BẢN THỂ LUẬN VÀ CÁC TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA BẢN THỂ LUẬN
Khái niệm "bản thể luận"
Thuật ngữ "bản thể luận" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp giữa hai từ on (όv) - "cái thực tồn", "cái đang tồn tại" và logos (λόγος)
- lời lẽ, khái niệm, học thuyết, có nghĩa là "học thuyết về tồn tại tự thân nó"; là một bộ phận của triết học nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của tồn tại, những bản chất chung nhất và những phạm trù chung nhất về cái thực tồn Bản thể luận đôi khi được đồng nhất với siêu hình học, nhưng thường được xem là bộ phận trung tâm của siêu hình học Thuật ngữ "bản thể luận" xuất hiện lần đầu tiên năm 1613 trong "Từ điển thuật ngữ triết học" của R.Cốclêniút (Goclenius) và được kiện toàn trong hệ thống triết học của C.Vônphơ
Khái niệm "bản thể" có nguồn gốc từ chữ "ousia" của Hy Lạp và nó là khái niệm đa nghĩa: vừa có nghĩa là bản thể, tồn tại, lại vừa có nghĩa là bản chất Kể từ Arixtốt trở đi, khái niệm bản thể gắn liền với vấn đề siêu hình học, về "cái thực tồn như là cái thực tồn", tức là gắn liền với khái niệm tồn tại
Như vậy, thuật ngữ "bản thể luận" chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII, nhưng tư tưởng bản thể luận đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử triết học, ngay từ thời cổ đại Và với tư cách là bộ phận căn bản nhất của siêu hình học, bản thể luận ra đời cùng với siêu hình học và trải qua quá trình phát triển liên tục, gắn bó hữu cơ với tiến trình lịch sử triết học Do vậy, việc nghiên cứu lịch sử của bản thể luận, lịch sử của các quan niệm, của các học thuyết triết học về tồn tại, là con đường khả dĩ nhất để làm sáng tỏ nội dung của khái niệm này
Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã có những suy tư nhằm phân biệt giữa bản thể và hiện tượng (tiếng Hy Lạp là phainomenon) trước kinh nghiệm về một thế giới đầy những mặt đối lập và mâu thuẫn Trong khi bản thể thường được quan niệm là bản chất nội tại của sự vật, không nhận thức được một cách trực tiếp bằng các giác quan, thì hiện tượng được coi là sự phát triển (đầy mâu thuẫn và có thể tri giác được bằng kinh nghiệm) của bản thể
Hơn nữa, các nhà triết học cổ đại còn phân biệt cả "vẻ bề ngoài" hay "ánh hiện" so với bản thể: Họ coi nó là sự thể hiện trên bề mặt của bản thể và theo nghĩa đó, nó là sự thể hiện, sự bộc lộ không chân thực, ảo ảnh
Bản thể luận được tách biệt ra từ các học thuyết về tồn tại của giới tự nhiên như là học thuyết về bản thân tồn tại ngay trong triết học Hy Lạp sơ kỳ, mặc dù bản thân thuật ngữ "bản thể luận" khi đó chưa được sử dụng Pácmênít và các nhà triết học thuộc phái Elê tuyên bố chỉ có tư duy về tồn tại - sự thống nhất đồng loại, vĩnh cửu và bất biến - là tri thức chân thực Họ nhấn mạnh tư duy về tồn tại không thể là tư duy sai lầm, rằng tư duy và tồn tại là đồng nhất
Những chứng minh cho bản chất nằm ngoài thời gian, nằm ngoài không gian và siêu cảm tính của tồn tại được coi là luận chứng lôgíc học đầu tiên trong lịch sử bản thể luận phương Tây
Vấn đề tồn tại được Pácmênít đưa vào triết học nhằm giải quyết nhu cầu xã hội và của con người cổ đại đã mất niềm tin vào thần linh truyền thống và từ đó những cơ sở và chuẩn mực xã hội bị phá vỡ Cùng với cái chết của thần linh thì nhịp độ, trật tự của quá trình tự nhiên và xã hội không còn được bảo đảm nữa [Xem 51, tr.146] Triết học Pácmênít xoa dịu tâm hồn khủng
Từ đây: - Số đầu là số thứ tự tài liệu tham khảo
- Số giữa (nếu có) là số tập của tài liệu tham khảo hoảng của con người thời cổ đại bằng cách mách bảo cho họ về sự thần khải của tư duy tuyệt đối luôn giữ cho thế giới không bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, bảo đảm cho nó tính ổn định và bền vững
Tính đa dạng thường biến của thế giới được trường phái Elê xem là một hiện tượng hư ảo Sự khu biệt nghiêm ngặt này sau đó đã được các lý thuyết bản thể luận của những nhà triết học tiền Xôcrát làm dịu bớt, đối tượng của họ đã không còn là tồn tại "thuần tuý", mà là các bản nguyên có chất lượng xác định của tồn tại ("cội nguồn" ở Empêđốc, "sinh khí" ở Anaxago, "nguyên tử" ở Đêmôcrít) Quan niệm như vậy cho phép giải thích mối quan hệ của tồn tại với những đối tượng cụ thể, cái siêu cảm tính với trực giác cảm tính Đồng thời cũng xuất hiện lập trường đối lập mang tính chất phê phán của phái nguỵ biện: họ bác bỏ tính tư duy được của tồn tại và gián tiếp bác bỏ bản thân tính có thể của khái niệm "tồn tại" Nổi bật lên ở đây là luận chứng của Giócgiát (Gorgias) thể hiện qua ba luận điểm: 1) không có cái gì; 2) nếu thậm chí có một cái gì đó, thì nó cũng bất khả tri và 3) nếu nó khả tri, thì cũng không thể diễn đạt bằng lời và lý giải cho người khác biết Đây là sự nhạo báng mang tính chất luận chiến chống lại siêu hình học của phái Elê Để hiểu được cuộc "cách mạng bản thể luận triết học" của Xôcrát, trước hết cần lưu ý rằng, Xôcrát đã kế tục tư tưởng triết học Hy Lạp tiền nguỵ biện Tư tưởng này thể hiện ở quan niệm về mối liên hệ của vũ trụ với con người, theo đó thì vũ trụ không tách biệt với con người Đặc điểm cơ bản của trực giác về vũ trụ chính là mối liên hệ mật thiết của nó với tồn tại người và số phận của con người Chính mối liên hệ qua lại giữa tồn tại vũ trụ và tồn tại người cấu thành thực chất của vũ trụ cổ đại Trật tự vũ trụ toàn vẹn thống nhất hình thành viễn cảnh của số phận con người, số phận này luôn là số phận trong vũ trụ Vì vậy, với một nghĩa nào đó, số phận con người được đồng nhất với số phận vũ trụ nói chung Nhưng, Xôcrát cũng nhận thấy rõ hạn chế của quan niệm này là bị sa vào chủ nghĩa vũ trụ là trung tâm, tức là không nhận thấy sự đặc thù của tồn tại người Từ đó, ông đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng rất mạnh của triết học ngụy biện, mà cụ thể là tư tưởng về con người như trung tâm của mọi suy tưởng triết học
Trước hết, cần phải khẳng định rằng mặc dù Xôcrát không những không để lại một hệ thống bản thể luận mà còn công khai bác bỏ học thuyết về tồn tại của các nhà "triết học tự nhiên" trước ông, song triết học Xôcrát dẫu sao vẫn là một trong vòng khâu then chốt của lịch sử bản thể luận phương Tây Khác với Pácmênít, Xôcrát coi tồn tại không phải là giới tự nhiên, chỉ có ý thức con người mới có thể trở thành đề tài của tư duy chặt chẽ, tức là luận điểm xuất phát nhất quyết về tồn tại chỉ có thể trong lĩnh vực ý thức Cảm nhận thấy khả năng của chủ nghĩa hư vô về bản thể luận (phái nguỵ biện) chứa đựng trong lôgíc học Êlê, Xôcrát chứng minh mối liên hệ tất yếu giữa tồn tại, cái thiện và ý thức: tồn tại chân thực không thể phân chia ra thành cấu trúc lôgíc và tồn tại hiện thực của cá nhân Qua đó, Xôcrát khắc phục các mặt của học thuyết Pácmênít mà phái nguỵ biện đã dựa vào để xây dựng lý thuyết của mình Điểm khác biệt giữa Pácmênít và Xôcrát là thực tại - bản thể được phát hiện ra: tồn tại tự thân nó (ở Pácmênít) và tồn tại - tự ý thức (ở Xôcrát)
Xôcrát đã lý giải khái niệm "tồn tại" theo một cách mới: thực tại ("tồn tại") không còn là giới tự nhiên vô nhân cách và lý tưởng trừu tượng, mà là ý thức sống động Thực tại trong triết học là sự thực tồn có hoạt động, bao hàm trong mình mục đích hay định hướng vào mục đích Có thể coi bản thể luận Xôcrát là bản thể luận kiểu mới - học thuyết về các cơ sở, các nguyên tắc của tồn tại người Phương pháp đạt tới nó là biện chứng hiểu theo nghĩa nghệ thuật tranh luận nhằm phát hiện ra tồn tại đích thực của tự ý thức cá nhân Vì vậy, Xixêrông (Cicero) nhận xét rằng, Xôcrát đã hạ triết học từ trên trời xuống đất
Platôn tổng hợp bản thể luận Hy Lạp sơ kỳ trong học thuyết về "ý niệm" của mình Theo Platôn, tồn tại là tổng thể những ý niệm - những hình thức hay những bản chất siêu cảm tính, tính đa dạng của thế giới vật chất là phản ánh của chúng Platôn khu biệt giữa tồn tại và sinh thành (tức là tính thường biến của thế giới cảm tính) với "bản nguyên phi bản nguyên" của tồn tại (còn được ông gọi là "cái phúc" hay "cái thiện") Để tránh kết luận của Pácmênít coi vạn vật cảm tính chỉ là ảo tưởng trần trụi, Platôn quan niệm các sự vật cảm tính chỉ "tồn tại một nửa" Theo Platôn, chỉ các ý niệm mới là tồn tại đích thực, còn các sự vật cảm tính chỉ là các bản sao của ý niệm, có được tồn tại của mình nhờ được ý niệm "tham dự" vào Để bảo vệ cho sự phân cấp của tồn tại, Platôn đã chống lại cái không tồn tại của Pácmênít Theo Platôn, ta vẫn có thể nói về cái không tồn tại: cái không tồn tại không phải là hư vô, mà là sự khác biệt Lý do nữa để Platôn đi đến quan niệm về tồn tại có phân cấp là ông coi tồn tại tương đồng với sự hoàn hảo và với cái thiện Đó là những giá trị phải dần dần mới đạt đến được, tức là bao hàm các thang bậc và các cấp độ ở bên trong mình Với học thuyết ý niệm của mình, Platôn là người sáng lập ra siêu hình học - học thuyết đi tìm cơ sở sâu xa của tồn tại không phải ở những gì trực tiếp do các giác quan đem lại, mà ở những gì được nhận thức bằng nỗ lực tinh thần - trí tuệ và tồn tại tương đối bất biến, không phục tùng quy luật biến đổi hỗn loạn và vô cùng đa dạng của thế giới hữu hình [Xem 34, tr.130]
Arixtốt hệ thống hóa và phát triển tư tưởng của Platôn, khi đó ông cũng có các bước tiến đáng kể nhờ giải thích rõ hơn (trong "Siêu hình học") những sắc thái ngữ nghĩa của các khái niệm "tồn tại" và "bản chất" Arixtốt hiểu siêu hình học theo ba nghĩa sau [Xem 93, 1, tr.183 - 184] Thứ nhất, đó là khoa học không nghiên cứu một bộ phận hay một đặc tính đơn lẻ nào đó của tồn tại, mà nghiên cứu tồn tại nói chung Như vậy, siêu hình học là khoa học về tồn tại, là bản thể luận Tất cả mọi ngành khoa học bao giờ cũng đề cập đến tồn tại và xây dựng các khái niệm về tồn tại, nhưng không một khoa học cụ thể nào nghiên cứu những khái niệm phổ quát, thể hiện bản chất của tồn tại nói chung
Chúng được coi như những tiền đề Do vậy, cần đến một khoa học nghiên cứu các khái niệm ấy, nghiên cứu tồn tại - "Triết học thứ nhất" Thứ hai, vì tồn tại nói chung là cội nguồn, là nền tảng và nguồn sống của tất cả các bộ phận, của các khía cạnh đơn nhất của nó, nên Arixtốt định nghĩa siêu hình học của ông là khoa học về khởi nguyên và các nguyên nhân Thứ ba, khái niệm siêu hình học còn dùng để chỉ khoa học về cái bất biến, tức khoa học về Chúa, cái động cơ đứng im, là khởi nguyên của tất thảy mọi vật nói chung Do vậy, thần học và bản thể luận ở Arixtốt không tách biệt nhau
Những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị cho sự hình thành bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức
Với việc hiểu bản thể luận là học thuyết về tồn tại nói chung, mà hạt nhân của nó là những nguyên tắc của tồn tại người, thì bản thể luận gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và văn hoá của mỗi thời đại đã sản sinh ra nó tới mức việc phân tích và trình bày những điều kiện này không phải là một việc làm hình thức, mà là một việc làm bắt buộc để thấu hiểu "thể nền" của sự xuất hiện và thực chất "tồn tại người" ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể
Triết học cổ điển Đức nói chung và bản thể luận triết học duy tâm cổ điển Đức nói riêng ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt và đầy mâu thuẫn Nhìn chung, lúc bấy giờ, các nước Tây Âu đều bị ảnh hưởng mạnh bởi hai sự kiện là: cuộc cách mạng công nghiệp Anh và cuộc cách mạng tư sản Pháp
Vào nửa cuối của thế kỷ XVIII, một loạt các nước Tây Âu đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế tương đối cao theo con đường tư bản chủ nghĩa
Sự kiện quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản lúc bấy giờ là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ năm 1760, không chỉ bao gồm ngành dệt mà còn lan rộng ra khắp các ngành sản xuất khác và làm thay đổi bộ mặt của nước Anh Nó biến nước Anh từ một nước có nền công nghiệp nhỏ bé thành một nước tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị đến các nước trên thế giới
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, cũng như tác động của nó tới sự phân chia giai cấp trong xã hội Anh được Ph.Ăngghen phân tích khá tỉ mỉ trong tác phẩm "Tình cảnh nước Anh Thế kỷ mười tám" [Xem 45, tr.840 -
852] Cuộc cách mạng này chỉ thực sự bắt đầu với sự kiện năm 1763 Giêmxơ Oát (James Watt) bắt tay vào chế tạo một máy hơi nước và ông đã hoàn thành vào năm 1768 Sau đó phải kể đến một loạt các sự kiện quan trọng khác: những phát minh trong ngành đồ gốm, sự xuất hiện chiếc máy kéo sợi chạy bằng hơi nước Kết quả trực tiếp nhất của những phát minh đó là sự xuất hiện nền công nghiệp Anh, trước hết là nền sản xuất vải bông và sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp chế tạo len, lanh và tơ Lao động thủ công được thay thế bằng động lực hơi nước và bằng công việc của máy móc và nhờ thế, năng suất lao động cũng như số lượng sản phẩm đã tăng lên nhanh chóng Người ta không làm tại nhà nữa, mà bắt đầu làm chung tại các nhà máy lớn
Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành vải sợi và dệt nhanh chóng lan sang các ngành (nguyên liệu) khác: ngành khai thác than, chế tạo máy móc, khai thác sắt và đồng, chế biến kim loại Hệ quả trực tiếp nhất của việc xây dựng công nghiệp là cải tiến đường giao thông Từ năm 1807, sức hơi nước bắt đầu được dùng để chạy tàu thuỷ và chiếc tàu thuỷ Anh đầu tiên được xuất xưởng năm 1811 Đường sắt công cộng được xây dựng năm 1801 ở Xơri, nhưng chỉ sau khi mở con đường sắt Livơpun đi Mansextơ (năm 1830) thì phương thức giao thông này mới có tác dụng Từ đó trở đi, toàn bộ nước Anh được bao phủ bởi một màng lưới đường sắt và nhờ đó, máy móc, hàng hoá và nguyên liệu được vận chuyển đi một cách nhanh chóng
Kết quả quan trọng nhất của thế kỷ XVIII đối với nước Anh là sự hình thành giai cấp vô sản do có cuộc cách mạng công nghiệp [45, tr.851] Công nghiệp mới đòi hỏi một khối đông công nhân có sẵn để cung cấp cho vô số những ngành lao động mới, hơn nữa lại đòi hỏi những công nhân trước đây chưa từng có Mặt khác, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp mà giai cấp tư sản
"đã ngoi lên địa vị của tầng lớp quý tộc thực sự" Ở Pháp, trong những năm 1789 - 1794 đã nổ ra cuộc cách mạng tư sản, thủ tiêu chế độ phong kiến và mở rộng đường cho lực lượng sản xuất của xã hội tư bản phát triển Đây là một sự kiện gây tiếng vang lớn, có ý nghĩa vạch thời đại Bởi vì nó đã làm cho những quan hệ phong kiến cũ bị phá vỡ, chế độ chính trị quân chủ sụp đổ Những người Đức tiên tiến đã rất phấn khởi chào đón sự kiện này, đặc biệt là các nhà triết học duy tâm cổ điển Đức Khẩu hiệu
"Tự do, bình đẳng, bác ái" được viết trên lá cờ của cách mạng tư sản Pháp đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và là nguồn cảm hứng cho bản thể luận triết học của họ Không phải ngẫu nhiên mà "tự do", "tinh thần phổ biến" được đề cao và trở thành một trong những đề tài chủ đạo của các nhà triết học thời kỳ này
Trong khi Anh và Pháp tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa thì nước Đức vẫn là một nước lạc hậu về kinh tế và chính trị Nền kinh tế bị ràng buộc bởi quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu Sự tập trung ruộng đất trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô, chế độ phường hội trong thành thị đã làm năng suất lao động thấp, đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn cùng cực Hơn nữa, sự phân chia lãnh địa của hàng trăm cát cứ phong kiến và cùng với đó là sự phân chia về kinh tế và chính trị đã cản trở nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Đúng như đánh giá của Ăngghen về "tình hình nước Đức" lúc bấy giờ:
Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn đã bao trùm cả nước Không có giáo dục, không có phương tiện ảnh hưởng đến ý thức quần chúng, không tự do báo chí, không có dư luận xã hội, thậm chí không có buôn bán tương đối lớn với các nước khác - không có gì cả ngoài sự đê tiện và tự tư tự lợi; lề thói con buôn hèn mạt, xun xoe, nịnh hót thảm hại, đã thâm nhập toàn dân Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi [46, tr.754]
Lúc này nước Đức còn gọi là nước Phổ (Preussen), được thành lập bởi vua Phờriđrích I từ năm 1701 Vua Phờriđrích I trị vì từ năm 1701 đến năm
1713 Ông xây dựng triều đình theo mô hình của nước Pháp - một "mẫu mực" của sự xa hoa, tới mức khi băng hà năm 1713, nhà Vua đã để lại một khoản nợ khổng lồ khoảng hai mươi triệu đồng Talơ (đơn vị tiền tệ của Phổ lúc bấy giờ) [Xem thêm 133]
Khác hẳn với cha mình, Phờriđrích Vinhem I (1713 - 1740) là một người sống tiết kiệm và thực tế Ông đã hạn chế chi phí của triều đình ở mức tối thiểu, loại bỏ nhiều khoản chi xa xỉ cực kỳ tốn kém Tất cả những biện pháp cắt giảm chi tiêu ấy chỉ nhằm mục đích tăng cường đầu tư vào việc xây dựng một quân đội thường trực mạnh mẽ, được nhà Vua coi là nền tảng quyền lực ở trong và ngoài nước Chính vì vậy, nhân dân đã gọi ông là "nhà Vua của chiến sĩ" (Soldatenkoenig) Phờriđrích Vinhem I tiến hành cải cách các cơ quan hành chính, tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, củng cố chế độ tập quyền đang rất lỏng lẻo bởi sự cát cứ phong kiến của rất nhiều ông hoàng Nhờ chính sách khuyến khích phát triển thương mại và kỹ nghệ cũng như cải cách chế độ thuế, ông đã làm tăng gấp đôi thu nhập hàng năm cho nhà nước Để tăng cường nguồn nhân lực lành nghề, nhà Vua đã đưa ra "đạo luật học tập" bắt buộc và xây dựng các phân khoa kinh tế tại các trường đại học Phổ Ngoài ra, ông còn thực hiện chính sách di dân tới các vùng hẻo lánh, xa xôi để giữ vững biên giới quốc gia Với tất cả những nỗ lực đó, khi băng hà năm 1740, Vua Phờriđrích Vinhem I đã để lại một đất nước cố kết chặt chẽ về kinh tế và chính trị Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ấy, việc quân sự hoá đời sống Phổ đã để lại những tác động tiêu cực tới xã hội và con người Phổ
Năm 1740, Hoàng tử Phờriđrích II (1740 - 1786) đăng quang (sau này ông trở nên nổi tiếng với cái tên "Phờriđrích Đại đế") Ông đã tiến hành ba cuộc chiến tranh để giành phần đất Xlêdi (Schlesien) cho nước Phổ, cũng như tiến hành mạnh mẽ sự di dân tới vùng phía Đông của sông Enbơ (Elbe) và tham gia cùng với Áo, Nga phân chia Ba Lan ra làm ba phần Ông bãi bỏ sự tra tấn trong các nhà tù, giảm bớt chính sách kiểm duyệt, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho nhân dân
Những tiền đề lý luận của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức
1.3.1 Chủ nghĩa duy lý Đềcáctơ
Với tư cách là ông tổ của chủ nghĩa duy lý châu Âu cận đại, Đềcáctơ được coi là bậc tiền bối của triết học duy tâm cổ điển Đức, đúng như đánh giá của Hêghen: "Với Đềcáctơ, một thời đại mới của triết học đã bắt đầu" [84, 3, tr.126]
Và, để hiểu được tư tưởng bản thể luận Đềcáctơ nói riêng, cũng như bản thể luận triết học duy tâm cổ điển Đức nói chung, chúng ta cần lưu ý tới văn hóa châu Âu cận đại Bên cạnh các điều kiện kinh tế - xã hội, tư duy triết học còn do văn hóa tinh thần đương thời quy định Do vậy, làm sáng tỏ tư duy triết học cận đại cũng có nghĩa là thấu hiểu văn hóa tinh thần cận đại Không đi sâu vào phân tích toàn bộ nội dung vô cùng phong phú của văn hóa tinh thần phương Tây cận đại, chúng tôi sẽ trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của nó Đặc điểm quan trọng nhất của nó là chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng nhất của từ này Nếu triết học Hy Lạp cổ đại coi "sự thông thái", triết học trung cổ coi "sự uyên bác" là những đặc điểm quan trọng nhất, lý tưởng của con người, thì cùng với sự ra đời của tri thức khoa học, triết học cận đại coi
"lý tính" là đặc trưng như vậy Đề cao con người cũng có nghĩa là đề cao lý tính Văn hóa cận đại đặt lý tính lên trên hết, qua đó tạo ra một kiểu sùng bái lý tính, trước hết là lý tính khoa học - niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học [Xem 34, tr.331]
Tính bất biến chính là thực chất của tính hợp lý, vì khi không có các nguyên tắc thì lý tính không còn là lý tính nữa Thế giới đương nhiên là biến đổi và đa dạng Tuy nhiên, trong sự biến đổi và sự đa dạng ấy vẫn có thể phát hiện ra một cái bất biến và phổ biến Ngoài những nguyên tắc có tính chất chung nhất thì còn có những nguyên tắc riêng Đây là các định luật khoa học
Như vậy, sự tin tưởng vào tính hợp lý của thế giới mở ra con đường luận chứng cho khoa học về mặt triết học
Một đặc điểm nữa của văn hoá cận đại mà chúng ta cần phải tính đến khi tìm hiểu nội dung của học thuyết Đềcáctơ, đó là hệ chuẩn khách - chủ thể
Các nhà triết học cận đại ý thức được rằng, để tiến hành nhận thức khoa học, để tri thức khoa học nói chung có thể tồn tại tự thân nó, thì con người cần phải đem đối lập mình với khách thể trong tư duy của mình Nói cách khác, đó là việc loại trừ chủ thể nhận thức ra khỏi khách thể nghiên cứu bằng tư duy
Thao tác đem đối lập trong tư duy này được thực hiện theo nguyên tắc "dường như…" Theo đó, chúng ta dùng tư duy để loại bản thân mình ra khỏi khách thể nghiên cứu và đứng trên lập trường của người quan sát độc lập Dường như không có chúng ta, chúng ta chỉ quan sát khách thể như nó tồn tại Thế giới biến thành một cái nằm ở bên ngoài con người Chỉ sau khi đặt mình vào địa vị của chủ thể và tương ứng là biến toàn bộ thế giới thành khách thể thì mới có thể nhận thức một cách khoa học
Dĩ nhiên, thao tác theo nguyên tắc "dường như" này có hạn chế và chỉ được áp dụng nhằm mục đích nhận thức, nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc tìm kiếm tri thức phổ biến và tất yếu, tức tri thức khoa học
Rõ ràng, khoa học tự nhiên cổ điển áp dụng nguyên tắc này nhiều hơn các khoa học xã hội Những định luật căn bản của khoa tự nhiên đều được được rút ra dựa trên thao tác tư duy loại trừ ảnh hưởng của loài người đến tự nhiên
Sự phân chia ra thành chủ thể và khách thể là một sự kiện quan trọng
Tri thức đáp ứng các yêu cầu về tính tất yếu và tính phổ biến đòi hỏi phải đưa cái "Tôi" con người ra khỏi thế giới Con người không thờ ơ đối với thế giới nhưng nó cũng đã không còn xem những gì diễn ra với thế giới như những thứ diễn ra với bản thân mình Nhiệm vụ của nó là nắm bắt tri thức về thế giới, qua đó là làm chủ thế giới Tri thức như vậy, tức khoa học, là mẫu mực định trước những đặc điểm cơ bản của bất kỳ hiện tượng văn hóa nào Các tác phẩm triết học, phương pháp triết học đều phải lấy khoa học làm mẫu mực cho mình Và chính Đềcáctơ là người đã sáng lập ra triết học duy lý cổ điển theo nghĩa đó
Cả hai khuynh hướng đối lập nhau của triết học cận đại - chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm – dần dần đi đến một tư tưởng xây dựng bản thể luận cho phép luận chứng tri thức và khoa học Sự xuất hiện của khoa học cận đại đánh dấu một bước chuyển triệt để trong việc cải biến cơ cấu của thế giới quan Khoa học cận đại đặt nền móng cho khoa học tự nhiên hiện đại, và điều này cũng đòi hỏi một cơ sở mới cho thế giới quan
Nhân đây đã nảy sinh vấn đề về tính đáng tin cậy của tri thức Vì lý tính được coi là công cụ chủ yếu của nhận thức về hiện thực và có bản chất hợp lý, nên cần tìm kiếm cơ sở của tính xác thực chính ở trong lý tính Luận điểm nổi tiếng "Tôi tư duy, vậy Tôi tồn tại" của Đềcáctơ là câu trả lời cho vấn đề về những cơ sở tối hậu cho tính đáng tin cậy của tri thức Tư duy có nghĩa là suy nghĩ một cách nhất quán và không mâu thuẫn Những gì có thể được tư duy một cách không mâu thuẫn đều có độ đáng tin cậy lớn nhất
Tính đáng tin cậy hợp lý trở thành cơ sở cho khoa học cận đại Chủ nghĩa duy lý quy định trước một thực tế là trong lịch sử và văn hóa châu Âu, kể từ thời cận đại, phương diện tư tưởng bắt đầu đóng một vai trò đặc biệt Và Đềcáctơ coi cơ sở mang tính thực thể của tư tưởng về tồn tại là hành vi tự ý thức thuần túy - cogito trong mệnh đề nổi tiếng của ông Trong hành vi tự ý thức thuần túy, tư duy không còn là tính chủ quan và không đơn giản có tồn tại là đối tượng của mình mà bản thân nó còn trở thành tồn tại Được xây dựng dựa trên nguyên tắc cogito, siêu hình học Đềcáctơ trở thành bước ngoặt trong lịch sử triết học phương Tây cận đại, làm thay đổi cả nguyên tắc lẫn các nhiệm vụ của triết học: chủ thể nhận thức cùng với năng lực đảm bảo các cơ sở tuyệt đối hiển nhiên và đáng tin cậy của mọi tri thức được đặt lên hàng đầu trong tiến trình triết học, quy định sự định hướng của chủ thể vào nhận thức khoa học lý thuyết về thế giới Từ "nền móng siêu hình học vững chắc" đó, Đềcáctơ đã luận chứng cho tính thống nhất hữu cơ của mọi khoa học: "Tất cả khoa triết học tương tự như một cái cây, mà bộ rễ của nó là siêu hình học, thân cây là vật lý học, còn toàn bộ các khoa học khác có thể quy thành y học, cơ học và đạo đức học thì như những chiếc cành mọc ra từ thân cây đó" [Dẫn theo 72, tr.294] (Các nguyên lý của triết học) Đềcáctơ đã xây dựng hệ thống tri thức, "toán học phổ quát" xác thực dựa trên sự kiện tuyệt đối hiển nhiên (cogito) ấy, theo đó, tất cả mọi luận điểm cơ bản của hệ thống đều được diễn dịch ra từ trực giác trí tuệ khởi thuỷ Cái không thể bị hoài nghi được gọi là trực giác của tôi và chính với nghĩa ấy, trực giác không phải cái gì khác ngoài là tư duy Tư duy còn lại sau khi loại bỏ mọi cái đáng hoài nghi, do vậy, Đềcáctơ coi nó là đặc điểm không tách rời được của tồn tại người: tư duy của con người là tồn tại đích thực của nó
Tư tưởng cơ bản của Đềcáctơ là: chỉ một khái niệm "tồn tại" được đem lại thông qua tự ý thức cũng đủ để xây dựng khái niệm "tồn tại tuyệt đối", qua đó là cũng đủ để tìm ra cơ sở bản thể luận của khoa học và nó đã được
Xpinôda lĩnh hội Do vậy, Đềcáctơ và Xpinôda dường như là hai cực của cùng một khuynh hướng
Tuy nhiên, mệnh đề "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại" của Đềcáctơ không chỉ ra liên hệ giữa con người và thế giới khách quan và, theo ông, con người chỉ được quan niệm chủ yếu ở khía cạnh tinh thần thuần tuý, tách rời thân xác của mình Có thể thấy rõ điều đó qua khẳng định của Đềcáctơ trong cuốn Luận về phương pháp:
BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
Triết học siêu nghiệm - nội dung bản thể luận Cantơ
Có thể khẳng định, bản thể luận thể hiện là triết học siêu nghiệm trong hệ thống triết học Cantơ * Và nếu nhìn nhận bản thể luận triết học Cantơ như vậy, trước hết chúng ta cần phải làm sáng tỏ cội nguồn của “cuộc cách mạng
Côpécníc” được Cantơ thực hiện trong lĩnh vực bản thể luận do khủng hoảng của bản thể luận triết học trước ông Đây là khủng hoảng của siêu hình học thế kỷ XVIII
Như đã rõ, Arixtốt vạch ra ba phương diện của "siêu hình học" (triết học thứ nhất) là: 1 Vấn đề về cái thực tồn "nói chung" (các phạm trù); 2 Vấn đề về cái thực tồn "toàn vẹn" (thế giới) và 3 Vấn đề về cái thực tồn tối hậu (theion) Triết học kinh viện Trung cổ nhân cách hóa "theion" của Arixtốt thông qua quan niệm về Chúa, qua đó bổ sung thêm phương diện thứ tư cho siêu hình học: đó là vấn đề về "sự sống vĩnh hằng", về sự bất tử của linh hồn; nhằm nhấn mạnh đặc trưng của Kitô giáo như tôn giáo cứu rỗi Cùng với các danh từ "Chúa" và "bất tử" như hai tên gọi của cái siêu việt thì danh từ tiếng
* Chúng tôi sử dụng cách dịch của Bùi Văn Nam Sơn những thuật ngữ quan trọng của triết học Cantơ: a priori = tiên nghiệm, a posteriori = hậu nghiệm, transzendental = siêu nghiệm, transzendent = siêu việt và
Ding an sich = vật tự thân Thực ra bản thân khái niệm "siêu nghiệm" được Cantơ dùng dưới dạng tính từ (transzendental) chứ không phải danh từ như "các siêu nghiệm thể" (Transzendentalien) của triết học trước ông và nó được ghép với danh từ "triết học" (Philosophie) để tạo nên "triết học siêu nghiệm"
Latinh "metaphysica" xuất hiện để biểu thị khoa học về thực tại siêu cảm tính, tối cao, về lĩnh vực "thực tồn" biệt lập, riêng biệt, cấu thành nguyên nhân đầu tiên và tối hậu của mọi hiện thực (thế giới vật thể, cũng như thế giới tinh thần nội tâm của con người) Như vậy, cả bốn phương diện, nội dung nêu trên của siêu hình học đều biểu thị các phương thức siêu việt hóa khác nhau (đến với
"cái chung", "thế giới toàn vẹn", "cái thực tồn tối hậu" như nguyên nhân đầu tiên của vạn vật và "tồn tại cá nhân" siêu thế tục (linh hồn và sự bất tử)) Đây là tồn tại mà về nguyên tắc không được đem lại trong trực giác cảm tính, trong kinh nghiệm, mà chỉ đạt tới được nhờ tư duy thuần tuý, tức là "mundus intelligibilis" (thế giới lý tính khả tri theo thuật ngữ của Cantơ) Cũng cần phải lưu ý rằng, các nhà triết học kinh viện phân định nghiêm ngặt siêu hình học với lôgíc học: cả bốn phương diện nêu trên đều đề cập đến tồn tại tự thân nó, chứ không phải đề cập đến tư duy Đềcáctơ và Lépnít đã trực tiếp xuất phát từ triết học kinh viện, song một bước ngoặt mới đồng thời vẫn diễn ra trong siêu hình học cận đại với sự xuất hiện của siêu hình học chủ thể: "cái Ngã", tự ý thức được sử dụng làm cơ sở cho siêu hình học thực thể Thay thế cho niềm tin như cái đem lại khách thể chủ yếu cho siêu hình học là vấn đề về tính xác thực và nguồn gốc của tri thức "tự nhiên" Mặc khải và quyền uy nhường chỗ cho trực giác trí tuệ của
"cái Ngã" đang tư duy và việc diễn dịch tri thức ra từ một số "nguyên tắc đầu tiên" đã được kiểm nghiệm nhờ trực giác của chủ thể có tự ý thức Tính xác thực và nguyên tắc tự nhận thức về mặt phương pháp tất yếu đặt lôgíc học như phản tư của chủ thể biết tư duy vào trung tâm của siêu hình học Một vấn đề được đặt ra là vấn đề về lôgíc học mới (nội dung), tức là lôgíc học về tư duy đang nhận thức, có nội dung, "sống động", trực tiếp tiếp xúc với đối tượng của mình
Sự khu định bốn phương diện nêu trên của nhận thức siêu hình học và
"bước ngoặt quay lại với chủ thể" ở thời cận đại, kể cả việc hướng siêu hình học vào lôgíc học, cho phép hiểu được thực chất của cuộc khủng hoảng xuất hiện trong bản thể luận và cội nguồn của cách đặt vấn đề ở Cantơ
Cantơ xuất phát trực tiếp từ việc nghiền ngẫm các tác phẩm của các đại biểu của siêu hình học Đức (A.Baumgácten và G.F.Maiơ (Meier)) và chính họ lại nối tiếp truyền thống "siêu hình học duy lý" do C.Vônphơ đã kiến tạo và phát triển
Bí ẩn của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý là sự lý giải về bản thể luận Ở thế kỷ XVII, lúc đầu thuật ngữ "bản thể luận" được sử dụng như danh từ đồng nghĩa với danh từ "siêu hình học" ("triết học thứ nhất") Nhưng sau đó, thuật ngữ này được sử dụng ở thế kỷ XVIII trong trường phái Vônphơ để chỉ bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất của siêu hình học, là "khoa học cơ bản" Bản thể luận đem lại cơ sở chung cho mọi khoa học duy lý và kinh nghiệm Bản thể luận là khoa học về "những cơ sở đầu tiên của nhận thức chúng ta và của mọi vật nói chung" Theo chủ ý của Vônphơ và theo lý tưởng lôgíc học toán học về hệ thống diễn dịch thì mọi thuộc tính của cái thực tồn được suy diễn dần dần ra từ nhau và nối tiếp nhau, vì mọi thứ đều phụ thuộc vào khâu xuất phát: cơ sở đầu tiên của vạn vật và khái niệm đầu tiên về vật nói chung Nhưng, nếu một nội dung mới được bổ sung cho khái niệm xuất phát thì nó xuất hiện từ đâu và cơ sở nào cho phép hợp nhất nó với khái niệm xuất phát? Đây là vấn đề về nguồn gốc của tính xác thực đối với triết học cận đại Thực chất của nó là: cái gì đảm bảo sự vận động của các khái niệm, của tư duy thuần tuý với trật tự và mối liên hệ giữa bản thân các sự vật? Đây cũng chính là nguồn gốc dẫn tới khủng hoảng của bản thể luận duy lý Nó cho thấy Vônphơ đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng là đánh tráo khả năng sắp xếp các khái niệm về mặt lôgíc bằng khả năng của bản thân các khái niệm, đánh tráo khả năng của sự vật với tư cách đối tượng của nhận thức bằng khả năng tồn tại của bản thân sự vật trước và ở bên ngoài mọi nhận thức Nói theo Cantơ, bản thể luận Vônphơ "tự nó không biết rằng nó chỉ dừng lại trong lĩnh vực lôgíc học" Nói cách khác, cơ sở của suy lý (sắp xếp các khái niệm hiện có về mặt lôgíc học) bị lẫn lộn với cơ sở của nhận thức, còn cơ sở của nhận thức thì bị lẫn lộn với cơ sở của tồn tại Với siêu hình học Vônphơ, khả năng của vật là khả năng của khái niệm về vật Cantơ nhận thấy Vônphơ đã bản thể hóa khái niệm về khả năng lôgíc và đồng nhất khả năng ấy với vật nói chung
Nhiệm vụ đặt ra cho Cantơ là phải khắc phục hạn chế này, vì nó cho thấy tính chất vô căn cứ, "treo lơ lửng trên không" của bản thể luận Vônphơ
Trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý (ở chương cuối cùng và cũng là ngắn nhất với tên gọi Học thuyết siêu nghiệm về phương pháp), Cantơ có đề cập tới lịch sử triết học và siêu hình học Ông đã đối lập phương pháp giáo điều của Vônphơ với phương pháp hoài nghi của Hium (Hume) để trình bày "con đường phê phán" riêng của mình (B884) Có thể nói rằng, một phần nối tiếp chủ nghĩa duy nghiệm, Cantơ chống lại tính chất giáo điều của triết học "học đường" và một phần đồng ý với chủ nghĩa duy lý, ông bác bỏ sự hoài nghi của các nhà duy nghiệm
Hium là người đóng vai trò hết sức quan trọng đối với "bước ngoặt" trong tư duy của Cantơ Tuy nhiên, đúng như nhận xét của Huxéc trong Sự khủng hoảng của các khoa học châu Âu và hiện tượng học siêu nghiệm
(thường được gọi tắt là Khủng hoảng), Cantơ không phải là người tiếp nối con đường của Hium [Xem 97, tr.101]
Tác động có tính chất phá huỷ của triết học Hium chủ yếu thể hiện ở lập luận của ông chống lại siêu hình học cũ, đặc biệt là sự phê phán của ông đối với phạm trù nhân quả và phạm trù thực thể (Substanz) Trên thực tế, siêu hình học trước Hium dựa vào phạm trù nhân quả để luận chứng cho tồn tại
Lôgíc của nhận thức khoa học về "tồn tại" - định hướng cơ bản của bản thể luận Hêghen
Cả Phíchtơ, Sêlinh lẫn Hêghen đều đi một con đường chung là: xây dựng học thuyết về cá nhân tuyệt đối, trong đó có thể vượt bỏ được sự đối lập giữa ý thức và cái vô thức, giữa cái chung trừu tượng và cái riêng cụ thể Để giải quyết vấn đề này, các ông đã phải thường xuyên xem xét lại các tiền đề xuất phát của hệ thống triết học của mình và riêng Hêghen đã dành "những nỗ lực khổng lồ" (bắt đầu từ tác phẩm nổi tiếng Hiện tượng học tinh thần) để tìm khâu đột phá nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề nan giải trên Hêghen đã kế thừa, phát triển sáng tạo những di sản triết học trong lịch sử, đặc biệt là di sản của nền triết học Hy Lạp cổ đại và của các nhà duy tâm Đức trước ông để xây dựng một hệ thống triết học đồ sộ, một bản thể luận triết học đầy tham vọng và thể hiện ra là một "thiên tài sáng tạo" có tri thức bách khoa,
Hiện tượng học tinh thần - "nguồn gốc và bí mật của triết học Hêghen" Đối với Hêghen, triết học là tinh hoa tinh thần của thời đại, là thời đại thể hiện dưới hình thức tư tưởng Triết học Hêghen nói chung đã phản ánh sâu sắc những biến động mang tính cách mạng của thời đại ông, đặc biệt là sự khủng hoảng của xã hội phong kiến Tây Âu trước sự xuất hiện của một xã hội mới, xã hội tư bản chủ nghĩa và các thành tựu của nhận thức khoa học ngày càng làm phá sản các quan niệm siêu hình Để nắm được nội dung triết học Hêghen nói chung và bản thể luận Hêghen nói riêng, trước hết chúng ta cần phải làm rõ nội hàm hai thuật ngữ cơ bản mà Hêghen thường dùng là: "tự mình" (an sich) và "cho mình" (fuer sich)
"Tự mình" dùng để chỉ trạng thái của vật ở giai đoạn đầu của sự phát triển, khi mà toàn bộ bản chất của nó còn chưa biểu hiện ra, vẫn còn là tiềm năng Còn vật ấy là "cho mình" khi nó ở trạng thái đã bộc lộ ra bản chất của mình, với tư cách kết quả của toàn bộ quá trình vận động và phát triển, tức là tiềm năng đã trở thành hiện thực
Trong Hiện tượng học tinh thần, Hêghen trình bày quá trình vận động biện chứng của ý thức con người trải qua các thang bậc phát triển khác nhau, từ ý thức thường ngày, tri thức tự nhiên tới tri thức khoa học, tri thức tuyệt đối, tức là quá trình sinh thành tri thức đích thực Hêghen nhấn mạnh rằng,
Hiện tượng học tinh thần chỉ ra con đường dẫn tới khoa học (được hiểu là triết học) và đồng thời con đường này tự bản thân nó cũng chính là khoa học Khoa học này nắm lấy trong bản thân mình các hình thái tinh thần với tư cách là các
"trạm dừng chân" trên con đường dẫn tới tri thức thuần tuý hoặc tinh thần tuyệt đối Nó khảo cứu ý thức, tự ý thức, lý tính nhận thức và lý tính hành động, xem xét tinh thần và cuối cùng là các hình thức khác nhau của tinh thần tôn giáo và triết học Như vậy, hiện tượng học tinh thần, theo Hêghen, là khoa học về kinh nghiệm của ý thức Nó có chức năng phát triển các phạm trù trong quá trình đào luyện văn hoá, lịch sử của tinh thần Nhờ đó, tri thức triết học cũng đồng thời được đem lại cho mỗi cá nhân riêng lẻ Mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội tựa như quan hệ giữa bào thai học và cổ sinh vật học Cá nhân chỉ là con người "cho mình" khi nó lĩnh hội được tinh hoa tinh thần của thời đại mà cá nhân đó sống, vốn là kết quả của cả một tiến trình phát triển của tư tưởng nhân loại trước đó Bởi vậy, Hiện tượng học tinh thần còn có chức năng văn hoá: "Nhiệm vụ dẫn dắt [tinh thần] cá nhân từ quan điểm không được đào luyện đến với tri thức phải được nắm bắt trong ý nghĩa phổ biến và phải xem xét cái cá nhân phổ biến, cái tinh thần tự giác trong tiến trình đào luyện [thành văn hoá] của nó" [83, tr.28] Có thể nói, "hạt nhân hợp lý" trong Hiện tượng học tinh thần của Hêghen là ông nghiên cứu ý thức trong quá trình phát triển và dự đoán được sự thống nhất giữa quá trình lôgíc với quá trình lịch sử [Xem 70, tr.158] Đặc biệt, theo chúng tôi, Hêghen đã có những tư tưởng thiên tài về lao động với tư cách là cơ sở của bản thể người, cho dù lao động mới chỉ được ông khảo sát từ góc độ tinh thần, trừu tượng [Xem thêm 20, tr.31 - 36]
Mục đích của triết học, theo Hêghen, là nhận thức cái Tuyệt đối, nói cách khác, cái Tuyệt đối là đối tượng duy nhất của triết học Khái niệm "cái Tuyệt đối" được Hêghen kế thừa trực tiếp từ triết học đồng nhất của Sêlinh, được hiểu là một năng lực khởi thuỷ, là sự đồng nhất giữa chủ thể và khách thể, giữa tinh thần và hiện thực, giữa nội dung và hình thức Ông đánh giá cao việc Sêlinh đã hợp nhất quan niệm coi giới tự nhiên như một thực thể trong triết học Xpinôda với cái Tôi tuyệt đối (như chủ thể) của Phíchtơ và thừa nhận nhà triết học này là người có công đầu trong việc đặt ra vấn đề về sự đồng nhất Tuy vậy, theo Hêghen, hạn chế cơ bản của Sêlinh là ở chỗ, trong triết học của ông, sự đồng nhất đó chỉ có thể được nhận thức nhờ trực giác trí tuệ, chứ không phải nhờ tư duy "dưới hình thức lôgíc" Và ông nhấn mạnh: chúng ta cần phải hiểu bản thân cái Tuyệt đối là một "sự vận động tự vượt bỏ chính mình thông qua mâu thuẫn giữa các mặt đối lập", tức là một quá trình Nói cách khác, Hêghen phản đối sự đồng nhất tuyệt đối, trống rỗng giữa tư duy và tồn tại ở Sêlinh [83, tr.20] Theo Hêghen, cái Tuyệt đối không phải là một cái trừu tượng, không có thuộc tính, mà phải là một cái "toàn thể cụ thể", bao hàm cả những khác biệt và đối lập ở trong chính mình
Tất cả vấn đề, theo Hêghen, là "phải lãnh hội và diễn đạt chân lý không chỉ như là bản thể (Substanz ) mà còn như là chủ thể " [83, tr.20] Nếu như tư cách thực thể (bản thể) nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối như một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất, thì với tư cách chủ thể, tinh thần tuyệt đối lại thể hiện ra như một cơ thể sống động, đầy sinh khí Điều này có nghĩa rằng, Sêlinh vẫn còn quan niệm cái Tuyệt đối như là bản thể theo kiểu Xpinôda, tức là chưa thực sự hiểu cái Tuyệt đối hay chân lý như là chủ thể (nghĩa là như sự tự phát triển, như sự phản tư vào trong chính mình) Do đó, luận điểm trên của Hêghen được coi là luận điểm then chốt không chỉ của Hiện tượng học tinh thần, mà còn của toàn bộ triết học Hêghen nói chung và của bản thể luận Hêghen nói riêng Nói tóm lại, ở Xpinôda, cái Tuyệt đối là bản thể, còn ở Phíchtơ, cái Tuyệt đối là chủ thể (cái Tôi) Không đồng ý với cả hai quan niệm đó, Hêghen hợp nhất "tính bản thể" và "tính chủ thể" lại với nhau như các tính quy định bình đẳng
Từ đây, có thể thấy rằng, chủ nghĩa duy tâm của Phíchtơ và của Sêlinh sơ kỳ là nỗ lực cải tạo triết học Xpinôda trên cơ sở của một lý luận về tự ý thức do Cantơ khởi xướng nhưng đã được "tẩy sạch" hết mọi dấu vết của vật tự thân "Cái Tôi" của Phíchtơ bây giờ trở thành "cái Một và Tất cả" Do đó, khi Hêghen chủ trương bản thể còn như là chủ thể thì, về thực chất, ông muốn mang lại sức sống
Xin lưu ý rằng, thuật ngữ "Substanz" không chỉ có nghĩa là "bản thể", mà còn là "bản chất", "thực thể" cho "bản thể" của Xpinôda bằng ba nguyên tắc của Khoa học luận của Phíchtơ
Tuy nhiên, trong Sự khác biệt giữa hệ thống triết học Phíchtơ và hệ thống triết học
Sêlinh, Hêghen đã phê phán Phíchtơ là chỉ suy tưởng về bản thể đơn thuần như là chủ thể nên chỉ đạt tới một thứ "chủ thể - khách thể chủ quan"
Vấn đề bản thể luận trong Khoa học lôgíc (1812 - 1816) Hêghen, một mặt, đã phê phán siêu hình học cũ, nhưng mặt khác, ông lại cho rằng, Lôgíc học của ông là đồng nhất với siêu hình học, tức là "với khoa học nắm bắt sự vật trong tư tưởng, khoa học có nhiệm vụ trình bày bản chất của sự vật" Theo Hêghen, bản thể luận là "học thuyết về các tính quy định trừu tượng của bản chất" [82, 1, tr.99]
Theo ông, triết học siêu nghiệm Cantơ đã "tiêu huỷ" hoàn toàn siêu hình học truyền thống Và dĩ nhiên, Hêghen không thể chấp nhận việc phá huỷ siêu hình học như vậy Bởi vì, ông cho rằng sự suy tàn của siêu hình học là đồng nghĩa với việc phá huỷ bản chất tinh thần của một dân tộc Hêghen đưa ra nhận xét rất đáng chú ý: "có thể xem một dân tộc có văn hoá mà không có siêu hình học thì cũng chẳng khác nào một ngôi đền được trang hoàng lộng lẫy mà không có vị thần tối cao ngự trị trong đó" [85, 1, tr.14] Như vậy, Hêghen rất đề cao vai trò của siêu hình học và mong muốn xây dựng lại ngôi đền có vị thần là Lôgíc học của ông
Tuy nhiên, mặc dù phê phán triết học Cantơ, nhưng Hêghen cũng đồng thời đánh giá cao những đóng góp của nhà triết học tiền bối này khi khẳng định triết học Cantơ là "cơ sở và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại" và trong hầu hết các tác phẩm của mình, khi trình bày luận điểm nào đó (kể cả vấn đề bản thể luận) thì Hêghen đều quay trở lại phân tích, đánh giá và so sánh chúng với triết học Cantơ [Xem thêm 19, tr.55 - 60] Câu hỏi đặt ra ở đây
Tác phẩm này còn được gọi là "Đại lôgíc học" để phân biệt với "Tiểu lôgíc học" được Hêghen trình bày là: Tại sao Hêghen lại muốn quay về với siêu hình học truyền thống chứ không phải là triết học siêu nghiệm Cantơ? Nói cách khác, mặt "tích cực" nào của siêu hình học trước Cantơ đã được Hêghen coi trọng và khai thác, khi phát triển bản thể luận của riêng mình?
ẢNH HƯỞNG CỦA BẢN THỂ LUẬN DUY TÂM CỔ ĐIỂN ĐỨC TỚI HUXÉC VÀ HAIĐƠGƠ - NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ
Tác động của triết học siêu nghiệm Cantơ tới bản thể luận Huxéc 131 3.2 Bản thể luận duy tâm Đức và sự hình thành bản thể luận cơ bản Haiđơgơ
Trong các đại biểu của chủ nghĩa duy tâm Đức, ngoài Phíchtơ, Cantơ là người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự hình thành hiện tượng học và Huxéc chủ yếu đã tiếp thu quan niệm về triết học như một khoa học chặt chẽ, cũng như phương pháp siêu nghiệm của Cantơ Vì vậy, muốn làm rõ được vấn đề bản thể luận trong hiện tượng học Huxéc, chúng ta không thể không quay lại triết học siêu nghiệm Cantơ để chỉ ra được những điểm giống nhau và khác nhau giữa Cantơ và Huxéc, đặc biệt là trong việc xây dựng bản thể luận ý thức ở Huxéc [Xem thêm 26, tr.107 -
155] Đồng thời, có thể khẳng định rằng, bản thể luận Huxéc cho thấy mối liên hệ khăng khít nhất của triết học Cantơ nói chung và chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm Cantơ nói riêng với triết học phương Tây hiện đại và nó cũng làm bộc lộ rõ vai trò và đóng góp thực sự của triết học Cantơ đối với
"cuộc cách mạng bản thể luận" trong triết học phương Tây hiện đại
Có thể có nhiều cách phân chia khác nhau về các giai đoạn phát triển hiện tượng học của Huxéc và cũng có nhiều tác giả bàn về thái độ của Huxéc đối với Cantơ Tuy nhiên, theo chúng tôi, những nghiên cứu rất tỉ mỉ và thuyết phục của nhà nghiên cứu I.Ken (Kern) cho phép làm sáng tỏ thái độ này Theo Ken, hiện tượng học Huxéc được chia thành ba giai đoạn lớn: 1 Giai đoạn nghiên cứu bắt đầu thời sinh viên cho tới khi xuất hiện tác phẩm Các nghiên cứu lôgíc học (1900 -1901); 2 Giai đoạn đột phá đến hiện tượng học siêu nghiệm, được đánh dấu từ Các nghiên cứu lôgíc học cho tới tác phẩm Những ý niệm về hiện tượng học thuần tuý và triết học hiện tượng học (gọi tắt là Những ý niệm) và 3 Giai đoạn hiện tượng học biểu sinh (kết thúc với tác phẩm Khủng hoảng) [Xem 104, tr.3 - 50]
Theo tự đánh giá về thái độ đối với Cantơ của Huxéc thì chỉ sau khi phát triển phép quy giản hiện tượng học vào năm 1907, ông mới cảm thấy triết học của mình có cùng định hướng với những tư tưởng sâu xa của Cantơ Thật vậy, có rất nhiều "bằng chứng" cho thấy, kể từ sau các bài giảng vào mùa Hè năm 1907, Huxéc đã tập trung nghiên cứu và tranh luận với Cantơ nhiều hơn trước Huxéc đặt ra cho mình nhiệm vụ nghiên cứu Cantơ để tìm ra những yếu tố hiện tượng học trong sự phê phán lý tính của Cantơ
Tất nhiên, sau khi đã tạo ra bước ngoặt lớn từ năm 1907, giờ đây, Huxéc muốn làm rõ mối quan hệ giữa hiện tượng học của ông (dưới hình thức mới nhất) với triết học Cantơ Ông không chỉ quan tâm đến những điểm khác nhau, mà còn chú trọng đến những xu hướng tương đồng giữa chúng để khai thác di sản tư tưởng Cantơ Chính vì xuất phát từ cuộc tranh luận với Cantơ, cũng như ý thức được sự gần gũi nội tại với Cantơ, nên vào năm 1908, Huxéc đã tiếp nhận thuật ngữ "siêu nghiệm" (transzendental) của Cantơ để gọi hiện tượng học của mình [Xem 104, tr.31]
Bối cảnh chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đặt ra cho Huxéc nhiệm vụ triết học mới Huxéc cảm nhận được nhu cầu về một thế giới quan triết học với tư cách là cội nguồn tư tưởng có thể đem lại sự phản kháng và phương tiện tinh thần cho dân tộc Đức để họ có thể vượt qua được những khó khăn quá lớn Ông nhận thấy, triết học của mình không có khả năng phục vụ cho mục đích thực tiễn này Cuộc chiến làm cho Huxéc thấy cần phải đoàn kết và liên minh với các triết gia của dân tộc mình, với truyền thống triết học của nước Đức Vì vậy, Huxéc quay trở lại với truyền thống duy tâm Đức, sau khi đã làm quen và tranh luận với Cantơ - người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức
Không phải ngẫu nhiên ông đã có bài giảng về triết học Phíchtơ với chuyên đề Lý tưởng về con người của Phíchtơ, vì ông cho rằng, Phíchtơ là
"triết gia của cuộc chiến giải phóng" - người đã thức tỉnh ý chí, tinh thần phản kháng của dân tộc Đức sau thất bại trước đạo quân của Napôleông ở Iêna
Như vậy, Huxéc ít quan tâm đến các đại biểu duy tâm Đức lớn khác như Sêlinh và Hêghen Cho dù trong những năm chiến tranh, Huxéc đã đánh giá cao chủ nghĩa duy tâm Đức, thì những đánh giá đó chỉ dành cho Cantơ và
Phíchtơ mà thôi Bởi lẽ, Huxéc biết và đọc rất ít các tác phẩm của Hêghen Ông cũng không giảng bài hoặc chủ trì thảo luận về Hêghen và hoàn toàn không để ý đến Sêlinh vì theo ông, "Sêlinh không phải là triết gia đáng để lưu tâm"
Với Khủng hoảng, Huxéc có ý định phê phán Cantơ một cách cặn kẽ
Kế hoạch phê phán Cantơ khi viết tác phẩm này cũng không có gì là mâu thuẫn với khẳng định rằng, tác phẩm này là gần với tư tưởng của Cantơ nhất so với các tác phẩm khác Thực ra, chính vì Huxéc tiếp nối, liên hệ với Cantơ, nên ông tất yếu phải nhấn mạnh những hạn chế cơ bản của triết học Cantơ
Huxéc đã đưa ra quan niệm "thế giới sống" để vượt bỏ "chủ nghĩa khách quan" với tư cách là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của loài người châu Âu đương thời và từ đó, ông cũng chỉ ra rằng, "bước ngoặt Côpécníc" của Cantơ vẫn chưa đủ để thực hiện được nhiệm vụ ấy, cho dù triết học Cantơ được đánh giá là đã vượt bỏ chủ nghĩa khách quan, nhưng chưa triệt để như hiện tượng học của ông
Trong triết học kinh viện trung cổ, "siêu nghiệm" là chỉ tính quy định hoặc phạm trù vượt qua mọi loại hình khác nhau đang hiện hữu, đạt tới tính chung như chân lý, cái thiện, tồn tại Cantơ đã hiểu nội hàm của khái niệm này theo một cách mới Cantơ cho rằng, trước khi nghiên cứu cái hiện hữu và tính quy định hoặc phạm trù khác, cần phải nghiên cứu vấn đề tính khả năng của nhận thức Như đã rõ, "siêu nghiệm" trước hết không phải biểu thị sự nghiên cứu đối tượng của nhận thức, mà là nghiên cứu phương thức nhận thức đối tượng nói chung, "trong chừng mực phương cách ấy có thể có được một cách tiên nghiệm" Tức là, việc nghiên cứu này phải tiến hành không dựa vào kinh nghiệm và "siêu nghiệm" không biểu thị sự vượt qua kinh nghiệm, mà biểu thị việc làm cho nhận thức bằng kinh nghiệm trở nên có thể Triết học siêu nghiệm tạo nên bộ phận thứ nhất của hệ thống siêu hình học và trước hết, nó bàn về những khái niệm và những nguyên tắc liên quan đến đối tượng nói chung
Thái độ của Huxéc đối với quan niệm nêu trên của Cantơ mang tính hai mặt ở chỗ: một mặt, ông ủng hộ mạnh mẽ và cố gắng phát triển tiếp nguyên lý phân tích siêu nghiệm (bản chất) về ý thức Mặt khác, ông phê phán kịch liệt cách luận chứng cho nguyên lý siêu nghiệm ở Cantơ [Xem 64, tr.265 - 275]
Trước khi đến với triết học, Huxéc là nhà toán học và do vậy, toán học đã có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức tư duy triết học của Huxéc Để xây dựng triết học, cần phải xuất phát từ những "dữ liệu không bác bỏ được" (kiểu như mệnh đề toán học 2+2=4); cơ sở của tòa nhà triết học chỉ có thể là những cái có tính hiển nhiên bất biến Huxéc tìm thấy những "dữ liệu" ấy ở trong ý thức: sự tồn tại của ý thức là một điều trực tiếp hiển nhiên Tôi có thể hoài nghi mọi thứ (kể cả thế giới bên ngoài), nhưng không thể hoài nghi sự tồn tại của ý thức của bản thân mình Động cơ chính thúc đẩy Huxéc tìm tòi là vấn đề có được tính rõ ràng, tẩy rửa ý thức khỏi những giai tầng, những bình diện làm cho nó bị lu mờ, rắc rối Vì cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại không góp phần làm sáng tỏ ý thức, nên cần phải có những nỗ lực đặc biệt và các phương pháp đặc biệt để nhận thức nó Huxéc đề nghị xây dựng hiện tượng học như một khoa học triết học chặt chẽ [96, tr.7 - 13], có khả năng tháo gỡ những đầu mối mâu thuẫn mà, theo ông, tư duy châu Âu hiện đại bị sa vào Cần phải tìm ra con đường giải phóng khỏi thông tin rắc rối và mâu thuẫn có đầy rẫy trong cuộc sống hiện đại Nhiệm vụ của hiện tượng học là vạch ra nội dung, nghĩa của đối tượng vốn đã bị che khuất bằng vô số từ, ý kiến và đánh giá trái ngược nhau
Như vậy, có thể nói rằng, học thuyết về ý thức, về các hiện tượng ý thức, học thuyết về phương pháp là thành tựu chính và sự cách tân của triết học Huxéc Đây là một học thuyết rất phức tạp, đa bình diện, rất khó lĩnh hội
Thêm vào đó là trong di sản đồ sộ của Huxéc, những cách trình bày các luận điểm cơ bản của hiện tượng học luôn được chuẩn xác hóa và thay đổi, do vậy khó có thể nói về một quan điểm nhất quán và rõ ràng ở đây Song, khái quát tài liệu đồ sộ này, cũng cần phải tổng kết những tư tưởng mang tính nền tảng đối với hiện tượng học
Đánh giá bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức
3.3.1 Khái quát những đặc điểm của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức
Mặc dù nằm trong thời đại triết học duy lý cận đại, do vậy mang trong mình những đặc điểm chung của bản thể luận duy lý (nhận thức) cận đại, song bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cũng có hàng loạt đặc điểm tạo nên "diện mạo độc đáo" của nó Các nhà triết học duy tâm Đức là các nhà tư tưởng độc đáo, song họ vẫn trung thành với hàng loạt nguyên tắc bản thể luận triết học quan trọng, cho phép xem xét bản thể luận triết học của họ là một cơ cấu tinh thần thống nhất Vậy những nguyên tắc ấy thể hiện ra như thế nào? Đó là những đặc điểm cơ bản sau đây của bản thể luận trong triết học duy tâm Đức Đặc điểm thứ nhất của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức thể hiện ở quan niệm giống nhau của các nhà triết học duy tâm Đức về vai trò của triết học trong lịch sử loài người, trong phát triển của văn hoá thế giới nhờ xuất phát từ địa vị của bản thể luận triết học như phản tư về những cơ sở tối hậu của tồn tại người và của tồn tại xã hội người Từ đó họ giao phó cho triết học một sứ mệnh cao cả là trở thành lương tâm có tinh thần phê phán của văn hoá Được nuôi dưỡng bởi sinh lực của văn hoá, văn minh và chủ nghĩa nhân văn, bản thể luận triết học có nhiệm vụ thực hiện một sự phản tư sâu rộng và có phê phán đối với hoạt động sống của loài người Đây là một thử nghiệm rất táo bạo, vì nó bắt buộc phải xem xét lại toàn bộ siêu hình học trước đó, trước hết là luận điểm xuất phát, nền tảng của siêu hình học Đềcáctơ "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại" Nếu Đềcáctơ coi tư duy, khoa học, lý tính là nền tảng, thước đo về nhân tính, thì các triết gia cổ điển Đức đặt ra vấn đề về cơ sở tồn tại của bản thân tư duy Cantơ đi tìm cơ sở ấy trong những giai tầng sâu xa của hoạt động nhận thức (hệ thống khái niệm siêu nghiệm); Phíchtơ tìm kiếm nó ở bên trong thế giới văn hoá (không phải Tôi) do con người sáng tạo ra; còn Hêghen nhận thấy nó là biện chứng khách quan của toàn bộ thế giới Các nhà triết học duy tâm cổ điển Đức đã thành công trong công việc nan giải này
Hêghen nói: "Triết học là thời đại đương thời với nó được nhận thức trong tư duy" Sau này, Mác cũng khẳng định: Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình Các nhà triết học duy tâm Đức đã thực sự nắm bắt được nhịp điệu, động thái, những nhu cầu của thời đại đầy sóng gió và lo âu - thời kỳ những cải cách lịch sử xã hội sâu sắc Họ hướng nhãn quan của mình vào lịch sử loài người, vào bản chất của con người nhờ vạch rõ các đặc điểm phát triển của thế giới tự nhiên và của tồn tại người Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả mọi tìm tòi bản thể luận trong triết học của họ là tư tưởng thống nhất về sứ mệnh nhân văn, khai sáng cao cả của triết học
Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen đề cao triết học còn vì, theo các ông, chính bản thể luận triết học làm cho nó trở thành một khoa học chặt chẽ và có hệ thống, mặc dù đây là là một khoa học đặc thù so với các khoa học tự nhiên, cũng như so với các khoa học nghiên cứu con người một cách cụ thể ít nhiều Dẫu sao bản thể luận triết học duy lý cổ điển Đức vẫn cho thấy triết học được nuôi dưỡng bởi sinh lực của khoa học, định hướng vào các khuôn mẫu khoa học và cố gắng tự xây dựng mình giống như một khoa học Song, triết học không đơn giản dựa vào khoa học, phục tùng các tiêu chí về tính khoa học, mà bản thân nó còn cung cấp những định hướng nhân văn và phương pháp luận rộng rãi cho khoa học Đồng thời cũng không nên quan niệm rằng, dường như các lĩnh vực hoạt động sống khác và văn hoá của con người chỉ có được sự phản tư nhờ triết học Tự ý thức mang tính chất phê phán là sự nghiệp của toàn bộ văn hoá Bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cho thấy tính chất sâu sắc, căn bản, nền tảng của sự phê phán triết học vì nó động chạm tới cơ sở tối hậu của tồn tại người và tồn tại văn hoá Đặc điểm thứ hai của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức là nó có nhiệm vụ đem lại cho triết học diện mạo của một hệ thống những bộ môn, những tư tưởng, những khái niệm được nghiên cứu sâu sắc và có phân hoá rõ ràng, một hệ thống phức tạp và đa phương diện, những khâu riêng biệt của nó được liên kết thành một chuỗi những khái niệm triết học thống nhất Chính tính chất có hệ thống và trừu tượng này của triết học duy tâm cổ điển Đức làm cho nó trở nên khó hiểu, nhưng cũng cho phép nó có tác động rộng rãi đến thực tiễn xã hội, cụ thể là đến lĩnh vực chính trị
Sự thống nhất của bản thể luận trong triết học duy tâm Đức còn thể hiện ở chỗ, xuất phát từ lập trường bản thể luận của mình, các đại diện của nó đã xây dựng các học thuyết rất toàn diện và phức tạp của mình nhờ khảo cứu hệ vấn đề triết học có tính khái quát cao, tức những vấn đề mang tính bản thể luận sâu sắc Họ trước hết đưa ra những mặc tưởng triết học về thế giới nói chung, về các quy luật phát triển của nó (học thuyết về tồn tại) Lý luận nhận thức được xây dựng trong sự thống nhất với bản thể luận, thể hiện là bản thể luận nhận thức Tiếp theo, bản thể luận triết học còn thể hiện dưới dạng triết học được xây dựng với tư cách học thuyết về con người, tức nhân học triết học, đồng thời, các nhà triết học duy tâm cổ điển Đức còn cố gắng suy luận về con người nhờ nghiên cứu những hình thức hoạt động khác nhau của con người, kể cả hoạt động xã hội, tức là họ đã mở rộng đáng kể lĩnh vực đối tượng của bản thể luận triết học so với siêu hình học duy lý truyền thống là siêu hình học chỉ duy nhất quan tâm đến những vấn đề nhận thức lý luận Họ bàn luận về xã hội, về con người xã hội trong khuôn khổ triết học pháp quyền, triết học đạo đức, triết học lịch sử toàn cầu, triết học nghệ thuật và triết học tôn giáo Đó là các bộ môn triết học được triển khai dựa trên một cơ sở bản thể luận chung Như vậy, bản thể luận trong triết học của mỗi triết gia cổ điển Đức đều được triển khai thành một hệ thống những tư tưởng, những nguyên tắc, những quan điểm toàn diện, gắn liền với triết học trước đó và cải biến một cách sáng tạo di sản triết học ấy Tất cả họ hợp nhất với nhau ở một điểm là họ giải quyết những vấn đề triết học dựa trên cơ sở những quan niệm bản thể luận triết học căn bản về các hình thức biểu hiện khác nhau của tồn tại người
Từ lâu trước Cantơ, nhãn quan triết học rộng rãi và căn bản như vậy được biểu thị thông qua khái niệm "siêu hình học" Các triết gia duy tâm Đức đã phê phán và đồng thời cải biến siêu hình học truyền thống thành
"bản thể luận triết học" theo đúng nghĩa của từ này, tức là theo nghĩa học thuyết triết học về những nguyên lý căn bản của tồn tại người dưới các hình thức biểu hiện đa dạng nhất của nó, qua đó họ đem lại khuôn mẫu về văn hoá "siêu hình học", tức là văn hoá thế giới quan phổ quát, khuôn mẫu về quan điểm triết học toàn vẹn, được đúc kết bởi cách tiếp cận đặc thù bản thể luận Có thể nói, bản thể luận đặc trưng cho triết học duy tâm cổ điển Đức theo nghĩa là một cách tiếp cận thế giới quan triết học toàn vẹn, chứ không phải theo nghĩa là cách tiếp cận cơ học nói riêng và cách tiếp cận khoa học tự nhiên nói chung với những vấn đề đặc thù của con người và của xã hội người, những vấn đề mà sau này Đinthây gọi chung là "các khoa học về tinh thần" Đặc điểm thứ ba của bản thể luận trong triết học duy tâm Đức là nó đem lại một khuôn mẫu về văn hoá thế giới quan phổ quát, hạt nhân của nó chính là quan điểm toàn vẹn, phát triển về thế giới, qua đó nó loại bỏ sự thống trị của quan điểm máy móc, thuần tuý khoa học tự nhiên về lĩnh vực đối tượng không thuộc thẩm quyền "phán xét" của khoa học tự nhiên - lĩnh vực tồn tại lịch sử của con người Chính bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức đã đem lại cái nhìn lịch sử như một phương pháp tư duy và nhận thức, đã áp dụng nó vào tất cả mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người
Nói cách khác, quan điểm phát triển được áp dụng vào nghiên cứu tất cả mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người: giới tự nhiên, xã hội, con người, nhận thức, khoa học, văn hoá, đạo đức, v.v Qua đó, nó đã mở ra những khả năng to lớn để áp dụng nguyên lý phát triển vào lĩnh vực nghiên cứu bản thể người, chống lại sự thống trị của chủ nghĩa giáo điều trong lĩnh vực phương pháp luận và quan trọng hơn nữa là trong lĩnh vực giá trị luận, góp phần chống lại sự thống trị của phương pháp tư biện và hệ giá trị phong kiến lỗi thời
Nguyên lý phát triển xuyên suốt toàn bộ triết học cổ điển Đức, được phát triển và làm cho phong phú dần dần từ một học thuyết triết học này đến học thuyết triết học khác Hêghen đã đem lại hình thức phát triển nhất cho nguyên lý này, đặc biệt là trong nghiên cứu về ý thức con người Song, chính bản thể luận trong triết học Cantơ cho thấy mẫu mực về việc áp dụng nguyên lý phát triển trong nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của tồn tại người (tương ứng là bản thể luận nhận thức trong Phê phán lý tính thuần tuý, bản thể luận đạo đức trong Phê phán lý tính thực tiễn và bản thể luận thẩm mỹ trong Phê phán năng lực phán đoán) Điều đó cũng cho thấy sự gắn bó khăng khít giữa bản thể luận và phương pháp luận trong triết học giai đoạn này Đặc điểm thứ tư của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức thể hiện ở một số nguyên tắc chung trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu các bản thể người và quá trình phát triển của lịch sử nhân loại như quá trình triển khai các bản thể người ấy của lịch sử Bất chấp có sự bất đồng, song điều cơ bản là bản thể luận cổ điển Đức vẫn đi theo con đường áp dụng tiêu chí duy lý vào lịch sử và vào nhận thức lịch sử, qua đó tiến trình lịch sử nhân loại thể hiện là quá trình duy lý hoá, hợp lý hoá ngày một tăng mọi mặt đời sống xã hội Từ đó, họ đòi hỏi xem xét sự phát triển lịch sử không phải nhờ tiên tri, trực giác, mà cần được nghiên cứu một cách có khoa học lý luận Cách đặt vấn đề này mở đường cho việc xây dựng khoa học về lịch sử và về xã hội mà sau này, chính C.Mác đã thực hiện thành công qua khám phá vĩ đại của mình là quan niệm duy vật về lịch sử Lập trường bản thể luận triết học đã đưa các triết gia duy tâm cổ điển Đức đến một kết luận quan trọng là khả năng tách biệt một số quy luật chung của lịch sử Các ông hiểu các quy luật của lịch sử là các nguyên lý về tính hợp lý lịch sử Đồng thời, các triết gia duy tâm Đức cũng quan niệm rằng, động lực chủ yếu của lịch sử là những quan điểm, những ý niệm, những kích thích của con người, tức là những động cơ lý tưởng được hợp nhất trong các khái niệm "ý thức", "tinh thần", "tư duy", "nhận thức" là các khái niệm trung tâm đối với bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức Đặc điểm thứ năm và cuối cùng của bản thể luận trong triết học duy tâm Đức là trong quá trình khảo cứu con người và lịch sử, bản thể luận triết học Đức đã tập trung một cách rõ ràng và dứt khoát xung quanh nguyên tắc tự do và những giá trị nhân văn khác với tư cách những cơ sở bản thể quan trọng nhất của tồn tại người Khi đó, nó không đơn giản tạo dựng những nguyên lý nhân văn (đây đương nhiên là đóng góp quan trọng của các nhà triết học cổ điển Đức trong bối cảnh các dân tộc châu Âu vừa mới bắt đầu được giải phóng khỏi chế độ phong kiến), mà cố gắng phân tích những mâu thuẫn và những trở ngại xuất hiện trên con đường hiện thực hoá, thực hiện những nguyên lý đó vào cuộc sống
3.3.2 Những đóng góp và hạn chế của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức
Vậy với những đóng góp quan trọng nào của mình mà bản thể luận trong triết học Đức giai đoạn đang được chúng ta xem xét làm cho triết học của các triết gia này xứng đáng được nhận tên gọi là triết học "cổ điển"? Nó đã đem lại những cái gì mới về nguyên tắc? Chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi trên bằng cách khái quát những kết quả cho phép xác định được chỗ đứng của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức
Thứ nhất, thành tựu triết học cơ bản của bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức này là nó đem lại một cái nhìn về các cơ sở bản thể của tồn tại người và của tồn tại xã hội người như một quá trình phát triển, như quá trình triển khai những đặc điểm quan trọng nhất về nhân tính thông qua hoạt động của con người Mặc dù dựa trên cơ sở duy tâm, song lịch sử loài người đã được nó nghiên cứu một cách căn bản tới mức mở ra những viễn cảnh chưa từng thấy cho tư duy loài người Nguyên tắc lịch sử, với tư cách nguyên tắc tư duy, đã ăn sâu vào tư duy triết học: thế giới dứt khoát được xem như là một chỉnh thể mâu thuẫn không ngừng phát triển Phỏng đoán cổ xưa về sự đồng nhất của các mặt đối lập đã trở thành tiên đề Một tư tưởng mới là tư tưởng xây dựng hệ thống phạm trù có liên hệ với nhau, được hợp nhất dựa trên cơ sở phản ánh những mặt bản thể khác nhau của tồn tại người
Qua đó, nhờ cách tiếp cận bản thể luận, triết học lần đầu tiên tìm thấy ngôn ngữ của mình với tư cách một khoa học
Thứ hai, quan hệ giữa chủ thể và khách thể đã được các triết gia cổ điển Đức xem lại một cách triệt để Tất cả mọi học thuyết trước đó (cả duy tâm, lẫn duy vật) đều mắc phải tính trực quan: quan niệm quá trình nhận thức như sự trực giác một cách thụ động những hình ảnh đến từ bên ngoài
Ngược lại, quan tâm đến các bản thể của tồn tại người, trong đó quan trọng nhất là ý thức, nhận thức, bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức lần đầu tiên đã tuyên bố tính tích cực của ý thức, sự thâm nhập của chủ thể vào khách thể và sự tương tác liên tục giữa chúng Chính yếu tố này góp phần khẳng định chủ nghĩa tích cực phương Tây như tiền đề của nền văn minh công nghệ và cho phép nền văn minh này mở rộng ảnh hưởng của mình trên quy mô toàn cầu
Thứ ba, bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức trình bày lĩnh vực tinh thần trên một quy mô rộng hơn Nó bao gồm cả những quá trình hữu thức, vô thức không kiểm soát được, cũng như những biểu hiện của tinh thần trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt xã hội của con người Tính có hệ thống của tư duy không loại trừ tính tự sinh, đây là hai mặt đối lập gắn liền với nhau của một quá trình thống nhất, phản ánh tính chất toàn vẹn, toàn thống của tồn tại người Hoạt động vô thức của tư duy hiện diện cả trong hành vi sáng tạo là nơi vai trò quyết định thuộc về trí tưởng tượng sáng tạo
Còn có cả cái vô thức tập thể - tư duy thần thoại, nó thể hiện là một thang bậc cần thiết trong phát triển của các hình thái ý thức xã hội (Sêlinh)
Thứ tư, bản thể luận trong triết học Đức đi sâu vào lĩnh vực tồn tại lịch sử của con người Mặc dù thuật ngữ "triết học lịch sử" đã được Vônte (Voltaire) sử dụng từ thế kỷ XVIII, song các triết gia cổ điển Đức có công luận chứng tư tưởng về tính quy luật xã hội, chỉ ra lao động như những biểu hiện cơ bản của bản thể người Thử nghiệm phát hiện ra các giai đoạn phát triển hợp quy luật trong lịch sử loài người đã được thực hiện như các thang bậc tiến hoá lịch sử của tồn tại người với tư cách tồn tại văn hoá Tiến bộ tất yếu dẫn tới việc hiện thực hoá mơ ước ngàn đời của con người là loại bỏ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội, xác lập nền hoà bình, pháp chế chung với tư cách các giá trị, nguyên tắc căn bản nhất của tồn tại người đích thực
Do vậy, hạnh phúc của con người trở thành sự quan tâm tối cao của triết học