GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Trong suốt hai thập kỷ gần đây, các nền kinh tế Châu Á mới nổi có tốc độ tăng trưởng rất cao và nhanh Điều này đã và đang khiến các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát lạm phát trở nên gay gắt và bức thiết hơn bao giờ hết Vì vậy, muốn điều hành lạm phát một cách hiệu quả, Chính phủ mỗi quốc gia phải hiểu và nắm được các áp lực chính gây ra lạm phát trong chính quốc gia đó Các áp lực này đã trở nên căng thẳng hơn từ sau năm 2008 – hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu – lạm phát gia tăng rất nhanh từ tháng
10/2009 – thời điểm các gói kích thích kinh tế của các nước trên thế giới được tung ra để cứu kinh tế Từ đó, các yếu tố tiền tệ tích lũy từ các gói kích thích kinh tế cùng với giá lương thực và dầu mỏ tăng cao đã đẩy lạm phát tăng quá nhanh Những yếu tố về kỳ vọng trong thời gian này trở nên mất kiểm soát khiến các nhà hoạch định chính sách không thể thành công với các chính sách tiền tệ của mình Kỳ vọng về lạm phát là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Bởi việc neo thành công những kỳ vọng này sẽ tạo dựng niềm tin của dân chúng đối với ngân hàng trung ương, từ đó giúp chính sách tiền tệ phát huy tác dụng của mình, tạo ra một không gian tương đối cho các chính sách tiền tệ trở nên linh hoạt hơn trong ngắn hạn Những kỳ vọng về lạm phát trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định của các đại diện trong nền kinh tế Bên cạnh yếu tố lạm phát kỳ vọng, các yếu tố liên quan đến chính sách tiền tệ như cung tiền và lãi suất cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc hình thành lạm phát ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á
Hình 1: Lạm phát kỳ vọng ngắn hạn ở các quốc gia Đông Nam Á
(Nguồn: Economic Consensus, BIS Papers No 70, năm 2012)
Mức độ kỳ vọng lạm phát của người dân phụ thuộc vào diễn biến lạm phát trong quá khứ Từ năm 2005 đến nay chỉ số lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao so với hai quốc gia có thể xem là tương tự như nước ta là Thái Lan và Trung Quốc Chính mức độ cao và dai dẳng đó đã dần hình thành mức độ kỳ vọng lạm phát cao trong người dân và có thể dẫn đến khả năng kiểm soát của Chính phủ sẽ rất khó khăn
Hình 2: Lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam
(Nguồn: Economic Consensus, BIS Papers No 70, năm 2012)
Ba năm gần đây, ổn định vĩ mô là một trong bốn vấn đề quan trọng trong định hướng chính sách ở Việt Nam, trong đó lạm phát là vấn đề nổi bật nhất Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam dần chuyển sang nền kinh tế mở, sự ảnh hưởng của kinh tế thế giới lên kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét Khác với giai đoạn Khủng hoảng năm 1997, Việt Nam là một ngoại lệ thì nay Việt
Nam đang bị cuốn vào dòng xoáy của Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công ở Mỹ và Châu Âu Từ 2011 đến nay, Việt Nam vẫn đang rất chật vật xoay sở trong việc kiềm chế sự gia tăng của lạm phát, các yếu tố kỳ vọng và tìm cách đưa kinh tế thoát khỏi suy thoái Nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô được đặt ra Hàng loạt những thay đổi trong mô trường vĩ mô và chính sách kinh tế đã đặt ra yêu cần mới trong việc tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện nhằm xác định những nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát trong bối cảnh mới
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “LẠM PHÁT KỲ VỌNG VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á VÀ VIỆT NAM” để đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô chính lên lạm phát ở Châu Á và quan trọng là ở
Việt Nam, trong đó xem xét ảnh hưởng của yếu tố kỳ vọng của các nhân tố lên lạm phát hiện tại Từ đó, đưa ra khả năng dự báo của các nhân tố này đối với sự hình thành lạm phát trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu, đánh giá và kiểm định lại các các nhân tố vĩ mô chính tác động lên lạm phát ở các quốc gia Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 1996 – 2013, giai đoạn mà hầu hết các quốc gia
Châu Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và
2008, trong đó đánh giá tác động của nhân tố mới là chính sách tiền tệ trong mô hình NKPC Từ đó, tác giả xây dựng mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở các quốc gia này, đồng thời luận văn còn tìm hiểu sự khác biệt về vai trò của từng nhân tố này đối với lạm phát kỳ vọng giữa nhóm các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát hiện tại và việc hình thành lạm phát kỳ vọng ở các quốc gia Châu Á và Việt Nam ?
Vai trò của chính sách tiền tệ qua hai nhân tố tăng trưởng cung tiền và lãi suất thực có tác động như thế nào đối với lạm phát ở các quốc gia Châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam ?
Khả năng dự báo của các nhân tố này đối với việc hình thành lạm phát trong tương lai ?
Bố cục của luận văn
Luận văn này gồm có 5 chương : chương 1 giới thiệu trình bày tổng quan các nội dung chính của luận văn và giải thích lý do tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết, nội dung, phương pháp và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trước đây Chương 3 mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích Chương 4 thảo luận về những kết quả thực nghiệm Chương 5 kết luận của luận văn.
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Tổng quan lý thuyết về lạm phát và NPKC
Các lý thuyết hiện đại về lạm phát của Samuelson và Nordhaus (2005) trong cuốn sách của mình “Kinh tế vĩ vô, bản thứ 18” cho thấy có ba nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát: cầu đẩy, chi phí đẩy và các kỳ vọng lạm phát trong tương lai cũng như lạm phát trong quá khứ
Lạm phát cầu đẩy diễn ra khi tổng cầu tăng không ổn định dẫn đến việc gia tăng các áp lực lên nguồn lực kinh tế và GDP thực lớn hơn GDP tiềm năng, tức là khe hở sản lượng dương Một sự gia tăng trong tổng cầu có thể đến từ nhiều nguyên nhân như người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, hoặc cũng có thể do lãi suất giảm, thuế bị cắt hay đơn giản là niềm tin của người tiêu dùng gia tăng… Và một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là sự gia tăng trong cung tiền mở rộng – tổng tiền trong nền kinh tế trong một thời điểm làm gia tăng tổng cầu, từ đó làm giá cả tăng lên Điều này sẽ dẫn đến lạm phát nếu cầu tăng nhanh hơn cung
Lạm phát chi phí đẩy: cách tiếp cận này dựa trên nguyên nhân là sự gia tăng trong chi phí các nhân tố sản xuất Khi chi phí sản xuất tăng cao, sản lượng giảm sút Cung bị giảm dẫn đến giá tăng Theo đó, người lao động yêu cầu mức lương cao hơn và điều này lại dẫn đến tăng chi phí Mà nguyên nhân chi phí các nhân tố sản xuất tăng cao có thể do giá dầu, sự phá giá đồng tiền dẫn đến giá nhập khẩu các nguyên liệu tăng cao, lãi suất tăng khiến chi phí vay nợ tăng cao…
Kỳ vọng lạm phát thời gian gần đây được xem là một nhân tố quan trọng trong việc dự báo lạm phát và luôn được các nhà kinh tế, các nhà chính sách theo dõi Bởi những kỳ vọng này ảnh hưởng lên hành vi của người dân theo nhiều cách khác nhau và có ảnh hưởng lâu dài lên lạm phát
Trong khi đó, khi nghiên cứu về lạm phát theo hướng của Phillips (1958) và Lipsey (1950) phát triển dựa trên mô hình đường cong Phillips, việc bổ sung vai trò kỳ vọng về lạm phát vào mô hình của Friedman (1960) và Edmund Phelps (1967) và những cải biên, chỉnh sửa gần đây của Fischer (1977) và Taylor (1979) đã khẳng định vai trò quyết định lớn đến lạm phát hiện tại và tương lai của lạm phát kỳ vọng Các kết quả của Calvo (1983) và Gali và Gertler (1999) cũng góp phần khẳng định thêm điều này Vì vậy, việc xác định các nhân tố kỳ vọng này sẽ giúp các nhà hoạch định dự báo được lạm phát trong tương lai NPKC mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và kỳ vọng của các đại diện trong nền kinh tế về lạm phát tương lai, chi phí biên hay khe hở sản lượng Thông qua NPKC, lạm phát sẽ có xu hướng tăng khi khe hở sản lượng tăng, vì lúc này, chi phí cao được chuyển vào giá cả và khi lạm phát kỳ vọng tăng cao, các đại diện kinh tế sẽ tăng giá hôm nay để phản ánh mức giá cao hơn ở hôm sau Gali và Gertler (1999), Whelan, Karl (2005) đã phát triển mô hình NKPC thành dạng sau:
Từ mô hình trên, có thể thấy lạm phát kỳ vọng chịu sự tác động rất lớn từ lạm phát quá khứ và hiện tại Các nghiên cứu của Woodford (2003) và Christiano, Eichenbaum và Evans (2005) bổ sung thêm vai trò của lạm phát quá khứ vào mô hình NPKC Đây là nhân tố có vai trò rất quan trọng quyết định đến lạm phát hiện tại và tương lai Nhân tố này giúp xác định yếu tố kỳ vọng của lạm
Cách thức hình thành kỳ vọng trong NPKC
Kỳ vọng về lạm phát của dân chúng có được thông qua các tổ chức điều tra độc lập như Michigan, Reuters hoặc các cuộc điều tra hộ gia đình của
“Survey of Profession Forecasters” Dân chúng có thể đưa ra những dự đoán của mình về lạm phát trong năm tới bằng với lạm phát của năm vừa qua hoặc là trung bình của vài năm gần đây Nếu dự đoán như vậy thì gọi là kỳ vọng thích nghi Họ có thể không chỉ dựa vào quá khứ để đoán tương lai mà còn sử dụng những thông tin hiện tại để giúp mình dự đoán Với cách này, các nhà kinh tế học gọi là kỳ vọng hợp lý Giữa những nhà kinh tế có quan điểm khác nhau về sự hình thành kỳ vọng thích nghi hay hợp lý
Có ba trường hợp cơ bản cho việc hình thành kỳ vọng:
Khi lạm phát ở mức thấp trong suốt một khoảng thời gian dài, kỳ vọng sẽ
“tĩnh” – nói cách khác, các tổ chức cá nhân (hộ kinh doanh và doanh nghiệp) sẽ không còn lo lắng về lạm phát và làm ngơ trước sự thật rằng mức lạm phát có thể thay đổi
Khi lạm phát ở mức tương đối cao, người ta đã không thể làm ngơ được nữa Nếu sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát diễn ra chậm, mức lạm phát của năm sau có thể dự tính được trên cơ sở mức lạm phát của năm trước – hay nói cách khác, khi đó kỳ vọng có khả năng thích ứng, tức là phụ thuộc vào các giá trị quá khứ của lạm phát Đường cong Phillips trong trường hợp này có công thức: = + + Đường cong sẽ dịch chuyển lên hoặc xuống tùy thuộc vào mức lạm phát của năm ngoái cao hay thấp hơn mức lạm phát của năm kia Theo kỳ vọng thích ứng, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng (giảm) theo thời gian nếu > 0 ( < 0), tức là − = > 0
Khi những điều kiện cơ bản và chính sách của chính phủ thay đổi nhanh chóng, kỳ vọng thích ứng sẽ dẫn tới những sai lầm to lớn và đắt giá Trong những tình huống như vậy, các tổ chức cá nhân sẽ điều chỉnh kỳ vọng không phải dựa vào quá khứ, mà dựa trên cơ sở nhìn về phía trước và cố đoán biết các chính sách mà chính phủ sẽ ban hành trong tương lai Hay theo cách khác, các tổ chức cá nhân sẽ bỏ qua kỳ vọng thích ứng và chuyển sang kỳ vọng hợp lý Một điều thú vị là, khi các chính sách của chính phủ được tiên đoán m ột cách hoàn hảo thì chúng sẽ chẳng còn tác dụng gì cho nền kinh tế thực khi kỳ vọng được hình thành m ột cách hợp lý Vì vậy, nếu chính phủ tuyên bố rằng sẽ tăng chi tiêu để tăng tỷ lệ việc làm, các tổ chức các nhân sẽ ngay lập tức điều chỉnh tăng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (đường cong Phillips dịch chuyển lên trên) và chính sách sẽ không có hiệu quả gì ngoài việc làm tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn
Quá trình hình thành kỳ vọng cũng ảnh hưởng khác nhau lên hiệu quả của chính sách kinh tế Nếu dân chúng hành động theo kiểu kỳ vọng thích nghi thì chính sách sẽ có công hiệu hơn là kỳ vọng hợp lý Trong thực tế, doanh nghiệp và người lao động sẽ thực hiện mặc cả tiền lương của mình trong giai đoạn làm việc bằng cách hình dung giá cả của giai đoạn đó như thế nào Một khi người lao động dự đoán rằng vào lúc vào lúc mà mình nhận lương giá cả sẽ tăng gấp đôi thì chắc chắn rằng ngày đặt bút ký hợp đồng lao động hôm nay là cơ hội tốt nhất để họ yêu cầu doanh nghiệp phải tăng tiền lương của mình, ít nhất là gấp đôi, nếu không muốn sắp tới phải ăn chỉ bằng một nửa của ngày hôm nay
Và nếu chủ doanh nghiệp cũng đồng ý chuyện này, nghĩa là sẽ trả lương tăng gấp đôi, thì không có lý do gì họ không tăng giá bán sản phẩm để bù vào phần tăng) Như vậy, khi cả hai bộ phận này trong dân chúng cùng có một kỳ vọng về giá cả trong tương lai tăng gấp đôi thì chắc chắn nó sẽ tăng ít nhất là gấp đôi Rõ ràng là, sự tăng giá này chẳng phải bắt nguồn từ tăng tiền quá mức, biến động giá tương đối như tỷ giá hay sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế mà bắt nguồn từ yếu tố kỳ vọng Các chính sách chống lạm phát sẽ khó khăn hơn khi mà yếu tố kỳ vọng chưa ổn định.
Diễn biến lạm phát kỳ vọng theo mô hình NPKC ở Việt Nam giai đoạn từ Khủng hoảng tài chính thế giới 2008
đoạn từ Khủng hoảng tài chính thế giới 2008
Vào đầu năm 2007, nền kinh tế Việt Nam lúc này còn rất lạc quan, thị trường chứng khoán, bất động sản có giá tăng rất nhanh, FDI và FPI tăng rất mạnh và lớn nên dù cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt nặng nhưng Ngân hàng nhà nước (NHNN) vẫn có thể âm thầm mua vào ngoại tệ mà không gây sức ép lên tỷ giá Lúc này nền kinh tế vẫn rất ổn định trên đường Phillips có lạm phát kỳ vọng thấp Chỉ sau đó ít lâu đến quý 4 năm 2007, lạm phát ở Việt Nam, lần đầu tiên sau nhiều năm, vượt qua ngưỡng một con số Cũng trong năm 2007, chính sách tiền tệ của NHNN thể hiện qua các biện pháp hành chính vào lãi suất và tăng trưởng tín dụng đã có tác dụng không nhỏ lên lãi suất Thực tế là lãi suất liên ngân hàng một tháng trung bình cho cả quý giảm từ 8.26% trong quý 1 xuống 5.55% trong quý 3, điều này cho thấy nền kinh tế đã được nới lỏng một cách gián tiếp Trong quý 4 năm 2007, NHNN bắt đầu thực hiện siết thanh khoản làm lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại lên 6.75% Nhưng lần thắt chặt này đã khiến nền kinh tế rời khỏi đường Phillips rất nhanh Vì vậy đầu năm 2008, NHNN nâng tất cả các loại lãi suất chính sách, phát hành 20,000 tỷ tín phiếu bắt buộc để rút thanh khoản về, đặt trần tăng trưởng tín dụng và chấm dứt tích lũy dự trữ ngoại tệ Lãi suất liên ngân hàng một tháng đã tăng vọt lên 8.97% và đạt đỉnh 19.31% vào quý 3 năm 2008 Đồng thời, lãi suất cơ bản lúc này tăng lên 14% từ ngày 11/06/2008 Lần thắt chặt đã diễn ra rất nhanh và quyết liệt Điều này khiến nền kinh tế phản ứng như lý thuyết với đường Phillips mới có lạm phát kỳ vọng cao hơn Quý 1 năm 2009, tăng trưởng GDP chỉ còn 3.1% so với năm ngoái đến từ hai nguyên nhân chính là tiền tệ bị thắt chặt và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008
Giá các loại nguyên liệu thô và giá dầu giảm mạnh, kéo lạm phát ở Việt Nam giảm theo Nhờ vậy, lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam giảm mạnh trong năm
2009 và giúp nền kinh tế trở về đường Phillips ban đầu
Từ tháng 10/2008, NHNN bắt đầu cắt giảm lãi suất và đến quý 1 năm 2009, lãi suất cơ bản chỉ còn 7%, thấp hơn năm 2007 Lãi suất liên ngân hàng lúc này giảm xuống còn 6.73%, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng quá nhanh
Gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư công và giảm thuế lên lến 8% GDP đã được giữ quá lâu trong giai đoạn này và lãi suất cơ bản chỉ được nâng lên 8% vào cuối năm 2009 và đạt 8.78% vào quý 4 năm 2010 đã khiến lạm phát một lần nữa quay trở lại 2 con số Lạm phát kỳ vọng tăng rất nhanh khiến các nỗ lực thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 của NHNN trở nên chật vật trong hai năm 2011 và 2012.
Các nghiên cứu thực nghiệm theo mô hình NPKC ở các quốc gia Châu Á
Trong hầu hết các mô hình NPKC đo lường cho các quốc gia phát triển, khe hở sản lượng được ứng dụng như một chỉ số đo lường tổng cầu Mối liên hệ giữa lãi suất và mức cầu dư ở các nền kinh tế phát triển được tìm thấy rất rõ ràng bởi tính hiệu quả cao trong cơ chế truyền dẫn từ chính sách tiền tệ vào kinh tế thực thông qua lãi suất Vì vậy Scheibe và Vines (2005) cho rằng không nên đưa cung tiền cùng với khe hở sản lượng vào mô hình Tuy nhiên, cho thấy khe hở sản lượng lại không phải là biến giải thích có ý nghĩa thống kê đối với lạm phát, mà các biến thuộc về chính sách tiền tệ như cung tiền và lãi suất thực mới là biến có ý nghĩa thống kê tốt hơn trong việc cung cấp thông tin về lạm phát trong tương lai Với các quốc gia đang phát triển, mô hình đo lường lạm phát theo khe hở sản lượng cũng ít được ứng dụng Nghiên cứu của Coe và McDermott (1997) về việc sử dụng mô hình có yếu tố khe hở sản lượng ở Châu Á cũng cho thấy mô hình này không thực sự hiệu quả ở
Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ Một lý giải có thể chấp nhận được trong trường hợp này là các quốc gia đang phát triển có thị trường tài chính không thực sự phát triển, và do đó mối liên hệ giữa lãi suất và tổng cầu yếu Vì vậy, đối với các quốc gia đang phát triển, khe hở cung tiền thực nên được đưa vào mô hình như là một nhân tố tiềm năng trong việc xác định lạm phát kỳ vọng thay cho khe hở sản lượng
Các cú sốc cung nội địa, đặc biệt là các cú sốc liên quan đến khu vực nông nghiệp, có thể cung cấp những chỉ báo vĩ mô quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển Không xét đến việc các cú sốc này là tạm thời hay lâu dài, phạm vi ảnh hưởng lên lạm phát phụ thuộc vào tỷ trọng của khu vực ảnh hưởng này trong chỉ số giá Ví dụ, ở các quốc gia đang phát triển, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Ngoài ra, giá thực phẩm có xu hướng không ổn định vì ảnh hưởng của thời tiết cũng như sự tồn tại của các hàng rào thương mại Thêm vào đó, một sự gia tăng trong giá các hàng hóa thực phẩm không chỉ làm tăng lạm phát ngắn hạn do tỷ trọng cao trong
CPI, mà còn khiến kỳ vọng lạm phát gia tăng, từ đó có những tác động không tốt lên tỷ lệ lạm phát
Kết quả của Carolina và Unsal (2011) cũng cho thấy lạm phát ở Châu Á trong suốt hai thập kỷ gần đây chủ yếu do các cú sốc tiền tệ và sốc cung, tuy nhiên ảnh hưởng của các cú sốc này trong những năm gần đây không còn mạnh nữa, mà các áp lực từ phía cầu bắt đầu trở thành những nguyên nhân lớn đối với lạm phát ở Châu Á Sốc cung giải thích 45% những dao động lạm phát ở Chõu Á, trong đú ắ đến từ sốc giỏ hàng húa Sốc cầu giải thớch 55% cũn lại, ắ phản ỏnh tỏc động của sốc tiền tệ và ẳ đến từ khe hở sản lượng Đặc biệt, những thay đổi trong cung tiền và lãi suất chỉ giải thích 25% dao động lạm phát; trong đó chỉ có 15% đến từ tỷ giá dù tỷ giá đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia như Indonesia và Hàn Quốc Khi phân chia nguồn gốc của các cú sốc, Carolina và Unsal (2011) cho thấy 60% dao động lạm phát ở Châu Á chủ yếu do các yếu tố nội địa, 30% do các nhân tố toàn cầu và 10% còn lại do yếu tố khu vực Kết quả của Puzon (2009) đối với ASEAN-4 cho thấy lạm phát ở Thái Lan chủ yếu do lạm phát quá khứ gây ra; còn ở Indonesia, lãi suất, các cú sốc giá và khủng hoảng tài chính 1997 là những nguyên chính khiến lạm phát tăng cao; đối với Phillipines là lãi suất, tỷ giá quá khứ và tỷ lệ thất nghiệp quá khứ Ho và McCauley (2003) cho rằng vai trò của tỷ giá trong quá trình hình thành xu hướng lạm phát trong nước sẽ mạnh hơn đối với các quốc gia đang phát triển Ito và Sato (2006) cũng tìm ra ý nghĩa thống kê của biến tỷ giá trong việc xác định lạm phát ở Hàn Quốc và Thái Lan nhưng lại không đúng với Singapore.
Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Dựa theo lý thuyết, các nghiên cứu gần đây về lạm phát ở Việt Nam đã kết hợp nhiều nhân tố từ cả phía cầu đẩy và chi phí đẩy nhằm giải thích các biến động của lạm phát Các nhân tố này bao gồm CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng, giá dầu và giá gạo thế giới
Jongwanich và Park (2008) khi nghiên cứu các nhân tố gây ra lạm phát ở chín quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, thông qua mô hình kết hợp các nhân tố chi phí đẩy (lạm phát trong giá dầu và giá lương thực quốc tế) và các nhân tố cầu kéo (CPI, PPI, tỷ giá và khe hở sản lượng) đã chỉ ra rằng giai đoạn lạm phát gia tăng ở Châu Á năm 2007 – 2008 chủ yếu đến từ dư cung và kỳ vọng lạm phát chứ không phải các nhân tố chi phí đẩy dù rằng lạm phát giai đoạn này trùng hợp với sự gia tăng của giá lương thực và giá dầu thế giới
Nguyễn Trí Thành và Võ Thu Hằng (2010) tìm thấy độ trì trệ của lạm phát
Việt Nam là cao và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định lạm phát của Việt nam trong hiện tại Ngoài ra, hai tác giả này cũng cho thấy kiểm soát lạm phát một cách có hiệu quả trở nên rất khó một khi nó đã bắt đầu tăng lên và mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là đáng kể trong ngắn hạn với việc phá giá dẫn đến giá cả tăng lên trong khi thâm hụt ngân sách cộng dồn không có ảnh hưởng nhiều đến lạm phát Cung tiền và lãi suất khi tác động lên lạm phát có một độ trễ nhất định
Các kết quả nghiên cứu về vai trò của tiền tệ thì trái ngược nhau, có thể do các giai đoạn nghiên cứu khác nhau cũng như dữ liệu và phương pháp ước lượng khác nhau Một nghiên cứu của IMF (2006) sử dụng dữ liệu quý trong giai đoạn 2001 – 2006 cho thấy tồn tại vai trò quan trọng của tiền tệ đối với lạm phát Nghiên cứu đã khẳng định tốc độ tăng cung tiền và tín dụng bắt đầu có mối quan hệ với lạm phát từ năm 2002 Bên cạnh đó còn chỉ ra rằng trong khi kỳ vọng lạm phát và khe hở sản lượng có tác động đến lạm phát thì các cú sốc giá dầu và tỷ giá có ít vai trò trong việc giải thích biến động của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu Lạm phát ở Việt Nam thường kéo dài hơn những nước khác trong khu vực Điều này một lần nữa cho thấy một khi người dân đã có kỳ vọng về lạm phát, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn Võ Trí
Thành và cộng sự (2000) và Carmen (2005) khẳng định tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền và lạm phát ở Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu của IMF (2003) và Lê Việt Hùng và Pfau (2008) lại cho thấy tiền tệ hầu như không có tác động gì đến lạm phát
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013) trong khuôn khổ phương pháp SVAR cho thấy chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát, đặc biệt là cung tiền M2 và độ trễ của tác động này là khoảng 6 tháng, còn tỷ giá không tác động nhiều mà chủ yếu thể hiện vai trò kênh truyền dẫn Đồng thời, vai trò của yếu tố kỳ vọng lên việc tăng giá trong nước, sự kỳ vọng này bắt nguồn từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn là do sự ảnh hưởng của lạm phát cao trong quá khứ và vấn đề điều hành của người làm chính sách
Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) sử dụng phương pháp ước lượng Granger cho giai đoạn từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 12 năm 2004 và chứng minh rằng các nhân tố quyết định lạm phát trong giai đoạn này là lạm phát của các kỳ trước và khe hở sản lượng Cung tiền không có ý nghĩa đối với lạm phát và tác động của giá dầu, giá gạo quốc tế cũng như mức chuyển tỷ giá và lạm phát là rất thấp
Nguyễn Thùy Vinh và Fujita (2007) sử dụng cách tiếp cận VAR để nghiên cứu tác động của tỷ giá đối với sản lượng và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1992 đến 2005 Các tác giả cho thấy rằng nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng và mức giá thay đổi là các biến động của các biến này trong quá khứ và tỷ giá có ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại và sản lượng hơn đến lạm phát Mô hình VAR của tác giả bao gồm sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ giá, cung tiền, thâm hụt thương mại và lãi suất của Mỹ Mô hình này tập trung chủ yếu vào mức chuyển của tỷ giá và do vậy bỏ qua các nhân tố quyết định lạm phát khác
Phạm Thế Anh (2008) đã sử dụng các số liệu truyền thống cho giai đoạn tháng 1/1994 đến tháng 8/2008 trong mô hình SVAR và chỉ ra rằng những biến động trong quá khứ của các biến có vai trò giải thích cho hầu hết các biến được nghiên cứu với các cú sốc cung tiền M2 và lãi suất đóng vai trò rất nhỏ Tác giả còn nghiên cứu các nhân tố quyết định lạm phát cho giai đoạn này với dữ liệu quý của CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng công nghiệp và sai số ECM từ các kiểm định tự tương quan cho mối quan hệ PPP và mối quan hệ về cầu về tiền Nghiên cứu đã khẳng định vai trò của lạm phát quá khứ và sản lượng đối với lạm phát đồng thời khẳng định giá dầu quốc tế không có ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại Một phát hiện khác của nghiên cứu là vai trò quan trọng của tốc độ tăng trưởng cung tiền đến lạm phát (sau 3 kỳ) trong khi lãi suất đóng vai trò bị động
Có thể thấy, tổng quan các nghiên cứu đã có về các nhân tố quyết định đến lạm phát ở Việt Nam đều cho thấy lạm phát quá khứ có vai trò rất quan trọng quyết định lạm phát hiện tại và tương lai Chính yếu tố này tác động đến kỳ vọng của người dân Các kết quả về vai trò của tiền tệ thông qua hai biến cung tiền và lãi suất trái ngược nhau Trong khi đó, vai trò của tỷ giá và giá cả quốc tế rất nhỏ khá đồng nhất ở các nghiên cứu trước đây.
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu kết hợp mô hình của Pami Dua (2009) áp dụng cho tám quốc gia Châu Á và Patra và Ray (2010) đã từng áp dụng ở Ấn Độ để tìm ra các nhân tố tác động lên lạm phát và xây dựng mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng
Mô hình sử dụng để thực hiện nghiên cứu:
Mỗi quốc gia có những giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt mà có thể tác động lên lạm phát Bài nghiên cứu này không thể bao quát hết toàn bộ các đặc điểm đó mà chủ yếu tập trung vào các nhân tố phổ biến nhất có tiềm năng ảnh hưởng lớn lên lạm phát Và các yếu tố này được chia làm hai mảng lớn dựa trên các lý thuyết phía trên khi đề cập đến nguyên nhân gây ra lạm phát: do cầu đẩy, do chi phí đẩy và do yếu tố kỳ vọng
Trong đó, lạm phát kỳ vọng được xác định bởi các yếu tố:
Yếu tố kỳ vọng được thể hiện qua độ trễ i thời kỳ so với thời điểm t
: Lạm phát trễ i thời kỳ so với thời điểm t
Nhân tố cầu trong nước thể hiện qua biến
( − ∗ ), ( 2 − 2 ∗ ) và Trong hầu hết các mô hình Phillips đo lường cho các quốc gia phát triển, khe hở sản lượng,
= ( − ∗ ), được ứng dụng như một chỉ số đo lường tổng cầu Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm trên mười mô hình về lạm phát của Razzak (2002) lại cho thấy khe hở sản lượng lại không phải là biến giải thích có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích và dự báo lạm phát, mà các biến thuộc về chính sách tiền tệ như cung tiền, ( 2 − 2 ∗ ), và lãi suất thực, , dường như cung cấp thông tin về lạm phát trong tương lai tốt hơn những gì biến khe hở sản lượng mang lại Đối với các quốc gia đang phát triển, mô hình đo lường lạm phát theo khe hở sản lượng cũng ít được ứng dụng Nghiên cứu của Coe và McDermott (1997) về việc sử dụng mô hình khe hở sản lượng ở Châu Á cũng cho thấy mô hình này không thực sự hiệu quả ở Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ
Vì vậy, để có thể có cái nhìn rõ hơn cũng như xác định tính hiệu quả của các biến trong việc xác định lạm phát, tác giả sử dụng cả hai biến khe hở sản lượng và khe hở cung tiền thực để đo lường
Nhân tố cầu bên ngoài được xác định bởi biến tỷ giá – ( ) Tỷ giá tác động trực tiếp lên giá nhập khẩu và từ đó sẽ có tác động truyền dẫn khiến giá cả tăng cao, cũng như tác động lên lạm phát kỳ vọng Ho và McCauley (2003) cho rằng vai trò của tỷ giá trong quá trình hình thành xu hướng lạm phát trong nước sẽ mạnh hơn đối với các quốc gia đang phát triển Ito và Sato (2006) cũng tìm ra ý nghĩa thống kê của biến tỷ giá trong việc xác định lạm phát ở Hàn Quốc và Thái Lan nhưng lại không đúng với
Trong bài nghiên cứu này, phần trăm thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực sẽ là biến được dùng để đo lường lạm phát, thể hiện tính cạnh tranh của một quốc gia lên cầu
Nhân tố cung nội địa: các cú sốc cung nội địa, đặc biệt là các cú sốc liên quan đến khu vực nông nghiệp, có thể cung cấp những chỉ báo vĩ mô quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển Không xét đến việc các cú sốc này là tạm thời hay lâu dài, phạm vi ảnh hưởng lên lạm phát phụ thuộc vào tỷ trọng của khu vực ảnh hưởng này trong chỉ số giá Ví dụ, ở các quốc gia đang phát triển, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Ngoài ra, giá thực phẩm có xu hướng không ổn định vì ảnh hưởng của thời tiết cũng như sự tồn tại của các hàng rào thương mại Thêm vào đó, một sự gia tăng trong giá các hàng hóa thực phẩm không chỉ làm tăng lạm phát ngắn hạn do tỷ trọng cao trong CPI, mà còn khiến kỳ vọng lạm phát gia tăng, từ đó có những tác động không tốt lên tỷ lệ lạm phát
Trong bài nghiên cứu này, các biến lạm phát giá thực phẩm trong nước – – được dùng để đo lường nhân tố này
Nhân tố cung bên ngoài: tiêu dùng năng lượng có tỷ lệ lớn trong rổ hàng hóa CPI ở một số quốc gia Hầu hết các quốc gia đang phát triển có sự quản lý điều tiết giá hàng hóa năng lượng Tuy nhiên, các nền kinh tế này thường phải đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn suốt những thời kỳ khác nhau do quá trình tự do hóa giá các hàng hóa thuộc diện quản lý điều tiết
Ngoài ra, dù giá các hàng hóa này có là nguyên nhân gây ra lạm phát hay không thì vẫn phải chịu sự ảnh hưởng của quy luật tự nhiên trong cung cầu Giá dầu được dùng để đại diện cho sốc cung bên ngoài Bên cạnh đó, giá lương thực thế giới cũng được xem xét như nhân tô cung bên ngoài khi đưa vào mô hình trong các nghiên cứu thực nghiệm Vì vậy, trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả cũng đưa hai nhân tố này – , – vào mô hình
Bảng 1: Dự báo mối quan hệ giữa các biến độc lập và lạm phát
Thứ tự Biến Đại diện Quan hệ mong đợi
5 ( ) Tỷ giá hối đoái thực +
6 Giá lương thực trong nước +
7 Giá lương thực thế giới +
Mẫu dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được lấy theo quý từ quý 1/1991 đến quý 2/2013 cho tám quốc gia
Châu Á gồm Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thailand và Việt Nam Dữ liệu được lấy từ IFS, WB, OECD, Ngân hàng
Trung ương và Cục thống kê của mỗi quốc gia
Singapore: 1991Q1 – 2013Q1 Ấn Độ: 1996Q1 – 2013Q1 Malaysia: 1991Q1 – 2013Q1 Indonesia: 1997Q1 – 2013Q1 Philippine: 1991Q1 – 2013Q1 Thái Lan: 1994Q1 – 2013Q1 Việt Nam: 2001Q1 – 2013Q1
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Xử lý dữ liệu ban đầu Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh số liệu và giá trị trung bình của các biến đại diện của từng quốc gia bao gồm lạm phát quá khứ, GDP, M2, lãi suất thực, tỷ giá đồng nội tệ/USD, chỉ số giá lương thực trong nước, chỉ số giá lương thực thế giới và giá dầu
Để đo lường khe hở sản lượng và khe hở cung tiền thực, tác giả sử dụng phương pháp lọc Hodrick-Prescott (HP) (với hệ số làm trơn 1600) để tìm ra xu hướng của dữ liệu (dù rằng có thể sản lượng tiềm năng hơi khác so với thực tế do các yếu tố nhiễu gây ra, có thể không thể loại bỏ được bằng phương pháp làm trơn) Phương pháp này đã được các tác giả trước đây sử dụng như Dua (2009), Patra và Ray (2010), Le (2011)
Phương pháp lọc HP phân tích dữ liệu sản lượng thực tế trong một xu hướng dài hạn và các thành phần mang tính chu kỳ và từ đó cung cấp một ước lượng hữu ích về mức tăng trưởng sản lượng tiềm năng
Phương pháp HP thể hiện qua công thức sau:
+ [( − ) − ( − )] là tham số làm trơn Vì dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu quý nên khi thực hiện HP ta chọn tham số = 1600 (Nếu dữ liệu là năm thì = 100, dữ liệu là tháng thì = 14400) Và dữ liệu OUTGAP được tìm thấy là dữ liệu dừng nên sẽ không cần thực hiện sai phân để đưa về dừng như các dữ liệu thời gian khác
Tương tự, khe hở tiền tệ thực cũng được đo lường bằng phương pháp này
Khe hở tiền tệ thực đối với mỗi quốc gia, tác giả sẽ dùng dữ liệu tăng trưởng cung tiền M2 hoặc M3 sau khi điều chỉnh loại bỏ yếu tố lạm phát được dùng để đo lường tổng tiền
Ảnh hưởng của những thay đổi trong tỷ giá lên lạm phát được đo lường bằng những thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực Tuy nhiêm đối với một số các quốc gia, dữ liệu này bị thiếu nên sẽ được thay thế bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo đồng nội tệ/USD sau khi đã điều chỉnh lạm phát, như vậy bất kỳ một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái thể hiện sự giảm giá của đồng nội tệ
Dữ liệu về chỉ số giá thực phẩm trong nước được lấy từ nguồn tổng cục thống kê và ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia
Khác với các nghiên cứu trước đây là lấy chỉ số giá gạo thế giới làm biến nghiên cứu và quan sát thì trong bài nghiên cứu này, tác giả lấy chỉ số giá thực phẩm thế giới từ tổ chức FAO để quan sát Về chỉ số giá dầu, tác giả lấy dữ liệu về giá dầu giao ngay Cushing, OK WTI Spot Price FOB
(Dollars per Barrel) trên website Thomson Reuters Sau đó, đưa dữ liệu về dưới dạng chỉ số
3.3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP trước khi xây dựng mô hình
Bước tiếp theo sau khi có được đầy đủ dữ liệu các biến ở các quốc gia, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị qua kiểm định ADF và PP để kiểm tra chuỗi dữ liệu của các biến có phải là dữ liệu dừng hay không Nếu không dừng sẽ phải thực hiện sai phân bậc 1 hoặc sai phân bậc 2
Tại sao chuỗi thời gian dừng quan trọng và dấu hiệu nào để biết một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng?
Gujarati (2003) cho rằng nếu một chuỗi thời gian không dừng thì chỉ có thể nghiên cứu hành vi của nó trong khoảng thời gian đang được xem xét Vì thế, mẫu dữ liệu thời gian sẽ mang một kết quả nhất định Kết quả là không thể khái quát hóa cho các giai đoạn khác Đối với mục đích dự báo, các chuỗi thời gian không dừng có thể sẽ không có giá trị Trong dự báo dựa theo chuỗi thời gian, một giả định luôn được đưa ra là xu hướng vận động của dữ liệu quá khứ và hiện tại được duy trì cho các giai đoạn tương lai Và như vậy việc chuỗi dữ liệu không dừng và luôn thay đổi sẽ không thể giúp gì cho dự báo
Ngoài ra, khi hồi quy một biến của một chuỗi thời gian đối với một biến của chuỗi thời gian khác, ta thường thu được giá trị R 2 rất cao, mặc dù không hề có mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa chúng Tình huống này là thí dụ cho vấn đề hồi quy giả mạo Vấn đề này xuất hiện bởi vì nếu như cả hai chuỗi thời gian được xét đến đều thể hiện các xu hướng mạnh (xu hướng lên hoặc xuống liên tục), thì R 2 có giá trị cao là do sự hiện diện của xu hướng loại này, chứ không phải do mối quan hệ trong dài hạn của hai chuỗi thời gian đó Do đó, giả Hơn nữa, khi biết dữ liệu dừng hay không, chúng ta sẽ giới hạn được số mô hình dự báo phù hợp nhất cho dữ liệu Vì vậy, kiểm định nghiệm đơn vị
ADF và PP được đưa ra để khắc phục tình trạng trên
Kiểm định Dickey-Fuller được áp dụng đối với các hồi qui được thực hiện ở các dạng sau:
∆ Y t = β 1 + β 2t + Ώ Y t-1 + u t Ở đây, t là biến xu hướng hoặc biến thời gian Trong mỗi trường hợp giả thuyết không sẽ là Ώ = 0, tức là có nghiệm đơn vị Nếu số hạng sai số ut là tự tương quan, ta sẽ biến đổi thành:
∆ Yt = β1 + β2t + Ώ ∆Yt-1 + αi ∑ ∆y + ut, mà ở đó ∆Yt-1 = Yt-1 – Yt-2, ∆Yt-
Giả thuyết H0 vẫn là Ώ = 0, có nghĩa là Y có nghiệm đơn vị (Y là không dừng) và H1: Ώ < 0, Yt là chuỗi dừng Khi kiểm định DF được áp dụng cho các mô hình, nó được gọi là kiểm định gia tăng Dickey-Fuller (ADF)
Kiểm định ADF dựa trên giả định sai số ngẫu nhiên nên khi sử dụng phương pháp này phải chắc chắn rằng sai số đó là không có tương quan với nhau và có sự biến đổi cố định Do đó, trong nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp
ADF thường được dùng kèm theo kiểm định PP Trong khi kiểm định ADF hiệu chỉnh tương quan chuỗi bậc cao hơn bằng cách đưa thêm sự sai lệch độ trễ bên vế phải của phương trình kiểm định, thì kiểm định PP hiệu chỉnh thống kê t của hệ số từ phương trình hồi quy AR(1) để giải thích tương quan chuỗi trong phương trình
3.3.3 Phương pháp ARIMA để tìm độ trễ của lạm phát trong mô hình
Trước hết, để tìm độ trễ của biến lạm phát trong quá khứ, tác giả dựa trên nghiên cứu của Patra và Ray (2010) khi xây dựng mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Ấn Độ, sử dụng mô hình ARIMA – tự hồi quy trung bình trượt cho các nước:
NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả ước lượng của Việt Nam
Trước hết, tác giả thực hiện phương pháp lọc HP để tìm khe hở sản lượng – OUTGAP và khe hở cung tiền thực – MONGAP Vì hai biến này được tìm thấy qua phương pháp HP nên dữ liệu này đã được đưa về dữ liệu dừng, không cần thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị Đối với các biến còn lại, ngoại trừ lãi suất, như chỉ số CPI, phần trăm thay đổi trong tỷ giá, chỉ số giá thực phẩm trong nước, chỉ số giá thực phẩm thế giới (dữ liệu lấy từ Tổ chức lương nông thế giới – FAO) và chỉ số giá dầu thế giới (dữ liệu lấy từ giá dầu giao ngay Cushing, OK WTI Spot Price FOB (Dollars per Barrel) trên website Thomson Reuters) không dừng tại I(0) nên tác giả đưa các biến này về dạng ln, đã điều chỉnh theo mùa vụ và thực hiện sai phân bậc 1 thì hai kiểm định ADF và PP cho thấy dữ liệu có tính dừng tại I(1)
4.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP
Bảng 4: Kiểm định ADF đối với dữ liệu Việt Nam
Biến Dữ liệu ban đầu P-value Sai phân bậc 1 P-value
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm Stata) Bảng 5: Kiểm định PP đối với dữ liệu Việt Nam
Biến Dữ liệu ban đầu P-value Sai phân bậc 1 P-value
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm Stata)
Kết quả cho thấy, đa phần các dữ liệu đều không dừng ở mức ý nghĩa 5%, tác giả đưa dữ liệu về dạng ln và thực hiện sai phân bậc 1 thì hai kiểm định ADF và PP đều cho thấy dữ liệu có tính dừng tại I(1)
Hình 3: Số liệu dưới dạng ln của các biến của Việt Nam, 2001Q1 – 2013Q1
(Nguồn: Tác giả tính toán và thực hiện vẽ đồ thị với phần mềm Stata)
4.1.2 Ước lượng ARIMA tìm độ trễ của lạm phát
Hình 4: Đồ thị tương quan của dữ liệu sau khi biến đổi sai phân bằng phần mềm Stata
AC chỉ ra mối quan giữa lạm phát hiện tại và lạm phát trước đó k kỳ Ví dụ,
AC(4) = 0.4856 cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát hiện tại và lạm phát trước đó 4 kỳ là 48.56% AC sẽ cho biết bậc q của MA(q) Trong khi đó, PAC cho thấy mối tương quan giữa lạm phát hiện tại và lạm phát trước đó k kỳ mà không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát (k-1) kỳ trước Ví dụ, PAC(4) 0.5160 cho biết lạm phát hiện tại chịu sự ảnh hưởng của lạm phát trước đó 4 kỳ là 51.60% và không tính tác động của 3 kỳ lạm phát trước đó Bậc của
PAC sẽ cho biết bậc p của AR(p) trong mô hình ARIMA
Thống kê Q của Box-Pierce kiểm định giả thiết “tất cả tương quan từ độ trễ 1 đến độ trễ k bằng 0” Nếu giá trị của Prob>Q tại độ trễ k nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giải thiết Nhìn vào hình 4.1, tác giả thấy rằng, giá trị của Prob>Q tại độ trễ
1 là 14.13% lớn hơn 5% nên chấp nhận giả thiết, tức là không có hiện tượng tự tương quan tại độ trễ 1 Các độ trễ còn lại có giá trị Prob>Q nhỏ hơn 5% nên bác bỏ giả thiết Từ độ trễ 2 kỳ trở lên, chuỗi dữ liệu có hiện tượng tự tương quan nên có thể dùng để dự báo trong mô hình
Dựa vào đồ thị tương quan của lạm phát sau khi biến đổi sai phân, các mô hình được nhận dạng như sau:
Mô hình 1 - ARIMA D.LINF_SA, AR(4) Bảng 6: Kết quả các tham số của mô hình ARIMA, AR(4) được ước lượng theo phần mềm Stata
Mô hình 2 - ARIMA D.LINF_SA, MA(4)
Bảng 7: Kết quả các tham số của mô hình ARIMA, MA(4) được ước lượng theo phần mềm Stata
Mô hình 3 - ARIMA D.LINF_SA, AR(4) MA(4)
Bảng 8: Kết quả các tham số của mô hình ARIMA, AR(4) MA(4) được ước lượng theo phần mềm Stata
Nếu như các mô hình có chứa cùng một lượng tham số như nhau, thì thường sẽ ưu tiên chọn mô hình có sai số bình phương trung bình (s 2 ) nhỏ nhất Tuy nhiên, các mô hình có số lượng tham số nhiều hơn có thể có sai số bình phương trung bình nhỏ Mô hình được lựa chọn là mô hình có AIC hoặc BIC tối thiểu
Dựa vào bảng 4.6 các tiêu chuẩn kiểm định được lựa chọn là z, Chi-quare ( ), AIC và BIC, mô hình phù hợp và được lựa chọn là Mô hình 2
Bảng 9: Kết quả các thông số kiểm định
Mô hình Chi-Square LL df AIC BIC
4.1.3 Ước lượng OLS tìm ra mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam
Bảng 10: Kết quả ước lượng mô hình lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tính toán với phần mềm Stata)
Nhìn vào kết quả mô hình, lạm phát trễ, sự thay đổi giá thực phẩm trong nước và giá thực phẩm thế giới là những nhân tố chính trong lạm phát kỳ vọng ở
Việt Nam, và theo sau đó là khe hở sản lượng và khe hở cung tiền thực
Kết quả của mô hình khẳng định lại kết quả của các nghiên cứu trước đây rằng trong ngắn hạn, lạm phát cao trong quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lạm phát hiện tại Tính trì trệ cao này xuất phát từ ký ức của người dân về siêu lạm phát từ những năm 1980 và 1990 và việc lạm phát quay trở lại mức trên một con số trong năm 2008 vẫn còn sâu đậm Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam trên dữ liệu tháng cho thấy ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ thường chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng 6 tháng có lạm phát thấp liên tục và ổn định (Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thu Hằng, 2010) hay 8 tháng (Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng, 2013) Tuy nhiên, khi thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu quý theo mô hình Đường Phillips mới cho thấy lạm phát trước đó 4 kỳ, tức là lạm phát trước đó 1 năm vẫn có sự tác động đáng kể đến lạm phát hiện tại và kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam Đây cũng là biến có mức ảnh hưởng lớn nhất trong các biến quan sát (31.8%) Điều này hàm ý uy tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trò to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời Do đó, Chính phủ cần phải giữ mức lạm phát ổn định trong vòng một năm để lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn định
Khe hở sản lượng và khe hở cung tiền thực được tìm thấy có ý nghĩa thống kê trong mô hình Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lên lạm phát kỳ vọng rất thấp và có độ trễ nhất định Điều này cho thấy trong ngắn hạn, hai biến này không thực sự có tác động lên lạm phát kỳ vọng Ngoài ra, biến động trong lãi suất thực được tìm thấy không có ý nghĩa thống kê trong mô hình một lần nữa khẳng định chính sách tiền tệ qua lãi suất không thực sự có ý nghĩa trong việc điều hành lạm phát trong ngắn hạn Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên mô hình VAR và SVAR cho thấy chính sách tiền tệ qua cung tiền có tác động lên lạm phát nhưng lãi suất thì không
Trong nghiên cứu này, tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến tỷ giá trong mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam Theo phân loại của IMF từ Bảng 4.8, chế độ tỷ giá ở Việt Nam là thả nổi có quản lý Trước năm 2008, chính sách tỷ gia của Việt Nam gần như là cứng nhắc, chỉ từ cuối năm 2008 trở lại đây, NHNN mới có những đợt điều chỉnh tỷ giá với biên độ lớn hơn, cụ thể là lần phá giá gần đây nhất là 9.3% Do đó, tác động của tỷ giá lên lạm phát mới không tìm thấy mức ý nghĩa thống kê
Một điều khá thú vị trong kết quả của mô hình là biến giá lương thực trong nước Đây là một biến mới được tác giả thêm vào để đại diện cho các cú sốc cung đến từ khu vực nội địa Kết quả mô hình cho thấy ở Việt Nam, giá lương thực nội địa có tác động lớn lên lạm phát hiện tại và lạm phát kỳ vọng Một sự gia tăng trong biến này có ảnh hưởng lên lạm phát sau đó 6 tháng 13.81%
Bên cạnh đó, khác với các nghiên cứu trước đó cho rằng giá lương thực thế giới không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát, tác giả cũng tìm thấy giá lương thực thế giới có mức tác động cao đến lạm phát sau đó 1 kỳ (3 tháng) ở mức
Bài nghiên cứu không tìm thấy tác động của giá dầu lên lạm phát kỳ vọng trong ngắn hạn ở Việt Nam Điều này cũng phù hợp với hầu hết kết quả của các nghiên cứu trước đây và một lần nữa khẳng định rằng giá dầu quốc tế không có nhiều tác động đến lạm phát Ở Việt Nam, Chính phủ điều hành và quản lý trực tiếp giá dầu trong nước nên những biến động trong giá dầu quốc tế không thực sự phản ánh vào giá nội địa Từ đó, những thay đổi trong giá dầu trong nước không đi cùng với những cú sốc trong giá dầu quốc tế Điều này lý giải tại sao tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê trong việc đo lường tác động của biến những thay đổi trong giá dầu quốc tế Ngoài ra, giá dầu ảnh hưởng lên giá cả của nền kinh tế thông qua hai kênh: trực tiếp như là một loại hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gián tiếp như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Theo hiệu ứng lan truyền thì cần phải mất một thời gian khá lâu để giá dầu tác đống lên giá cả trong nước, do đó, kết quả của mô hình là phù hợp
4.1.4 Kiểm định đồng liên kết Engle-Granger
Bảng 11: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phần mềm Stata
Thực hiện kiểm định phần dư của mô hình OLS ở trên, tác giả thực hiện cả hai kiểm định ADF và Durbin Watson để xem xét mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình So sánh kết quả từ Bảng 11 với Bảng 3 cho thấy phần dư của mô hình trên là chuỗi dừng Điều này hàm ý rằng tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nên mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam đáng tin cậy.
Kết quả ước lượng ở tám quốc gia Châu Á
Một trong những mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố tác động lên lạm phát kỳ vọng giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển ở Châu Á Việc phân loại hai nhóm quốc gia này được tác giả dựa trên phân loại của IMF trong World Economic Outlook 2007, thể hiện trong Bảng 12
Bảng 12: Phân loại các quốc gia theo IMF
Khu vực Phân loại theo IMF Đông Á
Hàn Quốc Nền kinh tế phát triển Nam Á Ấn Độ Nền kinh tế đang phát triển Đông Nam Á
Singapore Nền kinh tế phát triển Thái Lan Nền kinh tế đang phát triển Philippine Nền kinh tế đang phát triển Indonesia Nền kinh tế đang phát triển Malaysia Nền kinh tế đang phát triển Vietnam Nền kinh tế đang phát triển
(Nguồn: World Economic Outlook, IMF 2013) Các bước thực hiện trong việc xây dựng mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở tám quốc gia Châu Á được tác giả thực hiện tương tự như ở Việt Nam Xây dựng dữ liệu các biến, thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP, tìm độ trễ của lạm phát qua phương pháp ARIMA và thực hiện hồi quy OLS để xác định mô hình dự báo cuối cùng cho từng quốc gia và thực hiện kiểm định đồng liên kết để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình
Bảng 13: Tóm tắt các biến có ý nghĩa trong mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Hàn Quốc và Singapore
Hàn Quốc Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực trong nước
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-4) (-5) (0) (-1) (-1)
Singapore Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực trong nước
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-2) (-4) (-5) (-1) (-3) (-1)
(Nguồn: Tác giả tính toán và thống kê với phần mềm Stata)
Bảng 14: Tóm tắt các biến có ý nghĩa trong mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở các quốc gia còn lại
Các nước đang phát triển Ấn Độ Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực nội địa
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-2) (-4) (-3) (-1)
Indonesia Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực nội địa
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-4) (-2) (-3) (-1) (-3)
Malaysia Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực nội địa
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-3) (-4) (-2) (-4) (-1) (-3)
Philippine Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực nội địa
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-4) (-5) (-1) (-3) (-3) (-1)
Thái Lan Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực nội địa
Giá lương thực thế giới Độ trễ (-1) (-3) (-4) (-5) (-2) (-1)
Việt Nam Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực
Tỷ giá Giá lương thực nội địa
Giá lương thực thế giới
Tám biến được sử dụng trong mô hình là CPI, khe hở sản lượng, khe hở cung tiền thực, lãi suất thức, tỷ giá thực, giá lương thực trong nước, giá lương thực thế giới và giá dầu Ngoài hai biến khe hở cung tiền thực và giá lương thực trong nước là những biến được thay thế và đưa thêm vào mô hình thì những biến còn lại là các biến truyền thống đã được sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế cũng như những nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trước đây Tác giả thay biến khe hở cung tiền thực thay cho những thay đổi trong tăng trưởng cung tiền thực dựa trên nghiên cứu của Razzak về việc biến khe hở cung tiền thực tốt hơn khe hở sản lượng trong việc giải thích và dự báo lạm phát trong tương lai Biến giá lương thực trong nước được tác giả đưa thêm để phản ánh các cú sốc cung đến từ khu vực nội địa Bởi, đây là nhân tố gần với dân chúng nhất, các kỳ vọng của người dân thể hiện vào biến này rõ rệt hơn các biến khác Tuy nhiên, tác giả chỉ thu thập được dữ liệu về biến này ở một số quốc gia nên việc đo lường tác động của biến này chỉ có thể thực hiện được rất hạn chế
Biến động ngắn hạn của các nhân tố quyết định lạm phát trong mô hình được tác giả tổng hợp trong bảng 21 Chỉ những biến cho kết quả có ý nghĩa thống kê mới được đưa vào bảng tổng hợp và của từng quốc gia Đặc điểm nổi bật nhất của kết quả ở các quốc gia Châu Á nghiên cứu là lạm phát ở tám quốc gia này đều được quyết định rất lớn bởi những biến động của chính lạm phát trong quá khứ Đặc biệt là lạm phát với độ trễ 4 kỳ, tức là 4 quý có sự ảnh hưởng lớn nhất đến lạm phát hiện tại và những kỳ vọng về lạm phát trong tương lai Kết quả này đã khẳng định lại kết quả của những nghiên cứu trong quá khứ rằng trong ngắn hạn, lạm phát quá khứ thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định lạm phát hiện tại và ảnh hưởng đến những kỳ vọng trong dân chúng Những ấn tượng này được lưu giữ trong ký ức đã ảnh hưởng nhiều đến lo sợ của người dân về việc lạm phát cao
Lạm phát tỷ lệ nghịch với thay đổi trong tốc độ tăng trưởng sản lượng thể hiện qua khe hở sản lượng Kết quả này cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng cao hơn làm giảm áp lực đối với lạm phát Bên cạnh đó, kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong quá khứ được trình bày ở phần lý thuyết bên trên rằng, trong mô hình NKPC mới, khe hở sản lượng không thực sự là biến có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích lạm phát hiện tại ở các quốc gia
Châu Á, cũng như đưa ra những dự báo cho lạm phát kỳ vọng trong tương lai
Chỉ ba trong số sáu quốc gia đang phát triển ở Châu Á tìm thấy mức ý nghĩa thống kê của biến này Tuy nhiên, ở hai quốc gia Ấn Độ và Indonesia, khe hở sản lượng đóng góp khá lớn, lần lượt 18% và 28%, và có độ trễ nhất định khi ảnh hưởng lên kỳ vọng lạm phát, cao hơn biến khe hở cung tiền thực 13% ở Ấn Độ và 15% ở Indonesia
Các kết quả về lãi suất thực ở tám quốc gia khẳng định lại những phát hiện trong các nghiên cứu về vai trò gần như không có của lãi suất trong ngắn hạn
Việc thay đổi lãi suất không có ý nghĩa thống kê trong mô hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở bảy quốc gia Trong khi đó khe hở cung tiền thực trở thành biến giải thích có ý nghĩa thống kê ở sáu quốc gia Và sáu quốc gia này đều thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển Điều này cũng phù hợp với kết quả
Razzak (2002) cho rằng khe hở cung tiền thực tốt hơn khe hở sản lượng trong việc giải thích lạm phát hiện tại và dự báo lạm phát sắp tới ở các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, dấu và độ trễ của mối quan hệ này lại khác nhau ở sáu quốc gia, thể hiện đặc thù riêng của mỗi quốc gia để từ đó có chính sách phù hợp hơn Có một điểm khá thú vị là ở Philippine, khe hở cung tiền thực có mức tác động rất lớn (83%) ở độ trễ 3 kỳ, cao hơn cả lạm phát quá khứ Và ở quốc gia này khe hở sản lượng không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích lạm phát hiện tại và kỳ vọng lạm phát trong thời gian tới Ở Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia, ảnh hưởng của biến này cũng rất cao Trong khi đó ở các quốc gia còn lại, ảnh hưởng của khe hở cung tiền thực không cao (6% - 7%)
Kết quả về tác động của tỷ giá lên lạm phát trong bài nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ giá không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở sáu quốc gia Chỉ có Hàn Quốc là tỷ giá có tác động và tác động này thể hiện ngay lập tức vào lạm phát mà không cần độ trễ nào Tuy nhiên, mức tác động này lại không lớn (6%) Còn với trường hợp Indonesia, tác động này có độ trễ 1 kỳ và 3 kỳ Độ trễ 1 kỳ có tác động lớn (13%) và giảm dần sau 3 kỳ (10%)
Bảng 15: Chế độ Tỷ giá ở các quốc gia Châu Á
Quốc gia Chế độ Tỷ giá Hàn Quốc Thả nổi tự do từ năm 1997 Ấn Độ Thả nổi có quản lý Singapore Thả nổi có quản lý Thái Lan Thả nổi tự do từ năm 1997 Philippine Thả nội tự do
Indonesia Thả nổi có quản lý Malaysia Thả nổi có quản lý Việt Nam Thả nổi có quản lý
Khác với các kết quả trước đây về ảnh hưởng của giá lương thực thế giới đối với lạm phát, tác giả tìm thấy mức ý nghĩa thống kê của biến này đối với sáu trên tám quốc gia Điều này cho thấy giá lương thực thế giới vẫn có ảnh hưởng đến lạm phát trong nước với độ trễ 1 và 3 kỳ Mối quan hệ này dương nói lên rằng một sự gia tăng trong giá lương thực thế giới sẽ tác động lên lạm phát sau đó 1 kỳ và 3 kỳ Dù rằng tác động này không lớn, chỉ mỗi Việt Nam có mức tác động khá lớn (17.15%) nhưng vẫn là vấn đề mà các nhà điều hành chính sách cần phải xem xét khi kiểm soát lạm phát
Giá dầu: kết quả của bài nghiên cứu trên tám quốc gia một lần nữa khẳng định lại kết quả nghiên cứu trước đây rằng giá dầu quốc tế không có nhiều tác động đến lạm phát, biến này không có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo lạm phát Lạm phát trong nước không đến từ thay đổi trong giá dầu quốc tế Theo
Mohanty và Klau (2001), ở hầu hết các quốc gia này, giá dầu đã và đang chịu sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ Và giá dầu trong nước không đi cùng với những cú sốc trong giá dầu quốc tế Điều này lý giải tại sao tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê trong việc đo lường tác động của biến những thay đổi trong giá dầu quốc tế lạm phát.