Lịch sử vấn đề
Tình hình nghiên cứu tại Trung Quốc
Mạc Ngôn đã nhiều lần tâm sự về quá trình sáng tác và những tác phẩm của mình qua những lời tự bạch, những bài phỏng vấn đối thoại Trong Mạc Ngôn, nghiên cứu và tư liệu, NXb Thiên Tân (2005) của Dương Dương, Ghi chép đối thoại của Vương Nghiêu và Lâm Kiến Pháp, Nxb Đại học Tô Châu (2003), Phong vị của tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Nxb Văn nghệ Xuân Phong (2003), có nhiều bài đối thoại và tự bạch miêu tả thế giới văn học của Mạc Ngôn Phần lớn, những nội dung quan trọng mà Mạc Ngôn “tự bạch” đã được Nguyễn Thị Thại chọn dịch và giới thiệu trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nxb Văn học, 2004) Cuốn tài liệu này đã đề cập đến Mạc Ngôn trên nhiều phương diện: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lập trường và phong cách sáng tác… Tác phẩm
Báu vật của đời được Mạc Ngôn không ít lần nhắc đến trong những lời tự bạch của mình Nhà văn từng nói rằng Báu vật của đời vượt qua thôn Cao Mật Đông Bắc, và nó tiến xa hơn nữa Báu vật của đời “đã thể hiện đầy đủ cách nhìn nhận của tôi đối với các vấn đề xưa cũ như lịch sử, quê hương, cuộc sống… chắc chắn Báu vật của đời là viên đá nặng nhất trong toà lâu đài văn học của tôi, một khi rút viên đá ấy ra thì toà lâu đài sẽ sụp đổ” [ 49, tr 146]
Trong cuốn Bình luận tác giả đương đại Trung Quốc《当代作家评论》kỳ 6, tác giả Trình Quang Vỹ có nói: “Hơn 20 năm nay trên diễn đàn văn học Trung Quốc, các bài bình luận về Mạc Ngôn nhiều không kể xiết” Theo thống kê trong phụ lục Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn do Dương Dương biên soạn, số lượng bài viết về Mạc Ngôn có khoảng hơn 350 bài Con số trên chưa bao gồm các bài báo mang tính chất địa phương, các trang mạng, các bài viết trong các trường đại học
Nói như thế để thấy tình hình nghiên cứu về Mạc Ngôn chưa bao giờ có dấu hiệu giảm bớt độ “nóng” Ngày 12/08/2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật” được thành lập với mục đích chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của ông “Bảo tàng văn học Mạc Ngôn”, Website “Cao lương đỏ” là những diễn đàn chuyên bình luận, đi sâu tìm hiểu về “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, nghiên cứu sinh về Báu vật của đời nhiều không kể xiết
Phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào nghệ thuật “tự sự”, “tính chất dân gian”, “tính nữ” của tác phẩm như: tác giả Trương Ái Bình: Nghiên cứu về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn(作者张爱萍: 莫言小说语言研究), tác giả Tống Khiết: Từ Báu vật của đời đến “thiếu nữ mộng mơ” (作者宋洁: 从“丰乳
肥臀”到“梦幻少女) , tác giả Hàn Hiện Quảng: Bàn về điểm nhìn trẻ thơ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (作者韩现广: 论莫言小说创作中儿童视角) … Tuy nhiên, có thể thấy, cảm hứng lịch sử và giá trị lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời chỉ được các tác giả nhắc đến rải rác trong các công trình nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu về “Báu vật của đời” và cảm hứng lịch sử trong “Báu vật của đời” tại Việt Nam
Nói chung, Báu vật của đời là tác phẩm văn học cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về giá trị tác phẩm Chính vì thế, xoay quanh tác phẩm này, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình
PGS TS Lê Huy Tiêu là nhà nghiên cứu đã có khá nhiều bài viết về Mạc Ngôn và tiểu thuyết Báu vật của đời Trong Tạp chí Văn học nước ngoài số 4/ 2003 và trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 – 2000), có hai bài nghiên cứu khá sâu về Mạc Ngôn của PGS TS Lê Huy Tiêu, đó là Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn và Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình
Cùng hướng nghiên cứu vấn đề trên, nhà văn Nguyễn Khắc Phê trên tạp chí Sông Hương số 166, tháng 12.2002 cũng có bài viết Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình Các tác giả đã chỉ ra những điểm độc đáo trong sáng tác của Mạc Ngôn như đề tài rất rộng, cốt truyện không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống mà chỉ là khung truyện,
“nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác”, “là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn” Ngoài ra, những vấn đề về tự sự như điểm nhìn trần thuật phong phú, đa dạng, kết cấu truyện và nghệ thuật xử lý không gian, thời gian đều được tác giả kiến giải và phân tích rất kĩ lưỡng, thấu đáo
Trong bài viết Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc
Ngôn đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vật của đời và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm Thông qua việc nêu cảm nhận của mình về nhân vật Lỗ Thị, tác giả bài viết khẳng định: “Xét trên phương diện văn học, Lỗ Thị là một nhân vật ghê gớm, một phụ nữ tượng trưng của một đất nước ở cái khả năng thiên phú mà dù con người có chà đạp tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn, bởi vì nếu nó mất đi thì mất luôn cả sự sống… Cả lịch sử của một đất nước nhà văn tóm lại ở bốn chữ ấy: phong nhũ phì đồn Mạc Ngôn, do đó, ở phương diện này là một nhà văn ghê gớm” (51) Tác giả bài viết cũng đánh giá cao Mạc Ngôn ở lòng dũng cảm “dám viết về cái hiện thực bề sâu của lịch sử hiện đại nước ông”, đồng thời tỏ ra thích cái nhìn nghệ thuật lịch sử tỉnh táo, sắc lạnh của Mạc Ngôn, không hề nương nhẹ, xuê xoa quá khứ Cuối bài viết, bằng cái nhìn so sánh mang tính lịch sử, Phạm Xuân Nguyên chỉ ra điểm tương đồng giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn: ở hai hoàn cảnh lịch sử, hai chế độ chính trị khác nhau giữa hai thời kỳ sống của hai nhà văn, họ đã gặp nhau ở tình yêu nước và trách nhiệm của một người cầm bút
Một số tác giả nghiên cứu như Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung
Hỷ lại dựa vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử Còn trong Tiểu luận Một số vấn đề văn học
Trung Quốc đương đại (2007), PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch Năm 2012 Mạc Ngôn được giải Nobel văn học, rất nhiều nhà văn như Trần Đăng Khoa, Võ Thị Hảo có các bài viết xoay quanh vấn đề này
Ngoài ra, phải kể đến rất nhiều những luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh cũng lấy Mạc Ngôn làm đề tài nghiên cứu của mình Có thể kể ra đây một vài những công trình tiêu biểu như: luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội, 2010; luận văn thạc sĩ Yếu tố kì ảo trong "Báu vật của đời" của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Khánh Linh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007; luận văn tốt nghiệp Huyền thoại hoá trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” của tác giả Lê Vũ Phương Thuỷ, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh khá nổi bật trong các sáng tác của Mạc Ngôn, đó là nghệ thuật tự sự và yếu tố kì ảo Tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy chỉ ra nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn một cách đầy đủ và công phu qua việc khảo sát các khía cạnh như người kể chuyện và điểm nhìn tự sự, nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian và kết cấu tự sự, nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự
Nguyễn Thị Khánh Linh thì chỉ ra biểu hiện của yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời thông qua các khía cạnh: nhân vật, sự kiện và tổ chức nghệ thuật tác phẩm Còn sinh viên Lê Vũ Phương Thuỷ trong khoá luận của mình lại khai thác một số yếu tố mang tính huyền thoại hoá trong tác phẩm như: Kim Đồng và mô hình đứa trẻ huyền thoại, Huyền thoại hoá trong một số nhân vật đàn ông, Bầu vú của người phụ nữ và biểu tượng về người mẹ vĩnh cữu… Mỗi tác giả một hướng nghiên cứu khác nhau đã đặt Báu vật của đời dưới nhiều góc độ để khám phá hết những giá trị sâu sắc của tác phẩm
Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tiểu thuyết Báu vật của đời của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam Mặc dầu các công trình về Mạc Ngôn tương đối nhiều, song ở Việt Nam, số lượng các bài viết về Mạc Ngôn còn hạn chế, nhất là viết riêng về cảm hứng lịch sử Cho đến nay, chưa có một công trình chuyên biệt nào đi sâu tìm hiểu cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời Với tinh thần học hỏi, khám phá cái mới, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu cảm hứng lịch sử của tiểu thuyết Báu vật của đời một cách cụ thể, sâu sắc và có hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp thống kê, khảo sát: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát, thống kê, phân loại những chi tiết lịch sử trong Báu vật của đời, tạo cơ sở cho việc phân tích, khám phá tác phẩm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những dữ liệu đã thống kê từ văn bản, chúng tôi đi sâu phân tích, lý giải, làm rõ vai trò của cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, chúng tôi đặt
Báu vật của đời trong tương quan so sánh với một số tác phẩm khác của Mạc Ngôn và một số tác phẩm của các tác giả khác cũng có cảm hứng lịch sử để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt trong cảm hứng lịch sử được thể hiện ở các tác phẩm
- Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp khác như phương pháp tiếp cận văn hoá – lịch sử, phương pháp thi pháp học, phương pháp nghiên cứu liên ngành… để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
Đóng góp của luận văn
So với các công trình nghiên cứu khác về Mạc Ngôn và tiểu thuyết Báu vật của đời, đây là công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn một cách toàn diện và hệ thống Từ những nét khái quát về cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc nói chung và trong tác phẩm của Mạc Ngôn nói riêng, luận văn sẽ chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cảm hứng lịch sử được Mạc Ngôn thể hiện trong Báu vật của đời như : đề tài, chủ đề, nhân vật…đồng thời chỉ ra những phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm hứng lịch sử ấy.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai thành ba chương như sau :
Chương 1 : Khái quát về cảm hứng lịch sử và dấu ấn cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc
Chương 2 : Những biểu hiện của cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời – Mạc Ngôn
Chương 3 : Những phương thức nghệ thuật biểu hiện cảm hứng lịch sử trong
Báu vật của đời – Mạc Ngôn
KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Khái quát về cảm hứng và cảm hứng lịch sử
1.1.1 Khái ni ệ m c ả m h ứ ng và c ả m h ứ ng ch ủ đạ o
Trước khi tìm hiểu về cảm hứng lịch sử, luận văn xin được giới thuyết qua về khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo vì hai khái niệm này là hai khái niệm cơ sở, đặt nền tảng hình thành nên cảm hứng lịch sử
Trong tâm lý học, trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới đó mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó nữa Xem một bức tranh đẹp, nghe một bản nhạc hay hoặc đọc một bài thơ độc đáo, ta không chỉ tri giác chúng mà còn có những “rung động”, những “rạo rực”, những “xao xuyến” kèm theo Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người đối với cái mà họ nhận thức được, hoặc tìm ra được gọi là xúc cảm, cảm xúc của con người Đời sống tâm lí, tình cảm của con người rất phong phú, đa dạng và phức tạp, gồm rất nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau Và cảm hứng là một trong những cung bậc, sắc thái đó Vậy cảm hứng là gì? Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Cảm hứng là trạng thái tâm lí có cảm xúc và hết sức hứng thú, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả” [ 52, tr.145] Còn trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì viết: “Cảm hứng là cảm xúc vì tình gì hay cảnh gì mà sinh ra hứng thú, hoặc thi văn, hoặc hành động” [ 1, tr 58] Từ hai định nghĩa về cảm hứng được trình bày trong từ điển như trên, có thể thấy bản chất của cảm hứng là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm Tức là, để tạo được cảm hứng, ngoài yếu tố nhận thức, đối tượng phải có khả năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm, hứng thú, lôi cuốn tình cảm con người về phía nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu tìm hiểu, chinh phục nó Điều đáng nói hơn là cảm hứng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người Trước hết, cảm hứng làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức và hoạt động trí tuệ Khi có cảm hứng đối với một đối tượng nào đó, con người dồn sự tập trung cao độ của nhận thức, tình cảm vào đối tượng khiến quá trình này trở nên nhạy bén và sâu sắc Cuối cùng, cảm hứng làm nảy sinh khát vọng hành động và tạo điều kiện thúc đẩy con người sáng tạo Nhờ vậy, khi có cảm hứng, con người có thể phát huy một cách tối đa khả năng sáng tạo và hoạt động của mình
Từ vai trò, động lực của cảm hứng đối với hoạt động sáng tạo của con người, soi vào văn học, lĩnh vực sản xuất tinh thần theo phương thức “cá thể”, chúng ta có thể thấy cảm hứng là trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà văn Cảm hứng được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhưng có thể bàng bạc xuyên suốt quá trình sáng tác Khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao động khác, thành phẩm của văn học nghệ thuật chứa đựng tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo, cho nên cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thường rất mãnh liệt
Nguyễn Quýnh đã khẳng định: “Người làm thơ không thể không có hứng, cũng như tạo hoá không thể không có gió vậy… Tâm người ta như chuông như trống, hứng như chày và dùi Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng, hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như vậy”[ 43, tr 210] Có thể khẳng định, sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng Viết văn là gan ruột, tâm huyết, chỉ bộc lộ những gì đã thật sự tràn đầy trong lòng, không thể cho ra những sản phẩm của một tâm hồn bằng lặng, vô vị, miễn cưỡng Khi có cảm hứng, sự căng thẳng của lí trí, cảm xúc, sự mãnh liệt của cảm xúc kết hợp dồi dào với nhau làm cháy bùng lên ngọn lửa trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ tạo ra tác phẩm bằng con đường ngắn nhất, gần như trực giác và bản năng Chính bởi lý do này mà nhiều người cho rằng nghệ sĩ là công cụ của một sức mạnh huyền bí, quá trình sáng tác của họ bị chi phối bởi những thế lực thần linh hoặc là quá trình trực giác mang tính bản năng Điều đó hoàn toàn không phải Cảm hứng chỉ có thể là giây phút thăng hoa của một quá trình thai nghén lâu dài, suy tư, nghiền ngẫm, tưởng tượng trước đó Mỗi người chỉ có thể “bừng sáng đột ngột” trong lĩnh vực chuyên môn của mình Traicôpxki đã khẳng định cảm hứng là một khách hàng không ưa đến thăm những kẻ lười Với Pautôpxki trong Bình minh mưa thì cảm hứng là một trạng thái lao động nghiêm túc của con người Sự cao hứng trong tâm hồn không biểu hiện ở điệu bộ phường tuồng và trong sự bốc đồng Nói tóm lại, cảm hứng là trạng thái tâm hồn thích hợp cho sự tiếp nhận một cách sinh động những ấn tượng, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lĩnh hội một cách nhanh chóng những ý niệm giải thích cho những ấn tượng nói trên Ở trên, chúng ta nói đến cảm hứng ở trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ Nhưng tác phẩm văn học nào cũng phải thể hiện được tư tưởng của nhà văn, vậy nên cảm hứng phải gắn liền với tư tưởng của nhà văn Cái cảm hứng đã được gắn liền với tư tưởng ấy xuyên suốt một tác phẩm tạo thành cảm hứng chủ đạo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa cảm hứng chủ đạo là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [ 22, tr.45] Trong lý luận văn học, cảm hứng chủ đạo được coi là một yếu tố trong chỉnh thể nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả Như vậy, có thể thấy cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm
Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm Đây là cái mức thăng hoa cảm xúc mà nhờ đó người nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong tác phẩm Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm cụ thể là một hiện tượng độc đáo, không lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả
Từ khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo đã trình bày trên, chúng ta có thể hiểu cảm hứng lịch sử là cảm hứng sáng tác được phát sinh từ cảm quan về hiện thực lịch sử Trong đó, nhà văn lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn trong quá khứ, tạo ra giọng điệu tác phẩm phù hợp với điểm thời gian mà nó tái hiện Các sự kiện đã từng xảy ra, đã từng tồn tại và phát triển có ảnh hưởng đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc tạo nên một trạng thái cảm xúc hưng phấn thúc đẩy các nhà văn phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo để viết nên những tác phẩm Trong những tác phẩm ấy, lịch sử được nhìn nhận, đánh giá và tiếp cận theo một hướng hoàn toàn mới Ở các loại hình tiểu thuyết khác, trong quá trình sáng tạo, nhà văn có thể tái hiện một hiện thực hoàn toàn hư cấu nhưng đối với tiểu thuyết lịch sử, một thể loại viết về những nhân vật, những sự kiện có thật trong lịch sử thì yếu tố chân thực đòi hỏi chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm bên cạnh sự hư cấu, sáng tạo Như vậy có nghĩa là sự sáng tạo phải được thực hiện dựa trên cơ sở sử liệu xác thực trong lịch sử, khi xây dựng hình tượng nghệ thuật tác giả phải tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, tập quán, phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua song không vì thế mà hiện đại hoá người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này Đặc điểm này đòi hỏi khi chọn cho mình đề tài lịch sử là cảm hứng sáng tác thì các nhà văn không chỉ cần đến khả năng tượng tượng, vốn ngôn ngữ, óc sáng tạo mà còn phải thực sự am hiểu và say mê đối với những dữ liệu lịch sử khô khan, những hiện thực đã hoá thạch, tìm ra sợi dây liên hệ giữa hôm qua và hôm nay Nhiệm vụ đặt ra cho những nhà tiểu thuyết lịch sử là dùng văn chương làm sống lại quá khứ trong lòng hiện tại để độc giả hôm nay và mai sau có thể tìm thấy sau những biến cố thăng trầm của lịch sử những bài học quí báu.
Cảm hứng lịch sử - nguồn cảm hứng đặc biệt trong văn học Trung Quốc
1.2.1 B ề dày l ị ch s ử c ủ a đấ t n ướ c Trung Qu ố c
Nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến một đất nước rộng lớn với bề dày lịch sử hơn 5000 năm Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dương Tử trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại sông Hoàng Hà Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới Nhìn một cách tổng quát, lịch sử Trung Quốc có thể chia làm 4 thời kì chính : thời kì cổ đại, thời kì trung đại, thời kì cận đại và thời kì hiện đại
Khởi đầu là thời cổ đại Tam Hoàng Ngũ đế từ năm 2852 TCN đến 2205 TCN, gắn liền với tên tuổi những vị vua huyền thoại của Trung Quốc Họ đã có công khai hoá dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai Sau giai đoạn Tam hoàng Ngũ đế, ba nhà Hạ, Thương, Chu tiếp tục lịch sử cổ đại từ năm 2205 TCN đến năm 256 TCN Khi nhà Chu bắt đầu suy yếu, lịch sử Trung Quốc bước vào giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, giai đoạn “lễ băng nhạc hoại”
(lễ tan nhạc vỡ) trong lịch sử Trung Quốc Đây là thời kì các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh và liên tục phát động những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau để tranh giành quyền bá chủ Kết thúc giai đoạn này, trang sử Trung Quốc thời cổ đại khép lại
Thời trung đại được đánh dấu bằng sự kiện năm 221.TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần là vương triều đầu tiên có cương thổ rộng lớn và tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định đến Tây phương Tuy chỉ tồn tại trong vòng 15 năm nhưng những thành quả của nhà Tần lại rất đáng kinh ngạc Sau khi nhà Tần sụp đổ, nhà Hán lên nắm quyền cai trị Triều đại này kéo dài trên bốn thế kỉ, từ năm 206 TCN đến năm 220 Trong bốn thế kỉ, nhà Hán đã dựng được đế quốc rất rộng và tạo được một nền văn minh rực rỡ Cuối đời nhà Hán, sự tan rã lại xảy ra, Trung Quốc lại chìm trong loạn lạc thời Tam Quốc và Lục Triều (cũng gọi là Nam Bắc Triều) Tuy nhiên, khác với đế quốc Hi Lạp, La Mã ở châu Âu, đế quốc Trung Hoa không tan vỡ hoàn toàn mà đến năm 580 được thống nhất lại dưới đời Tuỳ Nhưng sau đó, nhà Tuỳ nhanh chóng sụp đổ Một lần nữa, Trung Hoa lại rơi vào thời kỳ loạn lạc Bởi vậy chỉ nên coi nhà Tuỳ là một giao thời, chuẩn bị cho thời thống nhất thực sự ở đời Đường, cũng như nhà Tần đã chuẩn bị cho nhà Hán Quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên sau 8 thế kỉ Trong các triều đại, nhà Đường đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ Nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự, lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán Các lĩnh vực khác như kinh tế, chính
Trung Quốc bước vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, một giai đoạn đầy biến động từ năm 907 – 960/979 trong lịch sử Trung Quốc Nhà Tống đã có công trong việc thống nhất Trung Quốc thời kỳ này và cai trị Trung Quốc từ năm 960 đến 1279
Nhà Tống đạt được những thành tựu như: là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn
Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279 Đại hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và bắt đầu một nước Trung Quốc Mông Cổ Vào thời điểm đó, đế chế Mông Cổ là đế chế lớn nhất thế giới Người Mông Cổ hầu hết giành được chiến thắng trong mọi cuộc chinh phục Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì cỏ không mọc được, đến đâu thì bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác Về sau, một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh Trong thời nhà Minh, kinh tế hàng hoá được phát triển, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản manh nha xuất hiện Triều đại nhà Minh kéo dài tới năm 1644 thì người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh Thành tựu rực rỡ của nhà Mãn Thanh kết tinh ở hai vị hoàng đế là Ung Chính và Càn Long Họ đã phát triển đất nước trở nên hùng mạnh bằng quốc sách kinh tế và sách lược quân sự, xâm chiếm những nước lân bang Tuy nhiên, nhà Thanh tàn tạ từ nửa cuối thế kỷ 19 và bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi Ngày 12 tháng 2 năm 1911, vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị, chấm dứt chế độ cai trị đất nước kéo dài mười ba hoàng triều
Chế độ phong kiến Trung Quốc sụp đổ khép lại trang sử cuối cùng của thời trung đại và mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Trung Quốc: giai đoạn lịch sử cận đại Giai đoạn này được đánh dấu từ chiến tranh thuốc phiện (6/1840-8/1842) đến khi Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc, chính thể cộng hoà đầu tiên của Trung Quốc, lãnh đạo toàn bộ đất nước từ 1911-
1949 Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật và Nội chiến Trung Quốc Vào ngày 1 tháng
10 năm 1949, sau một chiến thắng toàn diện trong Nội chiến Trung Quốc, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc trên Quảng trường Thiên An Môn
Thời kỳ hiện đại bắt đầu từ sau sự kiện này, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo phải rút ra đảo Đài Loan Còn về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi đã nắm được đại lục Trung Quốc bắt đầu thực hiện những chính sách xây dựng, phát triển đất nước Tuy nhiên vào thời kỳ đầu, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã mắc phải một số sai lầm Các sự kiện như Cải cách ruộng đất, Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hoá đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hoá Trung Hoa Nhanh chóng nhận thức và sửa chữa sai lầm, Đảng cộng sản đã tiến hành đổi mới Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế năm 1978, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới
Thật khó để có thể tóm tắt toàn bộ lịch sử Trung Quốc trong một vài trang ngắn gọn Trên đây chỉ là một vài nét rất sơ lược về lịch sử Trung Quốc Có thể thấy lịch sử Trung Quốc đã trải qua rất nhiều thăng trầm với rất nhiều biến động
Hiếm có một nước nào lại có dòng chảy lịch sử dài với bao nhiên sóng gió, bão táp đến như vậy Đối với bất kỳ một quốc gia nào, lịch sử cũng đóng vai trò rất quan trọng và đối với Trung Quốc thì vai trò quan trọng của lịch sử còn tăng lên gấp bội phần Chính những trang sử vô cùng giàu có, phong phú ấy đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật Từ âm nhạc, hội hoạ, văn học đến điện ảnh… đều lấy lịch sử làm đề tài, cơ sở Đề tài lịch sử chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ vơi cạn Qua đó, lịch sử được nhìn nhận, đánh giá dưới đầy đủ mọi góc cạnh, mọi phương diện
1.2.2 D ấ u ấ n đậ m nét c ủ a c ả m h ứ ng l ị ch s ử trong v ă n h ọ c Trung Qu ố c
Trong lịch sử, tình trạng văn – sử - triết bất phân là một hiện tượng mang tính đặc thù của thế giới Điều này có thể thấy rõ hơn trong nền văn hoá của phương Đông Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ bóng dáng lịch sử luôn tồn tại trong nhiều thể loại văn học Đồng thời, tính văn học cũng có mặt trong các cuốn sử ký của các nhà chép sử Từ điển thuật ngữ văn học có nhắc đến thể loại văn học lịch sử Đó là “lĩnh vực văn học bao gồm các thể loại văn học khác nhau cùng viết đề tài lịch sử” [ 22, tr.301] Đặc biệt ở Trung Quốc, đất nước có bề dày cả về lịch sử và văn học thì mối quan hệ này càng trở nên mật thiết hơn Trọng sử là một đặc điểm của người Trung Quốc Có thể nói người Trung Hoa là một trong những dân tộc trọng sử nhất trên thế giới Đặc điểm này thể hiện ở tâm trạng “hoài cổ” trong thơ, ở tỉ lệ rất cao tác phẩm viết về lịch sử hoặc lấy đề tài lịch sử trong tiểu thuyết và kịch (kể cả tiểu thuyết và kịch bản phim truyền hình hiện đại) Người ta viết tiểu thuyết mà vẫn đặt cho tác phẩm của mình những cái tên của những thể tài lịch sử: truyện, ký, chí, lục (chẳng hạn như: Huyền quái lục, U minh lục, Hội Chân ký, Chẩm trung ký, Tam
Quốc chí diễn nghĩa, Thuỷ hử truyện, Tây du ký, Tình tăng lục, Thạch đầu ký (hai cái tên khác của Hồng lâu mộng), Liêu trai chí dị, Quan trường hiện hình ký ; thậm chí đến thế kỷ XX mà con dấu của các thể tài lịch sử vẫn còn đóng lên nhan đề tác phẩm: Bình tung hiệp ảnh lục, Xạ điêu anh hùng truyện, Kiều xưởng trưởng thượng nhiệm ký
Ta có thể kể ra đây các tác phẩm lịch sử biên niên kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao như Tả truyện (tương truyền do Tả Khâu Minh, sử quan nước Lỗ sáng tác), Quốc ngữ, tập tư liệu về lịch sử nhà Chu và chư hầu thời Xuân Thu (Trung
Quốc), Sử kí của Tư Mã Thiên… Trong các tác phẩm kể trên, Sử ký của Tư Mã
Khái quát về cảm hứng lịch sử trong những sáng tác của Mạc Ngôn
Mạc Ngôn (có nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm
1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Bỏ dở tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá, ông phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, luôn phải sống trong tình trạng bị đói khát và cô đơn Ông nhập ngũ năm 1976 và tốt nghiệp khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật Giải phóng quân (1984 - 1986) Từ tháng 10 -
1987, Mạc Ngôn bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị thạc sĩ Hiện ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, phó chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc
Chặng đường 15 năm cầm bút, Mạc Ngôn đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 20 truyện dài, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút , tổng cộng trên 200 tác phẩm, một con số mà bất kỳ nhà văn nào cũng mơ ước Hầu hết các tác phẩm của ông đều được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Việt Nam… Có thể kể ra đây một số tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Mạc Ngôn như : Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Thập tam bộ, Sống đọa thác đày, Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện mộng du, Con đường nước mắt, Bạch miên hoa, Trâu thiến…
Với sự cống hiến không ngừng nghỉ của mình, Mạc Ngôn đã vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý Và gần đây nhất, giải Nobel Văn học danh giá 2012 đã thuộc về Mạc Ngôn Viện hàn lâm Thuỵ Điển đã chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của ông: "Với sự pha trộn giữa các yếu tố huyền ảo, hiện thực, lịch sử và xã hội, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới gợi nhớ lại những kiệt tác của hai nhà văn lỗi lạc William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez Trong các tác phẩm của Mạc Ngôn, hiện thực gây ảo giác hòa trộn với truyện dân gian, lịch sử và đương đại" (44) Ngài Peter Englund, Chủ tịch Viện hàn lâm Thụy Điển mô tả truyện của Mạc Ngôn "vừa tàn nhẫn vừa gợi cảm", "có những thứ trong sách của ông là những thứ đáng sợ nhất mà tôi từng đọc" (44) Giải thưởng này trở thành một vinh dự lớn lao, một niềm vui khôn xiết, giải toả được cái “mặc cảm Nobel” của Trung Quốc trong suốt 100 năm qua
1.3.2 C ả m h ứ ng l ị ch s ử xuyên su ố t trong các tác ph ẩ m c ủ a M ạ c Ngôn
Bước chân vào thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn, người đọc phải ngỡ ngàng bởi một phạm vi đề tài rất rộng lớn: từ việc phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại như Bãi cát đen, Đoạn thủ đến miêu tả phong tục tập quán nông thôn trong
Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian…; “phản tư lịch sử”, suy ngẫm nhân sinh có Dòng sông khô cạn, Củ cà rốt trong suốt, Thu thủy, Làm đường…; phản ánh hiện thực nông thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách có Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ, Cây đu chó trắng…; phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược có Gia tộc Cao lương đỏ (gồm Cao Lương đỏ, Rượu
Cao Lương, Nhà quàn Cao Lương, Cẩu đạo, Da chó), Báu vật của đời (Mông to vú nở), Đàn hương hình Có thể nói, “trên trời dưới đất, cổ kim, trong ngoài, xương khô trong mồ, u hồn dưới gốc cây tùng, công tử vương tôn, tài tử giai nhân, sơn cùng thuỷ tận, dân tục phong tình” đều có trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn
Trong thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng của Mạc Ngôn, lịch sử đóng một vai trò rất quan trọng tạo nên một gam màu thật độc đáo Có thể nói, Mạc Ngôn là nhà văn khá nặng tình với lịch sử Mạc Ngôn đã có hẳn một bài diễn thuyết ở thư viện Đài Bắc với tựa đề Tôi và tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử
Trong bài diễn thuyết này, Mạc Ngôn đã mượn một bài viết Nhìn lại tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử mới trong mười năm của Trương Thanh Hoa đăng trên số 4 năm
1988 của tạp chí “Trung Sơn” để bàn về mối quan hệ giữa những sáng tác của mình với trào lưu văn học chủ nghĩa lịch sử Trong bối cảnh những năm từ giữa thập kỉ
80 đến cuối thập kỉ 90, văn học đương đại Trung Quốc nhất là trong lĩnh vực thơ ca và tiểu thuyết xuất hiện một tư trào văn học mang quan điểm và khuynh hướng “chủ nghĩa lịch sử mới” Và Mạc Ngôn được tác giả Trương Thanh Hoa đánh giá là một trong những nhà văn đầu tiên có vai trò, vị trí “hoàn thành giai đoạn quá độ” đưa tư trào văn học này vượt khỏi giai đoạn dạo đầu với chủ nghĩa tìm về cội nguồn để tiến tới giai đoạn hạt nhân đưa lịch sử trở thành đối tượng của thẩm mĩ và lĩnh vực tưởng tượng siêu nghiệm
Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng của ông như Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Sống đoạ thác đầy… đều phản ánh lịch sử một cách rất hấp dẫn và mới lạ Mở đầu là Cao lương đỏ lấy bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 - 1930 tại miền quê Cao Mật Cao lương đỏ tuy thuộc dòng văn học “phản tư” (suy nghĩ lại) phổ biến ở Trung Quốc nhưng lại được xem là cột mốc cho phong cách văn chương của Mạc Ngôn khi sử dụng lịch sử kết nối với hiện đại thông qua giọng kể và góc nhìn của nhân vật Cốt truyện không có gì li kì, kịch tính nhưng câu chuyện lại hấp dẫn chúng ta từ đầu đến cuối Tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước Trung Hoa Đây là tác phẩm có khuynh hướng “gia tộc sử”, nội dung lịch sử đã được dân gian hoá và đặt nền móng cho sự vươn dậy của các tác phẩm
“chủ nghĩa lịch sử mới”, đồng thời cũng là sự mở đầu cho dòng chảy lịch sử chảy xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn Đến Đàn hương hình, người đọc lại được chứng kiến một giai đoạn lịch sử cận đại Trung Quốc đẫm máu (1895 – 1915) Khi đó, Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé Triều đình Mãn Thanh thối nát, bất lực Quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn Sau thất bại của biến pháp Mậu Tuất, “lục quân tử” bị tử hình, quân Đức chiếm Sơn Đông xây dựng đường sắt, kĩ sư và lính Đức hà hiếp dân chúng, gây ra cuộc đấu tranh của nhân dân Nghĩa Hoà đoàn nổi dậy phá đường sắt, giết quân Đức, tuần phủ Sơn Đông Viên Thế Khải theo lệnh tổng đốc người Đức Các-lốt trấn áp Nghĩa Hoà đoàn, bắt được thủ lĩnh của Nghĩa Hoà đoàn là Tôn Bính và dùng đàn hương đình để xử tử ông Tác phẩm đã tái hiện một giai đoạn lịch sử chân thực của đất nước Trung Hoa, quân Đức dã man, tàn ác, Viên Thế Khải vô liêm sỉ, nhân dân vừa tê dại vừa phẫn nộ, những kẻ làm quan còn chút ít lương tâm thì bất lực, đất nước Trung Hoa dưới triều nhà Thanh đứng bên bờ vực thẳm, có nguy cơ mất nước Chen vào câu chuyện lịch sử đó là câu chuyện cuộc đời của các nhân vật: cuộc đời phong tình của thiếu phụ Mị Nương, cuộc đời kép hát của Tôn Bính – cha đẻ của Mị Nương, cuộc đời của quan huyện Cao Mật Tiền Đình – người tình của Mị Nương và tên đao phủ Triệu Giáp – bố chồng của Mị Nương
Có thể nói tiểu thuyết là một sự tổng hợp về những sự kiện cách mạng, tội phạm, luyến ái Đàn hương hình không chỉ cho người đọc thấy một giai đoạn lịch sử Trung Quốc mà còn giúp ta biết được các hình thức tra tấn tử hình ở Trung Quốc và lịch sử của hý kịch Miêu Xoang
Nếu như ở Đàn hương hình, chúng ta được biết một Cao Mật trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì đến với Sống đoạ thác đày, Cao Mật lại thuộc về nửa cuối thế kỉ XX Tác phẩm kể về lịch sử trong suốt 50 năm ở vùng nông thôn Trung Quốc từ năm 1950 - 2000, đặc biệt xoay quanh đề tài đất đai với đủ dạng quan hệ giữa nông dân với đất đai Thông qua đôi mắt của Tây Môn Náo, hay nói chính xác hơn là qua đôi mắt của các loài động vật mà anh bị hoá kiếp, độc giả sẽ có cơ hội quan sát và thể nghiệm được những sự kiện lịch sử gây biến động nông thôn cũng như toàn bộ đất nước Trung Quốc: “Đại nhảy vọt” cuối thập kỷ 50,
“Cách mạng văn hoá” cuối thập kỷ 60 - đầu 70, “Cải cách khai phóng” những năm 80
NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN
Cảm hứng lịch sử được thể hiện qua số phận của quê hương Cao Mật
2.1.1 M ộ t quê h ươ ng Cao M ậ t đ au th ươ ng mà hào hùng trong cu ộ c chi ế n ch ố ng gi ặ c ngo ạ i xâm
Với Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã tái hiện lại số phận của quê hương Cao
Mật trong suốt gần một thế kỉ, từ năm 1900 đến năm 1993 Trong gần một thế kỉ ấy, Cao Mật đã trải qua biết bao biến cố, biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra, đã đi qua và để lại những dấu ấn không thể phai mờ Hết Đức, Nhật, rồi Quốc dân đảng, rồi Cộng sản đảng… tất cả đã làm lên “cuốn phim” lịch sử sinh động về vùng đất Cao Mật Cuốn phim ấy được quay chậm dần dần hiện ra trước mắt chúng ta
Trước hết là lịch sử hình thành vùng đất Cao Mật được hiện lên qua lời kể của nhân vật Lỗ Thị: “những năm thời Hàm Phong triều Thanh, vùng này chưa có người đến định cư Mùa hè, mùa thu, người ta đến đánh cá, hái thuốc, chăn dê cừu
Tại sao gọi là Đại Lan? Vì đây là nơi đàn cừu nghỉ đêm Những người chăn cừu dùng cành cây quây thành chuồng, nhốt đàn cừu lại, chuồng kiểu ấy người ta gọi là đại lan Mùa đông, người ta đến đây săn cáo, chồn, nhưng nghe nói họ đều chết bất đắc kỳ tử, không chết cóng trong tuyết thì cũng mắc bệnh quái gở Về sau, cũng không rõ ngày tháng năm nào, có một người to khoẻ, chân tay vạm vỡ, gan cóc tía
Người ấy chính là Tư Mã Răng To, ông nội của Tư Mã Đình và Tư Mã Khố” [ 48, tr 109] Tư Mã Răng To đến ở vùng đất này, lấy một cô gái mù và sinh ra Tư Mã Ông, cha đẻ của Tư Mã Đình và Tư Mã Khố Tiếp đến, rất nhiều người di dân đến quê hương đông bắc này, trong đó có ông thợ rèn Thượng Quan Đẩu, cụ tổ của dòng họ Thượng Quan Hai cụ tổ Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu kết tình thân hữu với nhau, chính thức bắt đầu một mối duyên đặc biệt giữa hai dòng họ Có thể nói, vùng đất Cao Mật được hai dòng họ này khai phá và lịch sử vùng đất Cao Mật cũng gắn liền với lịch sử của hai dòng họ này Được hình thành chưa được bao lâu, quê hương Cao Mật đã phải đương đầu với nạn ngoại xâm của giặc Đức Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là một nước lớn, diện tích đứng hàng thứ tư trên thế giới, đông dân nhất thế giới, giàu tài nguyên, lại có lịch sử và nền văn hoá lâu đời Thời trung đại, Trung Quốc là một đế quốc phong kiến hùng mạnh, đã từng thống trị và đi xâm lược nhiều nước châu Á Nhưng từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi, chế độ phong kiến Trung Quốc suy yếu và bắt đầu mục nát
Lúc này, các nước chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cường đi xâm chiếm thị trường thế giới Và Trung Quốc nhanh chóng trở thành miếng mồi ngon, “chiếc bánh ngọt” để các nước đế quốc xâu xé nhau Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc là cuộc chiến tranh thuốc phiện (6/1840 – 8/1842) giữa Anh và Trung Quốc Triều đình Mãn Thanh cấu kết với Anh để buôn bán thuốc phiện, hiệp ước Nam Kinh được kí kết (8/1842), Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
Hậu quả tất yếu là “cái bánh ngọt” Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé nhau: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc Quê hương Cao Mật của Mạc Ngôn là một thị xã thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thuộc địa phận chiếm đóng của Đức Người Đức chiếm Cao Mật và xây dựng đường Sắt Giao – Tế phá hoại phong thuỷ vùng đông bắc Cao Mật, xẻ đôi cái bụng mềm mại của vùng Cao Mật Vì căm tức chuyện này mà Thượng Quan Đẩu và Tư
Mã Răng To đã tìm cách chống lại bọn chúng Những người dân thật thà, chất phác ấy ngây thơ “cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại được Còn nói quân Đức ưa sạch, rất sợ dính phân vào người, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết Lại nói bọn Tây đều là con chiên Chiên thì sợ hổ báo lang sói Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đông bắc, tự tập một số bợm rượu, con bạc, du đãng … Tất nhiên họ đều là những kẻ không sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội Hổ Lang” [48, tr 110] Vì vậy đội Hổ Lang đã dùng cát và phân, dàn trận ở Bãi Cát Dài để chiến đấu chống lại quân Đức Nhưng phân, nước tiểu và cát không thể nào chống chọi được với súng ống của giặc Đức Đội Hổ Lang thất bại Cụ tổ Tư Mã Răng To bị một viên đạn xuyên từ miệng ra sau gáy chết ngay tức khắc, không kêu được tiếng nào Cụ tổ Thượng Quan Đẩu bị bắt và phải chịu cực hình thật thảm khốc: đi chân trần trên lưỡi mai nung đỏ, tiếng gào khóc và mùi thịt người cháy khét lẹt Cụ không hổ danh là thợ rèn mình đồng da sắt, hình phạt thảm khốc như vậy, tuy có khóc, có gào nhưng tuyệt nhiên không một lời van xin
Cụ đi lại hai lượt trên lưỡi mai, đôi chân không còn ra hình thù gì nữa, sau đó cụ còn bị bọn quan lại chặt đầu, đem đi triển lãm tại thủ phủ Tế Nam Tất cả đã khiến cho người dân Cao Mật tỉnh mộng, nhận ra sức mạnh ghê gớm của kẻ thù Cuộc chiến đấu chống lại quân Đức thất bại nhưng hai cụ tổ Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu đã viết những trang sử hào hùng đầu tiên của vùng Cao Mật
Sự đàn áp dã man của giặc Đức càng ngày càng làm bùng cháy lên ngọn lửa căm hờn của người dân Cao Mật Dân Cao Mật căm thù người Đức Một công trình sư đường sắt người Đức bóp vú chị Vu Bảo trên chợ Sa Oa, bị quần chúng căm phẫn đánh chết tươi Biết người Đức sẽ không bỏ qua chuyện này, người dân Cao Mật đã thành lập hội dáo dài thôn Sa Oa ngày đêm luyện tập quân sự, đúc súng đúc pháo, xây tường vây đào chiến hào sẵn sàng đợi địch Qua mấy tháng không thấy động tĩnh, mọi người dần dần lơ là Đúng thời điểm ấy điều mà họ sốt ruột chờ đợi đã xảy ra Để dạy cho những người dân đông bắc Cao Mật một bài học vì dám có những hành động chống phá lại bọn chúng, giặc Đức đã đến và thực hiện một cuộc tàn sát dã man thôn Sa Oa: “Năm thứ 29 triều Quang Tự đời Thanh, tức năm 1900, một buổi sang mùa thu sương dày đặc, quân Đức được viên tri huyện Cao Mật Lý Quế Phương dẫn đường, bao vây thôn Sa Oa tận cùng phía tây nam” [ 48, tr 712] Đó là một buổi sáng thật bình yên với hơi thở và nhịp sống bình thường: Lỗ Ngũ, cha đẻ của Lỗ Toàn Nhi, dậy từ rất sớm, luyện dăm đường quyền cước trong mảnh sân còn đẫm sương đêm rồi quảy đôi thùng sắt tây đi lấy nước ăn ở giếng nước ngọt phía nam thôn, trên đường có nhiều người đi lại, có người thì nhặt phân chó, người guồng nước tưới rau cải, người quảy thùng gỗ, đội lọ đi lấy nước ăn, lò luyện võ của Đỗ Giải Nguyên vang lên những tiếng hự hự của từng cặp đối công… Nhưng tất cả hơi thở, nhịp sống bình yên ấy đã nhanh chóng bị tiếng súng của giặc Đức nhấn chìm Cuộc đổ bộ của giặc Đức diễn ra thật nhanh chóng, ào ạt Chúng trèo qua tường vây, mở toang cổng, thả cầu treo rồi ồ ạt xông vào Những tên lính Đức cao lênh khênh cầm trên tay súng khai hậu nổ chát chúa, đạn bay chiu chíu Chúng đi đến đâu, gieo rắc đau thương chết chóc đến đó : “Một đội lính Đức hàng ngũ vuông vức, đứng lên quì xuống nhịp nhàng nổ súng, dân chúng ngã gục từng đợt, có người chết ngay không kịp giẫy, có người lại vừa khóc vừa lăn lộn trên vũng máu”
[ 48, tr.716] Mặc dù bị động nhưng Đỗ Giải Nguyên và Lỗ Quậy vẫn kiên cường chiến đấu đến cùng, chống lại giặc Đức Đội trưởng đội dáo dài Đỗ Giải Nguyên không kịp triệu tập các đội viên, chỉ gom được hơn chục người trong gia đình và người làm thuê Ông dùng khẩu pháo tự tạo, nạp đạn và bắn về phía kẻ thù Tất nhiên, khẩu pháo bé nhỏ không thể chống chọi với hàng loạt súng đạn vũ bão của kẻ thù Cuối cùng, cả nhà ông bị sát hại Giặc Đức cũng phá được nhà ông Ngũ Quậy
Ngũ Quậy chiến đấu với kẻ thù đến giây phút cuối cùng rồi cũng bị giết Bà Diêu, vợ ông thì treo cổ tự vẫn Ngày hôm ấy, có tổng cộng 494 người thôn Sa Oa bị giết chết Lỗ Toàn Nhi chính thức trở thành đứa trẻ mồ côi sau cuộc tàn sát của giặc Đức
Hết giặc Đức, Trung Quốc lại phải chống chọi với kẻ thù Nhật Bản Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ giữa hai phe Đồng minh và phát xít Với tham vọng trở thành một cường quốc, Nhật chiếm đánh Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà quốc đảo nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được Phát xít Nhật đã gây ra hàng loạt tội ác mà đến nay, kể cả những con người từng phạm tội lẫn nạn nhân vẫn không thể quên được
Với đất nước Trung Quốc, cuộc chiến tranh Trung – Nhật trong suốt gần một thập kỉ đã gieo rắc biết bao đau thương, tang tóc Biết bao tài sản bị cướp bóc, bao công trình bị phá huỷ, bao người dân vô tội bị chết bởi bom đạn kẻ thù và bởi nạn đói
Chưa có một số liệu thật chính xác về số người Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc chiến này Chỉ có một điều chắc chắn có thể khẳng định rằng thiệt hại về nhân mạng của Trung Quốc là lớn nhất châu Á Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã tái hiện lại cuộc chiến tranh Trung – Nhật theo cách riêng của mình Ngay mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khắc hoạ cuộc tấn công của quân Nhật vào Cao Mật Chỉ cần thông tin quân Nhật đến được phát ra là cả thôn như náo loạn cả lên: “Rất nhiều người ra khỏi nhà, tíu tít bận rộn như một đàn kiến, và cũng chẳng việc nào ra việc nào Người thì đi, người thì chạy, người đứng yên bất động, người chạy đông, người chạy tây, người loay hoay tại chỗ, ngó hết chỗ này ngó chỗ khác” [ 48, tr 28] Đúng là cảnh tượng chạy giặc thật là hỗn loạn Khung cảnh này khiến ta liên tưởng đến những câu thơ miêu tả cảnh chạy giặc của nhà thơ mù Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
(Chạy giặc) Trong tâm trí của mỗi người dân Trung Quốc, giặc Nhật đã trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ, giống như những con quỷ dữ ăn thịt người Thọ Hỉ hình dung về giặc Nhật như sau: “những tên nhỏ thó, chân tay ngắn ngủn, mũi củ hành, mắt như lục lạc, ăn gan uống máu người không tanh” [ 48, tr 18] Chúng đổ vào thôn bằng cả kỵ binh và bộ binh Đội kị binh cưỡi trên những con ngựa to lớn, khoẻ mạnh và kéo vào Cao Mật từng tốp, từng tốp một, tốp này bị tiêu diệt, tốp khác lại kéo đến
Cảm hứng lịch sử được thể hiện qua số phận của gia đình Thượng Quan
2.2.1 Hình t ượ ng L ỗ Th ị - hi ệ n thân tiêu bi ể u c ủ a l ị ch s ử Trung Qu ố c su ố t th ế k ỷ XX
Báu vật của đời được Mạc Ngôn viết sau khi mẹ của nhà văn qua đời không lâu Đây là tác phẩm nhà văn kính tặng người mẹ của mình, là nén hương thơm ông kính dâng lên hương hồn mẹ Lời đề từ của tác phẩm : “Kính dâng HƯƠNG HỒN
MẸ Ở TRÊN TRỜI !” đã thay lời biết ơn của nhà văn đối với mẹ Chính vì vậy, hình tượng đẹp nhất, nổi bật nhất trong tác phẩm là hình tượng người mẹ Lỗ Thị
Hình tượng người mẹ Lỗ Thị trong tác phẩm mang bóng dáng người mẹ ngoài đời của chính Mạc Ngôn Trong nền văn học thế giới, hình tượng người mẹ là một hình tượng bất hủ luôn cháy sáng và đem đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc Ta có thể kể ra đây người mẹ trong tác phẩm danh tiếng Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo, người mẹ trong Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, người mẹ trong Chùm nho phẫn nộ của tác giả John Steinbeck, người mẹ trong Bông hồng vàng của Pauxtôpxki, người mẹ Mec-gi trong Con chim ẩn mình chờ chết, tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCulough hay người mẹ trong tác phẩm kinh điển của Nga Anna Karenina của đại văn hào Lev Nikolayevich Tolstoy… Mỗi người mẹ trong từng tác phẩm đều để lại những ấn tượng, những day dứt riêng Và hình tượng người mẹ Lỗ Thị trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn xứng đáng là một trong những tượng đài đẹp nhất, bất hủ nhất về người mẹ Đó là một bà mẹ vĩ đại của chín đứa con, một bà mẹ trải qua cuộc đời thăng trầm gắn với biết bao biến cố của lịch sử quê hương Cao Mật, một bà mẹ đau thương mà anh hùng
2.2.1.1 Lỗ Thị - nạn nhân đau khổ của lịch sử Trung Quốc
Ngay từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, Lỗ Toàn Nhi đã trở thành nạn nhân của chiến tranh Mới tròn 6 tháng tuổi, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã mồ côi cả cha lẫn mẹ Bố mẹ của Toàn Nhi là hai trong số 494 sinh mạng thôn Sa Oa bị giặc Đức giết hại Lỗ Toàn Nhi được người cô và chú duợng Vu Bàn Vả cứu ra từ trong cái chum bột Bà cô phải móc bột trong miệng Toàn Nhi ra, phát vào mông hồi lâu Toàn Nhi mới bật khóc, tiếng khóc khản đặc Tiếng khóc thương tâm ấy là sự khởi đầu cho một cuộc đời đầy cay đắng và nước mắt sau này
Sinh ra đã là nạn nhân của chiến tranh, Toàn Nhi lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc và tiếp tục trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chế độ xã hội phong kiến Trung Hoa Nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến một đất nước có chế độ phong kiến tồn tại rất lâu đời hàng ngàn năm với biết bao luật lệ, hủ tục lạc hậu, hà khắc đè nặng lên người phụ nữ Và một trong những hủ tục lạc hậu, khắc nghiệt ấy là tục bó chân Đây là một hủ tục kì quái, tàn nhẫn, dã man đối với người phụ nữ xuất phát từ một quan điểm thẩm mĩ quái gở: người phụ nữ phải có đôi bàn chân thon nhỏ mới đẹp và từ một quan điểm đạo đức vô lí: bó chân như một giải pháp kiểm soát, củng cố đức hạnh của người phụ nữ, người phụ nữ có đôi chân bé tí xíu sẽ ngoan ngoãn ở trong nhà, không làm chuyện hư hỏng Trong văn học Trung Quốc, nhà văn Phùng
Ký Tài đã có hẳn một tác phẩm Gót sen ba tấc viết về hủ tục này: “Người ta bảo trong đôi chân bó nhỏ xíu ẩn giấu cả một pho lịch sử Trung Quốc, câu ấy thật sâu sắc! Bàn chân nhỏ dài chừng ba tấc, chỉ dài hơn điếu thuốc lá một tẹo, mà quanh năm, suốt đời vải bó kín mít, ngoài cái mùi bốc lên, phỏng còn có gì trong đó nữa?”
Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn cũng tái hiện lại phong tục này trong cuộc đời của Toàn Nhi Lên năm tuổi, Lỗ Toàn Nhi đã phải bó chân “Đàn bà không bó chân sẽ không lấy đuợc chồng”, “Phụ nữ không bó chân thì sẽ thành chân bàn cuốc, không ai thèm lấy” [ 48, tr 721] Đó là lý do mà bà cô và người chú dượng giải đáp cho câu hỏi ngây thơ của cô bé 5 tuổi Toàn Nhi “Sao lại phải bó chân ?” Xuất phát từ cái lý do tưởng chừng như rất cao cả và thiêng liêng ấy mà bất kỳ đứa bé gái nào khi đến tuổi cũng phải bó chân để có được đôi gót sen vàng Công việc bó chân diễn ra như một hình thức tra tấn khiến người phụ nữ phải chịu bao đau đớn, nhỏ không biết bao nhiêu nước mắt, thậm chí cả máu Chỉ qua mấy câu văn Mạc Ngôn miêu tả cảnh bà cô bó chân cho Toàn Nhi, người đọc đã phần nào hình dung ra khổ hình kinh khủng ấy : “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc…” [ 48, tr 721] Nỗi đau ấy chẳng khác nào nỗi đau của nàng tiên cá trong truyện cổ tích An-đéc-xen khi đổi cái đuôi cá của mình để có được đôi chân như loài người Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh ở đây là Lỗ Toàn Nhi nói riêng cũng như tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc nói chung là nạn nhân của tục bó chân cả về mặt thể xác lẫn tinh thần Tục bó chân không chỉ gây ra nỗi đau về mặt thể xác cho người phụ nữ mà còn gieo vào trong đầu họ một niềm tự hào mang tính ảo tưởng
Người phụ nữ nào sau khi trải qua giai đoạn bó chân, có đôi chân thon nhỏ, mất cân đối, dị dạng cũng lấy làm hài lòng và hãnh diện lắm Mạc Ngôn viết lại rằng người mẹ của mình khi kể lại quá trình bó chân : “nét mặt bà tràn đầy niềm tự hào, hệt như một vị tướng về hưu kể lại những chiến tích của mình” [ 49, tr 126] Trong Báu vật của đời, ông lại nhắc lại điều ấy đối với nhân vật Lỗ Thị : “Mỗi khi kể lại lịch sử cái chân bó, giọng mẹ như tố khổ, lại có vẻ như khoe khoang về mình” [ 48, tr 712]
Có thể thấy niềm tự hào ấy là một biểu hiện của phép thắng lợi tinh thần, mang tính
A Q của một dân tộc mang nặng tư tưởng phong kiến
Năm mười sáu tuổi, Toàn Nhi xinh tươi rực rỡ, báu vật loại một của vùng Cao Mật Đất nước bước sang thời Dân Quốc, Toàn Nhi được bỏ tục bó chân Cô trở thành con dâu của gia đình Thượng Quan, cuộc đời cô chính thức bước sang một trang mới Mang tiếng được gả cho một gia đình giàu có, những tưởng sẽ được ăn sung mặc sướng nhưng thân phận của Toàn Nhi trong nhà chồng không khác gì thân phận của một đứa đi ở Cô chăm lo cơm nước, cho gia súc ăn, chăn lợn…, bận tối mắt tối mũi mà vẫn bị mẹ chồng chì chiết Thêm vào đó, Thượng Quan Thọ Hỉ, chồng cô lại đánh đập, hành hạ cô không chút thương tiếc
Nhưng nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi không phải là cái chết của cha mẹ, không phải là sự hành hạ thân xác của tục bó chân, cũng không phải do sự vũ phu của người chồng mà đó chính là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai Có lẽ, không cần phải nói nhiều thì tất cả chúng ta đều biết rằng chế độ phong kiến Trung Quốc với quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã khiến cho người phụ nữ khổ sở, điêu đứng như thế nào Thượng Quan Thọ Hỉ, chồng của Lỗ Thị bị vô sinh nên lấy nhau ba năm mà vẫn chưa có con Nhưng oái oăm thay cả mẹ chồng và chồng đều đổ tất cái tội lỗi ấy lên đầu Lỗ Thị Bà mẹ chồng không tiếc lời nhiếc nhóc con dâu : “chỉ biết ăn mà không biết đẻ” [ 48, tr 729], “Nhà Thượng Quan tiền oan nghiệp chướng làm sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi”, “nhà Thượng Quan không thể vì cô mà tuyệt tự” [ 48, tr 734] Đây chính là lí do đã buộc
Lỗ Toàn Nhi phải ngủ với những người đàn ông không mong muốn, phải đem tiết hạnh, đem tấm thân của mình đánh đổi lấy sự bình yên trong cuộc sống Trước nỗi khát khao có cháu của mẹ chồng cũng như những thành kiến của xã hội, Lỗ Toàn Nhi phải mang thân mình đi “xin giống” của những người đàn ông xa lạ Cuối cùng, Toàn Nhi đã sinh cho gia đình Thượng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng Vu Bàn Vả;
Lãnh Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là con của lão Béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ - con của mục sư Malôa Mỗi một lần mang thai là một lần Lỗ Thị ôm ấp bao nhiêu hy vọng, cô chỉ cốt mong sao sinh được một mụn con trai để được yên thân Nhưng những đứa con gái lần lượt ra đời đẩy cô dần dần xuống địa ngục Liên tiếp sinh hai đứa con gái đầu lòng, Lỗ Thị cay đắng nhận ra một chân lý nghiệt ngã : “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được, dứt khoát phải sinh con trai” [ 48, tr 739] Sau khi Chiêu Đệ, đứa con gái thứ hai được hơn một tháng tuổi, Lỗ Thị đã bị mẹ chồng bắt đi mò ốc để về nuôi vịt Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn từ khi Lỗ Thị sinh đứa con gái thứ tư, “bầu trời nhà Thượng Quan lúc nào cũng mây đen vần vũ, mặt bà nội như lưỡi hái vừa lấy ra khỏi nước tôi, sẵn sàng đâm chém ai đó bất cứ lúc nào” [ 48, tr 746] Lần này thì không có chuyện
“nằm nơi” sau khi đẻ Vừa lau chùi cho đứa bé xong, giữa hai chân vẫn còn máu me đầm đìa, Lỗ Thị đã phải hứng chịu một tràng những lời lẽ oan nghiệt và cay độc của bà mẹ chồng : “Lên mặt công thần phải không ? L thối đẻ ra một lũ thị mẹt lại còn lên mặt công thần ! Định bắt ta bốn mâm tám bát hầu hạ mi chắc ? Con gái nhà
Vu Bàn Vả thật đẹp mặt ! Sao lại có đồ con dâu như mi ? Làm như mi là mẹ chồng không bằng ! Kiếp trước làm nghề mổ trâu nên báo ứng đây ! Tôi quả thật lú lẫn, có mắt như mù, ma dẫn lối quỷ đưa đường mới cưới loại con dâu ấy cho con mình”,
“Mi cứ sinh ra một thằng cu thì ta bê chậu vàng cho mi rửa chân”[ 48, tr 747] Và rồi đứa con dâu đáng thương ấy phải ra sân trục lúa trở rơm trong tình trạng “bụng đau quặn, dạ con vừa trút được gánh nặng co bóp dữ dội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ấm từ cửa mình chảy ra ướt đẫm hai đùi” [ 48, tr 749], “nhức đầu, buồn nôn, mạch máu trên đầu chạy giần giật như muốn vỡ ra Nửa người dưới nặng chịch như chiếc áo bông rách nhúng vào chum tương” [ 48, tr 751] Đến khi Cầu Đệ, đứa con gái thứ bảy ra đời thì công việc đầu tiên của Thọ Hỉ sau khi hết bàng hoàng là “vớ lấy cái chày đập quần áo khi giặt, nhắm thẳng vào đầu vợ phang một chày Người Đàn Ông Không Bao Giờ Lớn này giận đến phát điên, anh ta dùng kìm kẹp lấy một miếng sắt trong lò ấn vào giữa hai chân của vợ” [ 48, tr 759] Không thể nói hết những nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần mà Lỗ Thị phải chịu đựng khi sinh ra toàn con gái Đến khi mang bầu lần thứ tám, gánh nặng phải đẻ được con trai trở thành nỗi ám ảnh và sợ hãi khủng khiếp đối với cô Nó theo cô vào trong cả những giấc ngủ khiến cô có những giấc mơ kỳ quái: “Có lần chị nằm mơ thấy mình chửa toàn là sắt thép Lần khác, chị lại mơ thấy chửa toàn là cóc” [ 48, tr 11] Trước khi sinh nở, chị chỉ biết cầu cứu : “Xin Bồ Tát che chở cho con…xin tổ tiên phù hộ… Các thần các thánh phù hộ độ trì cho con, hãy tha thứ cho con, giúp con sinh được một cháu trai đủ tai đủ mắt…Con thân yêu của mẹ, con ra đi… Trời cha đất mẹ ơi, thần tiên yêu quái ơi, hãy giúp con…” [ 48, tr 11] Người phụ nữ đáng thương ấy cầu xin sự giúp đỡ, phù hộ của tất cả những thế lực siêu nhiên, từ Bồ Tát, tổ tiên, thần thánh, trời đất, cha mẹ, thậm chí cả yêu quái Rõ ràng cô đang ở trong tâm trạng hoảng loạn, hoang mang khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi tột độ rằng đứa con mình sắp sinh ra không phải con trai Trong cơn hoảng loạn như vậy mà mẹ chồng cô, người phụ nữ mang nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ, lạc hậu, hiện thân rõ nét của tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tiếp tục gây áp lực tinh thần cho cô : “không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ; đẻ con trai, cô lập tức thành bà chủ nhà” [ 48, tr 13] Và hình ảnh cách đây ba năm, sau khi sinh đứa con gái thứ bảy, chồng chị là Thọ Hỉ nổi trận lôi đình, cầm cái chày gỗ ném vào đầu chị, máu ở đầu vọt lên tường lại hiện lên mồn một trong kí ức của chị Trong tám lần Lỗ Thị trở dạ, lần thứ tám là lần duy nhất được nhà văn miêu tả một cách tỉ mỉ và cặn kẽ Và chính qua lần trở dạ thứ tám này, người đọc càng thấm thía hơn phong tục cổ hủ, lạc hậu của người dân Trung Quốc trong xã hội phong kiến Bà Lã, mẹ chồng chị Lỗ Thị chuẩn bị cho con dâu một làn đầy lạc, và bắt con dâu tay phải cầm lạc miệng liên tục nói : “Lạc, lạc, lạc ! ” cho dễ đẻ vì sinh đẻ đồng nghĩa với củ lạc Chị Lỗ và con lừa cùng trở dạ một lúc nhưng đau xót thay nếu như con lừa được chăm sóc, đỡ đẻ từng li từng tý một thì chị Lỗ bị bỏ mặc tự vượt cạn một mình Tất cả những gì mẹ chồng chuẩn bị cho chị chỉ là đổ đất lên mặt giường đắp bằng đất đã lột bỏ chiếu và đệm rơm cùng với cái làn lạc để chị bóc cho dễ đẻ Trong khi đó, bà lại sẵn sàng bỏ ra hai bình rượu và một thủ lợn để đi mời người đỡ cho con lừa Chuyện này nghe ra có vẻ rất hoang đường nhưng chính Mạc Ngôn đã khẳng định rằng ở nông thôn Trung Quốc lúc đó lại là một hiện tuợng phổ biến và thường tình Đọc những dòng chữ này mà chúng ta không khỏi cảm thấy xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc, thân phận của họ nhỏ bé, thấp hèn, thậm chí không bằng con lừa
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN
Yếu tố kì ảo
“Cái kỳ ảo” được dùng để chuyển dịch thuật ngữ tương đương bằng tiếng Pháp: Le Fantastique (tiếng Latinh: Phantasticus; tiếng Hy Lạp: Phantastikos, tiếng Anh: fantastic) Trước hết, phải nói rằng hiện nay thuật ngữ và khái niệm cái kỳ ảo vẫn chưa có sự thống nhất Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều đồng ý với nhau ở chỗ: cái kì ảo phải đề cập đến cái siêu nhiên (supernatural), cái không thể xảy ra
(impossible) Theo các từ điển: Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp – Việt của các soạn giả khác nhau thì nội hàm thuật ngữ được xác định như sau: “Cái kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy luật tưởng tượng Đó là cái kỳ quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc” [ 10, tr 15] Không thể phủ nhận rằng cái siêu nhiên, cái tưởng tượng là một thành tố tất yếu cấu thành nên cái kỳ ảo nhưng sẽ là quá mông lung nếu dừng lại ở cấp độ đồng nhất cái siêu nhiên, cái tưởng tượng với cái kỳ ảo Vì vậy, để xác định nội hàm của cái kỳ ảo một cách cụ thể, cái siêu nhiên, cái tưởng tượng trên phải xuất phát từ một môi trường có tính hiện thực để biến cái kỳ ảo thành cái không thể cắt nghĩa được bằng lý tính từ điểm nhìn ở tầm nhận thức hiện tại Chính cái không thể nhận thức bằng lý tính ấy gây ra sự đứt gãy, tâm trạng hoang mang cho người đối diện với nó Do đó, bản chất của cái kỳ ảo phải được xác định thêm bằng hiệu ứng hoang mang hay nói theo cách của Todorov là sự do dự (hésitation) mà cái siêu nhiên gây ra cho người tiếp xúc với nó
Hiện nay, từ “fantastic” trong tiếng Anh đã được qui ước trong nhiều sách lý luận nước ngoài có nội hàm với hai tiền đề: 1/ Yếu tố siêu nhiên; 2/ Một phản ứng lưỡng lự giữa cái thực và cái huyền hoặc của nhân vật và độc giả Trong Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên – Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2004 định nghĩa: “Kỳ” là “lạ đến mức làm cho người ta ngạc nhiên” [ 42, tr 518], còn “ảo” là
“giống như thật nhưng không có thật” “Kỳ ảo” là “kỳ lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng” [ 52, tr 518] Còn Từ điển thuật ngữ văn học thì chưa đề cập đến khái niệm này Vì vậy, cách dịch là cái kỳ ảo vẫn chỉ mang tính tương đối, chưa bao hàm được hết ý nghĩa của cái fantastic Ở đây, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ cái kỳ ảo nhưng với nội hàm ý nghĩa đã xác định như trên
Qua xác định nội hàm của cái kỳ ảo, từ kết luận: gốc của cái kỳ ảo là sự tưởng tượng có thể thấy cái kỳ ảo không phải là cái gì hư vô, xa vời bên ngoài con người mà nó bắt nguồn từ chính thế giới nội tâm, tinh thần của con người Thế giới bên trong bản thể mỗi con người lại là một thế giới đầy bí ẩn, khuất lấp và biến ảo nên cái kỳ ảo mới trở nên phóng túng, không tuân theo quy luật lôgic Vì vậy, yếu tố kỳ ảo có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà văn biểu đạt một hiện thực mới đa chiều với sự tồn tại song song của những yếu tố khả giải – bất khả giải, duy lý – phi lý, tất nhiên – ngẫu nhiên, một hiện thực như là biểu hiện của cái siêu nhiên, cái mà con người chưa thể giải thích hết được
3.1.2 Khái quát v ề y ế u t ố kì ả o trong v ă n h ọ c Trung Qu ố c
Yếu tố kì ảo trong văn học phương Đông nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng bắt rễ từ hai nguồn gốc chính Thứ nhất là các học thuyết triết học Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo Trong Nho giáo, Khổng Tử đưa ra thuyết “Thiên mệnh”
Trời được hiểu là một thực thể có ý chí, ý chí của trời là lực lượng khách quan thần bí chi phối mọi hoạt động của đời sống con người như sống chết, giàu nghèo, sang hèn… Vì vậy không thể cãi được mệnh trời Khổng Tử nói: “Than ôi, trời làm mất đạo ta”, “mắc tội với trời không cầu ở đâu mà thoát được” [ 61, tr 30] Đến Đạo giáo, Lão Tử đề ra học thuyết “Đạo” để giải thích nguồn gốc của vạn vật Đạo là cái bản thể, bản chất tiềm ẩn ở bên trong; nó vô hình “nhìn không thấy, nghe không thấy, bắt không được” (Đạo đức kinh) Nó mơ hồ, huyễn hoặc, biến ảo muôn hình vạn trạng Từ đó, Lão Tử chủ trương “vô vi”, phương thức sống thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ được truyền vào Trung Hoa và cũng nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn ở Trung Hoa Về bản thể luận, Phật giáo đưa ra quan niệm cho rằng tất cả những gì tồn tại xung quanh con người và bản thân con người đều không tồn tại thực mà chỉ là ảo, là giả, do sự vô minh của con người đem lại Thế giới sự vật hiện tượng luôn ở chu trình biến hoá không ngừng sinh – trụ - dị - diệt, ở con người là sinh – lão – bệnh – tử Mọi vật trên đời tồn tại đều bởi một chữ “duyên” và quy luật nhân quả Về triết lí nhân sinh, Phật giáo đưa ra tư tưởng luân hồi, “đời là bể khổ” và hướng con người đến mục đích cuối cùng là đạt đến cõi Niết Bàn, đạt được sự siêu thoát của tâm thức
Bên cạnh đó, đặc điểm về tâm lý, phong tục tập quán của người Trung Hoa cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên yếu tố “kì” trong văn học Trung Hoa Người châu Á nói chung và người Trung Hoa nói riêng thiên về tư duy hướng nội, đào sâu vào thế giới tâm linh Họ quan niệm “vạn vật hữu linh” và tin rằng có một thế giới siêu nhiên thần bí đang tồn tại song song với thế giới phàm trần của con người đồng thời liên quan mật thiết đến thế giới của con người Chính quan niệm ấy đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ để gieo mầm cái “kì” và chứng kiến nó phát triển mạnh mẽ trong đời sống cũng như trong văn học
Với nguồn gốc như vậy, yếu tố kỳ ảo đã tạo nên một dòng chảy liên tục trong lịch sử văn học Trung Quốc Có thể nói “hiếu kỳ” (chuộng lạ) là một đặc điểm xuyên suốt tiểu thuyết Trung Quốc từ khi mới manh nha cho đến tận hôm nay Từ những mẩu chuyện vụn vặt (tiểu thuyết) nơi đầu đường xó chợ thời Tiên Tần, từ những tưởng tượng diệu kỳ như “cá côn hoá chim bằng”, “Trang Chu mộng hồ điệp” trong sách Trang Tử, qua tiểu thuyết “chí quái”, “chí nhân” thời Lục triều, qua tiểu thuyết “truyền kỳ” đời Đường, “thoại bản” thời Tống - Nguyên đến tiểu thuyết chương hồi Minh - Thanh và đến tận tiểu thuyết đương đại, truyền thống
“hiếu kỳ” như một sợi chỉ xuyên suốt mọi thời đại mà ở mỗi thời đại, nó lại mang những màu sắc và dấu ấn khác nhau Trong văn học cổ, những yếu tố kỳ, quái, dị (đều có nghĩa là “lạ”) thường xuyên xuất hiện ở nhan đề tác phẩm như một sự nhấn mạnh sự hiện diện của các yếu tố này trong tác phẩm, chẳng hạn: Huyền quái lục, Liêu trai chí dị, Phách án kinh kỳ, Kim cổ kỳ quan, Bao Công kỳ án, Hoàn kiếm kỳ tình lục, Thiên vân sơn truyền kỳ… Một thế giới liêu trai với đầy đủ chuyện thần tiên, ma quỷ, hồ ly, cỏ cây… hiện lên thật sống động qua từng trang sách nhưng ẩn chứa bên trong lớp áo “kì ảo” ấy lại là chuyện đời, chuyện người rất thực Đến văn học hiện đại Trung Quốc, mở đầu là phong trào Ngũ Tứ (1919), Lỗ Tấn là nhà văn tiên phong trong quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Trung Quốc Tiếp nối truyền thống “hiếu kỳ” trong văn học cổ, bằng ngòi bút hiện thực tỉnh táo, bằng phép “lạ hoá” tài tình, Lỗ Tấn đã đem đến cho người đọc những nhận thức rất mới, rất “lạ” từ những con người rất “quen” như “người điên”, Khổng Ất Kỷ, AQ Cũng chính
Lỗ Tấn, bằng tư tưởng và nhận thức mới, kế thừa tinh hoa truyền thống đã “viết lại chuyện cũ” đem đến cho người đọc những xúc cảm, tư duy rất mới, rất lạ từ những hình tượng vốn rất kỳ trong thần thoại, “chí quái” như Nữ Oa (trong Vá trời), My Gian Xích, hiệp sĩ mặt đen (trong Luyện kiếm) Ngoài ra, các tác phẩm của Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Lão Xá… cũng sử dụng yếu tố kì ảo để phản ánh hiện thực một cách rất rõ nét Từ sau “cải cách khai phóng” cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết Trung Quốc phát triển chưa từng thấy Cùng với sự tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (chữ “huyền ảo” ở Trung Quốc được dịch là “ma ảo”) đang khá phổ biến trên thế giới, cái “gen” “hiếu kỳ” tưởng như đã “lặn” đi bây giờ lại trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt là trong trào lưu “tiểu thuyết tiên phong” với những cây bút sung sức của đội ngũ nhà văn xuất hiện sau “Cách mạng văn hoá” như Tô Đồng, Cách Phi, Tàn Tuyết, Trát Tây Đạt Oa, Trần Trung Thực, Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Trương Duyệt Nhiên, Quách Kính Minh Có thể thấy, đây là giai đoạn yếu tố kỳ ảo thực sự được hồi sinh Như một nghịch lý, càng trong xã hội bùng nổ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật khi lý trí của con người không còn đủ khả năng để thống trị tất cả thì con người càng tìm đến cái kỳ ảo như một biện pháp để chiếm lĩnh thế giới phức tạp trong hiện thực và tâm hồn con người Các tác giả này đã tạo nên những tác phẩm “Liêu trai hiện đại” trong nền văn học Trung Quốc đương đại
3.1.3 Y ế u t ố kì ả o – công c ụ giúp M ạ c Ngôn bi ể u hi ệ n c ả m h ứ ng l ị ch s ử
Mạc Ngôn cũng tìm đến với yếu tố kì ảo như một công cụ đắc lực để khắc hoạ hiện thực và thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người và thế giới
Sau một thời gian dài sáng tác theo kiểu hiện thực thuần tuý, ông hiểu ra rằng không nên quá thật thà trong sáng tác mà “sáng tác là sự phá vỡ những thành tựu, những quy phạm đã có, phải giải thoát, phải trải nghiệm sâu sắc, phải khám phá, tìm tòi lĩnh vực đến mức cao nhất của giới hạn”, vì thế phải thêm vào chút “ngông cuồng”, chút “anh hùng”, ông rời xa những con đường cũ kĩ mà người khác đã đi qua, bắt đầu khai khẩn con đường mới của chính mình” Hầu hết trong các tác phẩm của Mạc Ngôn như: Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Gia tộc Cao lương đỏ, Củ cà rốt trong suốt, Sống đoạ thác đày… đều có sự góp mặt của yếu tố kì ảo Bước vào thế giới nghệ thuật của các tác phẩm này, chúng ta sẽ bắt gặp một thế giới nhân vật kì ảo với những sự kiện kì ảo Trước hết, trong thế giới nhân vật kỳ ảo của Mạc Ngôn, chúng ta nhận thấy họ không phải là những nhân vật thần thánh hay có năng lực siêu nhiên, đặc biệt mà họ là những con người trong cuộc sống đời thường được “ảo hoá” qua tính cách, hành động, khả năng, ứng xử để mang những nét dị thường, khác biệt Đó là cậu bé Đen trong Củ cải đỏ trong suốt, là Triệu Giáp trong Đàn hương đình, là những nhân vật kì quái trong Tổ tiên có màng chân… Ngoài ra, thế giới nhân vật kì ảo của Mạc Ngôn còn là những nhân vật kì hình dị tướng, nửa người nửa tiên, nửa người nửa quỷ, nhân vật thần ma…
Mỗi nhân vật mỗi vẻ đã tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, đầy màu sắc Mỗi nhân vật tượng trưng cho một loại người trong xã hội Tất cả những tầng lớp nhân dân trong xã hội Trung Quốc hiện lên thật cụ thể và sâu sắc qua các thời kỳ lịch sử Về sự kiện kỳ ảo, tất cả những sự kiện trong tác phẩm của Mạc Ngôn đều là những sự kiện đã từng diễn ra trên mảnh đất Cao Mật, quê hương của ông nhưng cũng bằng thủ pháp ảo hoá nhà văn đã phủ lên các sự kiện một màu sắc kỳ ảo khiến cho người đọc cảm thấy hoang mang, sợ hãi không biết liệu có thật những chuyện kì quặc như thế xảy ra hay không Ở mỗi tác phẩm, yếu tố kì ảo đều có những giá trị và tác dụng riêng trong việc khắc hoạ hiện thực và thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm
Trong Báu vật của đời, qua việc sử dụng yếu tố kì ảo, Mạc Ngôn đã tái hiện lịch sử theo một cách riêng của mình Sự kì ảo được thể hiện qua các cấp độ: nhân vật, sự kiện, biểu tượng Ở cấp độ nhân vật, trong Báu vật của đời xuất hiện rất nhiều những kì nhân
Kết cấu lắp ghép – lịch sử được nhìn qua một lăng kính mới
Kết cấu là một phương tiện cơ bản trong sáng tác nghệ thuật Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một kết cấu, một công trình kiến trúc Vậy kết cấu là gì? Có thể hiểu
“kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình” [ 43, tr 153] Như vậy, kết cấu là một khái niệm có ý nghĩa kép, vừa là phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm văn học, vừa là sự tổ chức, sắp xếp biểu đạt nội dung Để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa hai ý nghĩa kép, kết cấu phải đảm bảo theo các nguyên tắc: phục tùng yêu cầu biểu đạt tư tưởng, phục tùng việc xây dựng hình tượng nhân vật và đạt đến sự hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mỹ
Những hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học vô cùng phong phú và đa dạng Tùy thuộc vào từng thể loại văn học, từng giai đoạn lịch sử, từng phong cách khác nhau mà mỗi nhà văn có sự lựa chọn kiểu kết cấu tối ưu cho đứa con tinh thần của mình Có thể kể ra đây một số hình thức kết cấu đã và đang hiện diện trong tiến trình lịch sử văn học như: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu hai tuyến nhân vật song song hoặc đối lập, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lý, kết cấu đảo ngược trật tự thời gian và kết cấu tháo lắp Ở đây, luận văn đặc biệt chú ý đến kiểu kết cấu tháo lắp vì đây là một kiểu kết cấu mới liên quan đến sự hình thành một lối viết mới và phục vụ tối đa cho việc khám phá bản chất của con người và hiện thực
Khi chủ nghĩa cấu trúc bộc lộ những mâu thuẫn nội tại của nó thì sự xuất hiện của hậu cấu trúc luận là bước đi tất yếu Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời, trước hiện thực đầy bất thường và biến động, chúng ta đều nhận thấy cách đọc và cách viết theo một trật tự nhất định không còn đủ khả năng thể hiện hết tâm tư của tác giả nữa Nó giống như một chiếc áo đã quá chật trước một cơ thể đang gồng mình xoay theo cơn biến thiên của thời đại Không còn cách nào khác, các nhà văn đã bứt phá mọi ràng buộc bằng cách tạo ra các mảnh vỡ, những khoảng trống không thể lấp đầy trong tác phẩm Kết cấu của tác phẩm lúc này là sự thiết lập một trật tự do nhà văn tạo nên để tái hiện một cách nhất quán cái thế giới đầy mảnh vụn, đầy ngẫu nhiên, đầy phi lý Cách mà nhà văn liên kết các mảnh vụn bị tháo tung và đảo lộn ấy chính là kiểu kết cấu tháo lắp hay còn gọi là kết cấu lắp ghép Kiểu kết cấu này có xu hướng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện, có sự “phân rã” cốt truyện, hay còn gọi là “cốt truyện phân mảnh”: cốt truyện trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép rời rạc, lộn xộn… Do đó, kết cấu lắp ghép được tạo nên từ hệ thống các mảnh có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau Ở đây, cốt truyện đã bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gẫy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết Cái gọi là “nội dung câu chuyện” không còn rõ ràng, lớp lang theo trình tự thời gian mà trở nên khó nắm bắt Nói cách khác, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép…Những câu chuyện lớn, những sự việc lớn - hiện thực lớn - có “tính sử thi” như trước đây được thay bằng những câu chuyện nhỏ kiểu “mảnh vỡ”, “phân mảnh”, những “đại tự sự” được thay thế bằng những “tiểu tự sự” nhưng được khai thác triệt để, nhấn sâu vào cảm giác hiện sinh, tô đậm chiều sâu vô thức, những “vùng mờ” trong thế giới tâm linh con người Trong kiểu kết cấu này, nhà văn thường lắp ghép quá khứ (có khi rất xa xôi) với hiện tại của nhân vật, thay đổi không – thời gian để nhân vật xuất hiện luôn có sự di chuyển nhằm khám phá các con đường khó khăn và phức tạp trong việc định hình bản chất con người Có thể thấy, kiểu kết cấu lắp ghép cho phép các nhà văn thể hiện các mối liên hệ chiều sâu không trực tiếp quan sát được trong bản thân con người và giữa các hiện tượng, sự kiện trong đời sống
3.2.2 S ự bi ể u hi ệ n c ả m h ứ ng l ị ch s ử qua k ế t c ấ u l ắ p ghép 3.2.2.1 Phân mảnh không gian, thời gian nghệ thuật mang đậm chất lịch sử
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong không gian và thời gian Không có vật chất nào được xác định lại thiếu hai yếu tố này Không – thời gian chúng ta đề cập đến ở đây là không – thời gian nghệ thuật, là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nên không – thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người
Trước hết, nói về không gian nghệ thuật của tác phẩm Báu vật của đời Đó là vùng Cao Mật, mảnh đất quê hương của Mạc Ngôn cũng là không gian nghệ thuật tiêu biểu trong các sáng tác của Mạc Ngôn Có thể nói mọi sáng tác của Mạc Ngôn đều xuất phát từ chiếc bao gai Đông Bắc Cao Mật rách tả tơi Cái vùng đất
“vừa anh hùng vừa thổ phỉ ấy” là nơi là nhà văn khai thác không biết mệt mỏi cho những sáng tác của mình Với Mạc Ngôn, “chiếc bao tải rách” Đông Bắc Cao Mật là của báu, “cho tay vào moi mạnh một cái, ra được bộ tiểu thuyết, moi nhẹ một tí, ra ngay cái truyện vừa, nếu chỉ thò ngón tay vào nhón một cái, cũng gắp ra được dăm ba truyện ngắn” (81) Kể từ truyện ngắn Cây đu bạch cẩu, lần đầu tiên Mạc Ngôn dò dẫm để giương ra cờ hiệu "làng Đông Bắc Cao Mật", và từ đó mọi tác phẩm của ông đều hướng về vùng đất thân yêu, máu thịt này Mạc Ngôn đã trở thành vị hoàng đế khai thiên lập địa ra vương quốc Đông Bắc Cao Mật trong văn học, để được tha hồ tung hoành ngang dọc, hò hét hạ lệnh, muốn ai chết là chết, để ai sống được sống, hưởng đủ cái lạc thú làm vua một vùng Nào dương cầm, nào bom nguyên tử, nào bánh mì, thằng Tây rởm, cha cố thật , nhà văn đem nhét tuốt vào trong cánh đồng cao lương Cái tài của nhà văn là ở chỗ ông đã biến hoá hết sức tài tình và khéo léo khái niệm địa lý thành khái niệm văn học Mỗi nhà văn đều có một mảnh đất thiêng của mình mà người ta hay gọi là “sân sau” Và với Mạc Ngôn,
“sân sau” là quê hương Cao Mật Nhà văn càng cố gắng rời xa quê hương thì lại càng nhích lại gần quê hương trong vô thức Mỗi tác phẩm của ông, mỗi dòng chữ ông viết ra đều thấm đẫm hơi thở nồng đặc của đất quê, đều ghi tạc mối tình sâu đậm không thể xoá mờ giữa ông và “huyết địa” làng Cao Mật Tuy cùng viết về vùng đất Cao Mật nhưng mỗi tác phẩm lại là một trải nghiệm mới mẻ và sâu sắc, không hề lặp lại nhàm chán Mỗi tác phẩm, vùng đất Cao Mật lại được nhìn nhận và khai thác ở những khía cạnh khác nhau Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn xem Cao Mật như một Trung Quốc thu nhỏ Những biến cố lịch sử xảy ra ở vùng đất Cao Mật trong gần một thế kỷ cũng là những biến cố xảy ra với đất nước Trung Quốc Ở mảnh đất ấy, có biết bao số phận con người lần lượt sinh ra, lớn lên và chết đi Họ là nhân chứng của lịch sử quê hương hay nói cách khác chính họ làm nên lịch sử cho vùng đất Cao Mật Như vậy có thể thấy không gian nghệ thuật trong Báu vật của đời là một không gian vừa quen thuộc vừa mới lạ và mang ý nghĩa khái quát rất lớn Nó là điểm tựa chắc chắn để ngòi bút của nhà văn tha hồ tung hoành cảm hứng lịch sử
Về thời gian nghệ thuật, đây là “một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ Người nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật” [ 66, tr 84] Trong tự sự học, các nhà nghiên cứu phân chia thành thời gian của chuyện và thời gian của truyện Thời gian của chuyện là thời gian khách quan, thời gian tự nhiên mà câu chuyện xảy ra còn thời gian của truyện là thời gian tự sự, là trạng thái thời gian được thể hiện trong văn bản tự sự Hai thời gian này không hoàn toàn trùng khít nhau và việc sắp xếp, bố trí hai thời gian này như thế nào là hoàn toàn dựa vào dụng ý nghệ thuật của tác giả
Thời gian chuyện của cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời tái hiện lịch sử Trung Quốc trong gần 100 năm, từ năm 1900 đến năm 1993 Gần một thế kỷ không phải là khoảng thời gian quá dài đối với lịch sử của một đất nước nhưng đó là thời gian của cả một đời người Ở đây, nhà văn đã khéo léo gắn liền thời gian cuộc đời của nhân vật Lỗ Thị với thời gian lịch sử của quê hương, đất nước Nói vậy để thấy rằng cách nhìn lịch sử của Mạc Ngôn rất độc đáo, lịch sử được nhìn từ cuộc đời con người
Và đó là lịch sử chân thực hơn bao giờ hết
Không những thế, cách nêu các mốc thời gian sự kiện lịch sử của nhà văn cũng gắn liền với các sự kiện của đời người Nói đến các sự kiện lịch sử là nói đến các mốc thời gian, sự chính xác về thời gian, địa điểm Trong tác phẩm này, Mạc Ngôn có cách nêu lên mốc thời gian của các sự kiện rất riêng Ở phần đầu tiểu thuyết, khi miêu tả sự kiện quân Nhật tràn đến thị trấn Đại Lan, vùng Cao Mật, Mạc Ngôn không hề nhắc đến thời gian của sự kiện Nhưng sự kiện này lại diễn ra trùng với ngày Lỗ Thị vượt cạn Mẹ chồng của chị phải đi mời Tôn Đại Cồ về đỡ đẻ cho con dâu Và sự việc đó lại được tác giả tường trình lại giống như một sự kiện lịch sử : “Năm 1939, ngày tháng theo âm lịch là Mồng 5 tháng 5, buổi sáng, tại thị trấn Đại Lan là thị trấn lớn nhất của vùng Cao Mật, bà Lã dẫn kẻ thù của mình là Tôn Đại
Cồ về nhà, bất chấp đạn bay chiu híu trên trời, để đỡ đẻ cho con dâu.” [48, tr 54]
Xuyên suốt tác phẩm, Mạc Ngôn thường xuyên sử dụng cách nêu thời gian của các sự kiện như vậy: “Ngày mồng Bảy tháng Chạp tại nhà thờ lớn Quan Bắc, mẹ cùng chúng tôi đem theo bát đũa, nhập vào đoàn người đói khát, đi suốt đêm về hướng huyện thành” [ 48, tr 141]; “Buổi sáng ngày Mười tám tháng Hai năm Một nghìn chín trăm bốn mươi mốt, Thượng Quan Tưởng Đệ đưa cho mẹ vừa khỏi bệnh một xếp tiền” [ 48, tr 155], đó là ngày Tưởng Đệ bán mình để cứu mẹ và các em; “Sáng mùng Một Tết năm một nghìn chín trăm bốn mươi tám, cả nhà tôi gồm năm người và và một con dê của tôi, thận trọng vượt sông Thuồng Luồng đóng băng, trèo lên đê Thuồng Luồng” [ 48, tr 350], đó là ngày gia đình Thượng Quan trở về ngôi nhà của mình sau cuộc sơ tán để chạy trốn khỏi sự trả thù của Hoàn Hương Đoàn Có thể thấy cách tạo phân mảnh thời gian lịch sử của nhà văn thể hiện rõ quan niệm lịch sử của tác giả: lịch sử của quê hương, đất nước là lịch sử đời người, điểm nhìn lịch sử là điểm nhìn của một người dân thường
3.2.2.2 Lịch sử hiện lên qua những mảnh ghép
Truyện của Mạc Ngôn thường có kết cấu thời gian rất đặc sắc nói như GS Lê Huy Tiêu “nghệ thuật xử lý không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống như trong phim trường của trường phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại, vừa có một kết cấu ngoại tại Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhưng xuất phát từ điểm nhìn của “tôi”, “tôi” cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó dùng ký ức ảo mộng của “tôi” để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới” [ 84, tr 22]
Thật vậy, như đã nói ở trên, Mạc Ngôn cắt cốt truyện ra nhiều đoạn, nhiều mảnh rồi tiến hành lắp chúng lại với nhau Nếu xét bổ ngang, nhìn một cách tổng quát, toàn bộ Báu vật của đời được chia thành hai mảnh ghép lớn, mảnh ghép thứ nhất là từ năm 1939 khi Kim Đồng ra đời, quân Nhật tràn vào thôn Cao Mật đến năm 1993 khi Lỗ Thị qua đời, mảnh ghép thứ hai là từ năm 1900 đến năm 1939 kể về cuộc đời Lỗ Thị từ khi sinh ra đến khi đi làm dâu Lẽ ra thời điểm năm 1900, khi
Lỗ Toàn Nhi ra đời phải được đặt lên đầu tác phẩm Nhưng Mạc Ngôn đã cố tình đảo thời gian trần thuật, phá vỡ trật tự tuyến tính của câu chuyện với mục đích tạo ra hiệu quả nghệ thuật riêng Đọc phần đầu tác phẩm, người đọc không ai có thể ngờ là Lỗ Toàn Nhi lại phải trải qua những ngày tháng vô cùng đau đớn và khổ sở như thế nào để sinh ra chín đứa con Càng về sau, người đọc càng bất ngờ hơn khi biết mỗi đứa con của Lỗ Thị mang một dòng máu khác nhau Cách trần thuật lấy kết quả làm điểm xuất phát để kích thích độc giả truy tìm nguyên nhân của Mạc Ngôn đem đến cho người đọc cảm giác chúng ta đang được chứng kiến lịch sử của một đời người Lịch sử đó vừa là lịch sử đang diễn ra vừa là lịch sử đã đi qua và được chiêm nghiệm sâu sắc Người đọc buộc phải song hành với tác giả để khám phá hết những bí ẩn mà tác giả muốn giữ đến phút cuối cùng
Nghệ thuật trần thuật đa thanh tái hiện lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc
3.3.1 S ự đ a b ậ c c ủ a ng ườ i k ể chuy ệ n và s ự di độ ng đ i ể m nhìn
Trong tự sự học, các nhà nghiên cứu phân biệt hai khái niệm là “chuyện” và
“truyện” “Chuyện” (hay cốt truyện) là cái được kể, “tức là nội dung được lập theo trật tự lôgic, trật tự thời gian, làm nên cái nội dung khách quan đối với người kể”
[ 24, tr 23] còn “truyện” (diễn ngôn) “là kết quả của hành động kể chuyện bằng ngôn ngữ, với nhiều thể loại, phong cách khác nhau, thuộc về phần chủ quan của người kể” [ 24, tr 23] Và tự sự học quan tâm đến văn bản ngôn ngữ được coi là
“kết quả của hành động kể chuyện” hơn là “cái được kể” Vì vậy, phương thức trần thuật là điều rất quan trọng, nó được cấu thành bởi sự phối hợp giữa tiêu cự trần thuật và tư cách kể Mỗi nhà văn đều có cách phối hợp hai yếu tố này để tạo ra các phương thức tự sự khác nhau Trong tiểu thuyết Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã sử dụng đa bậc người kể chuyện phối hợp với sự di chuyển điểm nhìn để tạo ra một phương thức tự sự rất linh hoạt, mềm dẻo góp phần thể hiện một cách rõ nét cảm hứng lịch sử Có thể thấy, trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn sử dụng hai phương thức trần thuật chính:
Thứ nhất: trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật không mang tính toàn tri Hình thức trần thuật này do người kể chuyện hàm ẩn đảm nhiệm Mở đầu tác phẩm, trong chương 1, người kể chuyện hàm ẩn kể về cuộc vượt cạn vật lộn với biết bao đau đớn, quằn quại của Lỗ Thị để sinh ra Ngọc Nữ - Kim Đồng trong hoàn cảnh quân Nhật đổ vào tàn sát vùng đông bắc Cao Mật Sau khi Kim Đồng được sinh ra, người kể chuyện hàm ẩn lập tức chuyển vai trò kể chuyện cho Kim Đồng Người kể chuyện hàm ẩn chỉ hỗ trợ Kim Đồng trong một số đoạn truyện ở các chương 5, 6, 7 và phần “Viết thêm” của tác phẩm Trong những phần hỗ trợ Kim Đồng kể chuyện và phần “Viết thêm” cuối tác phẩm, người kể chuyện hàm ẩn đã dựa vào điểm nhìn của nhân vật Kim Đồng để kể Như vậy, nhìn một cách tổng quát, người kể chuyện hàm ẩn đã bị người kể chuyện là nhân vật Kim Đồng lấn lướt, vai trò của anh ta hoàn toàn bị mờ nhạt khi sóng đôi với người kể chuyện là nhân vật Kim Đồng Rõ ràng ở đây người kể chuyện hàm ẩn đã không còn mang nguyên nghĩa “hàm ẩn” hay “thượng đế” như thủ pháp tự sự truyền thống nữa mà đã có những biến thể Người trần thuật tỏ ra không phải là người biết tất, biết hết nữa mà chỉ còn sự hạn chi Người kể chuyện hàm ẩn trong Báu vật của đời đóng vai trò như người dẫn chuyện, nhiệm vụ của anh ta là giới thiệu bối cảnh bắt đầu của câu chuyện, giới thiệu người kể chuyện chính và hỗ trợ cho người kể chuyện chính trong quá trình kể chuyện Mặc dù bị lấn lướt bởi người kể chuyện chính nhưng sự góp mặt của anh ta trong tác phẩm này lại rất quan trọng Nó tạo ra cho câu chuyện được kể sự khách quan, chân thực nhất định
Thứ hai: trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật
Như đã nói ở trên, ngay từ khi được sinh ra đời, Kim Đồng lập tức được giao nhiệm vụ là người kể chuyện Người kể chuyện hiển ngôn nhân vật Kim Đồng lộ diện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi” Anh ta thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, tham gia trực tiếp vào câu chuyện, giữ vai trò là một yếu tố của tổ chức tự sự Điều đặc biệt là ở chỗ tuy là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” nhưng Kim Đồng lại mang điểm nhìn toàn tri Bằng điểm nhìn toàn tri, Kim Đồng thấu suốt mọi biến cố, mọi sự kiện diễn ra với đất nước, dân tộc, quê hương của mình, số phận của mỗi thành viên trong gia đình mình, và cả những bí mật, tâm tư, tình cảm ẩn sâu trong mỗi con người
Một điều nữa rất quan trọng ở người kể chuyện Kim Đồng là người kể chuyện này mang điểm nhìn của một đứa trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm sống
Có thể thấy điểm nhìn trẻ thơ như một thứ định mệnh trong sáng tác tiểu thuyết của Mạc Ngôn Mạc Ngôn đã từng chia sẻ rằng không phải ông chọn điểm nhìn này mà chính điểm nhìn này đã chọn ông Rất nhiều tác phẩm của ông có người kể chuyện là trẻ thơ, nếu là người lớn thì tâm hồn cũng được trẻ thơ hoá Đó là Đậu trong Gia tộc cao lương đỏ, là Thượng Quan Kim Đồng trong Báu vật của đời, là Tiểu Giáp trong Đàn hương đình, là La Tiểu Thông trong 41 truyện tầm phào, là Lam Ngàn Năm Đầu To trong Sống đoạ thác đầy… Tất cả đều là những đứa trẻ không chịu lớn Bản thân Kim Đồng là một đứa con lai ra đời từ dòng máu của vị mục sư người Thuỵ Điển và người mẹ Trung Hoa Căn bệnh “luyến nhũ yếm thực” khiến Kim Đồng mãi mãi chỉ là một đứa trẻ không chịu lớn, mãi mãi chỉ là “ông già bú tí” mang mặc cảm Oedipe Ẩn chứa bên trong thể xác của người đàn ông Kim Đồng là tâm hồn của một đứa trẻ luôn ngây thơ, mê muội với bầu vú của phụ nữ Đọc tác phẩm, ta thấy lịch sử Trung Quốc gần 100 năm của thế kỷ XX với biết bao biến cố thăng trầm, bãi bể nương dâu, dù là vinh quang hay hổ nhục đều trở thành ấn tượng được nhận thức, lý giải, lưu giữ trong ký ức trong veo của Kim Đồng Chính điểm nhìn trẻ con đã khiến cho mọi diễn biến trong lịch sử gia đình và lịch sử đất nước đều trở nên quá sức tưởng tượng đối với Kim Đồng Mỗi một sự việc xảy ra đều giống như một đòn roi quất mạnh vào tâm trí ngây thơ, yếu đuối của Kim Đồng khiến cho anh ta ngày càng trở nên yếu đuối và què quặt về mặt tâm hồn, mãi mãi không thể nào lớn được Sinh ra và lớn lên trong gia đình Thượng Quan, mọi biến cố của gia đình, số phận của những thành viên trong gia đình đều để lại trong Kim Đồng một nỗi đau về thân phận con người trong cơn biến thiên của lịch sử Thượng Quan Lỗ Thị, mẹ của Kim Đồng vì không sinh được con trai nên phải sống trong sự ghẻ lạnh, hành hạ, đánh đập của mẹ chồng và chồng Mẹ phải chung chạ với rất nhiều người đàn ông để sinh con vì chồng của mẹ vô sinh Gia đình bị giặc Nhật tàn sát, một mình mẹ vượt qua nỗi đau, đứng lên gánh vác, cứu sống gia đình, làm chỗ dựa vững chắc cho các con Rồi các chị gái xinh đẹp và mạnh mẽ của Kim Đồng lần lượt dấn thân vào đời, mỗi người chọn cho mình một con đường đi riêng Nhưng số phận nào cũng in hằn những nỗi đau Số phận thảm thương của những thành viên trong gia đình Thượng Quan đều là kết quả tất yếu của lịch sử, của quốc nạn: sự tàn bạo của của phát xít Nhật trong những năm ba mươi, sự khốc liệt của cuộc nội chiến Quốc – Cộng trong những năm bốn mươi, sự suy kiệt vì “Đại nhảy vọt” trong những năm sáu mươi, sự đảo điên của Cách mạng văn hoá trong những năm bảy mươi, sự tráo trở của kinh tế thị trường cùng sự băng hoại, suy thoái đạo đức, nhân phẩm của con người trong những năm chín mươi Tất cả như những cơn lốc táp thẳng vào Kim Đồng Kim Đồng như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến tất cả những gì xảy ra bằng tâm hồn ngây thơ của một đứa trẻ Lịch sử hiện lên thật đa diện, nhiều chiều, mang nhiều màu sắc đúng như nhà văn Cao Hành Kiện đã từng khẳng định trong tác phẩm Linh Sơn của mình:
“lịch sử là một bí ẩn hoặc: lịch sử là sự dối trá hoặc: lịch sử chỉ là chuyện ba láp cho tới: lịch sử giống như một chuỗi ngọc rải rác hay: lịch sử thật ra là một trạng thái tâm thần”
Nói về nhân vật Kim Đồng trong trong Báu vật của đời, bản thân nhà văn Mạc Ngôn cũng thừa nhận rằng: “Chính vì cậu có những điểm khác thường như vậy nên thế giới mà cậu cảm nhận được là thế giới mà người thường thấy vừa mới lạ vừa đặc biệt Vì vậy, cậu đã mở rộng tầm mắt của loài người bằng đôi mắt của mình, vì vậy cậu đã làm phong phú kinh nghiệm của loài người bằng sự từng trải của mình, vì vậy cậu vừa là tôi, vừa vượt lên tôi, cậu vừa là con người, vừa vượt lên con người” [ 49, tr 241]
Tóm lại, qua người kể chuyện Kim Đồng, bức tranh lịch sử Trung Quốc trong suốt 100 năm của thế kỷ XX được tái hiện dưới một góc độ ngây thơ hơn, độc đáo hơn, lạ lẫm hơn, khách quan hơn nhưng cũng nghiệt ngã hơn
Tài năng của Mạc Ngôn được thể hiện ở chỗ ông đã khéo léo phối hợp hai phương thức tự sự trên một cách rất linh hoạt, người kể chuyện ở ngôi thứ ba mang điểm nhìn hạn tri kết hợp với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất mang điểm nhìn toàn tri để vẽ nên một bức tranh lịch sử đa diện, hoàn chỉnh Nếu chỉ sử dụng đơn thuần bất kỳ riêng một phương thức nào trong hai phương thức trên thì bức tranh lịch sử sẽ giảm đi rất nhiều tính chân thực và đa diện của nó
3.3.2 Ngôn ng ữ tr ầ n thu ậ t đ a s ắ c, độ c đ áo
“Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học” (M Gorki) Thật vậy, lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học là nghệ thuật của ngôn từ Do đó, sẽ thật thiếu sót nếu tìm hiểu về trần thuật mà lại không nhắc đến ngôn ngữ trần thuật Ngôn ngữ trần thuật gồm ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật
Trong tác phẩm của Mạc Ngôn, người kể chuyện hầu hết là những cái tôi tự thuật mang chức năng kép: vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật tham gia câu chuyện Vì vậy, ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật có sự thống nhất với nhau Hay nói cách khác nhân vật tiểu thuyết đồng thời là chủ nhân của lời kể, lời tả, lời bình luận lẫn lời đối thoại, độc thoại Có thể chỉ ra hai đặc điểm rất nổi bật trong ngôn ngữ trần thuật của Mạc Ngôn, đó là tính hiện thực và tính kì ảo Tính hiện thực được thể hiện rõ trong ngôn ngữ đối thoại và tính kì ảo được thể hiện rõ trong ngôn ngữ miêu tả Hai đặc điểm này đan xen, hoà quyện với nhau góp phần biểu hiện rõ nét cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Tính hiện thực làm cho lịch sử hiện lên chân thực hơn còn tính kì ảo làm cho lịch sử hiện lên sâu sắc và màu nhiệm hơn Điểm nhìn là yếu tố quan trọng chi phối đến ngôn ngữ Điểm nhìn của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời là điểm nhìn của một người dân bình thường Chính điểm nhìn này đã tạo điều kiện thuận lợi để ông có thể thu nhập tất cả vốn liếng ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân vào trong tác phẩm của mình Mạc Ngôn tự nhận mình là người xuất thân từ tầng lớp thấp hèn nên tác phẩm chứa đầy quan điểm thế tục Những ai mong muốn tìm kiếm những điều tao nhã trong tác phẩm của ông chắc hẳn sẽ phải thất vọng Cũng giống như con chim nào thì tiếng hót ấy, Mạc Ngôn lớn lên trong đói rét, bần hàn, cơ cực thì chỉ có thể viết ra những tác phẩm mang hơi thở trần tục, đời thường Dễ hiểu vì sao trong tác phẩm của Mạc Ngôn nói chung và Báu vật của đời nói riêng ngập tràn tính thô tục Hầu như bất kể một nhân vật nào cũng có thể chửi bậy Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, số lần chửi tục trong Báu vật của đời khoảng gần 70 lần: “Mau lên, đem củi chất lên mặt cầu, tưới rượu vào thiêu chết bọn chó đẻ” [ 48, tr 31], “Mẹ kiếp, chỉ có ta mới nghĩ ra” [48, tr 32], “Đ chị thằng Nhật!” [ 48, tr 41]; “Cũng chính là con ngựa giống của tôi được dạy dỗ tốt nên nó nhắm mắt lại mà phủ con lừa, phải con ngựa khác thì, cứt” [48, tr 33], “Đồ chó đẻ, lại đây!” [ 48, tr 49]… Ngoài ra, những câu tục tĩu như “Đồ khốn”, “Tổ sư”,
“Đ.mẹ”… xuất hiện với tần suất rất lớn Người đọc có cảm giác như bất kỳ một nhân vật nào cũng có thể dễ dàng buông ra những câu chửi, câu nói tục tĩu Trong nguyên tắc hội thoại của những cuộc giao tiếp, để đảm bảo phương châm lịch sự, người ta cũng kiêng tránh nói những lời thô tục Vậy mà ở đây, Mạc Ngôn đưa thẳng những ngôn ngữ ấy vào văn học một cách không kiêng nể Với cách sử dụng ngôn ngữ thô tục như vậy, Mạc Ngôn đã đưa tất cả mọi nhân vật thuộc đủ mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng như nhau về mặt ngôn ngữ Ngôn ngữ tục tĩu như một cách thể hiện bản năng gốc của con người, đưa con người về với đúng bản chất chân thực nhất Đây là điều hiếm xuất hiện trong văn học Trung Quốc – nơi mà dấu tích phong kiến vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề Chỉ có thoát khỏi tấm vỏ bọc ấy, Trung Quốc mới tái sinh và tiếp tục phát triển được Khi sử dụng lớp ngôn từ thô tục này, Mạc Ngôn đã giải thiêng nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử Vì vậy, lịch sử mà người đọc được tiếp nhận qua tác phẩm là lịch sử chân thực của đời sống như thể nó đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra chứ không phải thứ lịch sử chết đã được đóng khung một cách cứng nhắc trên các trang giấy
Nhưng nếu trong tác phẩm chỉ toàn là lớp ngôn ngữ thô tục thì lịch sử được tái hiện trong tác phẩm có phải là một lịch sử đáng được coi trọng Bên cạnh lớp ngôn ngữ thô tục, Mạc Ngôn đã khéo léo sử dụng một lớp ngôn ngữ khác rất đắc dụng để thể hiện cảm hứng lịch sử của mình trong tác phẩm Đó là lớp ngôn ngữ thành ngữ, tục ngữ, ngữ cố định mang âm hưởng dân gian Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, trong Báu vật của đời xuất hiện khoảng hơn 150 những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian: Hằng hà sa số, Mặt dạn mày dày, Long trời lở đất, Con giun xéo lắm cũng quằn,