Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định một trong những quan điểm chiến lược của Du lịch Việt Nam là phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế Thực tế cho thấy du lịch nội địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nhất là trong bối cảnh suy giảm nguồn khách du lịch quốc tế trước khó khăn kinh tế toàn cầu Kích cầu du lịch nội địa là một trong những giải pháp cấp bách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, chủ động đối phó với tình hình mới Năm
2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam – mỗi chuyến đi thêm yêu tổ quốc”
Trong những năm gần đây ngành Du lịch TP Hồ Chí Minh có những bước phát triển đáng ghi nhận, thành phố Hồ Chí Minh được coi là thị trường nguồn quan trọng trong thị trường du lịch nội địa và đây cũng là địa bàn có nhiều doanh nghiệp lữ hành nhất của cả nước Đến tháng 06 năm 2013, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh thống kê thành phố đã có tới
356 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nội địa, hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn Trong bối cảnh đó, các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn thành phố nói chung, địa bàn Quận 3
TP Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giành thị phần khách, chất lượng dịch vụ kém, vốn kinh doanh vừa hạn chế vừa chưa được sử dụng hiệu quả, nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu và chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh và các sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức… dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của các doanh nghiệp
Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP
Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với mục đích tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa để xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3, TP Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa cho các cho các doanh nghiệp tương xứng với Chiến lược phát triển du lịch của thành phố, cũng như phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch của quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về kinh doanh lữ hành đã có rất nhiều công trình chuyên sâu và được xem là cơ sở lý luận cho những nghiên cứu sau này Những công trình nghiên cứu phải kể đến là Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành do TS
Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương đồng chủ biên (2012), Giáo trình kinh tế du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa
(2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh lữ hành của tác giả Nguyễn Thùy Linh (2006) Những công trình này đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành và các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành Tuy nhiên, các giáo trình chỉ giới thiệu những kiến thức đại cương để từ đó các nhà nghiên cứu và độc giả có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu theo những hướng chuyên ngành cụ thể
Về địa bàn nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể kể đến các công trình: luận án Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của TS Trần Thị
Kim Dung (2006), luận án Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận của TS Đỗ Quốc Thông (2004), luận án Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh của TS Hồ Tiến Dũng (1995)
Về nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài có các công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu như: luận án Sử dụng các công cụ phân tích hoạt động kinh tế vào việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam của
TS Nguyễn Văn Hóa (1996), Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; luận án Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội của TS Phạm Hồng Chương (2002), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; luận án Nghiên cứu cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Thành phố Hải Phòng của TS Phạm Nam (2005), Trường Đại học Thương Mại
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về du lịch và kinh doanh lữ hành còn được các học viên ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội nghiên cứu trong các luận văn tốt nghiệp như: luận văn Mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh của học viên Đặng Việt Hà (2011), luận văn Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty CP Du lịch Tân Định Fiditourist của học viên
Trương Quốc Dũng (2011), luận văn Văn hóa doanh nghiệp trong các công ty du lịch lữ hành ở Hạ Long của học viên Trần Thị Phương Thảo (2010), luận văn Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch của học viên Phạm Cao Thái (2007)…
Nghiên cứu về công ty cổ phần và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần có thể kể đến cuốn sách Thành lập, Tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần của tác giả Đoàn Văn Trường (1996), cuốn sách Phân tích hoạt động kinh doanh của các tác giả Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết đồng chủ biên (2013) Những cuốn sách này cung cấp khái niệm về công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các quyển sách này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đỡ các giảng viên trong các trường Cao đẳng, Đại học biên soạn bài giảng, là tài liệu cho sinh viên nghiên cứu học tập, và đóng vai trò kim chỉ nam cho cá nhân và đoàn thể trực tiếp làm kinh doanh
2.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có những công trình nghiên cứu khoa học về du lịch và kinh doanh lữ hành Những nghiên cứu được biết đến nhiều nhất là Kinh doanh lữ hành của Liên minh Châu Âu và các hãng lữ hành Vương quốc Anh, cuốn Cẩm nang nghiệp vụ quản trị lữ hành của Robert T Reilly tái bản lần hai, cuốn Tư vấn nghề nghiệp lữ hành của David Wright, cuốn Tự điển khách sạn, lữ hành và du lịch của Charles J Wetelka, cuốn Phát triển nghề lữ hành của Ganon và Ociepka tái bản lần sáu, cuốn Tourism and sustainability của Mike Stable…cung cấp khái quát về ngành du lịch, kinh doanh lữ hành và thị trường khách giúp độc giả và nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông qua những kiến thức căn bản và dễ hiểu
Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về du lịch, kinh doanh lữ hành, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần được rất nhiều tác giả vận dụng vào nghiên cứu các chuyên đề ở một số đơn vị doanh nghiệp cụ thể và có những đóng góp có giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp đó
Nghiên cứu du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành không phải là một đề tài mới nhưng các công trình nghiên cứu trước đây vẫn chưa giải quyết triệt để những yêu cầu của vấn đề nghiên cứu cho phù hợp với xu hướng phát triển mới hiện nay
Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của loại hình doanh nghiệp cổ phần trên một đơn vị địa bàn tại TP Hồ Chí Minh Sự khác biệt và mới mẻ của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận để tiến hành phân tích thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp có giá trị thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu trên, các phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp thu thập xử lý tài liệu: Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, tạp chí, báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh và của các ngành có liên quan, tài liệu từ hội thảo - semina về du lịch và kinh doanh lữ hành, từ các website của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần trên địa bàn Quận 3,
- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: tiến hành phát 25 phiếu điều tra dành cho Giám đốc/ Phó Giám đốc các công ty cổ phần du lịch về kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa từ năm 2010 đến 2013, tình hình nguồn nhân lực và thị trường khách Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phát
650 phiếu khảo sát dành cho khách du lịch nội địa về chương trình du lịch và dịch vụ lữ hành nội địa tại các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3,
TP Hồ Chí Minh Thời gian điều tra và khảo sát từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 06 năm 2014 Kết quả thu về được 17 phiếu điều tra và 605 phiếu khảo sát hợp lệ
- Phương pháp chuyên gia: luận văn có tham khảo ý kiến Giám đốc/
Phó giám đốc các công ty cổ phần du lịch và ý kiến của các cơ quan quản lý lãnh đạo nhà nước về du lịch.
Nội dung của luận văn
Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được bố cục như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần
Chương 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Chương 3 Giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP Hồ Chí Minh đến năm 2020.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ KINH
Khái niệm về kinh doanh lữ hành
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh lữ hành nói chung
Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, kinh doanh lữ hành tiếp cận theo nghĩa rộng được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và nhu cầu khác của khách du lịch
Tiếp cận lữ hành ở phạm vi hẹp, kinh doanh lữ hành được phân biệt với hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí
Trên cơ sở đó, kinh doanh lữ hành được định nghĩa là kinh doanh chương trình du lịch trọn gói
Khoản 14, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005), giải thích từ ngữ: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” Theo khái niệm này thì kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi; sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch
Như vậy, kinh doanh lữ hành ở đây thực hiện các chức năng: chức năng sản xuất ra sản phẩm, chức năng thông tin, chức năng thực hiện
1.1.2 Khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa
Theo Điều 43, Mục 2 Luật Du Lịch Việt Nam (2005), kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế
Cách thức chia này dựa trên lãnh thổ thường trú của khách du lịch Khách du lịch của một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó được gọi là khách nội địa và lĩnh vực kinh doanh lữ hành phục vụ đối tượng khách này gọi là kinh doanh lữ hành nội địa Khách đi du lịch ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia mình gọi là khách du lịch quốc tế và lĩnh vực kinh doanh phục vụ đối tượng khách này gọi là kinh doanh lữ hành quốc tế Điều 45, Mục 2 Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa như sau:
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch;
Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp
1.1.3 Phân loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành a/ Phân loại theo hình thức sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh lữ hành do một cá nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô thời hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước, về địa vịvà pháp lí thì doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh lữ hành cũng giống như doanh nghiệp nhà nước nói chung
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhà nước đóng vai trò định hướng phát triển, điều tiết trong quan hệ cung cầu và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và cộng đồng dân cư
Doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn pháp định của doanh nghiệp
Doanh nghiệp khác có: Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty cổ phần có 100% vốn nước ngoài… b/ Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh lữ hành
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại:
Kinh doanh đại lý lữ hành (đại lý lữ hành bán lẻ) Kinh doanh chương trình du lịch (công ty du lịch lữ hành) Kinh doanh tổng hợp (công ty du lịch)
Căn cứ vào phương thức và chức năng hoạt động có các loại:
Kinh doanh lữ hành gửi khách (công ty gửi khách) Kinh doanh lữ hành nhận khách (công ty nhận khách) Kinh doanh lữ hành kết hợp (công ty du lịch tổng hợp) Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch Việt Nam (2005) có các loại:
Kinh doanh lữ hành nội địa Kinh doanh lữ hành quốc tế c/ Phân loại theo quy mô
Thông thường tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy mô sẽ dựa vào nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu Với cách phân loại này, nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, về phía Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong công tác phân loại quản lý doanh nghiệp Phân chia theo quy mô được chia thành 2 loại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay thì doanh nghiệp lữ hành lớn có lợi thế cạnh tranh và dần tăng về số lượng doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết và hợp tác chia sẻ quyền lợi và kinh nghiệm trong kinh doanh.
Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành
1.2.1 Nguồn gốc của kinh doanh lữ hành Đầu thế kỷ 17, Renotdo Teofract (1576 - ) người Pháp đã “xây nền, đổ móng, dựng khung” cho hoạt động kinh doanh lữ hành ngày nay và được xem là ông tổ của quảng cáo sản phẩm du lịch bằng in ấn Ông thành lập hãng kinh doanh tổng hợp mang tên “Gà trống vàng” gồm ngân hàng, vận chuyển khách và hành lý, cho thuê đồ, tổ chức cung ứng các dịch vụ cho quá trình thực hiện các cuộc di chuyển của con người nhằm mục đích lợi nhuận
Năm 1841, Thomas Cook người Anh (1808 – 1892) tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hỏa Leicester đến Lafburrory dài 12 dặm cho 570 khách đi dự hội nghị Giá dịch vụ vận chuyển là 1 shilling một hành khách
Năm 1842 Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh và là văn phòng du lịch có tính chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.Từ đó ngành công nghiệp lữ hành bắt đầu hình thành Năm 1892 Thomas Cook mất, con trai John Masson Cook kế tục sự nghiệp từ sau 1893.
1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành
Cuối thế kỷ 20, thế giới có sự thay đổi đáng kể về gia tăng dân số, mức sống được cải thiện và nâng cao, khoa học công nghệ phát triển, giao thông vận tải thuận tiện và giá rẻ,…làm tiền đề cho du lịch phát triển mạnh mẽ
Theo đó kinh doanh lữ hành cũng có sự tăng trưởng và mang hai đặc điểm: mở rộng nội dung của kinh doanh lữ hành, tập trung tư bản cao và tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc
Mở rộng nội dung, phạm vi, đa dạng hóa thể loại kinh doanh lữ hành
Biểu hiện thứ nhất của xu hướng này là tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, có sự phân chia chức năng chính, phạm vi hoạt động trên thị trường du lịch một cách rõ ràng
Biểu hiện thứ hai của xu hướng này là sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh lữ hành, nhằm khai thác hết khả năng và nguồn lực sẵn có của mỗi doanh nghiệp với mục đích đạt lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh
Xu hướng tập trung tư bản cao, tăng cường liên kết ngang, dọc tạo ra tính độc quyền cao của các hãng trong kinh doanh lữ hành Biểu hiện của xu hướng này là sự độc quyền và chiếm lĩnh phần lớn thị trường của các hãng lữ hành và hình thành các tổ hợp, đại lý đặc quyền toàn quốc với sự nổi tiếng của hãng “Hỏi ngài Foster” Đó là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến sự liên kết hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc liên hiệp để đủ sức cạnh tranh
Sự tăng trưởng nhanh và vững chắc lượng khách du lịch cùng sự thay đổi tập quán tiêu dùng du lịch Biểu hiện của sự tăng trưởng là lượng khách tăng mạnh vào cuối thế kỷ 20, việc lựa chọn điểm đến du lịch của khách cũng thay đổi, các chuyến du lịch không còn tập trung theo mùa mà nó còn được thực hiện quanh năm với nhiều mục đích khác nhau, độ dài chuyến đi ngắn hơn và sử dụng dịch vụ lưu trú đa dạng hơn, có sự thay đổi điểm xuất phát nguồn khách, dịch vụ lữ hành ngày càng đa dạng và phức tạp.
1.2.3 Bản chất và vai trò của kinh doanh lữ hành 1.2.3.1 Bản chất của kinh doanh lữ hành
Xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ cung cầu du lịch và đặc điểm tiêu dùng du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một yếu tố khách quan đối với sự phát triển của ngành du lịch giữ vị trí trung gian, thực hiện vai trò phân phối sản phẩm du lịch và sản phẩm của các ngành kinh tế khác
1.2.3.2 Vai trò của kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành với vị trí là trung gian nên đóng vai trò phân phối sản phẩm trong du lịch, mang lại lợi ích đồng thời cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng du lịch, điểm đến du lịch và cho chính mình a/ Lợi ích cho nhà sản xuất
Thông qua các nhà kinh doanh lữ hành, các nhà sản xuất tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm, bảo đảm việc cung cấp sản phẩm một cách có kế hoạch, thường xuyên và ổn định Nhờ có thị trường khách thường xuyên ổn định mà các nhà sản xuất chủ động được trong hoạt động kinh doanh, tập trung được nguồn lực, tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ
Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa hai bên nhà sản xuất đã chuyển bớt rủi ro trong kinh doanh tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đồng thời giảm bớt được chi phí trong xúc tiến, khuếch trương sản phẩm b/ Lợi ích cho khách du lịch
Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức Khách có cơ hội tốt trong việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội, chủ động trong chi, thừa hưởng tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức thực hiện chương trình du lịch, tạo sự an tâmvà bảo đảm an toàn, sử dụng quỹ thời gian hợp lý c/ Lợi ích cho điểm đến du lịch
Bản chất của kinh doanh lữ hành là thu hút khách Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo ra mạng lưới Marketing tại chỗ thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch Khi có khách du lịch đến một điểm du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tại điểm đó, đặc biệt là lợi ích về kinh tế d/ Lợi ích cho nhà kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch
1.3.1 Khái niệm công ty cổ phần du lịch và các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa
1.3.1.1 Khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa a/ Khái niệm công ty cổ phần
Theo Điều 77, Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, công ty cổ phần được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,
- Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa,
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp,
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này,
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấychứng nhận đăng ký kinh doanh,
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn b/ Khái niệm công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
Thực tế, chưa có khái niệm rõ ràng về công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa Tuy nhiên, dựa trên khái niệm về công ty cổ phần (Điều 77, Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005) và khái niệm về kinh doanh lữ hành nội địa (Điều 4, Luật Du lịch năm 2005) có thể đưa ra khái niệm như sau:
Công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, có ít nhất là 03 cổ đông và có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn trong việc xây dựng, quảng cáo, tổ chức, bán và thực hiện các chương trình du lịch trong nước dànhcho khách nội địa
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa
Cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa phụ thuộc vào các yếu tố: phạm vi địa lý, nội dung hoạt động, môi trường kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật Trong đó, yếu tố cơ bản mang tính chất quyết định khả năng tài chính và nhân lực của công ty là phạm vi địa lý và nội dung hoạt động của công ty Về cơ bản, sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gần giống với sơ đồ cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành nói chung
Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành, trang 72 (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tái bản lần 3, 2012), sơ đồ được thể hiện như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của một công ty lữ hành
Nguồn: Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành (2012) Hội đồng quản trị: quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như chiến lược, chính sách
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty
Hội đồng quản trị Giám đốc
Các bộ phận hỗ trợ và phát triển
Các bộ phận nghiệp vụ du lịch Các bộ phận tổng hợp
Hệ thống các chi nhánh đại diện
Tổ chức hành chính Đội xe
Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty lữ hành gồm:
- Khối các bộ phận du lịch, gồm ba phòng: thị trường, điều hành, hướng dẫn,nhận phần lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành Quy mô của phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất hoạt động của công ty
- Khối các bộ phận tổng hợp: thực hiện các chức năng tài chính, kế toán và tổ chức hành chính Bộ phận này giữ vai trò là người giữ tài sản của công ty, thu tiền hợp đồng kinh doanh, chi trả cho đối tác, trả lương nhân viên, báo cáo tài chính công ty, khai thuế và nộp thuế cho nhà nước
- Khối các bộ phận hỗ trợ và phát triển: là phương tiện phát triển của doanh nghiệp lữ hành, các bộ phận này thỏa thuận nhu cầu của công ty về lưu trú, vận chuyển và mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh
- Các chi nhánh đại diện: được thành lập tại các điểm du lịch hoặc tại các nguồn khách du lịch chủ yếu thực hiện vai trò là đầu mối tổ chức thu hút khách hoặc đầu mối triển khai các hoạt động theo yêu cầu chương trình du lịch của công ty tại các điểm du lịch, khuếch trương cho công ty và thu thập thông tin để báo cáo kịp thời mọi thay đổi cho lãnh đạo Trong điều kiện nhất định, chi nhánh có thể phát triển thành công ty con trực thuộc công ty mẹ
1.3.1.3 Các mô hình kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng du lịch, đặc điểm của sản phẩm và điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều mô hình tổ chức kinh doanh khác nhau
Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa có các mô hình: tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa độc lập phát triển chuyên sâu, tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa nằm trong công ty du lịch, tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa trong tập đoàn kinh doanh đa ngành – đa lĩnh vực
Căn cứ vào hình thức liên doanh có các mô hình: liên doanh các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành nội địa, liên doanh giữa doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành nội địa với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển, kinh doanh tại điểm du lịch
1.3.2 Quy trình kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành nội địa có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhiều nhu cầu khác nhau khi đi du lịch của khách Hoạt động tạo ra dịch vụ và hàng hóa của các nhà kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác Trong đó,sản phẩm chính yếu là chương trình du lịch nội địa
1.3.2.1 Chương trình du lịch nội địa
Trong các nghiên cứu khoa học về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất định nghĩa về chương trình du lịch Một số định nghĩa tiêu biểu như sau:
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005), tại Khoản 13 Điều 4 giải thích từ ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”
Trong giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (2012) của Đại học Kinh tế Quốc dân, định nghĩa: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách [25, tr.161]
Trong luận án Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh đưa ra định nghĩa về chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch là sự liên kết, sắp đặt dịch vụ thăm quan, giải trí với ít nhất một dịch vụ khác của nhà cung cấp với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã xác định trước Nó được bán khi thực hiện chuyến đi [21, tr.24]
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH
Khái quát về các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM
2.1.1 Điều kiện để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM
2.1.1.1 Cầu thị trường khách du lịch nội địa lớn
Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, dân số khoảng 8 triệu người
(2013), có nền kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu hưởng thụ dịch vụ của người dân tăng theo đặc biệt là nhu cầu du lịch trong nước nhờ vào giá dịch vụ rẻ, phương tiện vận chuyển đa dạng, dịch vụ ăn uống và lưu trú phong phú
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM thì khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm với tỷ lệ từ 20 đến 30%/ năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 27 %/ năm (năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, năm 2013 đã là 83.191 tỷ đồng) chiếm 44,5% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 11 % GDP của thành phố
Bảng 2.1: Thống kê lượt khách nội địa của TP HCM giai đoạn 2005 - 2011
Năm Khách Nội địa (lƣợt)
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2012)
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch TP HCM so với cả nước giai đoạn 2006- 2013
TP HCM (I) (đvt: tỷ đồng) Tỷ trọng Việt Nam (II) (đvt: tỷ đồng) Thực hiện % cùng kỳ (I) / (II) Thực hiện % cùng kỳ
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM (2013) 2.1.1.2 Cung dịch vụ, hàng hóa đa dạng và phong phú
Về Dịch vụ lữ hành: Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP
HCM số doanh nghiệp lữ hành tăng mạnh từ 452 doanh nghiệp (năm 2006) tăng lên 818 doanh nghiệp (06/2013), trong đó có 356 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 502 doanh nghiệp lữ hành quốc tế - nội địa Các doanh nghiệp lữ hành này luôn nằm trong danh sách các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của cả nước về quy mô kinh doanh, doanh thu nộp ngân sách, cung cấp sản phẩm là các chương trình du lịch đa dạng, phục vụ tối đa nhu cầu của du khách
Bảng 2.3: Số liệu doanh nghiệp lữ hành tại TP HCM giai đoạn 2006 -2013
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM (2013)
Về cơ sở lưu trú: Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, số khách sạn được xếp hạng sao tăng Năm 2006 có 801 cơ sở lưu trú du lịch với 20.982 phòng được xếp hạng, phân loại Đến 2013 đã có 1.957 cơ sở lưu trú du lịch với 49.787 phòng đã được phân loại, xếp hạng theo Nghị định 92 gồm: 1.402 khách sạn với 37.273 phòng từ 1 đến 5 sao, trong đó có 100 khách sạn từ 3-5 sao với 12.221 phòng, 553 cơ sở lưu trú du lịch với 7.299 phòng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch, 01 khu căn hộ du lịch cao cấp với 240 căn hộ cho thuê, 01 bệnh viên khách sạn 5 sao với 150 phòng bệnh
Hiện nay, TP HCM có 14 khách sạn 5 sao Caravelle, Sheraton Saigon, Movenpick, New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyat, Majestic, Nikko Sai Gon, Rex, InterContinential Asian Saigon với tổng cộng 4.587 phòng Các khách sạn này đều do các tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung tại Quận 1 được tạp chí “Leisure and Traveller” bầu chọn tốt nhất thế giới Theo kế hoạch phát triển du lịch của thành phố, dự kiến
2020 thành phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao
Về nhà hàng, khu giải trí, mua sắm và điểm tham quan: TP HCM tập trung nhiều nhà hàng danh tiếng phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân thành phố và khách du lịch tại các khu trung tâm Quận 1, Quận 3, Quận 7 như khu ẩm thực chợ Bến Thành, hệ thống nhà hàng sang trọng Âu – Á (nhà hàng Stik, Nam Kha, Au Manoiir De Khai, Ming Dynasty, Zen Việt, D’house,…)
Bên cạnh đó, TP HCM có nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm như trung tâm thương mại Aeon Mall, Vincom, Bitexco, Parkson, và nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Thảo cầm viên Sài Gòn,
2.1.1.3 Năng lực cạnh tranh và năng lực kinh doanh của các công ty cổ phần Điều kiện về nhân tố con người
Các trường đào tạo về du lịch chuyên nghiệp ở TP HCM như Trường
Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo các ngành nghề quản trị kinh doanh lữ hành, khách sạn cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch và lữ hành tại TP HCM
Môi trường sống ở TP HCM làm cho con người năng động, sáng tạo, có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, trao dồi ngoại ngữ Khi vào làm việc tại các doanh nghiệp, họ phát huy tối đa nội lực Điều kiện về trình độ quản lý kinh doanh lữ hành Đặc điểm của công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là trình độ quản lý chuyên nghiệp của Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Hội đồng cổ đông bởi phần lớn họ được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn quản lý tại các trường danh tiếng ở Việt Nam và nước ngoài, có kinh nghiệm làm việc và có khả năng quản lý điều hành công ty để đưa ra các chiến lược, tầm nhìn chuẩn xác mang lại hiệu quả kinh doanh cao Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của các công ty
Các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM tọa lạc trên vị trí đắc địa bậc nhất của thành phố, bán kính cách Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Ủy ban nhân dân TP HCM trong vòng 2km đến 10km Vì vậy, những chiến lược và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được các công ty tiếp nhận nhanh chóng, vị trí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp đón tham vấn dịch vụ và đón – tiễn khách du lịch
Quy mô kinh doanh của các công ty cổ phần du lịch được mở rộng, chú trọng về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật với trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy vi tính phục vụ kinh doanh tour trực tuyến, phần mềm đặt giữ vé máy bay, đầu tư phương tiện vận chuyển mới, văn phòng có điều hòa, wifi…
2.1.1.4 Kết cấu hạ tầng phục vụ khách du lịch nội địa
Các điều kiện quan trọng để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa là cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ khách du lịch như hệ thống đường xá, các phương tiện giao thông, các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc
Hệ thống điện của thành phố do Tổng công ty điện lực TP HCM cung ứng dịch vụ, lưới truyền tải do Tổng công ty quản lý gồm 6,33 km đường dây 220kV; 0,59 km cáp ngầm 220kV; 600,92 km đường dây 110kV và 32,71 km cáp ngầm 110kV cung cấp cho 46 trạm trung gian 110kV với tổng dung lượng máy biến thế lắp đặt là 4.871 MVA Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2013 là 17,651 tỷ kWh cung cấp cho nông lâm, thủy, hải sản chiếm tỷ trọng 0,27%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40,71%; thương nghiệp, khách sạn chiếm 12,77%; tiêu dùng dân cư chiếm 40,07% và thành phần khác chiếm 6,17% Tổng công ty hiện đang đầu tư các thiết bị tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất cao đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho doanh nghiệp và người dân của thành phố
Hệ thống nguồn nước sinh hoạt
TP HCM khai thác lấy nước trực tiếp trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Hồ Trị An và Hồ Dầu Tiếng đảm bảo 100% yêu cầu cấp nước sinh hoạt người dân toàn thành phố, doanh nghiệp kinh doanh và các khu công nghiệp tập trung Đường sá
TP HCM là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước Vận tải thủy có đường biển chiếm 29%, đường sông chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố, đường bộ chiếm 44% vận tải hàng hóa và chiếm 85,6% vận tải khách
Khái quát các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM
2.2.1 Số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP HCM (2013), trên địa bàn Quận 3, có 70 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, trong đó có 27 công ty cổ phần
Tuy nhiên, hầu hết các công ty cổ phần du lịch đều không lựa chọn thị trường mục tiêu mà cạnh tranh chủ yếu bằng giá tour để tăng lợi nhuận Các yếu tố gây ra tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần như sau:
- Một số công ty cùng thị trường khách nội địa truyền thống, cùng sản phẩm lữ hành nội địa và chất lượng dịch vụ là công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP HCM và công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam Các công ty trẻ cùng lịch sử hình thành và thị trường khách: công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam, công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt
- Tốc độ tăng trưởng của du lịch nội địa ở mức độ thấp vào những năm gần đây do khủng hoảng kinh tế kéo dài
- Khả năng phân biệt hóa sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm chương trình du lịch nội địa mới rất khó khăn, phức tạp
- Kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM đang phải đối mặt với sự phát triển của công nghệ thông tin khi mà khách nội địa có thể tự đi du lịch trong nước bằng cách tìm kiếm thông tin điểm đến, giữ chỗ và đăng ký dịch vụ phục vụ chuyến đi của họ Ngoài ra, các chương trình du lịch nước ngoài như Thái Lan, Cambodia, Malaysia, Trung Quốc được chào bán với giá rẻ hơn nhiều so với đi du lịch trong nước
2.2.2 Phân loại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3 TP HCM
Căn cứ vào hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động kinh doanh, theo quy chế quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quận 3, TP
HCM có: 62,97% công ty cổ phần du lịch kinh doanh cả lữ hành quốc tế và nội địa, 22,23% công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa, 7,4% công ty cổ phần du lịch vận chuyển khách, 7,4% chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty du lịch địa phương
Căn cứ vào quy mô nguồn vốn và nhân lực, có 11% công ty thuộc doanh nghiệp lớn, 89% công ty thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Như vậy, trên địa bàn Quận 3 TP HCM kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần diễn ra phong phú, đa dạng với hai mô hình chủ thể kinh doanh được chia theo quy mô là các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn và các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ.
Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM
cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM
2.3.1 Thực trạng kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM
2.3.1.1 Các công ty cổ phần du lịch được khảo sát
Vì số lượng các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM khá nhiều, hoạt động kinh doanh đa dạng phức tạp nên giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sáu công ty cổ phần du lịch đại diện cho hai mô hình, gồm: hai công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn và bốn công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ
Hai công ty cổ phần có quy mô lớn
1 Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam TP Hồ Chí Minh
Công ty CP Du lịch Việt Nam TP Hồ Chí Minh thành lập ngày 09/07/1960 trực thuộc Bộ Ngoại Thương Năm 1990 chuyển thành Chi nhánh Tổng Công ty du lịch Việt Nam tại TP HCM trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao - Du lịch Ngày 1/6/2007 đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần
Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam TP Hồ Chí Minh Tên giao dịch quốc tế: Vietnamtourism Hochiminh City Joint Stock Tên viết tắt: VIETNAMTOURISM HCMC JSC
Trụ sở: 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP HCM Điện thoại: (84-8) 3932 6776 Fax: (84-8) 3932 6775
Email: headoffice@vietnamtourism-hcmc.com.vn Website: www.vietnamtourism-hcmc.com.vn
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP HCM
Nguồn: Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP HCM (2013)
2 Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam
Công ty Du lịch Hòa Bình được TW hội LHPN Việt Nam ký quyết định thành lập ngày 25/10/1989 theo quyết định 92/CT ngày 22/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng cho phép các cơ quan hành chính và đoàn thể làm kinh tế
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa theo thông báo số 175-TB/TW ngày 07/08/2008 của Ban bí thư về chuyển đổi sắp xếp các doanh nghiệp thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội do Trung ương quản lý, Công ty hoàn tất thủ tục chuyển đổi sang Công ty Cổ phần được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp giấy phép ngày 13/12/2011
Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc
Trưởng P thị trường Đông Âu-Châu Á
Phó P.DL nước ngoài Trưởng P thị trường Nhật
Phó P thị trường Nhật Phó P thị trường Đông Âu- Châu Á
Trưởng kế toán K.sạn Asian
Giám đốc Xí nghiệp xe/ Chủ tịch công đoàn
Giám đốc K.sạn Asia Giám đốc
Tên giao dịch: PEACE TOUR COMPANY Trụ sở chính: 60 Võ Văn Tần, P6, Q3, TP HCM Điện thoại: 08.39303909 Fax: 08.39304416 Email:peacetour@hcm.vnn.vn Web: www.peacetour.com.vn
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam
Nguồn: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (2013)
Các công ty liên doanh liên kết:
Công ty liên doanh – liên kết
Lĩnh vực kinh doanh, sản xuất
Vốn điều lệ thực góp VND
Cty CP Địa ôc Sài Gòn Địa ốc 160.000.000.000 50%
Cty CP Du lịch Thương mại Hòa Giang
Du lịch, Vận chuyển, Khách sạn, Nhà hàng
Cty TNHH LD LH Quốc tế Hòa Bình
Cty CP Hòa Bình Phú Quốc
Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng
Cty CP XNX Việt Ta Vật liệu, Xây dựng 1.600.000.000 20%
Nguồn: Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (2013) Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
TGĐ Các Phó TGĐ hoặc GĐ điều hành
Các chi nhánh và văn phòng
Phòng du lịch quốc tế
Phòng du lịch nước ngoài
Phòng du lịch trong nước
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Tài chính và kế toán
Phòng dự án và xây dựng
Bốn công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ
1 Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST
TST thành lập năm 1995 và chính thức trở thành công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST vào ngày 31/01/2002 Trụ sở đầu tiên tại 382B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tháng 03/2008 công ty dời về 389A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, TP.HCM Tháng 6/2008 TST ra mắt trang web dịch vụ đặt tour và thanh toán trực tuyến
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST
Số giấy phép Lữ hành kinh doanh quốc tế: 0805/2008/TCDL-GP LHQT do Tổng Cục Du Lịch cấp thay đổi ngày 02/05/2008
Tên tiếng Anh: TST Tourist Service & Trading Corporation Tên viết tắt: TST TOURIST
Trụ sở chính: 10 Tú Xương, P7, Q3, TP HCM Điện thoại: 39 328 328 - Fax: 39 321 321 Email: info@tsttourist.com - Website: http://tsttourist.com
2 Công ty Cổ phần du lịch Diểm Đến Việt Nam
Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Điểm Đến Việt Nam Tên Tiếng Anh: Vietnam Destination Travel Services JSC Giấy phép lữ hành quốc tế: GP79 – 284/2011/TCDL – GPLHQT GPĐKKD: 0310306333 được Sở KHĐT cấp 13/09/2010 Địa chỉ: 384/18 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM Điện thoại: 08.35268890 Fax: 08.35268892
Email:sales@vietnamdestination.com Web:www.diemdenvietnam.com.vn
3 Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Liên Hoa
Tập đoàn Liên Hoa thành lập năm 1985 hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Công ty mẹ - Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và
Du Lịch Liên Hoa kinh doanh du lịch, dịch vụ lữ hành giữ quyền chi phối các Công ty con thông qua vốn, tài sản được chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường, có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Pháp luật
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và Du Lịch
Liên Hoa Tên giao dịch quốc tế: LIEN HOA GROUP Địa chỉ: 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3 - Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 3932 1558 Fax: (84-8) 3932 6628 Email:travel@lienhoagroup.comWebsite : http://www.lienhoagroup.com Đại diện: Mrs Trương Thị Nhi - Chủ tịch tập đoàn
Cơ cấu tổ chức: Chủ tịch HĐQT: Bà Trương Thị Nhi
Phó Chủ tịch HĐQT: Bà Văn Trương Ngọc Quỳnh
Cố vấn Luật: Bà Đồng Thị Ánh
Cố vấn đối ngoại: Prapee
4 Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt
Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt được thành lập ngày 05/10/2011 kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế Giấy phép kinh doanh LHQT số 031121633 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM cấp)
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt Tên giao dịch: Viet Viet Tourism JSC
Trụ sở chính: 259 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3, TP HCM Điện thoại: 08.35267788 Fax: 08.38481560
Email: info@vietvietgroup.com Web: www.vietvietgroup.com Qua phương phápphỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý và quan sát thực tế hoạt động kinh doanh tại các công ty thì việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách và gửi khách Tuy nhiên, việc thống kê chính xác số lượng thị phần nhận và gửi khách nội địa là rất khó khăn nên đề tài sẽ nghiên cứu tổng số lượt khách nội địa mua trực tiếp chương trình du lịch nội địa tại các công ty
Vì tên các công ty cổ phần du lịch khá dài nên tác giả sử dụng tên gọi vắn tắt trong các bảng biểu, quy định như sau:
Công ty CP Du lịch Việt Nam tại TP HCM: CP 1 Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam: CP 2 Công ty CP Dịch vụ Du lịch và Thương mại TST: CP 3 Công ty CP Du lịch Điểm Đến Việt Nam: CP4
Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Liên Hoa: CP 5 Công ty CP Đầu tư Quốc tế và Du lịch Việt Việt: CP 6
2.3.1.2 Vốn và nguồn nhân lực để kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty được khảo sát
Năng lực kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch được phản ánh thông qua tổng số vốn đầu tư và nguồn nhân lực hàng năm mà công ty tập trung cho kinh doanh lữ hành nội địa Thông qua các chỉ tiêu này để xem xét năng lực của các công ty được nghiên cứu
Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh lữ hành của các công ty cổ phần du lịch gồm vốn cố định và vốn lưu động Qua số liệu khảo sát sáu công ty cho thấy hai công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn có nguồn vốn lớn, các công ty cổ phần du lịch quy mô vừa và nhỏ có quy mô nguồn vốn nhỏ; tỷ lệ vốn lưu động/Tổng vốn của các công ty có sự khác biệt và chưa chiếm tỷ lệ cao
Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM
cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM
2.4.1 Đánh giá chung 2.4.1.1 Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh lữ hành nội địa Thuận lợi
Các công ty cổ phần du lịch quy mô lớn có quy mô lớn về nguồn vốn và nguồn nhân lực nên có được lợi thế trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa Hơn thế, các công ty đều có quy mô lớn thừa hưởng nguồn khách nội địa truyền thống có sẵn và các chính sách hỗ trợ pháp lý kinh doanh từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM; uy tín và thương hiệu đã được định vị trong tâm thức khách hàng - là ưu thế cạnh tranh về nguồn khách so với các công ty kinh doanh lữ hành khác
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 3,
TP HCM là những công ty “trẻ”, hình thành và phát triển kinh doanh lữ hành nội địa trong điều kiện thị trường du lịch nội địa nước ta phát triển năng động
Phần lớn các công ty đều có chiến lược quản lý cấp công ty hoặc cấp bộ phận chức năng Nhờ vào đó, các công ty quản lý tốt nguồn lực và đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình
Số lượng hướng dẫn viên theo hợp đồng chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết các công ty đều thuê HDV - CTV thời vụ Do đó, công ty tiết kiệm được chi phí tiền lương phải trả cho hướng dẫn viên mùa vắng khách
Các công ty đều chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân viên tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn lực có chuyên môn nghiệp vụ du lịch
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn trên địa bàn Quận 3, TP
HCM sau khi cổ phần hóa ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty Thứ nhất nguồn tài chính đã được rà soát và xử lý các công nợ nên phần vốn còn lại tương đối “sạch” nhưng đang có hiện tượng chuyển nhượng vốn khá lớn từ một số nhân viên sang nhà đầu tư tư nhân nên công ty có nguy cơ bị tư nhân hóa Thứ hai, công ty vẫn tồn tại Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng Giám đốc nên trình độ chuyên môn về kinh doanh lữ hành nội địa không sâu, tình trạng lao động dôi dư chưa giải quyết dứt điểm, mâu thuẫn nội bộ về quyền lợi và chức vụ cán bộ nhân viên vẫn chưa giải quyết triệt để, chưa khắc phục tình trạng “cào bằng” trong đãi ngộ nhân lực Thứ ba, cổ phần hóalàm thay đổi cơ cấu thị trường khách, tỷ lệ thị trường khách truyền thống suy giảm, hoạt động Marketingchưa kịp điều chỉnh phù hợp Thứ tư, cơ cấu lĩnh vực hoạt động kinh doanh chuyển hướng đa ngành, vốn cho kinh doanh lữ hành nội địa bị thu hẹp lại, cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp do thời gian hoạt động dài
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ, quy mô kinh doanh nhỏ cả về nguồn vốn và đội ngũ nhân lực, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, thị phần khách chủ yếu là thị trường nách của các công ty du lịch lớn và nhóm khách lẻ có mức chi tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty Mặt khác, các công ty chưa được sự hợp tác và hỗ trợ từ các đối tác cung ứng dịch vụ du lịch, CSVCKT văn phòng công ty chưa được chú trọng đầu tư nên chưa tạo được niềm tin về chất lượng dịch vụ với khách
2.4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
- Đánh giá về tình hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các công ty:
Các công ty duy trì tốt hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, cơ bản đạt tăng trưởng về lượt khách, doanh thu và năng suất lao động nhưng không ổn định và có nguy cơ giảm Nguyên nhân là thị trường khách nội địa chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lữ hành khác, nhất là về giá dịch vụ và các tour nước ngoài giá rẻ Các công ty đã và đang củng cố nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh nhưng do khủng hoảng kinh tế chưa phục hồi nên chi tiêu của người dân vẫn rất hạn hẹp cho du lịch, việc tăng trưởng khách và doanh thu vẫn chưa chắc chắn, rủi ro cao
- Đánh giá về cơ cấu tổ chức các công ty:
Công tác quản lý doanh nghiệp và kiện toàn tổ chức tại các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM luôn được lãnh đạo quan tâm và thực hiện tốt Hàng năm, các công ty kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy, trẻ hóa cán bộ, nâng cao trình độ quản lý điều hành của Giám đốc và Hội đồng quản trị, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay
Công tác đoàn thể: các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn duy trì tốt công tác đoàn thể của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hướng các hoạt động vào nhiệm vụ chính trị, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh Các công ty cổ phần du lịch quy mô vừa và nhỏ đã phát huy được sức mạnh tập thể trong việc đoàn kết xây dựng đơn vị và đạt được nhiều thành tích đáng kể
2.4.1.3 Sản phẩm và dịch vụ lữ hành
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn trên địa bàn Quận 3, TP
HCM tồn tại những yếu kém về sản phẩm và dịch vụ lữ hành Việc mở rộng thị trường khách nội địa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn để đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh, đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho sự hỗ trợ kinh doanh bị hạn chế đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng Công tác quản lý lữ hành chưa thật sự chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ kinh doanh chưa mạnh, thiếu kinh nghiệm và sự năng động cần thiết
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ địa bàn Quận 3, TP
HCM có nguồnvốn và nhân lực nhỏ, sản phẩm và dịch vụ lữ hành đơn điệu và chưa được thay đổi làm mới phù hợp với thị trường và đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên nên tính cạnh tranh chưa cao Công tác quảng bá, chào bán sản phẩm, mở rộng thị trường chưa chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến doanh thu Uy tín và thương hiệu công ty chưa đủ mạnh để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh lữ hành nội địa chưa nhiều
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô lớn trên địa bàn Quận 3, TP
HCM ra đời từ những năm đầu của ngành du lịch Việt Nam, thừa hưởng nguồn khách nội địa truyền thống sẵn có Xu hướng kinh doanh lữ hành mới hiện nay gây ra sự phân chia thị trường khách, khách truyền thống chuyển mua sản phẩm và dịch vụ lữ hành các công ty khác thương hiệu mạnh như Saigontourist, Fiditour Hàng năm, nhiều công ty lữ hành mới thành lập nên thị phần khách lại bị phân chia Hậu quả, các công ty cổ phần mất dần khách truyền thốngvà khó khăn trong cạnh tranh giành khách mới
Các công ty cổ phần du lịch có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 3,
TP HCM chủ yếu khai thác nguồn khách nội địa từ thị trường nách, thị trường khách lẻ, thị trường khách mới có khả năng chi tiêu thấp, chuyến đi ngắn Các công ty chưa có nhiều khách hàng thân thuộc, tăng trưởng khách hàng năm không ổn định
2.4.2 Đánh giá cụ thể 2.4.2.1 Thành công và nguyên nhân thành công Ưu điểmcủa công ty cổ phần du lịch là nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty, quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần, hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 và định hướng phát triển Ngành du lịch Việt Nam
và định hướng phát triển Ngành du lịch Việt Nam
3.1.1 Xu hướng kinh doanh chương trình du lịch nội địa trong thế kỷ 21 3.1.1.1 Về chính sách liên quan đến phát triển du lịch
Xu hướng đơn giản hóa thủ tục
Sự phát triển của công nghệ điện tử ngày nay hữu ích cho khả năng kiểm soát các vấn đề liên quan đến đi lại của du khách, đặc biệt là thủ tục hàng không nội địa, giữ chỗ khách sạn và đăng ký tham quan tại các điểm đến
Xu hướng tăng cường hợp tác công – tư
Các doanh nghiệp lữ hành và các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa là một bộ phận quan trọng và chiếm số đông trực tiếp chi phối hoạt động kinh doanh du lịch Mục tiêu hàng đầu của du lịch quốc gia là giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững Vì vậy, hoạt động quản lý của các cơ quan du lịch quốc gia có xu hướng gắn kết hỗ trợ và tham vấn doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác công – tư vì lợi ích chung
Xu hướng phát triển bền vững
Do vấn đề tác động của toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo, chất lượng cuộc sống nên hoạt động du lịch không chỉ hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn hướng đến mục tiêu cộng đồng liên quan đến việc làm, thu nhập dân địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống và bảo vệ môi trường Do vậy, các cơ quan du lịch đang có chính sách điều chỉnh cách tiếp cận theo hướng cân bằng, chú trọng đến nâng cao nhận thức, quản lý chất lượng hướng đến các giá trị, lợi ích bền vững của cộng đồng
3.1.1.2 Về đặc điểm khách du lịch Ý thức có trách nhiệm của khách du lịch
Khách du lịch ngày càng ý thức có trách nhiệm khi đi du lịch Họ nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến sinh thái, xã hội và môi trường, có xu hướng mong muốn có những trải nghiệm thực sự có ý nghĩa đối với bản thân và có đóng góp cho cộng đồng Du lịch có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ là vấn đề ngày càng được quan tâm không chỉ ở doanh nghiệp mà còn với các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch
Sự chi phối của thế hệ Y
Hành vi tiêu dùng tương lai sẽ chịu chi phối bởi thế hệ “Y” hay còn được gọi là “thế hệ net”, “thế hệ web”, “thế hệ thiên niên kỷ”, “thế hệ tiếp theo”,
“thế hệ kỷ thuật số” - những thế hệ sinh từ 1977 đến 1993, đến năm 2020 sẽ trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý và là lực lượng tiêu dùng chính trong xã hội Thế hệ Y tham gia tích cực vào lực lượng lao động và dần chi phối thói quen du lịch Đặc điểm của thế hệ này là chú trọng đến thương hiệu, bạn bè, vui chơi và văn hóa kỹ thuật số Họ rất tự tin, thoải mái, có học thức rộng và quan hệ ngoại giao cộng đồng tốt
Xu hướng phản hồi về chất lượng dịch vụ tham qua các mạng xã hội
Với sự phát triển công nghệ và tri thức ngày nay, du khách nếu không hài lòng về dịch vụ du lịch, họ sẽ cho phản hồi ý kiến trên các diễn đàn youtube, facebook, blog,…thách thức các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty kinh doanh du lịch lữ hành phải nâng cao chất lượng và có chiến lược kinh doanh phù hợp
3.1.1.3 Về sản phẩm du lịch
Xu hướng về nhu cầu du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
Hiện nay, nhu cầu du lịch chăm sóc sức khỏe như spa, massage, phẫu thuật thẩm mỹ, kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh, đánh golf, lặn biển, lướt ván…thu hút phân khúc thị trường khách chi trả cao Các điểm đến như TP HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Bình Châu đang khai thác nhu cầu này và chiếm thị phần khách hàng ngày càng tăng
Xu hướng du lịch xanh
Do tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế, UNWTO và chương trình môi trường liên hợp quốc UNEP đầu tư vào việc xanh hóa ngành du lịch Việt Nam tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM với các nhãn hiệu bông sen xanh, du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm nhằm giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải, tăng cường đa dạng giá trị sinh học, các hệ sinh thái và di sản
Xu hướng du lịch MICE
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, du lịch MICE (Meeting – Incentive – Convention - Event) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện bắt đầu được quan tâm, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đã đạt được những thành công nhất định MICE là sản phẩm du lịch mới làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch trên thị trường, đặc biệt là ở TP HCM và
Hà Nội Hoạt động kinh doanh du lịch MICE là thế mạnh kinh doanh của các công ty có thương hiệu lớn như Saigontourist, Hà Nội Toserco, Vidotour, Vietravel, Fiditourist, Hòa Bình Tourist,…
Xu hướng du lịch tình nguyện và du lịch kết hợp từ thiện
Thế kỷ 21 xuất hiện loại hình du lịch mới, đó là du lịch tình nguyện và du lịch kết hợp từ thiện ở Việt Nam Đây là loại hình du lịch không chỉ đơn thuần đem lại sự du ngoạn mang tính giải trí mà còn mang lại lợi ích to lớn cho bản thân du khách, cộng đồng và toàn xã hội Với du lịch tình nguyện, du khách được sống chung một mái nhà với dân địa phương, chia sẻ bữa ăn và cuộc sống đời thường, chung tay làm việc xây dựng cầu - đường ở những vùng quê nghèo, kém phát triển Với loại hình du lịch kết hợp từ thiện, du khách có thể dành một khoảng thời gian nhất định trong cuộc hành trình của mình để tham gia các dự án từ thiện như: xây lớp học cho trẻ em dân tộc miền núi, khám và chữa bệnh cho người già nông thôn, giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ trong các dự án bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, …
Xu hướng phát triển du lịch sinh thái theo hướng NICHE
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội vào trào lưu du lịch trên thế giới, du lịch sinh thái ngày càng phát triển về mặt nội dung lẫn hình thức, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, để góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch sinh thái theo khuynh hướng bền vững thì có một yếu tố nữa mà ngày nay người ta phải tính đến, đó là tính chất của du khách và loại hình du lịch sinh thái Du lịch sinh thái niche ra đời, lọc đối tượng khách trong việc hạn chế hay không tiêu dùng tài nguyên như du lịch sinh thái niche rừng quốc gia Nam Cát Tiên, rừng Cúc Phương,…
Xu hướng du lịch thể thao chơi Golf
Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng cũng như mức sống người dân Việt Nam đang từng bước được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng, giải trí, vui chơi ngày càng được quan tâm Sinh ra trong bối cảnh đó, loại hình du lịch chơi Golf đang phát triển mạnh Đây là cơ hội cho các công ty lữ hành khai thác thiết kế chương trình du lịch mới và là thành phần của du lịch MICE Một số sân Golf thu hút khách du lịch hiện nay như sân
Golf Montgomerie, sân Golf Long Thành, sân Golf Phoenix, sân Golf Tam Đảo, sân Golf Đồi Cù
Xu hướng phát triển du lịch trực thăng
Năm 2013, công ty trực thăng miền Bắc tổ chức hội thảo phát triển du lịch bằng trực thăng thu hút nhiều đại biểu đến từ các công ty du lịch, các tập đoàn khách sạn lớn, các doanh nghiệp Công ty có 20 tuyến bay du lịch trong nước với các điểm hạ cánh tại các trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Hạ Long, Sapa, Côn Đảo, Phú Quốc Đây là loại hình du lịch mới đã định hình và dần phát triển dành cho phân khúc khách hàng có khả năng chi trả cao mà các công ty lữ hành nội địa đang canh tranh khai thác
3.1.1.4 Về các công cụ Marketing hỗn hợp
Một số giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành nội địa đối với các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM đến năm 2020
Để phát triển cũng như tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch nội địa, các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3, TP HCM cần huy động nguồn vốn, nhân lực để triển khai việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, các công ty cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động công ty, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cải tiến chất lượng chương trình du lịch nội địa nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường kinh doanh lữ hành nội địa
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty
Về bộ máy quản lý
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần phải ổn định cơ cấu tổ chức, xây dựng và ban hành các quy chế để tạo lập các nguyên tắc hoạt động chuyên nghiệp, rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy chế cho phù hợp hơn, đảm bảo tính thống nhất và tăng cường hiệu quả điều hành hoạt động doanh nghiệp
Về xây dựng, tổ chức triển khai thực thi và đánh giá kế hoạch kinh doanh của công ty
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần có đội ngũ chuyên trách về quản trị chiến lược hoặc bộ phận phụ trách kế hoạch kinh doanh, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bộ phận chức năng về kế hoạch kinh doanh và các bộ phận nghiệp vụ để đảm bảo tính khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch, bên cạnh đó cần thiết lập ban tổ chức giao nhận kế hoạch phù hợp
Về vấn đề tài chính của công ty
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần tính đến việc tham gia thị trường chứng khoán Những công ty đủ điều kiện nên nhanh chóng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thuận lợi trong việc huy động vốn, những công ty chưa đầy đủ điều kiện cần nhanh chóng tuân thủ quy định của Nhà nước và tiến hành đăng ký lưu ý trên sàn UPCOM để tạo bước đà thuận lợi cho việc chính thức tham gia thị trường chứng khoán Để tránh hiện tượng nhân viên bán vốn ra bên ngoài và để doanh nghiệp dễ dàng nhận được sự đồng thuận của cổ đông trong việc tăng quy mô vốn kinh doanh, lãnh đạo các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM cần nâng cao ý thức về quyền lợi cổ đông
Về nhân lực của công ty
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần phát huy vai trò làm chủ; nâng cao ý thức tự chủ của người lao động, nâng cao trình độ lao động, chú trọng thu hút, tìm kiếm và tuyển chọn các vị trí nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty Thực hiện chính sách đãi ngộ xứng đáng cho người lao động, quy chế tiền lương hợp lý, có chế độ thăng tiến rõ ràng nhằm tạo đòn bẫy kích thích người lao động cống hiến, sáng tạo trong công việc và gắn bó lâu dài với công ty
Về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Một số công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3,
TP HCM có bề dày hoạt động, CSVCKT đã xuống cấp thì cần rà soát, tranh thủ đầu tư nâng cấp vào mùa vắng khách Những công ty mở rộng chuyển hướng lĩnh vực kinh doanh và có điều kiện tài chính có thể tính đến các dự án đầu tư xây dựng lại hệ thống văn phòng, mua mới phương tiện vận chuyển
Những công ty đang triển khai các dự án cần giám sát chất lượng và tiến độ thi công chặt chẽ
Về thị trường và hoạt động Marketing
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh lữ hành tạo lợi thế cạnh tranh; trích lập kinh phí cho hoạt động Marketing phù hợp, tỷ lệ thuận với kế hoạch và lợi nhuận kinh doanh của công ty
Về sản phẩm kinh doanh lữ hành
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần tăng cường liên kết với đối tác cung cấp dịch vụ du lịch để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu du khách Ngoài ra, các công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lực kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm hạ giá thành và giá bán sản phẩm, có chính sách giá hợp lý theo từng đối tượng khách và mùa vụ
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, có biện pháp khai thác triệt để các tiện ích của công nghệ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa; tăng cường nghiên cứu tổng thể về nhu cầu khách nội địa, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, trực tiếp điều tra, khai thác thông tin từ các đối tác, đồng thời áp dụng chính sách khuyến thưởng nhân viên phù hợp gắn liền với kế hoạch phát triển sản phẩm mới của công ty nhằm kích thích sự sáng tạo của bộ phận R&D
Về việc khai thác và sử dụng thông tin du lịch
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM nên xác định rõ ràng các thông tin du lịch cần khai thác và sử dụng trong hoạt động kinh doanh gồm thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, thông tin từ phía du khách, thông tin nội bộ công ty Bên cạnh đó, các công ty cần thiết lập, phân định và tổ chức mạng lưới tiếp nhận thông tin; xử lý thông tin đảm bảo yêu cầu nhanh, chính xác, tiết kiệm chi phí
3.2.2 Điều chỉnh chiến lược kinh doanh lữ hành nội địa phù hợp với chiến lược phát triển du lịch quốc gia và định hướng phát triển du lịch của TP
Trên nền tảng chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến 2020, tầm nhìn
2030 và định hướng phát triển du lịch của TP HCM, tùy thuộc vào nguồn lực và lợi thế mỗi công ty có thể tiến hành điều chỉnh chiến lược kinh doanh lữ hành nội địa phù hợp Đó có thể là chiến lược tổng quát (đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất, có ý nghĩa lâu dài và quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh nghiệp) hoặc chiến lược bộ phận (chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược Marketing, chiến lược nguồn nhân lực)
Sau khi điều chỉnh chiến lược, các công ty cần có chính sách quản trị chiến lược để đạt được chiến lược đề ra trong kinh doanh lữ hành nội địa
Trên cơ sở hoàn chỉnh thực hiện chiến lược kinh doanh, các công ty có thể đưa ra triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi, thông điệp của công ty nhằm quảng bá và thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tạo niềm tin với cổ đông, nhà đầu tư và cộng hưởng lợi ích trong kinh doanh lữ hành nội địa
3.2.3 Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường khách du lịch nội địa và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xác định khách hàng mục tiêu và phát triển thị trường mới
3.2.3.1 Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường khách du lịch nội địa
Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch
3.3.1.1 Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch nội địa Đảm bảo môi trường pháp lý công bằng và thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào sản phẩm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng chương trình du lịch nội địa
Chính phủ, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cần có chiến lược và chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có sự gắn bó chặt chẽ với hàng không, cơ sở lưu trú, điểm đến và có chính sách giảm giá các mặt hàng xăng, điện, thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp du lịch có thể kinh doanh sản phẩm lữ hành nội địa giá rẻ, chất lượng cao nhằmkích cầu du lịch nội địa và tạo lợi thế về giá so với các tour nước ngoài giá rẻ hiện nay như Thái Lan, Campuchia, Malaysia,
Nâng cao năng lực và hiệu lực của lực lượng thanh tra kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa nhằm ngăn chặn tình trạng những công ty ma kinh doanh trá hình, kinh doanh trốn thuế Trên cơ sở đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty lữ hành nội địa hoạt động bền vững
Triển khai chương trình kích cầu du lịch trong phạm vi cả nước, hỗ trợ quảng bá cho doanh nghiệp, tổ chức hội thảo du lịch, đào tạo VTOS…
3.3.1.2 Quản lý khai thác tài nguyên du lịch, tăng cường quản lý điểm đến, đảm bảo môi trường, an ninh, trật tự, an toàn và quyền lợi của khách du lịch Để quản lý và khai thác tài nguyên du lịch nội địa hiệu quả, ngành du lịch cần phải quy hoạch tổng thể và có chiến lược phát triển hợp lý toàn diện, khai thác đi đôi với bảo tồn các tài nguyên du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành và tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển du lịch Các điểm tham quan du lịch nên có quy định về quy tắc tham quan, giới hạn giờ tham quan, tuân thủ quy định sức chứa
Cải thiện hình ảnh về du lịch nội địa bằng cách xây dựng hoàn thiện điểm đến và dịch vụ bổ sung; nâng cao nhận thức khách du lịch, phát huy vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch tại các điểm đến và tăng cường quản lý môi trường tự nhiên, cảnh quan tại các khu điểm du lịch theo hướng giảm thiểu việc gây ô nhiễm, đảm bảo môi trường vệ sinh, trong sạch
3.3.1.3 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có tính chiến lược trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phát triển cân đối giữa các cấp bậc đào tạo và phân bổ hợp lý giữa các vùng miền Tổng cục du lịch nên rà soát lại toàn bộ nguồn nhân lực, xác định nhu cầu về nhân lực trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài để từ đó có thể có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp
Tiêu chuẩn hóa chương trình đào tạo, Tổng cục du lịch nên khuyến khích các cơ sở đào tạo trực thuộc ngành cải tiến chương trình giảng dạy, tài liệu giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để nắm bắt những thay đổi trong thực tiễn kinh doanh
3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân Thành phố và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP HCM
Mở các khóa bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch và tiến hành đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hạn
Tăng cường hợp tác giữa Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh với Hiệp hội Du lịch Hà Nội Thỏa thuận triển khai chương trình kích cầu du lịch nhằm mục tiêu thu hút nguồn khách nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi du lịch trong nước; giảm giá vé máy bay nội địa, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách du lịch nội địa; hỗ trợ, tuyên truyền các sản phẩm du lịch thông qua ấn phẩm, các kênh thông tin; tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, chất lượng dịch vụ, hỗ trợ đào tạo nhân lực
Tập trung nâng cao hiệu quả tuyên truyền quảng bá chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” Chương trình được triển khai với mục đích nhằm phát hiện các giá trị văn hóa tiêu biểu, sản phẩm, tài nguyên du lịch đặc sắc để giới thiệu, bình chọn và quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm tham quan du lịch trên địa bàn
Trên thị trường TP HCM hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động kinh doanh lữ hành trong đó có lữ hành nội địa Yêu cầu cấp thiết đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM phải có những biện pháp, chính sách quản lí chặt chẽ, tránh tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chạy theo doanh thu lợi nhuận mà cạnh tranh không lành mạnh; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính về việc cấp giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh cho những công ty đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn TP HCM, đặc biệt là các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn Quận 3 của thành phố Ủy ban nhân dân TP HCM cần quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa vì du lịch là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố, đóng góp doanh thu cao Hỗ trợ dịch vụ công và giải quyết những vấn đề khách quan xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đề nghị quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện có các chính sách thiết thực triển khai hiệu quả kích cầu du lịch nội địa của Tổng cục Du lịch 2013 đến các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn Quận 3, TP HCM
3.3.3 Kiến nghị với Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân Quận 3, TP HCM
Kiến nghị Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân Quận 3, TP HCM hỗ trợ chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi về pháp lý cho các công ty cổ phần du lịch trên địa bàn quận hoạt động an toàn và hiệu quả, đồng thời phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tp HCM thí điểm xây dựng các trạm thông tin cung cấp thông tin du lịch, sách báo hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch… Ủy ban TP HCM tại Công văn số 5027/UBND-TM ngày 20/9/2013 công bố đường dây nóng về an ninh trật tự du lịch đường dây nóng của các đơn vị về giải quyết những vấn đề liên quan an ninh trật tự du lịch Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân Quận 3, TP HCM cần phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn quận để hỗ trợ và giải quyết những vấn đề xảy ra trong kinh doanh du lịch; tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh
3.3.4 Kiến nghị với các công ty cổ phần du lịch kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP HCM
Các công ty cổ phần kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn Quận 3, TP
HCM sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư phải đảm bảo đầy đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa theo Luật du lịch quy định
Trong quá trình hoạt động, các công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh, đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật; chọn đối tác có thương hiệu, uy tín để hợp tác kinh doanh, tổ chức chương trình du lịch cho khách; đảm bảo có các phương án dự phòng nhằm triển khai trong trường hợp xảy ra sự cốtrong quá trình thực hiện chương trình du lịch cho khách và phải nhanh chóng báo cáo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chức năng có liên quan để được hỗ trợ kịp thời