1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012

62 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012
Tác giả Lê Thị Việt Thủy
Người hướng dẫn TS. Bùi Hữu Phước
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,78 MB

Cấu trúc

  • 1. GIỚI THIỆU (9)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 1.4 Bố cục của luận văn (11)
  • 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (0)
    • 2.1. Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ giữa các thành phần vốn luân chuyển với khả năng sinh lợi của công ty (11)
      • 2.1.1 Quản trị các khoản phải thu và lợi nhuận (12)
      • 2.1.2 Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuận (12)
      • 2.1.3 Quản trị các khoản phải trả và lợi nhuận (14)
      • 2.1.4 Quản trị tiền mặt và lợi nhuận (14)
    • 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị vốn luận chuyển và khả năng sinh lợi của công (0)
    • 2.3 Kết luận (25)
  • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1 Dữ liệu nghiên cứu (25)
    • 3.2 Định nghĩa các biến (26)
    • 3.3 Giả thuyết nghiên cứu (28)
    • 3.4 Phương pháp và mô hình nghiên cứu (29)
    • 3.5 Kết luận (30)
  • 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (31)
    • 4.1 Thống kê mô tả (31)
    • 4.2 Ma trận tương quan pearson (32)
    • 4.3 Kết quả hồi quy OLS (35)
      • 4.3.1 Mô hình 1 : Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân ACP và tỷ suất sinh lời của công ty NOP (36)
      • 4.3.2 Mô hình 2 : Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân ITID và tỷ suất sinh lời NOP (38)
      • 4.3.3 Mô hình 3 : Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lời NOP (38)
      • 4.3.4 Mô hình 4 : Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền CCC và tỷ suất sinh lời (39)
    • 4.4 Các kiểm định thống kê (40)
      • 4.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (40)
      • 4.4.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến (40)
      • 4.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (41)
    • 4.5 Kết luận (41)
  • 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (42)
    • 5.1. Kết luận (42)
    • 5.2. Đề xuất (43)
      • 5.2.1 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa ACP và NOP (43)
      • 5.2.2 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa ITID và NOP (44)
      • 5.2.3 Xuất phát từ mối quan hệ thuận chiều giữa APP và NOP (45)
      • 5.2.4 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa CCC và NOP (45)
    • 5.3. Hạn chế và định hướng trong tương lai (46)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Quản trị vốn luân chuyển là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của công ty

Quản trị vốn luân chuyển quan trọng bởi nhiều lý do:

Tài sản lưu động của một công ty sản xuất chiếm hơn một nửa tổng tài sản Đối với công ty thương mại, chúng còn chiếm tỷ lệ nhiều hơn Việc đầu tư tài sản lưu động quá mức dẫn đến kết quả lợi nhuận đầu tư kém hiệu quả Trong khi đầu tư tài sản lưu động ở mức thấp làm giảm thanh khoản và tồn kho, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động thông suốt (Horne và Wachowicz, 2000) Quản trị vốn luân chuyển sẽ giúp giải quyết bằng cách lên kế hoạch và kiểm soát tài sản lưu động và nợ ngắn hạn để đo lường rủi ro có thể xảy ra để giúp đạt được mục tiêu ngắn hạn và tránh đầu tư dàn trải lên tài sản (Eljelly, 2004)

Các nhà quản lý dành khá nhiều thời gian hàng ngày về các quyết định liên quan đến vốn luân chuyển Điều này xuất phát từ việc tài sản ngắn hạn là các khoản đầu tư trong thời gian ngắn liên tục được chuyển đổi thành các loại tài sản khác (Rao,1989)

Công ty phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn Tính thanh khoản của một công ty đang hoạt động không dựa vào giá trị thanh lý tài sản của công ty đó mà dựa trên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được tạo ra bởi những tài sản đó (Soenen, 1993) Các quyết định về mức thành phần vốn luân chuyển khác nhau là những quyết định rất thường xuyên, lặp đi lặp lại và tốn nhiều thời gian Quản lý vốn luân chuyển là một khu vực rất nhạy cảm trong lĩnh vực quản trị tài chính (Joshi, 1994)

Mục tiêu quan trọng nhất của bất cứ công ty nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng duy trì tính thanh khoản của công ty cũng là một mục tiêu rất quan trọng

Vấn đề đặt ra ở đây là tăng lợi nhuận cùng với tăng tính thanh khoản có thể đem đến những vấn đề rủi ro nghiêm trọng cho công ty Do đó, phải có sự đánh đổi giữa hai mục tiêu này Một mục tiêu sẽ không thể đạt được cùng với mục tiêu kia bởi vì cả hai đều có tầm quan trọng riêng Nếu chúng ta không quan tâm đến lợi nhuận, chúng ta không thể vận hành công ty trong một thời gian dài Còn nếu chúng ta không quan tâm đến tính thanh khoản thì chúng ta có thể phải đối mặt với sự vỡ nợ và phá sản.

Mục tiêu nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu được đặt ra là: quản trị vốn luân chuyển có tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần Việt Nam hay không ?

Bài nghiên cứu tập trung vào quản trị vốn luân chuyển và tác động của nó lên khả năng sinh lợi của các công ty được niêm yết trên sàn Hose và sàn Hnx ở Việt Nam Mục tiêu chính là: Để kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giai đoạn bốn năm cho 71 công ty được niêm yết trên sàn Hose và sàn Hnx Để kiểm định tác động của các thành phần khác nhau của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi

1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất, thương mại niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu là 71 công ty sản xuất, thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bốn năm 2009-2012 (gồm 50 công ty trên sàn Hose và 21 công ty trên sàn Hnx)

Nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp để hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến nhu cầu về vốn luân chuyển của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường mới nổi ở Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ giữa các thành phần vốn luân chuyển với khả năng sinh lợi của công ty

Theo như trong phần giới thiệu đã đề cập, quản trị vốn luân chuyển liên quan đến việc quản trị các thành phần của chu kỳ luân chuyển tiền vì chu kỳ luân chuyển tiền được sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển (Mussawi, Laplaute và Kieschnick, 2006) Chu kỳ luân chuyển tiền được tính toán theo công thức như sau:

CCC = ACP + ITID - APP Trong đó:

CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền (ngày) ACP: Kỳ thu tiền bình quân (ngày) ITID: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) APP: Kỳ thanh toán bình quân (ngày)

Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh được diễn tả trong sơ đồ sau đây:

Hình 2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh

Như vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận là nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và các thành phần của nó với lợi nhuận

2.1.1 Quản trị các khoản phải thu và lợi nhuận

Các khoản phải thu là việc cấp các khoản tín dụng cho khách hàng Quan sát chỉ số này sẽ biết chính sách khách hàng trả chậm hay tình hình thu hồi công nợ của công ty Số ngày phải thu khách hàng nhiều hay ít tùy thuộc chính sách bán chịu của công ty Đặc thù của mỗi ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của công ty trong ngành

Kiểm soát các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều hoặc mở rộng chính sách tín dụng cho khách hàng thì sẽ làm tăng chi phí cho khoản phải thu và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng Chính sách bán chịu ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị các khoản phải thu Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu và phát sinh chi phí đi kèm nên các nhà quản trị cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này

2.1.2 Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuận

Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của công ty, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho công ty Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán Tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Một công ty sản xuất phải duy trì tồn kho dưới những hình thức như nguyên vật

Mua hàng tồn kho Bán hàng tồn kho

Thanh toán nhà cung cấp Thu tiền bán hàng liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó giúp công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh tránh nguy cơ mất khách hàng và ngưng sản xuất Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do đầu tư vào hàng tồn kho Tiền bị ứ đọng trong hàng tồn kho không sinh lãi trong khi chi phí tích trữ và bảo hiểm phải thanh toán chưa kể đến rủi ro hàng hóa bị hư hỏng hoặc lỗi thời

Do đó, các nhà quản lý sản xuất phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc trữ hàng tồn kho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hóa của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu Sau đây là sơ đồ tóm tắt về ảnh hưởng của việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty

Hình 2.2: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty

(Nguồn : http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id020) Hiện nay có một số phương pháp dùng để quản lý hàng tồn kho như :

Hệ thống quản lý tồn kho Just In Time (JIT) là “ chỉ sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm” Tuy nhiên, mô hình JIT chỉ hiệu quả đối với những công ty có hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp

Mô hình EOQ (Economic Order Quantity - Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả): Đây là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối tương quan tỉ lệ nghịch Cụ thể, khi số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm dẫn đến chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng tăng lên Do đó, mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất

Mô hình POQ (Production Order Quantity): Mô hình này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa nhưng muốn nhận từ từ, vừa nhận vừa sử dụng

2.1.3 Quản trị các khoản phải trả và lợi nhuận

Các khoản phải trả là khoản tiền công ty chiếm dụng của nhà cung cấp, đây là nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty ít tốn kém chi phí sử dụng vốn Quản trị các khoản phải trả liên quan đến khả năng thương thảo hợp đồng về những điều khoản thanh toán với nhà cung cấp Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín công ty, quy mô, trị giá hợp đồng, … Kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động, từ đó giảm chi phí sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận công ty Tuy nhiên, các nhà quản lý nên cẩn thận khi kéo dài thời gian thanh toán này vì có thể gây tổn hại đến uy tín và khả năng sinh lợi của công ty trong dài hạn

2.1.4 Quản trị tiền mặt và lợi nhuận

Theo quan điểm truyền thống về mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và lợi của công ty thì trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, một chu kỳ luân chuyển tiền dài hơn sẽ làm tổn hại đến tỷ suất sinh lợi của công ty Việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty bởi vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân chuyển Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn Chu kỳ luân chuyển tiền có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp Bất kỳ sự tăng hay giảm các thành phần của vốn luân chuyển đều có tác động tương ứng đến lợi nhuận của công ty Giữ một sự cân bằng tối ưu giữa mỗi thành phần vốn luân chuyển là mục tiêu chính của quản trị vốn luân chuyển Lamberson (1995) chỉ ra rằng hầu hết thời gian và nỗ lực quản lý tài chính được sử dụng trong việc xác định mức độ chưa tối ưu của tài sản lưu động và nợ phải trả và mang chúng đến mức tối ưu Một mức độ tối ưu của vốn luân chuyển là một sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả Cách thức mà vốn luân chuyển được quản lý có thể tác động đáng kể lên cả khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty (Deloof, 2003) Các quyết định theo hướng tối đa hóa tỷ suất sinh lợi sẽ làm tối thiểu hóa khả năng thanh khoản tương xứng Ngược lại, tập trung hoàn toàn vào thanh khoản sẽ tạo xu hướng làm giảm tỷ suất sinh lợi tiềm năng của công ty

Tóm lại, quản trị vốn luân chuyển đóng một vai trò quan trọng trong quản lý công ty, nó có thể tác động đến sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh bởi vì quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Vì thế, chúng ta cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của từng thành phần của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của công ty để từ đó có cách xử lý thích hợp nhằm duy trì các thành phần của nó ở mức độ tối ưu

2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty

Tác giả tìm thấy rất nhiều bài nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới được trình bày tóm tắt như sau:

Kết quả nghiên cứu của Raheman & Nasr (2007), “Working Capital Management And Profitability – Case of Pakistani Firms” - Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi lên các công ty ở Pakistan” (nghiên cứu chính)

Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị vốn luận chuyển và khả năng sinh lợi của công

Tác giả Hasan Agan Karaduman

Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận: bằng chứng từ thị trường mới nổi

Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)

Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) -

Kỳ thu tiền bình quân (Ar) -

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Inv) -

Kỳ thanh toán bình quân (Ap)

Kết luận

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và các thành phần của nó với lợi nhuận công ty

Mặc dù, những nghiên cứu này đã được tiến hành ở các quốc gia khác nhau và môi trường khác nhau nhưng đều có kết quả thống nhất với nhau, đó là đều chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ luân chuyển tiền và lợi nhuận công ty.Việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả có nghĩa là chu kỳ luân chuyển tiền được rút ngắn, sẽ tác động tích cực đến việc gia tăng lợi nhuận công ty, từ đó làm gia tăng giá trị cho các cổ Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả đã kế thừa phương pháp nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2009-2012.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 71 công ty, được khảo sát trong bốn (04) năm 2009-2012 (gồm 50 công ty trên sàn Hose và 21 công ty trên sàn Hnx), tạo thành 284 quan sát trong bài nghiên cứu

Nguồn số liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty được công bố trên website của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM http://www.hsx.vn và website www.cophieu68.com

Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được trích từ các báo cáo tài chính hàng năm của các công ty niêm yết gồm: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh Từ dữ liệu trên tác giả tổng hợp và tính toán giá trị của các biến sử dụng trong mô hình.

Định nghĩa các biến

Bài nghiên cứu này muốn tìm ra các biến chính có ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển của các công ty Việt Nam Việc lựa chọn các biến để đưa vào mô hình nghiên cứu để đánh giá sự tác động đến quản trị vốn luân chuyển dựa trên những nghiên cứu trước đây (dựa vào nghiên cứu chính của tác giả Raheman & Nasr)

Bảng sau liệt kê các biến số độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình :

Bảng 3.1 : Bảng tóm tắt các biến đƣợc sử dụng trong mô hình

STT Ký hiệu Tên biến Công thức tính

Biến phụ thuộc: NOP được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của công ty

1 NOP (%) Lợi nhuận hoạt động kinh doanh thuần

NOP=(Lợi nhuận ròng +khấu hao)/(Tổng tài sản – tài sản tài chính)

Biến độc lập: CCC và các thành phần của CCC (ACP, ITID, APP) đƣợc sử dụng để đo lường khả năng quản trị vốn luân chuyển

Kỳ thu tiền bình quân (Accounts collection period)

ACP 65*Các khoản phải thu/Doanh thu thuần)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Inventory conversion period)

ITID = 365* Hàng tồn kho/ Giá vốn hàng bán)

Kỳ thanh toán bình quân (AveragePayment period)

APP = 365* Các khoản phải trả/Doanh số mua hàng)

Chu kỳ luân chuyển tiền (Cash conversion cycle)

CCC = Kỳ thu tiền bình quân + Kỳ luân chuyển hàng tồn kho – Kỳ thanh toán bình quân

Biến kiểm soát: LOS, CR, DR, FATA

1 LOS Quy mô công ty ( Size of company)

Chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn

CR=Tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn

Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản

DR = Tổng nợ/tổng tài sản

Chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản

FATA = Tài sản tài chính/tổng tài sản

Biến phụ thuộc là NOP- lợi nhuận hoạt động kinh doanh thuần để đo lường lợi nhuận của công ty Bốn biến độc lập còn lại là: CCC, ACP, ITID, APP để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển trong đó:

Kỳ thu tiền bình quân (ACP) là số ngày trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu xong tiền từ khách hàng

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID) là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này

Kỳ thanh toán bình quân (APP) là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán

Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm bốn biến kiểm soát (LOS, CR, DR, FATA) vào mô hình bởi vì:

Quy mô công ty (LOS): bằng logarit tự nhiên của doanh thu Chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR): chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm tới

Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản (DR): chỉ số này càng cao thì chi phí sử dụng nợ càng cao làm giảm lợi nhuận của công ty Tuy nhiên nếu sử dụng nợ như là đòn bẫy một cách hiệu quả thì sẽ làm tăng lợi nhuận công ty

Chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA): việc đầu tư vào tài sản tài chính hiệu quả thì làm tăng lợi nhuận cho công ty Ngược lại, việc đầu tư nêu trên không hiệu quả thì lợi nhuận công ty bị thiệt hại

Tất cả các biến trên đều có mối quan hệ nhất định ảnh hưởng đến quản trị vốn luân chuyển Tác giả kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng sinh lợi và các thành phần của quản trị vốn luân chuyển (số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho và số ngày chuyển đổi tiền) và cùng chiều với số ngày phải trả người bán.

Giả thuyết nghiên cứu

Bài nghiên cứu dựa trên nhóm giả thuyết sau:

H01: Không có mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty Việt Nam

H11: Có mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty Việt Nam Các công ty quản trị vốn luân chuyển có hiệu quả thì mang lại lợi nhuận cao và ngược lại

H02: Không có mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty Việt Nam

H12: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty Việt Nam Các công ty có tính thanh khoản cao thì sẽ mang lại lợi nhuận thấp và ngược lại

H03: Không có mối quan hệ giữa quy mô công ty và lợi nhuận

H13: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty và lợi nhuận Điều này dẫn đến các công ty lớn giảm khả năng thanh toán và chuyển đổi tiền

H04: Không có mối quan hệ giữa nợ và lợi nhuận

H14: Có mối quan hệ nghịch chiều mạnh mẽ giữa nợ và lợi nhuận Các công ty sử dụng nợ nhiều thì lợi nhuận giảm và ngược lại

Biến Dấu dự báo của tác giả

Dấu của những nghiên cứu trước

Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu này là một nghiên cứu định lượng dựa trên phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS-Ordinary Least Square) Bộ dữ liệu nghiên sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để chạy ra mô hình hồi quy ước lượng mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của công ty Tác giả tiến hành hồi quy lần lượt các biến độc lập gồm: chu kỳ luân chuyển tiền (CCC), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID) và kỳ thanh toán cho người bán (APP) và biến phụ thuộc là NOP Ngoài ra, tác giả còn đưa thêm ba biến kiểm soát: quy mô công ty (LOS), tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR), tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (DR), tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA) vào trong mô hình Sau đó, tác giả đi kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định vấn đề đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan Dựa trên kết quả hồi quy nhận được tác giả đưa ra một số nhận định, đề xuất để tăng khả năng sinh lợi của các công ty trên TTCK Việt Nam hiện nay thông qua việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả

Mô hình hồi quy tổng quát như sau:

Xi : Biến độc lập òi : Hệ số tương quan ε : Sai số Dựa vào bốn giả thuyết H11, H12, H13, H14, tác giả xây dựng bốn mô hình hồi quy chi tiết như sau:

NOPit = ò 0 + ò 1 ACPit + ò 2 LOSit + ò 3 CRit + ò 4 DRit + ò 5 FATA + ε

NOPit = ò 0 + ò 1 ITIDit + ò 2 LOSit + ò 3 CRit + ò 4 DRit + ò 5 FATA + ε

NOPit = ò 0 + ò 1 APPit + ò 2 LOSit + ò 3 CRit + ò 4 DRit + ò 5 FATA + ε

Kết luận

Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng hai phương pháp: mô tả và định lượng

Phương pháp phân tích mô tả

Phân tích mô tả là bước đầu tiên trong phân tích của tác giả, phương pháp này giúp cho việc mô tả các khía cạnh liên quan của hiện tượng chu kỳ chuyển đổi tiền và cung cấp thông tin chi tiết về mỗi biến có liên quan

Phương pháp phân tích định lượng

Trong phân tích định lượng, tác giả áp dụng hai phương pháp: thứ nhất, tác giả sử mô hình tương quan, đặc biệt là tương quan Pearson để đo lường mức độ của mối liên hệ giữa các biến khác nhau Thứ hai tác giả sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các mối quan hệ giữa các biến lợi nhuận, khả năng thanh toán và các biến số lựa chọn khác

Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích

Cụ thể với mẫu gồm 71 công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012 Chu kỳ chuyển đổi tiền (CCC), kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID) và kỳ thanh toán cho người bán (APP) là các biến độc lập

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các biến kiểm soát gồm quy mô công ty (LOS), chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR), chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản (DR), chỉ số tài sản tài chính dài hạn trên tổng tài sản (FATA) để phân tích tác động của các nhân tố này lên khả năng sinh lợi của công ty.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong toàn bộ mẫu khảo sát

Bảng 4.1 mô tả tổng quan về giá trị trung bình, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong toàn bộ mẫu khảo sát Cụ thể:

1,45%, và giá trị cao nhất là 197,5% và độ lệch chuẩn không cao 26,68% trị thấp nhất là -211 ngày và giá trị cao nhất là 1.219 ngày và độ lệch chuẩn là 206 ngày, nghĩa là thời gian từ lúc trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm là gần 03 tháng, đây cũng là khoảng thời gian mà tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển

0.9 ngày và 799 ngày và độ lệch chuẩn là 89 ngày Nghĩa là giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, thời gian trung bình từ lúc bán hàng đến lúc thu được tiền là 67 ngày đưa vào sản xuất đến bán thành phẩm là hơn 04 tháng Thời gian tiền bị ứ động trong hàng tồn kho tương đối thấp, điều này phù hợp vì trong mẫu khảo sát mặt hàng thực phẩm (sữa, đồ uống, nước giải khát, bánh kẹo…) chiếm tỷ trọng một phần hai nên có thời gian sản xuất rất nhanh và hạn sử dụng tương đối ngắn trung bình của APP dài hơn giá trị trung bình của ACP, nghĩa là thời gian đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp dài hơn thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn bốn biến kiểm soát: LOS,CR, DR và FATA Quy mô công ty LOS được đo lường bởi logarit tự nhiên của doanh thu, có giá trị trung bình 13,3 và độ lệch chuẩn nhỏ là 1,13 CR, DR và FATA có giá trị trung bình lần lượt là 2,14% ; 93,8%; 2,73%.

Ma trận tương quan pearson

Để xây dựng một mô hình phù hợp và có ý nghĩa, trước tiên tác giả xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau Điều này có thể thực hiện được thông qua ma trận tương quan Pearson

Bảng 4.2 Ma trận tương quan Pearson các biến trong mô hình

ITID APP CCC LOS CR DR FATA

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

Hệ số tương quan Pearson dùng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng tiến gần về 1 thì mức độ chặt chẽ càng cao và càng tiến gần về 0 thì mức độ chặt chẽ càng thấp

Kết quả trên cho thấy NOP có tương quan nghịch với ACP, ITID, CCC và LOS và tương quan thuận với APP, CR, DR và FATA cụ thể :

(r = -0.261, sig < 0.01) phù hợp với quan điểm cho rằng thời gian thu tiền của khách hàng từ việc bán hàng càng ngắn thì càng có nhiều tiền sẵn có để bổ sung cho hàng tồn kho do đó doanh thu càng tăng, hơn nữa chí phí dự phòng cho những khoản nợ phải thu khó đòi cũng giảm, kết quả là sự gia tăng trong tỷ suất sinh lời hệ số tương quan r = -0.329, sig

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Hình 2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh (Trang 12)
Hình 2.2: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty (Nguồn : http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3020)  - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Hình 2.2 Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty (Nguồn : http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3020) (Trang 13)
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây (Trang 24)
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt cácbiến đƣợc sử dụng trong mơ hình STT  Ký hiệu Tên biến  Cơng thức tính  Biến phụ thuộc: NOP đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng sinh lợi của công ty  - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt cácbiến đƣợc sử dụng trong mơ hình STT Ký hiệu Tên biến Cơng thức tính Biến phụ thuộc: NOP đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng sinh lợi của công ty (Trang 26)
Bảng sau liệt kê cácbiến số độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mơ hìn h: - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Bảng sau liệt kê cácbiến số độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mơ hìn h: (Trang 26)
* Bảng dự báo dấu: - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Bảng d ự báo dấu: (Trang 29)
Trong phần này, đầu tiên tác giả thực hiện thống kê mô tả cácbiến trong mơ hình. Tiếp  theo  là  kiểm  tra  mối  tương  quan  của  từng  cặp  biến  với  nhau  thông  qua  ma  trận  tương quan Pearson - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
rong phần này, đầu tiên tác giả thực hiện thống kê mô tả cácbiến trong mơ hình. Tiếp theo là kiểm tra mối tương quan của từng cặp biến với nhau thông qua ma trận tương quan Pearson (Trang 31)
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan Pearson cácbiến trong mơ hình - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan Pearson cácbiến trong mơ hình (Trang 33)
Bảng 4.3:Tóm tắt kết quả hồi quy mối quan hệ giữaquản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lời  - Luận văn thạc sĩ UEH quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2012
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả hồi quy mối quan hệ giữaquản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lời (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w