1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) tìm HIỂU cơ sở, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH GIAI đoạn từ GIỮA năm 1911 đến CUỐI năm 1920 GIÁ TRỊ của tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH TRONG GIAI đoạn này

36 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 227,19 KB

Nội dung

Quá trình hình thành vàphát triển tử tưởng Hồ Chí Minh về cách giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,giải phóng con người vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÃ LỚP POL10902 NHÓM 25 CA: 3 THỨ 3

11

15

GVHD: TẠ TRẦN TRỌNG

Trang 2

HK 2 (2021-2022)

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÃ LỚP POL10902 NHÓM 25 CA: 3 THỨ 3

GVHD: TẠ TRẦN TRỌNG

HK 2 (2021-2022)

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 01

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI……… 02

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ TRƯỚC NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1911 ĐẾN CUỐI NĂM 1920

1 Truyền thống tốt đẹp của gia đình; quê hương?

2 Nhận thức của bản thân Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành?

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

HỒ CHI MINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1930

1 Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này (sống ở những nước nào? Làm nghề gì? Có nhận thức mới gì? Rút ra kết luận gì?

2 Kết quả và ý nghĩa những hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này?

CHƯƠNG IV: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1 Giá trị đối với cách mạng Việt Nam

2 Giá trị đối với cách mạng thế giới

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

C QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

A.PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn

từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong giaiđoạn này chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Đâycũng là vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam Quá trình hình thành vàphát triển tử tưởng Hồ Chí Minh về cách giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,giải phóng con người vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại,vừa thể hiện được tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của người trong việc vận dụngnhững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mac-Lenin vào hoàn cảnh Việt Nam.Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về trong giai đoạn từ giữa năm 1911 đến cuốinăm 1920 được coi là bước phát triển mới nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho câuhỏi lúc ra đi Cuộc hành trình vạn dặm ấy đã giúp Người tìm ra mọi cội nguồnnhững khổ đau của nhân loại là các nước đế quốc “chính quốc” Vì vậy, nhómchúng tôi xem đây là một nội dung đáng để quan tâm, cần thiết và muốn tìm hiểuvấn đề này để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hìnhthành và phát triển tư tưởng của Bác trong giai đoạn từ trước ngày 5 tháng 6 năm

1911 đến cuối năm 1920 và giai đoạn từ năm 1921 đến 1930, cuối cùng là giá trị tưtưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn này Vì vậy, nhóm tôi đã quyết định chọn:(Tìm hiểu cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giaiđoạn từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920 Giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minhtrong giai đoạn này) để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học tư tưởng Hồ ChíMinh

Trang 6

II Tình hình nghiên cứu đề tài.

Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá trình hình thành và phát triển tronggiai đoạn từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh tronggiai đoạn này” có rất là nhiều tác phẩm và bài viết có liên quan trong giai đoạn này

Trong đó phải kể đến bài viết về “ Hành trình tìm đường cứu nước và nhữngchuyển biến trong nhận thức về con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn TấtThành - Nguyễn Ái Quốc” của tác giả Đỗ Quang Lưu, viết vào thứ 2, 31/1/2022

Sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành - HồChí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Trong giai đoạn nàyNgười đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á,Phi, Mỹ Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó

là Mỹ, Anh và Pháp Người tranh thủ mọi điều kiện để học hỏi, nghiên cứu các họcthuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhândân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa Trên cơ sở đó, Người đã rút ra kếtluận có tính chất căn bản đầu tiên: “Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độcác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề”, và “Dù màu da

có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giốngngười bị bóc lột”(2)

Trong cuốn sách “Hồ Chí Minh- biên niên tiểu sử tập 1” được xuất bản vào năm

2006 Sự kiện vào tháng 7 năm 1920 Người đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luậncương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lê-nin đăng trên báoL’Humanité (Nhân đạo) Nội dung nói về con đường giành độc lập, tự do cho dântộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữacách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc…Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng sản của

Trang 7

Nguyễn Ái Quốc Như vậy, từ khi rời bến cảng Sài Gòn, lênh đênh trên các đạidương, cập bến bốn châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa trải nghiệm, đến giữatháng 7-1920, tại Pa-ri (Pháp), tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc có sự chuyển biếnlớn lao, từ sự đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, đến với chủ nghĩa quốc tế.Người đã nhìn thấy khả năng thực hiện ba mục tiêu lớn: Giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp và giải phóng con người.

Cũng trong cuốn sách “Hồ Chí Minh- biên niên tiểu sử tập 1” được xuất bản vàonăm 2006 Sự kiện tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (QTCS) và Đại hội I cácdân tộc phương Đông Người tham dự cuộc mít tinh lớn của hàng vạn công nhân tạirạp xiếc ở Pa-ri Tiếp sau đó, tháng 9-1920, Người theo sát tiến trình Đại hội I cácdân tộc phương Đông Nhằm đưa đường lối, chính sách của Đại hội II QTCS vàocuộc sống, mà trước hết là tư tưởng “đoàn kết phương Tây vô sản và phương Đông

bị áp bức” Tư tưởng đó được thể hiện rõ trong khẩu hiệu chiến đấu đưa ra trongĐại hội: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”

Những sự kiện chính trị trên góp phần củng cố niềm tin vững chắc của Nguyễn ÁiQuốc vào V.I Lê-nin, vào Quốc tế cộng sản và nước Nga Xô-viết, củng cố lậptrường và bản lĩnh chính trị của Người

Nhóm chúng tôi không đi sâu vào “các giai đoạn cụ thể trong quá trình hình thànhnên cơ sở và tư tưởng của Bác” như trong cuốn sách “ Biên Niên Tiểu Sử” mànhóm chúng tôi chỉ tìm hiểu một cách khái quát về “ tìm hiểu cơ sở, quá trình hìnhthành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ giữa năm 1911 đếncuối năm 1920 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn này” Vì thế các tácphẩm hoặc bài viết của tác giả trên là tài liệu quý báu để chúng tôi tham khảo trongquá trình làm đề tài của mình

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1 Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:

Lúc bấy giờ nước ta là xã thuộc địa nửa phong kiến Chính quyền triều Nguyễn

đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Ngày 1/9/1858, liênquân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâmlược của thực dân phương Tây ở Việt Nam, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đôHuế, đe dọa sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn Triều đình nhà Nguyễn (vua

Tự Đức) một mặt đưa quân vào Đà Nẵng chống đỡ, một mặt tích cực tiến hànhcông tác tổ chức phòng thủ các cửa ải, cửa biển trên đất Thừa Thiên và kinh đôHuế, tổ chức tập trận nhằm đảm bảo sức chống đỡ của kinh đô một khi quân Pháptiến đánh Trong bối cảnh ấy, quân và dân Thừa Thiên ra sức, đồng lòng chốnggiặc Từ Huế 2.000 Cấm binh, 200 lính Vũ lâm, 400 lính các vệ ở Hải Vân quanvào Đà Nẵng đánh Pháp Ngoài ra, triều đình Huế còn lệnh cho quan phủ ThừaThiên chiêu mộ binh lính lập quân Chiến tâm Tháng 12/1858, quân Chiến tâmđược đổi thành vệ Nghĩa dũng, tăng cường vào Quảng Nam đánh giặc Sau 18tháng tiến công vào Đà Nẵng nhưng không đạt mục tiêu tiến sâu vào nội địa, ngày23/3/1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút hết lực lượng đưa quân vào tiếnđánh phía Nam Tuy đuổi được quân Pháp - Tây Ban Nha ra khỏi Đà Nẵng, nhưngsau đó quan quân triều đình không phát huy được sức mạnh giữ nước ở mặt trậnphía Nam, nên từ năm 1860 đến 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường

và Vĩnh Long lần lượt thất thủ Trước sức ép của quân Pháp, triều đình Huế

Trang 9

đã đồng ý ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với 12 khoản, cắt ba tỉnh miền ĐôngNam kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho Pháp Nhândân Thừa Thiên Huế cũng như nhân dân cả nước vô cùng phản đối sự nhânnhượng, cắt đất cho giặc của triều đình nhà Nguyễn Nguy cơ mất nước đang trởthành mối đe dọa hết sức nặng nề Việc mất 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ đã phô bày

sự yếu kém về nhiều mặt của đất nước và năng lực hạn chế của triều Nguyễn.Trong bối cảnh đó, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước rấtmuốn thực hiện việc canh tân đất nước nhằm tạo thực lực, đẩy mạnh tự cường đưađất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm Huế với vị trí là Kinh đô của cả nước, mặcnhiên trở thành trung tâm của trào lưu canh tân đất nước - nơi những nhà cải cáchkhắp đất nước cũng như ở tại địa phương tập trung để bàn luận, trao đổi tân thư,soạn thảo và dâng các bản kiến nghị cách tân lên triều đình Huế Các bản kiến nghị

đề cập canh tân đến nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng, phápluật, văn hóa giáo dục Thành phần đề xướng trào lưu cải cách khá đa dạng từngười Thiên chúa giáo, người có học bình thường, nho sĩ, người đỗ đạt, quan lại bịcách chức , Ở Thừa Thiên Huế nổi bật có Đặng Huy Trứ và Nguyễn Lộ Trạch.Tuy nhiên, triều đình Huế đã không thực hiện cải cách trên quy mô lớn, rất rụt rè vàmang tính thăm dò, tiến hành cải cách rời rạc, cấp thời, chiếu lệ và không triệt để

Hệ quả là cả trào lưu canh tân và công cuộc cải cách của triều đình Huế đi đến thấtbại hoàn toàn

Sự biến động về chính trị kéo theo những biến đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục ởThừa Thiên Huế Về kinh tế, triểu đình khuyến khích phát triển nông nghiệp, khaihoang, trị thủy nhằm đẩy mạnh sản xuất, tích trữ lúa gạo tại chỗ đối phó với tìnhtrạng không thể vận chuyển lúa gạo từ trong Nam ra (năm 1860, Pháp đánh chiếmmiền Nam) Đầu tư vào một số ngành nghề như trồng dâu nuôi tằm, công nghiệpkhai khoáng Nhà nước còn chú trọng đến giao thông vận tải, phát triển thươngnghiệp, thương càng Bao Vinh của Huế thời bấy giờ đã được Dutreuil de Rhins ghi

lại trong sách Vương quốc An Nam và người An Nam như sau: “Nhiều thuyền An

Trang 10

Nam và Tàu chen chật trên sông hẹp và sâu Dưới các lớp chiếu và lớp lá đậy cáckhoang thuyền là các loại hàng rẻ tiền là tiêu, lụa, ngà voi, đường, quế, đậu khấu,

sa nhân chàm, thuốc lá, trà, thuốc phiện lậu, vải, đồ sành, các thứ mỹ nghệ bằngngà voi, bằng bạc, bằng đồng đen, vũ khí, bàn ghế được chạm trổ hoặc cẩn xà cừ”

Về văn hóa, giáo dục, bên cạnh sự phát triển của Nho học truyền thống, lối họcthực dụng bắt đầu được nhà nước chú trọng, nhà nước khuyến khích học ngoại ngữ,

kỹ thuật phương Tây, xuất dương du học Tuyển dụng võ quan bằng cách mở khoathi Tiến sĩ võ Xây dựng đền thờ, tổ chức cúng tế cho những tấm gương trung hiếutiết nghĩa, ghi nhớ những người bỏ mình vì việc nước Tuy nhiên, đời sống củanhân dân Thừa Thiên Huế thời kỳ này vẫn không khá hơn, dịch bệnh bùng phát liêntục, thiên tai xảy ra liên miên kèm theo mất mùa đói kém khiến cho loạn lạc, cướpbóc hoành hành Lại thêm nạn quan lại và một số hoàng thân ỷ thế bức hiếp hãmhại nhân dân, đặc biệt là thái độ bạc nhược, thỏa hiệp của triều Nguyễn trước thựcdân Pháp kể từ hiệp ước 1862, nên làn sóng chống đối triều đình Huế ngày càngdâng cao, tạo nên nhiều cuộc khởi nghĩa trong cả nước, mà đỉnh cao của phong tràochống đối triều Nguyễn trong giai đoạn này là cuộc khởi nghĩa “Chày Vôi” doĐoàn Hữu Trưng lãnh đạo trên đất Thừa Thiên Huế Sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), triều đình Huế lại tiếp tiếp tục sai lầm khi dùng chính sách ngoại giao nhằmlấy lại ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, thái độ ôn hòa của triều Nguyễn trong vấn đềgiữ nước là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thực dân Pháp mở rộng chiếmđóng lãnh thổ Năm 1867, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, AnGiang, Hà Tiên mà triều đình Huế gần như không có phản ứng quân sự nào Vừa bịthực dân Pháp gây áp lực ở miền Nam, triều đình Huế còn phải đối phó với cáccuộc khởi nghĩa nông dân, các toán giặc cướp người Hoa ở Bắc Kỳ và đã phải cầuviện nhà Thanh sang dẹp loạn Chính sự rối loạn ở miền Bắc đã tạo điều kiện chothực dân Pháp đem quân ra Hà Nội can thiệp, và thực hiện đánh chiếm Bắc kỳ lầnthứ nhất năm 1873 Vì nhiều lý do không cho phép đánh chiếm bằng quân sự vàolúc này, cộng với các cuộc thương thuyết của triều Nguyễn, thực dân Pháp đi đến

Trang 11

ký kết với triều đình Huế Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) Từ sau Hiệp ước GiápTuất, triều đình Huế buộc phải công nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ các tỉnhmiền Nam và càng bị ràng buộc nhiều hơn về mặt ngoại giao vào thực dân Pháp Ý

đồ mở rộng địa bàn đánh chiếm và áp lực ngoại giao ngày càng nặng nề của thựcdân Pháp đã uy hiếp ngay cả vùng đất kinh đô Huế, buộc triều đình Huế phải tăngcường phòng bị để bảo vệ sự sống còn của mình Chính sách hòa hoãn, thươngthuyết qua con đường ngoại giao của triều đình Huế không thể ngăn thực dân Pháptấn công Bắc Kỳ lần thứ hai Ngày 25/1/1882 chúng tấn công Hà Nội Hà Thànhthất thủ Thừa thế chúng đánh chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, TuyênQuang Sau khi thành Hà Nội thất thủ, nhiều quan lại ủng hộ Tôn Thất Thuyết xinđánh Pháp nhưng vua Tự Đức và đình thần trong Cơ Mật viện không đồng ý màtiếp tục duy trì chính sách thương lượng để xin lại thành Hà Nội Ngày 27/3/1883,thành Nam Định rơi vào tay Pháp, triều đình Huế bắt đầu thay đổi thái độ, tăngcường phòng bị ở cảng Thuận An cùng kinh đô và chủ trương tiến quân đánh Pháp

ở Bắc Kỳ Khí thế chống Pháp sôi sục của triều đình và nhân dân Huế đã khiến chođặc phái viên của Pháp là Rheinart hoảng sợ cuốn cờ rút chạy vào Gia Định QuânPháp ở Hà Nội bị công kích liên tục và đại bại trong trận cầu Giấy ngày 19/5/1883.Thống đốc Pháp ở Nam Kỳ trục xuất phái đoàn thương thuyết của triều đình Huế,chính phủ Pháp quyết định tăng cường quân đội để nắm lấy bằng được Bắc Kỳ.Giữa lúc vận nước đang đứng ở bờ vực thẳm thì triều đình Huế đã diễn ra việc phếlập Tự Ðức mất ngày 19/7/1883 Phái chủ hòa trong triều đình muốn lập Thụyquốc công Dục Ðức Phái chủ chiến Tôn Thất Thuyết cầm đầu đưa Lãng quốc côngHồng Dật lên ngôi lấy niên hiệu Hiệp Hòa Việc đưa vua Hiệp Hòa lên ngôi là hànhđộng có tính toán của triều đình Huế, ở buổi ban đầu, vua Hiệp Hòa thỏa mãn một

số yếu cầu về công cuộc chống Pháp mà phái chủ chiến mong muốn Nhưng quyềnlực thực sự chưa lọt vào tay những người chủ chiến, bởi vua hiệp Hòa vẫn là ngườinắm quyền quyết định và có chính kiến riêng của mình Đó chính là tiền đề dẫn đếnnhững biến động chính trị trong nội bộ triều đình Huế ở giai đoạn sau

Trang 12

Cuộc khai thác của Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phânhóa rất xâu sắc Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước

bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chiaViệt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế

độ cai trị riêng Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và ápbức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiệnchính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tàinguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảngphục vụ chính sách khai thác thuộc địa Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt

để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín

dị đoan Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọicách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vàoViệt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị Tình hình giai cấp vàmâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.Dưới tác động của chính sách cai trị vàchính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quátrình phân hóa sâu sắc Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóclột, áp bức nông dân Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phânhóa Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham giađấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau Giai cấp nông dân

là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến ápbức, bóc lột nặng nề Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân ViệtNam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chícách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất củathực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặtchẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột Giai cấp tư sảnViệt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lựckinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức

Trang 13

độ nhất định Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, nhữngngười làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản,

có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởngtiến bộ từ bên ngoài truyền vào

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận ngườidân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột Vìvậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu lànông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bảnvừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữatoàn thể Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Tính chất của xã hộiViệt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phảiđánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân;Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân, chủ yếu làruộng đất cho nông dân Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụhàng đầu

Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư”, “tân báo”; tân thư, tân văn là danh

từ thường dùng để chỉ những cuốn sách có chứa đựng những kiến thức mới ( tânhọc ), khác với các kiến thức từng biết trong các kinh điển Nho giáo Những tácphẩm trên đã khai tâm cho các tri thức Nho học cấp tiến ở Việt Nam đầu thế kỷ

XX Tư tưởng dân chủ tư sản còn du nhập vào Việt Nam qua các hoạt động ở nhàtrường Pháp – Việt Qua học tập và sách vở phương Tây người học phần nào suynghĩ về những tư tưởng mới dân chủ tư sản Những ảnh hưởng của trào lưu cảicách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhândân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản

Các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều diễn ra vôcùng anh dũng nhưng tất cả đều thất bại Nguyên nhân là do thiếu đường lối cách

Trang 14

mạng đúng đắn, phương pháp cách mạng không phù hợp với xu thế mới của thờiđại Bác nhận thấy: Phan Bội Châu thì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; PhanChâu Trinh thì chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương” còn Hoàng Hoa Thám tuy

có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến, tư sản

Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theomột con đường mới Và Bác của chúng ta là người dẫn chúng ta đi theo một conđường hoàn toàn mới, Bác đã mang một khác vọng to lớn là đem độc lập tự do vềcho dân tộc, vận mệnh của dân tộc, số phận mai sau của dân tộc luôn là một câu hỏilớn đau đáu trong lòng Bác, đòi hỏi Bác phải trả lời: “Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ

ra sao? Ôi độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quốc Khi tự do về chói ởtrên đầu.”(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên) Bác ra đi tìm đường cứunước vào tháng 6-1911 tại Bến cảng Nhà Rồng và ngày nay Bến cảng đã trở thànhđịa điểm được mọi người chú ý và quan tâm vì chính nơi đây đã trở thành địa điểmlịch sử, mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam trên con đường giải phóngdân tộc

 Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền

là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước đượccoi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sảnxuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạtđộng kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanhnghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lýtập trung) Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các

cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã làm “ thức tỉnh các dân tộc châuÁ”, lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô Viết mở ra một thời kỳ mớitrong lịch sử loài người Những giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga là

Trang 15

minh chứng rõ ràng nhất, sinh động nhất về tính cách mạng và khoa học của chủnghĩa Mác - Lênin, là sự khẳng định thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin trên hiệnthực, được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

Một là, thành công của Cách mạng Tháng Mười là minh chứng khẳng định chỉ cócuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng tiên phong của giai cấp công nhân,dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin mới thực sự đem lại quyền lợicho nhân dân lao động Cách mạng Tháng Mười cũng đã giải thoát cho các dân tộc

bị áp bức khỏi nhà tù của chế độ Nga Hoàng bằng việc thi hành chính sách dân tộctheo tinh thần quốc tế vô sản, tôn trọng quyền tự quyết và quyền bình đẳng giữa cácdân tộc Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười làthắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết Lênin ở một nước lớn là Liên

Xô, rộng một phần sáu thế giới Đó là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội quântiên phong của họ là Đảng Bônsêvích lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười đã dùngbạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nênchính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một

xã hội không có người bóc lột người”

Hai là, thành công của Cách mạng Tháng Mười đã hiện thực hóa lý tưởng của chủnghĩa Mác - Lênin về một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa Sự thành công của Cáchmạng Tháng Mười đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại

Nó là mốc son đánh dấu sự thắng lợi lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH,khẳng định tính khoa học, cách mạng và giá trị trường tồn trong học thuyết về hìnhthái kinh tế - xã hội

Ba là, thành công của Cách mạng Tháng Mười khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân Thực vậy, trước sự vận động lên đến đỉnh cao của nhữngmâu thuẫn trong lòng xã hội, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Nga mà đạibiểu của nó là Đảng Bônsêvích Nga đã tập hợp được đông đảo quần chúng thamgia vào cuộc cách mạng lịch sử, làm “rung chuyển toàn bộ châu Âu” Đây chính là

Trang 16

hồi chuông báo hiệu cho một giai đoạn chuyển giao lịch sử, giai đoạn quá độ từ chủnghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Bốn là, thành công của Cách mạng Tháng Mười chứng minh cho dự báo thiên tàicủa C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản.Quốc tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủnghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phươngĐông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù làChủ nghĩa đế quốc

Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đãbước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản thì xuất hiệnmâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước chủ nghĩa đếquốc

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chủ nghĩa đế quốc suy yếu, tạo điều kiệnthuận lợi cho Cách Mạng Tháng Mười nổ ra và thành công, mở ra thời đại mới.Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong tràocách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằmtìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

2 Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho đất nước

ta một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, phong phú với nhiều truyền thốngquý báu Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữnước Từ văn hóa dân gian đến văn hóa văn học, từ nhân vật truyền thuyết đến cáctên tuổi sáng ngời trong lịch sử: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,Nguyễn Trãi, đều đã phản ánh chân lý đó một cách hùng hồn; Chủ nghĩa yêu

Trang 17

nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam Tinh thần yêu nước đãtrở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của người Việt Chính từ thực tiễn đó, cụ

Hồ đã đúc kết chân l ý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyềnthống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần

ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi

sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.Tinh thầnnhân nghĩa, tương thân tương ái: được thể hiện rõ qua câu tục ngữ “lá lành đùm lárách” để giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn Lòng thủy chung là nét đẹpcao quý đặc trưng của người Việt ta, ta có thể hiểu rõ hơn thông qua câu ca daosau:

“Chồng ta áo rách ta thương Chồng người ào gấm xông hương mặc người”

Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó, hợp tác với nhau để tạo nên sứcmạnh Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộcViệt Nam và là nguồn cội của sức mạnh dân tộc Việt: Đoàn kết gia đình, đoàn kếtcộng đồng và dòng họ, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, đoàn kết quốc gia dântộc, Như ông cha ta đã tự dặn mình và dạy con cháu rằng:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan, yêu đời lạc quan, yêu đời là truyềnthống vốn có từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam và được phát triển bền vững chođến ngày hôm nay Nó được hình thành là do đòi hỏi khách quan từ thực tiễn cuộcsống mang lại; cho phép dân tộc Việt Nam luôn có đủ bản lĩnh, niềm tin hướng vềtương lai tươi sáng của dân tộc cho dù phía trước còn gặp muôn ngàn thách thức

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sảnxuất và chiến đấu, đồng thời cũng là một dân tộc ham học hỏi, cầu tiến và biết quýtrọng người hiền tài

Trang 18

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Việt Nam Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tạivượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển Chính chủnghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đầy Hồ ChíMinh ta đi tìm đường cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứunước, cứu dân Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anhdũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và

sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 45 Trong Tuyên ngôn Độclập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyềnhưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thểdân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữvững quyền tự do và độc lập ấy" Không có gì quý hơn độc lập tự do - chân lý lớncủa thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định, đồng thời cũng chính là một điểm cốtlõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh Trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng vàbảo vệ đất nước, Hồ Chị Minh hết sức chú trọng kể thừa, phát triển những giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, cótinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu vớicác dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa,thương người của dân tộc Việt Nam Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người làvốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mang, dân là gốc củanước, nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền: xây lầu thắng lợi trên nềnnhân dân; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc chiếnlược quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trântrọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác củadân tộc Đó chính là một cơ sở hình thành nên tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóakiệt xuất Hồ Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục tiêu, động lực của cáchmạng; cần giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa

Ngày đăng: 09/12/2022, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w