1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố hà nội

86 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (7)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Mẫu khảo sát (11)
  • 6. Câu hỏi nghiên cứu (11)
  • 7. Giả thuyết nghiên cứu (11)
  • 8. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 9. Kết cấu của Luận văn (13)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ (14)
    • 1.1. Công nghệ xử lý CTRSH (14)
      • 1.1.1. Tổng quan về CTRSH (14)
      • 1.1.2. Xử lý CTRSH (18)
      • 1.1.3. Công nghệ xử lý CTRSH (25)
    • 1.2. Quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH (26)
      • 1.2.1. Công tác quản lý công nghệ xử lý CTRSH (26)
      • 1.2.2. Lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho các đô thị (27)
  • CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ (35)
    • 2.1. Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội (35)
      • 2.1.1. Khái quát về hoạt động quản lý CTRSH tại Việt Nam (35)
      • 2.1.2. Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội (39)
    • 2.2. Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng tại Thành phố Hà Nội (45)
      • 2.2.1. Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng tại Việt Nam (45)
      • 2.2.2. Tổng quan các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội (49)
      • 2.2.3. Đánh giá hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH tại Hà Nội (54)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ (60)
    • 3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thành phố Hà Nội (60)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (60)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (61)
    • 3.2. Quy hoạch quản lý CTR của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 (63)
    • 3.3. Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH Hà Nội Xanh cho Thành phố Hà Nội (65)
      • 3.3.1. Rà soát các cơ sở pháp lý liên quan đến định hướng xử lý CTRSH. 68 3.3.2. Xác định các căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH (68)
      • 3.3.3. Xây dựng các nhóm tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH (71)
      • 3.3.4. Đánh giá các công nghệ xử lý CTRSH đề xuất bằng phương pháp lựa chọn công nghệ theo chỉ tiêu tổng hợp (73)
      • 3.3.5. Đánh giá tính khả thi của việc thực hiện lựa chọn công nghệ xử lý (78)
  • KẾT LUẬN (13)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ những năm 2000, quản lý công nghệ (bao hàm lựa chọn công nghệ) đã chính thức đƣợc thế giới công nhận là một ngành khoa học Bởi lẽ, công nghệ và quản lý công nghệ giữ một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển KT-XH của một quốc gia nói riêng cũng nhƣ thế giới nói chung

Ngày nay, quản lý công nghệ đƣợc phát triển và ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như kỹ thuật, xây dựng, thương mại, quốc phòng, TN&MT…

Nhiều trường đại học ở Việt Nam đã đưa quản lý công nghệ thành môn học chính thức bắt buộc đối với một số ngành học, trong đó có ngành khoa học quản lý; đã có giáo trình riêng phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu Tiêu biểu nhất có cuốn Giáo trình Quản lý Công nghệ của Bộ môn Quản lý công nghệ - Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do PGS.TS Nguyễn Đăng Dậu chủ biên, đƣợc NXB Thống kê xuất bản lần đầu năm 2007, sau đó tái bản vào năm 2010 và năm 2012

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, các phòng quản lý công nghệ trực thuộc các sở ban ngành, các công ty đƣợc thành lập ngày càng nhiều Riêng với ngành TN&MT, quản lý công nghệ môi trường, mà cụ thể là quản lý công nghệ xử lý chất thải (bao hàm lựa chọn công nghệ xử lý chất thải) rất đƣợc quan tâm bởi tác động ngày càng sâu sắc (mà hầu hết là các tác động tiêu cực) của chất thải tới môi trường và sức khỏe con người

Theo tổng hợp của tác giả, hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về quản lý công nghệ xử lý CTRSH nói chung, cũng nhƣ lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH nói riêng Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý CTRSH ở Hà Nội và đề xuất công nghệ xử lý” (2014) của Trung tâm Phát triển công nghệ cao, trực thuộc Bộ KH&CN Đề tài đã đƣa ra đƣợc các phân tích và đánh giá tổng thể về hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc áp dụng trên địa bàn Thành phố; phân tích đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của các công nghệ này; từ đó đề xuất, lựa chọn ra công nghệ xử lý phù hợp Đề tài này chủ yếu đi vào nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật của công nghệ xử lý CTRSH

Kế đến là luận án Tiến sĩ “Mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030” (2015) của tác giả Lê Cường, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Luận án đã đưa ra được một nghiên cứu tổng thể về vấn đề quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội trước tác động của quá trình đô thị hóa Từ đó tác giả luận án xây dựng ra 03 mô hình quản lý CTRSH và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH cho khu ven đô đô thị trung tâm Hà Nội; nghiên cứu mô hình cơ cấu tổ chức quản lý URENCO huyện, HTX dịch vụ môi trường… trong mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị; cũng nhƣ đƣa ra các cơ chế chính sách và xã hội hóa quản lý CTRSH

Thấy rằng, đề tài thứ nhất chủ yếu đi vào đánh giá kỹ thuật của các công nghệ xử lý CTRSH, đề tài thứ hai đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH mới chỉ xuất hiện trong các hội thảo khoa học: Hội thảo “Công nghệ xử lý CTRSH đô thị và Khu Công nghiệp” (2009) do Bộ Xây dựng phối hợp với Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức; hay là hội thảo “Lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện Việt Nam” (2011) do Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức Nội dung của hai cuộc hội thảo này cũng tập trung vào việc đánh giá, tổng kết hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH đã áp dụng tại các địa phương trên cả nước, sau đó đề xuất một số công nghệ mới có tính thực thi hơn, tức là đi tìm những giải pháp cụ thể Tuy nhiên, theo tác giả cách giải quyết vấn đề này là không triệt để Mấu chốt là phải tìm ra căn nguyên vì sao mà hầu hết các công nghệ xử lý CTRSH đƣợc chọn đều không đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn Nhƣ nhận định của tác giả, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thiếu quy trình lựa chọn đƣợc chuẩn hóa, bởi hiện nay khi tiến hành lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH, các địa phương trên cả nước không sử dụng bất kỳ một quy trình lựa chọn nào

Ngoài ra, do những khác biệt đặc thù trong thực trạng quản lý công nghệ xử lý chất thải của từng địa phương, tác giả nhận thấy một khoảng trống nghiên cứu trong hệ thống lý luận về công tác quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH Vì vậy, với đề tài “Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Hà Nội”, tác giả hi vọng sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống này bằng việc bổ sung thêm một số lý luận về công tác quản lý công nghệ (cụ thể là lựa chọn công nghệ) xử lý chất thải nói chung và CTRSH nói riêng Trong chương cuối của luận văn, tác giả xin đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH Hà Nội Xanh nhƣ một công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý công nghệ môi trường; với hi vọng có thể áp dụng quy trình này vào thực tiễn tại địa bàn Thủ đô Hà Nội, nơi tác giả đang sinh sống, học tập và làm việc.

Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Nhận dạng đối tượng nghiên cứu

- Các đặc điểm và điều kiện đặc trƣng của Thành phố Hà Nội

- Các công nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc áp dụng tại Thành phố Hà Nội

- Quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội

3.2 Mục tiêu tổng quát Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với các điều kiện và đặc điểm đặc trƣng của Thành phố Hà Nội

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho các đô thị

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH tại các đô thị ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH hiện đang áp dụng tại Thành phố Hà Nội) khi chƣa có quy trình lựa chọn

- Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện và đặc điểm của Thành phố Hà Nội (tầm nhìn đến năm 2025).

Mẫu khảo sát

5.1 Nhận dạng khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý công nghệ xử lý CTRSH, trong đó tập trung vào việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội

5.2 Nhận dạng khách thể để có cơ sở chọn mẫu khảo sát

Giới hạn khách thể cũng chính là mẫu khảo sát:

- Các điều kiện và đặc điểm về tự nhiên, về KT-XH… của Thành phố Hà Nội

- Hoạt động quản lý lý công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội, trong đó tập trung vào việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

- Các công nghệ xử lý CTRSH đã và đang đƣợc áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Câu hỏi nghiên cứu

6.1 Câu hỏi chủ đạo của đề tài (Leading question)

Làm thế nào để lựa chọn đƣợc công nghệ xử lý CTRSH phù hợp trong điều kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội?

6.2 Các câu hỏi cụ thể (Sub-questions)

- Thành phố Hà Nội có các đặc điểm nhƣ thế nào (các điều kiện đặc trƣng về tự nhiên, điều kiện về KT-XH…)?

- Thực trạng hoạt động quản lý và xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội ra sao? Các công nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc áp dụng mang lại hiệu quả nhƣ thế nào khi chƣa có quy trình lựa chọn công nghệ?

- Làm thế nào để lựa chọn đƣợc công nghệ xử lý CTRSH phù hợp trong điều kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội?

Giả thuyết nghiên cứu

7.1 Giả thuyết chủ đạo Đề xuất áp dụng quy trình Hà Nội Xanh trong lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho Thành phố Hà Nội

7.2 Các luận điểm cụ thể

- Thành phố Hà Nội mang đầy đủ đặc điểm của các đô thị ở Việt Nam, ngoài ra còn mang những đặc điểm riêng khác biệt: Hà Nội là một thành phố có quá trình đô thị hóa nhanh, song quỹ đất lại bị giới hạn không đủ phục vụ phát triển; dân cƣ Thành phố đông đúc và có thành phần đa dạng do sự di cƣ đến liên tục hàng năm từ các địa phương khác; các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch của Hà Nội tăng trưởng rất mạnh… Về tổng thể, các hoạt động phát triển KT-XH của Thành phố một mặt giúp cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ; mặt khác làm gia khối lƣợng CTRSH phát sinh, tạo ra sức ép mạnh mẽ đến môi trường, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên và gây mất cân bằng sinh thái

- Thực trạng công tác quản lý công nghệ CTRSH tại Thành phố Hà Nội chƣa đồng bộ, chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng chƣa phù hợp và kém hiệu quả Hầu hết các công nghệ này đều không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, ít chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lƣợng từ chất thải

- Cần xây dựng một quy trình để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho Thành phố Hà Nội Đề xuất quy trình Hà Nội Xanh.

Phương pháp nghiên cứu

8.1 Các hướng tiếp cận chủ yếu sẽ được sử dụng

- Các hướng tiếp cận lý thuyết: Thống kê, tổng hợp

- Các hướng tiếp cận phương pháp: Kế thừa, so sánh và đối chứng, phân tích và tổng hợp

8.2 Các phương pháp thu thập thông tin

- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập dữ liệu, so sánh và đối phân tích và tổng hợp dữ liệu

- Thu thập thông tin, dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, thu thập số liệu từ các báo cáo tổng hợp của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực TN&MT, các báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng BCL, các trạm xử lý, nhà máy xử lý chất thải của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn

2011 - 2016; thu thập thông tin, dữ liệu từ các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam; từ các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố về quản lý CTRSH, về quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng; các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chủ yếu là quan sát, nghiên cứu tình huống; sau đó xử lý bằng phương pháp thống kê tổng hợp và so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng công tác quản lý, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Hà Nội; từ những kết quả đã đạt đƣợc cho đến những khó khăn đang gặp phải, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế và hoàn thiện hoạt động quản lý, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho Thành phố Hà Nội

+ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

+ Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng để thống kê các số liệu, thông tin từ báo cáo của các nguồn chính thống; từ đó chọn lọc, tổng hợp thành các bảng dữ liệu cụ thể về hoạt động quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội

+ Phương pháp so sánh, phân tích được sử dụng để so sánh, phân tích nguồn dữ liệu đã được tổng hợp; đánh giá tính ưu việt, tính khả thi và đo lường hiệu quả của các phương án công nghệ xử lý CTRSH được đề xuất.

Kết cấu của Luận văn

Luận văn bao gồm các phần nội dung sau:

Phần mở đầu Chương 1 Cở sở lý luận về việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH Chương 2 Hoạt động quản lý chất thải và các công nghệ xử lý CTRSH tại

Chương 3 Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH Hà Nội Xanh cho Thành phố Hà Nội

Kết luận và Khuyến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Công nghệ xử lý CTRSH

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

“Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra, chất thải còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác” [10;41]

Xét về trạng thái tồn tại, chất thải có ba dạng:

+ Chất thải ở trạng thái rắn (thường gọi là CTR), bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, các khu xây dựng (kim loại, da, hóa chất, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng…)

+ Chất thải ở trạng thái lỏng, gồm phân bùn từ cống rãnh, bể phốt; nước thải từ các nhà máy lọc dầu, nhà máy bia rượu, từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp…

+ Chất thải ở trạng thái khí, bao gồm các khí thải từ các động cơ đốt trong của các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu…

“CTR bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa; Thuật ngữ CTR bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng…”

Phần lớn CTR hiện nay là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống của con người ở các đô thị, người ta gọi loại CTR này là CTR đô thị CTR đô thị là loại CTR mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bất kỳ sự bồi thường cho sự vứt bỏ đó; xã hội nhìn nhận CTR đô thị nhƣ một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy CTR đô thị bao gồm: CTRSH, CTR xây dựng và đập phá (xà bần), bùn thải từ các bể tự hoại, từ các hoạt động nạo vét cống rãnh và kênh rạch, CTR của các nhà máy xử lý (nhà máy xử lý nước cấp, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt), lò đốt CTRSH

CTRSH (còn gọi là rác sinh hoạt) là CTR đƣợc thải ra từ sinh hoạt cá nhân, các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư ), khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ ), khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chánh nhà nước, văn phòng công ty ), từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh, ), từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh ) của các khoa, bệnh viện không lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ) CTRSH chiếm tỷ trọng cao nhất trong thành phần CTR đô thị

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả xin thu hẹp nội dung nghiên cứu của mình vào CTRSH tại các đô thị

Thông thường, CTRSH được phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật Việc phân loại CTRSH theo mức độ nguy hại nhằm phục vụ việc nghiên cứu, sử dụng, kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả

Theo cách phân loại này, CTRSH bao gồm:

+ CTRSH thông thường (sau đây sẽ gọi là CTRSH): là những CTRSH không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp Chúng thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, ở các khu đô thị…

+ Chất thải nguy hại (CTNH) trong sinh hoạt: là những CTNH bị thải lẫn vào CTRSH mang đến bãi chôn lấp, tỷ lệ từ 0,02 - 0,82% CTNH bao gồm các chất dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, các chất nhiễm khuẩn độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất thải phóng xạ, các kim loại nặng…

Các CTNH này tiềm ẩn khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ tới sức khoẻ con người và sự phát triển của các loài động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

1.1.1.3 Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH

CTRSH đƣợc thải ra mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố, từ các khu dân cư, các hộ gia đình, đến các khu thương mại dịch vụ, tổ hợp vui chơi

- giải trí, các khu chợ, nhà hàng, khách sạn, các viện, trường học, các cơ quan đoàn thể…

Bảng 1.1 Nguồn phát sinh CTRSH Nguồn phát sinh

Các thành phần chất thải

Hộ gia đình, chung cƣ, biệt thự

Thực phẩm dƣ thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ điện tử, vật dụng hƣ hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…) và CTNH (pin, ac- quy, thuốc chuột; bao bì thuốc BVTV và hóa chất; bóng đèn neon; dầu thải từ phương tiện giao thông cơ giới; bơm kim tiêm của người nghiện ma túy; bình xịt côn trùng…)

Nhà kho, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại và CTNH (pin, ac-quy, bóng đèn neon…)

Dịch vụ công cộng đô thị

Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, vườn hoa, khu vui chơi

Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, chất thải chung tại các khu vui chơi giải trí, bùn cống rãnh… giả trí, cống rãnh, bùn thải…

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, CTNH (pin, ac-quy, bóng đèn neon…)

Nguồn: Tạp chí Môi trường tổng hợp (2016)

Thành phần của CTRSH là thuật ngữ dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải Các thông tin về thành phần CTRSH đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn các quy trình để xử lý, những công nghệ và thiết bị thích hợp, cũng nhƣ trong việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTRSH

Thành phần cơ bản của CTRSH bao gồm:

+ Chất hữu cơ: các chất có nguồn gốc hữu cơ nhƣ cây cỏ loại bỏ, lá rụng, các loại thực phẩm hƣ hỏng, chất thải từ các lò giết mổ, từ các hộ chăn nuôi cho đến các dung môi, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật…

+ Chất vô cơ: bao gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi…

Bảng 1.2 Minh họa các thành phần của CTRSH

Thành phần Định nghĩa Ví dụ

Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon

Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô

Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu đƣợc chế tạo từ tre, gỗ, rơm Đồ dùng bằng gỗ nhƣ bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa

Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ, dây điện

Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ da và cao su

Bóng, giày dép, túi xách, ví, vật dụng bằng cao su

Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ sắt dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ

Các kim loại phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng

Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm đƣợc chế tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn Đá và sành sứ Các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm

Tất cả các vật liệu khác không đƣợc phân loại trong bảng này

Loại này có thể chia thành hai phần: kích thước > 5 mm và loại < 5 mm Đá cuội, cát, đất, tóc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

1.2.1 Công tác quản lý công nghệ xử lý CTRSH

Quản lý công nghệ xử lý CTRSH là một hệ thống kiến thức liên quan đến việc thiết lập và thực hiện chính sách phát triển, sử dụng công nghệ xử lý CTR và xem xét tác động của công nghệ xử lý CTRSH đối với xã hội, với các tổ chức, các cá nhân và tự nhiên, nhằm thúc đẩy đổi mới, tạo tăng trưởng kinh tế và tăng cường trách nhiệm trong sử dụng công nghệ xử lý CTRSH đối với lợi ích của nhân loại Mục tiêu của quản lý công nghệ xử lý CTRSH là nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí; đồng thời phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải

Công tác quản lý công nghệ xử lý CTRSH là một phần tử quan trọng của hệ của hệ thống quản lý CTR Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý CTR là ƣu tiên các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các biện pháp khác; do các biện pháp giảm thiểu tại nguồn làm tăng giá trị tiết kiệm trên từng tấn chất thải thông qua việc cắt giảm đƣợc chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác động xấu tới môi trường Tương tự như vậy, quản lý công nghệ xử lý CTRSH cũng ƣu tiên các công nghệ xử lý giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các công nghệ khác

Thứ tự các công nghệ đƣợc ƣu tiên lựa chọn là:

- Chế biến chất thải, bao gồm: sản xuất phân bón, khí sinh học, đốt tận dụng nhiệt, tiêu hủy

- Chôn lấp hợp vệ sinh

1.2.2 Lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho các đô thị

Lựa chọn công nghệ xử lý CTR là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý công nghệ xử lý CTR Một công nghệ xử lý đƣợc coi là hiệu quả khi có thể tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, đồng thời không gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng Công nghệ xử lý CTR đƣợc chọn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, lại phải phù hợp với đặc thù về điều kiện KT-XH của từng quốc gia/ địa phương, đó chính là công nghệ thích hợp cần tìm kiếm

Cũng giống nhƣ công tác lựa chọn công nghệ xử lý CTR, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cũng dựa vào các tiêu thức chung để chọn ra công nghệ xử lý thích hợp có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu cấp bách về BVMT, an toàn với sức khỏe cộng đồng, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương, của nền kinh tế quốc gia tại thời điểm mà công nghệ được lựa chọn Từ các tiêu thức và định hướng về công nghệ xử lý CTRSH tại từng thời điểm, các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp đánh giá để tiến hành đo lường và so sánh hiệu quả của các công nghệ đang xem xét, sau đó tiến hành chọn ra công nghệ thích hợp nhất

Có ba yêu cầu quan trọng trong lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH đó là:

- Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phải căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương

- Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lƣợng

- Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lƣợng CTRSH phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường

1.2.2.1 Khái niệm công nghệ thích hợp

“Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển KT-XH, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương” [7;137]

Tuy nhiên, công nghệ thích hợp chỉ mang tính tương đối, luôn thay đổi theo từng khoảng thời gian và không gian khác nhau Do đó, tính thích hợp và không thích hợp của một công nghệ cần được xem xét thường xuyên

Kết hợp những điều này với khái niệm công nghệ thích hợp đã trình bày ở trên, theo ý kiến cá nhân của tác giả: Công nghệ thích hợp phải là công nghệ hướng tới đạt chuẩn, phù hợp với năng lực và điều kiện thực tiễn Đặc trưng của công nghệ thích hợp ở các nước đang phát triển như Việt Nam là cố gắng để thích nghi và triển khai công nghệ phù hợp với hoàn cảnh

Việc lựa chọn đƣợc một giải pháp và các đối tác triển khai công nghệ phù hợp sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế quốc gia/địa phương tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trực tiếp cũng nhƣ các chi phí cơ hội phải trả, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao từ sự phát triển của xã hội và thế giới Rõ ràng, không có công nghệ nào là thích hợp với tất cả các quốc gia, với tất cả các vùng miền hoặc địa phương khác nhau Bất kỳ một công nghệ nào cũng chỉ thích hợp với một hoặc vài vài quốc gia/ vùng/ địa phương nhất định

Lựa chọn được các công nghệ thích hợp sẽ đem lại những lợi ích sau:

- Tìm ra mối quan hệ hài hòa hơn và có thể chấp nhận đƣợc với hoàn cảnh xung quanh

- Tìm ra đƣợc cách để thoát khỏi sự khủng hoảng về nguyên liệu và năng lƣợng đang thúc bách lúc bấy giờ

- Giảm bớt các công việc nặng nhọc mà ít người muốn làm

- Triển khai thêm nhiều hơn các việc làm để có lợi cho xã hội

- Đưa các ngành kinh tế địa phương phát triển đúng hướng, cùng lúc tăng số lượng các doanh nghiệp do chính người địa phương điều hành và làm chủ Để xác định ra các công nghệ thích hợp, có một vài căn cứ chủ yếu:

- Hoàn cảnh, bao gồm: Dân số, tài nguyên, kinh tế, công nghệ, môi trường sống, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật, quan hệ quốc tế

- Mục tiêu phát triển: Dựa vào các mục tiêu quốc gia, của ngành, của địa phương, của cơ sở mà xác định, nhưng phải phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cùng lúc tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả

1.2.2.1 Các tiêu thức lựa chọn công nghệ thích hợp

Có một số tiêu thức chung để tiến hành lựa chọn công nghệ, với lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH trong lĩnh vực môi trường cũng không ngoại lệ Theo giáo trình Quản lý công nghệ (2013) của tác giả Nguyễn Đăng Dậu, có một số tiêu thức cụ thể đó là:

- Công nghệ thích hợp mang mục tiêu chủ đạo là đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân

- Công nghệ thích hợp có khả năng thu hút một số lƣợng lao động lớn, trong đó có thành phần lao động nữ

- Công nghệ thích hợp có khả năng bảo tồn và phát triển công nghệ truyền thống và tạo ra các ngành nghề mới

- Công nghệ thích hợp đảm bảo chi phí và kỹ năng thấp

- Công nghệ thích hợp tạo ra khả năng hoạt động cho cả các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ

- Công nghệ thích hợp tiết kiệm tài nguyên

- Công nghệ thích hợp thu hút sử dụng dịch vụ, nguyên liệu trong nước

- Công nghệ thích hợp có khả năng sử dụng đƣợc phế liệu và không gây ra ô nhiễm môi trường

- Công nghệ thích hợp tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế cho xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân

- Công nghệ thích hợp tạo ra sự phân bố rộng rãi và giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập

- Công nghệ thích hợp không gây xáo trộn đối với văn hóa, xã hội

- Công nghệ thích hợp tạo tiền đề để tăng cường xuất khẩu, phân công hợp tác quốc tế

- Công nghệ thích hợp tạo ra tiềm năng nâng cao năng lực công nghệ

- Công nghệ thích hợp đƣợc hệ thống chính trị chấp nhận

Nhận thấy rằng những tiêu thức để lựa chọn công nghệ thích hợp này đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam Dù vậy, do sự vận động và bến đổi liên tục của môi trường nên sự liệt kê trên đây chưa thực sự đầy đủ và có thể thay đổi theo thời gian Sự thích hợp của công nghệ không phải là bản chất nội tại của bất kỳ một công nghệ nào mà xuất phát từ môi trường xung quanh, trong đó công nghệ được sử dụng (khi được xem xét một cách toàn diện) Xét theo góc độ môi trường, có hai loại công nghệ là công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch (công nghệ thân môi trường) Công nghệ sạch có quá trình sản xuất tuân theo điều kiện giảm ảnh hưởng ô nhiễm tới môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và năng lượng với chi phí hợp lý, kinh tế Đây chính là những công nghệ xử lý CTRSH mục tiêu mà nhà quản lý cần cân nhắc lựa chọn Các nhà quản lý sẽ xác định sự thích hợp bằng cách phối hợp tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả của công nghệ cho hiện tại cũng như tương lai

1.2.2.2 Định hướng công nghệ thích hợp

Có năm cách để định hướng công nghệ thích hợp thường được áp dụng đó là: Định hướng theo trình độ công nghệ:

Cơ sở của định hướng này là có một loại công nghệ sẵn có để thỏa mãn một nhu cầu nhất định Vấn đề đặt ra là lựa chọn công nghệ nhƣ thế nào cho phù hợp Người ta sắp xếp các công nghệ theo thứ tự giảm dần về trình độ

Hình 1.2 Hình minh họa trình độ công nghệ theo thứ tự giảm dần

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội

2.1.1 Khái quát về hoạt động quản lý CTRSH tại Việt Nam

Trong những năm qua, ô nhiễm CTR tiếp tục là một trong những vấn đề môi trường trọng điểm Tính trên phạm vi cả nước, lượng CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm; con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới cả về lƣợng và mức độ độc hại Đối với CTRSH nói riêng, theo thống kê, CTRSH phát sinh ở các đô thị chiếm hơn 50% tổng lượng CTRSH của cả nước mỗi năm Xét theo phạm vi, hai khu vực có lượng CTRSH phát sinh cao nhất cả nước là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng Đối với khu vực đô thị, lƣợng CTRSH phát sinh liên tục gia tăng Theo số liệu từ báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng” của Bộ Xây dựng, lƣợng CTRSH phát sinh trên toàn quốc trong giai đoạn 2011 - 2015 liên tục tăng lên với mức tăng trung bình 12% mỗi năm và đang có xu hướng tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2016 - 2020 Vào năm 2007, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc mới chỉ là 17.682 tấn/ngày; đến năm 2014, khối lƣợng này đã tăng lên 32.000 tấn/ngày (tăng gần 81% sau

7 năm); năm 2015 là 38.000 tấn/ngày Ở khu vực nông thôn, ƣớc tính mỗi năm tại khu vực này phát sinh khoảng 7 triệu tấn CTRSH Vấn đề quản lý CTRSH khu vực nông thôn hiện nay đang là vấn đề nóng của các địa phương Nguyên nhân chính là do sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng cũng tạo sức ép lớn đối với môi trường khi thải ra lượng CTRSH lớn

Bảng 2.1 Lượng CTRSH phát sinh tại một số địa phương trên cả nước giai đoạn 2011 - 2015

TT Địa phương Lượng CTRSH đô thị phát sinh (tấn/năm)

I Đô thị loại đặc biệt

II Thành phố là đô thị loại I và tỉnh có đô thị loại I

III Tỉnh có đô thị loại II

IV Tỉnh có đô thị loại III

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường 5 năm (2011-2015) các địa phương (2015)

Qua bảng số liệu trên, thấy rằng các đô thị thuộc khu vực đồng bằng và vùng biển (nơi tập trung đông dân cƣ và phát triển hoạt động du lịch) có tỷ trọng phát sinh CTRSH cao hơn nhiều so với các tỉnh ở khu vực miền núi Về thành phần, CTRSH đô thị ở Việt Nam có tỷ lệ hữu cơ cao, từ 54 - 77%, các chất thải có thể tái chế (có thành phần nhựa và kim loại) chiếm 8 - 18%

Về tỷ lệ thu gom CTRSH tại các đô thị đạt từ 84 - 85%, tăng 3 - 4% so với giai đoạn trước Tỷ lệ thu gom CTRSH ở khu vực nông thôn còn rất thấp (khoảng 40%), chủ yếu đƣợc tiến hành ở các thị trấn, thị tứ Cho đến nay, vấn đề PLRTTN vẫn chƣa đƣợc triển khai mở rộng

Hiện tại, nước ta chủ yếu xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên hoặc lò đốt chất thải CTR thông thường từ hoạt động công nghiệp, y tế hầu hết được thu gom, tự xử lý tại cơ sở hoặc thông qua công ty môi trường đô thị Đối với CTNH, công tác quản lý đã đƣợc quan tâm đầu tƣ với khối lƣợng CTNH đƣợc thu gom, xử lý tăng qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn thấp Nhìn chung, vấn đề quản lý và đầu tƣ cho công nghệ xử lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng chưa có nhiều cải thiện so với giai đoạn trước

Tổng thể, công tác quản lý CTRSH ở nước ta hiện đang tồn tại nhiều điểm hạn chế nhƣ là:

- Sự phân công trách nhiệm quản lý chất thải giữa các ngành chƣa rõ ràng, chƣa có hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với CTR công nghiệp

- Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTRSH vẫn còn mang nặng tính bao cấp mặc dù Việt Nam đã có chính sách xã hội hóa công tác này

- Chưa có thị trường thống nhất về trao đổi, tái chế CTR nói chung và CTR công nghiệp nói riêng, chỉ có một phần rất nhỏ CTR công nghiệp đƣợc thu hồi, tái chế và tái sử dụng

- Phần lớn CTR công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại bị thải lẫn lộn với CTR đô thị và đƣợc đƣa đến BCL vốn chƣa đƣợc thiết kế hợp vệ sinh từ đầu

- Việc thu gom CTR chủ yếu sử dụng lao động thủ công Chƣa có sự tham gia rộng khắp của cộng đồng, của khu vực tƣ nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải Ngoài ra, tuy đã có một số mô hình thu gom, XLCT đô thị của tƣ nhân và cộng đồng tổ chức thành công, nhƣng do hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ nên số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ vẫn chƣa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển bền vững

- Thiếu sự đầu tƣ thỏa đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các BCL đúng quy cách và các các công nghệ xử lý chất thải phù hợp

- Chưa có các công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để tái chế chất thải đã thu gom, còn thiếu kinh phí cũng nhƣ công nghệ thích hợp để xử lý CTNH

- Nhận thức của cộng đồng về BVMT và an toàn sức khỏe liên quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTR còn ở mức thấp CTR bị đổ bỏ bừa gây mất vệ sinh nghiêm trọng, gây nguy cơ suy thoái môi trường nước mặt

Hệ thống quản lý CTR đô thị ở nước ta được phân theo các cấp Có sơ đồ sau:

Hình 2.1 Tổng thể hệ thống quản lý CTR đô thị ở Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.2 Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội

2.2.2.1 Nguồn gốc, khối lƣợng phát sinh và thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Về nguồn gốc phát sinh:

- Từ các khu dân cƣ: Đây là nguồn thải CTRSH chính tại Thủ đô Các hoạt động hàng ngày của con người tạo ra một lượng chất thải rất đa dạng và phức tạp, bao gồm: các thực phẩm thừa, túi, bao bì các loại… Nguồn rác này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và thay đổi về tỷ lệ các thành phần

- Từ các nhà hàng, khách sạn: Nguồn thải này bao gồm thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn…; thường được các URENCO thu gom và một phần nhỏ đƣợc bán cho tƣ nhân làm thức ăn chăn nuôi

- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng: Nguồn thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường do có thành phần không quá phức tạp, thường là giấy vụn, văn phòng phẩm hư hỏng…; phần lớn đều được thu gom bởi các URENCO

Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng tại Thành phố Hà Nội

Tương ứng với các phương pháp xử lý là các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý CTRSH Sau đây là tổng hợp của tác giả về những công nghệ xử lý CTRSH hiện có tại các tỉnh thành ở Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hà Nội nói riêng

2.2.1 Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng tại Việt Nam

Theo thống kê đến năm 2015 của Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, hiện cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lý CTRSH đô thị được xây dựng và đưa vào hoạt động theo quy hoạch xử lý CTRSH của từng địa phương Công suất trung bình của các cơ sở xử lý phổ biến ở mức 100 - 200 tấn/ngày Có thể kể đến một số cơ sở xử lý có công suất thiết kế lớn nhƣ: Khu LHXL CTR Đa Phước (3.000 - 5.000 tấn/ngày), Nhà máy xử lý CTR Củ Chi tại Thành phố

Hồ Chí Minh (1.000 tấn/ngày) Bên cạnh đó là các cơ sở xử lý có công suất nhỏ hơn, từ 300 tấn/ngày trở lên nhƣ: Nhà máy xử lý CTR Xuân Sơn ở Sơn Tây, Hà Nội (700 tấn/ngày), Nhà máy xử lý CTRSH Nam Bình Dương, tỉnh Bình Dương (420 tấn/ngày), Nhà máy xử lý CTR Đồng Xanh, tỉnh Đồng Nai

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các công nghệ xử lý sử dụng tại 35 cơ sở này chƣa đƣợc đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chƣa lựa chọn đƣợc mô hình công nghệ xử lý CTRSH hoàn thiện đạt đủ các tiêu chí về kỹ thuật, KT-XH và môi trường Các cơ sở xử lý CTRSH đô thị ở nước ta hiện chủ yếu sử dụng công nghệ chôn lấp, công nghệ ủ phân hữu cơ, công nghệ chế biến phân vi sinh và công nghệ đốt; ngoài ra còn có một số công nghệ khác là công nghệ tái sinh/tái sử dụng và công nghệ ASC, Seraphin, công nghệ MBT - CD - 08

- Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như các đô thị ở nước ta đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTRSH là chủ yếu Tại khu vực đô thị, tỷ lệ CTRSH đƣợc chôn lấp trực tiếp là 34%, tỷ lệ CTRSH đƣợc giảm thiểu và tái chế tại các cơ sở xử lý vào khoảng 42%; lƣợng CTRSH còn lại sau quá trình xử lý đƣợc mang đi chôn lấp chiếm 24% Tuy nhiên, chỉ có 15/64 tỉnh/thành phố có BCL hợp vệ sinh Năm 2017, trong số 660 BCL chất thải trên cả nước, không bao gồm các BCL nhỏ lẻ ở các xã, số BCL hợp vệ sinh chỉ chiếm 31%, còn lại là các BCL cũ không hợp vệ sinh (là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu quả) Hầu hết các BCL hiện có đều tiếp nhận CTRSH chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, chất thải có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, diện tích đất xây dựng BCL lớn, lượng nước rỉ rác phát sinh nhiều

- Ở nhiều đô thị, tình trạng chôn lấp chung CTR y tế và công nghiệp nguy hại chƣa qua xử lý với CTRSH vẫn còn phổ biến Có nhiều đô thị gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm và quỹ đất xây dựng BCL Hiện tại mới chỉ có một số đô thị đã xây dựng được BCL hợp vệ sinh, bước đầu hoạt động có hiệu quả nhƣ BCL Nam Sơn (Hà Nội), BCL Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng),

Công nghệ chế biến phân vi sinh (compost):

Nước ta hiện có hơn mười nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn, Hà Nội (công công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với (công nghệ Pháp); công nghệ Dano của Đan Mạch tại Hoóc Môn, Thành phố HCM; Nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng Ngoài ra, một số đô thị khác nhƣ Việt Trì, Vinh, Sơn Tây, Huế, Ninh Thuận cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo Chất lƣợng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tƣ đƣợc đánh giá tốt Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm với kết quả khả quan

Công nghệ sản xuất phân hữu cơ:

Hiện nay, các cơ sở xử lý CTRSH thành phân hữu cơ tại Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ ủ hiếu khí hoặc kị khí trong thời gian từ 40 - 45 ngày

Một số cơ sở đang hoạt động là: Nhà máy xử lý CTRSH Nam Bình Dương, thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương (sử dụng dây chuyền thiết bị của Tây Ban Nha, công suất thiết kế 420 tấn/ngày);

Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh (sử dụng dây chuyền thiết bị của Bỉ, công suất thiết kế 200 tấn/ngày); Nhà máy xử lý rác Tràng Cát, thuộc URENCO Hải Phòng (sử dụng dây chuyền thiết bị của Hàn Quốc, công suất thiết kế 200 tấn/ngày); Nhà máy xử lý CTR Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty

TNHH xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (sử dụng dây chuyền thiết bị của Việt Nam, công suất thiết kế 200 tấn/ngày, đang nghiên cứu nâng cấp công suất lên 300 tấn/ngày)… Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ của các cơ sở xử lý nhập khẩu từ nước ngoài thường phải thực hiện cải tiến công nghệ, cải tiến thiết bị để phù hợp với đặc điểm CTRSH chƣa đƣợc phân loại tại nguồn và điều khí hậu, thổ nhƣỡng của Việt Nam

Ngoài công nghệ thiêu đốt CTNH từ công nghiệp tại Khu liên hiệp XLCT Nam Sơn (Hà Nội), hiện nước ta chỉ sử dụng công nghệ thiêu đốt đối với CTR y tế

Công nghệ tái chế/ tái sử dụng:

Ngoài chế biến rác hữu cơ thành phân bón, các thành phần khác (nhƣ nilon, nhựa, cao su ) đƣợc chế biến thành hạt nhựa, ống cống và vật liệu xây dựng tại một số nhà máy Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tinh, cao su có trong chất thải được những người kinh doanh phế liệu thu mua và đƣa đi tái sử dụng/tái chế tại các làng nghề

Một số công nghệ khác do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo:

- Mô hình xử lý CTRSH thành phân compost theo công nghệ Seraphin tại Đông Vinh (Thành phố Vinh, Nghệ An) và tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) của Công ty Cổ phần Môi trường xanh nghiên cứu

- Mô hình xử lý CTRSH thành phân compost theo công nghệ An Sinh (ASC) tại Thủy Phương, Huế của Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa - ASC

- Mô hình xử lý CTRSH thành nhiên liệu đốt dân dụng và công nghiệp theo công nghệ MBT - CD - 08 tại thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam của Công ty TNHH Thủy lực máy nghiên cứu

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thành phố Hà Nội

Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, ở độ nghiêng 0,3° theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hƣng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây Điều kiện tự nhiên

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió đông nam (vào mùa hè) và gió đông bắc (vào mùa đông) Khí hậu Hà Nội có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa trong năm: Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, mƣa nhiều, nhiêt độ trung bình vào khoảng 29,2°C; và mùa lạnh diễn ra từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau, với thời tiết hanh khô, nhiệt độ trung bình là 15,2°C

Sau kết luận tại Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đú đồng bằng chiếm ắ diện tớch tự nhiờn của Thành phố

Về thủy văn, Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163km Ngoài ra, chảy qua địa phận Hà Nội còn có một số con sông khác nhƣ sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ với tổng chiều dài 1250km Độ cao địa hình trung bình từ 6 - 9m, thấp hơn mực nước sông Hồng mùa lũ (có thể lên tới 12 - 13m) Đây là một trở ngại rất lớn cho việc tiêu thoát nước của Thành phố Hà Nội hiện có trên 100 ao, hồ và đầm; trong đó tại các khu vực nội thành có 16 hồ, với tổng diện tích là 592 ha, chiếm khoảng 17% diện tích nội thành Các ao hồ này ngoài việc tạo ra cảnh quan đẹp cho Thành phố còn có tác dụng điều hòa khí hậu, trữ nước mưa, là nơi nuôi thủy sản, tiếp nhận một phần nước thải và có khả năng tự làm sạch nhất định Nước ngầm tầng sâu của Hà Nội phong phú và là nguồn nước sạch chính cho sinh hoạt của người dân, với khả năng khai thác khoảng 800.000 - 900.000 m 3 /ngày đêm

Do sự phát triển và đô thị hóa quá nhanh chóng của Thành phố trong hai thập niên gần đây, phần lớn các sông hồ ở Hà Nội hiện đều trong tình trạng ô nhiễm nặng nề Lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ ra các sông đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao Các sông, mương ở cả nội và ngoại thành ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của cƣ dân thành phố và của các khu công nghiệp Những làng nghề thủ công cũng góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm này

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Đất đai, dân số:

Sau Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh năm 2008, diện tích Hà Nội tăng từ 1.000 km 2 lên 3.358,9 km 2 kéo theo sự gia tăng dân số tăng từ 3,4 lên 7,328 triệu người (số liệu sơ bộ năm 2016) với 3,592 triệu nam giới và 3,736 triệu nữ giới Hiện tại, Hà Nội là một trong

17 thủ đô lớn nhất thế giới với mật độ dân số trung bình là 2.182 người/km 2 Dân số thành thị trung bình là 3,929 triệu người, dân số nông thôn trung bình là 3,399 triệu người Chưa kể dòng người di cư hàng năm về Thủ đô mà không đăng ký thường trú, ước tính số lượng người cư trú thực tế của Hà Nội hiện tại đã lên tới 10 triệu Tỷ suất nhập cƣ vào Hà Nội tăng mạnh từ năm

2010 (10,8%), tuy sau đó có giảm dần: năm 2013 (7,7%), năm 2014(7,5%), năm 2015 (4,7%), năm 2016 (4,6%) song vẫn ở mức cao

Diện tích đất phân bổ sử dụng (335,9 nghìn ha): Đất sản xuất nông nghiệp: 157,1 nghìn ha Đất lâm nghiệp: 22,3 nghìn ha Đất chuyên dùng: 62,8 nghìn ha Đất ở: 40,1 nghìn ha Đất chƣa sử dụng: 53,6 nghìn ha

Nguồn: Niên giám thống kê 2016, Tổng cục Thống kê

Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu sử dụng đất quy hoạch dùng vào mục đích xử lý CTR của Hà Nội đến năm 2050

2 Bãi đổ chất thải xây dựng và bãi chôn lấp bùn thải thoát nước 27 74 158 409

Nguồn: Quyết định 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt quy hoạch xử lý CTR

Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (2014)

Thành phố Hà Nội hiện nay bao gồm: 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã (12 quận, 17 huyện và 1 thị xã); và 584 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (386 xã, 177 phường và 21 thị trấn)

Với vị thế là Thủ đô của Việt Nam, Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học và kỹ thuật lớn của cả nước; đồng thời cũng là trung tâm giao lưu quốc tế, là nơi thường xuyên tổ chức các đại hội, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế Hà Nội có nhiều truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời, là nơi có nhiều các di tích, danh lam thắng cảnh và các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước Năm 2010, Thành phố

Hà Nội đã tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà

Nội, đánh dấu một thiên niên kỷ tồn tại và phát triển không ngừng của Thủ đô nghìn năm văn hiến

Trích dẫn số liệu từ bài viết “Kinh tế Hà Nội - nỗ lực năm 2016 và kỳ vọng năm 2017” của TS Nguyễn Minh Phong trên báo điện tử Nhân dân ra ngày 14/01/2017, GDP bình quân đầu người năm 2015 của Hà Nội là 77 triệu đồng (gấp 1,8 lần so với năm 2010), tới năm 2016 đã tăng lên 85 triệu đồng, trong khi thu nhập bình quân của cả nước chỉ là 48,6 triệu đồng; hướng tới mục tiêu tăng trưởng đến năm 2020 đạt từ 140 - 145 triệu đồng Năm 2017,

Hà Nội tiếp tục là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán lẻ lớn thứ hai cả nước (năm 2016, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 2.131 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so năm 2015) Trong tương lai, du lịch sẽ tiếp tục là ngành mũi nhọn của Thủ đô: Năm 2016, số khách quốc tế đến

Hà Nội đạt 2,8 triệu lƣợt khách, tăng 19,9% so năm 2015; khách nội địa đạt 9,24 triệu lượt người, tăng 4,3%; doanh thu khách sạn, lữ hành đạt 55.105 tỷ đồng, tăng 10,6% Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu cải thiện về cả tốc độ lẫn kim ngạch: Năm 2016, xuất khẩu đạt 10,613 tỷ USD, tăng 1,3% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 8,143 tỷ USD, tăng 1,5%; nhóm hàng máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 14,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 24,4%; chỉ có nông sản giảm 9,2%; dệt may giảm 5,2% và xăng dầu giảm 16,2% Hà Nội cũng là một trong những địa phương nhận lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nhiều nhất, với 25.748,8 triệu USD từ 290 dự án đầu tƣ đƣợc cấp giấy phép (tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Hà Nội cũng là địa điểm đặt trụ sở của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 16.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút gần 500.000 lao động.

Quy hoạch quản lý CTR của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

Quy hoạch phát triển đô thị phải gắn liền với BVMT và các kế hoạch, chương trình BVMT khu vực đô thị Từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng huy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm

2020 (Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998); đến năm 2009, phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg ngày 04/07/2009); và Phê duyệt Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 609/QĐ-TTg) Quy hoạch phát triển đô thị ổn định, bền vững phải dựa trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lƣợng, BVMT, cân bằng sinh thái

Trong các chủ trương, định hướng phát triển của Nhà nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm hơn do những ảnh hưởng trực tiếp của nó đến sự phát triển KT-XH và đời sống nhân dân Các đề án, quy hoạch BVMT tổng thể đã đƣợc Thành phố Hà Nội ban hành chính là các cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng hoạt động quản lý và BVMT Thủ đô, như: Quy hoạch xử lý CTR đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước đến năm 2020, Quy hoạch mạng lưới quan trắc không khí cố định đến năm 2020, Đề án BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, Đề án BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030… Quan điểm chung là quy hoạch phát triển Thành phố Hà Nội phải gắn với quản lý và BVMT.

UBND Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch số 221/KH- UBND ngày 21/12/2015 về việc thực hiện chiến lƣợc BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Theo kế hoạch này, mục tiêu đến năm 2030 là “tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải và phát triển bền vững Thủ đô”

Những phân tích, đánh giá cụ thể về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường Thành phố trong giai đoạn 2011 - 2016 là cơ sở để nhận định những thách thức môi trường, đó là: Vấn đề ô nhiễm và sự cố môi trường gia tăng ở nhiều khu vực, đa dạng sinh học suy giảm nhanh; công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho công tác BVMT Bên cạnh các thách thức, công tác BVMT cũng có những cơ hội trong giai đoạn mới Đó là những chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng và các doanh nghiệp

Những điểm sáng trong khắc phục, cải thiện ô nhiễm môi trường cho thấy hướng đi phù hợp, hiệu quả cần được phát huy, nhân rộng…

Trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội định hướng đẩy mạnh đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực TN&MT đang triển khai hoặc đã được quy hoạch nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học Trước mắt, xử lý CTR nói chung và xử lý CTRSH nói riêng chính là vấn đề cốt lõi để cải thiện chất lƣợng môi trường Thủ đô, là nhân tố quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo tiền đề xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải và phát triển Thủ đô bền vững Đối với công tác xử lý CTRSH của Thành phố nói riêng, có một số định hướng quan trọng đó là:

- Thu hút, khuyến khích đầu tƣ các dự án đầu tƣ thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố;

- Rà soát và triển khai đầu tƣ xây dựng các khu xử lý CTRSH và triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên, thu gom, vận chuyển và các khu xử lý CTRSH theo Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014.

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w