1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004

138 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
Tác giả Lê Thị Minh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Uyển Uyên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2010
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN THỊỊỊ TRƯỜNG TRÁIII PHIIIẾU

    • 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NỀN KINH TẾ

      • 1.1.1 Khái niệm thị trường trái phiếu

      • 1.1.2 Vai trò của thị trường trái phiếu

    • 1.2 CẤU TRÚC VI MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

    • 1.3 CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

      • 1.3.1 Hàng hóa và công cụ trên thị trường trái phiếu

      • 1.3.2 Chủ thể trên thị trường trái phiếu

    • 1.4 NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA MỘT THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU PHÁT TRIỂN HIỆUQUẢ

      • 1.4.1 Chính phủ và hệ thống pháp lý

      • 1.4.2 Tính thanh khoản của thị trường thứ cấp

      • 1.4.3 Định mức tín nhiệm

      • 1.4.4 Đường cong lãi suất chuẩn

      • 1.4.5 Phương pháp định giá các hàng hóa trên TTTP

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2NGHIIIÊN CỨU THỊỊỊ TRƯỜNG TRÁIII PHIIIẾU Ở MỘT SỐ QUỐC GIIIATRÊN THẾ GIIIỚIII ––– BÀIII HỌC KIIINH NGHIIIỆM CHO THỊỊỊ TRƯỜNGTRÁIII PHIIIẾU VIIIỆT NAM

    • 2.1 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

      • 2.1.1 THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

      • 2.1.2 THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÂU ÂU

      • 2.1.3 THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU MỸ

    • 2.2 BÀI HỌC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG THỊỊỊ TRƯỜNG TRÁIII PHIIIẾU VIIIỆT NAM

    • 3.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY

    • 3.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

      • 3.2.1 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển TTTP

      • 3.2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu

      • 3.2.3 Nguyên nhân thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • CHƯƠNG 4GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

    • 4.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

    • 4.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐẾN NĂM 2020

    • 4.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

      • 4.3.1 Tăng cung và đa dạng các loại hàng hóa trái phiếu và phát triển các công cụ bảo hiểm

      • 4.3.2 Nâng cao nhận thức, trình độ của các chủ thể trên TTTP

      • 4.3.3 Hình thành các nhà tạo lập thị trường

      • 4.3.4 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, trong đó tập trung những quyđịnh về việc định hướng xâydựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ TTTP phát triển

      • 4.3.5 Tăng tính thanh khoản của TTTP

      • 4.3.6 Thành lập các CRAs độc lập, chuyên nghiệp

      • 4.3.7 Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, thúc đẩy toàn TTTP phát triển

      • 4.3.8 Các giải pháp hỗ trợ khác

    • 4.4 Lộ trình thực hiện các giải pháp

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC PHỤ LỤC

  • 1. PHỤ LỤC 1: NHỮNG RỦI RO CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH DO PHỤ THUỘCVÀO HỆ THỐNG NHTM

  • PHỤ LỤC 2: LÝ GIẢI SỰ HÌNH THÀNH CẤU TRÚC VI MÔ CỦA TTTP HIỆN NAY

  • PHỤ LỤC 3: CÁC LOẠI TRÁI PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

  • PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ RỦI RO TRONG VIỆC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

  • PHỤ LỤC 5: KHÁI QUÁT MỘT SỐ SẢN PHẨM PHÁI SINH TÍN DỤNG

  • PHỤ LỤC 6: BIỂU TƯỢNG ĐMTN CHO KHOẢN VAY NGẮN VÀ DÀI HẠN

  • PHỤ LỤC 7: CÁC PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNGTRÁI PHIẾU NHẬT BẢN

  • PHỤ LỤC 8: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH CHÂU ÂU

  • PHỤ LỤC 9: SỰ LỰA CHỌN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHƯ MỘT CHUẨN SOSÁNH (TRÊN THỊ TRƯỜNG EU)

  • PHỤ LỤC 10: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

  • PHỤ LỤC 11: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU

Khái niệm và vai trò của thị trường trái phiếu trong nền kinh tế

Thị trường trái phiếu (còn được biết đến là thị trường nợ, thị trường thu nhập cố định – fixed income market) là nơi mà các thành phần tham gia trên thị trường mua bán các loại chứng khoán nợ, thường là trái phiếu

1.1.2 Vai trò của thị trường trái phiếu 1.1.2.1 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với Chính phủ

Th ị tr ườ ng trái phi ế u (TTTP) là n ơ i Chính ph ủ có th ể huy độ ng l ượ ng v ố n l ớ n trong toàn xã h ộ i để qi ả i quy ế t vi ệ c cân đố i thu chi ngân sách qu ố c gia

TTTP là một bộ phận của thị trường chứng khoán, là nơi tập trung và tích lũy vốn nhà rỗi trong toàn xã hội Thông qua phát hành TPCP ra TTTP, Chính phủ có thể trực tiếp (đối với TPCP, trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị) hoặc gián tiếp (đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) huy động nguồn vốn tiết kiệm khổng lồ trong toàn dân nhằm giúp Chính phủ thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, phát triển cơ sở hạ tầng, các chương trình quốc gia về xã hội, an ninh quốc phòng,….Nguồn vốn lớn từ TPCP phát hành trong và ngoài nước là nguồn vốn quan trọng để bổ sung vào ngân sách Nhà nước, giải quyết những vấn đề thâm hụt ngân sách Nhà nước, thực hiện những dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quan trọng nhất là hỗ trợ Chính phủ kiểm soát luồn tiền lưu thông trong nền kinh tế và kiểm soát lạm phát

TTTP là n ơ i giúp Chính ph ủ thi ế t l ậ p c ơ s ở đườ ng cong lãi su ấ t chu ẩ n

Giá của TPCP được xem là nguồn thông tin tốt nhất về kỳ vọng lạm phát và lãi suất trên thị trường

Tập hợp lãi suất (lãi suất Zero coupon hay lãi suất giao ngay) của các TPCP theo từng kỳ đáo hạn hình thành nên đường cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, gọi là đường cong lãi suất chuẩn, mà trên cơ sở này những người tham gia thị trường xác định lãi suất cho các loại chứng khoán nợ khác Để thiết lập đường cong lãi suất chuẩn cho TTTP, Chính phủ phải thực hiện việc phát hành các công cụ chuẩn này ra TTTP Ngoài ra, thông qua TTTP, Chính phủ có thể nắm bắt thông tin về tình trạng lưu hành của các chứng khoán khác và công cụ chuẩn trên thị trường, từ đó Chính phủ có sự điều chỉnh lưu lượng của các chứng khoán chuẩn sao cho phù hợp với sự thích ứng của thị trường và nhằm duy trì sự tồn tại liên tục của đường cong lãi suất chuẩn

1.1.2.2 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với doanh nghiệp

Vốn là một trong những yếu tố tiên quyết, được coi như là “huyết mạch” để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay Đối với nguồn vốn vay, doanh nghiệp có thể huy động bằng cách vay vốn từ hệ thống NHTM và bằng cách phát hành trái phiếu Với phương thức vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp rất khó khăn đạt được mục đích huy động đúng nhu cầu vốn đang thiếu hụt bởi những ràng buộc tín dụng, tiêu chí cho vay của các NHTM, chẳng hạn như: nguồn trả nợ, thời hạn vay, các dự án hay phương án khả thi, tài sản đảm bảo cho vốn vay,… Bằng cách phát hành TPDN ra TTTP, doanh nghiệp có thể chủ động huy động được số lượng vốn vay lớn với thời gian dài và rút ngắn thời gian huy động

Thêm vào đó, thời hạn vay và lãi suất chi trả cho trái chủ do chính bản thân doanh nghiệp ấn định dựa trên chính sách tín dụng của mình nên doanh nghiệp có thể chủ động lập kế hoạch ngân sách – chi phí trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong khi đó, khi vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp không dự kiến được mức lãi suất mà ngân hàng sẽ áp dụng cho mình vào thời điểm thay đổi lãi suất như thế nào Bởi vì thời hạn và lãi suất cho vay mà ngân hàng đưa ra phụ thuộc vào chính sách tín dụng, chính sách huy động, nguồn lực về vốn của ngân hàng Bên cạnh đó, TTTP còn giúp doanh nghiệp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn

Ngoài ra, hình thức huy động vốn dựa vào việc phát hành trái phiếu mang lại nhiều lợi ích hơn so với kênh huy động thông qua cổ phiếu như:

- Doanh nghiệp không sợ bị chia sẻ quyền lực kiểm soát

- Lãi suất được trả cho trái chủ thường ổn định theo mức lãi suất được ấn định ngay khi phát hành trái phiếu Do đó, doanh nghiệp thường không cần phải chia sẻ lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận tăng cao

- Doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế thu nhập

1.1.2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với nhà đầu tư

Tính đến thời điểm hiện nay, kênh đầu tư mà các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư cá nhân) biết đến nhiều nhất chính là thị trường cổ phiếu hoặc tiền gửi tiết kiệm tại các hệ thống NHTM TTTP ra đời đã mở thêm một hướng đi, một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư trên thị trường trường vốn, an toàn hơn đầu tư trên thị trường cổ phiếu và tạo ra thu nhập cao hơn so với lợi tức tiền gửi tiết kiệm Sở dĩ, so với cổ phiếu, đầu tư vào trái phiếu sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn, thể hiện ở những ưu thế do đặc tính của trái phiếu mang lại :

- Khi đầu tư vào TPDN, bởi vì trái phiếu có tính đáo hạn nên vào thời điểm đáo hạn, trái chủ sẽ được hoàn lại vốn gốc Nếu không trả được nợ khi đáo hạn, trái chủ có quyền thu giữ tài sản, thậm chí buộc doanh nghiệp phải thanh lý, để thu hồi nợ Trái lại, đối với chủ sở hữu cổ phiếu, nếu muốn thu hồi vốn, họ chỉ có thể bán để chuyển quyền sở hữu cổ phiếu cho nhà đầu tư khác

Trường hợp đầu tư vào TPCP, thì nhà đầu tư lại càng an tâm hơn về khả năng hoàn vốn bởi vì những thế mạnh của TPCP so với TPDN

- Trái chủ được hưởng mức lãi suất tương đối ổn định và được biết trước

- Trái quyền của chủ nợ đối với lợi nhuận và đối với tài sản của doanh nghiệp được ưu tiên hơn so với trái quyền của chủ sở hữu

Ngoài ra, thông qua giao dịch trên TTTP, nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn để thiết lập danh mục đầu tư sao cho tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho những khoản đầu tư của mình

1.1.2.4 Vai trò của thị trường trái phiếu đối với thị trường vốn

Một trong những vai trò quan trọng nhất của TTTP là góp phần chống khủng hoảng tài chính Vì TTTP hình thành sẽ hỗ trợ và làm giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn vay cho doanh nghiệp, đồng thời làm giảm những rủi ro do phụ thuộc vào hệ thống NHTM 1 Nó góp phần làm thị trường vốn ngày càng hoàn thiện, thị trường tài chính ngày càng vững chắc Nói một cách khác, nó có thể ngăn ngừa nền kinh tế rơi vào khủng hoảng

Ngoài ra, TTTP còn góp phần trong việc khơi thông nguồn vốn trong toàn xã hội và tạo tính thanh khoản cho các loại trái phiếu

- Về vai trò khơi thông nguồn vốn trong toàn xã hội: TTTP đã hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu và hệ thống NHTM trong việc tập trung và tích lũy lượng vốn lớn nhàn rỗi trong nền kinh tế, luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu

- Về vai trò tạo tính thanh khoản: Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán Nhờ có TTTP mà các tổ chức phát hành có thể đưa các loại trái phiếu đến nhà đầu tư công chúng một cách nhanh chóng Hơn nữa, thông qua các nhà tạo lập tham gia trên thị trường, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi quyền sở hữu trái phiếu, chuyển đổi các loại trái phiếu thành tiền mặt hoặc các chứng khoán khác một cách nhanh chóng khi họ muốn.

Cấu trúc vi mô của thị trường trái phiếu

Cấu trúc vi mô thị trường liên quan đến các thành phần bên trong thị trường, mà hoạt động của các thành phần thành này sẽ tác động đến việc xác định giá cả, quy mô, chi phí giao dịch, hành vi giao dịch Các thị trường khác nhau sẽ có cấu trúc vi mô khác nhau, nhằm đảm bảo cho mọi giao dịch diễn ra theo đúng nguyên tắc, quy định của từng thị trường và đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả Cấu trúc vi mô của TTTP ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay 2 như sau:

- TTTP của nhiều nước trên thế giới hoạt động thiên về hình thức của thị trường OTC, mặc dù trái phiếu có thể giao dịch trên cả sàn giao dịch tập trung lẫn phi tập trung (OTC) OTC là thị trường phi tập trung, không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như thị trường tập trung Thị trường này có thề tồn tại ở nhiều địa điểm, tại bất kỳ nơi nào có thể thương lượng giá cả giữa các bên, miễn là thuận lợi cho các bên tham gia

- TTTP được vận hành dưới sự tham gia của các thành phần như: các nhà đầu tư (tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác,…), các nhà tạo lập thị trường hoặc/và các dealer, broker - dealer nhằm làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu Bởi vì đây là thị trường phi tập trung, nên với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các thành phần tham gia trên thị trường sẽ thực hiện giao dịch thông qua hệ thống mạng lưới điện tử diện rộng, gọi là

1 Những rủi ro của thị trường tài chính do phụ thuộc vào hệ thống NHTM: Xem phụ lục 1

2 Lý giải sự hình thành cấu trúc vi mô của TTTP hiện nay: Xem phụ lục 2

“sàn giao dịch điện tử” Hệ thống điện tử này sẽ được kết nối trên toàn nước và thậm chí xuyên quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho tất cả các thành phần ở khắp mọi nơi tham gia giao dịch trái phiếu

- Dĩ nhiên, không phải chỉ tồn tại những thành phần tham gia (nhà phát hành, nhà đầu tư) và một

“sàn giao dịch điện tử” thì TTTP có thể vận hành hiệu quả Để TTTP hoạt động một cách hiệu quả và ngày càng phát triển thì cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu Cơ sở hạ tầng được đề cập bao gồm những yếu tố cơ bản của TTTP (chẳng hạn: luật phát, đường cong lãi suất chuẩn để làm tiêu chuẩn định giá trái phiếu phi chính phủ, định mức tín nhiệm, các công cụ bảo hiểm rủi ro), hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán và minh bạch thông tin giao dịch (hệ thống báo giá điện tử của các dealer broker).

Các nhân tố cấu thành thị trường trái phiếu

V ề hàng hóa trên th ị tr ườ ng trái phi ế u

Hàng hóa trên TTTP là chính là trái phiếu So với cổ phiếu, hàng hóa trái phiếu đa dạng hơn rất nhiều, với nhiều chủng loại 3 khác nhau Dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau, trái phiếu bao gồm các loại sau:

- Căn cứ vào chủ thể phát hành:

+ TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương

+ TPDN: bao gồm các dạng như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi; trái phiếu có bảo đảm hoặc có thể chấp, trái phiếu không bảo đảm hoặc không có thế chấp; trái phiếu có thể thu hồi trước hạn; trái phiếu thu nhập

- Căn cứ vào thời hạn của trái phiếu: trái phiếu ngắn hạn (có thời hạn từ 1 đến 5 năm), trái phiếu trung hạn (có thời hạn từ 5 đến 15 năm), trái phiếu dài hạn (có thời hạn trên 15 năm)

- Căn cứ vào việc ghi danh: bao gồm trái phiếu vô danh và trái phiếu ký danh

- Căn cứ vào tính chất lãi suất của trái phiếu: trái phiếu có lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất cố định

Ngoài ra còn trên thế giới còn có một số loại trái phiếu sau: trái phiếu chiết khấu, trái phiếu quốc tế, trái phiếu đa tiền tệ, trái phiếu có thể chuyển đổi (đối với lãi suất), trái phiếu tiền kép

Công c ụ trên th ị tr ườ ng trái phi ế u

Công cụ được đề cập ở đây chính là các công cụ bảo hiểm rủi ro tín dụng Trừ phi đầu tư vào những công cụ được coi là phi rủi ro 4 vỡ nợ như TPCP (được coi là rủi ro thấp), trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đầu tư vào các loại trái phiếu khác thì nhà đầu tư sẽ phải đối diện với rủi ro tín dụng Loại rủi ro phát sinh là do người phát hành trái phiếu rơi vào tình

3 Khái niệm về các loại trái phiếu: Xem phụ lục 3

4 Một số rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu: Xem phụ lục 4 trạng vỡ nợ Tình trạng này thể hiện ở việc người phát hành trì hoãn, không thể trả được lãi vay 5 , hoặc không thể hoàn lại vốn gốc 6 Việc kéo dài những rủi ro này sẽ tác động rất lớn đến sự thay đổi tình hình tài chính của trái chủ và thậm chí làm biến đổi tình hình của nền kinh tế

Dấu hiệu của rủi ro tín dụng chính là phí rủi ro tín dụng, là khoảng chênh lệch giữa lãi suất của TPDN và TPCP dưới cùng một loại tiền tệ Khoảng chênh lệch này chính là sự đền bù do các trái chủ đòi hỏi khi nắm giữ trái phiếu có rủi ro Độ lớn của phí rủi ro tín dụng này phụ thuộc vào sự nhận định về tình hình sức khỏe của bản thân doanh nghiệp phát hành, của nền kinh tế

Các công cụ bảo hiểm này còn được gọi là các sản phẩm phái sinh tín dụng Phái sinh tín dụng là loại hợp đồng tài chính song phương được thiết kế nhằm giảm hoặc hạn chế tình trạng rủi ro tín dụng bằng cách cung cấp sự bảo hiểm chống lại sự thất thoát do những vấn đề tín dụng gây ra Các khoản nợ vay hoặc trái phiếu mà chứa dựng nhiều rủi ro tín dụng được xem là tài sản cơ sở Người phát hành tài sản cơ sở này là người đi vay Theo cách diễn giải khác, phái sinh tín dụng còn là một sự thỏa thuận song phương nhằm chuyển rủi ro từ đối tượng này sang đối tượng khác Giá trị của phái sinh tín dụng phát sinh từ giá trị của những tài sản cơ sở như giá, lãi suất, chỉ số hoặc các công cụ tài chính khác

Khi rủi ro vỡ nợ lãi hay vỡ nợ vốn xảy ra, trái chủ chịu nhiều mất mát, giá trị tài sản bị sụt giảm, trong trường hợp xấu nhất thì bị mất vốn hoàn toàn Mức độ rủi ro tín dụng khác nhau theo tình hình tài chính của người đi vay và ảnh hưởng bởi sức khỏe của một nền kinh tế mạnh Phái sinh tín dụng được thiết kế dựa trên những tài sản cơ sở mà người phát hành tài sản này chính là người đi vay Do đó, phái sinh tín dụng gắn kết với những đặc điểm liên quan đến tài sản cơ sơ, chẳng hạn như:

- Tình trạng vỡ nợ của người phát hành tài sản cơ sở

- Cấu trúc tài chính nằm dưới mức giới hạn để có thể bảo vệ khỏi tình trạng vỡ nợ

- Khả năng vỡ nợ lãi (mất khả năng trả lãi)

- Độ lệch tín dụng của trái phiếu so với TPCP vượt quá xa mức chuẩn

- Đánh giá tín nhiệm thấp dưới mức chuẩn

Bất kỳ tổ chức tài chính nào (các ngân hàng đầu tư và thương mại, công ty bảo hiểm, quản lý quỹ, quỹ bảo hiểm) mà mong muốn loại bỏ rủi ro tín dụng thì có thể sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng Các công cụ phái sinh tín dụng giúp họ thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động của họ giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn duy trì những tài sản này trên bảng cân đối Công cụ phái sinh tín dụng đặc biệt phù hợp với những mục đích sau:

- Tổ chức phát hành công cụ nợ (tài sản cơ sở) ban đầu hay người đi vay không cần phải tham gia vào quá trình chuyển nhượng rủi ro tín dụng và cũng không cần biết giao dịch chuyển nhượng rủi ro này, do đó cho phép sẽ duy trì được mối quan hệ giữa người đi vay và cho vay

5 Rủi ro không trả được lãi còn gọi là s ự v ỡ n ợ “technical” (technical default)

6 Rủi ro không hoàn lại vốn gốc còn gọi là s ự v ỡ n ợ “actual” (actual default)

- Phái sinh tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu của người cần mua “sự bảo vệ”

- Đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng: ngân hàng có thể chấp nhận thêm rủi ro tín dụng bằng cách bán “sự bảo vệ trên tài sản cơ sở” cho một ngân hàng hay nhà đầu tư khác, do đó làm tăng lợi nhuận danh mục đầu tư của họ Họ có thể bán các công cụ phái sinh cho các tổ chức phi ngân hàng những người muốn có tài sản cơ sở nhưng lại muốn loại bỏ rủi ro tín dụng của tài sản cơ sở Theo giao dịch này, ngân hàng đã thực hiện như một trung gian tín dụng

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng: bằng cách mua “hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng”, ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng trên từng tài sản riêng lẻ hoặc cho từng nhóm tài sản

Phái sinh tín dụng phát sinh từ nhu cầu của các tổ chức tài chính, mà chủ yếu là ngân hàng bởi vì nó là công cụ bảo hiểm rủi ro biến động lãi suất và rủi ro tiền tệ Các công cụ phái sinh tín dụng được sử dụng biết đến như Credit default Swap (CDS) (hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng), Credit option, Credit – Linked Notes 7

1.3.2 Chủ thể trên thị trường trái phiếu

Chủ thể cơ bản trên TTTP bao gồm: tổ chức phát hành, nhà đầu tư, các chủ thể trung gian và các chủ thể khác trên thị trường

Tổ chức phát hành chính là các đơn vị phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn Ở một phương diện khác, tổ chức phát hành chính là những người đi vay Vì vậy họ phải thực hiện nghĩa vụ nợ vay đầy đủ đối với trái chủ vào thời điểm đáo hạn của trái phiếu hoặc tại một thời điểm khác được ấn định (chẳng hạn: thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu,….)

Nền tảng cơ bản của một thị trường trái phiếu phát triển hiệu quả

TTTP là thị trường giao dịch các công cụ nợ, thông qua thị trường này, các tổ chức huy động nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc Chính phủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu cân đối ngân sách quốc gia Một TTTP phát triển hiệu quả phải đảm bảo được 2 vấn đề sau:

- Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay được huy động trong toàn xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đáp ứng nhu cầu ngân sách của Chính phủ để phát triển nền kinh tế quốc gia

- Đảm bảo sự tối đa hóa phúc lợi được tạo ra thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay

Phúc lợi này có thể là sự tăng lợi nhuận, giảm chi phí, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc cơ sở hạ tầng,… và không tạo ra gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai Kết quả là thúc đẩy toàn nền kinh tế phát triển, tạo ra “kháng thể” cho nền kinh tế đối với những biến động bên ngoài, hoặc là nền kinh tế không bị rơi vào cuộc khủng hoảng,… Những phúc lợi đạt được phải được duy trì liên tục và không được suy giảm theo thời gian cũng như theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh qua các thế hệ

Nền tảng cơ bản để một TTTP phát triển hiệu quả bao gồm: Chính phủ và hệ thống pháp lý, tính thanh khoản của thị trường thứ cấp, định mức tín nhiệm, đường cong lãi suất chuẩn và các phương pháp định giá trái phiếu Mặc dù những nền tảng này không phải là yếu tố quyết định mọi sự thành công của TTTP, nhưng thiếu vắng chúng sẽ gây cản trở sự phát triển của thị trường

1.4.1 Chính ph ủ và h ệ th ố ng pháp lý

Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia Vai trò của Chính phủ thể hiện ở:

- Để phát triển TTTP, Chính phủ đi đầu như là tổ chức phát hành trái phiếu ra thị trường, thiết lập đường cong lãi suất chuẩn đáng tin cậy để thúc đẩy sự phát hành trái phiếu ở khu vực doanh nghiệp, và từ đó thúc đẩy toàn TTTP phát triển

- Chính phủ là người ban hành khung pháp lý, là người điều tiết thị trường, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường trong nước Chính phủ là trung gian như một chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của TTTP, nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển

- Bởi vì trái phiếu là một công cụ huy động vốn vay, nên một điểm quan trọng trong quá trình thúc đẩy TTTP phát triển đó là Chính phủ sẽ cân đối chính sách quản lý nợ vay quốc gia với chiến lược phát triển TTTP

Khung pháp lý là hệ thống những văn bản pháp luật và văn bản dưới luật được ban hành để điều tiết những hoạt động nào đó nhằm đạt mục tiêu nhất định của Chính phủ Mặc dù mỗi quốc gia có điều kiện và môi trường khác nhau nhưng khung pháp lý được các nước ban hành nhằm thúc đẩy TTTP phát triển đều hướng vào những mục tiêu tương đồng nhau:

- Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ Khung pháp lý đưa ra những quy định để tăng cường sự minh bạch thông tin (quy định về việc công bố thông tin, báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành chứng khoán, ), xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng, xây dựng những chuẩn mực kế toán – kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế,…

- Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ TTTP phát triển như: định hướng phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm, các nhà tạo lập thị trường, hệ thống công nghệ thông tin, trung tâm thông tin,…

- Xây dựng thị trường với đa dạng các sản phẩm chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) và các loại công cụ bảo hiểm rủi ro (chứng khoán phái sinh) cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư

Cơ sở pháp lý phải theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một khuôn khổ chặt chẽ, đồng bộ để thị trường vốn, thị trường chứng khoán vận hành một các hiệu quả

1.4.2 Tính thanh kho ả n c ủ a th ị tr ườ ng th ứ c ấ p

Tính thanh khoản của một tài sản thể hiện khả năng nhanh chóng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt Tài sản có tính thanh khoản cao nhất chính là tiền mặt Tài sản có tính thanh khoản là tài sản được xem là có thể mua bán một cách dễ dàng, nhanh chóng Nhà đầu tư nắm giữ trong tay tài sản có tính thanh khoản cao thì tương đối an toàn hơn nhà đầu tư nắm giữ tài sản có tính thanh khoản thấp vì họ có thể thu hồi vốn nhanh Và các nhà đầu tư sẽ luôn cảm thấy an toàn nếu tài sản họ nắm giữ có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà không sợ bị ảnh hưởng giá cả Do đó, chứng khoán có tính thanh khoản cao thường sẽ có giá cao hơn chứng khoán có tính thanh khoản thấp Tính thanh khoản cao là một trong những tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư bởi vì nó cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư

Yếu tố thanh khoản của chứng khoán nói chung thường có liên quan mật thiết nhiều đến tính đa dạng của các nhà đầu tư, yếu tố tín nhiệm của tổ chức phát hành, sự minh bạch thông tin trên thị trường, liên quan đến yếu tố cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán mà trong đó quan trọng nhất là nhà tạo lập thị trường Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của trái phiếu trên TTTP

Vai trò của yếu tố thanh khoản thể hiện:

- Thanh khoản được xem như là một trong những nhân tố để định giá trái phiếu, nhất là TPDN

Nghĩa là, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi suất sinh lợi, lợi suất tăng thêm, của loại chứng khoán kém thanh khoản cao hơn chứng khoán có tính thanh khoản cao để mà bù đắp cho chi phí giao dịch trong quá trình giao dịch mua bán trái phiếu Phần lợi suất tăng thêm này còn được coi như là phí bù đắp rủi ro thanh khoản Ở một phương diện khác, giá trái phiếu phần nào thể hiện mức độ rủi ro thanh khoản của trái phiếu đó

Nghiên cứu thị trường trái phiếu ở một số quốc gia trên thế giới

2.1.1.1 Thị trường trái phiếu Trung Quốc

TTTP Trung Quốc được hình thành từ năm 1941 Thời kỳ này, Chính phủ Trung Quốc vấp phải sai lầm đó chính là phát hành trái phiếu trong khi đang còn phụ thuộc vào nguồn vay mượn của nước ngoài mà được đảm bảo bằng nguồn thu ngân sách (thuế) đang dần bị cạn kiệt một cách nghiêm trọng Do đó, Chính phủ Trung Quốc rơi vào tình trạng vỡ nợ, khiến tín nhiệm của Chính phủ bị tổn thương Và quốc gia lâm vào tình trạng lạm phát, Chính phủ phải phát hành tiền tệ để giải quyết những khoản nợ vay tồn đọng và chi trả cho trái chủ

Cơ cấu của TTTP Trung Quốc như sau:

- Về thị trường TPCP và sự phát triển cơ sở hạ tầng: Trong suốt giai đoạn từ 1981 đến 1986, quy mô TPCP phát hành ở mức tương đối thấp (chưa đến 10 triệu RMB mỗi năm) và việc phát hành, phân phối được thực hiện theo mệnh lệnh hành chính nên không có thị trường thứ cấp tồn tại Bắt đầu năm 1987, Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới của sự phát triển cơ sở hạ tầng

Và từ năm 1987 đến năm 1997, có một sự đột phá như sau:

+ Th ị tr ườ ng s ơ c ấ p hoạt động theo hướng thị trường: Năm 1991, tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành được tổ chức cho sự phát hành trái phiếu, theo sau đó là sự thành lập hệ thống các dealer sơ cấp đảm bảo cho sự “phân phối” trái phiếu một cách hiệu quả hơn Năm

1996, đấu giá công khai được chấp thuận một cách rộng rãi nhằm đảm bảo chức năng công bố thông tin giá cả của thị trường

+ Th ị tr ườ ng th ứ c ấ p : Sự chấp thuận cho phép lưu chuyển TPCP ở hệ thống các ngân hàng ở 61 thành phố vào năm 1988 tượng trưng cho một TTTP thứ cấp Hai thị trường giao dịch trái phiếu đã được thành lập vào năm 1990 và 1994

+ H ệ th ố ng l ư u ký t ậ p trung và thanh toán bù tr ừ : Tháng 12/1996, tổ chức China

Government Depository Trust & Clearing (CDC) được thành lập để chuyên về tập trung thực hiện thanh toán bù trừ Năm 1997, cơ quan này được phân công chịu trách nhiệm thực hiện lưu ký trái phiếu Năm 1998, TPCP không còn thực hiện chức năng duy nhất như một công cụ tài trợ cho chi tiêu ngân sách, mà trở thành một phần thiết yếu của chính sách tài chính Từ năm 1998 đến năm 2003, TPCP được tăng tốc phát hành sau thời kỳ khủng hoảng tài chính Năm 2008, TPCP phát hành tăng đến 796,5 tỷ RMB so với 1981 là 4,87 tỷ RMB

- Phát triển thị trường TPDN:

Có rất ít những quy định cho TPDN vào những năm của thập niên 1980 Nhu cầu huy động vốn, cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, đã nổi lên giữa giữa thập niên 1980 Năm 1984, doanh nghiệp nhà nước (SOE) đã được phê duyệt cho phép phát hành TPDN Lãi suất ban đầu là 40% cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm của ngân hàng, khiến cho TPDN trở nên thu hút các cơ hội đầu tư đối với công chúng, bất chấp rủi ro tín dụng

Những năm đầu của thập niên 1990, sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế và sự phát hành quá mức của TPDN không những gây ra khả năng vỡ nợ cao mà còn làm phá vỡ sự phát hành TPCP Để củng cố lại luật pháp, Chính phủ đã sửa đổi quy định về sự can thiệp hành chánh, đó là chỉ định một cơ quan nhà nước là SPC (State Planning Commission) và cơ quan NDRC (National Development & Reform Commission) như là một đại diện cho việc quản lý TPDN vào năm 1993

SPC đưa ra hệ thống quota mà chỉ các SOE mới được tiếp cận hệ thống này Tất cả TPDN được phát hành có mức tín nhiệm hệ số AAA bởi vì 100% thông qua bảo lãnh ngân hàng Mức lãi suất cao gấp 150 – 250 lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm, mà không có mối tương quan nào đến kỳ hạn trái phiếu Nhờ đưa ra một số lượng giới hạn và kiểm soát nghiêm ngặt mang tính chất hành chánh, thị trường TPDN đã có bước phát triển Hơn nữa, việc niêm yết TPDN đầu tiên diễn ra vào năm 1994 trên sàn giao dịch chứng khoán Shenzen, một sự đột phá của thị trường TPDN thứ cấp

Năm 1995, Chính phủ chấp thuận một số lượng TPDN với tổng trị giá 15 tỷ RMB, thị trường TPDN hồi sinh Năm 1998, CDC được giao nhiệm vụ như là một trung tâm lưu ký TPDN hàng đầu và hình thức ghi sổ được chấp thuận cho sự phát hành TPDN Trong thời gian này, quy mô thị trường TPDN còn tương đối nhỏ, việc giao dịch chỉ được giới hạn trên sàn giao dịch với vòng luân chuyển thấp Tháng 12/2004, quy định được ban hành cho phép luân chuyển (tức là giao dịch) TPDN trên thị trường liên ngân hàng Để khuyến khích doanh nghiệp có tín dụng tốt đứng lên thăm dò kênh tài trợ trực tiếp và giảm chi phí tài trợ, Ngân hàng nhân dân Trung Hoa (PBOC) ban hành quy định tất cả những trái phiếu được phát hành phải được đánh giá tín nhiệm

Năm 2006, trái phiếu đầu tiên (Three Gorge Bond) được phát hành mà không cần sự bảo lãnh của ngân hàng Những năm tiếp theo, trách nhiệm giám sát sự phát hành TPDN được phân chia giữa NDRC và CSRC Năm 2007, TPDN được niêm yết được đưa các sàn giao dịch và CSRC ban hành quy định về tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc nhằm làm củng cố những quy định về hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm

- Trái phiếu tài chính (Finacial Bond): Đây là trái phiếu do các tổ chức tài chính phát hành

Năm 2006, trái phiếu vốn lai ghép (hybird capital bond) của NHTM được ra mắt trên thị trường liên ngân hàng Cuối năm 2007, tổng trị giá 12,3 tỷ trái phiếu lai ghép này được phát hành bởi 3 NHTM

- Cấu trúc thị trường: TTTP Trung Quốc được phát triển đa hình thức,bao gồm 3 phân khúc: thị trường liên ngân hàng quốc gia, thị trường giao dịch, bank counter Trong đó, thị trường interbank market đóng vai trò quan trọng chủ đạo, chiếm ưu thế

+ Thị trường “Interbank market”: là thị trường OTC đấu giá theo giá (quote market), nơi mà giao dịch được thỏa thuận giữa các đối tác thông qua hệ thống giao dịch điện tử Thị trường này được quản lý bởi PBOC và chức năng là thị trường bán sỉ cho các nhà đầu tư là tổ chức tài chính Các nhà đầu tư tài chính là các thành phần chính tham gia thị trường này Cuối tháng 02/2009, có 1219 tổ chức tài chính và 7375 thành viên đăng ký đã nắm một số lượng khá lớn công cụ giao dịch này so với 2 thị trường còn lại Thị trường này là nơi ngân hàng Trung ương quản lý hoạt động thị trường mở Kỳ phiếu của ngân hàng Trung Ương, giấy tờ thương mại công ty và giấy bạc là những công cụ được giao dịch duy nhất trên thị trường này

+ Thị trường “Exchange market”: Thị trường này là thị trường đấu giá theo lệnh (order market) do CSRC quản lý Quy mô thị trường này đạt 300,9 tỷ RMB theo mệnh giá vào 31/12/2008 Thành phần chủ yếu tham gia thị trường này là các nhà đầu tư nhỏ, trung bình và nhà đầu tư cá nhân Hầu hết thành phần tham gia thị trường này thông qua dịch vụ môi giới được cung cấp bởi công ty chứng khoán NHTM được không được giao dịch trên thị trường này

+ Thi trường “Bank counter market”: Thị trường này là một thị trường bổ sung quan trọng cho 2 thị trường kia bởi vì mục tiêu của nó là hướng về các nhà đầu tư cá nhân Các công cụ giao dịch trên thị trường này không đa dạng, chủ yếu là TPCP

- Các loại trái phiếu và nhà đầu tư chủ yếu:

Bài học cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam

Mỗi quốc gia khác nhau, với điểm xuất phát khác nhau, có mức độ phát triển TTTP khác nhau

Nhưng khởi đầu cho sự hình thành và phát triển TTTP sau này, hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, đều nhận thấy tầm quan trọng của TTTP như một kênh huy động, tài trợ nguồn vốn hữu hiệu

Với Chính phủ, TTTP là nơi huy động nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu cân đối chi tiêu ngân sách Nhà nước Đối với khu vực tư nhân, đây cũng là một kênh huy động vốn (ngoài kênh huy động trên thị trường cổ phiếu hoặc vay mượn ngân hàng) để doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn bên trong hoặc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của họ mà không phải lệ thuộc vào tài trợ từ hệ thống ngân hàng

Tùy vào đặc điểm, nền tảng của mỗi quốc gia mà định hướng xây dựng và phát triển TTTP khác nhau Mặc dù vậy, các quốc gia này vẫn trải qua việc thực hiện xây dựng những nền tảng cơ bản tương đồng nhau để một TTTP phát triển hiệu quả Thông qua nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm phát triển TTTP một số quốc gia ở khu vực Châu Á, Châu Âu và Mỹ, để phát triển TTTP, Việt Nam cần phải:

- Hình thành các chủ thể để đảm bảo cho TTTP hoạt động hiệu quả Thứ nhất, chủ thể phát hành phải bao gồm cả Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ (không nên chỉ tồn tại duy nhất một chủ thể phát hành như giai đoạn đầu của TTTP Trung Quốc hay Hàn Quốc) Bởi vì Chính phủ không chỉ phát hành trái phiếu để huy động vốn mà còn nhằm những mục đích khác định hướng phát triển thị trường, kiểm soát lạm phát,…; và các tổ chức phi Chính phủ với đa dạng các loại hình như doanh nghiệp, công ty chứng khoán, ngân hàng,… là yếu tố tạo và làm tăng cung hàng hóa trên TTTP Thứ hai, cần đa dạng các nhà đầu tư Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, cơ cấu các nhà đầu tư bao gồm doanh nghiệp, NHTM, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, tổ chức tài chính phi ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài Có thể phân khúc thị trường để phù hợp với từng loại nhà đầu tư Đây là yếu tố thúc đẩy sự tăng cầu trên TTTP Ngoài hai chủ thể là tổ chức phát hành và nhà đầu tư, để TTTP hoạt động hiệu quả, cần hình thành các nhà tạo lập thị trường, nhà tự doanh, nhà môi giới, tổ chức định mức tín nhiệm, các tổ chức thực hiện chức năng lưu ký và thanh toán bù trừ, cơ quan giám sát hoạt động của thị trường

- Đa dạng hàng hóa trên TTTP:

+ Đa dạng các loại hàng hóa trái phiếu: Thứ nhất trái phiếu có thể đáp ứng những mục đích của Chính phủ (trái phiếu ổn định tiền tệ, trái phiếu điều chỉnh theo chỉ số lạm phát,…) cũng như của doanh nghiệp (trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản,…) Tuy nhiên, kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ ra rằng TPCP được phát hành không phải đơn thuần là công cụ vay vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách mà phải là công cụ để định hướng phát triển TTTP

Hơn nữa, khi phát hành TPCP, Chính phủ cần phải cân đối nợ vay quốc gia để tránh bị vỡ nợ và gây sụt giảm tín nhiệm quốc gia, cần phải thiết lập kế hoạch và công bố kế hoạch phát hành trái phiếu Riêng đối với TPDN, cần phải tránh tình trạng biến loại trái phiếu này như một hình thức nợ vay khác của ngân hàng (thông qua hình thức bảo lãnh phát hành) hoặc phát hành TPDN phi bảo đảm tràn lan mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng của đơn vị phát hành Đây là kinh nghiệm của TTTP Hàn Quốc và Nhật bản Thứ hai, đa dạng trái phiếu sẽ đáp ứng thị hiếu của các nhà đầu tư khác nhau Thứ ba là làm tăng cung trên thị trường Thứ tư, các nhà đầu tư có nhiều cơ hội thực hiện cơ cấu danh mục đầu tư theo từng thời điểm để đạt được danh mục đầu tư tối ưu

+ Đa dạng các sản phẩm phái sinh: đây là một trong những công cụ để giúp nhà đầu tư thực hiện quản trị rủi ro Sản phẩm phái sinh tín dụng kết hợp với Repo góp phần làm tăng tính thanh khoản trên TTTP

- Tạo ra những yếu tố cơ bản đảm bảo cho TTTP hoạt động hiệu quả:

+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý: đây là điều kiện cần thiết đầu tiên bởi vì không một hoạt động nào có thể nằm ngoài khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật Một hệ thống pháp lý hoàn thiện với những quy định không chồng chéo nhau, rõ ràng, rành mạch nhằm mục đích điều chỉnh các hoạt động của TTTP như: xây dựng TTTP (bao gồm thị trường TPCP và thị trường TPDN) và thị trường công cụ phái sinh, quy định những cách thức, nghiệp vụ giao dịch cũng như cơ chế đấu giá, xây dựng những cơ sở hạ tầng hay cấu trúc cơ bản của một TTTP,…

+ Hình thành cấu trúc thị trường với những thành phần cơ bản: hệ thống dealer, dealer – broker, interdealer broker đóng vai trò như những nhà tạo lập thị trường; hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ để rút ngắn thời gian giao dịch – thanh toán, hệ thống hay trung tâm báo cáo tiếp nhận những thông tin giao dịch được báo cáo bởi các nhà tạo lập thị trường Đây là yếu tố góp phần làm tăng tính thanh khoản và tạo sự minh bạch trong giao dịch trên thị trường

+ Phát triển hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng khác và các thành phần trong cấu trúc TTTP Đồng thời, có thể thực hiện kết nối giao dịch, đấu giá từ xa, tạo cơ hội cho tất cả thành viên trong và ngoài nước có thể tham gia TTTP trong nước

+ Chú trọng đến định mức tín nhiệm bởi vì trái phiếu là công cụ chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng (rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất,…) Hình thành tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, chuyên nghiệp đảm nhiệm đánh giá rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành (kể cả tổ chức phát hành là Chính phủ) Thông tin đánh giá của CRA góp phần hỗ trợ nhà đầu tư có thể đánh giá rủi ro của công cụ tín dụng trước khi đầu tư

+ Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn: đây là chuẩn so sánh để các công cụ trái phiếu khác có căn cứ để định giá khi được phát hành ra TTTP Đường cong lãi suất chuẩn có thể không nhất thiết là phải dựa vào TPCP, mà có thể dựa vào những công cụ được coi là phi rủi ro Theo kinh nghiệm của Nhật Bản và Châu Âu, đường cong lãi suất chuẩn có thể hình thành bởi một tập hợp (đồng nhất, đủ lớn) của sản phẩm tín dụng nào (trái phiếu, SWAP,…) mà có mức đánh giá tín dụng tốt, ổn định, có tính thanh khoản cao… sao cho tập hợp này thành một chuẩn so sánh đáng tin cậy cho các công cụ tín dụng khác dựa vào đó để định giá

Chương 2 đã khảo sát sơ lược TTTP ở các khu vực Châu Á, Châu Âu, nước Mỹ Mặc dù mỗi quốc gia có điểm xuất phát khác nhau với những tiền đề và lý do khác nhau để xây dựng và phát triển TTTP theo những định hướng khác nhau, thế nhưng tổng quát lại thì hầu hết những quốc gia này đều hướng vào mục tiêu là xây dựng và hoàn thiện dần những cơ sở hạ tầng, nền tảng cho một TTTP phát triển hiệu quả: tính thanh khoản, định mức tín nhiệm, đường cong lãi suất chuẩn, hệ thống pháp lý,… Như vậy, cần nhìn lại thực trạng TTTP VN hiện nay, so với TTTP phát triển của các quốc gia đi trước, để thấy được những điểm hạn chế, những điều cần thực hiện để xây dựng và phát triển TTTP Việt Nam sao cho hiệu quả Những điều này sẽ được tác giả thể hiện trong chương

Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Thị trường tài chính là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tài chính của nền kinh tế Cấu trúc thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn Chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường tài chính Việt Nam cũng diễn biến đầy phức tạp

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho thị trường tiền tệ gánh chịu nhiều “cú sốc” Nhà nước đã vận dụng chính sách tiền tệ một cách linh hoạt nhằm giảm sốc cho thị trường Rõ ràng nhất là chính sách tiền tệ thắt chặt đã được Nhà nước quán triệt ngay từ đầu năm 2008 Cụ thể, đầu tháng 2/2008, NHNN đã tăng thêm 1% tiền gửi dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn (trước đây chỉ có tiền gửi dưới 24 tháng mới phải dự trữ bắt buộc) Tuy nhiên từ những tháng cuối năm 2008 cho đến thời điểm hiện nay (tính đến quý 3 năm

2009), Nhà nước lại thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng để chủ động ngăn chặn tình trạng suy giảm kinh tế

Một trong những công cụ Nhà nước sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ là lãi suất Nhà nước đã sử dụng công cụ này một cách hữu hiệu trong từng thời kỳ biến động của nền kinh tế Tính chung trong năm 2008, Nhà nước đã 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, bao gồm 3 lần tăng và 5 lần giảm

Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh 5 lần

Hình 3.1 : Diễn biến lãi suất năm 2008

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Lãi suất cơ bản đóng vai trò trọng tâm trong chính sách tiền tệ Trong nhiều năm trước, lãi suất thị trường có biến động nhưng lãi suất cơ bản gần như không biến động Từ lần điều chỉnh lãi suất ngày 19/05/2008 (từ 8,75/năm lên 12%/năm), lãi suất cơ bản được trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường khi lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản Cơ chế cho vay – huy động vốn dựa trên trần lãi suất của NHNN cũng như lãi suất thỏa thuận của Hiệp hội ngân hàng bị hủy bỏ

Theo từng thời điểm điều chỉnh lãi suất cùng chính sách tiền tệ của NHNN, các NHTM đã ứng biến một cách nhanh chóng Do lạm phát tăng cao và sự thiếu hụt vốn khả dụng của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất liên tục để thu hút vốn tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất huy động nhằm tăng khả năng thanh khoản có những thời điểm, lãi suất huy động lên đến mức cao nhất 19,2% (theo biểu lãi suất của Sacombank) Một điểm khác biệt so với lãi suất của những năm trước đó, lãi suất huy động cao đối với kỳ hạn huy động ngắn, lãi suất thấp đối với kỳ hạn dài Cụ thể trong thời kỳ chạy đua này, lãi suất huy động cao chủ yếu dành cho kỳ hạn 3 tháng và giảm dần cho các kỳ hạn 6 tháng đến 13 tháng Sở dĩ như vậy là do các Ngân hàng muốn “ứng phó” với sự thay đổi lãi suất biến động từng ngày Cuộc chạy đua lãi suất huy động khiến cho lãi suất tiền vay cũng tăng lên Thế nhưng với chính sách trần lãi suất cho vay của NHNN đưa ra, mức lãi suất cho vay cao nhất mà các NHTM đưa ra là 21% khiến cho chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay của NHTM bị thu hẹp, chỉ còn khoảng 2%/năm và làm cho các NHTM rơi vào tình trạng bị lỗ

Trong thời kỳ lạm phát, cuộc chạy đua lãi suất đã khiến cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các NHTM Hơn nữa, để ngăn chặn tình trạng lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kèm theo đó là các quy định, thủ tục cấp tín dụng của các NHTM quá “ngặt nghèo”, lãi suất cho vay quá cao cùng với một loạt các loại phí được ban hành nhằm giảm lỗ của các NHTM đã tạo nên áp lực trả nợ rất lớn lên người vay Mặc dù những tháng cuối năm 2008, lãi suất cho vay có điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn khá cao so với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Do đó, trong thời kỳ này doanh nghiệp bị thiếu vốn kinh doanh, rơi vào tình trạng lỗ và một số doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động vài tháng Để hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay, giảm thấp chi phí tài chính, giảm giá thành sản phầm và kích cầu trong nền kinh tế, Nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm dần lãi suất trần cho vay Đồng thời, kể từ tháng 02/2009 Nhà nước thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất (HTLS) vay vốn cho các đối tượng sản xuất kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ 4%/năm, trong đó, chương trình HTLS đối với các khoản vay ngắn hạn đến hết 31/12/2009 và đối với các khoản vay trung – dài hạn đến hết 31/12/2011 Có thể nói đây là một phương pháp hỗ trợ đặc biệt và khác với các gói hỗ trợ kinh tế khác của các nước trong khu vực (tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng) và các nước phát triển như Mỹ, Nhật (bơm tiền qua hệ thống Ngân hàng, mua lại nợ xấu ngân hàng) Kênh giải ngân chủ yếu của gói kích cầu này cũng có cơ sở rõ ràng, những ngành nghề không trực tiếp tạo động lực cho nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu và trong nước sản xuất được,… thì đều không được tham gia chương trình này Phương pháp này đã hỗ trợ doanh nghiệp có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng nhờ giảm được chi phí tài chính, giảm giá thành sản phẩm,…Đối với các NHTM, chương trình HTLS giúp cho ngân hàng duy trì ổn định hoạt động tín dụng (thoát khỏi tình trạng kìm hãm tín dụng như trong khoảng thời gian ngắn của năm 2008) Nhờ đó, toàn nền kinh tế tạm thời đi vào ổn định Tính đến hết quý 2 năm 2010, lãi suất cho vay của hệ thống NHTM tương đối ổn định

Thị trường vốn dài hạn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính Thị trường vốn được cấu thành bởi ba bộ phận: thị trường tín dụng trung – dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị trường chứng khoán Trong đó, thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng nhất của thị trường vốn trong việc huy động và tập trung nguồn vốn trong toàn xã hội thành nguốn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp và Chính phủ nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển nền kinh tế

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời như một tất yếu của nền kinh tế thị trường, hỗ trợ cho kênh dẫn vốn của hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, khơi thông nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn trong toàn nền kinh tế Sau hơn 8 năm thành lập và hoạt động chính thức kể từ ngày TTCK chính thức được hoạt động giao dịch ngày 28/07/2000, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Quy mô thị trường ngày càng mở rộng và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCK dần dần hoàn thiện Hoạt động của TTCK rất nhạy cảm, vì vậy cần có văn bản có giá trị pháp lý cao để tạo cơ sở cho thị trường phát triển Khi TTCK bắt đầu hoạt động, pháp lý chứng khoán chỉ mới là những quyết định, thông tư, nghị định hướng dẫn chế độ quản lý tài chính – kế toán đối với công ty chứng khoán, chẳng hạn thông tư 11/2000/TT – BTC ban hành ngày 01/02.2000, quyết định 99/2000/QĐ – BTC ban hành ngày 13/06/2006 Đến cuối năm 2006, luật chứng khoán đã được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 29/06/2006, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 đã tạo cơ sở cho TTCK phát triển nhanh và ổn định hơn, giúp công chúng có cơ sở pháp lý tham gia TTCK, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư Đồng thời, luật chứng khoán còn giúp phân định rõ vai trò của thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn trong cơ cấu TTCK nói chung, thúc đẩy các tổ chức tự chủ huy động vốn trên TTCK

Dù đạt được những thành tựu nhất định sau 8 năm hoạt động, nhưng nhìn chung TTCK Việt Nam vẫn còn rất non trẻ so với sự phát triển của TTCK của nhiều quốc gia trên thế giới Do vậy, “kháng thể” của TTCK Việt Nam vẫn chưa thể “chống chọi” lại với những tác động do chuyển biến xấu của thị trường tài chính quốc tế Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mà bắt nguồn từ Mỹ, đã khiến cho TTCK Việt Nam “đón nhiều sóng gió” từ khoảng cuối năm 2007 đến nay Khởi đầu là “cuộc chiến chống lạm phát”, NHNN đã phản ứng bằng chính sách tiền tệ thắt chặt, rút tiền khỏi lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao Thêm vào đó là các NHTM thực hiện cuộc chạy đua lãi suất huy động đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư Các nhà đầu tư có xu hướng tạm thời rời khỏi TTCK và chuyển vốn đầu tư vào kênh tiền gửi tiết kiệm an toàn và có lãi suất tiền gửi cao Bên cạnh đó, các NHTM siết vốn vay đổ vào TTCK, động thái bán tháo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tạo áp lực kéo chỉ số Index hai sàn tuột dốc liên tục, không phanh Vào quý 1, đáy của chỉ số là 496,64 điểm ghi nhận vào ngày 25/03/2008; quý 2, đáy giảm xuống đến 366,02 điểm vào ngày 20/06/2008; quý 3, đáy chỉ số Vn – index cao hơn quý 2 với mức đáy là 409,61 điểm vào ngày 01/07/2008; quý 4, chỉ số Vn- index rớt chỉ còn 286,85 vào ngày 10/12/2008 chốt lại mức đáy của năm 2008 Trong hơn 8 năm hoạt động của TTCK thì năm qua là một năm sụt giảm kỷ lục, mục tiêu cổ phần hóa và nhiều cuộc đấu giá thất bại Kết thúc năm 2008, chỉ số Vn – index và HASTC – index có mức giảm lần lượt là 65,95% và 67,51% so với cuối năm trước đó Hàng chục ngàn tỷ đồng “bốc hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này

Bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán thế giới nói chung và TTCK VN nói riêng đã nhanh chóng tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi kinh tế Mặc dù nhiều chuyên gia đều cho rằng năm 2009 được dự báo vẫn tiếp tục là thời kỳ cực kỳ khó khăn đối với TTCK VN khi đà suy thoái kinh tế thế giới cũng như khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ chưa có dấu hiệu chấm dứt Nhưng trên thực tế, thị trường này chỉ giảm sâu đến hết quý 1/2009 và quay trở lại hồi phục trong quý 2/2009 khi những tia sáng về sự hồi phục của nền kinh tế xuất hiện Từ cuối tháng 3/2009 đến thời điểm hiện nay thị trường đã đạt được sự tăng trưởng đáng kinh ngạc và có những thành tựu nhất định

Bảng 3.1 Quy mô thị trường chứng khoán

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số công ty niêm yết 41 193 233 338 447

Khối lượng CP nêm yết (1.000 CP)

766,725 Quy mô giao dịch (triệu VND)

Nguồn: Sở giao dịch CK TP.HCM và Hà Nội, tác giả tự thống kê

Một điểm mới của TTCK Việt Nam trong năm 2009 là ghi nhận lại sự ra đời của sàn giao dịch chứng khoán Upcom Sàn Upcom được thành lập như là một bước trung gian phát triển của thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) Upcom giao dịch những cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên HOSE và HASTC Giao dịch trên upcom được thực hiện theo phương thức thỏa thuận chứ không phải khớp lệnh Đây là một giải pháp để phá vỡ “sự đóng băng” của thị trường OTC và tạo bước đệm phát triển thị trường OTC sau này

Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh thị trường tài chính Việt Nam sau hơn hai năm gia nhập WTO không mấy sáng sủa, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục khả quan bắt đầu từ quý 2/2009 Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện tự do hóa tài chính khi nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng Tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam đã làm bộc lộ những yếu kém của thị trường tài chính

Yếu kém của thị trường tiền tệ thể hiện rõ nhất khi nhìn vào năng lực tài chính (vốn) của hệ thống NHTM Việc các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động để tăng vốn, tăng tính thanh khoản Lãi suất cho vay tăng lên cùng với sự ban hành một loạt các biểu phí nhằm bù đắp cho sự gia tăng lãi suất huy động Tăng trưởng tín dụng chậm lại Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong việc vay vốn Chính phủ liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản , trần lãi suất cho vay, thu hẹp các khoản phí, triển khai chương trình HTLS để kích cầu nhằm ngăn chặn khả năng suy thoái Lãi suất biến động tăng liên tục, rồi giảm liên tục Rõ ràng, Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, thông qua công cụ lãi suất, chưa có kế hoạch cụ thể; không đo lường và không dự báo được những tác động của chính sách tiền tệ được đưa ra Đầu năm 2008, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ứng phó tức thời với tình hình lạm phát, những tháng cuối năm lại nới lỏng để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế Nếu Nhà nước có thể dự báo biến động tình hình kinh tế tốt, có kế hoạch từng bước thực hiện chính sách tệ thì sẽ giảm bớt biến động của thị trường tiền tệ , và sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thị trường vốn, đại diện là TTCK, càng bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém hơn so với thị trường tiền tệ Thay vì TTCK ra đời nhằm khơi thông nguồn vốn, tạo điều kiện cho các tổ chức (đặc biệt là doanh nghiệp) có thể huy động vốn dễ dàng, thì kênh huy động vốn này biến thành một nơi chủ yếu để thực hiện đầu cơ Nhà nước chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng đầu cơ này, đưa TTCK thành một kênh huy động vốn và đầu tư thực sự Các nhà đầu tư, phần lớn là nhà đầu tư nhỏ lẻ, chưa đạt đến trình độ có thể am hiểu việc đầu tư chứng khoán, chưa thể phân tích được tình hình tài chính của công ty phát hành, dẫn đến việc giao dịch mua bán chứng khoán chỉ thực hiện theo xu hướng bầy đàn, làm xuất hiện hiện tượng bán tháo vừa qua trên TTCK Thêm vào đó, tính công khai, minh bạch trên TTCK vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ góp phần làm TTCK thêm thăng trầm

Một yếu điểm nữa của thị trường tài chính nước ta, là cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối

Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam

Bất kỳ một hoạt động nào dù sớm hay muộn luôn nằm dưới điều chỉnh của một khuôn khổ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Hoạt động của TTTP cũng không nằm ngoài khuôn khổ này Hệ thống văn bản pháp lý này dần hoàn thiện cùng với sự phát triển của TTTP

Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về “trái phiếu” được ban hành vào năm 1994 Đó chính là Nghị định 72/CP ngày 26-07-1994 Tuy nhiên, vào thời điểm này, loại trái phiếu được phát hành chỉ mới có duy nhất loại TPCP bao gồm bao gồm các loại tín phiếu kho bạc (là loại trái phiếu ngắn hạn dưới

1 năm), trái phiếu kho bạc (loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên) và loại trái phiếu công trình (trên 1 năm, theo từng công trình của nhà nước) Loại tiền tệ huy động và thanh toán bằng trái phiếu này cũng chi mới dừng lại ở đơn vị tiền tệ là “đồng Việt Nam” Đơn vị đứng ra phát hành loại TPCP này sẽ do Bộ tài chính đảm nhiệm

Ngay sau khi Nghị định 72/CP được ban hành 2 tháng, Nghị định 120/CP ngày 17-09-1994 ra đời đã mở rộng đối tượng phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp Nhà nước Đây là văn bản pháp lý mở ra cơ hội cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để huy động vốn Tuy nhiên, văn bản này chỉ mới dừng lại ở việc cho phép các doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu, đối với những doanh nghiệp phi Nhà nước vẫn chưa nằm trong sự điều chỉnh của văn bản này Bên cạnh đó, lần đầu tiên, tại văn bản này quy định các trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước được mua bán, chuyển nhượng, thừa kế và có thể được dùng làm tài sản thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng Đồng thời văn bản cũng quy định những phương thức phát hành trái phiếu (trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước, thông qua các đại lý là trung gian tài chính, bằng phương thức đấu giá theo quy chế do Bộ tài chính ban hành) Khi Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20-11-2003 được ban hành, một phương thức phát hành TPCP nữa ra đời Đó chính là phát hành trái phiếu thông qua hình thức đấu thầu Trong đó, tín phiếu kho bạc được đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu kho bạc nhà nước được đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung Phương thức đấu thầu này đánh dấu sự khởi đầu cho phương pháp xác định giá trái phiếu theo cơ chế thị trường

Thế nhưng, ở TTTP của các nước trên thế giới, hàng hóa trái phiếu không gói gọn ở trong phạm vi trái phiếu do Chính phủ và do doanh nghiệp Nhà nước phát hành mà còn mở rộng ra cho tất cả các loại hình tổ chức phi Chính phủ để thực hiện huy động vốn Sự phát triển của TTTP Việt nam cũng không nằm ngoài xu hướng này Nghị định 52/2006/NĐ-CP được ban hành ngày 19-05-2006 cho phép tất cả cả loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành TNHH hoặc cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam) thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành TPDN Sự ra đời của Nghị định này không chỉ đưa ra những quy định thông thoáng để doanh nghiệp huy động vốn (ngoài phương thức phát hành cổ phiếu), mà còn giúp làm đa dạng chủng loại hàng hóa trên TTTP, thúc đẩy TTTP phát triển Đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế, ban đầu được điều chỉnh trong phạm vi của Nghị định

23/CP ngày 22-03-1995 Tuy nhiên, Nghị định này quy định trái phiếu quốc tế chỉ bao gồm TPCP, trái phiếu NHTM quốc doanh, TPDN nhà nước Mãi cho đến khi Nghị định 53/2009/NĐ-CP ngày

04-06-2009 được ban hành, đối tượng phát hành trái phiếu quốc tế không còn bị gò ép như Nghị định 23/CP, mà mà Nghị định đã mở rộng đối tượng cho các doanh nghiệp Việt Nam Hình thức phát hành trái phiếu có thể có hoặc không có Chính phủ bảo lãnh, hoặc do doanh nghiệp tự phát hành Theo Nghị định này, đối với TPCP phải có trị giá phát hành của mỗi đợt tối thiểu 500 triệu USD, đối với TPDN phải có trị giá phát hành tối thiểu tương đương 100 triệu USD Điều này đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt nam có thể tham gia thị trường vốn quốc tế

Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được Quốc hội ban hành ngày 29-06-2006 Mặc dù luật Ra đời chậm hơn so với hoạt động của TTTP (dĩ nhiên trước đó thị trường được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật), nhưng nó là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động của thị trường chứng khoán, trong đó có cả TTTP

Nhìn chung, văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTTP ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của thị trường Thế nhưng, cho đến thời điểm năm 2009, khung pháp lý này vẫn chưa đầy đủ khi chưa có một văn bản nào ban hành cụ thể về hoạt động của ngành định mức tín nhiệm, những quy định cho hoạt động của nhà tạo lập thị trường Hơn nữa, khi mỗi Nghị định được ban hành, Thông tư luôn được ban hành ngay sau đó để hướng dẫn những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp lý thực hiện Tuy nhiên, tính đến thời điểm hết quý 3/2009, chưa có một thông tư nào hướng dẫn cụ thể việc phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

3.2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu 3.2.2.1 Thực trạng thị trường TPCP

Tình hình phát hành TPCP

Trước thập niên 1990, người dân Việt Nam biết đến TPCP đầu tiên dưới hình thức là “công trái”

Kể từ khi Nghị định 72/CP được ban hành ngày 26/07/1994, TPCP bao gồm các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Mỗi loại trái phiếu được quy định phương thức phát hành khác nhau Theo Nghị định 141/2003/NĐ-CP ban hành ngày 20/11/2003, tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu do Kho bạc nhà nước phát hành, khối lượng và lãi suất được hình thành qua kết quả đấu thầu; trái phiếu kho bạc cũng do Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm phát hành theo phương thức bán lẻ qua kho bạc nhà nước, đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành, lãi suất sẽ do Bộ tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường tài chính tại thời điểm phát hành, ngoại trừ phương thức đấu thầu; Trái phiếu công trình do Kho bạc Nhà nước phát hành theo phương thức bán lẻ qua kho bạc Nhà nước, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành

Tính đến thời điểm hiện nay, TPCP đều do Kho bạc nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam (trước đó gọi là Quỹ hỗ trợ phát triển) phát hành theo phương thức đấu thầu Thời gian trước năm

2005, việc phát hành TPCP theo phương thức này mang tính chất thăm dò, tỷ lệ trúng thầu hầu hết là dưới 50% khối lượng gọi thầu Tuy nhiên, bước sang năm 2006, cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và sự ra đời của Luật chứng khoán, cùng với Quyết định số 2276/QĐ – BTC ngày 20/6/2006 về việc tập trung hoạt động đấu thầu TPCP (bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư) tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006, hoạt động đấu thầu có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành công Hầu hết năm 2006 đều đạt được tỷ lệ trúng thầu 100% so với khối lượng gọi thầu (ngoại trừ trường hợp đấu thầu ngày 08/03/2006 với khối lượng gọi thầu trị giá 200 tỷ đồng nhưng mức trúng thầu chỉ đạt 70 tỷ đồng, tương ứng 35% và đợt đấu thầu ngày 12/09/2006 không có thành viên nào trúng thầu) Nhìn chung, TPCP năm

2006 hầu hết là có kỳ hạn 5 năm

Bảng 3.2: Thống kê một số đợt đấu thấu TPCP năm 2006 Đợt

Số thành viên tham gia

Trị giá đấu thầu (tỷ đồng)

Trị giá trúng thầu (tỷ đồng)

LS đăng ký thấp nhất (%/năm)

LS đăng ký cao nhất (%/năm)

13/05/06 5 500 500 8.75 8.85 8.75 5 năm KBNN 07/06/06 7 700 650 8.71 8.75 8.73 5 năm KBNN 02/08/06 6 300 300 8.60 8.71 8.63 5 năm KBNN 28/08/06 2 500 200 8.25 8.50 8.25 5 năm KBNN 11/09/06 2 200 200 8.35 8.50 8.40 5 năm KBNN 12/09/06 1 100 0 0.00 0.00 0.00 2 năm KBNN 12/09/06 0 100 0 0.00 0.00 0.00 3 năm KBNN 12/09/06 1 200 0 0.00 0.00 0.00 5 năm KBNN 12/09/06 0 200 0 0.00 0.00 0.00 10 năm KBNN 12/09/06 1 200 0 0.00 0.00 0.00 15 năm KBNN 25/09/06 3 200 200 8.35 8.50 8.40 5 năm KBNN 16/10/06 4 200 200 8.39 8.55 8.40 5 năm KBNN 13/11/06 4 200 198 8.35 8.55 8.38 5 năm KBNN 20/11/06 6 200 200 8.30 8.50 8.33 5 năm KBNN 07/12/06 8 400 400 8.10 9.00 8.20 5 năm KBNN

Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

Năm 2007 việc phát hành TPCP đạt được một bước tiến mới, đó chính là Kho bạc nhà nước thành công khi thực hiện phát hành TPCP theo lô lớn Đơn cử một số đợt phát hành TPCP theo lô lớn như: ngày 17/05/2007 thực hiện đấu thầu 400 tỷ đồng và đạt tỷ lệ trúng thầu 100% với mức lãi suất trúng thầu là 7,1%, ngày 20/7/2007 cũng đạt tỷ lệ trúng thầu 100% trên toàn bộ khối lượng gọi thầu là 600 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 7,42% Và hầu hết TPCP phát hành theo lô lớn có kỳ hạn 5 năm

Thế nhưng một thực trạng trái ngược với tình hình của năm 2006, trong khi số thành viên tham gia đấu thầu tăng lên, khối lượng đăng ký đầu thầu cũng vượt mức gọi thầu nhưng tỷ lệ trúng thầu lại giảm, bắt đầu từ quý III/2007 Nhiều phiên đấu thầu TPCP thất bại xuất hiện Đây chính là sự nghịch lý, trong khi nhu cầu TPCP tăng lên thì tỷ lệ trúng thầu lại giảm Chẳng hạn ngày

Tầm quan trọng của phát triển thị trường trái phiếu

Mỗi quốc gia có điểm xuất phát hình thành TTTP quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung các quốc gia này đều có điểm chung, đó chính là thực hiện phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để ổn định và phát triển nền kinh tế quốc gia Chẳng hạn như tại Hàn Quốc, thị trường tài chính Hàn Quốc đã trải qua một thời kỳ với nhiều thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng Trước thời kỳ khủng hoảng, thị trường tài chính tương đối yếu kém Nhưng ngay sau thời kỳ khủng hoảng, trong khi thị trường chứng khoán suy giảm thì TTTP lại phát triển để tạo ra nguồn lực tài chính khôi phục nền kinh tế Sau khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc nhận ra rằng một TTTP hoạt động hiệu quả rất cần thiết cho sự ngăn chặn những cuộc khủng hoảng khác có thể xảy, mà sự ngăn ngừa này có thể đạt được bằng cách tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính, và bắt đầu cuộc cải cách, ổn định TTTP Tại Nhật Bản, Chính phủ cũng đã thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu Ngân sách và khôi phục nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng Đối với Trung Quốc, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vay mượn của nước ngoài và cân đối nguồn thu chi ngân sách, Chính phủ đã thực hiện phát hành trái phiếu

Việt Nam hiện nay đã và đang trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính Để vượt qua thời kỳ khủng hoảng, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để giữ ổn định nền kinh tế: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nới lỏng một cách linh hoạt trong từng thời kỳ biến động của thị trường tài chính; đặc biệt đã triển khai chương trình “Hỗ trợ lãi suất” (năm 2009, mức hỗ trợ là 4%/năm, và 2010 là 2%/năm) để kích cầu cho nền kinh tế Mặc dù kinh tế Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng nhưng những cam kết theo lộ trình WTO (chẳng hạn giảm thuế nhập khẩu,…), việc thực hiện những hạn mục công trình quốc gia vẫn phải tiếp tục thực hiện Và các khoản chi tiêu ngân sách của Chính phủ phần lớn được cân đối từ nguồn thu thuế Tất cả những điều này có thể gây ra sự mất cân đối thu chi Ngân sách nhà nước Phát hành TPCP là một trong những giải pháp ưu thế hiện nay để hỗ trợ nguồn thu ngân sách, hỗ trợ cho việc khôi phục nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng Ngày 20/08/2009, Thủ tước đã ban hành Quyết định số 1297/QĐ-TTg và Quyết định số 1308/QĐ-TTg để phân bổ nguồn vốn huy động từ phát hành TPCP vào các công trình trọng điểm như cho ngành giáo dục, ngành thủy lợi, các dự án bệnh viện tuyến tỉnh, các dự án về kiến trúc nhà cho trường học, lớp học, ký túc xá cho sinh viên, nhà công vụ cho giáo viên Và vừa mới đầu năm 2010 (ngày 25/01/2010), Chính phủ đã huy động 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế Vốn trái phiếu quốc tế lần này được dự định sử dụng vào việc cho vay lại một số dự án đầu tư quan trọng, trong đó có nhà máy lọc dầu Dung Quốc

Riêng đối với khu vực tư nhân, khủng hoảng tài chính xảy ra, thị trường cổ phiếu bị ảnh hưởng một cách trầm trọng, chỉ số chứng khoán phá đáy liên tục trên cả 2 sàn TP.HCM và Hà Nội Nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu quyết định bán ra ồ ạt khi giá cổ phiếu rớt liên tục Vào thời điểm này, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bởi vì vắng bóng nhà đầu tư,… Thêm vào đó, bởi chính sách thắt chặt tiền tệ, các NHTM siết chặt cho vay và kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vay bằng những quy định, thủ tục vay vốn nghiêm ngặt để kiểm soát an toàn rủi ro tín dụng Đối với trường hợp vay được vốn của ngân hàng, ngoài lãi suất vay vốn, người vay còn phải chịu một loạt các loại phí 15 (mà phí này được các NHTM đưa ra nhằm bù đắp chi phí hoạt động và tăng doanh thu) khiến cho chi phí vay vốn của doanh nghiệp tăng cao, tạo gánh nặng và áp lực trả nợ của doanh nghiệp Hơn nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của NHTM Theo thống kê của tập đoàn Tư vấn và đầu tư Châu Á, hiện nay cả nước có khoảng 350.000 doanh nghiệp, trong đó có 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), thế nhưng ước chỉ có khoảng 32% DNVVN tiếp cận được vốn vay của các NHTM Đồng thời, thời gian giải ngân vốn vay của ngân hàng thường lâu và chưa hẳn đáp ứng đủ nhu cầu vốn và thời gian vay của doanh nghiệp, bởi vì lý do phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng Nhìn chung, thời kỳ khủng hoảng tài chính vừa qua (từ cuối 2007 đến nay) khiến cho doanh nghiệp khó huy động được nguồn vốn thông qua kênh thị trường cổ phiếu và kênh tín dụng ngân hàng truyền thống Một phương thức huy động mới được các doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết nhu cầu vốn là phát hành TPDN Đây cũng chính là kinh nghiệm mà Việt Nam đã học hỏi được từ những nước đã từng trải qua thời kỳ khủng hoảng tương tự Một loạt các tổ chức tài chính (ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng Sacombank, ngân hàng BIDV,…) và các tổ chức phi tài chính (công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, công ty phát triển đô thị Bắc Kinh, công ty cổ phần du lịch – thương mại Vinpearl,…) đã thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn, cân đối nguồn lực tài chính, nhanh chóng vượt qua thời kỳ khủng hoảng và giữ vững sự phát triển của tổ chức

Phần thực trạng trong đề tài cũng đã nói rõ lên điều này

Về phương diện nhà đầu tư, trái phiếu vừa là một hình thức đầu tư mới vừa là nơi trú ẩn an toàn khi thị trường cổ phiếu biến động thăng trầm như thời gian qua Do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính (chủ yếu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tính thanh khoản), giao dịch trên thị trường cổ phiếu nghiên hẳn về trạng thái bán bởi hành vi bán tháo của nhà đầu tư để chốt lỗ Thời gian này, rất nhiều nhà đầu tư đã rơi vào tình trạng mất vốn do đã mua vào và nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu vào lúc thị trường cổ phiếu đang sôi động và “nóng” nhất (năm 2006) Và cũng chính thời kỳ khủng hoảng này đã khiến cho các nhà đầu tư nhận ra rằng trái phiếu là kênh đầu tư an toàn bởi những đặc điểm của trái phiếu (an toàn trong hoàn vốn, lợi tức tương đối ổn định, quyền ưu tiên đối với lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp… ) mang lại

Nói tóm lại, từ kinh nghiệm của các nước đi trước và những gì Việt nam đã trải qua trong thời kỳ khủng hoảng đã khẳng định rằng TTTP là một bộ phận không thể thiếu của thị trường vốn Nó cùng với thị trường cổ phiếu và thị trường tín dụng ngân hàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu trong toàn xã hội Mối quan hệ tương tác, liên kết với nhau giữa 3 bộ phận này trong thị trường vốn tạo nên “một cái kiềng 3 chân” nâng đỡ cho thị trường vốn

15 Các loại phí dịch vụ của ngân hàng như: phí cấp tín dụng, phí quản lý tài khoản, phí quản lý tài sản,…

Tuy nhiên, thị trường vốn có thể phát triển ổn định chỉ khi cả 3 bộ phận này cùng phát triển bền vững Nếu một trong 3 bộ phận này bị yếu kém sẽ tác động đến tính ổn định của thị trường vốn (giống như “mặt kiềng” sẽ bị đổ nghiên, mất tính thăng bằng) Trong giới hạn phạm vi của đề tài, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển TTTP hiệu quả

Định hướng phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020

Ở các quốc gia trên thế giới có thị trường tài chính phát triển, TTTP đóng chiếm giữ vai trò quan trọng trong kênh dẫn vốn trung – dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu và tín dụng ngân hàng Huy động vốn qua TTTP sẽ làm giảm bớt sự tập trung nhu cầu vốn vào hệ thống NHTM, kéo theo làm giảm thiểu những sai lệch giữa huy động và tài trợ của các ngân hàng Điều này sẽ làm giảm nguy cơ đối diện với những cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế Hơn nữa, thông qua huy động vốn trên TTTP, quốc gia có thể giảm dần tỷ lệ vay nợ nước ngoài Đối với Việt Nam, TTTP vẫn còn rất non trẻ và nhiều tiềm năng phát triển Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam tương đương với 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore: 66,8%, Thái Lan: 52,4%, hay Philippines: 34,2% Để TTTP Việt Nam có thể bắt kịp và phát triển ngang bằng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần phải có những hướng đi đúng đắn Định hướng phát triển TTTP cần tập trung vào những nội dung quan trọng sau:

- Đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu (về lãi suất, kỳ hạn, loại trái phiếu), cũng như thiết kế các sản phẩm phái sinh tín dụng, các công cụ bảo hiểm rủi ro nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vào TTTP

- Phát triển các nhà đầu tư tổ chức cho TTTP Đây chính là việc xây dựng “cầu đầu tư” trong dài hạn cho thị trường

- Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường nhằm tăng tính thanh khoản cho TTTP

- Điều chỉnh, bổ sung, ban hành những văn bản pháp lý nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường trái phiếu Trong đó, chú trọng những quy định về đánh giá mức tín nhiệm, về việc thiết lập hệ thống nhà tạo lập thị trường

- Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm Xếp hạng tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng giúp các nhà đầu tư, tổ chức phát hành đánh giá được mức độ rủi ro của trái phiếu, giải quyết những vấn đề về thông tin bất cân xứng

- Tăng cường sự minh bạch của TTTP

- Thiết lập đường cong lãi suất chuẩn Đây là một công cụ định giá hữu hiệu cho tổ chức phát hành trái phiếu phi Chính phủ.

Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Tăng cung và đa dạng các chủng loại trái phiếu trên thị trường Đánh giá thực trạng của TTTP đã cho thấy rằng chủng loại trái phiếu trên thị trường vẫn chưa đa dạng Việc đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi vì sản phẩm đa dạng vừa làm tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong cơ cấu danh mục đầu tư của mình vừa giúp họ giảm thiểu rủi ro

- Với TPCP: trên thị trường chiếm phần lớn là trái phiếu có lãi suất cố định Tuy nhiên, không một môi trường kinh tế nào mà không chịu tác động ít hay nhiều bởi các yếu tố vĩ mô bên ngoài, việc phát hành trái phiếu có lãi suất cố định sẽ làm rủi ro cho cả các nhà đầu tư và tổ chức phát hành Vì vậy, trái phiếu có lãi suất thả nổi linh hoạt sẽ giảm thiểu được rủi ro này Tuy nhiên, việc xác định mức lãi suất thả nổi hoặc cách thức thả nổi, thời hạn thả nổi,… cần phải cần xác định một cách thận trọng, nếu không hoặc sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư (do lợi tức thấp so với thị trường) hoặc làm tăng gánh nặng nợ cho tổ chức phát hành và làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu Ngoài ra, TPCP hiện nay chủ yếu là trái phiếu được phát hành bằng đồng nội tệ, lượng trái phiếu quốc tế chiếm một tỷ lệ khá thấp (do Việt Nam chỉ mới thực hiện thành công 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế như là sự thử nghiệm từng bước) Việc phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ ra thị trường quốc tế không những nhà đầu tư có thêm lựa chọn mà còn khẳng định được mức tín nhiệm của Chính phủ và còn tạo bước đệm để cho các tổ chức phát hành phi Chính phủ thâm nhập TTTP quốc tế Một điểm nữa được nêu ra ở phần thực trạng là kỳ hạn của TPCP phần lớn là 5 năm, trong khi đó trái phiếu là công cụ nợ dài hạn Do đó, Chính phủ cần phải phân bổ kỳ hạn trái phiếu được phát hành Như vậy, Chính phủ có thể đa dạng trái phiếu bằng cách đa dạng kỳ hạn phát hành, đa dạng hình thức trả lãi và loại tiền trái phiếu đựơc phánh hành Tuy nhiên, một vấn đề Chính phủ cần chú ý và rút kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước là cần định kỳ lập kế hoạch và công bố kế hoạch phát hành để nắm được nhu cầu đầu tư, đồng thời không làm mất cân đối nợ vay quốc gia, làm tổn thương đến mức tín nhiệm quốc gia TPCP không chỉ là công cụ để huy động vốn mà còn định hướng toàn TTTP phát triển và trong số đó còn là công cụ chuẩn để hình thành đường cong lãi suất chuẩn

- Với TPDN: hiện nay các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi hoặc cố định, trái phiếu có tài sản đảm bảo Loại trái phiếu chuyển đổi (sang cổ phiếu), trái phiếu kèm theo quyền chỉ mới có vài đơn vị thực hiện Doanh nghiệp có thể triển khai phát hành các loại trái phiếu chuyển đổi lãi suất, trái phiếu thu nhập, trái phiếu có thể thu hồi,… Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát hành thành công các loại trái phiếu này thì chúng phải có tính hấp dẫn các nhà đầu tư Và điều này chỉ có thể đạt được nếu tổ chức phát hành công bố các điều khoản và các thông tin liên quan một cách rõ ràng đối với từng loại trái phiếu, chẳng hạn: thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn thu hồi,… Bên cạnh đó, các văn bản pháp lý về việc phát hành các loại trái phiếu này cũng cần được ban hành và quy định rõ ràng để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia phát hành trái phiếu nhằm tăng cung cho TTTP Vấn đề khó khăn hiện nay là nhà đầu tư chưa có niềm tin, chưa có tín nhiệm đối với các loại trái phiếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát hành Vì vậy, một mặt các doanh nghiệp này có thể liên kết với nhau để phát hành trái phiếu, mặt khác Chính phủ cần ban hành những quy định thủ tục sao cho tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia phát hành Một điểm cần chú ý, rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia, đó chính là chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành phi Chính phủ Nhìn chung, TPDN có độ rủi ro cao hơn so với TPCP Do đó, để tránh tình trạng thị trường TPDN bị sụp đổ và gây tổn thương đến thị trường TPCP nói riêng và toàn TTTP nói chung, cơ quan chức năng cần phải đưa ra các quy định giới hạn về mức tín nhiệm của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu

TTTP Việt Nam còn khá non trẻ Việc phát triển TTTP cần phải có lộ trình thực hiện, tránh tình trạng phát hành trái phiếu ồ ạt, như việc phát hành cổ phiếu trong thời gian qua, sẽ tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế Về vấn đề định hướng nhà đầu tư, nên định hướng phát hành hướng về các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính, các công ty chứng khoán lớn, các quỹ đầu tư vì các tổ chức này sẽ có năng lực quản trị và phân tích hơn các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong việc đánh giá tín nhiệm tín dụng, phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn cũng như khả năng vỡ nợ của tổ chức phát hành Điều này tránh được tình trạng sụp đổ của thị trường khi vừa mới hình thành và còn non trẻ Đa dạng các công cụ bảo hiểm rủi ro

Những người tham gia hoạt động mua và bán trái phiếu luôn phải gánh chịu những rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất tiềm ẩn Với mục đích bảo vệ họ khỏi những rủi ro tiềm ẩn này, công cụ bảo hiểm được thiết kế dưới dạng là các sản phẩm phái sinh tín dụng Phái sinh tín dụng là sự thỏa thuận song phương giữa người mua sự bảo vệ và người bán sự bảo vệ Tài sản cơ sở của sản phẩm phái sinh tín dụng này hầu hết là chứng khoán nợ hoặc là những khoản nợ vay khác Do đó, để TTTP phát triển thì các sản phẩm phái sinh tín dụng này cần phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng tham gia mua bán trên thị trường Ở nhiếu quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Châu Âu,… đã đưa các sản phẩm phái sinh tín dụng Ở Việt Nam, hiện tại, sản phẩm phái sinh tín dụng nhìn chung là khá mới mẻ, hầu như chưa có Thị trường phái sinh tín dụng là một thị trường liền kề hỗ trợ cho sự phát triển của TTTP và không thể tách rời khỏi TTTP Để thị trường phái sinh tín dụng phát triển, cần thực hiện những giải pháp sau :

- Trước hết, do sản phẩm phái sinh tín dụng là khá mới nên cần học hỏi kinh nghiệm của các nước có thị trường phái sinh tín dụng đã phát triển thông qua việc nhờ những chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm (JP Morgan, merril Lynch, ) để thiết kế những công cụ bảo hiểm phù hợp với điều kiện và sản phẩm trái phiếu ở Việt Nam Trên thế giới, sản phẩm phái sinh tín dụng phổ biến nhất là “hoán đổi rủi ro tín dụng” (credit default swap) Việt Nam bước đầu có thể thiết kế và phát triển này loại sản phẩm CDS này để thử nghiệm Khi có kinh nghiệm về thiết kế sản phẩm phái sinh và quản lý thị trường phái sinh tín dụng thì phát triển dần những loại sản phẩm phái sinh tín dụng khác sao cho phù hợp với điều kiện ở thị trường Việt Nam

- Phái sinh tín dụng hầu hết được hình thành trên những tài sản cơ sở là trái phiếu Vì vậy, để thiết kế được nhiều sản phẩm thì cần đa dạng chủng loại trái phiếu Theo đó, việc đa dạng không chỉ tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư trên TTTP để tối đa hóa danh mục đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm phái sinh tín dụng giúp họ có thêm nhiều công cụ để bảo vệ mình khỏi những rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất hoặc những rủi ro khác

- Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải xem xét đến những khía cạnh sau để thúc đẩy thị trường phái sinh tín dụng phát triển:

+ Xây dựng những phương thức giao dịch sản phẩm phái sinh tín dụng trên thị trường

+ Định hướng những nhà thiết kế và cung cấp những sản phẩm phái sinh tín dụng Thông thường, phù hợp nhất là các NHTM hay các tổ chức tài chính khác Họ là những thành viên có năng lực tài chính lớn, có khả năng nhạy bén, nắm bắt, phân tích và đo lường những rủi ro trên thị trường, từ đó có thể thiết kế ra nhiều sản phẩm phù hợp

+ Tương tự như các sản phẩm khác trên thị trường chứng khoán nói chung hay TTTP nói riêng, các sản phẩm này cũng cần có tính thanh khoản Cơ quan có chức năng nên có những biện pháp làm tăng tính thanh khoản của các sản phẩm này

+ Hoạt động giao dịch phái sinh tín dụng thường dễ dàng gây ra những hiện tượng đầu cơ trên thị trường, chứ không phải là hình thức sử dụng nó như công cụ bảo hiểm rủi ro (chẳng hạn như chủ nợ cho một tổ chức vay nhằm mục đích được hưởng lãi và những đặc quyền khác từ người đi vay, nhưng sau đó lại mua lại sản phẩm phái sinh tín dụng với trị giá lớn gấp mấy lần giá trị tài sản cơ sở của tổ chức này nhằm đạt được một sự hoàn trả lớn hơn rất nhiều so với khoản vốn và lãi mà người cho vay này được hưởng) Do đó, Chính phủ cần có ban hành những quy định một cách chăt chẽ để tránh tình trạng đầu cơ trên thị trường phái sinh tín dụng, vì hiện tượng này dễ dàng gây ra một sự sụp đổ lan tỏa từ thị trường phái sinh đến TTTP và tác động lớn thị trường tài chính trong nước Học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước về sự thành công và thất bại, từng bước phát triển thị trường một cách cẩn trọng là một trong những giải pháp để tránh tình trạng sụp đổ của toàn thị trường

+ Chính phủ cần ban hành những quy định về nghĩa vụ, quyền lợi cũng như trách nhiệm của những đối tượng tham gia mua – bán sự bảo vệ một cách rõ ràng, quy định về sự minh bạch thông tin trước, trong và sau quá trình giao dịch các sản phẩm phái sinh tín dụng Chẳng hạn như: người mua sự bảo vệ có thể được yêu cầu cung cấp thông tin tại thời điểm mua về những rủi ro trong tài sản cơ sở để mà giữa họ và người bán có thể đi đến sự thỏa thuận về giá cả của sản phẩm,…

Sự phát triển của thị trường phái sinh tín dụng không thể tách rời khỏi sự phát triển của TTTP

Chủng loại trái phiếu khác nhau trên TTTP tạo nên sự đa dạng của các sản phấm phái sinh tín dụng

Ngược lại, sự đa dạng các sản phẩm phái sinh tín dụng trên thị trường này sẽ thúc đẩy TTTP phát triển thông qua việc cung cấp những công cụ bảo hiểm trong quá trình đầu tư vào các tài sản cơ sở, từ đó làm tăng tính thanh khoản của các tài sản cơ sở trên TTTP

4.3.2 Nâng cao nhận thức, trình độ của các chủ thể trên TTTP

Nhân tố con người luôn đóng vai trò then chốt trong tất cả các hoạt động Do đó, việc nâng cao nhận thức lẫn trình độ luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên TTTP phát triển khi các tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội nhận thức và hiểu được vai trò và lợi ích của trái phiếu Và một khi nhận thức của các chủ thể này được nâng cao, dĩ nhiên, sẽ thúc đẩy sự gia tăng và đa dạng chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư trên TTTP

Về phía nhà đầu tư Đây là khía cạnh tạo ra cầu trái phiếu trên thị trường TTTP mới nổi lên trong thời đây, do đó những hiểu biết về đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư vẫn còn ở mức độ hạn chế Ngoài ra, các nhà đầu tư còn hạn chế về khả năng phân tích báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, chưa nắm bắt thông tin một cách chính xác, đầy đủ để phân tích diễn biến TTTP,… Trong suốt thời gian qua, phương thức gửi tiền tiết kiệm vào các tổ chức tài chính, mà chủ yếu là NHTM, là kênh đầu tư an toàn mà nhà đầu tư lựa chọn, hoặc đầu tư vào cổ phiếu để kiếm lợi nhuận nhờ kinh doanh chênh lệch giá với mức độ rủi ro cao Việc đầu tư vào trái phiếu, đặc biệt là TPDN, vẫn chưa đại đa số nhà đầu tư biết đến và có kiến thức nhiều về chúng (ngoại trừ một số tổ chức tài chính và phi tài chính lớn mạnh)

Nếu có, phần lớn trong số họ chỉ mua và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn Mọi hoạt động, giao dịch mua bán TPCP và TPDN hầu như rất ít Điều này tác động đến lượng cầu trái phiếu trên thị trường Vì vậy, nâng cao nhận thức lẫn trình độ về trái phiếu là việc làm cấp thiết Những lợi ích của việc đầu tư vào trái phiếu như : lợi tức cao hơn tiền gửi tiết kiệm, an toàn hơn đầu tư vào cổ phiếu, cần phải để nhà đầu tư thấu hiểu Ngoài ra, cần phải truyền đạt và nâng cao trình độ của họ về việc sử dụng các công cụ phái sinh tài chính Một mặt họ có thể sử dụng sản phấm phái sinh tín dụng để bảo vệ rủi ro do đầu tư vào trái phiếu, mặt khác có thể vận dụng một cách linh hoạt để có thể giúp họ thực hiện cơ cấu danh mục đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:35

w