự nhiên Đối với cả hai dạng, tồn tại
Trang 26một số quy tắc chung thể hiện bản chất của phương pháp Đó là người làm thực
nghiệm tự do đưa ra những biến số độc lập và kiểm soát chúng cũng như kiểm
soát cả những thay đổi của các biến số phụ thuộc Trong đó, yêu cầu tách riêng
các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để các kết quả đo đạc có thẻ được so
sánh với một chuẩn mực nào đó Để thực hiện phương pháp này, đòi hỏi nhà
nghiên cứu phải tuân thủ một loạt các yêu cầu một cách nghiêm ngặt như: xác định
mục đích thực nghiệm, thiết kế thực nghiệm, kiểm soát các biến số, tiến hành thực
nghiệm đúng với thiết kế Đặc biệt trong thực nghiệm Tâm lí học xã hội, nhà nghiên cứu được yêu cầu phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức nghiên cứu vì các nghiên cứu liên quan đến khách thẻ là con người Trong lịch sử Tâm lí học
xã hội đã có những nghiên cứu thực nghiệm nồi tiếng Đó là những nghiên cứu về áp lực của nhóm đối với cá nhân, nghiên cứu về việc bắt chước các hành vi xã hội của người khác ©) Trắc đạc xã hội
Trắc đạc xã hội là phương pháp nghiên cứu gắn liền với tên tuổi của J Moreno J Moreno cho rằng: trong nhóm nhỏ tồn tại hai cầu trúc các mối quan
hệ — cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô Cấu trúc vĩ mô là các mối quan hệ qua lại
về mặt công việc, hoạt động sống và chức năng của các cá nhân Cấu trúc vi mô là
cầu trúc quan hệ tâm lí của cá nhân với những người xung quanh thể hiện chủ yếu
ở sự thiện cảm, ác cảm hay thờ ơ giữa các thành viên Nguyên nhân của sự không trùng khớp là ở chỗ: Những người cùng hoạt động trong một không gian có thể là những người không có được sự thân thiện về mặt tâm lí Do vậy, sử dụng phương
pháp này có thể “làm bộc lộ các cấu trúc ẩn dấu, những vị trí cá nhân trong
nhóm”, chỉ ra các tiếp xúc xúc cảm, vị thế của cá nhân trong các quan hệ xúc cảm, ảnh hưởng của các mức độ quan hệ xúc cảm đến tính hiệu quả hay đến sự hình
thành các chuẩn mực nhóm, đến hiện tượng áp lực nhóm Để nghiên cứu các
vấn đề đó, J Moreno đã đưa ra phương pháp trắc đạc xã hội Phương pháp này
được sử dụng phổ biến để xác định các mối liên hệ liên nhân cách trong nhóm,
dựa trên sự lựa chọn, khước từ hoặc bỏ mặc của các thành viên trong nhóm với các thành viên khác của nhóm trong hoạt động chung Nó còn được sử dụng để nghiên cứu các cấu trúc không chính thức của nhóm, đo lường vị thế của cá nhân trong nhóm, khả năng hoà nhập của cá nhân trong nhóm Phương pháp này cho phép xác định các quan hệ xúc cảm qua lại giữa các thành viên trong nhóm, từ đó có thể xây dựng được một sơ đỏ về cấu trúc vi mô, đồng thời xác định cách phân
nhóm tối ưu, làm cho cấu trúc vĩ mô phù hợp với cấu trúc vi mô, góp phần làm
Trang 27dưới dang điều tra Nhà nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí trắc đạc cần quan tâm,
sau đó điều tra sự lựa chọn của các cá nhân theo tiêu chí trắc đạc đó Ví dụ: để nghiên cứu mối quan hệ về mặt xúc cảm của các cá nhân đối với cá nhân khác
trong nhóm, người nghiên cứu có thể lựa chọn tiêu chí trắc đạc: “Nếu được lựa chọn
ai đó trong nhóm đẻ đi du lịch cùng, anh (chị) sẽ lựa chọn ai?” Dựa trên sự lựa chọn của các cá nhân trong nhóm, có thể mô tả được cấu trúc không chính thức của nhóm dưới dạng hoạ đồ xã hội, tính các chỉ số vị thế xã hội hoặc chỉ số cổ kết nhóm
@) Phương pháp đánh giá của nhóm về cá nhân
Phương pháp này thường được sử dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhân cách xã hội Ví dụ, tìm hiểu những phẩm chất hay năng lực cần có ở
người lãnh đạo nhóm hoặc tập thể, đễ từ đó xây dựng mô hình nhân cách của các cá nhân trong một vị trí xã hội nào đó hoặc để đánh giá các mức độ phát triển của các phẩm chất, năng lực đó ở cá nhân cụ thể dưới con mắt của các thành viên khác trong nhóm Để thực hiện việc này, người nghiên cứu có thể hình thành trước một danh sách bao gồm nhiều phẩm chất tâm lí xã hội mà cá nhân cần có ở một vị trí
nhất định (dựa vào việc phân tích nội dung, tính cÌ ệc hoặc dựa vào các
điều tra sơ bộ) sau đó đề nghị các cá nhân của nhóm đánh giá mức độ phát triển các phẩm chất đó ở một cá nhân cụ thể cần nghiên cứu Kết quả cho biết cá nhân có được các phẩm chất, năng lực ở mức độ nào theo sự nhận biết, đánh giá của các cá
nhân khác hoặc một cá nhân cần có những phẩm chất hay năng lực nào tương ứn;
với vị trí và vai xã hội nhất định
'NHỮNG HƯỚNG UNG DUNG CO BAN CUA TAM Li HOC XA HOI
~ Quản lí và phát triển tổ chức: Hướng vận dụng này đang trở thành phổ biến trong xã hội hiện đại ở các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, giáo dục Những,khía cạnh cơ bản gồm: các phương thức quản lí, các phẩm
chất tâm lí của người quản lí, giao tiếp công việc, phát triển tổ chức, tư vấn tổ chức,
quản trị nhân sự, xây dựng và phát triển nhóm làm việc
~ Thông tin đại chúng và quảng cáo: Hướng vận dụng này tập trung vào các vấn đề như: người truyền tỉn, thông điệp, sự giải mã thông tin, trí giác các thông điệp, kênh thông tin, qua đó đưa ra các cách thức tổ chức thông tin và tác động hiệu
quả nhất đến công chúng
~ Gia đình và nhà trường: Lĩnh vực này bao gồm các nội dung cơ bản như: phổ
bị ién 'kiến thức tâm lí xã hội, tham vấn tâm lí, trị liệu những lệch lạc tâm lí xã hội, tư vấn chuẩn bị hôn nhân, điều chỉnh các quan hệ gia đình
Trang 28
~ Luật pháp và chính trị: Các vấn đề được tập trung giải quyết bao gồm: trẻ
phạm pháp vị thành niên, cảnh báo tội phạm xã hội, các nhóm nhỏ tội phạm, đồng
giới, tham vấn các vấn đề chính trị, hình thành hình ảnh chính trị, uy tín chính trị
~ Tổ chức hoạt động của các tập thể trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
~ Trong lĩnh vực giáo dục đại học, hầu hết các vấn đề cơ bản của Tâm lí học xã
hội đều hiện diện: từ việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục sinh viên trong
nhóm, tập thể đến việc thiết lập, vận hành các quan hệ xã hội và liên nhân cách: giảng viên — sinh viên; từ những hiện tượng tâm lí xã hội đơn giản như sự tương tác qua lại giữa các cá nhân đến những hiện tượng tâm lí xã hội phức tạp như sự
đồng nhất hoá, hay sự cố kết, đoàn kết trong tập thị „ những trỉ thức tâm li học xã hội góp phần đáng kể trong việc phát hiện, lí giải và hình thành các tác ˆ
động đối với các hiện tượng tâm lí xã hội, từ đó giúp việc tổ chức dạy học diễn ra
thuận lợi và có hiệu quả hơn
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1 Phân biệt hiện tượng tâm lí xã hội với hiện tượng xã hội, hiện tượng tâm lí xã
hội với tâm lí cá nhân
2 Đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học xã hội là gì? Trình bày mối quan hệ của
Tam lí học xã hội với các khoa học khác
3 - Nêu những phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu tâm lí học xã hội Mô tả sơ lược các phương pháp đó
Trang 29CHƯƠNG II
CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÍ XÃ HỘI
Nội dung cơ bản:
~— Các quy luật chỉ phối các hiện tượng tâm lí xã hội như: quy luật kế thừa; quy
luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế — xã hội đối với tâm lí xã hội; quy
Iuật bắt chước; quy luật tác động qua lại giữa con người với con người
— Các cơ chế tâm lí xã hội: cơ chế lây lan; cơ chế đồng nhất hoá; cơ chế ám thị;
cơ chế thỏa hiệp
1 CAC QUY LUẬT TÂM LÍ XÃ HỘI
1 Quy luật kế thừa
Để tồn tại và phát triển, con người phải tiếp thu những yếu tố có sẵn, từ đó cải biến chúng cho phù hợp với các điều kiện hiện tại Nếu không có sự kế thừa
thì sẽ không có sự phát triển Xã hội loài người cũng vậy, có được những thành tựu như ngày nay, xã hội loài người phải “đứng trên vai” những thành tựu của hàng ngàn năm phát triển khoa học, công nghệ, văn hoá và xã hội Sau này cũng vậy, những thành tựu của xã hội hiện tại lại được tiếp thu cải biến cho các giai đoạn xã hội mai sau Phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lí xã hội cũng diễn ra theo quy luật này Các hiện tượng tâm lí xã hội không phát triển theo con đường sinh học, bằng di truyền sinh học mà bằng con đường “di sản xã hội” Đặc biệt, đối với các hiện tượng tâm lí xã hội liên quan đến các nhóm lớn
xã hội như dân tộc, giai tầng xã hội, cộng đồng xã hội, quy luật kế thừa được
vận hành một cách phổ biến
Kế thừa được hiểu là sự chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác các giá
trị vật chất (công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, cơng trình văn hố nghệ
thuật ) và các giá trị tỉnh thần (kinh nghiệm sản xuất, truyền thống, phong tục
tập quái
Nhờ quy luật kế thừa, một cá nhân không cần phải trải qua toàn bộ các giai
đoạn phát triển của loài trong kinh nghiệm của bản thân mà chỉ cần kế thừa cái đã
có dé có được sự phát triển tương ứng trong hiện tại Một nhóm xã hội không cần lặp lại toàn bộ các giai đoạn mà xã hội đã trải qua, mà có thể dựa trên nền tảng đã có để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn Một dân tộc với các truyền thống của
mình, có thể bảo tồn, duy trì và tiếp tục phát triển chúng trong thời kì mới mà
Trang 30
không cần phải xây dựng lại từ đầu Trong quá trình phát triển của dân tộc, các
truyền thống khác lại dần được hình thành Việc kế thừa, một mặt giúp rút ngắn
thời gian phát triển, mặt khác tạo điều kiện để sàng lọc, loại bỏ các giá trị không phù hợp Như vậy, nó tạo ra sự phát triển ôn định, không đứt quãng cho xã hội
Kế thừa tâm lí xã hi đường của “vô thức tị
ội diễn ra theo nhiều con đường khác nhau Có thể đó là con
thể”, tức là cá nhân sống trong một môi trường nhóm, cộng
đồng xã hội nào đó với các đặc điểm tâm lí riêng, ở cá nhân dần có sự kế thừa các đặc điểm tâm lí đó mà bản thân cá nhân không ý thức được điều đó Các thế hệ sau
nối tiếp các thế hệ trước và tiếp tục duy trì các nét tâm lí đó Tính cách dân „ lòng tự hào dân tộc, cách thức ứng xử với người khác, thậm chí cách thức nhìn nhận,
đánh giá và tư duy của cả một cộng đồng là minh chứng rõ rằng về con đường kế
thừa này Nói đến cách tư duy của các dân tộc, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến hai kiểu tư duy có sự phân biệt tương đối rõ rệt Mỗi kiểu tư duy gắn với các cộng đồng người ở các khu vực và các nền văn hoá khác nhau Đó là kiểu tư duy biện chứng nhìn nhận sự vật luôn vận động và biến đổi liên tục, thậm chí không thấy được sự
ôn định tương đối của nó trong các xã hội phương Đông mà thuyết “vô thường —
sắc, không” của Phật giáo là ví dụ Ngược lại là kiểu tư duy lôgic chặt chẽ coi trọng sự ồn định của sự vật đến mức siêu hình của phương Tây Các hiện tượng tâm lí xã hội đó được kế thừa một cách “tự nhiên” Chúng ngắm vào từng cá nhân trong cộng lông xã hội thông qua giao tiếp, tương tác của cá nhân với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội Theo cách nói của C Mác: “Sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc ào các cá nhân mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp” Bên cạnh con đường, lừa tự nhiên là kế thừa một cách có ý thức, thông qua các tác động giáo dục của xã hội
Bắt kì một thể chế xã hội nào cũng đề cao các giá trị truyền thống nào đó phủ hợp với tính chất và xu hướng phát triển của nó Do vậy, việc giáo dục các giá trị, các chuẩn mực trở thành công việc được tổ chức một cách c‹ ý thức trong các hoạt dong của xã hội đó như giáo dục, truyền thông Đồng thời, mỗi cá nhân ở mức độ phát triển nhất
định, có khả năng lựa chọn những giá trị phù hợp với bản thân để kế thừa
Sự kế thừa tâm lí xã hội diễn ra rất phức tạp Nó là sự kế thừa những nét tâm lí
chung của cộng đồng xã hội nhưng lại tổn tại trong tâm lí riêng của cá nhân và
dân tộc, được bảo ie, gìn giữ từ thế hệ này sang thé hệ khác, nhưng độ sắc nết và đặc biệt ý nghĩa của nó được các cá nhân cảm nhận ở các mức độ và các tằng bậc khác nhau Hơn nữa, từ biểu tượng chung đến sự thống nhất các hành vi xã hội cũng còn những khoảng cách không nhỏ
Trang 31
Quy luật kế thừa cũng quy định sự phát triển của các cá nhân phụ thuộc vào sự tiếp xúc với các cá nhân khác Trong quá trình tiếp xúc, các giá trị được
giao và được tiếp nhận bởi các thế hệ mới Các giá trị đó tạo điều kiện
cho thế hệ mới phát triển
Có nhiều hình thức kế thừa khác nhau, trong đó có hai loại kế thừa được đề cập đến nhiều, là kế thừa có chọn lọc và kế thừa nguyên sỉ Kế thừa có chọn lọc là loại kế thừa có phê phán, có tính đến sự phù hợp của các yếu tố được kế thừa với điều
kiện hiện tại Hình thức kế thừa này được coi là rất tích cực, nó tạo điều kiện cho cái được kế thừa có sức mạnh phát triển mới, đồng thời tạo điều kiện cho cái mới có
cơ sở vững chắc Kế thừa nguyên sỉ là dạng kế thừa y nguyên không có sự thay đôi,
là tiếp nhận cái cũ một cách vô điều kiện Dạng kế thừa này nhiều khi tạo ra sự trì
trệ, kìm hãm sự phát triển của cái mới và làm các yếu tố được kế thừa trở nên lạc long va suy yếu đi Truyền thống, phong tục, tập quán là sự thể hiện sinh động của quy luật này Bên cạnh phong tục, tập quán có ý nghĩa tích cực với hiện tại, tồn tại những hủ tục, những tập quán đóng vai trò cản trở, kìm hãm cái mới
„ quy luậ
+ kế thừa cho thấy trong đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lí
xã hội không tự thủ tiêu mà nó có thể được gìn giữ bảo lưu từ giai đoạn này sang giai đoạn khác Vấn đề là lựa chọn con đường nào và làm thế nào để các hiện tượng tâm lí xã hội tích cực có thể được kế thừa một cách hiệu quả h của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với
thức xã hội Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng sự ra a đời
của các thiết chế xã hội, chính trị, tôn giáo, văn học, nghệ thuật đều xuất phát từ
tồn tại xã hội Các hiện tượng tâm lí xã hội với tư cách là các hiện tượng tỉnh thần
của xã hội cũng chịu sự chỉ phối của quy luật này Biểu hiện cụ thể của quy luật này
trong các hiện tượng tâm lí xã hội có thể thấy như sau:
Các nguyện vọng, tâm trạng, nhu cầu của xã hội bắt nguồn chính từ các điều
kiện xã hội, trong đó con người đang sống và hoạt động Tâm trạng xã hội tích cực, hưng phấn (được các nhà nghiên cứu đánh giá, ví dụ: chỉ số lạc quan cao, chỉ số hạnh phúc cao ) bắt nguồn từ sự đi lên của kinh tế, từ sự đầy đủ hơn của các điều kiện sống Sự xuất hiện và đặc biệt sự ý thức về các nhu cầu xã hội (với tư cách là
một hiện tượng tâm lí xã hội) ở bậc cao hơn chỉ có thể diễn ra khi các điều kỉ
hội đã phần nado giúp thỏa mãn các nhu cầu xã hội cấp thấp hơn Ví di
giữ gìn bản sắc dân tộc, vấn đề thay đổi khí hậu, các vấn để mí
Trang 32
hội đó diễn ra có hiệu quả
Các quan hệ xã hội trong cộng đồng, trong nhóm xã hội quy định các hiện
tượng tâm lí xã hội Các hiện tượng tâm lí xã hội nảy sinh trên cơ sở tương tác giữa
các cá nhân trong nhóm, trong cộng đồng, đồng thời các tương tác đó diễn ra chính
trong các quan hệ xã hội Các mối quan hệ được vận hành hợp lí: quan hệ lợi ích, quan hệ trách nhiệm sẽ làm này sinh bầu không khí xã hội tích cực cởi mở, ngược lại có thể làm nảy sinh xung đột, tạo ra bầu không khí căng thẳng tiêu cực Do vậy, muốn tác động đến các hiện tượng tâm lí xã hội, một trong số các con đường cơ bản đó là cải tạo các quan hệ xã hội cho hợp lí hơn
Bên cạnh việc khẳng định tính quyết định của các điều kiện kinh tế xã hội đối
với các hiện tượng tâm lí xã hội, cũng cần thấy được tính độ
hội Sự tác động ngược lại cũng có thể tạo ra những động lực làm b
kiện kinh tế - xã hội trong những thời điểm nhất định, đặc biệt khi sự tác động
ngược đó được tổ chức và tập hợp một cách hợp lí Việc cởi bỏ nếp tư duy bao cấp,
máy móc và giáo điều đã tạo ra sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta những năm qua là một minh chứng 10 rang cho tac
động ngược lại đó
3 Quy luật bắt chước
Quy luật bắt chước là quy luật được chỉ ra sớm nhất trong Tâm lí học xã hội
Nó đã được đề cập đến trong tác phẩm Những quy luật của sự bắt chước năm 1890 của G Tarde Ông đã dùng quy luật này để giải thích hành vi của con người, đặc
biệt là những hành vi giống nhau giữa các cá nhân trong quá trình tác động qua l
Theo G Tarde: Bắt chước là sự cụ thể hoá của “quy luật lặp lại của thế giới” Thế giới vận động và phát triển theo con đường lặp lại Di truyền sinh học là lặp lại, phủ định của phủ định là lặp lại Trong xã hội loài người, sự lặp lại chính
là bắt chước Đây là nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển Nhờ bắt chước mà
các phát minh, sáng chế, các hành v có ích của xã hội được duy trì, trên cơ sở đó được khai thác lại
Bắt chước có tính chất vô thức Đó là sự sao chép máy móc các hành vi bề ngoài
của những người khác Bắt chước người khác chính là “sao, chụp” lại người khác
Trang 33G Tarde cũng chỉ ra một số kiểu bắt chước khác nhau: bắt chước lôgic
(trí tuệ, ý thức); bắt chước phi lôgic (cảm tính, phi lƒ); bắt chước nhất thời và bắt chước lâu đài; bắt chước hình thức và bắt chước bản chất; bắt chước giữa các thế hệ, giữa các giai cấp
Thực chất việc Tarde đề ra quy luật bắt chước chủ yếu dựa vào quan sát chứ
chưa có các nị cứu thực nghiệm cụ thể Tuy vậy, sự bắt chước rõ ràng điễn ra
phổ biến trong đời sống xã hội và tạo ra một loạt các hiện tượng tâm lí xã hội, như:
thị hiếu, mốt thời trang, trào lưu, xu hướng, làn sóng
Việc để cao thái quá quy luật bắt chước như là một quy luật tổng hợp để giải
thích các hiện tượng tâm lí xã hội đương nhiên là không hợp lí Tuy vậy, những phát hiện của Tarde đã được các nhà nghiên cứu tâm lí học xã hội tiếp thu, chính xác hoá và coi như một trong số các quy luật chỉ phối sự hình thành các hiện tượng tâm lí xã hội
Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi, cách
suy nghĩ, các tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội Quy luật này có
vai trò chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân trong các nhóm xã hội, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác nhau Sự bắt chước trong cách ăn mặc, cách nói năng của nhóm lứa tuổi như thiếu niên chẳng hạn, tạo
ra sự khác biệt với các nhóm lứa tuổi khác
4 Quy luật tác động qua lại giữa con người với con người
Tác động qua lại là quy luật phổ biến chỉ phối sự hình thành các hiện tượng
tâm lí xã hội Tham gia vào các nhóm xã hội, các cá nhân liên tục tác động, ảnh
hưởng đến các cá nhân khác và ngược lại chịu sự tác động của các cá nhân khác Sở dĩ, các hiện tượng tượng tâm lí xã hội nảy sinh là do sự tác động qua lại này Sự tác động qua lại giữa các cá nhân diễn ra thông qua hoạt động cùng nhau và
giao tiếp Tần suất hoạt động cùng nhau và giao tiếp là chỉ báo cho mức độ
tương tác giữa các cá nhân
Sự tác động qua lại giữa các cá nhân có thể mang tính chất tích cực hay tiêu
cực Sự tác động qua lại theo kiểu hợp tác là điều kiện cho sự phát triển các mỗi quan hệ cá nhân Ngược lại, sự tác động qua lại theo kiểu cạnh tranh có thể trở
thành nhân tố kìm hãm các mối quan hệ
Sự tác động qua lại có thể dẫn tới sự thay đổi về thái độ, tình cảm hay hành vi ở các cá nhân và tạo ra các hiện tượng tâm lí xã hội của nhóm, như: bầu không khí
nhóm, tâm trạng nhóm Sự thống nhất các ý kiến, sự thống nhất hành vi của các
thành viên cũng có thể coi là kết quả của sự tác động qua lại Các mức độ tác động
Trang 34
qua lại giữa các cá nhân phụ thuộc vào sự thống nhất, đồng nhất giữa các cá nhân
trong nhóm Sự thống nhất càng cao, hiệu quả của sự tác động qua lại càng lớn Bên cạnh đó, các đặc điểm chủ quan của cá nhân, phương thức tổ chức thông tin cũng là những nhân tố quan trọng chỉ phối mức độ tương tác giữa các cá nhân
Sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong Tâm lí học xã hội còn được biểu đạt bằng khái niệm tương tác Khái niệm tương tác ở đây dùng để chỉ “sự tác động qua lại xã hội”, tức là sự tác động qua lại giữa con người trong giao tiếp, trong nhóm,
trong xã hội Bản thân quá trình tương tác xã hội cần được phân tích để có thể hiểu
được các hành vi xã hội của cá nhân Sự tác động qua lại được hiểu như là các kích
thích hai chiều để tạo ra các phản ứng từ các chủ thể tham gia vào quá trình tương
tác Mặt khác, các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Quá trình tương tác xã hội được thực hiện và điều chỉnh bởi các phương tiện đặc trưng nào?
Các yếu tố nào? Từ đây xuất hiện mối quan tâm ¡đối với một loạt các vấn đề: giao
đề cấu trúc _của nhân cách, hành vỉ của các vai trỏ xã hội, nhóm quy chiếu; các yếu tố nguồn gốc của sự hình thành các chuẩn mực của sự tương tác xã hội và các thái độ xã hội
Trong quá trình tương tác, các cá nhân diễn giải các cử chỉ điệu bộ của nhau,
các tình huống giao tiếp và hành động trên cơ sở các ý nghĩa nhận được trong quá trình giao tiếp Vì vậy để thực hiện hiệu quả việc giao tiếp, cá nhân cần có khả năng
đặt mình vào vị trí của người khác hay “tiếp nhận vai trò của người khác” và nhìn
nhận bản thân bằng con mắt của người khác Chỉ có như vậy, cá nhân mới trở thành
nhân cách, thành thực thể xã hội có khả năng ứng xử với bản thân như là với một đối tượng, tức là ý thức được các ý nghĩa của lời nói hành vi của mình, như là người khác tri giác chúng Trong trường hợp tương tác phức tạp hơn, như trong một
nhóm, để thực hiện một cách có hiệu quả cần sự khái quát hoá lập trường của đa số
các thành viên trong nhóm Hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm là kết quả của sự chấp nhận của cá nhân các thái độ của các cá nhân khác đối với bản thân và sự thống nhất các thái độ đó vào một thái độ chung gọi là “thái độ khái quát”
Trong tương tác, hành vi của cá nhân được xác định bởi ba biến số: cấu trúc
nhân cách, vai xã hội và nhóm tham chiếu Cấu trúc nhân cách quy định xu hướng ổn định của hành vi, vai xã hội quy định các hành vi được xã hội yêu cầu và kì vọng, các nhóm tham chiếu lôi kéo và tạo ra cơ sở cho sự so sánh đối chiếu các
hành vi Tùy thuộc vào ý nghĩa của các biến số ở mỗi cá nhân mà các hành vi xã hội
ra theo hướng này hay hướng khác
Trang 35
Sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã hội hết sức đa dạng và phức tạp Trên cơ sở của sự tương tác giữa các cá nhân nảy sinh các hiện tượng tâm lí xã hội và các hiện tượng xã hội Trong nhiều thời điểm, sự tương tác đặc
biệt giữa số đông các cá nhân có thể tạo ra những biến đồi xã hội hết sức to lớn
Do vậy, nghiên cứu sự tương tác xã hội luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm
Il CÁC CƠ CHẾ TÂM LÍ XÃ HỘI 1 Cơ chế lây lan
Trong đời sống xã hội, không ít khi chúng ta gặp các hiện tượng tâm lí xã hội như: tâm trạng căng thăng lo âu, thậm chí hoảng loạn hay ngược lại, sự hưng phần, quá khích của các nhóm người Sở dĩ ở nhóm người cùng xuất hiện một dạng xúc cảm nhất định là do sự lây lan của các cảm xúc từ một số cá nhân này sang những cá nhân khác Cơ chế hình thành các hiện tượng xúc cảm chung đó
gọi là cơ chế lây lan
Lây lan được hiểu là sự lan truyền xúc cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác
trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ ở cấp độ tâm sinh lí ngoài những tác động ở
cấp độ ý thức nhóm
Sự lây lan đã từ lâu được nghiên cứu như là một phương thức đặc biệt của sự tác động, bằng một cách nào đó tạo ra sự hoà nhập đông đảo của đám đông, đặc biệt trong mối liên hệ với sự xuất hiện các hiện tượng như xuất thần tôn giáo, loạn thần
đại chúng Hiện tượng lây lan đã được biết ngay trong những giai đoạn sơ khai của
lịch sử loài người và có nhiều kiểu biểu hiện như các trạng thái bột phát xúc cảm
mang tính đại chúng xuất hiện trong khi nhảy các điệu nhảy nghỉ lễ, sự hăng say thể
thao, các tình huống hoảng loạn Trong hình thức chung nhất, sự lây lan có thể xác
định như là tính dễ bị nhiễm một cách vô thức trạng thái tâm lí nào đó Nó được bộc
lộ không phải qua sự thừa nhận có ý thức một thông tin nào đó hay hình mẫu hành
vi mà qua việc lan truyền trạng thái xúc cảm hay trạng thái tâm lí
Khi trạng thái xúc cảm đó xuất hiện trong đám đông cơ chế tăng cường, nhiều lần sự tác động xúc cảm lẫn nhau của những người giao tiếp bắt đầu hoạt động Cá
nhân ở đây không chịu áp lực được tổ chức mang tính chủ định mà đơn giản lĩnh hội một cách vô thức hình mẫu của cách ứng xử nào đó bằng cách tuân phục nó Nhiều nhà nghiên cứu phân tích sự có mặt của một phản ứng lây lan đặc biệt xuất
hiện trong các nhóm khán giả mở và có số lượng lớn, khi mà trạng thái xúc cảm
được tăng cường bằng con đường phản ánh lặp lại nhiều lần theo mô hình của phản
ứng chuỗi thông thường Hiệu ứng có thể xảy ra trước hết trong tập hợp không được
tổ chức, thường xuyên hơn cả là trong đám đông, thể hiện như một dạng củng cố
nhằm xua đuổi một trạng thái xúc cảm khác nào đó
Trang 36
Tình huống hoảng loạn là một tình huống đặc biệt, trong quá trình tác động qua
lại, sự lây lan được tăng cường Hoàng loạn xuất hiện trong đám đông như một
trạng thái xúc cảm xác định, là hậu quả của sự thiếu hụt thông tin về điều gì đó đang
đe doạ hoặc điều gì đó khó hiểu hay ngược lại là sự thừa thãi của thông tin vé sự de
doạ này Bản thân thuật ngữ có nguồn gốc từ tên của một vị thần Hy Lap Pana —
người che chở cho những người chăn súc vật tránh được sự nỗi giận phi lí của bầy đàn Nguyên cớ trực tiếp của sự hoảng loạn là sự xuất hiện của tin tức nào đó có
khả năng tạo ra một dạng sốc nhất định Sau đó, sự hoảng loạn tăng thêm sức mạnh
khi tham gia vào hành động, do cơ chế phản ánh lặp lại Sự lây lan xuất hiện khi có
hoảng loạn khó có thể đánh giá đúng ngay trong cả xã hội hiện đại Ví dụ rất nỗi tiếng về sự xuất hiện sự hoảng loạn quần chúng ở Mĩ ngày 30/10/1938 sau chương, trình phát thanh của đài phát thanh ABC về quyền sách của H Yell Chiến tranh của các thế giới Dân chúng — thính giả thuộc các lứa tuổi hoàn toàn khác nhau và các
tầng lớp học vấn khác nhau (theo số liệu chính thức gần 1.000.000 người) đã trải qua trạng thái giống như loạn thần đại chúng, tin vào sự tắn công của người sao Hoả
vào Trái Đất Mặc dù, nhiều người trong số họ biết chính xác rằng họ đang nghe
một tác phẩm văn học (người phát thanh đã nhắc lại 3 lần), gần 400.000 người nói rằng đã “tận mắt" chứng kiến sự xuất hiện của người sao Hoả Hiện tượng này đã
được các nhà tâm lí học Mĩ phân tích một cách chuyên biệt
Sự hoàng loạn là hiện tượng vô cùng khó nghiên cứu, không thể quan sát
được chúng một cách trực tiếp Bởi vì: thứ nhất, không bao giờ biết được thời điểm xuất hiện của nó; thứ hai, trong tình huống hoảng loạn khó có thể vững
vàng để trở thành người quan sát Chính ở đó sự hoảng loạn thể hiện sức mạnh của nó Một người bất kì khi nằm trong trạng thái hoảng loạn dù ở mức độ này
hay mức độ khác đều bị nó khuất phục Do vậy, các nghiên cứu hoảng loạn vẫn chỉ ở trình độ mô tả sau khi hoảng loạn đã qua đỉnh điểm Các mô tả này cho
phép chia ra các chu kì cơ bản, đặc trưng cho toàn bộ quá trình tổng thể Hiểu
các chu kì này rất quan trọng cho việc chấm dứt hoảng loạn Điều đó là có thể thực hiện với điều kiện có các sức mạnh có khả năng đưa đến các yếu tố của sự
sáng suốt vào tình huống hoảng loạn, bằng cách nhất định chiếm lĩnh được tình
huống này Ngoài việc hiểu biết về chu kì, cần phải hiểu cả cơ chế tâm lí học
của hoảng loạn
Các đặc điểm của sự lây lan như là sự chấp nhận một cách vô thức những hình
mẫu nhất định của hành vi Nếu trong tình huống hoảng loạn có thể đưa ra hình mẫu
nhất định của hành vi, có khả năng khôi phục lại trạng thái xúc cảm bình thường của
đám đông, sẽ có khả năng chấm dứt hoảng loạn
Trang 37
Vấn đề quan trọng trong nghiên cứu sự lây lan là vấn đề vai trò của mức độ
thống nhất trong đánh giá và tâm thế mà quần chúng (những người bị lây lan tâm l0) có được Mặc dù, vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trong
khoa học, nhưng trong thực tiễn người ta đã tìm ra các hình thức sử dụng các
đặc trưng này trong tình huống lây lan Như trong các điều kiện lây lan đại
chúng bởi kích thích, bao gồm cả sự lây lan trước đó, sự đồng nhất các đánh giá,
ví dụ đối với một nghệ sĩ nỗi tiếng là sự cổ vũ, chúng có thể đóng vai các xung lực, tiếp sau đó tình huồng sẽ phát triển theo các quy luật của sự lây lan Sự hiểu
biết về cơ chế này được sử dụng trong việc tuyên truyền, trong đó có một lí thuyết đặc biệt nâng cao tính hiệu quả của tác động đến thính giả mở bằng con
đường mang họ tới trạng thái hưng phấn mở, trạng thái xuất thần, không hiếm khi cả các thủ lĩnh chính trị cũng dùng tới thủ thuật này
Mức độ lây lan mà các thính giả khác nhau có thể bị rơi vào phụ thuộc vào
mức độ phát triển chung của các nhân cách tạo ra nhóm thính giả và cụ thê hơn —
vào mức độ phát triển tự ý thức của họ Trong ý nghĩa này có thẻ khẳng định xác đáng rằng: Trong xã hội hiện đại, sự lây lan có vai trò ít hơn so với những giai đoạn đầu trong lịch sử loài người Có thể nhận thấy, trình độ phát triển xã hội
cảng cao thì các thái độ phê phán của con người càng cao hơn đối với các sức
mạnh có tác động lôi kéo họ tới việc thực hiện hành động hay trải nghiệm này khác, dẫn tới kết quả là hiệu quả của cơ chế lây lan càng yêu hơn (Porsnhiev, 1968)
Theo truyền thống đã hình thành trong Tâm lí học xã hội, người ta thường
xem xét hiện tượng lây lan trong các điều kiện của các hành vi chống đối xã hội
và không có tổ chức (các thảm hoạ thiên nhiên khác nhau) Tuy nhiên, kiêu hành
vi này có thể thể hiện trong các hành động xã hội có ý thức đại chúng, ví dụ trong tiến trình của các cuộc mít tỉnh khác nhau hay các cuộc biểu tình hoặc
trong các tình huống thảm hoạ khác nhau
Như vậy không thể nói rằng trong ức | èu kiện hiện đại, vấn đề lây lan đã
tuyệt đối cũ kĩ Không có sự trưởng thành nào của tự ý thức gỡ Bỏ những hình thức
này của sự lây lan tâm lí xuất hiện trong các phong trào xã hội quần chúng, đặc biệt
trong những thời gian không ổn định của xã hội (ví dụ trong điều kiện tái cơ cấu xã
hội mạnh mẽ) Tâm lí học xã hội có trách nhiệm to lớn trước xã hội khi nghị n cứu
vấn đề này Ở đây, hiện tại chỉ tồn tại những mô tả và quan sát rời rạc về bản chất,
chưa có các nghiên cứu nghiêm t
Cơ chế lây lan được coi là có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết số
đông cá nhân ở phương diện xúc cảm Nhờ cơ chế nay, trong đời sống xã hội có
Trang 38Cơ chế này được các nhà nghiên cứu giải thích theo các cách khác nhau
Mikhailôvxki cho rằng lây lan được truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tỉ lệ thuận
với đám đông và cường độ xúc cảm được truyền đi G Allport lại cho rằng lây lan diễn ra theo “phản ứng vòng tròn” Cá nhân này kích thích cá nhân khác bằng các
biểu hiện xúc cảm của mình, đến lượt họ khi thấy biểu hiện của người khác sẽ tăng, thêm phần hứng khởi
Các xúc cảm tiêu cực và tích cực đều có thể được lây lan Do vậy, có thể chủ
động tạo ra sự lây lan các xúc cảm tích cực và ngăn chặn sự lây lan các xúc cảm tiêu cực trong nhóm, cộng đồng
2 Cơ chế đồng nhất hoá
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về sự đồng nhất hoá Có quan điểm coi
đồng nhất hố đhư một q trình so sánh, đối chiếu một đối tượng này với đối
tượng khác theo một điểm hay tiêu chí nhất định, từ đó khái quát, xác lập sự tương đồng giữa chúng, Ví dụ, khi cá nhân nhận biết các phẩm chất của một số cá nhân khác sẽ tiến hành việc xếp các cá nhân đó theo các kiểu loại khác nhau và sau đó có thể bắt chước, phỏng theo một kiểu nào đó Như vậy, theo cách hiểu này, đồng hoá
chính là việc cá nhân lựa chọn và đồng nhất bản thân với các chủ thể khác hay với
nhóm nào đó
Cách hiểu chung trong Tâm lí học hiện đại cho rằng: Đồng nhất hoá là quá trình chủ thể thống nhất bản thân với các cá nhân khác dựa trên các liên hệ cảm xúc, đồng thời nội tâm hoá các chuẩn mực các giá trị của họ Trong đồng nhất hoá, chủ
thể nhìn nhận người khác như là sự kéo dài của bản thân, gán cho người khác
những đặc điểm, tình cảm, mong muốn của bản thân Đồng thời, cá nhân đặt mình
vào vị trí của người khác, dịch chuyển bản thân vào vị trí, không gian, phạm vi của
người khác và thậm chí đồng nhất hoá ý nghĩ với người khác
Trong Tâm lí học xã hội, đồng nhất hoá được coi là quá trình cá nhân tiếp nhận
vai trò xã hội khi gia nhập nhóm Cá nhân ý thức được vai trò, vị trí của mình trong
nhóm và thực hiện tốt vai trò xã hội của mình Nói cách khác, đồng nhất hoá chính là
quá trình cá nhân đồng nhất bản thân với một vai trò xã hội nhất định
Từ các cách hiểu rất rộng và nhiều khía cạnh như vậy, có thể hiểu một cách
chung nhất về cơ chế đồng nhất hoá như sau: Đồng nhất hoá là quá trình cá nhân
điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với các vai xã hội hay với các cá nhân khác
trong nhóm xã hội trên những phương diện nhất định của đời sống tâm lí
Vai trò của cơ chế đồng nhất hoá thể hiện: Cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò
Trang 39Các cá nhân trong nhóm có được những điểm chung: sự đồng nhất về cảm xúc sự đồng nhất về cách giải quyết nhìn nhận vấn đề Trong các nhóm lớn xã hội, cơ
chế đồng nhất hoá có thể diễn ra một cách ẩn tang dé tao ra những hiện tượng tâm lí
xã hội của nhóm dân tộc, giai cắp như: ý thức tự hào dân tộc, nếp suy nghĩ dân tộc,
tình cảm dân tộc
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của cơ chế đồng nhát hoá sẽ xuất hiện khi các cá nhân
trong nhóm xã hội bị đồng nhất hoá quá mức Các cá nhân sẽ trở nên bị động, đánh
mắt cái riêng và bản sắc riêng
3 Cơ chế ám thị
Trong quá trình giao tiếp, tương tác giữa các cá nhân, có trường hợp cá nhân chịu sự tác động của cá nhân khác và có hành vi phục tùng yêu cầu của cá nhân
khác một cách không ý thức gọi là hiện tượng ám thị
Để hiểu hơn về ám thị, có thể đặt nó trong mối quan hệ với một hiện tượng
khác gọi là thôi miên Trạng thái bị thôi miên là trang thai “mắt tỉnh táo”, “mat kha năng ý thức” của chủ thể Một người bị thôi miên sẽ không ý thức được các hành vỉ
của bản thân và rơi vào trạng thái bị người khác điều khiển Ám thị là mức độ nhẹ
hơn so với thôi miên, người bị ám thị không mắt ý thức nhưng mắt khả năng suy xét, phê phán, đo vậy dễ bị thuyết phục và dễ bị điều khiển
Ám thị là tác động tâm lí có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến người
khác hoặc nhóm, dẫn tới sự thay đổi hành vi ứng xử của cá nhân do phục tùng mệnh
lệnh đến từ một uy quyền hợp pháp
Quá trình diễn ra ám thị có một số đặc điểm: Sự chuyển giao thông tin dựa vào
việc tiếp nhận thông tin một cách không phê phán Trong quá trình đó, não chỉ giữ
liên hệ với một nguồn kích thích, các nguồn kích thích khác bi ngắt
Ám thị là một kiểu tác động đặc biệt có mục đích, sự tác động phi luận cứ của một người lên người khác hay lên một nhóm Trong ám thị, quá trình truyền thông tin được thực hiện trên cơ sở tri giác chúng một cách không có phê phán “Thơng thường, tồn bộ thông tin được truyền từ người này sang người khác được phân loại căn cứ vào mức độ tính tích cực trong lập trường của người truyền thông tin, phân biệt trong đó các thông báo, thuyết phục và ám thị Chính hình thức thông tin thứ ba này liên quan đến sự tri giác không phê phán, cho rằng người tiếp nhận thông tin trong trường hợp ám thị không có khả năng đánh giá chúng một cách phê phán Một cách tự nhiên, trong các tình huống khác nhau và đối với các nhóm người khác nhau, mức độ phi luận cứ, cho phép tiếp
nhận không phê phán thông tin trở nên rất khác nhau
Trang 40
Hiện tượng ám thị được nghiên cứu trong Tâm lí học từ lâu Ám thị như một
hiện tượng tâm lí học xã hội có đặc trưng rõ rệt, do vậy có quyền nói về hiện
tượng đặc biệt “ám thị xã hội” Trong các nghiên cứu của Tâm lí học xã hội vẫn
duy trì hệ thống thuật ngữ, được sử dụng trong các phần khác nhau của khoa học
Tam lí nghiên cứu hiện tượng này: Người thực hiện việc ám thị gọi là nhà ám
thị, đối tượng của ám thị gọi là người bị ám thị Hiện tượng chống đối lại ám thị gọi là phản ám thị Trong tài liệu ở Nga, lần đầu tiên vấn đề ý nghĩa của ám thị được đặt ra trong tác phẩm của V.M Becheriev Am thi va vai tré ctta nd trong đời sống xã hội (1903)
Khi phân tích ám thị như là phương tiện tác động đặc biệt, vấn đề về tương quan
gitta ám thị và lây lan được đặt ra và vẫn chưa có câu trả lời thống nhất Đối với một 86 tac gi một trong các loại lây lan bên cạnh bắt chước, những người khác lại nhắn mạnh sự khác biệt của ám thị với lây lan, có thể khái quát như sau: Trong lây
lan diễn ra sự đồng cảm của trạng thái tâm lí đám quần chúng lớn Am thi không có
“sự bình đẳng” — ngược lại, trong đó không có sự đồng cảm, và đồng nhất xúc cảm Nhà ám thị không rơi vào trạng thái của người bị ám thị Quá trình ám thị có tính một chiều mà không phải là sự tăng lên bột phát của trạng thái nhóm ám thị Nó là sự tác động tích cực của một người đến một người khác hoặc nhóm Ám thị, thông thường, mang tính ngôn ngữ, trong khi đó trong lây lan ngoài tác động ngôn ngữ còn sử dụng cả các phương tiện khác (nhịp điệu, cảm thá
Mặt khác, ám thị không giống \ với thuyết phục ở chỗ nó trực tiếp gây ra những trạng thái tâm lí nhất định không cần có lôgic và chứng cứ Thuyết phục, ngược lại, được xây dựng trên cơ sở sự trợ giúp của các cấu tạo lôgic để đạt tới sự đồng ý của
người khác, của người tiếp nhận thông tin Trong ám thị không đạt tới sự đồng ý ma còn phải là tiếp nhận thông tin đưới dạng kết luận có sẵn Trong khi đó, trường hợp thuyết phục, kết luận cần phải được đưa ra một cách độc lập bởi người tiếp nhận
Do vay, thuyết phục là tác động chủ yếu mang tính trí tuệ, còn ám thị tác động chủ
yếu mang tính xúc cảm ý chí
Chính vì vậy việc nghiên cứu ám thị đã xác nhận một số quy luật liên quan đến vấn đề: trong những tình huống nào và trong những tình trạng nào hiệu quả ám thị được nâng cao Những trường hợp ám thị xã hội đã chứng minh sự phụ thuộc của hiệu ứng ám thị vào lứa tuổi: Trẻ em nhìn chung dễ bị ám thị hơn người
lớn Trong đa số các trường hợp, những người bị ám thị là những người mệt mỏi,