BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT HỌC VIỆN NGÂN
HÀNG -
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS.Trương Quốc Cường
2 TS Phạm Thanh Bình
HÀ NỘI – 2022
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 20
1.3.Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM44
Trang 41.4.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả HĐKD của một số NHTM54
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả HĐKD của một số NHTM trong nước 54
2.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh của BAC A BANK 2010 - 202186
2.3.Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của BAC A BANK130
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐKD CỦA BAC A BANK 143
3.1.Định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả HĐKD của BAC A BANK
3.1.2 Định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả HĐKD của BAC A BANK đến
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của BAC A BANK150
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tạo lập nguồn vốn 150
Trang 53.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn 155
3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, phòng chống rủi ro 168
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, tài liệuđược thu thập, sử dụng trong Luận án là trung thực, đáng tin cậy và có nguồn gốc rõràng Đề tài chuyên đề này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đãđược công bố.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
Người cam đoan
NCS Hoàng Quang Dũng
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, Nghiên cứu sinhcòn nhận được sự động viên, giúp đỡ vô cùng quý giá từ các cơ quan và cá nhân đãđồng hành trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Trước hết, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Họcviện Ngân hàng; các Thầy, Cô trong Khoa sau đại học của Học viện Ngân hàng; cácThầy, Cô trong Hội đồng các cấp; các nhà khoa học đã phản biện, góp ý nhiệt tìnhgiúp Nghiên cứu sinh có thể chỉnh sửa và hoàn thiện Luận án.
Nghiên cứu sinh đặc biệt gửi lời tri ân tới PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo đã tận tìnhđộng viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nghiên cứu sinh có thể hoàn thành việcnghiên cứu.
Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai người hướng dẫn khoahọc là PGS.TS.Trương Quốc Cường và TS Phạm Thanh Bình Các thầy đã vô cùngtâm huyết, tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đã chia sẽ, động viên và tạo điều kiện cho Nghiên cứu sinh hoàn thànhviệc nghiên cứu.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
Nghiên cứu sinh
Hoàng Quang Dũng
Trang 8DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BAC A
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 9NN Nhà nước
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.6 Mức ảnh hưởng các chỉ tiêu trong Dupont của BAC A BANK 95Bảng 2.7 Mức ảnh hưởng các chỉ tiêu lên ROE của BAC A 2010 – 2021 97Bảng 2.8 Mức ảnh hưởng các chỉ tiêu chính lên ROA của BAC A BANK 106
Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của BAC A BANK 2010 - 2021 71Biểu đồ 2.3 Tiền gửi, vay NHNN và TCTD khác BAC A BANK 2010 - 2021 72Biểu đồ 2.4 Tình hình tiền gửi khách hàng của BAC A BANK 2010 - 2021 73
Biểu đồ 2.7 Tiền gửi và cho vay TCTD khác của BAC A BANK 2010 - 2021 80Biểu đồ 2.8 Tình hình danh mục đầu tư của BAC A BANK 2010 - 2021 81
Biểu đồ 2.13 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của BAC A BANK 102
Biểu đồ 2.16 Tình hình NIM và CASA của BAC A BANK 2010 – 2021 108Biểu đồ 2.17 Thu nhập ngoài lãi thuần và NOM của BAC A 2010 – 2021 110
Biểu đồ 2.19 Hiệu quả chi phí hoạt động của BAC A BANK 2010 – 2021 112
Trang 11Biểu đồ 2.24 Tình hình CAR của 22 NHTM năm 2021 118
Trang 12Biểu đồ 2.27 Tình hình Đòn bẩy tài chính của BAC A BANK 2010 - 2021 121Biểu đồ 2.28 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của BAC A BANK 2010 - 2021 122Biểu đồ 2.29 Tình hình nợ xấu CVKH của BAC A BANK 2010 - 2021 123Biểu đồ 2.30 Tình hình DPRR/CVKH của BAC A BANK 2010 - 2021 125Biểu đồ 2.31 Tỷ lệ quỹ DPRR/Tổng nợ xấu của BAC A BANK 2010 - 2021 126Biểu đồ 2.32 DPRR đầu tư góp vốn của BAC A BANK 2010 - 2021 129
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phải trảiqua nhiều giai đoạn khó khăn, gắn liền với những biến động của tình hình kinh tế,chính trị, xã hội trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với nền kinhtế toàn cầu.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành ngân hàng Việt Nam đã phải đối mặt vớinhững diễn biến phức tạp sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trong những nămtrước, đó là: chạy đua lãi suất huy động, tình trạng thiếu thanh khoản và nợ xấu tăngcao Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, một số ngânhàng có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnhtranh huy động vốn trên thị trường diễn ra gay gắt, niềm tin vào hệ thống có giaiđoạn đứng trước nguy cơ đổ vỡ, nợ xấu tiếp tục có chiều hướng gia tăng Đây chínhlà bối cảnh để NHNN ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giaiđoạn 2011 - 2015” theo Quyết định 254/QĐ - TTg ngày 01/03/2012, với trọng tâmlà ổn định thanh khoản và xử lý nợ xấu.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, NHNN đã ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thốngcác tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định1058/QĐ - TTg ngày 19/07/2017 Các nhiệm vụ trọng tâm của các NHTM theo Đềán này là: đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị - điều hành, tăng tỷtrọng thu dịch vụ phi tín dụng, tăng cường tính minh bạch và lành mạnh trong hoạtđộng của các ngân hàng Đến hết năm 2020, hầu hết các NHTM đã triển khai xongtrụ cột 2 của Basel II với việc các ngân hàng đã đáp ứng được đầy đủ các nội dungquy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT- NHNN Việctriển khai áp dụng Basel II theo lộ trình cụ thể đã tạo cơ sở cho các NHTM hoạtđộng vừa có hiệu quả vừa bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế.
Hiện nay, lĩnh vực tài chính - tiền tệ được dự báo sẽ còn biến động phức tạptrong giai đoạn 2022 - 2030 Đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm thay đổi thói quen
Trang 14sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, từ “trực tiếp” sang “trực tuyến” Đạidịch Covid-19, trong bối cảnh sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, đãthúc đẩy các NHTM có những hành động quyết liệt để hướng tới chuyển đổi số vàphát triển ngân hàng số Tuy nhiên, cùng với sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tiệních, các nguy cơ mất an toàn khi giao dịch cũng gia tăng.
Ngân hàng TMCP Bắc Á là một ngân hàng có quy vốn và tổng tài sản nhỏ.Từ khi thành lập vào ngày 17/09/1994 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ đồng, Ngânhàng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và phải đối mặt với vô vàn khó khăn và
thách thức Tuy nhiên, Ngân hàng đã tìm được hướng đi riêng là “ưu tiên tư vấnđầu tư và cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vựccông nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và an sinh xã hội như nông -lâm - ngư nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục” Ngân hàng cũng đã phát triển
được những sản phẩm dịch vụ đặc thù và có một phân khúc khách hàng riêng.Mặc dù, BAC A BANK đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinhdoanh cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội, nhưng hiệuquả hoạt động kinh doanh chưa cao và chưa thực sự bền vững Các chỉ tiêu sinh lờicủa Ngân hàng luôn ở mức thấp trong khi hiệu quả sử dụng chi phí có xu hướnggiảm khi so sánh với các ngân hàng khác Cụ thể, các chỉ tiêu ROE, ROA, NIM,NOM của Ngân hàng tại 31/12/2021 chỉ đạt lần lượt là 8,3%; 0,6%; 2,0%; 0,3%(trong khi mức trung bình của 22 NHTMCP được nghiên cứu lần lượt là 18,5%;1,6%; 4,0%; 1,1%) và hiệu quả quản trị chi phí hoạt động của Ngân hàng chỉ đạt55,3% (trong khi mức trung bình của 22 NHTMCP được nghiên cứu là gần 96%).
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội tại Việt Nam đang phải đối mặt vớinhiều thách thức và trong bối cảnh toàn hệ thống ngân hàng đang tiếp tục thực hiệntái cơ cấu một cách mạnh mẽ nhằm hướng tới sự hiệu quả và phát triển bền vững thìviệc nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của BAC A BANK có ý nghĩa vôcùng quan trọng.
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào, nhất là ở cấp bậc mộtluận án tiến sĩ liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Trang 152 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
2.1 Các nghiên cứu tiêu biểu quốc tế
Để phân tích, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh chính của cácNHTM, các học giả quốc tế cũng thường sử dụng các bộ chỉ tiêu tài chính có liênquan Các nghiên cứu liên quan có thể kể đến là:
Tại Australia, trong nghiên cứu “Capital management in mutual financialinstitutions”, Christine Brown và Kevin Davis (2008) đã nghiên cứu về hiệu quả
quản lý vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng Australia giaiđoạn 1991 - 2004 Các tác giả đi đến kết luận rằng, tỷ lệ an toàn vốn càng cao chothấy sự lành mạnh trong kinh doanh của các ngân hàng càng lớn, Tỷ suất sinh lờitrên tài sản càng cao cho thấy khả năng tài chính của các ngân hàng càng tốt, quảnlý vốn hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh cao hơn, dẫn đến khảnăng tài chính phát triển tốt hơn.
Tại Nam Phi, Mabwe K và Robert W (2010) đã nghiên cứu về hiệu quảhoạt động của các ngân hàng Nam Phi trước và sau khủng hoảng (giai đoạn 2005 -
2009) trong nghiên cứu “A financial Ratio Analysis of Commercial BankPerformance in South Africa” Các tác giả đã thực hiện đánh giá về hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thông qua 07 chỉ tiêu tài chính (ROA, ROE,Chi phí/Thu nhập; Tài sản thanh khoản/Tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn; Chovay/Tổng tài sản; Cho vay/Tổng tiền gửi và vay ngắn hạn; DPRR/Cho vay) Nghiên
Trang 16cứu này đã chỉ ra rằng có sự sụt giảm đáng kể về hiệu quả hoạt động kinh doanh khixảy ra khủng hoảng.
Một số nghiên cứu quốc tế lại sử dụng các mô hình phân tích (nhưCAMELS) để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMmột cách tổng quát Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là:
Tại Lithuania, Podviezko A và Ginevičius, R (2010) đã làm nghiên cứu
“Economic Criteria Characterising Bank Soundness and Stability” Các tác giả đã
sử dụng 06 nhóm chỉ số theo CAMELS để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng tại Lithuania gồm có: (1) Chỉ số an toàn vốn (Capital adequacy);(2) Chất lượng tài sản (Asset quality); (3) Quản trị (Management); (4) Khả năngsinh lời (Earnings); (5) Tính thanh khoản (Liquidity); (6) Độ nhạy với rủi ro thịtrường (Sensitivity to market risk) Các tác giả đã đi đến kết luận rằng các yếu tốđịnh lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đo lường hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các ngân hàng Đồng thời, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự phát triểnổn định và coi đó như một chỉ số đánh giá sự hiệu quả của một ngân hàng.
Trong nghiên cứu “Global Financial Institutions Rating Criteria” được thực
hiện bởi Lee, J., Y., Gandy, B và các cộng sự (2012), các tác giả đã đề cập đến 05nhóm chỉ tiêu có thể dùng để xếp hạng, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động củacác TCTD gồm có: (1) Nhóm 05 chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản; (2) Nhóm 11chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng; (3) Nhóm 07 chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn;(4) Nhóm 14 chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận; (5) Nhóm 06 chỉ tiêu đánh giá về lãi suất.Hầu hết các chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên CAMELS nhưng có bổ sung thêmthông tin xếp hạng của Fitch để đánh giá hiệu quả hoạt động của các TCTD.
❖ Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng sử dụng các phương pháp nghiêncứu mang tính định lượng như SFA hay DEA để kiểm định mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đầu vào tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Một sốnghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau:
Tại Latvia, nghiên cứu “Measuring Bank Efficiency: DEA application” của
Jelena Titkoa và các cộng sự (2014) đã sử dụng mô hình DEA theo giả định hiệu
Trang 17quả thay đổi theo quy mô (VRS) (với các yếu tố đầu vào gồm: Tiền gửi khách hàng;Tiền gửi của TCTD; Chi phí lãi vay và các yếu tố đầu ra gồm: Cho vay; Lợi nhuậnhoạt động; Chứng khoán; Thu nhập lãi; NIM; Thu nhập hoa hồng) được đặt trong14 mô hình để đo lường hiệu quả của các ngân hàng tại Latvia Các tác giả cũng ápdụng thử nghiệm Kolmogorov - Smirnov để tìm hiểu tác động của các yếu tố (Tiềngửi; Các khoản cho vay; Số dư các ngân hàng; Chứng khoán; NIM) đối với thướcđo hiệu quả hoạt động Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận là các biến số khácnhau nên được sử dụng làm đầu ra trong mô hình DEA để đo lường hiệu quả củacác ngân hàng Latvia tùy thuộc vào điều kiện khác nhau; tiền gửi và các khoản chovay không thể được sử dụng làm biến số chính trong mô hình DEA để đo lườnghiệu quả của các ngân hàng Latvia do không có tác động đáng kể.
Trong nghiên cứu “Cost Efficiency of the Hong Kong Banking Sector: ATwo-Stage DEA Window Analysis”, Hien Thu Phan, Sajid Anwar và W Robert J.
Alexander (2016) đã sử dụng phương pháp DEA hai giai đoạn để đo lường hiệu quảchi phí của các ngân hàng Hồng Kông trong giai đoạn 2004 - 2014 Trong giai đoạnđầu, điểm hiệu quả chi phí của các ngân hàng được ước tính bằng cả mô hình phântích cửa sổ DEA và DEA truyền thống Trong giai đoạn thứ hai, mô hình hồi quyrút gọn được sử dụng để kiểm định các yếu tố quyết định đến hiệu quả chi phí đượctìm thấy trong giai đoạn đầu tiên Các tác giả đã kết luận rằng quy mô ngân hàng cóliên quan tích cực đến hiệu quả, trong khi đa dạng hóa doanh thu và tình trạng niêmyết ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng được cholà có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả.
Tại Nhật Bản, Hirofumi Fukuyama và Roman Matousek (2016) đã áp dụngmô hình DEA hai giai đoạn để ước tính hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nhật
Bản trong nghiên cứu “Modelling Bank Performance: A Network DEA Approach”.
Các tác giả đã sử dụng các yếu tố đầu vào (gồm có: số lượng nhân viên và vốn) vàcác yếu tố đầu ra (gồm có: cho vay và chứng khoán) Các tác giả đã đề xuất phươngtrình thể hiện mối quan hệ giữa nợ xấu và doanh thu ngân hàng Phương trình nàyđã cho phép tác giả so sánh mức doanh thu tối ưu, nợ xấu và kết quả đầu ra của
Trang 18ngân hàng với thực tế hoạt động Các tác giả cũng kết luận rằng các ngân hàng NhậtBản đã không đạt được mức hiệu quả hoạt động tối ưu.
Tại Indonesia, trong nghiên cứu “Indonesian Listed Bank Efficiency in 2008- 2017 using DEA”, Barkah Kristianto và Riko Hendrawan (2019) đã so sánh mức
độ hiệu quả của 34 ngân hàng được niêm yết trên IDX bằng cách sử dụng mô hìnhDEA với cách tiếp cận trung gian, phương pháp định hướng Đầu vào và Đầu ra (đầuvào gồm: Tài sản cố định; Chi phí cá nhân; Tiền gửi và đầu ra gồm: NIM; Đầu tư;Khoản vay) Các tác giả đã phân tích để tìm ra mối quan hệ giữa kết quả hoạt độngkinh doanh và các chỉ số tài chính của các ngân hàng (gồm ROA; ROE; NIM;BOPO; LDR) Các tác giả kết luận rằng có mối quan hệ từ thấp đến trung bình giữagiá trị hiệu quả hoạt động thông qua phương pháp DEA và các chỉ số tài chính.
Tại Malaysia, nghiên cứu “Bank Efficiency in Malaysia a DEA Approach”
của Fakarudin Kamarudin và các cộng sự (2019) đã kiểm tra mức độ hiệu quả kinhdoanh của các ngân hàng Malaysia bằng cách sử dụng phương pháp DEA Nghiêncứu này đã lượng hóa sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoàiđến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Malaysia trong giai đoạn 2006 - 2015.Các tác giả đi đến kết luận rằng thị phần, thanh khoản và quản lý chất lượng ảnhhưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng được nghiên cứu.
❖ Trên thế giới, cũng có một số nhà nghiên cứu sử dụng kết hợp các môhình phân tích (như CAMELS) để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệuquả hoạt động kinh doanh của các NHTM và sử dụng phương pháp định lượng đểkiểm định lại mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa các NHTM Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau:
Trong nghiên cứu “Could a CAMELS downgrade model improve off-sitesurveillance?”, R Alton Gilbert và các cộng sự (2002) đã nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động theo mô hình CAMELS đối với các NHTM tạiMỹ trong giai đoạn 1990 – 1998 dựa trên BCTC quý (số lượng ngân hàng nghiêncứu theo thực tế, như năm 1990 là 2.057 hay năm 1998 là 2.803 ngân hàng) Sau đó,các tác giả sử dụng mô hình SEER - System to Estimate Examination Ratings
Trang 19(một dạng mô hình Probit) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng Nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động có thể bị tác động bởi các yếutố C, A, M, E, L, S Kết quả hồi quy theo mô hình SEER cho thấy hiệu quả hoạtđộng bị chi phối bởi các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tàisản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản.
Nghiên cứu “Predicting failure in the commercial banking industry” của
John Tatom (2011) cũng đã sử dụng mô hình CAMELS để nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 1.470 NHTM tại Mỹ dựa trên BCTC quýtrong giai đoạn 1988 – 1994 và 2006 – 2010 (các thời điểm trước các cuộc khủnghoảng tài chính) Sau đó, tác giả sử dụng mô hình DEA và hồi quy Probit để kiểmđịnh các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nghiên cứunày cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM có thể bị tác động bởi các yếu tố C,A, M, E, L, S Kết quả theo mô hình Probit cho thấy hiệu quả hoạt động bị chi phốibởi các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượngquản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản.
2.2 Các nghiên cứu tiêu biểu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước đã thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt độngkinh doanh một cách tổng thể đối với một hoặc một nhóm NHTM bằng việc sửdụng các bộ chỉ tiêu tài chính như:
Trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnViệt Nam”, Trương Thị Hoài Linh (2012) đã thực hiện phân tích, đánh giá về hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong giai đoạn 2006 2010 thông qua 02 nhóm chỉ tiêu: (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh đóng góp của VDBđối với sự phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lờivà an toàn (lợi nhuận, chênh lệch LSBQ, hiệu suất sử dụng vốn, CAR, tỷ lệ nợ xấu,ROA, ROE) Qua việc đánh giá, tác giả đã chỉ ra được những thành công, hạn chếcũng như phân tích được các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, làm cơ sở đưa ranhững giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB trong những năm tiếp theo.
-Võ Hồng Đức (2013) đã chọn lọc các chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả
Trang 20hoạt động của các NHTM Việt Nam trong nghiên cứu “Cách tiếp cận mới về xếphạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam” Các nhóm chỉ tiêu mà tác giả sử
dụng bao gồm: (1) Hiệu suất sinh lời (lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận/vốn cổ phần, lợinhuận/tổng tài sản, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhậphoạt động, tỷ lệ lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên); (2) Hiệu quả quảnlý (tỷ trọng chi phí/tài sản, tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ); (3) Thanh khoản (tỷ lệcho vay/tài sản, tỷ lệ cho vay/tiền gửi); (4) Cơ cấu an toàn và tài chính (tỷ lệ an toànvốn); (5) Chất lượng tín dụng/tài sản; (6) Tốc độ tăng trưởng (nguồn vốn) Theo tácgiả, một ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì sẽ có mức tín nhiệm cao và dễ dànghơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong nước và quốc tế.
Trong nghiên cứu “Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Phùng Thị Lan Hương
(2015) đã phân tích hiệu quả hoạt động của 06 ngân hàng là Agribank, BIDV, VCB,Vietinbank, Techcombank trong giai đoạn 2009 – 2013 dựa trên 03 nhóm chỉ số tàichính: (1) Quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu về quymô và chất lượng tài sản (được thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản; tỷ lệcho vay; chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu); (3) Các chỉ tiêu khả năngsinh lời (lợi nhuận; ROA; ROE; NIM) Tác giả cho rằng, cần thiết phải đánh giámột cách chi tiết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, để nhận biết, phán đoán,dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư; đồng thời, có sựđiều chỉnh nhất định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Tạ Thị Kim Dung (2016) trong nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam”, đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu (như phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia, phươngpháp khảo sát, phương pháp dự báo) để đánh giá thực trạng HQKD củaTechcombank giai đoạn 2010 – 2014 Tác giả đưa ra 03 nhóm chỉ tiêu đánh giáHQKD của NHTMCP gồm có: (i) Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời; (ii)Nhóm chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính và khả năng thanh khoản; (iii) Nhóm chỉtiêu định tính (như giải thưởng, thương hiệu, mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ).
Trang 21Tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nhữnghạn chế này, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao HQHĐ của Techcombank.
Một số nghiên cứu trong nước lại sử dụng các phương pháp nghiên cứumang tính định lượng (như phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) - Tiếpcận tham số, phương pháp phi tham số (DEA) - Phân tích bao dữ liệu, sử dụng môhình hồi quy Tobit…) để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quảhoạt động kinh doanh của các NHTM Những nghiên cứu điển hình sử dụng cácphương pháp này có thể kể đến như sau:
Nguyễn Việt Hùng (2008) đã sử dụng cách tiếp cận tham số SFA và phi
tham số DEA trong nghiên cứu“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để phân tích thực trạng hoạt
động của 32 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 Tác giả đã chỉ ra các nhântố ảnh hưởng đến HQHĐ của NHTM theo nhóm hoạt động (như nhóm chỉ tiêu phảnánh thu nhập và chi phí; nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính; nhóm chỉ tiêukhác) Bằng việc sử dụng mô hình DEA, tác giả đã lượng hóa và kết luận rằng cácNHTM còn đang sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào khoảng 26,4% Kết quả theomô hình Tobit do tác giả thực hiện cũng chỉ ra mối quan hệ của các yếu tố dùng đểđánh giá đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM nghiên cứu Theo đó, các yếutố (NPL; TCTR; DLR; LOANTA; FATA; TRAD) có tác động ngược chiều (âm),còn các yếu tố (BANKSIZE, OWNERNN, OWNERCP, KL, MARKSHARE, ETA,Y02, Y03, Y04 và Y05) có tác động cùng chiều (dương).
Nghiên cứu “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của cácngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Quốc Anh (2016) đã đo lường mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng (RRTD), đồng thời làm sáng tỏ sựtác động của RRTD đến HQKD của 26 NHTM Việt Nam từ 2005 đến 2015 Tác giảsử dụng mô hình hồi quy đa biến theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effectvà sử dụng phương pháp GMM để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD vàsử dụng mô hình Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để nghiên cứu tácđộng của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam Tác giả kết luận
Trang 22rằng HQKD của NHTM bị ảnh hưởng bởi rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệđòn bẩy, quản lý chi phí, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế.
Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Hoàng Phong (2018) đã thực hiện nghiên cứu
“Hiệu quả chi phí biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Các tác giả đã sử
dụng dữ liệu thường niên thu thập từ nhóm 34 NHTM Việt Nam gồm 05 NHTMNhà nước, 26 NHTM cổ phần và 03 ngân hàng liên doanh trong khoảng thời gian từ2005 - 2017 nhằm đánh giá hiệu quả chi phí biên theo 2 phương pháp SFA và DEA.Các tác giả sử dụng các biến đầu vào (gồm các khoản tiền gửi của khách hàng; chiphí lao động; vốn vật chất) và các biến đầu ra (gồm các khoản cho vay; các tài sảnsinh lời khác; các chỉ tiêu ngoại bảng) Các tác giả kết luận rằng các NHTM Nhànước có điểm hiệu quả chi phí trung bình theo phương pháp DEA cao hơn với cácNHTM cổ phần, tuy nhiên, kết quả lại trái ngược khi tính theo phương pháp SFA.Nhóm ngân hàng liên doanh có hiệu quả chi phí cao nhất so với hai nhóm ngânhàng còn lại trong cả hai cách tiếp cận hiệu quả biên.
Lê Đồng Duy Trung (2021) đã nghiên cứu 30 NHTM trong giai đoạn 2009
-2017 trong “Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Để
xác định sự tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính (ROA, ROE), tác giả đãsử dụng phương pháp ước lượng (static panel data) và kiểm định cho dữ liệu bảng(2 step system – GMM) Tác giả đi đến kết luận rằng tác động của quy mô đếnROA các NHTM theo ước lượng GMM là dương, tuy nhiên khi chia tách mẫunghiên cứu theo mức tổng tài sản 100.000 tỷ đồng và theo kết quả ngưỡng được xácđịnh thì tác động này có sự phân kỳ giữa từng nhóm NHTM Tác động này khi ướclượng đối với nhóm NHTM có TTS trên 100.000 tỷ đồng là âm, tuy nhiên khi TTSvượt 556.265 tỷ đồng, tác động này là dương và mạnh hơn nhóm có quy mô ngưỡngdưới Điều này cho thấy tính kinh tế theo quy mô chỉ đúng với nhóm NHTM có quymô nhỏ (TTS dưới 100.000 tỷ đồng), trong khi nhóm NHTM có TTS nằm giữa haimức trên không đạt được tính kinh tế nhờ quy mô.
Trong công trình “Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệuquả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Khánh
Trang 23(2021) đã phân tích thực trạng đa dạng hóa thu nhập, làm rõ tác động của đa dạnghóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2018 Để xác định mối tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc,nghiên cứu sử dụng các mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS), nhân tố cố định(FEM), nhân tố biến động (REM) và GMM để có phương trình tốt nhất thể hiện mốiquan hệ của các nhân tố Tác giả đi đến kết luận rằng: thu nhập lãi thuần vẫn làđộng lực của sự phát triển, khoản thu nhập này tăng đồng nghĩa với gia tăng lợinhuận và rủi ro hệ thống; lợi ích đa dạng hóa thu nhập được bù đắp bởi sự gia tănglên của hoạt động phi tín dụng, tuy vậy nó cũng điều chỉnh tăng rủi ro của các ngânhàng; các ngân hàng có thể nhận được lợi ích tối đa từ nguồn thu nhập phi truyềnthống nếu tăng tỷ lệ thu nhập phi tín dụng đến một mức độ nhất định (dao động từ44,16% đến 46,62% được gọi là tối ưu); tỷ lệ thu nhập phi tín dụng trong mối quanhệ đa dạng hoá thu nhập tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các NHTM.
Nghiên cứu“Hiệu quả kỹ thuật và nhân tố tác động trong đánh giá hiệu quảhoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thanh Bình (2021) đã
phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật tại 26 NHTM Việt Nam giaiđoạn 2009 - 2019 (bằng phương pháp DEA và hồi quy Tobit) Tác giả sử dụng biếnđầu vào (gồm Chi phí nhân viên; Chí phí ngoài lãi; Tổng tài sản; Số lượng chinhánh) và biến đầu ra (gồm Thu nhập ngoài lãi; Tổng cho vay) Nghiên cứu chỉ rarằng quy mô tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, số lượng chi nhánh có tácđộng đến hiệu quả kỹ thuật; riêng biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tácđộng mạnh đến hiệu quả hoạt động Tác giả cũng cho rằng hiệu quả hoạt động củacác NHTM nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào quy mô cho vay, các NHTM Nhà nướccó nhiều lợi thế hơn nên hoạt động hiệu quả hơn các NHTM cổ phần.
❖ Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã kết hợp cả việc sử dụngcác nhóm chỉ tiêu tài chính (để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệuquả hoạt động kinh doanh của các NHTM) và sử dụng phương pháp định lượng (đểkiểm định lại và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả hoạt độngkinh doanh của các NHTM) Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như sau:
Trang 24Nghiên cứu“Năng lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam” của Phan Thị
Hằng Nga (2013) đã đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theoCAMEL trong giai đoạn 2003 - 2012 (gồm Quy mô vốn; Chất lượng tài sản; Chấtlượng quản lý; Khả năng sinh lời; Khả năng thanh khoản) Tác giả sử dụng mô hìnhProbit để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến năng lựctài chính Kết quả đã cho thấy năng lực tài chính của các NHTM là chưa đảm bảo.
Trong nghiên cứu“Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam”, Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) đã sử dụng kết hợp phương
pháp định tính và định lượng để nghiên cứu tác động của các yếu tố đến HQKD củaVietinBank trong 11 năm (2005 - 2015) Tác giả đã sử dụng mô hình DEA (với cácbiến đầu vào gồm: Chi cho nhân viên, Chi về tài sản, Vốn huy động và biến đầu ralà Dư nợ tín dụng), mô hình Tobit và mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA đểkiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả sinh lời của VietinBank Mỗi mô hìnhcho kết quả về mức độ tác động của các yếu tố không hoàn toàn giống nhau nhưngbổ sung cho nhau tạo ra kết quả tổng hợp về hệ thống yếu tố và mức độ tác động lênHQKD của VietinBank Tác giả cũng cho rằng VietinBank nên xem xét và cân nhắckhi sử dụng chiến lược tăng quy mô để tăng HQKD.
Lê Thị Thúy (2020) đã tiến hành nghiên cứu“Hiệu quả kinh doanh của Ngânhàng TMCP BIDV” Tác giả đã sử dụng dữ liệu của BIDV và 12 NHTM khác trong
giai đoạn 2007 - 2018 nhằm đánh giá HQHĐ của BIDV Đối với phương pháp địnhtính, tác giả sử dụng các nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời; nhóm chỉ tiêuđánh giá an toàn tài chính và khả năng thanh khoản và nhóm chỉ tiêu định tính khác.Đối với phương pháp định lượng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit và phântích bao dữ liệu DEA để kiểm định các yếu tố tác động tới HQKD Tác giả cho rằngHQKD của BIDV theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng đềugiống nhau Hiệu quả kinh doanh của BIDV trong giai đoạn nghiên cứu không phụthuộc vào sự gia tăng về quy mô Các nhân tố về thu nhập, chi phí đều có ảnhhưởng tới hiệu quả kinh doanh của BIDV trong 12 năm nghiên cứu.
Trong nghiên cứu“Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
Trang 25thương mại cổ phần Việt Nam”, Nguyễn Thị Lệ Huyền (2020) cũng đã sử dụng kết
hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, đánh giáthực trạng hiệu quả HĐKD, nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của 29 NHTMCP ViệtNam giai đoạn 2013 – 2018 Đối với phương pháp định tính, tác giả sử dụng 06nhóm chỉ tiêu để đo lường: (1) Hiệu quả sử dụng vốn; (2) Hiệu quả sử dụng tài sản;(3) Hiệu quả sử dụng lao động; (4) Hiệu quả kiểm soát chi phí; (5) Hiệu quả phòngchống rủi ro; (6) Hiệu quả quản trị, điều hành Đối với phương pháp định lượng, tácgiả sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), phương pháp tiếp cận thamsố - SFA và mô hình hồi quy Tobit để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến hiệu quả HĐKD của các NHTM Tác giả kết luận rằng không có sự khác biệtlớn về kết quả khi sử dụng các phương pháp truyền thống và hiện đại, mặt khác,những kết quả phân tích lại bổ sung cho nhau.
2.3 Tổng hợp các vấn đề đã nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Các vấn đề đã được nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến vấnđề HĐKD và hiệu quả HĐKD của các NHTM, tác giả cho rằng có thể tổng kết cácnghiên cứu này thành một số nội dung chính sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã hệ thống hóa một cách
chi tiết các khái niệm, các đặc điểm, các nội dung liên quan đến vấn đề hoạt độngkinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Thứ hai, các nghiên cứu trong nước và quốc tế sử dụng các phương pháp
nghiên cứu định lượng (như tiếp cận tham số - SFA, tiếp cận phi tham số - DEA, sửdụng mô hình hồi quy Tobit…) để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tớihoạt động kinh doanh của các NHTM cũng như lượng hóa tác động của các yếu tốnày đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Thứ ba, các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã sử dụng các yếu tố đầu
vào, đầu ra khác nhau để chạy các mô hình (nếu tiếp cận theo phương pháp nghiêncứu định lượng); cũng như sử dụng các nhóm chỉ tiêu tài chính khác nhau để đánhgiá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Sự khác biệt này được lý giải
Trang 26là do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như quanđiểm riêng của các tác giả.
Thứ tư, có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế tiếp cận theo phương
pháp hiện đại đưa ra các kết luận không giống nhau đối với cùng một yếu tố trongmối quan hệ tương quan với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM (có thểlà thuận chiều trong nghiên cứu này nhưng lại ngược chiều trong nghiên cứu khác,hay cùng một yếu tố nhưng khi sử dụng cách tiếp cận theo DEA lại cho ra kết quảkhác với SFA về mức độ ảnh hưởng).
Thứ năm, nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế vẫn sử dụng các mô hình
phân tích (như CAMELS hay PEARLS) để đánh giá một cách tổng quan, toàn diệncác hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của các NHTM.
Thứ sáu, một số nghiên cứu trong nước và quốc tế (các nghiên cứu dùng kết
hợp cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính) có kết luận rằng khôngcó sự khác biệt lớn về kết quả khi sử dụng các phương pháp này.
Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận án, tác giảnhận thấy còn có khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào ở
cấp bậc một luận án tiến sĩ liên quan đến đề tài “Hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng TMCP Bắc Á”.
Thứ hai, tác giả cho rằng việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh
của BAC A BANK một cách đầy đủ, có hệ thống là một việc làm rất cần thiết.Nghiên cứu này sẽ không chỉ giúp đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của BAC A BANK mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho việc nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm tới.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cácNHTM khác và cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đánh giá hiệu quả kinhdoanh của các NHTM tại Việt Nam.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 27❖ Về mặt lý luận
Làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa NHTM để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh đối vớiNgân hàng TMCP Bắc Á; đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh doanh phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng.
❖ Về mặt thực tiễn
Vận dụng những vấn đề lý luận, hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đã đề xuất đểđánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của BAC A BANK trong giaiđoạn 2010 - 2021 (bao gồm những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân cụ thểcủa những tồn tại) Từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đến năm 2030.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu❖ Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácngân hàng thương mại.
❖ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc
Á trong toàn hệ thống BAC A BANK (số liệu bao gồm cả Hội sở và các chi nhánh/phòng giao dịch trực thuộc) trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và có sự so sánh với 21NHTMCP khác tại Việt Nam có sự tương đồng về điều kiện hoạt động và hình thứcsở hữu.
Tại ngày 31/12/2021, Việt Nam có 28 NHTMCP không do Nhà nước sở hữucổ phần chi phối, nhưng có 06 NHTMCP không công bố đầy đủ BCTC hợp nhất đãđược kiểm toán và báo cáo thường niên trong giai đoạn 2010 - 2021 trên Website(gồm Ngân hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Tiên Phong; Ngân hàng TMCPĐại Chúng Việt Nam; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín; Ngân hàng TMCPBảo Việt; Ngân hàng TMCP Bản Việt) Để đảm bảo sự tương đồng, ngang bằng vàđầy đủ về mặt dữ liệu, tác giả sẽ chỉ thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu của BAC
A BANK và so sánh với 21 NHTMCP khác theo danh sách tại Phụ lục 1.
Trang 28- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á giai đoạn 2010 - 2021 và định hướng cácgiải pháp đến năm 2030;
- Về nội dung: Do phạm trù “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM” có
phạm vi rộng và phức tạp; Luận án nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tài chính- ngân hàng nên tác giả giới hạn nội dung, tập trung nghiên cứu hiệu quả trong cáchoạt động kinh doanh chính của các NHTM tại Việt Nam gồm: tạo lập nguồn vốn,sử dụng vốn, quản trị chi phí, quản trị an toàn tài chính và phòng chống rủi ro.
5 Phương pháp nghiên cứu và khung mô hình nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả thu thập số liệu thứ cấp liên quan
đến các BCTC kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTMCP trong phạm vinghiên cứu từ Website của các ngân hàng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu các BCTC kiểm toán, báo cáo thường
niên của các NHTM được thu thập và nhập vào Excel theo từng ngân hàng theotừng năm Dữ liệu trên Excel sau đó sẽ được kiểm tra, đối chiếu với bản PDF đượccác ngân hàng công bố trên Website Sau khi đảm bảo dữ liệu trên Excel đã chuẩn,tác giả sẽ dùng các hàm trong Excel để xử lý các dữ liệu này cho mục đích phântích, đánh giá theo từng tiêu chí, yêu cầu phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích thống kê: Các số liệu sẽ được xử lý, phân nhóm
một cách tổng hợp và chi tiết theo từng năm, từng giai đoạn, đảm bảo có thể dùngđể so sánh theo thời gian hoặc giữa các NHTM với nhau hoặc kết hợp cả hai Cácdữ liệu này có thể được xử lý thành các bảng biểu, sơ đồ dùng để minh họa cho mụcđích nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của BAC A BANK sẽ được thực hiện như đánh giá một hệ thống(gồm Hội sở, các chi nhánh và các phòng giao dịch) hoặc như một đơn vị trong hệthống các NHTM tại Việt Nam.
- Phương pháp diễn giải và quy nạp: Được tác giả sử dụng trong phân tích lý
luận và rút ra những luận cứ để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và
Trang 29hiệu quả HĐKD và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của BACA BANK trong những năm tiếp theo.
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để tổng quan các nghiên cứu,
phân tích các ý kiến, xác định những nội dung có thể kế thừa, rút ra những nhậnđịnh cũng như để kiểm định những đề xuất mới Những chuyên gia được mời đểthực hiện phỏng vấn là những cá nhân đang giữ vị trí quản lý từ giám đốc ban/trungtâm trở lên với ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.
Trang 305.2 Khung mô hình nghiên cứu
Khung mô hình nghiên cứu của Luận án được tác giả mô tả theo Sơ sồ 1.
Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu
- Khái niệm hiệu quảHĐKD của NHTM- Các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả HĐKD của NHTM- Các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quảHĐKD của NHTMKhoảng trống nghiên
Cơ sở lý luận về
HĐKD và hiệu quảcủa NHTM
- Kinh nghiệm nâng caohiệu quảHĐKD tại một số NHTM- Bài học
kinh nghiệm cho BACA BANK
Phân tích hiệu quả HĐKD của BAC A BANK
bằng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD
Thực trạng hiệu quảcủa HĐKD của BAC
A BANK giai đoạn2010 - 2021Đánh giá những
kết quả đạt được,những tồn tại vànguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả HĐKD của BAC A BANK
- Đề xuất các kiến nghị với Chínhphủ, NHNN
Tổng quan nghiên cứu
Trang 31Nguồn: Tác giả tự thiết kế
Trang 326 Đóng góp của Luận án❖ Về lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, Luận ánsẽ hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận liên quan đếnhoạt động kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củacác NHTM, đề xuất tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa BAC A BANK trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng.
❖ Về thực tiễn
Luận án khẳng định BAC A BANK là một trong những NHTMCP có quymô nhỏ trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, nhưng đã đi tiên phong trong việctư vấn đầu tư và cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnhvực công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và an sinh xã hội như nông- lâm - ngư nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục.
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa BAC A BANK giai đoạn 2010- 2021, Luận án sẽ xác định những hoạt động cóhiệu quả, những hoạt động chưa hiệu quả và xác định nguyên nhân cụ thể.
Luận án sẽ đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của BAC A BANK với thời gian định hướng đến 2030;
Đồng thời, Luận án cũng sẽ đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ vàNHNN nhằm tạo thuận lợi về mặt chính sách cho các NHTM hoạt động hiệu quả vàbền vững hơn.
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của Luận án này sẽ bao gồm 3chương:
Chương 1: Lý luận hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMChương 2: Thực trạng hiệu quả HĐKD của BAC A BANK
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của BAC A BANK.
Trang 33CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1 Khái niệm
Trong những thập niên gần đây, thuật ngữ “Ngân hàng thương mại” đã trở
nên quen thuộc với nhiều người, song vẫn còn có nhiều khái niệm khác nhau tùytheo cách tiếp cận và góc nhìn Khái niệm về NHTM cũng biến đổi theo thời giancùng với sự thay đổi, mức độ đa dạng và phức tạp trong hoạt động của các NHTM.
Theo Peter S.Rose (2002) trong “Commercial Bank Management” thì“NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chínhđa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và cũng thực hiệnnhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nềnkinh tế”.
F.P Johnson và R.D Johnson (2010) đề cập trong “Commercial BankManagement” thì “NHTM khác các TCTD phi ngân hàng ở 02 hoạt động chính lànhận tiền gửi và cho vay thương mại NHTM là TCTD được ủy quyền quản lý cáctài khoản cho khách hàng và cho phép khác hàng sử dụng vốn tiền gửi bằng cáchviết séc và hối phiếu”.
Trong “Từ điển Thuật ngữ ngân hàng”, Thomas P.Fitch (2012) nêu địnhnghĩa NHTM là“một công ty thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, thanhtoán séc và thực hiện các dịch vụ liên quan cho công chúng”.
Trong “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” PredericS Mishkin (2014) lại coi “NHTM là một định chế tài chính trung gian cung cấpcác dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịchvụ tài chính khác”.
Nguyễn Thị Lệ Huyền (2020) lại đề cập “NHTM là doanh nghiệp đặt biệtkinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực hiện đây đủ các hoạt động ngân hàng
Trang 34như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinhdoanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.”.
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM tùy theo cách tiếp cận vàgóc nhìn của các nhà nghiên cứu Trong phạm vi Luận án này, tác giả cho rằng:
“NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt được thực hiện tất cả các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác trên cơ sở tuân thủ các quy định cóliên quan của pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Mặt khác, hoạt động kinh doanh (Business Activities) bao gồm bất kì hoạtđộng nào mà doanh nghiệp tham gia theo quy định của pháp luật với mục đíchchính là tạo ra lợi nhuận Các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp có sựkhác nhau tùy theo lĩnh vực và loại hình kinh doanh.
Từ những phân tích trên thì Luận án cũng cho rằng: “Hoạt động kinh doanhcủa NHTM sẽ bao gồm các hoạt động tạo lập vốn, huy động vốn, sử dụng vốn, cáchoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác trên cơ sở tuân thủ các quyđịnh pháp luật có liên quan tại mỗi quốc gia trong từng thời kỳ”.
1.1.2 Đặc điểm chủ yếu trong HĐKD của các NHTM
Một là, HĐKD của các NHTM mang tính hệ thống, vừa hợp tác chặt chẽ và
vừa cạnh tranh Các NHTM hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều kinh doanhchung một đối tượng là tiền tệ, có chung mục đích kinh doanh và dựa trên quy luậtlưu thông tiền tệ Vì vậy, HĐKD của các NHTM trong cùng hệ thống có mối liênhệ, hợp tác và gắn bó với nhau.
Hệ thống ngân hàng có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn Chỉ cần một ngânhàng, dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn vềthanh khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến toàn hệ thống Do đó, trênthị trường liên ngân hàng, các NHTM thường hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp cóbất cứ ngân hàng nào gặp tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời trên nguyên tắc hợp táccùng có lợi và bảo đảm bảo toàn được nguồn vốn.
Do cùng kinh doanh trong một ngành, hiển nhiên là các NHTM phải cạnhtranh để thu hút khách hàng và mở rộng phạm vi kinh doanh Cạnh tranh sẽ giúp
Trang 35cho các NHTM có động lực để tự nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị phần,phát triển và nâng cao chất lượng của các dịch vụ cung ứng, từ đó tạo dựng sự tintưởng của khách hàng.
Hiện nay, các NHTM sẽ cạnh tranh với nhau trên các phương diện như lãisuất, mức phí, tính tiện ích, chất lượng dịch vụ hay sự phong phú của sản phẩm.Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các dịch vụ ngân hàng phải đáp ứngcác tiêu chuẩn ngày càng cao Những điều này đã và đang tạo ra áp lực cạnh tranhlớn đối với tất cả các NHTM nhằm mở rộng thị phần.
Tuy nhiên, khác với các ngành nghề kinh doanh khác, các NHTM tuy cạnhtranh trực tiếp với nhau nhưng hoạt động lại mang tính kết nối, bởi vậy cạnh tranhluôn phải lành mạnh, gắn liền với hợp tác để tránh rủi ro hệ thống.
Hai là, HĐKD của các NHTM có quy mô lớn, hệ số nợ rất cao và cấu trúc
tài sản đặc biệt NHTM là doanh nghiệp lớn nếu xét trên quy mô vốn chủ sở hữu vàtổng tài sản so với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác vềgiá trị tuyệt đối.
Nguồn vốn chủ yếu của NHTM là từ huy động vốn, vốn góp của chủ sở hữuchỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của cácNHTM lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định trong việc duy trìhoạt động và là tiền đề đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững.
Cấu trúc tài sản của các NHTM đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp kinhdoanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính Phần lớn tài sản của các NHTM là tài sảntài chính, mang tính trừu tượng, hình thái vật chất giản đơn như các giấy tờ có giá.
Ba là, HĐKD của các NHTM chứa đựng nhiều loại rủi ro khác nhau Nếu
dựa theo các nhân tố tác động thì rủi ro thường được phân loại thành rủi ro tín dụng,rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động Ngoài ra, mộtsố loại rủi ro ít gặp hơn có thể kể đến như rủi ro pháp lý hay rủi ro quốc gia.
Mỗi loại rủi ro đều có các đặc điểm riêng, nhưng hệ quả của nó có thể kéotheo những hệ quả khác nhau Có thể nói rằng HĐKD của các NHTM chịu tác độngcủa nhiều loại rủi ro và mức độ ảnh hưởng, tác động của tất cả các rủi ro liên quan
Trang 36được coi là cao hơn so với các HĐKD của các lĩnh vực khác Các NHTM luôn đánhgiá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro - lợi ích nhằm tìm ranhững cơ hội có thể đạt được mức lợi ích kỳ vọng với mức rủi ro chấp nhận.
Bốn là, HĐKD của các NHTM chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ
thống luật pháp Là các doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, hoạtđộng có tính liên kết hệ thống, chịu nhiều rủi ro và ảnh hưởng đáng kể đến nhiềuhoạt động kinh tế - xã hội nên các NHTM chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ củahệ thống phát luật Pháp luật sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho HĐKD của cácNHTM; ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các NHTM khi tiến hànhHĐKD; đồng thời duy trì và bảo vệ sự phát triển an toàn, lành mạnh của cả hệ thốngngân hàng.
HĐKD của các NHTM chịu sự kiểm soát bởi các quy tắc và quy định chặtchẽ như về điều kiện kinh doanh, dự trữ bắt buộc, các quy tắc liên quan đến phânloại nợ và trích lập DPRR, nghĩa vụ bảo hiểm tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn và các chỉtiêu an toàn trong hoạt động và một loạt các quy tắc mang tính ràng buộc khác.
Thực tiễn đã chứng minh rằng ngành ngân hàng càng trở nên hiện đại và pháttriển thì các luật lệ và tiêu chuẩn điều chỉnh hoạt động của nó càng phức tạp Điềunày bắt nguồn từ các yêu cầu để giảm thiểu rủi ro hoạt động của các ngân hàng.
Năm là, HĐKD của các NHTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển
công nghệ, đặc biệt là công nghệ số Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làmthay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và định hình lại nhiều sản phẩm dịch vụcủa hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, Internet banking, Mobile Banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử Điều này đãtạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiếtkiệm được chi phí giao dịch.
Các ngân hàng đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không nhỏ trong lĩnhvực dịch vụ tài chính, đặc biệt đến từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng Các côngty Fintech không ngừng mở rộng các dịch vụ hướng vào lĩnh vực truyền thống mà
Trang 37các NHTM cung cấp, ví dụ như cung cấp dịch vụ thanh toán (thanh toán di động,tiền ảo ), giải pháp huy động thay thế (cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng)hay quản lý tài sản Chính yếu tố này có thể trở thành cơ hội mới và tác động tíchcực đến hệ thống ngân hàng vì nó mang đến tính linh hoạt cũng như các chức năngtốt hơn trong một số lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Tuy nhiên, những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ cũng gây ra nhiều khó khăncho việc quản lý và giám sát hoạt động tiền tệ - ngân hàng Do các sản phẩm dịchvụ ngân hàng ngày càng đa dạng, rủi ro kinh doanh ngày càng phức tạp hơn, gâykhó khăn nhiều hơn cho các NHTM trong việc quản trị dữ liệu và tài sản.
Những vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ sở dữ liệu của các NHTM ngàycàng gia tăng, dẫn đến lo ngại về tình trạng bất ổn Thực tế cho thấy, tội phạm côngnghệ cao có thể đánh cắp tài sản và thông tin của các khách hàng mà không cần phảiđến ngân hàng, thậm chí cũng không cần kết nối về mặt vật lý Điều này đòi hỏi cácNHTM cần chủ động có những biện pháp đối phó khả thi để đảm bảo an ninh mạngvà thông tin của khách hàng.
Sáu là, HĐKD của các NHTM chịu tác động của các kênh đầu tư khác như
bất động sản, vàng, chứng khoán Hoạt động của các NHTM cũng rất nhạy cảm vớimọi biến động về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội Những biến động này thườngcó tác động gần như tức thời đến hoạt động của các NHTM Điển hình là nhữngbiến động trong thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng… bởi đây là các kênhđầu tư thay thế mà khách hàng có thể chọn lựa trong trường hợp lãi suất huy độngcủa các NHTM không đạt kỳ vọng.
❖ Thị trường chứng khoán
Trong giai đoạn 2019 - 2020, dưới tác động của đại dịch Covid 19, nhiềudoanh nghiệp buộc phải đóng cửa do kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng thấtnghiệp tăng cao Bởi vậy, người dân có xu hướng tìm đến kênh đầu tư chứng khoánnhư một biện pháp giải quyết nhu cầu tiền tệ tức thời Bên cạnh đó, các chính sáchcủa Chính phủ trong thời gian giãn cách cũng tạo điều kiện cho người dân có thờigian nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư chứng khoán Hơn nữa, việc NHNN chủ trương
Trang 38hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch cũng khiến cho kênh đầu tưtiền gửi tiết kiệm của các NHTM không đạt kỳ vọng, thúc đẩy người gửi tiền tìmkiếm lợi nhuận ở nơi khác Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độnghuy động và tạo lập vốn của các NHTM, dẫn đến hoạt động sử dụng vốn (tín dụng)cũng bị hạn chế.
Làn sóng đầu tư chứng khoán ồ ạt trong thời gian ngắn là hệ quả của các yếutố bất ổn trong kinh tế xã hội, do vậy có thể dẫn tới nguy cơ “bong bóng” khi cácnhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn, nôn nóng, thiếu hiểu biết, thiếuthông tin thực sự nằm sau những giá trị tăng lên/giảm đi của từng cổ phiếu Sau khinền kinh tế hoạt động ổn định trở lại, thị trường chứng khoán phản ánh đúng giá trịthật của nó, cơn sốt chứng khoán qua đi cũng là lúc người dân không còn tìm kiếmđược lợi nhuận ở kênh đầu tư này, thậm chí thua lỗ, họ sẽ quay trở lại gửi tiết kiệmnhư một lựa chọn an toàn.
❖ Thị trường bất động sản
Đầu tư bất động sản, sở hữu bất động sản vốn là kênh đầu tư đặc biệt đượcưa chuộng tại Việt Nam Chịu ảnh hưởng bởi tâm lý thích sở hữu đất đai và xuhướng tăng giá về dài hạn của bất động sản, đây là kênh đầu tư được nhiều ngườilựa chọn khi có nguồn tài chính lớn.
Thị trường bất động sản là một trong những điểm đến của dòng tiền, khi cácnhà đầu tư bị thu hút nhiều vào thị trường bất động sản, dễ gây ra tình trạng “sốtđất”, đầu cơ đất, nhiễu loạn các thông tin quy hoạch đất,…Thị trường bất động sảntăng không nhờ vào tăng trưởng kinh tế, mà là do đầu cơ sẽ dễ dẫn tới tình trạng“bong bóng” bất động sản.
Nếu hoạt động tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ thì khi “bong bóng”vỡ, những người chạy theo “bong bóng” đứng trước nguy cơ phá sản Điều này cóthể ảnh hưởng nặng nề đến các NHTM đã cho vay mà không có khả năng thu hồiđược nợ Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) sẽ làm cho nguồnvốn của các NHTM bị thâm hụt, lợi nhuận bị giảm sút Tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ làmcho uy tín, tiềm lực tài chính của NHTM bị suy giảm.
Trang 39❖ Thị trường vàng
Phần đông người dân Việt Nam vẫn luôn quan niệm vàng là một kênh đầu tưan toàn nhất, giúp chống lại lạm phát và sự mất giá của tiền Đồng Ưu điểm củakênh đầu tư này là giá trị của vàng thông thường sẽ có xu hướng tăng theo thời giando đây là một loại kim loại quý và nguồn cung có giới hạn Chính vì vậy nó đượcxem là kênh trú ẩn an toàn trong tình hình kinh tế bất ổn.
Biến động mạnh của giá vàng do biến động cung cầu, biến động kinh tế vĩmô cũng như chính sách điều hành thị trường vàng có thể dẫn tới hiện tượng đầu cơhoặc đầu tư ngắn hạn vào vàng Điều này có thể dẫn tới hiện tượng người dân rúttiền gửi tiết kiệm để đi đầu cơ vào vàng Nếu hiện tượng này diễn ra ồ ạt thì sẽ gâytác động tiêu cực có tính cục bộ đến tình hình thanh khoản của các NHTM cũng nhưcó nguy cơ làm tăng giá vốn huy động của các NHTM trong ngắn hạn.
1.1.3 Hoạt động kinh doanh chính của NHTM1.1.3.1 Hoạt động tạo lập và huy động vốn.
Cơ cấu vốn của một NHTM thường bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động(thị trường 1, thị trường 2), vốn vay và các loại vốn khác Từng loại vốn đều có tínhchất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn của mỗi NHTM và đều có những tácđộng nhất định đến hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM.
❖ Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn do NHTM tạo lập được thông qua việc góp vốn củacác chủ sở hữu hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sở hữu của NHTMbao gồm vốn điều lệ (vốn pháp định), thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủsở hữu (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính,…) và lợi nhuậnchưa phân phối/ (lỗ lũy kế) Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong sự hìnhthành và phát triển dài hạn của NHTM, cụ thể:
Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM, songvốn chủ sở hữu lại là điều kiện pháp lý bắt buộc tại nhiều quốc gia Chẳng hạn,Nghị định 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểuđối với các NHTM Việt Nam là 3.000 tỷ đồng.
Trang 40Vốn chủ sở hữu là tấm đệm quan trọng giúp các NHTM chống đỡ các rủi rothua lỗ tài chính trong quá trình HĐKD Trong thực tế, các NHTM có thể chủ độngáp dụng nhiều biện pháp linh hoạt khác nhau để phòng chống rủi ro Tuy nhiên, khicác biện pháp phòng chống rủi ro không có hiệu quả thì vốn chủ sở hữu được sửdụng như một tấm đệm cuối cùng giúp các NHTM thoát khỏi rủi ro vỡ nợ.
Vốn chủ sở hữu tạo uy tín cho các NHTM, tạo niềm tin đối với khách hàngsử dụng dịch vụ của NHTM Nếu không xem xét đến các yếu tố khác thì có thểkhẳng định rằng các NHTM có tiềm lực tài chính mạnh, có quy mô vốn lớn sẽ dễdàng tạo được sự tin tưởng của khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách hàng sử dụngcác dịch vụ mà các NHTM cung cấp.
Vốn chủ sở hữu là cơ sở để các NHTM đầu tư tài sản, trang thiết bị phục vụhoạt động Trong điều kiện thị trường mang tính cạnh tranh cao, các NHTM phảiliên tục đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư trangthiết bị, cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới để đem lại những trải nghiệm tốt nhấtcho khách hàng Muốn làm được điều này, các NHTM cần liên tục tăng vốn chủ sởhữu để bắt kịp với sự phát triển của thị trường.
Các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn cố định thường được huyđộng với lãi suất cao, kỳ hạn dài và có tính chất ổn định hơn các loại vốn huy độngkhác Khách hàng có thể gửi tiền tiết kiệm trong thời gian ngắn hoặc thời hạn dàitùy theo yêu cầu sử dụng trong tương lai Ngày nay, các NHTM thường cạnh tranhbằng các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn linh động, lãi suất đa dạng và phương thức