1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

94 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,24 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (11)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (12)
  • 6. Kết cấu của luận văn (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (13)
    • 1.1 Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (0)
      • 1.1.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) (13)
      • 1.1.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) (14)
      • 1.1.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) (15)
    • 1.2 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (15)
      • 1.2.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng (15)
        • 1.2.1.1 Quy mô tài sản ngân hàng (16)
        • 1.2.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (16)
        • 1.2.1.3 Quy mô tiền gửi của khách hàng (17)
        • 1.2.1.4 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng (18)
        • 1.2.1.5 Mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh (19)
        • 1.2.1.6 Chi phí hoạt động ngân hàng (19)
        • 1.2.1.7 Chính sách lãi suất của ngân hàng (20)
        • 1.2.1.8 Rủi ro thanh khoản (21)
        • 1.2.1.9 Công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng (21)
        • 1.2.1.10 Năng suất lao động (22)
      • 1.2.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng (0)
        • 1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (23)
        • 1.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát (24)
        • 1.2.2.3 Tốc độ cung tiền (24)
        • 1.2.2.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán (24)
        • 1.2.2.5 Sự tự do hóa thị trường ngoại hối (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (27)
    • 2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam (27)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam (0)
      • 2.2.1 Tình hình tổng tài sản (30)
      • 2.2.2 Tình hình vốn chủ sở hữu (32)
    • 2.3. Hoạt động huy động vốn (35)
    • 2.4. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng (37)
    • 2.5. Tình hình thu nhập (40)
    • 2.6. Khả năng sinh lời (43)
    • 2.7. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam (45)
      • 2.7.1 Thành tựu (45)
      • 2.7.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (46)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (48)
    • 3.1 Giới thiệu mô hình hồi quy (48)
      • 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu (48)
      • 3.1.2 Các biến trong mô hình hồi quy (48)
        • 3.1.2.1 Biến phụ thuộc (48)
        • 3.1.2.2 Các biến độc lập (49)
      • 3.1.3 Mô hình nghiên cứu (54)
    • 3.2 Kết quả của mô hình (55)
      • 3.2.1 Thống kê mô tả các biến và ma trận hệ số tương quan (55)
      • 3.2.2 Kết quả phân tích hồi quy (56)
    • 3.3 Phân tích kết quả mô hình (59)
      • 3.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng (60)
      • 3.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng (62)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH (65)
    • 4.1 Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN (65)
      • 4.1.1. Kiến nghị với Chính phủ (65)
      • 4.1.2. Kiến nghị với NHNN (66)
    • 4.2 Một số giải pháp đối với các NHTMCP Việt Nam (67)
      • 4.2.1 Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng (67)
      • 4.2.2 Giải pháp tăng trưởng quy mô tài sản của ngân hàng (68)
      • 4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu (69)
      • 4.2.4 Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng (70)
      • 4.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực của ngân hàng (70)
  • KẾT LUẬN (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)
  • PHỤ LỤC (91)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn cần đạt được như sau:

- Xác định được các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lờicủa các NHTMCP Việt Nam

- Xác định mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố trên đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lời cho các NHTMCP Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng để phân tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lờicủa các NHTMCPViệt Nam Các mô hình hồi quy ứng dụng trong nghiên cứu bao gồm: mô hình Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS), mô hình Fixed

Effects (FE) và Random Effects (RE) Kết quả của 3 mô hình được kiểm định và so sánhđể tìm ramô hình phù hợp nhất trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các NHTMCPViệt Nam.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của 40 NHTMCP Việt Nam (bao gồm 4 NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa) trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012

Các biến độc lập về nhân tố bên trong ngân hàng, biến phụ thuộc được lấy số liệu từ báo cáo tài chính được kiểm toán của 40NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn

2006 - 2012 Các biến độc lập về nhân tố bên ngoài ngân hàng được thu thập từ số liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam, từ đó có thể đưa ra được những chính sách vĩ mô kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin cung cấp đến các nhà quản trị ngân hàng, góp phần hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các quyết định, chính sách phát triển hợp lý dựa trên các tác động tích cực cũng như tiêu cực của những nhân tố tác động đến khả năng sinh lời.

Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan vềkhả năng sinh lời của NHTM

- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

- Chương 3: Mô hình hồi quy và kết quả đo lường các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam

- Chương 4: Một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam.

TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng Các nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu khả năng sinh lời của ngân hàng ở một khu vực, một nhóm các quốc gia có những điểm tương đồng hoặc chỉ tập trung trong phạm vi một quốc gia cụ thể Kết quả thu được về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàngđược chia làm hai loại: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài

1.2.1 Các nhân t ố bên trong ngân hàng

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng là các nhân tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính chủ quan của ban lãnh đạo ngân hàng Các nhân tố này bao gồm: quy mô tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi khách hàng, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động, chính sách lãi suất, rủi ro thanh khoản, công nghệ thông tin và năng suất lao động.

1.2.1.1 Quy mô tài sản ngân hàng

Quy mô tài sản ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn trong ngân hàng Đây là những tài sản được hình thành từ các loại nguồn vốn trong quá trình hoạt động Các thành phần của tài sản bao gồm: ngân quỹ, danh mục tín dụng, danh mục đầu tư, tài sản cố định và các tài sản khác Để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro, đảm bảo nhu cầu thanh khoản và khả năng sinh lời, ngân hàng luôn quan tâm đến việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa các khoản mục tài sản, đảm bảo danh mục tài sản có thể chuyển đổi một cách linh hoạt, phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh Đặc biệt, với tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô, các ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong quá trình mở rộng kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch, từ đó có thể tăng được lợi nhuận Tuy nhiên, khi quy mô ngân hàng quá lớn, việc quản trị khối tài sản này sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tốn kém nhiều chi phí trong quá trình quản lý, điều hành Tính phi kinh tế nhờ quy mô xuất hiện, việc tăng trưởng tài sản đối với ngân hàng trong trường hợp này sẽ làm giảm lợi nhuận Kết quả nghiên cứu của Sufian và Razali (2008) tại Philippines đã tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Sufian (2011) tại Hàn Quốc;Alper và Anbar (2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ; Gur, Irshad và Zaman (2011) tại Pakistan lại tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô và khả năng sinh lời của các ngân hàng

1.2.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng hay còn được gọi là vốn tự có bao gồm phần giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN Vốn chủ sở hữu cung cấp nguồn lực tài chính cho ngân hàng hoạt động trong thời gian mới thành lập và giúp ngân hàng kịp thời ứng phó khi có rủi ro phát sinh Vốn chủ sở hữu có tính ổn định cao, không ngừng gia tăng qua từng năm và là nguồn vốn có tính quyết định quy mô hoạt động của một ngân hàng Các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như giới hạn tín dụng, giới hạn đầu tư đều được xác định dựa trên vốn chủ sở hữu Để nâng cao sức đề kháng trước các rủi ro và nguy cơ phá sản trong kinh doanh, các ngân hàng phải duy trì sự ổn định, tăng trưởng vốn chủ sở hữu một cách hợp lý Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu phải phù hợp với quy mô hoạt động và mức độ rủi ro trong kinh doanh Nhà quản trị quản lý hiệu quả vốn chủ sỡ hữu sẽ làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng một cách bền vững Trong một nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng từ 18 nước Châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989, Molyneux và Thornton (1992) đã chỉ ra rằng quy mô vốn chủ sở hữu có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Athanasoglou và các cộng sự (2005) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Hy Lạp trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2001 cũng đưa ra kết quả: vốn là một nhân tố quan trọng giải thích khả năng sinh lợi của ngân hàng.Quy mô vốn ngân hàng càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao Mối tương quan thuận nàytiếp tục được tìm thấy trong nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008); Sufian và

Razali (2008), Syfari (2012).Tất cả các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, tại nhiều khu vực địa lý khác nhau đều cho kết quả chung về mối tương quan dương giữa quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của ngân hàng

1.2.1.3 Quy mô tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của khách hàng là các khoản ký thác của doanh nghiệp, cá nhân vào tài khoản trong ngân hàng Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn gửi khác nhau Quy mô tiền gửi càng lớn thì khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng tăng Điều này phù hợp đối với hệ thống

NHTM của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,

Brazil, Indonesia và các nước ASEAN khác Tỷ lệ dư nợ tín dụng/số dư tiền gửi của khách hàng tại các quốc gia này thường rất cao Nguồn vốn huy động thường không đủ để cho vay, do đó việc gia tăng lượng tiền gửi khách hàng sẽ góp phần làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng Naceur và Goaied (2008) nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1995 đã chỉ ra rằng các ngân hàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn,ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Bên cạnh đó, đối với mỗi nguồn vốn huy động, các ngân hàng cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng: chi phí để có được nguồn vốn và rủi ro của từng nguồn vốn Kỳ hạn huy động vốn khác nhau sẽ tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau và tương ứng với chi phí trả lãi khác nhau Vì vậy, hoạt động huy động vốn cần phải có một chính sách lãi suất hợp lý để có thể vừa thu hút được lượng tiền gửi từ khách hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lời cho NHTM

1.2.1.4 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng nguồn vốn của ngân hàng để tài trợ nhu cầu vay cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế Đây cũng chính là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng Hoạt động tín dụng được thực hiện thông qua nhiều hình thức như cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán Các nghiệp vụ này sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thu nhập lãi vay Khi ngân hàng mở rộng tín dụng, đồng nghĩa với thu nhập lãi sẽ tăng lên và lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng Tuy nhiên, khi tăng trưởng tín dụng không đi cùng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ thì rủi ro sẽ xuất hiện Các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn phải được trích lập dự phòng rủi ro, từ đó làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của ngân hàng Gur, Irshad và Zaman (2011); Sufian (2011)đã công bố kết quả tương quan thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận ngân hàng Tăng trưởng tín dụng sẽ làm cho thu nhập lãi của ngân hàng tăng lên, từ đó tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ tăng lên tương ứng Nhưng NIM chưa loại trừ khoản mục chi phí dự phòng rủi ro tín dụng NIM tăng có thể dẫn đến mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng theo Athanasoglou và các cộng sự (2005); Sufian và Razali (2008);

Alper và Anbar (2011); Syfari (2012) đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận Những nghiên cứu này đưa ra lời khuyên rằng ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng hơn là việc mở rộng dư nợ tín dụng

1.2.1.5 Mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh

Bên cạnh hoạt động truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng, các ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác như đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại hối, cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ giữ hộ tài sản, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bán chéo sản phẩm bảo hiểm Đối với các hoạt động dịch vụ, ngân hàng chẳng những không gặp nhiều rủi ro mà còn thu được phí dịch vụ Đây là một nguồn thu mang tính an toàn cho ngân hàng thương mại Khi đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, ngân hàng sẽ có nhiều nguồn thu nhập hơn, vì thế có thể giảm được sự phụ thuộc vào thu nhập lãi tín dụng với nhiều rủi ro tiềm tàng Kết quả nghiên cứu của Sufian và Razali (2008); Sufian

(2011);Syfari (2012) đều cho thấy mối tương quan thuận giữa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lợi của ngân hàng Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có thu nhập đa dạng từ các công cụ phái sinh và các hoạt động thu phí khác sẽ có khả năng sinh lời cao hơn Nhiều kết quả nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, đồng thời đưa ra lời đề nghị các ngân hàng nên cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để có thể nâng cao lợi nhuận

1.2.1.6 Chi phí hoạt động ngân hàng

Chi phí hoạt động là các chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của ngân hàng bao gồm chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí; chi lương, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên; chi về tài sản; chi hoạt động quản lý công vụ; chi nộp bảo hiểm tiền gửi khách hàng; chi dự phòng (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và giảm giá chứng khoán) Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì khả năng sinh lợi càng thấp Lập luận đó đã được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và các cộng sự (2008); Sufian (2011);Zeitun (2012); Syfari (2012) Ngược lại, Molyneux và Thornton (1992) đã phát hiện ra biến chi phí có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại Châu Âu Các ngân hàng được nghiên cứu trong mô hình trên đạt được lợi nhuận cao khi có chi phí tiền lương cao Mối tương quan thuận giữa lợi nhuận và chi phí cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008) Kết quả của những nhà nghiên cứu trên đã ủng hộ học thuyết về tiền lương: lương tăng thì năng suất lao động cũng tăng

1.2.1.7 Chính sách lãi suất của ngân hàng

Chính sách lãi suất của ngân hàng bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay Lãi suất huy động là một trong những nguồn chi phí vốn của ngân hàng Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sự ổn định tiền gửi của khách hàng thì có thể làm tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng

Trên thực tế, các ngân hàng bắt buộc phải duy trì mức lãi suất tiền gửi cạnh tranh để có thể thu hút thêm lượng tiền gửi mới và duy trì số dư tiền gửi hiện có Steven Fries và các cộng sự (2002) cho rằng tiền lãi để thanh toán cho người gửi tiền là một biến trong hàm số lợi nhuận của một ngân hàng Mặt khác, tiền lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là nguồn thu nhập chủ yếu được dùng để tái đầu tư mở rộng kinh doanh Lãi suất cấp tín dụng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Việc quyết định mức lãi suất tín dụng phải dựa trên mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, mức rủi ro của khoản tín dụng được cấp và tỷ lệ an toàn vốn

Bobáková (2003) cho rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất và chính sách này có thể được điều chỉnh để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Vì thế, yếu tố quyết định chính là năng lực của ngân hàng trong việc xây dựng chuẩn khung lãi suất để đáp ứng chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản cũng như chi phí vốn chủ sở hữu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Trước năm 2008, nền kinh tế Việt Nam được xem là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 7%/năm, đặc biệt, năm

2007 mức tăng trưởng đạt 8,46%, đây là mức cao nhất kể từ năm 1997 Tuy nhiên, bước sang năm 2008, kinh tế Việt Nam có xu hướng chững lại Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như khó khăn nội tại của nền kinh tế, hậu quả của việc tăng trưởng nóng trong giai đoạn trước đó và những diễn biến bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007 – 2010

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị tính: %

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03

(Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á)

Năm 2008 là một năm không khả quan đối với tăng trưởng GDP của Việt

Nam Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,31%, thấp nhất kể từ năm 1999 Trong 6 tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản của ngân hàng trở nên nghiêm trọng Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu Lạm phát năm 2008 tăng tốc mạnh mẽ khi từ mức 8,32% vào năm 2007 đã vượt lên mức 23,12% Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc tăng giá của các loại hàng hóa thiết yếu và luồng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gây tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, từ đó các dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2008 Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Tháng 5/2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143 nghìn tỷ đồng, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng Gói kích cầu đã phát huy được những hiệu quả tích cực, làm tăng cầu đầu tư và tiêu dùng dẫn đến lạm phát có xu hướng tăng kể từ tháng 4/2009 Bên cạnh việc phát huy hiệu quả tích cực, gói kích cầu cũng để lại nhiều hệ quả không mong muốn như hiện tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản, lạm phát tăng cao kể từ năm 2010 đến năm 2011 Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu khả quan trong năm 2010 khi đạt mức 6,78% Tuy nhiên tốc độ này đã không được duy trì trong những năm kế tiếp khi GDP chỉ tăng 5,89% trong năm

2011 và giảm xuống còn 5,03% trong năm 2012 Tăng trưởng kinh tế được phục hồi trong năm 2010 là do cầu trong nước và cầu xuất khẩu tăng Đơn vị tính: % Đồ thị 2.1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á)

Bước sang năm 2011, NHNN đã nỗ lực điều hành chặt chẽ chính sách vĩ mô, ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát Nửa cuối năm 2011, lạm phát đã giảm xuống so

Tỷ lệ lạm phátTốc độ tăng trưởng kinh tế với tình hình đầu năm và đạt mức 18,68% Kết quả này được đánh giá là sự thành công của Nghị quyết số 11/NQ-CP do Chính phủ ban hành với nội dung đề cập về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Đến năm 2012, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng rất khó khăn, nổi bật là tình hình nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái.Một số lượng lớn các doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản Nợ xấu của ngành ngân hàng tăng với tốc độ nhanh chính là mối đe dọa đối với sự ổn định của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 đạt 5,03%, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, lạm phát được duy trì ổn định ở mức 9,1% Có thể nói nền kinh tế Việt Nam liên tục bất ổn trong suốt giai đoạn 2008–2012 nhưng bằng những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, tình hình kinh tế vĩ mô đang dần được ổn định và phục hồi theo xu hướng chung của thế giới

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Số lượng các NHTMCP trong năm 2007 là 37 ngân hàng Bước sang năm

2008, NHNN đã chính thức cấp giấy phép hoạt động cho 3 ngân hàng mới bao gồm

NHTMCP Liên Việt (nay là NHTMCP Bưu điện Liên Việt), NHTMCP Tiên Phong và NHTMCP Bảo Việt Đồng thời trong năm này, 2 NHTM quốc doanh đã thực hiện cổ phần hóa thành công là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (6/2008),

NHTMCP Công thương Việt Nam (12/2008), nâng tổng số NHTMCP Việt Nam lên

41 ngân hàng Sau đó, vào tháng 7/2011 và tháng 4/2012, NH Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng được thực hiện cổ phần hóa Cuối năm 2011, sự kiện NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất,

NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa sáp nhập đã mở đầu cho lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam Kế tiếp đó, tháng 8/2012, NHTMCP Phát triển nhà Hà Nội được sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Quá trình sáp nhập này gây ra sự sụt giảm đáng kể trong lợi nhuận sau thuế của SHB khi phải gánh khoản lỗ lũy kế

Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam

2.2.1 Tình hình tổng tài sản

Tổng tài sản của các NHTMCP tăng đều qua từng năm trong giai đoạn trước

2008 Tốc độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ nhất vào năm

2006 và 2007 khi nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng, thậm chí có ngân hàng còn đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2008 như: ABB, HDbank,

OCB và Seabank Tốc độ tăng trưởng năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi đáng kể, đạt mức 37,53% trong năm 2009 và 47,06% trong năm 2010

Bảng 2.2: Tổng tài sản trung bình toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Tổng tài sản trung bình (tỷ đồng) 36.765 50.562 74.358 97.2189 106.094

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)

Mức tăng trưởng tích cực của tổng tài sản trong những năm 2009, 2010 đã không được giữ vững trong năm 2011 và sụt giảm đáng kể trong năm 2012 Tăng trưởng tài sản trong năm 2012 chỉ đạt 9,13% xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trước và sự sụt giảm giá trị các chứng khoán ngân hàng đang sở hữu

Vietcombank, Vietinbank, BIDV là 3 trong số 4 ngân hàngxuất thân từ loại hình ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa Cả 3 ngân hàng này đều có giá trị tài sản khổng lồ và chiếm tỷ trọng lớn trong khối các NHTMCP Việt Nam BIDV, Vietcombank có mức tăng tài sản đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2008 – 2012 đạt 18,92% và 16,04% Vietinbankđã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010, đạt mức 50,84%, vượt qua VCB và BIDV, trở thành ngân hàng có tài sản lớn nhất trong khối các NHTMCP Việt Nam giai đoạn

2010 - 2012 Đơn vị tính: % Đồ thị 2.2:Tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình của các NHTMCP

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn kế tiếp là ACB, Sacombank,

Techcombank và Eximbank Tài sản của ACB,Techcombank, Eximbank liên tục tăng trong giai đoạn từ 2008 – 2011 nhưng lại có sự sụt giảm vào năm 2012, trong đó nghiêm trọng nhất là trường hợp của ACB tăng trưởng âm 37,26% Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do một số thành viên ban lãnh đạo và hội đồng quản trị của

ACB lần lượt bị khởi tố, giá cổ phiếu ACB đổ dốc liên tục trên thị trường chứng khoán dẫn đến những khó khăn thanh khoản từ phản ứng rút tiền của khách hàng

Nhóm ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất trong từng năm là nhóm các ngân hàng có giá trị tài sản nhỏ trong hệ thống Cụ thể, trong năm 2008,

VNCB tăng 161,72%; trong năm 2009, ngân hàng Tiên Phong tăng 343,58%; trong năm 2010, MDB tăng 584,15%; trong năm 2011, Westernbank tăng 120,15% và trong năm 2012, SHB tăng 64,16% Trong đó, đặc biệt là SHB có tốc độ tăng

2008 2009 2010 2011 2012 trưởng tài sản khá đều qua từng năm đạt 59,27%, cao hơn 3 lần với tốc độ tăng trưởng trung bình của nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn Ngược lại với SHB,

MDB lại có tốc độ tăng trưởng âm liên tục trong 2 năm tiếp theo ngay sau khi đạt được mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2010 Giá trị tài sản của MHB giảm 40,69% trong năm 2011 và 16,06% trong năm 2012

Nhìn chung trong giai đoạn 2008 – 2010, tổng tài sản khối NHTMCP có tốc độ tăng trưởng nhanh Các ngân hàng đã tập trung vào việc phát triển mạng lưới giao dịch, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, trang bị các máy giao dịch tự động, tạo nền tảng cơ sở vật chất vững chắc cho hoạt động của ngân hàng trong những năm sau Tuy nhiên, do khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam, giá trị tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm xuống với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng trước đó Năm 2012 là năm ghi nhận sự sụt giảm đáng kể giá trị tài sản khi có đến 12 ngân hàng tăng trưởng âm, cao hơn 3 lần so với năm 2008

2.2.2 Tình hình vốn chủ sở hữu

Tương tự như diễn biến của tình hình tài sản, diễn biến của vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước và giảm mạnh sau năm 2010.Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của các ngân hàng sụt giảm mạnh so với năm 2007 dẫn đến khả năng tăng vốn tự có bằng lợi nhuận sau thuế giảm, trong khi đó thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, cơ hội tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường trở nên khó thực hiện hơn.Vì vậy, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP trong năm 2008 đã giảm nhanh so với năm 2007, chỉ đạt mức 15,17%, thậm chí có ngân hàng còn đạt mức tăng trưởng âm như NH Phát triển nhà Hà Nội, NH Việt Nam Tín Nghĩa, NH Phương Đông, NH Đại Dương, NH Đại Á, NH Hàng Hải

Bảng 2.3: Tổng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Tổng vốn chủ sở hữu trung bình (tỷ đồng) 3.442 4.286 5.951 7.668 8.996

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012) Đến năm 2009, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã có sự tăng trưởng trở lại để đảm bảo lộ trình tăng vốn pháp định Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006, đến hết ngày 31/12/2010 các NHTMCPViệt Nam phải đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng Chính vì thế, trong năm 2010, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu diễn ra nhanh hơn ở những ngân hàng có quy mô nhỏ như NH Mỹ

Xuyên (nay là NH Phát triển Mêkông), NH Đại Á, NH Kiên Long, NH Quốc tế, NH

Việt Nam Thịnh vượng, NH Đại Tín (nay là NH Xây dựng Việt Nam) Kết thúc năm 2010, hầu hết các NHTM đã đạt được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng theo quy định chỉ trừ các NHTMCP như Bảo Việt, Đệ Nhất, Gia Định (nay là NH Bản Việt),

Miền Tây (nay là NH Phương Tây), PGBank, Nam Việt, Nam Á và HDBank vẫn chưa đạt được mức vốn điều lệ theo quy định Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của toàn hệ thống NHTMCP đạt 38,85% trong năm 2010 Các ngân hàng chịu áp lực tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả đã dẫn đến tình trạng thặng dư thanh khoản, hệ số an toàn vốn cao Hệ quả này đã làm cho khả năng sinh lời của các ngân hàng giảm trong những năm tiếp theo sau đó Đơn vị tính: % Đồ thị 2.3:Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các

NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng sụt giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 chỉ còn mức 28,85% vào năm 2011 và 17,31% vào năm 2012 Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của năm 2011, 2012 chính là việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng chưa đạt được mức vốn pháp định trong năm 2010 và sự sáp nhập giữa NH Liên Việt với Quỹ Tiết kiệm bưu điện Cụ thể NH Nam Việt có tốc độ tăng trưởng 60,58%, NH Bưu điện Liên Việt có tốc độ tăng trưởng 58,97% trong năm 2011, NH Bảo Việt đạt mức tăng trưởng 88,69% năm 2012 Hầu hết các ngân hàng còn lại có mức tăng trưởng thấp và 11 ngân hàng tăng trưởng âm

Hoạt động huy động vốn

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012, các NHTMCPViệt Nam luôn có được sự tăng trưởng khá cao đối với tiền gửi từ khách hàng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm xuống trong năm 2011 và phục hồi vào năm

2012 Các ngân hàng quy mô nhỏ luôn duy trì tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng nhanh hơn các ngân hàng có quy mô lớn Đầu năm 2008, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc, do đó làm tăng nhu cầu về tiền mặt tại các ngân hàng Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các NHTM liên tục tăng mức lãi suất tiền gửi để huy động vốn Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng phức tạp làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình năm 2008 đạt 9,7% Một số ngân hàng như ABB, Navibank,

PNB, Seabank có tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng đạt số âm Do có sự di chuyển từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nên bên cạnh các ngân hàng có lượng vốn huy động giảm thì một số ngân hàng khác lại có tốc độ tăng khá nhanh như VNCB (tăng 547,7%), MDB (tăng 294,75%),

Bảng 2.4: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Số dư tiền gửi bình quân (tỷ đồng) 22.852 29.383 40.689 50.003 65.507 Tốc độ tăng trưởng (%) 9,70 28,58 38,48 22,89 31,01

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)

Năm 2009 và 2010, các NHTMCP duy trì được tốc độ tăng tiền gửi ổn định

Lãi suất huy động trong giai đoạn này vẫn ở mức cao do NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Mức tăng trưởng tiền gửi đạt 28,58% trong năm 2009 và 38,48% trong năm 2010 Ngược lại với tình hình tăng trưởng chung, một số ngân hàng vẫn gặp nhiều hạn chế trong hoạt động huy động vốn như MDB (-47,81%) và FCB (-31,64%) Đơn vị tính: % Đồ thị 2.4:Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân của các

NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam) Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất, ngày 03/03/2011, NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam áp dụng cho các NHTM là 14% Mức lãi suất mới được quy định thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó dẫn đến những khó khăn cho NHTM trong việc duy trì các khoản tiền gửi của khách hàng

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm xuống chỉ còn 22,89% trong năm 2011 Ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm này là NH Phương Tây với tỷ lệ 125,8%, nhưng tỷ lệ cao nhất này vẫn thấp hơn nhiều so với những năm trước đó

Nhiều ngân hàng đã dùng các hình thức khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng 100% để tăng lãi suất thực của các khoản tiền gửi nhằm thu hút được nguồn vốn huy động Đến năm 2012, tình hình lãi suất huy động đã ổn định hơn khi

2008 2009 2010 2011 2012 đồng thời áp dụng các biện pháp thanh tra, giám sát, công khai những sai phạm của

NHTMCP trong việc huy động vốn vượt trần Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng bình quân của NHTMCP đạt 31,01%, trong đó có 3 ngân hàng đạt mức tăng trưởng trên 100% và 7 ngân hàng chỉ đạt mức tăng trưởng âm.

Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Tình hình hoạt động tín dụng của NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2012 có rất nhiều biến động Năm 2008, lãi suất huy động vốn tăng nhanh đã khiến cho lãi suất cấp tín dụng bị đẩy lên mức quá cao, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vay vốn ngân hàng Tăng trưởng tín dụng trung bình của các ngân hàng trong năm 2008 chỉ đạt

6,05%, trong đó VNCB và Westernbank là hai ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng vượt trội Cụ thể, VNCB tăng 95,41% và Westernbank tăng 117,14% Một số ngân hàng tăng trưởng âm như Seabank (-31,29%), HDbank (-30,71%), VPbank (-

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Dư nợ tín dụng bình quân (tỷ đồng) 19.572 27.810 37.948 47.033 58.042

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) 6,05 42,10 36,45 23,94 23,41

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bình quân (tỷ đồng) 215 173 278 553 727

Tốc độ tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (%) -7,26 -19,41 60,79 99,03 31,48

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)

Từ ngày 01/02/2009 các NHTM bắt đầu cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất 4%, với chính sách này dư nợ tín dụng tại các ngân hàng đã tăng lên rất nhanh

Tăng trưởng tín dụng tăng 42,1% trong năm 2009 Có đến 10 NHTM đạt mức tăng trưởng tín dụng trên 100%, nổi bật là NH Tiên Phong, ngay sau khi mới được thành lập 1 năm, ngân hàng này đã có mức tăng dư nợ tín dụng kỷ lục gấp 10,58 so với năm trước đó Chính việc tăng trưởng tín dụng quá nóng này đã buộc NHNN phải đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ vào thời điểm cuối năm 2009

Bước sang năm 2010, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2010 đạt 36,45% Trong sự tăng trưởng này có phần đóng góp rất lớn từ dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ NHNN đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng USD, mở rộng đối tượng được vay vốn bằng đồng ngoại tệ và đặc biệt là sự chênh lệch khá lớn giữa lãi suất cho vay bằng tiền đồng Việt Nam và USD đã tạo sự bùng nổ tín dụng bằng ngoại tệ Năm 2011, tăng trưởng tín dụng trung bình đạt 23,94%, thấp hơn năm 2010 12,51% Để thực hiện Nghị quyết

11/NQ-CP do Chính phủ ban hành,NHNN đưa ra các quy định để hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nổi bật trong năm 2011 là Oceanbank với mức 151,44% nhưng tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của ngân hàng này lại âm 8,85% Tỷ lệ cho vay so với huy động của nhiều NHTMCP đạt trên 100% như Eximbank (138%), OCB (139,6%), NH Đại Á (135,4%), NH Sài Gòn Công thương (122%) Một số ngân hàng khác như NH Nam Á, NH Phát triển nhà Hà Nội cũng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn tăng trưởng tín dụng Điều này cho thấy các NHTM sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản về sau khi đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động vào việc cấp tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của khối NHTMCP Việt Nam tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2012, đạt mức 23,41% Tăng trưởng tín dụng âm đã xảy ra tại 11 ngân hàng, trong đó nghiêm trọng nhất là Westernbank với mức tăng trưởng âm 40,66%, kế tiếp là MSB âm 23,33% Đơn vị tính: % Đồ thị 2.5:Tốc độ tăng trưởng tín dụng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2009, tăng vọt trong giai đoạn 2010 – 2011 và giảm mạnh vào năm 2012.Chất lượng của các khoản tín dụng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011 là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước Các ngân hàng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng chưa quan tâm đúng mức đến năng lực quản lý rủi ro, kết hợp với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên đáng kể Tốc độ tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2010 là

60,79%, năm 2011 là 99,03% thể hiện sự sụt giảm về lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn này Nợ xấu tăng tại nhiều ngân hàng phần lớn bắt nguồn từ dư nợ tín dụng bất động sản Mặt khác, theo công bố của NHNN, nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm hơn 70% tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng càng làm cho quá trình vực dậy thị trường bất động sản trở nên quan trọng và cấp bách

Tốc độ tăng trưởng tín dụngTốc độ tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Tình hình nợ xấu trong năm 2012 được công bố với nhiều tỷ lệ khác nhau Số liệu thống kê tình hình nợ xấu có sự chênh lệch giữa các báo cáo của NHTMCP với báo cáo thanh tra của NHNN và đánh giá của các công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới Tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trung bình tạm tính trong năm 2012 có sự sụt giảm mạnh Số lượng các ngân hàng có chi phí dự phòng tín dụng tăng trên 100% so với năm 2011 là 19 ngân hàng, trong đó cao nhất là MDB với mức tăng 857,64% Tuy nhiên đây chưa phải là con số thực tế vì còn nhiều ngân hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2012.

Tình hình thu nhập

Bên cạnh 2 hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay, các NHTM đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhưdịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Song song đó, các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tán được những rủi ro trong kinh doanh và không phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng

Năm 2008, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát

Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức thấp, nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán từ các ngân hàng bị siết chặt Chỉ số VN - INDEX sụt giảm mạnh khi kinh tế gặp khó khăn và đồng thời là hậu quả từ việc định giá quá cao giá trị doanh nghiệp trong năm 2007 Nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm do khoản lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán, cụ thể như ACB lỗ 30.067 triệu đồng, Sacombank lỗ 88.253 triệu đồng, ABB lỗ 24.678 triệu đồng, Vietinbank lỗ 22.789 triệu đồng Bên cạnh những ngân hàng bị lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trong năm 2008cũng có một số ít ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận từ hoạt động này, như Techcombank lãi 931.102 triệu đồng, Kienlongbank lãi 6.761 triệu đồng

Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi sụt giảm nghiêm trọng xuống mức -9,11%, thu nhập lãi tăng nhẹ lên mức 23,35%.

Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng

Thu nhập lãi trung bình 918 1.209 1.771 3.046 3.051

Thu nhập ngoài lãi trung bình 351 503 550 458 523

Tổng thu nhập hoạt động trung bình 1.269 1.712 2.321 3.504 3.574

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)

Năm 2009, với những nỗ lực của NHNN nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh, nền kinh tế Việt Nam từng bước được hồi phục, thị trường chứng khoán có những bước phát triển lạc quan hơn, số lượng ngân hàng thương mại có mức tăng thu nhập ngoài lãi âm cũng vì thế đã giảm đi rất nhiều Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng Các ngân hàng như ABB, ACB, Habubank,

Navibank, SCB, Seabank, VIB, VPbank đã có tốc độ tăng trưởng trở lại nhờ nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối tăng so với năm

2008 Đơn vị tính: % Đồ thị 2.6:Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Bước sang giai đoạn 2010 - 2011, thị trường chứng khoán, giá vàng, tỷ giá hối đoái có những biến động theo chiều hướng phức tạp, khó đoán trước gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Biến động thu nhập lãi và thu nhập ngoài lại đã không còn thuận chiều như năm 2009 Thu nhập ngoài lãi trung bình của các ngân hàng sụt giảm mạnh chỉ còn 457.530 triệu đồng vào năm

2011 với tốc độ tăng trưởng âm 16,75% Nhiều ngân hàng đã phải chịu những khoản lỗ rất lớn từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động kinh doanh chứng khoán Thu nhập lãi có xu hướng tăng ổn định trong giai đoạn này Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng chỉ tăng trưởng thu nhập lãi âm như SCB (-80,61%), GPbank (-36,72%), PNB (-30,98%)

Tình hình biến động các loại thu nhập của ngân hàng đã đảo chiều trong năm

2012 khi tổng nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi

Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi một số ngân hàng đã tăng trưởng âm trên 50% như HDbank và VietAbank Thu nhập ngoài lãi đã đạt được mức tăng trưởng 14,37%, giữ cho tổng thu nhập hoạt động trung bình của các ngân hàng không sụt giảm so với năm 2011

Nhìn chung qua tất cả các năm, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập luôn chiếm trên 70% Điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam đã quá tập trung vào hoạt động tín dụng Vì thế khi rủi ro tín dụng xảy ra, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của hệ thống NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2009 và giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2012 Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu ROA trung bình của các NHTMCP giảm xuống còn 1,32% và ROE giảm xuống mức 8,67% NH Bưu điện Liên Việt có ROA cao nhất, đạt 5,95% và

NH Bản Việt có ROA thấp nhất, đạt 0,15%, theo sau đó là NH Nam Á với ROA đạt

0,16% ROE cao nhất trong năm 2008 thuộc về ACB (28,46%) và Techcombank

Bảng 2.7: ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)

Bước sang năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thị trường trong nước và thế giới biến động theo chiều hướng khá phức tạp Với những nỗ lực trong điều hànhchính sách tiền tệ của NHNN, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm cho khả năng sinh lợi trung bình của toàn khối NHTMCP Việt

Nam tăng nhẹ lên mức 1,34% NH Đệ Nhất là ngân hàng có ROA cao nhất đạt 4,01% và NH Đại Á có ROA thấp nhất với mức 0,3% ROE trung bình trong năm

2009 cũng tăng trưởng với tốc độ 30% so với năm 2008 Vietcombank là ngân hàng đạt tỷ số ROE cao nhất với 23,61%

Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm, bên cạnh đó là những biến động bất thường về giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đồng thời, áp lực tăng vốn điều lệ đã làm cho vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm xuống ROA trung bình của hệ thống NHTMCP trong năm 2010 giảm xuống mức 1,14% và ROE giảm xuống mức 11,01% Trong đó, SGB đạt tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao nhất (4,73%), tỷ số này đạt giá trị nhỏ nhất tại ngân hàng SCB với 0,46% Đơn vị tính: % Đồ thị 2.7:ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Giai đoạn 2011 – 2012 là giai đoạn hệ thống NHTMCP đối mặt với tình trạng

ROE trung bìnhROA trung bình những năm trước đó Nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến khả năng sinh lời của ngân hàng sụt giảm Năm 2012,

ROA trung bình giảm đến mức 0,76% và ROE giảm xuống mức 6,55% Đây cũng là năm có số lượng ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng ROA âm nhiều nhất Có tất cả

29 NHTMCP đạt tăng trưởng âm trên tổng số 31 ngân hàng đã công khai báo cáo tài chính Nổi bật là SHB với mức âm 99,98% do việc sáp nhập với Habubank đã làm giảm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này Ngược lại với tình hình chung, 3 ngân hàng là VIB, ABB và Saigonbank đã cải thiện được tỷ suất sinh lời trên tài sản khi mà năm 2011 cả 3 ngân hàng này đều tăng trưởng âm

Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống các NHTM nói riêng Kết quả kinh doanh trong giai đoạn này thể hiện rõ sức mạnh tài chính cũng như năng lực quản lý của các ngân hàng

Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể tiếp tục vượt qua khó khăn trong năm 2013.

Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Trong giai đoạn 2008 – 2012, sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, số lượng các NHTMCP đã tăng lên đáng kể Do áp lực cạnh tranh lớn , để có thể chiếm lĩnh được thị phần, các NHTMCP đãđẩy nhanh tốc độ tăng số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh trên toàn quốc Từ đó, các NHTMCPcó thể đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng tăng lên của nền kinh tế

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể nhờ vào chiến lược tăng nhanh vốn tự có và quy mô tổng tài sản, góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải đảm bảo mức vốn tự có tối thiểu là

3.000 tỷ đồng Các ngân hàng thực hiện việc mở rộng mạng lưới, cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho ngành

Mặt khác, công tác quản trị điều hành hệ thống ngân hàng đang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế Đây là một yêu cầu cần thiết để các ngân hàng có thể cạnh tranh, nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm của mình trên thị trường quốc tế

Từ đó tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trên những sản phẩm và dịch vụ hiện đại cung cấp cho khách hàng

2.7.2 H ạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Hạn chế lớn nhất đối với các NHTMCP Việt Nam xuất phát từnội lực của chính các ngân hàng Phần lớn, các NHTMCP có quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng chưa đạt được mức tối ưu, đồng thời các ngân hàng còn phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá

Kế đến là những bất cập trong công tác quản trị của chính bản thân các ngân hàng Nhiều NHTMCP Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu, ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của toàn hệ thống ngân hàng Những bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân như ngân hàng không có nhiều thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị ngân hàng, sự thiếu sự rõ ràng về vai trò của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành Cấu trúc quản trị tại ngân hàng thường tập trung vào việc tuân thủ các quy định hơn là đánh giá và giảm thiểu rủi ro tín dụng hoặc các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng

Ngoài ra, hệ thống sản phẩm, dịch vụ của các NHTMCP Việt Nam còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng Các ngân hàng vẫn tập trung nhiều vào hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động và cấp tín dụng Đây là những hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTMCP Việt Nam nhưng đồng thời cũng là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Việc cấp tín dụng nhưng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cơ bản, cơ cấu các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động được cấp tín dụng chưa được phân bổ một cách hợp lý, các ngân hàng đã tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản và phải đối diện với thực trạng nợ xấu gia tăng

Bên cạnh đó, hạn chế của ngân hàng cũng xuất phát từ đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế nên dẫn đến sự thao túng của một số ngân hàng Tình trạng thông tin bất cân xứng cũng là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình thẩm định và cấp tín dụng của ngân hàng Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng và vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng Những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình lạm phát đã có những tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của hệ thống NHTMCP

Việt Nam Khả năng sinh lời của các ngân hàng đã không thể duy trì được kết quả tốt đẹp của những năm trước khủng hoảng và có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây

Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2012 Trước năm 2008, các

NHTM đạt được tốc độ tăng trưởng tài sản, dư nợ tín dụng, thu nhập và lợi nhuận rất cao từ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế Tuy nhiên, trong giai đoạn sau năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và kéo theo là sự suy thoái kinh tế đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn Khả năng sinh lời trên tài sản và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng đang có xu hướng giảm dần xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên lĩnh vực đầu tư chứng khoán bị thua lỗ

MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Giới thiệu mô hình hồi quy

Dữ liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất vào thời điểm cuối năm của 40 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 Đây là dữ liệu bảng không cân đối vì trong giai đoạn này có những ngân hàng mới thành lập, có những ngân hàng được sáp nhập và có những ngân hàng không công bố báo cáo tài chính đầy đủ Các biến kinh tế vĩ mô được thu thập từ dữ liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á

3.1.2 Các bi ến trong mô hình hồi quy

Các biến phụ thuộc thường được sử dụng trong nghiên cứu về lợi nhuận của ngân hàng bao gồm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Alper và Anbar (2011);

Syfari (2012) đã sử dụng tỷ số ROA là biến phụ thuộc để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng Trong bài nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng biến phụ thuộc là ROA vì ROA đo lường được lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động sử dụng vốn và phản ánh hiệu quả quản lý của ngân hàng đối với việc sử dụng các nguồn lực đầu tư để tạo ra lợi nhuận Đối với bất kỳ ngân hàng nào, ROA đều phụ thuộc vào các quyết định quản trị chủ quan của ngân hàng cũng như các quyết định không thể kiểm soát liên quan đến điều kiện kinh tế quốc gia và chính sách của Chính phủ

ROA là một công cụ đo lường lợi nhuận của ngân hàng tốt hơn ROE vì ROE chỉ phản ảnh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ phần, chưa thể hiện được đầy đủ đặc thù của loại hình tổ chức tín dụng

Các biến độc lập sử dụng trong mô hình được lựa chọn từ những nhân tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng đã trình bày trong chương 1 Những nhân tố này được phản ánh thông qua các số liệu báo cáo tài chính của NHTM và

Ngân hàng Phát triển Châu Á

3.1.2.2.1 Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng

Quy mô tài s ản ngân hàng (logTA)

Quy mô tài sản ngân hàng là biến độc lập được đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm xem xét yếu tố lợi thế kinh tế nhờ quy mô của ngân hàng thương mại Biến này được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản theo cơ số 10 Tổng tài sản của các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn, do vậy việc lấy logarit sẽ thuhẹp khoảng cách của số liệu của tổng tài sản nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi Nếu logTA tương quan dương với ROA, điều này chứng tỏ quy mô của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng tăng Nhưng nếu quy mô ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa thì bất lợi của lợi thế kinh tế về quy mô sẽ xuất hiện, chi phí tăng cao, ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề quản lý và giám sát Sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô có thể tạo ra nhiều rủi ro hơn và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Nghiên cứu của Athanasouglau và các cộng sự (2008); Sufian và Razali (2008); Naceur và Goaied (2008) đã chỉ ra mối tương quan âm giữa quy mô và lợi nhuận Ngược lại, Alper và Anbar (2011); Gul,

Irshad và Zaman (2011) công bố mối tương quan dương giữa 2 biến này trong nghiên cứu Các nghiên cứu trước đã sử dụng nhân tố quy mô để đo lường mức độ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và cho ra các kết quả khác nhau Vì vậy trong đề tài này, tác giả kỳ vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa logTA và

T ỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (TL/TA)

Hoạt động truyền thống của các ngân hàng là huy động vốn từ những chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi và sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho những chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế Từ hoạt động này, ngân hàng sẽ có được thu nhập từ lãi vay Trong điều kiện Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, nguồn vốn của ngân hàng thường được tập trung cho hoạt động tín dụng Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập lãi của ngân hàng càng nhiều và từ đó khả năng sinh lời của ngân hàng cũng sẽ tăng Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động có nhiều rủi ro Khi tăng trưởng tín dụng tăng nhưng chất lượng tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ thì khả năng thu nợ của ngân hàng không được đảm bảo Ngân hàng phải sử dụng nguồn trích lập dự phòng để xử lý các khoản nợ không thu hồi được, chi phí của ngân hàng tăng và làm giảm lợi nhuận Alper và Anbar (2011) đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa dư nợ cho vay và lợi nhuận, trong khi đó Gul, Irshad và Zaman (2011); Sufian (2011) công bố kết quả tương quan thuận chiều Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa TL/TA và ROA

Quy mô v ốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)

Biến TE/TA được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng Tỷ số này thể hiện mức độ an toàn vốn, sự ổn định và lành mạnh của một định chế tài chính Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có thể giảm được chi phí vốn, từ đó có thể tăng được khả năng sinh lời Hơn thế nữa, với một cấu trúc vốn mạnh, các ngân hàng có thể vượt qua được những cuộc khủng hoảng tài chính, làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng gửi tiền Khi quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính quá cao, điều này hàm chứa nhiều rủi ro và có thể làm giảm lợi nhuận khi ngân hàng phải trả chi phí vốn vay lớn Tuy nhiên Ali, Khizer, Akhtar, Farhan và Zafar (2011) đã đo lường mối tương quan âm giữa tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận của ngân hàng Việc tăng vốn chủ sở hữu không đồng thời với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ gây ra tình trạng thặng dư thanh khoản, hay nói cách khác là ngân hàng đang có tỷ lệ an toàn vốn quá cao Các nghiên cứu của Naceur và

Goaied (2008); Sufian và Razali (2008); Gul, Irshad và Zaman (2011) đã sử dụng tỷ số này để đo lường mức độ tác động của quy mô vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận của ngân hàng Tất cả các kết quả đều thể hiện tác động tích cực của tỷ số TE/TA đến khả năng sinh lợi và trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng có mối tương quan dương giữa TE/TA và ROA của các NHTMCP

Chi phí d ự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL)

Rủi ro tín dụng là nguy cơ thâm hụt tài chính của ngân hàng do khách hàng vay không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ rủi ro tín dụng và theo đó, mức độ rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng Tỷ số LLP/TL phản ánh được chất lượng tín dụng của ngân hàng Tỷ số này càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao Những khoản tín dụng chẳng những không mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn gây ra thiệt hại về mặt tài chính Các nghiên cứu của Sufian (2011); Alper và Anbar (2011) đã kết luận mối tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng Vì vậy,trong nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng tìm ra được mối tương quan âm giữa LLP/TL và ROA

M ức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA)

Lợi nhuận của ngân hàng có được từ hai nguồn: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi Thu nhập ngoài lãi bao gồm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động kinh doanh khác Tổng thu nhập ngoài lãi càng lớn càng thì mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao, nguồn thu nhập của ngân hàng không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng vốn dĩ chứa đựng nhiều rủi ro Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh được đo lường bằng tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản Tỷ số NII/TA cao sẽ thể hiện một sự gia tăng trong lợi nhuận ngân hàng Các nghiên cứu của Sufian và Razali (2008); Alper và Anbar (2011); Sufian (2011) đã cho kết quả tương quan thuận giữa mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và lợi nhuận Đề tài này cũng sử dụng tỷ số NII/TA và được kỳ vọng có mối tương quan dương với ROA

Chi phí ho ạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)

Lợi nhuận của ngân hàng có thể tăng trưởng thông qua việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong giao tiếp, thông tin và hoạt động Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời làm giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập Điều này có tác động tích cực đến tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng Biến CIR được đo lường bằng tỷ số tổng chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập hoạt động Trong các nghiên cứu của Zeitun (2012); Syfari (2012), CIR có tương quan âm với khả năng sinh lợi trên tài sản Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tìm ra mối tương quan nghịch giữa CIR và ROA

3.1.2.2.2 Nhóm biến độc lập bên ngoài ngân hàng

T ốc độ tăng trưởng kinh tế (GR)

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Kinh tế tăng trưởng cao phản ánh triển vọng kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, trong đó có cả lĩnh vực ngân hàng Nhu cầu về tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng gia tăng, từ đó ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn Biến GR được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm Gul, Irshad và Zaman (2011); Zeitun (2012) đã chỉ ra trong các nghiên cứu về mối tương quan dương giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng Tuy nhiên, nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2011) lại đưa ra kết quả tương quan âm

Trong đề tài này, tác giả kỳ vọng GR có thể tương quan dương hoặc âm với ROA

Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ suy giảm sức mua của đồng tiền Đây là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh Khi lạm phát tăng, các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức tăng lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát quá cao, khách hàng có thể xem xét đến việc tiết kiệm nhiều hơn là vay ngân hàng Kết quả là chi phí huy động vốn tăng trong khi thu nhập lãi giảm xuống, kéo theo sự sụt giảm trong khả năng sinh lời Sufian (2011); Gul, Irshad và

Kết quả của mô hình

3.2.1 Th ống kê mô tả các biến và ma trận hệ số tương quan

Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập sử dụng trong mô hình hồi quy được trình bày trong bảng 3.2 dưới đây

Bảng 3.2:Thống kê mô tả các biến Đơn vị tính: %

Tên biến Số quan sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

TL/TA 244 0,5081476 0,1495646 0,113904 0,9442178 TE/TA 244 0,1432454 0,1005678 0,0290511 0,6607543 LLP/TL 244 0,0071828 0,0059354 -0,0019022 0,0319986 NII/TA 244 0,0070405 0,006655 -0,0110157 0,0379633

Trước khi sử dụng các biến trong mô hình hồi quy, để kiểm tra có hay không có hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả tiến hành tính toán ma trận hệ số tương quan giữa các biến Kết quả ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3:Ma trận hệ số tương quan ROA logTA TL/TA TE/TA LLP/TL NII/TA CIR GR INF

ROA 1,000 logTA -0,355 1,000 TL/TA 0,148 -0,147 1,000 TE/TA 0,594 -0,721 0,107 1,000 LLP/TL -0,131 0,351 0,012 -0,115 1,000 NII/TA 0,272 0,018 0,030 -0,014 -0,008 1,000 CIR -0,628 0,108 -0,005 -0,180 -0,040 -0,289 1,000

Theo Kennedy (2008), hiện tượng đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0,8 trở lên Trong ma trận hệ số tương quan ở trên, không có tương quan nào giữa các biến độc lập từ 0,8 trở lên

Ngoài tương quan giữa biến logTA và TE/TA bằng -0,721, mối tương quan giữa các biến độc lập còn lại đều không chặt Điều này thể hiện mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hoặc hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng Các biến độc lập đều có thể sử dụng để ước lượng cho mô hình

3.2.2 K ết quả phân tích hồi quy Để tìm hiểu các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động như thế nào đến lợi nhuận của NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng 3 cách ước lượng mô hình hồi quy bao gồm: mô hình Pooled OLS, mô hình những tác động cố định (Fixed Effects – FE) và mô hình những tác động ngẫu nhiên (Random Effects – RE)

Sau khi thực hiện hồi quy theo mô hình Pooled OLS, hiện tượng phương sai thay đổi đã xuất hiện trong mô hình Để khắc phục hiện tượng này, tác giả thực hiện ước lượng lại mô hình bằng cách thêm tùy chọn Robust vào lệnh hồi quy để hiệu chỉnh kiểm định t Kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng 3.4

Bảng 3.4:Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS

ROA Hệ số tương quan Độ lệch chuẩn Robust t P >| t | logTA 0,0009209 0,0003972 2,32 0,021

R 2 trong mô hình trên đạt 70,39%, kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 70,39% sự biến động của ROA Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%

Kế tiếp, đề tài thực hiện ước lượng hồi quy theo mô hình Fixed Effects với

244 quan sát Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc ROA và các biến độc lập theo mô hình FE được trình bày trong bảng 3.5

Bảng 3.5:Kết quả hồi quy theo mô hình Fixed Effects

ROA Hệ số tương quan Độ lệch chuẩn t P >| t | logTA 0,0010831 0,0005271 2,06 0,041

R 2 trong mô hình trên đạt 72,14%, điều đó có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 72,14% sự biến động của ROA Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%

Bước tiếp theo, tác giả tiến hành ước lượng với mô hình Random Effects Kết quả của mô hình được tóm tắt trong bảng 3.6

Bảng 3.6:Kết quả hồi quy theo mô hình Random Effects ROA Hệ sốtương quan Độ lệch chuẩn z P >|z| logTA 0,0009542 0,000408 2,34 0,019

R 2 trong mô hình ước lượng Random Effects đạt 73,37% nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 73,37% sự biến động của ROA Tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%

Trong cả 3 mô hình ước lượng được sử dụng, R 2 đều đạt trên 70% và các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy cả 3 mô hình đều có thể là mô hình tốt và có độ tin cậy cao Biến LLP/TL, CIR và GR có tác động trái chiều với

ROA và biến logTA, TL/TA, TE/TA, NII/TA, INF có tác động cùng chiều với

ROA trong cả 3 mô hình Vì thế tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình Fixed Effects và Random Effects, kiểm định Breusch – Pagan

Lagrange Multiplier để lựa chọn giữa mô hình Random Effects và Pooled OLS Đặt giả thuyết H0: sự khác biệt giữa các hệ số tương quan không có tính hệ thống Thực hiện kiểm định Hausman, kết quả thu được P-value = 0,8803 > 0,05 vì vậy tác giả chấp nhận giả thuyết H0 Mô hình phù hợp hơn trong trường hợp này là mô hình ước lượng Random Effects Thực hiện kiểm định Breusch – Pagan

Lagrange Multiplier thu được kết quả P-value < 0,05, do đó tác giả bác bỏ giả thuyết H0: phương sai không thay đổi Trong trường hợp này, mô hình Random

Effects phù hợp hơn mô hình Pooled OLS Bên cạnh đó, R 2 mô hình Random

Effects cao hơn R 2 mô hình Fixed Effects và mô hình Pooled OLS càng chứng tỏ khả năng giải thích tốt hơn của mô hình này cho nghiên cứu

Từ các nhận định trên, mô hình hồi quy được lựa chọn là mô hình Random Effects Kết quả nghiên cứu được trình bày lại như sau:

ROA it = 0,0037 + 0,0010(logTA) it + 0,0084(TL/TA) it + 0,0440(TE/TA) it

- 0,2448(LLP/TL) it + 0,1947(NII/TA) it – 0,0329(CIR) it - 0,0750(GR) t + 0,0121(INF) t + e it

Phân tích kết quả mô hình

Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản của NHTM không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài ngân hàng Các hệ số tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình đã chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của từng nhân tố đến khả năng sinh lời của ngân hàng Mô hình Random Effects với các nhân tố trên đã giải thích được 73,37% sự thay đổi của biến độc lập ROA

3.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

Quy mô tài s ản ngân hàng (logTA)

Quy mô tài sản ngân hàng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN Mối tương quan dương chỉ ra rằng các NHTMCP Việt Nam càng mở rộng quy mô thì lợi nhuận càng tăng, thể hiện tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Alper và Anbar (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011) Việc mở rộng mạng lưới và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới góp phần tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu và từ đó tăng lợi nhuận cho NHTM

T ỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (TL/TA)

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có mối tương quan dương với ROA của ngân hàng Tăng trưởng tín dụng góp phần làm tăng thu nhập và tăng lợi nhuận Điều này rất phù hợp với tình huống của các NHTM Việt Nam khi hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập lớn nhất chính là hoạt động cấp tín dụng Để tăng trưởng tín dụng thực sự hiệu quả, ngân hàng cần đồng thời tăng cường khả năng thẩm định, khả năng quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng

Quy mô v ốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)

Quy mô vốn chủ sở hữu trên tài sản có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPViệt Nam Điều này chứng tỏ quy mô vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây tại nhiều quốc gia và khu vực khác nhau Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đầy thăng trầm Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm

2008, 2009 là cơ sở minh chứng cho tầm quan trọng của quy mô vốn chủ sở hữu đối với các NHTMCP Việt Nam Giai đoạn diễn ra khủng hoảng, các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ có ROA giảm mạnh trong khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn như Vietcombank, ACB, Vietinbank, Eximbank, Sacombank,

Techcombank vẫn đạt được khả năng sinh lời cao và ổn định Quy mô vốn chủ sở hữu đã cung cấp cho các ngân hàng một sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn Việc yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững

Chi phí d ự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL)

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan âm với ROA của NHTM Ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lời trên tài sản càng thấp Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và phù hợp với các kết quả trước đây của nhiều nhà nghiên cứu Hệ số tương quan đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua khi tăng trưởng tín dụng quá nóng đã để lại hậu quả nợ xấu, làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên, dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận của ngân hàng

M ức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA)

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có mối tương quan dương với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Kết quả này thể hiện các ngân hàng có thu nhập ngoài lãi như thu nhập từ hoạt dịch vụ, từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ việc góp vốn mua cổ phần,… càng cao thì khả năng sinh lời càng cao Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Sufian và Razali (2008); Alper và Anbar

(2011); Sufian (2011) đồng thời phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCP Việt Nam Trong năm 2006, các ngân hàng bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử Từ những hoạt động này, ngân hàng có được các nguồn thu nhập như phí dịch vụ thanh toán, phí dịch vụ ủy thác, đại lý, phí dịch vụ ngân quỹ, phí dịch vụ bảo lãnh,… Thu nhập ngoài lãi tăng làm cho ROA của ngân hàng tăng Năm 2007, các ngân hàng cũng đạt được tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi cao nhờ vào sự phát triển của thị trường chứng khoán

Chi phí ho ạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng Mối tương quan âm này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của các NHTMCP càng tăng thì khả năng sinh lợi càng giảm và ngược lại, ngân hàng càng tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận tạo ra sẽ càng tăng Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Zeitun (2012); Syfari (2012) Theo hệ số tương quan ước lượng được từ mô hình, chi phí hoạt động của NHTMCP Việt Nam giảm được 1% thì khả năng sinh lời trên tài sản sẽ tăng lên 3,29%

3.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

T ốc độ tăng trưởng kinh tế (GR)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan âm với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Việt Nam Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Ayadi và Boujelbene (2011); Safarli và Gumush

(2012).Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 càng tăng thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm Sau sự kiện gia nhập WTO, đến năm 2008, NHNN chính thức cấp giấy phép cho các NHTM 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên lĩnh vực tài chính – tiền tệ, nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng mẹ ở nước ngoài và công nghệ hiện đại, các NHTM 100% vốn nước ngoài trở thành đối thủ cạnh tranh với NHTMCP Việt Nam Song song đó, năm 2008 cũng là năm

NHNN cho phép 3 NHTM mới được thành lập làm tăng số lượng các tổ chức tín dụng trên thị trường Các ngân hàng này tham gia đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Mặt khác, do áp lực phải tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này, nhiều ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP có vốn Nhà nước đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước Đây là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến nợ xấu của đối tượng khách hàng này tăng lên, làm giảm đáng kể thu nhập của ngân hàng

Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng Kết quả nghiên cứu của mô hình phù hợp với những nghiên cứu của Sufian (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011);

Trujilo – Ponce (2012) Thực tế tại Việt Nam cho thấy khi lạm phát tăng, ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức tăng lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng Mặt khác, trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản, nhiều ngân hàng nhỏ phải vay trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt và duy trì hoạt động, những khoản vay này có lãi suất rất cao Nhiều ngân hàng có vốn lớn đã có được khoản thu nhập lãi tăng mạnh từ hoạt động cho vay đối với các ngân hàng khác, dẫn đến lợi nhuận tăng và khả năng sinh lời trên tài sản tăng Đối với các ngân hàng nhỏ, trong điều kiện chi phí trả lãi cao, để có thể đạt được lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro Những NHTM nhỏ cho vay với lãi suất cao nhưng các điều kiện tín dụng lại quá ưu ái cho khách hàng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH

Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN

4.1.1 Ki ến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán, duy trì và đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn

Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng quá nóng, dẫn đến những tác động không mong muốn như các doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, nợ xấu gia tăng do việc đầu tư quá mức vào bất động sản, chứng khoán Xuất phát từ những yếu tố này, Chính phủ cần có những giải pháp để kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững và tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng

Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế Trong đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của những doanh nghiệp có vốn góp của

Nhà nước Các doanh nghiệp này cần được đối xử hoàn toàn bình đẳng như những doanh nghiệp tư nhân khác, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh vay vốn

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất để tránh gây khó khăn cho NHTM trong quá trình xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

4.1.2 Ki ến nghị với NHNN

Trước hết NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của

NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của NHNN

NHNN cần có những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, giảm bớt các công cụ hành chính, sử dụng linh hoạt các công cụ điều hành mang tính thị trường để đảm bảo sự can thiệp của NHNN phù hợp với quy luật thị trường NHNN nên can thiệp vào hoạt động của NHTM thông qua các công cụ như ban hành mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất phát hành tín phiếu phù hợp để điều hòa vốn trên thị trường liên ngân hàng Đối với tình hình nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, NHNN phải có biện pháp quyết liệt để xác định số liệu thực tế về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay Đồng thời NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong vấn đề phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM

NHNN đã thành lập hệ thống giám sát từ xa đối với hoạt động của các NHTM theo tiêu chuẩn CAMEL Tuy nhiên NHNN cần định kỳ đánh giá xếp loại các NHTM trong hệ thống một cách thường xuyên hơn, công bố danh sách các nhóm ngân hàng có hoạt động lành mạnh để tạo lòng tin cho khách hàng và đồng thời công bố danh sách những ngân hàng yếu kém để xem xét việc tái cơ cấu hoặc sáp nhập

Bên cạnh đó, NHNN cần đẩy nhanh tiến độ của dự án hiện đại hóa, nâng cấp công nghệ thông tin Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung, tương tác qua mạng máy tính, giúp NHNN thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống NHTM, cập nhật tức thời các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng Hạ tầng công nghệ thông tin được hoàn thiện sẽ giúp công tác quản lý, điều hành của NHNN luôn bám sát mọi biến động của thị trường ngân hàng trong nước và thế giới Từ đó NHNN sẽ có những quyết định kịp thời trong quá trình điều chính chính sách, thúc đẩy lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngày càng phát triển nhanh hơn

Và cuối cùng, NHNN cần có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ

Nhân lực của của NHNN cần được đào tạo với trình độ chuyên môn cao, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và những nghiệp vụ của tổ chức tài chính quốc tế như IMF, World Bank, ADB

Một số giải pháp đối với các NHTMCP Việt Nam

4.2.1 Gi ải pháp tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Các NHTM cần phải có chiến lược tăng vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường năng lực tài chính và khả năng an toàn trong hoạt động huy động vốn Việc xây dựng một lộ trình tăng vốn phù hợp là hết sức cần thiết để tránh những hậu quả đã xảy ra trong giai đoạn 2010 – 2011 khi áp lực tăng vốn đã làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng sụt giảm

Theo kết quả nghiên cứu, quy mô vốn có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời trên tài sản của các NHTMCP Việt Nam Với quy mô nguồn vốn và cơ cấu hợp lý,các ngân hàngcó thể tạo lập được nguồn ngân quỹ phù hợp để phòng ngừa rủi ro thanh khoản Ngoài ra, ngân hàng cũng có cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển đa dạng các hoạt động kinh doanh góp phần gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững.Có nhiều biện pháp để ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu như: phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, phát hành trái phiếu, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng lợi nhuận giữ lại của năm trước để tăng vốn cho năm nay Tùy theo thế mạnh và tình hình cụ thể trong từng thời kỳ, ngân hàng cần phải lựa chọn các phương thức tăng vốn khác nhau sao cho đảm bảo nguồn vốn bền vững, đảm bảo lợi ích của các cổ đông trong ngân hàng

Bên cạnh đó, việc xác định quy mô hoạt động và quy mô vốn chủ sở hữu tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận cũng là vấn đề quan trọng Trong hoạt động kinh doanh, tất cả các loại hình doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của quy luật về lợi ích biên tế Sau khi ngân hàng đã đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô thì không nên tiếp tục tăng quy mô vốn chủ sở hữu lên cao hơn nữa, vì hiệu quả đạt được lúc này sẽ giảm xuống một cách tương đối so với trước đó

4.2.2 Gi ải pháp tăng trưởng quy mô tài sản của ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu, quy mô tài sản ngân hàng càng tăng thì khả năng sinh lời trên tài sản của ngân hàng càng tăng Danh mục tài sản của ngân hàng bao gồm các tài sản có sinh lời và tài sản không sinh lời Những tài sản có sinh lời góp phần mang lại thu nhập cho ngân hàng như thu nhập lãi của các khoản cho vay khách hàng, thu nhập từ lãi của các chứng khoán đầu tư, thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần Các ngân hàng cần phải có chiến lược quản lý chặt chẽ và thiết lập một danh mục tài sản theo hướng tối ưu, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.Mỗi ngân hàng cần xác định mục tiêu hoạt động và nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau để thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp.Sự đa dạng trong cơ cấu danh mục tài sản sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro vàđảm bảo an toàn trong hoạt động

Ngoài ra, các NHTM cần phải quan tâm đến chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động để tạo điều kiện thuận lợi và thu hút khách hàng giao dịch Những khoản đầu tư vào việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch cần được cân nhắc với việc đầu tư vào hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng Trong xu hướng hiện nay, khách hàng đa số có nhu cầu được cung cấp dịch vụ nhưng không phải trực tiếp đến các quầy giao dịch của ngân hàng Do đó, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán tự động đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính là chiến lược cạnh tranh để tồn tại và phát triển của các NHTMCP Việt Nam Hơn thế nữa, các giao dịch trực tuyến còn góp phần làm giảm chi phí chứng từ, chi phí quản lý, chi phí nhân viên của ngân hàng và phù hợp với xu thế nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của thế giới.

4.2.3 Gi ải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu

Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 đã cho thấy trong cơ cấu tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn Điều này thể hiện sự phụ thuộc rất lớn của lợi nhuận ngân hàng vào kết quả của hoạt động tín dụng Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy dư nợ tín dụng càng tăng thì khả năng sinh lời trên tài sản của ngân hàng càng tăng Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam Rủi ro tín dụng càng tăng thì khả năng sinh lời trên tài sản sẽ càng giảm và ngược lại Để hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng, các NHTM cần tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, nâng cao vai trò đạo đức của cán bộ tín dụng Bên cạnh đó, các NHTM cần đánh giá mức độ rủi ro của danh mục đầu tư tín dụng, xác định mức tài trợ tối ưu vào mỗi đối tượng khách hàng, mỗi ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh, mỗi khu vực, vùng miền để mức rủi ro là thấp nhất

Việc phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cần được thực hiện theo chuẩn quốc tế để đảm bảo khả năng ứng phó với những rủi ro xảy ra trong quá trình cung cấp vốn cho khách hàng Hiện nay, các số liệu về nợ xấu của ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn với số liệu thống kê của NHNN và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ngân hàng trên thế giới Trước tình hình nợ xấu nghiêm trọng của các

NHTM Việt Nam trong năm 2012, các NHTM cần phải tăng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thực hiện chính sách lương và thưởng một cách hợp lý để chia sẻ khó khăn hiện tại Ngoài ra NHTM còn có thể thực hiện các biện pháp như thanh lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu nợ, chuyển nợ thành vốn góp hoặc bán các khoản nợ cho Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD

4.2.4 Gi ải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Theo như kết quả nghiên cứu đã được phân tích ở phần trên, thu nhập ngoài lãi có mức độ ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam Để nâng cao khả năng sinh lời trên tài sản, các NHTM cần quan tâm đến việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh với nhiều lĩnh vực như cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động góp vốn, mua cổ phần, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ngân quỹ… Trong đó, quan trọng nhất là việc đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS-banking, Internet banking để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Ngoài ra, các dịch vụ ủy thác, đại lý thanh toán thẻ và phát hành thẻ tín dụng quốc tế, giữ hộ tài sản cho khách hàng cũng là những dịch vụ mang lại nguồn thu nhập từ phí dịch vụ cho ngân hàng Đây hoàn toàn là nguồn thu nhập gần như hoàn toàn không có rủi ro cho NHTM

Như đã phân tích ở phần thực trạng, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động mua bán chứng khoán có những thời điểm đã mang về khoản lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng cũng có thời điểm làm cho tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng sụt giảm mạnh Để kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh vực này, NHTM cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về từng lĩnh vực, nhạy bén và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội kinh doanh

4.2.5 Gi ải pháp về nguồn nhân lực của ngân hàng

Việc nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là những vấn đề then chốt cho sự thành công của NHTM Để có thể tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tăng tài sản, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả, các ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo Đây là yêu cầu cần thiết khi các ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động Việc tăng vốn điều lệ, tăng quy mô tài sản của ngân hàng nhưng hiệu quả sử dụng vốn không tăng sẽ dẫn đến những rủi ro cho NHTM

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng cần phải được nâng cao chất lượng để phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng Các NHTM cần phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực, nâng cao hiệu quả công việc Việc xây dựng tinh thần, thái độ làm việc tích cực sẽ tạo một nét văn hóa riêng cho ngân hàng, góp phần xây dựng thương hiệu ngân hàng trên thị trường

Các chính sách tiền lương và thưởng cần phải phù hợp để có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động nhưng vẫn kích thích được sự nỗ lực của từng nhân viên ngân hàng

Từ kết quả của mô hình và thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng Đối với Chính phủ và NHNN, đề tài kiến nghị về công tác điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định trong tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở pháp lý để các NHTM hoạt động lành mạnh và an toàn Về phía các NHTMCP Việt Nam đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp về vấn đề tăng quy mô tài sản, tăng quy mô vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả tín dụng, xử lý nợ xấu, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và nhóm giải pháp về vấn đề nguồn nhân lực để hỗ trợ cho những giải pháp trên.

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012  - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 27)
Bảng 2.3: Tổng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCPViệt Nam giai đoạn 2008 – 2012  - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.3 Tổng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCPViệt Nam giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 33)
Tình hình hoạt động tín dụng của NHTMCP trong giai đoạn 2008–2012 có r ất nhiều biến động - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
nh hình hoạt động tín dụng của NHTMCP trong giai đoạn 2008–2012 có r ất nhiều biến động (Trang 37)
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của các NHTMCPViệt Nam giai đoạn 2008 – 2012  - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 2.6 Tình hình thu nhập của các NHTMCPViệt Nam giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 41)
Tình hình biến động các loại thu nhập của ngânhàng đã đảo chiều trong năm 2012 khi tổng nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
nh hình biến động các loại thu nhập của ngânhàng đã đảo chiều trong năm 2012 khi tổng nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh (Trang 42)
Tất cả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy, cách lượng hóa các biến, quan h ệ kỳ vọng giữa các biến được tóm tắt trong bảng 3.1 - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
t cả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy, cách lượng hóa các biến, quan h ệ kỳ vọng giữa các biến được tóm tắt trong bảng 3.1 (Trang 53)
3.2 Kết quả của mơ hình - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
3.2 Kết quả của mơ hình (Trang 55)
Bảng 3.3: Ma trận hệ sốtương quan - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 3.3 Ma trận hệ sốtương quan (Trang 56)
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS (Trang 57)
R2 trong mơ hình trên đạt 72,14%, điều đó có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình gi ải thích được 72,14% sự biến động của ROA - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
2 trong mơ hình trên đạt 72,14%, điều đó có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình gi ải thích được 72,14% sự biến động của ROA (Trang 58)
Bảng 3.5: Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Bảng 3.5 Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects (Trang 58)
8.1 Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
8.1 Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS (Trang 91)
8.4 Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
8.4 Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects (Trang 92)
8.4 Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
8.4 Kết quả hồi quy theo mơ hình Fixed Effects (Trang 92)
8.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình mơ hình Random Effects và Fixed Effects - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
8.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình mơ hình Random Effects và Fixed Effects (Trang 93)
8.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình mơ hình Random Effects và Fixed Effects - Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
8.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình mơ hình Random Effects và Fixed Effects (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN