1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghiên cứu bản giải âm tác phẩm thái căn đàm của hòa thượng phúc điền luận văn ths hán nôm 60 22 40

142 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu bản giải âm tác phẩm “Thái căn đàm”của Hòa thượng Phúc Điền
Tác giả Lê Quang Sơn, Thích Thiện Hải
Người hướng dẫn PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Hán Nôm
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,89 MB

Cấu trúc

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (0)
  • 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu (0)
  • 4. Mục đích nghiên cứu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (0)
  • 6. Đóng góp mới của luận văn (0)
  • 7. Bố cục luận văn (0)
  • CHƯƠNG 1 TỪ NGUYÊN TÁC THÁI CĂN ĐÀM ĐẾN BẢN GIẢI ÂM CỦA HÒA THƯỢNG PHÚC ĐIỀN 1.1. Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Hồng Tự Thành (洪自誠) - tác giả tác phẩm Thái căn đàm (菜根譚) (12)
    • 1.2. Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Phúc Điền Hòa Thượng (福田和尚)- người dịch và thích nghĩa bằng chữ Nôm Thái căn đàm (菜根譚)… (17)
      • 1.2.1. Thân thế của Hòa thượng Phúc Điền (0)
      • 1.2.2. Sự nghiệp hoằng dương phật pháp của Hòa thượng Phúc Điền (19)
        • 1.2.2.1. Xây dựng và trùng tu chùa (19)
        • 1.2.2.2. Sự nghiệp trước tác dịch thuật và in ấn kinh sách (19)
    • 1.3. Vấn đề văn bản Thái căn đàm (菜根譚) (24)
      • 1.3.1. Bối cảnh xã hội giai đoạn phiên dịch và niên đại hoàn thành tác phẩm (24)
        • 1.3.1.1. Bối cảnh xã hội giai đoạn phiên dịch tác phẩm (24)
        • 1.3.1.2. Niên đại hoàn thành tác phẩm (25)
      • 1.3.2. Mô tả các dị bản (26)
      • 1.3.3. Chọn bản để công bố (0)
  • CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM THÁI CĂN ĐÀM (菜根譚), VẤN ĐỀ DỊCH NÔM VÀ TIẾNG VIỆT CỦA HÒA THƯỢNG PHÚC ĐIỀN 2.1. Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm (13)
    • 2.1.1. Giá trị tư tưởng triết lý Phật giáo (33)
    • 2.1.2. Giá trị tư tưởng triết lý Nho giáo (38)
    • 2.1.3. Giá trị tư tưởng triết lý Đạo giáo (13)
    • 2.2. Tìm hiểu giá trị văn tự ngôn ngữ (13)
      • 2.2.1. Cấu tạo chữ Nôm trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm (菜根 譚) của Hòa thượng Phúc Điền (14)
      • 2.2.2. Đặc điểm chữ Nôm trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm (菜 根譚) của Hòa thượng Phúc Điền (14)
      • 2.2.3. Tiếng Việt trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàm (菜根譚) của Hòa thượng Phúc Điền (14)

Nội dung

TỪ NGUYÊN TÁC THÁI CĂN ĐÀM ĐẾN BẢN GIẢI ÂM CỦA HÒA THƯỢNG PHÚC ĐIỀN 1.1 Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Hồng Tự Thành (洪自誠) - tác giả tác phẩm Thái căn đàm (菜根譚)

Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Phúc Điền Hòa Thượng (福田和尚)- người dịch và thích nghĩa bằng chữ Nôm Thái căn đàm (菜根譚)…

Về tên gọi của Phúc Điền Hòa Thượng có nhiều thuyết khác nhau Trước đây, phần lớn đều cho rằng Hòa thƣợng Phúc Điền và Sa môn An Thiền là hai nhân vật khác nhau Nhƣng qua những bài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp

Cử nhân và luận văn Thạc sĩ của những năm trước như:

- Luận văn Thạc sĩ“Tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam qua bản Đạo giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền” của tác giả Thích Minh Tâm năm 1998

- Luận văn Cử nhân “Bước đầu tìm hiểu tác phẩm Hộ Pháp Luận qua bản giải âm của Phúc Điền Hòa thượng” của tác giả Nguyễn Văn Thanh năm

- Luận văn Thạc s “Nghiên cứu khảo sát văn bản Tại gia tu trì tam giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền” của tác giả Nguyễn Lê Sáu năm

Các tác giả đã chứng minh và dẫn chứng đƣợc hai tên gọi Phúc Điền và

An Thiền là một nhân vật Những luận văn này đã chứng minh một cách cụ thể và rõ ràng, chính vì thế, ở luận văn này chúng tôi không đi sâu vấn đề này, và chúng tôi cũng thống nhất theo các cách lý giải của các tác giả luận văn trên

1.2.1 Thân thế của Hòa thƣợng Phúc Điền

Hòa thƣợng Phúc Điền (福田和尚) pháp danh là An Thiền (安禪), cha Ngài họ Võ (武), mẹ họ Lê (黎) Ngài là người thôn Trường Thịnh, xã Bạch

Sam, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa (nay thuộc xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) Về ngày sinh của ngài thì không có tƣ liệu nào nói rõ, chỉ biết ngài sinh vào tháng 7 năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hƣng năm 45 (1784) đời vua Lê Hiển Tông

Năm 12 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Hòa thƣợng Viên Quang Hải

Tiềm chùa Đại Bi, xã Thịnh Liệt, Thanh Trì Ngài xuất gia đƣợc 3 năm thì tôn sƣ viên tịch, ngài theo hầu tổ Từ Phong Hải Quýnh chùa Phúc Xuân, xã Nam

Dƣ, và ở đây ngài đƣợc tổ truyền trao cho giới Sa di Đến năm 20 tuổi, ngài đƣợc Tổ sƣ Tịch Giảng Vô Tƣ, chùa Đại Thiền, xã Phù Ninh, tỉnh Bắc Ninh làm thầy Hòa thƣợng; Tổ sƣ Tịch Chiếu chùa Hoa Lâm, xã Khê Hồi làm thầy Yết Ma A Xà Lê; Tổ sƣ Tịch Tính chùa Sùng Phúc làm thầy giáo thụ

Tháng 5 năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835), Hòa thƣợng vâng chỉ tới kinh đô Huế dự thi, mến mộ với tài học vấn và đức độ của ngài, nhà vua đã phong cho ngài Tăng Cang và cấp Giới đao Độ điệp Trong thời gian này, Hòa thượng đã lưu lại ở Huế và đã sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Phật giáo tại Huế cũng nhƣ các tỉnh miền Nam, chính vì thế Hòa thƣợng đã có đƣợc một hệ thống lịch sử Phật giáo Việt Nam mang tính hệ thống cao Cũng chính trong thời gian Hòa thượng lưu lại tại Huế, một số nho sỹ tại đây đã theo ngài thụ giáo và làm đệ tử tục gia của ngài Những Nho sĩ này đã chịu chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng của Hòa thượng, và chính họ là những người sau này đã trở thành những đệ tử đắc lực giúp Hòa thượng trong công việc trước tác và dịch thuật cũng như in ấn những tác phẩm Phật giáo.

1.2.2 Sự nghiệp hoằng dương phật pháp của Hòa thượng Phúc Điền

Hòa thượng là một trong những người không những đóng góp cho Phật giáo nói riêng và văn hóa của nước nhà nói chung những tác phẩm trước tác cũng như dịch thuật diễn Nôm vô cùng to lớn, mà Hòa thượng còn là người đã khai sáng và phát triển rất nhiều ngôi chùa to lớn để truyền tải văn hóa của dân tộc cũng nhƣ giáo lý của đức Phật

1.2.2.1 Xây dựng và trùng tu chùa

Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), Hòa thƣợng đƣợc mời về trùng tu và trụ trì chùa Đại Giác xã Bồ Sơn, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh(nay thuộc thôn Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) Tại đây, Hòa thƣợng đã viết và cho in rất nhiều sách trong những năm ngài trụ ở nơi đây Sau đấy ngài còn khai hóa rất nhiều chùa ở các tỉnh miền Bắc nhƣ:

- Chùa Đại Quang (1843) xã Phú Nhi, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây

- Chùa Liên Trì (1846) huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội

- Chùa Liên Phái (1852) tỉnh Hà Nội(nay ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội)

- Ngoài ra còn rất nhiều chùa được ngài lưu lại dấu tích

1.2.2.2 Sự nghiệp trước tác dịch thuật và in ấn kinh sách

Ngoài việc xây dựng và trùng tu nhiều ngôi chùa để làm nơi hoằng dương Phật pháp thì công việc biên soạn, dịch thuật và in ấn kinh sách là một trong những đóng góp vô cùng to lớn của Hòa thƣợng Phúc Điền cho Phật giáo nói riêng và văn hóa của nước nhà nói chung

Sách do Hòa thượng biên soạn và trước tác bằng chữ Hán gồm:

1 Tam giáo quản khuy(Đạo giáo nguyên lưu) 道教原流 - 1 bộ 3 quyển

1 bộ 3 quyển, 2 bản in, mỗi bản 540 trang hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.Bản ký hiệu A 2675, khổ 34cm x 22cm,Bản ký hiệu

Nội dung bàn về gốc của Phật giáo, Đạo giáo và Lão giáo

2 Tại gia tu trì thích giáo nguyên lưu 在家修持釋校源流 – 1 bộ 3 quyển

1 bản in gồm 3 Quyển Thượng, Trung, Hạ, hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.3156;296 trang, 30cmx 18cm, 1 dẫn, 1 mục lục, 2 hình vẽ (Khổng Tử và Tam thánh: Nho, Phật, Lão), có chữ Nôm

Nội dung nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của đạo Phật (quyển Thượng), đạo Nho (quyển Trung) và đạo Lão (quyển Hạ) đối với Việt Nam Giải thích một số thuật ngữ về Phật nhƣ Thất bảo, Nhƣ Lai, Bát Đại Bồ Tát …Có nhiều mẩu chuyện tuyển trích trong sử Việt Nam từ đời Đinh đến đời Nguyễn để chứng minh cho thuyết quả báo.

3 Thiền uyển truyền đăng lục 禪苑傳燈錄 - 1 quyển

1 bản in, 146 tr., 27cmx 16cm, 1 dẫn, có chữ Nôm Hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu VHv.9

Nội dung nói về sự tích, danh hiệu… các vị tổ sƣ, các bậc cao tãng… của Việt nam từ đời Trần đến đời Lê Một số chùa nổi tiếng ở Việt Nam Một số bài thuyết pháp, hoặc bàn về đạo Phật có chú giải bằng chữ Nôm

4 Phóng sinh giới sát văn 放生戒殺文– 1 quyển

1 bản viết tay, 20 trang, khổ 28cm x17cm, đƣợc soạn tại Chùa Hải Hội,

Hà Nội, in năm Tự Đức 5 (1852) Hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A 1963

Nội dung là lời khuyên trọng sự sống, không nên giết hại sinh vật

5 Tam bảo hoằng thông 三寶弘通 – 1 quyển

1 bản viết, 8 tr., 28cm x 16cm Hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.2477

Nội dung nói về quá trình xây dựng chùa Hoàng Vân: quyên tiền làm chùa, tô tượng, sửa câu đối, kể tên những người cúng tiền, ruộng,lễ vật…trong các tuần tiết, phạt 6 mạch đối với những kẻ xâm phạm phá hoại chùa v.v

6 Quan Âm kinh ma lị chi thiên 觀音經摩利支天經– 1 quyển

1 bản in 6 trang, 23cm x 17.5cm, biên tập năm Tự Đức 13 (1860) Hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AB 512

Nội dung nói về nghi lễ tụng niệm trước khi đọc Kinh Quan âm và Kinh

Ma Lị chi thiên để cầu Phật giáng bút cứu khỏi khổ ách

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM THÁI CĂN ĐÀM (菜根譚), VẤN ĐỀ DỊCH NÔM VÀ TIẾNG VIỆT CỦA HÒA THƯỢNG PHÚC ĐIỀN 2.1 Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm

Giá trị tư tưởng triết lý Phật giáo

Đời không đạo đời luôn lầm lạc Đạo không đời đạo dạy cho ai

Chính từ mục đích ấy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện giữa xã hội Ấn Độ, khi Ấn Độ là một xã hội vô cùng bất công bởi chế độ phân biệt giai cấp vô cùng khắc nghiệt Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện xuất gia thành Phật, cùng với sự hóa độ của ngài trong quá trình thu nhận đệ tử đã gióng lên tiếng chuông phá đi sự phân biệt giai cấp bất công ấy và đã trở thành tuyên ngôn độc lập của xã hội Ấn Độ nói riêng và của nhân loại nói chung đó là:“Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn” Sự bình đẳng ấy của đạo Phật đã đƣợc thể hiện trong tăng đoàn của đức Phật,Tăng đoàn ấy đã hội đủ năm giai cấp trong xã hội

Mục đích của tôn giáo là giải quyết khổ đau của con người để kiến tạo một xã hội thái bình và an lạc Có thể nói đạo Phật là một tôn giáo khá đặc thù, ngay từ bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật, ngài đã khái quát bức tranh của cuộc đời là trãi dài một dòng chuổi khổ đau Đức Phật đã khái quát tám cái khổ căn bản là Sinh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, chết là khổ, yêu nhau mà phải chia lìa là khổ, oán thù gặp nhau là khổ, cầu không đƣợc là khổ, ngũ uẩn nung nấu là khổ

Chính vì thế, để giải quyết đƣợc khổ đau, ở bài pháp Tứ diệu đế, bài pháp đầu tiên từ khi ngài chứng ngộ đã đem chân lý giải thoát ấy giải thoát cho chúng sinh Đức Phật đã hướng dẫn cả một tiến trình nhận chân được cái khổ, nguyên nhân của khổ, con đường diệt khổ và cuối cùng là kết quả đạt được của tiến trình ấy Muốn thoát khổ thì trước tiên chúng ta phải hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc của khổ đau, cũng nhƣ muốn diệt đƣợc một đối tƣợng thì cần phải xác định đƣợc mục tiêu của đối tƣợng thì mới diệt đƣợc

Những nguyên nhân đưa con người đến chỗ khổ đau sinh tử luân hồi đã được đức Phật chỉ ra trong vô vàn lời dạy của người mà qua tác phẩmThái Căn đàm tác giả Hồng Ứng Minh đã chắt lọc, tuyển chọn để làm phươngtiện hành trang cho cuộc sống hướng thiện của con người

Với Phật giáo, luật nhân quả là nền tảng căn bản để hướng dẫn chúng sinh hướng thượng tu tập đạo đức Đạo Phật lấy quy luật nhân quả làm căn bản, tất cả các pháp trong vũ trụ đều vận hành và bị chi phối bởi quy luật nhân quả

“Phúc chẳng chi hơn chưng ít việc, họa chẳng chi hơn chưng nhiều lòng

Vui chưng việc vô ý mới biết ít việc làm phúc, vui lòng an ý mới biết nhiều lòng chưng làm họa”.[TCĐ t.12A)

Nhân quả là tiếng thường dùng, mà cũng có kinh gọi là “nghiệp” Chữ

“nghiệp” nghĩa là:việc làm, hành động, động lực có sự tác ý của tâm Bởi vì mỗi nguyên nhân là hành động, mỗi cái hành động là nguyên nhân Cái kết quả nào cũng là công hiệu của hành động Vả lại kết quả cũng tự có động lực, nên đặng xem nhƣ một nguyên nhân để sanh ra kết quả mới nữa

Thế thì cái “nghiệp” tiếp tục tương sanh, sanh lẫn cùng nhau, thành ra một đoàn động lực Vì nhân nào sanh quả nấy, chẳng bao giờ sai khác, cho nên gọi là luật nhân quả Luật nhân quả có hai nguyên tắc lớn sau đây:

Nguyên tắc thứ nhất là sự sanh tồn đồng với động lực

Nguyên tắc thứ hai bởi có động lực mà sự sanh tồn (của người và vũ trụ) biến thiên, mới có tiến hóa hay là thối hóa

Luật nhân quả phổ biến này, ứng dụng cho nhơn loại, có thể tóm tắt lại như vầy: Mỗi người tự mình tạo nghiệp, đó là một cách vận động riêng của mình Con người ngày nay ra sao, có gì, con người ngày sau ra sao, có gì, các điều đó đều do nơi sự hành động của ta mà ra cả Các điều đó chẳng qua là cái kết quả của các việc mà người ta đã làm, đương làm và sẽ làm, hoặc bằng ý tưởng, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng hành vi mà thôi Nói tắt, cảnh hiện tại của ta là cái quả của hành động quá khứ của ta vậy

Cho nên ở đời nếu chúng ta vì những lợi ích trước mắt, tham đắm danh lợi, làm những việc trái với lương tâm, thích nghe những lời xu nịnh để rồi để tâm niêm đi vào những hành động sai trái thì chúng ta sẽ bị chìm đắm đau khổ trong ba độc tham, sân và si

“Trong tai từng nghe điều trái tai, trong lòng từng có việc trái lòng, thật vững bằng c ột đá, đường tiến đức bằng , bằng mỗi lời êm tai , mỗi việc bằng lòng Sau cuối thân này chôn trong bả độc vậy”.[TCĐ t.6A]

Cho nên chúng ta phải luôn hướng tâm làm lành lánh dữ Lúc nhàn rỗi chớ bàn chuyện phải trái của người, và khi tĩnh tọa phải nên xem lại lòng dạ mình

“Đêm khuya người vắng một mình xem lòng dạ ta , thì biết rồi hết còn thật, hằng chưng trong ý, được đại kỳ thú, đã biết thật còn, thì dối khó trốn, hằng chưng trong ý, thì sanh hổ thẹn”.[TCĐ t.6B]

Con người ai cũng muốn mưu cầu hạnh phúc, xa lánh khổ đau nêu phải biết và hiểu rõ con đường đưa đến hạnh phúc và xa lánh khổ đau Tất cả các pháp trong vũ trụ đều bị chi phối bởi luật nhân quả Sinh ra trong xã hội loài người, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau về luật pháp, nhưng tại sao lại có người giàu kẻ nghèo, người hạnh phúc kẻ khổ đau… Tất cả đều nằm trong quy luật nhân quả Người nào tạo được nhiều phúc duyên thì cuộc sống luôn giàu sang phú quý, công thành danh toại Cho nên muốn có đƣợc một cuộc sống hạnh phúc nhƣ ý thì chúng ta phải biết làm phúc bố thí…

“Đương cơn nhiều tiền thóc, nên rộng bóng, ai cũng khen bằng lòng, thân sau thật ơn huệ, phải lưu được lâu, người cũng chẳng lo chưng thiếu”.[TCĐ t.7A]

“Nhà giàu sang nên khoan hậu, lại ở khắc bác, ấy giàu sang là khổ hèn thửa nát, dường nào hưởng được Người thông minh nên thu dẹp mà lại khoe khoang ý thông minh là bệnh ngu si, chưng phải chẳng bại”.[TCĐ t.9B]

Luật nhân quả là luật phổ biến của vũ trụ, mà ta đem nó ra ứng dụng riêng cho loài người, chớ không phải là cái luật riêng cho loài người mà thôi

Tìm hiểu giá trị văn tự ngôn ngữ

2.2.1 Cấu tạo chữ Nôm trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàmgiải âm(菜根譚解音)của Hòa thƣợng Phúc Điền

2.2.2 Đặc điểm chữ Nôm trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàmgiải âm(菜根譚解音)của Hòa thƣợng Phúc Điền

2.2.3 Tiếng Việt trong bản giải âm tác phẩm Thái căn đàmgiải âm(菜根譚 解音)của Hòa thƣợng Phúc Điền

TỪ NGUYÊN TÁC THÁI CĂN ĐÀM (菜根譚) ĐẾN BẢN GIẢI ÂM CỦA HÒA THƢỢNG PHÚC ĐIỀN 1.1 Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Hồng Tự Thành (洪自誠) - tác giả tác phẩm Thái căn đàm (菜根譚)

Thái căn đàm(菜根譚)là một tác phẩm thể cách ngôn thời Minh(Trung

Quốc), tác giả là Hồng Ứng Minh (洪應明) tự là Tự Thành (自誠) Hiện nay chúng ta có rất ít tƣ liệu về ông, ở tác phẩm Thái Căn Đàmnày cũng không ghi chép nhiều về tác giả, ngay cả những tƣ liệu của Trung Quốc cũng khôngcó nhiều tƣ liệu về Hồng Ứng Minh

Ngày nay, các học giả Trung Quốc nghiên cứu về những tác phẩm củaHồng Ứng Minh (洪應明) cũng rất nhiều, nhƣng cũng không biết đƣợc gì nhiều về ông Trong bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu Ngô Gia Câu (吳家 駒)cũng cho biết chỉ thông qua một số tƣ liệu còn lại của ông nhƣ tác phẩm

Tiên Phật kỳ tích(仙佛奇踪)để biết đƣợc những điều ít ỏi về Hồng Ứng Minh (洪應明) Ở tác phẩm Tiên Phật kỳ tích phần tiểu dẫn của quyển đầu chỉ cho chúng ta biết đƣợc ông tên là Hồng Ứng Minh, tự là Tự Thành, hiệu là Hoàn Sơ đạo nhân Từ trẻ đã theo nghiệp công danh quan trường, về già thì quy ẩn sơn lâm tẩy tâm lễ Phật Và ông cũng có mối giao hữu cùng với Ai Hoàngtự làLiễu Phàmlàm quan đến chức binh bộ chủ sự, và cùng với Phùng Mộng Trinhtự là Khai Chilàm chức Tế tửu của Nam quốc tử giám

Theo Lâm Gia Lệ trong phần khảo chứnh về Hồng Ứng Minh với Thái căn đàm ông cho rằng:

- Thứ nhất, Hồng Ứng Minh là người Tân Đô Tứ Xuyên (nay là huyện Tân Đô) sau đến Nam Kinh làm quan và ở lại Nam Kinh

- Thứ hai, Hồng Ứng Minh có giao hữu với Ai Hoàng, Phùng Mộng Trinh, Vu Khổng Kiêm Ai Hoàng và Phùng Mộng Trinh là tiền bối của Hồng Ứng Minh, còn Vu Khổng Kiêm (于孔兼)với Hồng Ứng Minh là bạn trang lứa

Ngoài ra, còn có người cho rằng Hồng Ứng Minh (洪應明) là người Kim Đàm, Giang Tô Có 3 lý do:

- Lý do thứ nhất là Hồng Ứng Minh (洪 應 明) nhờ người bạn là

VuKhổng Khiêm viết bài tựa cho tác phẩm Thái căn đàm, mà Kim Đàm là quê của Vu Khổng Kiêm, và ông này từng làm quan đến chức Lễ bộ Nghị chế Lang trung, sau đó từ quan về quê ở 20 năm

- Lý do thứ hai làtheo nhƣ lời nói của Phùng Mộng Trinh trong tác phẩm

“Tiên Phật kỳ tích phần Tịch quang cảnh dẫn” thì Hồng Ứng Minh (洪應明) về già ở ẩn vui chốn yên tĩnh thiền định, mà núi Mao là một trong những cảnh ở Kim Đàm, đây chính là nơi rất tốt cho việc ở ẩn

- Lý do thứ ba là ngôn ngữ trong Thái Căn Đàmvà ngạn ngữ tục ngữ ở

Kim Đàm gần giống nhau

- Cũng có căn cứ cho rằng khoảng năm thứ 30 niên hiệu Vạn lịch (1602), vào niên hiệu Hoằng Định thứ 2 đời vua Lê Kính Tông của nước ta, ông ở dải sông Tần Hoài thuộc Nam Kinh, ở đây ông lắng lòng trước thuật

Nói chung về con người và sự nghiệp của Hồng Ứng Minh (洪應明)còn chƣa rõ ràng, không rõ đƣợc quê quán và năm sinh năm mất của ông, nhƣ Ngô Gia Câu (吳家駒)một nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã nói “推測華竟

是推測,要真正确洪應明的籍貫,尚待文憲資料的进一步發現,或許,

這永遠是一个謎”。(Suy luận cuối cùng cũng chỉ là suy luận, thật sựchính xác về nguồn gốc của Hồng Ứng Minh còn đợi sự phát hiện về tư liệu văn hiến Hoặc giả, đây vĩnh viễn là một câu đố)

1.2 Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Phúc Điền Hòa Thƣợng (福田和尚)

Về tên gọi của Phúc Điền Hòa Thượng có nhiều thuyết khác nhau Trước đây, phần lớn đều cho rằng Hòa thƣợng Phúc Điền và Sa môn An Thiền là hai nhân vật khác nhau Nhƣng qua những bài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp

Cử nhân và luận văn Thạc sĩ của những năm trước như:

- Luận văn Thạc sĩ“Tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam qua bản Đạo giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền” của tác giả Thích Minh Tâm năm 1998

- Luận văn Cử nhân “Bước đầu tìm hiểu tác phẩm Hộ Pháp Luận qua bản giải âm của Phúc Điền Hòa thượng” của tác giả Nguyễn Văn Thanh năm

- Luận văn Thạc s “Nghiên cứu khảo sát văn bản Tại gia tu trì tam giáo nguyên lưu của Hòa thượng Phúc Điền” của tác giả Nguyễn Lê Sáu năm

Các tác giả đã chứng minh và dẫn chứng đƣợc hai tên gọi Phúc Điền và

An Thiền là một nhân vật Những luận văn này đã chứng minh một cách cụ thể và rõ ràng, chính vì thế, ở luận văn này chúng tôi không đi sâu vấn đề này, và chúng tôi cũng thống nhất theo các cách lý giải của các tác giả luận văn trên

1.2.1 Thân thế của Hòa thƣợng Phúc Điền

Hòa thƣợng Phúc Điền (福田和尚) pháp danh là An Thiền (安禪), cha Ngài họ Võ (武), mẹ họ Lê (黎) Ngài là người thôn Trường Thịnh, xã Bạch

Sam, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa (nay thuộc xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) Về ngày sinh của ngài thì không có tƣ liệu nào nói rõ, chỉ biết ngài sinh vào tháng 7 năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hƣng năm 45 (1784) đời vua Lê Hiển Tông

Năm 12 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Hòa thƣợng Viên Quang Hải

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w