Saichínhtả "truyền kì"
Học sinh saichínhtả - Chuyện thường?
Tiếng Việt được xem là một trong những ngôn ngữ “khó nuốt” trên thế giới.
Có lẽ bởi cấu trúc đi kèm nhiều dấu câu và đa nghĩa nên dù đã qua cái thời
gò chữ, viết chínhtả hàng tuần ở cấp tiểu học, nhiều học sinh vẫn không tự
tin ở vốn chínhtả của bản thân. Nếu lúc trước bạn không quan tâm đến nó
thì bây giờ bạn sẽ phải trả giá cho sự vô tâm này.
T. L (lớp 9, trường P) từng lớn tiếng mắng em mình - bé V - khi thấy bài
kiểm tra chínhtả 2 điểm của V và những lời phê “cần rèn luyện chínhtả
thêm cho V” trong sổ báo bài của thầy chủ nhiệm. Nhưng chẳng bao lâu sau,
chính L cũng bị dưới điểm trung bình môn làm văn với lời phê “Sai chínhtả
quá nhiều!” của cô giáo (?!).
Vượt qua cả lever của L, P.T (lớp 11 trường L) thuộc dạng “Chưa từng viết
câu nào mà không saichính tả!”. Quả thật, xem tập vở của P.T bạn sẽ khám
phá cả một kho tàng “sai chính tả” trong từng trang viết. Cậu bạn cũng chân
thành cho biết là chẳng biết bỏ dấu sao cho đúng khi viết bài (!)
Đau nhất là chuyện của M (lớp 12 trường N). Cho đến giờ M vẫn bị tụi bạn
trong lớp nhắc đến vụ tỏ tình trong quá khứ. Chuyện là năm lớp 10 M viết
thư tỏ tình với L lớp bên cạnh. Sau 2 ngày trông chờ nàng hồi âm M đã nhận
được lá thư của L kèm theo lá thư của mình với nội dung: “Xin lỗi, mình đã
có bạn trai rồi và bạn nên luyện lại môn chínhtả đi nha, thư bạn viết cho
mình đến 13 lỗi chính tả…”!
Viết saichínhtả không còn là chuyện bình thường nếu mức độ lỗi không
dừng ở mức độ hàng đơn vị. Không chỉ giới học sinh mà rất nhiều sinh viên
cũng không thể nào “khống chế” lỗi chínhtả của mình, đặc biệt là sinh viên
những khoa có liên quan đến ngôn ngữ học. T.L (sinh viên một trường báo
chí) đã phải thi lại môn tiếng Việt nhưng vẫn không buồn vì…ngoài L còn
có hơn 20 bạn cùng thi lại (!). T.P (sinh viên một trường sư phạm) cũng gặp
nhiều khó khăn mỗi khi đi dạy kèm bị học sinh hỏi “Chữ này viết làm sao
vậy cô?”
Viết đúng chínhtả - dễ hay khó?
Không ai có thể tự tin rằng từ trước tới giờ mình chưa hề saichính tả. Chỉ là
mức độ nhiều hay ít mà thôi. V (học sinh trường L) chia sẻ: “Viết đúng
chính tả cũng không khó, chỉ cần…đọc nhiều, viết nhiều thì sẽ hạn chế được
nhiều lỗi chínhtả đã mắc phải”. Ngược lại với V, M.T (học sinh trường T)
khẳng định viết chínhtả còn phụ thuộc vào “năng khiếu”(?!)
Lỗi chínhtả rất dễ mắc phải nếu bạn lơ là trong việc viết chữ, việc phân biệt
dấu hỏi, ngã hay viết t/c, tr/ch, s/x…chỉ vì nó cản trở tốc độ chép bài. Khi trở
thành học sinh cấp 3 và sinh viên thì hiển nhiên tốc độ chép bài của bạn phải
được nâng cao nhưng nếu cứ “viết đại” như thế trong một thời gian dài thì
khả năng phân tích từ ngữ của bạn sẽ ngày càng kém, lâu dần sẽ thành thói
quen khó sửa.
Sau nỗi đau “thư tình” M đã chăm chút vốn chínhtả của mính hơn, giờ đây
mỗi lần không biết viết từ gì nhiều bạn lại hỏi chính M. M tâm sự: “Nhờ 'lời
phê' của L mà M mới hiểu không phải ai cũng thích đọc một bài viết đầy lỗi
chính tả”.
Nhiều lỗi nhỏ sẽ dẫn đến một lỗi to, sẽ chẳng vui tí nào nếu bị giáo viên sửa
lỗi chínhtả trước lớp hay chỉ vì vài chữ viết nhầm mà gây hiểu lầm cho bạn
bè, người thân. Nếu bạn đang gặp rắc rối với lỗi chínhtả thì hãy rèn luyện
lại vốn chínhtả của mình từ hôm nay. Hãy chứng tỏ mình là một người Việt
đúng nghĩa: Nói tiếng Việt, yêu tiếng Việt và viết đúng tiếng Việt
. bạn trai rồi và bạn nên luyện lại môn chính tả đi nha, thư bạn viết cho
mình đến 13 lỗi chính tả ”!
Viết sai chính tả không còn là chuyện bình thường nếu. phê Sai chính tả
quá nhiều!” của cô giáo (?!).
Vượt qua cả lever của L, P.T (lớp 11 trường L) thuộc dạng “Chưa từng viết
câu nào mà không sai chính tả! ”.