1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam

31 304 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn: Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam

MỤC LỤC Trang1 LỜI MỞ ĐẦULãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suất nhắm tác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Trong nền kinh tế hiện nay, lãi suất là một chỉ số rất quan trọng và được theo dõi chặt chẽ hằng ngày .Mỗi mức lãi suất được công bố sẽ ảnh hưởng đến những quyết định của cá nhân cũng như doanh nghiệp; quyết định đầu hay gừi tiết kiệm. Và mỗi quyết định đó dù nhỏ nhưng cũng góp phần tác động đến sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia. Chính vì những lý do đó mà từ năm 2007-năm 2009 này,vấn đề được quan tâm nhất là lãi suất hay cuộc đua lãi suất giữi các ngân hàng thương mại. Không chỉ có những nhà kinh tế,các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng rất quan tâm.Hiện nay, chúng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công cụ lãi suất trong nền kinh tế, tác động ảnh hưởng củađến sự phát triển kinh tế trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn liên kết khu vực hội nhập quốc tế. Với đề tài “Chính sách lãi suất tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu sâu hơn về lãi suất chiều hướng diễn biến của nó. Nội dung đề tài gồm hai phần:Chương I: Những vấn đề cơ bản về lãi suất chính sách lãi suất.Chương II: Chính sách lãi suất ở Việt Nam hiện nay.Vậy chính sách lãi suất là gì?.Tại sao lại có những biến động khó lường như vậy trên thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay. Chúng ta hay cùng tìm hiểu. 2 CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH LÃI SUẤTI. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA LÃI SUẤT1. Khái niệmLãi suất bắt đầu xuất hiện từ khi quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá bắt đầu hình thành. Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí, vì trực tiếp ảnh hướng đến đới sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Lãi suất (hay lãi suất tín dụng) là một công cụ kinh tế rất quan trọng nhạy cảm đối với mọi nền kinh tế, nó đóng vai trò quan trọng đặc biệt khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đó là vai trò ổn định góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ tạo ra sự kích thích cần thiết để phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia toàn thế giới.Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về lãi suất. Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các hình thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất. Theo Sammuelson: “Lãi suất là giá của người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoản thời gian xác định”.2. Đặc điểmTính cạnh tranh: Lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng… Tính cạnh tranh của lãi suất càng được thể hiện rõ ràng khi hệ thống các tổ chức tham gia cung cấp tín dụng ngày càng nhiều. Mức lãi suất phải hấp dẫn thì mới thu hút được khách hàng tham gia. Do vậy, mỗi ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng muốn phát triển được hệ thống của mình đều phải đưa ra được một mức lãi suất có khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nhằm lôi kéo khách hàng về bên mình.Tính linh hoạt: Lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén, thích ứng với mọi hoàn cảnh, đối tượng. Sự thay đổi thường xuyên của chính sách tín dụng phù hợp với sự biến đổi của cung, cầu về vốn vay, tỷ lệ lạm phát, thu chi Ngân sách Nhà nước, yếu tố tâm lý của người đi vay người cho vay trên thị trường tài chính.3 II. CÁC LOẠI HÌNH LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT1. Các loại hình lãi suấtLãi suất có thể có nhiều cách phân chia khác nhau như phân loại theo nội tệ ngoại tệ, phân theo nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD, phân loại theo thời gian hay phân loại theo nội dung kinh tế .Ở đây, ta chia lãi suất trên thị trường theo các nhân tố tác động thành 2 nhóm:a. Lãi suất thị trường tự do, thay đổi do ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu trên thị trường: Bao gồm lãi suất các loại tín phiếu kho bạc, tiền gửi, chứng chỉ tiển gửi (L/C), lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng, lãi suất của các khoản tín dụng ngắn hạn của các NHTM cho các doanh nghiệp vay, là mức lãi suất cao nhất trên thị trường tiền tệ, lãi suất của các NHTM lớn áp dụng cho các doanh nghiệp có uy tín là mức lãi suất thấp nhất trên thị trường này thường gọi là lãi suất cho vay cơ bản(Prime Rate Bank Loans).b. Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố: Được xác định dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước xác định tuỳ thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô… Bao gồm: lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất định hướng trên thị trường liên Ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở…2. Các loại chính sách lãi suấta. Chính sách lãi suất trần: Chính sách lãi suất trần là chính sách chỉ ấn định lãi suất cho vay tối đa. Chính sách này khuyến khích việc huy động vốn tăng khả năng kiểm soát của chính phủ. Chính phủ đưa ra một mức lãi suất nhất định áp đặt chung cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng cho toàn bộ nền kinh tế.b. Chính sách lãi suất cố định: Lãi suất cố định là lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước khống chế NHTM cả về lãi suất huy động lãi suất cho vay. Theo chính sách này thì sẽ không có sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường tài chính tín dụng do đó không thúc đẩy sự phát triển kinh tế. c. Chính sách lãi suất tự do: Chính sách tự do hóa lãi suấtchính sáchchính phủ sẽ can thiệp khi mức lãi suất vượt quá mức lãi suất chung.Lãi suất tăng giảm hoàn toàn do những biến đổi trong cung cầu về vốn vay trên thị trường.Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Như Việt Nam thì hiện tại chúng ta đang sử dụng chính sách lãi suất thoả thuận.Các TCTD được sử dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động thương mại, thay thế cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VNĐ. Về dài hạn thì việc xoá bỏ “trần” lãi suất 4 cho vay khiến các TCTD có thể mở rộng phương thức huy động vốn, cho vay huy động với mức lãi suất phù hợp với cung cầu trên thị trường tín dụng. Điều này đặc biệt có lợi đối với các tổ chức kinh tế người sản xuất ở khu vực nông thôn, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng huy động vốn. Theo như NHNN, cơ chế lãi suất này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách hệ thống Ngân hàng theo định hướng thị trường. Theo đó sẽ xoá bỏ những “dị biệt” trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam để dần tiến tới hội nhập thị trường tín dụng Quốc tế.d.Chính sách lãi suất ưu đãi: Chính sách lãi suất ưu đãi là chính sách dành cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, gia đình chính sách .với lãi suất thấp. Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay không hoặc ít chú ý đến hiệu quả dẫn đến việc dùng vốn đổ vào những dự án không mấy hiệu quả.Điều đó không giúp tăng trưởng vốn phần lớn chính sách này lấy từ Ngân sách nhà nước.Các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi thường là những hộ nghèo,các khu vực ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, miền núi . Việc vay vốn với lãi suất ưu đãi tuy tạo điều kiện cho người vay, nhưng lại hạn chế phát triển thị trường vốn vay.III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤTTrong các nền kinh tế thị trường, nhà nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính các tổ chức tài chính trung gian. Các nước có nền kinh tế thị trường chủ yếu theo đuổi chính sách tự do hoá tài chính, do vậy cơ chế hình thành lãi suất chủ yếu dựa trên cơ chế thị trường. Đó là sự thay đổi về cung-cầu của vốn vay ảnh hưởng tới sự hình thành biến đổi lãi suất trên thị trường. Cung về vốn vay bắt nguồn từ những người có thu nhập dôi ra mà họ muốn tiết kiệm cho vay kiếm lời, qua đó cho thấy rằng tiết kiệm là nguồn cung về vốn vay. Còn cầu về vốn vay bắt nguồn từ các hộ gia đình các doanh nghiệp muốn vay tiền để đầu tư, mua nhà đất hay xây dựng nhà máy .Như vậy, đầu là nguồn gốc làm phát sinh nhu cầu về vốn vay.Trên thị trường có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi về cung cầu vốn vay, dưới dây ta chỉ phân tích những tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đến đường cung đường cầu về vốn vay, qua đó tác động đến lãi suất.5 1. Mức lạm phát kỳ vọngKhi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng.Ta thấy rằng : Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phátDo đó, để duy trì lãi suất thực tế không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng lên tương ứng. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, công chúng sẽ chuyển phần tiết kiệm của mình sang dự trữ hàng hóa hoặc các dạnh thức tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh hơn là cho vay. Điều đó làm giảm cung về vốn vay, qua đó làm dịch chuyển đường cung sang trái làm lãi suất tăng lên. Ngược lại, ta thấy rằng, nếu lạm phát dự tính có xu hướng giảm thì sẽ làm cho lãi suất giảm xuống.2. Cung cầu của qũy cho vayBất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỉ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường, mức độ biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào các qui định của chính phủ và ngân hàng Trung Ương, song đa số các nước có́ nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Từ điều này cho thấy ,chúng ta có thể tác động vào cung câu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ: ví dụ như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư,tập trung vốn đầu tưcho cac dự an trọng điểm. 3. Thuế thu nhậpThuế thu nhập luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hóa. Thông thường người ta quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa. Nên khi thuế thu nhập tăng lên, nó làm giảm đi một phần thu nhập của những cá nhân tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia chứng khoán. Nghĩa là khi thuế thu nhập tăng, phần tiết kiệm của các cá nhân tổ chức sẽ giảm đi, do đó lượng tiền cho vay trên thị trường sẽ giảm đi. Qua đó làm giảm cung về vốn vay, đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng lên. Ngược lại, khi thuế thu nhập giảm đi sẽ là nhân tố làm giảm lãi suất.4. Ngân sách của chính phủTa biết rằng : Tiết kiệm quốc dân = Tiết kiệm nhân + Tiết kiệm Chính phủ.Khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc dân, cung về vốn vay giảm, đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái 6 và làm tăng lãi suất cân bằng. Bên cạnh đó, Chính phủ bội chi ngân sách như vậy sẽ tác động đến tâm lý dân chúng về sự gia tăng của lạm phát nó sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất.5. Các yếu tó khác của đời sống xã hộiNgoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất trên thị trường còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác như: sự đa dạng của các công cụ tài chính, sự phát triển của các thể chế tài chính trung gian, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, hiệu suất sử dụng vốn trong các thời kỳ khác nhau do những thay đổi trong công nghệ sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế, cả các biến động về kinh tế, chính trị, . cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãi suất.IV. VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ́Lãi suất là một trong những biến số được quan tâm chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, bởi lãi suất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi chúng ta mà là một chỉ số đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Có thể khái quát vai trò của lãi suất qua 2 nội dung là vai trò vĩ mô vai trò vi mô:1. Vai trò Vĩ môĐối với Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất là các doanh nghiệp có thể tiến hành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật, miễn là họ có phương tiện thanh toán.Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán giá mua quyền sử dụng tiền tức lãi suất, Ngân hàng Nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể chi phối dược sự tăng trưởng nền kinh tế, bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể làm yếu đi nhiều khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại do đó thực hiện chính sách tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh chi tiêu của người tiêu dùng. Cũng như vậy, bằng cách sử dụng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Hoặc muốn kìm hãm tốc độ phát triển hay đẩy mạnh phát triển một ngành nào đó,Ngân hàng Nhà nước có thể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay để thu hẹp hay mở rộng đầu ở ngành này. Bên cạnh vai trò hướng dẫn điều hành nền kinh tế, lãi suất tín dụng còn đóng vai trò tích cực trong kiềm chế lạm phát. Ở nước ta, tháng 5/2008 đánh dấu mốc quan trọng đối với điều hành lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN, lãi suất cơ bản đã được sử dụng một cách hiệu quả linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước. Trước sư biến động của thị trường 7 trong nước thế giới, ngân hàng Nhà nước đã phải điều chỉnh lãi suất cơ bản theo một biên độ tần suất kỷ lục.Sau 10 lần thay đổi lãi suất cơ bản, từ 8,25%/năm lên đến 14%/năm hạ xuống như hiện nay là 7%/năm. Nhờ vào sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước đã làm ổn định thị trường tiền tệ. Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trở về mức hợp lý hơn trong mối tương quan giữa tỷ lệ lãi suất cơ cấu kỳ hạn, phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn của thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người gửi, ngân hàng thương mại doanh nghiệp vay vốn. Điều này khẳng định sức mạnh của công cụ lãi suất trong điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô .Từ năm 2007 đến nay, chính sách lãi suất luôn được sử dụng để điều chỉnh nền kinh tếViệt Nam. Sau khi đã kiềm chế giữ được lạm phát ở mức độ ổn định, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện hạ thấp dần khung lãi suất để khuyến khích hoạt động đầu mở rộng sản xuất kinh doanh,khôi phục kinh tế.Có thể nói chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết hướng dẫn sản suất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung ứng tiền tệ, thu hẹp đầu kiềm chế lạm phát. Thực hiện vai trò đòn bẩy kinh tế, lãi suất sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kinh tế ở những giai đoạn khác nhau. Những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung ứng tín dụng thanh toán là công cụ của nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vào các loại sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước chậm phát triển muốn có những bước nhảy vọt để đi ngay vào công nghệ hiện đại trong thời đại hiện nay. Như vậy, có thể coi lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sác tiền tệ. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Một sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành lãi suất sẽ tác động đến lượng tiền trong lưu thông, đặc biệt là lượng tiền cung ứng của các ngân hàng vào lưu thông vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng.Việc mở rộng khung lãi suất, hoặc tăng trần lãi suất đối với cơ chế điều hành lãi suất cũ hoặc tăng lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất mới đều có tác dụng làm tăng lượng tiền trong lưu thông ngược lại. Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó tới đầu tư,tiết kiệm. Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của lãi suất đến sự hình thành tiết kiệm, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng mức lãi suấttác động đến quy mô tiết kiệm của nhân dân. Nếu 8 lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vào ngân hàng càng lớn.Việc này sẽ tác động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân. Khi lãi suất dương,nó sẽ kích thích người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng vì nó có khả năng sinh lời cao an toàn hơn việc tích trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốn nói chung của ngân hàng tăng lên khối lượng tiền tệ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên, ảnh hưởng của lãi suất thực tế dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm tài chính.Tóm lại, lãi suất táctác động đến nhiều mặt đến nền kinh tế, đến sự phát triển tăng trưởng kinh tế. Một chính sách lãi suất hợp lý sẽ vừa là điều kiện thu hút các khoản vốn nhàn rỗi, vừa để thúc đẩy đầu trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định.2. Vai trò vi môLãi suất là yếu tố thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp, bù đắp chi phí đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng: Doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng phải hoàn trả đúng kì hạn cả vốn lẫn lãi.Vì vậy, muốn đảm bảo có nguồn vốn trả nợ, doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Nếu hoàn trả nợ không đúng kì hạn, lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất đúng hạn (bằng 1,5 lần lãi suất đúng hạn) điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố gắng kinh doanh tốt, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Hoạt động tài chính của ngân hàng kinh doanh tổ chức tín dụng là huy động vốn để cho vay. Khi huy động vốn, ngân hàng phải trả lãi cho người gửi, khi cho vay sẽ thu lãi của người vay. Ngân hàng phải tính toán mức lãi suất cho vay đi vay hợp lý để bù đắp các khoản chi phí nghiệp vụ có lợi nhuận cho mình. Mặt khác, lãi suất chính là công cụ để cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ khống chế “trần” tối đa về lãi suất cho vay mức độ chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi lãi suất tiền vay nhằm đảm bảo các lợi ích cho người gửi, người vay ngân hàng kinh doanh có khả năng bù đắp chi phí một phần rủi ro nếu có. Trong kinh tế thị trường, do yêu cầu của quy luật cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh quyết liệt vì sản phẩm tiêu thụ, giá bán, phương thức phục vụ, dịch vụ bán hàng…. Đứng vững được trong quá trình cạnh tranh đó là điều không đơn giản. Với phương châm “đi vay để cho vay”, hoạt động huy động sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đều phải đổi mới phương thức phục vụ huy động vốn để huy động được vốn tối đa đồng thời cũng phải đẩy mạnh cho vay. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng khác cũng cần phấn đấu hạ thấp chi phí, 9 tạo cơ sở hạ thấp lãi suất”đầu ra” để thu hút được nhiều khách hàng đến mở tài khoản vay vốn.CHƯƠNG II.CHÍN H SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAYI. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY. Lãi suốt huy động và lãi suất cho vay được duy trì hká ổn định cho đến cuối năm 2007. Từ tháng 1 năm 2008, do chính sách thắt chặt tiền tệ ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông. Từ đó các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất để huy động vốn, đảm bảo thanh khoản. Tình hình lãi suất huy động: Lãi suất huy động VNĐ được duy trì tương đối ổn định từ cuối năm 2007 cho đến tháng 12 năm2008. lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng dao động ở mức 7,2%/năm – 17,14%/năm; lãi suất huy động cho kỳ hạn 6 tháng ở mức 7,56%/năm - 17,16%/năm ; lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,84%/năm – 17,18%/năm. Từ đầu năm 2009, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất để thu hút đầu tư. Lãi suất bình quân huy động vào tháng 6 năm 2009 cho kỳ hạn 3 tháng là 8,1%/năm (giảm khoảng 3%/năm so với năm 2008); 6 tháng là 8.30%/năm (giảm khoảng 2%/năm so với năm 2008); 12 tháng là 8,7%/năm (giảm khoảng 2%/năm so với năm 2008 ). Lãi suất lại tăng cho đến tháng 08/2009, lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng là 8,5%/năm; 6 tháng là 8,6%/năm; 12 tháng là 8,7%/năm. Như vậy, tính đến tháng 08/2009, lãi suất huy động VNĐ giảm gấp 2 lần so với năm 2008. Riêng đối với lãi suất huy động USD: áp dụng theo cơ chế lãi suất thả nổi gắn với lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế, chịu tác động ảnh hưởng nhiều bởi các đợt điều chỉnh, thay đổi lãi suất của FED. Đến tháng 05/2009, lãi suất của FED ở mức 2%/năm, tuy nhiên, lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam đang ở mức5 %/năm, thấp hơn 0,25% so với mức lãi suất của trái phiếu chính phủ 1 năm của Mỹ là 5.25%/năm. 10 [...]... tác động của lãi suất đến hành vi tiêu dùng sản xuất của xã hội nhiều hay ít, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong từng quốc gia thì mỗi giai đoạn phát triển của thị trường tài chính thì mức độ tác động của lãi suất cũng khác nhau Đối với Việt Nam từ năm 2007- 2009, tác động của lãi suất đến tăng trưởng lạm phát có thể thấy được qua việc xem xét ảnh hưởng của. .. triển, lãi suất huy động ngắn hạn từ các tổ chức kinh tế dân cư của các ngân hàng thương mại phải thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng xoay quanh mức lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Trung Ương Việc lãi suất tái cấp vốn lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở hiện nay thấp hơn lãi suất huy động cho vay trên thị trường. .. qua có tác động hạn chế đến lãi suất thị trường Trong thời gian qua, các lãi suất trên chưa thực sự phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường, mối quan hệ giữa các lãi suất của ngân hàng Nhà nước lãi suất thị trường còn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ Sự thay đổi các lãi suất của ngân hàng Nhà nước có tác động hiệu ứng hạn chế đến sự thay đổi lãi suất thị trường tiền Đối với thị trường. .. khấu 2007 (% /năm) 8.5 6.5 4.5 2008 (% /năm) 8.5 7.5 6 2009 (% /năm) 7 7 5 Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tài khóa chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi Từ cuối năm 2005 đến 31/12 /2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất. .. của lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam đối với hành vi của cá nhân , các doanh nghiệp và hoạt độnng của ngân hàng thương mại từ đó đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế lạm phát  Đối với cá nhân Quan sát mức lãi suất tiết kiệm thực VND từ năm 2007 - 2009, nhìn chung là có xu hướng giảm từ mức 9,6%/ năm của năm 2007 xuống còn 9,4% /năm của năm 2009 (năm 2007 2008... thương mại định lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản theo qui định của Bộ luật dân sự Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu lãi suất thị trường mở là lãi suất định hướng liên ngân hàng Với qui định như vậy, trong bối cảnh thị trường như hiện nay, lãi suất cơ bản đã thực sự là lãi suất tham chiếu của các ngân hàng thương mại trong cho vay nền kinh tế, các mức lãi suất chỉ đạo... đổi lãi suất chính thức của ngân hàng Trung Ương có tác động nhanh, mạnh đến sự thay đổi lãi suất trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái Điều này càng đúng hơn trong nền kinh tế có hệ thống tài chính mở cạnh tranh hơn, khi đó nhiều hợp đồng được ký kết trên cơ sở lãi suất thả nổi hơn là trên cơ cở lãi suất cố định, lúc đó những thay đổi trong lãi suất chính thức càng có ảnh hưởng đến lãi suất khác và. .. cụ lãi suất Trong đó xác định mức lãi suất điều hành của thị trường là tiêu điểm quan trọng Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách xác định mức lãi suất điều hành của thị trường tiền tệ: ở Mĩ, FED sử dụng lãi suất định hướng liên ngân hàng lãi suất chiết khấu; ECB sử dụng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm lãi suất tiền gửi qua đêm; BOJ ( Nhật Bản) sử dụng lãi suất chiết khấu lãi. .. việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tếTác động của lãi suất thực đến sản lượng giá cả Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, lãi suất thực tác động đến: a Chi tiêu dùng đầu tư: Một sự tăng lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của cá nhân công ty Tín... chỉnh dần thành lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được điều chỉnh làm lãi suất sàn Cùng với khung lãi suất trên, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được ngân hàng Nhà nước sử dụng để định hướng lãi suất thị trường Thực tế cho thấy các lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, 27 lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (thắt . nhập quốc tế. Với đề tài Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam nhằm. thị trường liên Ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở…2. Các loại chính sách lãi suấta. Chính sách lãi suất trần: Chính sách lãi suất trần là chính

Ngày đăng: 11/12/2012, 11:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Lãi suất huy động - Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam
Bảng 1. Lãi suất huy động (Trang 11)
Bảng 2. Lãi suất cho vay - Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam
Bảng 2. Lãi suất cho vay (Trang 11)
Bảng 1. Lãi suất huy động - Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam
Bảng 1. Lãi suất huy động (Trang 11)
Bảng 2. Lãi suất cho vay - Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2007 đến nay tại Việt Nam
Bảng 2. Lãi suất cho vay (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w