PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÁC PHẨM “DAVID COPPERFIELD” CỦA CHARLES DICKENS VÀ “HỘI CHỢ PHÙ HOA” CỦA WILLIAM MAKEPEACE THACKERAY REALISM AS EXPRESSED IN “DAVID COP
Trang 1PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÁC PHẨM
“DAVID COPPERFIELD” CỦA CHARLES DICKENS VÀ “HỘI CHỢ PHÙ
HOA” CỦA WILLIAM MAKEPEACE THACKERAY
REALISM AS EXPRESSED IN “DAVID COPPERFIELD” BY CHARLES DICKENS AND
“VANITY FAIR” BY WILLIAM MAKEPEACE THAKERAY
SVTH: Nguyễn Thanh Ngọc Huyền
Lớp 08CNA09, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Th.S Lê Thị Giao Chi
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu về giá trị hiện thực được thể hiện trong tác phẩm “David Copperfield” của tiểu thuyết gia nổi tiếng Charles Dickens và “Hội chợ phù hoa” của William Makepeace Thackeray, nhằm giúp các sinh viên và bạn đọc yêu thích văn học Anh nói chung và các tác phẩm của Dickens và Thackeray nói riêng có cái nhìn tổng quan hơn về cuộc sống xã hội đương thời thế kỷ 19
ABSTRACT
This study is an investigation into the Realism in the masterpiece “David Copperfield” by the famous novelist Charles Dickens and in “Vanity Fair” by William Makepeace Thackeray It aims to provide English students and others who are interested in English literature in general and in the work of Dickens
as well as Thackeray in particular a better understanding of the contemporary society in the 19th century
1 Đặt vấn đề
Văn học và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết, hay nói cách khác đi, cuộc sống chính là chủ
đề muôn thuở cho văn học Cuộc sống vốn dĩ thô ráp nhưng khi hòa quyện với hơi thở của văn học sẽ tạo ra một hình tượng mang đầy tính nghệ thuật Trong khi đó, văn học là sự đúc kết kiến thức vào những tác phẩm thơ ca, tiểu thuyết giúp con người hiểu hơn về cuộc sống Cuộc sống của con người không chỉ đơn thuần là những nhu cầu về vật chất Chúng ta có tâm hồn, trí tuệ và luôn biết học hỏi những kiến thức mới xung quanh Và văn học chính là kho tàng tri thức vô tận Văn học nhắc cho chúng ta về những câu chuyện, thiên anh hùng ca, lịch sử trong quá khứ và cả hiện tại Nói cách khác, văn học là suối nguồn cho sự tri nhận, tưởng tượng và sáng tạo của loài người Việc đọc và cảm nhận những tác phẩm văn học kiệt xuất được ví như ta đang lĩnh hội nền tri thức quí giá; ngược lại, thiếu sự tiếp nhận văn học thì chúng ta không thể trở thành một con người hoàn thiện
Văn học Anh vào thế kỷ 19 đã chứng kiến thời kỳ huy hoàng của rất nhiều tác phẩm hiện thực cho đến nay vẫn được biết đến và yêu thích rộng rãi Trong số đó phải kể đến hai tác giả nổi tiếng được công nhận là những ngòi bút sắc nét vào nửa cuối thời đại Victoria: Charles Dickens
và William Makepeace Thackeray Tác phẩm “David Copperfield” là minh họa xuất sắc cho thời
Trang 2đại Victoria và tài năng của Dickens Tác phẩm chứa đựng một cốt truyện phức tạp, nhấn mạnh
xã hội đương thời với những giá trị đạo đức và hiện thực, thông qua đó trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Tuy cùng có chung cảm nhận về xã hội thối nát, tác phẩm “Hội chợ phù hoa” của Thackeray lại là một bức biếm họa của xã hội thượng lưu nước Anh Bối cảnh của tác phẩm vào thế kỷ 19 cuốn chúng ta vào một xã hội phân tầng đầy những chỉ trích về giá trị đạo đức, với một sự cảm nhận hoàn toàn tỉnh táo
2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích giúp bạn đọc yêu văn học Anh có cái nhìn khái quát và sâu sắc về giá trị hiện thực được thể hiện trong hai tác phẩm “David Copperfield” của Charles Dickens và “Hội chợ phù hoa” của William Makepeace Thackeray, đồng thời hiểu được thông điệp ẩn chứa bên trong của tác giả
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả bối cảnh lịch sử nước Anh vào thế kỷ 19
- Phân tích xã hội Anh thế kỷ 19 thông qua hình ảnh con người thuộc tầng lớp thượng và trung lưu
- Tìm hiều điểm giống và khác nhau về cách thể hiện giá trị hiện thực trong hai tác phẩm
- Nhận thức được thông điệp tác giả muốn gửi gắm thông qua hai tác phẩm
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Do sự hạn hẹp của thời gian cũng như khả năng của bản thân, bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong hai tác phẩm “David Copperfield” của Charles Dickens và “Hội chợ phù hoa” của William Makepeace Thackeray
2.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Giá trị hiên thực được thể hiện trong tác phẩm “David Copperfield” của Charles Dickens như thế nào?
- Giá trị hiên thực được thể hiện trong tác phẩm “Hội chợ phù hoa” của William Makepeace Thackeray như thế nào?
- Những điểm giống và khác nhau về giá trị hiện thực trong hai tác phẩm “David Copperfield” của Charles Dickens và “Hội chợ phù hoa” của William Makepeace Thackeray là gì?
- Thông điệp của Dickens và Thackeray thông qua giá trị hiện thực là gì?
Trang 33 Cơ sở lý thuyết
Nước Anh vào thời đại Victoria đầy rẫy những mâu thuẫn xã hội Cùng với sự phát triển vượt trội về kinh tế, khoa học, nghệ thuật; nhân dân lao động phải sống trong điều kiện kham khổ
và bị đối xử bất công, từ đó nảy sinh những vấn đề xung đột, thậm chí là chết chóc đau thương Các tác giả trong thời kỳ này có xu hướng lý tưởng hóa bức tranh xã hội hiện thực về cuộc sống khó khăn, sự bền chí, tình yêu và may mắn sẽ thắng vào phút cuối; người có đức hạnh xứng đáng được hạnh phúc còn kẻ ác phải bị trừng trị Có thể nói hầu hết các nhà văn đã phản ánh thành công hiện thực của xã hội, qua đó bạn đọc có thể hình dung về cuộc sống và quan niệm của con người trong hầu hết các tác phẩm của họ Tất cả đã cùng nhau tạo ra xu hướng mới của văn học trong thời đại của Nữ hoàng Victoria
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích các dữ liệu thông qua việc chọn lọc, đánh giá để đi đến kết luận Với phương pháp định tính, quá trình nghiên cứu sẽ bao gồm việc chọn lọc thông tin, sau đó phân tích các chủ đề lớn và chủ đề chính trong tác phẩm Ngoài ra, dữ liệu nghiên cứu mà ở đây là toàn bộ các chương, hồi theo bản gốc và theo bản dịch sang tiếng anh hiện đại của tác phẩm còn được thu thập từ mạng Internet
5 Kết quả nghiên cứu
5.1 Giá trị hiện thực được thể hiện qua tác phẩm “David Copperfield”
5.1.1 Giá trị hiện thực thông qua tính nhân đạo
Xã hội nước Anh đã được mô tả rất chân thực trong tác phẩm “David Copperfield” Tác giả tập trung vào những người lao động nghèo khổ luôn chịu đựng sự áp bức bóc lột bởi giai cấp thượng lưu Dickens phác họa cuộc đời sớm nhọc nhằn của cậu bé David luôn bị đối xử tồi tệ bởi những người xung quanh Cha mất trước khi chào đời, lại bị cha kế độc ác ghẻ lạnh và tìm mọi cách tống cậu ra khỏi nhà Tuổi thơ vất vả của David luôn phải chứng kiến và hứng chịu những lừa lọc, dối trá, hành hạ… gây ra bởi những người xung quanh Những nhân vật tiêu biểu như Murdstone, Creakle, Uriah Heep…đã nói lên được toàn cảnh của xã hội bất công, để người lương thiện lại phải chịu thiệt thòi
Tuy nhiên, sự thấm đẫm của lòng nhân đạo đích thực đã được thể hiện thông qua hình ảnh
và mối quan hệ của các nhân vật Bà cô Betsey xuất hiện như một sự che chở bảo vệ cho tầng lớp nghèo khổ không có khả năng kháng cự mà đại diện là David Nhờ Cô Betsey, David có cơ hội được đến trường và gặp gỡ những con người nhân hậu luôn giúp đỡ cậu Dickens cho rằng không phải tất cả người giàu đều độc ác Agnes và tiến sĩ Strong là minh chứng cụ thể Tình yêu và sự quan tâm của người bạn tâm giao đã giúp David vượt qua được những lúc tưởng chừng như khó khăn nhất
Trang 4Hơn thế nữa, giá trị nhân đạo còn được thể hiện khi chính người nghèo lại không để bị đồng tiền chi phối nhân cách và bản chất lương thiện của họ Dù Uriah Heep có dùng số tiền lớn buộc Micawber phải giữ bí mật cho hành động lừa lọc sai trái của hắn hay khi Steerforth đưa tiền cho Pegotty như sự bồi thường tổn thất mà hắn đã gây ra với Emily, nhân vật chính diện vẫn một mực từ chối và vạch trần tội ác đó Hành động đó cho thấy tầm quan trọng của lòng nhân hậu và hướng thiện không cần sự đáp trả
5.1.2 Giá trị hiện thực thông qua tính hài hước
Cùng với tính hiện thực, Charles Dickens còn sử dụng sự hài hước nhằm tăng thêm tính chân thực vào tác phẩm của mình Việc Dickens đưa hình ảnh con vật so sánh với con người đã chỉ ra sự vô nhân tính trong xã hội bấy giờ, xem người nghèo yếu thế không khác gì những con vật Ví dụ, người cha cộc cằn tàn nhẫn Murdstone đã kéo vị trí của David từ chỗ được thương yêu thành kẻ bị ruồng rẫy và không cho David những quyền lợi cơ bản của một con người Từ lúc
đó, David đã dùng các con vật để gán lên những nhân vật khác như: tiến sĩ Strong là con ngựa
già bị mù (a blind old horse), Dora là con chuột (a Mouse), hay em trai mình là con cừu khốn khổ
(a poor lamb)
Trong “David Copperfield”, lại một lần nữa Betsey xuất hiện như một diễn viên hài xuất sắc
và cùng khi đó, khiếu hài hước của tác giả được thể hiện Những lời thoại vừa lên án lại đầy tính hài hước khi đối đáp với Murdstone của cô đè bẹp thế lực áp bực như nhà Murdstone và đồng thời giúp cho mạch truyện trở nên tươi sáng hơn, như cuộc đời của David về sau
Một hình ảnh khác là Micawber, người luôn thất bại trong việc tìm kiếm cuộc sống giàu sang nhưng không bao giờ chịu bỏ cuộc bằng những ý nghĩ bi quan Gia đình hòa thuận cũng góp phần tạo nên tính cách vui nhộn của nhân vật này
Tóm lại, Dickens luôn tìm ra những cái nhìn mới mẻ và trào phúng một cách nhẹ nhàng ở mỗi tình huống Chính sự hài hước đó giúp cho tác phẩm của ông chân thật một cách sâu sắc nhất
5.2 Giá trị hiện thực được thể hiện qua tác phẩm “Hội chợ phồn hoa”
5.2.1 Giá trị hiện thực thông qua sự phê phán, chỉ trích
Dưới mắt tác giả, xã hội bấy giờ dù khoác lên mình sự phồn vinh giàu có, nhưng bản chất vẫn chỉ là những tình cảm đê tiện: sự tính toán vị kỷ, lòng vụ lợi, thói giả nhân giả nghĩa, tính phô trương rởm đời, sự lường gạt dối trá Mỗi nhân vật trong tác phẩm tiêu biểu cho một thói xấu, một giai cấp; mỗi người mỗi vẻ, nhưng tất cả đều mang trên mình hình ảnh của chính thời đại, tức là hình ảnh tham lam địa vị tiền bạc vốn là những thứ vô nghĩa Mũi nhọn đả kích của tác giả chĩa thẳng vào những tầng lớp thượng lưu đang hưởng thụ cuộc sống giả trưởng trên chính
mồ hôi nước mắt của người lao động khốn khổ
Các nhân vật trong tác phẩm “Vanity Fair” đều đeo đuổi quyền lực, danh vọng, sự giàu có thông qua mối quan hệ hôn nhân Hai nhân vật điển hình Pitt Crawley và Osborn với tư cách đê tiện, bỉ ổi, bất nhân… là những nét đặc trưng của giai cấp quý tộc Anh từ nhỏ đến lớn Cả hai đều coi trọng danh vọng và đồng tiền hơn cả tình thân, tình yêu chân thật Trong khi đó Rebecca, dù
Trang 5xuất thân từ nghèo khổ, nhưng cũng chính tham vọng tiền tài đã không từ thủ đoạn để leo lên được tầng lớp thượng lưu thối nát ấy
Thackeray đã nhìn xã hội nước Anh, hay đúng hơn là xã hội thượng lưu trưởng giả nước Anh với con mắt rất bi quan, hoài nghi, nhưng không thờ ơ, trái lại hết sức soi mói; do đó những chi tiết nêu lên trong tác phẩm có một giá trị hiện thực lớn Ngòi bút của ông tỏ ra không thương xót đối với giai cấp quý tộc đương thời
5.2.2 Giá trị hiện thực thông qua tính châm biếm
Khuynh hướng trào phúng nảy nở trong văn học Anh từ giữa thế kỷ 18 và đến giữa thế kỷ
19, khuynh hướng ấy được kết tinh ở Thackeray Trong tiếng cười cay độc của ông phần nào có
sự phẫn nộ của quần chúng Đó là tiếng nói phản kháng lại những sự bất công trong xã hội Chủ nghĩa hiện thực ở Thackeray mang màu sắc luân lý rõ rệt, ông muốn đứng trên quan điểm đạo đức mà soi mói cuộc đời và rút ra những bài học về cách xử thế Chủ đề của “Hội chợ phù hoa”
là sự vô nghĩa, sự phù phiếm của cuộc đời, một tấn hài kịch lớn, trong đó mỗi con người sắm một vai trò mà không tự biết, hoặc một cảnh hội chợ hỗn tạp, trong đó chỉ toàn là những sự phô trương mua bán, và mọi thứ đều là những món hàng
Khuynh hướng vạch những nét “mặt trái đời” toát ra trong toàn bộ tác phẩm từ chương đầu đến chương cuối Tất cả những cái gì gọi là cao quý, tốt đẹp, mà thiên hạ hằng khao khát và thiết tha gắn bó, thực ra chỉ là những chuyện hết sức vô nghĩa, thí dụ như danh vọng, tiền tài, những cái vẫn gọi là những đức tính, và ngay cả những tình cảm thiêng liêng như tình cha con, tình bè bạn, tình vợ chồng…nhiều khi cũng chỉ là câu chuyện khôi hài
5.3 Điểm giống và khác nhau về giá trị hiện thực trong hai tác phẩm
Giống nhau
1 Mục đích của tác phẩm -Dickens phê phán xã hội bất
công luôn coi trọng giá trị vật chất Tình cảm và mối quan
hệ giữa người với người đã bị lãng quên
-Nói lên tiếng nói của tầng lớp lao động bị đối xử bất công, luôn gánh chịu thiệt thòi
-Thackeray chỉ trích sự tàn nhẫn, bất nhân, sa đọa, hèn nhát, vô tình của giới quí tộc Anh đang bị hủy hoại về tinh thần
-Đại diện cho quần chúng muốn phá bỏ sự mọt ruỗng của một giai cấp cố níu lấy địa vị thống trị
2 Đặc trưng cho tính hài
hước
-Dùng nhân vật xấu để làm nổi bật nhân vật anh hùng
-Sử dụng phép ẩn dụ để tạo ra tiếng cười
-Ngay cả trong hoàn cảnh
-Các nhân vật đóng vai hề luôn tự cho mình cao quý trong một xã hội lố bịch -Xã hội phù hoa chỉ là một cảnh chợ hỗn độn mà mọi thứ
Trang 6tăm tối vẫn có sự vui tươi đều là một món hàng
Khác nhau
1 Góc độ phân tích của tác
phẩm
-Từ góc độ của người nghèo, Dickens thấu hiểu và cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực, từ đó phác họa bức tranh
ca ngợi người nghèo
-Mang mau sắc chủ quan, chỉ qua lời kể của nhân vật chính
-Xuất thân quí tộc, Thackeray hiểu rõ đời sống thượng lưu
và những hệ lụy của nó Tuy nhiên, ông tách mình ra khỏi tầng lớp quí tộc để phân tích -Có cái nhìn tổng quát về mọi khía cạnh xã hội thông qua các nhân vật
2 Phong cách viết -Có phần cường điệu hóa
trong lối viết Nhân vật chính diện đôi khi quá lý tưởng và hoàn hảo
-Lạc quan hơn về cuộc sống, người tốt sẽ được hạnh phúc
và kẻ xấu phải bị trừng trị
-Mang tính châm biếm nhẹ nhàng hơn, xuất phát từ việc không có cái nhìn tổng thể về tầng lớp thượng lưu
-Khắc họa nhân vật chân thật hơn Ông không áp đặt mà
mô tả con người một cách tự nhiên nhất
-Có cái nhìn bi quan về xã hội, với đầy rẫy những xấu xa
và mỗi nhân vật đều phải hững chịu hệ quả
-Chỉ trích, phê phán một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn về
xã hội thối nát mà ông chứng kiến xung quanh
6 Kết luận
Bài nghiên cứu này đã cung cấp cho bạn đọc yêu văn học nói chung và văn học Anh nói riêng một cái nhìn toàn diện và sâu sắc đối với những vấn đề chính trị, xã hội của nước Anh thế kỉ 19
Xã hội thượng lưu cao quý, dưới ngòi bút của Dickens và Thackeray,đã hiện ra là một xã hội thối nát đầy những bất công, tàn nhẫn
Thông qua đó, bạn đọc cũng sẽ rút ra được những bài học đạo đức, những triết lý sống cho riêng mình, để ngày càng hoàn thiện bản thân, sống tốt hơn cho bản thân và mọi người
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Kiêm, (2006), “Hội chợ phù hoa”, Hà Nội, NXB Văn Học
[2] Nguyễn Chí Trung, (2002), “English Literature”, Đà Nẵng, NXB Giáo Dục
[3] Reed, John R., “Dickens and Thackeray Punishment and Forgiveness”, Athens, Ohio University Press
Trang 7[4] Sutherland, John, “Vanity Fair – A Novel Without Hero”, Oxford University Press [5] Catalan, Zelma, (2009), “The Politics of Irony in Thackeray’s Mature Fiction: Vanity Fair, The History of Henry Esmond, The Newcomes”, St Kliment Ohridski University Press [6] Matthews, Roy T and Mellini, Peter, (1982), “Vanity Fair”, Great Britain, Scolar Press, James Price Publishing Ltd; USA, Berkeley and Los Angeles, the University of California Press
[7] http://www.bbc.co.uk/history/british/victorians/overview_victorians_01.shtml
[8] http://en.wikipedia.org/wiki/Victorian_era
[9] http://www.heritagehistory.com/www/heritage.php? FileName=victoria.php
[10] http://www.novelexplorer.com/category/david-copperfield
[11] http://thelitconnection.wordpress.com/