1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển

74 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Những Quốc Gia Đang Phát Triển
Tác giả Bùi Thị Bích Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • 1. GIỚI THIỆU (12)
  • 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN FDI (16)
    • 2.1 Nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố tác động đến FDI (16)
    • 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến FDI (19)
  • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1 Mô hình nghiên cứu (37)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (44)
    • 3.3 Dữ liệu nghiên cứu (47)
      • 3.3.1 Mẫu nghiên cứu (47)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Trong những thập kỷ vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có sự gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, từ mức trung bình hàng năm 142 tỷ USD trong những năm 1985 – 1990 lên hơn 385 tỷ USD năm 1996, đến năm 2007, FDI đã đạt mức 1.9 nghìn tỷ USD (UNCTAD, 2009) Tuy nhiên, năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho dòng vốn FDI sụt giảm 14% (chỉ còn 1,7 nghìn tỷ USD) và 1.2 nghìn tỷ USD năm

2009 Cho đến năm 2010, đã đánh dấu sự gia tăng trở lại của FDI trên toàn cầu với mức 1.2 nghìn tỷ USD tăng 15% so với năm 2009, FDI tiếp tục gia tăng trong năm 2011 đạt mức 1.65 nghìn tỷ USD (UNCTAD, 2012) Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm 18% trong năm 2012, giảm từ mức 1.65 nghìn tỷ USD năm 2011 xuống 1.35 nghìn tỷ USD Năm 2013, FDI dự kiến vẫn giữ mức tương đương với năm 2012, khoảng 1.45 nghìn tỷ USD Nếu điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và nhà đầu tư lấy lại niềm tin trong trung hạn, các công ty đa quốc gia có thể chuyển đổi lượng tiền mặt họ đang nắm giữ thành những khoản đầu tư mới, giúp cho FDI có thể đạt mức 1.6 nghìn tỷ USD vào năm 2014 và 1.8 nghìn tỷ USD trong năm 2015

Hình 1.1: Đầu tư trự c ti ếp nước ngoài trong giai đoạ n t ừ năm 1995 -2012

Các quốc gia đang phát triển cũng không phải là trường hợp ngoại lệ

Những nước này đã gia tăng tỷ lệ FDI trong tổng nguồn vốn FDI toàn cầu hàng năm chảy vào nước mình từ 15% năm 1990 lên 37% năm 2008 (UNCTAD 2009) và sau đó gần 46% năm 2011 (UNCTAD, 2012) FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển tăng lên đến 52% trong năm 2012 Sự gia tăng của dòng vốn FDI từ năm 1990 cho thấy các công ty đa quốc gia đã nhận thấy được khả năng sinh lợi tiềm năng từ những điểm đến này Đồng thời, FDI đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước chủ nhà bởi những lợi ích liên quan tới khoa học, công nghệ mới, kỹ năng quản lý, kỹ năng lao động, vốn và tạo thêm nhiều việc làm cũng như cải tiến điều kiện làm việc cho các lao động ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực mà họ đầu tư tại nước đó

Do đó, một câu hỏi được đặt ra đối với các nhà làm chính sách tại các nước đang phát triển là làm sao để thu hút FDI vào nước mình? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, họ cần xác định rõ những nhân tố nào ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào các nước mình, đặc biệt là những nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp

Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên c ứ u các nhân t ố tác động đến đầu tư trự c ti ếp nướ c ngoài t ạ i nh ữ ng qu ốc gia đang phát triể n ” cho luận văn của mình

Mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn là xác định các yếu tố tác động chủ yếu đến dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012), câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Liệu các yếu tố như quy mô thị trường, tổng dự trữ, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại có tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp hay không ?

Luận văn sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 30 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, ước tính bằng phương pháp FGLS để có thể xử lý tốt hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình

Phần còn lại của bài viết được phân chia như sau:

Phần 2: Tổng quan những nghiên cứu trước đây: gồm những nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những nước đang phát triển

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu: gồm có mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Phần 4: Kết quả nghiên cứu

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN FDI

Nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố tác động đến FDI

Một công ty có thể có nhiều động lực để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, do đó, không có một lý thuyết chung nào về FDI có thể giải thích một cách toàn diện sự tồn tại của các công ty đa quốc gia (MNCs), sản phẩm có tính chất quốc tế và FDI

Người ta bắt đầu tìm kiếm lời giải thích từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khi xuất hiện hiện tượng toàn cầu hóa Vai trò của các công ty đa quốc gia và FDI gia tăng mạnh mẽ trong những năm 1950 và 1960 giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra các lý thuyết giải thích hành vi của MNCs và sự tồn tại của sản phẩm có tính chất quốc tế

Theo phương pháp tiếp cận thị trường vốn, nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự dịch chuyển của các dòng vốn là do sự khác biệt trong lãi suất giữa các quốc gia, phương pháp này nói rằng dòng vốn có xu hướng chảy đến những nơi có tỷ suất sinh lợi cao nhất Tuy nhiên phương pháp này lại không đề cập đến sự khác biệt cơ bản giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp

Hymer (1960) cho rằng khi đầu tư ra nước ngoài, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài có một số bất lợi như: khoảng cách địa lý làm tăng chi phí vận chuyển các nguồn lực, thiếu hiểu biết về môi trường xa lạ làm tăng chi phí thông tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng mới và hệ thống cung cấp mới cũng mất nhiều chi phí so với công ty trong nước, nhưng họ vẫn tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bởi họ nắm giữ những lợi thế độc quyền như: công nghệ, thương hiệu, kỹ năng quản lý và lợi ích kinh tế nhờ quy mô của công ty… giúp họ giảm được chi phí kinh doanh và tăng doanh thu so với công ty trong nước Tuy nhiên lý thuyết này vẫn chưa giải thích được nhân tố thực sự tác động đến quyết định FDI vào một quốc gia các MNCs

Theo lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm của Vernon (1966), đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm ba giai đoạn chủ yếu: giai đoạn sản phẩm mới, giai đoạn sản phẩm chín muồi, giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa

Theo ông, khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá, do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn

Lý thuyết OLI của Dunning về FDI, đây là minh chứng thuyết phục nhất về động cơ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được đưa ra bởi Dunning

(1980) Ông đã giải thích các nhân tố tác động đến FDI bao gồm: lợi thế về quyền sở hữu (Ownership), về quốc gia (Location) và lợi thế quốc tế hóa (Internalization) được xem như là khuôn khổ lý thuyết OLI

Thứ nhất, các công ty nên có lợi thế về quyền sở hữu cho phép họ cạnh tranh hiệu quả trong thị trường nội địa, ví dụ, quy trình sản xuất của công ty, công ty có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty trong nước, và nó cũng bao gồm thương hiệu, bản quyền, công nghệ và kỹ năng quản lý

Thứ hai, nước chủ nhà nên sở hữu những lợi thế cạnh tranh quốc gia, điều này sẽ khuyến khích công ty nước ngoài đến trực tiếp sản xuất phục vụ thị trường trong nước thay vì xuất khẩu vào nước đó, ví dụ, chi phí sản xuất và vận chuyển thấp, ưu đãi thuế, rủi ro thấp, …

Và cuối cùng, lợi thế quốc tế hóa ( lợi thế công ty tự sản xuất ra sản phẩm chứ không phải thông qua việc hợp tác với công ty tại nước chủ nhà ) giúp công ty xây dựng và khai thác năng lực của mình như chi phí vận chuyển thấp, quản lý hiệu quả và kiểm soát chất lượng tốt, để sản xuất hơn là phụ thuộc vào hợp đồng với công ty nước ngoài, bởi nó thường hàm chứa nhiều rủi ro do công ty phải tiết lộ một số thông tin độc quyền với đối tác

Dunning (1988) cho rằng lợi thế OLI có thể khác nhau phụ thuộc vào việc các quốc gia đó phát triển ít hay đã phát triển, lớn hay nhỏ, ngành công nghiệp đó là thâm dụng lao động hay vốn, thị trường đó là mới nổi hay đã trưởng thành, cạnh tranh hay độc quyền

Theo Jack Behrman (1972) 1 FDI có thể được chia thành bốn loại: FDI tìm kiếm thị trường, FDI tìm kiếm tài nguyên, FDI tiềm kiếm hiệu quả thị trường, FDI tìm kiếm tài sản chiến lược

FDI tìm kiếm thị trường mục đích là thâm nhập thị trường nội địa của nước chủ nhà và thường liên quan đến: quy mô thị trường và thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới, sở thích của người tiêu dùng và cấu trúc của thị trường nội địa

FDI tìm kiếm tài nguyên bị thu hút bởi tài nguyên thiên nhiên như nguyên liệu, chi phí lao động thấp (cả lao động không có kỹ năng và lao động

1 Trích dẫn từ John H.Dunning, Sarianna M.Lunda (2008) Multinational Enterprises and

Global Economy (2 nd ed.) Edward Elgar Publishing, Inc có kỹ năng), cơ sở vật chất (cảng, đường, năng lượng, viễn thông), và trình độ công nghệ Đối với FDI tìm kiếm hiệu quả thị trường, các nhân tố đầu vào truyền thống đóng vai trò ít hơn trong việc ảnh hưởng đến FDI, trong khi đó, các yếu tố như năng lực và khả năng, cơ chế khuyến khích, sự sẵn có và chất lượng của công ty tại nước chủ nhà, đặc tính cạnh tranh của thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng tự nhiên và chính sách vĩ mô, vi mô của chính phủ đóng vai trò quan trọng hơn

Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến FDI

Có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố tác động lên dòng vốn FDI Tuy nhiên, có nhiều yếu tố được coi là nhân tố tác động đến FDI trong mỗi nghiên cứu ở mỗi quốc gia Vì vậy, rất khó để liệt kê các nhân tố tác động, đặc biệt là theo thời gian một số nhân tố có thể có hoặc không có ý nghĩa thống kê

Do đó, phần xem xét lại bằng chứng thực nghiệm này sẽ tập trung vào những nghiên cứu về các nhân tố tác động lên FDI tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi và những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi

 Nghiên c ứ u c ủ a Agarwal (1980): Determinants of foreign direct investment: A survey

Trong nghiên cứu của mình, Agarwal (1980) thực hiện khảo sát các nhân tố tác động đến FDI tại các quốc gia đang phát triển đã phát hiện ra ba nhân tố quan trọng bao gồm: sự bất ổn chính trị - nhân tố ngăn cản FDI, sự ưu đãi dành cho đầu tư trực tiếp nước ngoài – nhân tố khuyến khích FDI, chi phí lao động rẻ - lợi thế so sánh của các nước đang phát triển so với các nước phát triển

 Nghiên c ứ u c ủ a Shamsuddin (1994): Economic Determinants of Foreign Direct Investment in Less Developing Countries

Shamsuddin (1994) sử dụng dữ liệu chéo cho năm 1983 tại 36 quốc gia đang phát triển cho thấy biến GDP/ người đại diện cho quy mô thị trường của nước chủ nhà là nhân tố quan trọng nhất trong việc thu hút FDI Các nhân tố quan trọng khác tác động đến FDI bao gồm chi phí lao động (lương), môi trường đầu tư đại diện bởi nợ bình quân đầu người

Ngoài ra, FDI còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như mức viện trợ bình quân đầu người từ các nước tư bản (bao gồm cả hỗ trợ phát triển chính thức song phương, đa phương) và sự ổn định của nền kinh tế được đại diện bởi mức thay đổi trong giá cả, năng lượng sẵn có của nước nhận đầu tư có tác động đáng kể lên quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

Quy mô thị trường lớn hơn cùng với sự gia tăng trong viện trợ công sẽ thu hút được nhiều FDI hơn, ngược lại chi phí lương cao hơn, môi trường đầu tư nghèo nàn, kinh tế bất ổn sẽ làm giảm sút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào nước chủ nhà

 Nghiên c ứ u c ủ a Loree và Guisinger (1995): Policy and non-policy determinants of U.S equity foreign direct investment

Dựa vào dữ liệu khảo sát đầu tư ra nước ngoài được thực hiện bởi Phòng thương mại Mỹ năm 1977 và 1982, Loree và Guisinger (1995) bàn luận về chủ đề “Các nhân tố thuộc về chính sách và phi chính sách của nước nhận đầu tư tác động lên quyết định đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ” nhằm mục đích xác định các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của các MNC Mỹ tại các quốc gia trong danh mục khảo sát

Trong công trình nghiên cứu của mình, Loree và Guisinger đã sử dụng cả mô hình dữ liệu chéo và phân mẫu dữ liệu của mình thành hai nhóm: các nước đang phát triển và các nước đã phát triển

Kết quả cho thấy, một số biến có ý nghĩa thống kê thay đổi qua các năm

Cụ thể là, biến rủi ro quốc gia có ý nghĩa thống kê trong năm 1982 nhưng không có ý nghĩa thống kê trong năm 1977, điều này có thể do các nhà đầu tư

Mỹ trở nên thận trọng hơn đối với sự ổn định của quốc gia đó bởi vào đầu những năm 1980 khi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái tồi tệ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và quy mô nợ công của các quốc gia đang phát triển tăng lên mạnh mẽ Biến khác biệt văn hóa và GDP/ người có ý nghĩa thống kê trong năm 1977 nhưng không có ý nghĩa thống kê trong năm

Ngược lại các biến đại diện cho cơ sở hạ tầng như thông tin liên lạc và giao thông vận tải có tương quan dương với FDI và có ý nghĩa thống kê trong cả hai năm Đồng thời, do mẫu dữ liệu của các tác giả bao gồm cả những ngành công nghiệp tìm kiếm lương thấp và kỹ năng thấp với những ngành đòi hỏi kỹ năng cao tương ứng với mức lương cao, khiến cho tác động cuối cùng của lương có thể bị xóa bỏ, do đó, hệ số của biến lương đại diện cho chi phí lao động không có ý nghĩa thống kê trong hai năm nghiên cứu

Bên cạnh đó, các tác giả cũng phát hiện ra các biến thuộc về chính sách như ưu đãi đầu tư (hệ số mang dấu dương), những quy định về hoạt động kinh doanh (hệ số mang dấu âm), thuế suất có hiệu lực của nước chủ nhà (hệ số mang dấu âm) có ý nghĩa thống kê và khác biệt khá lớn giữa những nước đang phát triển với nước phát triển, giữa năm 1977 và năm 1982

 Nghiên c ứ u c ủ a Beven và Estrin (2000): The Determinants of Foreign Direct Investment in Transition Economies

Tương tự, Beven và Estrin (2000) sử dụng phương pháp dữ liệu bảng và hồi quy hai bước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI tại các nền kinh tế chuyển đổi (Trung và Đông Âu) từ năm 1994 – 1998 trong số các nhân tố rủi ro quốc gia, chi phí lao động, quy mô thị trường nước nhận đầu tư và các biến vĩ mô khác như chênh lệch lãi suất trái phiếu một năm của quốc gia đầu tư với lãi suất tiền gửi của quốc gia nhận đầu tư, khoảng cách giữa thủ đô của nước đầu tư với nước nhận đầu tư, sự khác biệt giữa các quốc gia Đồng thời, các tác giả cũng ước tính các nhân tố tác động đến xếp hạng rủi ro quốc gia: tỷ lệ khu vực tư trên GDP, chỉ số đánh giá chất lượng doanh thu (doanh thu bán ra ngoài được xếp hạng cao, doanh thu nội bộ xếp hạng thấp), chỉ số kinh tế vĩ mô, vi mô (lạm phát, cán cân ngân sách/ GDP, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối không bao gồm cả vàng, sản lượng công nghiệp đầu ra/ GDP), tham nhũng

Kết quả cho thấy, quy mô thị trường mà cụ thể là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI, khoảng cách và chi phí lao động có tác động ngược chiều với FDI

Ngoài ra, xếp hạng rủi ro quốc gia chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của ngành, cán cân tài khóa, tổng dự trữ và tham nhũng

 Nghiên c ứ u c ủ a Garibaldi và c ộ ng s ự (2002): What moves capital to transition economies?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012), tôi giả định các biến có khả năng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bao gồm: quy mô thị trường, tổng dự trữ, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, độ mở thương mại Sự phân loại này tương tự như trong lý thuyết Dunning (1980), Jack Behrman (1972)

Quy mô th ị trườ ng

Thị trường tiêu thụ rộng lớn nghĩa là có nhiều nhu cầu tiêu dùng tiềm năng hơn và vì vậy có nhiều cơ hội để bán hàng hơn Các quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn sẽ nhận được nhiều dòng vốn đầu tư hơn những quốc gia có thị trường tiêu thụ bé hơn

Quy mô thị trường thường được đo lường bởi tổng thu nhập quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người) Nó được kỳ vọng mang dấu dương và là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn FDI

Trong bài luận văn, tôi sử dụng biến GDP để đại diện cho quy mô thị trường

Giả thuyết H1: Quy mô thị trường của nước chủ nhà càng lớn càng thu hút được nhiều FDI

Tổng dự trữ ngoại hối bao gồm vàng, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại IMF, ngoại tệ

Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản như thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá; duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính; là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài; dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia

Trong bài nghiên cứu thực nghiệm Beven và Estrin (2000) đã cho thấy xếp hạng rủi ro quốc gia chịu ảnh hưởng đáng kể bởi dự trữ ngoại hối của nước đó Do đó, một quốc gia tích lũy càng nhiều dự trữ thì quốc gia càng lôi kéo được nhiều FDI bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia

Giả thuyết H2: Tổng dự trữ ngoại hối có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI tại các nước nhận đầu tư

Cơ sở hạ tầng tốt, thuận tiện là minh chứng rõ nét cho sự thịnh vượng của một quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển

Mặt khác, một đất nước có cơ hội thu hút dòng vốn FDI sẽ thúc đẩy các nước này trang bị cơ sở hạ tầng tốt hơn Vì vậy, cơ sở hạ tầng có tác động tích cực thúc đẩy dòng vốn FDI

Dựa vào nghiên cứu của Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan

(2012), tôi sử dụng biến tiêu thụ điện làm biến đại diện cho cơ sở hạ tầng và kỳ vọng tương quan dương giữa tiêu thụ điện và FDI

Giả thuyết H3: Quốc gia có cơ sở hạ tầng càng tốt càng thu hút được nhiều FDI

Chi phí lao độ ng

Chi phí lao động cao ở nước chủ nhà có thể ngăn cản các công ty FDI đến nước đó Bởi chi phí lao động cao làm tăng chi phí sản xuất và vì vậy sẽ khiến cho FDI đi ra khỏi nước đó hoặc thu hút được ít dòng vốn FDI hơn Chi phí lao động được đại diện bởi tỷ lệ lương

Giả thuyết H4: Chi phí lao động thấp ở nước nhận đầu tư sẽ thu hút FDI đến với nước đó Độ m ở thương mạ i

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng ngoại thương ( xuất và nhập khẩu) chỉ có thể bổ sung chứ không thể thay thế FDI

Các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư vào những thị trường đối tác thương mại mà họ thấy quen thuộc Nhiều FDI định hướng xuất khẩu cũng đòi hỏi nhập khẩu phụ tùng, hàng hóa trung gian

Trong cả hai trường hợp nêu trên, khối lượng thương mại đều được gia tăng và vì vậy, độ mở thương mại nhìn chung được kỳ vọng mang dấu dương và có tác động đáng kể đến FDI Độ mở thương mại được đại diện bởi tỷ số xuất nhập khẩu chia cho GDP

Giả thuyết H5: Nước chủ nhà càng mở cửa càng thu hút được nhiều FDI đến nước mình

Như vậy, mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp được sử dụng trong bài có thể viết như sau:

Lnfdi it = α + β 1 lngdp it + β 2 lntr it + β 3 lnpc it + β 4 lnwgr it + β 5 opn it + e it (1)

(i= 1, , N, với N là số quốc gia trong mẫu nghiên cứu, t = 1, …, T, với

T là giai đoạn nghiên cứu)

B ả ng 3.1: B ả ng mô t ả bi ế n trong mô hình nghiên c ứ u

Biến Phương pháp đo lường

Các nghiên cứu đã cho thấy biến có tác động đến việc thu hút FDI

Bi ế n ph ụ thu ộ c lnFdi it

Giá trị logarit tự nhiên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào (triệu USD, tính theo giá USD hiện tại) của quốc gia i tại thời

Biến Phương pháp đo lường

Các nghiên cứu đã cho thấy biến có tác động đến việc thu hút FDI điểm t 2

Quy mô th ị trườ ng (lnGDP it )

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại)

- Alan A Bevan and Saul Estrin

2 Khi sử dụng giá trị log, các quan sát FDI có giá trị âm sẽ khiến cho giá trị log của nó không có ý nghĩa Theo Christophe Gouel at al (2005), giá trị dòng vốn đi vào âm có ý nghĩa kinh tế thực, bởi vì tầm quan trọng của chúng khiến cho các tác giả không thể loại bỏ giá trị của chúng mà không đánh mất tính bền vững của mô hình, do đó họ đã thay thế cho giá trị FDI âm bằng 0 Eric Neumayer và Laura Spess (2005) cho các quan sát có giá trị âm bằng 1, và chỉ ra rằng chỉ có sự khác biệt rất nhỏ trong kết quả nghiên cứu khi cho các quan sát này bằng 1 hay bỏ qua giá trị của chúng Chính vì thế, trong bài luận văn của mình, tôi sẽ xử lý bằng cách cho các giá trị FDI âm bằng 1 trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến FDI tại các quốc gia đang phát triển

Biến Phương pháp đo lường

Các nghiên cứu đã cho thấy biến có tác động đến việc thu hút FDI

- Vinit Ranjan, Dr Gaurav Agrawal (2011)

- Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng dự trữ (bao gồm vàng, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại IMF, ngoại tệ) của quốc gia i tại thời điểm t (triệu USD, tính theo giá USD hiện tại)

- Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012)

Cơ sở h ạ t ầ ng Giá trị logarit tự nhiên Tiêu thụ điện

Biến Phương pháp đo lường

Các nghiên cứu đã cho thấy biến có tác động đến việc thu hút FDI

(lnPc it ) (kWh trên đầu người) của quốc gia i tại thời điểm t

- Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012)

Giá trị logarit tự nhiên Lương của quốc gia i tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại)

- Vinit Ranjan, Dr Gaurav Agrawal (2011)

- Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012) Độ mở thương mại của một quốc gia ( opn it )

- Vinit Ranjan, Dr Gaurav Agrawal (2011)

Biến Phương pháp đo lường

Các nghiên cứu đã cho thấy biến có tác động đến việc thu hút FDI

Phương pháp nghiên cứu

Để đo lường mối quan hệ giữa FDI với các yếu tố: GDP, tổng dự trữ, tiêu thụ điện, lương, độ mở thương mại, tôi sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng

Kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng (panel data) được sử dụng do những ưu điểm của chúng vượt trội hơn so với dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo bởi nó sử dụng tất cả thông tin sẵn có điều mà chuỗi dữ liệu thời gian truyền thống hay dữ liệu chéo truyền thống không làm được

Baltagi (2005) đã liệt kê các ưu điểm của dữ liệu bảng như kiểm soát tính không đồng nhất của các đơn vị trong mẫu nghiên cứu; cung cấp dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít đa cộng tuyến giữa các biến, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn; phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy; phù hợp trong việc nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp; tối thiểu hóa khả năng kết quả nghiên cứu bị chệch

Phương pháp dữ liệu bảng gồm ba phương pháp khác nhau:

Phương pháp random effects (REM): trong phương pháp này, hằng số trong mô hình hồi quy của mỗi đơn vị chéo giống như một tham số ngẫu nhiên hơn là cố định Bởi hệ số chặn của mỗi đơn vị chéo là một hệ số chặn chung (giá trị này giống nhau cho tất cả các đơn vị chéo trong giai đoạn nghiên cứu), cộng thêm giá trị ngẫu nhiên của đơn vị chéo ε i - giá trị này khác nhau đối với từng đơn vị chéo nhưng không đổi theo thời gian

Ta có thể viết mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên như sau: y it = α + βx it + ω it trong đó ω it = ε i + ν it

Với ε i là thành phần sai số theo không gian, hay theo các đơn vị chéo, νit là thành phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp

X it vẫn là ma trận 1xk vecto của các biến giải thích, nhưng không giống phương pháp tác động cố định, biến giả để xác định sự khác biệt giữa các đơn vị chéo không được sử dụng ở đây mà được phản ánh trong sai số ε i

Phương pháp fixed effects (FEM): với giả định mỗi đơn vị chéo đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa sai số của mỗi đơn vị chéo với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng ròng của biến giải thích lên biến phụ thuộc, bằng cách cho tung độ gốc thay đổi theo từng đơn vị nhưng vẫn giả định rằng các hệ số độ dốc này là hằng số đối với các đơn vị

Ta có thể viết mô hình cho phương pháp tác động cố định như sau: y it = α + βx it + à i + ν it Trong đú, à i đại diện cho sự khỏc biệt của từng đơn vị chộo, ν it đại diện cho phần sai số yit mà mô hình chưa giải thích được

Phương pháp mà tất cả các hệ số đều không đổi theo không gian và theo thời gian: cũng được gọi là phương pháp pooled OLS, phương pháp này thể hiện kết quả theo giả định rằng không có sự khác biệt giữa ma trận dữ liệu của các đơn vị chéo

Phương pháp FGLS: Khi sử dụng dữ liệu bảng, chúng ta cần kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan của các sai số trong mô hình, bởi sự hiện diện của chúng sẽ khiến cho ước lượng OLS thông thường không đưa ra được mô hình có phương sai bé nhất trong các ước lượng không chệch, do đó mô hình đạt được không có hiệu quả

Do đó, phương pháp FGLS (feasible generalized least square) được sử dụng trong bài viết này bởi nó có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi

Phương pháp FGLS sẽ ước tính mô hình theo phương pháp OLS (ngay cả trong trường hợp có sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi) Các sai số được rút ra từ mô hình sẽ được dùng để ước tính ma trận phương sai - hiệp phương sai của sai số Cuối cùng, sử dụng ma trận này để chuyển đổi các biến ban đầu và ước tính giá trị các tham số cần tìm trong trong mô hình

Các ki ểm định đượ c th ự c hi ệ n trong bài:

Kiểm định Hausman: phương pháp này cho phép ta lựa chọn giữa mô hình theo FEM và REM

Giả thuyết H0 làm nền tảng cho kiểm định Hausman là tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo không gian không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình Nếu có tương quan (giả thuyết H0 bị từ chối), mô hình hồi quy theo REM sẽ cho kết quả bị thiên lệch, vì vậy mô hình theo FEM được ưa thích hơn

Kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian: phương pháp này cho phép lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình pooled OLS với giả thuyết H0 - Mô hình pooled OLS là phù hợp

Kiểm định Lagram – Multiplier: được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan của sai số trong mô hình với giả thuyết H 0 - Mô hình không có hiện tượng tự tương quan

Dữ liệu nghiên cứu

Tôi sử dụng dữ liệu bảng của 30 nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2000 – 2012 theo phân loại của UNCTAD như sau:

B ả ng 3.2 : Danh sách các nướ c trong m ẫ u nghiên c ứ u

CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH

3.3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ những nguồn như: World Bank, UNCTAD, Indexmundi Cụ thể như sau:

B ả ng 3.3: Mô t ả bi ế n và ngu ồ n d ữ li ệ u c ủ a các bi ế n đượ c s ử d ụ ng trong bài nghiên c ứ u

Biến Mô tả biến Nguồn

FDI Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội World Bank ‘s World

Ex/ GDP Tỷ số xuất khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Im/ GDP Tỷ số nhập khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD)

Pc Tiêu thụ điện bình quân trên người được tính toán dựa trên

Indexmundi số liệu tổng sản lượng điện tiêu thụ hàng năm và dân số

Wgr Lương của lao động cư trú và không cư trú tại một quốc gia

World Bank ‘s World Developmet Indicators

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả

Trước tiên, bài nghiên cứu này sẽ trình bày thống kê dữ liệu của các biến chính qua các năm, để thấy được tổng quan của nguồn dữ liệu

B ả ng 4.1: Phân tích mô t ả d ữ li ệ u c ủa các nước đang p hát tri ển giai đoạ n

Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Độ nhọn Độ lệch

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu dựa trên phần mềm Stata

Số liệu tính toán dựa trên mẫu gồm 30 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp từ năm 2000 – 2012 với 390 quan sát (ngoại trừ biến Ln_Wgr)

Kết quả cho thấy dữ liệu phân phối khá đều ở hai bên, chỉ số trung bình và trung vị của các biến khá gần nhau, giá trị độ lệch của các biến hầu hết nằm trong khoảng (-1,1) (ngoại trừ logarit của biến tiêu thụ điện có giá trị xấp xỉ -1); giá trị độ nhọn của các biến xấp xỉ bằng 3 (giá trị độ nhọn của phân phối chuẩn) ngoại trừ logarit của biến FDI và biến tiêu thụ điện

Do đó, xét về tổng thể thì hầu hết các dữ liệu có phân phối gần giống với phân phối chuẩn Đồng thời, bảng 4.1 cho thấy giá trị logarit biến FDI trung bình của các nước đang phát triển gần bằng 7.04 và trung vị là 7.02 trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 – 2012

Kế đến tôi sẽ xem xét tương quan giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, lương, tiêu thụ điện, tổng dự trữ, độ mở thương mại để đưa ra những đánh giá về số liệu của các biến này dựa trên nguồn dữ liệu đã thu thập

B ả ng 4.2: Ma tr ận tương quan giữ a các bi ế n trong mô hình nghiên c ứ u

Ln_FDI Ln_GDP Ln_Wgr Ln_Pc Ln_Tr Opn

Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata

Có thể nhận thấy các cặp biến trong mô hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8, ngoại trừ hai cặp biến Ln_Tr với Ln_GDP có hệ số tương quan là 0.9

Theo kinh nghiệm hệ số tương quan giữa các cặp biến lớn hơn 0.8 thì có đa cộng tuyến cao, song kinh nghiệm này là chưa chính xác

Thông thường, nguy cơ xảy ra đa cộng tuyến cao chỉ khi chỉ số nhân tố phóng đại VIP lớn hơn 10, tuy nhiên trong bài này, hệ số nhân tố phóng đại VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 và giá trị VIF trung bình bằng 4.06

B ả ng4.3: K ế t qu ả ch ỉ s ố nhân t ố phóng đạ i VIF c ủ a các bi ế n trong mô hình

Mean VIF 4.09 ln_pc 1.17 0.858337 opn 1.51 0.660958 ln_wgr 1.95 0.512217 ln_tr 6.60 0.151402 ln_gdp 9.23 0.108286 Variable VIF 1/VIF

Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata

Do đó dữ liệu nghiên cứu xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo Mặt khác, việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo dữ liệu bảng và FGLS trong bài luận văn sẽ tái cấu trúc lại mô hình, góp phần hạn chế bớt hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến

Theo đó, các biến được đưa vào mô hình có thể được xem là khá phù hợp trong việc xem xét các nhân tố tác động đến việc việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển

4.2 Kết quả nghiên cứu Đầu tiên, tôi thực hiện hồi quy mô hình các nhân tố tác động đên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển bằng phương pháp pooled OLS

B ả ng 4.4: K ế t qu ả ướ c tính các nhân t ố tác động đế n FDI theo Pooled OLS

_cons -11.03396 2.041123 -5.41 0.000 -15.04795 -7.01998 opn 8458027 2036975 4.15 0.000 44522 1.246386 ln_tr 2797012 0883772 3.16 0.002 1059025 4534999 ln_pc 0404407 0564634 0.72 0.474 -.0705977 1514791 ln_wgr 036814 0480791 0.77 0.444 -.0577363 1313644 ln_gdp 5650293 117588 4.81 0.000 3337858 7962728 ln_fdi Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Total 1040.14195 366 2.8419179 Root MSE = 1.1165 Adj R-squared = 0.5614 Residual 450.002782 361 1.2465451 R-squared = 0.5674 Model 590.139168 5 118.027834 Prob > F = 0.0000 F( 5, 361) = 94.68 Source SS df MS Number of obs = 367

Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata

Mô hình pooled OLS đã giải thích được 56.74% sự thay đổi trong FDI chảy vào các quốc gia đang phát triển (R 2 = 56.74%)

Như kết quả bảng 4.4 cho thấy, ngoại trừ lương, tiêu thụ điện, các biến GDP, tổng dự trữ, độ mở thương mại đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1% và tác động cùng chiều lên FDI Ngoài ra, lương có tác động cùng chiều lên FDI, điều này ngược với giả thuyết đã được đặt ra ở trên, nhưng nó lại không có ý nghĩa thống kê

Tuy nhiên, trong ước tính theo mô hình pooled OLS không phản ánh được tác động của sự khác biệt của mỗi quốc gia Tác động này có thể là chế độ chính trị của quốc gia đó, khoảng cách từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư… Vì vậy, tôi sử dụng phương pháp FEM để hồi quy mô hình nhằm tách biệt ảnh hưởng của những tác động này

B ả ng 4.5: K ế t qu ả ướ c tính các nhân t ố tác động đế n FDI theo FEM

F test that all u_i=0: F(29, 332) = 5.33 Prob > F = 0.0000 rho 42482491 (fraction of variance due to u_i) sigma_e 9615893 sigma_u 82640812 _cons -18.60273 4.847088 -3.84 0.000 -28.13761 -9.067851 opn 7787387 4895333 1.59 0.113 -.1842394 1.741717 ln_tr 2620184 1584327 1.65 0.099 -.0496402 573677 ln_pc -.003829 1593691 -0.02 0.981 -.3173296 3096716 ln_wgr -.10994 1227588 -0.90 0.371 -.3514232 1315432 ln_gdp 1.018056 2671295 3.81 0.000 4925759 1.543536 ln_fdi Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] corr(u_i, Xb) = -0.5833 Prob > F = 0.0000 F(5,332) = 26.90 overall = 0.5527 max = 13 between = 0.7555 avg = 12.2 R-sq: within = 0.2883 Obs per group: min = 12

Group variable: country Number of groups = 30 Fixed-effects (within) regression Number of obs = 367

Nguồn: Kết quả dựa trên tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata

Mô hình FEM đã giải thích được 75.55% sự thay đổi trong FDI chảy vào các quốc gia đang phát triển (R 2 = 75.55%)

Như kết quả bảng 4.5 cho thấy, chỉ có biến GDP và tổng dự trữ có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 1% và 10%, đồng thời hệ số các biến mang dấu dương, điều này cho thấy chúng có tác động cùng chiều lên FDI

Tiếp theo, tôi dùng F test để kiểm định xem có tồn tại tác động cố định của mỗi quốc gia trong mô hình hay không

Rõ ràng, từ bảng 4.5 ta có thể thấy phương pháp pooled OLS được sử dụng không thích hợp bởi vì có sự tồn tại của tác động cố định ở mỗi quốc gia (F(29,332) = 5.33, P-value = 0.0000)

Mặc dù tồn tại tác động cố định trong mô hình cũng không có nghĩa mô hình FEM là mô hình đúng

Ngày đăng: 05/12/2022, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1995-2012 - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Hình 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1995-2012 (Trang 13)
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Trang 31)
- Dữ liệu bảng. - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
li ệu bảng (Trang 33)
- Bảng đồng liên kết    - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
ng đồng liên kết (Trang 34)
Khan (2012) - Mơ hình dữ liệu bảng.  - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
han (2012) - Mơ hình dữ liệu bảng. (Trang 36)
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT (Trang 48)
Bảng 3.2: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 3.2 Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 3.3: Mô tả biến và nguồn dữ liệu của các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu  - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 3.3 Mô tả biến và nguồn dữ liệu của các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 4.1: Phân tích mơ tả dữ liệu của các nước đang phát triển giai đoạn 2000-2012  - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.1 Phân tích mơ tả dữ liệu của các nước đang phát triển giai đoạn 2000-2012 (Trang 52)
Có thể nhận thấy các cặp biến trong mơ hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8, ngoại trừ hai cặp biến Ln_Tr với Ln_GDP có hệ số tương quan  là 0.9 - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
th ể nhận thấy các cặp biến trong mơ hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8, ngoại trừ hai cặp biến Ln_Tr với Ln_GDP có hệ số tương quan là 0.9 (Trang 54)
Bảng4.3: Kết quả chỉ số nhân tố phóng đại VIF của các biến trong mơ hình  - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.3 Kết quả chỉ số nhân tố phóng đại VIF của các biến trong mơ hình (Trang 55)
Bảng 4.4: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo Pooled OLS - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.4 Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo Pooled OLS (Trang 56)
Bảng 4.5: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo FEM - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.5 Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo FEM (Trang 57)
Bảng 4.6: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo FEM có bao gồm biến giả thời gian   - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.6 Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo FEM có bao gồm biến giả thời gian (Trang 59)
Bảng 4.7: Kiểm định tác động tác động cố định của thời gian lên biến phụ thuộc  - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.7 Kiểm định tác động tác động cố định của thời gian lên biến phụ thuộc (Trang 60)
Bảng 4.8: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo REM - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.8 Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo REM (Trang 61)
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Hausman - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman (Trang 62)
Bảng 4.10: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo phương pháp FGLS  - Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển
Bảng 4.10 Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến FDI theo phương pháp FGLS (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN