Tổng quan về tập đoàn kinh tế
Khái niệm tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế (TĐKT) là một hình thức tổ chức tiên tiến đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế xã hội đang trở thành một hình thức phổ biến, có tác động mạnh mẽ làm thay đổi khuynh hướng sản xuất và tiêu dùng của thế giới Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về tập đoàn kinh tế Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế
- Theo cuốn Từ điển Business English của Longman, tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ
- Theo từ điển kinh tế Nhật Bản, tập đoàn (keiretsu) là một tổ hợp các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm
- Ở Hàn Quốc, tập đoàn (chaebol) được sử dụng để chỉ một liên kết gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ Thông thường, các công ty này nắm giữ cổ phần/vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành
- Theo một số nước như Hà Lan, Anh, Đan Mạch, tập đoàn kinh tế là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động SXKD trong một hoặc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế
- Ở Malaysia và Thái Lan, tập đoàn kinh tế được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty con tại thành một hệ thống các liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động Các thành viên trong hợp đồng đều có tư cách pháp nhân độc lập và thường hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý
- Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có một số quy định đề cập đến tập đoàn kinh tế và khái niệm tập đoàn kinh tế Đồng thời, Nghị định số 139/2007/NĐ-
CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp đã có một số quy định chi tiết và cụ thể hơn về tập đoàn kinh tế Theo đó, tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con Tập đoàn kinh tế sẽ không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp và việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Để hiểu được đầy đủ về bản chất của tập đoàn kinh tế, chúng ta đi sâu nghiên cứu những mô hình của chúng trong thực tiễn và rút ra những đặc điểm cơ bản về tập đoàn kinh tế.
Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường
Nhiều tập đoàn có chi nhánh văn phòng đại diện ở khắp các quốc gia trên thế giới, phạm vi hoạt động của tập đoàn doanh nghiệp rất rộng không chỉ tính phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà ở nhiều nước hoặc phạm vi toàn cầu
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Đa số các tập đoàn kinh tế là sự kết hợp của nhiều đơn vị thành viên Các doanh nghiệp thành viên chịu sự chi phối của công ty mẹ, thông qua việc công ty mẹ nắm cổ phần chi phối các doanh nghiệp thành viên về mặt tài chính và chiến lược phát triển, công nghệ, thị trường Tuy nhiên các doanh nghiệp thành viên cũng có thể nắm cổ phần của nhau tạo ra mối quan hệ đan xen, chi phối lẫn nhau và gắn kết chặt chẽ
Thông thường sự chi phối này chịu sự tác động của mức độ phát triển thị trường tài chính
1.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn Đa số các tập đoàn kinh tế đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực hoặc phát triển từ đơn ngành lên đa ngành, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh, nhưng mỗi ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn Bên cạnh những đơn vị sản xuất hoặc thương mại, các tập đoàn doanh nghiệp mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học
Tập đoàn kinh tế hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là để phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau đảm bảo cho hoạt động của tập đoàn luôn được bảo toàn và hiệu quả Tuy nhiên, lại có hạn chế là khó tập trung được năng lực mũi nhọn, thiếu tính chuyên sâu Đối với tập đoàn kinh tế đơn ngành thì có ưu thế là phát triển theo chuyên môn hoá sâu, khai thác được thế mạnh về chuyên môn, bí quyết về công nghệ, uy tín trong ngành nhưng lại có hạn chế về phạm vi thị trường rễ bị rủi ro khi ngành đó bị khủng hoảng hay vì một lý do khách quan nào đó
1.1.2.4 Tư cách pháp nhân của tập đoàn
Các tập đoàn kinh tế có tính đa dạng về tư cách pháp nhân Có những tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, tài chính trên quy mô lớn Có những tập đoàn không phải là một pháp nhân kinh tế mà mỗi đơn vị thành viên là các pháp nhân độc lập Như vậy, tuỳ theo cách thức thành lập mà tập đoàn có thể có tư cách pháp nhân hoặc không
1.1.2.5 Quản lý và điều hành của tập đoàn
Về mặt điều hành, các tập đoàn kinh tế thường xây dựng một “Holding company” hoặc một ngân hàng độc quyền lớn hoặc một công ty tài chính Do là dạng các công ty khống chế, nắm cổ phần chi phối với các công ty thành viên Tập đoàn doanh nghiệp tiến hành hoạt động và quản lý tập trung vào một số mặt như: Điều hoà, huy động vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự… cho tập đoàn Các chiến lược này được soạn thảo từ cơ quan đầu não của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên Việc thực hiện chiến lược chung tổng quát vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt của các công ty thành viên trong việc lựa chọn chiến lược phát triển riêng cho mình và tự chủ trong sản xuất kinh doanh vừa tạo ra sức mạnh tập trung.
Cơ chế tài chính trong tập đoàn kinh tế
Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn là báo cáo tổng hợp của cả công ty mẹ, các công ty con kể cả ở trong và ngoài nước Ngoài trách nhiệm xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, công ty mẹ cũng có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính riêng dựa trên vốn và tài sản riêng của công ty mẹ
Báo cáo tài chính hợp nhất được xây dựng nhằm cung cấp các thông tin một cách trung thực và khách quan cho những nhà hoạch định chính sách của tập đoàn và những người quan tâm Đó là các thông tin về tình hình tài chính, đầu tư, kết quả hoạt động của toàn bộ tập đoàn sau khi đã loại trừ những giao dịch trong nội bộ tập đoàn Việc loại trừ những giao dịch trong nội bộ tập đoàn rất quan trọng nhắm phản ánh chính xác giá trị sản phẩm và lợi nhuận thực Sau khi loại bỏ những giao dịch nội bộ, trên các báo cáo này sẽ thể hiện tổng số vốn cổ phần của các công ty con
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn thường thể hiện các nội dung sau tại thời điểm báo cáo:
- Vốn do các bên có quyền lợi đóng góp vào tập đoàn (không tính khoản đầu tư cổ phần của công ty mẹ vào các công ty con hoặc giữa các công ty con)
- Tổng số nợ phải trả và nợ phải thu của tập đoàn đối với các doanh nghiệp ngoài tập đoàn (không tính số nợ phải trả, phải thu giữa công ty mẹ và các công ty con và giữa các công ty con)
- Tổng số khoản phải trả cho chủ nợ bên ngoài tập đoàn (không tính khoản phải trả giữa công ty mẹ và giữa các công ty con)
- Tổng số vốn hiện tại có tại tập đoàn dưới hình thức tiền mặt hoặc giấy tờ có giá
- Tổng giá trị tài sản (cả vô hình lẫn hữu hình) đang sử dụng tại tập đoàn
Báo cáo tài chính hợp nhất cho biết hiệu quả hoạt động của tập đoàn:
- Tổng doanh thu của tập đoàn thu được từ hoạt động thương mại với các doanh nghiệp bên ngoài tập đoàn (không tính các giao dịch thương mại giữa các công ty mẹ và các công ty con hoặc giữa các công ty bởi vì những giao dịch này thường không dựa trên cơ sở giao dịch thông thường)
- Tổng chi phí lương của tập đoàn
- Tổng lợi nhuận của tập đoàn thu được từ hoạt động thương mại đối với các doanh nghiệp bên ngoài tập đoàn (không tính các giao dịch thương mại giữa công ty mẹ và các công ty con hoặc giữa công ty con bởi vì những giao dịch này thường không dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường)
- Tổng chi phí không bằng tiền mặt của tập đoàn như chi phí khấu hao tài sản hữu hình và vô hình, quỹ dự phòng trợ cấp cho tương lai và các khoản dự phòng cho các nghĩa vụ pháp lý trong tương lai
- Tổng số tiền bị xoá sổ hoặc dự phòng cho những khoản nợ không thu hồi được từ các doanh nghiệp ngoài tập đoàn
- Tổng số tiền bị xoá sổ hoặc dự phòng cho khoản giảm hàng tồn kho
- Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn thu được từ các hoạt động thương mại đối với các doanh nghiệp ngoài tập đoàn
- Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả
Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy:
- Tổng các khoản thuế của tập đoàn đối với các doanh nghiệp độc lập ngoài tập đoàn
- Toàn bộ những cam kết về vốn của tập đoàn với các doanh nghiệp bên ngoài
- Những thông tin mà người sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất quan tâm trong quá trình quyết định kinh doanh, cho vay vốn hoặc đầu tư vào tập đoàn
Theo G Garnsey và A.J Simsons [20], có bốn phương pháp trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn:
Phương pháp thứ nhất: công bố bản cân đối kế toán của công ty mẹ, báo cáo kết quả kinh doanh (lãi lỗ) và hạch toán lãi của công ty con như một khoản đầu tư Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, đáp ứng được yêu cầu của Luật công ty và nó là một phần thiết yếu của báo cáo được công bố, giúp chủ nợ nắm được tình hình tài chính của công ty mà họ có thể phải khởi kiện nếu điều kiện bắt buộc, giúp hội đồng quản trị chỉ phải đưa ra những thông tin tối thiểu để các đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực không thể tận dụng
Nhược điểm của phương pháp này là không thừa nhận bản chất thực tế của mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con và nó không thể cung cấp cho các cổ đông thông tin thiết yếu liên quan đến tình hình đầu tư của họ
Phương pháp thứ hai: công bố bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mẹ cùng các bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của từng công ty con Ưu điểm của phương pháp này là trình bày được tình hình tài chính của từng công ty phục vụ cho lợi ích của các chủ nợ và những người khác quan tâm Nó cung cấp cho các cổ đông thông tin về tình hình tài chính và lợi nhuận của từng công ty con Phương pháp này thích hợp trong trường hợp tập đoàn chỉ có một hoặc vài công ty con
Nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào cũng cung cấp đầy đủ các thông tin để trình bày tình hình tài chính hoặc lợi nhuận của một nhóm các công ty trong tập đoàn Việc công gộp một cách đơn thuần các bảng cân đối sẽ không cho thấy được tình hình thực tế các mục liên công ty cần phải được loại bỏ trước khi công bố mà các báo cáo công bố rất hiếm khi bao hàm đầy đủ thông tin để làm rõ vấn đề này
Phương pháp thứ ba: Công bố bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời lập báo cáo riêng tóm tắt tài sản có, tài sản nợ và tóm tắt lợi nhuận của tất cả các cong ty con gộp lại với nhau Ưu điểm của phương pháp này là cho phép đánh giá một cách khách quan toàn bộ tập đoàn, làm giảm tối đa khả năng sửa đổi các báo cáo đã được công bố Các đối thủ cạnh tranh không thể biệt được thông tin liên quan đến hoạt động của bất kỳ công ty con nào
Nhược điểm của phương pháp này đòi hỏi phải có quá trình lập kế hoạch và soạn thảo báo cáo cẩn thận Cụ thể:
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
- Hàng hóa và tiền mặt trung chuyển giữa các công ty, cổ tức đã công bố nhưng chưa thanh toán và tất cả các giao dịch liên công ty cần phải được điều chỉnh
- Cần phải có hệ thống tài khoản và cơ sở định giá thống nhất, đồng thời trong những trường hợp có thể, tài khoản của tất cả các công ty con và công ty mẹ nên được tiến hành cân đối cùng một lúc
Vì những yêu cầu trên phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi
Phương pháp thứ tư: công ty bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả kinh doanh và hai báo cáo hợp nhất cho toàn tập đoàn (bảng cân đối kế toán hợp nhất gộp tài sản có và nợ của các công ty con và công ty mẹ và bảng báo cáo thu nhập hợp nhất của công ty mạ và các công ty con) Cách trình bày này có ưu điểm là nếu báo cáo hợp nhất được lập một cách thích hợp thì chúng có thể cung cấp cho các cổ đông các báo cáo chính xác về tình hình tài chính và lợi nhuận của tập đoàn với tư cách là một đơn vị kinh doanh Ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, việc cung cấp báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn là bắt buộc mặc dù yêu cầu trình bày tài chính của mỗi công ty con là khác nhau Tại Anh, yêu cầu có sổ sách kế toán riêng cho từng “loại hình kinh doanh” ở Mỹ, yêu cầu bất cứ hoạt động nào chiếm trên 10% doanh thu phải được báo cáo riêng Công đồng châu Âu lại quan tâm đến vấn đề tách những hoạt động trong cộng đồng và ngoài cộng đồng Tại Trung Quốc việc hướng dẫn lập và thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất do Bộ tài chính thực hiện
1.2.2 M ố i quan h ệ tài chính gi ữ a công ty m ẹ và công ty con 1.2.2.1 Việc đầu tư vốn, huy động vốn
Công ty mẹ là nhà đầu tư, nơi cấp vốn cho công ty con Công ty con là nơi tiếp nhận nguồn vốn đó để hoạt động Thông thường, chỉ có quan hệ đầu tư vốn giữa công ty mẹ đến công ty con mà không có chiều ngược lại Quan hệ sở hữu vốn giữa công ty mẹ - công ty con làm nên mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con Mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con được hình thành tùy thuộc vào sự tham gia góp vốn của công ty mẹ Công ty mẹ có thể nắm giữ cổ phần chi phối đối với công ty con, có tỷ lệ góp vốn cao nhất vào công ty con Tỷ lệ góp vốn này có thể là 100% hoặc thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo quyền chi phối công ty con của công ty mẹ so với các chủ sở hữu khác Công ty mẹ cũng có thể góp một phần vốn vào công ty con nhưng không nắm giữ cổ phần chi phối công ty con này Tuy nhiên công ty con này vẫn thuộc sở hữu của công ty mẹ Khi đó, công ty mẹ đóng vai trò như các cổ đông thông thường khác, hưởng các quyền và lợi ích tương đương với số vốn đã đầu tư vào công ty con Quyền đưa ra các quyết định của công ty mẹ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ trong công ty con Quan hệ vốn giữa công ty mẹ và công ty con cũng như các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ này đối với công ty mẹ, công ty con thường được xác lập trong điều lệ của công ty con qua những điều khoản qui định có tính kỹ thuật về hoạt động của công ty Công ty con là đơn vị nhận vốn của công ty mẹ nhưng vẫn là những công ty độc lập, kể cả khi công ty con có 100% vốn của công ty mẹ
Thông thường, công ty mẹ không có đủ khả năng tài chính để thoả mãn tất cả nhu cầu về vốn của công ty con Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn, các công ty con phải tự tìm nguồn vốn bằng cách giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại hoặc các thị trường vốn như các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản thường tập hợp xung quanh ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn hay các tập đoàn lớn của Trung Quốc thường niêm yết công ty mẹ của họ trên thị trường chứng khoán
Việc đầu tư, sở hữu vốn chéo nhau giữa các công ty con không được khuyến khích trong những tập đoàn ở các nước phương Tây nhưng lại khá phổ biến trong các tập đoàn ở Châu Á
Trong quan hệ đầu tư, công ty mẹ xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mô như mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chính để vay vốn Công ty mẹ chỉ giám sát hiệu quả hoạt động, còn lãnh đạo công ty con chịu trách nhiệm hoàn toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này Để đảm bảo cho tập đoàn sử dụng vốn một cách hiệu quả, nhiều tập đoàn rất chú ý đến việc cơ cấu lại khoản vốn tồn đọng bằng cách rút bớt khoản vốn không hiệu quả để tập trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả theo cách thức cơ bản sau:
- Tập trung vốn cho các doanh nghiệp thành viên có khả năng phát triển tốt
- Hổ trợ một hoặc một số doanh nghiệp chủ chốt trong tập đoàn đạt được những yêu cầu của thị trường và thoả mãn điều kiện lưu thông tiền tệ
- Đầu tư dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao, sản phẩm tốt
Hội đồng quản trị công ty mẹ có quyền độc lập ra các quyết định đầu tư trong hạn mức vốn và phạm vi nhất định Tương tự như vậy, hội đồng quan trị công ty con cũng có quyền độc lập ra các quyết định đầu tư trong giới hạn vốn và phạm vi cho phép
Những quyết định vượt ngoài giới hạn mức độ vốn và phạm vi cho phép phải đưa ra đại hội cổ đông hoặc hội đồng thành viên theo qui định của pháp luật và điều lệ của công ty
1.2.2.2 Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Công ty mẹ và các công ty con đều là chủ thể độc lập trong thị trường, hoạt động theo mục tiêu thị trường cho nên mỗi đơn vị là các trung tâm doanh thu và chi phí
Công ty mẹ thực hiện quản lý doanh thu, chi phí và được phân chia lợi nhuận tùy theo tỷ lệ vốn góp của mình vào các công ty con Tuy nhiên giữa công ty mẹ và công ty con lại hình thành quan hệ chặt chẽ về hợp tác sản xuất Trong nhiều trường hợp, mỗi doanh nghiệp là một khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của tập đoàn Vì vậy, các giao dịch kinh doanh trong nội bộ tập đoàn đều tuân thủ các qui tắc thị trường trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi song cũng có những bảo hộ, ưu đãi theo những điều kiện nhất định Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp trong tập đoàn đều ưu tiên mua bán, đặt hàng trong nội bộ hoặc mua bán hàng hóa với nhau theo mức giá thấp hơn so với giá thị trường Đối với trường hợp mua bán đúng giá trên thị trường thì thường có các điều khoản bán hàng như tín dụng, phân phối và điều khoản thanh toán ưu đãi
Lợi nhuận phát sinh trong tập đoàn thường được phân phối theo hướng chú ý đến lợi ích chung của cả tập đoàn và lợi ích của từng doanh nghiệp tham gia tập đoàn theo một số nguyên tắc chủ yếu sau để điều hòa phân phối lợi nhuận trong tập đoàn:
- Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi
- Xác định theo qui luật kinh tế thị trường, theo sự biến động của giá cả thị trường
- Đảm bảo sự hài hòa giữa cạnh tranh và bảo hộ trong tập đoàn.
Đặc điểm, vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế
Khái niệm tập đoàn kinh tế hàng không
Tập đoàn kinh tế hàng không là tập đoàn kinh tế lấy HKDD làm lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh chính Tuy nhiên, ngày nay khái niệm về HKDD không chỉ bó hẹp trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và các dịch vụ phục vụ hoạt động bay tại cảng hàng không mà đã mở rộng sang các lĩnh vực thương mại có liên quan đến hoạt động HKDD.
Đặc điểm của tập đoàn kinh tế hàng không
Về qui mô: Tuy mức độ khác nhau nhưng nhìn chung các tập đoàn kinh tế hàng không đều có qui mô rất lớn về tài sản, đội máy bay, thị trường và mạng đường bay, khối lượng vận chuyển, doanh thu và lao động
Về cấu trúc và liên kết: Tập đoàn kinh tế hàng không là tổ hợp các công ty, bao gồm “công ty mẹ” và “các công ty con, cháu” Các tập đoàn hàng không phổ biến trên thế giới hiện nay thường tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con và lấy một hãng hàng không lớn đóng vai trò tạo nên bộ mặt tập đoàn, trong nhiều trường hợp đây chính là “công ty mẹ” và là tập đoàn
Về lĩnh vực hoạt động: Các tập đoàn hàng không có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình một cách rất khác nhau ra ngoài khuôn khổ của vận tải hàng không nhưng bao giờ cũng lấy vận tải hàng không làm nòng cốt
Về ngành nghề kinh doanh: Tập đoàn kinh tế hàng không phổ biến hiện nay là hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực Tuy nhiên dù lĩnh vực kinh doanh có đa dạng đến bao nhiêu cũng không thể không có một số ngành nghề tạo nên cấu trúc cốt lõi của tập đoàn, bao gồm vận tải hàng không (hành khách, hàng hóa) và các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không (phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, sửa chữa máy bay, phục vụ hàng hóa, cung ứng suất ăn trên máy bay…)Ngành nghề tạo nên cấu trúc cốt lõi của tập đoàn hàng không được các tập đoàn tổ chức thành hai dạng là các công ty thành viên hoặc được tổ chức thành các bộ phận của hãng hàng không lớn tạo bộ mặt của tập đoàn
Về sở hữu: Do đòi hỏi công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến và qui mô vốn lớn nên các tập đoàn kinh tế hàng không đều là sở hữu hỗn hợp, đa sở hữu, trong đó các tập đoàn được hình thành từ hãng hàng không quốc gia đều có sở hữu của chính phủ nhưng tỷ lệ có xu hướng ngày càng giảm qua quá trình phát triển của tập đoàn Sở hữu hỗn hợp giúp cho các tập đoàn kinh tế hàng không có điều kiện huy động nhanh nguồn vốn chủ sở hữu và tạo môi truờng nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển.
Vai trò của tập đoàn kinh tế hàng không
Tăng cường sức mạnh kinh tế và nâng cao cạnh tranh của cả tập đoàn cũng như từng công ty thành viên Tập đoàn kinh tế hàng không cho phép huy động được các nguồn lực trong xã hội vào quá trình SXKD, hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh, tạo liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên sẽ tạo điều kiện cho chúng thống nhất phương hướng chiến lược trong phát triển kinh doanh chống lại cạnh tranh của các tập đoàn khác
Tập trung điều hòa vốn: Nhờ có việc xây dựng tập đoàn kinh tế mà vốn của các công ty thành viên luôn được sử dụng vào những nơi hiệu quả nhất, tập trung vốn đầu tư vào những dự án tạo ra sức mạnh quyết định cho phát triển tập đoàn
Tạo điều kiện đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD và hỗ trợ thông tin của các công ty thành viên
Có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ nước ngoài một cách có hiệu quả
Giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo lực lượng vận tải hàng không cho quốc gia.
Kinh nghiệm của một số tập đoàn kinh tế hàng không về cơ chế tài chính
Tập đoàn hàng không Singapore Airlines
Tập đoàn Singapore Airlines được cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - con Tập đoàn này bao gồm Singapore Airlines – công ty mẹ - là bộ mặt tập đoàn và 15 công ty con, trong đó phần vốn tham gia của Singapore Airlines đều chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số vốn điều lệ Singapore Airlines còn có 35 công ty liên kết (vốn tham gia của Singapore Airlines chiếm tỷ lệ dưới 50% tổng số vốn điều lệ Ngoài ra, Singapore Airlines còn tham gia liên doanh với nước ngoài
Hiện nay, Singapore Airlines là công ty hàng không cổ phần, trong đó vốn nhà nước hiện chiếm 54% tổng số vốn điều lệ, phần còn lại thuộc sở hữu của các nhân viên Singapore Airlines, khu vực kinh tế tư nhân và các công ty nước ngoài
Singapore Airlines là hãng hàng không quốc gia kinh doanh toàn cầu là lĩnh vực kinh doanh cơ bản của tập đoàn Singapore Airlines Hầu hết các công ty con của Singapore Airlines đều là đơn vị trực thuộc trước đây được tách ra thành doanh nghiệp độc lập
Hình thức sở hữu chủ yếu trong các công ty con là doanh nghiệp 100% vốn của Singapore Airlines Bảng tổng kết tài chính hàng năm là tổng hợp kết quả tài chính của tập đoàn Singapore Airlines và các doanh nghiệp thành viên trong năm đó
Mối quan hệ của Singapore Airlines và các doanh nghiệp thành viên:
- Quan hệ kinh doanh giữa Singapore Airlines và doanh nghiệp thành viên là bình đẳng, được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên Sự chỉ đạo của Singapore Airlines đối với các doanh nghiệp thành viên được thực hiện thông qua người của Singapore Airlines được điều sang tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thành viên nhằm bảo đảm rằng lợi ích của doanh nghiệp thành viên không đối nghịch với lợi ích của Singapore Airlines Các doanh nghiệp thành viên của Singapore Airlines là các doanh nghiệp độc lập được hoàn toàn chủ động trong sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo có lãi Nếu thua lỗ phải chịu trách nhiệm và giải trình trước hội đồng quản trị Singapore Airlines Riêng về hoạt động đầu tư, những hạn mục có giá trị từ 6,25 triệu USD trở lên thì phải được HĐQT Singapore Airlines phê duyệt Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp thành viên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình với HĐQT Singapore Airlines
Singapore Airlines hưởng lợi tức từ lợi nhận của doanh nghiệp thành viên Một phần lợi nhuận được chuyển về Singapore Airlines, một phần để lại để đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển doanh nghiệp thành viên và để cân đối kết cấu thu chi của Singapore Airlines
- Quan hệ nhân sự: Tổng giám đốc Singapore Airlines bổ nhiệm những người của Singapore Ailines tham gia bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp thành viên (chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp thành viên), số lượng người của Singapore Airlines tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Singapore Airlines tại doanh nghiệp thành viên
- Tập đoàn Singapore Airlines tập trung phát triển hãng hàng không mẹ Singapore Airlines thông qua các chính sách: phát triển đội bay, phát triển mạng dđường bay và chính sách chất lượng sản phẩm dich vụ trên tất cả các hạng ghế nhằm trở thành một hãng lớn làm bộ mặt cho tập đoàn.
Tập đoàn Air France
Tập đoàn Air France gồm Air France và 8 công ty con, đều có vốn tham gia của Air France chiếm tỷ lệ từ 60% tổng số vốn điều lệ trở lên Ngoài ra, Air France còn có các công ty tham gia (Participations) mà phần vốn tham gia Air France chiếm tỷ lệ dưới 50% tổng vốn điều lệ và các công ty liên doanh
Tập đoàn Air France được cấu trúc theo mô hình mẹ - con Công ty mẹ là Air France, công ty cổ phần (vốn Chính phủ chiếm 18,6%, người lao động chiếm 16,3%, bộ tài chính chiếm 2,4%, còn lại 62,7% là các cổ đông khác) là bộ mặt của tập đoàn Air France
Air France là một hãng hàng không lớn kinh doanh toàn cầu, giữ vai trò là năng lực vận tải chủ đạo trong tập đoàn Hiện nay, trong tập đoàn, Air France chiếm 65% về số lượng máy bay, 83% về tải cung ứng, 85% hành khách vận chuyển, 87% về doanh thu và 86% về lao động trong tập đoàn Air France
Hầu hết các doanh nghiệp trong tập đoàn Air France đều là đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trước đây được tách ra thành doanh nghiệp độc lập, hoặc mua lại Đồng thời, Air France tham gia toàn bộ hoặc từ 60% vốn trở lên tại doanh nghiệp này Hình thức sở hữu chủ yếu của doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn Air France là 100% vốn của Air France (chiếm 6/8 doanh nghiệp gồm: các hãng hàng không bay khu vực (Regional, Brit Air, City Yet), công ty kỹ thuật CRMA, công ty tư vấn Air France Consulting và công ty tài chính Air France Finance, chỉ có 2 doanh nghiệp không phải là 100% vốn của Air France là: công ty dịch vụ Servair (Air France chiếm 88.03% vốn) và công ty vận chuyển hàng phát nhanh Sodexi (Air France chiếm 60% vốn)) Bảng tổng kết tài chính hàng năm của tập đoàn Air France là tổng hợp kết quả tài chính của Air France và các công ty con trong năm đó Air France hưởng lợi tức từ công ty thành viên theo tỷ lệ vốn góp
Tập đoàn Air France mở rộng qui mô dựa trên sự phát triển công ty mẹ và thông qua thôn tính các hãng hàng không bay khu vực nhằm hỗ trợ cho mạng đường bay toàn cầu của Air France, tăng hiệu quả kinh doanh chung của tập đoàn Chính sách phát triển đội máy bay của Air France là tầm trung và tầm xa còn tầm ngắn thì do các hãng hàng không con của Air France khai thác Và chính sách chất lượng sản phẩm tuỳ theo tính chất từng thị trường Ngoài ra, Air France còn lấy thông tin phản hồi của khách hàng làm cơ sở xây dựng chiến lược về chất lượng dịch vụ Do đó, điểm mạnh của Air France là có trung tâm trung chuyển tốt; mạng đường bay rộng, cân bằng và liên minh với các hãng hàng không lớn trên thế giới; dịch vụ luôn đổi mới để đáp ứng sự quan tâm của khách hàng và quản lý tốt chi phí
Lufthasa là tập đoàn hàng không lớn nhất nước Đức và lớn thứ 2 Châu Âu sau Air France – KLM Lufthansa là công ty mẹ và cũng là bộ mặt tập đoàn Lufthansa là công ty cổ phần với cơ cấu vốn 88,52% nhà đầu tư cá nhân, MGL 10,05%, Deutsche Postbank 1,03%, Deutsche Bank 0,4% và có 37.642 nhân viên (tháng 03/2007)
14/12/07 Lufthansa và hãng hàng không giá rẻ Jetblue thông báo bắt đầu hợp tác đầu tiên thông qua việc Lufthansa mua lại 19% cổ phần của Jetblue Đây cũng là quan hệ sở hữu đầu tiên bởi một hãng hàng không châu Âu và một hãng hàng không Mỹ kể từ khi thỏa ước bầu trời mở EU-US hồi năm trước
28/08/08 Lufthansa và Brussels Airlines tuyên bố liên kết với nhau 15/09/08 đánh dấu cho liên kết đó là Lufthansa sẽ mua 45% cổ phần của Brussels Airlines và 55% vào năm 2011
28/10/08 Lufthansa quyết định mua lại BMI và hoàn tất vào 01/2009
Lufthansa đầu tư vốn vào các công ty con: Sun Express 50%, Swiss International Airlines 100%, Brussels Airlines 45%, Lufthansa Cargo, Nhà cung cấp sửa chữa máy bay, Nhà cung cấp công nghệ hàng không lớn nhất châu Âu, Lufthansa Regional, Lufthansa CityLine, Air Dolomiti, Công ty bảo hiểm hàng không, LSG Sky Chefs, Condor (24,9%), Luxair (13%), Eurowing (49%), BMI (30%), Jetblue (19%)
Công ty mẹ khai thác các đường bay tầm trung và tầm xa, thân rộng Các hãng hàng không con hoặc liên kết khai thác các đường bay ngắn hơn bằng loại máy bay khu vực và hỗ trợ cho mạng đường bay của hãng hàng không mẹ Các hãng hàng không liên kết với nhau bằng nhiều hình thức Ngoài liên kết về vốn còn liên kết qua các thỏa thuận hợp tác khai thác đường bay, sử dụng thương hiệu, biểu tượng, hệ thống đặt chỗ, thủ tục chuyến bay…của hãng hàng không tạo bộ mặt của tập đoàn
1.4.4 Bài h ọ c kinh nghi ệ m cho Vi ệ t Nam
Qua nghiên cứu một số tập đoàn hàng không trên thế giới và dựa vào tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam, một số kinh nghiệm được rút ra cho phát triển tập đoàn hàng không ở Việt nam là:
- Xu hướng phát triển các tập đoàn hàng không trên thế giới đều tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
- Các tập đoàn hàng không được thành lập nhằm mở rộng quy mô, liên kết các công ty con trong tập đoàn nhằm đảm bảo cho hoạt động chính là vận tải hàng không
- Với một quốc gia đang phát triển thì việc hình thành tập đoàn hàng không dựa trên nền tảng Tổng công ty là phù hợp Trong đó, lấy Tổng công ty làm công ty mẹ là bộ mặt tập đoàn
- Công ty mẹ nắm giữ một tỷ lệ vốn nhất định trong các công ty con để chi phối hoạt động của công ty con hổ trợ cho hoạt động chính của tập đoàn
- Cần cổ phần hóa công ty mẹ để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình phát triển
- Tập trung đầu tư phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mẹ cũng như của tập đoàn qua các chính sách phát triển đội máy bay, mạng đường bay và chính sách chất lượng dịch vụ
Vận tải hàng không là một loại hình vận tải đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước và cũng là lĩnh vực có mức độ hội nhập quốc tế khá cao so với các lĩnh vực giao thông vận tải khác Ngành hàng không luôn là ngành luôn đọưc xem là ngành kỹ thuật cao Chính vì vậy, các công nghệ, kỹ thuật mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho ngành hàng không ở các quốc gia đang phát triển như Hàng không Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ ngang tầm thế giới, từ đó thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên nhiều khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao,…Quá trình hội nhập của ngành hàng không luôn đòi hỏi những nhận thức đúng đắn về cơ hội và thách thức để từ đó xây dựng mô hình hoạt động phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội, đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hội nhập đặt ra Ứng với mỗi mô hình hoạt động luôn có một cơ chế tài chính thích hợp Chính vì vậy, để tìm ra một mô hình hoạt động thích hợp cho việc phát triển Tổng công ty hàng không Việt Nam thành một tập đoàn với điều kiện riêng có của hàng không Việt Nam và những bài học kinh nghiệm về xây dựng cơ chế tài chính của một số tập đoàn hàng không trên thế giới từ đó xây dựng một cơ chế tài chính tương thích là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của hàng không Việt Nam
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Tên đầy đủ: TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM AIRLINES CORPORATION
Tên viết tắt: VIETNAM AIRLINES
Biểu tượng: “Bông sen vàng”
Vốn điều lệ tại TCT tại thời điểm 30/06/2006 được ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT (đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/2006/QĐ-TTg ngày 13/11/2006) là 5.738 tỷ đồng TCT được phép để lại phần lợi nhuận sau thuế chia theo tỷ lệ vốn Nhà nước tại TCT để bổ sung đủ vốn điều lệ đã được phê duyệt
Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh:
- Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm, thư
- Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, sửa chữa bảo dưỡng điện cao thế,…)
- Bảo dưỡng máy bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư máy bay và các thiết bị kỹ thuật khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vậ tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và ngoài nước
- Xuất, nhập khẩu máy bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và những mặt hàng khác theo qui định Nhà nước
- Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khác
- Sản xuất, chế biến, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên máy bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất-nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các đại điểm khác
- Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà máy sản xuất máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng máy bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài
- Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng
- In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ khoa học, công nghệ
- Đầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo qui định của pháp luật
- Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo qui định của pháp luật
Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành gồm: Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc; các Phó tổng giám đốc; kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của TCT có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong quá trình hoạt động
Hiện Vietnam Airlines đã khai thác 49 máy bay với mạng đường bay tới 41 điểm của 26 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới và 23 đường bay đến 16 tỉnh thành trong cả nước
Bảng 2.1: Số lượng và loại máy bay
Loại máy bay Số lượng Số ghế Ghế hạng C Ghế hạng Y
Vietnam Airlines hiện đang hợp tác liên danh với 11 hãng hàng không của Châu
Mỹ Châu Á – Thái Bình Dương Đó là các hãng hàng không: American Airlines (AA), Japan Airlines (JL), Korean Airlines (KE), China Airlines (CI), Cathay Pacific (CX), China Southern Airlines (CZ), Mandarin Airlines (AE), Quantas Airways (QF), Garuda Airlines (GA), Philippine Airlines (PR), Laos Airlines (QV) Bên cạnh đó, VNA đang đàm phán hợp tác liên danh với các hãng hàng không và hãng tàu tại châu Âu nhằm tăng cường mạng sản phẩm, nâng cao hiệu quả khai thác các đường bay Châu Âu
Hợp tác liên danh của VNA bao gồm các hình thức: Liên danh mua bán chỗ cứng/mềm với các đối tác PR, GA, CZ và QF; Liên danh trao đổi chỗ với các đối tác
CX, JL, KE và AA Với cùng một đối tác, VNA có thể áp dụng nhiều hình thức hợp tác trên từng đường bay cụ thể Chẳng hạn như, VNA hợp tác liên danh trao đổi chỗ với JL trên tất cả các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản do hai hãng khai thác đồng thời hợp tác liên danh linh hoạt trên một số chặng bay nội địa Nhật do JL khai thác
Bảng 2.2 : Kết quả vận chuyển hành khách của TCT HKVN năm 1997 – 2007
Quốc tế (hành khách) Nội địa (hành khách) Tổng (hành khách)
Năm Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Tăng
Bảng 2.3 : Kết quả vận chuyển hàng hóa của TCT HKVN năm 1997 – 2007
Quốc tế (tấn) Nội địa (tấn) Tổng (tấn) Năm Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Sản lượng Thị phần Tăng
Nguồn: Vietnam Airlines K ế t qu ả ho ạ t độ ng 6 tháng đầu năm 2008:
Môi trường khai thác gặp nhiều khó khăn do “bão giá”, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của TCT HKVN Được biết giá thanh toán nhiên liệu bình quân 6 tháng đầu năm của VNA đã lên đến 124,84USD/thùng ZA1, tăng 38% so với giá kế hoạch Chi phí nhiên liệu bay 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng 1.412 tỷ đồng so với kế hoạch
Trước tình hình đặc biệt khó khăn 6 tháng đầu năm 2008, lãnh đạo TCT đã kịp thời đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm triển khai tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát do Chính phủ chỉ thị và hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao như:
- Tái cơ cấu và hợp lý hóa mạng đường bay trong nước và quốc tế bằng việc điều chỉnh sản phẩm mạng đường bay trên cơ sở nghiên cứu kỹ biến động của thị trường; điều hành linh hoạt giá bán, khai thác hiệu quả tải cung ứng để tăng thu bán hành khách và hàng hóa; tăng cường công tác nghiên cứu và phân tích hiệu quả đường bay phục vụ tốt cho công tác quản trị, điều hành
- Khuyến khích mọi giải pháp tăng thu trên mọi lĩnh vực tại tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc TCT
- Xem xét tổng thể kế hoạch đầu tư, cắt giảm và giãn tiến độ đối với các dự án đầu tư
- Kiểm soát chặt chẽ biên chế, tạm dừng tuyển dụng lao động mới trừ lao động có chuyên môn sâu, phục vụ cho nhu cầu dài hạn; thực hiện tổ chức lại lao động tại từng cơ quan đơn vị, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn lực, sử dụng có hiệu quả lao động hiện có Thực hiện chế độ làm việc 42 giờ/tuần; điều chỉnh và hợp lý hóa tiền lương, có chính sách khen thưởng do tiết kiệm
- Triển khai quyết liệt việc cắt giảm chi phí và thực hành tiết kiệm với định lượng cụ thể trên các nội dung: thực hiện chương trình tiết kiệm nhiên liệu bay; điều chỉnh chính sách phục vụ hành khách phù hợp với tình hình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín của VNA; cắt giảm từ 10 – 20% chi phí thường xuyên trên tất cả các khoản mục; nghiên cứu chương trình hợp lý hóa trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ, vật tư phụ tùng máy bay
Phân tích thực trạng tài chính Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Về nguồn vốn kinh doanh
2.2.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu: được bảo toàn và phát triển, tuy nhiên quy mô vốn chủ sở hữu không tương xứng với quy mô và phạm vi hoạt động của TCT
Bảng 2.4: Vốn và tài sản của TCT HKVN năm 2001 – 2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng
4 Tỷ số nợ dài hạn/Vốn CSH 1,09 1,86 1,67 2,10 14,32%
Bảng 2.5 : Vốn và tài sản của các doanh nghiệp công ích năm 2001 – 2006 Đơn vị tính: Tỷ đồng
4 Tỷ số nợ dài hạn/Vốn CSH 0,15 0.30 0,27 12,8%
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (tỷ VNĐ)
Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của TCT theo giá trị sổ sách là 5.548 tỷ đồng tương đương 346 triệu USD
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tại TCT bình quân trong 5 năm gấn nhất 2002-2007 là 12% phần lớn nguồn vốn tăng trưởng được bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh của TCT và vốn cấp từ NSNN cho các dự án máy bay Ngoài ra, vốn CSH cũng tăng thêm nhờ việc bán một phần cổ phần ra bên ngoài từ việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn CSH đang thấp hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh (tính theo tốc độ tăng sản lượng 15,1% và doanh thu vận chuyển 12,1%)
Tỷ lệ nguồn vốn CSH trên tổng tài sản của TCT đạt 24.64% vào 31/12/2007, trong khi mức tối thiểu cần thiết theo qui định hiện hành là 30% và mức bình quân của AAPA là 30,8% Để đạt được tỷ lệ tối thiểu 30%, cần bổ sung thêm khoảng 1.204 tỷ đồng vốn CSH
2.2.2.2 Nguồn vốn huy động: TCT đã huy động thành công nguồn vốn cho đầu tư, phát triển Quy mô và tỷ lệ vốn vay dài hạn tăng nhanh cũng đồng thời làm tăng rủi ro và nghĩa vụ tài chính
Tổng số vốn được huy động và cam kết huy động trong giai đoạn 2003-2010 là 1.897 triệu USD Tính đến 31/12/2007, số dư nợ vay dài hạn của TCT là 728 triệu USD, tương đương 11.654 tỷ đồng Trong cơ cấu các khoản vay của VNA, hầu hết dư nợ vốn vay là khoản vay đầu tư phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines (chiếm 98,85% tổng số vốn vay của TCT) Với nhu cầu phát triển đội máy bay giai đoạn 2006-
2010 là 55-60 chiếc thì tổng nhu cầu vốn đầu tư cần khoảng trên 19.000 tỷ đồng, trong đó số vốn phải huy động sẽ đạt mức trên 16.000 tỷ đồng thông qua các hình thức huy động vốn như tín dụng xuất khẩu (85%), vay thương mại (15%)
TCT đã thực hiện huy động vốn cho đầu tư phát triển đội tàu bay có tính chuyên nghiệp và có hiệu quả được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao:
• Dự án mua 10 A321 là khoảng trên 620 triệu USD Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn bảo đảm cho dự án này gồm:
- Vay tín dụng xuất khẩu: trên 490 triệu USD
- Vay thương mại: trên 100 triệu USD
- Vốn TCT: trên 30 triệu USD
Hiện tại đối tác được lựa chọn là ngân hàng CALYON (Pháp) với sự bảo lãnh của
• Dự án mua 4 B787: Nguồn vốn chủ yếu bảo đảm cho dự án dự kiến huy động ở vốn vay tín dụng xuất khẩu với sự bảo lãnh của Exim Bank Để kiểm soát rủi ro khi dư nợ vay nước ngoài tăng nhanh, TCT đã thực hiện cố định lãi suất cho trên 80% các khoản vay dài hạn với mức lãi suất thấp
Quy mô vốn vay của TCT tăng nhanh làm tăng độ rủi ro tài chính và gánh nặng thanh toán nợ trong những năm tới Để hạn chế rủi ro đối với các hợp đồng vay vốn dài hạn, TCT đã linh hoạt và thực hiện thành công các hợp đồng cố định lãi suất cho trên 72% tổng nguồn vốn dài hạn, với chi phí lãi vay cố định ở mức thấp
Tỷ lệ vốn vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2007 là 1.89 lần, đang ở mức giới hạn an toàn về tài chính theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế là 2:1
2.2.2.3 Nguồn vốn dài hạn chưa đủ bảo đảm và cân đối cho tổng tài sản dài hạn
Theo logic thông thường, TCT đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn đầu tư dài hạn Tổng nguồn vốn dài hạn tại 31/12/2007 chỉ đảm bảo được 96% tổng tài sản dài hạn ghi trên bảng cân đối kế toán Nhiều tài sản có tính đặc thù như chi phí dài hạn trả trước mua tàu bay, chi phí dài hạn trả trước đào tạo phi công… đang được cân đối từ các nguồn vốn tạm nhàn rỗi hoặc các nguồn vốn ngắn hạn khác
Do đặc thù kinh doanh của TCT, vốn luân chuyển luôn ở trạng thái âm (tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) Theo số liệu quyết toán đến 31/12/2007, tổng tài sản lưu động 5.592 tỷ đồng, trong khi tổng nợ ngắn hạn là 4.968 tỷ đồng, chênh lệch -624 tỷ đồng Đây là lợi thế trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không khi có một tỷ lệ khá lớn tiền thanh toán của khách hàng thực hiện thanh toán trước khi thực hiện dịch vụ vận chuyển TCT hiện đang sử dụng một phần nguồn tiền tạm nhàn rỗi, tạm chiếm dụng trên để cân đối cho một số tài sản đặc thù trên Tuy nhiên, quy mô và thời hạn sử dụng nguồn vốn tạm nhàn rỗi hoặc vốn chiếm dụng có giới hạn TCT cần phải có giải pháp bổ sung nguồn vốn dài hạn tương xứng với quy mô đầu tư, đảm bảo sự hạn chế rủi ro và đạt mục tiêu phát triển bền vững
Đầu tư của công ty mẹ đối với công ty con
Trong quá trình thực hiện tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Công ty mẹ - TCT HKVN trực tiếp kinh doanh vận chuyển hàng không các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận chuyển hàng không và đồng thời được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý để đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác:
- Công ty TNHH 1 thành viên Xăng dầu hàng không (VINAPCO); chuyển đổi năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 100% vốn điều lệ
- Công ty TNHH 1 thành viên Kỹ thuật máy bay: Thành lập năm 2006 trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Xí nghiệp sửa chữa máy bay A-75 và A-76
Tuy nhiên cho đến nay công ty vẫn chưa đi vào hoạt động, 2 xí nghiệp này vẫn hoạt động theo đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Công ty TNHH 2 thành viên Dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất thành lập năm 2006, TCT góp 51% vốn đều lệ
- Công ty cổ phần Sản xuất bữa ăn trên máy bay Nội Bài (NAC): Cổ phần hoá năm 2004 từ đơn vị hạch toán phụ thuộc, TCT sở hữu 51% vốn đều lệ
- Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài, thành lập năm 2005, TCT sở hữu 51% vốn đều lệ
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không (AIRIMEX): Cổ phần hóa từ năm
2006 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 51% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần In hàng không (APCO), cổ phần hóa năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 51% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO), cổ phần hóa năm 2006 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 51% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (ALSIMEXCO), cổ phần hóa năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 51% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không: Cổ phần hóa năm
2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 51% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần công trình hàng không: Cổ phần hóa năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 51% vốn điều lệ
- Công ty liên doanh TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), TCT sở hữu 70% vốn điều lệ
- Công ty liên doanh Sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (TAC), TCT sở hữu 60% vốn điều lệ
- Công ty liên doanh TNHH Giao nhận hàng hóa Tp.HCM (VIMAKO), TCT sở hữu 65% vốn đều lệ
- Công ty liên doanh phân phối toàn cầu (Abacus – Vietnam), TCT sở hữu 90% vốn điều lệ
Các công ty liên kết:
- Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không chi nhánh Đà Nẵng (MASCO): Cổ phần hóa năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT sở hữu 49% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không (APLACO): Cổ phần hóa năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT chiếm 36,5% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không: Cổ phần hóa năm 2005 từ đơn vị hạch toán độc lập, TCT chiếm 49% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh: TCT sở hữu 7% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), TCT sở hữu 3,5% vốn điều lệ
TCT đã quan tâm đến việc theo dõi, quản lý và cân đối nguồn vốn trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và quyết định đầu tư TCT đã hình thành bộ phận quản lý vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và tăng cường các hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Các cấp quản lý đã quan tâm hơn đến việc bảo đảm các cân đối về nguồn vốn trong quá trình đầu tư, phát triển.
Về quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Thực hiện cơ chế về quản lý thu bán và doanh thu từng bước đi vào nề nếp Công tác kiểm soát công nợ thu bán được kiểm soát chặt chẽ bảo đảm thu đủ và không gây tổn thất, thất thu trong hoạt động thu bán chứng từ vận tải Đã xử lý và xác định được doanh thu vận chuyển phục vụ lập báo cáo tài chính theo tờ vận chuyển, thích ứng với các qui định của IATA và chuẩn mực kế toán Việt Nam
Ban hành qui trình và tổ chức triển khai kịp thời các công việc quản lý tài chính, kế toán liên quan về chương trình thương mại điện tử, vé điện tử trên toàn hệ thống
Công tác phân tích, đánh giá doanh thu và thu bán chưa có hệ thống, chưa gắn trách nhiệm quản lý nguồn thu tại các trung tâm thu, các Ban ngành liên quan
2.2.4.2 Về quản lý chi phí
Tốc độ tăng thu xuất và cải thiện cơ cấu khách chưa tương xứng với quá trình đầu tư đội bay hiện đại Hiệu quả sử dụng năng lực, đặc biệt là sử dụng đội tàu bay không cao Giờ bay khai thác thực tế của đội bay thấp Giờ bay bình quân của đội bay B777 chỉ đạt bình quân khoảng 12-13 giờ/ngày
Công tác quản trị chi phí chưa được thực sự quan tâm tại từng trung tâm chi phí, trong đó phải kể đến:
- Chi phí kỹ thuật chưa được quản trị theo một trung tâm thống nhất Các thông tin về chi phí kỹ thuật rời rạc; nhiều khoản chi phí kỹ thuật thực hiện chậm trễ gây khó khăn cho việc đòi hoàn trả quỹ đại tu; công tác phân tích, đánh giá, so sánh chi phí kỹ thuật với các Hãng khác chưa được thưc hiện; chương trình quản lý, nạp nhiên liệu nhằm tiết kiệm chi phí nhiên liệu chưa được triển khai
- Chi phí quảng cáo khuyến mãi hàng năm khá lớn và tăng dần nhưng chưa có cơ chế quản lý, kiểm soát và phân công trách nhiệm rõ ràng Chưa có đánh giá về tương quan giữa chi phí xúc tiến thương mại và doanh số bán tại các thị trường
- Chưa có qui định cụ thể về định mức dự trữ các sản phẩm, dịch vụ phục vụ hành khách và cơ chế quản lý, thu hồi các sản phẩm phục vụ hành khách
- Chưa có đánh giá về hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo hàng năm
Hệ thống định mức kinh tế chưa đầy đủ, chưa tạo cơ sở pháp lý cho công tác kiểm soát chi phí
Chính sách tiết kiệm chưa được quán triệt và thực hiện quyết liệt
Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ suất lợi nhuận/vốn
Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn giảm dần và đạt mức thấp do những khó khăn trong kinh doanh vận tải hàng không nói chung (giá đầu vào tăng cao; cạnh tranh khốc liệt) và cơ chế quản lý giá, phí của Nhà nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao
Trong bối cảnh bão giá nhiên liệu, các hãng hàng không thế giới đã gặp không ít khó khăn Kể từ đầu năm 2008 đến nay có tới 25 hãng hàng không bị phá sản Trước thực trạng giá nhiên liệu leo thang mạnh, để có thể tồn tại và có thể thoát ra khỏi khủng hoảng các hãng hàng không một mặt buộc phải phụ thu nhiên liệu và tăng thêm nhiều loại thuế và phí dịch vụ Mặt khác các hãng phải giảm tải, giảm tần suất Tuy nhiên, VNA thì chưa một lần nào áp dụng biện pháp phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của hãng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc kinh doanh trên các đường bay nội địa bị thua lỗ thê thảm Vì theo yêu cầu của Chính phủ, các hãng hàng không VN, nhất là VNA phải đảm bảo giao thông đi lại giữa các vùng kinh tế đồng thời còn phải kiềm chế việc tăng giá Điều này khiến cho kinh doanh hàng không trên tổng mạng trong nước thực tế thua lỗ rất nặng Dù Chính phủ có giải pháp như giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay về mức bằng 0% thì mức lỗ kinh doanh đường bay nội địa mỗi tháng của VNA cũng phải đến hàng triệu USD vì chi phí nhiên liệu chiếm tới 55% tổng chi phí khai thác Hơn nữa khi giá dầu tăng dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao, nhu cầu đi lại sẽ giảm đi vì người dân sẽ không có khả năng chi trả quá lớn cho phí đi lại Điều này khiến cho năng lực khai thác và tải trọng của đội máy bay bị dư thừa Trong 6 tháng đầu năm 2008, toàn TCT đã thua lỗ 83 tỷ đồng Điều đó cho thấy nhiên liệu tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của VNA
15/08/2008 quyết định số 1742/QĐ-BTC cho phép các hãng hàng không được thu thêm phụ phí nhiên liệu Theo đó, VNA chính thức ban hành mức phụ thu nhiên liệu vào giá vé máy bay trên đường bay nội địa
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận
Lợi nhận từ hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là lĩnh vực chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT Tuy nhiên, hiện tại lợi nhuận trong lĩnh vực này chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và đang ở mức thấp Thu suất bình quân toàn mạng giảm qua từng năm trong khi chi suất đang có chiều hướng tăng do giá đầu vào tăng cao
Lợi nhuận từ các hoạt động phụ trợ - dịch vụ: ổn định nhưng tỷ trọng không lớn và có nguy cơ giảm về cả tương đối và tuyệt đối khi có yếu tố cạnh tranh tại khu vực sân bay (do xuất hiện các nhà cung ứng mới)
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính có xu hướng tăng nhưng không đủ làm thay đổi cơ bản hiệu quả sản xuất kinh doanh Các hoạt động đầu tư tài chính triển khai chậm và chưa tận dụng được các cơ hội đầu tư sinh lời từ chính uy tín, thương hiệu và hình ảnh của TCT
2.2.4.4 Về phân phối lợi nhuận
TCT được trích lập các quỹ:
- Quỹ dự trữ tài chính: TCT được điều động 5% quỹ dự trữ tài chính được trích hang năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và của khối hạch toán tập trung để thành lập quỹ dự trữ tài chính tập trung của TCT Quỹ này được dung để bù đắp, hỗ trợ trong các trường hợp thiệt hại về vốn do thiên tai, địch họa, rủi ro trong kinh doanh của TCT và các doanh nghiệp thành viên mà các khoản dự phòng được trích trong giá thành, tiền đền bù của cơ quan bảo hiểm không đủ bù đắp
- Quỹ đầu tư phát triển được dung để đầu tư tập trung kể cả bổ sung vốn kinh doanh cho TCT và các doanh nghiệp thành viên nhằm phát triển kinh doanh theo định hướng chiến lược của TCT và được hình thành từ các nguồn sau:
• Huy động không hoàn lại 10% quỹ đầu tư phát triển được trích hang năm của các doanh nghiệp hạch toán độc lập và của khối tập trung
• Trích lãi từ hoạt động liên doanh liên kết do TCT quản lý trực tiếp theo quyết định của HĐQT
Đánh giá tồn tại, yếu kém
Mô hình quản lý tài chính của TCT được tổ chức phân tán, không gắn quyền hạn với trách nhiệm, chưa phân cấp cụ thể gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành và kiểm soát Quy trình quản lý tài chính từ khâu kế hoạch, lập dự toán, thực hiện chi, duyệt chi và hạch toán do nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chi tiêu
Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng không tương xứng, Ban TCKT dần dần trở thành cơ quan “kho bạc” để cấp tiền và chi tiêu theo lệnh chi mà không có thẩm quyền thực hiện đầy đủ trách nhiệm kiểm soát chi tiêu theo luật kế toán Trong kho đó khi xảy ra sai sót, khuyết điểm thì kế toán trưởng và cán bộ tài chính là người phải chịu trách nhiệm
2.2.5.2 Quản lý về đầu tư
Công tác quản lý vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chưa thực hiện tốt Các cán bộ được cử trực tiếp quản lý phần vốn góp của TCT tại các doanh nghiệp khác chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm báo cáo theo qui định của nhà nước và TCT, thậm chí có các quan điểm khác và chưa bảo vệ lợi ích TCT Việc triển khai thực hiện quyết toán và bàn giao vốn đối với các đơn vị đã hoàn thành cổ phần hóa chậm trễ và không dứt điểm
Công tác quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư lớn thiếu sự phân công và qui định cụ thể cơ quan quản lý dự án, thời gian triển khai chuẩn bị đầu tư kéo dài đến khó khăn cho cân đối nguồn vốn và tiền tệ Công tác quyết toán vốn đầu tư thực hiện không đúng tiến độ theo qui định của pháp luật Nhiều dự án lớn, như dự án máy bay không có cơ quan quản lý dự án Các đơn vị được giao nhiệm vụ thay mặt chủ đầu tư quản lý dự án đã chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm dẫn đến những phát sinh không có phê duyệt theo qui định Quy trình thẩm định và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư trong TCT chưa được ban hành và qui định thống nhất trong TCT, gây khó khăn cho Ban TCKT trong quá trình thực hiện lập, thẩm định và trình duyệt quyết toán các dự án đầu tư
2.2.5.3 Hiệu quả sử dụng vốn đạt chưa cao
Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, giá đầu vào tăng cao, hiệu quả SXKD vận tải hàng không của TCT đạt kết quả chưa cao Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của TCT trong những năm vừa qua đạt mức từ 6% đến 18% (năm 2002 đạt cao nhất 18%) Để đảm bảo kế hoạch phát triển, TCT cần phải nâng cao hiệu quả SXKD để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu tạo nguồn cho các hoạt động đầu tư, phát triển
2.2.5.4 Mối liên kết trong nội bộ TCT vẫn chưa thực sự là liên kết tài chính
Mặc dù TCT đã được phê duyệt là hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng quan hệ giữa TCT và các công ty con vẫn là quan hệ hành chính cấp trên – cấp dưới, chưa dựa trên quan hệ tài chính đầu tư, hợp đồng kinh tế, chiến lược phát tiển chung hoặc các quan hệ bình đẳng diễn ra giữa các pháp nhân, chưa tạo được sự liên kết hữu cơ giữa nhiều đơn vị thành viên có mối liện hệ về lợi ích kinh tế, sản xuất, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, thị trường… Các doanh nghiệp thành viên vẫn không có quyền tự chủ hoàn toàn về các hoạt động tài chính mặc dù đã được phân cấp quản lý
Các quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh hầu như đều phải thông qua TCT
2.2.5.5 Công tác hạch toán - kế toán - thống kê
Công tác kế toán chưa được triển khai đến hết các đơn vị, ngoài các lý do về đường truyền, hạ tầng công nghệ thông tin yếu và tính phức tạp của hệ thống kế toán trách nhiệm, thì các nguyên nhân chủ quan đáng lưu tâm là các Ban, đơn vị chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác kế toán, chưa bảo đảm nguồn nhân lực để thực hiện theo yêu cầu quản lý của hệ thống
Công cụ quản lý cho hệ thống tài chính - kế toán chưa đồng bộ và triển khai chậm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Hạ tầng công nghệ thông tin và các hoạt động trợ giúp về công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu triền khai hệ thống tài chính lớn Năng lực hổ trợ về công nghệ thông tin cho các hệ thống tài chính và hạ tầng về đường truyền chưa đảm bảo để thực hiện chương trình quản lý toàn hệ thống tài chính
Hệ thống thông tin quản trị tài chính chưa được xây dựng, chưa hình thành được hệ thống thống kê có hệ thống Hệ thống tài chính quản trị, mặc dù là yêu cầu bắt buộc trong Luật kế toán nhưng cho đến nay vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh Do vậy, công tác cung cấp thông tin tài chính, báo cáo phân tích cho hoạt động quản lý điều hành còn yếu và thiếu chưa theo kịp với yêu cầu quản lý của một Hãng hàng không có qui mô lớn Hệ thống thanh toán chưa có các số liệu thống kê sản lượng có tính pháp lý để kiểm soát, tránh chi trùng, chi sót Ngay cả các số liệu về chuyến bay, số lượng hành khách vận chuyển cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm và chưa được ban hành chính thức
2.2.5.6 Công tác chế độ, định mức, kiểm tra và hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống định mức và chính sách tài chính không đầy đủ và thiếu đồng bộ Ngoài tính thụ động trong việc xây dựng các định mức tài chính, thì do chưa có được hệ thống các định mức kỹ thuật nên việc xây dựng các định mức kinh tế chưa thể thực hiện được
Chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó hệ thống kiểm soát nội bộ về tài chính Đây là hạn chế cần phải được khắc phục khẩn trương bằng việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo khả năng tự kiểm soát tuân thủ đối với các nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh và tính hiệu quả của qui trình kiểm soát sau
2.2.5.7 Kỷ luật tài chính và thực hiện các khuyến cáo thanh tra, kiểm tra
Kỷ luật tài chính không thực hiện nghiêm Qua công tác kiểm tra tài chính, Ban TCKT đã phát hiện, xuất toán và yêu cầu thu hồi rất nhiều các khoản chi sai chế độ, chi không đúng nhưng việc thu hồi chậm do chế tài không nghiêm Qua kiểm tra cũng phát hiện nhiều sai sót xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, thiếu trách nhiệm với công việc của một số thủ trưởng đơn vị và cán bộ, trợ lý chính TCT cần phải có chế tài nghiêm để xử lý dứt điểm các tồn tại và hạn chế các sai sót tương tự
Việc khắc phục các khuyến cáo của các Đoàn kiểm tra, thanh tra không nghiêm và không triệt để Nhiều khuyến cáo và thậm chí có quyết định xuất toán, thu hồi nhưng không được thực hiện nghiêm Nhiều cán bộ liên quan có trách nhiệm khắc phục hoặc bồi thường nhưng không có biện pháp hành chính khi không thực hiện trách nhiệm cá nhân
2.2.5.8 Công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ
Công tác đào tạo nguồn nhân lực về tài chính chưa được quan tâm đúng mức, do vậy chưa nâng cao được chất lượng nguồn lao động để đáp ứng với yêu cầu công việc, đặc biệt là các công việc, nghiệp vụ chuyên sâu về quản trị tài chính
Chưa quan tâm đúng mức đến chế độ, chính sách đối với cán bộ tham mưu, quản lý vốn nói chung và làm công tác kế toán, tài chính nói riêng, do đó chưa động viên khuyến khích người lao động nâng cao nhiệt tình và kỹ năng quản lý, thực hành Có nguy cơ chảy máu chất xám trong ngành tài chính, kế toán
2.2.5.9 Công tác đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Nguyên nhân của những tồn tại
Mô hình quản lý chưa thục sự đổi mới theo mô hình công ty mẹ - công ty con Mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con thực sự chưa theo quan hệ lợi ích kinh tế mà chủ yếu là quan hệ hành chính
Chưa qui định rõ thẩm quyền quyết định chi tiêu; phê duyệt dự toán và phê duyệt thanh, quyết toán các khoản chi Với phạm vi và đặc thù kinh doanh của TCT, cần thiết phải phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị, cá nhân thực hiện quản lý thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý TCT phải ban hành ngay qui định của HĐQT về phân cấp duyệt chi để đảm bảo cho mỗi khoản chi tiêu khi phát sinh phải có người chịu trách nhiệm chuẩn chi
Chưa có những qui định cụ thể đối với những cơ quan quản lý dự án đầu tư lớn như: trách nhiệm của người quản lý dư án, thời gian thực hiện dự án, quy trình thẩm định và phê duyệt dư án,…nên khó xác định được trách nhiệm cụ thể khi dự án có vấn đề
Mặc dù trong những năm gần đây TCT đã chú trọng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, một số chương trình tin học phục vụ cho thống kê, tài chính chưa được hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập như chương trình RAS, TOC, GAS
Chính sách tiền lương còn cứng nhắc và mang tính bình quân chưa thể hiện được tính chất công việc theo lương cũng như chính sách động viên, thưởng chưa được minh bạch, cụ thể Với tình hình hiện nay, xuất hiện một số hãng hàng không tư nhân, họ đang rất cần những người có nghiệp vụ hàng không thì vấn đề giữ chân người tài là quan trọng đối với doanh nghiệp
Sự hạn chế nhất định trong việc đầu tư cho R&D có nhiều lý do, ngoài nguyên nhân do TCT có tiềm lực tài chính còn nhỏ so với các tập đoàn hàng không trên thế giới, sự quan tâm chưa đúng mức đến vấn đề này của doanh nghiệp thì còn có những nguyên nhân từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước, chẳng hạn như các quy định hiện hành về đầu tư chưa cụ thể cho công tác R&D Chi phí R&D để có được một công nghệ hoặc sản phẩm mới sẽ rất lớn và thực hiện trong một thời gian dài, tính r3i ro cao, khó định lượng được hiệu quả vì thế các doanh nghiệp không dám mạo hiểm quyết định đầu tư những dự án có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
Vietnam Airlines vẫn còn đang trong quá trình cổ phần hóa để chuyển thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và cơ chế tài chính theo mô hình này cũng thực sự chỉ mới ban hành vào ngày 08/08/2008 Do đó, thực trạng cơ chế tài chính của Vietnam Airlines trong giai đoạn vừa qua cũng còn những tồn tại, yếu kém chưa thực sự phù hợp với cơ chế tài chính của công ty mẹ - công ty con Việc cổ phần hóa cho phép huy động vốn từ các thành phần kinh tế, phát huy tổng hợp các nguồn lực, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn phát triển Vietnam Airlines thành tập đoàn kinh tế hàng không vững mạnh đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không ngày càng phát triển trong bối cảnh hội nhập chung của đất nước Do vậy, việc xây dựng cơ chế tài chính phù hợp cho mô hình tập đoàn kinh tế hàng không là đặc biệt quan trọng
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Sự cần thiết phát triển Hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế
Phù hợp với xu hướng tổ chức mô hình hàng không dân dụng của thế giới
Hầu hết các nước có ngành hàng không dân dụng phát triển, việc tổ chức theo mô hình tập đoàn kinh tế hàng không rất phổ biến Hình thành tập đoàn kinh tế hàng không là đòi hỏi thực tế và khách quan nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt Trong tập đoàn kinh tế, nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả nhất, chiến lược công nghệ chung, những dự án tạo ra sức mạnh quyết định cho phát triển tập đoàn, đáp ứng nhu cầu thu lợi nhuận tối đa cho công ty thành viên và toàn tập đoàn
Hơn nữa, vốn của công ty này được huy động đầu tư vào công ty khác và ngược lại, giúp các công ty liên kết với nhau chặt chẽ hơn, quan tâm đến hiệu quả nhiều hơn và giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty và của cả tập đoàn kinh tế.
Đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không
Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu vận tải hàng không cũng không ngừng tăng trưởng Trên thực tế mấy năm gần đây, do các quốc gia Đông Nam Á cam kết mở cửa, từng bước nới lỏng các qui chế về quản lý và điều hành, tăng cường quyền chủ động trong khai thác kinh doanh cho các hãng hàng không, đặc biệt là mở cửa thị trường hàng hóa cho các hãng hàng không thành viên ASEAN Nhờ đó, nhiều rào cản ảnh hưởng đến kinh doanh vận tải hàng không đã được dỡ bỏ Các quốc gia thành viên ASEAN bắt đầu thực hiện tự do hóa về vận chuyển hàng hóa giữa các nước thành viên trong năm nay Đây là nhân tố tích cực khích lệ vận chuyển hàng hóa trong khu vực ASEAN phát triển Theo lộ trình vào năm 2015, tất cả các thành viên ASEAN sẽ thực hiện tự do hóa về vận chuyển hành khách Định hướng phát triển của ngành hàng không đến năm 2020 sẽ có mức tăng trưởng 11-14%/năm, đạt 32,4 triệu khách và 0,8 triệu tấn hàng hóa, mạng đường bay được mở rộng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển đội tàu bay lên 120 - 150 chiếc (trong đó sở hữu 60-80 chiếc) Đến năm 2020, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, xoá độc quyền, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu đứng trong top 3 của ASEAN về vận tải hàng không, với tối đa 10 hãng hàng không Đồng thời, nâng công suất, năng lực khai thác của toàn mạng cảng hàng không lên gấp 4 lần so với hiện nay vào thời điểm năm 2020
Bảng 3.1:Dự báo thị trường vận tải hành khách trên thị trường HKVN năm 2008-2020 Đơn vị tính: Lượt hành khách
Quốc tế Quốc nội Tổng thị trường
Năm Hành khách Tăng Hành khách Tăng Hành khách Tăng
Nguồn: Dự báo cho nghiên cứu
Bảng 3.2: Kết quả dự báo thị trường vận tải hàng hóa trên thị trường hàng không Việt Nam năm 2008 – 2020 Đơn vị tính: Tấn hàng hóa
Quốc tế Quốc nội Tổng thị trường
Năm Tấn HH Tăng Tấn HH Tăng Tấn HH Tăng
Nguồn: Dự báo cho nghiên cứu
Bảng 3.3: Năng lực các cảng HKVN
STT Tên Cảng hàng không Cấp
(Loại MB tiếp thu tối đa)
Công suất (HK/năm) Ghi chú
22 CHK Cần Thơ 4D A321 3,000,000 Đang xây dựng
Bảng 3.4 : Tỷ trọng máy bay sở hữu đến năm từ 2010 - 2020
Chở khách Tổng các loại
HK chung (sở hữu) Tổng số
Nguồn: Dự báo cho nghiên cứu Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng, Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch mở rộng một số cảng hàng không hiện nay đồng thời xây mới một số cảng hàng không Đặc biệt dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có năng lực thiết kế tối đa 100triệu khách/năm, 5triệu tấn hàng hóa/năm là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không quốc tế ICAO và Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cấp 4E với công suất 3triệu khách/năm nhằm phát triển huyện đảo Phú Quốc thành khu du lịch có tầm cỡ trong khu vực Và theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2020, Cảng HK quốc tế Nội Bài sẽ có nhà ga hành khách công suất khai thác đạt 20 – 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa đạt công suất 260tấn/năm
Vì vậy, việc thành lập tập đoàn kinh tế hàng không trong tương lai là phù hợp với sự phát triển của quốc gia.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên và toàn tập đoàn
Tập đoàn kinh tế hàng không cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn
Việc hình thành tập đoàn kinh tế hàng không cho phép phát huy lợi thế của kinh tế quy mô lớn; khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn Đồng thời nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa vận tải hàng không với các dịch vụ đồng bộ và thương mại hàng không sẽ tạo điều kiện thuận lợi thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng thành viên công ty
Tập đoàn kinh tế hàng không có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hóa, là giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh lại với các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác.
Xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế hàng không
Thấy được sự cần thiết hình thành tập đoàn kinh tế hàng không như đã nêu trên và vai trò của ngành hàng không dân dụng được đánh giá cao trong việc đảm bảo hạ tầng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội thì việc phát triển TCT HKVN theo mô hình tập đoàn là tất yếu Hơn nữa, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có ngành hàng không dân dụng phát triển thì tập đoàn kinh tế hàng không được tổ chức theo dạng Holding là mô hình công ty mẹ - công ty con là dạng phổ biến nhất
Khi chuyển đổi và cơ cấu lại theo mô hình tập đoàn kinh tế, cơ cấu của TCT được điều chỉnh theo hướng phát triển cơ cấu công ty mẹ - công ty con trở thành cơ cấu chủ đạo Trong đó, công ty mẹ sẽ không chi phối trực tiếp hoat động của các công ty con mà công ty mẹ sẽ thông qua công ty tài chính để thực hiện sự chi phối các công ty con của mình bằng tỷ lệ vốn góp mà công ty tài chính nắm giữ đối với công ty đó
TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Hình 3.1: Mô hình tập đoàn kinh tế hàng không
Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty liên doanh với nước ngoài:
- Cty TNHH xăng dầu hàng không - Cty liên doanh TNHH Dịch vụ hàng hóa TSN (TCS)
- Cty TNHH Kỹ thuật máy bay - Cty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay TSN Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: - Cty liên doanh TNHH Giao nhận hàng hóa TpHCM
- Cty TNHH Dịch vụ Giao nhận hàng hóa TSN - Cty liên doanh phân phối toàn cầu ABACUS-VN
Công ty cổ phần: Công ty liên kết:
Cty con (Cty mẹ có CP chi phối)
Cty con (Cty mẹ có CP chi phối)
Cty con 100% vốn của Cty mẹ
Cty con 100% vốn của Cty mẹ
Cty liên kết Cty liên kết
- Cty CP Suất ăn hàng không Nội Bài - Cty CP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng
- Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài - Cty CP Nhựa cao cấp hàng không
- Cty CP Cung ứng và XNK lao động hàng không - Cty CP vận tải ôtô hàng không
- Cty CP In hàng không - TCT CP Bảo hiểm Bảo Minh
- Cty CP Dịch vụ hàng không SB Nội Bài - NH CP Kỹ Thương VN
- Cty CP XNK hàng không
- Cty CP công trình hàng không
- Cty CP tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không
- Cty CP cung ứng dịch vụ hàng không
- Cty dịch vụ thư ơng mại mặt đất TSN
- Cty dịch vụ thư ơng mại mặt đất Nội Bài
- Cty dịch vụ thư ơng mại mặt đất Đà Nẵng
- Cty Bay dịch vụ hàng không (VASCO)
Công ty mẹ là Tổng công ty Hàng không Viêt Nam (Vietnam Airlines Corporation); là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định; tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn do công ty mẹ quản lý; có tài sản, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Nhà nước
Công ty tài chính là công ty trực thuộc công ty mẹ do công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ
Công ty con là công ty do Công ty tài chính đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài Công ty con của tập đoàn HKVN là các hãng hàng không con, các công ty con hoạt động trong dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không và các công ty con khác
Công ty liên kết là doanh nghiệp mà công ty tài chính giữ cổ phần, vốn góp không chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài Tập đoàn HKVN đầu tư vào các công ty này chủ yếu là vì mục đích đầu tư tài chính để sinh lời
Tập đoàn kinh tế hàng không không có tư cách pháp nhân, không có bộ máy quản lý điều hành riêng mà sử dụng bộ máy quản lý của công ty mẹ để quản lý, điều hòa, phối hợp hoạt động trong tập đoàn
Vận tải hàng không là lĩnh vực nòng cốt và là ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn HKVN, do công ty mẹ giữ vai trò chủ đạo và là bộ mặt của tập đoàn Công ty mẹ trực tiếp kinh doanh vận tải hàng không, đồng thời đầu tư vốn vào các công ty con thông qua công ty tài chính để tăng tính đồng bộ và khả năng cạnh tranh, đầu tư phát triển các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền công nghệ vận tải hàng không như: Kỹ thuật - bảo dưỡng máy bay, dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, cung ứng suất ăn trên máy bay, Bên cạnh việc đầu tư phát triển cấu trúc cốt lõi (vận tải hàng không), Tập đoàn HKVN còn mở rộng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả đầu tư và tăng tính đồng bộ của sản phẩm vận tải hàng không (bảo hiểm, khách sạn, du lịch ) Công ty tài chính trực tiếp quản quản lý phần vốn đầu tư, vốn góp thông qua đại diện của mình tại doanh nghiêp cổ phần hoặc vốn góp chi phối Người đại diện có nghĩa vụ báo cáo việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cổ phần, vốn góp chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của công ty mẹ và của cả tập đoàn
Việc hình thành tập đoàn kinh tế là một đòi hỏi thực tế và khách quan nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của TCT nhà nước Trong đó, công ty tài chính thực hiện kinh doanh tài chính, kiểm soát công ty con thông qua thể chế đầu tư, vốn đầu tư nhưng thông thường công ty tài chính không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về vốn của các công ty con Do đó, trong quan hệ đầu tư, công ty tài chính xác định chỉ tiêu mang tính vĩ mô như mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chính để vay vốn Công ty tài chính chỉ giám sát hiệu quả hoạt động, còn lãnh đạo công ty con chịu trách nhiệm hoàn toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này Và tùy theo chiến lược phát triển của tập đoàn trong từng thời kỳ mà công ty tài chính đầu tư vốn vào các công ty con theo những tỷ lệ khác nhau Ngoài vốn đầu tư của công ty tài chính, công ty con còn vay vốn của các ngân hàng thương mại để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải phù hợp với chiến lược phát triển của TCT
Lợi nhuận từ việc đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ được chuyển về công ty mẹ hoặc được để lại công ty con làm tăng vốn góp của công ty mẹ tùy theo điều lệ của HĐQT công ty con đó và tùy theo chiến lược phát triển của công ty mẹ trong từng giai đoạn phát triển của tập đoàn.
Xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đoàn kinh tế Hàng không Việt Nam
Xây dựng cơ chế tài chính cho Tập đoàn Hàng không Việt Nam
3.3.1.1 M ố i quan h ệ gi ữ a công ty tài chính v ớ i các công ty con và công ty liên k ế t ắ Đối với cụng ty con là cụng ty TNHH một thành viờn
Công ty tài chính là chủ sở hữu đối với công ty con theo qui định tại Luật doanh nghiệp và các qui định của nhà nước về công ty TNHH một thành viên
Vốn điều lệ của công ty con là vốn do công ty tài chính đầu tư và ghi trong điều lệ của công ty TNHH Nhà nước một thành viên
HĐQT công ty tài chính kiểm tra, giám sát công ty con trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, các mục tiêu nhà nước giao cho công ty; giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động công ty theo qui định của nhà nước ắ Đối với cụng ty con là cụng ty cổ phần, cụng ty TNHH hai thành viờn trở lờn, công ty liên doanh với nước ngoài và công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty tài chính
Công ty tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên góp vốn theo qui định của pháp luật và điều lệ của công ty con
Công ty tài chính là chủ sở hữu vốn và trực tiếp quản lý cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty con có quyền và nghĩa vụ đối với cổ phần, vốn góp chi phối theo qui định tại Luật doanh nghiệp nhà nước và qui chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
Lợi nhuận của công ty con được phân phối theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên hoặc thành viên góp vốn của công ty con ắ Đối với cụng ty liờn kết
Công ty tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ cổ đông hoặc bên góp vốn thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp mà mình có cổ phần, hoặc vốn góp, phù hợp với pháp luật và điều lệ của công ty liên kết
Trường hợp công ty tài chính nếu thấy không cần thiết phải cử người đại diện phần vốn góp đã đầu tư vào công ty liên kết mà công mẹ không nắm quyền chi phối thì công ty mẹ phải tổ chức theo dõi số vốn đã đầu tư và số lợi tức được chia từ phần vốn đầu tư tại công ty liên kết và phân công người thực hiện các quyền của cổ đông, người góp vốn theo qui định của pháp luật và điều lệ của công ty liên kết
3.3.1.2 M ố i quan h ệ gi ữ a công ty m ẹ v ớ i các đơ n v ị ph ụ thu ộ c
Công ty mẹ thực hiện quản lý tài chính theo mô hình quản lý tập trung, một cấp đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng không
Công ty mẹ thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác tài chính kế toán thống kê của đơn vị phụ thuộc và các Ban Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc:
- Công ty mẹ thưc hiện giao vốn cho đơn vị và chịu trách nhiệm đầu tư đủ vốn cho hoạt động sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ chính của đơn vị, phân bổ chi phí sử dụng vốn và chi phí quản lý công ty mẹ để xác định hiệu quả kinh doanh của đơn vị
- Đơn vị được chủ động tái đầu tư từ nguồn vốn hiện có Công ty mẹ chịu trách nhiệm quyết định việc đầu tư bổ sung tương ứng với việc quyết định tăng vốn cho đơn vị
- Đơn vị được chủ động tìm kiếm cơ hội, tận dụng các nguồn lực hiện có để mở rộng, phát triển kinh doanh theo hướng tự chịu trách nhiệm Công ty mẹ phê duyệt phương án kinh doanh, ủy quyền, bảo lãnh vay vốn hoặc phân bổ chi phí sử dụng vốn và phê duyệt cơ chế phân phối lợi nhuận đối với các hoạt động này
- Lập báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nước và Công ty mẹ Hàng quý, đơn vị nộp chênh lệch thu chi sản xuất kinh doanh về công ty mẹ Đối với đơn vị sự nghiệp: Viện khoa học chủ động định hướng phát triển, huy động vốn, hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận Đối với các đơn vị trực thuộc: Cơ quan tài chính của các đơn vị trực thuộc khác là một bộ phận của Bộ máy tài chính - kế toán của công ty mẹ thực hiện các nhiệm vụ, các công đoạn theo phân cấp, uỷ quyền của Kế toán trưởng Cơ chế quản lý tài chính được thực hiện theo nguyên tắc: đơn vị có thu nộp kịp thời toàn bộ số thu được về công ty mẹ theo qui định hiện hành; đơn vị được công ty mẹ cấp kinh phí hàng kỳ và thực hiện các khoản chi theo dự án được duyệt hoặc theo mức khoán chi và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các khoản chi này; đơn vị có tổ chức bộ máy kế toán, được giao hạch toán kế toán và quản lý tài chính các nghiệp vụ theo phân cấp của công ty mẹ và chịu trách nhiệm quản lý, khai thác tài sản theo phân cấp của công ty mẹ Đối với các Ban chức năng: Chịu trách nhiệm kiểm soát và chuẩn chi các nội dung chi phí theo phân công; tổ chức ghi chép thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thực hiện việc lưu trữ chứng từ phát sinh tại Ban theo qui định của công ty mẹ; ghi chép, hạch toán và báo cáo chi phí theo phân công và hướng dẫn của kế toán trưởng công ty mẹ
1 Công ty mẹ được huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy dịnh của pháp luật
2 Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ
3 Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài
Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại TCT Hàng không Việt Nam
Để tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển TCT hàng không theo hướng tập đoàn kinh tế đã đề xuất ở trên luận văn đề xuất một số giải pháp sau:
Quan hệ về vốn, công nghệ và quản lý
Mua hoặc bán chứng khoán của công ty con 2
Mua hoặc bán chứng khoán của công ty con 1
CÔNG TY CON 2 Điều hành tập đoàn thông qua CTTC
3.3 2.1 Gia tăng năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển: Đây là nhiệm vụ ưu tiên trong công tác quản lý tài chính Theo chiến lược phát triển của TCT sẽ phát triển ổn định và tốc độ tăng trưởng cao và trở thành tập đoàn kinh tế hàng không Mục tiêu đó chỉ có thể thực hiện khi đảm bảo được các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính (vốn) Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn vốn phải dựa trên các cân đối, tỷ lệ tài chính an toàn và bền vững Việc tăng nguồn vốn cho SXKD phải tương xứng giữa tăng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động và bảo đảm trong giới hạn an toàn về tài chính Phải coi việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu làm cơ sở đến huy động nguồn vốn trên thị trường vốn
Giải pháp chính cho việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu gồm:
- Nâng cao hiệu quả SXKD để đảm bảo mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu tương xứng với tăng trưởng sản xuất với mục tiêu đạt tỷ suất sinh lời trên vốn chủ của TCT đạt trên 10%/năm Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thành lập các công ty mới, nâng cao hiệu quả quản lý vốn góp, tăng lợi nhuận trong lĩnh vực đầu tư, bổ trợ cho hoạt động SXKD chính Đây phải được coi là giải pháp chính, lâu dài cho việc tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu
- Nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu cho đầu tư, phát triển Tuy nhiên, tăng quy mô nguồn vốn chủ sở hữu lại đòi hỏi việc duy trì và đảm bảo hiệu quả SXKD để có được hiệu quả đầu tư ở mức có thể chấp nhận được (ROE), đặc biệt sau cổ phần hóa
Sớm nghiên cứu và tiếp xúc các định chế tài chính các ngân hàng lớn để tìm hiểu giải pháp huy động vốn đặc thù cho từng ngành, tận dụng được các lợi thế và tranh thủ cơ hội trên thị trường vốn
Tranh thủ sự hỗ trợ, tư vấn của các cơ quan Chính phủ (Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước…) để thực thi phương án và các giao dịch có hiệu quả
Tranh thủ cơ hội huy động vốn có sự hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ và các tổ chức tín dụng quốc tế (US-EXIM và các tổ chức tín dụng xuất khẩu Châu Âu)
Triệt để tận dụng cơ hội trên thị trường để xử lý, lựa chọn hình thức lãi suất nhằm tối ưu hóa và giảm chi phí vốn
3.3.2.2Tăng cường quản trị doanh thu, chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động:
Toàn hệ thống phải đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả SXKD, coi đây là nhiệm vụ sống còn và cơ sở để tăng trưởng, phát triển TCT phải đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ 4-6% và lợi nhận ròng trên vốn trên 10% (khoảng 800-1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế) Với giác độ tài chính, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tăng doanh thu và thu nhập thông qua việc cải thiện cơ cấu khách, tăng thu suất tương xứng với chất lượng đội bay và đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tài chính của TCT
- Nghiên cứu và thực thi các chính sách tài chính trong quản lý thu bán nhằm khuyến khích các đơn vị và cá nhân tăng doanh số bán:
• Cơ chế khoán, thưởng, incentive…
• Xây dựng qui chế quản lý rủi ro trong quản lý thu bán, tăng cường việc đánh giá và sử dụng tín chấp đối với các đại lý bán có uy tín: ắ Lập quỹ dự phũng rủi ro trong quản lý thu bỏn theo nguyờn tắc trớch lập một tỷ lệ % nhất định trên tổng doanh số bán (0,1%) để bù đắp các khoản công nợ rủi ro không thu hồi được ắ Chấp nhận mở rộng giới hạn giỏ trị nợ lờn tới 200% so với giỏ trị đặt cọc
Phân cấp ủy quyền cho đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm quản lý thanh toán theo độ tín nhiệm của khách hàng trong khu vực quản lý, trong giới hạn trần đến 200% Cụ thể hóa các hình thức đặt cọc, trong đó quan tâm nhiều đến hình thức tín chấp ắ Mua bảo hiểm rủi ro trong thanh toỏn: Làm việc với cỏc cụng ty bảo hiểm để đàm phán, tiến tới ký hợp đồng bảo hiểm rủi ro trong thanh toán Mục đích là bỏ ra một chi phí cố định (phí bảo hiểm) để được đền bù khi xảy ra rủi ro trong thanh toán
• Nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị
• Xây dựng hệ thống thanh toán đáp ứng và hổ trợ tốt cho hệ thống bán
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trong đó đặc biệt quan trọng là nâng cao năng lực sử dụng đội tàu bay Tăng 1% năng lực sử dụng đội tàu bay cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm đến 10% lợi nhuận hoạt động SXKD (theo mức kế hoạch hiện nay)
Nâng cao trách nhiệm của tất cả các khâu trong quá trình quản lý để tạo thêm thu nhập và tiết kiệm chi phí
Trong ngành vận tải hàng không, chi phí nhiên liệu máy bay chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí Vừa qua, giá nhiên liệu lên tục leo thang và nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái đang khiến các ngành vận tải hàng không khốn đốn, khi chi phí đầu tư tăng và lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng Ngoài việc giá dầu cao, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường tín dụng khủng hoảng cùng với việc đôla Mỹ trượt giá khiến cho nhu cầu đi lại của người dân cũng giảm xuống Tất cả những yếu tố trên đã đẩy nhiều ngành kinh tế thế giới, nhất là vận tải hàng không vào tình hình khó khăn Các hãng hàng không đang bị thua lỗ nặng Đối với ngành công nghiệp hàng không, chi phí nhiên liệu là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngành Giá nhiên liệu tăng cao, tăng 55% so với giá kế hoạch Dự kiến năm 2008 VNA sẽ phải gánh thêm một khoảng chi phí do giá nhiên liệu bay tăng là 2200tỷ đồng Vì vậy, một số giải pháp tiết kiệm nhiên liệu bay là:
- Dừng khai thác máy bay cũ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hướng tới thay thế bằng máy bay mới, hiện đại, tiết kiệm
- Nếu như trước kia việc vệ sinh, làm sạch động cơ chỉ được thực hiện trong các kỳ bảo dưỡng thì hiện nay những vết bụi bẩn nhỏ cũng được coi như thủ phạm tiêu tốn nhiên liệu Vì vậy nên thực hiện vệ sinh động cơ hàng tối
- Bay với tốc độ chậm hơn một chút so với tốc độ qui định của từng loại máy bay
- Từ bỏ việc in ấn thủ công bằng việc sử dụng các túi bay điện tử và các thông tin về hồ sơ bay được hiển thị trên màn hình máy vi tính trang bị trên máy bay
- Thay thế những chiếc ghế ngồi của hành khách, những xe mang đồ ăn thức uống cho hành khách bằng những loại có trọng lượng nhẹ hơn
- Giảm bớt lượng nước mang lên máy bay cho phòng vệ sinh
Một số giải pháp hỗ trợ
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho hoạt động của tập đoàn
Cùng với sự phát triển của đất nước, các tập đoàn kinh tế ra đời ngày càng nhiều mà chủ yếu là các tập đoàn kinh tế nhà nước Vì vậy Nhà nước cần định rõ trách nhiệm pháp lý của các cơ quan trong việc đánh giá và giám sát hoạt động của tập đoàn nói chung và lĩnh vực hàng không nói riêng Đặc biệt là cần qui định rõ trách nhiệm đối với người đại diện chủ sở hữu của tập đoàn, nếu không khi quá trình cổ phần hóa hoàn thành, các doanh nghiệp thành viên đều là công ty cổ phần thì chính sự can thiệp của những chủ sở hữu này sẽ bị coi là phạm luật
Quá trình tự do hóa càng rộng thì sự xuất hiện các tập đoàn kinh tế đa quốc gia càng nhiều Do vậy, luật Việt Nam ngày càng phải tương thích với các chuẩn mực quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế thực hiện các chiến lược phát triển bền vững.
Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hàng không
Để góp phần phát triển tập đoàn mang lại những hiệu quả thiết thực và phù hợp với các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, Nhà nước cần tôn trọng quyền tự chủ của các tập đoàn kinh tế và tránh can thiệp quá mức cần thiết vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đan xen với nhau nhằm phát huy thế mạnh, chia sẻ rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế trong nước với các tập đoàn kinh tế nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
Luật doanh nghiệp (mới) có hiệu lực từ 01/07/2006, nhưng cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa có qui định, hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế Vì vậy, đề tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế ra đời và phát triển, Chính phủ cần gấp rút hoàn thiện các qui định về tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế Đồng thời Chính phủ cũng cần xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển các tập đoàn kinh tế nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế thuộc mọi thành phấn kinh tế hình thành và phát triển.