NhữngCôngTyKhông
Nên LàmViệc
Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”, là nơi họ được
thoải mái phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, nếu môi trường làmviệc kìm
hãm, hạn chế sự phát triển của nhân viên thì quả là “đáng sợ”.
Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”. Ảnh: internet
Dưới đây là 10 dấu hiệu của công sở “đáng sợ”, liệu bạn có đang làmviệc trong
hoàn cảnh như vậy?
1. Nhân viên luôn phải chú ý tới sắc thái của sếp
Thay vì tập trung vào chất lượng công việc, nhân viên lại luôn chạy theo để làm
hài lòng mọi yêu cầu không liên quan tới côngviệc của sếp. Hơn nữa, mọi hành
động đều phải phụ thuộc vào tâm trạng của sếp. Và như vậy, bạn sẽ dần hình thành
một nỗi ám ảnh rằng phải làm thế nào để được sếp chấp nhận.
2. Mọi người đều nói về người thất bại trong phòng
Khi những cuộc nói chuyện hàng ngày tập trung vào người đang nằm trong “danh
sách đen” của sếp, ai là người có nguy cơ bị sa thải cao nhất, bạn sẽ có nỗi sợ về
địa vị và quyền lực trong công ty. Bạn lo lắng rằng chính mình là người đang được
nói tới.
3. Nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo
Khi nhân viên trong côngty phải ngừng cố gắng trong côngviệc và hỏi bản thân
“Liệu có an toàn không khi chia sẻ ý kiến của mình với sếp?”, bạn có nỗi sợ về tổ
chức. Tại công sở, nơi đôi khi mọi người ăn cắp ý tưởng của người khác thì niềm
tin là điều đáng sợ.
Một mục tiêu cụ thể giúp nhân viên có định hướng cụ thể để phấn đấu. Ảnh:
internet
4. Côngty đặt ra những mục tiêu xa vời
Một mục tiêu cụ thể giúp nhân viên có định hướng cụ thể để phấn đấu. Tuy nhiên,
nếu mục tiêu đó quá xa rời thực tế, nó có thể mang lại nỗi sợ cho nhân viên. Ngoài
ra, áp lực hoàn thành chỉ tiêu và hàng đống dự án với thời hạn gấp rút cũng là một
nỗi ám ảnh với nhiều nhân viên.
5. Côngty đặt ra hàng đống quy tắc
Chính sách, quy tắc, luật lệ giúp nhân viên tuân theo trách nhiệm côngviệc của
mình trong vòng kiểm soát. Nhưng hàng đống quy tắc ( và một số rất phi lí ) áp đặt
lên nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Bên cạnh đó, một số
công ty còn có điều kiện chặt chẽ để giữ chân nhân tài, đây cũng là một nỗi sợ của
nhân viên.
6. Công sở hạn chế ý kiến cá nhân
Thử tưởng tượng xem, khi bạn và đồng nghiệp đang thảo luận một vấn đề, sếp đột
nhiên xuất hiện và yêu cầu giải tán chỉ vì nghi ngờ các bạn có kế hoạch mập mờ.
Thêm nữa, côngty còn rất hạn chế cho phép nhân viên phát biểu ý kiến cá nhân.
Một công sở như vậy thật tù túng và đáng sợ.
7. Thông tin không được công khai rộng rãi
Đáp án duy nhất cho thắc mắc “Nhân viên có thể tìm hiểu thông tin từ đâu?” là
“Hỏi người quản lí”. Thông tin trong phòng rất hạn chế và thậm chí, đôi khi nhân
viên chỉ biết về hợp đồng mới của côngty thông qua báo chí. Nhân viên có thể
phát hoảng trước tình trạng “mù” thông tin khi làmviệc trong môi trường như vậy.
Nếu thông tin không được công khai rộng rãi thì hạn chế sự phát triển của nhân
viên. Ảnh: internet
8. Thăng tiến không minh bạch
Khi người được thăng chức và trao thưởng một cách nhanh chóng là những kẻ nịnh
bợ, nỗi sợ là điều tất yếu đối với những nhân viên luôn nỗ lực hết mình vì chất
lượng công việc. Người lãnh đạo của tổ chức đó luôn được vây quanh bởi những
người chỉ biết nói có bởi nó thoải hơn là sự thật.
9. Công sở không có thách thức
Trong môi trường này, nhân viên lo sợ vì không có cơ hội thử thách bản thân. Và
nó sẽ dần giết chết tinh thần và động lực làmviệc hăng hái của họ.
10. Sếp quản lí bằng nỗi sợ
Khi sếp thường đưa ra quyết định trong bí mật, “bố thí” thông tin một cách nhỏ
giọt, tuyển dụng dựa trên cảm tính cá nhân hơn là năng lực của ứng viên, hạn chế,
thậm chí cấm nhân viên thể hiện cảm tưởng cá nhân, đó là sự quản lí bằng nỗi sợ.
. Những Công Ty Không
Nên Làm Việc
Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ. vì tập trung vào chất lượng công việc, nhân viên lại luôn chạy theo để làm
hài lòng mọi yêu cầu không liên quan tới công việc của sếp. Hơn nữa, mọi hành