Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến của các nhà văn, các nhà lý luận và phê bình văn học, nhưng nghiên cứu về thể loại hồi kí đặc biệt là đề tài “Hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài” thì cho đến nay chỉ có một vài bài viết và ý kiến nằm rải rác trong các công trình mang tính khái quát
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ điểm qua những nhận xét có liên quan đến hồi kí nói chung và những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài”
Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan Trong cuốn Nhà văn hiện đại, khi giới thiệu về Tô Hoài,
Vũ Ngọc Phan đã có những đánh giá rất thiết thực và ý nghĩa về phong cách viết tiểu thuyết của Tô Hoài “Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân” nhưng Tô Hoài “có khuynh hướng về xã hội” Vũ Ngọc Phan cũng khẳng định
Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc” [19;53]
Trong bài viết Tô Hoài, sáu mươi năm viết, GS Phong Lê đã có những nhận xét rất tổng quát về các cuốn hồi kí của Tô Hoài từ Cỏ dại đến Chiều chiều GS cho rằng: “Tô Hoài không chỉ là người có sức nhớ kỹ, nhớ dai mà hơn thế, những cái sống, cái nhớ của ông luôn dư đầy, là luôn luôn có mặt trong hiện tại Một quá khứ luôn luôn được dồn về hiện tại, được hiện tại hóa - nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ - đó là Tô Hoài” [19;40]
Qua bài viết Tô Hoài qua Tự truyện, PGS Vân Thanh lại nhận ra rằng:
“Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hoặc gia đình, làng xóm đâu đâu, qua những trang hồi ức của Tô Hoài, cũng vẫn một màu xám, một điệu buồn như vậy Một cái buồn thấm vào tất cả từng tế bào, từng chân lông của cơ thể xã hội… Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự có đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở ký ức của Tô Hoài” [19;399]
Tác giả Phạm Việt Chương trong Những gương mặt - Chân dung văn học Tô Hoài, cũng có nhận xét xác thực: “Chúng ta gặp lại Tô Hoài, tác giả của những tác phẩm phiêu lưu kỳ thú, khi anh viết về một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu mến Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua…”[19;404]
Trong cuộc trao đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về Cát bụi chân ai, Trần Đức Tiến đã nhận xét: “Có thể nói, bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà từ một cự ly gần…Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng thì không nói làm gì – các ông đã trở thành người thiên cổ từ khi chúng tôi chưa ra đời, hoặc còn bé xíu Còn Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, chúng tôi cũng hầu như không có cơ hội để gần gũi, thậm chí để biết mặt Không có một nhịp cầu liên hệ nào khác giữa các ông với chúng tôi, ngoài chính tác phẩm của các ông – những tác phẩm mà hàng chục năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, chúng tôi chỉ có việc ra sức tìm bằng được những cái hay, cái tuyệt!
Bây giờ, qua Tô Hoài, chúng tôi được “nhìn” gần – một khoảng cách tàn nhẫn, nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” [19;413]
Năm 2005, Mai Thị Nhung đã cho công bố Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (luận án Tiến sĩ Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội) Trong luận án này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về cảm quan hiện thực đời thường - hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài, những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật nhà văn trên các phương diện: thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ Đây là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn diện về phong cách nghệ thuật của nhà văn Luận án này góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí vững vàng của Tô Hoài trong nền văn học hiện đại Việt Nam
Không chỉ tìm hiểu và nghiên cứu phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn của mình mà năm 2009, TS Mai Thị Nhung đã hướng dẫn Học viên Cao học Nguyễn Hoàng Hà đề tài “Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài (Qua hồi kí Cát bụi chân ai và
Chiều chiều) Luận văn là công trình đầu tiên có tính chất chuyên biệt về vấn đề trên Luận văn vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, vừa tìm tòi, lựa chọn một số phương diện tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn và đặt chúng trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ, để từ đó nêu bật những đặc điểm thi pháp: cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Vân với đề tài “Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài” năm 2011 đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về tự truyện và hồi kí trên các phương diện: Tự truyện, hồi kí - những vấn đề lý thuyết thể loại; Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài;
Nghệ thuật tái tạo, tái hiện hồi ức và tiếng nói của cái tôi trong hồi kí và tự truyện của Tô Hoài Từ đó giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về phong cách văn chương của ông
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc điểm riêng trong các tập hồi kí của Tô Hoài Các tập hồi kí này có giá trị đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả Các tập hồi kí của Tô Hoài đã cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Nhưng các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc tìm hiểu và đánh giá về thể loại hồi kí của Tô Hoài, còn đối với đề tài Hà Nội thì có rất ít công trình nghiên cứu Nói về đề tài này, thì tác giả
Hoài Anh trong bài viết Tô Hoài, nhà viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú đã có nhận xét về Tô Hoài: “Tô Hoài rất am hiểu Hà Nội Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tạo vốn sống gián tiếp bằng cách chăm chỉ đọc báo, hàng ngày ghi chép tỉ mỉ những chi tiết về giá cả sinh hoạt chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng lóng, tiếng “thời đại”, những mốt quần áo, bài hát, trò chơi…thông dụng trong từng giai đoạn” [19;74]
Phương pháp nghiên cứu
Trong Luận văn này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi tập trung vào t́ìm hiểu và phân tích những quan điểm, cách hiểu về thể loại hồi kí từ truyền thống đến hiện đại, đặc điểm hồi kí của Tô Hoài, tổng hợp kết quả phân tích để chứng minh cho các đặc điểm này
4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu đồng đại và lịch đại : Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu hồi kí Tô Hoài với hồi kí của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong các tác phẩm hồi kí của Tô Hoài; đối chiếu, so sánh sáng tác về đề tài Hà Nội với các nhà văn khác để thấy được những nét đặc sắc trong cách thể hiện và khai thác về đề tài này
4.3 Phương pháp hệ thống : Chúng tôi đặt hồi kí của Tô Hoài trong hệ thống tác phẩm ở thể loại khác của ông như truyện ngắn, tiểu thuyết để thấy được những nét riêng biệt của thể loại hồi kí và sự vận động cũng như hành trình sáng tác hồi kí của Tô Hoài
4.4 Phương pháp thống kê : Chúng tôi tiến hành thống kê để tìm ra những nét đặc sắc về cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật, không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận , Phần Nội dung của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Khái lược về hồi kí và hành trình sáng tác hồi kí của Tô Hoài Chương 2 Bức tranh hiện thực về cuộc sống và con người Hà Nội
Chương 3 Phong cách nghệ thuật Tô Hoài qua sáng tác thể hồi kí
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo
KHÁI LƯỢC VỀ HỒI KÍ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI 1.1 Về thể loại hồi kí trong Văn học Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại
Hành trình sáng tác hồi kí của Tô Hoài
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy -
Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn… Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và từ đó liên tục tham gia viết báo chí mật, tuyên truyền cách mạng cho tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Có lần, ông bị thực dân Pháp bắt giam, cũng trong thời gian này, ông thực hiện được chuyến đi dài từ Bắc vào Nam Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng Năm 1950, ông công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam Từ 1957, là Tổng Thư kí, rồi Phó Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn Từ năm 1966, ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi Ông còn tham gia những hoạt động xã hội khác như: Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch ủy ban đoàn kết Á Phi của Việt Nam
Nhà văn đã được nhận giải thưởng: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây Bắc); Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm
1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996)
Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có các tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943)
Nhà nghèo (1944 ) Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính là: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ người đọc nhận thấy, nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng.
Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những người thợ thủ công bị phá sản, xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn
Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã có khi bế tắc trước cuộc đời nhưng cuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiện thực Tâm hồn của Tô Hoài bao giờ cũng có được vẻ đẹp trong sáng, đáng trân trọng trong cảnh đời đen tối thời kì này Ở đề tài nào và đối tượng khám phá nào, thế giới nghệ thuật của Tô Hoài trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về một quãng đời của ông
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại quá lâu ở Tô Hoài Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại khác nhau Trong đó, tiểu thuyết Miền Tây của ông đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970 Bước chuyển trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện rõ ở cả chủ đề và đề tài Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ánh trong phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó, mà ông còn hướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí Nhiều tác phẩm kí của ông xuất hiện sau những chuyến đi lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao hay đi thăm nước bạn như Tôi thăm Cămpuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng…
Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tô Hoài còn tiếp tục viết khá nhiều tác phẩm cho thiếu nhi như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử,…Ở mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô
Hoài vẫn có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ, để cùng các em đến với một thế giới biết bao điều kì thú Trên cơ sở đó góp phần bồi đắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cả cho tâm hồn trẻ thơ
Như vậy những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2.3 Hồi kí của Tô Hoài
Tô Hoài sáng tác rất nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, kịch bản phim, tiểu thuyết, tự truyện, hồi kí Có lẽ hồi kí là một thể loại mang đậm phong cách của Tô Hoài Tô Hoài có các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơ ước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông và những hồi ký về đề tài Hà Nội như Cỏ dại (1944), Cát bụi chân ai (1992), Chuyện cũ Hà
Nội (1998) Những tác phẩm này đã đem lại những chứng từ sống động về địa dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô, và nhà văn Nga Ni-cu-Lin đã tinh tế phát hiện ở nhà văn Tô Hoài một nhà dân tộc học Viết bao nhiêu về thủ đô
Hà Nội, Tô Hoài vẫn còn “tình thương chưa đã, nhớ chưa nguôi” nên thừa mọi cơ hội để tự tình với Hà Nội, từ tiểu thuyết lịch sử Quê Nhà (1970) đến Chiều Chiều (1999)
Cỏ dại là tập hồi kí đầu tay của Tô Hoài Ở cuốn hồi kí này, người đọc được gặp hình ảnh “thằng cu Bưởi” những ngày thơ ấu nhếch nhác nơi Kẻ Chợ Tiếng là đi học nhưng ba năm trở về làng, chỉ biết “nhặt rau muống, biết cọ nồi và thổi cơm” Hành trang đem về là “mấy hòn bi sắt, một cái búa đinh” cùng cái đầu mốc trắng tanh tưởi
Tự truyện là sự tiếp nối của Cỏ dại Tự truyện được bắt đầu từ ngày đi học trường Yên Phụ Ở đó có biết bao kỉ niệm vui – buồn của bản thân, của đám học trò nghèo và của thầy giáo với cuộc sống đạm bạc, tẻ nhạt Tự truyện còn là kí ức vui – buồn về những người bạn thợ cửi Đáng chú ý nhất là “một quãng đời” đầy ý nghĩa mà tác giả được gặp các đồng chí hoạt động cách mạng cùng nhau hoạt động phong trào
Cát bụi chân ai phác họa chân dung các nhà văn tầm cỡ trong làng Việt
Nam Ở đó, chúng ta được tiếp xúc với Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tú Mỡ, Ngô Tất Tố…từ góc độ con người bình thường
Trong cuốn Chiều chiều, Tô Hoài làm sống dậy những năm nhà văn đi thực tế ở xóm Đồng – Thái Ninh, Thái Bình với những kỉ niệm vui - buồn một thời, được tiếp xúc với người nông dân điển hình - ông Ngải, những năm đi học chính trị với bao bạn bè mọi người “một mánh một tật”, những năm bao cấp “mỗi huyện, mỗi tỉnh đều thổi lên những cái bong bóng hợp tác xã điển hình”, những năm “ăn gian nói dối tràn lan”…
Đặc điểm hồi kí của Tô Hoài
Viết các tác phẩm văn học dưới dạng thể hồi kí có rất nhiều tác giả, tiêu biểu như Đặng Thai Mai, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hà Minh Đức, Tố Hữu, Anh Thơ, Huy Cận… Đặng Thai Mai, đã thể hiện niềm tự hào và hạnh phúc của mình trong hồi ký khi nghĩ về ông nội và người cha của mình, về người thầy Lê Thước đã dạy cho ông biết học, biết đọc sách, biết viết văn Tiếp nối bầu không khí học thuật của gia đình, Đặng Anh Đào trong tập hồi ký Tầm xuân cũng cho người đọc thấy được hình ảnh người cha (Đặng Thai Mai) đã ảnh hưởng như thế nào đến con đường văn chương của bà
Còn Tố Hữu, trong hồi ký Nhớ lại một thời, với tình yêu thích văn thơ của những người trong gia đình như ông ngoại, cha, mẹ đã ảnh hưởng lớn đến
Tố Hữu - thơ Tố Hữu
Tự bao giờ, cuộc sống vùng quê trong không khí hương cau, hoa ngâu, những lũ chim gà quấn quýt bên nhau, những lễ hội hát Ví, hát Lim, hát quan họ, hội Vẽ, hội Thương… đã làm cho tâm hồn Anh Thơ cứ mơ mộng và thích làm thơ Điều đó được thể hiện trong tập hồi kí Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng chia cắt
Cái mà người ta trông đợi ở một cuốn hồi kí vẫn là phần liên quan đến nghề nghiệp của tác giả trên nền chung của xã hội mà nghề đó có liên quan Đọc hồi kí của Tố Hữu, ông đã khẳng định mình thuộc dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Còn Anh Thơ, nữ thi sĩ trong cái duyên của “Bức tranh quê” đã khẳng định về nét đẹp của thơ mình không giống một ai Và bà tự thấy mình có thể nói chuyện với các thi sĩ sông Thương về sự nhận xét và đánh giá thơ của chính mình Còn nhìn vào cuộc đời sáng tác của Tô Hoài, người đọc cũng rất tâm đắc về lời nhận xét về mình của ông: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba mươi năm trước 1945, và viết như chạy thi”
Hồi kí của Tô Hoài thể hiện một cái Tôi tự sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh ghi nhận mọi sự và thể hiện nó bằng thứ “ngôn ngữ của văn xuôi” - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái Cái chất hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của người viết cũng bộc lộ thật sắc nét trên các trang hồi kí
Cảm hứng hướng ngoại là đặc điểm nổi bật trong hồi kí của Tô Hoài
Cảm quan nhân bản đời thường là cái nhìn xuyên suốt, bao trùm trong suốt trong năm tập hồi kí Dù viết về ai, những người bạn nghệ sĩ, những con người bình thường hay chính bản thân mình, Tô Hoài cũng xuất phát từ quan niệm:
“người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ” Có sao viết vậy, cả tốt xấu dở hay, cả những thói tật, những chuyện “bí mật riêng tư”, nhà văn cũng không hề né tránh Chính vì thế, đọc hồi kí của ông, chúng ta một lần nữa được biết thêm rất nhiều điều thú vị về chính nhà văn, về tuổi thơ, những gì ông phải trải qua trong cuộc đời
Hồi kí là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả Song với
Tô Hoài, hồi kí của ông còn là rất nhiều những cuộc đời, những phong tục riêng ở những vùng miền mà nhà văn có dịp được đến, là cuộc sống của người nông dân có cả thời kì cải cách ruộng đất, có cả không khí sáng tác văn học rất căng thẳng thời kì Nhân văn giai phẩm… Tất cả những chuyện ấy đâu phải là chuyện của riêng ông Đó là chuyện cuộc đời Như thế, với Tô Hoài, qua những kỉ niệm và hồi tưởng của bản thân, ông đã nhằm nói về cuộc đời chung
Những chuyện về cuộc đời riêng mà ông kể trong hồi kí bao giờ cũng gợi ra một điều gì đáng nói của cuộc đời Chính vì thế, GS Phong Lê cho rằng: “Khó mà nói trong các mạch nguồn làm nên dòng sông chữ nghĩa nơi văn Tô Hoài, mạch nào là chìm, mạch nào là nổi Có chìm và có nổi, nhưng nổi hoặc chìm vẫn đều dồi dào trữ lượng và mang sự sống riêng, sự sống Tô Hoài” [19;37]
Sự hoà nhập những câu chuyện riêng của đời ông vào cuộc đời chung đã làm nên đặc trưng phản ánh hiện thực của hồi kí Tô Hoài Mỗi lần viết hồi kí là mỗi lần đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật Tô Hoài đã đấu tranh, đấu tranh để vượt lên chính mình, để mở rộng tầm mắt cho tất cả sự thật ùa vào, để dũng cảm nói ra sự thật, kể cả những sự thật tưởng như chỉ có thể “đào sâu chôn chặt”
Hồi kí Tô Hoài là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá khứ và hiện tại
Nhà văn luôn tìm cách phá vỡ trình tự không gian – thời gian, hay nói cách khác, đảo ngược, xen kẽ không gian – thời gian trong thế giới hoài niệm của mình từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng Ai đã từng đọc hồi kí Tô Hoài, hẳn không thể không ấn tượng với một Tô Hoài hóm hỉnh mà thông minh Rất tự nhiên, ông đi hết từ chuyện này sang chuyện khác, có chỗ tưởng như “lan man kề cà nhưng lại không hề vô vị” Hồi kí của Tô Hoài là dòng hồi tưởng chân thực với cách giới thiệu chắt lọc những sự việc tiêu biểu trong quá khứ Ông tôn trọng và tạo được niềm tin ở bạn đọc Ông không bịa đặt thêm thắt vào những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và biết tôn trọng tính xác thực của người và việc Ông biết giữ đúng mức mối quan hệ riêng chung Nói về mình, đó là điều tự nhiên, nhưng mục đích của hồi kí của nhà văn cũng không chỉ nhằm nói về mình Phải biết qua những kỉ niệm và hồi tưởng của bản thân để nói về cuộc đời chung Các câu chuyện được kể theo một mạch hồi tưởng rất tự nhiên như dòng chảy của cuộc đời thực, nhớ đến đâu nhà văn kể đến đó bằng một thứ ngôn ngữ dung dị, đời thường bằng sự kết hợp rất nhiều giọng điệu, vừa hài hước, dí dỏm, tinh quái, vừa suồng sã, tự nhiên vừa trữ tình, thấm thía tạo nên sự phức điệu trong hồi kí Đọc Nam Cao, thấy tiểu thuyết cứ như là tự truyện Đọc Tô Hoài, lại thấy tự truyện cứ như tiểu thuyết Hồi ức của Tô Hoài mở ra khá rộng các giới hạn sống Nhân vật của ông – đó là ông, những cu Bưởi thích ẵm em và ham chơi, cậu học trò tinh nghịch, hiếu động, anh thanh niên đi tìm việc, không ngại đến những chỗ lam lũ hoặc dơ dáy…Ở đó có Tô Hoài tự kể về mình, lại có một người khác cũng đang kể về Tô Hoài Cu Bưởi chỉ mong lớn lên làm thợ cửi, anh thanh niên thất nghiệp Hải Phòng tìm việc rê rê chân cho chạm được vào chân cô gái điếm còm nhom ngồi trước mặt, gã trai phiêu lưu với đám thanh niên gây gổ vừa hung hăng vừa nhát sợ - tất cả Tô Hoài đang tự kể về mình và cũng là nhân vật Tô Hoài được nhà văn dựng lại
Khi viết hồi kí, Tô Hoài luôn tạo ra một khoảng cách giữa người kể chuyện với đối tượng Khoảng cách ấy đủ để người kể chuyện khách quan phản ánh sự kiện không mờ đi theo dòng thời gian Với những đặc sắc về nghệ thuật hồi kí, Tô Hoài đã có những bước đột phá mới Từ đó, người đọc có một lượng thông tin phong phú về thời cuộc, về những nhà văn cùng thời, về những sự kiện đáng ghi nhận trong thời kì lịch sử đất nước có nhiều biến động.
Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài nói chung và trong hồi kí nói riêng
Đề tài về Hà Nội đã từng được viết bởi nhà văn Nguyễn Tuân với những nét hào hoa, hào sảng Nguyễn Tuân viết về Hà Nội với tất cả ý tốt, lời trong, mặn mà, sâu sắc, có sức tỏa, sức ngân, có màu sắc, hương thơm và hồn người với các tác phẩm Sau đêm 19 tháng chạp, Làng hoa, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,
Hà Nội giải tù binh Mỹ qua phố Hà Nội, Băm sáu cái nõn nường Xuân Hương…Ẩn trong từng trang viết của ông, Hà Nội sống dậy với những âm vang của mấy thời đánh giặc Hà Nội vang tiếng súng thần công những ngày đầu chống Pháp Hà Nội rền tiếng súng bắn máy bay Mỹ…Trong nhịp điệu những câu văn của Nguyễn Tuân, hiện ra Một Hà Nội chiến đấu, một Hà Nội thơ Đọc những trang Nguyễn Tuân viết về Hà Nội, chúng ta yêu Hà Nội, yêu từ cái cụ thể, cái bé nhỏ, cái gọi tên hàng ngày Một hàng nước đêm 19 tháng chạp ngổn ngang dồi chả, tiết canh chó Một buổi chợ chiều, xác thù tơi tả giữa chợ Ngọc Hà, mớ rau, xóc cua, mẹt tôm riu từ ngoại thành về đây Một Hà Nội của cây sấu rơi trắng phố phường như hàng tạ gạo khao quân Một cánh hồng nhung vương lúc chợ hoa tàn còn để lại một chút thơm bay Qua ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, một cánh hoa, một thoáng hương cũng xao xuyến gợi về một Hà Nội vừa đẹp vừa thơm Nó thức tỉnh cái thiện, cái đẹp, đưa con người về với tình yêu Hà Nội… Đó là còn là một Hà Nội nhiều sắc màu tươi mát lãng mạn của Vũ Bằng với “mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”, là “mộng về Hà Nội đi với vợ trên con đường hò hẹn thơm thơm mùi hoa sấu” (Miếng ngon Hà Nội) Hay một Hà Nội của Thạch Lam với những món ăn tinh tế, những ký ức ấm áp ngày tết với “đêm đông, gió lạnh” bên lò bánh chưng ấm áp… “cả nhà ngồi vây quanh, nghe tiếng nước reo mà kể chuyện cũ” Trong Hà Nội băm sáu phố phường - bút kí nổi tiếng tập hợp những bài viết của Thạch Lam trên báo Ngày nay sau khi ông qua đời - bằng con mắt của một cây bút văn xuôi thấm đẫm chất thơ trữ tình, tác giả đã cẩn thận ghi nhặt lại hình ảnh Hà Nội những năm đầu thế kỉ với từng nét vẽ cảnh sắc phố phường, văn hoá, con người Thăng Long nhẹ nhàng, sang trọng nhưng rất đỗi giản dị Một tiếng rao đêm vọng lại “Dầy giò, dầy giò”, một gánh hoả lò đi trong đêm, một thức quà quê thanh nhã của lúa non -
Cốm…đã tạo nên chân dung Hà Nội bình dị, thanh lịch, giữa những xô bồ của đời sống nhiều biến động, mảnh đất kinh kỳ vẫn vẹn nguyên hồn vía và dáng dấp quê hương
Nguyễn Huy Tưởng lại viết về một Hà Nội hào hoa và anh hùng qua các tác phẩm Chuyện xây thành ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, An Tư công chúa, Vũ
Như Tô, Đêm hội Long Trì đến Lũy hoa, Sống mãi với Thủ đô…Các tác phẩm đó đều lấy bối cảnh xưa và nay của Hà Nội để ký thác tấm lòng Kinh thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội xưa và nay thấm trên từng trang văn Nguyễn Huy Tưởng Bằng những liên tưởng, đối chiếu giữa kiến thức sách vở với những trải nghiệm trong cuộc đời, Hà Nội đã vào văn ông, làm nên “toàn bộ hồn cốt và đường nét trong văn ông”, khiến độc giả không chỉ thiện cảm với tác giả tiểu thuyết mà còn yêu quý hơn “Hà Nội - trung tâm tim óc của cả nước Qua bao triều đại, chế độ, cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy đã đập đều trên chín thế kỷ rưỡi” như cảm nhận của Nguyễn Tuân và đến bây giờ, “cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy” đã đập đều đến nghìn năm Thăng Long, đến chẵn mười thế kỷ
Giáo sư Phong Lê đánh giá: “Nguyễn Huy Tưởng là người chăm chỉ dành cho Hà Nội một mối quan tâm bền bỉ và dài lâu trong suốt hơn hai mươi năm đời viết của mình Đối với Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử luôn luôn đậm đà trên mỗi trang viết về Hà Nội quá khứ, và chiều sâu lịch sử luôn luôn là sự cần thiết, là ưu thế cho ông nhìn về Hà Nội của hiện tại”
Nguyễn Huy Tưởng luôn nhìn quá khứ từ con mắt hiện tại, để góp phần soi sáng các khuất lấp trong quá khứ và lý giải các vấn đề của hiện tại Tình yêu của Nguyễn Huy Tưởng dành cho Hà Nội không chỉ bó hẹp trong thỏa mãn với những gì đang có Ông luôn trăn trở làm sao để Thủ đô đẹp lên trở thành “chốn kinh kỳ lộng lẫy nhất thế gian”, sánh vai với thủ đô hoa lệ của các nước trên thế giới Nguyễn Huy Tưởng đã chiêu tuyết cho nhân vật Vũ Như
Tô, nhà kiến trúc kỳ tài trong lịch sử, ông thầm tiếc về “Cửu trùng đài” dang dở đã bị thiêu rụi, cũng như sau này khi toàn quốc kháng chiến, Hà Nội trở thành thủ đô kháng chiến, thì ông thầm mơ về ngày hòa bình Thủ đô sẽ được tái thiết lại “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” như lời Hồ Chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng còn viết rất gợi cảm về rừng bàng Yên Thái, bến trúc Nghi Tàm “hàng vạn cây trúc thân vàng soi bóng xuống nước hồ biếc”
Bên cạnh những nhà văn viết về Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng thì Tô Hoài cũng là tác giả viết nhiều về Hà Nội Tô Hoài là người Hà Nội Tô Hoài gắn bó với từng nhịp sống của Hà Nội
Tô Hoài yêu Hà Nội, yêu những con người Hà Nội Tô Hoài muốn góp sức mình làm cho cuộc sống của người Hà Nội tươi đẹp thêm, hạnh phúc thêm
Mảnh đất và con người nơi đây đã tạo cảm hứng và định hướng nghệ thuật cho nhà văn từ những ngày đầu cầm bút Cho đến hôm nay, khi Tô Hoài đã vào tuổi 92, Hà Nội vẫn là nguồn đề tài chủ yếu trong sáng tác của ông Chính Tô Hoài đã khẳng định: cho đến bây giờ đề tài chủ yếu là viết về vùng ngoại thành
Hà Nội Đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tô Hoài: Vỡ tỉnh, Người ven thành, Quê nhà rồi đến Chuyện cũ Hà Nội, Cỏ dại, Chiều chiều, Cát bụi chân ai, Hà Nội, Hà Nội…Từ một cách nghe, cách cảm xúc, một cách nhìn, gương mặt, tâm hồn của những con người Hà Nội xưa, Tô Hoài đã chạm vào tầng sâu của đời sống con người Hà Nội cũng là của cả dân tộc người Việt Nam khi còn bị nô lệ bởi ngoại bang Phải trải qua nhiều năm tháng tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm, tự gắn mình vào đời sống hiện thực Hà Nội những năm tháng đó, đã tạo nên nền tảng văn hoá của cá nhân nhà văn Cho nên dù Hà Nội là đề tài đã có nhiều nhà văn khám phá nhưng trong tác phẩm của Tô Hoài vẫn hiện lên những nét mới, những nhận thức mới về mảnh đất Thăng Long xưa, là bức ký hoạ với những nét buồn mong manh bằng hình tượng ngôn từ sống động Đối với các tác phẩm này, Tô Hoài viết kỹ, luôn luôn sửa, tỉa bớt chữ cho cô đọng, đảo cú pháp cho gần với cách nói thông thường, nhiều nhận xét hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất tạo hình và chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc Có thể nói Tô Hoài là nhà văn đặc sắc và phong phú viết về Hà Nội, ở đó bóng dáng, linh hồn Hà Nội hiện ra rất rõ, rất gợi cảm
Hà Nội trong những trang viết c ủa Tô Hoài hiê ̣n lên r ất bình dị, mộc mạc và g ần gũi nhưng không vì thế mà mất đi nét hào hoa , lãng tử và dí dỏm vốn có của mô ̣t nhà văn gốc người Hà Nô ̣i Những kí ức về Hà Nô ̣i dường như bao giờ cũng ngồn ngô ̣n , đầy ắp, tường tâ ̣n, rõ ràng và tồn tại mãi mãi trong trí nhớ của nhà văn Tô Hoài Chẳng thế mà với Hà Nô ̣i , ông có thể “nh ắm mắt đi đến bất cứ khu ph ố nào cũng được” Hà Nội gắn liền với cuộc sống của Tô Hoài như hơi thở phải đi liền với sự sống , vì thế mà ông có những cách nhìn người Hà Nội hết sức độc đáo Ông từng nói r ằng: "Người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên Dân Hà Nội là dân tứ trấn Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội”
Nói về nhà văn Tô Hoài , nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn đã từng nhâ ̣n xét như sau : “Óc quan sát tinh tế và tỉ mỉ đã giúp cho Tô Hoài nhớ và ghi được nhiều chi tiết về cuộc sống ở Hà Nội Xét về thời gian lịch sử , ta thấy Hà Nô ̣i đã được Tô Hoài theo dõi li ên tục, từ khi Pháp mới sang cho tới những năm 30, 40 và kết thúc bằng Cách mạng tháng Tám…” Và nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng từng nói rằng : “Dân viết văn, viết báo là người Thủ đô không phải là ít , nhưng có lẽ chỉ có Tô Hoài là mang được cái chất riêng của vùng đất mà mình đã từ đó trưởng thành Và ông đã giữ được cái chất đó trong suốt cuô ̣c đời cầm bút”
Nếu như trước Cách mạng Tô Hoài chỉ viết về “những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đương sa sút, nghèo khó” thì sau Cách mạng nhà văn mở rộng không gian và thời gian phản ánh Viết về Hà Nội, bộ ba tiểu thuyết Quê người (1941), Mười năm (1958), Quê nhà (1980) đã tạo sự nhất quán về tiến trình lịch sử Hà Nội qua hơn 50 năm từ nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1945
BỨC TRANH HIỆN THỰC VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI HÀ NỘI 2.1 Con người trong hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài
Cái tôi tác giả
Do đặc trưng của thể loại hồi kí, nên ranh giới phân định giữa cái “tôi” tác giả và cái “tôi” nhân vật gần như không có khoảng cách Tác giả chính là nhân vật và nhân vật là tác giả Nhân vật trung tâm trong hồi kí và nghệ thuật thể hiện đặc sắc của Tô Hoài là kiểu người trần thuật xưng “tôi” vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật Hồi ức là lối văn nói về chính cái tôi, sự cuốn hút khi là cái tôi ấy gợi được một điều gì đáng nói của cuộc đời Ở đây có sự đối lập giữa “cái tôi” ngoài đời và “cái tôi” nghệ thuật Có những cuộc đời rất sôi nổi, rực rỡ nhưng khi vào văn lại tẻ nhạt và dễ quên Có những cuộc đời tưởng chẳng có gì đáng nói mà lại gợi bao cảm xúc và suy ngẫm Tô Hoài khi viết về hồi kí cũng quay trở lại về với thơ ấu, tuổi trẻ và những ấn tượng của nghề viết văn để ôn lại những vui - buồn, được - mất trong cuộc đời mình, cũng là để ôn lại, tìm ra những kinh nghiệm trong cuộc sống
Có thể nói Cỏ dại chính là những hồi ức của chính tác giả về những ngày thơ ấu: Vào bài mở đầu, phần Cỏ Dại viết từ năm 1943, ông (tác giả) kể mình dạy học kèm cho bé Tư, một em nhỏ gọi ông là cậu Theo mạch tự truyện, ông ôn lại thời thơ ấu không có tiếng cười của ông “Nó không biết cười Đứng đâu nó đứng chôn hai chân xuống đất Chọc miệng cũng không chảy ra được một tiếng Mẹ nó mắng nó một câu Tức thì, nước mắt ràn rụa ra xung quanh mi” [6;8] Ông đã so sánh tuổi thơ lặng lẽ, dễ tủi thân chứ không được hồn nhiên vui tươi, chuyện líu ríu, cười như con nắc nẻ khi đến lớp học như bé Tư khi ấy “Nhưng nhiều khi, tôi thoáng thấy bâng khuâng buồn Chao ôi, những năm tháng nào mờ mịt Trong kỉ niệm tôi một hình ảnh ngẩn ngơ gọi dậy, sống bên cạnh cái bóng dáng lung linh, hơn hớn của Tư” [6;8] và "Ký ức tôi mờ mịt những kỉ niệm một màu trắng sương” Ông ví mình đã sớm phải
‟phong trần” như đám cỏ hoang dại: ‟Những ngày thơ ấu của nó (tác giả) leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi Cỏ dại, cỏ không có tên, rườm rà ken khít nhau bò ngẩn ngơ trong khoảng đất rác rưởi” [6;9]
Nghệ thuật thể hiện cái tôi, để làm nổi bật cái tôi, tác giả tập trung xây dựng về hành động và suy nghĩ của nhân vật để làm nổi bật cái “tôi” ngây thơ, giàu trí tượng tượng Đây là dịp để cho nhân vật được bày tỏ, được bộc bạch, phơi bày tâm trạng của mình Nỗi sợ hãi về những con ma trong trí tưởng tượng hấp dẫn ta bởi niềm tin thơ dại: “Biết bao nhiêu chuyện ma quái rùng rợn quanh cái ao Ông tôi kể Bà tôi kể Ngọn đèn khuya liu hiu Hễ động có tiếng người, ma liền đứng vươn dậy nhảy ùm xuống nước, lập lờ rồi biến mất
Giữa những câu chuyện ghê rợn ấy, tôi ngồi nép khít bên tay áo bà tôi, nhìn ra ngoài trời tối Thấy chỗ nào cũng thấp thoáng trăng trắng những ma là ma Tôi nhắm nghiền mắt lại” [6;16] Không chỉ ở những nơi ao chuôm mới có ma mà ngay cả ‟Trong nhà còn có nhiều cái sợ hơn Ở một chiếc cột sườn có con ma mộc Những tối khuya u uất nghe tiếng ma mộc gõ mõ nhớ rừng Nhiều đêm nằm bên bà tôi, tôi cứ đợi nghe ma mộc gõ nhỏ Nhưng rồi giấc ngủ cứ vụt đến lúc nào không biết” [6;17] Trong trí tượng tượng thơ dại ấy còn biết bao nỗi sợ hãi khác mà chỉ có ở lứa tuổi nhỏ, ngây thơ, hồn nhiên và giàu trí tượng tưởng mới tin như thế
Cùng với dòng hồi tưởng đó, Tô Hoài đã kể lại về kí ức tuổi thơ của mình từ cái tên gọi ‟Mới sinh - tôi được gọi là thằng cu Đến khi biết bập bẹ đòi ăn quà, cả nhà đặt cho cái biệt hiệu là thằng Bòi Cẩu, được cả nhà gán cho cái hình dong hao hao giống Bòi Cẩu Bởi cái đầu to quá” [6;23] Tô Hoài được sinh ra tại nếp nhà của ông bà ngoại Tô Hoài ít khi về quê nội bởi quê nội Tô Hoài cũng nghèo túng, khó khăn Quê nội chỉ cách quê ngoại khoảng hai, ba chục cây số mà giờ đây trở nên xa lắc Sinh ra ở quê ngoại và lớn lên rồi ở bên ngoại, cuộc đời Tô Hoài gắn bó với quê ngoại, với ông bà ngoại và các dì ‟Khai sinh, vào sổ làng, mua quan viên, đóng góp phần việc, nhất nhất mọi thứ nhiêu khê đều ở làng ngoại Tôi nghiễm nhiên là một viên quan kẻ Bưởi” [6;39] Chính vì thế Tô Hoài không thích về quê ‟Tôi tưởng về làng nội như bị ném về một nơi rặt người xa lạ Tôi chỉ về quê nội như đi chơi Vừa đặt chân xuống mặt đường và khi cái xe ô tô xình xịch đi khỏi, tôi chợt có một cảm giác lạ thường Tôi vừa ở Hà Nội náo nhiệt, vừa ngồi tầu điện ầm ĩ, vừa đi ô tô ồn ào, bây giờ xuống đây, sao mà hoang vắng”[6;40-42]
Rồi nhà văn lại kể sang việc đi học của mình “Việc học của tôi được định từ trong tết Nguyên Đán, do một lá thư của thày tôi ở Sài Gòong gửi về
Thầy tôi bảo u tôi cho tôi đi học, nhân tiện đương có một ông giáo quen dạy trường học làng trên” [6;57] Từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất về tuổi ấu thơ của mình đã được nhà văn Tô Hoài viết trong hồi kí của mình Khi đi học, Cu Bưởi đã được đổi mốt tóc ‟Đầu tôi trọc hếu, rớm mấy vết máu, mất hẳn cái núm tóc quen thuộc trên đỉnh”, ‟Qua tết chần chừ mãi, ăn hết cả bánh chưng, tôi vẫn chưa được đi học vì chưa có sách Cho đến tháng 3, tháng 4 thì u tôi đã sắm cho tôi được đủ mọi thứ để đi học Tôi lại được ra Hàng Mã học” [6;58-
59] Tác giả kể lại những kỉ niệm khó quên của đời học sinh những ngày đi học ở trường làng thật khủng khiếp và buồn cười, hơn hai năm trời ra Hà Nội ở với người bạn thân của bố, tiếng là trọ học, nhưng cả ngày quần quật làm đủ thứ việc linh tinh của một cửa hàng tạp hóa: dọn hàng, vần ra vần vào một cái lốp ô tô, đánh giày ‟Tôi kẹp chiếc giầy vào giữa hai bàn chân Tôi ngoẹo đầu, tay căng mảnh da, miết liên tiếp trên mặt da giầy” [6;100], rồi cọ chai, lau xe, phụ thổi cơm, nhặt rau muống, rửa bát ‟Tôi vào bếp nhặt rau muống với cái Hiến Cả nhà ăn cơm ngoài cửa hàng Bát dĩa rếch bỏ ra chậu Xong việc bát, tiếp đến cọ chai” [6;101] Cu Bưởi chỉ được về ăn tết mấy ngày Thấm thoát, đã ngoài mùng 7 hạ nêu, u lại đưa xuống Kẻ Chợ Lúc đó thằng cu Bưởi chỉ mong tết lâu lâu bởi vì ra Kẻ Chợ, nó lại phải làm những công việc nhàm chán
“Thế là tôi trở lại cuộc đời năm ngoái cọ chai và vần những cái lốp ô tô vẫn đứng lù lù bên góc tường Tôi lại làm các công việc như năm trước” [6;114]
Khi kì thi đã đến chỉ vì tính nhầm mà thằng cu Bưởi đã trượt vỏ chuối ‟Lần nữa, mùa hạ qua Mùa thu đến Cuộc sống vẫn một khuôn quen thuộc Nỗi nhớ nhà cũng khuây khỏa trong công việc hàng ngày Tôi quên hẳn việc sách vở
Tôi làm khỏe Tôi ăn khỏe” [6;118] Những ngày đi học thật buồn tẻ, vô vị và buồn chán, không có gì đáng nói, để rồi cuối năm học mới được về với cái đầu bị hắc lào mốc trắng mà chẳng có lấy một hột chữ nào nhét vào bụng Được về với mẹ, với bà ngoại và các dì, và với việc cõng em, đó mới chính là niềm vui của Bưởi ‟Tôi không bao giờ đi học nữa Vài năm nữa, tôi sẽ đi thợ cửi như những đứa trẻ khác trong xóm” [6;142] Đó là những hồi ức về tuổi ấu thơ của Tô Hoài, còn khi đã trở thành một nhà văn, tác giả đã hòa mình trong môi trường sống gần gũi với các nhà văn
Ta thấy nổi bật lên cái ‟tôi” nghệ sĩ tài hoa, tinh tế, khéo léo thể hiện ở cách kể chuyện Chen giữa mạch truyện tự sự của chủ thể ‟tôi” kể về nhân vật khác là những đoạn tâm sự trực tiếp của nhân vật ‟tôi”, người chứng kiến câu chuyện, điều đó làm cho câu chuyện kể ngừng lại, nhịp kể chậm lại lắng sâu và suy tư của nhân vật tôi cũng như tạo sự ngừng lại, cùng suy tư với nhân vật của độc giả Cách kể được thể hiện bằng lời văn gián tiếp của người kể và lời nửa trực tiếp mang ý thức nhân vật rất đặc sắc ở Tô Hoài: ‟Khi bực tức một người, một bài báo, người ta nói thường thốt ra, câu nói ác khẩu mà nhiều người hay kể lại: bao giờ tôi chết thì nhớ chôn theo với tôi một thằng phê bình, theo cái nhớ của tôi, thật thì Nguyễn Tuân còn nói đùa thêm để dưới ấy trao đổi cho đỡ buồn Cũng táo tợn như cái câu của P.Môrăng: Ta muốn sau khi ta chết đi, da ta được thuộc làm cái vali mà Nguyễn Tuân đã lấy đặt lên đầu trang tiểu thuyết
Thiếu quê hương khi in từng kỳ ở tuần báo Hà Nội Tân Văn Mỗi lần cáu kỉnh,
Nguyễn Tuân vùng vằng nói: - Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu
Nhưng chưa bao giờ Nguyễn Tuân làm thế Mà chỉ thấy mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng, hay tết nhất Nguyễn Tuân đều đến chơi Tố Hữu Thế nào cũng cầm lên mấy bông hồng vàng lòng trứng gà Trước sau tề chỉnh hầu như đã thành nếp Cũng là miệng xà thôi ” [8;164-165] Ở đây nghệ thuật tự biểu hiện của nhân vật bằng cách dùng những nhận xét của người khác khi nhận xét về mình một cách thẳng thắn, khách quan
Một cái tôi chân thành không né tránh Hoàn toàn nhất quán trong cách viết, không ngại ngần phanh phui ngay cả chính bản thân mình Ông viết cả những câu nói của bạn văn khi nói về ông, như nhận xét của Như Phong: “Thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt”; hay Nguyễn Tuân cũng từng nhận xét:
Những người thân trong gia đình
Hồi ức - nhân vật tôi đang nhớ lại những điều bản thân đã trải qua Tiếp sau khi kể về kí ức tuổi thơ của mình, trong Cỏ dại, Tô Hoài kể về làng quê ông và gia cảnh nhà ông Đọc những trang ông tả về làng xóm và căn nhà cổ xưa thừa kế của họ ngoại ông, hẳn nhiều bạn ở tuổi ‟ngũ thập nhi tri thiên mệnh” thường sẽ chạnh lòng khi nhớ lại căn nhà xưa, làng xóm cổ kính xưa của mình Sâu vào hoàn cảnh, ông giản lược kể về người cha: ‟Thày tôi học dốt, lại lười và bướng Thường phải nhảy xuống ao trốn đòn suốt ngày Rồi bỏ nhà đi lang thang, sau ông bà tôi lấy một người con gái làng cho thầy tôi Đó là người mẹ già Sau đó mới lấy mẹ tôi Thầy tôi đến làng u tôi với phong dạng chàng Kim Trọng du xuân trong truyện Thúy Kiều Rồi thầy tôi xuống Hải Phòng đi tàu thủy vào Nam Kì” [6;34-36] Nhà văn cảm thấy cuộc sống thật đáng buồn có cha mà cũng như không bởi vì người cha luôn biệt nhà đi xa kiếm sống ‟Mấy năm sau, thày tôi trở về Mọi người xôn xao mừng rỡ còn tôi lủi ra đằng đầu nhà, rồi tôi khóc Dần tôi quen thầy tôi Tôi nằm bên, thoáng ngửi một mùi thơm lạ mà tôi biết là mùi xà phòng thơm Thày tôi mang về bao nhiêu thứ mới, nào là cái kèn hát, nào là những cuốn sách” [6;78-79] Và cuối cùng trong kí ức của mình người cha dứt bỏ hẳn vợ con ‟Tết năm nay, nhà có em bé mà chẳng thấy giấy má của anh mày gửi về Năm nay, đã ngoài rằm mà không có tin tức gì của thầy tôi” [6;112] Bằng miệng của một bác người cùng làng bên họ nội từ Sài Gòn ra, ông thuật lại: ‟ Thày tôi lấy người ở Hanh Thông Tây làm nghề bánh tráng đã được hai con một giai một gái Thày tôi bây giờ lòa cả hai mắt, đi phải chống gậy Giá thấy tôi trở về, dễ tôi cũng quên mặt, như lần về trước” [6;139] Nỗi mất mát thiếu thốn tình cảm của người cha từ bé được ông kể song hành với những ngày sống êm đềm ở quê ngoại với mẹ, với ông bà ngoại trong căn nhà gạch cổ, với mảnh vườn bé tẹo sum xuê cây quả mà chú bé Sen khéo tổ chức thành một ‟sở bách thú hấp dẫn”
Hình ảnh của những người thân bên ngoại và bên nội lần lượt hiện về: người ông lặng lẽ, hay rượu ‟Tôi yêu ông tôi nhất, tôi ghét, tôi sợ ông tôi nhất và tôi cũng biết rõ ông tôi, dưới con mắt thơ dại của tôi, những khi tôi ngồi bên mâm rượu với ông Ông tôi chửi bà tôi Thế là ông tôi hét, vừa đập tất cả những thứ gì vô phúc có xung quanh mình” [6;27] Nhưng vào khoảng thời gian đó cũng có buổi chiều, những lúc ông ngoại uống rượu hiền lành, ông kể về chuyện ngày xưa ‟Ông tôi đã từng ăn trộm, đi ăn cướp Có lần ông tôi đi phu mộ làm đường trong Phan Rang, Phan Thiết Vào trong đó gặp cảnh hai vợ chồng có con bị bỏng đã tưởng ông tôi là thầy lang, đã van xin ông tôi rối rít, đưa ông tôi về nhà Sáng hôm sau, ông tôi đành trốn” [6;28] Bây giờ về già, con người ấy ngoài việc ngồi đăm chiêu ‟thường cả ngày không nói” và quét lá rụng trước sân thì ‟không cất nhắc một việc gì nữa” [6;26] Dáng ngồi lặng lẽ, khắc khoải của người ông như một dấu chấm buồn góp vào bức tranh cuộc sống chung của những người dân trong làng Cuộc sống bị bao phủ màu xám tẻ ngắt của cái nghèo đói, cũ kỹ và lạc hậu
Trong kí ức của mình, có lẽ ám ảnh và day dứt trong trái tim thơ ngây và nhạy cảm của cậu bé Sen là hình ảnh người mẹ Cảm xúc về mẹ - đấng sinh thành, là điểm tựa tinh thần luôn đem đến cho ta một cảm giác dễ chịu, thân thiết Đó là một người mẹ hiền lành, đảm đang nhưng lúc nào cũng vất vả ‟U tôi là con đầu lòng Tôi biết nói những gì về u tôi trên những dòng chữ yếu đuối này Những nét chữ ẻo lả, làm sao mà chứa nổi hình ảnh vui thương chìm sâu trong những ngày cũ buồn bã Cái bóng lẫm lũi hòa với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trắng với đôi mắt nhỏ lòng đen nhuộm một màu nâu đồng Thỉnh thoảng, như sực nhớ tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình Tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi U tôi già đi từ bao giờ?
Khi tôi ngậm ngùi như thế, tôi lại ngẩn ngơ tưởng tượng rằng có một hôm tốt trời nào đó tôi có tiền Tôi sẽ đưa u tôi ra Kẻ Chợ” [6;36-37] Hình ảnh người mẹ cặm cụi trong những đêm khuya lắm rồi vẫn ngồi “lặng lẽ xắm giấy, bóng đổ chập chờn trên vách” [6;38] bao năm qua vẫn còn in đậm trong tâm trí nhà văn với nỗi cảm thương day dứt Tác giả ngậm ngùi nhận ra cuộc sống của mẹ từ khi sinh ra đã quen với sự chịu đựng, quen với những nỗi bất hạnh cay đắng của cuộc đời Tác giả đứng ở hiện tại để hồi tưởng lại nên khắc họa nhân vật của mình bằng tình yêu thương trong chiều sâu tâm hồn
Trong kí ức của mình, Tô Hoài còn nhớ về đứa em gái lanh lợi, láu lỉnh của mình, không may bị bệnh sởi chết sớm ‟Tôi không nhớ rành rõ được những ngày đau yếu của Hồ thế nào Cả nhà ai cũng yêu Hồ hơn yêu tôi Mà ông tôi thì mắng tôi chớ chẳng hề bao giờ mắng nó Mắt nó nhắm như ngủ
Mặt nó trắng xanh, xanh hơn thường ngày Tôi không hiểu nó đã chết” [6;75]
Rồi tác giả nhớ tới bà Ba – cụ thân sinh ra ‟mẹ già” của tác giả - sống hắt hiu như cái bóng nhưng hết lòng yêu quý đứa cháu hờ ‟Trong những ngày về quê thuở ấy, tôi chỉ có thể tìm được một chút vui vui dịu dàng, mỗi lần ra ngoài nhà bà Ba Bà nói rằng bà nhớ tôi, có gì bà cũng để phần tôi Những bữa cơm ăn với bà Ba ngon trong đời tôi, lắm khi chỉ có rau khoai” [6;44] Đồng thời, ông có thêm tình cảm của những bà dì ruột (Năm, Bảy, Nhâm), những cô em ruột (Hồ, Ngó), em họ (Châu, Nhâm), tuy chỉ loáng thoáng xen trong cảnh sống lận đận của toàn thể gia đình, họ hàng ông, nhưng nó vẫn toát ra sâu đậm cái nhớ thương của ông với họ Những dì ruột của Tô Hoài cũng loáng thoáng xuất hiện trong những trang viết Trong Phố mới, Tô Hoài khắc họa hình ảnh
Dì Năm, Dì phải ra tận nhà cầm đồ Vạn Bảo ở phố Mới để chuộc cái áo cánh bông để ăn tết, rồi dì Năm bị lừa mất một hào cho con mụ Tú Bà với ý định đi làm khâu đầm, làm chị hai ở nhà Tây Hình ảnh dì Nhâm với cuộc sống mưu sinh cũng không kém phần vất vả ‟Dì Nhâm tôi ở Vân Nam về Dì Nhâm là em thứ hai, ngay sau lưng u tôi Dì Nhâm béo tròn, da ngăm đen, mặt phinh phính Không một nét gẫy Vẻ đanh đá đáo để Dì Nhâm bắt đầu đi buôn chuyến lên Vân Nam rồi lỗ vốn Mẹ Nhâm túng quẫn nên hay cãi nhau có lúc mắng và đánh cả Châu, Nhâm” [6;123]
Thông qua những kí ức về người thân trong gia đình ông như ông bà ngoại, bố mẹ, dì Nhâm, cái Hồ ta thấy bóng dáng của những con người Hà Nội hiện lên rất rõ nét Đó là những con người Hà Nội lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó và giàu đức hi sinh Đọc Cỏ Dại, ta dễ cảm thông Đọc xong, ta thấy man mác khi cảm nhận tuổi thơ cơ cực của ông qua lời văn giản dị mà giàu hình ảnh làng quê Việt Nam xưa sống động trong những trang hồi ký Văn ông không triết lý mà tự nó có hồn, toát ra khéo đến nỗi gây xúc động bạn đọc có những mảnh quá khứ giống như trên Thông qua những hồi ức sinh động, Tô Hoài đã miêu tả xã hội vùng ngoại thành Hà Nội với những phong tục và những con người của nó, đã ghi nhận những cảnh đời lam lũ, bần hàn của người nông dân và cuộc sống quẩn quanh mòn mỏi của lớp thị dân nghèo Cỏ dại hoa đồng Sống theo tự nhiên, rồi lại trở về với tự nhiên Một tuổi thơ dường như ít có sự can thiệp của xã hội, nhưng lại thật đậm đà dư vị xã hội: ‟Bắt đầu những ngày lêu lổng Được mãi thế thì thích Rồi ngày sau tôi thành anh thợ dệt cửi như những đứa trẻ khác trong làng” [6;141-142].
Những con người lao động
Phải sống thật, thâm nhập sâu vào đời sống Hà Nội xưa mới biết được nỗi nhục của dân nghèo thị thành từ những hình ảnh cụ thể: “thời ấy, nuôi cái xe đạp nhọc lắm Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố của chủ xe Không có phạt Đè nhau phạt, trông cái xe mướp quá, ngứa mắt, cũng phạt” [10;32] thuở đó, “nhan nhản toàn nhà tranh, tường đất mấp mô như những con rùa bò” đêm tiếng “chim cuốc hoàng hôn về kêu khắc khoải”
Nhà văn đã chạm đến đời sống khốn khổ của Hà Nội xưa mà hầu như ít nhà văn nào nói đến Thuở xưa, người ta mải miết đi kiếm ăn, kiếm gần chẳng ra, phải bò ra xa, tận Đất đỏ, Dầu Tiếng trong “sa ghềnh” đi không về, nhiều lắm
Nhiều chi tiết, tưởng như chỉ vô tình ghi lại nhưng đắng xót tận đáy lòng “Đời sống thành phố cò con, các ông Tây ăn trên ngồi trốc, còn thì người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau… thất thểu đi tìm việc qua đêm qua ngày” [10;48] Trong cái nhìn rất riêng, sâu thẳm, nhà văn Tô Hoài đặc biệt thể hiện thành công một mảng sống của người Hà Nội xưa, từ thợ cửi, thợ giầy, lầm than bụi bặm, đói khổ, từ cảnh các làng quê ven nội chìm trong cảnh Tây đoan bắt rượu lậu dẫn đến thảm cảnh người dân nghèo phải “đi tù rượu thay để vợ con ở nhà có người nuôi” (Bắt rượu), đến cảnh ở vọng, cổng rong, chợ Mơ, bến chợ trâu Hà Đông, Cầu Gỗ, cầu Cuối… nhan nhản người tàn tật, ăn mày, ở đâu cũng “ai oán vang lên tiếng nức nở trên môi là câu kẻ khó xin ăn”, là hình ảnh buồn nao lòng cảnh đòi nợ, người chủ nợ và kẻ nợ đều nghèo, quá nghèo nên mỗi năm vào dịp những ngày áp tết, chủ nợ đến đòi, cũng chỉ biết nhìn nhau, năm nào cũng vậy và kết thúc là lời hẹn “sang giêng… sang giêng” để rồi chẳng bao giờ trả nổi món nợ Những hình ảnh rất thực của đời cứ đan cài vào nhau, tạo nên dòng mạch ngược xuôi của cuộc đời lam lũ Từ những trang miêu tả làng ven đô, Tô Hoài hướng ngòi bút vào vùng nội đô Hà Nội “cái tàu điện, phố mới, phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang, phố Nghề cơm đầu ghế, chiếc áo dài, cây Hồ Gươm“ với bao nhiêu ký ức về một thời nhếch nhác, kệch cỡm của một đô thị đang dần đô thị hoá, nhố nhăng…
Mỗi câu chuyện là một dòng ý thức với bao trải nghiệm, không giải thích, không bình luận nhưng chỉ một nhận xét ngắn ngủi cũng tạo cảm xúc sâu xa về mảnh đất Thăng Long xưa
Phố cổ Hà Nội mới có niên đại khoảng trăm năm vẫn được xem là phố cổ Tô Hoài mới ngoài sáu mươi tuổi, viết hồi kí - kí sự về Hà Nội thời thuộc Pháp vẫn đặt tên sách là Chuyện cũ Hà Nội Nghe qua không khỏi phân vân, nhưng đọc vào lại thấy nhiều chuyện Tô Hoài kể cứ như ở thời nảo thời nào xa xôi lắm
Mới hay dòng chảy của cuộc sống thủ đô thật hăng say, mau lẹ Lật giở những trang văn Chuyện cũ Hà Nội, thấy ăm ắp hình ảnh Hà Nội một thời, Hà
Nội nao buồn, càng cảm nhận rõ hơn hạnh phúc của ngày hôm nay
Chất liệu tạo nên hồn cốt tác phẩm chính là hiện thực đời sống Hà Nội trong nô lệ tủi nhục, đau thương của thời kỳ thuộc Pháp Hình ảnh “mưa” hiu hắt buồn lặng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm đã nói lên tất cả “có lẽ mưa bụi đã nhiều ngày Những cây nhội che mái nhà, người qua lại trên mặt đường âm u, xám ngắt, nhẽo nhợt ra cái nhà bán thừng, bán chiếu mưa hắt thâm xì”
[10;12] Phố mới nhưng thực ra là “cái chợ mua bán người” người nào cũng “ủ ê, hốt hoảng, những nét mặt ngoài đường, người đứng tụ tập ướt át, bẩn thỉu
Cả đến trong cái ngách cửa hậu vào chợ Đồng Xuân cũng lôi ra được một nút người sầu thảm như thế” [10;13] Thực sự, không ai hình dung chợ Đồng Xuân xưa là nơi buôn bán tấp nập lại là một nơi buôn người kinh sợ như vậy
Trong truyện Truyền bá quốc ngữ vùng Bưởi đã cho ta một niềm vui về một sự thay đổi vô cùng kỳ thú Đó là dân các làng nghề Vạn Phúc, làng nghè, làng Đáy, làng Vòng đến Hồ Gươm “Phiên chợ nào cũng có cán bộ về diễn thuyết kêu gọi theo Việt Minh đánh Pháp đuổi Nhật” [10;140] và hàng trăm người, đông nhất là thanh niên, thợ nghèo, người làm mướn, quét chợ, chăn bò, chăn dê đến các cô thợ seo ghi tên học chữ quốc ngữ, tối nào cũng đến lớp mặc cho ‟Những đêm mùa hè khói tù mù khét lẹt, mồ hôi nhễ nhại, muỗi ở dòng nước sông Tô Lịch đọng thối đen ngòm, muỗi bay à à lên mặt cả thầy và trò”
[10;141] Có lẽ, đây là khoảng lặng đẹp nhất, nêu rõ bản chất tầng sâu văn hoá của người Hà Nội xưa: trong khổ đau vẫn thiết tha hướng đến lý tưởng nhân văn tốt đẹp: tự nhận thức mình, thay đổi mình là bằng mọi giá, nâng mình lên để kịp thời cơ đón nhận ngọn gió cách mạng giành chính quyền 1945 lịch sử và từ đó vận động, phát triển lên, rạng rỡ, đẹp, hào hùng cho đến thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh
Tô Hoài, ngay cả những khi mê đắm nhất ông vẫn tỉnh táo Những gam màu lạnh lẽo của đời thực buộc ông phải tỉnh táo Và nhờ tỉnh táo, ông nhìn được nhiều hơn, kĩ hơn Trong cái nhìn điềm tĩnh chân thực của ông, Hà Nội thời thuộc Pháp hiện ra lầm lũi, buồn tủi Một Hà Nội nhếch nhác với những chân dung lam lũ, nhàu nhĩ Một Hà Nội được kí hoạ bằng chì xám phác lên cái không gian ảm đạm, vui ít, buồn nhiều Trong Đêm giao thừa, Băm sáu phố phường, Áp tết, Cơm đầu ghế…, những thợ cửi, thợ cấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ Rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu sinh ra một cảnh tượng bi hài: chú Bếp Mỡ “phấn khởi” vì được người ta mượn đi tù, để vợ con ở nhà có cái tết Không chỉ có chú bếp Mỡ mà ‟Bên làng Mai còn nhiều nhà nấu rượu lậu, có những người đã quen đi ở tù thay người bị bắt rượu như thế
Tù mấy ngày mấy tháng, đã có giá hẳn hoi Có người ngồi tù thuê đến mười tám, hai mươi tháng” [10;27] Nạn đói ghê rợn năm bốn nhăm đã làm vơi đi của làng Nghĩa Đô bao người, tạo nên một quang cảnh thê lương, tiêu điều:
“Cái sân lạnh lẽo đầy cứt giun đùn”, “màu hoa trắng rờn rợn”; những thân phận hắt hiu, tàn tạ: “Chú Dự mặc áo xanh đã bạc mốc hai vai Người bé nhỏ, màu già úa, mặt choắt, xanh xám như cơn mưa” [10;49], “cái Lợi đi lấy chồng rồi về nhà chết đói” [10;42] Cái đói không chỉ khiến cho những con người tàn tạ mà còn khiến cho “Chỉ tháng trước, tháng sau những lớp học truyền bá quốc ngữ buổi tối đã vãn hẳn Học trò truyền bá toàn thợ seo, thợ cửi đói gầy rạc đã bỏ đi đâu hay chết đâu Trong đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con”
[10;75] Người ngồi, người chết la liệt trên các vỉa hè ‟Xảy nạn đói đến, ác liệt quá, Hiền phải lê la kiếm miếng trên chợ, trông đã tã lắm, ngụp đến nơi rồi
Thằng Vinh chân tay nó khẳng khiu, xám ngắt Dì Tư tôi phải ăn khô dầu”
[10;81-82] Và ‟Những người con gái năm ngoái trông còn được mắt, từ Tết đến giờ ăn cháo mãi, mặt trắng bệch ra” [10;82] Ngay cả những người có chữ nghĩa như Tô Hoài và Nam Cao, nếu không có một người quen trả công dạy lũ con của ông ta bằng gạo, thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè như thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa” [10;81] Đấy là cuộc sống ở ngoại thành Trong nội thị cũng nham nhở, tạp nham, lai tạp và nhếch nhác Chuyện về Phố Hàng Đào luôn sống động trong kí ức của nhà văn Ở ngay gần hồ Gươm, nơi trái tim Hà Nội cũng là nơi người và ma chung sống lẫn lộn, nhập nhằng Đây là hình ảnh mợ Hai khinh khỉnh, động tác sỗ sàng: “Mợ vứt toạch xấp lụa xuống chân sập” Còn kia là chân dung một kẻ ăn mày “kiêu hãnh” – không xin tiền xin gạo mà xin… nụ cười của các cô gái trẻ đẹp chưa chồng Qua những trang văn như những thước phim chậm, người đọc nhận thấy Tô Hoài rất trọng sự thực và coi đó là cốt tủy của văn chương Điềm tĩnh nhặt, ghi, như một người thư kí trung thành, không thích luận bàn, không ham lý giải Nếu có bình luận cũng rất kiệm lời, chẳng hạn lời bình về chàng trai đi xin nụ cười chỉ được gói trong đôi câu ngắn ngủi:
“Anh như con bướm lượn Nhưng là con bươm bướm ma” [10;168]
Chân dung văn nghệ sĩ
Trong cảm quan về hiện thực của nhà văn còn có chân dung những người nghệ sĩ mà ta rất yêu mến Với cái nhìn nhân bản đời thường ấy, nhà văn đã rút ngắn đến mức thấp nhất khoảng cách giữa người đọc với người kể, giúp chúng ta được tiếp cận, được bước vào một thế giới đời thường phía sau thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo mà ta vẫn thường biết đến qua tác phẩm của những nhà văn Điều đáng nói ở đây là ngay cả khi viết về những thói tật của những người nghệ sĩ lớn, Tô Hoài vẫn viết bằng tất cả tấm lòng chân thành của một nghệ sĩ chân chính, bằng cái nhìn cảm thông chân tình nên chúng ta không cảm thấy nhà văn hạ thấp họ hay cố tình “đập vỡ” những thần tượng của bạn đọc Trái lại, càng hiểu về cuộc đời riêng của họ, ta càng cảm thấy cần phải cảm thông, chia sẻ, hiểu người để từ đó hiểu văn của họ nhiều hơn, như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính
Chân dung văn nghệ sĩ đã được thể hiện rõ nét qua tập hồi kí Cát bụi chân ai Tô Hoài đã khắc hoạ những người bạn văn chương của mình bằng những nét bút tả thực sống động trên một hậu cảnh sáng rõ của hồi ức Tô Hoài đã viết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Huy Tưởng,…- những tên tuổi lớn của nền văn hiện đại Việt Nam Tô Hoài đã đi vào những “ngõ ngách” của đời sống văn chương và những “khúc đoạn” gập ghềnh của các số phận nghệ sĩ
Dựng lại lịch sử từ góc độ đời thường là sở trường của ngòi bút Tô Hoài, cũng là “của hiếm” trong văn học Việt Nam hiện đại Tô Hoài quan niệm “con người là con người” với những mặt tốt và cả những thói tật tầm thường như nó vốn có trong cuộc sống (quan niệm này gần với quan niệm của Bakhtin, nhà lí luận Nga, rằng nhân vật tiểu thuyết phải chứa đựng bên trong nó “cái nghiêm túc lẫn cái buồn cười”; hay quan niệm của văn hào Victor Hugo về con người bao hàm “cái cao cả và cái thấp hèn, bóng tối và ánh sáng”) Với Tô Hoài, trời không có thiên thần, đất không có thánh nhân Từ đó mà chân dung những văn sĩ Hà thành, trong đó có tác giả, hiện lên sinh động với những nét biếm hoạ, tự trào
Nhân vật được Tô Hoài nhắc đến nhiều nhất là Nguyễn Tuân từ trước năm 45 đến khi mất Nguyễn Tuân rất khác đời từ cách ăn mặc “Khăn lượt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt thước thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định” [8;5] Cách sống của ông cũng khác “Nguyễn Tuân làm những sự khác thường, khác thường nhưng tế nhị Nguyễn Tuân vốn khảnh ăn Thế mà đôi khi, sắp đến hẹn đi, gặp bữa ở nhà, Nguyễn Tuân vẫn ăn uống như thường, không bỏ cơm nhà” [8;64] Cách ăn uống cũng rất đặc biệt
‟Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn miếng uống sang trọng, mà phải là hợp khẩu vị, ngon theo ý mình” Nguyễn Tuân sành ăn và kĩ tính tuyệt nhiên không xô bồ ‟Nắng oi quá, nhắm rượu mướp đắng giải nhiệt, nhưng không xơi mướp đắng mắm tôm như người ta
Không bao giờ đụng đến mắm tôm chợ” [8; 23] Ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín Nguyễn Tuân không thích cái cà phê hâm nóng đầu đường, Nguyễn Tuân không chịu được mùi hoa sữa, ghét lây cả cái cây Rồi đến văn chương, từ triết lý đến mỗi câu chữ cũng khác người
Những cuộc tranh luận giữa nhà Minh Đức và Nhà xuất bản Hội nhà văn về văn của Nguyễn Tuân ‟Chỉ khi được trôi chảy khi in lại tập truyện ngắn Vang bóng một thời Cũng ngẫu nhiên không bị giành giật Nguyễn Tuân không hề để ý đến tướng số nhưng Nguyễn Tuân bảo: Trông mặt thằng Minh Đức đã thấy khó chịu Vả chăng mưu sĩ Nguyễn Hữu Đang của nhà Minh Đức thậm ghét văn Nguyễn Tuân Văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Hữu Đang đọc một đoạn cũng không nổi Âu cũng là lẽ đời, các đấng cao ngạo thường không nhìn mặt nhau, Nguyễn Tuân nhớ lâu và ghét dai” [8;51]
Không chỉ kể những chuyện như vậy về Nguyễn Tuân mà Tô Hoài còn kể đến những thú vui trong cuộc đời của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân tham gia đóng phim, đã từng đóng vai người đi săn ở kịch ‟Ngã ba” của Đoàn Phú Tứ
Rồi Nguyễn Tuân sang tận Hương Cảng làm tài tử màn bạc Nguyễn Tuân đóng một vai phụ, có thể lôi một người đi ngoài đường vào sắm vai cũng được, đấy là một người y tá mặc áo lui trắng, nâng đầu cáng thương, lừ lừ qua ống kính chớp nhoáng một, hai giây Nguyễn Tuân rất thích đi Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp qua biên giới sang Xiêm Để làm lộ phí sang Xiêm, Nguyễn Tuân đã lấy đi hoa tai, khuyên vàng của vợ Rồi Nguyễn Tuân bị giam chung với những tội phạm người Xiêm đến cả tháng Nguyễn Tuân còn là người
‟đồng tiền phân bạc, Nguyễn Tuân áo rách cũng vẫn đượm màu phong lưu, tiêu thì cứ tiêu và chỉ tính thôi chứ không đếm Nguyễn Tuân, một người ý tứ, trân trọng, thận trọng, khéo thu xếp” [8;283] Xây dựng hình ảnh Nguyễn Tuân qua hồi tưởng, Tô Hoài đã phác hoạ rất đậm nét về những kỉ niệm giữa đời thường với Nguyễn Tuân, những chuyện vụn vặt của cuộc sống, song không phải vì thế mà người đọc bớt đi lòng kính trọng và cảm phục Nguyễn Tuân
Còn nhớ trong hồi kí Cát bụi chân ai, Tô Hoài cũng tiết lộ cho bạn đọc biết về một Xuân Diệu với những tính cách kì lạ ‟Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu Xuân Diệu nhiều nữ tính cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác nhưng cẩn thận một cách lờ khờ, có khi anh làm gì tưởng kín bưng, kỹ tính ai cũng đoán biết” [8;169]
Xuân Diệu rất quý miếng ăn và đã dạy cho Tô Hoài cách ăn uống ‟Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái thì cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khỏe chẳng kém hàng ngày uống vitamin” [8;173] Tô Hoài còn tiết lộ cho bạn đọc những “mối tình trai” lập dị của Xuân Diệu Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, lên nhà Tô Hoài chơi Ở chơi cả buổi và ăn cơm ‟Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi nhưng mà tôi cảm động” [8;172] ‟Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả Ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai” [8;175] Và lạ kì hơn nữa “Con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài”, “Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa nhìn rõ vào mắt, mân mê như chọn đẫn mía”
Hay một Nguyên Hồng với món nem đặc biệt “nem Sà Gòong” làm từ nhân rau đàn bà đẻ đã xin hay mua được ở nhà hộ sinh nào đấy, sốt sắng đãi
Tô Hoài, bởi cái “thằng xơi được bọ hung thì nó còn từ cái gì” Ngoài ra ta còn thấy một Nguyên Hồng ở cửa hàng bia phố Huế, xăng xái giúp bà béo trưởng quầy khuân các thùng bia trên xe xuống ‟Quán bà cai Ách và lại câu chuyện tình vô vọng Nguyên Hồng cũng ra mặt để ý đến cái bà nạ dòng phì nộn ấy
Mỗi lần xe bia về, lão xích lô co chân đạp những thùng bia lăn xuống hè, bác gà trống cứng cựa Nguyên Hồng tỏ tình bằng cách lau chau ra ghế vai vác bia vào, kê lên kệ cẩn thận” [8;278] Một Nguyên Hồng với hành trình Nhã Nam -
Văn hoá ẩm thực và phong tục Hà Nội
2.2.1 Văn hoá ẩm thực Hà Nội
Hà Nội là một nơi hội tụ Hội tụ cả những cái ngàn xưa và cái hôm nay
Những con người Việt Nam từ Nam chí Bắc, ai lại chẳng đã qua Hà Nội một lần trong cuộc đời mình, dù không đến với Hà Nội trong thực tế cũng đến với
Hà Nội trong mơ Đến trong mơ là tưởng tượng Hà Nội qua màu sương của quá khứ lịch sử, hoặc trong hi vọng của chính mình Hà Nội đông vui tấp nập,
Hà Nội thanh lịch, ngon lành vì chắc chắn những cái gì tiêu biểu nhất ưu tú nhất cũng phải được tập trung về Hà Nội Hà Nội có ba mươi sáu phố phường, có đủ những vật phẩm cung cấp cho cuộc sống của tất cả các tầng lớp, thì Hà Nội cũng phải đủ tất cả những hương vị, khẩu vị của mọi vùng mọi xứ Nghệ thuật ăn uống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng từ lâu đã được các nhà văn quan tâm và đề cập đến trong các tác phẩm văn học Những tên tuổi như
Vũ Bằng, Băng Sơn, Thạch Lam, Nguyễn Tuân và một Tô Hoài với những trang viết bất hủ của mình đã làm bừng sáng một khía cạnh quan trọng trong di sản văn hóa của cha ông ta về nghệ thuật ăn uống
Vũ Bằng trút vào những trang văn của mình nỗi nhớ, tình yêu Hà Nội qua Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai ‟Đấy là những tập sách có thể được coi là những kiệt tác về ăn uống Ở đó những món ăn không thuần tuý là chuyện thực phẩm nhằm đáp ứng cho việc co bóp cái dạ dày, mà cao hơn, nó là hồn vía cả một vùng đất” Bằng cái nhìn lãng mạn, Vũ Bằng đã làm nên nét đẹp lý tưởng của các trang ký ẩm thực Ông đã tạo dựng nét đẹp văn hoá - lịch sử của mỗi miếng ngon Trong nỗi nhớ nôn nao về “quà quê”, nhà văn bày tỏ quan niệm: “Thế nhưng mà những cái quà đó đã đem đến cho lòng ta bao nhiêu sự đắm say, bao nhiêu thú vị, bao nhiêu cảm giác mông lung, nhã lịch!
Ta cầm lấy mà thấy như ôm chút hương hoa đất nước vào lòng Ai đã bảo ăn uống là một nghệ thuật? Hơn thế, ăn uống là cả một nền văn hoá đấy” Vũ Bằng nhận ra cội rễ sâu xa của vẻ đẹp văn hoá ẩm thực, mỗi miếng ngon là tinh hoa sáng tạo của cả dân tộc đúc rút qua bao thế hệ: “Ăn một miếng ngon của đất nước thấy bừng lên ở trong lòng một mối hạnh phúc, vì đã được ăn vào trong mình một chút gì của đất nước, một tinh tuý truyền từ năm, tháng nọ sang tháng, năm kia” Trong dòng ký ức về quê hương, những hoài niệm của nhà văn về miếng ăn thật thiêng liêng, đầy ắp niềm tự hào: “…những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước Việt Nam, thấy mình Việt Nam hơn, và thấy thích thú, kiêu hãnh được trời cho làm người Việt Nam” Sự tự hào ấy xuất phát từ cách ăn “đã đi đến chỗ tinh vi, triệt để, không dễ gì các nước vỗ ngực là văn minh, mà cũng không dễ gì các nước có một nền văn hoá hai ba trăm năm đã biết ăn như vậy” Qua con mắt chiêm ngưỡng, tấm lòng nhung nhớ của Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội không còn thuần tuý là chuyện ẩm thực nữa mà đã thành nghệ thuật, thành những áng văn rung động lòng người Đọc Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai, người đọc dường như hình dung được “nhịp hải hà” qua những món ăn mùa nào thức nấy
Tháng hai cá anh vũ Việt Trì nướng chả, tháng ba hái về mấy ngọn rau cần tươi hơn hớn nấu bát canh với tôm he, tháng tư ngon biết chừng nào cái quả cà Nghệ muối mặn ăn với nước rau luộc hay canh trứng cua đồng vắt chanh cốm thơm lạ thơm lùng…, tháng chín gạo mới chim ngói, tháng mười gió bấc mưa phùn thèm nồi cơm gạo ba giăng ăn với cá mương đầm Vạc, tháng mười một thương những ngày nhể bụng con cà cuống lấy dầu
Nghệ thuật ẩm thực của người Việt mang tính tổng hợp cao cả trong cách chế biến lẫn cách ăn Vũ Bằng là người sành ăn nên rất chú trọng sự
“thích khẩu” có được từ “cái ngon toàn diện” Nhà văn thụ cảm miếng ăn bằng sự cộng cảm của các giác quan Đứng trước hàng phở, ấn tượng mạnh nhất đối với Vũ Bằng là “cảnh bài trí nên thơ” từ “một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có…” Rồi cái cảm giác ấm áp ngon lành khi “một làn khói toả khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”
Với nhà văn Vũ Bằng, cái ngon bao giờ cũng đi liền với cái đẹp và nhà văn không chỉ xuất hiện với tư cách một thực khách sành điệu mà còn là một thi nhân hoạ khách, một nhà mỹ thuật tài hoa Mỗi món ăn là “một bài thơ ý nhị”, “một bản đàn hoà âm tuyệt diệu” nhất là một bức tranh với những đường nét, gam màu “dữ dội” mà bắt mắt Ở nơi xa vời vợi, phong vị những “món quà căn bản” của Hà thành rành rẽ đến nôn nao.“Một nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biêng biếc, mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ, mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu… ba bốn màu sắc đó cho ta cái cảm giác được ngắm một bức hoạ lập thể của hoạ sĩ trong phái văn nghệ tiền tiến dùng màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt” Hoặc một bát thang “bún chần kỹ đơm ra từng bát, rồi trứng tráng, giò thái chỉ, thịt gà băm với nấm hương, ruốc, tôm he, rau răm cũng băm nhỏ; giữa, một hai miếng trứng muối đỏ như hoa lựu : tất cả những thứ đó tạo thành một bức hoạ lập thể có những màu sắc rất bạo mà lại ưa nhìn trông vui mà lại quý.”
Nguyễn Tuân ngợi ca phương diện kĩ thuật của các thú chơi và nâng phương diện kĩ thuật lên thành phương diện mỹ thuật, phương diện của cái đẹp Nguyễn Tuân sành sỏi lọc lõi trong khi thưởng thức chén rượu, ấm trà, miếng giò, bát phở… và viết ra cái đẹp, cái hay, cái tinh vi và nét văn hoá ẩn giấu sau miếng ăn, miếng uống thường ngày Ông đã lột được bề nổi cũng như bề sâu của điều mà ông định nói Có lúc cần phải so sánh, thì ông đối chiếu với Tây, Tàu, kim, cổ… có lúc cần phủ nhận thì ông hài hước nhẹ nhàng Ông nâng chuyện ăn uống lên như thú vui chơi nghệ thuật, một nét văn minh của tâm hồn dân tộc Chính điều ấy đã góp phần dẫn đến những trang tuyệt tác của Nguyễn Tuân khi nói đến phở, đến chả, đến giò, đến trà, đến rượu Ăn, đối với Nguyễn Tuân là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một khám phá cái ngon lành của tạo hoá ban cho loài người Nguyễn Tuân chê Xuân Diệu, người hay tính ăn uống bằng calo, bằng tỷ lệ prôtit, lipit Ông bảo đấy là nạp năng lượng vào dạ dày, không phải là ăn Ăn không chỉ là thao tác của bộ máy tiêu hoá mà nó còn thuộc về tâm, về trí, về tình, về cảm Liên hệ đến văn của ông, chúng ta sẽ hiểu vì sao ông hay nói đến cái ăn, cái uống, tuy thực ra không phải là người ham hố ẩm thực Cũng là một kiểu ăn ngông đấy thôi Thiên hạ thường coi miếng ăn là tầm thường, không dám nói trong văn chương, ông bèn nâng lên thành một cái gì thiêng liêng lắm: Ăn uống cũng phải có đủ phép tắc, lễ nghi
Và người ăn uống cho tử tế (ông gọi là biết tự trọng) cũng phải là một nhân cách có văn hoá và đầy tài hoa nữa
Nhưng mặt khác ông đã nói được một sự thật sâu sắc mà có lẽ chỉ Nguyễn Tuân mới làm nổi: Miếng ăn và cách ăn uống cũng là một phương diện văn hoá mang đậm tính dân tộc Trong đời sống cũng như trong văn chương, Nguyễn Tuân không coi miếng ăn chỉ là một nguồn dinh dưỡng vật chất Ông còn tiếp cận nó như những giá trị văn hoá, nghệ thuật Trong hương vị chén trà buổi sớm, chiếc bánh chưng ngày tết, hạt cốm làng Vòng bọc tấm lá sen, hay bát phở ăn vào mùa rét… có cả linh hồn đất nước ông bà gửi vào đó Ông thưởng thức những mỹ vị ấy một cách đầy tự hào như những công trình nghệ thuật tuyệt vời mà ông gọi là “đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc” qua bài tùy bút Giò lụa
Thạch Lam có một tác phẩm về Hà Nội là Hà Nội băm sáu phố phường Đây là một tập bút kí cũng cực kì nổi tiếng và tinh tế của Thạch Lam Thạch Lam nhìn cảnh trí, văn hóa, con người Hà Nội trong con mắt của một nhà thơ Đặc biệt, ông dành rất nhiều trang văn để viết về những món quà quê của những người Hà Nội và những người dân tứ trấn Hà Nội mang về để cho Hà Nội bốn mùa thơm ngát Thạch Lam miêu tả những món quà quê, những người đi bán hàng trong đêm bằng một hồn thơ đầy cảm xúc Trong văn của Thạch Lam, hình ảnh một người gánh hỏa lò đi trong đêm Hà Nội đung đưa hai chấm lửa và chân bước nhẹ như chân ma và thỉnh thoảng lại vọng lên những tiếng
“Dầy giò, Dầy giò…” Những tiếng rao của những người lam lũ trong đêm như vậy nó dần gom góp lại và làm nên cái hồn vía của phố phường Hà Nội, hồn vía của đất nước Thạch Lam thương một tiếng rao đêm, thương những người làm ra hạt cốm, thương cả những người gánh cốm rao bán, thương cả những em bé bán hàng rong… Tất cả những gương mặt ấy, những âm thanh ấy chi chút và làm nên hồn vía của kinh kỳ
Còn đối với Tô Hoài, ông lại có cách nhìn rất riêng và độc đáo về những món ngon của Hà Nội xưa với Nem Sà Goòng, Chả cá, Bánh cuốn, Cháo, Phở,
Cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội
Hà Nội có vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên tạo vật Tô Hồi đã miêu tả vùng quê Hà thành trong sinh sắc bốn mùa: từ ánh nắng bình minh hay hoàng hôn lấp lánh mặt gương Tây Hồ đến gợn sóng dập dờn sông Hồng, từ một con diều sáo chấp chới đồng bãi để cánh chim cu, chim gáy lượn lờ ngày mùa
Ngọn cỏ, cành hoa, chú dế mèn, con gà ri đều mang vẻ đẹp và tình người Tô Hồi có tài đặc tả những cảnh quan tiêu biểu mà qua đó ta thấy như hội tụ tất cả thẩm mỹ truyền thống mà hiện đại, lịch sử tâm hồn, tài hoa, cốt cách khí phách Việt Nam: Hồ Tây, Cây Hồ Gươm, Trên sông Hồng, 36 phố phường
Viết về cảnh sắc thiên nhiên của Hà Nội, Nguyễn Tuân cũng đã có những trang viết về Hồ Gươm Những hàng cây trên phố và bao nhiêu cây quanh Hồ Gươm đều đi vào sáng tác của ông như một nhà nghiên cứu thực vật chuyên nghiệp: “Cây sấu trông hình thù xấu xí Cũng như anh Trương Chi tiếng hát rất hay, cây sấu có nhiều đức tính ” (Cây Hà Nội) Hà Nội có nhiều hồ lớn hồ nhỏ, nổi tiếng nhất là hồ Gươm giữa trung tâm mà Nguyễn Tuân đặt cho nó cái tên “Con hồ Thủ đô” - một bài tùy bút về hồ Gươm làm cho bao độc giả nôn nao trong lòng nếu chưa đến và đến rồi lại muốn được đến nhiều hơn, lâu hơn để được ngắm nhìn vẻ đẹp của con hồ này ở mọi thời khắc của một ngày, của những ngày khác nhau trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Con hồ có lúc đã làm cho nữ văn sĩ Ba Lan phải thốt lên chút ganh tị đáng yêu: “Tôi muốn đánh ghen với tạo vật, cái thứ tạo vật biệt nhỡn với những con người Hà Nội - Không thế sao Thủ đô của anh lại có một cái hồ xinh nhường ấy! Tôi mệnh danh hồ Hoàn Kiếm của các anh là một viên ngọc êmơrốt.”
Còn khi viết về Hồ Gươm, Tô Hoài đã phát hiện ra những nét đẹp “Hồ Gươm đượm vẻ đẹp gọn xinh không dáng dấp mênh mang như Hồ Tây Nắng nghiêng bóng đưa những hàng dâu ngày xưa hắt vào chấm đến cầu Thê Húc
Làn cây ven Hồ Gươm như làn mi, như ai dướn đôi mày Những cây liễu đứng một mình buông tóc trong gió in bóng hồ điểm trang bức tranh hồ cuối thu phẳng lặng, có họa lộc vừng đỏ hây rơi từng cánh xuống mặt nước” [10;669-
670] Cảnh đẹp là vậy Nhưng bao giờ cũng là những suy nghĩ, thái độ của tác giả “Cây quanh Hồ Gươm tụ hội các thứ cây của làng nước – và của thời thế”
Hà Nội còn đẹp bởi hương thơm và màu sắc của hoa “Hoa và hương trong vườn hoa Hà Nội Cả những hoa đậm nâu, nhạt hương như đào, mai, các loại cúc và trà, những màu hoa và mùi hoa từ các loài khác nhau đều làm cho vườn hoa ngào ngạt Những luống hồng chen gốc đào, hoa ở vườn tỏa hương, ngây ngất cả tới khi cánh hồng rụng như tơ hương bay” “Hoa đẹp và thơm hương, vườn hoa đậm đà bản sắc của vườn ta là một quan niệm bảo tồn và đổi mới cách thưởng thức hoa và cũng là công nghiệp và hiện đại thú chơi dân tộc” (Vườn hoa) Người ta không chỉ trồng hoa trên những đường phố mà còn trồng ở cửa đình, vườn chùa “hoa đơn đỏ, hoa cúc vạn thọ vàng suộm Ngoài sân, cây đào phai bát ngát hoa bên chum nước Đàn chim sâu bay trong cây ra đụng hạt sương làm cánh đào rơi Ở nhà cụ đồ có chậu lan địa, hoa nở tím thơm ngan ngát – điểm tốt lành năm mới Cuối vườn, luống cải hoa vàng li ti như bướm bay” (Cây và hoa)
Viết về hoa của Hà Nội, Nguyễn Tuân đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh trong nhịp nhẹ của câu văn qua những màu sắc của cỏ cây, hoa lá, với những rung động nhẹ nhàng của tâm hồn, để tái hiện một Hà Nội thơ mộng Đằng sau tiếng súng là đêm trăng Hà Nội với từng mẫu cúc đại đóa nở bung, với những khoảng vườn hoa màu nhạt lung linh dưới gió nồm Dưới trăng, người chiến sĩ bồn chồn lấy cái lưỡi lê đâm vào mặt trăng in rõ nơi vũng nước đọng Đó là nét nhạc bi hùng, đối lập cái đẹp và bạo lực (Sau đêm 19 tháng chạp) Miêu tả làng hoa Hà Nội, Nguyễn Tuân huy động đủ các loại từ nói về các loài hoa, màu hoa Hoa đào thắm nở, nhìn xóm làng như từng mảng phấn hồng tụ lại
Cúc vàng khoe sắc Quất chín đỏ ối Cúc chi vàng rực Luống phăng thơm ngát đủ màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng Hoa sấu trắng tròn như hạt nếp Một góc vườn rực sáng, ánh sáng của hàng chục loài hoa: Cẩm chướng, quế, hồng, lan, cúc, thược dược, đào, huệ, ngâu, sói… Những loài hoa thơm nhất cũng tụ hội về đây: hoa bưởi, hoa ngâu, ngọc lan, hoa huệ… để tuần tuần, tháng tháng, người Hà Nội gói lễ dâng hương, thờ tổ tiên, cha mẹ Nguyễn Tuân viết về hoa, cũng có nghĩa viết về tâm hồn người Hà Nội về những vui buồn theo những nụ hoa Những lão nông râu tóc bạc phơ, những anh Thân, anh Chí, bà Gái, chị Nhỡ đêm đêm một bóng, một đèn, một góc vườn vắng, nâng niu chăm bón từng gốc hoa, trân trọng cái lành, cái đẹp trong trời đất, nước mắt họ nhỏ ra như những giọt sương khuya đọng trên hoa lá Trái tim người trồng hoa thì thầm trong tiếng nhạc đồng hồ tích tắc, trong nhịp điệu của những ngọn đèn bão nhấp nhô Nguyễn Tuân yêu từng bước chân người nghèo Ông diễn tả tiếng guốc của những người phụ nữ làng hoa đi chợ trong nhạc điệu Tiếng nhạc guốc cứ dồn gần lại Tiếng gốc sắc như tiếng phách Những đợt guốc lóc cóc giòn tan Yêu người làng hoa, Nguyễn Tuân biến hoa thành vần điệu, quấn quanh người nghèo có tâm hồn cao quý Những người con gái làng hoa trong văn Nguyễn Tuân rực rỡ, thơm mát như những nữ hoàng, hoa quấn quanh người họ trên đầu một thúng hoa, tay phải một bó hoa, tay trái khuỳnh ôm một thúng hoa nữa…
Cái đẹp của Hà Nội là đẹp của mưa bụi “Mùa xuân đến, có mưa bụi
Mưa bụi như phấn trắng dây khắp trên trời Trong bụi mưa, từng đàn chim nho nhỏ ríu rít bay về vườn cây trước sân…Hạt mưa đọng đầu cành, mép chiếc lá non, trong lòng hoa đào phai, giọt sương long lanh cánh chim lướt qua Hạt rơi xuống như sương sa Không biết đấy là hạt sương hay bụi mưa đọng” Là những cơn mưa rào “Những trận mưa lớn đầu mùa hạ….Lẹt đẹt…Lẹt đẹt Mưa giáo đầu Những giọt nước to lăn xuống mái phên nứa…Con gà trống ướt lướt thướt hai đầu cánh nhấp nhô chạy tìm chỗ trú” [6;56] Sau cơn mưa, mọi vật như bừng sáng “Vòm trời dịu, trong vắt, mới mẻ hơn Mặt trời chói lọi trên chòm lá bưởi ướt lấp lánh Trận mưa to chỉ còn sót lại ở mảnh sân lênh láng và những giọt gianh vàng khè lích rích nối nhau từ các mái rơm xám rỏ xuống đất” [6;56]
Cảnh nội thành đẹp là vậy, con đường về quê nội cũng được tác giả miêu tả một vẻ đẹp huyền bí “xa xa rặng núi Trầm đen sì đầy vẻ huyền bí lởm nhởm nhô lên Rồi thì Xốm với hai rặng tre tốt um rủ bóng rợp kín lối Đường cái đá xẻ qua cánh đồng chỗ xanh, chỗ trắng Làng Thạch Bích có cái nhà thờ chót vót hai tháp mốc trắng Những quán cơm cầu Khâu, cái đùi chó đen nhẫy treo lủng lẳng trong chiếc tủ vuông Lũy tre bọc đằng xa Vạt cỏ viền hai bên lề Con trâu gò vai kéo cầy” [6;41]
Cảnh rất đời thực, mang dáng dấp của làng quê Việt Nam: “Chỗ cây Sữa ấy rẽ vào Cát Động, làng nội tôi Con nông giang lững lờ dưới nhịp cầu bắc qua Khu đồng màu đã xanh xẫm những khoảng ruộng khoai tây Xưa kia chỉ trồng được khoai tây ở ruộng trên Thanh Thần” [6;285]
Cái đình là trung tâm của làng Tô Hoài đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp nét văn hóa làng quê “Mỗi làng ở trong khoanh tre bao quanh, dẫu cho làng có đường cái chính xứ ngang qua, người đi lại như mắc cửi thì đầu làng cuối làng cũng kín đáo xanh ngắt một lũy tre gai ngăn hai bên địa giới làng xóm với cánh đồng”
Tô Hoài đã đưa bạn đọc về với muôn mặt đời thường ở Hà Nội một thời Điều thú vị là ở chỗ, trong cái đời thường hỗn tạp kia vẫn có những khoảnh khắc đẹp một cách tĩnh lặng Bởi thế, âm chủ của giọng văn tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội là trầm tĩnh Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cuốn sách là Phố Mới, còn kết thúc là Cửa thiền Cửa thiền - một ẩn dụ để nhà văn nhấn vào vẻ đẹp riêng, tiêu biểu của Hà Nội nghìn năm văn hiến: đẹp trong yên tĩnh Cái đẹp, cái đáng yêu của Hà Nội được rút ra từ cái đời thường Một Hà Nội tiếp cận từ những điều bình dị nhất đối lập với cái nhìn hoành tráng sử thi.
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI QUA SÁNG TÁC THỂ HỒI KÍ VỀ ĐỀ TÀI HÀ NỘI 3.1 Khái niệm phong cách trong văn học
Không gian nghệ thuật
Không gian trong ba tập hồi kí của Tô Hoài là không gian hiện thực cụ thể gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời của các nhà văn và của cả dân tộc Đó còn là không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện đời tư của tác giả Đặc biệt không gian trong hồi kí của Tô Hoài là không gian thế sự, sinh hoạt, đời thường gắn với con người lao động và cuộc đời tác giả, những người thân trong gia đình nhà văn
Trong hồi ký Cát bụi chân ai không gian được nhà văn nhắc tới rất nhiều là không gian “cái dốc ngã sáu Hàng Kèn” Đó là không gian của những sự kiện lịch sử đồng thời là không gian dành cho sự hồi tưởng của tác giả:
“Những năm trước 60, cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm
Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ Bờ hè dưới hai hàng cây hiu hắt khơi lại cảnh xưa cũ, còn cái bờ tường đắp dòng chữ xi măng nổi Phúc Đình cha, tên hiệu thuốc sốt rét nổi tiếng một thời” [8;8] Chỉ vẻn vẹn trong mấy dòng chữ, người đọc đã thấy được sự đối lập trong cùng một không gian giữa hai khoảng thời gian khác nhau Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước ta lại đối đầu với đế quốc Mỹ “Cái dốc ngã sáu Hàng Kèn” – nơi không còn được bình yên và “thanh vắng” như trước nữa Một trận bom Mỹ đã “đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ” Chiến tranh ác liệt đã tàn phá bao làng quê và biết bao ngôi nhà của người dân
Ngược dòng lịch sử, theo dòng hồi ức tác giả, người đọc được trở về với không gian của những năm sau cách mạng tháng Tám Trong những năm tháng chống thực dân Pháp, các nhà văn cũng tham gia vào sự kiện lịch sử đó: “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn thủ đô tiến quân vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang của địch, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi Mát, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu khu Phố Ràng” [8;16] Hết dọc cứ điểm hành lang bờ sông Thao lại chuyển sang sông Chảy “Mấy hôm sau chiến dịch chuyển sang sông Chảy, Nguyễn Tuân vẫn ở lại với 54 Tôi theo đội võ trang tuyên truyền lên các làng Mán Sừng trên rặng núi Voi rồi xuống với Trần Đăng lên mặt trận Phố Ràng” [8;24] Trong dòng hồi tưởng của mình, Tô Hoài lại nhắc tới Aki - “một người bạn Nhật ở với chúng tôi suốt chín năm kháng chiến” và “Aki đến khi chúng tôi ở núi Thượng Yên, trong một làng dân tộc Dao đỏ giữa một cánh rừng rậm bờ sông
Lô trên bến Bình Ca” [8;37] Không gian “cánh rừng Thượng Yên” đã để lại nhiều ấn tượng nhất cho Tô Hoài, đó là không gian vô cùng hiểm hóc “Chưa bao giờ cơ quan rúc vào một nơi hóc hiểm đến thế Nguyễn Tuân ngại nơi này nhất Đến Thượng Yên, trong cánh rừng ẩm ướt Nguyễn Tuân mới thực sự bị những cơn sốt rét hành hạ Trước, tiếng là lên rừng, nhưng còn ở ngoài đồi chân Tam Đảo và bên sông Thao Ở xóm núi Yên Dã, đi một quãng ra huyện lỵ Đại Từ, Hà Nội nhỏ của chúng tôi Câu thơ ngao ngán Sớm nay ra khỏi u tì quốc của Xuân Diệu là để lưu niệm nơi này Thế mà đến khi chui vào rừng sâu
Thượng Yên u tì và ma quái nhà thơ Xuân Diệu lại lặng im Có lẽ nhà thơ đã quen rồi, mặc dầu ở đấy, trong cơ quan, nửa đêm anh Ruật làm kế toán quê Thái Bình đã chết sốt rét ác tính Nguyễn Tuân cứ đi đâu về, chỉ ở giữa tre nứa âm u mươi hôm lại sốt, lại rên rẩm thấp khớp” [8;37-38] Đến mấy chương sau, tác giả lại đưa người đọc đến không gian của con đường Trường Sơn “Những con đường thật ấy cũng như nỗi đau đã qua đi, đường Trường Sơn kháng chiến ngày nay chỉ có thể dựng lại một trại giao liên, một kho đạn và lương thực, một bãi khách ven suối và một bàn tay chỉ vào ngàn xa…Không phải người Pháp ngày trước chỉ là tác giả đường số 1 xuyên Việt dịu dàng lượn bên bờ cát bể đông mà một viên đạn trái phá ngoài biển bắn vào cũng có thể chặt đứt đôi một quãng ven núi” [8;192] Con đường Trường Sơn đã chứng kiến và ghi lại bao nỗi đau, bao cuộc chiến tranh tàn khốc
Những sự kiện lịch sử xã hội có ý nghĩa được nhà văn chắt lọc và đặt trong một không gian rất rộng mở Các sự kiện tuy không được sắp xếp theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng của tác giả nhưng nó đã góp phần quan trọng phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống một thời kỳ đầy biến động
Không gian trong Cát bụi chân ai được nhắc nhiều nhất là nơi ăn đường ăn chợ, cũng chẳng được là một quán cóc liêu xiêu, nhưng vào đêm, những năm còn rất gần với cuộc chiến tranh thứ nhất “Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lét ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và lửa bếp thùng cháo bác Chữ Mấy cái xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua” [8;12] Không gian đó vẫn đủ thanh vắng để trở thành không gian dành cho hồi tưởng Không phải chỉ với Nguyễn Tuân, có lẽ do thói quen cũ “cứ tối tối, tôi lại rước tôi ra đường” [8;11] Cho dù có vào “những đêm gió lùa rào rạt mặt nhựa” [8;11], Nguyễn Tuân vẫn ngồi đấy, bên gốc xà cừ, cốc cà phê bỏ lạnh để nhớ tới Két, người phổ kị năm xưa, gặp lại trong một chiến dịch, để rồi không bao giờ gặp lại nữa: “Cứ ngồi đây mình lại nhớ nó Không hiểu sao” [8;12] Không phải chỉ với Nguyễn Tuân, Tô Hoài: “Tôi cũng như vậy Tôi đến cái ngã năm, ngã sáu này không phải ngẫu nhiên Mười năm trước, ven hồ đằng kia, còn những tòa biệt thự mọc lên giữa những bụi chuối um tùm Mặt trận đã lan đến đấy, tan hoang cả” [8;12] Mà như, một phản ứng dây chuyền, một đêm ngã sáu, khi từng người tìm về những kỉ niệm của mình, ông lão 81 cà phê bít tất, mọi khi cứ lặng lẽ, bỗng tự dưng bật nói Đầu bếp của công sứ Trung Kì, từng ở Huế, rồi lên Bạch Mã, rồi về Pháp với Grapphơi “Đêm thành phố trên ngã năm ngã sáu bờ hè Khách đến, khách đi, lủi thủi trong bóng tối, không có báo in, báo tường mà mọi chuyện đâu cũng theo người tụ lại, mỗi người đem đến một chuyện Những ông Ba Lan và Buđa và ông Aki chẳng bao giờ gặp nữa, nhưng cứ nhớ như hôm qua, như lão 81 lúc nào cũng quan khâm sứ Grapphơi Vâng, đã là nhớ lại thì dẫu vui xưa kia cũng là nỗi buồn bây giờ” [8;37]
Cái ngã sáu Hàng Kèn còn là không gian sinh hoạt, không gian nhộn nhịp của hàng quán, các hoạt động của đoàn văn công “Trong lòng và vỉa hè ngã sáu quang đãng cứ khoảng mười giờ tối trở đi mới lập loè hàng quán
Những tối thứ bảy, từ đầu Hàng Đào xuống Tràng Thi, đến tận chợ Đuổi, mọi ngã ba ngã bảy đều kê bục, cắm cờ Các đoàn văn công nhảy xạp ràm rạp
Tiếng Trần Chất hát Chiếc khăn piêu đến đinh tai trong loa Người xem chen chúc lúc ấy mới vãn Đội quân cảnh đeo băng đỏ đã bắt đầu đi tuần đêm thiết quân luật Các gánh lục tào xá cháo gà phải hai ba giờ sáng mới hết hàng Đã quảy về còn có người gọi theo Bình yên, chẳng ai nhớ thành phố hãy còn phải quản trị theo chế độ quân sự Dọn hàng quá khuya đã thành lệ” [8;9] Ở chương hai, lại là một không gian khác, những nơi chè chén xô bồ, không gian để quên, không phải để nhớ, cái không gian sinh hoạt, làm ăn buôn bán của những con người lao động “Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái và mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đổi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phường chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giày dép với khách dừng chân” [8;10] Rồi “Nhiều hôm tan họp tối, đạp xe về trong thành phố, tạt vào cái Hà Nội 36 phố phường ăn chơi cũ, lông bông khuây khỏa đôi chút, sáng mai lại lóc cóc xuống lớp học dưới ấp sớm” [8;79] “Chúng tôi đêm hôm ấy la cà ra ngã sáu Lui hui ánh đèn chai, đèn hoa kỳ, gánh cháo gà, chõng cà phê, rượu trắng đậu nghệ, ngầu pín, lạc luộc như đầu xóm nhà hát ngoại ô hiu quạnh bên Thượng Cát, trong Ba La Bông Đỏ Ở Khâm Thiên bây giờ vẫn còn lác đác vài nhà tom chát không bỏ đi Nam Loáng thoáng tiếng đàn tưng tửng, tiếng phách [8;42] Trong không gian này, Tô Hoài dựng lại những hình dáng, những đối thoại, những con người thuộc về một thế hệ đặc biệt, đứng chân trên hai thời kì lịch sử, cả hai nền văn hóa, hai ngôn ngữ “những con người đã trải qua mấy cuộc đời” Chính trong những trang này mà ta có thể biết đến được rõ nhất về Tô Hoài, nhà văn và cả con người Bởi bây giờ, nếu ta không còn hoàn toàn đồng ý rằng: “Văn phong, đó là con người” thì nghĩ rằng: “Sách của ta không phải là ta, nhưng ta vẫn là sách của ta” cũng có phần đúng
Ngã sáu Hàng Kèn luôn hiển hiện ở chương một, chương hai đã “tan trò” đến chương năm lại hiện ra “Đã hơi khuya, trở lại ngã sáu, ghé vào ông lão cà phê 81 một lúc đợi gần nửa đêm mới lững thững lên nhà thờ” [8;230];
“Ngã sáu vẫn như mọi khi, những đêm vào mùa lạnh, mặt đường mênh mông ra trong ánh đèn thoi thóp quãng một Những cây sữa trụi lá đứng trơ trỏng”
[8;230] Không gian đường phố đẹp nhưng cũng thật yên tĩnh “Đêm công viên Thống Nhất Đèn treo vồng qua mặt cầu quán Gió Hoa cúc trắng trong bóng tối Những quả quất đốm vàng nhấp nhoáng Thoảng mùi thơm hoa hồng Ôi, sao chưa vào xuân mà đã hồng hoa…Thành phố đường vắng vẻ mùi thiên nhiên - hay là nơi đô hội người ta không để ý, mùi hoa, mùi đất, mùi lá và mùi gió mơ hồ thả xuống lòng đường, những sáng sớm vừa dứt mưa đêm” [8;223]
Hình ảnh con người lặng lẽ, bước thong thả trong đêm khuya “Đêm Nôen năm ấy, đi chơi với một người khách trẻ măng không biết tên và trong tối sáng nhấp nhem, cũng không hẳn tường mặt…Những bước thong thả trên đường khuya
Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong những trang hồi kí của Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những hình dung thật cụ thể về cuộc sống, về những gì diễn ra vào các giai đoạn lịch sử trọng đại của dân tộc, để từ đó các thế hệ độc giả thêm hiểu, thêm tự hào về đất nước mình Một đất nước nhiều năm chìm trong bom đạn mà vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc Đồng thời cũng cho người đọc hiểu thêm về cuộc sống của chính nhà văn Tô Hoài và những người thân trong gia đình nhà văn Thời gian trong hồi kí là thời gian quá khứ, là thời gian của kí ức lan tỏa, là thời gian của cảm xúc Thời gian được tái hiện đa dạng ở nhiều mặt Thời gian như phủ một lớp sương mờ để từ đó ta hiểu hơn về đất nước, về Hà Nội
3.3.1 Thời gian đồng hiện chồng chéo
Trong tác phẩm Cỏ dại, tác giả kể về cuộc đời của mình từ ấu thơ cho đến lúc trưởng thành Tác giả đã kể về những ngày tháng sống và lớn lên ở quê ngoại cụ thể là khoảng thời gian ở nhà ông bà ngoại Đan xen trong khoảng thời gian đó, tác giả lại quay trở về thời mới sinh ra “Buổi chiều muộn năm Thân ấy, sau tết rằm tháng bảy một ngày, u tôi ở cữ tôi ở cái buồng tối mò ấy
Cụ Dè bên láng giềng sang đỡ cho u tôi…Hai vai tôi nhầy nhớp bẩn bết đen xỉn” [6;22] Thời gian cứ đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại “Từ khi tôi bé, mới biết nhìn và trong ký ức lẫn lộn mang máng qua bao nhiêu năm này tháng khác, tôi đã thấy ông tôi già rồi” [6;25] Từ quá khứ lại trở về hiện tại làm cho người đọc nhận thấy cuộc sống của những người trong gia đình cậu bé Sen hiển hiện lên trước mắt Khi nói về ông ngoại của mình, tác giả quay trở lại với quá khứ của ông với những sự kiện đáng nhớ, đó là một người ông đã từng chém đầu kẻ trộm, đã từng đi phu làm mộ trong Phan Rang, Phan Thiết Đan xen trong thời gian đó là nói về thầy tôi, u tôi
Từ thời gian ở với ông bà ngoại, tác giả lại chuyển sang một bước ngoặt khác đó là thời gian nhà văn về với quê nội Quê nội cũng như quê ngoại làng Nghĩa Đô thật là nghèo “Từ khi ông nội tôi mất, nhà sút dần” [6;44] Khoảng thời gian đó có lẽ trong cảm nhận của nhà văn đó là khoảng thời gian ấm áp, vui vẻ nhất Bởi vì ở đó nhà văn được sự quan tâm và tình yêu thương của bà
Ba Trần thuật kết hợp với cảm nhận bằng tâm trạng: ‟Cái thuở xa xôi ấy không còn nữa Bà Ba tôi mất đã năm sáu năm nay rồi Từ ngày đó, tôi càng thưa về quê nội Con đường càng ngại Con đường càng xa Sao con đường trở về quê lại xa quá thế! Trong đời, tôi đã qua những đoạn đường dài gấp trăm ngàn nó mà không hề nghĩ ngợi đến nỗi xa xôi như khi tôi bước trên đường về làng nội Con đường ấy xa hơn hết và xa mãi mãi Như vẫn dài thăm thẳm từ thuở tôi còn nhỏ, mỗi lần theo u về quê” [6;46] Đến chương bốn, chúng ta lại thấy thời gian hòa quyện giữa các mốc quá khứ : “Em tôi đấy Nó đương đứng trước mặt tôi, trong bức ảnh nhỏ mà chúng tôi chụp với u, từ năm tôi lên tám Lên năm tuổi, tôi chưa dám bước chân xuống đất Năm mười tuổi, tôi vẫn chưa nói sõi nổi hai tiếng anh em Lên sáu tuổi, thày tôi xuống Hải Phòng rồi đi tàu thủy vào Nam Kì” [6;47]
Có lẽ đáng nhớ nhất là chương năm, chương tám, đó là thời gian thằng cu Bưởi sắp đi học “Sang năm tôi đi học Việc học của tôi đã được định trước từ Tết nguyên đán Chần chừ qua tết mới được đi học” Rồi những ngày tháng ở phố Hàng Mã, mang tiếng là đi học nhưng phải làm biết bao nhiêu công việc chẳng ra đâu vào đâu Đến chương mười, tác giả trở về cuộc sống của làng Nghĩa Đô Với công việc ẵm em mà tác giả cảm thấy “thích ẵm em tợn” Đó là công việc mà cu Bưởi rất yêu thích “Cả nhà, ai cũng khen tôi ẵm em khéo, em không khóc” Đến nỗi người ông cũng phải thốt lên “Thằng này ẵm em giỏi, sang năm cho đi ở kiếm tiền được rồi” [6;141] Thằng Cu Bưởi thoát khỏi những ngày làm việc như người ở, ở phố Hàng Mã và bắt đầu một niềm vui mới “Tôi đương tập huýt sáo, bạn cùng trẻ con khắp xóm Bắt đầu, những ngày lêu lổng” [6;141]
Trong hồi kí, Tô Hoài thường phá vỡ trình tự trần thuật, không tái hiện sự kiện theo trật tự biên niên mà xáo trộn chúng bằng “dòng ý thức” miên man
Theo dòng hoài niệm, thời gian tâm tưởng cứ tuôn chảy, đôi khi đứt đoạn nhưng lại được móc nối ngay vào khoảnh khắc của hiện tại Nghệ thuật trong tự truyện, hồi kí Tô Hoài vì thế mà diễn ra sinh động, hấp dẫn: ‟Ba anh em tôi ngồi lù lù đầu hè Như ba ông đầu rau đen đủi ngồi trong bếp gio Giờ đây tôi tưởng lại những buổi sáng thiểu não ấy Nhâm ơi Nhâm! Tôi gọi Nhâm vu vơ dưới ngòi bút, trong ánh đèn dầu đêm mùa xuân này Có khi nào những dòng kí ức của anh mà em đọc đến, hẳn em không giấu được mỉm cười ngạc nhiên rằng sao anh khéo nhớ ma mãnh thế Nhâm đã quên và chắc là bây giờ chẳng còn những ngày rầu rĩ như thế Tôi thì tôi nhớ dai, nhớ lắm, em ạ Cây viết lê đến dòng kẻ này, mắt tôi nhìn vào bóng đêm câm lặng lẽ vẫn thấy lại buổi sáng chúng tôi ngồi phơi đầu bùn trước hè, bên cạnh bậc hòn đá” [6;134]
Nhà văn xuất hiện với tần số đậm đặc trong cuốn hồi kí Cát bụi chân ai là “người bạn vong niên” của Tô Hoài - Nguyễn Tuân Hình ảnh Nguyễn Tuân được xuất hiện bắt đầu từ một mốc thời gian ước lệ: “Năm ấy, Nguyễn Tuân cũng chỉ khoảng trên ba mươi đôi chút” [8;5], nhưng đã có cách ăn mặc, đi đứng khác người Để khắc họa hình ảnh và cá tính của Nguyễn Tuân, Tô Hoài lựa chọn những mốc thời gian giãn cách Các sự kiện trong cuộc đời của nhà văn không được miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy mà theo diễn biến cuộc đời nhân vật theo dòng hồi tưởng của tác giả
- “Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiều” [8;7]
- “Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hương Cảng làm tài tử màn bạc” [8;13]
- “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn Thủ đô tiến quân vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang của địch, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi Mác…” [8;16]
-“Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì” [8;34] Đây là những sự kiện gắn với từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời của Nguyễn Tuân được tác giả đan xen cùng những câu chuyện đời thường của ông Tô Hoài không miêu tả đầy đủ chi tiết mà bằng những nét phác họa khái quát, con người và tính cách của nhân vật vẫn hiện lên rõ rệt Vẫn là một Nguyễn Tuân khắc khoải cho sự đi và viết Từ những năm trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi làm tài tử ở Hương Cảng, rồi những năm tham gia kháng chiến trong Trung đoàn Thủ đô, năm đi Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang Nguyễn Tuân vẫn thể hiện rõ cá tính của mình Từ thời gian gần, Tô Hoài bất ngờ quay ngược lại thời gian quá khứ xa, thuở: “Nguyễn Tuân được sinh ra và nhớn nhao lên ở Hàng Bạc Phố Hàng Bạc, số nhà 49, năm 1910 - Nguyễn Tuân ghi lại như thế ở mép một quyển sách Hướng dẫn du lịch Ba Lan, có lẽ vì đương đọc chợt nghĩ đến một kỷ niệm” [8;81] Sau rất nhiều sự kiện và bao năm trôi qua, Tô Hoài chợt quay về thời gian xa xưa, quay về năm Nguyễn Tuân ra đời và lớn lên ở phố Hàng Bạc Chuyện đời thường ở ngã năm, ngã sáu, chuyện ở quán ông lão 81, quán Tiểu Lạc Viên…Tất cả đều trở thành những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời nhà văn, và cũng từ những chi tiết vô giá ấy mà người đọc có thể hiểu thêm về tính cách, con người mỗi nhà văn
Một sự kiện rất quan trọng đối với cuộc đời của mỗi nhà văn đó là khi được kết nạp vào Đảng “Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng
Tư năm 1950” Đây là cái mốc đáng ghi nhớ đối với mỗi người đặc biệt là Nguyễn Tuân Khi nhà văn đang hòa mình vào dòng chảy của cuộc kháng chiến thực hiện lý tưởng sống Nhưng “Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói: - Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu” [8 ;165] Nguyễn
Tuân nói vậy chứ chưa bao giờ ông làm thế vì suốt cuộc đời ông vẫn lăn lộn, vẫn đi cho dù có lúc sức khỏe cạn kiệt Cái nhìn đời thường khiến chân dung nhà văn được hiện lên nhiều chiều Kỷ niệm cuối cùng về Nguyễn Tuân là một sự kiện buồn Nguyễn Tuân đã ra đi Đời người thật ngủi, phút chốc đã ra đi
Từ một thanh niên trên “ba mươi đôi chút” nay đã vĩnh biệt thế giới này
Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật miêu tả thời gian giãn cách để kể lại các sự kiện liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân Sự đảo ngược trình tự thời gian kể và trình tự các sự kiện trong chuỗi sự kiện gắn với cuộc đời của Nguyễn Tuân tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc Với từng mốc thời gian gắn với mỗi chặng đường đã qua của cuộc đời con người, càng để người đọc có thể hình dung đầy đủ hơn về nhân vật Rõ ràng là, mỗi sự kiện trong cuộc đời nhà văn đều là một sự kiện có ý nghĩa
Ngôn ngữ trần thuật
Tô Hoài rất coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc,
“thôi xao” kỹ lưỡng Tô Hoài quan niệm: “ngôn ngữ quần chúng là đó kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà văn viết tiểu thuyết” “Nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói” [20;195] Tô Hoài không chỉ tích lũy ngôn ngữ quần chúng mà ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay viết văn)
Trong các tác phẩm viết về vùng nội thành và ngoại thành Hà Nội, do luôn luôn tiếp xúc với người lao động, nên Tô Hoài đã khai thác và sử dụng rất nhiều từ ngữ trong tiếng nói hàng ngày của nhân dân Tác giả thừa nhận rằng:
“Ảnh hưởng đầu tiên đến với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị chính là làng Nghĩa Đô của tôi Người ta nói thế nào thì tôi cứ thế mà xào xáo thành văn Các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn sâu vào óc mình Tất cả các tác phẩm đầu tiên của tôi” [19; 429]
Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc Trong các cuốn hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài, tác giả đã đưa ra một hệ thống từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương, từ ngữ thông tục, và những thành ngữ, quán ngữ rất gần gũi, quen thuộc của một vùng quê ngoại thành Hà Nội
Trong hồi kí Cỏ dại, Tô Hoài đã dùng một loạt tiếng địa phương, những từ ngữ mà người Kẻ Bưởi vẫn quen dùng Người đọc có thể lập ra một trường từ vựng của người Kẻ Bưởi, từ những danh từ gọi tên đồ vật, sự vật đến những động từ, tính từ và cả những lời nói của người dân Kẻ Bưởi cũng được tác giả dẫn trực tiếp vào tác phẩm Có thể dẫn ra một vài ví dụ trong tác phẩm: ràn rụa “Mẹ nó mắng nó một câu Tức thì, nước mắt ràn rụa ra xung quanh mi”; chõm chọe “Mỗi buổi sáng, mỗi sớm mai, cái hứng viết của tôi lại đến ngồi chõm chọe trên chiếc ghế đẩu kia, hôm nay tươi tắn và hớn hở hơn hôm qua”; nghim nghỉm “Một bên gian buồng cửa đóng kín nghim nghỉm”; bực cửa
“…có bực cửa cao chắn ngang lối vào nhà”; cái giại “Gian nào cũng có cái những cái giại tre che kín”; uống ngữ “Ông tôi uống ngữ”; cái rõi cửa “Ông tôi ra góc nhà, với cái rõi cửa, đuổi theo bà tôi”; tảo bộ “…rồi rách bươm, lại về nhà tảo bộ khác”; muỗm “Những gốc muỗm thực lão, cành lá sum sê”; him
“Tôi ngoan ngoãn, him hai con mắt, nghe bà tôi nói”; trật khăn “…trong khi thày tôi cởi áo, trật khăn treo lên mắc”; xắm “Hồ đã biết xắm giấy đỡ u chưa?”; chuôi vồ “Gian đầu đằng kia cái chuôi vồ ngày trước đã bị một lần sét đánh rơi trên nóc nhà xuống”; binh nó “Đấy, bà lại binh nó”, đi nhớ “Bây giờ đi nhớ?”; ruỗi thẳng chân “Tối nào tôi cũng phải cất mấy ô chai, lọ ra khác nơi khác mới đủ chỗ cho chú Tưởng ruỗi thẳng chân”
Tiếp đến Cát bụi chân ai, nhà văn cũng sử dụng một loạt ngôn ngữ địa phương: dận giày “Chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định”; xế lô “Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng về tề ngụy cũ”; dứt tay “Rõ nhà giàu dứt tay”; nghiến ngả “Chẳng khi nào Nguyễn Tuân bớt nghiến ngả tôi về cái chỗ ở mới này”; dòng dã “Đến Thượng Yên, Aki sốt rét dòng dã, mặt trắng nhợt”; ràn rụa “Aki ra thị xã, trở về, đứng trước lán, nước mắt ràn rụa”
Bên cạnh đó Chuyện cũ Hà Nội, tác giả cũng đã vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo những từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương: giựt nóng
“Lúc túng, coi như giựt nóng”; giữ mẽ “Nhưng chẳng gì cũng có khung cửi đương làm, lại nữa các dì tôi đều chưa chồng, cho nên phải giữ mẽ đôi chút”; rượu ngữ “Nửa cút rượu ngữ buổi chiều của ông tôi”, “…cứ đến chập tôi ông tôi cất cả vào chiếc hòm bàn trong gian giữa bày ra phản mâm cơm có cút rượu trắng, hai người uống ngữ”; chuội “Khổ lụa mộc chưa chuội, bụi hồ rụng xuống mặt sập, trắng như bột nếp”; trẫm mình “Người chết đuối hay đi trẫm mình, thật cũng không rõ”…
Trong các từ ngữ trên, đáng chú ý nhất là từ “ngữ” với nghĩa: chừng mực mức độ không chỉ được dùng trong các kết hợp động từ kiểu như: ăn tiêu có ngữ “Tuy được mua gạo có ngữ, nhưng chẳng biết cái đói còn triền miên đến bao giờ, cũng không ai dám ăn no” [10; 76] hay “ăn uống có ngần có ngữ” trong tiếng phổ thông mà còn được dùng trong các kết hợp với danh từ, thậm chí được dùng độc lập như một danh từ: “Buổi chiều ông tôi uống rượu, ông tôi uống ngữ, mỗi chiều áng chừng một cút nhỡ bốn xu; Nửa cút rượu ngữ buổi chiều của ông tôi”, ‟cứ đến chập tôi ông tôi cất cả vào chiếc hòm bàn trong gian giữa bày ra phản mâm cơm có cút rượu trắng, hai người uống ngữ”
[10;656] “Nguyễn Tuân uống rượu ngữ kiểu các cụ ta xưa” [8;292] Cách dùng đó, theo Tô Hoài kể, là dựa theo thói quen trong tiếng nói hàng ngày của nhân dân làng Nghĩa Đô Vốn là: trước Cách mạng tháng Tám, những người thợ dệt Nghĩa Đô đi làm thuê thường “ăn cơm ngữ” và “dệt lĩnh lấy tiền tấm”
“Cơm ngữ” là cơm có định mức nhất định theo sự thỏa thuận giữa chủ và người làm thuê Cách nói này hiện nay vẫn còn được dùng trong lời nói hàng ngày của nhân dân Việc dùng “cơm ngữ”, “rượu ngữ” thay cho “cơm có định mức”; “rượu có định mức” là một sáng tạo trong lời nói hàng ngày của nhân dân vùng Nghĩa Đô mà tác giả đã học tập được
Bên cạnh đó còn chú ý tới từ ‟cung cúc” Theo Từ điển Tiếng Việt, “cung cúc chỉ dáng đi cắm cúi và nhanh vội” [25;223] Tô Hoài sử dụng triệt để tạo nên giá trị tạo hình Khi nói về sự mải chơi quên cả giờ về, u xách roi đi tìm thì mới: “Tôi cung cúc chạy về Bỏ lại cả gươm với kiếm Vài hôm lại một lần u vác roi đi tìm tôi như vậy” [6;130] Trong cái dáng chạy “cung cúc” đó ta thấy cu Bưởi rất sợ, rất ngoan nhưng chỉ vài hôm sau đó lại để “U vác roi đi tìm”
Hay Tô Hoài còn viết “Dì tôi cõng tôi, cung cúc chạy Vừa chạy, vừa khóc rưng rức Tôi ngơ ngẩn sợ nép xuống lưng dì” [6;76]
3.4.2 Thành ngữ, từ ngữ điển tích
Giọng điệu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học Nó đòi hỏi người trần thuật, người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng trời phú của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện
Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu” [16;134]
Các tác phẩm hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài hấp dẫn bạn đọc bởi sự linh hoạt trong cách kể chuyện, bằng giọng điệu dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa tinh quái, vừa suồng sã, tự nhiên vừa trữ tình, thấm thía tạo nên sự phức điệu trong hồi ký nhưng cũng vô cùng nghiêm trang, thâm thuý
3.5.1 Giọng điệu hóm hỉnh Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh tế Rất hiếm khi ta thấy
Tô Hoài cao giọng Những triết lý về đời sống của Tô Hoài bắt nguồn từ những câu chuyện đã từng xảy ra đâu đó trong đời chứ không phải là sản phẩm của những tư biện xám màu Đây cũng là một bí quyết chinh phục độc giả của
Tô Hoài Đọc ông người ta không thấy gượng, không thấy giả cũng vì lẽ đó
Có cảm giác như Tô Hoài biết nuôi dưỡng một bí mật: những chuyện kể, những hồi ức trong tác phẩm của ông là những chuyện mà ông đã nhập tâm, đã biết tỏng tự đời nào, bây giờ ông “mới hé cho khách hồng trần thử soi” Sự đời nó thế, dâu bể cũng là đấy mà ngọt ngào phởn chí cũng từ đấy Chuyện về đời cũng là chuyện về chính bản thân ông
Ai đã từng đọc hồi kí Tô Hoài, hẳn không thể không ấn tượng với một
Tô Hoài hóm hỉnh mà thông minh Rất tự nhiên, ông đi hết từ chuyện này sang chuyện khác, có chỗ tưởng như “lan man kề cà nhưng lại không hề vô vị”
Từng câu nói, từng tiếng cười, giọng điệu của từng nhân vật, từng con người ngoài đời như thế nào thì ông để cho thật tự nhiên đi vào tác phẩm như thế Tất cả những điều ấy thể hiện một nghệ thuật trần thuật đặc sắc ở hồi kí Tô Hoài
Từ ngay chất liệu rất “tươi mới” của đời thường, nhà văn có một cách riêng khi xây dựng cốt truyện Điều làm ta thú vị khi đọc hồi kí của Tô Hoài là mặc dù giọng hồi tưởng nhẩn nha mà không đơn điệu vì giọng kể chuyện dí dóm, hài hước Khi tác giả biến những điều thiêng liêng thành cái buồn cười, khôi hài khiến người đọc thấy vui: “Về việc đi theo đạo, bà tôi thường kể lại một câu chuyện buồn cười
Chặp tối, các dì tôi quì cầu kinh giữa nhà Thầy giáo làm lễ bên cạnh Thầy để ý nghe lời cầu kinh của dì tôi Thầy nghe tiếng rì rầm đều đều Đức Chúa… Đức Chúa Lời có mười cái răng Đức Chúa Lời có mười cái răng Đức
Dì tôi quì, hai mắt nhắm tịt, cái đầu gật gưỡng Tan lễ, thầy giáo gọi dì tôi đến, bảo đọc lại câu kinh Dì tôi đọc lại: Đức chúa Lời có mười cái răng Cả nhà không ai dám cười Thầy giáo nghiêm trang bảo: "Bận sau, nhớ cầu Đức chúa Lời có mười điều răn Đọc lại nào" [6;22] Sự khôi hài đó làm người đọc phải bật cười theo
Giọng hài hước, dí dỏm sinh động, chân thật đến mức hồn nhiên trong
Cỏ dại Ai đã qua tuổi thơ cũng bắt gặp mình trong đó Đọc những trang văn của Tô Hoài ta vừa thấy buồn cười vừa thấy thương quá về tuổi thơ Có lẽ vì sự hài hước, hóm hỉnh này mà Tô Hoài trở thành nhà văn của nhiều lứa tuổi
Trong dòng hồi tưởng về ấu thơ ta đã nhận ra chất giọng hài hước, dí dỏm, một cái nhìn giễu cợt về mình: “Một buổi kia, ngồi trong lớp, tôi chợt nghe mình buồn buồn đi đái Ôi đích thực Thôi chết Có những đứa lên khoanh tay, thò đầu bên bàn thầy, thưa xin thầy cho đi giải Tôi chỉ việc lên thưa thầy một câu, cũng sẽ được hả hê như vậy Nhưng tôi không dám Tôi ngồi yên, đôi chốc nheo mặt nhìn trộm thầy giáo…” [6;65] Giọng điệu hóm hỉnh khi các dì nói về mình “giời để cho làm người, ngày sau chim gái ra phết đây” [6;23] Hay
“Thỉnh thoảng có thư thầy tôi gửi về Bác phu trạm tận Hoài Đức lại vào nhà tôi đưa thư…Bóng bác đã ra ngõ, bên rổ tơ, dì Năm và dì Bảy còn cười rinh rích
Người như củ súng thế mà lại định chim con gái làng này” [6;68] Cách so sánh của những cô gái đậm chất khẩu ngữ đời thường, lại ẩn trong đó cả niềm kiêu hãnh của những cô gái đang có trong mình quãng đời đẹp nhất của tuổi trẻ
Chuyện cũ Hà Nội cũng giọng điệu kể chuyện vừa nhẩn nha, vừa hóm hỉnh
“Ở lớp học có nhiều cái sợ, nhưng phải đi khám ghẻ thì hãi hơn cả Vì không may mà bị ghẻ lại phải dẫn đến tận đâu, mới nghe bàn tán đã khiếp Chỉ có thằng nào lên quai bị thì sướng Tự dưng, một bên má sưng vếu – mà chúng nó bảo không đâu, thế là trường cho nghỉ đúng hai mươi mốt ngày Cứ đứa nào lên quai bị thì được nghỉ thế Tôi mong tôi được lên quai bị Nghe nói ở lớp ba có đứa nhờ đấm vào hàm cho sưng lên, giả làm bệnh quai bị Không biết có được không”
[10;662] Đến Cát bụi chân ai, người đọc cũng rất hào hứng với lối kể chuyện của
Tô Hoài Cuộc trò chuyện giữa ông xích lô và lão 81, Tô Hoài kể chuyện thật hóm hỉnh:
- “Này ông bít tất, năm nay tuổi giờ cụ được bao nhiêu?
- Thưa ông nhà cháu thất thập rưỡi
- Thế thì cái thằng Grapphơi của cụ xuống chơi với giun lâu rồi” [8;37]