BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA G.W.F.HEGEL VỀ NHÀ NƯỚC
Bối cảnh lịch sử Tây Âu và nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
C.Mác, trong Bài xã luận báo “Kolnische Zeitung số 179” có viết rằng:
“Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [45, tr.156] Thật vậy, triết học là giá trị văn hóa tinh thần tinh tuý nhất, là thời đại lịch sử được tái hiện dưới hình thức tư tưởng, trong hệ thống các vấn đề triết học, nó làm nên diện mạo tinh thần của thời đại Theo đó, hệ thống triết học của Hegel là sự thấu hiểu, sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất của thời đại trong phạm vi tư tưởng Sự thực, Hegel là đứa con của thời đại lịch sử diễn ra cuộc đấu tranh sống còn của giai cấp tư sản chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến Đây chính là thời kỳ lịch sử của sự quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản Với nghĩa ấy, hệ thống triết học Hegel nói chung và triết học pháp quyền nói riêng, có đặc tính, như Mác đã vạch ra, “là lý luận Đức của cuộc cách mạng Pháp”, là sự chuẩn bị về hệ tư tưởng cho cách mạng dân chủ tư sản ở Đức
Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của hệ thống Hegel nói chung và triết học pháp quyền nói riêng là có tính quy luật Thực tế là, triết học pháp quyền Hegel ra đời không phải trên một mảnh đất hoang Nói cách khác, sự xuất hiện của nó là dựa trên một nền tảng, một bối cảnh lịch sử cụ thể Bối cảnh ấy chính là hiện thực lịch sử, văn hóa, xã hội nước Đức 3 và châu Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Bối cảnh lịch sử Tây Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Thời điểm lịch sử cho sự xuất hiện mầm mống của giai cấp tư sản cũng là thời điểm báo hiệu giờ cáo chung của chế độ phong kiến châu Âu đã đến là bắt đầu từ thế kỷ XV Ở Tây Âu, cụ thể là ở Italia, ngay từ thế kỷ XV đã có sự xuất hiện của các công trường thủ công cùng với nó là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động rất cao Việc cải tiến, sáng chế ra công cụ lao động mới như máy tự kéo sợi, máy in cùng với những phát kiến địa lý, như việc tìm ra châu Mỹ và các đường biển đến những miền đất mới…càng tạo điều kiện cho sự phát triển của nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa Chính những bước tiến đó của nhân loại đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển như Anh, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan
Sự ra đời công cụ lao động mới có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vượt bậc của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ như: Cơ học, Toán học, Thiên văn học Sự phát triển của khoa học tự nhiên thời kỳ này là nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất tạo ra sự khác biệt của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa so với tất cả các xã hội trước đó Những phát minh khoa học được ứng dụng, thâm nhập vào cuộc sống, có vai trò rất lớn trong việc cấu thành một phương thức sản xuất mới Không dừng lại ở đó, khoa học còn thâm nhập vào địa hạt kiến trúc thượng tầng của xã hội, tương tác với các bộ phận của nó Những phát minh khoa học đã tạo nên những bước ngoặt trong lịch sử nhận thức nhân loại và có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng triết học Hegel
Chính sự xuất hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nguồn gốc cuối cùng của nó là sự ra đời của công cụ lao động mới, dẫn đến việc nhân loại đã sáng tạo ra một lượng của cải vật chất gấp hàng trăm lần lượng của cải mà phương thức cũ đã tạo ra được Thực tế này đã được C.Mác ghi nhận: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các xã hội trước kia gộp lại” [48, tr.603] Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp Anh như một biến cố kinh tế quan trọng nhất trong đời sống kinh tế – xã hội châu Âu lúc bấy giờ, làm tăng trưởng mạnh mẽ trình độ, khối lượng và nhịp độ sản xuất của xã hội, đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có
Sự kiện này khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức thế giới; nó thể hiện khả năng, sức mạnh sáng tạo của lao động sản xuất, sức mạnh xã hội của con người trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo thế giới Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác nhận định: “Giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động của con người có khả năng làm được những gì” [48, tr.544] Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa phá tan dần các quan hệ kinh tế phong kiến, làm nảy sinh một giai cấp mới – giai cấp tư sản Giai cấp tư sản đã nhanh chóng trở thành một lực lượng xã hội tiến bộ đại diện cho một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trong xã hội phong kiến, giai cấp tư sản dưới hình thức mầm mống thuộc đẳng cấp thứ ba, tức đẳng cấp thấp nhất, phải chịu sự thống trị của đẳng cấp quý tộc và tăng lữ Đẳng cấp thứ ba này không chỉ bị sự áp bức về kinh tế mà còn bị kìm kẹp về quyền lợi chính trị, cùng lúc phải chịu ách thống trị của cả vương quyền và thần quyền Chính bởi có sự biến đổi của công cụ lao động – với tư cách là thành tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất – cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm cho quan hệ sản xuất cũ mà về cơ bản là chế độ sở hữu trở lên lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển chung của toàn xã hội Chế độ phong kiến châu Âu cùng với những đặc trưng của nó là sự chuyên chế, đặc quyền đã không còn phù hợp trước đòi hỏi của thời đại, của lịch sử lúc bấy giờ đặt ra Do đó, việc xoá bỏ chế độ phong kiến, đẳng cấp, xây dựng một chế độ xã hội mới dựa trên quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất là một xu thế lịch sử mà không gì có thể ngăn cản nổi
Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, giai cấp tư sản đã nhanh chóng khẳng định mình là một lực lượng chính trị độc lập Giai cấp này - đứng trước đòi hỏi bức thiết của sự phát triển lịch sử - cùng với quần chúng nhân dân đã tự mình tổ chức cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt nhằm lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến và nhà thờ Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở
Hà Lan, đặc biệt là ở Anh (1642-1648) Tuy rằng, cuộc cách mạng tư sản ở Anh đã giành được thắng lợi song đó là cuộc cách mạng chưa triệt để, theo nghĩa nó chưa thực hiện được nhiệm vụ lịch sử của mình là tiêu diệt tận gốc chế độ phong kiến châu Âu Tiếp bước cách mạng tư sản Anh là cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) cùng với việc xử tử vua Lui XVI là một trong những đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến ở châu Âu Đúng khi cuộc cách mạng Pháp hoàn thành thì lịch sử châu Âu lật sang một trang mới, tràn ngập ánh sáng Sự kiện vĩ đại đó cũng đồng nghĩa với sự tiêu vong, đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến trong hơn một nghìn năm
Trong thời đại của Hegel, “tự do” trở thành khái niệm trung tâm của thời Cận Đại, là tinh thần của thời đại Hegel chỉ rõ, “cảm thức về sự tự do và trật tự nảy sinh chủ yếu ở các thành thị”, ở thời đại nổi lên của giai cấp tư sản [18, tr.572] Cùng thời với Hegel, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Pháp Denis Diderot (1713-1784) cũng đã khái quát lại rằng: “mỗi một thế kỷ đều có tinh thần riêng của nó Tinh thần của thời đại chúng ta là tinh thần tự do” [83, tr.130] Thật vậy, tự do – đó là lý tưởng đấu tranh của cuộc Đại Cách mạng Pháp năm 1789 Dưới ngọn cờ tự do, giai cấp tư sản đã tập hợp, lôi cuốn được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội Như một tất yếu không thể đảo ngược, triết học với tư cách là sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất của thời đại trong phạm vi tư tưởng, sẽ là “tấm gương” phản ánh tinh thần tự do của thời đại cách mạng tư sản Nói như Hegel rằng, “chỉ một khi hiện thực đã đạt tới độ chín muồi thì cái lý tưởng mới xuất hiện ra như là cái đối lập lại với hiện tồn, nắm bắt thế giới hiện tồn trong bản thể của nó và tái tạo lại thế giới ấy dưới hình thái của một vương quốc trí tuệ” [18, tr.87] Không còn nghi ngờ gì nữa, thực tiễn cách mạng có tính chất tiến bộ trên chính là nguồn gốc sâu xa của những tư tưởng triết học đứng ngang tầm thời đại của Hegel Đi cùng với thời đại chuyển tiếp từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản thì một yêu cầu mới đã nảy sinh đối với ý thức hệ tiên tiến (ý thức hệ của giai cấp tư sản) là: phải phê phán tất cả những gì là cản trở đối với lợi ích tư sản, đồng thời luận chứng cho tất cả những gì là chính đáng cho lợi ích tư sản, trong tương quan đối lập với lợi ích phong kiến Các nhà tư tưởng tư sản đòi trả lại cho con người những cái mà hệ tư tưởng phong kiến đã và đang phủ nhận như: quyền tự do, bình đẳng, quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc Trong tư tưởng, tính chuyển tiếp của lịch sử được thể hiện ra ở việc “hạ bệ” thuyết Thần là trung tâm đồng hành với sự xây dựng thuyết Con người là trung tâm (Anthropocentrism) Hệ tư tưởng tư sản tuyên bố: con người là thực thể tối cao, con người phải vươn tới trí tuệ và tự do, phải thực hiện tiến bộ xã hội và hạnh phúc cho con người Chính thời đại đã đặt ra cho triết học vấn đề là, phải đánh giá lại vị trí và vai trò của con người trong xã hội, đề cao tự do như là phẩm giá cao nhất, như bản tính cố hữu của con người, qua đó hình thành một thế giới quan mới, tiến bộ Như vậy, tinh thần phê phán và tinh thần ca ngợi tính tích cực của con người cá nhân chính là hai đặc trưng của văn hoá tinh thần Tây Âu Cận Đại
Về phương diện nào đó, có thể nói, hệ thống triết học của Hegel nói chung và triết học pháp quyền Hegel nói riêng là một hiện tượng nằm trong bối cảnh phát triển văn hóa và triết học Cận đại, nó biểu thị những đặc điểm của một chặng đường phát triển tinh thần và văn hóa của Tây Âu Nói khác, triết học Hegel có liên hệ nội tại với toàn bộ văn hóa châu Âu thời Cận đại - thời đại Khai Sáng
Thực tế, khoa học tự nhiên đi cùng với nó là lý tính đã trở thành tiền đề cho sự xuất hiện thời đại Khai Sáng – thời đại của lý tính, của niềm tin vào tư duy khoa học Chính Kant, nơi tác phẩm “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì ” đã xem xét đến bản chất của “Khai sáng” Ông cho rằng, khai sáng là “sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác…Hãy can đảm sử dụng trí tuệ của mình! Đó là phương châm của khai sáng” [30] Theo đó, tinh thần chung của Khai sáng là tin tưởng và kêu gọi sự mở đường cho lý trí, nhưng để làm được việc đó thì tự do phải là điều kiện tất yếu Như thế, niềm tin thái quá vào tư duy khoa học hay sự sùng bái lý tính là thực chất của văn hoá tinh thần Tây Âu Cận Đại thế kỷ XVIII
Hoà chung với tinh thần thời đại, trên đất Đức, thông qua sự lan toả của làn sóng văn hoá Tây Âu, đã dấy lên một trào lưu Khai sáng mà đỉnh cao của nó là khoảng giữa những năm 1750 – 1780 như lời Kant đã khái quát là “Thế kỷ của Friedrich” gắn liền với những nhà tư tưởng, triết học lớn như Johannes
Althusius, Samuel Pufendorf, Thomasius Christian, Christian Wolff, Gotthold Ephraim Lessing, v.v… Từ trong nguồn suối của “dòng chảy văn hoá” này, hệ thống triết học của Hegel, đặc biệt là triết học pháp quyền, một cách trực tiếp, đã được hình thành Bởi, xét trên một ý nghĩa nào đó, triết học của mỗi thời đại chẳng qua là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá, tư tưởng của thời đại đó
Bối cảnh lịch sử nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Trái ngược với sự phát triển mạnh mẽ của Anh, Pháp, Italia, Hà Lan thì Nhà nước Phổ của thế kỷ XVIII còn đang chìm trong giấc ngủ mùa Đông và về thực chất vẫn chỉ là một nước quân chủ chuyên chế phân quyền chứa đựng trong mình đầy đủ tính chất lạc hậu và bảo thủ của một chế độ xã hội cần phải bị đào thải bởi lịch sử Toàn bộ cơ thể già nua này nằm giữa lòng châu Âu đang lớn dậy khi đó chính thức được gọi là “đế quốc La Mã thần thánh của dân tộc Germanh” Nhà nước Phổ lúc bấy giờ chỉ là một tổ hợp của khoảng
Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Hegel về nhà nước
Mặc dù sự ra đời của triết học pháp luật Hegel dựa trên hoàn cảnh kinh tế – xã hội châu Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, song le, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó có tính độc lập tương đối
Vì ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển của mình, nên không thể giải thích được quan niệm của Hegel về nhà nước nếu chỉ dựa vào thực tiễn lịch sử – văn hóa xã hội thời đại Hegel sống, mà không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó
Triết học chính trị Hy La Cổ đại
Trước tiên, có thể nói, Platon và Aristotele là những suối nguồn tư tưởng của Hegel Chính Hegel đã nhận định rằng, “có thể nói từ bao thế kỷ nay, kho báu Arixtotele đã không được biết đến” [Trích theo 76, tr.29] Thực tế, Hegel chịu ảnh hưởng từ quan niệm hữu cơ của Platon và Aristotele về nhà nước, về mối quan hệ giữa chỉnh thể đạo đức và bộ phận, giữa con người và nhà nước
Về mặt phương pháp luận, Hegel bị tác động mạnh bởi Aristotele Trong tác phẩm Chính Trị Luận, Aristotele đã dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotele cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “cái Thiện toàn hảo”, cái chí thiện cho con người Ngoài ra, tư tưởng pháp trị của Aristotele cũng có ảnh hưởng đến triết học pháp luật Hegel Theo Aristotele, cần phải để luật pháp, chứ không phải con người có quyền tối thượng, vì con người luôn luôn để tư lợi và tình cảm xen vào Sự thực, Aristotele không phải là người đưa ra thuyết phân quyền theo tinh thần của lý luận về nhà nước pháp quyền, nhưng ông đã đưa ra tư tưởng cho rằng trong bất kỳ nhà nước nào cũng phải có ba yếu tố: cơ quan làm luật trông coi việc nước, các cơ quan thực thi và các toà án
Vậy nhưng, trên thực tế, Hegel lại thường quy chiếu tới các học thuyết chính trị của Platon hơn là của Aristotele, vì ông tin, một cách không đúng, rằng Platon đã mô tả polis hiện thực của người Hy Lạp chứ không phải là một lý tưởng Nhưng theo Hegel, trong nước Cộng hoà của Platon, sự tự do chủ quan chưa được thừa nhận Bằng chứng là Platon đã không thể xử lý được nguyên tắc của tính độc lập-tự tồn hay “sự phát triển độc lập-tự tồn của tính đặc thù” khi nó “đột ngột thâm nhập vào trong đời sống đạo đức Hy Lạp ở thời đại ông bằng cách nào khác hơn là đặt Nhà nước đơn thuần có tính bản thể của ông đối lập lại với nó và hoàn toàn loại trừ nó [ra khỏi Nhà nước này], ngay từ chỗ khởi thuỷ của nó ở trong sở hữu tư nhân và gia đình” [18, tr.547-548]
Về phương diện nào đó, bản thân quan niệm của riêng Hegel lại tỏ ra gần với Aristotele hơn Nhưng ông cho phép tự do chủ quan mở rộng phạm vi hơn so với, theo quan niệm của ông, những gì mà polis đã làm Hegel cho rằng,
“trong nước Cộng hòa của Platon, sự tự do chủ quan chưa được thừa nhận, vì những cá nhân vẫn còn bị các cơ quan quyền lực của Nhà nước chỉ định những nhiệm vụ phải làm” [18, tr.691] Do vậy, theo Hegel, nhà nước hợp lý tính hiện đại phải bao gồm tất cả những giá trị quan trọng được hiện thân ở các nhà nước trong quá khứ, và vì thế không “phiến diện” như trước đây
Triết học chính trị thời Cận đại
Nhưng không chỉ có Platon và Aristoteles, mà triết học pháp quyền Hegel còn tiếp thu các công trình triết học thực hành Cận đại Sự thực, ngay từ hồi thanh niên, Hegel đã tỏ ra say mê các tư tưởng tiến bộ về tự do, bình đẳng của các nhà Khai sáng Pháp như Rousseau, Montesquieu Ông nhiệt tình ủng hộ và theo dõi rất sát diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp do Napoléon lãnh đạo Hegel nồng nhiệt thảo luận về cách mạng Pháp và hy vọng luồng sóng này tràn được sang miền Tây Nam nước Đức Cao trào của sự nhiệt tình ủng hộ cách mạng Pháp là sự kiện mùa xuân năm 1791, nhiều thanh niên, trong đó có Hegel và Schelling, kéo nhau ra bãi cỏ gần thành phố
Tübingen và dựng một cây tự do theo kiểu người Pháp đang làm như một biểu trưng cho sự Tự do
Về phương diện lý luận, có thể nói, trong các triết gia chính trị, Montesquieu (1689-1755) là người có ảnh hưởng mạnh nhất đến Hegel Ngay từ năm 1802, Hegel đã nhắc đến Montesquieu trong các nghiên cứu của ông về pháp quyền tự nhiên Hegel cho rằng, “Montesquieu trong tác phẩm thời danh của ông: Tinh thần pháp luật, đã tập trung và nỗ lực xem xét một cách chi tiết tư tưởng cho rằng mọi pháp luật, kể cả luật dân sự nói riêng, là phụ thuộc vào tính cách nhất định của Nhà nước và cả quan niệm triết học rằng bộ phận chỉ có thể được xét trong quan hệ với cái toàn bộ” [18, tr.688] Vậy là, Montesquieu đã có tư duy biện chứng dù chưa cao (nhờ các thành tựu của khoa sinh học đường thời) trong việc luận giải các vấn đề về nhà nước và pháp luật Bằng chứng là, Hegel đánh giá cao Montesquieu khi đã đề ra được
“một quan niệm lịch sử đúng đắn, một quan điểm triết học đích thực khi cho rằng việc ban bố pháp luật nói chung cũng như các quy định đặc thù của nó không được phép xem xét một cách cô lập và trừu tượng, mà đúng hơn là một mômen phụ thuộc vào một toàn thể, trong sự kết nối với mọi quy định khác, tạo nên tính cách của một quốc gia và một thời đại, và, chỉ ở trong sự kết nối này chúng mới có được ý nghĩa đúng thật và do đó, có được sự biện minh”
Sự thực, Montesquieu chính là người đã mở đầu cho phong trào giải phóng tư tưởng vĩ đại, tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận về quyền con người Nhưng xa hơn, không thể không kể tới T Hobbes và J Locke Thực tế, Hobbes là nhà tư tưởng đầu tiên “thoát ly” khỏi sự ảnh hưởng của nhà thờ Kitô giáo trong quan niệm về xã hội cũng như về nhà nước Theo Hobbes thì nhà nước, con người và quyền con người hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần tuý của Chúa mà nó là kết quả của chính hoạt động thực tiễn của con người Nhưng phải đến Locke thì lý luận về quyền con người mới thực sự trở thành một học thuyết mang tính hệ thống với thuyết tam quyền phân lập Ông nhấn mạnh tính chất không thể tước bỏ của các quyền con người: “Mọi con người…tự bản chất đều tự do, bình đẳng và độc lập, không ai có thể bị loại ra khỏi một quốc gia này và bắt lệ thuộc vào chính quyền của một nước khác mà không có sự ưng thuận của chính họ” [Trích theo 2, tr.221- 222] Do vậy, mọi người sinh ra đều bình đẳng và cần được bình đẳng về quyền Đến Montesquieu, một trong những tư tưởng chính trị quan trọng nhất của ông là tư tưởng tự do công dân gắn liền với việc tuân thủ pháp luật Theo ông, “tự do là quyền được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép” [49, tr.99] Trong chế độ dân chủ, tự do theo quan niệm của Montesquieu có mối liên hệ trực tiếp với bình đẳng Xét trên bình diện chính trị, bình đẳng là sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi “Bình đẳng chân chính không phải là làm cho mọi người đều chỉ huy hoặc không ai bị chỉ huy cả, mà là chỉ huy những người bình đẳng với mình và phục tùng con người bình đẳng với mình” [49, tr.87]
Biết rằng, Hegel vừa tiếp thu tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu, vừa phê phán kịch liệt thuyết tam quyền phân lập của ông Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong tư tưởng Hegel về vấn đề phân quyền Hegel cho rằng, trong Nhà nước đạo đức thì có sự phân quyền nhưng không theo mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu, trái lại theo mô hình phân công trong sự thống nhất hữu cơ của nhà nước Hegel xem xét nhà nước và các cơ quan quyền lực của nó như một chỉnh thể, một cái toàn bộ Trong vấn đề này, Hegel đã có kế thừa tư tưởng về một nhà nước thể hiện được cái ý chí chung của mọi công dân trong tác phẩm Khế ước xã hội của J J Rousseau (1712-
1778) - là người có ảnh hưởng to lớn đối với triết học pháp luật Hegel Chính Rousseau là người đã tiếp nhận và phát triển quan điểm của Hobbes về Nhà nước và xã hội công dân lên một trình độ hoàn chỉnh hơn
Trong tư tưởng về Nhà nước, Rousseau quan niệm, chủ quyền/quyền lực tối cao – tức sự thực hiện ý chí chung của toàn thể dân chúng - là không thể phân chia Nghiên cứu thực tiễn chính trị đương thời, Rousseau nhận định:
“tuy về nguyên tắc thì quyền lực tối cao là không thề phân chia, nhưng trên thực tế người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng Họ chia nó thành lực lượng và ý chí, thành quyền lực lập pháp và quân lực hành pháp, thành quyền quan thuế, quyền tư pháp, quyền chiến tranh, thành cai trị đối nội và ứng phó đối ngoại ( ) Họ biến quyền lực tối cao thành một thứ quái dị, ghép lại bằng nhiều mảnh” [62, tr.81] Như vậy, Rousseau không phải là nhà tư tưởng của thuyết tam quyền phân lập theo đúng nghĩa Trong quan niệm của Rousseau, quyền lực nhà nước là phải thống nhất, như là một chỉnh thể, một cái toàn thể
Khái quát tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”
Trước Hegel đã có nhiều nhà tư tưởng bàn về nhà nước và quyền lực nhà nước một cách sâu rộng như Platon, Aristoteles, Thomas Hobbes, Rousseau, Montesquieu, Immanuel Kant Là người đi sau nhưng Hegel vẫn có điểm độc đáo và vĩ đại riêng không thể trộn lẫn khi tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền của ông được ấn hành vào năm 1821
Trong hệ thống của Hegel, triết học pháp luật chiếm vị trí cực kỳ đặc biệt vì ông đã trình bày nó ngay sau cuốn Khoa học Lôgíc (công bố năm 1812 và 1816) hoặc bản thể luận, trong khi đó, triết học lịch sử, triết học nghệ thuật và ngay cả triết học tôn giáo vẫn chưa được ông chắp bút và chỉ được in theo những ghi chép của những thính giả của ông sau khi ông đã tạ thế Trong hệ thống triết học của Hegel, giống như Kant, triết học pháp quyền được thâu gồm thành một bộ phận của triết học thực hành – tức bộ môn nghiên cứu hành động của con người Sau khi xây dựng xong cơ sở triết học cho toàn bộ hệ thống của mình trong Khoa học Lôgic, Hegel lấy những cặp phạm trù, những quy luật logic vào việc phân tích xã hội và nhà nước hiện tồn nhằm đảm bảo tính nhất quát của hệ thống
Bối cảnh ra đời tác phẩm:
Khi chuyển từ Heidelbeg lên Berlin vào năm 1818, tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền hầu như đã hoàn tất bản thảo và Hegel lấy nó làm cơ sở cho hàng loạt các khóa giảng của mình, đồng thời chuẩn bị cho việc công bố Nhưng một biến cố chính trị nghiêm trọng đã xảy ra Hegel dời lại ý định này và phải bắt tay vào điều chỉnh một số nội dung Phong trào sinh viên năm 1819 (một sinh viên là Karl Ludwig Sand (1795-1820) đã ám sát thi sĩ phản động August von Kotzebue (1761-1819) vì ông này bị nghi là điệp viên của Nga Hoàng; Lễ hội đòi cải cách chính trị ở Wartburg…) là cơ hội vàng để liên minh thần thánh gồm các thế lực phản động quý tộc Phổ, Áo và Nga phản công toàn bộ phong trào cải cách thông qua việc ban hành “các chỉ thị Karlsbad” [Xem thêm 18, tr.78-79] nhằm kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với mọi ấn phẩm khoa học đòi cải cách, đồng thời tiến hành cách chức những “kẻ mị dân”, chủ yếu là giới trí thức, giáo sư đại học, học giả Nhiều đồng nghiệp và môn sinh của Hegel trở thành nạn nhân của cao trào đàn áp, còn bản thân Hegel cũng có đủ lý do để e ngại Ông được bổ nhiệm giáo sư ở Berlin là nhờ vào quyết tâm cá nhân của bộ trưởng Altenstein, trong khi bị đại đa số thành viên trong hội đồng giảng huấn và giới bảo thủ Phổ chống lại Xuất thân từ miền Nam nước Đức – tức cựu công dân của khu vực liên bang sông Rhein –, Hegel biết rằng mình luôn bị nghi ngờ là cảm tình viên của phong trào cộng hòa khi đang ở trên đất Phổ Lời Tựa của tác phẩm “Các nguyên lý” chính là nhằm biện minh và tránh sự nghi ngờ của cơ quan kiểm duyệt đối với tư tưởng chính trị của Hegel Do tình hình bất lợi đó nên đến tận năm 1821, Hegel mới cho ra mắt độc giả tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền sau khi đã sửa chữa Tác phẩm “Các nguyên lý” này còn có một nhan đề khác là Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về nhà nước (tiếng Đức Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) sau khi tác giả của nó đã qua đời
Thực tế, khi đối chiếu nhiều bản ghi chép lời giảng của Hegel qua nhiều khóa giảng với văn bản chính thức của Các nguyên lý của triết học pháp quyền (qua nỗ lực của Karl-Heinz Ilting), ta biết rằng Hegel đã sửa chữa khá nhiều phần, bất chấp việc chúng mâu thuẫn hiển nhiên với nhiều luận điểm mang tính hệ thống của chính ông Là người suốt đời ca tụng Đại Cách mạng Pháp, nhưng Hegel, trong công trình “Các nguyên lý”, lại đề xướng chính thể quân chủ lập hiến, và vi phạm trực diện cả sơ đồ lôgíc của chính mình khi đặt vị trí của quốc vương (“tính cá biệt”) lên trên quyền lập pháp (“tính phổ biến”) và quyền hành pháp (“tính đặc thù”) Dường như ông cố làm tất cả để không bị xem là người ủng hộ những tư tưởng của Cách mạng năm 1789
Có thể nói, tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền chính là công trình chín muồi, đúc kết những suy nghĩ, tìm tòi của Hegel suốt một thời gian dài, vừa kế tục, vừa có nhiều thay đổi, chỉnh sửa so với các phác thảo đầu tiên, do tiếp thu các công trình triết học thực hành cổ điển lẫn cận đại cũng như các kiến thức khoa học xã hội bắt nguồn từ môn kinh tế chính trị học đương thời và nhiều thông tin thời sự Thực tế, những ý tưởng cơ bản của cuốn sách đã định hình trước khi hệ thống được xác lập, bởi vậy, có thể nhận thấy rằng, triết học thực hành của Hegel phát triển tương đối độc lập với số phận của các phần còn lại trong hệ thống của ông
Mục đích của tác phẩm
Trong thời gian từ 1818 (khi bắt đầu chuyển lên đại học Berlin cho đến khi qua đời), ông chỉ công bố một tác phẩm có hệ thống, đó là “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (1821) Chủ đề này về “Tinh thần khách quan” đã được Hegel trình bày ngắn gọn trong Bách khoa thư các khoa học triết học III và tác phẩm “Các nguyên lý” này thực chất cũng chỉ là Bản hướng dẫn chi tiết hơn để theo dõi bài giảng về triết học pháp quyền của Hegel [20, XXII] Ngay trong Lời tựa của tác phẩm, Hegel đã có đề cập đến mục đích của công trình này, đó là bởi: “Cơ hội trực tiếp để công bố quyển Cương yếu này là nhu cầu cung cấp cho người nghe một bản hướng dẫn khi theo dõi các bài giảng về
Triết học pháp quyền ( ) Giáo trình này là một sự quảng diễn rộng hơn và nhất là có hệ thống hơn về cùng các khái niệm cơ bản thuộc về bộ phận này của triết học đã có trong công trình trước đây – cũng nhằm giúp theo dõi các bài giảng – đó là bộ Bách khoa thư các khoa học triết học (Heidelberg, 1817) của tôi” [tr.59-60] Hơn nữa, sự ra đời của tác phẩm còn cho Hegel cơ hội làm rõ hơn, sâu sắc hơn quan điểm riêng của ông và qua đó, phê phán các quan điểm thịnh hành có liên quan đến nhiều vấn đề của triết học pháp quyền
Hegel viết: “Việc bộ Cương yếu này được in và, như thế, được xuất hiện trước cử tọa rộng rãi, đã cho tôi cơ hội làm rõ hơn một số Nhận xét mà mục đích hàng đầu là bình luận ngắn gọn về một số quan niệm gần gũi hoặc khác biệt với các quan niệm của tôi, về những hệ luận xa hơn của lập luận của tôi và về nhiều vấn đề khác ắt sẽ chỉ có thể minh giải thực sự trong bản thân các bài giảng | Đây là cơ hội để tôi làm rõ các nội dung trừu tượng hơn của văn bản và nghiên cứu kỹ hơn về các quan niệm có liên quan đang thịnh hành hiện nay 7 ” [18, tr.60]
Quá trình hình thành tác phẩm Tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền là kết quả những suy nghĩ suốt một thời gian dài của Hegel về các vấn đề chính trị - xã hội Thực tế, từ những năm còn đi học tại chủng viện Tubingen (1788-1793), Hegel đã biểu lộ sự ủng hộ nồng nhiệt đối với cách mạng Pháp 1789, đã lưu ý đến các vấn đề luật pháp và tổ chức Nhà nước Suốt thời gian ở Berne (1793-1796), rồi ở Frankfurt (1796-1800), ông bắt đầu viết về các vấn đề này Tại Berne, Hegel đã nghiên cứu sâu về chế độ chính trị - xã hội Thụy Sĩ đồng thời phê phán các thiết chế chính trị lỗi thời của Berne Hegel tuyên bố, lý tính và tự do là khẩu hiệu của ông Vào thời kỳ ở Frankfurt, Hegel nghiên cứu tỉ mỉ chế độ chính trị nước Anh đương thời Trong các bàn thảo thời kỳ này, Hegel chủ yếu quan tâm tới các vấn đề tội phạm, trừng phạt luật pháp, trong đó nổi bật nhất là bài Về đao phủ và xử tử Năm 1802, Hegel cùng với Schellinh đã cho xuất bản Tập san phê phán về triết học (Kritische Journal der Philosophie), trong đó đăng nhiều công trình của Hegel, nổi bật là bài Về các phương cách nghiên cứu khoa học [khác nhau] về pháp quyền tự nhiên, vị trí của pháp quyền tự nhiên trong triết học thực hành và quan hệ của nó với các khoa học pháp quyền nhân định (viết tắt: über die wissenschaftlichen Behandlungsarten des Naturrechts) Trong bài viết này, ông phê phán học thuyết đạo đức Kant và học thuyết về pháp quyền và nhà nước của Fichte; đồng thời luận chứng học thuyết duy tâm khách quan của mình về đạo đức, pháp quyền và nhà nước
[6, tr.31] Cũng trong năm 1802, Hegel viết một tác phẩm về Hiến pháp của Đức: Về bộ luật La Mã trong hiện thực Đức Trong tác phẩm này, Hegel đóng vai trò là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức Một mặt, Hegel phê phán sự yếu kém của chế độ nhà nước Đức đương thời và mặt khác, ông đề ra các nhiệm vụ cần giải quyết để phát triển chủ nghĩa tư bản ở Đức Hegel bộc lộ lập trường chính trị của ông là ủng hộ Napoléon và chính phủ tư sản Pháp Ông mơ ước tới việc áp dụng luật pháp và các thiết chế chính trị của Pháp vào nước Đức Trong những năm dạy học đầu tiên ở Iéna (1800-1807), Hegel công bố tác phẩm Luật tự nhiên (Natural Law) tạo nên khái niệm Sittlichkeit
[18, tr.487-493] (đời sống đạo đức/trật tự đạo đức), trở thành khái niệm cơ bản trong triết học thực hành của Hegel Hegel luôn ý thức về tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của khái niệm này nên ông không ngừng tìm mọi cơ hội để phõn biệt với khỏi niệm Moralitọt (luõn lý) Chớnh trờn cơ sở của khỏi niệm này, Hegel luận giải các vấn đề liên quan đến xã hội dân sự và Nhà nước Khái niệm này tiếp tục được Hegel khai triển trong phần ba Đời sống đạo đức của quyển Các nguyên lý của triết học pháp quyền Khái niệm Sittlichkeit và các nội dung khác của triết học pháp luật cũng được Hegel làm sâu sắc hơn trong phần đầu của chương VI của quyển “Hiện tượng học tinh thần” (trong mục Tinh thần đúng thật [Tinh thần khách quan], trật tự đạo đức §§444-483) Trong thời gian làm giám học cho trường thể dục ở Nuremberg
(1808-1816), Hegel viết quyển “Khoa học Lôgíc” Sau đó, khi làm giáo sư tại đại học Heidelberg (1817-1818), Hegel cho phát hành quyển “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học”, ở đó ông đưa ra cách ngắn gọn toàn bộ hệ thống triết học của ông, trong đó “triết học pháp quyền” là đề tài được ông triển khai trong phần thứ ba, “Tinh thần khách quan” Và từ 1818 đến khi chết (1831), khi dạy học tại đại học Berlin, Hegel cho xuất bản (1821) tác phẩm cuối cùng của ông Các nguyên lý của triết học pháp quyền trong đó ông triển khai một cách đầy đủ hơn những điều mà ông đã trình bày ngắn gọn trong “Bách khoa toàn thư”
Sau phần Lời tựa và Dẫn nhập, cấu trúc tác phẩm được sắp đặt theo quy tắc tam đoạn thức yêu thích và quen thuộc của Hegel: Chính đề - Phản đề - Hợp đề Tuân thủ quy tắc này, nội dung tác phẩm gồm 3 phần: (I) Pháp quyền trừu tượng; (II) Luân lý và (III) Đời sống đạo đức Trong vòng xoáy nhỏ của đời sống đạo đức, Hegel lại khai triển Khái niệm về Nhà nước đi từ gia đình, qua xã hội dân sự và kết thúc ở Nhà nước
Nội dung của tác phẩm
+ Lời tựa của tác phẩm đưa ra luận điểm xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học của ông:
“Cái gì hợp lý tính thì là hiện thực
Cái gì là hiện thực thì hợp với lý tính”
Trong tác phẩm “Lútvích Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ph.Ăngghen cho rằng, luận điểm đó, một mặt, hiển nhiên đã biện minh cho mọi cái hiện đang tồn tại; là thừa nhận về mặt triết học, nền chuyên chế, nhà nước, cảnh sát, pháp lý của quốc vương; mặt khác, nó chứa đựng cái hạt nhân hợp lý khi khẳng định tính tất yếu của các quá trình lịch sử
+ Phần I của tác phẩm, Pháp quyền trừu tượng, gồm 70 tiết, từ bài giảng §34 đến bài giảng §104 được triển khai thành ba chương: “Sở hữu”, “Hợp đồng”, “Sự phi pháp” Phần này trình bày các cơ sở khái niệm và quy phạm của luật dân sự và hình sự Chúng là trừu tượng, vì ở đây không xét đến các đặc điểm lịch sử và thường nghiệm của những bộ luật nhất định mà chỉ xét đơn thuần về mặt khái niệm
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG G.W.F.HEGEL VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN
Vấn đề quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là một vấn đề cốt yếu trong lý luận về nhà nước của Hegel Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là gì? Phương thức tổ chức và thực thi nội dung của quyền lực ra sao? Đó là những vấn đề buộc Hegel phải lý giải cặn kẽ và thuyết phục để có thể chỉ ra được bản chất thực sự của nhà nước
Trả lời câu hỏi về nguồn gốc của quyền lực nhà nước, Hegel cho rằng,
“chỉ có sự tự-quy định của Khái niệm bên trong chính nó, chứ không phải các mục đích hay sự hữu ích nào khác, mới chứa đựng nguồn gốc tuyệt đối của các quyền lực khác nhau” của nhà nước [18, tr.724] Và sở dĩ như thế, Hegel luận giải, “là vì tổ chức của Nhà nước hợp lý tính một cách mặc nhiên, tự mình và là hình ảnh [hay bản sao] của lý tình vĩnh cửu” [18, tr.724] Trong
Khoa học Lôgíc của Hegel, Khái niệm có ba sự quy định lôgíc nội tại là tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt Đây là cấu trúc tư biện-biện chứng của
Khái niệm Vậy thì phải chăng, theo Hegel, quyền lực nhà nước có nguồn gốc tinh thần, phi hiện thực Nhưng khi xét sâu hơn quan niệm của Hegel về vấn đề này thì không hẳn là như thế
Nếu xuất phát từ quan niệm của Hegel về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và Nhà nước (như đã phân tích ở tiết 2.1) thì chúng ta có thể hiểu một cách giản dị về tư tưởng của Hegel là: quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, là thuộc về nhân dân (tức là các cá nhân riêng lẻ, các cộng đồng, hiệp hội của xã hội dân sự, chứ không theo nghĩa là nhân dân lao động) Bởi Nhà nước của Hegel, xét đến cùng, là Nhà nước của xã hội dân sự chứ không phải xã hội dân sự là hình thức biểu hiện cụ thể của Nhà nước lý tính Nói khác, xã hội dân sự là cơ sở của Nhà nước Theo đó, Nhà nước chính trị ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của thiết chế gia đình và xã hội dân sự và, nó được cấu thành một cách nội tại từ xã hội dân sự như là giải pháp cho những vấn đề của xã hội này
Về phương diện nào đó, Hegel cho rằng, một cách trực tiếp, quyền lực nhà nước chẳng qua là quyền lực của pháp luật – cái có cơ sở ở trong một ý chí chung của tất cả mọi công dân Điều đó có nghĩa, các quyền cũng như chức năng của các cơ quan quyền lực nhà nước đã được luật hóa, được quy định, hạn định rõ ràng trong Hiến pháp chính trị, cái mà Hegel gọi là sinh thể hữu cơ của Nhà nước Nói khác, Nhà nước cũng phải phục tùng pháp luật, đứng dưới luật mà Hiến pháp chính trị là Bộ luật cao nhất Như thế, Nhà nước của Hegel cần được coi là một Nhà nước pháp quyền nơi mà pháp luật chứ không phải một cá nhân nào đó có địa vị tối cao Thực tế, mô hình nhà nước mà Hegel chủ trương là nền quân chủ lập hiến Hegel cho rằng, “sự phát triển của Nhà nước thành chính thể quân chủ lập hiến là thành tựu của thế giới hiện đại, trong đó Ý niệm thực thể đã đạt đến hình thức vô tận” [18, tr.728]
Theo đó, chính thể quân chủ, chính thể quý tộc hay chính thể dân chủ đều không phù hợp với Ý niệm trong sự phát triển hợp-lý tính của nó, và sự phát triển này ắt không thể đạt được quyền hạn và hiện thực trong cả ba Đi sâu hơn vào mô hình chính thể quân chủ, bản thân nó có các hình thức lịch sử như nền quân chủ gia trưởng hay cổ đại, nền quân chủ phong kiến và nền quân chủ lập hiến Nhưng theo Hegel thì chỉ có nền quân chủ lập hiến – hình thức nhà nước tối cao – là đã phát triển trong nó một hiến pháp khách quan phù hợp với sự phát triển của Ý niệm về Nhà nước Hegel quan niệm, hiến pháp có một vị trí quan trọng đặc biệt trong Nhà nước pháp quyền, bởi “hiến pháp ra đời từ Nhà nước và Nhà nước dùng nó để bảo tồn chính mình” [18, tr.698]
Trong nhà nước lý tưởng của Hegel tức Nhà nước đạo đức thì có sự phân quyền nhưng không theo mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu, trái lại theo mô hình phân công trong sự thống nhất hữu cơ của nhà nước Hegel xem xét nhà nước và các cơ quan quyền lực của nó như một chỉnh thể, một cái toàn bộ Ông cho rằng, các cơ quan quyền lực là sự phân hóa nội tại của bản thân nhà nước trong sự vận động, phát triển có tính tất yếu của nó Các bộ phận này vừa có sự khác biệt, vừa có sự đồng nhất và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Hegel không đồng tình với quan niệm cho rằng, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là có sự độc lập tự tồn, tách rời hoàn toàn với nhau Hegel hiểu rằng, đây là ba bộ phận của một cơ cấu hữu cơ, do đó, không thể xếp bộ phận này nằm cạnh bên một bộ phận khác mà không hề có mối liên hệ hay ràng buộc nhau nào Ông xem thuyết tam quyền phân lập, về một phương diện nào đó, là biểu hiện của tư duy siêu hình trong việc giải đáp vấn đề phương thức tổ chức nội dung của quyền lực nhà nước Hegel viết:
“việc lấy cái phủ định làm điểm xuất phát và biến ác tâm và sự mất lòng tin của ác tâm thành yếu tố hàng đầu, và rồi, từ tiền giả định đó, bày đặt ra các con đê ngăn chặn đầy khôn khéo mà hiệu quả của chúng lại phụ thuộc vào các con đê đối phó ngược lại, xét về mặt tâm thế, là đặc điểm của loại giác tính phủ định, và, xét về mặt tâm thế, là đặc điểm của nhãn quan của lớp “dân đen”” [18, tr.725] Thậm chí Hegel còn xem mô hình tam quyền phân lập là sự “phá hủy Nhà nước”, là biểu hiện của “tâm thế dân đen” Phương án của Hegel trong vấn đề này là có sự phân công giữa ba cơ quan quyền lực trong sự thống nhất hữu cơ của nhà nước Theo đó, sự sống còn của Nhà nước là dựa trên sự thống nhất này Đến lượt mình, mỗi quyền lực trong các quyền lực của Nhà nước, tự bản thân nó là một cái toàn thể hay “một cái toàn bộ cá biệt” [18, tr.722] Cụ thể, sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan của nhà nước là:
+ Quyền lực của quốc vương (quyền của tính cá biệt): Hegel quan niệm, quyền lực của quốc vương là đỉnh cao và là chỗ bắt đầu của cái toàn bộ, tức của chính thể quân chủ lập hiến Quốc vương “là người có trách nhiệm trực tiếp và duy nhất trong việc chỉ huy lực lượng vũ trang, xử lý quan hệ với các Nhà nước khác thông qua các sứ thần v.v , quyết định về chiến tranh và hoà bình cũng như ký kết các hiệp ước đủ mọi loại” [18, tr.820] Nhưng những quyết định của ông thì lại chỉ là một quyết định hình thức, và “tất cả những gì cần đến ở một vị quốc vương là nói “Đồng ý” và đặt dấu chấm lên chữ “i”, vì cơ quan tối cao phải là nơi mà tính cách đặc thù của người đứng đầu không có sự quan trọng nào” [18, tr.752] Như vậy, quốc vương, trong tư tưởng của Hegel, không phải là một vị quốc vương chuyên chế, mà là một vị quốc vương hợp hiến, không hơn gì vai trò tượng trưng của một Tổng thống Liên Bang Đức ngày nay Đây là quyền của nguyên thủ quốc gia
+ Quyền hành pháp (quyền của tính đặc thù): được thực thi bởi một nội các chỉ chịu trách nhiệm trước quốc vương và bao hàm cả quyền tư pháp
(không độc lập như nơi Montesquieu) Thực chất, Hegel đã đưa tư pháp vào xã hội dân sự Trong quan niệm của ông thì tư pháp chỉ là thiết chế của xã hội dân sự Về vấn đề này, Hegel luận giải rằng, “quyền tư pháp lại không phải là cái thứ ba của Khái niệm [tính cá biệt]” [18, tr.727] Đối với hoạt động tư pháp, Hegel cho rằng, nhà nước cần có một hành lang pháp lý rành mạch để bảo vệ những quyền nhân thân của mỗi công dân
Quyền lực hành pháp bao gồm những người đứng đầu hệ thống dịch vụ dân sự, hệ thống tòa án, cảnh sát, v.v
+ Quyền lập pháp (quyền của tính phổ biến): Đây là quyền lực quy định và thiết lập cái phổ biến Nó gồm một hệ thống lưỡng viện: Thượng viện dành cho giới quý tộc không qua bầu cử; Hạ viện gồm đại biểu của xã hội dân sự trên cơ sở đề cử của những hiệp hội Quyền lập pháp này đại diện cho ý chí của tất cả các giai tầng xã hội (Nội dung này đã được chúng tôi đề cấp đến trong tiết 2.2)
Hegel luận giải rằng, nhà nước là một sinh thể hữu cơ mà “sinh thể hữu cơ này là sự phát triển của Ý niệm trong những sự khác biệt của nó và trong hiện thực khách quan của các sự khác biệt này Theo đó, các phương diện khác nhau này chính là các quyền lực [bên trong Nhà nước] với các nhiệm vụ và chức năng tương ứng để qua đó cái phổ biến liên tục tạo ra chính mình Nó làm điều ấy bằng một cách tất yếu, bởi các quyền lực khác nhau này được quy định bởi bản tính của Khái niệm” [18, tr.698] Trong mô hình phân quyền của Hegel, bản tính của Khái niệm [về Nhà nước] như là thước đo và tiêu chuẩn duy nhất Biết rằng, nơi Hegel, Khái niệm có ba sự quy định lôgíc là tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt và ba quyền lực cơ bản của Nhà nước – quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền của quốc vương – tương ứng chính xác với ba sự quy định đó
Chính bởi Hegel quan niệm nhà nước như một chỉnh thể sống động, nên việc “giải phẫu” hay chia tách nó thành các bộ phận tách rời nhau thì khi đó nhà nước hiện ra không phải là một “cơ thể sống” nữa mà chỉ là những xác chết mà thôi Như vậy, đối với Hêghen, cái bộ phận và cái toàn bộ là thống nhất không những ở trong bản thân đối tượng hiện thực mà còn ở trong khái niệm tức cái tinh thần Do đó, Hegel ý thức rõ rằng, các cơ quan quyền lực của nhà nước với tư cách là các bộ phận của chỉnh thể ấy “ắt sẽ tiêu ma nếu chúng không đạt được sự đồng nhất và nếu một bộ phận trong chúng đòi độc lập” [18, tr.699] Hegel phê phán thuyết tam quyền phân lập rằng nó đã sai lầm trong việc: Thứ nhất, thừa nhận sự độc lập-tự tồn tuyệt đối của các cơ quan quyền lực của nhà nước với nhau; Thứ hai, “nó lý giải phiến diện mối quan hệ giữa các quyền lực ấy với nhau như là mối quan hệ phủ định, như là sự hạn chế lẫn nhau Trong cách nhìn này, phản ứng của mỗi quyền lực trước các quyền lực khác là một phản ứng của sự thù địch và lo sợ, như thể trước một cái xấu, và sự quy định của chúng với nhau là ở chỗ chúng đối lập nhau, và, nhờ sự đối trọng này, tạo nên một sự cân bằng chung, thay vì một khối thống nhất sinh động” [18, tr.724] Sự thực, dù kế thừa một phần tư tưởng tam quyền phân lập của Locke và Montesquieu, nhưng Hegel lại không thừa nhận quan niệm về sự chế ước và kiểm soát lẫn nhau của các cơ quan quyền lực nhà nước, vì theo ông, nó tạo ra sự dè dặt, nghi kỵ và đối đầu, phá vỡ tính thống nhất hữu cơ bên trong nhà nước
Tuy sự phê phán của Hegel đối với thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu dẫu có điểm tích cực nhưng phương án đề xuất của ông về sự phân quyền trong Nhà nước đạo đức lại không phải là một bản thiết kế tối ưu
Bước đầu đánh giá hạn chế và ý nghĩa quan niệm của Hegel về nhà nước trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền
Về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước Thứ nhất, trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen và Lời nói đầu của nó (1842-1843), Mác đã phê phán sâu sắc tính chất duy tâm thần bí trong quan niệm về nhà nước của Hegel Đối với Hegel, gia đình và xã hội dân sự là những lĩnh vực của khái niệm nhà nước, mà xét cho cùng là biểu hiện của một ý niệm tối cao nào đó Như thế, Hegel coi khái niệm (ý niệm) nhà nước quyết định gia đình và xã hội dân sự, còn gia đình và xã hội dân sự chỉ là biểu hiện ra của khái niệm nhà nước Mác chỉ rõ rằng, Hegel đã “phát triển tư tưởng của mình không phải từ đối tượng, mà cấu tạo đối tượng của mình theo mẫu mực của tư duy đã làm xong công việc của nó,
- hơn nữa, đã làm xong công việc của nó trong lĩnh vực lô-gích trừu tượng
Nhiệm vụ [của Hê-ghen] không phải là phát triển cái ý niệm nhất định, xác định, về chế độ chính trị, mà là lập mối quan hệ giữa chế độ chính trị và ý niệm trừu tượng, làm cho nó trở thành một khâu trong chuỗi phát triển của ý niệm - điều đó là một sự thần bí hóa rõ rệt” [45, tr.323-324] Đây chính là chủ nghĩa thần bí thuần túy lôgích của triết học Hegel – cội nguồn triết học sâu xa của quan niệm sai lầm về nhà nước của ông Sự thực, ở Hegel “điều kiện biến thành cái chịu điều kiện, cái quy định biến thành cái bị quy định, cái sản sinh biến thành sản phẩm của nó [45, tr.314-315] Nhưng Mác khẳng định, “trên thực tế, gia đình và xã hội công dân là những tiền đề của nhà nước, chính chúng mới là những yếu tố thật sự tích cực” [45, tr.313] Về vấn đề này, Ăngghen nhận định, nhà nước quyết không phải là cái “hiện thực của ý niệm đạo đức”, là “hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêghen khẳng định Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định, chứa đựng trong nó mối mâu thuẫn hay những mặt đối lập mà không sao giải quyết được Luận điểm của Mác, Ăngghen biểu hiện rõ ràng tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Nhưng sâu hơn, Mác cũng đã nhận thấy rằng, trong quan niệm của Hegel, “gia đình và xã hội công dân dường như là cái cơ sở tự nhiên tối tăm mà từ đó bốc cháy ngọn đuốc nhà nước” [45, tr.312] Và trong sự miêu tả của Hegel, nhà nước chính trị không phải là tồn tại chân chính đối với lĩnh vực khác, mà ngược lại, tự mình còn phải tìm ra tồn tại chân chính của mình trong lĩnh vực khác Ở Hê-ghen, “nhà nước chính trị đâu đâu cũng cần đến sự bảo đảm của những lĩnh vực nằm bên ngoài nó Nhà nước này không phải là một lực lượng được thực hiện Nó là sự bất lực được chống đỡ bằng những cột trụ, nó không phải là quyền lực chi phối những cột trụ đó, mà là quyền lực của bản thân những cột trụ đó Toàn bộ sức mạnh của nhà nước được tập trung vào trong những cột trụ đó” [45, tr.485]
Thứ hai, theo Mác, trong quan niệm về nhà nước, “Hegel đáng trách không phải vì ông miêu tả bản chất của nhà nước hiện đại đúng như nó có thực, mà vì ông mạo nhận cái hiện có là bản chất của nhà nước” [45, tr.403]
Sự thực, trong việc chỉ ra bản chất của nhà nước, Hegel đã nhầm lầm cái đang diễn ra trong hiện thực (tức là nhà nước hiện đại) chính là cái bản chất Đây là sai lầm của Hegel Ngoài ra, Hegel đã lẫn lộn nhà nước coi là một tổng thể của sự tồn tại của nhân dân, với nhà nước chính trị
Thứ ba, về phương diện lôgích, theo Mác, “Hê-ghen lại là một nhà triết học pháp luật và phát triển khái niệm loài của nhà nước” [45, tr.389] Nhưng Hegel đã đem lại một thể xác chính trị cho lô-gích của mình, nhưng ông không tạo ra lô-gích của thể xác chính trị Mác chỉ ra rằng, “trung tâm chú ý ở đây không phải là triết học pháp luật, mà là lô-gích học Công việc của triết học ở đây không phải là làm cho tư duy thể hiện ra trong những quy định chính trị, mà là làm cho những quy định chính trị hiện có tiêu tan đi, biến thành những tư tưởng trừu tượng Có ý nghĩa triết học ở đây, không phải là lô- gích của bản thân sự việc, mà chính là sự việc của bản thân lô-gích Không phải lô gích được dùng để luận chứng nhà nước, mà nhà nước được dùng để luận chứng lô-gích [45, tr.328-329]
Về vai trò của luật pháp trong nhà nước
Mác đã phê phán tính chất duy tâm, hạn chế lịch sử của quan niệm Hegel về bản chất của luật pháp Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen và Bản thảo triết học năm 1844, Mác chỉ rõ toàn bộ sự nghiên cứu duy tâm về các vấn đề pháp luật – nhà nước của Hegel đều xuất phát từ vai trò hàng đầu của cái hình thái pháp luật – chính trị, tư tưởng hệ đối với các quan hệ vật chất của xã hội Nguyên nhân của hiện tượng này là ở chỗ, khi phủ định sự tồn tại của quan hệ vật chất, chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn không thừa nhận tính thứ nhất và vai trò quyết định của chúng Cơ sở phương pháp luận của cách tiếp cận duy vật với các vấn đề nhà nước và pháp luật là việc thừa nhận tính thứ nhất của xã hội đối với nhà nước, là việc vạch ra tính được quy định của các hiện tượng chính trị - pháp luật bởi quan hệ vật chất xã hội
Hơn nữa, Mác cũng phê phán luận điểm lý luận của Hegel về sự thống nhất giữa hình thức và nội dung của luật pháp Vì luật pháp, xét về nội dung của nó, là chuẩn mực chung của nhà nước, điều chỉnh hành vi của mọi công dân, cho nên xét về hình thức của nó, theo Mác nó phải là văn bản chung của nhà nước, phải phản ánh ý chí của mọi công dân, chứ không được bao bọc dưới hình thức chật hẹp của văn bản của chính phủ, văn bản độc chiếm cái quyền của nhân dân
Nhưng trong các tác phẩm thời kỳ làm việc ở Báo tỉnh Ranh, Mác đã sử dụng hàng loạt luận điểm của triết học pháp quyền Hegel khi phê phán pháp luật nước Phổ hiện hành Mác đã sử dụng các khái niệm “nhà nước hợp lý” và
“pháp luật hợp lý” của Hegel, nhưng đưa vào đó một nội dung chính trị khác – nội dung dân chủ cách mạng; sử dụng quan niệm của Hegel về pháp luật như tồn tại hiện có của ý chí tự do; luận điểm về luật pháp như biểu thị của quyền, về sự tôn trọng nhân cách của phạm nhân v.v
Sử dụng quan niệm của Hegel về pháp luật như là ý niệm tự do, Mác cũng phân biệt pháp luật và luật pháp Trong phân tích của mình, khác với Hegel, ông đem đối lập một cách có phê phán pháp luật hợp lý với các quy phạm pháp luật, các đạo luật hiện hành Ông còn phân biệt luật pháp hiện thực với sự tùy tiện dưới hình thức pháp luật Theo Mác, luật pháp là hình thức biểu thị của pháp luật, do vậy, luật pháp hiện thực, đích thực biểu thị tồn tại khẳng định của tự do
Từ sự phê phán quan niệm của Hegel về vai trò của luật pháp trong nhà nước, Mác hình thành tư tưởng về đặc trưng của chế độ dân chủ: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”
[45, tr.350] Trái ngược với Hegel luận chứng chế độ quân chủ lập hiến, Mác tuyên bố mọi hình thái nhà nước chống nhân dân, mọi chế độ áp bức đều là vô đạo đức và không hợp lý, vì nhà nước đích thực là công việc của nhân dân
Về quyền lực nhà nước Thứ nhất, cùng với việc làm rõ tính chất duy tâm, lập trường giai cấp của tư tưởng Hegel về quyền lực nhà nước thì trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen, Mác chỉ ra rằng,“điểm độc đáo của Hê-ghen chỉ là ở chỗ ông đã kết hợp quyền hành chính với quyền cảnh sát và quyền xét xử, nhưng thông thường thì quyền hành chính và quyền xét xử được xem như những mặt đối lập” [45, tr.367]
Thứ hai, theo Mác thì Hegel đã “coi nhà nước chính trị là một cơ thể; và do đó, coi việc phân chia quyền lực không phải là một sự phân chia máy móc mà là một sự phân chia có sức sống và hợp lý - quan điểm đó là một bước tiến lớn” [45, tr.319] Nhưng Hegel đã trình bày phát hiện này dưới hình thức duy tâm thần bí Về khía cạnh phương pháp, Mác cho rằng, Hegel đã không chỉ ra được cái differentia specifica 1 trong sự phân tích và giải thích của mình Theo đó, Hegel “chưa tiến được bước nào xa hơn cái khái niệm chung “ý niệm”, hoặc nhiều lắm thì cũng không xa hơn khái niệm “cơ thể” nói chung” [45, tr.322] Mác kết luận rằng, Hegel chỉ làm có cái việc là hòa tan khái niệm
“chế độ chính trị” vào trong cái ý niệm trừu tượng chung “cơ thể”
KẾT LUẬN
Có thể nói, những giá trị nền tảng của tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền thể hiện chính trong quan niệm của Hegel về nhà nước và pháp luật Triết học pháp quyền nói chung và quan niệm của Hegel về nhà nước nói riêng là sự tiếp nối và mở rộng những vấn đề pháp quyền truyền thống đã được đặt ra và luận chứng trong tư tưởng của Arixtotle, các triết gia Khai sáng Pháp, Đức, Kant và Fichte
Tìm hiểu nội dung quan niệm của Hegel về nhà nước trong tác phẩm
Các nguyên lý của triết học pháp quyền, chúng tôi nhận thấy rằng:
Thứ nhất, quan niệm của Hegel về nhà nước không là gì khác ngoài sự khái quát tinh thần thời đại trong phạm vi tư tưởng Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Tây Âu và nước Đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh những hạt nhân tiến bộ, tích cực đan cài với những hạn chế lịch sử không thể vượt qua trong tư tưởng Hegel Chính thời đại Hegel sống chứ không phải cái gì khác, đã khai mở trong tư tưởng của ông những hạt mầm tư duy (như Tự do, đời sống đạo đức, Nhà nước lý tính) mà việc khai triển và luận giải chúng tạo ra triết học pháp luật Hegel Bối cảnh lịch sử khi ấy đã đặt ra những vấn đề lý luận về Nhà nước và pháp luật như: nhu cầu về Nhà nước pháp quyền và hiến định, về xã hội dân sự có sự độc lập tự tồn trong quan hệ với Nhà nước, về quyền cơ bản của con người trong Nhà nước, về phân chia quyền lực nhà nước v.v Theo đó, quan niệm của Hegel về nhà nước là sự luận giải, sự giải quyết chính những vấn đề của thời đại Hegel đặt ra
Thực tế, tư tưởng Hegel nảy sinh trên một bối cảnh rộng lớn của các nước Tây Âu, với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản – một phương thức sản xuất mới thay thế chế độ phong kiến lạc hậu, thối nát, được đánh dấu bằng cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp 1789 và cùng với đó là sự xuất hiện của các nhà nước tư sản tiến bộ như: Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan
Xét về phương diện lịch sử, cuộc cách mạng Pháp và Nhà nước tư sản Pháp khi ấy là sự hiện thực hóa tư tưởng của các triết gia Cận đại, tiêu biểu như Hobbes, Locke, Montesquieu, Rousseau Bản thân nhà nước này, trong bối cảnh ấy, đang thể hiện được vai trò và ý nghĩa lịch sử to lớn của mình; song hiện trạng phát triển của nó cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận cần giải quyết như đã chỉ ra ở đoạn trên Đặc biệt là hiện thực nước Đức khi đó đặt ra yêu cầu về một cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ nhà nước quân chủ chuyên chế Phổ, chấm dứt tình trạng phân tán về kinh tế và chính trị Nhưng toàn bộ bản văn triết học trong sự nghiệp sáng tạo của Hegel cho thấy quan điểm trên không hoàn toàn nhất quán nơi Hegel, nhất là khi triết học của ông thể hiện ra là sự luận giải cho tồn tại có tính hợp lý của Nhà nước Phổ đương thời Điều này thể hiện rõ ràng hơn trong bối cảnh ra đời tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền Chính sự không nhất quán đó đã tạo ra những sự lý giải khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nó đưa đến những hiểu lầm, hiểu sai và không đầy đủ về tư tưởng của Hegel
Thứ hai, việc Hegel tiếp nhận tư tưởng, quan điểm của các triết gia thời
Cận đại như Hobbes, Locke, Montesquieu, Rousseau, thể hiện ra là sự tất yếu về mặt lý luận Bởi các nhà nước tư sản hiện thực khi đó, đặc biệt là sự kiện cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp chẳng qua là sự hiện thực hóa lý luận của chính các nhà triết học ấy Hơn nữa, những tư tưởng này còn là nguồn mạch lý luận của phong trào Khai sáng thế kỷ XVIII ở Đức Ở đây, ảnh hưởng của tư tưởng Rousseau, Montesquieu về Nhà nước và pháp luật tới quan niệm của Hegel là rất rõ nét Ngoài các tác giả trên, trong những tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm của Hegel về nhà nước, chúng tôi nhận thấy vị trí hết sức quan trọng của Aristotle với tác phẩm Chính trị luận, Kant với bộ ba tác phẩm Phê phán và Adam Smith với Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của sự thịnh vượng của các quốc gia Chúng có ảnh hưởng sâu đậm tới Hegel (đặt biệt là ảnh hưởng của Kant) trong phương pháp tiếp cận và khai triển, cũng như trong những quan điểm và sự luận giải độc đáo, sâu sắc của họ Song le, Hegel cũng phê phán lập trường nhị nguyên luận của Kant, tính chất siêu hình trong thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu
Tuy Hegel tiếp thu, kế thừa các triết gia tiền bối, nhưng bản thân tư tưởng của ông cũng có quá trình hình thành và phát triển riêng thông qua các bản văn triết học Trong những tác phẩm đó thể hiện, một mặt, sự tác động của bối cảnh lịch sử cụ thể và mặt khác, là lôgíc tư duy và việc hoàn thiện từng bước quan niệm về nhà nước của ông Trong chuỗi sáng tạo triết học ấy, tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, chỉ là sự tổng hợp, tinh lọc lại và nâng cao hơn những thành quả suy tư lâu dài trước đó của Hegel Do đó, việc nghiên cứu quan niệm của Hegel về nhà nước thể hiện trong tác phẩm này là hết sức quan trọng, nhưng nếu chỉ tập trung vào nó thì sẽ không làm rõ được quá trình suy tư của ông về vấn đề này
Thứ ba, có thể thấy, tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền là một chỉnh thể hữu cơ, mà quan niệm của Hegel về nhà nước (thể hiện tập trung ở Chương III thuộc phần Ba) chỉ là một mômen trong sự triển khai nội dung của đối tượng nghiên cứu Phương pháp mà Hegel sử dụng trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” là đi từ trừu tượng đến cụ thể Bản thân phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, trong tác phẩm này, thể hiện ra vừa là phương pháp trình bày vừa là phương pháp nghiên cứu
Nghĩa là đi từ trừu tượng đến cụ thể chính là lôgíc vận động của triết học pháp quyền và rộng hơn là của hệ thống triết học Hegel
Thứ tư, trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel đã thiết kế một nhà nước pháp quyền, nhà nước đạo đức mang tính tất yếu, hợp lý và tiến bộ; với sự hiện hữu của Hiến pháp chính trị và Bộ luật dân sự được thông qua bởi ý chí chung của các công dân, nhằm chống chuyên quyền, độc quyền cũng như bảo đảm các quyền cơ bản của con người Về thực chất, triết học pháp luật Hegel nói chung và quan niệm về nhà nước nói riêng chính là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp tư sản Đức đang lên khi ấy trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu, chuyên chế vì một trật tự xã hội mới tiến bộ hơn, nhân văn hơn Những tư tưởng của Hegel về nhà nước mạnh, nhà nước phúc lợi, về ba trụ cột của xã hội hiện đại là gia đình, xã hội dân sự và nhà nước chính trị v.v còn là cơ sở lý luận, là những nguyên tắc của Nhà nước Đức ngày nay và rộng hơn là nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại Thực tiễn ấy cho thấy rằng, quan niệm của Hegel về nhà nước có giá trị và ý nghĩa quan trọng không chỉ trong thời đại Hegel sống mà cả trong xã hội hiện đại Nó đã trở thành di sản văn hóa tinh thần của nhân loại
Tuy nhiên, như Mác và Ăngghen trong Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel, Hệ tư tưởng Đức, Lútvích Phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức và một số tác phẩm khác, đã chỉ ra tính chất duy tâm, tư biện và hạn chế mang tính lịch sử trong quan niệm về nhà nước của Hegel, qua đó, chúng ta thấy được ý nghĩa của cuộc cách mạng mà Mác đã thực hiện trong lĩnh vực lịch sử, nhà nước và xã hội – được Mác ví là hầm trú ẩn cuối cùng của chủ nghĩa duy tâm Bởi vậy, tiếp thu hay vận dụng tư tưởng của Hegel trong bối cảnh những thay đổi có tính bước ngoặt của lịch sử nhân loại (cách mạng khoa học kỹ thuật, truyền thông, quá trình toàn cầu hóa và nền kinh tế thế giới), chủ thể cần phân tách những luận điểm giá trị, hợp lý, tiến bộ với những tư tưởng cực đoan, bảo thủ, nhiều khi chúng đan cài vào nhau trong cùng một luận điểm Ở đây gợi ý của Lênin rất xác đáng, khi cho rằng: một là, chủ nghĩa duy tâm thông minh, chứ không phải chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn thì nó gần với chủ nghĩa duy vật biện chứng hơn nhưng tiếc rằng, đó lại là một đóa hoa không kết quả; và hai là, cần đọc Hegel một cách khoa học và duy vật, ngõ hầu nhận nhìn ra những giá trị thiên tài của ông
Thay cho lời kết, xin được mượn lại câu nói của Hegel trong cuốn Các nguyên lý của triết học pháp quyền, thể hiện quan niệm độc đáo của Hegel về triết học rằng: “Với tư cách là tư tưởng về thế giới, triết học chỉ xuất hiện vào thời điểm khi hiện thực đã kinh qua hết diễn trình đào luyện của mình và đạt tới trạng thái đã hoàn tất (…) con chim cú của [nữ thần] Minerva chỉ bắt đầu cất cánh lúc hoàng hôn” [18, tr.87-88]
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
“Quan niệm của G.W.F Hegel về quyền lực nhà nước trong tác phẩm
Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, in trong sách “Nhà nước pháp quyền – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khoa Triết học Trường ĐHKHXH&NV, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.145-154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Arixtotle, Chính trị luận, Đỗ Khánh Hoan, Nông Duy Trường dịch, Nxb
2 Forrest E.Baird, “Danh tác triết học – từ Plato đến Derrida” (do Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003
3 Quang Chiến (Chủ biên - 2000), Chân dung triết gia Đức, Trung tâm Văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
4 Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (1998), Quan niệm của Hêghen về bản chất của triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5 Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (1999), Vấn đề tư duy trong triết học
Hêghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002): Triết học pháp quyền của Hêghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7 Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2001): Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8 Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên - 1997), “I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
9 Nguyễn Thị Dịu (2009), Quan điểm chính trị xã hội của John Loke, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
10 Nguyễn Thanh Dũng (1998), Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước trong lịch sử triết học và quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ triết học, Viện Triết học
11 Nguyễn Văn Đáng (2008), “Quan điểm của Mác về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 11)
12 Trần Thái Đỉnh (2005), “Triết học Kant”, Nxb Văn hóa Thông tin,
13 Will Durant (2009), Câu chuyện triết học, Nxb Đà Nẵng
14 Phạm Văn Đức (2008), “John Locke – nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng”, Tạp chí Triết học, (số 2)
15 Phạm Văn Đức, Trần Tuấn Phong (2008), “Xã hội dân sự: từ cách nhìn của lịch sử triết học”, Tạp chí Khoa học xã hội, (số 07)
16 Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17 Nguyễn Thị Hảo: Quan điểm triết học lịch sử của I.Kant, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội, 2012
18 G.W.F Hegel: Các nguyên lý của triết học pháp quyền, do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2010
19 GW.F Hegel: Hiện tượng học tinh thần, do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006
20 G.W.F Hegel: Bách khoa thư các khoa học triết học I: Khoa học Logic, do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009
21 G.W.F Hegel: Triết học lịch sử, phần mở đầu, Tư liệu thư viện Viện Triết học, ký hiệu TL 727, bản thảo
22 Đỗ Trung Hiếu (2002), “Một số vấn đề về xã hội công dân”, Tạp chí Triết học, (số 10)
23 Nguyễn Chí Hiếu (2000), “Về khái niệm “tinh thần tuyệt đối” trong triết học Hêghen”, Tạp chí Triết học, (số 12)
24 Nguyễn Chí Hiếu (2005), “Triết học Cantơ dưới nhãn quan của G W F
Hêghen”, Tạp chí Triết học, (số 4)
25 Nguyễn Chí Hiếu: Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, Luận án tiến sĩ Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2010
26 Nguyễn Chí Hiếu (2008), “Tư tưởng về “nhà nước mạnh” của Hegel và thực tế hiện thực hóa nó ở Đức”, Tạp chí Pháp triển nguồn nhân lực, (số 4)
27 Nguyễn Chí Hiếu (2013), “Christian Wolff – nhà triết học tiên phong của chủ nghĩa duy lý và trào lưu Khai sáng Đức nửa đầu thế kỷ XVIII”, Tạp chí Triết học, (số 9)
28 Nguyễn Chí Hiếu (2011), “Quan niệm về “công dân” trong lịch sử tư tưởng và một số vấn đề đặt ra hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội
29 Đỗ Minh Hợp (2006): Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb
30 Đỗ Minh Hợp (1997), “Suy ngẫm về khái niệm tự do trong triết học Hegel”, Tạp chí Triết học, (số 1)
31 Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
32 Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử triết học đại cương, Nxb Gáo dục Việt Nam, Hà Nội
33 Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
34 Nguyễn Văn Huyên (1996), “Triết học Imanuen Cantơ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
35 Nguyễn Văn Huyên (1997), “Về bản chất nhân đạo của triết học I.Cantơ”, trong sách “I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức”, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
36 E.V Ilencốp, Lôgíc học biện chứng (Nguyễn Anh Tuấn dịch), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002
37 I.Kant, Phê phán lý tính thực hành, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2007
38 I.Kant, Phê phán lý tính thuần túy, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải,
Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008
39 I.Kant: “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?”, (do Thái Kim Lan dịch và chú giải), xuất bản năm 2004, lấy từ trang web http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res98&rb01
40 Nguyễn Ngọc Khá (1997), “Phạm trù “hệ thống” trong lịch sử triết học”,
Tạp chí Triết học, (số 3)
41 V.I Lênin: Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1981
42 Trần Ngọc Liêu (2004), “Một số tư tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước”, Tạp chí Triết học, (số 8)
43 Phạm Thế Lực (2006), “Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm
“Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (số 6)
44 John Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu, Nxb Tri thức, 2007
45 C.Mác và Ph.Ăngghen: Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel,
Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1997
46 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Hệ tư tưởng Đức, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
47 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
48 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
49 Ch.S Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Giáo dục Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Luật, Hà Nội, 1996
50 A.Manfrêt (1965), Đại cách mạng tư sản Pháp 1789 thế kỷ XVIII, Nxb