CHƯƠNGIII:TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
Học xong phần này HS phải nắm được:
- Tuầnhoàn là gì, cấu tạo và vai trò của hệ tuần hoàn
- Phân biệt được hệ tuầnhoàn ở các nhóm động vật
- Phân tích được sự tiến hóa của hệ tuầnhoàn ở các nhóm động vật
- Nắm được các đặc tính sinh lí của tim, mạch máu
- Giải thích được các cơ chế điều hòa hoạt động của tim mạch
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nội dung kiến thức phần tuầnhoàn máu
- Các tài liệu tham khảo: SGK sinh học 11 nâng cao, sinh học PHILLIPS tập 1, Giải phẫu sinh lí động vật và
người, tài liệu giáo khoa chuyên sinh học THPT chuyên đề SLDV, các đề thi HSG, olimpic các năm trước
2. Chuẩn bị của học sinh: đọc trước nội dung phần tuầnhoàn trong SGK sinh học 11 nâng cao, sưu tầm các
đề thi HSG, OLP các năm trước.
III. TIẾN TRÌNH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Tuần hoàn là gì? HTH được cấu tạo
như thế nào? hs đọc sgk trả lời
Sự phát triển HTH ở đv diễn ra như
thế nào?
Những đv nào có HTH hở?
Nêu đường đi của máu trong HTH
hở?
HTH hở có những đặc điểm nào?
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa
HTH kin và HTH hở?
(nêu những điểm khác nhau của HTH
kín và HTH hở) olp2010tr64
HTH kín có đặc điểm gì?
Cấu tạo của HTH gồm: dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.
I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN
HTH hở
Chưa có HTH có HTH HTH đơn
HTH kín
HTH kép
1. Hệ tuầnhoàn hở
a. Đại diện: Những đv có kích thước nhỏ như: chân khớp, thân mềm.
b. Đường đi của máu trong HTH hở:
máu từ tim ĐM khoang cơ thể tĩnh mạch tim
c. Đặc điểm của HTH hở
- máu được tim bơm vào động mạch và tràn vào khoang cơ thể. tại
đây máu trộn lẫn với nước mô thành hỗn hợp máu-nước mô. máu tiếp
xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào, sau đó theo tĩnh mạch và về
tim.
- máu có sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển O
2
. sắc tố HH
chứa Cu ( hêmôxianin) làm máu có màu xanh nhạt.
- máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy
chậm.
- khả năng điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm
2. Hệ tuầnhoàn kín
a. Đại diện: mực ống, bạch tuộc, đvcxs
b. Đường đi của máu:
Máu từ tim động mạch mao mạch( trao đổi chất) tĩnh mạch tim
c. đặc điểm của HTH kín:
- Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch
qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim. máu trao đổi chất với các tb cơ thể
qua thành mao mạch.
- Máu chứa sắc tố HH làm tăng khả năng vận chuyển O
2
. sắc tố HH
chứa Fe(vd: hêmôglôbin) làm cho máu có màu đỏ.
So sánh giữa HTH kín đơn và HTH
kín kép?
thế nào HTH đơn, HTH kép? HTH
kép có ưu điểm gì so với HTH đơn?
(olp2007, olp2010tr66)
Tim ở động vật tiến hóa ntn?
Đặc điểm cấu tạo nào của tim làm
cho mỏm tâm thất thường chếch sang
trái?
Tại sao các tế bào cơ tim có thể co
bóp gần như đồng thời cùng 1 lúc?
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao tốc độ nhanh.
- Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
d. HTH kín đơn
đại diện: Cá
đặc điểm:
- tim có 2 ngăn: 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ
- máu chảy đi nuôi cơ thể dưới áp lực trung bình
- đường đi của máu:
tâm thất bơm máu giàu CO
2
ĐM mang MM mang (trao đổi khí
với mt nước) máu giàu O
2
vào ĐM lưng hệ MM cơ thể (trao đổi
khí) máu giàu CO
2
theo tĩnh mạch về tim.
e. HTH kín kép
Đại diện: lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Đặc điểm của tim: tim lưỡng cư có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Tim
bò sát có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất tuy nhiên vách ngăn giữa 2 tâm
thất không hoàn toàn(vách ngăn hụt), riêng cá sấu vách ngăn đã hoàn
toàn giống chim và thú.
Đặc điểm của quá trinh trao đổi chất:
- ở lưỡng cư máu trong tâm thất là máu pha trộn giữa máu giàu O
2,
và
CO
2
. do đó máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn.
đường đi của máu:
vòng tuầnhoàn nhỏ: máu giàu CO
2
từ tâm thất phổi và da(trao đổi
khí) máu giàu O
2
theo TM phổi tâm nhĩ trái
vòng tuầnhoàn lớn: máu pha từ tâm thất ĐM MM (trao đổi chất)
TM tâm nhĩ phải
- Bò sát: ở tâm thất có vách hụt nên máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
lưỡng cư
- Chim, thú: vách ngăn tâm thất đã hoàn toàn tim chia thành 4
ngăn riêng biệt nên máu đi nuôi cơ thể không còn bị pha trộn
II. SINH LÍ TIM
Tim có chức năng như 1 cái bơm hút và đẩy máu trong hệ tuần hoàn. tim
là động lực chính trong HTH.
Tim ở ĐV tiến hóa: tim sơ khai ở côn trùng và giun đốt tim 2 ngăn ở
cá tim 3 ngăn ở lưỡng cư 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất không
hoàn toàn ở bò sát 4 ngăn hoàn toàn ở chim, thú.
1. Cấu trúc của tim ở người
Tim người nằm ở lồng ngực trong 1 khoang có màng gọi là bao tim. dài
khoảng 12cm và gần với hình nón. ở nam giới trưởng thành tim nặng
khoảng 300g và ở nữ khoảng 250g.
Thành cơ tim dày không đều nhau: tâm thất dày hơn tâm nhĩ, tâm thất
trái dày và khỏe hơn tâm thất phải. sự khác nhau này ảnh hưởng tới hình
dạng của buồng tâm thất, do đó khi hoạt động tâm thất phải vặn mình
sang trái làm cho tim ngày càng mất đối xứng (mỏm tâm thất thường
hướng sang trái).
2. Cơ tim
Mô cơ tim được biệt hóa 1 cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng
bơm. và chiếm gần 50% trọng lượng của tim. các tế bào cơ tim riêng rẽ
Tính hưng phấn của tim là gì?
ở tim thế nào được gọi là quy luật tất
cả hoặc không?
Tính tự động của tim là gì? Nguyên
nhân nào gây ra tính tự động của tim?
Tại sao khi cắt rời tim động vật ra
khỏi cơ thể nếu được nuôi dưỡng
trong môi trường sinh lí phù hợp thì
tim vẫn hoạt động bình thường?
Tại sao tim hoạt động suốt đời mà
không mệt mỏi?
Mô tả chu kì tim ở người?
phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa xen (đĩa nối), giữa 2 tb cơ kế
tiếp nhau có kênh ion chung, tạo nên 1 mạng lưới liên kết dày đặc với
nhau, cấu trúc này cho phép các các xung điện được truyền rất nhanh từ
tế bào này sang tế bào khác, do đó các tế bào đã nối với nhau, co bóp
gần như đồng thời với nhau.
3. các đặc tính sinh lí của cơ tim
a. tính hưng phấn: là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim, cụ
thể là: khi hạch tự động của tim phát ra các xung điện, các xung điện lan
truyền đến các cơ tim làm tim co lại.
cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không” : Khi kích thích
dưới ngưỡng thì các tb tim không co, khi kích thích bằng hoặc trên
ngưỡng, thì mỗi tb cơ tim đều đáp ứng tối đa để tạo ra 1 co bóp cực đại.
( đối với cơ vân: cường độ kích thích yếu thì số sợi cơ tham gia co ít,
cường độ kích thích tăng lên thì số sợi cơ tham gia co tăng dần)
b. tính tự động của tim: tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn
nhịp nhàng nếu được nuôi trong dd sinh lí có đủ O
2
và t
o
thích hợp. khả
năng tự động co dãn nhịp nhàng theo chu kì gọi là tính tự động của tim.
Tính tự động của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim. ( đây là 1
tập hợp sợi đặc biệt trong thành tim) hdtt bao gồm: nút xoang nhĩ, nút
nhĩ thất, bó His và mạng Puốc – kin.
Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát ra xung điện(xung thần kinh). cứ sau
1 khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. xung
điện lan ra khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, bó
His rồi theo mạng Puốc-kin lan ra khắp tâm thất làm tâm thất co.
c. tính trơ có chu kì:
- nếu kích thích vào tim vào lúc tim đang co thì tim không đáp
ứng(không trả lời). giai đoạn này tim không đáp ứng với bất kì kích
thích nào gọi là giai đoạn trơ tuyệt đối.
- nếu kích thích vào lúc tim đang dãn thì tim đáp ứng bằng 1 lần co
bóp phụ gọi là ngoại tâm thu. sau đó là 1 thời gian dãn nghỉ dài hơn
bình thường, gọi là nghỉ bù.
Có thời gian nghỉ bù là do xung điện định kì phát ra từ nút xoang nhĩ
lan đến tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không gây ra
co cơ tim, phải đợi cho đến đợt xung điện tiếp theo từ nút xoang nhĩ thì
tim mới co lại bình thường.
Tim hoạt động có tính chu kì nên giai đoạn trơ cũng lặp lại theo chu kì.
nhờ tính trơ trong giai đoạn tâm thu mà cơ tim không bị co cứng như
cơ vân.
4. chu kì hoạt động của tim
tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì, 1 chu kì tim bao gồm: pha co tâm
nhĩ, pha co tâm thất, và pha dãn chung
giai đoạn tâm nhĩ co 0.1 giây, sau đó tâm nhĩ dãn suốt cả chu kì tim
giai đoạn tâm thất co(tâm thất thu), giai đoạn chia thành 2 thời kì:
- thời kì tăng áp: tâm thất bắt đầu co, áp suất trong TT cao hơn tâm
nhĩ làm van nhĩ -thất đóng, lúc náy áp suất trong TT vẫn thấp hơn trong
ĐM nên van tổ chim vẫn chưa mở
- thời kì tống máu: TT tiếp tục co làm cho P
TT
cao hơn P
đmc
và P
đmp
nhịp tim của người trưởng thành và
trẻ sơ sinh có khác nhau không? từ
đó ta có thể rút ra kết luận gì về số
nhịp tim so với khối lượng cơ thể?
Động mạch có những đặc tính sinh lí
gì giúp nó tực hiện tốt nhiệm vụ của
mình?
Tại sao tim co bóp đẩy máu vào ĐM
theo từng đợt nhưng máu chảy trong
mạch vẫn thành dòng liên tục?
h/áp là gì? thế nào là h/áp tối đa và
h/áp tối thiểu?
ở người h/áp cao hay huyết áp thấp
có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Tại sao càng về già thì tường dễ bị
bệnh cao huyết áp?
Vì sao h/áp trong các loại mạch máu
lại khác nhau? ý nghĩa của sự khác
nhau đó?
Tại sao tốc độ máu chảy trong mạch
lại giảm dần từ ĐMC đến mao mạch?
ý nghĩa của hiện tượng này?
làm cho van tổ chim mở ra, máu tống từ TT vào ĐM. thời gian TT co
là 0,3giây.
- giai đoạn tâm trương toàn bộ: sau khi co thì TT bắt đầu dãn ra,
trong khi đó thì TN đang dãn, giai đoạn cả TT và TN đều dãn gọi là gđ
dãn chung, tg dãn chung là 0,4s
5. thể tích tâm thu và lưu lượng tim
a. thể tích tâm thu: là lượng máu TTT hoặc TTP bơm 1 lần vào mạch
thể tích tâm thu tăng lên ở những người thường xuyên luyện tập thể thao,
do đó những người này có nhịp tim thấp hơn những người bình thường
b. lưu lượng tim: là lượng máu tâm thất trái hoặc phải bơm vào ĐM
trong 1 phút. lưu lượng tim trái bằng lưu lượng tim phải.
lưu lượng tim kí hiệu là Q và tính theo công thức: Q = Q
s
x f
Q là lưu lượng tim; Q
s
là thể tích tâm thu; f là tần số tim trong 1 phút
III. SINH LÍ HỆ MẠCH
Hệ mạch bao gồm: hệ thống ĐM, MM và TM
1. đặc tính sinh lí của hệ mạch
a. tính đàn hồi
ĐM có tính đàn hồi là do ĐM đc cấu tạo từ các sợi cơ trơn và các sợi
đàn hồi.
Trong kì tâm thu, tim tống máu vào ĐM làm ĐM dãn rộng ra, tạo cho ĐM
1 thế năng. khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi, ĐM co lại thế năng của ĐM
chuyển thành động năng đẩy máu chảy trong ĐM . vì vậy, mặc dù tim bơm
vào ĐM theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong ĐM thành dòng liên tục.
b. tính co thắt
- là khả năng co lại của mạch máu làm cho lòng mạch hẹp lại, giảm
lượng máu đi qua, các động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn nên tính co
thắt cao
2. huyết áp
- h/áp là áp lực máu tác động lên thành mạch
- tim bơm máu vào mạch từng đợt gây ra h/áp tâm thu (h.áp tối đa)
và h/áp tâm trương (h/áp tối thiểu)
- sự biến động h/áp là do các yếu tố:
+ nhịp tim và lực co tim. (tim đập nhanh làm h/áp tăng, tim đập chậm
làm h/áp giảm
+ sức cản của mạch máu. (dv: lòng thành mạch hẹp lại do thành mạch máu
bị xơ vữa, làm h/áp tăng hoặc thành mạch kém đàn hồi khi tuổi già gây
bệnh cao huyết áp)
+ khối lượng máu và độ quánh của máu
Dv: khi mất máu thì h/áp giảm. hoặc ăn mặn thường xuyên làm tăng thể
tích máu gây bệnh cao h/áp
- sự biến động h/áp trong hệ mạch (xem bảng 2 tr 57)
3. vận tốc máu
là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ ĐMC (500mm/s) đến tiểu ĐM ,
vận tốc máu thấp nhất trong MM (0.5mm/s) và tăng dần từ tiểu TM đến
Làm thế nào để máu có thể chảy
ngược chiều trọng lực từ bàn chân trở
về tim được?
Các chất trao đổi qua thành mao
mạch như thế nào?
Hoạt động của HTH được điều hòa
bởi cơ chế nào?
Trung khu điều hòa tim mạch nằm ở
đâu? nó hoạt động như thế nào?
Thế nào là phản xạ tim-tim. nó có ý
nghĩa gì?
TMC (200-250mm/s)
Biến động của vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tiết diện mạch
máu và huyết áp. Vận tốc máu trong các đoạn mạch tỉ lệ nghịch với
tổng tiết diện của mạch và tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2
đầu đoạn mạch.
4. Nguyên nhân tuầnhoàn tĩnh mạch
Máu chảy trong tĩnh mạch và trở về tim là do các yếu tố sau:
- sức bơm của tim:
- sức hút của tim:
- áp suất âm của lồng ngực:
- hoạt động của các cơ xương và van tĩnh mạch:
- ảnh hưởng của trọng lực:
5. Trao đổi chất trong mao mạch
Ở đoạn đầu MM, nơi tiếp xúc với tiểu ĐM, áp lực thủy tĩnh (h/áp) đẩy
dịch ra khỏi mạch là 36-39mmHg. Trong khi đó áp suất keo (lực kéo
dịch vào lòng mạch do protein huyết tương tạo ra) là 25-28mmHg
nước và các chất hòa tan(các ion, glucozo, aa…) di chuyển từ lòng
mạch ra dịch kẽ.
Ở cuối MM, nơi tiếp giáp với tiểu tĩnh mạch, áp lực đẩy dịch ra khỏi
lòng mạch là 15-18 mmHg, trong khi đó áp suất keo là 25-28 mmHg.
Như vậy, chênh lệch giữa lực hút và lực đẩy dịch là 10mmHg, nước và
chất hòa tan di chuyển từ dịch kẽ vào trong MM.
Ngoài ra còn có các hình thức vận chuyển tích cực, ẩm bào và khuếch
tán.
IV. ĐIỀU HÒA TUẦNHOÀN MÁU
Là điều hòa hoạt động của tim, mạch máu theo 2 cơ chế: thần kinh và
thể dịch.
1. Cơ chế thần kinh: trung khu điều hòa tim, mạch nằm ở hành não.
Trung khu điều hòa tim gồm 2 trung khu: trung khu tăng cường tim và
trung khu ức chế tim. Trung khu điều hòa mạch cũng gồm 2 trung khu:
trung khu co mạch và trung khu dãn mạch
Điều hòa hoạt động tim mạch theo nguyên tắc phản xạ:
- phản xạ tăng áp: Khi O
2
trong máu giảm, CO
2
tăng tác động lên thụ
thể ở xoang ĐM cảnh và cung ĐMC, các thụ thể hóa học ở đây gửi
xung tk về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não xtk
theo dây thần kinh giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh, đồng
thời xtk đến mạch máu gây co mạch H/áp tăng.
- phản xạ giảm áp: khi áp lực ở xoang ĐM cảnh và quai ĐMC tăng,
các thụ thể áp lực ở đây gửi xung thần kinh về TKĐHTM ở hành não.
Từ hành não XTK theo (dây đối giao cảm dây tk số X) đến tim, làm
tim đập chậm và yếu đi, đồng thời đến mạch máu gây dãn mạch, làm
H/á giảm xuống.
- Phản xạ tim-tim (Bainbridge): khi máu về tâm nhĩ phải nhiều làm
căng vùng Bainbridge là vùng quanh 2 tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ
phải, từ vùng này sẽ phát xung động đi theo các soi cảm giác của dây X
về hành não ức chế dây X, làm cho tim đập nhanh thanh toán tình trạng
ứ máu ở tim phải. phản xạ này làm tăng huyết áp.
Những chất nào có thể làm tăng giảm
nhịp tim, huyết áp?
ở tim có cơ chế tự điều hòa. em hiểu
gì về cơ chế này?
Nêu cấu tạo của hệ bạch huyết? HBH
có vai trò gì?
Tại sao bạch huyết lại lưu thông được
trong mạch chỉ theo 1 chiều?
2. Cơ chế thể dịch
Hoocmôn ađrenalin do phần tủy tuyến trên thận tiết ra điều hòa
hoạt động tim mạch. ađrenalin làm tim đập nhanh mạnh lên, và làm
co mạch máu nội tạng, co mạch máu dưới da, dãn mạch máu cơ
xương.
Hoocmôn norađrenalin gây co mạch máu toàn thân và làm tăng
huyết áp.
Một số chất khác có ảnh hưởng đến tim mạch như:
Histamin: làm tăng tính thấm của MM , gây dãn mạch và giảm H/á.
Ca
2+
trong máu cao làm tim đập nhanh và gây co mạch.
Nồng độ O
2
giảm, CO
2
tăng gây dãn MM, tămg lượng máu chảy vào MM.
Ngoài cơ chế TK, Thể dịch nêu trên, còn có cơ chế tự điều hòa hoạt động
tim (định luật Starling): nếu cơ tim càng bị kéo dãn căng thì lực co cơ tim
càng mạnh. chính nhờ khả năng này mà tim có thể tự thay đổi lực tâm thu
theo từng điều kiện của cơ thể.
V. TUẦNHOÀN BẠCH HUYẾT
Hệ bạch huyết bao gồm bạch huyết và hệ mạch bạch huyết.
Hệ mạch bạch huyết gồm có mao mạch và tĩnh mạch bạch huyết. Trên tĩnh
mạch bạch huyết có các hạch bạch huyết, hạch bạch huyết có nhiệm vụ
thực bào vi khuẩn, virút, vật lạ và sản sinh ra bạch cầu limphô, đơn nhân
đưa vào bạch huyết.
MM bạch huyết 1 đầu bịt kín, còn đầu kia thông với tiểu tĩnh mạch bạch
huyết, các tiểu TM bạch huyết TM bạch huyết lớn hơn 2 ống bạch
huyết ngực phải và trái các TM máu dưới đòn phải và trái.
Trong TM BH có van bạch huyết. các van giúp bạch huyết di chuyển 1
chiều trong mạch bạch huyết.
Bạch huyết lưu thông trong mạch là do:
- Sự co bóp của cơ trơn trên thành mạch bạch huyết:
- Áp suất âm ở lồng ngực: tạo điều kiện cho các tĩnh mạch bạch
huyết lớn trong lồng ngực dãn ra, hút bạch huyết từ các TM nhỏ hơn.
- Hoạt động của cơ xương và van TM bạch huyết: cơ xương co ép
vào TM , đồng thời kết hợp với hoạt động của van TM làm cho bạch
huyết chỉ chảy 1 chiều.
câu hỏi ôn tập:
câu 1: (olp2007 tr300) sơ đồ sau đây mô tả chu kì hoạt động của tim:
a. chú thích các chữ và số đã ghi trong sơ đồ (ko yêu cầu vẽ lại sơ đồ) để mô tả được diễn biến hoạt động của
tim
b. nhịp tim của người trưởng thành và trẻ sơ sinh có khác nhau không? từ đó ta có thể rút ra kết luận gì về số
nhịp tim so với khối lượng cơ thể?
trả lời:
co tâm nhĩ t
1
=0.1s, co tâm thất t
2
=0.3s và dãn chung, t
3
=0.4s
a: đường ghi hoạt động của tim, b: đường thời gian co tâm nhĩ, c: đường thời gian co tâm thất
người trưởng thành nhịp tim trung bình là 75 lần/ 1phút, trẻ sơ sinh lớn hơn = 120 – 140 lần/1 pphút
số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
câu 2: (olp 2007 tr305)
mức độ pha trộn máu giàu O
2
và giàu CO
2
ở tim khác nhau ở các loài đv. hãy đánh dấu (x) cho hợp lí vào bảng
sau và giải thích vì sao có sự khác nhau về tuầnhoàn máu qua tim ở các loài đv
Mức độ pha trộn Lưỡng cư Bò sát Chim và thú
Máu pha trộn nhiều
Máu pha trộn ít
Máu không pha trộn
câu 3: cho nhịp tim của 1 số động vật (số lần/ phút)
Động vật Nhịp tim
Voi 25-40
Trâu 40-50
Nghé 45-55
Bò 50-70
Chuột 720-780
Mèo 110-130
Chó 70-80
Dơi 600-900
Gà 240-400
hãy rút ra nhận xét
câu 4: olp2007tr321
trình bày đường đi của máu trong vòng tuầnhoàn thai. những biến đổi của hệ tuầnhoàn của thai sau khi sinh
trả lời:
máu trao đổi khí và chất dd qua nhau thai, - tĩnh mạch rốn – gan – lỗ tĩnh mạch – tĩnh mạch chủ dưới – tâm nhĩ
phải – 2/3 qua lỗ bầu dục qua tâm nhĩ trái. 1/3 xuống tâm thất phải – động mạch phổi, 1 phần nhỏ đi nuôi phổi
chưa hoạt động, phần lớn qua ống động mạch vào động mạch chủ; - các động mạch nhánh – động mạch rốn về
trao đổi khí ở nhau thai – 1 ít máu theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.
những biến đổi của HTH sau khi sinh:
dây rốn thoái hóa, lỗ tĩnh mạch bị bít làm cho tuầnhoàn nhau thai chấm dứt ngay sau khi sinh. phổi hoạt động,
ống thông động mạch thoái hóa. lỗ bầu dục bịt kín ngăn thành 2 tâm nhĩ, phân biệt máu đỏ thẫm và máu đỏ tươi;
HbF thay bằng HbA như người lớn.
câu 5:olp2007tr330
a. Tại sao bạn cảm nhận được nhịp tim trong động mạch mà không cảm nhận được trong tĩnh mạch?
b. vạch đường đi của phân tử O
2
từ không khí đến cơ tay của bạn? kể tên các cấu trúc cơ thể gặp trên đường đi
đó
câu 6: olp2007tr335
a. thế nào HTH đơn, HTH kép? HTH kép có ưu điểm gì so với HTH đơn?
b. nghiên cứu 1 bệnh nhân thiếu máu ác tính, người ta phát hiện nguyên nhân do dạ dày của bệnh nhân này
thiếu sự bài tiết các yếu tố nội tại, em hãy giải thích tại sao?
dạ dày thiếu bài tiết yếu tố nội tại làm cho việc hấp thu vitamin B12 của cơ thể không thực hiện được,
cơ thể thiếu B12 làm cho quá trình sản sinh hồng cầu bị ức chế, gây thiếu máu
câu 7: olp 2007
a. tại sao khi nín thở thì tim đập nhanh hơn?
b. tại sao người máu O có thể truyền máu cho người nhóm máu A, B ?
trả lời:
a.
- khi nín thở thì không tiến hành được sự trao đổi khí nên nồng độ CO
2
trong máu tăng, O
2
giảm
- trong tế bào: CO
2
+ H
2
O H
+
+ HCO
3
-
. Lúc này nồng độ các iôn này tăng theo. từ đó kích thích các cơ
quan thụ cảm hh ở động mạch, làm xuất hiện xung thần kinh truyền lên trung ương thần kinh.
- trung ương thần kinh truyền xung thần kinh theo dây giao cảm trở về tim tim đập nhanh để đưa máu
lên phổi nhằm thực hiện sự trao đổi khí.
b. xét kháng nguyên trên hồng cầu:
máu O không có kháng nguyên Hồng cầu của người cho không bị ngưng kết bởi kháng thể trong huyết
tương của người nhận
xét kháng thể trong huyết tương:
máu O có kháng thể α , β. nhưng tốc độ truyền máu chậm, lượng máu tryền trong mỗi lần ít huyết tương
của người cho sẽ bị pha loãng trong huyết tương của người nhận. Do đó kháng thể người cho không gây
ngưng kết hồng cầu của người nhận
câu 8: nêu các đặc tính của động mạch thích nghi với chức năng của nó (olp2007tr383)
câu 9: olp2010tr66
a. tại sao giun đốt xét trên con đường tiến hóa thì xuất hiện trước chân khớp nhưng ở giun đốt lại có HTH
kín còn chân khớp lại có HTH hở?
b. những nét chính thể hiện sự tiến hóa của HTH của ĐV?
trả lời:
a.
- ở giun đốt: tuy cấu tạo tim đơn giản nhưng máu vận chuyển đi thắng được sức ma sát của thành mao
mạch là nhờ hoạt động hỗ trợ của các bao cơ và sự co bóp của các mạch bên
- Ở chân khớp HTH xuất hiện sau giun đốt, tim có cấu tạo phức tạp hơn nhưng lại chuyển từ HTH kín
sang HTH hở vì tầng cutin đã chuyển thành bộ xương ngoài, nên đã vô hiệu hóa hoạt động của các bao
cơ, trong khí đó thì tim chưa trở thành 1 cơ quan chuyên hóa đủ mạnh để thắng sức ma sát của thành mao
mạch.
b.
chưa có HTH (đvđb, đa bào bậc thấp như: thủy tức, giun dẹp) có HTH
hệ tuầnhoàn hở HTH kín
chưa có tim tim 2 ngăn 3 ngăn 4 ngăn hụt (bò sát, trừ cá sấu) 4 ngăn hoàn toàn
Câu 1 (đề thi 2008 - 2009): Giải thích tại sao hệ tuầnhoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ thể nhỏ
và hoạt động chậm?. Vì sao các ĐV CXS kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuầnhoàn kín?
TL:
- Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít NL, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải
thấp
- HTH hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp, không điều hoà
được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải kém, chỉ đáp ứng được cho những cơ thể sinh
vật có nhu cầu cung cấp và đào thải thấp
- Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động mạnh tốn nhiều NL, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và đào
thải cao
- HTH kín có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu nhanh, dòng máu lưu thông liên tục trong mạch với áp
lực cao, có thể điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải tốt, đáp ứng được
cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải cao
Câu 2 (đề 2007 - 2008): Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O
2
. Hãy
cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần
hoàn?
TL:
Những thay đổi xảy ra:
- Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn, tăng khả năng trao đổi O
2
, CO
2
, tăng dung tích trao đổi khí ở phổi
- Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuầnhoàn máu
- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăg khả năng vận chuyển O
2
của máu.
Câu 3 (đề 2007 - 2008):
a. Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung dịch
dinh dưỡng thích hợp và có O
2
?
b. Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn?
TL:
a. Vì tim có tính tự động, do hệ thống nút và sợi đặc biệt phối hợp hoạt động: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát
nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puóckin phân bố
trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất, tâm nhĩ co
b. Vì: + Tim yếu => tạo lực yếu
+ Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu O
2
cao
+ Thể tích tim nhỏ
Câu 4: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
TL:
- Vì tim hoạt động có tính chu kì: thời gian co tâm nhĩ: 0,1 s, thời gian co tâm thất: 0,3s, thời gian giãn chung:
0,4s
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của
thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ co nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim
Câu 5:olp2009tr52:
a. hệ tuầnhoàn kín xuất hiện từ giun đốt. theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình
tiến hóa) có hệ tuầnhoàn kín hay hở? giải thích
b. Vì sao những người sống trên núi cao, số lượng hồng cầu lại tăng?
c. Chiều hướng tiến hóa chung của hệ tuần hoàn?
d. Vẽ sơ đồ mô tả cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu trong 2 trường hợp:
Ăn nhiều muối – uống nhiều nước lã
Câu 6: olp2009tr55
a. Nêu vai trò của máu và dịch mô?
b. Vì sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhàng nếu cung cấp đủ oxi và nhiệt độ thích
hợp? Ứng dụng tính chất của tim trong y học như thế nào?
Câu 7: theo nguyên tắc truyền máu cho biết:
Mẹ máu A có thể mang thai máu O không ? tại sao?
Có thể. Vì:
- Máu mẹ và máu con không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Trao đổi chất được thực hiện qua màng mao mạch của mẹ và của con tại nhau thai
câu 8: (olp2009tr53) chiều hướng tiến hóa chung của hệ tuần hoàn?
câu 8 olp2007tr207: Vì sao ở 1 số người máu rất khó đông?
Ở 1 số người máu rất khó đông là do những người này thiếu hụt 1 số các yếu tố tham gia vào quá trình
đông máu như:
- Yếu tố quan trọng là prothrobin và fibrinogen làm cho máu khó đông.
- vitamin K kích thích sự hình thành prothombin và fibrigen
- yếu tố chống hemophilia (yếu tố VIII)
- Số lượng tiểu cầu giảm dẫn đến máu khó đông, gây chảy máu ở tĩnh mạch nhỏ và mao mạch
câu 9: các câu sau đúng hay sai? giải thích?
a. Người cao huyết áp trong thời gian dài dễ bị phì đại tim và suy tim
b. Dòng máu của mẹ và của thai nhi hòa vào nhau
. CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
Học xong phần này HS phải nắm được:
- Tuần hoàn là gì, cấu tạo và vai trò của hệ tuần hoàn
- Phân biệt được hệ tuần hoàn. gồm: dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.
I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN
HTH hở
Chưa có HTH có HTH HTH đơn
HTH kín
HTH kép
1. Hệ tuần hoàn hở
a.