1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương

183 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tác giả Huỳnh Thiện Thảo Nguyên
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Ngọc Huyền
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 6,31 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (16)
    • 1.1 Một số khái niệm (16)
      • 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh (16)
      • 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh (18)
      • 1.1.3 Khái niệm về khả năng hay năng lực cạnh tranh (18)
    • 1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (20)
    • 1.3 Một số quan điểm về chiến lược cạnh tranh (0)
    • 1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (23)
      • 1.4.1 Mô hình hình thoi của Michael Porter (23)
      • 1.4.2 Chuỗi giá trị (29)
      • 1.4.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tỉnh Bình Dương (30)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƯƠNG (35)
    • 2.1 Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương (35)
      • 2.1.1 Về đầu tư (35)
      • 2.1.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (42)
      • 2.1.6 Thị trường tiêu thụ (43)
      • 2.1.7 Tác động của các chính sách (46)
      • 2.1.8 Vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (47)
    • 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (48)
  • Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (53)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (53)
    • 3.2 Nghiên cứu định tính (55)
      • 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính (55)
      • 3.2.2 Kết quả của nghiên cứu định tính (55)
        • 3.2.2.1 Kết quả khám phá và xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc (55)
        • 3.2.2.2 Kết quả phát triển thang đo (58)
    • 3.3 Nghiên cứu sơ bộ (61)
      • 3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu (61)
      • 3.3.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo (61)
      • 3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ (63)
        • 3.3.3.1 Kết quả Cronbach Alpha (63)
        • 3.3.3.2 Kết quả EFA (64)
    • 3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức (67)
      • 3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu (67)
      • 3.4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu (68)
    • 4.1 Kiểm định thang đo (71)
      • 4.1.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha (71)
        • 4.1.1.1 Kiểm định thang đo biến độc lập (71)
        • 4.1.1.2 Kiểm định thang đo biến phụ thuộc (72)
      • 4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (73)
        • 4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập (73)
        • 4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (74)
      • 4.1.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thiết (75)
    • 4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thiết (75)
      • 4.2.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc (75)
      • 4.2.2 Kiểm định các giả định hồi quy (76)
        • 4.2.2.1 Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (76)
        • 4.2.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (77)
        • 4.2.2.3 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau (77)
        • 4.2.2.4 Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn (77)
        • 4.2.2.5 Kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư (77)
      • 4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội (78)
        • 4.2.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình (78)
        • 4.2.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình (78)
        • 4.2.3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính bội (78)
        • 4.2.3.4 Kiểm định các giả thiết (80)
    • 4.3 Tổng kết kết quả nghiên cứu (81)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (85)
    • 5.1 Kết luận (85)
      • 5.2.1 Kiến nghị về các chính sách (86)
      • 5.2.2 Kiến nghị về cơ sở hạ tầng (88)
      • 5.2.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (88)
      • 5.2.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ (90)
      • 5.2.5 Kiến nghị về thị trường tiêu thụ (91)
      • 5.2.6 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương (92)
    • 5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (94)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh :

Thuật ngữ cạnh tranh được dùng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, do đó dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này khi xem xét ở những góc độ khác nhau Dưới góc độ kinh tế có các định nghĩa sau:

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 (Vũ Tùng Lâm, 2006, trang 13) ghi nhận rằng “cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”

Tiếp cận dưới góc độ nhấn mạnh đến cách thức cạnh tranh, từ điển kinh tế kinh doanh Anh – Việt (Nguyễn Đức Dy, 2002, trang 115) cho rằng “cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”

Xem xét cạnh tranh dưới góc độ mục đích, giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Nguyễn Viết Thông và cộng sự, 2012, trang 286) viết rằng “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất”

Tuy có sự khác biệt trong cách thức và phạm vi diễn đạt, nhưng các quan niệm trên đều có những có những nét tương đồng về nội dung, đó là:

- Chủ thể tham gia cạnh tranh là người sản xuất, người kinh doanh

- Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia cạnh tranh là mối quan hệ đối kháng

- Môi trường diễn ra cạnh tranh là thị trường mà các chủ thể tham gia

- Phương thức cạnh tranh nhằm vào giá cả và chất lượng hàng hóa

- Mục tiêu của cạnh tranh là giành được nhiều khách hàng về mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Tuy nhiên, khi điều kiện thị trường thay đổi chẳng hạn như những thay đổi về hành vi người tiêu dùng, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách,… đã làm thay đổi quan niệm về cạnh tranh cũng như phương cách mà các chủ thể sử dụng để cạnh tranh lẫn nhau Nếu theo quan niệm trên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau đơn thuần là thông qua giá cả thì chúng ta không thể giải thích được hiện tượng làn sóng Ipad của Apple, mặc dù với chiến lược giá hớt váng nhưng Ipad vẫn chiếm lĩnh được thị trường thu về lợi nhuận khổng lồ vì họ cung cấp được hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn Tương tự như thế, nếu cho rằng cạnh tranh phải là mối quan hệ đối đầu thì cũng không giải thích được sự hình thành của những liên minh liên kết kinh tế, sự ra đời của các cartel, các tập đoàn Gần đây, Kim và Mauborgne với lý thuyết Chiến lược đại dương xanh đã đưa ra một quan điểm cạnh tranh mới là vô hiệu hóa cạnh tranh thông qua việc tìm những thị trường ngách hay những mãng thị trường mới mà ở đó chưa có đối thủ cạnh tranh nào tham gia Mặc dù lý thuyết này chưa hẳn là hoàn hảo để có thể áp dụng trong mọi trường hợp, nhưng nó đã giải thích được những hiện tượng mới nổi như Ipad cũng như phần nào phản ánh được bản chất và phương thức cạnh tranh cần phải có sự thay đổi cho phù hợp

Tóm lại, khi điều kiện môi trường cạnh tranh thay đổi thì cũng cần phải có sự thay đổi trong quan niệm về cạnh tranh Chúng ta không hề phủ nhận những quan niệm trước đây là cạnh tranh thì cần phải ganh đua và đối đầu nhằm tiêu diệt đối thủ cũng như giá cả và chất lượng hàng hóa là những công cụ chủ yếu dùng để cạnh tranh vì nó vẫn còn tồn tại đâu đó trên thị trường cũng như vẫn có tác dụng trong một số điều kiện nhất định Tuy nhiên, trong môi trường có nhiều thay đổi so với trước đây, thì cạnh tranh đang chuyển dần từ thế đối đầu sang cạnh tranh gắn liền với sự liên kết và hợp tác đã và đang diễn ra; chuyển dần từ cạnh tranh chỉ đơn thuần nhằm vào giá cả sang hướng cạnh tranh là tạo ra những giá trị mới nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng đang là xu thế mà các chủ thể kinh tế cần phải nắm bắt và thích ứng để tồn tại và phát triển

1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh:

Theo Michael Porter “nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững” (Lợi thế cạnh tranh, Porter, 1985, trang 43) và “lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã phải bỏ ra Giá trị là mức mà người mua sẵn lòng thanh toán, và một giá trị cao hơn xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán với các tiện ích tương đương nhưng với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc cung cấp các tiện ích độc đáo và người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường Có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu và khác biệt hóa.” (Lợi thế cạnh tranh, Porter, 1985, trang 33)

Như vậy theo Porter, với hai loại lợi thế chi phí tối ưu và khác biệt hóa các doanh nghiệp sẽ thiết lập và theo đuổi chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt được vị thế cạnh tranh cụ thể là đạt được hiệu quả hoạt động trên trung bình trong ngành, đó là chiến lược chi phí tối ưu, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung

1.1.3 Khái niệm về khả năng hay năng lực cạnh tranh:

“Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể hiện thực hóa các những nguồn lực tiềm tàng thành các lợi thế cạnh tranh Nói cách khác, năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững” (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 34)

Theo Michael E Porter, khả năng cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp và năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận (Quản trị chiến lược, Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang 450) Đồng thời, khả năng cạnh tranh vùng, theo Michael E Porter (1985), ông coi sức cạnh tranh của một quốc gia hay một khu vực một vùng địa lý phụ thuộc vào sức cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Không có một nước nào hay khu vực nào lại có sức cạnh tranh hơn một nước hay khu vực khác mà chỉ có các doanh nghiệp của nước hay khu vực này có sức cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác hay khu vực khác

Bên cạnh đó, trong tác phẩm “ Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Michael E

Porter (1985) đã cho rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp không những chỉ tồn tại bên trong doanh nghiệp mà nó còn phụ thuộc vào những lợi thế bên ngoài doanh nghiệp; đó là tổ hợp các doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các thể chế,…Cùng với chính phủ, khu vực tư nhân có vai trò đầu tư một số tài sản tập thể hoặc hàng hóa công cộng ở một số địa phương nhất định, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau không tránh khỏi giữa chính phủ và các doanh nghiệp trong việc quyết định năng suất của quốc gia Thêm vào đó, vai trò chủ động của các hiệp hội công nghiệp và các thể chế kinh doanh khác cũng góp phần to lớn vào việc hình thành nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hay trong vùng

Như vậy, khả năng hay năng lực cạnh tranh được xem xét ở 3 góc độ:

 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ: được hiểu là khả năng vượt trội của hàng hóa hay dịch vụ hơn so với các hàng hóa dịch vụ cùng loại trên thị trường tại một thời điểm nhất định Khả năng cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ có thể đo lường bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường

 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh,…nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế và khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh từ đó thu về lợi ích cao nhất

 Năng lực cạnh tranh quốc gia: là khả năng của một nền kinh tế hay một quốc gia để tăng trưởng bền vững, thu hút được vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mức sống của người dân

Trong nghiên cứu này, chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp luôn tìm cách cải thiện năng lực cạnh tranh của mình vì mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu hay làm hài lòng khách hàng nhằm thu về doanh thu cao hơn, thị phần nhiều hơn và cuối cùng là lợi nhuận cao hơn Như vậy để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên đứng trên quan điểm của khách hàng mà đánh giá xem doanh nghiệp đã thỏa mãn đến đâu yêu cầu của khách hàng và khách hàng hài lòng như thế nào đối với doanh nghiệp Theo Parasuraman

(1994) và Parasuraman và các cộng sự (1985) thì sự thỏa mãn của khách hàng là tổng hợp của sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và mức giá phù hợp Bên cạnh đó, cùng với các đặc điểm của ngành may mặc tỉnh Bình Dương, thì bên cạnh yếu tố chất lượng và giá cả thì thời gian giao hàng cũng là một yếu tố mà các khách hàng của các doanh nghiệp may mặc hiện đang cân nhắc khi lựa chọn các nhà cung cấp cho mình

1.3 Một số quan điểm về chiến lƣợc cạnh tranh:

Có nhiều quan điểm về chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ cạnh tranh, trong đó có thể kể đến:

Quan điểm của của Michael E Porter: Michael E Porter (1980, 1985) cho rằng có 3 chiến lược cạnh tranh phổ quát có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua các đối thủ khác trong ngành đó là: chiến lược tổng chi phí thấp, chiến lược đặc trưng hóa khác biệt và chiến lược đặt trọng tâm vào một phân khúc thị trường hẹp

Quan điểm của Scott Hoenig: không đồng tình với quan điểm chi phí thấp,

Scott Hoenig cho rằng hiện nay giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng Tập quán hay thói quen mua sắm, uy tín của thương hiệu, ảnh hưởng của quảng cáo,… có ảnh hưởng lớn hơn giá cả trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng Do đó, Scott Hoenig nhấn mạnh đến giải pháp nhằm tăng doanh thu cao hơn để tạo ra lợi nhuận cao hơn là quan trọng hơn việc giảm chi phí để làm ra sản phẩm

Quan điểm của John Naisbitt: trong tác phẩm Nghịch lý toàn cầu (1995) ông cho rằng khuynh hướng chính của kinh doanh toàn cầu trong thế kỷ 21 là liên minh chiến lược Yếu tố cạnh tranh hoặc là mờ nhạt hoặc là đã thay đổi ý nghĩa và các liên minh chiến lược đang cùng nhau căng thật rộng tấm lưới để hứng mọi cơ hội đến trong tương lai (Quản trị chiến lược, Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang 454)

Quan điểm của Kim và Mauborgne: so với các lý thuyết cạnh tranh trước,

Kim và Mauborgne lại tiếp cận vấn đề cạnh tranh ở một góc độ rất khác, thay vì đối đầu hay thỏa hiệp với các đối thủ cạnh tranh thì trong lý thuyết đại dương xanh, Kim và Mauborgne (2005) đưa ra một khái niệm khá mới mẽ là các doanh nghiệp tận dụng các lợi thế và nguồn lực của mình để tạo ra và chiếm lĩnh một đại dương xanh - đó là tạo ra những khoảng trống thị trường mới mà ở đó chưa có đối thủ cạnh tranh nào tham gia qua đó sẽ vô hiệu hóa cạnh tranh hoặc cạnh tranh là không cần thiết Né tránh cạnh tranh hay tìm kiếm các thị trường ngách, những mãng thị trường mà các đối thủ cạnh tranh chưa để ý hay chưa quan tâm đến vẫn đã và đang là một trong những con đường mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn Điểm khác biệt “mấu chốt”, theo quan điểm của Kim và Mauborgne là không phải tránh né cạnh tranh và hay tìm góc khuất của thị trường mà chủ động tạo ra những mãng thị trường mới mà ở đó không có cạnh tranh đó là những đại dương xanh trên thị trường Và nền tảng để tạo ra một đại dương xanh chính là sự đổi mới giá trị Sự đổi mới giá trị được tạo ra khi tổ chức tác động đến cả cơ cấu chi phí lẫn giá trị mang lại cho người mua Việc tiết kiệm chi phí được thực hiện bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố cạnh tranh trong ngành Giá trị mang lại cho người mua tăng lên nhờ gia tăng và hình thành những yếu tố ít hoặc chưa xuất hiện trong ngành (hình 1.1) Qua thời gian, chi phí sẽ ngày càng giảm nhờ khối lượng bán hàng tăng lên kéo theo tính kinh tế của quy mô

Tuy nhiên, Kim & Mauborgne cũng nhấn mạnh rằng, các đại dương xanh này không bao giờ tồn tại vĩnh cữu mà nó luôn biến động và thay đổi, do đó các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới giá trị cho sản phẩm của mình

Hình 1 1: Khuôn khổ 4 hành động (Nguồn: Chiến lược đại dương xanh, Kim & Mauborgne, 2005, trang 64)

Những yếu tố nào nên giảm xuống mức thấp hơn mức tiêu chuẩn trong ngành

Những yếu tố nào nên tăng lên mức cao hơn mức tiêu chuẩn trong ngành

Những yếu tố nào từng được xem là tất yếu trong ngành cần được loại bỏ

Những yếu tố nào chưa tồn tại trong ngành và cần được hình thành Đường giá trị mới

Như vậy, không có một chiến lược cạnh tranh nào được xem là hoàn hảo để có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh Do đó, việc lựa chọn và vận dụng một chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh bên ngoài và vừa sức với nội lực doanh nghiệp là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp

1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

1.4.1 Mô hình hình thoi của Michael Porter:

Theo Michael E Porter (1990), khả năng cạnh tranh quốc gia (cũng được áp dụng cho vùng hay khu vực) được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố, mối liên hệ này tạo thành mô hình có tên là mô hình hình thoi Porter Tuy nhiên cũng theo Michael E Porter không phải là một quốc gia này cạnh tranh với một quốc gia khác trên thị trường quốc tế mà chính là các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau trên thương trường Do đó, có thể nói các yếu tố tác động này cũng chính là các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó

Các nhóm yếu tố tác động bao gồm:

 Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được quan niệm là tất cả những gì không phải là „„đầu ra‟‟ cần thiết để cạnh tranh trong bất kỳ ngành công nghiệp như lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai vốn và cơ sở hạ tầng Có nhiều cách phân loại điều kiện các yếu tố sản xuất, trong đó có 3 cách cơ bản như sau:

 Dựa vào nhóm các yếu tố sản xuất gồm có: nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng

 Dựa vào thứ bậc thì các yếu tố sản xuất được chia ra làm hai nhóm: nhóm yếu tố sản xuất cơ bản hay còn gọi là các yếu tố chung bao gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng và vốn; và nhóm yếu tố sản xuất cao cấp hay tiên tiến bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật số hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo cao như các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực chuyên môn tinh xảo

Trong hai nhóm yếu tố trên đây, nhóm các yếu tố tiên tiến thường được hình thành trên cơ sở nhóm các yếu tố cơ bản Sự hình thành nhóm các yếu tố tiên tiến chủ yếu thông qua các hoạt động đào tạo và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển

 Dựa vào đặc trưng, các yếu tố sản xuất được chia làm 2 loại: yếu tố sản xuất phổ thông đó là những yếu tố có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và yếu tố sản xuất chuyên biệt hay chuyên môn hóa

Theo lập luận của Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững và có ý nghĩa nhất đạt được khi có những yếu tố đầu vào cả cao cấp và chuyên biệt cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định Sự sẵn có và chất lượng của các yếu tố đầu vào này quyết định sự tinh vi của lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định Ngược lại, lợi thế cạnh tranh dựa trên những yếu tố cơ bản hay phổ thông thì không tinh vi và thường không lâu bền Nó chỉ kéo dài đến khi có một vài nước mới, thường đang trong nấc thang phát triển, có thể bắt kịp chúng Do đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp thường phải chủ động hủy bỏ hoặc thay thế những lợi thế của các yếu tố cơ bản hiện có, thậm chí dù cho chúng vẫn tiếp tục tồn tại Nguồn yếu tố sản xuất sẽ ngày càng trở nên kém giá trị đối với lợi thế lâu dài trừ khi nó liên tục được nâng cấp và chuyên môn hóa

Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1 Mô hình hình thoi của Michael Porter:

Theo Michael E Porter (1990), khả năng cạnh tranh quốc gia (cũng được áp dụng cho vùng hay khu vực) được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố, mối liên hệ này tạo thành mô hình có tên là mô hình hình thoi Porter Tuy nhiên cũng theo Michael E Porter không phải là một quốc gia này cạnh tranh với một quốc gia khác trên thị trường quốc tế mà chính là các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau trên thương trường Do đó, có thể nói các yếu tố tác động này cũng chính là các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó

Các nhóm yếu tố tác động bao gồm:

 Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được quan niệm là tất cả những gì không phải là „„đầu ra‟‟ cần thiết để cạnh tranh trong bất kỳ ngành công nghiệp như lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai vốn và cơ sở hạ tầng Có nhiều cách phân loại điều kiện các yếu tố sản xuất, trong đó có 3 cách cơ bản như sau:

 Dựa vào nhóm các yếu tố sản xuất gồm có: nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng

 Dựa vào thứ bậc thì các yếu tố sản xuất được chia ra làm hai nhóm: nhóm yếu tố sản xuất cơ bản hay còn gọi là các yếu tố chung bao gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng và vốn; và nhóm yếu tố sản xuất cao cấp hay tiên tiến bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật số hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo cao như các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực chuyên môn tinh xảo

Trong hai nhóm yếu tố trên đây, nhóm các yếu tố tiên tiến thường được hình thành trên cơ sở nhóm các yếu tố cơ bản Sự hình thành nhóm các yếu tố tiên tiến chủ yếu thông qua các hoạt động đào tạo và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển

 Dựa vào đặc trưng, các yếu tố sản xuất được chia làm 2 loại: yếu tố sản xuất phổ thông đó là những yếu tố có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và yếu tố sản xuất chuyên biệt hay chuyên môn hóa

Theo lập luận của Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững và có ý nghĩa nhất đạt được khi có những yếu tố đầu vào cả cao cấp và chuyên biệt cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định Sự sẵn có và chất lượng của các yếu tố đầu vào này quyết định sự tinh vi của lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định Ngược lại, lợi thế cạnh tranh dựa trên những yếu tố cơ bản hay phổ thông thì không tinh vi và thường không lâu bền Nó chỉ kéo dài đến khi có một vài nước mới, thường đang trong nấc thang phát triển, có thể bắt kịp chúng Do đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp thường phải chủ động hủy bỏ hoặc thay thế những lợi thế của các yếu tố cơ bản hiện có, thậm chí dù cho chúng vẫn tiếp tục tồn tại Nguồn yếu tố sản xuất sẽ ngày càng trở nên kém giá trị đối với lợi thế lâu dài trừ khi nó liên tục được nâng cấp và chuyên môn hóa

Tuy nhiên, Porter cũng nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào có thể tạo ra và phát triển tất cả các loại yếu tố sản xuất Loại nào được tạo ra và nâng cấp và hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố quyết định khác như điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan hiện có, mục tiêu công ty, bản chất cạnh tranh trong nước Sự hiện diện của các yếu tố sản xuất chuyên sâu và tiên tiến trong một quốc gia thường không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả của lợi thế quốc gia Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng những thuận lợi về các yếu tố đầu vào sản xuất tạo nên vị thế cạnh tranh hiện tại nhưng những bất lợi lại là nền tảng cho việc nâng cao vị thế cạnh tranh vì chính những bất lợi về yếu tố sản xuất sẽ tạo ra áp lực cũng như kích thích các doanh nghiệp đổi mới Thiếu sức ép nghĩa là ít tiến bộ, nhưng quá nhiều khó khăn lại dẫn đến tê liệt Áp lực ở mức trung bình, bao gồm sự cân bằng giữa lợi thế trong một vài khu vực và bất lợi ở những khu vực khác dường như là sự kết hợp tốt nhất cho cải tiến và đổi mới

 Điều kiện về cầu: được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường Thị trường là nơi quyết định cao nhất năng lực cạnh tranh của một quốc gia Thị trường trong nước có những đòi hỏi cao về sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy các công ty thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm nếu các công ty này muốn tồn tại và phát triển Cũng tương tự như vậy, thị trường nước ngoài đặt ra những tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm và các dịch vụ, đặt ra cho những công ty muốn thành công trên thị trường quốc tế phải luôn đổi mới và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường nước ngoài (để kinh doanh thành công thì phải biết bán cái gì người ta cần chứ không phải bán cái gì mình có) Đồng thời, thị trường trong nước đang tiến đến xu hướng quốc tế hóa nghĩa là không còn sự khác biệt giữa các thị trường nước ngoài, thị trường nội địa và nhu cầu nội địa Các sản phẩm được sản xuất ra được tiêu chuẩn hóa ngày càng cao và có tính chất quốc tế Vì vậy, các yêu cầu đặt ra đối với thị trường nội địa sẽ càng ngày càng cao gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế Để nắm bắt thị trường thành công thì không những phải nghiên cứu và nắm rõ kết cấu của cầu thị trường mà còn phải hiểu thật sâu về quy mô cầu, hình mẫu tăng trưởng của cầu và cả sự tương tác của các điều kiện cầu

 Các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan: Khả năng cạnh tranh của một ngành nói riêng và khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng nói chung phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan bởi vì các công ty này nằm trong ngành không thể tồn tại một cách tách biệt với các công ty của các ngành công nghiệp khác Các ngành công nghiệp hỗ trợ thường là các ngành cung cấp các đầu vào cho ngành có khả năng cạnh tranh cao Theo sự phát triển có tính chất tự nhiên, khi một ngành công nghiệp nổi lên với khả năng cạnh tranh hùng mạnh thì sẽ làm xuất hiện một loạt các ngành hỗ trợ và các ngành có liên quan (các xí nghiệp vệ tinh) đến ngành công nghiệp nổi lên đó Hệ thống các ngành này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc liên kết theo chiều ngang tạo thành các cụm công nghiệp có mối liên hệ „„dây mơ rễ má” với nhau Các mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các ngành giúp cho các ngành phát huy được thế mạnh kết hợp, tăng được khả năng cạnh tranh của từng ngành trong cụm công nghiệp đó Sự tồn tại của các ngành phụ trợ có khả năng cạnh tranh tạo ra những lợi thế cho các ngành công nghiệp sử dụng đầu ra theo các cách khác nhau Đầu tiên là thông qua việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sinh lời một cách hiệu quả, sớm và nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi Nhưng quan trọng hơn là các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể giúp các công ty nhận thức được các phương pháp mới và cơ hội mới để ứng dụng công nghệ mới Các công ty được phép truy cập nhanh chóng thông tin, những ý tưởng và kiến thức mới và những sáng chế của nhà cung cấp Họ có cơ hội ảnh hưởng đến nổ lực kỹ thuật của nhà cung cấp cũng như trở thành người kiểm tra cho việc phát triển các sản phẩm Việc trao đổi công tác R&D và cùng tham gia giải quyết các vấn đề đưa đến các giải pháp nhanh và hiệu quả hơn Các nhà cung cấp cũng có xu hướng là một kênh truyền thông tin và sáng chế từ công ty này sang công ty khác Thông qua quá trình này, tốc độ phát minh trong toàn bộ ngành công nghiệp của quốc gia hay của vùng được đẩy nhanh Tất cả những lợi ích này được nâng lên nếu các nhà cung cấp được đặt gần công ty, rút ngắn đường liên lạc

Có được ngành công nghiệp phụ trợ trong nước có khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn nhiều so với việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài chất lượng cao

Việc ở gần nguồn lao động có kỹ thuật và quản lý cùng với sự tương đồng về văn hóa, có xu hướng giúp dòng thông tin tự do và mở Chi phí giao dịch giảm Không có sự tồn tại của những trợ giúp nghiên cứu chính của người cung cấp trong nước, khách hàng sẽ không có được thông tin sớm và không có cùng cơ hội tham gia phát triển vào những hình thức trao đổi sâu Các nhà cung cấp địa phương mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế có thể giúp nâng lợi thế cạnh tranh cho các ngành sử dụng đầu ra của họ cho dù chúng không phải là những ngành cạnh tranh toàn cầu

Tương tự, sự hiện diện của ngành công nghiệp có liên quan có khả năng cạnh tranh trong một quốc gia thường dẫn đến những ngành có khả năng cạnh tranh mới

Những ngành liên quan là những ngành mà các công ty có thể phối hợp hoặc chia sẽ hoạt động trong chuỗi giá trị khi cạnh tranh hoặc có các sản phẩm bổ sung Chia sẽ các hoạt động có thể xuất hiện trong việc phát triển công nghệ, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ Sự tồn tại một ngành công nghiệp liên quan thành công quốc tế trong một quốc gia cung cấp những cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật và rất giống như trường hợp các ngành phụ trợ ở địa phương, sự gần gũi và tương đồng văn hóa làm cho trao đổi dễ dàng hơn so với công ty nước ngoài

 Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của công ty: chiến lược của công ty có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của nó trong tương lai bởi vì các mục tiêu, chiến lược và cách tổ chức các công ty trong các ngành công nghiệp có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia Yếu tố này chi phối đến hoạt động đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị trường của từng công ty và cả ngành Khả năng cạnh tranh là kết quả của sự kết hợp hợp lý giữa các lựa chọn này với các nguồn lực của lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp cụ thể Ngoài chiến lược phát triển, cơ cấu của một ngành công nghiệp cũng quyết định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của toàn ngành Cơ cấu của các ngành công nghiệp liên quan đến ngành mũi nhọn, các ngành được ưu tiên; mức độ liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành đều phục vụ cho mục tiêu nhất định Cơ cấu của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn ngành Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các công ty trong một nước càng gay gắt thì năng lực cạnh tranh trên thị trương quốc tế của công ty đó sẽ càng cao Các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành gây sức ép lẫn nhau đối với việc giảm chi phí, cải thiện chất lượng, giá cả và việc sáng tạo ra sản phẩm mới Điều này kích thích hoạt động đổi mới để vượt qua mối lo ngại bị tụt hậu trong quá trình phát triển của công ty, giúp công ty đứng vững trên cả thị trường trong nước và quốc tế

Cả bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay của vùng Khi một yếu tố thay đổi nó sẽ tác động lên các yếu tố còn lại và ngược lại chính bản thân nó cũng bị chi phối bởi sự thay đổi của các yếu tố khác Những lợi thế của yếu tố này cũng có thể tạo ra hay nâng cấp những lợi thế của các yếu tố khác Tuy nhiên, không phải sự thay đổi thuận lợi của một yếu tố nào cũng luôn tạo ra lợi thế cạnh tranh trừ phi nó đủ mạnh buộc các doanh nghiệp phải thay đổi và đáp ứng, do đó có thể nói mô hình hình thoi là một hệ thống tự củng cố lẫn nhau Ngoài bốn yếu tố chính kể trên còn có hai yếu tố nữa là vai trò của Chính phủ và sự ngẫu nhiên

THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương

Như đã đề cập ở phần trên, cùng với sự hồi phục nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng năm 2008, bắt đầu từ năm 2009 ngành may mặc cả nước cũng đã có sự hồi phục trở lại và tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ thể hiện qua việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tiếp tục gia nhập vào ngành may mặc của tỉnh Cụ thể, năm 2009 chỉ có 161 doanh nghiệp đầu tư vào ngành may mặc của tỉnh nhưng đã tăng lên 178 doanh nghiệp vào năm 2010 và lên 204 doanh nghiệp vào năm 2011

Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp may mặc tỉnh Bình Dương Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012

Trong đó, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn thấp Cụ thể, trong 204 doanh nghiệp còn chính thức hoạt động đến ngày 31/12/2011 thì có đến 93 doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 45%; 75 doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng chiếm 37% và 25 doanh nghiệp có vốn từ 50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng chiếm 12%; trên 200 tỷ đồng có 11 doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn từ 500 tỷ đồng trở lên chỉ vỏn vẹn có 4 doanh nghiệp (chiếm gần 2%)

Dưới 10 tỷ đồng 10-50 tỷ đồng 50-200 tỷ đồng 200-500 tỷ đồng Trên 500 tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Số DN MM Bình Dương phân theo quy mô vốn năm 2011

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012 2.1.2 Về lao động:

Xét ở góc độ quy mô doanh nghiệp dựa trên quy mô lao động thì các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương có quy mô nhỏ lại chiếm đa số

Bảng 2.1 : Số DN MM tỉnh Bình Dương theo QMLĐ tại thời điểm 31/12/ 2011 ĐVT: Doanh nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012

Tính đến thời điểm 31/12/2011 có đến 148 doanh nghiệp trong tổng số 204 doanh nghiệp có dưới 500 lao động chiếm đến 72,5% , đặc biệt trong đó có 99 doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người chiếm đến 48,5% tổng số doanh nghiệp của ngành Trong khi đó, số doanh nghiệp có từ 1000 đến dưới 5000 lao động chỉ có 23 doanh nghiệp (chiếm 11,3%) và chỉ có 2 doanh nghiệp có trên 5000 lao động (chiếm 1%)

Biểu đồ 2.3: Số lượng lao động trong ngành may mặc Bình Dương

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên may mặc là ngành thâm dụng lao động của Việt Nam và tương tự tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ, ngành này không những giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trong tỉnh đặc biệt là lao động nữ mà còn thu hút lao động từ các tỉnh khác Cụ thể, năm 2010 ngành này đã đem lại việc làm cho 102.308 lao động trong đó có 82.902 lao động nữ chiếm 81%, sang năm 2011 số lao động ngành này tăng lên 105.692 người trong đó có 86.351 lao động nữ chiếm 81,7%

Xét về mặt cơ cấu lao động, theo kết quả khảo sát trên 50 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu của tỉnh, bình quân trong một doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm khoảng 5%, lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 18%, lao động đã được đào tạo ngắn hạn chiếm 62% và điều đáng lưu ý là có đến 15% lao động chưa được qua đào tạo Điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ và tay nghề Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ đang thiếu lao động đã qua đào tạo ngắn hạn và cả lao động đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật

Không những thiếu về mặt số lượng mà chất lượng của lao động đã qua đào tạo cũng đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp vì lao động mặc dù đã được qua đào tạo nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà chỉ đáp ứng phần nào thậm chí có doanh nghiệp cho rằng hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và kỹ năng mà doanh nghiệp đang cần Tình trạng này vô hình chung đẩy các doanh nghiệp vào tình thế “khó chồng chất khó” Cũng bởi trình độ lao động thấp, chất lượng lao động không cao dẫn đến hệ lụy thu nhập của người lao động thấp

Thiếu lao động đã qua đào tạo ngắn hạn

Thiếu lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật

Thiếu Rất thiếu Không thiếu

Chất lượng lao động đã qua đào tạo ngắn hạn

Chất lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật Đáp ứng hoàn toàn Đáp ứng một phần Không đáp ứng

Biểu đồ 2.4: Thiếu hụt số lượng và chất lượng lao động Nguồn: kết quả khảo sát các doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát 16/50 doanh nghiệp có mức thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất dưới 3 triệu đồng/tháng, 30/50 doanh nghiệp có mức thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất từ 3-3,5 triệu đồng/tháng và 4/50 doanh nghiệp có mức thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất từ 3,5-4 triệu đồng/tháng Thu nhập không hấp dẫn là một trong những nguyên nhân chính dẩn đến tình trạng biến động lao động Vấn đề này làm cho các doanh nghiệp bị rơi vào “vòng luẩn quẩn” thiếu lao động có tay nghề và trình độ làm cho doanh nghiệp thiếu đi cơ hội gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng để làm giảm chi phí, khó tham gia vào phân khúc thị trường đòi hỏi chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao trong khi đây thường là những phân khúc có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp làm tăng giá trị sản phẩm; chính những điều này lại dẫn đến thu nhập của người lao động không được như mong đợi là một trong những nguyên nhân chính đưa đến việc người lao động rời bỏ doanh nghiệp, và rồi doanh nghiệp lại rơi vào tình trạng thiếu lao động có chất lượng và tay nghề

Qua đó cho thấy nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề và đạt chất lượng của các doanh nghiệp là rất lớn 44/50 doanh nghiệp cho rằng họ đang rất cần lao động trực tiếp tham gia sản xuất có tay nghề, 26/50 doanh nghiệp đang cần lao động đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và 21/50 doanh nghiệp cần có đội ngũ quản lý có trình độ Tuy nhiên, tình trạng khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp không phải là vấn đề mới mẽ nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để vì thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo trong vấn đề tổ chức, nội dung và chi phí đào tạo Do vậy, mặc dù phải đối mặt với rủi ro người lao động sẽ rời bỏ doanh nghiệp trong khi chi phí đào tạo không phải là nhỏ nhưng các doanh nghiệp hiện vẫn chọn giải pháp là tự đào tạo vì có nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu và chi phí hợp lý Theo kết quả khảo sát có 47/50 doanh nghiệp có phòng hoặc bộ phận chuyên trách đào tạo với kinh phí bình quân trên một doanh nghiệp là 77 triệu đồng/năm Tuy nhiên, mặt hạn chế của việc tự đào tạo tại doanh nghiệp là tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, chỉ mới đào tạo ngắn hạn chưa đào tạo sâu về mặt chuyên môn kỹ thuật và hạn chế về mặt tổ chức Ngoại trừ một vài doanh nghiệp có quy mô lớn nên phòng đào tạo đã được tổ chức một cách bài bản, có giáo viên chuyên trách và nội dung đã được hệ thống hóa, do đó thời gian đào tạo thường dài khoảng 1-3 tháng tùy theo từng yêu cầu cho nội dung được đào tạo nhưng ngược lại học viên sau khi hoàn tất khóa học sẽ đáp ứng tốt nhu cầu về năng suất và chất lượng công việc Trong khi đó, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thường tổ chức thành bộ phận phụ trách đào tạo công nhân mới mà giáo viên hướng dẫn là kỹ thuật viên kiêm nhiệm giáo viên, do đó nội dung đào tạo rất linh hoạt tùy theo nhu cầu của chuyền sản xuất nên có ưu điểm là thời gian đào tạo thường ngắn, nhưng nhược điểm việc kiêm nhiệm cũng làm gián đoạn quá trình dạy và học, không thể cùng lúc đào tạo được nhiều học viên và nội dung đào tạo thiếu bài bản nên học viên thiếu căn bản khi chuyển sang công đoạn sản xuất khác lại phải được đào tạo lại công đoạn mới Do đó, việc doanh nghiệp tự đào tạo lao động không phải là một giải pháp hoàn thiện, về dài hạn công tác đào tạo nên được đảm trách bởi một chủ thể bên ngoài doanh nghiệp nhưng phải có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp

24 trong tổng số 50 doanh nghiệp được khảo sát trả lời rằng trong 3 năm vừa qua có đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, trong đó có 7 doanh nghiệp đầu tư mới vì mục đích mở rộng quy mô sản xuất, 10 doanh nghiệp với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và 7 doanh nghiệp vừa mở rộng quy mô sản xuất vừa nâng cao năng suất và chất lượng Nhưng trình độ công nghệ và máy móc thiết bị đang sử dụng đa phần ở mức độ trung bình, chỉ có khoảng 30% đạt trình độ tiên tiến và nguồn gốc thiết bị chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc Đây thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp để tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị sản phẩm trong tương lai Sự hạn chế về trình độ công nghệ và máy móc là do quyết định đầu tư của các công ty mẹ nhằm tận dụng máy móc thiết bị hiện có và lợi thế về lao động, còn đối với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là một phần là do năng lực tài chính của doanh nghiệp một phần là do doanh nghiệp chưa tiếp cận được những luồng thông tin về công nghệ và máy móc mới đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, thường quyết định đầu tư máy móc theo đuôi các doanh nghiệp khác (tìm hiểu những loại máy mới qua việc tìm hiểu từ thực tế sử dụng của các nhà máy khác, hoặc từ giới thiệu của khách hàng,…) do đó có độ trễ trong trình độ máy móc thiết bị được đầu tư Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu trong nước về công nghệ và máy móc mới cho ngành may mặc hiện nay chưa phát triển và chưa được quan tâm đúng mức cũng là một hạn chế cho các doanh nghiệp trong tỉnh

Bán tự động Điện tử Cơ

Biểu đồ 2.5: Trình độ máy móc thiết bị Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 2.1.4 Ngành công nghiệp hỗ trợ:

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều sách lược đã được đưa ra bàn luận và triển khai để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành may mặc của Việt Nam nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung, nhưng thực tế vẫn đang tồn tại là các doanh nghiệp may mặc vẫn phải nhập khẩu trên 50% nguyên vật liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công xuất khẩu thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều vì chỉ tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm như cắt, may, hoàn tất,… trong khi nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu thì nguyên phụ liệu đầu vào do khách hàng nước ngoài cung cấp Đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thì cho rằng có ba nguyên nhân chính mà họ phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất: do khách hàng chỉ định nhà cung cấp mặc dù doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua vì khách hàng cho rằng những nhà cung cấp này nằm trong chuỗi cung ứng của họ, nhà cung cấp biết họ cần gì và làm như thế nào để đáp ứng yêu của họ nhanh nhất và chính xác và thông thường họ từ chối thay đổi nhà cung cấp; thứ hai là do nguồn cung nguyên vật liệu trong nước đặc biệt là vải không đáp ứng được yêu cầu về thời gian làm mẫu và sản xuất cũng như chất lượng không đảm bảo và cuối cùng là chi phí mua trong nước thường cao hơn so với nhập khẩu đặc biệt là nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc Tuy nhiên, nếu xem xét sâu xa hơn thì nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là thiếu một ngành công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh để phục vụ cho nhu cầu các doanh nghiệp may mặc; và gốc rễ vẫn là thiếu vắng một chiến lược xuất khẩu dựa vào giá trị gia tăng từ đó thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc và hỗ trợ; hay nói cách khác các doanh nghiệp may mặc và hỗ trợ chưa tạo được thành chuỗi cung ứng để phục vụ cho khách hàng

2.1.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đối với các doanh nghiệp thì cơ sở hạ tầng có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thể hiện ở việc chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả, thời gian và khoảng cách doanh nghiệp phải bỏ ra để tiếp cận được các yếu tố đó Trong khi các doanh nghiệp cho rằng hệ thống cung cấp dịch vụ điện thoại và internet rất tốt, đáp ứng nhu cầu với mức phí hợp lý trong tình hình hiện nay Ngược lại, đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật cảng biển ở tình trạng kém đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp rất nhiều cụ thể thời gian cho công tác vận chuyển nội địa và thông quan rất lâu trong khi may mặc là ngành thời trang và các doanh nghiệp dường như phải “chạy đua” để kịp tiến độ giao hàng cho khách thì việc tiết kiệm nữa ngày hoặc một ngày cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp; bên cạnh đó chi phí cho vận chuyển nội địa, chi phí nhận hoặc giao hàng mà các doanh nghiệp phải trả cũng cao hơn so với các nước khác Một yếu tố khác vô cùng quan trọng nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vào mùa khô đó là nguồn cung điện và chi phí cho việc sử dụng điện Tình trạng thiếu điện vào mùa khô gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và sản xuất gia công cũng như giá điện ngày càng có xu hướng gia tăng đang bào mòn dần lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nếu như không có giải pháp khả thi nào để thoát ra

Bảng 2.2: Nhập khẩu may mặc thế giới ĐVT: Triệu USD

Tiểu Vương quốc Ả Rập 2.777 2.543 2.598 3.150 3.569 0,81 Ả Rập Saudi 665 593 2.240 2.866 3.388 0,77

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Theo bảng 2.2 cho thấy nhu cầu nhập khẩu về hàng may mặc thế giới trong những năm qua đều có xu hướng ngày càng gia tăng như năm 2011 tăng vượt bậc đến 18% so với năm 2010, và năm 2012 chỉ tăng nhẹ 1.5% so với năm 2011 Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động là nguyên nhân chính cho nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ và EU có sự tăng giảm trong giai đoạn vừa qua nhưng đây vẫn luôn là hai thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất mặt hàng may mặc thế giới Bên cạnh đó, một số thị trường khác tuy có nhu cầu nhập khẩu khiêm tốn hơn nhưng lại liên tục tăng trong những năm qua như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Saudi, Mexico, Chile, Brazil, Panama, Singapore Do đó, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đây là những thị trường xuất khẩu tiềm năng của mình mà có những bước chuẩn bị cho phù hợp để mở rộng thị trường

Trong các thị trường trên thì Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang là thị trường chính của các doanh nghiệp may mặc tỉnh Bình Dương Tuy nhiên, ngày càng có nhiều rào cản kỹ thuật được đặt ra từ phía chính phủ và người tiêu dùng tại quốc gia nhập khẩu như những quy định về xuất xứ hàng hóa, quy định về chống bán phá giá, yêu cầu về các hóa chất không được sử dụng, những quy định về lao động như giới hạn về việc làm thêm giờ thêm ngày, về an toàn lao động,…Bên cạnh đó, yêu cầu ngày càng cao hơn từ phía khách hàng như chất lượng hàng hóa phải đạt mức cao hơn; ngay cả trước đây Mỹ vẫn được các doanh nghiệp cho rằng là khách hàng tương đối “dễ tính” hơn so với khách hàng EU và đặc biệt là Nhật Bản thì bây giờ họ lại khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng Thêm vào đó là những yêu cầu về đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng Nếu trước đây trong mỗi đơn đặt hàng chỉ có một vài mặt hàng với số lượng lớn trên mỗi mặt hàng thì ngày nay số lượng trên mỗi mặt hàng có chiều hướng giảm nhưng số lượng mặt hàng và màu sắc lại tăng lên

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với chính các doanh nghiệp cùng ngành của tỉnh và cả nước để có được đơn hàng mà còn phải cạnh tranh cả với doanh nghiệp các nước khác như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Indonesia… đây là những nước xuất khẩu hàng may mặc nhiều nhất thế giới Trong đó, cần phải đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc vì họ không những có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, tuy nguồn lợi thế này đang có xu hướng mất dần đi do áp lực chi phí nhân công ngày càng tăng cao nhưng họ vẫn đang còn có lợi thế to lớn là gần nguồn cung nguyên vật liệu; không những ngành sợi, dệt và vải là thế mạnh của Trung Quốc mà các ngành phụ trợ khác như cung cấp phụ liệu, wash, in, thêu, chế tạo và cung cấp máy móc thiết bị,… cũng phát triển mạnh mẽ và có thể cung cấp cho hầu hết các phân khúc thị trường từ cao cấp đến hàng giá rẻ

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương

xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

Qua thực trạng trên cho thấy các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp về ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình như những giải pháp về công nghệ, về hệ thống quản trị đặc biệt là quản trị chi phí và quản trị chất lượng, những giải pháp về đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, phương thức sản xuất kinh doanh,… từ đó mà tạo ra được nhiều lợi thế cho mình cũng như tranh thủ tận dụng những thời cơ từ môi trường kinh doanh Tuy nhiên, bên trong bản thân các doanh nghiệp vẫn còn đang tồn tại nhiều yếu kém cần phải khắc phục bên cạnh các thách thức từ môi trường bên ngoài mang đến mà doanh nghiệp cần phải đương đầu và vượt qua một cách thành công Ma trận SWOT của ngành may mặc xuất khẩu tỉnh Bình Dương được thể hiện như sau:

May mặc vẫn được xem là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bình Dương và rất được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương

Giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao qua các năm

Giá trị gia tăng của sản phẩm có xu hướng gia tăng do xu hướng chuyển dịch phương thức từ gia công xuất khẩu sang sản xuất xuất khẩu, trong gia công xuất khẩu thì các doanh nghiệp cũng cố gắng gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm bằng cách gia tăng thêm các công đoạn gia công cũng như các nguyên phụ liệu có thể cung cấp như từ chỉ gia công thuần túy là các công đoạn cắt may, sang đến khâu hoàn tất, wash, in, thêu, từ việc khách hàng cung cấp hoàn toàn nguyên phụ liệu thì các doanh nghiệp may sẽ cung cấp một phần phụ liệu như chỉ, bao bì, thùng đóng gói, nhãn mác,…

Nguồn nhân lực đáp ứng một cách tương đối nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ và tay nghề

Các doanh nghiệp bước đầu đã quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình bằng cách xây dựng uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng thông qua nâng cấp chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng tốt ngày giao hàng của khách hàng ngay cả là trong gia công xuất khẩu hay sản xuất xuất khẩu

Các doanh nghiệp đã ý thức vấn đề nâng cao năng suất sản xuất và tiết giảm chi phí là một trong những con đường mà doanh nghiệp phải đi trong bối cảnh chi phí gia tăng ngày càng cao, và cách mà các doanh nghiệp hiện đang và sẽ thực hiện là đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng, đầu tư vào nguồn nhân lực, kiểm soát chặt chẽ chi phí và cắt giảm bớt những công đoạn dư thừa không tạo ra giá trị,…

Phương thức kinh doanh phần lớn vẫn là gia công xuất khẩu, do đó phần lớn nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu, giá trị gia tăng của sản phẩm không cao, lợi nhuận không lớn

Hạn chế ở khâu thiết kế, chủ yếu là sao chép lại rập và mẫu mã do khách hàng cung cấp chứ chưa tự nghiên cứu xu thế thời trang và thiết kế ra mẫu mới để chào bán cho khách hàng

Yếu về khâu nghiên cứu thị trường và công tác marketing, một số doanh nghiệp không có cả hai khâu này

So với Bangladesh giá thành sản xuất của các doanh nghiệp may Bình Dương tương đối cao trong khi phân khúc thị trường giá cấp thấp và cấp trung bình là hai phân khúc chủ yếu của các doanh nghiệp này

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp một phần là do sự khập khiễng giữa công tác đào tạo nhân sự và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thêm vào đó là khả năng dịch chuyển nguồn nhân lực sang các tỉnh thành khác khi mà ngày càng nhiều nhà máy được đặt tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc sẽ thu hút lực lượng lao động nhập cư trở về tỉnh nhà để công tác

Trình độ máy móc thiết bị và công nghệ chỉ ở mức trung bình, cùng với trình độ và tay nghề của lao động chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp đã dẫn đển năng suất của các doanh nghiệp chưa cao Ở một số doanh nghiệp hệ thống quản trị chất lượng và quản trị chi phí chưa được thực sự phù hợp và hiệu quả

Nguồn vốn cho các doanh nghiệp vẫn còn thiếu thốn và một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn khi huy động nguồn vốn đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, các chính sách của chính phủ ban hành đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính quyền tỉnh Bình Dương có nhiều chính sách đặc biệt là các chính sách về lao động nhằm thu hút lao động ở lại làm việc lâu dài

Chính quyền địa phương cũng như hiệp hội dệt may Bình Dương rất chú trọng và thúc đẫy đề án phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may được duyệt và tiến hành

Ngày càng có nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng mở rộng thị trường xuất khẩu

Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển xứng tầm để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển

Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia sản xuất may mặc khác như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,…

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và dựa trên cơ sở lý thuyết để đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo Sau đó, tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn chuyên sâu nhằm đảm bảo giá trị nội dung của mô hình, nội dung của các thang đo cũng như sự phù hợp của các biến đo lường Mô hình và thang đo sau khi được hiệu chỉnh sẽ được dùng để tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo từ đó loại bỏ những thang đo không phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức

Sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng nhằm kiểm định độ tin cậy và phù hợp của mô hình thang đo, mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết bằng các kỹ thuật: cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính bội Cuối cùng, dựa trên kết quả đã được phân tích để đưa ra các giải pháp và kiến nghị

Quy trình nghiên cứu được sơ đồ hóa như sau:

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan Đề xuất mô hình và thang đo nháp đầu

Nghiên cứu định tính Điều chỉnh mô hình và thang đo

Mô hình và thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu sơ bộ)

Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng)

Phân tích kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị giải pháp

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi trực tiếp và qua điện thoại một số quản lý các doanh nghiệp và hiệp hội ngành dệt may những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành này Trong đó có Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May tỉnh Bình Dương và 3 quản lý là Giám đốc, Trưởng phòng của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Việc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 9/2013

Mục đích của thảo luận tay đôi nhằm:

 Khám phá các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các biến quan sát đo lường các yếu tố này

 Khẳng định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các biến quan sát đo lường các yếu tố này theo mô hình đã đề xuất ở chương 1 và những phân tích thực trạng của các doanh nghiệp ở chương 2, dựa trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương và phát triển thang đo các yếu tố này

Sau khi thiết kế thang đo nháp, tiến hành phỏng vấn sâu vào tháng 10/2013 đối với 15 quản lý (từ cấp trưởng phòng trở lên) của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp để hoàn chỉnh thang đo

3.2.2 Kết quả của nghiên cứu định tính:

3.2.2.1 Kết quả khám phá và xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc:

Các đáp viên đều có một số ý kiến tương đồng nhau như sau:

 Đối với các yếu tố đầu vào cho sản xuất nên được tách ra thành hai nhóm riêng biệt là nội lực của doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng, bởi vì nội lực của doanh nghiệp là yếu tố bên trong doanh nghiệp do đó mà cách các doanh nghiệp tiếp cận và điều chỉnh sẽ khác với các yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng

 Khẳng định yếu tố đầu ra là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tuy nhiên tên gọi điều kiện cầu nên đổi thành thị trường tiêu thụ vì thuật ngữ này quen thuộc hơn đối với các doanh nghiệp Bên cạnh đó, khi nói đến thị trường tiêu thụ thì bên cạnh các yếu tố về quy mô cầu của thị trường, yêu cầu của thị trường, hình thức tăng trưởng thì còn bao gồm cả tình trạng cạnh tranh giữa các nhà cung cấp

 Khẳng định yếu tố các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong thời gian qua, tuy nhiên nên đưa thuật ngữ là ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ ngắn gọn hơn nhưng vẫn hàm chứa đầy đủ nội dung

 Khẳng định yếu tố tổ chức, cấu trúc và cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, yếu tố tổ chức và cấu trúc của công ty được xem là một trong yếu tố nội lực doanh nghiệp và cạnh tranh là một yếu tố liên quan đến thị trường

 Về yếu tố chính phủ, cả năm đáp viên đều khẳng định tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và họ đặc biệt quan tâm đến các chính sách của chính phủ về thuế, hải quan, tín dụng, tỷ giá và lao động và nên xem đó là một trong những yếu tố quyết định vì những chính sách này tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

 Bên cạnh đó, các chuyên gia đề xuất nên đưa vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Hiệp hội dệt may) vào mô hình xem xét như là một trong những yếu tố quyết định

Như vậy sau khi tiến hành thảo luận với các chuyên gia thì mô hình đề xuất gồm có 6 yếu tố tác động và được diễn giải như sau:

Hình: 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thiết:

- Giả thiết H1: nội lực của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp càng mạnh sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Giả thiết H2: cơ sở hạ tầng kỹ thuật có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh mà qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu

Nội lực của Doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Ngành công nghiệp hỗ trợ

Vai trò của chính phủ

Vai trò Hiệp hội dệt may

- Giả thiết H3: Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Giả thiết H4: Điều kiện về thị trường tiêu thụ có mối quan hệ ngược chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là yêu cầu của thị trường ngày càng cao thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn và ngược lại doanh nghiệp sẽ dễ dàng đáp ứng các yêu cầu thấp hơn của thị trường

- Giả thiết H5: Vai trò của chính phủ (thông qua các chính sách) có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nghĩa là nếu chính phủ ban hành các chính sách tích cực sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh và ngược lại

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, được thực hiện bằng phương pháp định lượng trên mẫu là 50 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương với phương pháp lấy mẫu thuận tiện

3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu:

Thông tin của mẫu được thu thập bằng hai hình thức phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp và qua thư điện tử Kết cấu mẫu gồm 1 doanh nghiệp nhà nước, 7 doanh nghiệp trong nước và 42 doanh nghiệp có yếu tố vốn nước ngoài Đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 12 đáp viên là giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp,

33 đáp viên là trưởng phòng kinh doanh và marketing và 5 đáp viên là trưởng phòng nhân sự, kế hoạch và tài chính

3.3.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo:

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và các giá trị của thang đo được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm xử lý SPSS 16.0 nhằm mục đích sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Trong đó:

 Cronbach alpha là phép kiểm định về độ tin cậy của một thang đo, tức là mức chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) và tính nhất quán của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) đo lường một khái niệm (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang

145) Điều kiện cần để một thang đo được chấp nhận là hệ số Cronbach alpha phải từ 0,6 trở lên Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc cùng nhiều nhà nghiên cứu (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 2005, trang 257-258) đồng ý rằng khi hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Song cũng có nhiều nhà nghiên cứu (như Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) đề xuất hệ số cronbach alpha chỉ cần từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu Và điều kiện đủ là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 0,30 (Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 351) Tóm lại, một thang đo được chấp nhận về mặt độ tin cậy khi nó có hệ số cronbach alpha từ 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,3 trở lên

 EFA dùng để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến Tiêu chuẩn và điều kiện để chọn biến đối với phân tích EFA là:

 Điều kiện kiểm định Bartlett phải có Sig 50%) và các hệ số nhân tố tải đều nằm trong khoảng 0,564 đến 0,776 (>0,5) và khác biệt hệ số tải nhân tố của mỗi nhân tố đều >0,3 (phụ lục 6.2) Như vậy thang đo đạt yêu cầu về mặt giá trị Và từ bảng ma trận xoay các nhân tố (Rotated Component Matrix) (phụ lục 6.2) các biến này được nhóm lại thành 6 nhân tố theo yêu cầu hệ số tải nhân tố >0,5 cụ thể như sau:

 Nhân tố thứ nhất: thành phần vai trò của chính phủ (CS) được nhóm từ 5 biến quan sát CS1, CS2, CS3, CS4 và CS5

 Nhân tố thứ hai: thành phần nội lực của doanh nghiệp (NL) được nhóm từ 6 biến quan sát NL1, NL2, NL3, NL4, NL5 và NL6

 Nhân tố thứ ba: thành phần vai trò của Hiệp hội Dệt may Bình Dương (HH) được nhóm từ 4 biến quan sát HH1, HH2, HH3 và HH4

 Nhân tố thứ tư: thành phần các ngành công nghiệp hỗ trợ (CN) được nhóm từ

4 biến quan sát CN1, CN2, CN3 và CN4

 Nhân tố thứ năm: thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT) được nhóm từ 3 biến quan sát HT1, HT2 và HT3

 Nhân tố thứ sáu: thành phần thị trường tiêu thụ được nhóm từ 3 biến quan sát TT1, TT2 và TT3

4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc:

Thang đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc xuất khẩu gồm 3 biến quan sát đạt độ tin cậy sau khi kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá Kiểm định (KMO and Bartlett‟s test) cho kết quả Sig=0,0000,5 thể hiện điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp cũng đạt yêu cầu

Thành phần năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại mức giá trị Eingenvalues = 2,09 có tổng phương sai trích là 69,672% (>50%) và các hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng 0,794 đến 0,865 (>0,5) (phụ lục 6.2) như vậy thang đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt Đồng thời tại điểm này phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố (CT) từ 3 biến quan sát (CT1, CT2 & CT3)

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thiết

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thiết đã đề ra phương pháp phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp đồng thời (phương pháp ENTER trong SPSS) đã được sử dụng

4.2.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc:

Theo mô hình nghiên cứu đã được xác định sau khi phân tích nhân tố khám phá thì phương trình hồi quy tuyến tính bội diễn tả các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu như sau:

CT = β0 + β1*CS + β2*NL + β3*HH + β4*CN + β5*HT - β6*TT

Trong đó: β0 là hệ số chặn (hằng số), là giá trị mong muốn của biến phụ thuộc CT khi các biến độc lập CS, NL, HH, CN, HT và HH đều bằng 0 βk là hệ số hồi quy riêng từng nhân tố (k=1-6), nó thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc với ý nghĩa khi các nhân tố khác không đổi thì nhân tố đang xem xét tăng lên 1 đơn vị dẫn đến biến phụ thuộc CT tăng lên βk đơn vị

Biến phụ thuộc là CT: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu

Các biến độc lập là CS (thành phần vai trò của chính phủ), NL (thành phần nội lực của doanh nghiệp), HH (thành phần vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương), CN (thành phần của ngành công nghiệp hỗ trợ), HT (thành phần của cơ sở hạ tầng kỹ thuật) và TT (thành phần của thị trường tiêu thụ)

4.2.2 Kiểm định các giả định hồi quy:

4.2.2.1 Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập:

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội thì việc xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau cần phải được thực hiện và hệ số tương quan Pearson trong ma trận hệ số tương quan là phù hợp để xem xét mối tương quan này (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Và kết quả hệ số tương quan trên SPSS (phụ lục 6.3- Bảng Correlations) cho thấy tương quan giữa thành phần năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu với 6 nhân tố độc lập là rất cao (thấp nhất là hệ số tương quan giữa nhân tố vai trò của chính phủ với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ở mức 0,626) Sơ bộ thì có thể kết luận 6 biến độc lập CS, NL, HH,

CN, HT và TT có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (CT) Tuy nhiên, hệ số tương quan giữa các biến độc lập lại cũng cao, do đó cần phải tiến hành kiểm định đa cộng tuyến để xác định xem các biến độc lập có tương quan hoàn toàn với nhau hay không

4.2.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF, theo Hair và ctg (2006) mô hình hồi quy tuyến tính bội không có hiện tượng đa cộng tuyến hay nói cách khác các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau khi VIF

Ngày đăng: 05/12/2022, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w