Việc đo nhiệt độ được tiến hành nhờ các dụng cụ hỗ trợ chuyên biệt như cặp nhiệt điện, nhiệt điện trở, diode và transistor, IC cảm biến nhiệt độ, cảm biến thạch anh … Tùy theo khoảng nhi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH ĐỘC LẬP -TỰ DO- HẠNH PHÚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN ĐIỆN –ĐIỆN TỬ
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : HUỲNH THIÊN BẢO
Lớp : 95KĐĐ
Ngành : ĐIỆN –ĐIỆN TỬ
1.Tên đề tài:
THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ GIAO TIẾP MODULE
ANALOG PLC S7 - 200
2 Các Số Liệu Ban Đầu:
-
-
-
-
-
-
-
3 Nội Dung Phần Thuyết Minh: -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 3-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- 4.Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN XUÂN ĐÔNG
5.Ngày giao nhiệm vụ: 13-12-1999
6.Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28-2-2000
Ngày…Tháng ….Năm 2000 Chủ nhiệm bộ môn
Trang 4BẢN NHẬN XÉTLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : HUỲNH THIÊN BẢO
Lớp : 95KĐĐ
Ngành : ĐIỆN –ĐIỆN TỬ
Tên đề tài:
THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ GIAO TIẾP MODULE
ANALOG PLC S7 - 200
Nội dung luận văn tốt nghiệp:
-
-
-
-
-
-
-
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn : -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN XUÂN ĐÔNG
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên : HUỲNH THIÊN BẢO
Lớp : 95KĐĐ
Ngành : ĐIỆN –ĐIỆN TỬ
Tên đề tài:
Trang 5THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐO VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ GIAO TIẾP MODULE
ANALOG PLC S7 - 200
Nội dung luận văn tốt nghiệp:
-
-
-
-
-
-
-
Nhận xét của giáo viên phản biện: -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 6-
-
-
-
-
-
-
-
Giáo viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7MỤC LỤC Trang
Phần A : GIỚI THIỆU
Phần B : NỘI DUNG
Phần I : LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
Chương I :CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ -1
I – Khái niệm chung - 1 -
II – Các phương pháp đo nhiệt độ -2
III – Giới thiệu một số mạch đo nhiệt độ 17
IV – Giới thiệu một số mạch khống chế nhiệt độ - 20
Chương II : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PLC - - 25
I – Sơ lược về lịch sử phát triển - 25
II – Cấu trúc và nghiên cứu hoạt động của một PLC - 25
III – So sánh PLC với các hệ thống điều khiển khác – Lợi ích của việc sử dụng PLC IV – Một vài lĩnh vực tiêu biểu ứng dụng PLC - - 30
V – Giới thiệu về Module Analog EM235 của PLC S7 – 200, CPU 214 - 30
Chương III : GIỚI THIỆU VỀ SCR VÀ CÁC IC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MẠCH - 36
Phần II : NỘI DUNG A – THIẾT KẾ PHẦN CỨNG - - 39
I – Yêu cầu 39 II – Sơ đồ khối – Nguyên lý hoạt động dựa theo sơ đồ khối - 39
III – Thiết kế chi tiết - 39
1 – Mạch cảm biến nhiệt độ và mạch khuếch đại - 39
2 – Mạch điều khiển - - 43
3 – Mạch giải mã – Hiển thị - - 48
4 – Thiết bị - - 51
5 – Nguồn cung cấp - 51 6 – Sơ đồ nguyên lý - 54 B – PHẦN MỀM - - 55
1 – Quan hệ giữa nhiệt độ và dữ liệu 12 bit ở đầu ra của bộ chuyển đổi ADC - 55
2 – Chương trình điều khiển 57
Phần III : THI CÔNG MẠCH I – Sơ đồ bố trí linh kiện và mạch in - - 66
II – Cân chỉnh mạch đầu đo - 69
Phần C : KẾT LUẬN – TÀI LIỆU THAM KHẢO - - 70
Trang 8PHẦN I:
LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
Trang 9CHƯƠNG I :CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ
I-Khái niệm chung:
Trong nghiên cứu khoa học, trong sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, luôn luôn cần xác định nhiệt độ của môi trường hay của một vật nào đó Vì vậy việc đo nhiệt độ đã trở thành một việc làm vô cùng cần thiết Đo nhiệt độ là một trong những phương thức đo lường không điện Nhiệt độ cần đo
có thể rất thấp (một vài độ Kelvin), cũng có thể rất cao (vài ngàn, vài chục ngàn
độ Kelvin) Độ chính xác của nhiệt độ có khi cần tới một vài phần ngàn độ, nhưng có khi vài chục độ cũng có thể chấp nhận được Việc đo nhiệt độ được tiến hành nhờ các dụng cụ hỗ trợ chuyên biệt như cặp nhiệt điện, nhiệt điện trở, diode và transistor, IC cảm biến nhiệt độ, cảm biến thạch anh … Tùy theo khoảng nhiệt độ cần đo và sai số cho phép mà người ta lựa chọn các loại cảm biến và phương pháp đo cho phù hợp:
- Khoảng nhiệt độ đo bằng phương pháp tiếp xúc và dùng cặp nhiệt điện là
từ 2000C đến 10000C,độ chính xác có thể đạt tới +/-1% -> 0.1%
- Khoảng nhiệt độ đo bằng phương pháp tiếp xúc và dùng cặp nhiệt điện (cặp nhiệt ngẫu) là từ –2700C đến 25000C với độ chính xác có thể đạt tới +/-1% -> 0.1%
- Khoảng nhiệt độ đo bằng phương pháp tiếp xúc và dùng các cảm biến tiếp giáp P-N (diode, transistor, IC) là từ –2000C đến 2000C,sai số đến +/-0.1%
- Các phương pháp đo không tiếp xúc như bức xạ,quang phổ… có khoảng
đo từ 10000
C đến vài chục ngàn độ C với sai số +/-1% -> 10%
Thang đo nhiệt độ gồm: thang đo Celcius(0C), thang đo Kelvin (0K), thang
*Sự liên hệ giữa các thang đo ở những nhiệt độ quan trọng:
Kelvin(0K) Celcius(0C) Rankin(0R) Fahrenheit(0F)
273.16 0.01 491.69 32.018
II-Các phương pháp đo nhiệt độ:
Ta có thể chia quá trình đo nhiệt độ ra làm ba khâu chính:
a-Khâu chuyển đổi:
Khâu chuyển đổi nhiệt độ thường dựa vào những biến đổi mang tính đặc trưng của vật liệu khi chịu sự tác động của nhiệt độ Có các tính chất đặc trưng sau đây:
Trang 10- Sự biến đổi điện trở
- Sức điện động sinh ra do sự chênh lệch nhiệt độ ở các mối nối của các kim loại khác nhau
- Sự biến đổi thể tích, áp suất
- Sự thay đổi cường độ bức xạ của vật thể khi bị đốt nóng
Đối với chuyển đổi nhiệt điện, người ta thường dựa vào hai tính chất đầu tiên để chế tạo ra các cặp nhiệt điện (Thermocouple), nhiệt điện trở kim loại hay bán dẫn, các cảm biến nhiệt độ dưới dạng các linh kiện bán dẫn như: diode, transistor, các IC chuyên dùng
b-Khâu xử lý:
Các thông số về điện sau khi được chuyển đổi từ nhiệt độ sẽ được xử lý trước khi qua đến phần chỉ thị Các bộ phận ở khâu xử lý gồm có: phần hiệu chỉnh, khuếch đại, biến đổi ADC (Analog-Digital-Converter)… Ngoài ra còn có thể có các mạch điện bổ sung như: mạch bù sai số, mạch phối hợp tổng trở… c-Khâu chỉ thị:
Khâu chỉ thị trước đây thường sử dụng các cơ cấu cơ điện, ở đó kết quả đo được thể hiện bằng góc quay hoặc sự di chuyển thẳng của kim chỉ thị Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ điện tử, đãsản xuất nhiều loại IC giải mã, IC số chuyên dùng trong biến đổi ADC, vì vậy cho phép ta sử dụng khâu chỉ thị số dễ dàng như dùng LED 7 đoạn hoặc màn hình tinh thể lỏng LCD Ở đó, kết quả đo được thể hiện bằng các con số trong hệ thập phân
1-Đo nhiệt độ bằng nhiệt điện trở:
Nhiệt điện trở thường dùng để đo nhiệt độ của hơi nước, khí than trong các đường ống, các lò phản ứng hóa học, các nồi hơi, không khí trong phòng … Nguyên lý làm việc của thiết bị này là dựa vào sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ của các vật dẫn điện, tức là điện trở là một hàm theo nhiệt độ: R = f(T) Cuộn dây điện trở thường nằm trong ống bảo vệ, tùy theo công dụng mà vỏ
ngoài có thể làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc gốm
Đối với hầu hết các vật liệu dẫn điện thì giá trị điện trở R tùy thuộc vào nhiệt độ T theo một hàm tổng quát sau:
R(T) = Ro.F(T – To)
Với : Ro :điện trở ở nhiệt độ To
F : hàm phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu
Trang 11Những hệ số trong công thức tính điện trở R thường được biết trước một cách chính xác nhờ sự đo những nhiệt độ đã biết
a)Nhiệt điện trở kim loại (Thermetal):
Nhiệt điện trở kim loại được chế tạo dưới dạng dây nhỏ quấn quanh một đế cách điện (thường bằng sứ tròn, dẹp hay vòng xuyến) và được bọc bằng một lớp
vỏ bảo vệ (thuỷ tinh, sứ, thạch anh …) Vật liệu chế tạo nhiệt điện trở kim loại đòi hỏi cần phải thỏa các yêu cầu:
-Hệ số nhiệt lớn
-Điện trở suất lớn
-Tính ổn định hóa-lý cao
-Tính thuần khiết về mặt cấu tạo hóa học cao
*Muốn đo điện trở của nhiệt điện trở kim loại,ta có thể dùng mạch cầu Wheatston như sau:
với Rt : nhiệt điện trở
RN :điện trở mẫu
RB : điện trở chỉnh dòng qua nhiệt điện trở
E : nguồn một chiều
R1 ,R2 : điện trở cầu đo
RV :điện trở dây dẫn nhiệt điện trở
Khi cầu cân bằng thì dòng qua điện kế G bằng 0 :
Với trị số R1,R2,RN đã biết chính xác,điện trở Rt được xác định
Kết quả đo ,Rt không phụ thuộc vào nguồn cung cấp E.Nguồn E thay đổi vẫn không ảnh hưởng đến kết quả đo Rt Đây chính là ưu điểm của phương pháp
đo
G
R B
E R2
RN
Rt R1
Trang 12Độ chính xác của sự xác định Rt phụ thuộc vào độ nhạy của điện kế G Độ nhạy của điện kế càng cao ,sự xác định cân bằng càng đúng
Ngoài ra sai số của điện trở R1, R2,RN cũng ảnh hưởng đến sai số của Rt Điện trở đầu ra của mạch đầu đo:
số lớn, làm mất đặc tính cảm biến nhiệt của nhiệt điện trở
*Lưu ý khi sử dụng nhiệt điện trở :
-Khi mua nhiệt trở cần căn cứ vào quy cách để chọn nhiệt điện trở phù hợp với điều kiện đo.Ví dụ nếu cần đo trong môi trường dễ ăn mòn thì phải dùng loại
vỏ bằng thép hợp kim không rỉ có tính chống mòn Nhiệt độ và áp lực môi trường đo không vượt quá giới hạn quy định của từng loại
-Không nên đặt nhiệt kế ở những nơi có chấn động, rung động, va chạm Đầu dây nối vào dây đồng hồ chỉ nhiệt độ không được nóng quá 1000
C Vị trí đặt can nhiệt (loại nhiệt điện trở có vỏ bảo vệ) tốt nhất là theo hướng thẳng đứng Khi buộc phải đặt hướng vị trí nằm ngang thì phải quay ổ đấu dây ra của nhiệt điện trở theo hướng xuống dưới để tránh nước lọt vào Nếu đo nhiệt độ ở đường ống có dòng khí hoặc nước chảy qua thì vị trí đầu đo cần đặt quá tâm ống (đầu ống ở vị trí 2/3 đường kính ống nước hoặc khí)
*Một số nhiệt điện trở kim loại thông dụng:
-Nhiệt điện trở Platin:
Nhiệt điện trở Platin thường được chế tạo dưới dạng dây quấn đường kính (0.05 -> 0.1)mm, đo nhiệt độ từ –2000
-Nhiệt điện trở Nickel:
Có ưu điểm là độ nhạy nhiệt rất cao (6,66.10-3/0C) từ 00C đến
1000C, điện trở suất là 1,617.10-8 (còn của Platin là 1,385.10-8) Nickel chống lại
sự oxy hóa, thường được dùng ở nhiệt độ nhỏ hơn 2500C
-Nhiệt điện trở đồng:
Được sử dụng vì đặc tuyến rất tuyến tính của sự thay đổi điện trở theo nhiệt Tuy nhiên vì phản ứng hóa học nên không cho phép sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 1800C, và vì điện trở suất bé nên khi dùng, để đảm bảo có giá trị điện trở nhất định, chiều dài dây phải lớn gây nên một sự cồng kềnh bất tiện
-Nhiệt điện trở Tungstène:
Có độ nhạy nhiệt của điện trở lớn hơn của Platin trong trường hợp nhiệt độ cao và nó thường được sử dụng ở nhiệt độ cao hơn Platin với một độ tuyến tính hơn Platin.Tungstène có thể được cấu tạo dưới dạng những sợi rất mảnh cho
Trang 13phép thực hện điện trở có giá trị cao, như vậy với giá trị điện trở cho trước, chiều dài dây sẽ giảm thiểu
b)Nhiệt điện trở bán dẫn (Thermistor):
Đây là loại cảm biến nhiệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, được chế tạo bằng chất bán dẫn, thường gọi là Thermistor Đặc điểm của Thermistor là điện trở của nó biến đổi rất lớn theo nhiệt độ Thành phần chính của nó là bột của oxyt kim loại như Mangan, Nickel, sắt… hoặc hỗn hợp tinh thể MnAl2O,
Zn2TiO4
Nhiệt kế Thermistor được chế tạo bằng cách ép định hình, sau đó nung nóng đến 1000C trong môi trường oxy hóa.Việc chọn tỷ lệ hỗn hợp các oxyt hoặc hỗn hợp tinh thể và môi trường nung giữ vai trò quan trọng, quyết định chất lượng của Thermistor
Trong những năm gần đây, các nhiệt kế Thermistor được sử dụng nhiều vì
nó có ưu điểm: độ nhạy cao, đặc tính nhiệt ổn định, kích thước nhỏ, hình dáng thay đổi dễ dàng khi chế tạo
Nhiệt điện trở bán dẫn chia làm hai loại:
+Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt dương PT (Positive Thermistor) làm việc
trên nguyên tắc: khi nhiệt độ tăng thì R tăng, loại này cấu tạo từ một trong những hợp chất sau: Ceramic, Sắt, Titan, Bari…
+Nhiệt điện trở có hệ số nhiệt âm NT (Negative Thermistor) làm việc
trên nguyên tắc khi nhiệt độ tăng thì R giảm Thành phần chính của loại này là bột oxyt kim loại Mn, Fe,Ni hoặc các hỗn hợp tinh thể Aluminate Mn (MnAl2O) , Titanate kẽm (Zn2TiO4)
*Nguyên lý làm việc – Đặc tuyến làm việc:
-Đặc tuyến nhiệt độ của nhiệt điện trở bán dẫn loại PT:
Trang 14-Đặc tuyến nhiệt độ của nhiệt điện trở bán dẫn loại NT:
Đặc tuyến của NT có dạng hyperbol do sự thay đổi của chất bán dẫn theo nhiệt độ
Trị số của điện trở giảm rất nhanh khi nhiệt độ tăng Quan hệ này được biểu diễn bởi hàm:
R(T) = A.eB/T
A : hệ số điện trở phụ thuộc điện trở suất của bán dẫn
B : hệ số nhiệt phụ thuộc vào tính chất vật lý của vật liệu làm chất bán dẫn
và loại Thermistor
B = 3000 ->5000 : thermistor đo nhiệt độ thấp
B = 6000 ->13000 : thermistor đo nhiệt độ cao
Khi nhiệt độ càng giảm thì độ nhạy của Thermistor càng tăng.Đó là một ưu điểm của nhiệt kế này
Phạm vi sử dụng thermistor từ 1000C đến 4000C Vì là chất bán dẫn nên khi
sử dụng ở nhiệt độ cao hơn 2000C thì Thermistor phải có bọc chất liệu nhiệt
2-Đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt điện (Thermocouple) :
Nhiệt độ cần đo được cặp nhiệt chuyển đổi thành sức điện động để đưa vào các voltmet chỉ thị bằng kim,bằng vạch sáng hoặc bằng các con số
*Cấu tạo-Đặc tính tổng quát :
Một cặp nhiệt được cấu tạo bởi hai dây dẫn A và B và tại hai điểm tiếp xúc của chúng có nhiệt độ T1 và T2 sẽ tạo ra một sức điện động ET2T1A/B tùy thộc một mặt vào vật liệu của A và B, mặt khác tùy thuộc vào T1 và T2
Nhiệt độ của một trong hai mối nối cố định, được biết và dùng làm chuẩn (T1 = Tref), trong khi T2 là nhiệt độ của mối nối còn lại là nhiệt độ Tc đạt được khi đặt trong môi trường có nhiệt độ không biết Tx Nhiệt độ Tc phụ thuộc vào
Tx và phụ thuộc vào những sự thay đổi nhiệt có thể có với những môi trường khác (hành lang, môi trường bên ngoài)
Cặp nhiệt điện được cấu tạo với kích thước rất bé cho phép việc đo nhiệt độ với một cấp chính xác cao, đồng thời số lượng calo được thu nhỏ cho phép một vận tốc đáp ứng nhanh Hai ưu điểm này cho thấy cặp nhiệt điện được sử dụng
có ưu điểm hơn điện trở
Ngoài ra, nó còn có một ưu điểm khác là tín hiệu được tạo ra chính là sức điện động mà không cần tạo ra một dòng điện chạy qua cảm biến, như vậy tránh được hiện tượng đốt nóng cảm biến
R
T
O
Trang 15Tuy nhiên, nhược điểm của Thermocouple là trong quá trình đo nhiệt độ thì nhiệt độ của mối nối chuẩn (Tref) phải biết rõ, tất cả sự không chính xác của Tref
sẽ dẫn đến một sự không chính xác của Tc
Trang 16*Hình dạng và nguyên lý làm việc:
Nhằm tránh những tiếp xúc khác ngoài mối nối, hai dây dẫn được đặt bên trong vỏ cách điện bằng sứ,cặp nhiệt điện với vỏ cách điện thường được che chở thêm bằng một lớp vỏ để chống sự xâm phạm của các khí cũng như những đột biến nhiệt, lớp vỏ thường bằng sứ hoặc thép; trong trường hợp bằng thép, mối nối có thể được cách với vỏ hay tiếp xúc với vỏ, điều này có lợi là vận tốc đáp ứng nhanh nhưng nguy hiểm hơn
-Hình dạng các đầu cặp nhiệt:
Phương pháp hàn đầu mối nối cặp nhiệt thông thường là hàn điện, hàn hồ quang, hàn C2H2, hàn hóa chất
Cặp nhiệt loại 1,2,3 : đo ở nhiệt độ <= 1000C
Cặp nhiệt loại 4,5 : đo ở quán tính nhiệt độ thấp
- Phương trình cơ bản của cặp nhiệt điện:
E = A.T +B T2 +C T3
E: sức điện động được tạo ra khi cặp nhiệt điện làm việc
T: hiệu số nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh
A, B, C: các hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cặp nhiệt
- Nguyên lý làm việc của cặp nhiệt điện:
Trang 17Tại mối nối của hai dây dẫn kim loại khác nhau A và B trong cùng một điều kiện nhiệt độ T sẽ hình thành một hiệu điện thế Hiệu điện thế này chỉ phụ thuộc vào tính chất vật liệu cấu tạo dây dẫn và nhiệt độ của chúng
VM – VN = PTA/B (sức điện động ứng Peltier)
A(T) M .N B(T)
+ Nếu tạo thành một mạch kín đẳng nhiệt cấu tạo bởi những dây dẫn khác nhau thì sức điện động Peltier tổng cộng sẽ bằng 0 Trong mạch được cấu tạo bởi những vật liệu A, B, C, D thì :
PTA/B + PTB/C +PTC/D + PTD/A = 0
- Giữa hai điểm M, N có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thanh dây dẫn đồng chất A sẽ hình thành một sức điện động chỉ tùy thuộc vào loại dây dẫn và các nhiệt độ TM , TN :
với hA là hệ số Thompson của dây dẫn A, là một hàm của nhiệt độ
TM
TNdT hA.
1
) (
T
T
dT hB hA
ET2T1A/B = PT2A/B - PT1A/B +
Trang 18Cần tránh những sức điện động ký sinh trong khi mắc dây cảm biến hoặc
do sự cấu tạo không đồng nhất của cảm biến làm thay đổi đặc tính nhiệt điện của cảm biến
Những sự không đồng nhất trong cấu tạo có ba nguyên nhân chính:
- Lực ép cơ khí có được do sự sắp xếp hoặc do sự căng dây, thông thường Chúng có thể loại bỏ được nhờ sự nung lại
- Những tác động hóa học: hai dây dẫn phải được che chở chống lại mọi tác
nhân có thể tác động đến chúng Đặc biệt, sự điều chế vật liệu cần thiết phải được tinh khiết
- Những tia bức xạ hạt nhân gây ra những chuyển đổi trong vài hợp kim cặp nhiệt điện
Mối nối của cặp nhiệt điện phải có thể tích giảm thiểu nhằm tránh những điểm có nhiệt độ khác nhau tại mối nối, điều này dẫn đến nhữnh sức điện động
ký sinh, cũng như những thay đổi hóa học của vật liệu do mức độ hàn
Tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột đối với cặp nhiệt điện
Tránh xa vùng ảnh hưởng của điện trường và từ trường mạnh
Nên để cặp nhiệt điện thẳng đứng nhằm tránh ống bảo vệ bị biến dạng nhiệt
Hộp đầu dây của cặp nhiệt điện không nên đặt quá gần nơi cần đo nhiệt độ
để tránh nhiệt độ đầu tự do quá cao
Chú ý đến phạm vi sử dụng của từng loại cặp nhiệt điện mà chọn loại cặp nhiệt điện phù hợp (thông thường phạm vi sử dụng cặp nhiệt nói chung rất rộng
từ –500C đến 25000C, nhưng ở nhiệt độ cao thì độ chính xác kém dần)
Chú ý đến điều kiện sử dụng cặp nhiệt điện:
+Dùng cho lò nung cố định, gia nhiệt từ từ: chọn loại có ống bảo vệ kín hoặc hở
+Dùng nhúng trực tiếp trong nước: chọn loại không bọc
+Dùng trong môi trường hay bị ăn mòn: chọn ống bảo vệ bằng sứ hoặc thép đặc biệt chịu ăn mòn
*Một số cặp nhiệt điện thông dụng:
-Thermocouple Platin_Rhodium Platin:
Trang 19Loại 13% Platin : T = 00C -> 5380C , cấp chính xác là +/-1,4%
T = 5380C -> 15000C , cấp chính xác là +/-0,25% Loại 30% Platin : T = 00C -> 17000C , cấp chính xác là +/-0,5%
3-Đo nhiệt độ bằng hỏa kế quang học :
Hoả kế quang học là tên gọi chung của các dụng cụ đo nhiệt độ bằng cách ứng dụng các tính chất của hệ thống thấu kính quang học để thu lấy các bức xạ của vật thể rồi căn cứ theo độ bức xạ của vật thể để xác định nhiệt độ
a-Nguyên lý cơ bản :
Trang 20Nguyên lý làm việc của hỏa kế quang học là dựa trên các hiện tượng bức
xạ của các vật thể ở các nhiệt độ cao, trong đó có liên quan đến vai trò của vật đen tuyệt đối Đó là một thực thể vật chất có khả năng hấp thu hoàn toàn tất cả các bức xạ nhận được mà không phóng xạ
b-Một số dạng của hỏa kế quang học thông dụng :
Hiện nay, trong công nghiệp, người ta dùng rất nhiều loại hỏa kế quang học như hỏa kế bức xạ, hỏa kế vi sai, hỏa kế đo màu sắc, hỏa kế nhiệt ngẫu…
Nếu hỏa kế tiêu thụ toàn bộ năng lượng của bức xạ toàn phần của vật thể,
đó là hỏa kế bức xạ toàn phần
Hoả kế quang điện dùng sự so sánh giữa sự phát sáng của dây tóc ngọn đèn được chế tạo đặc biệt với độ sáng của vật nung nóng và xác định chính xác dây tóc và nhiệt độ
Hỏa kế quang điện cho kết quả đo không phụ thuộc vào người quan sát và
có thể nối liên mạch với các thiết bị khống chế nhiệt độ tự động
Trang 21c-Phạm vi sử dụng:
Phạm vi sử dụng là nhiệt độ của vật cần đo không dưới 8000C Tất cả các loại hỏa kế quang học đều có sai số không vượt quá 1% Tuy nhiên, bảng chỉ nhiệt trên các hỏa kế chỉ hoàn toàn chính xác với vật đen tuyệt đối (quy ước có bức xạ bằng 1).Vì vậy, với giá trị thật của nhiệt độ các vật cần đo phụ thuộc vào mức độ đen của từng chất phát sáng Hoả kế quang điện là dụng cụ đo nhiệt độ gián tiếp nên có nhiều thuận lợi, có thể đo từ xa mà không cần tiếp xúc với vật cần đo
4-Đo nhiệt độ dùng diode và transistor:
Những thành phần được sử dụng, diode hay transistor Silicium được mắc như diode (cực nền và cực thu nối chung) được cung cấp theo chiều thuận dòng điện I không đổi, điện áp V ở hai đầu cực của chúng, tùy thuộc vào nhiệt độ, điều này có thể xem như tín hiệu điện đi ra từ cảm biến tùy thuộc vào nhiệt độ
Các thành phần được sử dụng làm cảm biến đo nhiệt độ:
a)diode b)Transistor mắc thành diode c)Hai Transistor giống nhau được mắc như diode Người ta lợi dụng sự thay đổi tuyến tính của mối nối p-n đối với nhiệt độ
để chế tạo ra các diode và transistor chuyên dùng, làm cầu cảm biến nhiệt trong
đo lường và khống chế nhiệt độ
*Sơ đồ mạch cảm biến dùng transistor:
Trong đó:
T1 : transistor cảm biến kết hợp với R1 làm cầu phân cực, nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến mối nối BE của T1
IC1 : làm mạch khuếch đại tín hiệu đầu vào
IC2 : khuếch đại đảo
R5, R6 :dùng để hiệu chỉnh mạch
Ở nhiệt độ khoảng 00
C ,dòng qua R4 bằng dòng qua R5 và R6 Ở nhiệt độ cao, dòng qua R4 nhỏ hơn dòng qua R5, R6 Lúc này ngõ ra của IC1 giảm xuống làm dòng qua R4, R5 giảm theo,làm sụt áp tại ngõ vào của IC2 IC2 mắc theo mạch khuếch đại đảo, hệ số khuếch đại bằng 1 nên tại ngõ ra của IC2 có một điện áp đúng bằng điện áp đầu vào nhưng ngược dấu.Điện áp này được hiển thị bằng đồng hồ chỉ thị
*Sơ đồ mạch cảm biến dùng diode :
a)
V
I b)
V2
V1
Vd
Trang 22Trong đó:
R1 : phân cực cho dòng chạy qua diode
IC1 : dùng khuếch đại đảo, hệ số khuếch đại bằng 1, bù trừ điện áp
DC của diode cảm biến D
IC2 : khuếch đại không đảo, hệ số khuếch đại bằng 5
Nguyên lý hoạt động được dùng tương tự như mạch dùng transistor cảm biến
4-Đo nhiệt độ bằng IC:
*Giới thiệu:
Kỹ thuật vi điện tử cho phép chế tạo được những mạch kết nối gồm những transistor giống nhau được sử dụng để làm cảm biến hoàn hảo đo nhiệt độ dựa vào việc đo sự khác biệt điện áp VBE dưới tác động của nhiệt độ Các cảm biến này tạo ra các dòng điện hặc điện áp tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối,với độ tuyến tính cao; nó có điều lợi là vận hành đơn giản, tuy nhiên phạm vi hoạt động giới hạn chỉ trong khoảng –500C đến 1500C
*Nguyên lý chung của IC đo nhiệt độ:
Là mạch tích hợp nhận tín hiệu nhiệt độ chuyển thành tín hiệu dưới dạng điện áp hoặc tín hiệu dòng điện Dựa vào đặc tính rất nhạy của các bán dẫn với nhiệt độ, tạo ra điện áp hoặc dòng điện tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối Đo tín hiệu điện, ta biết được giá trị của nhiệt độ cần đo
Sự tích cực của nhiệt độ tạo ra điện tích tự do và các lỗ trống trong chất bán dẫn bằng sự phá vỡ các phân tử, bứt các electron thành dạng tự do di chuyển qua các vùng cấu trúc mạng tinh thể, tạo sự xuất hiện các lỗ trống nhiệt làm cho
tỷ lệ điện tử tự do và các lỗ trống tăng lên theo quy luật hàm mũ với nhiệt độ Kết quả của hiện tượng này là dưới mức điện áp thuận, dòng thuận của mối nối p-n (trong diode hay transistor) sẽ tăng theo hàm mũ theo nhiệt độ
Trang 23Ví dụ khảo sát cảm biến IC AD590 Cảm biến này tạo ra một dòng điện thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ tuyệt đối, nó được dùng đo nhiệt độ trong trường hợp dùng dây dẫn với khoảng cách xa
+Sơ đồ nguyên lý IC AD590:
Các transistor Q3 và Q4 có cùng điện áp VBE và có dòng cực phát giống nhau và bằng:
VBE2 = (KT/q).log(IT /16Io)
Thực tế Q2 gồm 8 transistor giống Q1, mỗi transistor có dòng điện IT /16
Sự sai biệt điện áp giữa VBE1 và VBE2, xuất hiện ở hai đầu điện trở R có dòng điện IT/2 chạy qua là:
VBE1 – VBE2 = (KT/q).log8 = R.IT/2
=>IT = (2/R).(KT/q).log8
*Sơ đồ mạch đo nhiệt độ dùng IC AD590:
+
- 10mV/0C Ngõ ra (Vout) G=10
AD580 Eref=2,5V
10k
200
1k 1k
0,1%
10k
IT(V IN ) ngõ vào
AD590
I T
R
Trang 24Dòng điện IT tạo nên ở hai đầu điện trở R = 1K một điện áp có trị số bằng TmV(T là nhiệt độ tuyệt đối của cảm biến)
Nguồn điện áp chuẩn do IC AD580L có Eref = 2,5V và nhờ mạch phân áp tạo ra điện áp có giá trị khoảng 273,15mV với bộ khuếch đại có độ lợi G = 10, ở ngõ ra tín hiệu Vo tỉ lệ với nhiệt độ của cảm biến (theo 0C):
Dòng làm việc : 400A 500A : không thay đổi đặc tính
LM135 có sai số cực đại là 1,50C khi nhiệt độ lớn hơn 1000C
Phạm vi sử dụng:
LM335 : -100C 1250C LM235 : -400C 1400C LM135 : -550C 2000C LM35 : -550C 1500C
Trang 25Về mạch điện đo nhiệt độ rất đa dạng phong phú, từ mạch đo chỉ thị bằng đồng hồ microampe đến mạch đo chỉ thị số, cũng như bộ chuyển đổi mạch cũng rất đa dạng
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật mà ta chọn các loại cảm biến ,các mạch chuyển đổi, chỉ thị cho phù hợp
1-Mạch đo nhiệt độ dùng nhiệt trở:
Sơ đồ nguyên lý như sau:
R5 : biến trở thay đổi tải ,điều chỉnh dòng qua mA kế
R3 : biến trở chỉnh 0 (lúc cầu cân bằng)
Cũng có thể dùng mạch này để điều khiển nhiệt độ nếu thay thế microampe bằng mạch khuếch đại và bộ phận Relay
2-Đo nhiệt độ bằng sự bù tiếp giáp cho cặp nhiệt kiểu K:
Trang 26
Mạch này nêu ra AD590 được kết nối để bù nhiệt cho cặp nhiệt kiểu K Các tiếp giáp quy chiếu phải có tiếp xúc nhiệt sát với vỏ thiết bị AD590
V+ phải ít nhất 4V và dòng điện ICL8069 phải được xác lập ở 1 đến 2mA,
sự chuẩn hóa không yêu cầu nối ngắn mạch hoặc tháo cặp nhiệt
Điều chỉnh R1 sao cho V2 = 10,98mV Nếu cần các đo đạc chính xác cao, điều chỉnh R2 đến hệ số Seebeck chính xác cho cặp nhiệt được sử dụng, sau đó ghi lại V1 và xác lập R1 để tăng điện áp này (tức là xác lập V2 =V1) Đối với các kiểu cặp nhiệt khác thì điều chỉnh các giá trị tương ứng hệ số Seebeck
Trang 273-Nhiệt kế dựa trên transistor:
Các transistor cảm biến có thể là bất kỳ loại NPN nào : 2N2222, 3904 Mạch này cung cấp điện áp ra 0 10V tương ứng 00C 1000C ở transistor cảm biến Q2 Độ chính xác là +/-10C Không cần phải chuẩn hóa, loại NPN tín hiệu nhỏ thông dụng bất kỳ đều có thể được dùng làm bộ cảm biến.Yêu cầu chuẩn hoá bị loại bỏ do Q1 vận hành như một nguồn dòng điện giá trị-được chuyển mạch, thay đổi giữa khoảng 10 và 100A khi LTC1043 chuyển đổi giữa các chân 12 và 14 Hai giá trị dòng đện này không quan trọng khi tỷ suất đó giữ không đổi
Trang 28IV GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẠCH KHỐNG CHẾ NHIỆT ĐỘ:
Mục đích của mạch khống chế nhiệt độ là giữ nhiệt độ ở môi trường cần nung nóngở một nhiệt độ nhất định.Vì vậy ta cần sử dụng một số mạch để khống chế, thực hiện yêu cầu của người sử dụng
Nguyên lý của mạch khống chế là dùng phương pháp so sánh điện áp, ta sử dụng mạch khuếch đại thuật toán Mạch làm việc theo nguyên lý sau:
Cho vào đầu không đảo (+) của OPAMP một điện áp chuẩn, điện áp chuẩn này được tính toán trước để tương ứng với một tỷ lệ nhiệt độ nhất định; điện áp
từ bộ cảm biến được đưa đến đầu vào đảo (-) của OPAMP:
Khi điện áp từ bộ khuếch đại cảm biến lớn hơn điện áp chuẩn, mạch sẽ tác động cắt nguồn nhiệt
1-Mạch khống chế ngưỡng nhiệt dưới và ngưỡng nhiệt trên :
Qua sơ đồ mạch nguyên lý trên cho phép ta khống chế nhiệt giữa hai ngưỡng dưới và trên trong mạch sử dụng cảm biến Thermistor TH1
Trang 29Phần mạch bên trái Thermistor là mạch khống chế nhiệt dưới, phần bên phải là mạch khống chế nhiệt trên
Điện áp phân cực tĩnh cho hai OPAMP lấy từ mạch phân áp giữa biến trở R1 và Thermistor TH1 để đưa đến đầu vào đảo và không đảo của hai OPAMP
+Nguyên lý làm việc của mạch:
-Khi nhiệt độ tăng cao làm cho nội trở của TH1 giảm mạnh, với sự thay đổi điện áp so sánh giữa hai đầu vào của OPAMP và so sánh với một điện áp chuẩn tương ứng với một nhiệt độ đã định trước, điều khiển ngõ ra của OPAMP để đóng mở Relay Từ đó điều khiển đóng hay mở nguồn nhiệt
Giả sử nhiệt độ tăng quá mức ngưỡng trên, nội trở TH1 giảm làm cho ngõ
ra của OPAMP2 ở mức thấp làm Q2 dẫn, Relay 2 hút làm ngắn mạch tải.Trong lúc đó OPAMP1 chuyển qua bão hòa dương làm Q1 ngắt, Relay1 nhả, thông mạch tải
-Khi nhiệt độ giảm quá mức ngưỡng dưới, nội trở TH1 tăng làm cho ngõ ra của OPAMP2 ở mức cao làm Q2 ngắt, Relay2 nhả, thông mạch tải; còn ngõ ra của OPAMP1 ở mức thấp làm Q1 dẫn, Relay1 hút làm ngắn mạch tải
Điểm cần chú ý trong mạch này là các OPAMP chuyển trạng thái với độ
nhạy rất cao của áp vi sai ở đầu vào khoảng vài trăm V Với áp phân cực tĩnh ở đầu vào là 6V nên áp vi sai thay đổi khoảng 200V tương ứng với mức 0,1% Như vậy đòi hỏi sai số trong nhánh cầu cũng ở mức 0,01% Với các sai số nhỏ của TH1 như vậy nên độ nhạy của nó rất cao Trong thực tế độ nhạy chính xác đóng ngắt mạch cỡ 0,5% với nhiệt độ trong phòng
2-Mạch khống chế quá nhiệt dùng diode Silic:
Trong một số trường hợp cần khống chế mức nhiệt độ quá thấp mà các nhiệt trở thông thường không đáp ứng được Hơn nữa ở nhiệt độ thấp, do công suất tiêu tán trên nhiệt trở lại biến thành nhiệt nên giảm đi độ chính xác của mạch
Vì vậy để giải quyết, người ta dùng diode Si làm phần tử cảm biến:
Trang 30Khi có dòng bằng hay lớn hơn 1mA chạy qua diode D1 thì điện áp thuận của nó khoảng 600mV Giá trị điện áp thuận lại phụ thuộc vào nhiệt độ, có trị số nhiệt âm khoảng –2mV/0C Với dòng thuận 1mA, công suất tiêu tán chỉ bằng 600mW nên hiệu ứng tỏa nhiệt do nung nóng không đáng kể
Điện áp phân cực cho hai đầu OPAMP được ổn định bằng diode Zener 5,6V Diode D1 dùng làm phần tử cảm biến nhiệt, biến trở R3 dùng để chỉnh cầu cân bằng cho áp vi sai bằng 0
Nếu nhiệt độ môi trường tăng quá ngưỡng, nội trở của D1 giảm, OPAMP chuyển sang trạng thái bão hòa âm, làm Q1 dẫn, Relay có điện Nếu nhiệt độ giảm dưới mức ngưỡng, nội trở D1 tăng, OPAMP chuyển sang trạng thái bão hòa dương, làm Q1 ngưng dẫn, ngắt Relay
Như vậy mạch chỉ làm việc để Relay ngắt nguồn khi nhiệt độ môi trường quá ngưỡng trên
3-Công tắc quá nhiệt chính xác:
Khi điện áp ở ngõ vào (2) có giá trị lớn hơn điện áp ở ngõ vào (3) thì ngõ ra (6) ở mức thấp làm Q1 dẫn và Relay hút, đóng mạch Như vậy Relay có điện chỉ khi nào nhiệt độ chưa vượt quá nhiệt độ xác định
TH1 là nhiệt điện trở âm, có giá trị điện trở giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại
Chỉnh biến trở R1, cho cầu cân bằng ở nhiệt độ gần 2700C, cũng tại nhiệt
độ này thì giá trị điện áp ở đầu vào (2) và (3) bằng nhau nên OPAMP có áp vi sai bằng 0.Khi nhiệt độ thay đổi thì RTH1 thay đổi làm cho cầu R1, R2, R3, RTH1
mất cân bằng Lúc này điện áp ngõ ra (6) của OPAMP sẽ âm hơn làm Q1 dẫn và Relay có điện
-Điện áp ngõ vào (3) là điện áp chuẩn (vì R2, R3 cố định)
-Điện áp ngõ vào (2) là điện áp dùng để so sánh và thay đổi được, phụ thuộc vào R1 và RTH1
-Khi nhiệt độ lớn hơn 2700C, điện trở RTH1 giảm làm áp ra chân (6) của OPAMP sẽ dương hơn làm Q1 ngắt, Relay không có điện
4-Bộ điều khiển nhiệt độ một điểm xác lập:
Trang 31AD590 tạo ra điện áp phụ thuộc nhiệt độ, qua R (tụ C để lọc nhiễu), sự xác lập R2 tạo ra điện áp tỷ lệ –zero Đối với thang độ C thì cần có R = 1K và Vzero
= 0,273V
Đối với thang độ Fahrenheit thì R = 1,8K và Vzero = 0,460V
Trang 32CHƯƠNG III : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PLC
I-Sơ lược về lịch sử phát triển:
Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable Controller) đã được những nhà thiết kế cho ra đời năm 1968 (công ty General Motor Mỹ) Tuy nhiên, hệ thống này còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống Vì vậy các nhà thiết kế từng bước cải tiến hệ thống làm cho hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành, nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị lập trình ngoại
vi hổ trợ cho công việc lập trình
Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay
(Programmable Controller Handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969 Điều này
đã tạo ra được một sự phát triển thực sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang (The Diagram Format) Trong những năm đầu thập niên 1970, những hệ thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với những thuật toán hỗ trợ (arithmetic), “vận hành với các dữ liệu cập nhật” (data manipulation) Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính (Cathode Ray Tube: CRT), nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho hệ thống càng trở nên thuận tiện hơn
Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh hơn với các chức năng mở rộng:
Hệ thống ngõ vào/ra có thể tăng lên đến 8000 cổng vào/ra, dung lượng bộ nhớ chương trình tăng lên hơn 128000 từ bộ nhớ (word of memory) Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thật kết nối với các hệ thống PLC riêng lẽ thành một
hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẽ Tốc độ xử lý của
hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan) nhanh hơn làm cho hệ thống PLC xử
lý tốt với những chức năng phức tạp, số lượng cổng ra/vào lớn
Trong tương lai hệ thống PLC không chỉ giao tiếp với các hệ thống khác thông qua CIM (Computer Integrated Manufacturing) để điều khiển các hệ thống: Robot, Cad/Cam, … Ngoài ra các nhà thiết kế còn đang xây dựng các loại PLC với các chức năng điều khiển “thông minh” (intelligence) còn gọi là các siêu PLC (super PLC) cho tương lai
II- Cấu trúc và nghiên cứu hoạt động của một PLC:
Trang 33Hình : sơ đồ khối của hệ thống điều khiển lập trình
- Khối điều khiển trung tâm (CPU) gồm ba phần: bộ xử lý, hệ thống bộ nhớ
Trong suốt quá trình hoạt động, CPU đọc hoặc quét (scan) dữ liệu hoặc trạng thái của các thiết bị ngoại vi thông qua ngõ vào, sau đó thực hiện các chương trình trong bộ nhớ như sau: một bộ đếm chương trình sẽ nhặt lệnh từ bộ nhớ chương trình đưa ra thanh ghi lệnh để thi hành Chương trình ở dạng STL (Statement List – Dạng lệnh liệt kê) hay ở dạng LADDER (dạng hình thang) sẽ được dịch ra ngôn ngữ máy cất trong bộ nhớ chương trình Sau khi thực hiện xong chương trình, CPU sẽ gởi hoặc cập nhật (update) tín hiệu tới các thiết bị, được điều khiển thông qua Module xuất Một chu kỳ gồm đọc tín hiệu ở ngõ vào, thực hiện chương trình và gởi cập nhật tín hiệu ở ngõ ra được gọi là một chu kỳ quét (Scanning)
Trên đây chỉ là mô tả hoạt động đơn giản của một PLC, với hoạt động này
sẽ giúp cho người thiết kế nắm được nguyên tắc của một PLC Nhằm cụ thể hóa hoạt động của một PLC, sơ đồ hoạt động của một PLC là một vòng quét (scan) như sau:
Power Supply
Đọc ngõ vào
Gửi đến ngõ ra
Tự chẩn đoán
Xử lý các yêu cầu giao tiếp Thực hiện chương trình
Trang 34Hình :một vòng quét của PLC
Thực tế khi PLC thực hiện chương trình (Program Execution), PLC khi cập nhật tín hệ ngõ vào (ON/OFF), các tín hiệu này không được truy xuất tức thời để đưa ra (Update) ở ngõ ra mà quá trình cập nhật tín hiệu ở ngõ ra (ON/OFF) phải theo hai bước: khi xử lý thực hiện chương trình, vi xử lý sẽ chuyển đổi các mức logic tương ứng ở ngõ ra trong “chương trình nội” (đã được lập trình), các mức logic này sẽ chuyển đổi ON/OFF.Tuy nhiên lúc này các tín hiệu ở ngõ ra “thật” (tức tín hiệu được đưa ra tại Module out) vẫn chưa được đưa ra Khi xử lý kết thúc chương trình xử lý, việc chuyển đổi các mức logic (của các tiếp điểm) đã hoàn thành thì việc cập nhật các tín hiệu ở ngõ ra mới thực sự tác động lên ngõ
ra để điều khiển các thiết bị ở ngõ ra
Thường việc thực thi một vòng quét xảy ra với thời gian rất ngắn, một vòng quét đơn (single scan) có thời gian thực hiện một vòng quét từ 1ms tới 100ms Việc thực hiện một chu kỳ quét dài hay ngắn còn phụ thuộc vào độ dài của chương trình và cả mức độ giao tiếp giữa PLC với các thiết bị ngoại vi (màn hình hiển thị…) Vi xử lý chỉ có đọc được tín hiệu ở ngõ vào chỉ khi nào tín hiệu này tác động với khoảng thời gian lớn hơn một chu kỳ quét Nếu thời gian tác động ở ngõ vào nhỏ hơn một chu kỳ quét thì vi xử lý xem như không có tín hiệu này Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, thường các hệ thống chấp hành là các hệ thống cơ khí nên tốc độ quét như trên có thể đáp ứng được các chức năng của dây chuyền sản xuất Để khắc phục khoảng thời gian quét dài, ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, các nhà thiết kế còn thiết kế hệ thống PLC cập nhật tức thời, các hệ thống này thường được áp dụng cho các PLC lớn có số lượng I/O nhiều, truy cập và xử lý lượng thông tin lớn
III-So sánh PLC với các hệ thống điều khiển khác _ Lợi ích của việc sử dụng PLC:
1-So sánh PLC với các hệ thống điều khiển khác:
a-PLC với hệ thống điều khiển bằng Relay:
Việc phát triển hệ thống điều khiển bằng lập trình đã dần dần thay thế từng bước hệ thống điều khiển bằng Relay trong các quá trình sản xuất Khi thiết kế một hệ thống điều khiển hiện đại, người kỹ sư phải cân nhắc, lựa chọn các hệ thống, hệ thống điều khiển lập trình thường được sử dụng thay cho hệ thống điều khiển bằng Relay do các nguyên nhân sau:
- Thay đổi trình tự điều khiển một cách linh động
- Có độ tin cậy cao
- Khoảng không lắp đặt thiết bị nhỏ, không chiếm diện tích
- Có khả năng đưa tín hiệu điều khiển ở ngõ ra cao
- Sự chọn lựa dữ liệu một cách thuận lợi, dễ dàng
- Dễ dàng thay đổi cấu hình (hệ thống máy móc sản xuất) trong tương lai
khi có nhu cầu mở rộng sản xuất
Đặc trưng cho hệ thống điều khiển chương trình là phù hợp với những nhu cầu đã nêu trên, đồng thời về mặt kinh tế và thời gian thì hệ thống điều khiển lập
Trang 35trình cũng vượt trội hơn hệ thống điều khiển cổ điển (Relay, Contactor,…) Hệ thống điều khiển này cũng phù hợp với sự mở rộng hệ thống trong tương lai do không phải đổi, bỏ hệ thống dây nối giữa hệ thống điều khiển và các thiết bị, mà chỉ đơn giản là thay đổi chương trình cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới b-PLC với máy tính:
Cấu trúc giữa máy tính với PLC đều dựa trên bộ vi xử lý (CPU) để xử lý dữ liệu Tuy nhiên có một vài cấu trúc quan trọng cần phân biệt để thấy rõ sự khác biệt giữa một PLC và một máy tính :
-Không như máy tính, PLC được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong môi trường công nghiệp Một PLC có thể được lắp đặt ở những nơi có độ nhiễu diện cao (Electrical Noise), vùng có từ truờng mạnh, có các chấn động cơ khí, nhiệt
độ môi trường cao …
-Điều quan trọng thứ hai đó là: một PLC được thiết kế với phần cứng và phần mềm sao cho dễ lắp đặt (đối với phần cứng) đồng thời về mặt chương trình cũng phải dễ dàng để người sử dụng (kỹ sư, kỹ thuật viên) thao tác lập trình một cách nhanh chóng, thuận lợi (ví dụ: lập trình bằng ngôn ngữ hình thang… ) c-PLC với máy tính cá nhân PC (Personal Computer):
Đối với một PC, người lập trình dễ nhận thấy được sự khác biệt giữa PC với PLC, sự khác biệt có thể biết được như sau:
- Máy tính không có các cổng giao tiếp trực tiếp với các thiết bị điều khiển, đồng thời máy tính cũng hoạt động không tốt trong môi trường công nghiệp
- Ngôn ngữ lập trình trên máy tính không phải là dạng hình thang, máy tính ngoài việc sử dụng các phần mềm chuyên biệt cho PLC, còn phải thông qua việc
sử dụng các phần mềm khác, làm "chậm" đi quá trình giao tiếp với các thiết bị được điều khiển
Tuy nhiên qua máy tính, PLC có thể dễ dàng kết nối với các hệ thống khác, cũng như PLC có thể sử dụng bộ nhớ (có dung lượng rất lớn) của máy tính làm
bộ nhớ của PLC
2-Lợi ích của việc sử dụng PLC:
Cùng với sự phát triển của phần cứng và phần mềm, PLC ngày càng tăng được các tính năng cũng như lợi ích của PLC trong hoạt động công nghiệp Kích thước của PLC hiện nay được thu nhỏ lại để bộ nhớ và số lượng I/O càng nhiều hơn, các ứng dụng của PLC càng mạnh hơn giúp người sử dụng giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp trong điều khiển hệ thống
Lợi ích đầu tiên của PLC là hệ thống diều khiển chỉ cần lắp dặt một lần (đối với sơ đồ hệ thống, các đường nối dây, các tín hiệu ở ngõ vào/ra …), mà không phải thay đổi kết cấu của hệ thống sau này, giảm được sự tốn kém khi phải thay đổi lắp đặt khi đổi thứ tự điều khiển (đối với hệ thống điều khiển Relay), khả năng chuyển đổi hệ điều khiển cao hơn (như giao tiếp giữa các PLC
để truyền dữ liệu điều khiển lẫn nhau), hệ thống được điều khiển linh hoạt hơn Không như các hệ thống cũ, PLC có thể dễ dàng lắp đặt do chiếm một khoảng không gian nhỏ hơn nhưng điều khiển nhanh, nhiều hơn các hệ thống khác Điều này càng tỏ ra thuận lợi hơn đối với các hệ thống điều khiển lớn,
Trang 36phức tạp, và quá trình lắp đặt hệ thống PLC ít tốn thời gian hơn các hệ thống khác
Cuối cùng là người sử dụng có thể nhận biết các trục trặc hệ thống của PLC nhờ giao diện qua màn hình máy tính (một số PLC thế hệ sau có khả năng nhận biết các hỏng hóc (trouble shoding) của hệ thống và báo cho người sử dụng), điều này làm cho việc sửa chữa thuận lợi hơn
IV Một vài lĩnh vực tiêu biểu ứng dụng PLC :
Hiện nay PLC đã được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực sản xuất
cả trong công nghiệp và dân dụng Từ những ứng dụng để điều khiển các hệ thống đơn giản, chỉ có chức năng đóng/mở (ON/OFF) thông thường đến các úng dụng cho các lĩnh vực phức tạp,
đòi hỏi tính chính xác cao, ứng dụng các thuật toán trong quá trình sản xuất Các lĩnh vực tiêu biểu ứng dụng PLC hiện nay bao gồm :
-Hóa học và dầu khí: Định áp suất (dầu), bơm dầu, điều khiển hệ thống ống
dẫn, cân đong trong ngành hóa …
-Chế tạo máy và sản xuất: Tự động hóa trong chế tạo máy, cân đong, quá trình lắp đặt máy, điều khiển nhiệt độ lò kim loại,… -Bột giấy, giấy, xử lý giấy :
điều khiển máy băm, quá trình ủ bột, quá trình cán, gia nhiệt, …
-Thủy tinh và phim ảnh: quá trình đóng gói, thử nghiệm vật liệu, cân đong,
các khâu hoàn tất sản phẩm, đo cắt giấy, …
-Thực phẩm, rƣợu bia, thuốc lá: đếm sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, kiểm
soát quá trình sản xuất, bơm (bia, nước trái cây, …), cân đong, đóng gói, hòa trộn, …
-Kim loại: điều khiển quá trình cán, cuốn (thép), quy trình sản xuất, kiểm
tra chất lượng
-Năng lƣợng: điều khiển nguyên liệu (cho quá trình đốt, xử lý trong các
turbin, …), các trạm cần hoạt động tuần tự khai thác vật liệu một cách tự động (than, gỗ, dầu mỏ, …)
V Giới thiệu về Module Analog EM235 của PLC S7_200, CPU 214 :
- Gồm ba ngõ vào analog và một ngõ ra analog
- Trở kháng vào >= 10M
- Điện áp cực đại ngõ vào : 30VDC
- Dòng điện cực đại ngõ vào : 32mA
- Có các bộ chuyển đổi ADC, DAC (12 bit)
- Thời gian chuyển đổi analog sang digital : <250s
- Phạm vi áp ngõ ra : +/- 10V
- Phạm vi dòng điện ngõ ra : 0 -> 20mA
- Công suất tiêu tán : 2W
- Có LED báo trạng thái
- Có núm chỉnh OFFSET và chỉnh GAIN
- Có các contact để lựa chọn phạm vi áp ngõ vào (contact ở một trong hai
vị trí ON và OFF): contact 1 lựa chọn cực tính áp ngõ vào: ON đối với áp đơn cực, OFF với áp lưỡng cực; contact 3, 5, 7, 9, 11 chọn phạm vi điện áp:
Trang 37Contact định cấu hình EM235 Chọn ngõ vào
Đơn cực/Lưỡng cực
Chọn
độ lợi
Chọn độ suy giảm SW11 SW9 SW7 SW5 SW3 SW1
ON Đơn cực OFF Lưỡng cực
1 3 5 7 9 11
ON ON OFF ON OFF OFF 0 ->50mV 12.5V
ON ON OFF OFF ON OFF 0 ->100mV 25V
ON OFF ON ON OFF OFF 0 ->500mV 125V
ON OFF ON OFF ON OFF 0 ->1V 250V
ON OFF OFF ON OFF OFF 0 ->5V 1.25mV
ON OFF OFF ON OFF OFF 0 ->20mA 5A
ON OFF OFF OFF ON OFF 0 ->10V 2.5mV
OFF ON OFF ON OFF OFF +/- 25mV 12.5V
OFF ON OFF OFF ON OFF +/-50mV 25V
OFF ON OFF OFF OFF ON +/- 100mV 50V
OFF OFF ON ON OFF OFF +/- 250mV 125V
OFF OFF ON OFF ON OFF +/- 500mV 250V
OFF OFF ON OFF OFF ON +/- 1V 500V
OFF OFF OFF ON OFF OFF +/- 2.5V 1.25mV
OFF OFF OFF OFF ON OFF +/- 5V 2.5mV
OFF OFF OFF OFF OFF ON +/- 10V 5mV