1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn

97 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Tác giả Phan Thùy Tâm
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Thanh Điền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU

    • 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    • 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    • 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

  • CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

    • 2.1 LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ

      • 2.1.1 Khái niệm về di cư

      • 2.1.2 Các lý thuyết về nguyên nhân/động cơ của việc di cư

        • 2.1.2.1 Lý thuyết của Ravenstein

        • 2.1.1.2 Lý thuyết của Lewis

        • 2.1.2.3 Lý thuyết của Harris- Todaro

      • 2.1.3 Một số nghiên cứu về di cư ở Việt Nam

    • 2.2 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT

      • 2.2.1 Môi trường sống và quyết định làm việc ở Hà Nội

      • 2.2.2 Vai trò của cá nhân trong gia đình và quyết định làm việc ở TP. Hà Nội

      • 2.2.3 Mạng lưới xã hội với quyết định làm việc ở Hà Nội

      • 2.2.4 Phong cách sống năng động và quyết định làm việc ở Hà Nội

  • CHƯƠNG 3:QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo

      • 3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo

    • 3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU

      • 3.3.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng thang đo sơ bộ

      • 3.3.2 Thiết kế mẫu cho đánh giá sơ bộ thang đo

    • 3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO

    • 3.5 THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT

    • 3.6 MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

      • 3.5.1 Mẫu nghiên cứu

      • 3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

    • 3.6 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

    • Tóm tắt chương 3

  • CHƯƠNG 4PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH LỰA CHỌN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÀ NƠI LÀMVIỆC CỦA SINH VIÊN NGOẠI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN

    • 4.1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ MẪU

    • 4.2 KẾT QUẢ HỒI QUY

      • 4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

      • 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA

      • 4.2.3 Phân tích tương quan

      • 4.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với quyết định sốngvà làm việc tại Hà Nội

        • 4.2.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính bội

        • 4.2.4.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định sống và làm việc tại TP. Hà Nội

      • 4.2.5 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy

        • 4.2.5.1 Kiểm tra giả định về phương sai của sai số không đổi

        • 4.2.5.2 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn của phần dư

        • 4.2.5.3 Kiểm định giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quanhạng giữa các phần dư)

        • 4.2.5.4 Kiểm định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường Đacộng tuyến)

    • Tóm tắt chương 4

  • CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CHÍNH SÁCH

    • 5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHÊN CỨU

      • 5.2.1 Đóng góp về mặt khoa học

      • 5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

    • 5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

    • 5.4 GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC 1:DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA

  • PHỤ LỤC 2:BẢNG CÂU HỎI

  • PHỤ LỤC 3KẾT QUẢ THỐNG KÊ

Nội dung

GIỚI THIỆU

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, khiến thành phố trở nên chật chội, bức bối Đó là bức tranh mà Hà Nội đang gặp phải trong 10 năm gần đây

Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm Trong những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào Trong khi các vùng quê thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần xây dựng quê hương, thì việc đổ dồn nguồn lực con người vào thành phố Hà Nội trong những năm qua là một vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý đất nước Làm sao để phân phối hợp lý nguồn lực giữa các vùng miền các tỉnh thành trong cả nước đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước

Theo số liệu từ tổng cục thống kê về số sinh viên phân theo địa phương thì tính đến năm 2011, địa bàn Hà Nội có 690.276 ngàn sinh viên thuộc các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố Tính trong năm 2011 có trên 220.000 ngàn sinh viên nhập học tại TP Hà Nội, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và đại đa số trong số họ có ý định ở lại đây lập nghiệp và định cư

Từ nhiều năm qua, vấn đề di cư đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến cộng đồng di cư và các yếu tố ảnh hưởng từ các góc độ và phạm vi khác nhau Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Vai trò mạng lưới xã hội trong quá trình di cư (Đặng Nguyên Anh, 1998); Di dân tự do đến Hà Nội (Hoàng Văn Chức, 2004), Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh (Trương Sỹ Ánh, 1996)

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố với vấn đề di cư, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định những nhân tố chính tác động đến quyết định di cư của sinh viên ngoại tỉnh khi lựa chọn thành phố lớn như Hà Nội là nơi làm việc Bởi vậy, đề tài được hình thành để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên trên địa bàn, nhằm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thấy được cần quan tâm, tác động đến những nhân tố nào để mang lại hiệu quả trong việc thu hút và quản lý nguồn lực con người giữa các tỉnh thành trong tương lai.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, mục tiêu nghiên cứu bao trùm của đề tài là Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định ở lại Hà Nội làm việc của sinh viên

Trong đó bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:

 Khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nơi làm việc của sinh viên

 Phân tích tác động của những nhân tố trên đối với sinh viên tại thành phố Hà Nội.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau:

1 Nhân tố nào tác động tới quyết định di cư?

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của đối tượng sinh viên ngoại tỉnh đang học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) xây dựng thang đo và mô hình lý thuyết; và (2) kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho trường hợp điển hình;

- Đề tài sử dụng các công cụ phân tích để giải quyết mục tiêu sau: các thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố; các ước lượng và kiểm định mô hình.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Như đã nêu ở trên, di cư được nghiên cứu ở nhiều đối tượng (phụ nữ, người lao động miền núi…) Tuy nhiên, đề tài này chỉ nghiên cứu ý định di cư của đối tượng thanh niên từ nông thôn lên thành phố vì mục đích đi học nay đứng trước quyết định ở lại thành phố làm việc hay trở về quê nhà hoặc chuyển đến địa phương khác Do những hạn chế về nguồn lực nghiên cứu, nghiên cứu giới hạn không gian khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc này cũng giúp việc phân tích các nhân tố có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP Hà Nội là nơi làm việc của người dân ngoại tỉnh thêm sâu sắc hơn Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung xem xét đối tượng sinh viên ngoại tỉnh những năm cuối tại một số trường đại học cao đẳng, đây là đối tượng đã di cư từ các địa phương về

TP Hà Nội học tập và sinh sống Thời điểm các đối tượng này ra trường và bắt đầu bước vào thị trường lao động cũng chính là thời điểm phải đưa ra quyết định lựa chọn nơi đến tiếp theo Hơn thế, nguồn lao động này đối với thị trường lao động được xem là nguồn nhân lực chất lượng cao Các chính sách phân bổ dòng di cư hợp lý cũng như chính sách thu hút nhóm đối tượng này cho các địa phương sẽ tạo ra gia tăng giá trị cho nền kinh tế, giảm bớt thiệt hại trong dài hạn, và đảm bảo cuộc sống cho các cá nhân và gia đình họ.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Kết cấu của luận văn bao gồm năm chương: Chương một tác giả trình bày về sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết, phát triển mô hình nghiên cứu Kế thừa những lý thuyết của chương hai, chương ba sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và những kỹ thuật phân tích dữ liệu Từ đó, tác giả thống kê mô tả, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP Hà Nội là nơi làm việc trong chương bốn Cuối cùng, trong chương năm, tác giả đưa ra kết luận cho những nhân tố chính có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP Hà Nội là nơi làm việc, từ đó rút ra ý nghĩa đóng góp của đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ

2.1.1 Khái niệm về di cư

Di cư là một hiện tượng tất yếu của cuộc sống Bởi di cư là một quá trình diễn ra không ngừng và là một bộ phận làm thay đổi đáng kể qui mô và cơ cấu dân số giữa các vùng Bởi thế, di cư là một vấn đề mà từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Thế nhưng một định nghĩa thống nhất về di cư thì đến nay vẫn chưa có, mỗi định nghĩa xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được một định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống Hiện nay, các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về đối tượng di cư thường sử dụng khái niệm riêng của mình về di cư tùy theo góc quan sát cũng như quan điểm của họ

Có những khái niệm tập trung vào khái niệm “không gian địa lý” như trong nghiên cứu của Lee (1966), di cư là “sự thay đổi cố định nơi cư trú”, hay theo nghiên cứu của Mangalam và Morgan (1986) thì di cư là “sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của người di dân ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vị địa lý khác”

(trích trong Nguyễn Văn Tài, 1998) Như Perevedensev (1966) coi sự di dân là tổng hợp sự di chuyển của con người gắn với sự thay đổi chỗ ở Để xem xét đầy đủ hơn khái niệm di cư, Thomlison (1976) bổ sung vào định nghĩa di dân thêm khía cạnh thời gian: di dân (migrants) là những người thay đổi nơi cư trú thông thường trong một khoảng thời gian đáng kể và họ vượt qua ranh giới chính trị (crossing a political boundary) (trích theo Trần Hồng Vân, 2002)

Bên cạnh đó, một vài khái niệm như của Baranov và Breev cho rằng di cư (hay di dân) là sự chuyển động cơ học của dân cư Hiểu theo nghĩa rộng, là bất kỳ một sự di chuyển của con người giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí, dạng hoạt động lao động và ngành có sử dụng lao động Theo nghĩa hẹp có thể hiểu di dân là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư Tuy nhiên không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ (trích trong Hoàng Văn Chức,

Theo Xtgaroverop (1975): di dân được hiểu là sự thay đổi vị trí của con người về mặt địa lý, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ một cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay đổi vị trí không gian của toàn bộ công đồng nói chung

Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm về di cư như sau: di cư là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị hành chính này và một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di cư xác định Đối với nơi ở cũ, người di cư được gọi là người xuất cư (out-migrant), họ sẽ được gọi là dân nhập cư (in-migrant) tại nơi ở mới

Di cư sang nước khác được gọi là di cư quốc tế (international migrant), nước mà dân di cư ra đi gọi họ là người xuất cảnh (emigrant), trong khi nước tiếp nhận gọi họ là người nhập cảnh (immigrant)

Trong thực tế, các thuật ngữ “di cư” và “di dân” được dùng khá phổ biến và thường không phân biệt sự khác nhau vì cùng nói về sự di chuyển của con người

Tuy nhiên, trong nghiên cứu, di cư dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến nơi khác của cả con người hay động vật Bởi vậy, khi dùng thuật ngữ này phải kèm với những từ để chỉ người tương đối rõ ràng hoặc muốn nhấn mạnh đến vấn đề cư trú, những hành vi liên quan tới các nhân con người (“hiện tượng nhập cư”,

“xuất cư”, “người di cư”…) Trái lại “di dân” chỉ dùng cho sự di chuyển của con người nên khi nói những vấn đề chung về di dân, những vấn đề về chính sách thì sử dụng thuật ngữ này

Có 3 tiêu chí để xác định cuộc di chuyển của con người là di cư:

- Di chuyển ra khỏi đơn vị hành chính, lãnh thổ này sang một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác (xã, huyện, tỉnh, thành phố hoặc quốc gia khác)

- Cư trú ở nơi đến trong khoảng thời gian tương đối dài (vài ba tháng trở lên)

- Tới chỗ ở mới với mục đích rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình

2.1.2 Các lý thuyết về nguyên nhân/động cơ của việc di cư

2.1.2.1 Lý thuyết của Ravenstein Ở tầm vĩ mô về di cư, lý thuyết của Ravenstein (1885) về qui luật di cư, ông cho rằng đa số di cư di chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thương mại, di cư diễn ra trong nhiều giai đoạn Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung tâm Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ được lấp đầy cư dân vùng khác đến Cư dân ở trung tâm nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn Thông thường các trung tâm thương mại, công nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị (không phù hợp trong giai đoạn hiện nay) Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của di cư đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác

Những năm sau đó, người ta đã xây dựng và phát triển thêm những lý thuyết di cư mới như lý thuyết lực hút và lực đẩy, lý thuyết lực hấp dẫn hoặc lý thuyết cơ hội sống…

Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX Lý thuyết của Lewis

(1954) ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn Economic Development with Unlimited Suplies of Labour

Mô hình hai khu vực của Arthur Lewis có thể tóm tắt như sau:

Mô hình này giải thích hiện tượng lao động dư thừa từ khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống (đặc trưng cho nông thôn) được chuyển dịch sang các ngành sản xuất chế biến hiện đại (đặc trưng cho đô thị) trong quá trình công nghiệp hóa

Mô hình giả định rằng, trong nền kinh tế chỉ tồn tại 02 khu vực: khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất chế biến hiện đại Ngành nông nghiệp truyền thống phổ biến là lao động thủ công, năng suất thấp nên có mức lương thấp Ngược lại, các ngành sản xuất chế biến hiện đại thường có năng suất cận biên cao, mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp, và có nhu cầu tăng thêm lao động Mô hình cũng giả định việc cải thiện năng suất cận biên của lao động trong ngành nông nghiệp ít được ưu tiên hơn tại các quốc gia đang phát triển Điều này dẫn đến xu hướng chuyển dịch các khoản “lợi nhuận ròng” thu được từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất công nghiệp

XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT

Những người di cư có quyết định ở lại nơi đến làm việc phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau Nghiên cứu xây dựng các giả thuyết chính về các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra khung phân tích ở nội dung tiếp theo

Nghiên cứu dựa vào định nghĩa người di cư của TCTK và UNFPA (2005) để đưa ra định nghĩa về người di cư cho nghiên cứu Theo đó, người di cư là những người từ 15 – 59 tuổi di chuyển từ tỉnh/thành này sang tỉnh/thành khác trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, hiện tại đang học tập và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội Một người di cư từ tỉnh/thành này sang tỉnh/thành khác trong khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư Những người 15 –

59 tuổi sống tại cùng tỉnh/thành trong ít nhất 5 năm trước thời điểm điều tra được xem là người không di cư

2.2.1 Môi trường sống và quyết định làm việc ở Hà Nội

Những người có học vấn thường bị tác động của “lực hút” ở các vùng đô thị hoặc các vùng có điều kiện kinh tế phát triển lôi cuốn đi (Lipton 1976) Bên cạnh sự khác biệt về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thì sự chênh lệch trong sự phát triển giữa các vùng là nhân tố đặc biệt nổi bật Sự khác biệt này sẽ làm nảy sinh lực đẩy từ các vùng kém thuận lợi hơn và lực hút ở các vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi hơn Điều này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu về di cư, Barnum và Sabot

(1975) nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế và xã hội, trong đó quyết định của người di cư chủ yếu vì lý do kinh tế Sự khác nhau trong các cơ hội về kinh tế ở các vùng đô thị lớn tác động dương đối với dòng di cư từ nông thôn ra thành thị Những người di cư còn hướng đến các thành phố lớn vì cuộc sống giải trí và sự hiện đại của thành phố lớn (Schultz 1975)

Quyết định di cư của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng từ sự khác biệt về môi trường kinh tế chính trị- xã hội Nếu có sự khác biệt giữa nơi đi và nơi đến, dòng chảy di cư sẽ thiên về một hướn Đối với một cá nhân, khi đứng trước sự lựa chọn họ sẽ đặt ra so sánh giữa các phương án nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa cho họ và gia đình Bởi vậy, giả thuyết thứ nhất được đề nghị là:

H1: Môi trường sống có tác động tích cực tới quyết định làm việc ở Hà Nội

2.2.2 Vai trò của cá nhân trong gia đình và quyết định làm việc ở TP Hà Nội

Theo cuộc tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tại một số tỉnh ước tính có khoảng 42% các hộ gia đình có một thành viên di cư (Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 2005) Đối với các gia đình này, di cư có không chỉ có ảnh hưởng tích cực như mang lại sự hỗ trợ kinh tế cho hộ gia đình mà còn chịu ảnh hưởng tiêu cực như mất đi nhân lực, thiếu người chăm sóc Nghiên cứu về người già và trẻ em bị bỏ lại quê hương ở Việt Nam và các quốc gia khác đã thể hiện rõ cả hai tác động này (Xiang Biao, 2007) Tuy nhiên, các đối tượng được nghiên cứu cho biết họ vẫn cảm thấy hài lòng hơn vì họ nhận được tiền chu cấp Theo Đặng và cộng sự (2004), việc kết hợp nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông và tiền do người di cư gửi về là quan trọng đối với cuộc sống ở nông thôn Xu hướng này đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay Bởi vậy, những người trẻ với vai trò gánh vác kinh tế trong gia đình, họ thường được chịu áp lực phải tìm kiếm những cơ hội tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn Giả thuyết thứ hai được đề nghị là:

H2: Vai trò của cá nhân trong gia đình có tác động tích cực tới quyết định làm việc ở Hà Nội

2.2.3 Mạng lưới xã hội với quyết định làm việc ở Hà Nội

Mạng lưới xã hội là một tập hợp các liên kết giữa các cá nhân hay liên kết giữa một nhóm dân cư nhất định Mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm đặt các mục đích nhất định do sự tiềm ẩn trong mối liên kết, là một tập hợp những nhận biết về quyền và trách nhiệm được chi phối thông qua các quy tắc và giá trị xã hội

Khái niệm về mạng lưới xã hội đã được ứng dụng khá thành công trong nghiên cứu về di cư, yếu tố này đã chứng tỏ thành công là thành tố trong quyết định di cư theo Massey và các cộng sự (1993)

Các ảnh hưởng của mang lưới xã hội đối với kết quả di cư khác nhau theo những đặc điểm của gia đình và cá nhân, gồm cả giới tính Trong số những người có các nguồn lực tài chính rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển, liên kết mạng lưới và các quan hệ tạo thành một bộ phận quan trọng của chiến lược kinh tế hộ gia đình và cá nhân (Lomnitz, 1977)

Mitchell (1985) khẳng định sự quyết định di cư còn phụ thuộc vào yếu tố người thân và bạn bè ở nơi đến vì phần lớn người di cư lựa chọn những nơi có người thân quen

Di cư vốn là quá trình chứa nhiều rủi ro từ quá trình ra quyết định cho tới quá trình định cư Mạng lưới xã hội có thể giảm những điều không chắc chắn do thiếu thông tin và kinh nghiệm Các liên kết mạng lưới với những người tại nơi đến sẽ giảm chi phí và rủi ro di chuyển thông qua cung cấp cấu trúc trợ giúp mà người di cư có thể nhờ cậy để tăng các cơ hội thành công của họ Người thân và bạn bè tại nơi di cư có thể tư vấn, cung cấp thông tin hưỡng dẫn về việc làm và trợ giúp chi tiêu cuộc sống hằng ngày trong khi tìm việc làm, làm thuận lợi quá trình quá độ hòa nhập vào môi trường mới Nhìn chung, trở ngại càng lớn đối với di chuyển, liên kết mạng lưới càng quan trọng trong quá trình di cư (Mullan, 1989 Masey và các cộng sự, 1993)

Theo nghiên cứu của Derek Byerlee và các đồng nghiệp (1976) bạn bè và người thân có ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định di cư, bởi đây là đối tượng chủ yếu cung cấp thông tin về công việc, môi trường cho người di cư Hơn thế, sự hiện diện của bạn bè và người thân trong khu vực thành thị sẽ giảm đáng kể chi phí xây dựng cuộc sống ban đầu cho người di cư

Sở thích ở cùng với những người đồng hương là khá phổ biến trong xã hội Việt Nam Người di cư thường có khuynh hướng lựa chọn nơi đến là nơi có nhiều người di cư từ quê hương của họ

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê 2004, hầu hết người di cư nhận được sự khuyến khích về tinh thần từ gia đình và bạn bè Trong đó chủ yếu là sự giúp đỡ về việc cung cấp thông tin cần thiết bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất và tiền bạc

Giả thuyết sau đây được hình thành:

H3: M ối quan hệ xã hội có tác động tích cực tới quyết định làm việc ở Hà

2.2.4 Phong cách sống năng động và quyết định làm việc ở Hà Nội

Những người di cư tới thành phố thường được sự sàng lọc không chỉ về tuổi tác, sức khỏe, giới tính mà còn về trình độ học vấn, phong cách sống và khả năng thích nghi Họ thường có ý chí mạnh mẽ, ham học hỏi, cầu tiến, có khả năng tiếp thu cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, từ đó có sự sáng tạo và ứng xử linh hoạt phù hợp với tác phong công nghiệp và lối sống đô thị Những người di cư tìm kiếm công việc tại thành thị không chỉ vì lý do kinh tế mà còn vì sự hấp dẫn của công việc đối với họ và cải thiện vị thế xã hội của họ (Derek Byerlee và các đồng nghiệp, 1976) Những người di cư còn hướng đến các thành phố lớn vì phong cách sống của họ phù hợp với sự hiện đại của thành phố lớn (Schultz 1975)

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined

Quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết trong hình 3.1 Quy trình này mở đầu bằng đặt vấn đề nghiên cứu và kết thúc bằng việc trình bày báo cáo nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một, xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với các giả thiết về ảnh hưởng của các nhân tố vào quyết định ở lại Hà Nội làm việc; Giai đoạn hai, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu đề xuất ở giai đoạn một cho trường hợp điểm hình tại thành phố Hồ Chí Minh

Quy trình thực hiện hai giai đoạn nghiên cứu được trình bày cụ thể như sau:

Giai đoạn một: Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với các giả thiết ảnh hưởng của các nhân tố vào quyết định ở lại Hà Nội làm việc Trong giai đoạn này có ba hoạt động quan trọng: thứ nhất là xây dựng cơ sở lý thuyết về di cư và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ở lại Hà Nội làm việc của sinh viên ngoại tỉnh Từ khung phân tích đã hình thành được các khái niệm về biến nghiên cứu làm căn cứ để soạn thảo dàn bài thảo luận tay đôi dùng cho nghiên cứu định tính nhằm xây dựn thang đo sợ bộ Tiến hành khảo sát thử ( khoảng 8 người) để hiệu chỉnh tính nhất quán về cách hiểu của đối tượng phỏng vấn về thang đo Nghiên cứu định lượng so bộ được tiến hành trên 50 người để đánh giá thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy và phân tích nhân tố khám phá nhằm sang lọc thang đo sử dụng cho nghiên cứu giai đoạn hai

Giai đoạn hai: Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình Giai đoạn hai được thực hiện với các bước sau:

Bước 2 là xác định đối tượng và phạm vi kiểm định thang đo và các giả thiết nghiên cứu Sau khi xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu sẽ tiến hành soạn thảo bản phỏng vấn thể hiện các nội dung của các biến quan sát chính trong mô hình nghiên cứu

Bước 3 là kiểm định thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với dữ liệu

Bước 4 là rút ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn

Quy trình thực hiện nghiên cứu được tổng kết ở hình 2.1

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cho đến nay vẫn chưa có một thang đo nào về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn TP Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh đang học tập trên địa bàn Việc sinh viên ngoại tỉnh quyết định làm việc tại TP Hà Nội chính là một bộ phận của hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị Do đó để thực hiện khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP Hà Nội làm việc của sinh viên ngoại tỉnh, bài nghiên cứu sẽ dựa trên thang đo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp” và kết hợp với những lý thuyết, những bài nghiên cứu về di cư (đặc biệt là bài nghiên cứu “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội: Vấn đề đặt ra và giải pháp” của Đinh Văn Thông (2010)

Việc điều chỉnh thang đo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp” để xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm việc tại TP Hà Nội cho đối tượng sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với các sinh viên ngoại tỉnh, đồng thời tham khảo ý kiến của các sinh viên đã tốt nghiệp và làm việc tại TP Hà Nội

Dựa trên thang đo mới được xây dựng, phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện nhằm kiểm định mô hình Bài nghiên cứu sẽ kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố (EFA) Sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T (T-test) để so sánh giữa các nhóm, cuối cùng là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi làm việc bao gồm thang đo các nhân tố ảnh hưởng và thang đo quyết định ở lại Hà Nội làm việc Các thang đo được xây dựng theo phương pháp như sau:

Từ lược khảo lý thuyết ở Chương 2 đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm môi trường sống, vai trò của cá nhân trong gia đình, mạng lưới xã hội và phong cách năng động) và quyết định ở lại Hà Nội làm việc Căn cứ vào đó để thiết kế dàn bài thảo luận tay đôi phục vụ cho nghiên cứu định tính lần thứ nhất (xem phụ lục 1) với đối tượng và phương pháp chọn mẫu như sau: (1) Mẫu được thực hiện trên sinh viên ngoại tỉnh có quyết định ở lại Hà Nội làm việc; (2) Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi còn phát hiện các vấn đề mới

3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo

Các thang đo được xây dựng dựa trên liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính đã đảm bảo giá trị nội dung, nhưng chưa khẳng định được độ tin cậy nên cần được đánh giá sơ bộ trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức Việc đánh giá được thực hiện dựa trên dữ liệu nghiên cứu 50 sinh viên ngoại tỉnh được chọn theo phương pháp phân tầng phi xác suất Mục tiêu của bước này là sàng lọc các biến nghiên cứu quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đã đề cập trong khung phân tích của nghiên cứu Các biến quan sát đạt yêu cầu dùng để đưa vào bản câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu trường hợp điển hình

Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu là hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và các biến không phù hợp khi chúng có hệ số tương quan biến - tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) lớn hơn 0,7 (Hair & các tác giả, 1998) Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) thì nếu hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

>0,95 thì cũng không tốt vì các biến đo lường hầu như là một

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng để loại đi các biến quan sát có trọng số tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 Phương sai trích hệ số sử dụng (princical components) với phép quay vuông góc (varimax) và điểm dừng khi trích các yếu tố (eigenvalue) bằng 1 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố lớn nhất từ 0,5 trở lên (Gerbing & Anderson,

1988) Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5≤KMO≤1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Gerbing & Anderson, 1988)

Thông tin thu thập được mô tả, phân loại và kết nối các khái niệm để hình thành thang đo theo cách thức sau:

Hình thành thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc: Các thông tin thu thập từ thảo luận tay đôi giúp định hình tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của cá nhân Kết hợp các lý thuyết nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng để hình thành thang đo cho từng yếu tố

Hình thành thang đo yếu tố quyết định lựa chọn nơi làm việc: Từ quyết định lựa chọn nơi làm việc là quê nhà hay nơi đang ở hiện tại để hình thành thang đo

3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU 3.3.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng thang đo sơ bộ

Việc xây dựng mô hình lý thuyết được thực hiện bằng phương pháp liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính với công cụ thảo luận tay đổi chủ yếu với các sinh viên sắp tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn Do vậy, phương pháp chọn mẫu thoe mục tiêu (purposeful sampling) được sử dụng trong giai đoạn này

(Nguyễn Đình Thọ, 2010) Quá trình tiếp cận với các đối tượng có khả năng cung cấp thông tin sâu với kỹ thuật thảo luận tay đôi (phỏng vấn sâu – indepth interviews) nhằm thu thập thông tin phục vụ cho quá trình xây dựng thang đo Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm vấn đề mới

3.3.2 Thiết kế mẫu cho đánh giá sơ bộ thang đo

Sau khi thang đo sơ bộ được hình thành, nghiên cứu định lượng được thực hiện đối với các sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá sơ bộ thang đo nhằm xác định thang đo chính thức cho nghiên cứu giai đoạn hai Phương pháp lấy mẫu phân tầng phi xác suất được thực hiện với cỡ mẫu là 50 quan sát Đối tượng trả lời phỏng vấn là sinh viên ngoại tỉnh đang học tập trên địa bàn

Từ lược khảo lý thuyết ở chương 2 đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm: (1) môi trường sống, (2) vai trò của cá nhân trong gia đình, (3) Mạng lưới xã hội, (4) Phong cách sống năng động Các chủ thể đưa ra các quyết định này là các sinh viên ngoại tỉnh, đã và đang sống trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian ít hơn 5 năm Đối với các sinh viên ngoại tỉnh đi học ở Hà Nội thì các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của họ được cấu thành giống như lý thuyết hay không? Để trả lời câu hỏi này, trong các cuộc thảo luận với chuyên gia, tác giả nêu ra câu hỏi mở là: “Theo anh/chị khi nói đến các yếu tố khiến sinh viên ngoại tỉnh ở lại thành phố Hà Nội làm việc thì phải kể đến những yếu tố nào?”; câu hỏi tiếp theo là: “Với những yếu tố đó, anh/ chị cho biết những yếu tố nào là quan trọng?

Các câu hỏi trên được phỏng vấn với 10 bạn sinh viên, tuy nhiên khi hỏi đến người thứ 6 trở đi là không còn thêm nội dung mới Kết quả khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi sinh sống và nơi làm việc như sau

Bảng 3.4: Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc

Các yếu tố Diễn giải

Môi trường sống Những ảnh hưởng quan trọng cần xem xét từ môi trường sống bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, việc làm, học tập, giải trí, dịch vụ công cộng và khí hậu

Vai trò của cá nhân trong gia đình

Trách nhiệm của cá nhân đối với những người thân còn lại trong gia đình

Mạng lưới xã hội Mối quan hệ của cá nhân đối với người thân, bạn bè nơi sở tại gắn với sự giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh

Phong cách sống năng động

Khả năng tiếp thu, đón nhận cái mới, khả năng hòa nhập vào cộng đồng của cá nhân

Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết

Kế thừa ý tưởng về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc của các cá nhân từ các nghiên cứu của Ravenstein (1885), Lewis (1954), Harris-Todaro (1970), Lipton (1976), Barnum và Sabot (1975), Xiang Biao (2007), Massey và các cộng sự (1993), Lomnitz (1977), Mitchell (1985), Derek Byerlee và cộng sự (1976), Schultz (1975) về di cư ở trên, các thang đo thành phần của các yếu tố ảnh hưởng được hình thành như sau:

Thang đo Môi trường sống (MTS)

XÂY DỰNG THANG ĐO

Từ lược khảo lý thuyết ở chương 2 đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm: (1) môi trường sống, (2) vai trò của cá nhân trong gia đình, (3) Mạng lưới xã hội, (4) Phong cách sống năng động Các chủ thể đưa ra các quyết định này là các sinh viên ngoại tỉnh, đã và đang sống trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian ít hơn 5 năm Đối với các sinh viên ngoại tỉnh đi học ở Hà Nội thì các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của họ được cấu thành giống như lý thuyết hay không? Để trả lời câu hỏi này, trong các cuộc thảo luận với chuyên gia, tác giả nêu ra câu hỏi mở là: “Theo anh/chị khi nói đến các yếu tố khiến sinh viên ngoại tỉnh ở lại thành phố Hà Nội làm việc thì phải kể đến những yếu tố nào?”; câu hỏi tiếp theo là: “Với những yếu tố đó, anh/ chị cho biết những yếu tố nào là quan trọng?

Các câu hỏi trên được phỏng vấn với 10 bạn sinh viên, tuy nhiên khi hỏi đến người thứ 6 trở đi là không còn thêm nội dung mới Kết quả khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi sinh sống và nơi làm việc như sau

Bảng 3.4: Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc

Các yếu tố Diễn giải

Môi trường sống Những ảnh hưởng quan trọng cần xem xét từ môi trường sống bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, việc làm, học tập, giải trí, dịch vụ công cộng và khí hậu

Vai trò của cá nhân trong gia đình

Trách nhiệm của cá nhân đối với những người thân còn lại trong gia đình

Mạng lưới xã hội Mối quan hệ của cá nhân đối với người thân, bạn bè nơi sở tại gắn với sự giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh

Phong cách sống năng động

Khả năng tiếp thu, đón nhận cái mới, khả năng hòa nhập vào cộng đồng của cá nhân

Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết

Kế thừa ý tưởng về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc của các cá nhân từ các nghiên cứu của Ravenstein (1885), Lewis (1954), Harris-Todaro (1970), Lipton (1976), Barnum và Sabot (1975), Xiang Biao (2007), Massey và các cộng sự (1993), Lomnitz (1977), Mitchell (1985), Derek Byerlee và cộng sự (1976), Schultz (1975) về di cư ở trên, các thang đo thành phần của các yếu tố ảnh hưởng được hình thành như sau:

Thang đo Môi trường sống (MTS)

Thang đo Môi trường sống bao gồm 7 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về Môi trường sống tại Hà Nội về các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, việc làm, học tập, giải trí, dịch vụ công cộng và khí hậu Cụ thể như sau:

MTS_1: Hà Nội có nhiều cơ hội việc làm hơn cho tôi MTS_2: Sống và làm việc tại Hà Nội giúp tôi có thu nhập cao hơn MTS_3: Hà Nội có môi trường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu hấp dẫn MTS_4: Hà Nội có các điều kiện y tế chăm sóc sức khỏe tiện lợi, phát triển MTS_5: Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển

MTS_6: Hà Nội có nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn MTS_7: Hà Nội có khí hậu ôn hòa thoải mái

Thang đo Vai trò cá nhân trong gia đình (VTCN)

Thang đo Vai trò cá nhân trong gia đình gồm 4 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về Vai trò của họ trong gia đình, được đánh giá trên các khía cạnh sự quan tâm về mặt tình cảm cũng như về mặt kinh tế của của họ với gia đình, đồng thời đánh giá mức độ phục thuộc về mặt kinh tế của gia đình vào họ Cụ thể như sau:

VTCN_1: Tôi là người sống tình cảm và luôn quan tâm gia đình VTCN_2: Tôi có trách nhiệm chăm lo cho đời sống kinh tế của gia đình

VTCN_3: Tôi có trách nhiệm xây dựng cuộc sống ở thành phố để đón người thân ở quê lên

VTCN_4: Tôi cảm thấy hài lòng về những gì tôi chăm sóc, lo lắng cho gia đình cho gia đình

Thang đo Mạng lưới xã hội (MLXH)

Thang đo Mạng lưới xã hội gồm 6 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về mối quan hệ của họ vơi một nhóm dân cư nhất định Mối quan hệ này được đánh giá trên các khía cạnh như sẵn sàng giúp đỡ họ trong mọi hoàn cảnh từ công việc cho đến cuộc sống, từ vật chất đến tinh thần Cụ thể như sau:

MLXH_1: Tôi có nhiều người thân, bạn bè tại Hà Nội

MLXH_2: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giới thiệu việc làm cho tôi

MLXH_3: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công việc

MLXH_4: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ tôi trong đời sống tinh thần

MLXH_5: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ tôi trong đời sống vật chất và tiền bạc

MLXH_6: Tôi được các cơ quan xúc tiến việc làm giúp đỡ trong quá trình tìm việc

Thang đo Phong cách sống năng động (PCS)

Thang đo Phong cách sống năng động gồm 6 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về phong cách sống của họ Theo tác giả một người có phong cách sống năng động sẽ thích hợp và mong muốn sống và làm việc tại Hà Nội Để đo lường phong cách sống của một người tác giả xem xét trên các khía cạnh về khả năng tiếp thu, đón nhận cái mới, khả năng hòa nhập vào cộng đồng, tự tin và luôn dám thể hiện mình Cụ thể như sau:

PCS_1: Tôi là người nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cơ PCS_2: Tôi là người tự tin, dám thể hiện mình

PCS_3: Tôi là người hòa đồng, thân thiện

PCS_4: Tôi là người tiếp thu nhanh cái mới PCS_5: Tôi có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới PCS_6: Phong cách của tôi phù hợp với lối sống ở thành thị

Thang đo Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Thang đo Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội gồm 3 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về quyết định của họ di cư đến Hà Nội Quyết định di cư được tác giả xem xét trên khía cạnh sẵn sàng đón nhận khó khăn, thử thách, khi quyết định di cư thì cho dù khó khăn cũng sẽ không thay đổi và xem nơi di cư đến như là quê hương thứ hai của mình Cụ thể như sau:

QĐ_1: Tôi sẵn sàng chấp nhận những khó khăn thử thách để quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

QĐ_2: Tôi xem Hà Nội như là quê hương thứ hai của mình

QĐ_3: Nếu nơi khác có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn tôi vẫn quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT

Nội dung bản câu hỏi gồm hai phần chính:

(1) Khảo sát mức độ cảm nhận của sinh viên đối với các yếu tố: môi trường sống, vai trò của cá nhân trong gia đình, mạng lưới xã hội, phong cách sống năng động TP Hà Nội với 26 câu hỏi (Phụ lục số 2), sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ với quy ước như sau:

1= Hoàn toàn không đồng ý 2= Không đồng ý

(2) Một số câu hỏi về thông tin cá nhân của người trả lời như giới tính, quê quán, chuyên ngành học sử dụng cho việc phân loại và so sánh các kết quả trong các phân tích.

MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Trong nghiên cứu định lượng, chọn mẫu là một trong những khâu quyết định đến chất lượng của kết quả nghiên cứu Có nhiều phương pháp lấy mẫu khác nhau, việc chọn phương pháp lấy mẫu nào phụ thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu và những tình huống cụ thể Đối với nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện

Kỹ thuật phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này là kỹ thuật phân tích hồi quy bội Theo các nhà nghiên cứu, khi phân tích dữ liệu bằng phương pháp hồi quy bội đòi hỏi kích thước mẫu phải lớn Theo Williams (2006), để tiến hành phân tích dữ liệu thì kích thước mẫu tối thiểu là 50 và phải lớn hơn 8 lần số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu Nhưng theo Nevitt & Hancook (1998), số lượng mẫu nghiên cứu phải từ 200 trở lên thì kết quả phân tích mới đáng tin cậy

Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường được đưa vào phân tích Hair và các cộng sự

(2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên

Bài nghiên cứu sử dụng bộ thang đo với 26 câu hỏi, nên kích thước mẫu cần thiết là 10*26 = 260 Vì vậy kích thước mẫu đề ra trong nghiên cứu này là n = 300 thỏa mãn yêu cầu về kích thước mẫu để phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy bội

3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Phát bản khảo sát cho các sinh viên của ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại Thương, ĐH Công nghiệp Hà Nội

Những bản nào người đáp có số năm sống ở Hà Nội lớn hơn 5 năm thì loại ra, chỉ giữ lại các bản khảo sát của các sinh viên là từ tỉnh thành khác tới TP Hà Nội trong

5 năm trở lại Các bản khảo sát được khảo sát tại các giảng đường, canteen, phòng tự học ở các trường đại học Thời gian điều tra và thu thập dữ liệu được tiến hành trong tháng 05/2013

3.6 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Từ các bảng câu hỏi thu thập từ các sinh viên tham gia khảo sát, dữ liệu được mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS 16.0 Dữ liệu được xử lý qua một số bước để đưa ra kết quả Kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố (EFA) Sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T (T-test) để so sánh giữa các nhóm, cuối cùng là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết

Chương này đã trình bày mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu Đề tài được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu khám phá (nghiên cứu định tính) và nghiên cứu định lượng Chương này đã trình bày thang đo đã hiệu chỉnh đối với một số thang đo có sẵn cho phù hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại Thương, ĐH Công nghiệp HN Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP Hà Nội gồm có 4 thành phần với 26 câu hỏi, và thang đo quyết định sống và làm việc tại

TP Hà Nội với 3 câu hỏi Chương tiếp theo sẽ phân tích kết quả nghiên cứu thông qua các bước kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố (EFA), sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T (T-test) để so sánh giữa các nhóm và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÀ NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGOẠI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN

4.1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ MẪU

Tổng số bản phát ra 362, tổng số bản thu về và phù hợp để phân tích là 300

Như vậy, tỷ lệ số bản phù hợp trên tổng số bản khảo sát phát ra là 82.9%

Các biến định tính được thu thập gồm có: giới tính, quê quán, sinh viên năm, chuyên ngành học

Từ kết quả thống kê ta thấy:

 Tỷ lệ nam và nữ:

Hình 4.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ Đơn vị tính: phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÀ NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGOẠI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ MẪU

Tổng số bản phát ra 362, tổng số bản thu về và phù hợp để phân tích là 300

Như vậy, tỷ lệ số bản phù hợp trên tổng số bản khảo sát phát ra là 82.9%

Các biến định tính được thu thập gồm có: giới tính, quê quán, sinh viên năm, chuyên ngành học

Từ kết quả thống kê ta thấy:

 Tỷ lệ nam và nữ:

Hình 4.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ Đơn vị tính: phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Trong số 300 sinh viên được khảo sát thì số sinh viên nữ nhiều hơn số sinh viên nam So với tình hình tổng thể tỉ lệ sinh viên nam so với sinh viên nữ của các trường đại học trên địa bàn thì kết quả tương đối phù hợp

Hình 4.3: Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh Đơn vị tính: phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Trong dữ liệu khảo sát phần quê quán có rất nhiều vùng quê khác nhau Cụ thể là có 44 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương Số sinh viên đến từ tỉnh Nghệ An chiếm tỉ lệ cao nhất (36%), số sinh viên đến từ Ninh Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái chiếm tỉ lệ thấp nhất (1%) Để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, tác giả đã chia các tỉnh thành thành 3 vùng miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Có thể thấy rất rõ là sinh viên ngoại đến Hà Nội chủ yếu là từ các tỉnh thành có khoảng cách gần Những sinh viên từ các tỉnh lân cận TP Hà Nội thuộc miền Bắc chiếm 42% Những sinh viên tới từ các tỉnh miền Trung chiếm tỉ lệ lớn nhất (54.0%), điều này chứng tỏ các trường Đại học trên địa bàn TP Hà Nội có sức hấp

Miền BắcMiền NamMiền Trung dẫn đối với các sinh viên miền Trung Những sinh viên từ các tỉnh phía Nam, chiếm tỷ lệ không đáng kể Điều này cũng dễ hiểu vì các tỉnh phía Nam, dân thường di chuyển vào các đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu…

Có 20 chuyên ngành được khảo sát (300 sinh viên), số sinh viên thuộc giai đoạn đại cương chưa phân ngành không điều tra Để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, tôi đã chia 300 sinh viên thành 3 nhóm ngành: Tài chính- Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán, các ngành khác

Hình 4.4: Tỉ lệ các nhóm ngành của sinh viên ngoại tỉnh Đơn vị tính: phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Tài chính- Ngân Hàng bao gồm: Tài chính nhà nước, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm

Kế toán- Kiểm toán bao gồm: Kế toán, Kiểm toán

21% ke toan kiem toan nganh khac tai chinh ngan hang

Các ngành khác bao gồm: Ngoại thương, Quản trị kinh doanh, Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Toán tài chính, Thương mại…

Nhìn vào tỉ lệ các nhóm ngành trong mẫu khảo sát thì khối ngành khác chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó đến các ngành Kế toán- Kiểm toán Tỉ lệ thấp nhất là nhómTài chính- Ngân hàng.

KẾT QUẢ HỒI QUY

 Tính đáng tin cậy và giá trị hiệu dụng của thang đo

Ngoài trừ các dữ liệu về nhân khẩu học và thông tin các nhân của đáp viên được đo lường bằng thang đo định danh, mỗi biến quan sát trong phân tích của nghiên cứu này đều dùng thang đo Liket 5 mức độ Điều kiện quan trọng nhất của một thang đo lường thích hợp đó là giá trị hiệu dụng Nghĩa là thang đo được thiết kế phải đo được những gì mà nó định đo Một điều quan trọng khác đó là thang đo lường phải nhất quán, nghĩa là khi nó được lặp lại thì sẽ dẫn đến cùng một kết quả

Sự nhất quán này được gọi là tính đáng tin cậy Trước khi thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm, tính đáng tin cậy và giá trị hiệu dụng của thang đo cần phải được đánh giá để đảm bảo rằng các biến quan sát sử dụng trong mô hình là thích hợp

Phép phân tích nhân tố và tính tin cậy được sử dụng để đánh giá sự nhất quán nội tại của mỗi khái niệm nghiên cứu Đầu tiên, phép phân tích nhân tố của mỗi khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo Giá trị phân biệt mô tả mức độ mà một thang đo (biến quan sát) không giống với những thang đo (biến quan sát) khác mà về mặt lý thuyết chúng không nên giống nhau Giá trị phân biệt được đánh giá bằng cách xem xét ma trận tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc và chọn ra những biến mà hệ số tương quan giữa chúng thấp Một hệ số tương quan tuyệt đối lớn (0,85) chỉ ra một hiện tượng đa cộng tuyến, nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo lường cùng một thứ (John và Benet-Martinez, 2000) Vì thế hệ số tương quan của các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này nên nhỏ hơn 0,85 để đạt được yêu cầu về giá trị phân biệt Mức độ thích hợp của tương quan nội tại giữa các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số Kaiser-Myer- Olkin (KMO) đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett’s Sự rút trích các nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện bằng phân tích nhân tố chính với phép quay Varimax Các thành phần với giá trị Eigen lớn hơn và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 0,50 được xem như những nhân tố đại diện các biến Thứ hai, các thang đo khoảng đại diện cho các khái niệm nghiên cứu trong dự án nghiên cứu này được đánh giá bằng phương pháp truyền thống (nghĩa là sử dụng các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trong thống kê mô tả) Phương pháp nhất quán nội tại sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để thể hiện tính đáng tin cậy của thang đo khi hệ số alpha lớn hơn 0,7 (Nunnally và Berstein, 1994) Nếu tất cả các hệ số tải nhân tố lớn hơn hệ số quy ước 0,50 thì các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ (Hair và các cộng sự, 2006)

Như vậy, tất cả hệ số Cronbach’s alpha trong nghiên cứu này nếu lớn hơn 0,7 thì sẽ được chấp nhận Những nhân tố không đáp ứng điều kiện Cronbach’s alpha, hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và các tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ đối với các phân tích xa hơn Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha (Phụ Lục 3) và phương pháp phân tích nhân tố EFA (Phụ lục 3) được thực hiện

4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Kết quả tính toán Cronbach alpha của các thang đo bốn thành phần riêng biệt của quyết định sống và làm việc tại Hà Nội được thể hiện trong Bảng 4.1 Các thang đo thể hiện bằng 23 biến quan sát Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha tương đối tốt Cụ thể, hệ số Cronbach alpha của Môi trường sống là 0.622; của Vai trò cá nhân trong gia đình là 0.774; của Mạng lưới xã hội là 0.708; của Phong cách sống là 0.875 và của Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội là

0.847 Hơn nữa các hệ số tương quan biến tổng đều cao Đa phần các hệ số này lớn hơn 0,45, trừ biến MTS_7 = -0.058 và biến MLXH_6 = 0.101 Nếu loại các biến này thì hệ số Cronbach alpha sẽ tăng lên

Bảng 4.1: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại biến này

Vai trò của cá nhân trong gia đình, alpha = 0.744

Mạng lưới xã hôi, alpha = 0.708

Phong cách sống năng động, alpha = 0.875

Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội, alpha = 0.847

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của luận văn, năm 2013

Tiến hành loại bỏ các biến quan sát không nằm trong thang đo lường dựa trên giá trị hệ số Cronbach Alpha (MTS_7 và MLXH_7), ta được bảng sau:

Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu sau khi loại bỏ biến rác

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại biến này

Vai trò của cá nhân trong gia đình, alpha = 0.744

Mạng lưới xã hôi, alpha = 0.843

Phong cách sống năng động, alpha = 0.875

Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội, alpha = 0.847

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của luận văn, năm 2013

Cụ thể, hệ số Cronbach alpha của Môi trường sống là 0.797; của Vai trò cá nhân trong gia đình là 0.744; của Mạng lưới xã hội là 0.843; của Phong cách sống năng động là 0.875 và của Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội là 0.847 Lúc này tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,30, các biến thành phần đều có hệ số Cronbach Alpha thõa mãn yêu cầu cho nên các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA kế tiếp

4.2.2 Phân tích nhân tố EFA

Sau khi dùng giá trị hệ số Cronbach Alpha loại hai biến (MTS_7 và MLXH_6) không nằm trong thang đo lường thì kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội cho thấy có 4 nhân tố được trích tại giá trị Eigen là 1.457, phương sai trích được là 59.174% cho các yếu tố Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu

Bảng 4.3: Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại TP Hà Nội

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố các thành phần

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của luận văn, năm 2013

Chỉ số KMO trong phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội trong trường hợp này KMO = 0.862 (tương đối cao, gần bằng 1) là điều kiện đủ để tiến hành phân tích nhân tố cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại TP Hà Nội Đồng thời giá trị kiểm định Bartlett’s test of sphericity (kiểm định giả thuyết H0: các biến không có tương quan trong tổng thể) có Sig = 0, điều này lần nữa khẳng định đủ điều kiện tiến hành phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Khái niệm Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội là một khái niệm đơn hướng Ba biến quan sát được dùng thể hiện Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội Bảng 4.4 trình bày kết quả phân tích nhân tố cho khái niệm nghiên cứu này Khái niệm Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội với hệ số tin cậy Cronbach alpha tính được là 0,847; giá trị Eigen là 2,300; phương sai trích 76,651

Tất cả hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,80

Bảng 4.4: Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố quyết định sống và làm việc tại TP Hà Nội

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

Giá trị Eigen Phương sai trích

Quyết định sống và làm việc tại

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của luận văn, năm 2013

Chỉ số KMO trong phân tích nhân tố Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội trong trường hợp này KMO = 0.862 ( lớn hơn 0.5) là điều kiện đủ để tiến hành phân tích nhân tố Đồng thời giá trị kiểm định Bartlett’s test of sphericity (kiểm định giả thuyết H0: các biến không có tương quan trong tổng thể) có Sig = 0, điều này lần nữa khẳng định đủ điều kiện tiến hành phân tích nhân tố khái niệm Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Với tất cả kết quả phân tích EFA trên cho chúng ta kết luận rằng các thang đo biểu thị Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội đạt giá trị hội tụ Hay nói cách khác, các biến quan sát đã đại diện được cho các khái niệm nghiên cứu cần phải đo

Một phương pháp chung để đánh giá giá trị phân biệt là kiểm nghiệm ma trận tương quan cho các biến độc lập và biến phụ thuộc Kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa 2 biến (John và Benet-Martinez, 2000) Bảng 4.5 tóm tắt mối tương quan thống kê Spearman’s Rho giữa các biến được giải thích Tất cả hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến dao động từ 0,282 đến 0,600, nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0,85 Điều đó chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt được Hay nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau

Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu

PCS MLXH MTS VTCN QĐ

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của luận văn, năm 2013

4.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003) Ngoài chức năng là một công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội cũng được sử dụng như một công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu (Duncan, 1996)

Như vậy, đối với nghiên cứu này hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

4.2.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính bội Để kiểm định bốn giả thuyết H1, H2, H3, H4 cho Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội mô hình hồi quy bội đã được phát triển như sau:

QĐ = β0 + β1MTS + β2VTCN + β3MLXH + β4PCS + ei

Trong đó βk là các hệ số của phương trình hồi quy và ei là phần dư

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu (Trang 30)
Quy trình thực hiện nghiên cứu được tổng kết ở hình 2.1 - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
uy trình thực hiện nghiên cứu được tổng kết ở hình 2.1 (Trang 32)
Hình 4.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Hình 4.1 Tỉ lệ sinh viên nam và nữ (Trang 44)
Hình 4.3: Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Hình 4.3 Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh (Trang 45)
Hình 4.4: Tỉ lệ các nhóm ngành của sinh viên ngoại tỉnh - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Hình 4.4 Tỉ lệ các nhóm ngành của sinh viên ngoại tỉnh (Trang 46)
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại TP - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại TP (Trang 53)
Bảng 4.4: Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố quyết định sống và làm việc tại TP. Hà Nội  - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Bảng 4.4 Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố quyết định sống và làm việc tại TP. Hà Nội (Trang 55)
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Bảng 4.5 Ma trận tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu (Trang 56)
4.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với quyết định sống và làm việc tại Hà Nội  - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
4.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với quyết định sống và làm việc tại Hà Nội (Trang 56)
Bảng 4.6: Kết quả dự báo của mơ hình hồi quy bội - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Bảng 4.6 Kết quả dự báo của mơ hình hồi quy bội (Trang 59)
Bảng 4.7: Kiểm định giả định về phương sai của sai số không đổi - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Bảng 4.7 Kiểm định giả định về phương sai của sai số không đổi (Trang 62)
Hình 4.3: Histogram của các biến - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Hình 4.3 Histogram của các biến (Trang 63)
Bảng 4.8: Giá trị VIF - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Bảng 4.8 Giá trị VIF (Trang 65)
Hình 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
Hình 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 68)
BẢNG CÂU HỎI - Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn
BẢNG CÂU HỎI (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN