Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy có hai vấn đề sau:
Thứ nhất là thể chân dung văn học đã từng được đề cập tới trong một số tài liệu:
Trên thế giới cũng như ở nước ta có nhiều tác giả viết về chân dung văn học như: M Gorky, K Pautopxki… hay Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh, Hồ Anh Thái… Đến với Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu được xem là tiếp cận khá sớm với thể chân dung văn học qua các cuốn Chân dung văn học (NXB
Thuận Hóa, 1990) Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đưa ra ý kiến của mình về chân dung văn học Tại Lời giới thiệu cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách, NXB Trẻ TP.HCM: “Phát hiện ra một cách đầy đủ và chính xác phong cách nghệ thuật của một nhà văn, tôi cho là một điều cực khó Khó nhất là tìm ra tính thống nhất của phong cách Còn dựng chân dung văn học lại có cái khó khác Phải làm sao “chớp” được những nét tiêu biểu, những chi tiết “xuất thần” của nhà văn Văn chân dung rất gần với văn sáng tác Nó là một thứ bút ký về người thật việc thật Phải có điều kiện tiếp xúc nhiều với người thật Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng cảnh, dựng người, tạo không khí… Có người vẽ chân dung chỉ dựa vào những chi tiết của con người nhà văn trong đời sống Có người thì chỉ dựa vào văn của ông ta Riêng tôi muốn phối hợp cả hai Làm sao văn và người soi sáng lẫn cho nhau Tôi quan niệm cái tôi ngơài đời và cái tôi trong văn của người nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thống nhất- không phải thống nhất ở bề ngoài, ở bề nổi (bề nổi nhiều khi có vẻ rất khác nhau), mà ở bề sâu, ở bản chất tâm hồn của ông ta Tìm ra chỗ thống nhất này cũng là điều thú vị nhưng rất khó”[29,tr.9] Ta được chiêm ngưỡng hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà thơ gạo cội của văn học Việt Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Hoài Thanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Quang Dũng, … Tất cả họ đều là những tác giả từ đầu thế kỉ XX đến nay, mà Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Đây là thời kì, trong giới cầm bút, có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân.”
Mở đầu cuốn Chân dung văn học do Vương Trí Nhàn tuyển chọn, NXB Hội nhà văn, nhà nghiên cứu này đã viết: “Chân dung văn học là một thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình văn học Nhiệm vụ của nó là phác họa ra hình ảnh của một nhà văn, một nghệ sĩ, một nhà hoạt động xã hội… Mỗi chân dung văn học thường được hình thành từ sự tổng hợp hồi ức, kỷ niệm nhưng cũng có thể chỉ gồm suy nghĩ, tưởng tượng của nhà văn về đối tượng được nói tới (thường xảy ra trong trường hợp vẽ lại chân dung một người đã qua đời từ lâu) Đằng nào cũng vậy, ở đây không chỉ có khuôn mặt của người được phác họa chân dung, mà còn cho thấy một phần hình ảnh của tác giả tức “họa sĩ” đã đứng ra “vẽ” bức chân dung đó” [32,tr.5]
Năm 2005, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Vương Trí Nhàn tiếp tục bổ sung những ý kiến của mình về chân dung văn học Trong cuốn Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, NXB ĐHSP, Nguyễn Đăng
Mạnh viết: “Dựng chân dung tất phải dựa vào nhiều chi tiết trong cuộc sống ngoài đời của nhà văn Tuy nhiên, theo tôi, cái đích cao nhất của chân dung vẫn là nhằm vào người cầm bút Vì chân dung cũng là một dạng của phê bình văn học Nắm được sự thống nhất từ trong chiều sâu, trong phần hồn cốt giữa văn và người để từ người mà rọi sáng cho văn, đó là quan niệm của tôi về chân dung văn học Quan niệm như thế thì những chân dung cũng có thể xem là những “trợ thủ” rất hữu ích cho các bài giảng về tác gia văn học” [30,tr.6]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục (tái bản 2007) định nghĩa:
“Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí Nó không thiên về cốt truyện Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng”[14,tr.55]
Chân dung văn học cũng được đề cập đến trong một số bài viết trên các tờ báo - tạp chí Các tác giả như Nguyên An, Lại Nguyên Ân, Đức Dũng, Văn Giá… đã đề xuất những ý kiến của mình về thể chân dung văn học trong một số bài viết trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nhà văn, Văn học, tuần báo Văn nghệ…
Không thể nào không kể đến bài viết sâu sắc “Thể chân dung văn học từ
1986 đến nay” của tác giả Văn Giá, đăng trên http://vannghequandoi.com.vn, ngày 3/9/2014 Trước khi đi vào nội dung chính, tác giả đã đưa ra định nghĩa về thể chân dung văn học, sau đó ông lý giải những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của thể chân dung văn học ở nước ta từ năm 1986 (nhất là quãng từ năm 2000) đến nay Ông nêu rõ “Thể chân dung văn học được coi là một thể kí đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp giữa việc dựng chân dung tinh thần nhà văn (theo cách gần với sáng tác) và đánh giá, phân tích các sáng tác cũng như phong cách nhà văn (theo cách gần với phê bình văn học).”
Bên cạnh đó, chân dung văn học cũng là đề tài nghiên cứu của khá nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án Đã có một số công trình nghiên cứu thể tài này như: luận án Tiến sĩ Chân dung văn học – lịch sử thể loại - đặc trưng (Nguyễn Quốc Luân -1993), các khoá luận tốt nghiệp Đại học như:
So sánh nghệ thuật dung chân dung văn học của Nguyễn Tuân và Vũ Bằng
(Cao Thị Thuỷ – 2005, Đại học Vinh), các luận văn thạc sĩ như: Cảm hứng nghiên cứu phê bình trong thể chân dung văn học từ 1986 đến nay (Nguyễn Song Hào - 2015- Đại học sư phạm Hà Nội 2), Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại (Phan An Na – Đại học
Vinh)… các công trình này đều xoay quanh một số vấn đề cơ bản về khái niệm thể chân dung văn học; đặc điểm, khía cạnh nổi bật của thể tài chân dung văn học cũng như phong cách của người dựng chân dung Một số bài viết đi vào phân tích, đánh giá một số tác phẩm chân dung văn học cụ thể như
Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa
Có thể thấy rằng chân dung văn học đã và đang trở thành một thể loại hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới sáng tác
Thứ hai là, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương
Hồ Anh Thái Điều đó chứng tỏ các sáng tác của Hồ Anh Thái luôn nhận được sự quan tâm của công chúng, càng khẳng định ông là một hiện tượng của nền văn chương Chỉ tính riêng những khóa luận, luận văn nghiên cứu về tác phẩm và phong cách văn chương của ông cũng không ít: Mai Thanh Hiền
(2013), Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng; Phan Thị Thanh Hoài (2014), Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh; Vũ Đình Vụ (2014), Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
Tuy nhiên, chưa có một công tŕnh nào đi sâu vào nghiên cứu thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái một cách cụ thể, bài bản, hệ thống Trên cơ sở những công trình đi trước, người viết đã học hỏi, nghiên cứu về đặc điểm nổi bật thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái với hy vọng luận văn của mình có thể trở thành một nguồn tư liệu cần thiết cho những ai yêu thích về thể chân dung văn học và tác giả Hồ Anh Thái.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm nói chung và đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái để từ đó thấy những đóng góp của ông trên phương diện thể chân dung vào nền văn học đương đại nước nhà.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung tìm hiểu sự phát triển thể chân dung văn học trong nền văn học đương đại
- Tìm hiểu những điểm đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái thông qua việc phân tích những tác phẩm của ông Qua đó thấy được những đóng góp cũng như tài năng của ông trên văn đàn.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, trong quá trình làm chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp: Phương pháp phân tích văn bản, Phương pháp hệ thống – cấu trúc, Phương pháp phân tích – tổng hợp kết hợp một số thao tác: Thống kê, phân loại, so sánh được sử dụng một cách thường xuyên nhằm làm nổi bật những tương đồng và khác biệt giữa thể chân dung văn học của
Hồ Anh Thái với các tác giả khác.
Đóng góp mới
- Khẳng định đóng góp của thể chân dung văn học vào đời sống văn học
- Mang lại nguồn tư liệu cần thiết, chân thực, cụ thể cho những ai yêu thích và nghiên cứu về tác giả Hồ Anh Thái cũng như thể chân dung văn học của ông.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam và hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái
Chương 2: Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ phương diện hình thức
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ CHÂN
Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Năm 1977, ông tốt nghiệp THPT; năm 1983 tốt nghiệp Đại học ngoại giao chuyên nghành Quan hệ Quốc tế, sau đó làm việc tại Bộ Ngoại giao Ông tham gia nghĩa vụ quân sự hai năm Giải ngũ, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu - Mỹ, đặc biệt là Ấn Độ, Iran Giỏi ngoại ngữ, ông là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường Đại học nổi tiếng trên thế giới Hiện nay, ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Iran
Hồ Anh Thái thuộc thế hệ các nhà văn lớn lên trong những năm chiến tranh và trưởng thành trong thời hậu chiến Ông là nhà văn đạt được nhiều thành tựu Từ khi là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện đại, ông đã lựa chọn cho mình một phương thức thể hiện rất riêng Chính sự hòa kết giữa cái phương Tây mới lạ và nét phương Đông thuần hậu đã ươm mầm cho cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về cõi người, cõi đời khá độc đáo trong những trang viết sắc sảo của ông Có một nhà triết gia đã từng nói “không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông” Điều này rất đúng với
Hồ Anh Thái Thích “xê dịch”, luôn thay đổi, vì thế, anh không dừng lại ở một cách viết mà mỗi đề tài là một lối viết phù hợp, luôn tìm cách tạo ra những công cụ văn chương mới Anh sợ hài lòng với chính bản thân mình, sợ một nền văn nghệ mà các nghệ sĩ cứ bám riết lấy một phương pháp vì có một phương pháp nào mà lại phù hợp với cả một nền nghệ thuật, phù hợp với cả một đời làm nghệ thuật? Truyện của Hồ Anh Thái đã phản ánh một cách trung thực những bộn bề, phức tạp của cuộc sống thời khủng hoảng, thời xây dựng Nhân vật trong các sáng tác của ông, vì lẽ đó, cũng trở nên gần gũi với tầm đón nhận, thị hiếu của người đọc hôm nay Đó là những con người ta có thể bắt gặp xung quanh hay ngay trong chính mình Mỗi người là một nhân vị riêng với những mảnh đời, những bi kịch khác nhau với tất cả chất người tự nhiên của nó Ðến nay, Hồ Anh Thái đã có tới hơn ba mươi đầu sách, chứng tỏ một
“sức bền” thật đáng nể Không trông chờ vào ngẫu hứng, ông có một cách viết mang tính chuyên nghiệp Với ông, nhà văn chuyên nghiệp là người phải biết tự ép mình vào một thứ kỷ luật viết Và nhà văn chuyên nghiệp là người có đủ kỹ năng và nghệ thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng đến Hồ Anh Thái đã làm được điều ấy Bắt đầu viết văn từ lúc 17 tuổi, anh đã có thâm niên hơn 30 năm cày ải trên cánh đồng chữ nghĩa Ba mươi năm với khoảng 30 đầu sách đã xuất bản (tính cho đến thời điểm này), nghĩa là gần như năm nào anh cũng có sách in ra Nghĩa là trong suốt 30 năm qua, lúc nào anh cũng đang viết Phải nhấn mạnh chi tiết này, bởi lẽ, nó cho thấy rất rõ tính chuyên nghiệp trong con người nhà văn của Hồ Anh Thái Nhà văn chuyên nghiệp là người phải biết tự ép mình vào một thứ kỷ luật viết Và nhà văn chuyên nghiệp là người có đủ kỹ năng và nghệ thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng đến
Với vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, làm nhiều công việc khác nhau và đặc biệt ông rất “say” với nghiệp văn chương, nghề văn đối với ông có sức lôi cuốn mạnh mẽ khó mà cưỡng lại được Ông từng nói: “Hễ định viết một cuốn sách mang tính nghiên cứu tôi lập tức nhớ ra rằng phải dành thời gian cho mấy cái truyện cần viết Tôi thích sáng tác hơn Thứ ngôn ngữ văn học không bị phủ bụi kinh viện quyến rũ tôi Những ý tưởng táo bạo, những cảm xúc mê đắm, những nhân vật sinh động, những tình huống khác lạ vẫn làm tôi say mê hơn cả những trang nghiên cứu” Ông là người có sở trường và nhạy cảm nắm bắt cái mới, những vấn đề thời sự của cuộc sống hiện đại Tác phẩm của ông có khả năng bao quát phạm vi hiện thực cả ở bề rộng lẫn chiều sâu Người ta nói với nhau rằng, trong số các nhà văn đã thành danh hiện nay,
Hồ Anh Thái là người nhận được bản thảo tác phẩm của các bạn trẻ nhiều nhất Có những người gửi tác phẩm cho anh nhờ đọc hộ cho dù chưa một lần gặp mặt Điều đó chứng tỏ ông đã có được sự tin tưởng của không ít người
Với thái độ làm việc nhiệt tình, nếu những tác phẩm tốt, ông còn giúp họ để tác phẩm được xuất bản và thậm chí là viết lời giới thiệu cho sách Mạc Can chính là một ví dụ Không phải là sự tiêu tốn thời gian và công sức, mà hơn hết, ông đọc và giúp đỡ những nhà văn trẻ chưa nổi danh ấy còn bởi lòng nhiệt huyết, ông tìm thấy niềm vui nơi công việc Điều đó chẳng phải là cần thiết và đáng quý lắm sao?
Trong văn chương, ông có quan niệm rất rõ ràng: “Nghề văn là một nghề cao quý nhưng không thể nói là cao quý hơn những nghề khác” Từ đó, quan niệm của ông về nghệ thuật và con người cũng rất riêng Ông coi: “hiện thực là những gì ta nghe thấy, ta trải nghiệm là chưa đủ Hiện thực còn là cái ta cảm thấy nữa Những gì tồn tại ở thế giới bên ngoài đều có thể tìm thấy ở bên trong thế giới mỗi con người.” Hồ Anh Thái có cách nhận thức và lý giải riêng về con người Con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái khá phức tạp, đa dạng, và đều là những lát cắt chân thực của cuộc sống đương đại với đầy đủ những cung bậc “đa sự - đa đoan” của nó Đó không phải là con người
“đơn trị”, “dễ hiểu” mà là con người đa chiều, đa diện Con người được nhìn nhận là một cá thể bình thường, trần trụi, chân thực Đó là những con người phàm tục, chỉ biết hưởng thụ thu mình vào thế giới cá nhân vị kỉ Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ ông biết vượt qua lối mòn tư duy coi văn học là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản – hiện thực thô sơ – để nhìn cuộc đời như nó vốn có Để hấp dẫn người đọc, theo tác giả, hiện thực ngoài đời phải thông qua sự cảm thấy của nhà văn được nhào nặn bằng những suy tưởng và tưởng tượng của chủ thể sáng tạo
Trong Lang thang trong chữ, ông cũng đã nói rất rõ quan điểm của mình trong hoạt động nghệ thuật: “Làm nghệ thuật là không được quyền nhạt
Trong nghệ thuật có thể được tha thứ nhiều tội lỗi tày trời, nhưng tội nhạt thì không Tội nhạt phải bị đưa ra tòa tư tưởng, tòa văn hóa, tòa nghệ thuật, tòa lương tâm, phải mười lần đày xuống địa ngục Bởi cái nhạt của anh tra tấn tâm trí biết bao nhiêu người Chỉ có một cách làm anh trắng án: bỏ viết.”[44,tr.139] hay “Tôi cũng thích nhà văn đóng vai trò là vị chúa trời, thấy hết và biết hết, biết tất cả”[44,tr.126]
Là một nhà văn trực tiếp dựng chân dung cho bạn văn của mình đồng thời động viên các nhà văn Ma Văn Kháng, Hòa Vang viết hồi kí rất thành công nhưng Hồ Anh Thái có cái nhìn rất nghiêm khắc đối với thể loại tự truyện, hồi kí Chúng ta có thể thấy, Hồ Anh Thái xem nhẹ loại tác phẩm
“nịnh mặt” và đánh giá cao những tác phẩm chân thực Ông cũng đòi hỏi cao ở thể loại này: “từ một nhân vật mà nhìn thấy thời đại, lại được chuyển tải bằng văn chương đúng nghĩa” Điều đó có nghĩa là người cầm bút phải có tài và có tâm Chính vì thế, thể chân dung văn học của tác giả Hồ Anh Thái rất chân thực và sống động “Hồ Anh Thái là cây bút sung sức trên chặng đường dài Anh lặng lẽ làm việc không ồn ào phát ngôn những lời có cánh Ngày ngày anh dong đội quân chữ lẳng lặng chiếm giữ trận địa ( ) Dòng suy nghĩ ẩn chứa trong những bóng chữ của anh vẫn đeo đẳng anh dấn thân vào miền đất còn ít dấu chân người” [48;tr.271]
Sáng tác đầu tay là truyện ngắn Bụi phấn đã gây được ấn tượng với độc giả bởi cách viết già dặn so với tuổi đời 17 của tác giả Với niềm đam mê nghệ thuật và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, “vật lộn với từng con chữ”, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị và ông đã tạo cho mình một vị trí trong nền văn xuôi đương đại
Có thể nói không ngoa rằng từ khi bắt đầu cầm bút Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, viết về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Năm 1990, nhà văn viết cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra (1989) Tác phẩm là cách mổ xẻ quá khứ một cách chân thực của nhà văn Với cuốn tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác trên mặt bằng văn học đương thời Trước hết là một cốt truyện lạ, đầy chất huyễn tưởng - một thứ của hiếm trong văn xuôi lúc bấy giờ: trong cơn hôn mê cận kề cái chết (do bị điện giật) nhân vật chính của tiểu thuyết đã từ năm 1987 ngược thời gian trở lại với năm 1967, khi anh ta còn chưa ra đời! Ở đó, anh ta gặp bà nội, bà ngoại, cha mẹ và những người hàng xóm trong bối cảnh Hà Nội đang còn bời bời bom đạn chiến tranh Tất cả đều trẻ hơn hai mươi tuổi so với chính họ ở thời điểm bắt đầu chuyện kể Và điều quan trọng là, họ sống hồn nhiên hơn, cởi mở hơn, đối xử với nhau thân ái hơn so với hai mươi năm sau Tính luận đề của tác phẩm được bật ra từ chính điểm này: qua cặp mắt trong veo của cậu trai mười bảy tuổi, tấm màn quá khứ vén lên, và người ta chợt nhận ra rằng thời gian đã hủy hoại con người đến thế nào! Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo được một ngã rẽ khá bất ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tính phổ quát Đầu những năm 1990, sau 6 năm sống tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với những tác phẩm về Ấn Độ: Người đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác với giọng văn sắc lạnh lấy Ấn Độ làm trung tâm
Với bản tính không ngừng tìm tòi những điều mới lạ, năm 2002, ông cho ra đời tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế Thêm một lần nữa khi tác phẩm ra đời đã tạo được bước đột phá Đến năm 2006, bằng lối viết táo bạo, ông viết Mười lẻ một đêm Giọng điệu văn xuôi Hồ Anh Thái lúc này nghiêng về giễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề nương nhẹ trước đối tượng Nhà văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai thác đến cùng phương diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện một cách thật nhuần nhuyễn
Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho đến năm
2010 Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ
2005 đến 2010 Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức
Phật, nàng Savitri và tôi Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt
ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ
Đặc điểm trong cảm hứng dựng chân dung
Nếu không có cảm hứng sáng tạo thì khó lòng các nhà văn nghệ sĩ cho ra đời những tác phẩm hay Bất cứ công việc gì cũng đều cần có nguồn cảm hứng để tạo nên sự say mê, với người nghệ sĩ thì điều này là đặc biệt cần thiết Người đọc chỉ nhớ đến tác giả khi cái họ cầm đọc là những tác phẩm có giá trị
Chân dung văn học dường như là một bức tranh tả thực về con người nhà văn, nhà thơ với đời sống của họ Khi đọc chân dung văn học, người đọc có thể tiếp cận với nhà văn, nhà thơ một cách cận cảnh trong bộ dạng, y phục hiện thực đời thường Nói về họ với tư cách một tài năng nghệ thuật nhưng cũng là một người bình thường của cuộc sống đời thường Để có thể dễ hiểu, chúng ta có thể hình dung việc dựng chân dung của nhà văn giống hệt một người hoạ sỹ cầm cây bút vẽ, hay như nhà kiến trúc sư thiết kế những tòa nhà, lại giống những nhạc sĩ dùng lời ca tiếng nhạc để dựng lại một con người, một chân dung, họ dồn tất cả vào để vẽ, viết Nguồn cảm hứng để tác giả dựng chân dung có thể là một con người, không kể là họ còn tồn tại hay đã lùi về quá khứ, cũng có thể là một sự kiện…Nhưng có một nguyên tắc hàng đầu trong việc dựng chân dung đó là người dựng chân dung phải biết tôn trọng sự thật, đảm bảo sự thật Tuy nhiên trong quá trình dựng chân dung, sự thật ấy được tái hiện dưới góc độ thẩm mỹ, trong thăng hoa nghệ thuật Có như vậy sáng tác ấy mới thực sự là một tác phẩm văn học Tôi nhớ I Êrenbua đã từng nói ở đâu đó rằng: “Từ lâu tôi muốn viết về một số người mà trong đời tôi có gặp về một số sự kiện mà tôi từng là kẻ tham gia hay chứng kiến” Một trong những yếu tố làm nên cảm hứng dựng chân dung ở người cầm bút chính là mong muốn được cung cấp tư liệu cho độc giả
Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Hồ Anh Thái là một người viết hồi ký thông minh, biết kể như thế nào là đủ Bởi nhà văn đã dùng chính ngòi bút của mình để kể chuyện đời mình Bằng một giọng văn trong trẻo, hồn nhiên và dí dỏm Tự kể cho tôi cảm giác giống như khi đọc tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng Hoàng tử bé” Tự kể không chỉ là cuốn hồi ký để chúng ta hiểu thêm về cuộc đời nhà văn Tác phẩm còn là nguồn tư liệu để người đọc hiểu thêm về bối cảnh đất nước ở một giai đoạn lịch sử
Nhà văn Hồ Anh Thái trong tập Họ trở thành nhân vật của tôi nhớ lại lời của chính Tô Hoài khi nói về công việc dựng chân dung văn học: “Vẽ chân dung tự hoạ là rất khó, chỉ thiếu bản lĩnh là mình nịnh mặt mình và đưa ra một bức tranh đẹp hơn”.[46,tr.27]
Nếu như khi đọc Cát bụi chân ai của Tô Hoài, khá nhiều độc giả hài lòng với những tư liệu mà tập sách mang lại, một số bài viết ghi nhận đóng góp của tác giả khi công bố những điều liên quan đến chân dung một số nhà văn Việt Nam hiện đại Phần tư liệu mà tác giả mang lại đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng và vô giá Với Cát bụi chân ai - Tô Hoài đã khắc họa thành công các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học Đặc biệt Tô Hoài không thiêng liêng hóa hình tượng, không tô vẽ cầu kỳ Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tuân không vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng Chỉ điểm xuyết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất
Trong tác phẩm Họ trở thành nhân vật của tôi có thể nói là một tác phẩm thể hiện rõ nhất tính chân dung mà Hồ Anh Thái khắc họa Hồ Anh Thái viết “…tất cả những con người ấy, vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, nhưng lần này, chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác Cũng như vậy, tôi có bộ sưu tập những người đã trở thành nhân vật của tôi”[46,tr.1] Đối tượng ông nhắc đến phần lớn là chân dung văn học về các văn nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, với đầy đủ tính cách đời thường và thành tựu trong công việc của họ Phần cuối cuốn sách là tiểu luận du ký, ghi chép về các chuyến đi đến đất Phật Ấn Độ, đến Ba Tư quê hương của những câu chuyện thần kỳ với những khu chợ và những tấm thảm, sang đất cố đô Lào “cùng ngồi với nhau ở miền Đông Nam Á”, đến Hàn Quốc, hay sang châu Mỹ, châu Úc, châu Âu… Chân dung người nghệ sĩ lao động, sáng tạo nghệ thuật được gắn liền với chân dung con người đời thường là đặc điểm nổi bật trong Họ trở thành nhân vật của tôi Khi đọc những chân dung mà Hồ Anh Thái tái hiện lại, ta dễ dàng nhận thấy ông quan tâm nhiều đến cuộc đời và số phận của tác giả để cắt nghĩa những trang viết của họ Điều đó giúp ông đạt được hiệu quả kép cần có trong những chân dung văn học: giúp cho bạn đọc hiểu một cách chân thực số phận, cuộc đời của các tác giả “phía sau con chữ” của họ và đánh giá đúng, khách quan giá trị văn chương của mỗi tác giả
Phía sau những con người như: Ma Văn Kháng, Vũ Bão, Đoàn Lê… hoặc nhà văn nước ngoài Wayne Karlin, Kostas Sarantidis là biết bao thương mến và những kỷ niệm, trò chuyện, gặp gỡ Tình cảm ông dành cho Đoàn Lê, Tô Hoài… khá sâu đậm Hồ Anh Thái không phải kiểu người viết bừa tràn lan, ông chỉ viết về những ai, về những gì ông thật hiểu, thật yêu mến và tâm đắc
Những chân dung của ông lôi cuốn biết bao bạn đọc cũng vì điều này Họ trở thành nhân vật của tôi còn cung cấp cho bạn đọc một tiểu sử vắn tắt, danh mục các tác phẩm và đặc biệt là những mẩu chuyện đan xen như buổi trò chuyện… tạo sự gần gũi, chân thật, để người đọc có thể cảm nhận trực tiếp về tư tưởng học thuật, tầm vóc tư duy, lĩnh vực tâm đắc của từng nhà văn nghệ sĩ đó Có thể nói Hồ Anh Thái đã cung cấp một nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho lịch sử văn học
Cái tinh tế của Hồ Anh Thái thể hiện ngay trong cách đặt nhan đề cho mỗi bài viết Mỗi nhan đề dường như đã thâu tóm một nét nào đó rất cơ bản của đối tượng Hầu hết các nhà văn nhà thơ hiện lên với đặc điểm rất rõ nét:
Lê Minh Khuê với “người đàn bà viễn thị”, Ma Văn Kháng với “Ngược dòng nước lũ”, Đoàn Lê “Chị tôi”, hay Tô Hoài với “Chiều chiều” Bên cạnh đó ông tỏ ra rất tinh tế trong cách bình và phát triển lời bình luận xuyên thấu tác phẩm, cung cấp cho bạn đọc những phát hiện mới
Trong Họ trở thành nhân vật của tôi chúng ta cũng tìm thấy những bài viết về Ấn Độ Tác giả cung cấp những hiểu biết của mình về nền văn hóa Ấn Độ Có lẽ với khoảng thời gian dài 6 năm học tập, nghiên cứu, làm việc tại Ấn Độ, với việc dọc ngang hầu khắp các tiểu bang của lục địa này, đã tiếp xúc với mọi người đủ các đẳng cấp, khai thác được nhiều nguồn tài liệu từ các thư viện và viện nghiên cứu đã giúp ông có một vốn hiểu biết phong phú khi viết về Ấn Độ Có thể nói mảnh đất Ấn Độ xa xôi là nơi có nhiều duyên nợ với
Hồ Anh Thái Đây là nguồn cảm hứng bất tận cho những trang viết của ông Đến Lang thang trong chữ, Hồ Anh Thái cũng không quên viết về Campuchia và Ấn Độ “Năm 2008, tôi mới đến thăm Ăngkor ở Siem Riep Một quần thể đền chùa đồ sộ, kiến trúc và điêu khắc rất ấn tượng Một sự pha trộn các sự tích của đạo Hindu và đạo Phật Trong đền thấy toàn tượng thần Sáng tạo Brahma bốn mặt, ở Ănkor gọi là Bayon nhưng bản địa lại nhầm lẫn coi đấy là Shiva, thần Hủy diệt và Tái tạo Toàn là các hiện thân của thần Bảo Vệ Vishnu, rồi chim thần Garuda, rắn thần Naga, bò thần Kamdhenu (bò cái mới là thần còn bò đực Nandi chỉ là phương tiện giao thông của Shiva), rồi các vũ nữ trên thiên đường Apsara, rồi biểu tượng sinh thực khí mang những cái tên đặc Ấn Độ là linga và yoni…”[44,tr.77]
Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi thấy trong cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân vật của tôi, ở phần III với tên gọi Chốc lát những bến bờ, Hồ Anh Thái cũng đã đưa vào những bài viết về Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ Tác giả đã giới thiệu ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về đạo Phật ở Ấn Độ và những sự kiện, địa danh liên quan đến Đức Phật Sự kiện, nhân vật, chủ đề không mới bởi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Ấn Độ và đạo Phật bàn kĩ Những cái trừu tượng về đạo, giáo trở nên đơn giản và dễ hiểu, gây hứng thú cho người đọc Ông đã đưa ra những địa danh cụ thể, những số liệu chính xác, cập nhật bên cạnh những thông tin quen thuộc để tăng sức thuyết phục cho độc giả, đồng thời cũng chứng tỏ một khả năng am hiểu tường tận, chi tiết của mình Ông cung cấp kiến thức về một nền văn hóa lâu đời “Trong bốn vùng đất quan trọng nhất liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, chỉ có Lumbini là thuộc Nepal, còn ba nơi khác ngày nay đều nằm trên lãnh thổ Ấn Độ Lumbini là nơi hoàng tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) cất tiếng chào đời Kushinagar là nơi Đức Phật lui về nghỉ lại những ngày cuối cùng, và nhập Niết Bàn ở tuổi tám mươi Hai nơi này là chứng nhân để nói cho nhân loại biết rằng Đức Phật cũng là một con người như mọi người trần, cũng có sinh và có tử Hai nơi khác biệt quan trọng hơn: Boddhgaya, nơi hoàng tử Siddhartha sau bao thăng trầm của cuộc tìm kiếm chân lý đã ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề và được khai minh Sau đó người vượt 250 cây số đường rừng để tới Sarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tín đồ đầu tiên của phật giáo.”[44,tr.288]
Hoặc rất cụ thể chi tiết như sau: “Thác Niagari bị đường biên giới giữa Canada và Mỹ chia làm hai phần Phía bên Mỹ, thác nhỏ hơn, độ cao chỉ từ
21 mét đến 34 mét, nhìn rõ ngọn thác Phía bên Canada thì bụi nước mù mịt, sầm sập mỗi giây 2.832 mét khối nước đổ xuống từ độ cao 52 mét”[44,tr.370]
Hồ Anh Thái còn cung cấp cho người đọc những thông tin hấp dẫn về thành phố cảng Busan Đây là thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, cũng là một thành phố cảng tấp nập sầm uất, tuyệt đẹp: “Thành phố cảng Busan buổi chiều ấy hiện ra tấp nập, sầm uất và đẹp tuyệt Bến cảng nối tiếp bến cảng
Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tượng dựng chân dung
2.2.1 Đối tượng dựng chân dung là những nhà văn, nhà văn hóa
Là nhà văn, Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở việc chắt lọc, đúc kết những trải nghiệm của mình trong lối viết giản dị đến mức tưởng chừng như tự do, tùy hứng mà còn mang đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về những vấn đề đời sống, con người, sáng tạo nghệ thuật
Họ trở thành nhân vật của tôi được xem là cuốn sách với nội dung nổi bật là chân dung các văn nghệ sĩ Trong “bộ sưu tập về nhân vật” của mình,
Hồ Anh Thái chủ yếu dựng lại những chân dung văn học Mà những chân dung ấy cũng đa phần là những nhà văn, người nghệ sĩ ít nhiều thân thiết với ông: Ma Văn Kháng, Tô Hòai, Đoàn Lê, Vũ Bão
Chúng ta hãy hình dung chân dung văn học là dùng ngôn từ để vẽ một con người, và người được vẽ thường là nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Khi dựng chân dung văn học, năng lực của người sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu Phải có một vốn hiểu biết phong phú, những xúc cảm chân thành thì tác giả mới có thể khắc họa lại những bức chân dung một cách sống động đời thường nhất
Các nhà văn nghệ sĩ trong Họ trở thành nhân vật của tôi đã trở thành nhân vật, dưới góc nhìn của Hồ Anh Thái Tác giả đã nói rõ lí do viết tác phẩm như sau: “Liên hoan Tác gia Quốc tế Toronto tháng 10 – 1998, tôi gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp Mathieu Bourgois Anh đi lang thang qua mười ngày liên hoan, chụp ảnh các nhà văn tham dự Anh sắp sửa cho xuất bản một tập sách ảnh các nhà văn Tất cả những con người ấy vốn tự mình sáng tạo ra cả thế giới nhân vật, nhưng lần này chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác Cũng như vậy, tôi có bộ sưu tập những người đã trở thành nhân vật của tôi” [46,tr.5] Ở phần một, Hồ Anh Thái đã lựa chọn mười bảy bức chân dung văn học với đầy đủ tính cách đời thường cũng như thành tựu của họ trong công việc một cách đơn giản mà cụ thể, sinh động: Họ là những con người có tài năng ở lĩnh vực văn chương nghệ thuật, họ đến từ nhiều vùng đất khác nhau, đại diện cho các nền văn hóa khác nhau Nhưng chúng ta vẫn tìm thấy ở họ điểm chung là ý thức công dân cao, tài hoa, say mê với cái đẹp và giàu sức sáng tạo
Trong lĩnh vực sáng tác, phê bình, biên tập văn học, kịch bản văn học,
Hồ Anh Thái đã chọn những gương mặt thực sự tiêu biểu cho khả năng sáng tạo không mệt mỏi, in đậm dấu ấn trong làng văn Việt Nam thế kỷ XX, XXI Đó là chân dung của Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Ý Nhi, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Minh Thái, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Thuần Hồ Anh Thái đã chọn những người gần gũi, những người bạn văn thân thiết của ông Điều này thể hiện rõ qua sự ưu ái, cái tình âu yếm của người viết đối với người được viết Cái tài và cái tình của tác giả chính là đã dựng lên một bức chân dung đầy đủ, khác với các bức chân dung người khác dựng, đồng thời bộc lộ một cách kín đáo, tinh tế thái độ thán phục, ngợi ca những người bạn nhà văn, nghệ sĩ mà mình đang kể
Những chân dung văn học Hồ Anh Thái vẽ đều được nhìn từ góc độ của là cái nhìn của người trong nghề đầy trân trọng, đề cao Đó là cái nhìn của một người bạn
Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần 1 chương 1, có thể hiểu chân dung văn học có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc Khi khắc họa chân dung của một cá nhân cụ thể sẽ miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện được những đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó Chân dung văn học mục đích cũng nhằm tìm hiểu về cá nhân đó và đánh giá vai trò, vị trí, đóng góp của con người đó trong một nền văn nghệ Vì vậy, đối tượng được lựa chọn để dựng chân dung là những gương mặt tiêu biểu trong làng văn nghệ
Hồ Anh Thái đã chọn những con người tiêu biểu để dựng chân dung
Tiêu biểu trong sự nghiệp và cả trong tính cách Đó là thuộc tính của nhân vật chứ không phải là yếu tố nhà văn hư cấu Những nét cá tính này tạo ấn tượng thật hơn, đời hơn về nhân vật đồng thời bức chân dung cũng sinh động, đa chiều, hấp dẫn người đọc hơn Chân dung văn học không chỉ khắc họa hình ảnh người nghệ sĩ trong lao động nghệ thuật mà còn tái hiện thái độ, cách ứng xử của họ với con người, với cuộc đời Chính vì thế trong quá trình dựng chân dung của họ, người viết không quên đưa ra những nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm văn học, những công trình nghiên cứu, phê bình của mỗi chân dung
Tiêu chí lựa chọn của Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở cảm tình riêng với đối tượng mà ông còn rất chú trọng đến tài năng của họ Tài năng và nhiệt tình, đam mê trong lĩnh vực hoạt động của mình chính là yếu tố quyết định sự thành danh và sự ái mộ của công chúng Mỗi bức chân dung là một cảnh đời khác nhau nhưng ở họ có điểm chung là có tài và sử dụng cái tài của mình một cách hợp lí, có ích Các văn nghệ sĩ được Hồ Anh Thái phác họa chân dung đều là những người giàu tinh thần và trách nhiệm công dân
Cái tên đầu tiên là nhà văn Ma Văn Kháng Hãy nghe những lời văn chân thành của ông dành cho văn sĩ họ Ma với tư cách một đồng nghiệp: “Ma Văn Kháng là cái anh ở miền núi quá lâu, nay lên tỉnh, thấy cái gì cũng hô hoán lên, toàn những điều người ta biết cả rồi” Ông biết cả rồi vài chục năm qua không viết được gì đáng kể, còn cái ông đùng đùng như cháy nhà thì lúc nào cũng như đầy cảm hứng Nhưng mà cảm hứng phê phán mỗi ngày một mạnh hơn cảm hứng trữ tình” [46,tr.15]; “Ít ra là chỉ với tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đóng góp được mấy nhân vật: Chị Lý (Mùa lá rụng trong vườn), kiểu đàn bà thị dân đầy chất tiểu thương, miệng lưỡi hoạt, đưa đẩy uyển chuyển, thực dụng sành sỏi mà ngây thơ nông cạn, đanh đá bốc đồng mà cũng có lúc chín chắn muốn phục thiện Ngôn ngữ linh hoạt đầy màu sắc của nhân vật này khiến người ta liên tưởng đến một người bạn của Ma Văn Kháng, một con người đã ám vào nhiều nhân vật phụ nữ sau này của anh trong các truyện ngắn Vòng quay cổ điển, Những người đàn bà đặc biệt đậm đặc trong nhân vật Hoan ở Ngược dòng nước lũ”[46,tr.12] Cái hay ở đây là Hồ Anh Thái thông qua chính những tác phẩm của nhân vật (ví như Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ) để tái hiện nhân vật (Ma Văn Kháng)
Ta bắt gặp một nhà văn Ma Văn Kháng bề ngoài lạnh mà bên trong
“sôi sùng sục như vôi tôi”, lúc nào cũng “đùng đùng như cháy nhà” trước hiện thực xã hội: “Dường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây Trong mạch cảm xúc bốc nóng, nhân vật của Ma Văn Kháng trượt theo kiểu tốt - thật tốt, xấu - thật xấu, sắc nhọn nhưng bẹt phẳng như lưỡi dao Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh lan man hơn”[46,tr.15-16] Hoặc không thiếu những lời nhận xét về cách viết của văn sĩ họ Ma như: “ở Ma Văn Kháng nổi lên một tâm trạng như là “mọi việc đã qua rồi” và hình như ai cũng đẹp cũng tốt, nếu chưa thì cũng có cái lý của người ta Anh hối hả liệt kê ra những cái tên tác giả, nhiều và hơi tham như sợ bỏ sót, như sợ bị trách bỏ quên người này người khác.”[46,tr.18]
Người thứ hai mà Hồ Anh Thái nhắc đến là Tô Hoài Những câu chữ ông viết về Tô Hoài đầy sự kính trọng, nể nang Tô Hoài luôn giữ được thái độ điềm đạm, thản nhiên như nước của một người đã “ngộ” ra được chân lí sống: ở cái cuộc đời vô thường này cái gì cũng đáng mà cũng chẳng đáng gì
Hồ Anh Thái chú ý đề cao khả năng “nhớ rất chi li” [46,tr.22] mà không cần ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ Có khi là cả năm chỉ ghi có mấy dòng, hoặc một cuốn sách cũng chỉ ghi có mấy dòng vào sổ tay “Nói chuyện đọc thì Tô Hoài là một cái máy đọc Ông bảo đọc phải cái dở cũng đọc được “Tôi đọc rất tốn báo” Hình như báo chí thượng vàng hạ cám gì ông cũng đọc hết, đọc cả đến những mẩu tin chìm lấp trong góc báo Một lần nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có nói với tôi: “Cụ Tô Hoài bảo: Chỉ có cô nói hở ra thì Thái nó mới biết, nó viết trên báo rằng cuốn Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng năm năm của Hội Văn Nghệ Hà Nội, cái tin này đã kịp thông báo ra ngoài đâu”
[46,tr.22] Chỉ một chi tiết nhỏ ấy thôi nhưng đã thể hiện được khả năng nhớ và đọc của Tô Hoài Chẳng dấu được ông cái gì một khi ông đã lướt qua, vì ông nhớ rất dai.“Bây giờ vẫn thế, báo lớn báo nhỏ, bài dài bài ngắn, nhà báo già nhà báo trẻ đều không qua được mắt ông Đọc như thế mà sách vẫn cứ ra đều đều” [44,tr.22 - 23] Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành, ngay cái bút danh cũng ghép từ tên sông, tên làng gắn bó yêu thương để thấy được cái tình với quê hương “Người ta không chỉ nghĩ đến Tô Hoài như một ông Dế Mèn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Tô Hoài như một cây đại thụ văn học bắt rễ từ đầu thế kỷ hai mươi, thành ra một chứng nhân của những đổi thay trên đất Hà Nội Mấy tập truyện Chuyện cũ Hà Nội của ông là tập hợp những bài báo về phong tục, cảnh sắc, tập tính người Hà Nội mà bây giờ không còn mấy người nhớ được rành rẽ như thế Nhưng Chuyện cũ Hà Nội không chỉ là những bài báo có văn, có bài đạt đến trình độ một truyện ngắn đẹp gọn gàng, nhân vật có hồn có vía có số phận chắc bởi vì cái giọng kể rất ngọt, cái khéo léo sắp xếp chi tiết, cái bài bản dẫn dắt tạo dựng cốt truyện”
[46,tr.26] Phải thực sự có hiểu biết và tài năng mới đạt đến độ đó Lúc nào
Đặc điểm về góc độ lựa chọn đối tượng
2.3.1 Tiếp cận từ góc độ người trong cuộc
Thế giới nhân vật trong tác phẩm của nhà văn đều là những chân dung hết sức sống động, chân thực với tất cả những biểu hiện đa dạng, phức tạp và tự nhiên nhất trong cuộc đời Đối tượng chủ yếu của thể này là các nhà văn, nhà thơ Để dựng chân dung của họ, Hồ Anh Thái đều tiếp cận từ góc độ của người trong cuộc, trong giới Là cái nhìn của ông về những người bạn trong giới văn nghệ sĩ của mình, ở cự li gần trong mối quan hệ thân mật, kính trọng, nể phục nhau Ngoài việc đọc thật nhiều, thật kĩ các sáng tác và theo dõi rất sát sao từng bước tiến trong sự nghiệp của các văn nghệ sĩ thì Hồ Anh Thái còn nắm rất chắc cuộc sống đời thường của họ Bên cạnh văn chương nghệ thuật, Hồ Anh Thái đặt các văn nghệ sỹ vào đời thường, vào dòng chảy cuồn cuộn của hiện thực, dần dần bóc tách từng lớp vỏ xung quanh các chân dung để thấy được tính cách, tình cảm, số phận, cũng như những nỗi niềm sâu kín của họ Để cho các chân dung gần gũi, Hồ Anh Thái lựa chọn miêu tả các chân dung từ góc độ đời thường Đây chính là điều cơ bản, cốt lõi làm nên tính chân thực, sức hấp dẫn cho các chân dung văn học Ở góc độ đời thường ta không còn thấy ánh hào quang rực rỡ của những người nổi tiếng mà họ trở thành những con người bình thường Một
Ma Văn Kháng giữa đời thực vẫn phải bon chen lo toan, vật lộn với cơm áo gạo tiền, một ông giáo dạy học cũng tham gia thu thuế, đi tiểu phỉ, gặp đủ mọi gian truân trong cuộc sống Rời miền núi sau hai mươi năm công tác, về lại thủ đô quê hương: “Mãi đến năm 1976, vợ chồng con cái mới bồng bế nhau về lại quê hương Nhà cửa chật hẹp, mấy năm trời cả gia đình phải trải chăn chiếu ngủ nhờ trong phòng làm việc Nhiều lần tôi đến chơi, thấy anh chị kẽo kẹt đòn gánh vào xin nước trong làng Ngọc Khánh” [46,tr.14] Rồi
“Những năm về lại thủ đô gian truân là bắt đầu thời kỳ bút lực dồi dào nhất…
Ma Văn Kháng hầu như có thể ngồi ghi chép, phác thảo, viết ở những nơi tưởng như không thể viết nổi”[46,tr.14] Tô Hoài, một ông cụ đã ngoài tám mươi vẫn còn rất sung sức, có trí nhớ minh mẫn hiếm có và mát tính bởi chưa bao giờ nóng nẩy, phẫn nộ hay cãi cọ với ai Ca sỹ Lê Dung không lấp lánh ánh hào quang sân khấu mà có cả một Lê Dung ngoài đời “nói nhiều hơn hát”, thậm chí còn bị cho rằng “nói hơi bị nhiều, giãi bày hơi bị nhiều” Giải bày một cách chân thành đến vụng về, thậm chí thật thà dốc tuột mọi tâm sự của người đàn dạo gót một mình đến hết đời “Lê Dung đi diễn ở Sài Gòn ra, gọi: Đến ăn na dai Thế là tụ tập”[46,tr.150] Ngoài đời Lê Dung luôn lạc quan, vào bệnh viện mà vẫn thoăn thoắt đi lại, cười nói khôi hài, thế nên mới có cái biệt danh “nghệ sỹ nhăn răng” “Vốn là người lạc quan, thế mà khi ngã bệnh, phải vào điều trị ở khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai, chị bảo trong tứ đại khổ của kiếp người, bệnh tật là cái khổ nhất Ốm đau là lúc bi quan nhất
Xám màu thế nhưng lại vui ngay…”[46,tr.150] Lúc thường Lê Dung vốn được xem là người khôn ngoan, sắc sảo nhưng lúc va phải tình yêu thì mọi khôn ngoan tan biến hết!
Dư Thị Hoàn thích chuyển động không chịu ngồi yên một chỗ Là người Hoa thuần chủng nhưng lại kết hôn cùng anh giáo Trọng “đen đủi gầy đét thiếu ăn” [46,tr.102] chỉ vì thầy giảng Kiều “hút hồn” Hai người làm thành một đôi mà bạn bè cứ “tấm tắc” trêu “như chúa hài đồng và quỷ sa tăng” Dư Thị Hoàn làm nhiều nghề, công nhân lọc dầu nhà máy cá hộp, thợ tiện nhà máy đóng tàu, buôn hàng ở chợ Sắt, buôn hoa quả, thuốc tây, quần áo Lam lũ, quần quật mà vẫn thiếu đói Một tay chị “nuôi hai con và một anh chồng tính nghệ” Rồi có lúc không chịu đựng nổi đã “uất ức điên đột ngột, phải đại náo thiên cung” Phải công nhận nhà văn miêu tả cảnh này khá kĩ và thú vị, cứ như đang xem phim chưởng Hồng Kông vậy: “Chị nhảy xích lô đến trụ sở Hội văn nghệ Y như rằng Mấy anh em trong cơ quan đang nhậu nhẹt, lạc rang mực khô bia rượu đầy bàn chứ khách khứa nào đâu? Chị lao vào giữa mâm rượu Đám đàn ông bỏ chạy hết Ông Trọng chạy vào nhà một ông bạn trong khu tập thể cơ quan, vái bạn cho chỗ nấp: Mày cứu tao, mày cứu tao Đấy là lúc chị đại náo thiên cung Tướng hầu lanh tanh lách tách, chị nhảy thách lên vớ cái gì đập cái ấy Mâm bát, bàn ghế, lọ hoa, khung ảnh suýt nữa đạp nát cả chiếc dương cầm để trong góc nhà” [46,tr.104] Những câu văn ngắn gọn, dồn dập, liên tiếp miêu tả những hành động mạnh mẽ, dứt khoát, điên cuồng của một người đàn bà nổi loạn Đến mức phải đi điều trị tâm thần, bệnh tật cùng quẫn, nhà cửa tan hoang Bước vào thời đổi mới, chị được vực dậy, lao vào làm ăn kinh tế và làm thơ Lại một tay gây dựng cơ đồ, rất thành công nhưng cũng luôn biết thế nào là đủ để dừng lại Nghệ sĩ hài Chí Trung hào nhoáng trên sân khấu cũng không thấy nữa mà chỉ thấy một anh chàng đi bán vé, lên xe đi dọc phố phường đọc quảng cáo, bám trụ lại được với nghề diễn
Khi khảo sát cuốn Tự kể của tác giả, chúng tôi thấy rằng, tác giả đã dùng ngôi “Tôi” để kể lại chuyện “Tôi nhiều lần định ghi lại những chuyện nho nhỏ thời bé, chuyện trong nhà, chuyện ngoài đường phố, ở trường học Định nhiều lần nhưng chưa viết Cho đến một ngày khi đã xa nhà xa nước, lại cũng đã xa cả những chuyện đã qua về khoảng cách thời gian, lại cũng đã đến lúc ở vào tuổi ngũ thập không ngại mang tiếng sớm là già nữa, bỗng nhiên thấy có cảm hứng ghi lại Giờ thì tôi quyết định tự kể Tôi kể chuyện tôi.”[45,tr.5] Tự kể tái hiện quãng đời từ lúc niên thiếu cho đến khi trưởng thành của nhà văn “Tôi mới năm tuổi rưỡi, đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng xoèn xoẹt máy bay ngang qua trên đầu”[45,tr.7]; hoặc “Câu chuyện này trong nhà tôi bây giờ đã thành một chuyện đùa”[45,tr.17]… Kỷ niệm những lần cùng gia đình đi sơ tán xuống Phủ Dày - Nam Định, ước mơ trở thành họa sĩ, những năm tháng say mê học đàn… tất cả đều được Hồ Anh Thái kể bằng một giọng văn dí dỏm và hài hước Khác hẳn với văn phong sâu lắng, giàu triết lý, pha chút giễu nhại mà người đọc vẫn quen thuộc lâu nay hồi ức chân thật về thời chiến và thời bao cấp qua đôi mắt, trái tim nhà văn, tái hiện cả một đời người, cả một thời Những mẩu ngăn ngắn, những câu chuyện kể rù rì, thủng thẳng, ghép lại như bức tranh liên hoàn, hay như cuốn phim thời sự hấp dẫn về thời chiến tranh, thời bao cấp nghèo khổ mà không thấy khổ
Tưởng là chỉ kể thế thôi, nhưng hiện lên cả một thời, cả một đời người, và bao nhiêu chuyện khác nữa đằng sau con chữ Một cuốn sách mang những kỷ niệm của một người thành kỷ niệm chung của nhiều người Như vậy, Tự kể là tác giả đã tiếp cận từ góc độ người trong cuộc, kể lại những chuyện đã qua Đến Họ trở thành nhân vật của tôi, khi dựng chân dung Tô Hoài, Chí
Trung… Hồ Anh Thái bắt đầu từ sự thân thiết trong đời thường tới sự ngưỡng mộ một phong cách làm việc nghệ sĩ để tạo nên một chân dung trọn vẹn Tiếp cận từ góc độ người trong giới, Hồ Anh Thái trân trọng cung cách làm việc hăng say, hết mình của Tô Hoài, lại càng ngưỡng mộ Chí Trung, Đoàn Lê… không nề hà vất vả gian khó Cuộc đời lẻ bóng một mình dạo gót của Lê Dung… nếu chỉ có sự quý trọng không thôi thì khó mà Hồ Anh Thái đã cảm nhận được nhiều điều ở những nhà văn nghệ sĩ đó đến vậy Ông còn phải đặt mình vào là người trong cuộc, từ sự thân thiết, lại cùng giới nghệ sĩ, ông mới có thể có những nhận xét chuẩn chỉ đến như vậy
Hồ Anh Thái trân trọng sự say mê sáng tác, bản lĩnh nghề nghiệp “hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” Nhà văn còn đi sâu vào cuộc sống tình cảm, tính cách, số phận của nhân vật đặc biệt: Lê Dung, Ý Nhi… Hồ Anh Thái thực sự nhìn bằng con mắt của người liên quan, gắn bó mật thiết đến cuộc đời thi sĩ thơ Ý Nhi trên nhiều góc độ, phương diện Thấu hiểu con người đời thường cùng với những bi kịch riêng, thấu cảm thơ văn của người nghệ, ông đã dựng chân dung Ý Nhi trọn vẹn, sống động Từ đó, nhà văn bộc lộ sự cảm thông chân thành với Ý Nhi, cũng là một cách cảm
Lang thang trong chữ tuy không trực tiếp xưng tôi trong những mẩu chuyện tác giả tái hiện lại Song ta vẫn thấy bóng dáng tác giả xuất hiện đằng sau những câu nói, hình ảnh mà tác giả dựng chân dung
Việc tiếp cận từ góc độ người trong cuộc đã tạo ra sự đồng cảm lớn giữa độc giả và các nhà văn được dựng chân dung cũng như giữa độc giả với người viết chân dung Tiếp cận ở cự li gần như thế người đọc mới cảm thấy sự gần gũi, đồng điệu giữa Hồ Anh Thái với những người bạn văn của ông
Là những con người tài năng, được nhiều người biết đến, được dư luận quan tâm, nhưng qua ngòi bút của Hồ Anh Thái, họ hiện lên rất đời thường, sinh động, gần gũi
2.3.2 Tiếp cận từ điểm nhìn hiện tại Để dựng thành công chân dung văn học của nhà văn cần đọc tác phẩm và đọc trực trực tiếp vào cuộc đời của người đó Hồ Anh Thái đã đọc rất nhiều, nghiên cứu rất kĩ, soi chiếu từ nhiều góc độ sáng tác của bạn văn Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác, tinh tường; những góp ý thẳng thắn, chân thành Những con người nhà văn Hồ Anh Thái ngợi ca, nói đến có thể cùng thời, cũng có nhiều người là bậc tiền bối đi trước song giá trị và khả năng lôi cuốn của tác phẩm chân dung văn học lại được xác lập bởi góc nhìn hiện tại Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng được dư luận đánh giá rất cao Hồ Anh Thái ghi nhận những cái được và thẳng thắn trao đổi với tác giả về những chỗ “cần nói đi nói lại” Ví dụ như “anh đã vội vàng và hơi đơn giản khi giải thoát cho nhân vật” [46,tr.10]; hay “anh đã chuẩn bị kĩ lưỡng cho hình ảnh cỗ xe đầy ấn tượng này, nhưng đã buông mất nó và làm cho cuốn tiểu thuyết kết thúc trong hụt hẫng” [46,tr.10] Hồ Anh Thái không nói nhiều về quá khứ mà ông chú trọng vào hiện tại mà các văn nghệ sĩ đang sống, làm việc và cống hiến Viết về Tô Hoài, một nhà văn lão làng thì hẳn trong quá khứ đã trải qua bao biến cố đáng chú ý, nhưng Hồ Anh Thái lại chú trọng về hiện tại, với việc khắc họa hình ảnh “một ông Dế Mèn tuổi hơn tám mươi, ngày nào cũng viết, cũng làm việc, cũng chiều chiều” [46,tr.26] Việc khắc họa chân dung trên nền không khí văn học thời đại đem đến cho độc giả những thông tin mới, giúp cho bạn đọc tiếp cận và khám phá được đời sống văn học của một thời đã qua – một thời kì mang nhiều dấu ấn lịch sử với nhiều đổi thay trên mọi mặt đời sống, xã hội và con người Hồ Anh Thái là một người trong cuộc, vốn hiểu biết tận chân tơ kẽ tóc mỗi nhân vật của mình qua mỗi giai đoạn và thời kì lịch sử Vì thế nên việc khắc họa nhân vật trong không khí văn học thời đại của ông thật thành công, chúng ta hiểu được những tác động của
“không khí” ấy đối với những bước thăng trầm của nó Qua những chân dung, sự tiếp cận đối tượng thời quá khứ từ điểm nhìn tiêu biểu ấy có thể khẳng định hôm nay đã tạo nên một cách nhìn công bằng, khách quan, toàn diện về con người một thời
Hồ Anh Thái dựng lại chân dung của các nhà văn nghệ sĩ hóa theo lối nhìn nghiêng, đi vào khai thác chiều sâu tác phẩm để làm bật cái “tâm,” cái
ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Như chúng ta đã biết “Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học
Nhân vật văn học nhằm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống”[14,tr.235]
Cái tinh tế của Hồ Anh Thái là việc lựa chọn những chi tiết đắt giá, cách nói hình ảnh và biểu cảm Qua việc tái hiện, khắc họa từng nhân vật, Hồ Anh Thái giúp cho người đọc nhớ về một Ma Văn Kháng “ngược dòng nước lũ”, một Lê Minh Khuê, người đàn bà “viễn thị” Hay một Ý Nhi không ngồi đan mà ngồi viết chuyện “có thể với một số người, Ý Nhi là người đàn bà ngồi đan” đây chính là cái biệt danh xuất phát từ bài thơ nổi tiếng của cô từ tập thơ được chú ý ngay khi ra đời năm 1985”…
Khi được hỏi: “Người ta cho rằng cái cuối cùng còn lại của văn xuôi là nhân vật Anh thấy có vấn đề gì không trước quan niệm phải có nhân vật “ở lại” với người đọc ” Hồ Anh Thái trả lời: “Nếu ta vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp truyền thống thì quan niệm phải có nhân vật là rất đúng Nhưng nhiều kiệt tác của văn xuôi hiện đại không có nhân vật theo đúng quan niệm truyền thống đâu còn “nhân vật đáng nhớ” theo kiểu cổ điển nữa có những cuốn chỉ khiến người ta nhớ một cảm giác: lang thang vô định, hoặc ngột ngạt trong trẻo tuyệt vời Có cuốn lại phảng phất một hương vị, cuốn khác thì văn chương thay cho nhân vật ”[47,tr.215] Trong một bài viết đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội số 853 tháng 9 năm 2016 ông khẳng định: "Rốt cuộc, cái còn lại của văn xuôi là nhân vật Đọc xong một tác phẩm, người ta có thể quên tên tác phẩm, có thể quên tên người viết, nhưng nhớ được nhân vật Đấy là tác phẩm thành công" và “Phải có nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Đòi hỏi ấy là chính đáng Nhưng nhân vật chỉ có thể đạt tới bề dầy nhất định khi được xây dựng theo phương pháp hiện thực, trên nền một cốt truyện đầy đặn, và cốt truyện luôn phát triển để cho tính cách nhân vật luôn phát triển, nước nổi thì bèo nổi Như vậy, đòi hỏi tác phẩm phải có nhân vật để nhớ chỉ là yêu cầu ở nơi mà chủ nghĩa cổ điển là duy nhất, là độc tôn.” Có thể hiểu, với Hồ Anh Thái vấn đề xây dựng nhân vật trong tác phẩm có rất nhiều mới mẻ Đó là một quá trình tìm tòi và sáng tạo của nhà văn M.Gorki có lần đã khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu”.[58,tr.6]
Sự hấp dẫn của các tác phẩm Hồ Anh Thái chính là ở chỗ ông luôn tạo được những nét mới lạ trong các tác phẩm của mình Mỗi tác phẩm là một hiện thực và không gian nghệ thuật riêng với một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng, một văn phong riêng Khi viết về chân dung, Hồ Anh Thái rất quan tâm đến việc tạo dựng bối cảnh, không khí và đặc biệt là con người một cách không chỉ sống động nhất, mà ông còn đặc biệt chú tâm đến việc viết làm sao, sử dụng dẫn chứng nào, lập luận sao cho logic, hợp lý và thuyết phục Chính những điều đó mà mỗi chân dung được dựng lên đều hết sức rõ ràng, sinh động và đặc biệt là có được độ tin tưởng nhất định Chính Hồ Anh Thái cũng rất năng động, mới mẻ khi bàn về phong cách Tôi nhớ có lần đã đọc ở đâu đó đại ý Hồ Anh Thái nói rằng: “Có phong cách tức là phải đa giọng điệu dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng vãn hoá của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh Cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm loãng phong cách của chính mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mình” Trong sáng tác văn học nói về điều gì không quan trọng bằng việc nói như thế nào
Những chi tiết, những mảng kí họa mà Hồ Anh Thái sử dụng trong tác phẩm đều có sức lột tả bản chất của nhân vật rất mạnh mẽ, qua những biện pháp nghệ thuật ấy nhân vật tự phơi mình ra trước ánh sáng để người đọc có thể nhận ra đằng sau đó là quan niệm của tác giả ẩn trong ấy Trong tác phẩm của Hồ Anh Thái nhân vật được hiện lên bằng những chi tiết ngẫu nhiên, bằng những thủ pháp lắp ghép Hồ Anh Thái xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, diện mạo Đó có thể là những nhân vật không được gọi tên cụ thể nhưng người đọc lại rất dễ hình dung, cảm nhận Chân dung nhân vật đầu tiên được tái hiện qua ngoại hình, trang phục, dáng vẻ, màu da Chân dung ngoại hình nhân vật giúp người đọc phân biệt, nhận dạng bề ngoài nhân vật đồng thời là yếu tố nghệ thuật cần thiết để xây dựng nhân vật Nghệ thuật miêu tả ngoại hình góp phần thể hiện tính cách, mặt khác thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả Tuy với Hồ Anh Thái việc miêu tả ngoại hình không phải là thủ pháp chính nhưng thể hiện được cái hồn và dự báo về số phận nhân vật
Nhân vật của ông luôn có sự đồng nhất giữa chân dung và phẩm chất bên trong con người
Cách gọi tên nhân vật của ông cũng rất lạ lùng, trong truyện của nhà văn tồn tại hàng loạt kiểu nhân vật không tên, không tuổi, không nguồn cội
Tác giả làm “giấy khai sinh” cho họ bằng nhiều hình thức: gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước: ông giám đốc, võ sư, ông sử, bà viện phó, gã chuyên viên, ông viện trưởng, chị nhà văn, ông Việt kiều, chàng thư kí toà soạn, ông tổng biên tập, cô ca sĩ nọ, cô diễn viên, anh bạn hoạ sĩ, một người bạn cùng khóa, ông giáo sư, ngài luật sư, gã buôn đất, cô phóng viên… Ông đã dựng chân dung con người bằng kĩ xảo làm mờ, làm nhoè, tẩy trắng tính cách Tức là nhân vật được tái hiện khá giản đơn, mang tính chất phiếm chỉ rất rõ Bên cạnh số ít người được nhận mặt đặt tên vẫn hiện hữu một số lượng lớn nhân vật chức năng, được nhà văn đưa vào như những thanh công cụ, có tác dụng trợ giúp đắc lực nhằm hiển thị tính đa diện của vấn đề như nhân vật đám đông, nhân vật phân thân Họ hiện lên như một khối hỗn tạp, xen lẫn thực ảo bị xoá nhoè lai lịch Họ xuất hiện đột ngột, không xuất xứ, hệt như bị vô tình ném ra giữa cuộc đời, trở thành những thân phận vô danh trong vòng quay bất tận của cuộc sống Nhưng lạ cái là, cho dù không có tên cụ thể thậm chí là chung chung, thì người đọc vẫn hình dung ra được những nhân vật đó một cách rõ ràng từ diện mạo đến tính cách Nhân vật đôi lúc chỉ được xác định bằng hành động, dáng dấp, thói quen, dung mạo: thằng Rú, thằng Phập, thằng Bạo, Cá Sấu 1, Cá Sấu 2, San… “Chào San Không muốn nêu tên thật thì cứ đặt cho anh ta cái tên San chẳng hạn”[45,tr.107]
Cách miêu tả ngoại hình trong chân dung văn học của Hồ Anh Thái đôi khi có một cảm giác là nhà văn đang rơi vào chủ nghĩa tự nhiên Có khi không phải chân dung nào Hồ Anh Thái khắc họa cũng đẹp cũng tươi như Đoàn Lê: “Nhiều người trong ngành điện ảnh kể lai là ngày ấy cô Lê trắng bóc, thanh mảnh, bạn bè gọi là cô Kiều của khóa…”[46,tr.36] Thực chất mục đích của nhà văn không phải đem cái xấu xí của con người ra mà cười cợt họ
Việc phóng đại, vật hoá ngoại hình nhân vật trong trường hợp này là cách riêng để bộc lộ chủ đích của tác giả “Có ông đồng nghiệp hôi mồm, cái này là bệnh, không phải là vô ý khi đói bụng Hình như ông hở một cái gì đó ở chỗ thực quản, như kiểu hở van tim No bụng rồi mồm vẫn hôi Đã thế lại không biết ý, gặp các nhà ngoại giao khác cứ tiến sát mặt người ta mà nói
Mình là đồng nghiệp, mình nói gần nói xa ông cũng chẳng chịu hiểu Một ông nhà thơ cũng vậy, bệnh của ông, ngồi cách ông cái mặt bàn rộng một mét rưỡi vẫn phải chịu mùi hôi…”[45,120] Hay khi nói về chồng của Dư Thị Hoàn ông miêu tả chi tiết: “Anh giáo Trọng dạy văn học Việt Nam trong trường người Hoa Ba mươi tuổi, cao 1,70m nặng có 34 kg, đúng chuẩn một người mẫu chân dài Đen đủi gầy đét thiếu ăn Anh đang thời kỳ bị ho lao Nhưng anh giảng Truyện Kiều thì hút hồn Mắt anh sáng quắc, tay anh vung lên hạ xuống, khi hùng biện lúc xót xa”[46,tr.102] Hoặc nói về Nguyễn Thị Ngọc
Tú “Bây giờ nhà văn đã ngoài bảy mươi, sức khỏe giảm sút nhiều so với tuổi
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cùng tuổi thì vẫn đều đặn sáng đi bơi chiều đánh tennis, vui vẻ trẻ trung như một bà Phó Đoan.”[46,tr.112]
Hồ Anh Thái đã sử dụng triệt để từ cách gọi tên nhân vật, cách miêu tả ngoại hình để tạo nên nhiều bức chân dung đa màu sắc
Không có gì phải ngạc nhiên khi gấp trang sách của Hồ Anh Thái lại, những gì còn đọng lại trong tâm trí bạn đọc là nhân vật Những nhân vật mà chỉ cần gọi tên chúng ta đã hiểu tâm lý, tính cách của họ
Bề ngoài là vóc dáng nhỏ bé nhưng bên trong nhà thơ Dư Thị Hoàn thì
“một khi lao vào những cuộc xê dịch thì quả quyết Mọi năng lượng được huy động tối đa như một cỗ máy lao đi phăm phăm”[46,tr.106]
Hồ Anh Thái rất chú ý đến việc lựa chọn chi tiết đắt giá để làm nổi bật cái thần thái của nhân vật nhưng ông cũng hết sức tôn trọng sự thật và tránh hư cấu song ông không lựa chọn những chi tiết giật gân, gây hiếu kỳ, cái đó hoàn toàn khác với một số nhà văn Ví dụ chân dung Nam Cao và Trần Đăng do Nguyễn Đình Thi viết, chân dung Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng của tác giả Nguyễn Tuân, chân dung Hồ Xuân Hương, Ngô Tất Tố của tác giả Nguyễn Đức Bình, Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa Các hồi ký
Chiều chiều, Cát bụi chân ai của Tô Hoài với những bài viết về chân dung các nhà văn rất thú vị Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài, các tác giả thiên về khai thác những khía cạnh đời thường, đời tư với những thói tật, những hành vi ứng xử, những phát ngôn thoải mái của các nhà văn hơn là sự thực về con người nghệ sĩ tài năng ở họ mà thông thường dễ bị đông cứng, khiên cưỡng trong những khuôn mẫu đạo đức xã hội Còn các chân dung do Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân viết vẫn tuân thủ cách dựng chân dung theo kiểu truyền thống là vẫn giữ một khoảng cách nhất định đối với những người được dựng chân dung Họ hiện lên là những người hoàn hảo về mặt nhân cách, lý tưởng về mặt thẩm mĩ, chân dung của họ đẹp đẽ Xét một khía cạnh nào đó người viết chân dung đã không thể hiện một sự thật đầy đủ về diện mạo của các nhà thơ, nhà văn nhất là ở khía cạnh đời tư, đời thường của họ Rõ ràng cả Tô Hoài, Trần Đăng Khoa khi dựng chân dung nhà văn đã phá vỡ tâm thế chính thống và lối viết truyền thống nhằm làm cho đối tượng trở nên chân thực, sinh động, gần gũi như những con người đời thường Chân dung của các nhà văn, vì thế trở nên người hơn Có thể nói các tác giả đã góp phần làm nên cuộc đột phá quan trọng trong lối viết, vẽ chân dung văn học
Các nhân vật của ông xây dựng được cá tính hóa cao độ Ông đẩy tính cách nhân vật lên đến đỉnh điểm, tạo nên những nhân vật điển hình cho một lớp người trong tác phẩm Có thể nói như ở câu chuyện “Chia bánh” trong
Lang thang trong chữ, có một nhân vật anh bạn của tác giả luôn chủ trương: sống trong tập thể thì người ta nên xử sự giống như khi chia bánh Một cái bánh ga tô đặt trên mặt bàn Một người nhận nhiệm vụ cắt bánh Một toán người đứng chờ lấy phần Ông bạn tôi bao giờ cũng lấy phần cuối cùng – hãy để mọi người lấy trước và chọn trước Miếng cuối cùng có thể nhỏ hơn một tý- nào ai có bàn tay cắt bánh bao giờ Miếng cuối cùng có thể sứt sẹo một tý –sau khi đã va chạm với những miếng khác Miếng cuối cùng có thể ít kem, ít sôcôla, ít nhân hoa quả- không một cái bánh nào đều đặn toàn phần Tóm lại là người lấy cuối cùng bao giờ cũng chịu thiệt phần hơn người khác Nhưng hãy nhường phần hơn cho người khác.”[44,tr.6] Trải qua rất nhiều câu chuyện, nhân vật người bạn không tên ấy vẫn giữ được quan điểm của mình Ấy thế mà rồi đến đợt phân chia nhà tập thể cho cán bộ, lại chỉ có ba suất, trong khi số những người cần lại quá nhiều, ông bạn kia cũng nằm trong cái số rất cần nơi để ở cho tử tế Tính cách nhân vật bộc lộ Trong buổi rút thăm ông bạn kia gọi điện cáo ốm không đến, lẽ nhiên là không được bỏ phiếu
Ngôn ngữ
Nói như nhà nghiên cứu Bùi Thanh Truyền thì với Hồ Anh Thái để tác phẩm trở thành món ăn được ưa thích trong bàn tiệc tinh thần quá nhiều cao lương mĩ vị, nhiều món bắt mắt thực khách hôm nay, ngôn ngữ nhà văn phải giàu có, sinh động, nhiều cá tính, có thể sai khiến được để thao diễn trong mọi trường hợp, có thể dùng như công cụ, đồng thời có thể chơi đùa với nó được Và khi ấy, ngôn ngữ, theo ông, bản thân nó là là tư tưởng, là cốt truyện, thậm chí thay cho cốt truyện Thường trực ý hướng này, nhà văn luôn chú trọng sức mạnh của chất liệu văn học, luôn ý thức làm mới mình qua từng trang viết để sáng tác không bị già cỗi, lạc hậu trước thực tế đa phồn và không ngừng thay đổi Đọc tiểu thuyết của Hồ Anh Thái nói chung và chân dung văn học của ông nói riêng người đọc vẫn thấy có nhiều cái mới lạ, hấp dẫn Tuy không tận mắt chứng kiến nhưng khiến người đọc dễ hình dung về một Ma Văn Kháng,
Tô Hoài hay một vùng miền, đất nước như Hàn Quốc, Ấn Độ Qua cách dẫn dắt, lựa chọn chi tiết độc đáo, tiêu biểu của Hồ Anh Thái, người đọc luôn bị cuốn theo những bài viết của ông
Hầu hết những trang văn viết ở thể chân dung văn học của ông đều chọn cách trần thuật từ ngôi thứ nhất Trần thuật ở ngôi thứ nhất là kiểu người kể chuyện xưng “tôi” kể lại một câu chuyện nào đó trong tác phẩm Người kể chuyện xưng “tôi” sẽ tham dự vào truyện như một nhân vật Người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất và đồng thời là nhân vật khi anh ta kể vể những “trải nghiệm cá nhân”, và là người hiện diện trong hành động Lúc này, người kể chuyện đứng ở vị trí bên trong như một chủ thể, tự do quan sát, luận bàn, có điều kiện đi sâu tìm hiểu và khám phá thế giới hiện thực trong tác phẩm, bởi vậy sự trần thuật bộc lộ tính chất chủ quan Nó có thể mang quan điểm tác giả nhưng không phải lúc nào cũng trùng khít với tác giả Người trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” trong tác phẩm là một phương diện nghệ thuật quan trọng giúp chúng ta hình dung ra con người tinh thần của nhà văn, là gợi mở về hình tượng tác giả trong tác phẩm Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc người đọc đồng nhất nhân vật xưng “tôi” trong văn học với tác giả ngoài đời Ta có thể thấy rõ điều này ở Tự kể và Lang thang trong chữ Tác giả viết:
“Giờ thì tôi quyết định tự kể, tôi kể chuyện tôi”[45,tr.5] Sau đó là hàng loạt các câu chuyện diễn ra theo hồi ức của tác giả: “Tôi vốn ghét mèo và từ đấy càng ghét.”[45,tr.12]; “Câu này trong nhà tôi bây giờ đã thành chuyện đùa
Nhưng nó bắt đầu từ một chuyện cũ của cha tôi Ông chưa từng ở Paris phải không?”[45,tr.17] Ở Tự kể ta thấy nhân vật tôi chạy dọc những con chữ trong câu chuyện Hồ Anh Thái viết Đâu đó ta thấy trong Họ trở thành nhân vật của tôi, tác giả trực tiếp xuất hiện trên trang sách để suy ngẫm, bình luận, nhận xét Đó là cái tôi trần thuật dí dỏm mà trần trụi với trí óc của một trí thức nghệ sĩ, một nhà văn, một nhà báo, một nhà văn hóa, một nhà ngoại giao, một con người thông minh năng động, nắm bắt nhanh nhạy đời sống, luôn bám sát hiện thực Ông nhìn nhận, quan sát, lý giải, kể chuyện, bình luận sự vật hiện tượng, con người nhiều chiều, đa phương diện; Với một cái tôi có đầu óc phản tỉnh sâu sắc, ông luôn mổ xẻ mọi vấn đề, rất có ý thức trong việc tập trung hướng vào chủ đề và đi sâu khai thác chủ đề ấy đến tận cùng
Cái tôi trần thuật ở đây vừa đóng vai trò là người kể chuyện lại mang vai trò của một người bình luận đưa dẫn người đọc đi khắp mọi nơi, quan sát và thưởng ngoạn thế giới và con người từ các góc nhìn khác nhau: cái nhìn của một nhà ngoại giao, một con người trẻ tuổi thời hội nhập thông minh, năng động, một nghệ sĩ phóng túng và nhờ đó người đọc đã tìm thấy rất nhiều điều thú vị trong tiểu luận văn học của ông Cái tôi trần thuật Hồ Anh Thái thật tự nhiên giản dị và gần gũi Ông sử dụng hiệu quả thể du kí - ghi chép về những chuyến đi, nhờ đó người đọc thực sự được trải nghiệm cảm xúc của một người đi du lịch, khám phá các địa danh lịch sử, văn hóa, các cảnh quan kì thú nổi tiếng trên thế giới Đến mỗi nơi, nhà văn chỉ lẩy ra những đặc trưng, điển hình của nơi đó để giới thiệu cho độc giả: “Bắt đầu mùa đông Mấy hôm trước ở Seoul tuyết đã rơi nhẹ”[46,tr.407]; “Quãng đường hai giờ xe hơi từ thủ đô đến thành phố cổ Malacca xanh ngút những triền cây trên địa thế vùng đồi, ít thấy những bình nguyên và đồng ruộng”[46,tr.374] Hơn thế, trong quá trình thuyết minh, tác giả đều chú ý khám phá hiện tượng dưới góc nhìn văn hóa, có những liên hệ so sánh để người đọc dễ hình dung Cùng là xã hội Hồi giáo, nhưng ở nước có nền Hồi giáo nghiêm ngặt khác từ chiếc khăn chùm đầu đến những cô gái nhảy múa trên sân khấu khác những nước có nền Hồi giáo cởi mở… Ông kết hợp nhuần nhuyền giữa chất thơ với chất giọng đời thường trong ngôn ngữ nghệ thuật Hồ Anh Thái sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ là cách để nhà văn hướng con người tới những điều tốt đẹp, tạo ra những rung động thẩm mỹ trong tâm hồn con người Còn ngôn ngữ đời thường giúp tác giả phản ánh được bộ mặt trần trụi của cuộc sống Cái thô nhám của cuộc sống được nhà văn tái hiện rất sinh động Ngôn ngữ dân gian được sử dụng uyển chuyển Cũng chính sự kết hợp này đã giúp Hồ Anh Thái xóa mờ khoảng cách giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ cuộc sống, tạo ra một hệ thống ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, rành mạch Ông kết hợp ngôn ngữ giàu chất thơ và ngôn ngữ đời thường bằng cách sử dụng biện pháp lặp từ, cách lặp nhịp điệu giống nguyên lí lặp lại của thơ, kết hợp với câu hỏi tu từ: “Mỗi người có một sự lựa chọn Yên thân là một sự lựa chọn Sống bình an là một sự lựa chọn Không nhìn ngó xung quanh, không cân đo đong đếm so bì cũng là một lựa chọn Lựa chọn nào cũng có cái giá của nó Bình yên cũng có cái giá của nó.”[44,tr.108]
Ngôn ngữ mang dấu ấn dân gian trong truyện Hồ Anh Thái vừa đằm thắm, mộc mạc, vừa sắc nhọn, đa thông tin Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975 Thông điệp của Hồ Anh Thái mang đến không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo.
Giọng điệu
L Tolstoi từng nói rằng, cái khó nhất khi bắt tay vào một tác phẩm mới không phải là chuyện đề tài, tư liệu mà là phải chọn cho được cái giọng điệu thích hợp Trong sáng tạo văn học, giọng điệu không tự nhiên mà có Nó phải là một hiện tượng nghệ thuật được tổ chức công phu, chặt chẽ Bản thân giọng điệu là một tổ hợp trong một tổ hợp hoàn chỉnh lớn hơn là tác phẩm Việc tạo nên giọng điệu trong tác phẩm vì thế cũng phải tuân theo cách tổ chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn
Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, là yếu tố có vai trò quan trọng góp phần tạo nên phong cách nhà văn Giọng điệu không chỉ giúp nhận ra tác giả mà còn giúp hiểu được nội dung tình cảm, thái độ ứng xử của tác giả trước các hiện tượng đời sống
Giọng điệu ở thời kỳ từ 1986 đến nay rất đa sắc màu, ngoài giọng truyền thống còn có giọng triết lý (Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh ), giọng điệu trong sáng lãng mạn (Nguyễn Ngọc Thuần ), giọng hài hước (Lê Lựu, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp ), giọng phê phán (Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang thân ) Đặc biệt thể chân dung văn học Hồ Anh Thái như một trường hợp đa giọng điệu
Nói như Ma Văn Kháng thì Hồ Anh Thái có một giọng điệu hết sức đặc biệt mà khi người ta gấp sách lại có thể thở phào khoan khoái, thỏa mãn và thích thú Chỉ nói về nghề văn thôi cũng có nhiều điều đáng nói: “Chữ nghĩa của người viết một đằng nhưng nhiều khi sang đến người đọc lại đi một nẻo
Khoảng năm 2012 lan truyền tấm ảnh chụp cái khẩu hiệu đặt bên đường một huyện ở Thái Bình Hai dòng chữ được kẻ rất vuông vắn chững chạc:
Gia đình có hai con vợ Chồng hạnh phúc
Tuyên truyền cho kế hoạch hóa gia đình, khuyên người ta mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có hai con thì đời sống sẽ tốt đẹp Cái chữ vợ nếu được ngắt ra, đặt xuống hàng dưới thì ý nghĩa rõ ràng quá, bình thường quá, không độc đáo” [46,tr.246] Hoặc “Lại nói đến tính chính xác của con số, một câu thơ cũng chẳng nhất thiết phải quan tâm đến số học Nhưng có lúc nó không quan tâm thì lại làm ta buồn cười: Chúng bay chỉ một đường ra / Một là tiêu diệt hai là tù binh Vừa mới nói là chỉ có một đường, thế mà lại mở ngay cho quân địch con đường thứ hai”[46,tr.247], “Toàn những điều tế nhị nhưng không phải lúc nào người viết cũng kiểm soát được chữ nghĩa của mình Một người viết đặt câu: Anh nhìn thấy hai người Cô gái đi ngoài mái tóc buông chấm mông Trời ơi làm sao mà anh ta chọn đúng lúc ấy để nhìn thấy cô gái, khi cô đang đi vệ sinh Khôn phải, anh chỉ muốn nói là trong hai cô, cô đi bên ngoài, đi phía ngoài, có mái tóc dài Vậy thôi, thế mà cũng làm cho người đọc sững lại một tý”[46,tr.248]; “Ô, nhà văn không phải cứ thấy thích là dùng Mặc dù ngồi trước trang giấy thì không còn quy phạm và anh có quyền tự do sáng tác”[46,tr.253] Hồ Anh Thái sử dụng giọng văn tự nhiên, dung dị, khi thì kết hợp giọng ngấm ngầm, cảm phục với giọng dí dỏm, hài hước, giọng triết luận tạo nên sự đa điệu cho tập sách chân dung Họ trở thành nhân vật của tôi
Giọng điệu văn chương làm người đọc hiểu ông, tin ông, đồng cảm với ông và cùng ông đồng cảm với những phận người, những kiếp bụi nhân sinh
Trước hết, phong cách biểu hiện này, bút pháp này là một sự lựa chọn thông minh và phù hợp Tất nhiên có thể có những chọn lựa khác nhưng đây là một giọng điệu độc đáo, hiếm hoi, ngoài Hồ Anh Thái hiện khó thấy ở nhà văn nào khác ở xứ ta Cuộc sống đầy những yếu tố bất thường, nghịch dị hiện thời chính là cái nhân tố hiện thực, là cơ sở vô hình của bút pháp này Một sự hài hòa giữa nội dung câu chuyện và hình thức thể hiện Hồ Anh Thái thường chú trọng lựa chọn được giọng điệu cho phù hợp với nội dung – nội dung nào thường có cách thể hiện ấy, ngôn ngữ ấy, rất đa dạng
Trước tiên phải nói đến giọng văn giễu nhại, hài hước Hồ Anh Thái sử dụng Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những sự trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ Bức tranh hiện thực trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài Sự thay đổi giọng điệu trong sáng tác của Hồ Anh Thái cho thấy ông là người không muốn lặp lại mình Mỗi một tác phẩm là một lối viết khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là giọng giễu nhại – hài hước Có khi tác giả nhại một câu nói, một cử chỉ của người nào đó, của nhân vật nào đó trong tác phẩm của các nhà văn khác nhưng không nhằm mục đích phủ nhận, bôi đen mà chỉ muốn đem lại nụ cười sảng khoái, thoải mái cho người đọc Nhiều chi tiết mô tả của ông vừa thú vị vừa hài hước Chẳng hạn các chi tiết khắc họa nghệ sĩ hài Chí Trung, người bạn thân thiết ngoài đời của Hồ Anh Thái Nào là chuyện đi xem phim Chị Dậu ở rạp Tháng Tám, đến đoạn chị Dậu đường cùng phải bán con, bán chó, nhiều người cảm động khóc thì Chí Trung lại quay sang nhìn vào mặt mẹ, mặt người yêu để xem có ai khóc không Rồi chuyện chở người yêu trên xe Vespa đi vài trăm mét lại bị chết máy phải xuống cong mông đẩy Nghề nghiệp là một phần của cuộc sống bên cạnh vô vàn những yếu tố khác Do vậy, dựng chân dung mà chỉ nói về thành công trong sự nghiệp thì chưa đủ Phải nói về cả cuộc đời thực với muôn vàn biểu hiện sinh động của mỗi con người Hồ Anh Thái đã làm được điều đó
Ghi nhận tài năng của lớp trẻ, Ma Văn Kháng khẳng định trong Cái mà trong văn chương ta còn thiếu rằng: Tôi thích giọng văn của Hồ Anh Thái Nó có cái thông minh hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống Hơn nữa, cái này mới là cái thật thích đây: chất trào phúng giễu nhại cay chua mà tâm thiện, chất này văn chương ta còn thiếu quá, không có tài chịu đấy”[tr.326-
327] Giọng điệu giễu nhại - hài hước như một âm điệu chủ đạo với những biểu hiện đa dạng, Hồ Anh Thái còn sử dụng những giọng điệu khác với những sắc thái thẩm mỹ phong phú Có khi là giọng chân thành khi là giọng cảm phục, ngưỡng mộ, tràn đầy niềm yêu mến, tự hào trước con người, trước những công trình con người kiến tạo hoặc thiên nhiên ban tặng Sự kết hợp linh hoạt các sắc thái giọng điệu khiến tư tưởng, tình cảm của nhà văn được bộc lộ rõ; chân dung văn học cũng nhờ đó mà hiện lên sống động, rõ nét Một trong những hiệu quả thẩm mỹ của giọng điệu giễu nhại là khả năng đem đến tính bất ngờ Ở những trường hợp này, người kể chuyện thường giả vờ nghiêm trang thuật lại mọi chuyện để rồi “lỡm” độc giả bằng những bình luận sắc sảo, chua cay Độc giả, nhiều khi đến cuối câu chuyện mới bật ngửa ra trước cái hài hước mà người kể chuyện đã đem đến.Ông sử dụng đa dạng các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật Lang thang trong chữ hay Mười lẻ một đêm đều là những tiểu thuyết thành công của Hồ Anh Thái, ở đó giọng giễu nhại, hài hước có đất được thể hiện Mười lẻ một đêm được kể chủ yếu theo kiểu hoạt cảnh nhờ việc tạo dựng ra những màn kịch nhỏ trong một màn kịch lớn, vở hài kịch về chuyện hẹn hò thời hiện đại được Hồ Anh Thái “cường điệu” một cách hợp lí Lồng vào câu chuyện hẹn hò của hai nhân vật chính này là biết bao con người, biết bao mảnh đời khiến độc giả cười ngả nghiêng mà chua xót Hồ Anh Thái đã sử dụng grotesquevới chất giọng giễu nhại để
“lật tẩy” Giễu nhại văn hóa thi hoa hậu: “Bạn sẽ làm gì ngay sau khi đăng quang hoa hậu? Em kính thưa ban giám khảo, nếu em đăng quang hoa hậu, việc đầu tiên em sẽ hiến thân cho người nghèo trong xã hội” Giễu nhại hội
Lim: “…Bờ ao kè xi măng Không còn bờ cỏ tự nhiên Mấy con thuyền bằng sắt tây chen nhau đi vòng quanh bờ ao Anh hai đi giày Tây, chị hai đi giày khủng bố Anh hai khăn đóng áo dài, chị hai tứ thân mớ ba mớ bảy Mỗi người cầm một cái micơzô Còn duyên ngồi gốc cây thông, Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa”[49] Giọng điệu giễu nhại không chỉ bộc lộ qua cảm hứng mà thể hiện rõ qua việc cấu tạo ngôn ngữ, cấu trúc câu Chất giễu nhại kiểu grotesque, chất trào tiếu dân gian làm nổi rõ sự va đập giữa hai mảng sáng tối: một thế giới của văn hóa và một thế giới lộn nhào mọi giá trị, lố bịch và kệch cỡm Chính sự dung hợp giữa chất trào tiếu dân gian và chất suy tưởng bác học ấy đã khu biệt giọng điệu Hồ Anh Thái trong bản hợp xướng nhiều bè của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Việt nam
Hồ Anh Thái luôn có lối viết riêng không thể lẫn lộn Sử dụng thành ngữ, khẩu ngữ, tục ngữ nhằm tăng tính cụ thể và tính triết luận cho vấn đề được bàn Việc vận dụng hiệu quả thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ vào bài viết làm cho lập luận có căn cứ, vừa tăng tính thuyết phục đồng thời cũng tạo tính châm biếm sâu sắc Qua khảo sát chúng tôi thấy, ở phần 3 Lang thang trong chữ sử dụng rất nhiều những thành ngữ, tục ngữ Cách dùng lời ăn tiếng nói của dân gian làm cho câu văn ngắn, gọn, súc tích mà giá trị trần thuật lại nhân lên rất nhiều: Ăn nhanh, đi chậm, hay cười/ Hay mua đồ cổ là người Việt Nam; Hôi mồm, ngồi xổm, hôi chân/ Rung đùi, động đất xa gần đều kinh; Đi Tây thì sống như ta/ Đến khi về nhà lại sống như Tây;… Cách nói ngược cũng rất độc đáo, khi Hồ Anh Thái kể lại câu chuyện đứa cháu lên ba của mình “Mon men” đảo thành “Men mon Rõ là một cách nói ngược”
[44,tr.354] Thậm chí trong mục truyện Cấu tạo thành ngữ mới, ông nói rất rõ những suy nghĩ của mình về lối cấu tạo thành ngữ mới: “Thành ngữ tục ngữ dân gian thường dùng cách nói vần vè Sử dụng hợp cảnh thì gây được ấn tượng Cách nói vần vè, cũng như ghép vần thành thơ, là một trò chơi với lời cổ điển bậc nhất của nhân loại, từ khi chưa có chữ viết Đấy là trò chơi nguyên thủy, khi người ta cần ghi nhớ cần thuộc lòng Thế là ra đời lối ăn nói dân gian: Đá thúng đụng nia
Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại
Lắng nghe dân gian, học theo dân gian, người viết văn có thể tự tạo ra những câu thành ngữ, tục ngữ của riêng mình”[46,tr.362] Ngay sau đó ông kể ra hàng loạt những thành ngữ tục ngữ mới: Bê bô đổ chậu, Áo toạc nách, quần rách mông, Như thẻ bị quẹt nhầm mã vạch, Chia sim rẽ dế, Nuôi ong tay áo nuôi cáo trong nhà nuôi ma trong máy tính…
Bên cạnh đó, việc sử dụng câu hát hoặc câu nói quen thuộc, phổ cập để phản ánh một hiện tượng phổ biến nhằm tăng tính mỉa mai Hồ Anh Thái đã vận dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày vào việc kể ra các dấu hiệu của chất