1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại

337 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề thể loại
Tác giả Triệu Văn Thịnh
Người hướng dẫn GS. TS Lê Chí Quế, PGS. TS Đỗ Hồng Kỳ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 337
Dung lượng 2,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (9)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (21)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (21)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (22)
  • 6. Đóng góp mới của luận án (23)
  • 7. Cấu trúc của luận án (24)
  • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (24)
    • 1.1. Khái quát về dân tộc M’nông (25)
      • 1.1.1. Địa bàn cư trú, đặc điểm xã hội và thành phần tộc người (25)
      • 1.1.2. Đời sống văn hoá của người M’nông (31)
        • 1.1.2.1. Đời sống văn hoá vật chất (31)
        • 1.1.2.2. Đời sống văn hoá tinh thần (33)
    • 1.2. Kho tàng văn học dân gian (35)
      • 1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn xuôi tự sự (36)
      • 1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn vần (40)
    • 1.3. Những vấn đề cơ bản của Ot Ndrong (41)
      • 1.3.1. Những vấn đề cơ bản về nội dung của sử thi M’nông (41)
        • 1.3.1.1. Ot Ndrong phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người M’nông (41)
        • 1.3.1.2. Ot Ndrong phản ánh những vận động, chuyển biến lớn (43)
        • 1.3.1.3. Ot Ndrong là “bách khoa thư” của người M’nông (44)
      • 1.3.2. Hình thức thể hiện chính của Ot Ndrong (45)
        • 1.3.2.1. Mấy vấn đề về ngôn ngữ của Ot Ndrong (45)
        • 1.3.2.2. Biện pháp xây dựng cốt truyện và nhân vật (48)
        • 1.3.2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật của Ot Ndrong (50)
    • 1.4. Một số vấn đề lý luận về sử thi (55)
      • 1.4.1. Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu (56)
        • 1.4.1.1. Quan niệm về sử thi của một số nhà nghiên cứu ngoài nước (56)
        • 1.4.1.2. Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu Việt Nam (66)
      • 1.4.2. Quan niệm của người M’nông về Ot Ndrong (73)
    • 1.5. Tiểu kết (75)
  • Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG (24)
    • 2.1. Nhân vật văn học (77)
    • 2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông (79)
      • 2.2.1. Nhân vật trung tâm (80)
        • 2.2.1.1. Nhân vật khai thiên lập địa (82)
        • 2.2.1.2. Nhân vật anh hùng văn hóa (86)
        • 2.2.1.3. Nhân vật anh hùng chiến trận (92)
      • 2.2.2. Các loại nhân vật khác (103)
        • 2.2.2.1. Nhân vật thần kỳ (103)
        • 2.2.2.2. Nhân vật người đẹp (112)
        • 2.2.2.3. Nhân vật đối lập (117)
        • 2.2.2.4. Nhân vật cộng đồng (121)
        • 2.2.2.5. Nhân vật truyền tin (126)
    • 2.3. Tiểu kết (134)
  • Chương 3. VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA SỬ THI M’NÔNG (137)
    • 3.1. Môi trường diễn xướng của sử thi M’nông (137)
    • 3.2. Chức năng của sử thi M’nông (142)
    • 3.3. Cách cấu tạo đề tài (153)
    • 3.4. Cốt truyện của sử thi M’nông (155)
    • 3.5. Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi M’nông (161)
    • 3.6. Cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của sử thi M’nông (168)
    • 3.7. Tiểu kết (175)
  • KẾT LUẬN (177)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (182)
    • 1. Nhân vật khai thiên lập địa: có Bong và Rong (0)
    • 2. Nhân vật anh hùng văn hoá: gồm Bong, Rong và Tiăng con Rong, (0)
    • 3. Nhân vật anh hùng chiến trận (0)
    • 4. Nhân vật thần linh (0)
    • 5. Nhân vật người đẹp (0)
    • 6. Nhân vật đối lập (0)
    • 7. Nhân vật cộng đồng (0)
    • 8. Nhân vật truyền tin (0)

Nội dung

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về văn hoá M’nông đã được các nhà khoa học trong nước và ngoài nước quan tâm cách đây hơn nửa thế kỷ Tuy nhiên công việc này chỉ thật sự đƣợc chú trọng và đạt đƣợc những kết qủa to lớn vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Người đầu tiên nghiên cứu về dân tộc M’nông một cách khoa học là học giả người Pháp tên là Goerges Condominas Trong những năm 1947, 1948 ông đã đến sống cùng với người M’nông Gar ở huyện Lăk, tỉnh Dak Lăk để tìm hiểu và nghiên cứu về tộc người này Sau một quá trình cùng chung sống với người M’nông Gar, nhà dân tộc học người Pháp đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề Chúng tôi ăn rừng vào năm 1957, sau đó đƣợc tái bản vào năm 1974 (Năm 2003, tác phẩm này đƣợc xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt) Trong cuốn sách này, G Condominas có nhắc đến một hình thức truyện kể của người M’nông Gar có tên gọi là noo proo và ông gọi đó là anh hùng ca (épopée), ông viết “Và câu chuyện nói đến nào noo proo, nào anh hùng ca mới hay ho làm sao: cuộc sáng tạo ra thế giới, trận đại hồng thuỷ, con người bị quỷ nhai nuốt và phun ra, biển nhấn chìm cả một đạo quân…” [12/186] Tuy nhiên do mục đích của cuốn sách chủ yếu là khảo sát về tộc người và văn hoá M’nông trên phương diện dân tộc học do vậy mà G Codominas chưa đi sâu nghiên cứu sử thi của người M’nông Ở Việt Nam, người đầu tiên đề cập đến sử thi M’nông là cố học giả Võ Quang Nhơn Năm 1981 trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn (nay là Tiến sĩ) và năm 1983 trong cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam ông cho rằng người M’nông có sử thi với những tác phẩm như Đam Brơi, Chàng Trăng…[71/58] nhƣng ông cũng mới chỉ dừng lại ở việc kể tên tác phẩm, còn tên gọi bản địa của nó là gì, hình hài của nó ra sao thì chƣa thấy ông nói đến

Năm 1982 trong cuốn sách Đại cương về các dân tộc Êđê, Mnông ở Dak

Lak, Bế Viết Đẳng và các tác giả của cuốn sách cũng đã nhắc đến hình thức hát kể sử thi của người M’nông, ông viết “Cùng với nhóm M’nông Nong, nhóm M’nông Prêng còn có hình thức kể gia phả gọi là N’koc yao đƣợc xem nhƣ một loại sử thi vậy” [17/144] Ở đây các tác giả đã có sự nhầm lẫn giữa hình thức kể gia phả với sử thi

Việc nghiên cứu về sử thi M’nông chỉ đặc biệt đƣợc chú ý sau việc phát hiện ra thể loại này ở xã Dak Mol, huyện Dak Mil, tỉnh Dak Lăk (nay là huyện Dak Song, tỉnh Dak Nông) vào năm 1988 Theo Đỗ Hồng Kỳ cho biết thì năm

1988, đoàn công tác của Viện Văn hoá dân gian (nay là Viện nghiên cứu Văn hoá) gồm Ngô Đức Thịnh, Đỗ Hồng Kỳ, Tô Đông Hải và Nguyễn Tấn Đắc (Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ) đã tiến hành khảo sát tại bon Bu Dop, xã Dak Môl, huyện Dak Song, tỉnh Dak Nông; qua lời hát kể của các nghệ nhân người M’nông và qua những phỏng dịch ban đầu, nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ và một số người trong đoàn công tác đã nhất trí cho rằng đó chính là sử thi của người M’nông

Từ đó đến nay đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu về sử thi M’nông và có thể nói tiêu biểu hơn cả là nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ Vào thập niên

80, 90 của thế kỷ trước, ông đã nhiều lần đến vùng đất có nhiều người M’nông sinh sống (chủ yếu là tỉnh Dak Lăk và tỉnh Dak Nông) Ông đã cùng ăn, cùng ở với những con người nơi đây để tìm hiểu, nghiên cứu về văn hoá, văn học của họ Ông đã tiếp cận với nhiều nghệ nhân dân gian người M’nông như Điểu Kâu, Điểu Klứt, Điểu Klung, Điểu Mpơih, Điểu Byăt… Trong số các nghệ nhân đó thì Đỗ Hồng Kỳ đã có một quá trình làm việc thường xuyên và lâu dài với nghệ nhân Điểu Kâu - đến thời điểm đó vẫn là người duy nhất phiên dịch các tác phẩm sử thi M’nông ra tiếng Việt Tình cảm giữa Đỗ Hồng Kỳ và nghệ nhân Điểu Kâu đã trở nên sâu sắc và mật thiết, chính vì vậy mà vào năm 2008 khi Điểu Kâu mất, Đỗ Hồng Kỳ đã có bài viết “Cánh chim đại ngàn đã ngừng bay ” đăng trên báo Thể thao - Văn hoá rất cảm động về người nghệ nhân mà ông luôn trân trọng và quý mến Từ khi sử thi M’nông đƣợc phát hiện, Đỗ Hồng Kỳ và một số trí thức địa phương đã sưu tầm, giới thiệu và cho xuất bản nhiều công trình về sử thi M’nông nhƣ: Sử thi cổ sơ M’nông, Cây nêu thần, Mùa rẫy bon Tiăng, Sử thi thần thoại M’nông, Kể dòng con cháu mẹ Chếp, Tiăng bán tượng gỗ…

Từ năm 2001, công tác sưu tầm, dịch thuật và xuất bản sử thi M’nông có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn Năm 2001, Chính phủ phê duyệt Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, giao cho Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn

Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận thực hiện Trong khuôn khổ dự án này, các nhà nghiên cứu đã xác định được gần 100 nghệ nhân người M’nông biết hát kể sử thi, họ đang sống chủ yếu ở các tỉnh Dak Lăk, Dak Nông, Bình Phước và hầu hết tuổi đã rất cao Đến tháng 12 năm 2007, Dự án kết thúc và đã thu đƣợc những kết quả to lớn ngoài dự kiến Riêng về Ot Ndrong, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm, ghi âm được 215 bản hát kể và đã cho biên dịch, xuất bản đƣợc 26 tác phẩm sử thi M’nông với 32 tập sách đƣợc làm rất công phu

Các tác phẩm sử thi được công bố dưới dạng song ngữ, có chân dung của các nghệ nhân hát kể sử thi Trong mỗi tác phẩm đều có bài giới thiệu của người biên tập văn học nhằm giúp cho người đọc thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận, nghiên cứu và đánh giá tác phẩm Vậy là kể từ khi đƣợc phát hiện (1988) cho đến trước năm 2001, mới chỉ sưu tầm, dịch thuật và xuất bản được 6 tác phẩm sử thi M’nông, nhưng chỉ với 7 năm Dự án được thực hiện, đã sưu tầm, ghi âm đƣợc hàng trăm tác phẩm sử thi M’nông và đã dịch thuật, biên tập và xuất bản đƣợc 26 tác phẩm Điều này khẳng định đƣợc hiệu quả thiết thực từ việc đầu tƣ đúng đắn của Nhà nước cũng như những đóng góp to lớn của các nhà khoa học và trí thức địa phương Dưới đây là bảng thống kê các tác phẩm sử thi M’nông đã đƣợc xuất bản (đến thời điểm Dự án kết thúc) và tất cả đều do nghệ nhân Điểu Kâu phiên dịch từ tiếng M’nông sang tiếng Việt (Xin xem phụ lục 1)

Với số lượng lớn các tác phẩm đã được sưu tầm và công bố cho chúng ta thấy dân tộc M’nông có kho tàng sử thi vào loại phong phú, đồ sộ, hiếm có trên thế giới Kể từ khi đƣợc phát hiện, quá trình nghiên cứu và nhận thức sử thi M’nông đã trải qua mấy thập kỷ và đã xuất bản đƣợc nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc nhận thức và xác định đặc trƣng thể loại của nó vẫn còn những điểm khác biệt, chƣa thống nhất giữa các nhà khoa học

Như trên chúng tôi đã trình bày, người đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu về sử thi M’nông là Đỗ Hồng Kỳ Từ năm 1990 đến nay, Đỗ Hồng

Kỳ đã liên tục cho công bố các kết qủa nghiên cứu của ông trên các tạp chí khoa học chuyên ngành cũng nhƣ những cuốn sách có giá trị Trong rất nhiều những công trình đó, đáng chú ý là những bài báo và cuốn sách: Năm 1990, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, Đỗ Hồng Kỳ có bài viết Ot Nrông - sử thi cổ sơ Mơ Nông Trong bài này, tác giả giới thiệu một cách khái quát về môi trường, phương thức diễn xướng và chức năng sinh hoạt, nội dung và phương thức thể hiện, cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của sử thi M’nông Ngay từ những trang viết đầu tiên này, Đỗ Hồng Kỳ đã có những nhận định ban đầu về hình thức thể loại của sử thi M’nông và ông cho rằng sử thi M’nông thuộc loại sử thi cổ sơ, trong đó chứa đựng cả những yếu tố thần thoại lẫn yếu tố sử thi anh hùng Điểm này hơi khác so với những công trình tiếp theo của ông, bởi trong những công trình nghiên cứu sau đó, ông đều cho rằng sử thi M’nông là sử thi thần thoại

Năm 1993, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1, có bài Cốt truyện và nhân vật trong sử thi nrông của người M’nông Trong bài này, tác giả có bàn đến cốt truyện đơn và cốt truyện liên kết, phân tích đặc điểm của cốt truyện Ot Ndrong, bàn về hành động của các nhân vật trong Ot Ndrong và ông đã đƣa ra nhận xét: Kết cấu cốt truyện của sử thi M’nông là kết cấu theo kiểu liên hoàn, gồm nhiều cốt truyện đơn hợp lại với nhau Các cốt truyện đơn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên ở chừng mực nào đó nó lại có tính độc lập tương đối

Năm 1994, Đỗ Hồng Kỳ đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) với đề tài Sử thi thần thoại M’nông và năm 1996 công trình này đã đƣợc Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành Trong cuốn sách này, ngoài phần giới thiệu khái quát về tiến trình nghiên cứu sử thi thần thoại ở Việt Nam và những vấn đề đại cương về dân tộc M’nông thì trong phần chính của cuốn sách, tác giả đã tập trung phân tích về nội dung của sử thi M’nông trên các phương diện: Sự hình thành con người; thế giới ba tầng và một số nhân vật tiêu biểu hoạt động trong thế giới đó; các nhân vật anh hùng; sự giàu có, tràn ngập niềm vui của dân tộc M’nông; những vận động chuyển biến lớn trong xã hội M’nông cổ xưa; tri thức và sự hiểu biết của người M’nông đã được phản ánh nhƣ thế nào trong Ot Ndrong Bên cạnh vấn đề nội dung của Ot Ndrong, ông đã đi vào phân tích hình thức của nó trên các phương diện: Đặc điểm cấu trúc của tác phẩm, các thủ pháp nghệ thuật, chức năng tư tưởng - thẩm mỹ của Ot ndrong Sau khi khảo sát một cách cơ bản về nội dung và hình thức của sử thi M’nông Đỗ Hồng Kỳ đã chứng minh Ot Ndrong là sử thi thần thoại, điều này được thể hiện qua các phương diện môi trường diễn xướng, chức năng sinh hoạt, hệ thống thi pháp, cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của nó

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận án sẽ đi vào khảo sát 32 tác phẩm sử thi M’nông đã đƣợc xuất bản để có thể tóm tắt một cách khái quát về nội dung tác phẩm và thống kê sơ bộ về hệ thống nhân vật của Ot Ndrong (Xin xem phụ lục 2 và phụ lục 3) Tiếp theo chúng tôi tập trung tìm hiểu kỹ những tác phẩm nhƣ Bông, Rŏng và Tiăng; Đẻ

Tiăng; Đẻ Lênh; Lênh nghịch đá thần của Yang; Mùa rẫy bon Tiăng; Cây nêu thần; Đi giành lại đàn Ndring; Cướp chiêng cổ bon Tiăng; Cướp Djăn, Dje;

Con diều lá cướp Bing con Jri; Bắt con lươn ở suối Dak Hŭch Đó là những tác phẩm thể hiện tập trung nhất hệ thống các nhân vật; những vấn đề khái quát về nội dung và các thủ pháp nghệ thuật của sử thi M’nông Những kết qủa nghiên cứu sẽ là cơ sở tin cậy cho việc đƣa ra đƣợc những đánh giá khái quát về hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông

Bên cạnh việc khảo sát hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông, luận án còn dựa vào hệ thống lý thuyết về phân loại sử thi của các nhà khoa học để nghiên cứu về đặc điểm thể loại của sử thi M’nông trên các khía cạnh môi trường diễn xướng, chức năng sinh hoạt, quan niệm thẩm mỹ, những vấn đề cơ bản về nội dung và hình thức, cơ sở xã hội của sử thi M’nông để xác định tiểu loại của Ot Ndrong.

Phương pháp nghiên cứu

Sử thi là một thể loại mang tính nguyên hợp cao, dung chứa trong đó nhiều vấn đề về điều kiện tự nhiên cũng nhƣ đời sống xã hội thời cổ xƣa, là bách khoa thư của con người thời cổ đại Vì vậy khi tiếp cận, nghiên cứu sử thi M’nông chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (phương pháp liên ngành), cụ thể như sau:

5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận các tác phẩm sử thi

M’nông đã xuất bản để dựng đƣợc bức tranh toàn cảnh về hệ thống nhân vật của sử thi M’nông,

5.2 Phương pháp thống kê, phân loại: Phân loại, xác định đƣợc hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông, tiếp đó là phân loại Ot Ndrong thuộc tiểu loại nào

5.3 Phương pháp điền dã dân tộc học: Tìm hiểu về chức năng, vai trò, giá trị của Ot Ndrong trong đời sống của cộng đồng người M’nông

5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng cũng như khác biệt giữa sử thi M’nông với sử thi của các dân tộc khác để thấy đƣợc những đặc điểm cơ bản của sử thi M’nông

5.5 Phương pháp phân tích văn học: Phân tích làm nổi bật những giá trị nội dung và hình thức của sử thi M’nông, các thủ pháp nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ và nhận thức của người M’nông qua các tác phẩm sử thi của họ

5.6 Phương pháp liên ngành: Sử thi là thể loại văn học có tính nguyên hợp, ngoài những giá trị về văn học nghệ thuật, nó còn chứa đựng những tƣ liệu quý về lịch sử, tư tưởng, văn hoá, phong tục tập quán v.v Vì vậy khi nghiên cứu về sử thi M’nông, chúng tôi vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học liên quan (phương pháp liên ngành) để có thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, giúp cho chúng tôi sẽ làm sáng rõ những vấn đề đƣợc nghiên cứu trong luận án.

Đóng góp mới của luận án

Các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát về nhân vật trung tâm của sử thi M’nông mà chƣa nghiên cứu một cách tổng thể về hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông Chúng tôi khảo sát một cách có hệ thống thế giới nhân vật trong sử thi M’nông để thấy đƣợc các thủ pháp nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ của người M’nông đã được thể hiện nhƣ thế nào trong các tác phẩm sử thi của họ, trên cơ sở đó có đƣợc những cứ liệu quan trọng chứng minh sử thi M’nông là sử thi thần thoại

Vấn đề thể loại của sử thi M’nông hiện nay đang còn một số ý kiến khác nhau Năm 1995, Đỗ Hồng Kỳ đã xác định sử thi M’nông là sử thi thần thoại, tuy nhiên do tư liệu chưa nhiều, số lượng tác phẩm sưu tầm được còn ít nên ông chƣa có điều kiện khảo sát một cách có hệ thống để chứng minh cho luận điểm của mình Một số người thì cho rằng Ot Ndrong là sử thi phổ hệ, là sử thi có tính sáng thể đậm, là sử thi anh hùng… Dựa trên những kết qủa nghiên cứu của luận án, chúng tôi khẳng định sử thi M’nông là sử thi thần thoại

Khẳng định thêm những giá trị về văn học, lịch sử, văn hoá và chức năng văn hoá - nghệ thuật của sử thi M’nông và đặc biệt là vị trí, vai trò của nó đối với đời sống của cộng đồng người M’nông hiện nay, là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng Ot Ndrong nói riêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.

Cấu trúc của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần thƣ mục tham khảo và phần phụ lục Phần nội dung gồm 3 chương:

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Khái quát về dân tộc M’nông

1.1.1 Địa bàn cư trú, đặc điểm xã hội và thành phần tộc người

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người M’nông ở Việt Nam có 102.741 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Dak Lăk, Dak Nông Ở tỉnh Dak Nông là 39.964 người, chiếm 38,9% tổng số người M’nông ở Việt Nam, ở tỉnh Dak Lăk là 40.344 người chiếm 39,3% tổng số người M’nông ở Việt Nam[100/103,134] Bên cạnh đó còn có một bộ phận người M’nông sống ở các tỉnh Lâm Đồng (9.099 người), Bình Phước (8.599 người) và Quảng Nam (4.026 người) Ngoài ra còn có khoảng trên 20.000 người M’nông sinh sống trên lãnh thổ Vương quốc Campuchia (chủ yếu ở tỉnh Mundikiri) Bộ phận này có mối quan hệ thân thuộc và thường xuyên tiếp xúc qua lại với những người M’nông sống ở Việt Nam

Người M’nông ở Việt Nam được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có những điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán canh tác và sinh hoạt văn hoá

Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm là không lớn ngoại trừ nhóm M’nông R’lâm sống ở huyện Lăk của tỉnh Dak Lăk Nhóm M’nông R’lâm có quá trình sống xen kẽ và cộng cư lâu dài với người Êđê nên đã chịu nhiều ảnh hưởng qua lại của người Êđê [48/13] Nhiều yếu tố văn hoá của người Êđê đã xâm nhập vào người M’nông và ngược lại người M’nông cũng đã ảnh hưởng sâu trong đời sống người Êđê, nhất là những nhóm sống xen kẽ nhau [17/26] Một bộ phận khác sống bên cạnh và chịu ảnh hưởng của người Mạ, người Cơho; một bộ phận nhỏ hơn sống ở tỉnh Bình Phước và có mối quan hệ mật thiết với người Stiêng [47/13] Các nhóm Nong, Preh, Biăt, Bu nơr, R’ong được xem là những nhóm chính, ít có quan hệ tiếp xúc với các dân tộc khác, nên còn bảo lưu được bản sắc văn hoá tộc người [54/40] Ngôn ngữ, văn hoá của những nhóm này mang những đặc trƣng cơ bản và tiêu biểu nhất của dân tộc M’nông

Người M’nông sinh sống trên những vùng địa hình khá đa dạng: vùng đầm hồ, ven sông suối, vùng đất tương đối bằng phẳng, vùng đồi núi có độ dốc cao và đã có quá trình cƣ trú lâu dài trên vùng đất Tây Nguyên Theo các nhà nhân chủng học và dân tộc học, dân tộc M’nông “nằm trong nguồn gốc các dân tộc bản địa ở Việt Nam và Đông Nam Á”, thuộc nhóm loại hình nhân chủng Indonesien, đa phần họ có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dày, mắt nâu đen, tóc thẳng, một số người có tóc uốn tự nhiên [47/13] Cũng theo các nhà nghiên cứu thì người M’nông có quan hệ huyết thống và thân tộc với các cư dân Đông Nam Á cổ xưa, “người Môn là cư dân nền tảng, cổ nhất, sống rải rác khắp Đông Nam Á lục địa Người Mơ Nông (ở Nam Trường Sơn) và người Pnong ở Đông - Bắc Campuchia là hậu duệ của một bộ phận người Môn cổ”[54/41] Về đại thể, Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp của hai đại chủng Môgôlôit và Ôtralôit Vì thế ở đây từ rất sớm đã hình thành nên một tiểu chủng riêng biệt mang những yếu tố của cả hai đại chủng, gọi là tiểu chúng Đông Nam Á Tiểu chủng này bao gồm hai nhóm chính: Anhđônêdiêng mang nhiều yếu tố của đại chủng da đen hơn và con cháu của họ chính là những người sống ở vùng Tây Nguyên (Việt Nam) và vùng rừng núi các nước hải đảo [55/41]

Trong những năm gần đây, căn cứ vào các di chỉ khảo cổ, các nhà khảo cổ học khẳng định rằng “có một nhịp cầu văn hoá xưa nhất nối Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ” [54/41]

Người M’nông nói ngôn ngữ Môn - Khơme thuộc nhóm Ba Na phía Nam Về tiếng nói, do có nhiều nhóm khác nhau nên trong một chừng mực nào đó có nét khu biệt giữa các nhóm, nhƣng sự khác biệt giữa các nhóm là không đáng kể, họ đều có thể nói, nghe và hiểu nhau Hiện nay, về ngôn ngữ thì nhóm M’nông Preh được Nhà nước xem là nhóm chính và chuẩn nhất Tiếng nói của nhóm này được sử dụng để dạy trong các trường học và phát trên sóng phát thanh và truyền hình

Trong xã hội truyền thống của người M’nông, nền kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy với cây trồng chủ đạo là cây lúa rẫy Họ canh tác trên phạm vi đất đai nhất định, việc phân chia ranh giới là rất rõ ràng, họ không cho phép những người khác bon canh tác trong phạm vi đất đai của bon mình quản lý

Người bon này muốn làm nương ở bon khác phải xin phép và phải nộp lễ bằng lợn, gà, rƣợu và gạo, nếu không sẽ bị thu hết hoa lợi [17/74] Việc sử dụng đất đai chủ yếu là theo chế độ luân khoảnh Với cách sử dụng đất đai và tài nguyên rừng như vậy thì có thể nói việc mất rừng và suy giảm môi trường sống là rất khó xảy ra Nông cụ sản xuất của người M’nông khá thô sơ, chủ yếu là cuốc, thuổng, dao dựa, chà gạc và các công cụ bằng gỗ, đầu bịt sắt Cây lúa rẫy chiếm vị trí trọng yếu do vậy mà các nghi lễ và lễ hội được tổ chức thường luôn gắn liền với quá trình sinh trưởng của loại cây trồng này Hiện nay, sản xuất lúa rẫy đã không còn phổ biến và đang mất dần Chúng tôi đã có nhiều chuyến điền dã qua vùng người M’nông và nhận thấy hầu hết người M’nông đã chuyển đổi sang canh tác các loại cây trồng khác có hiệu qủa kinh tế cao hơn nhƣ hồ tiêu, cao su, cà phê… Việc sản xuất lúa rẫy đã dần lùi vào quá khứ và chỉ còn lại trong ký ức của những người M’nông cao tuổi Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những nương lúa rẫy rải rác ở những vùng như Nâm Nung, Nâm N’Jang, Quảng Trực…và đó là rẫy của những gia đình M’nông muốn lưu giữ một tập quán vốn đã ăn sâu vào trong đời sống của họ từ bao đời nay

Người M’nông xưa kia ở cả nhà sàn và nhà trệt Các nhóm như M’nông Gar, M’nông Preh, M’nông Nong ở nhà trệt Các nhóm khác nhƣ M’nông R’lâm, M’nông Chil, M’nông Kuênh thì ở nhà sàn Theo các nhà dân tộc học, các nhóm hiện nay đang ở nhà sàn như vừa kể, trước đây đã trải qua một thời kỳ cư ngụ trong những ngôi nhà trệt [47/20] Ngôi nhà truyền thống của người M’nông là những ngôi nhà dài trệt, kiểu kiến trúc này rất phổ biến ở những nhóm M’nông Preh, M’nông Biăt, M’nông Nong - những nhóm ít có quan hệ tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác Người M’nông xưa kia sống trong những ngôi nhà trệt dài 60 - 70m, trong ngôi nhà đó chia làm nhiều phần, nhiều gian Mỗi gian là không gian sống và sinh hoạt của một tiểu gia đình trong đại gia tộc mẫu hệ Hiện nay ngôi nhà dài truyền thống đã đang dần đƣợc thay thế bởi những ngôi nhà vách ván lợp ngói hoặc nhà xây bằng gạch, xi măng và lợp tôn Ngôi nhà truyền thống gần nhƣ đã không còn và đang mất đi nhanh chóng tại các bon làng của người M’nông Hiện nay, ở vùng Quảng Trực chỉ còn lại một vài ngôi nhà dài trệt nhƣng hầu hết đã rất cũ nát, nếu không đƣợc bảo quản tốt thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm nữa sẽ hƣ hỏng hoàn toàn

Trong lao động sản xuất, có sự phân công tương đối giữa công việc của nam giới và phụ nữ, công việc chính của người đàn ông là đan lát, phát rẫy, săn bắt… còn đàn bà thì bổ củi, nấu cơm, kéo sợi, dệt vải…[50/34] Trong xã hội M’nông xƣa, phụ nữ có quyền quyết định mọi công việc quan trọng trong gia đình, quyền thừa kế tài sản thuộc về người con gái út Mặc dù theo chế độ mẫu hệ nhưng người phụ nữ chỉ thực sự có “quyền uy” trong công việc của gia đình và chủ yếu đƣợc diễn ra trong không gian của ngôi nhà dài mà thôi Còn những công việc hệ trọng, lớn lao liên quan đến cả cộng đồng nhƣ quyết định dời bon, chọn đất phát dẫy, săn bắt voi rừng … thì đều do người đàn ông, thường là trưởng bon quyết định

Trong xã hội truyền thống, bon (làng) là đơn vị hành chính duy nhất

Các bon tồn tại độc lập và tách bạch nhau, ở đó chƣa thấy có sự liên kết giữa các bon để tạo thành một liên minh (thiết chế) lớn hơn Bon đƣợc lập nên bởi một gia tộc hay nhiều gia tộc Người M’nông thường chọn những nơi gần núi, gần sông, suối, đầm, hồ để lập bon với mục đích là để tiện lợi cho việc sử dụng nguồn nước và chắn gió Mỗi bon thường gồm khoảng vài chục nóc nhà dài và tùy theo thói quen sinh hoạt và tập quán canh tác mà họ tạo dựng cho mình một loại nhà ở thích hợp: hoặc ở nhà sàn, hoặc ở nhà trệt, do làm rẫy là chính hay làm ruộng là chính Tên bon thường được đặt theo tên suối, tên núi hoặc tên một khu rừng nào đó, chẳng hạn nhƣ Nâm Nung, Nâm N’Jang, Lăk, Dak Nuê, Nâm Brah, Dak Hŭch… Mối quan hệ trong bon chủ yếu là mối quan hệ huyết thống, thân tộc Đứng đầu mỗi bon là Bu ranh bon (chủ bon), Bu ranh bon là người đứng ra tổ chức và giải quyết những công việc chính của bon làng như xử kiện, quyết định dời bon, chọn đất phát rẫy, kết nạp thành viên mới … Vào độ tuổi khoảng trên 45, không phân biệt giàu nghèo, nếu ai thông thạo luật tục, hiểu biết nhiều về phong tục tập quán, nhanh nhẹn, linh hoạt, ăn nói lưu loát thì được mọi người suy tôn làm Bu ranh bon

Luật tục có một vai trò rất quan trọng đời sống của người M’nông Tất cả mọi người đều phải tuân theo những luật lệ đã định sẵn Ai vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt, nhẹ thì phạt bằng gà, nặng thì phải cúng đền bằng trâu bò hoặc bị đuổi khỏi bon Hiện nay, luật tục vẫn còn có tác động to lớn trong đời sống của người M’nông, nó được sử dụng để ràng buộc và điều tiết các mối quan hệ trong xã hội Rất nhiều sự việc khi áp dụng luật pháp của Nhà nước chưa hẳn đã giải quyết được nhưng khi áp dụng luật tục để xử lý lại tỏ ra hiệu qủa Chúng tôi xin dẫn ra một số trường hợp dưới đây để minh hoạ cho điều vừa nêu:

Năm 2010, Ma Ngọc (trưởng bon Bu Prâng, xã Dak Ndrung, huyện Dak Song, tỉnh Dak Nông) cho chúng tôi biết, cách đây hơn 10 năm ông xử vụ kiện của Thị Nheng là vợ của Điểu Thân kiện chồng mình vì tội ngoại tình, diễn biến vụ kiện nhƣ sau: Thị Nheng và Điểu Thân đã lấy nhau đƣợc 14 năm, đã có với nhau ba đứa con, cuộc sống vợ chồng tương đối hoà thuận Thế nhưng, năm 1998, Thị Nheng phát hiện ra chồng mình ngoại tình với Thị Then và sinh đƣợc một đứa con gái Thị Nheng đã đến nhờ Ma Ngọc xử phạt Thị Then và chồng mình Chuyện ngoại tình giữa Điểu Thân và Thị Then đã đƣợc Ma Ngọc cùng những người có trách nhiệm trong bon xét xử Sau một thời gian giảng giải, bàn bạc sự việc đã đƣợc giải quyết với hình phạt: Điểu Thân và Thị Then phải mua rƣợu và mua lợn về làm lễ cúng tạ tội với thần linh và vợ của Điểu Thân, phải lấy huyết của con lợn phết vào nhiều nhà, nhiều người trong bon; ngoài ra Thị Then còn phải nộp phạt hai triệu đồng cho vợ Điểu Thân và phải tự nuôi đứa con đã có với Điểu Thân mà không đƣợc đòi hỏi quyền lợi gì Sau vụ xử phạt, Điểu Thân đã biết lỗi và Thị Nheng đã bỏ qua những sai lầm của chồng Tiếp đó, Điểu Thân và Thị Nheng vẫn sống với nhau rất hoà thuận Sau khi đã xử phạt và làm lễ cúng tạ tội, giữa họ luôn có mối quan hệ tốt đẹp, nhƣ chƣa có chuyện gì xẩy ra, không có sự thù tức hoặc ganh ghét gì nhau nữa, luôn giữ đƣợc hoà khí trong bon

Chuyện thứ 2 diễn ra nhƣ sau: Tại bon Bu N’Drung Lu (xã Dak Ndrung, huyện Dak Song, tỉnh Dak Nông) chúng tôi đƣợc già làng Ma Giêm cho biết, năm 1997 có Thị Khuyên chƣa có chồng mà có chửa, sinh ra một bé gái nhƣng mọi người không biết bố đứa bé là ai Việc Thị Khuyên không chồng mà chửa đã bị cả bon bắt vạ, dân bon xét xử và phạt Thị Khuyên năm trăm ngàn đồng nộp vào quỹ cộng đồng của bon Thị Khuyên phải giết một con gà, một con lợn để làm lễ tẩy uế cho bon làng

Năm 2004 tại bon Bu Prâng xảy ra vụ việc Thị Thoan kiện Điểu Phinh vì tội đã có hôn ƣớc với nhau, hai gia đình đã có lễ hỏi nhƣng sau đó Điểu Phinh lại yêu người con gái khác, không chịu cưới Thị Thoan làm vợ Thị Thoan đã kiện Điểu Phinh và nhờ Ma Ngọc xét xử Thị Thoan đòi Điểu Phinh phải đền bù cho mình 25 triệu đồng và phải làm lễ tạ tội với bon làng và thần linh

Nhƣng sau khi đƣợc bàn bạc, giảng giải của già làng và dân bon, mức phạt đã đƣợc giảm xuống là 12 triệu đồng Sau khi xử phạt và nộp đủ tiền thì Điểu Phinh đã được lấy người con gái mà anh ta yêu

Kho tàng văn học dân gian

Dân tộc M’nông có kho tàng văn học dân gian rất đa dạng và phong phú

Ngoài kho tàng sử thi đồ sộ đƣợc cho là độc đáo vào bậc nhất trong khu vực và trên thế giới thì hầu hết các thể loại thuộc loại hình văn học dân gian đều có ở dân tộc M’nông nhƣ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao - dân ca, thành ngữ, tục ngữ… Văn học dân gian của người M’nông cũng giống như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác ở chỗ đều rất khó xác định thể loại một cách rạch ròi Với nhiều tác phẩm, không biết xếp nó là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, là ca dao - dân ca hay là thành ngữ, tục ngữ Một tác phẩm nhƣng lại mang trong nó đặc điểm của nhiều thể loại khác nhau Do vậy mà ở đây chúng tôi không phân chia văn học dân gian M’nông thành những thể loại cụ thể mà chia nó thành hai loại: những tác phẩm thuộc loại hình văn xuôi tự sự và những tác phẩm thuộc loại hình văn vần (tất nhiên sự phân loại này cũng chỉ tương đối) Đối với các nhà nghiên cứu đi trước, ngay cả khi họ chia văn học dân gian M’nông thành những thể loại cụ thể giống nhƣ khi nghiên cứu văn học dân gian của người Kinh thì chúng ta vẫn thấy ở họ sự lưỡng lự Đỗ Hồng

Kỳ đã viết: tìm hiểu truyện cổ M’nông mà tách bạch ra từng loại hình nhƣ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, v.v… là một việc làm khiên cƣỡng Trong luận án tiến sĩ Ngữ văn, Nguyễn Việt Hùng viết: Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích M’nông là sự giao thoa, hoà trộn với những thể loại truyện dân gian khác Hiện tượng này mang tính phổ biến ở các tộc người ít có tính biến động về đời sống xã hội - lịch sử, dẫn đến tình trạng chƣa xuất hiện những yếu tố cần thiết cho sự ra đời của một số thể loại văn học dân gian [29/46-47]

1.2.1 Các tác phẩm thuộc loại hình văn xuôi tự sự

Nhƣ trên đã nói, dân tộc M’nông có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú, đa dạng và độc đáo Hiện nay ở vùng người M’nông sinh sống vẫn đang lưu truyền một hệ thống các câu chuyện kể dân gian nói về các vị thần, về nguồn gốc và lịch sử tộc người, về các nhân vật huyền sử; những câu chuyện đề cập đến những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội v.v Những truyện này phản ánh nhận thức quá khứ xa xăm của con người về vũ trụ và nhân sinh, những dấu vết hoạt động của con người trong xã hội nguyên thuỷ [17/144]

Văn học dân gian M’nông đã được nhiều người quan tâm sưu tầm, nghiên cứu và đạt đƣợc nhiều kết qủa đáng trân trọng, tiêu biểu nhƣ Truyện cổ

M’nông (bieeu 1) do Y Thi, Trương Bi sưu tầm và biên soạn, Sở Văn hoá -

Thông tin Dak Lăk ấn hành năm 1985, sách này bao gồm 15 câu chuyện Tiếp đó là cuốn Truyện cổ M’nông (tập 2) do Tấn Vịnh, Điểu Kâu sưu tầm và biên soạn, Sở Văn hoá - Thông tin Dak Lăk ấn hành năm 1995, gồm 13 câu chuyện

Hai tập truyện này được sưu tầm ở nhóm M’nông Nong và M’nông Prâng ở tỉnh Dak Nông Đó là những câu chuyện kể về số phận của các loại nhân vật: người mồ côi, người lao động tài giỏi, người thông minh, người ngốc ngếch…[98/16]

Năm 2006, các tác giả Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ…cho xuất bản cuốn sách Truyện cổ M’Nông (Nxb Văn hoá dân tộc) gồm

27 câu chuyện sưu tầm tại các bon làng thuộc huyện Lăk, tỉnh Dak Lăk và huyện Dak Mil, tỉnh Dak Nông Cuốn sách tập hợp những tác phẩm lý giải về các hiện tƣợng trong tự nhiên nhƣ sự hình thành trời đất, tại sao biển lại mặn, sự ra đời của cây lúa…; lý giải về các mối quan hệ trong xã hội nhƣ nguồn gốc các dòng họ của dân tộc M’nông, ý nghĩa giáo dục của tập tục kết hôn… Năm

2007, Tấn Vịnh và Điểu Kâu cho xuất bản tập truyện Chuyện kể về các loài vật gồm 45 truyện mô tả khá thú vị về những loài chim, loài thú Bên cạnh đó là những truyện kể dân gian được đăng rải rác trên các tạp chí của địa phương nhƣ Thần N’tôch bị đánh (2001), Nàng Ji Jêt Lơ Nghe (2003), Sự tích cây nêu thần (2005), Vì sao con voi sợ kiến (2006), Vì sao con kiến ăn mỡ (2007) v.v…

Năm 2010, Trương Thông Tuần có cuốn sách Truyện cổ M’Nông do Nxb Trẻ ấn hành Sách gồm 36 câu chuyện Nội dung các câu chuyện kể về những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình, trong bon làng và về các loài vật

Trong kho tàng truyện dân gian của người M’nông còn có những câu chuyện kể về sự hình thành của đất trời và vạn vật nhƣ Yang thì tạo ra sông núi; Krak, Ntung, Bung thì tạo ra các giống cây trồng vật nuôi, Thần Rừng thì tạo ra các dòng sông, dòng suối… mà trong đó tiêu biểu hơn cả vẫn là Krak Lƣn Ở đó là cả thế giới thần linh rất phong phú và sinh động, mà mỗi hình tƣợng thần là biểu trƣng cho những chiến công chinh phục tự nhiên, tạo lập địa bàn cư trú của con người thời cổ xưa

Krak Lƣn đóng vai trò là thần sáng tạo, thần khai sáng làm ra muôn vật

Các truyện kể dân gian tạo thành dòng chảy liên tục trong việc giải thích sự hình thành của thế giới và vạn vật, trong đó biểu tượng ĐÁ được người M’nông nhắc đến nhiều với ý niệm: Con người và muôn vật sinh ra từ đá:

Có con bướm soi mình trên đá

Có con bướm quan hệ với đá Con chuồn chuồn quan hệ với nước Hòn đá đẻ ra một trăm con người Dòng thác sinh ra một nghìn con người Nước biển sinh ra trứng và nở ra Tiăng [47/31]

Trong truyện Chàng đá lăn kể rằng: Có chàng trai sinh ra trong tảng đá lớn, nhờ chim ưng mổ vỡ đá trước người, chàng mới trở thành chàng trai đẹp đẽ… Qua câu chuyện này chúng ta thấy đƣợc “bóng dáng xa xƣa” nhất của tổ tiên loài người như X.A.Tôcarev đã viết những tô tem xưa nhất là những tô tem của các bào tộc, chúng thường là loài chim [94/77]

Những biểu tƣợng thần thoại đã đƣợc tiếp nối trong thể loại sử thi, thể hiện quan niệm của người M’nông về vũ trụ, về nguồn gốc của sự sống và con người Sự thống nhất trong cách sử dụng những biểu tượng thần thoại đã thể hiện sức sống mạnh mẽ của vốn văn học dân gian, tính kế thừa trong sáng tác của người M’nông [29/43]

Bên cạnh những câu chuyện kể về các vị thần đã sáng tạo ra vũ trụ, con người và vạn vật, trong kho tàng truyện dân gian của dân tộc M’nông còn có những tác phẩm nói về lịch sử tộc người, về phong tục tập quán, về mối quan hệ giữa dân tộc M’nông với các dân tộc khác, về những nhân vật huyền sử trong quá khứ mà người M’nông bao giờ cũng trân trọng và ngưỡng vọng mỗi khi nhắc đến họ Đó là truyện Nạn hồng thuỷ nói về mối quan hệ giữa người M’nông và người Mạ; truyện Truyền thuyết Trôm yau thì giải thích cho việc tại sao người M’nông lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau; truyện Vì sao người chết không sống lại giải thích cho việc vì sao con người hiện nay phải chết vĩnh viễn; truyện Kiêng ăn thịt khỉ, truyện Sự tích về các dòng họ và truyện Sự tích dòng họ Buôn Kroong thì lại đề cập đến tập quán kiêng cữ của người M’nông như kiêng ăn thịt nai, kiêng ăn thịt khỉ, kiêng ăn thịt trăn, kiêng ăn củ păn lăn… Người M’nông vẫn quan niệm rằng những con vật như khỉ, nai, trăn… luôn ở bên cạnh để giúp họ chiến thắng đƣợc thiên tai, địch hoạ đồng thời mang lại may mắn, hạnh phúc cho con người Trong hệ thống những truyện kể về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, về các phong tục tập quán của người M’nông chúng tôi nhận thấy truyện Dam Bri (Chàng Rừng) là tiêu biểu và đáng chú ý hơn cả Truyện đã ca ngợi lòng dũng cảm và những chiến công vang dội của chàng Dam Bri trong sự nghiệp đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lƣợc, bảo vệ cuộc sống yên bình cho bon làng Hình ảnh chàng Dam Bri luôn luôn là biểu tượng rực sáng của người M’nông, nó lung linh, hùng tráng và lãng mạn với những vẻ đẹp độc đáo và hấp dẫn giống nhƣ dòng thác

Buc So ngày đêm tuôn chảy và gầm thét giữa đại ngàn Cao Nguyên hùng vĩ

Tác phẩm Dam Bri mang âm hưởng trữ tình và đậm chất anh hùng ca, nó có vẻ đẹp độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ, xứng đáng là một trong những viên ngọc sáng nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Những vấn đề cơ bản của Ot Ndrong

1.3.1.1 Ot Ndrong phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người M’nông

Ot Ndrong chứa đựng những quan niệm sơ khai về vũ trụ, về nguồn gốc con người, về cuộc sống xã hội thời viễn cổ Theo người M’nông, Ot Ndrong chính là những câu chuyện về đời sống xã hội, về lịch sử xa xƣa của dân tộc họ Ot Ndrong phản ánh tất cả những vận động, chuyển biến lớn lao đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống hằng ngày Nội dung của nó chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau:

- Sự ra đời thần kỳ của con người

- Nạn hồng thuỷ, động đất, hạn hán

- Quái vật quấy phá cuộc sống của con người

- Giành lại các vật quý (ché, cồng, đàn, kèn…)

- Giành lại người đẹp, cướp vợ người khác

- Cướp của cải, vũ khí, cây thần

- Trao đổi, mua bán đồ vật, con người

Nội dung Ot Ndrong là cả hai thế giới: thế giới thực và thế giới tưởng tượng của các nghệ nhân Trong thế giới đó, con người, thần linh cùng chung sống, có khi mâu thuẫn gay gắt nhƣng cũng có khi hoà hợp, thân thiện với nhau Tất cả những điều ấy đã tạo nên một bức tranh sử thi đa âm thanh, nhiều màu sắc [50/128-129]

Trong sử thi M’nông, thế giới đƣợc miêu tả gồm có ba tầng: tầng trời (ka lơ trôk), tầng mặt đất (ka lơ neh) và tầng dưới lòng đất (tâm nâm neh) Ở mặt đất có các nhân vật là con người và thần linh sinh sống Ở tầng trời và tầng âm phủ là thế giới của các vị thần Đồng thời hai đó (tầng âm phủ và tầng trời) cũng là nơi trú ngụ của linh hồn con người khi con người “chết tạm” Thế giới ba tầng ấy có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều có các bon làng của con người và thần linh Trong thế giới ba tầng, con người và thần linh hoạt động xen cài vào nhau, có thể đi lại một cách dễ dàng trong cả ba tầng của vũ trụ… Các nhân vật (cả con người và thần linh) nhìn chung là quen biết nhau Con người, thần linh cùng chung sống, có khi mâu thuẫn nhƣng có khi lại hòa hợp với nhau Thế giới chỉ thật sự bình yên khi con người không phạm vào những điều cấm kỵ như mẹ lấy con, anh em ruột chung chạ với nhau Một khi những điều cấm kỵ đó bị vi phạm, thế giới sẽ lâm vào tình trạng hỗn độn và khi đó con người phải làm các lễ vật để cúng khấn thần linh thì thế giới mới trở lại bình thường Thế giới ba tầng có sự gắn bó, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển Ba tầng của vũ trụ giống như một xã hội thu nhỏ mà ở đó có người tốt, kẻ xấu; thiện và ác cùng chung sống

Các nghệ nhân dân gian đã xây dựng đƣợc một hệ thống nhân vật đông đảo và đa dạng, ở đó mỗi nhân vật đảm nhận một vai trò và có một vị trí nhất định Sử thi M’nông tập trung ca ngợi những nhân vật có công đối với sự hình thành và phát triển của tộc người Những nhân vật ấy được xây dựng với những đặc điểm ngoại hình, nguồn gốc xuất thân, tính cách khác nhau nhƣng nhìn chung họ đều có chung một “lý tưởng” là xây dựng bon làng ngày càng giầu mạnh, làm cho tiếng tăm của thị tộc, bộ lạc ngày càng vang xa

1.3.1.2 Ot Ndrong phản ánh những vận động, chuyển biến lớn

Ot Ndrong phản ánh những vận động, biến chuyển lớn trong xã hội M’nông thời cổ xƣa, đó là sự chuyển biến từ thời đại mông muội sang thời đại dã man Trong xã hội nguyên thủy, mỗi thị tộc chiếm cứ, cai quản một lãnh địa riêng và nó thuộc quyền sở hữu của mỗi thị tộc Nếu lãnh địa bị xâm phạm thì những cuộc chiến sẽ xảy ra và nhiều khi rất tàn khốc Và trong sử thi M’nông, đó là cuộc xâm chiếm của gia tộc mẹ Rong vào lãnh địa của gia tộc mẹ Jri “bên kia biển cả” mà nguyên nhân chính là việc bon Tiăng con Rong cướp nàng Bing con Jri Việc này đã dẫn đến những cuộc đánh nhau triền miên, dai dẳng giữa hai bên

Người M’nông có câu thành ngữ “kon kông kon wa” (con cậu, con bác), có nghĩa là con cậu con bác hãy lấy nhau để kết nối dòng họ theo quy định của luật tục Tuy nhiên Lêng cũng nhƣ một số nhân vật anh hùng khác trong sử thi nói chung (ví dụ nhƣ Đăm San trong sử thi Êđê) không muốn làm theo những gì của luật tục đã định sẵn Lêng không muốn lấy “con cậu con bác” mà chàng đã thực hiện “ngoại hôn” bằng cách đi chiếm đoạt nàng Bing con Jri “bên kia biển cả” (Con diều lá cướp Bing con Jri) Sử thi Con diều lá cướp Bing con Jri phản ánh chế độ ngoại hôn, nam của thi tộc này lấy nữ của thị tộc kia

Trong văn học dân gian, mô típ anh em ruột lấy nhau là mô típ khá cổ, có ở nhiều dân tộc khác nhau Các nhà nghiên cứu nhất trí rằng hiện tƣợng đó phản ánh hình thức tạp giao của người nguyên thuỷ khi sống thành bầy đàn

Trong sử thi M’nông đó là “sự chung chạ nhƣ vợ chồng” của hai anh em ruột Bong và Rong, tuy nhiên điều kiện xã hội ở đây không đƣợc cổ nhƣ các huyền thoại của các dân tộc khác Ở các dân tộc khác, việc anh em ruột lấy nhau đƣợc diễn ra có vẻ rất “tự nhiên”, là “hợp với đạo đức của thời đại” thì trong sử thi M’nông, việc Bong và Rong sống với nhƣ vợ chồng là do bùa ngải, trời đất sui khiến Còn bản thân Bong và Rong “ý thức” đƣợc đây là sai lầm, là cấm kỵ mà nếu vi phạm thì thần linh, trời đất sẽ phạt vạ Gạt đi yếu tố hoang đường, thực chất xã hội đƣợc phản ánh trong Ot Ndrong là xã hội đã có tục bài trừ hôn nhân giữa những người cùng huyết thống, nghĩa là hình thức “gia đình đối ngẫu đã dần thay thế cho chế độ quần hôn” Theo Ăngghen, gia đình đối ngẫu phát sinh vào lúc thời đại mông muội chuyển sang thời đại dã man, thường là vào giai đoạn cuối của thời đại mông muội, và chỉ cá biệt ở một vài nơi là phát sinh vào giai đoạn đầu của thời đại dã man [54/254] Dựa vào ý kiến của Ăngghen mà Đỗ Hồng Kỳ cho rằng mối quan hệ của anh em Bong và Rong phản ánh bước chuyển tiếp từ thời đại mông muội sang thời đại dã man, và nếu có muộn hơn thì cũng chỉ ở giai đoạn quá độ từ thị tộc mẫu hệ đến thị tộc phụ hệ

Tuy không rõ nét nhƣng Ot Ndrong đã phản ánh đƣợc những vận động, chuyển biến lớn trong lòng xã hội M’nông - đó là bước chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền Trong sử thi Ndu thăm Tiăng, khi Mbông mƣợn bà Rong bộ đồng la để cho cha là Tiăng đánh mừng cậu Ndu đến chơi, mẹ Rong có ý không cho mượn, vì đánh đồng la trong trường hợp này là “mang vạ vào thân” Bà Rong khuyên ngăn cháu nhƣng Mbông không nghe, vẫn lấy bộ đồng la mang đi Xu hướng thể hiện phụ quyền cũng biểu hiện khá rõ trong mối quan hệ giữa nhân vật Tiăng với các nhân vật khác nhƣ Lêng, Yang, Mbông v.v… Trong gia tộc, Tiăng ở vị trí “trưởng họ”, trong bon làng thì Tiăng là trưởng bon Ở giai đoạn đầu, Tiăng vừa là người hướng dẫn, tổ chức vừa là người lao động cùng cộng đồng Ở giai đoạn sau, Tiăng chủ yếu đóng vai trò người tổ chức, điều hành, chứ không lăn lộn lao động, xông pha trong chiến đấu nhƣ Lêng, Yang, Mbông…[50/144]

1.3.1.3 Ot Ndrong là “bách khoa thư” của người M’nông

Ot Ndrong được xem như là “bách khoa thư” của người M’nông, nó không tồn tại bằng văn bản mà tồn tại trong trí nhớ của các thế hệ nghệ nhân dân gian Ot Ndrong là bức tranh toàn cảnh, là kho tàng tri thức về cuộc sống tự nhiên và sinh hoạt xã hội của người M’nông Chúng ta có thể tìm thấy ở đây những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng nhƣ những vấn đề nhân sinh quan và thế giới quan rộng lớn của người M’nông thời cổ xƣa Trong Ot Ndrong, cảnh bài trí của một ngôi nhà, cách ăn mặc, trang sức… đã đƣợc xây dựng khá chân thực, sinh động; những cảnh nhƣ uống rƣợu, lấy củi, giã gạo, hàng rào bon, bãi thả trâu, đi thăm rẫy… đều đƣợc Ot Ndrong kể ra khá đầy đủ, chi tiết Qua sử thi M’nông, có thể học đƣợc nhiều điều trong lao động sản xuất cũng nhƣ cách ứng xử trong cuộc sống Ngoài ra, Ot Ndrong còn chứa đựng nhiều lời cúng đƣợc sử dụng trong các nghi lễ cúng tế thần linh, nhờ vậy mà càng làm cho dung lƣợng phản ánh thực tại của nó thêm rộng lớn

Ot Ndrong đề cập đến nhiều mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của người M’nông Chúng tôi mượn câu nói của người Ấn Độ khi nói về hai thiên sử thi

Ramayana và Mahabharata của họ để nói về nội dung phản ánh của Ot

Ndrong: “cái gì không có trong đó thì cũng không có ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ” [54/255] Tất cả những gì có trong cuộc sống của người M’nông thời viễn cổ đều đƣợc hồi quang, phản chiếu trong các tác phẩm Ot Ndrong Có thể nói, người M’nông đã soi mình trong hình thức hát kể sử thi của họ

Có thể nói Ot Ndrong là kho tàng tri thức của người M’nông thời cổ xưa

Nó dung chứa tất cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người M’nông

Thật không quá lời khi cho rằng, khi nghe Ot Ndrong chúng ta nhƣ đang đƣợc xem những “bộ phim tư liệu nghệ thuật” về tộc người M’nông vậy Qua tìm hiểu thể loại tự sự dân gian dài hơi này, chúng ta sẽ đƣợc “tiếp xúc với toàn bộ quan niệm về thế giới và cuộc sống” (chữ dùng của Hêghen) của người

1.3.2 Hình thức thể hiện chính của Ot Ndrong

1.3.2.1 Mấy vấn đề về ngôn ngữ của Ot Ndrong

Văn học trước hết là nghệ thuật sử dụng ngôn từ Bởi vậy, bàn về một tác phẩm văn học không thể né tránh việc tìm hiểu phương diện ngôn ngữ Tuy nhiên tâm lý chung của các nhà nghiên cứu khi phân tích tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu thường là né tránh hoặc tạm hài lòng với việc tìm hiểu chỉ một vài giá trị ngôn ngữ của tác phẩm Lý do rất đơn giản: bởi đây là tác phẩm văn học của một dân tộc khác mà đa phần các nhà nghiên cứu không phải là người của dân tộc đó, họ chỉ được tiếp xúc với tác phẩm thông qua bản dịch của những dịch giả thời hiện đại Việc nghiên cứu trực tiếp trên văn bản ghi chép bằng tiếng bản tộc hoặc nghe hát kể bằng tiếng dân tộc hiện nay vẫn đang là những khó khăn chung của học giới Việt Nam Tất cả những điều này đƣa đến một thực tế: chúng ta chỉ có thể khám phá trọn vẹn cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đặc biệt về phương diện ngôn ngữ nếu chúng ta có đủ khả năng làm việc trực tiếp với văn bản bằng tiếng dân tộc của những chủ nhân đã sáng tạo ra nó Mọi nhận định đến từ bản dịch đều có tính tương đối và phần nào là “võ đoán” [33/3] Chúng tôi hiện nay cũng rơi và tình trạng chung đó bởi vốn hiểu biết về ngôn ngữ M’nông còn rất hạn chế Hy vọng sau này, với sự cố gắng của bản thân chúng tôi sẽ có đƣợc sự hiểu biết nhất định về tiếng M’nông để có thể làm việc trực tiếp trên văn bản bằng tiếng dân tộc thì khi đó việc nghiên cứu về ngôn ngữ của Ot Ndrong sẽ có nhiều thuận tiện và chuẩn xác hơn

Xét về mặt ngữ âm, tiếng M’nông không phải là loại ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, khi nói dễ tạo âm hưởng lên bổng xuống trầm, giàu tính nhạc như tiếng Việt Tuy nhiên trong cách diễn đạt của Ot Ndrong, ngôn ngữ của người M’nông lại thể hiện ở ƣu thế khác Đó là cách nói có vần điệu, tạo nên âm hưởng hài hoà và có sự liên kết chặt chẽ giữa các vế trong câu Dưới đây chúng tôi đi vào khảo sát một cách khái quát để thấy đƣợc những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ Ot Ndrong

Một số vấn đề lý luận về sử thi

Vấn đề lý luận về sử thi dân gian đã được nhiều nhà nghiên cứu từ trước công nguyên đến thời hiện đại đề cập đến Tuy nhiên nó đã trải qua nhiều thử thách khó khăn, thậm chí có một vài ý kiến lại mâu thuẫn với nhau, hoặc không thể đem nó mà áp dụng cho việc nghiên cứu về thể loại này ở khắp mọi nơi

Sử thi, theo thuật ngữ Châu Âu là épos, epic, là khái niệm đƣợc sử dụng tại các quốc gia chịu sự ảnh hưởng của nền học thuật Châu Âu Ở nước ta, từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây, thuật ngữ sử thi mới đƣợc một số nhà nghiên cứu dùng để chỉ những tác phẩm nhƣ Đam San, Xinh

Nhã, Đẻ đất đẻ nước… Trước đó, phần lớn các nhà nghiên cứu, giảng dạy đều gọi những tác phẩm này và các tác phẩm cùng loại là trường ca Trường ca là danh từ chung để gọi bất kỳ tác phẩm thơ ca nào mang ý nghĩa ca ngợi và có độ dài nào đó, chứ không phải là một thuật ngữ chỉ một thể loại riêng biệt trong văn học dân gian, vì vậy nó dễ gây ra tình trạng mơ hồ, lẫn lộn giữa những tác phẩm văn học dân gian với những tác phẩm văn học viết Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất dùng thuật ngữ sử thi để chỉ những tác phẩm văn học dân gian có quy mô phản ánh hiện thực rộng lớn, những tác phẩm đƣợc sản sinh trong những điều kiện xã hội đặc thù mà xã hội đó không bao giờ trở lại nữa

Chúng ta biết rằng, trong nghiên cứu văn học, việc xác định thể loại là một trong những khâu cơ bản đầu tiên, không thể nào bỏ qua đƣợc, để từ đó nhà khoa học tiếp cận một cách đúng đắn với đối tƣợng mình đang nghiên cứu Việc xác định thể loại đúng đắn sẽ giúp người nghiên cứu khu biệt được đối tượng mình nghiên cứu với các hiện tƣợng khác có mối quan hệ với đối tƣợng đó Và nhờ vậy mà người nghiên cứu có thể tránh hoặc khắc phục được những lầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu của mình

Vấn đề phân loại chiếm một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học nên nó được nhiều người quan tâm và tỏ thái độ thận trọng mỗi khi đề cập đến nó Trong thực tiễn nghiên cứu văn học dân gian, việc xác định thể loại không phải là một công việc đơn giản, dễ dàng Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đã tỏ ra khá thận trọng đối với công việc phức tạp này nhƣ Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật…

1.4.1 Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu

Sử thi là loại hình văn học dân gian độc đáo, đặc sắc, có giá trị to lớn và có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển của tộc người

Chứa đựng trong mỗi tác phẩm sử thi là một không khí luôn vận động, phát triển khiến cho xã hội sử thi vừa mang yếu tố hiện thực vừa mang yếu tố huyền ảo (tưởng tượng) Xung quanh vấn đề về nguồn gốc, nội dung, khái niệm, thì vấn đề thể loại của sử thi cũng có những ý kiến khác nhau Vì vậy chúng tôi trình bày quan niệm về sử thi của một số nhà triết học, nhà nghiên cứu ngoài nước và trong nước để làm cơ sở lý luận cho việc nhận diện chính xác đặc trƣng thể loại của sử thi M’nông

1.4.1.1 Quan niệm về sử thi của một số nhà nghiên cứu ngoài nước

Người đầu tiên nghiên cứu về sử thi là nhà triết học lỗi lạc tên là Arixtôt của Hy Lạp cổ đại Trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca, Arixtôt đã đƣa ra những ý kiến có tính chất mở đường cho lý luận về sử thi Ông cho rằng, thơ sử thi, trừ cách luật quan trọng của mình ra, cũng giống nhƣ bi kịch ở chỗ mô phỏng cái nghiêm túc, nó khác bi kịch ở chỗ nó có cách luật đơn giản và là thể trần thuật (tức thự sự); ngoài cái đó ra, chúng còn khác nhau về quy mô: bi kịch cố gắng bằng mọi khả năng lồng hành động vào trong một ngày hoặc chỉ vƣợt khỏi giới hạn này một ít; còn sử thi thì không bị hạn chế về thời gian, và đó là chỗ nó khác nhau với bi kịch Nhƣng dù sao, lúc đầu, bi kịch và sử thi cũng giống nhau (tức giống nhau về chỗ không bị thời gian hạn chế)[6/32]

Về kết cấu cốt truyện, Arixtôt cho rằng, trong số những cốt truyện và hành động đơn giản thì kiểu chắp đoạn là kém nhất Ông gọi cốt truyện kiểu chắp đoạn là cốt truyện mà trong đó các đoạn (tình tiết) nối tiếp nhau không theo một quy luật xác suất hay quy luật tự nhiên [6/47] Theo Arixtôt, trong các cốt truyện thì một số là cốt truyện đơn giản, số khác là cốt truyện đan cài vào nhau (phức tạp) Ông gọi một hành động đơn giản là khi hành động đó liên tục, thống nhất nhƣ đã xác định, trong đó những biến đổi không thông qua đột biến hoặc nhận biết; còn hành động phức tạp là hành động mà trong đó sự biến đổi nói trên diễn ra có đột biến, nhận biết hoặc đồng thời có cả hai[6/49]

Về sự phân loại sử thi, cũng giống nhƣ bi kịch, Arixtôt đã chia sử thi thành các loại: sử thi đơn giản, sử thi phức tạp, sử thi thế sự và sử thi bi tráng Theo Arixtôt thì Iliat là sử thi đơn giản và bi tráng, còn Odyssée là sử thi phức tạp

Arixtôt cho rằng, sử thi có thể làm thay đổi tâm trạng của người nghe và làm phong phú các chi tiết và có khả năng biểu hiện những điều phi lý

Vào những năm 30 của thế kỉ XIX, Hêghen đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với nền lí luận sử thi Quan niệm triết học nhất nguyên luận duy tâm khách quan của ông chi phối mọi lý thuyết về giá trị thẩm mỹ của văn học nghệ thuật Hêghen viết: Sử thi chân chính xuất hiện vào đúng lúc thời kỳ nhân dân đã bừng tỉnh, không còn khù khờ, đần độn nữa, khi nhân dân đã củng cố đƣợc tinh thần để sáng tạo ra một vũ trụ riêng của mình và để có thể cảm thấy đƣợc rằng mình ở trong các vũ trụ đó không khác gì sống trong nhà mình vậy

Dưới con mắt của Hêghen; cá nhân anh hùng được phản ánh trong sử thi không nhằm mục đích mang lại vinh quang cho cá nhân; thực chất đó là quyền hạn và nghĩa vụ giữa khát vọng cá nhân với những quy chế của cộng đồng tập thể Ông viết: Cở sở của hành động sử thi chân chính - không thể là những nền tảng của nhà nước, dựa vào một chế độ đã định hình với những đạo luật đã được ban hành, với bộ máy tƣ pháp rộng lớn, với bộ máy hành chính đƣợc tu chỉnh, với các bộ với văn phòng nhà nước với một hệ thống cảnh sát… những máy móc và công xưởng hoạt động hiện đại của chúng ta, cùng với những sản phẩm do chúng chế tạo nên, cũng như các phương tiện làm thoả mãn nhu cầu bên ngoài trong cuộc sống của chúng ta, cũng như sự tổ chức nhà nước hiện đại, quả là không phù hợp với bối cảnh mà sử thi nguyên thuỷ đòi hỏi [31/105]

Trong tác phẩm Mỹ học, Hêghen đã chia sử thi làm ba loại: Các thơ đề trên mộ và thơ cách ngôn; các trường ca giáo huấn - triết học, các bài trường ca về vũ trụ và thần linh; sử thi chính thức

Về các thơ đề trên mộ và thơ cách ngôn, Hêghen viết “thơ đề trên mộ, theo nghĩa thực của nó tức là những lời chạm trên các cột trụ, các lăng miếu, các đồ cúng và các đồ vật khác, mỗi lời ghi tạc như vậy dường như là một bàn tay tinh thần chỉ một cái gì đó và qua những chữ viết trên đồ vật báo trước một cái gì đó…Ở đó con người vẫn chưa biểu đạt cái tôi cụ thể của mình”[23/569] Mục đích của thơ đề trên mộ và thơ cách ngôn là giáo dục cho con người biết bổn phận, danh dự, nên làm gì và không nên làm gì Tính chất của giai đoạn sử thi này là tính chất xét đến cái trường tồn và cái khái quát với tính cách thực sự của nó nhằm mục đích báo trước, giáo dục, xây dựng về đạo đức, khuyến khích đi theo đạo đức ở trong cuộc đời, làm cho tác phẩm này có một phong thái giáo huấn Song vì các châm ngôn của nó mới mẻ, các quan niệm của nó về cuộc đời là tươi mát, suy nghĩ của nó là ngây thơ, nó còn khác rất nhiều so với các loại thơ giáo huấn ở thời kỳ sau này

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG

Nhân vật văn học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (1992) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: Nhân vật văn học là con người cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng, khái niệm nhân vật văn học có khi đƣợc sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ là một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người

Do tính cách là một hiện tƣợng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử Trong thời cổ đại, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và sức mạnh của con người Ứng với xã hội phân chia giai cấp, nhân vật của truyện cổ tích lại khái quát các chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ giữa con người với con người như thiện với ác, trung với nịnh, thông minh và ngu đần…Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác nhau của đời sống

Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật luôn luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm Nhân vật văn học đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện Nhờ việc miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tƣợng hội hoạ và điêu khắc, nhân vật văn học là chỉnh thể vận động, có tính cách đƣợc bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang tính chất quá trình

Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành các kiểu khác nhau: Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ; dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Dựa vào thể loại văn học, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch Dựa vào cấu trúc hình tƣợng, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng [22/164]

Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống, là một hiện tƣợng hết sức đa dạng, là những sáng tạo độc đáo không lặp lại ở những tác phẩm khác nhau Một tác phẩm có thể có một nhân vật hoặc nhiều nhân vật và gần nhƣ tất cả các nhân vật trong tác phẩm đều có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển Trong lý luận văn học, người ta chia ra thành những kiểu nhân vật như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tưởng…

Trong cấu trúc tác phẩm văn học, nhân vật bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm Không có nhân vật và các mối quan hệ của chúng không thể làm nên tác phẩm tự sự Mọi nhân vật đều có mối liên hệ ở các mức độ khác nhau, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau thông qua hàng loạt hành động làm nên sự phong phú của nội dung tác phẩm Họ trở thành một hệ thống nhân vật, trong đó có lớp nhân vật trở thành hình tƣợng nghệ thuật với những biểu hiện độc đáo

Trong Ot Ndrong, các nghệ nhân đã xây dựng đƣợc một hệ thống nhân vật đông đảo, phong phú và đa dạng Bên cạnh nhân vật là những cá nhân có hoặc không có tên cụ thể còn có lớp nhân vật là một tập thể (họ hàng, nô lệ, lũ người già, bọn người trẻ…) Bên cạnh những nhân vật là con người còn có các nhân vật nửa thần, nửa người đầy màu sắc huyền thoại (nhân vật “quái vật - người”, nhân vật ma lai…)

Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông có thể đƣợc chia thành 2 cấp độ:

Các nhân vật trung tâm và các nhân vật phụ làm bối cảnh Các nhân vật làm bối cảnh (như họ hàng, nô lệ, tôi tớ, lũ người già, lũ con trẻ…) chiếm số lượng đông đúc, tuy họ chỉ đóng vai trò làm nền cho không gian sử thi, tuy nhiên nếu không có lớp nhân vật này, nội dung của tác phẩm cũng sẽ kém bề thế, thiếu tính logic và dễ bị đứt đoạn Kết quả là làm mất đi tính hấp dẫn, sức cuốn hút đối với người nghe của một tác phẩm sử thi đích thực Dưới đây, chúng tôi khảo sát hệ thống nhân vật của sử thi M’nông ở các lớp nhân vật: nhân vật khai thiên lập địa, nhân vật anh hùng văn hoá, nhân vật anh hùng chiến trận, nhân vật thần kỳ, nhân vật người đẹp, nhân vật đối lập, nhân vật cộng đồng, nhân vật truyền tin.

Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông

Sử thi M’nông có chung một hệ thống đề tài, chủ yếu tập trung vào đề tài: con người thời khai thiên lập địa, những thành tích về khai sáng văn hoá nguyên thuỷ, sự nghiệp chiến đấu để bảo vệ bon làng, chấm dứt tình trạng chiến tranh liên miên Chúng mang đặc điểm thẩm mỹ chung của sử thi nhƣ tính hào hùng và tính kỳ vĩ

Trong thực tế các nhân vật trong Ot Ndrong rất khó năm bắt Trước hết là do số lượng quá đông đúc Mỗi tác phẩm thường có đến hàng trăm nhân vật kể cả chính và phụ, cả người và thần Tên nhân vật rất hay trùng lặp, nhiều nhân vật trùng tên nhau, bên cạnh đó lại có hiện tƣợng nhiều tên đƣợc dùng để đặt cho một nhân vật Chúng ta chỉ có thể nhận biết đƣợc nhân vật (nhân vật trùng tên) khi biết đƣợc nhân vật đó là con của ai Ví dụ: Ndu con Puh, Ndu con Trôk, Ndu con Rông, Ndu con Kong, Ndu con Bung; Yang con Rung, Yang con Khir, Yang con Puh, Yang con Trôk, Yang con Sol, Yang con Phan… Sở dĩ có sự trùng lặp tên là do ở dân tộc M’nông có phong tục cho con cháu được đặt lại tên những người nổi tiếng của dòng họ mình ở các thế hệ trước với nguyện vọng kế thừa được những tinh hoa ưu tú của các bậc tiên tổ

Bên cạnh tình trạng nhiều tên cùng đặt cho một nhân vật lại có tình trạng một nhân vật đƣợc đặt nhiều tên do đầu thai nhiều kiếp, mỗi kiếp một tên Ví dụ: Tiăng con Tăp, Tiăng con Rong, Tiăng con Trôk, Tiăng con Puh, Tiăng con Jri, Tiăng con Gar, Tiăng con Phan, Tiăng con Bong,… Dù là tên khác nhau nhƣng tất cả cùng là tên của nhân vật Tiăng - Tiăng con Rong

Trong Ot Ndrong, vũ trụ được người M’nông hình dung gồm có ba tầng: tầng trời (ka lơ trôk), tầng mặt đất (ka lơ neh) và tầng dưới lòng đất (tâm nâm neh) Trong ba tầng ấy đều có các bon làng của các thần linh và con người sinh sống Theo thống kê ban đầu thì bon làng của các nhân vật là con người có khoảng 98 bon (71 bon ở tầng mặt đất, 7 bon ở tầng trời, 20 bon ở tầng dưới mặt đất), bon làng của các nhân vật thần linh có khoảng 97 bon (70 bon ở tầng mặt đất, 7 bon ở tầng trời, 20 bon ở tầng dưới mặt đất) và ở mỗi bon làng gồm có rất đông đảo các nhân vật cùng chung sống (riêng bon Tiăng con Rong - bon có số lƣợng nhân vật đông nhất đã có khoảng trên 50 nhân vật) Các nhân vật có khi mâu thuẫn nhƣng có khi lại hoà hợp với nhau Trong Ot Ndrong, con người và thần linh hoạt động đan cài vào nhau tạo nên bức tranh sử thi đa âm thanh và nhiều màu sắc Ở phần phụ lục của luận án, chúng tôi thống kê và xếp loại nhân vật của Ot Ndrong thành 8 loại (tương ứng với 8 kiểu nhân vật mà luận án khảo sát) để thuận lợi hơn trong quá trình phân tích để tìm ra đặc điểm của mỗi kiểu loại nhân vật

Với tất cả sự phức tạp nhƣ đã nêu, nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi là đi vào khảo sát hệ thống nhân vật của Ot Ndrong, trên cơ sở đó có đƣợc những cứ liệu quan trọng để chứng minh nhân vật trong sử thi M’nông mang những đặc điểm của sử thi thần thoại

Nếu người Hi Lạp tự hào vì có Iliat và Ôđixê với những nhân vật anh hùng nhƣ Asin, Hecto, Uylixơ mà ở đó, những nhân vật anh hùng là sự tổng hoà sức mạnh, vẻ đẹp, khát vọng của người Hy Lạp cổ đại, như Bêlinxki đã ca ngợi Asin (Iliat) từ đầu đến chân đều ngời lên một niềm vinh quang chói lọi

Người Ấn Độ tự hào vì có Ramayana và Mahabharata mà ở đó hình tượng người anh hùng Rama đã thể hiện đầy đủ nhất những khát vọng, ước mơ của người dân Ấn Độ về một đấng minh quân, một vị anh hùng tài ba, đức độ để bảo vệ cho cả cộng đồng, giải thoát mình và mọi người thoát khỏi khổ đau, đem lại công lý, hạnh phúc cho xã hội thì sử thi Việt Nam cũng hiện lên những người anh hùng với vẻ đẹp rực sáng như Đam San, Đam Di, Tiăng, Lêng… Đó là những nhân vật đại diện cho lý tưởng của cộng đồng, là những nhân vật đƣợc tác giả dân gian xây dựng với vẻ đẹp toàn thiện, hoàn mĩ; họ đẹp cả về sức mạnh, tài năng, ngoại hình và trí tuệ… Họ là những nhân vật đại diện cho ước mơ, khát vọng của cộng đồng, luôn khao khát vươn tới một cuộc sống phồn thịnh, lừng lẫy tiếng tăm, giàu mạnh và hạnh phúc

Trong cấu trúc tác phẩm văn học, nhân vật bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm, thể hiện đề tài, chủ đề tư tưởng của tác phẩm Trong sử thi M’nông, nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm Nhƣng khác với nhân vật này trong sử thi thế giới (vốn đƣợc quan niệm chỉ có một nhân vật quan trọng nhất nào đó trong tập thể các nhân vật anh hùng) thì sử thi M’nông lại miêu tả hàng loạt các nhân vật đảm nhiệm cùng một chức năng Nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông đều có chung mẫu số với nhân vật anh hùng trong sử thi thế giới ở thể chất, ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm

Trong Ot Ndrong, nhân vật trung tâm của tác phẩm là những nhân vật đã có công khai thiên lập địa, mở mang địa bàn cƣ trú cho cộng đồng, là nhân vật đã có công khai sáng, truyền dạy cho cộng đồng những tri thức về tự nhiên và xã hội, là những anh hùng chiến trận đã chiến đấu để bảo vệ cộng đồng Trong sử thi M’nông, các nghệ nhân đã dành nhiều câu vần để nói về các nhân vật Bong, Rong, Tiăng, Lêng… Họ là những người có công to lớn đối với sự hình thành và phát triển của tộc người Họ là những nhân vật dũng cảm trong chiến đấu, táo bạo trong khám phá, mềm mỏng trong trao đổi, hài hoà trong mọi quan hệ, là hiện thân của sự kết tinh mọi phẩm chất ƣu tú nhất của cộng đồng, của thời đại

2.2.1.1 Nhân vật khai thiên lập địa

Qua Ot Ndrong chúng ta đƣợc biết, từ thời xa xƣa vũ trụ còn ở tình trạng hỗn mang, mờ mịt, sau khi có con bướm quan hệ với đá, con chuồn chuồn quan hệ nước, đẻ ra con người Trải qua một thời gian rất dài, đến đời Grôn, Grăn đẻ ra đất đai và bảy người Họ chia nhau mỗi người đi mỗi ngả, anh em “Bong và Rong đi khai phá xứ trên” Ot Ndrong đã miêu tả sự hình thành vũ trụ và nguồn gốc của loài người thật huyền diệu và kỳ ảo:

Có con bướm soi mình trên đá

Có con bướm quan hệ với đá Con chuồn chuồn quan hệ với nước Hòn đá đẻ ra một trăm người

Dòng thác sinh ra một nghìn người [48/427]

Trong kho tàng văn học dân gian nhân loại, mô típ “tảng đá thần”, “con thú kỳ lạ” là mô típ cổ, thường thấy trong các huyền thoại của nhiều tộc người trên thế giới, nó là “xu hướng tâm lý” của con người thời cổ xưa Trong công trình Thi pháp của huyền thoại, Mêlêtinsky đã viết: Theo Chase, chủ nghĩa huyền thoại và chủ nghĩa ma thuật của văn học đều đƣợc biểu hiện trong xu hướng tâm lý học của văn học, trong việc tái tạo hiện thực bằng cảm xúc, bằng sức mạnh kiểu mana (siêu thần lực) phù hợp với tính tích cực thẩm mỹ: tảng đá thần, con thú kỳ lạ, thầy lang vườn giữ mana cho kẻ mọi rợ [63/143]

Trong Ot Ndrong, Bong và Rong là người đã kiến tạo nên núi sông, ao hồ và mang giống chim muông, cây cối đến cho cuộc sống của con người Đồng thời họ cũng là người đã có công gây dựng nên những bon làng đầu tiên ở vùng đất Cao Nguyên:

Bong kéo cây mây hóa thành khe suối Đổ nước cơm hóa thành biển cả Chưa có đường Bong, Rong tự tạo Chưa có đất đai họ tự tạo nên [47/39]

Bong, Rong mang những đặc điểm chung của nhân vật khai thiên lập địa trong kho tàng văn học dân gian nhân loại Trong các truyện thần thoại của các bộ tộc Bắc Australia đã kể: Họ đưa đến các con thú tổ, sinh ra những người nam, nữ đầu tiên, tạo ra gậy đào đất cho con cháu mình, thắt lƣng bằng lông chim và các đồ trang điểm khác, dạy họ cách dùng lửa, tạo ra mặt trời…, dạy họ những điệu vũ của tổ tiên totem và chỉ dẫn nghi lễ thụ pháp [63/237] Để tạo ra đất đai và gieo mầm cho sự sống, với sức lực và trí tuệ của mình, Bong và Rong đã biến thiên nhiên cằn cỗi, nóng bức trở thành những vùng đất màu mỡ, tươi mát Vì vậy, người M’nông luôn coi Bong, Rong là những người có công kiến tạo nên quê hương, đất nước của mình và họ gọi Bong, Rong với cái tên thân thương trìu mến là me Rong Trước khi có bàn tay khai phá, tạo dựng của Bong và Rong thì:

Xứ trên kia toàn là tảng đá

Xứ trên kia bằng phẳng trống không Không có một bụi cây che nắng Không có một bụi tre cho người núp [48/432]

Cuộc tạo dựng đồi núi, sông suối của họ diễn ra thật huyền diệu, kì vĩ:

Một nắm đất Rong đắp núi Nâm Brah Một nắm đất Rong đắp núi Nâm veng Bong kéo cây mây hóa thành khe suối Kéo cây nrông hóa thành con sông Đổ nước cơm hóa thành biển cả Bong phóng lao hóa thành dòng thác [48/433]

Tiểu kết

Sử thi M’nông đã xây dựng đƣợc hệ thống nhân vật đông đảo, đa dạng và phong phú để tạo nên những bài ca vừa mang âm hưởng hào hùng vừa dịu dàng, êm ả, nên thơ Trong đó, nếu là trai, họ là những người có sức khoẻ, tài năng và lòng dũng cảm; là gái, họ là những người có sắc đẹp, siêng năng và chăm chỉ Họ tiêu biểu cho sức mạnh, tài năng và trí tuệ của dân tộc M’nông

Những nhân vật đó vừa là kết tinh sức mạnh của tập thể, vừa là biểu tƣợng cho lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức của thời đại Tất cả các sự kiện lớn, các nội dung quan trọng của Ot Ndrong đều tập trung xoay quanh các nhân vật anh hùng: từ cuộc chiến tranh bảo vệ thị tộc, bộ lạc đến các cuộc chiến tranh báo thù, giành lại người đẹp, giành lại vật quý, cho đến cuộc sống lao động sản xuất, xây dựng bon làng Người anh hùng có mối quan hệ thường xuyên và gắn bó mật thiết với cộng đồng cho nên chiến công và sự nghiệp của người anh hùng cũng chính chiến công và sự nghiệp của toàn thể thị tộc

Nhân vật trong sử thi M’nông khá đông đảo, đa dạng và thuộc nhiều lớp khác nhau Có nhân vật thuộc lực lƣợng siêu nhiên nhƣ thần linh, ma lai, bùa ngải; có nhân vật thuộc lực lƣợng tiến bộ nhƣ các nhân vật anh hùng; có nhân vật thuộc lực lƣợng phản tiến bộ nhƣ nhân vật đối lập; ngoài ra còn có nhân vật cộng đồng, nhân vật người đẹp, nhân vật truyền tin Tuỳ theo từng trường hợp hay sự kiện cụ thể, sự can thiệp của các nhân vật có ảnh hưởng ít hay nhiều đến nội dung của tác phẩm Căn cứ vào vai trò, chức năng và mức độ ảnh hưởng, chúng tôi nhận thấy nhân vật anh hùng, nhân vật thần linh, nhân vật đối lập là những nhân vật có ảnh hưởng nhiều hơn cả Hành động của họ thường có ý nghĩa quan trọng hoặc quyết định đến sự vận động, phát triển của tác phẩm

Nhân vật văn học bao giờ cũng là sản phẩm cụ thể của quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả cho dù họ có ý thức về điều đó hay không

Trong sử thi M’nông, các nghệ nhân đã xây dựng nên hệ thống nhân vật theo một quan niệm phức hợp Theo đó, nhân vật người đẹp, nhân vật cộng đồng chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực hơn cả Nhân vật anh hùng, nhân vật đối lập lại thể hiện rất rõ sự xen lẫn giữa hiện thực và huyền ảo Còn nhân vật thần linh và nhân vật truyền tin lại là một huyền thoại đích thực, khắc hoạ thành công lớp nhân vật “quái vật - người” này, tác giả dân gian chịu sự chi phối mạnh mẽ của tƣ duy thần thoại Nói tóm lại, các lớp nhân vật trong Ot Ndrong xuất hiện dưới nhiều đặc điểm khác nhau là kết qủa của tư duy hồn nhiên, không có chủ định thống nhất theo một nguyên tắc cố định nào như thường thấy trong văn học viết Và có thể nói, mặc dầu cảm hứng ca ngợi người anh hùng chiếm ưu thế nhưng bên cạnh đó, cách lý giải chiến công và chiến thắng của người anh hùng ở sử thi M’nông còn cho thấy một quan niệm ấu trĩ trong tuổi thơ của nhân loại ở cộng đồng dân tộc M’nông

Trong chương 2 của luận án, chúng tôi đã đi vào khảo sát hệ thống nhân vật của sử thi M’nông với mục đích là phân tích để chỉ ra những đặc điểm nổi bật của mỗi một kiểu loại nhân vật trong tác phẩm Ot Ndrong Trong quá trình phân tích hệ thống nhân vật thì đồng thời với công việc đó chúng tôi cũng đã nhấn mạnh đến đặc điểm, tính chất thần thoại của các loại nhân vật để trên cơ sở đó có đƣợc những cứ liệu góp phần vào việc chứng minh Ot Ndrong mang những đặc điểm của tiểu loại sử thi thần thoại Và đặc điểm thần thoại của Ot Ndrong sẽ được chúng tôi tiếp tục chứng minh và làm rõ hơn ở chương 3 của luận án.

VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA SỬ THI M’NÔNG

Môi trường diễn xướng của sử thi M’nông

Diễn xướng là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định thể loại của tác phẩm Thậm chí trong nhiều trường hợp, hình thức diễn xướng là yếu tố quyết định để xác định thể loại: ví dụ trường hợp truyện Chử Đồng Tử, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 xếp vào thể loại truyện cổ tích nhưng nếu nhìn dưới góc độ diễn xướng, tức là sự thể hiện tác phẩm trong đời sống cộng đồng thì tác phẩm đó thuộc thể loại truyền thuyết, hay ít nhất cũng là một truyền thuyết đang trên đường bị cổ tích hoá [29/128]

Trước hết, diễn xướng khác biểu diễn, trình diễn Khái niệm diễn xướng (performance) gắn với các loại hình folklore nhƣ là một đặc trƣng quan trọng của nó, thể hiện bản chất của đối tƣợng cũng nhƣ quá trình sáng tạo Đối với nhiều tác phẩm văn học dân gian, sáng tạo và diễn xướng là hai hoạt động diễn ra đồng thời, những lần thể hiện sau gọi là tái diễn xướng Diễn xướng thường không gắn với sân khấu mà gắn với những điều kiện không gian, thời gian nhất định, với hoàn cảnh, môi trường sống của con người Diễn xướng tạo nên sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng chung sống Như vậy, diễn xướng mang tính nguyên hợp không phân tách, gồm hai thành tố cơ bản là “diễn” (hành động xảy ra) và

“xướng” (hát lên, ca lên) Hiểu theo nghĩa đó thì diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ [29/129] Theo Nguyễn Việt Hùng, ở thể loại sử thi, dựa vào mối quan hệ với diễn xướng thì hiện nay thế giới quan niệm có ba loại sử thi: sử thi truyền miệng, sử thi truyền thống (những sử thi được sưu tẩm, văn bản hoá) và sử thi thành văn [29/135]

Trong quá trình diễn xướng sử thi, nghệ nhân dân gian có vai trò hết sức quan trọng Họ chính là người chuyên môn hoá đầu tiên công việc sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật Tuy văn học dân gian là sáng tác của tập thể nhƣng bản chất của tập thể đó là tập hợp của những cá nhân tài năng, có khả năng nghệ thuật vƣợt qua số đông quần chúng còn lại Nghệ nhân Ot Ndrong là người có trí nhớ rất tốt, có thể nói là phi thường (có thể so sánh với các nghệ nhân hát kể sử thi của thế giới, tiêu biểu nhƣ nghệ nhân Trát

Ba, người Tây Tạng, Trung Quốc đã hát kể được 25 truyện Cách Tát Nhĩ)

Họ có thể thuộc hàng vạn câu Ndrong và diễn xướng trong nhiều ngày, tiêu biểu nhƣ Điểu Mpiơih, Điểu Klƣt, Điểu Klung… Muốn nắm bắt thành thạo các sử thi, thông thường các nghệ nhân phải trải qua một quá trình học tập và luyện tập tương đối dài Xuất phát từ việc tìm hiểu bí mật tại sao các nghệ nhân mù chữ lại có thể ghi nhớ và lưu giữ hàng trăm ngàn câu thơ, các học giả đã tiến hành điều tra, phân tích và nghiêng về khuynh hướng cho rằng, mặc dù các câu chuyện sử thi có hàng ngàn điểm khác biệt, nhưng “mô hình câu chuyện” của chúng lại chỉ có hạn, phương thức gắn kết môtíp của câu chuyện cũng có một số quy luật để tuân theo Trong sử thi còn sử dụng rất nhiều cú pháp theo khuôn mẫu chung Chính các “chi tiết lặp lại”, những “khuôn mẫu đúc sẵn” đƣợc tạo ra từ rất nhiều “thể thức sử thi” này đã giúp nghệ nhân nắm bắt thành thạo các kỹ xảo để kể lại câu chuyện một cách lưu loát

Nghệ nhân hát kể Ot Ndrong không phải là những nghệ nhân chuyên nghiệp, cũng không phải là những nghệ nhân bán chuyên nghiệp, hát kể Ot Ndrong chưa phải là một nghề Họ diễn xướng là theo yêu cầu của cộng đồng và nhu cầu nội tại của bản thân Họ không hưởng riêng một quyền lợi vật chất nào, ngoài phần thưởng vô giá là lòng tin yêu và sự kính phục của cộng đồng [54/193] Họ hát kể sử thi là để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của dân làng, cũng có khi chỉ đơn giản là hát trong lúc rảnh rỗi, khi lao động để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân; và cũng có thể đƣợc các thầy cúng, thầy bói vận dụng vào việc tang ma, bói toán, cúng đoán bệnh (tất nhiên là chỉ mƣợn một số lời hát, còn giọng điệu, cách hát, động tác đã khác xa bản gốc - vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau) Tóm lại, nghệ nhân diễn xướng Ot Ndrong là những người lao động bình thường

Trong cộng đồng người M’nông chưa xuất hiện lớp người riêng biệt, chuyên sống bằng nghề hát kể sử thi nhƣ các nghệ nhân chuyên nghiệp của sử thi Hy Lạp Diễn xướng Ot Ndrong không phải là một nghề, càng không phải hoạt động biểu diễn kiếm lời Hiện nay hầu hết các nghệ nhân đều đã lớn tuổi và gần nhƣ không còn sức để hát kể nữa Những năm 2013, 2014 chúng tôi đã nhiều lần đến xã Đăk Ndrung, huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông gặp nghệ nhân Điểu Klƣt và đề xuất ông ot cho chúng tôi nghe nhƣng ông chỉ hát đƣợc vài câu rồi không thể hát tiếp đƣợc nữa Ông cho biết là mệt lắm, không còn sức để “kéo” nữa Mỗi lần nhƣ vậy chúng tôi không khỏi băn khoăn nghĩ về một nghệ nhân tài hoa, một “báu vật sống” đang gìn giữ những giá trị văn hoá tộc người chẳng bao lâu nữa sẽ về với tổ tiên…

Trong cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam,

Võ Quang Nhơn đã khẳng định mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường là sử thi thần thoại và theo ông, môi trường diễn xướng của sử thi thần thoại luôn kèm theo các nghi lễ tôn giáo Về đặc điểm này, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc ít nguời ở Việt Nam thì chỉ có sử thi của người Mường và sử thi của người M’nông là được dùng với ý nghĩa thiêng liêng này Trong sử thi của người Mường và người M’nông có nhiều câu, nhiều đoạn được dùng để hát kể khi đưa tiễn linh hồn người chết, để bói toán, đoán bệnh Người diễn xướng sử thi trong lễ tang ma của người Mường là những ông mo, của người M’nông là những bơjâu Trong khi đó ở các sử thi khác như khan của người Êđê, hơmon của người Bana lại được diễn xướng bởi các nghệ nhân bình thường và thường được diễn xướng trong lúc vui chơi, rỗi rãi… Đối với khan Êđê, khi diễn xướng, nghệ nhân chủ yếu chỉ dùng ngôn ngữ và giọng điệu để biểu đạt nội dung truyện kể, rất ít khi người nghệ nhân dùng động tác nào đó để mô phỏng cử chỉ, hành động của nhân vật Tuỳ theo nội dung cụ thể của truyện kể mà nghệ nhân có giọng kể sao cho phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả nhận thức, thẩm mĩ cao nhất cho người nghe Nhìn chung, hát kể khan đƣợc tiến hành theo một quá trình khá đơn giản Khi bắt đầu, giọng nghệ nhân từ thấp lên cao, diễn tả hết một câu, một ý thì giọng nghệ nhân ngân dài để ngắt câu, chuyển ý và tiếp đó người nghệ nhân lại trở về giọng kể nhƣ lúc bắt đầu hát kể khan Nghệ nhân diễn kể khan đã kết hợp đƣợc một cách nhuần nhuyễn giữa hát kể khan với những sắc thái của điệu hát đối đáp và khóc kể để biểu đạt từng sắc thái hành động, cảnh ngộ của nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên, tiếng chim kêu, tiếng ngựa hí, tiếng gọi voi… một cách cuốn hút, hấp dẫn người nghe Đối với Ot Ndrong, trước lúc hát kể, nghệ nhân thường tóm tắt nội dung phần mình sẽ trình bày và giải thích những chỗ khó hiểu cho người nghe Xong phần dẫn truyện, nghệ nhân nhấp một hơi rƣợu cần, đằng hắng lấy giọng, đoạn cất cao giọng Ot Ndrong Trong khi hát kể, đôi khi nghệ nhân giơ tay làm điệu bộ để diễn tả hành động của nhân vật trong truyện

Khi kể khan, người nghe chủ yếu thấy được sự việc thông qua giọng hát kể chứ không phải qua những điệu bộ nhƣ khi hát kể Ot Ndrong của nghệ nhân M’nông Khi diễn tả về những trận đánh nhau của nhân vật anh hùng với các tù trưởng đối lập, chuyện đi cướp vợ của người khác thì giọng nghệ nhân dồn dập, mạnh mẽ, mang âm hưởng anh hùng ca Khi diễn tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giọng nghệ nhân lại chậm dãi, nhẹ nhàng, êm ái, dàn trải Đoạn nói về các hành vi không đàng hoàng, không trung thực của các tù trưởng đối địch với người anh hùng, giọng người hát kể toát ra vẻ trách móc, chê bai…Tóm lại tùy vào hành động của nhân vật trong truyện mà nghệ nhân có những giọng điệu hát kể thích hợp

Khác với khan của dân tộc Êđê, Ot Ndrong đƣợc các nghệ nhân M’nông diễn xướng theo phương thức kết hợp các yếu tố: hát, kể, đối thoại và làm điệu bộ theo kiểu diễn xướng sân khấu Điều đó cho thấy sử thi M’nông mang tính nguyên hợp cao hơn và đậm chất cổ sơ hơn sử thi Êđê

Khi diễn xướng Ot Ndrong, người M’nông có những cấm kỵ, kiêng cữ

Ví dụ như nghệ nhân M’nông kiêng diễn xướng Ot Ndrong tại nhà mình hoặc nếu trong nhà nghệ nhân có người chết thì ba năm sau mới được hát kể (tất nhiên cũng không được hát kể tại nhà mình) Trong bon có người chết thì không ai đƣợc hát kể sử thi, nếu muốn hát kể sử thi thì phải ra khỏi phạm vi của bon làng Khi Ot Ndrong qua đêm, sáng mai chủ nhà phải làm lễ cúng các thần cư ngụ xung quanh nhà để báo rằng mình đã nhờ người hát kể Ot Ndrong cho cộng đồng nghe Khi nghệ nhân muốn diễn xướng tại nhà mình thì phải giết một con gà để làm lễ cúng thần linh Theo người M’nông, nếu không làm cúng mà hát kể sử thi thì người trong gia đình nghệ nhân sẽ bị ốm đau, bệnh tật hoặc bon làng sẽ gặp tai hoạ Theo Đỗ Hồng Kỳ cho biết, vào năm 2002 ông và các đồng nghiệp có yêu cầu nghệ nhận Điểu Kuk ở xã Quảng Trực, huyện Đắc Rlấp, tỉnh Đắc Lắc (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông) hát Ndrong tại nhà mà chƣa kịp mua gà, rƣợu cho gia đình làm lễ cúng khấn thần linh Sau đó không may con rể nghệ nhân này bị ngã, gia đình nghệ nhân Điểu Kuk đã bắt phạt vạ bằng cách phải mua rƣợu, gà để làm lễ cúng thần [54/195] Đỗ Hồng

Kỳ còn cho biết, khi tiếp xúc với các nghệ nhân thuộc nhóm M’nông Preh, ông được họ cho biết Ot Ndrong còn được diễn xướng trong lễ đâm trâu và lễ tang

Những nhà giàu khi có người chết, người ta tổ chức Ot Ndrong ba đêm Trong khi nghệ nhân diễn xướng, mọi người ngồi nghe chăm chú Trong khi đó, nhóm M’nông Nong lại không diễn xướng Ot Ndrong trong đám tang mà chỉ được mượn lời của Ot Ndrong để khóc thương người quá cố (khi đó gọi là nhĭm khĭt) Rất có thể trước đây nhóm Nong (và có thể một số nhóm khác nữa) cũng diễn xướng Ot Ndrong trong đám tang, nhưng vì một lý do nào đó họ đã bỏ tập tục này [54/194] (Vấn đề này chúng tôi sẽ bàn tiếp ở phần Chức năng sinh hoạt của Ot Ndrong) Điều này cho thấy Ot Ndrong còn có một giá trị linh thiêng trong đời sống cộng đồng người M’nông

Theo nhà nghiên cứu Triều Qua Kim (người Trung Quốc) thì ở rất nhỉều cộng đồng, tộc người, vai trò cơ bản của hoạt động biểu diễn sử thi là vui chơi giải trí, qua đó thính giả đạt đƣợc rất nhiều niềm vui thẩm mỹ Nhƣng ở một số truyền thống khác, công việc diễn xướng sử thi lại mang các chức năng khác, như người Mông Cổ tin rằng việc diễn xướng sử thi có tác dụng trong việc xua đuổi dịch bệnh, giải trừ thiên tai Do tin tưởng rằng sử thi có một pháp lực nào đó nên ở một số cộng đồng, trước khi diễn xướng và trong quá trình diễn xướng sử thi đều có rất nhiều nghi lễ và cấm kỵ để đảm bảo cho sự bình an của nghệ nhân và khán giả, đảm bảo cho hoạt động diễn xướng được tiến hành thuận lợi và đạt được những kết quả mà mọi người mong muốn [128/324] Dựa vào ý kiến của Triều Qua Kim và kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng về phương diện diễn xướng thì Ot Ndrong của người M’nông có thể được diễn xướng kèm theo các nghi lễ tôn giáo, và trong khi diễn xướng có kèm theo điệu bộ, cử chỉ Điều này cho chúng ta thấy rõ đƣợc tính chất cổ sơ (thần thoại) của sử thi M’nông, đúng như Võ Quang Nhơn đã viết “về phương thức diễn xướng, trong khi sử thi thần thoại là một thành tố trong cơ cấu diễn xướng nghi lễ tôn giáo dân gian thì sử thi anh hùng là một sinh hoạt văn hoá thế tục, đƣợc diễn xướng một cách bình thường, tách rời khỏi nghi lễ tôn giáo” [71/43] Như vậy, về phương thức diễn xướng, Ot Ndrong có đủ tiêu chí để xếp vào tiểu loại sử thi thần thoại (sử thi sáng thế).

Chức năng của sử thi M’nông

Khi nói về quy mô phản ánh hiện thực rộng lớn của hai tác phẩm sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharata, người Ấn Độ có câu châm ngôn “cái gì không có trong đó thì cũng không có ở bất cứ đâu trên đất nước Ấn Độ” Nhà nghiên cứu người Nga Gơnêdirơ đã coi tác phẩm sử thi của Hômerơ là “cuốn từ điển bách khoa hoàn thiện nhất thời kì cổ đại” Đối với sử thi M’nông chúng ta cũng có thể coi đó là “bách khoa thƣ” đầy đủ nhất của dân tộc M’nông, một “bách khoa thƣ” không tồn tại bằng văn bản, mà tồn tại trong trí nhớ của các thế hệ nghệ nhân dân gian

Ot Ndrong là bức tranh toàn cảnh, là kho tri thức về cuộc sống của người M’nông thời cổ xưa Người ta có thể tìm thấy ở đó những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đến những vấn đề lớn lao về nhân sinh quan và thế giới quan của người M’nông Khi nghe hát kể

Ot Ndrong, người diễn xướng cũng như người nghe đều không coi đó chỉ đơn thuần là trò giải trí, mà còn là những bài học về lịch sử của dân tộc mình Khi diễn xướng, người diễn xướng không hề có ý thức là mình nói lên tiếng nói của tâm tư, tình cảm cá nhân, mà đó là tiếng nói chung của tư tưởng, tình cảm của cả cộng đồng

Hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi thì hầu những người M’nông lớn tuổi cũng đều thuộc một số câu Ot Ndrong hay tên của các nhân vật nào đó trong các tác phẩm sử thi Nhiều câu Ot Ndrong đã trở thành thiêng liêng trong cuộc sống của họ Những câu mà Tiăng dạy các thành viên thị tộc ở trong Ot Ndrong đã trở thành những câu châm ngôn quen thuộc mà người thợ săn nào cũng phải biết trước lúc vào rừng:

Săn bò rừng không được nói tên chỉ được gọi là con đỏ Săn trâu rừng không được nói tên chỉ gọi là con sừng

Ot Ndrong còn phản ánh rất nhiều những vấn đề về đời sống tinh thần của người M’nông mà qua đó chúng ta thấy được những tri thức, kinh nghiệm sống của họ Đã thành tập tục, trước lúc đi đâu xa hay trước khi thực hiện một việc quan trọng nào đó, người M’nông thường cúng khấn thần linh mong thần linh che trở, phù hộ cho họ Điều này cũng đƣợc nói đến nhiều trong các tác phẩm sử thi, trước giờ ra trận, các nhân vật đều cầu khấn thần linh Việc thực hiện lễ cúng đƣợc kể ra chi tiết, cụ thể:

Một con gà chỉ bằng quả cà Một con gà chỉ bằng con sóc

Họ cắt cổ gà phết máu vào njuh Cắt cổ heo, phết máu vào njuh…[105/1039]

Trong cuộc sống, mỗi khi lên đường để thực hiện một công việc nào đó, dọc đường đi, nếu gặp chim sẻ kêu phía bên trái thì người M’nông cho rằng sẽ gặp may mắn, còn nếu gặp cây đổ sẽ không tránh khỏi trắc trở, rủi ro Điều này cũng đƣợc thể hiện trong các tác phẩm Ot Ndrong

Cây guih ngã bên phía tay phải Cây sa ngã bên phía tay trái Dong nói với Ndru rằng Những cái xảy ra là điềm xấu…[54/258]

Qua tác phẩm Ot Ndrong chúng ta biết được trước đây, khi gia đình M’nông có người hay một con vật nào đó sinh nở thì gia đình phải kiêng cữ, người ngoài gia đình chỉ được đến chơi và vào nhà sau một khoảng thời gian nhất định:

Con dê đẻ ba đêm hết cữ Con heo đẻ bốn đêm hết cữ Con người đẻ bốn đêm hết cữ…[54/259]

Qua Ot Ndrong chúng ta còn đƣợc thấy rất nhiều sắc thái văn hoá, những tập quán sinh hoạt của người M’nông được thể hiện một cách rất chi tiết và cụ thể Ví dụ, mỗi khi nhà có khách, gia chủ sẽ mời uống rƣợu cần theo tập quán của người M’nông: khách nếm một hơi rượu đầu, sau đó chủ uống trước, khách uống sau Những tập quán về dựng vợ gả chồng cũng đƣợc Ot Ndrong nói đến nhiều và đây là lời của Yang đòi cha mẹ đi hỏi vợ cho mình: Sao mẹ cha không đem con heo, ché rượu, không kiếm vòng bạc, vòng đồng, không tìm chuỗi hạt nhiều màu để làm đồ hỏi vợ cho con Theo lễ tục của người M’nông thì con trai đến tuổi trưởng thành thì bố mẹ phải tính đến việc đi hỏi vợ cho con và lễ vật khi đi hỏi vợ phải có đầy đủ những thứ nhƣ trên Trong sử thi cũng nhƣ trong cuộc sống hiện nay ở cộng đồng người M’nông vẫn lưu giữ tập quán, khi có con, nếu sinh con gái người ta cúng Yang cho đứa bé bằng cào, bằng lược; còn nếu sinh con trai thì người ta sẽ cúng Yang cho nó bằng rìu, bằng dựa

Tác phẩm Mùa rẫy bon Tiăng là câu chuyện nói về quá trình lao động sản xuất, về đời sống xã hội và về cuộc đấu tranh chống thiên tai của người

M’nông Tác phẩm chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm của người M’nông xưa trong việc canh tác nương rẫy và thời vụ gieo trồng:

Tháng một ta đốt rẫy cũ

Tháng hai ta phát rẫy mới Tháng ba ta đốt rẫy mới Tháng bốn ta đi trỉa rẫy cũ Tháng năm ta đi trỉa rẫy mới Tháng sáu, tháng bảy phải làm cỏ lúa Tháng tám đuổi chim rách giữ rẫy Tháng chín, tháng mười tuốt lúa về nhà…[129/28]

Trong Ot Ndrong cũng chứa đựng rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ nhằm khuyên răn con người cách sống, cách lao động sản xuất:

Muốn có rẫy phải rủ nhau làm Muốn bắn con sóc phải làm ná Muốn bắt được con cá phải làm rớ Muốn bắt được con chuột phải làm bẫy đung

Trong cuộc sống, người M’nông có tục chia của cải cho người chết Tục này cũng đuợc Ot Ndrong đề cập nhƣ sau:

Họ chia vòng tay một phần cho người chết

Họ chia xâu cườm một phần cho người chết

Họ chia răng bịt một phần cho người chết Bầu cơm vỡ chia cho Ting một cái

Cái nồi vỡ chia cho Rung một cái [122/2455]

Ot Ndrong còn đề cập đến nhiều phong tục, tập quán khác của người

M’nông, nhƣ khi lấy chiêng, trống ra đánh thì phải làm lễ cúng thần linh; trong gia đình, người đàn ông có việc phải đi xa, người phụ nữ ở nhà phải kiêng cữ: Đàn ông goá vợ mượn cuốc không cho Đàn ông goá vợ mượn cào cũng kiêng Đàn bà goá chồng mượn rìu không nên

Trong đời sống của người M’nông, tín ngưỡng về bùa ngải, ma lai chiếm giữ một vị trí cực kỳ quan trọng và họ luôn tin những thứ đó là có thật, chi phối mọi mặt đời sống của họ Trong Ot Ndrong thì ma lai, bùa ngải và các hình thức bói toán để đoán bệnh xuất hiện với một tần suất khá đậm Việc truyền ma lai cho nhau là nguyên nhân của mọi hiềm khích, mọi hận thù, là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc giữa các nhân vật trong tác phẩm sử thi Vì ma lai mà họ lừa gạt, chém giết lẫn nhau Hiện nay, bùa ngải vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người M’nông Họ vẫn tin rằng những câu chuyện về bùa ngải, ma lai là có thật, điều đã gây ra những câu chuyện đau lòng trong cuộc sống của cộng đồng

Trong Ot Ndrong thì các loại nhạc cụ, chức năng và công dụng của nó đã đƣợc kể ra một cách khá chân thực và sinh động Cồng chiêng là loại nhạc cụ vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí vừa thực hiện chức năng là chiếc cầu nối giữa cuộc sống của con người với thế giới thần linh: Khi làm cỏ lúa người ta đánh chiêng nhỏ; lúc tuốt lúa đánh chiêng lớn; nhà có khách thì đánh chiêng yau; kèn mbuăt thường được thổi khi có cuộc sống thanh bình, tù và được thổi khi có chiến tranh, gong put được người ta treo trên rẫy, âm thanh phát ra có tác dụng đuổi khỉ, đuổi chim… Trong nhiều tác phẩm Ot Ndrong còn kể ra khá chi tiết về những nguyên liệu làm nên một loại nhạc cụ nào đó, nhƣ gâr - một loại trống chỉ đánh trong đám tang và báo động khi có chiến tranh thì đƣợc mô tả “một bên bịt bằng da bò, một bên bịt bằng da trâu” Âm thanh của nhiều loại nhạc cụ đƣợc biểu hiện với những âm sắc khác nhau: tiếng kèn mbuăt thì du dương, dìu dặt; tiếng tù và thì ngân nga, vang vọng; tiếng cồng chiêng thì dồn dập, trầm hùng và rộn rã…

Theo khảo sát của chúng tôi và qua những lần trao đổi với một số người M’nông lớn tuổi nhƣ ông Y Bŏ (Ma Yoăn, 83 tuổi) ở bon Dăk Prĭ, xã Nâm Ndir, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông; ông Y Thí (78 tuổi) ở bon Gia Ra, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông; nghệ nhân Điểu Klƣt, nghệ nhân Thị Mai (cháu ruột của nghệ nhân Điểu Klƣt và là con gái của cố nghệ nhân Điểu Kâu) ở xã Đăk Ndrung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông chúng tôi đƣợc biết, Ot Ndrong chủ yếu được diễn xướng trong những lúc rỗi rãi, phục vụ nhu cầu giải trí của cộng đồng Tuy nhiên họ cũng cho biết thêm, Ot Ndrong còn đƣợc dùng để khóc tang (chỉ mƣợn lời của Ot Ndrong và đƣợc khóc hát với một ngữ điệu khác với Ot Ndrong, họ gọi đó là Nhĭm khit); để bói toán, đoán bệnh; để cúng khấn thần linh mỗi khi thực hiện một công việc gì đó

Cách cấu tạo đề tài

Ot Ndrong đề cập đến nhiều vấn đề trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người M’nông Đó là những tác phẩm nói về sự ra đời thần kỳ của con người, về công cuộc khai thiên lập địa, mở mang địa bàn cư trú như

Bong, Rong và Tiăng; về công cuộc xây dựng bon làng, phát triển cộng đồng nhƣ Mùa rẫy bon Tiăng, Cây nêu thần, Kể dòng con cháu mẹ Chếp; về quá trình chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống kẻ thù gia tộc nhƣ Cướp chiêng cổ bon Tiăng; Ting, Rung chết; Con diều lá cướp Bing con Jri, Bắt con lươn ở suối Dak Hŭch…

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy truyện thần thoại đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu trúc nên những tác phẩm Ot Ndrong Theo Võ Quang Nhơn: “Từ thần thoại suy nguyên nặng về luận đoán, suy tưởng về sự hình thành vũ trụ, về việc sinh ra con người thủa ban đầu, thần thoại các dân tộc đã phát triển thành những bài ca hào hùng, mang âm điệu ngợi ca của thần thoại anh hùng ca, ca ngợi những chiến tích kỳ diệu của con người bước đầu chinh phục đƣợc thiên nhiên, sáng tạo văn hoá trong buổi đầu của các thị tộc, bộ lạc và bộ tộc” [71/43] Trong sử thi M’nông, các trận đại hồng thuỷ, nạn hạn hán, nguồn gốc và sự sinh nở thần kỳ của con người trong các truyện thần thoại cổ xuất hiện với tần suất dày đặc Ở đó các nhân vật đánh nhau bằng trận nước lụt, bằng lửa cháy rừng, bằng cơn gió xoáy; con người có khi hoá thành trâu bò húc nhau, thành con chim bay lên trời, con cá bơi dưới biển… Một điểm đáng lưu ý nữa là những chi tiết về sự hình thành đất nước, con người trong sử thi M’nông không phải chỉ đóng vai trò mở đầu câu chuyện, đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng dân gian, mà chúng thật sự là những bộ phận quan trọng, cấu thành nên tác phẩm Dưới đây là một đoạn nói về sự sinh nở thần kỳ của loài người Xưa kia, vũ trụ còn ở tình trạng hỗn mang, mờ mịt Trong vũ trụ, mặt trời và mặt trăng được định hình sớm nhất Sau đó con bướm quan hệ với đá, con chuồn chuồn quan hệ với nước và đẻ ra con người:

Có con bướm soi mình trên đá

Có con bướm quan hệ với đá Con chuồn chuồn quan hệ với nước Hòn đá đẻ ra một trăm con người Dòng thác sinh ra một nghìn con người [48/427]

Nhiều tác phẩm Ot Ndrong giải thích sự hình thành trời đất, sông núi, con người với nhiều chất liệu huyền thoại gắn với quan niệm sơ khai về vũ trụ, về sự sống của con người và quá trình tạo lập bon làng của người M’nông Đề tài chính trong sử thi M’nông cũng là chiến tranh nhƣng có thể nói chiến tranh trong Ot Ndrong còn mang đậm “một màn sương huyền thoại”

Chiến tranh trong sử thi M’nông có nhiều dạng và nó chủ yếu đƣợc bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Một lực lƣợng siêu nhiên nào đó tạo ra nạn hồng thuỷ, động đất, mất mùa cho bon làng và dẫn đến những cuộc chiến tranh

- Quái vật hãm hại bon làng, chẳng hạn nhƣ con sâu khổng lồ bú vú của Djăn - vợ Tiăng; con châu chấu, con đỉa nuốt bon Tiăng…

- Săn bắt sản vật, cướp đoạt của cải giữa các gia tộc như đánh trộm cá, chặt trộm cây thuốc, cướp chiêng ché quý, lấy hoa bạc hoa đồng…

- Đề tài thổi ngải, truyền ma lai cho nhau cũng xuất hiện nhiều trong những tác phẩm Ot Ndrong và đây nhiều khi là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh tàn khốc giữa gia tộc này với gia tộc khác trong xã hội M’nông thời cổ xƣa

Trong sử thi M’nông, các cuộc chiến tranh diễn ra triền miên, dai dẳng

Kết thúc các trận đánh nhau, bên thắng trận bao giờ cũng trở về bon làng của mình Trong sử thi M’nông không thấy có tình trạng chiếm cứ đất đai, mở rộng lãnh địa cƣ trú Điều này phần nào cho ta thấy đƣợc tính chất cổ xƣa của sử thi M’nông

Tóm lại, đề tài trong sử thi M’nông vẫn còn mang những dấu ấn của thần thoại, nó nói nhiều đến sự sinh nở và sự xuất hiện thần kỳ của con người, về sự biến hóa kì lạ, kèm theo đó là sức mạnh siêu nhiên của các nhân vật Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đề tài của sử thi M’nông có sự khác biệt với đề tài của sử thi Êđê Đề tài của sử thi Êđê chủ yếu nhắc tới chiến tranh để giành lại buôn làng, giành lại người phụ nữ đã bị chiếm đoạt và dấu ấn thần thoại phai nhạt dần Trong khi đó kẻ thù của người anh hùng trong Ot Ndrong chủ yếu là lũ quái vật, thần linh, ma lai Trong nhiều tác phẩm Ot Ndrong, kẻ thù của cộng đồng có nhiều sự khác biệt so với sử thi Êđê và sử thi thế giới Nó không phải là người như sử thi Hy Lạp, Ấn Độ, Êđê; cũng không phải là quỷ như các sử thi cổ sơ Trung Á, mà nó “cổ sơ hơn nữa”, là những “người - cây” như bọn Sơng, Dong con Nge [67/314].

Cốt truyện của sử thi M’nông

Cốt truyện của sử thi M’nông chủ yếu là cốt truyện đơn đƣợc liên kết với nhau theo kiểu chắp đoạn hoặc xâu chuỗi Cốt truyện đơn là cốt truyện có nội dung không đầy đủ, trọn vẹn; còn cốt truyện liên kết có nội dung khá đầy đủ, trọn vẹn

Trong sử thi M’nông, các cốt truyện đơn ghép lại với nhau theo kiểu chắp đoạn để tạo thành cốt truyện liên kết, vì vậy mà có người gọi là sử thi phổ hệ (Phan Đăng Nhật), là sử thi chuỗi, sử thi liên hoàn (Bùi Thiên Thai) Dưới đây chúng tôi dẫn ra hai ví dụ để thấy được đặc điểm cốt truyện của sử thi M’nông, trên cơ sở đó có thể xác định đƣợc đặc trƣng tiểu loại của Ot Ndrong Qua khảo sát, chúng tôi thấy cốt truyện của sử thi M’nông gồm có hai loại nhƣ sau:

* Cốt truyện đơn có nội dung tương đối hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập nhƣ tác phẩm Đẻ Tiăng

Cốt truyện có thể tóm tắt nhƣ sau:

Bong và Rong là hai anh em ruột Rong và hai người phụ nữ khác giành nhau một người chồng nhưng không được Bị thua, Rong rủ Bong đi đến miền đất khác để sinh cơ lập nghiệp Họ đi lên vùng cao, ở đó chỉ toàn là các bãi đá Đi đến đâu hai người cùng nhau đắp đất, kiến tạo sông núi, thuần dưỡng thú vật, gieo trồng cây cối Đến Bu Prâng thì họ dừng lại làm nhà để ở và sinh sống lâu dài ở đó

Lúc đó có nhân vật tên là Tiăng, sau nhiều lần đầu thai vẫn chƣa thực hiện được ý muốn là trở thành người giàu có, danh tiếng Tiăng biết rằng, mình chỉ có thể trở thành người thật sự giầu mạnh và vang danh khi được đầu thai và trở thành con của mẹ Rong Vì vậy mà Tiăng đã dùng bùa ngải làm phép để Bong và Rong quan hệ với nhau nhƣ vợ chồng Sau khi đƣợc đầu thai vào mẹ Rong, Tiăng trở thành người có sức mạnh, tài năng và trí tuệ hơn người, trở thành người giầu có và uy tín nhất đối với cộng đồng Tiăng chỉ dẫn cho các thành viên của bon làng mình cách lao động sản xuất, truyền dạy tri thức cho mọi người Dưới sự truyền dạy và chỉ dẫn của Tiăng, bon làng ngày càng giầu mạnh, vui tươi, tấp nập Tiăng trở thành người giàu có, tài giỏi và nổi tiếng khắp vùng

* Cốt truyện đơn bị đứt quãng, không thể đứng độc lập nhƣ tác phẩm

Ndu thăm Tiăng và tác phẩm Tiăng chết…

Ndu thăm Tiăng có thể tóm tắt nhƣ sau: Đêm ngủ mơ gặp Tiăng, sáng dậy Ndu kể cho vợ nghe về giấc mơ của mình và thuyết phục vợ cùng mình đi thăm Tiăng Vợ Ndu bận việc nên không đi Ndu đƣợc Dong đồng ý cùng đi thăm Tiăng

Hai người chuẩn bị các thứ cần thiết cho chuyến đi Trước lúc đi có điềm xấu xảy ra, Dong khuyên không đi nữa nhƣng Ndu vẫn quyết đi Ndu cầu khấn thần linh để thần phù hộ cho chuyến đi của mình nhƣng các thần vẫn không muốn cho Ndu đi thăm Tiăng Ndu đã quyết rồi nên chàng cứ đi

Các thần làm đủ mọi cách để cản đường nhưng Ndu vẫn cứ đi Khuyên thế nào Ndu cũng cứ đi và vì vậy mà Dong đành lặng lẽ theo sau Ndu

Thấy không thể ngăn đƣợc Ndu, thần Ôt, Ang biến thành hai con ó đƣa tiễn Ndu và Dong một quãng đường Khi Ndu và Dong đến bon Tiăng, dân bon Tiăng đang ăn uống, đánh chiêng Ndu gọi mãi không đƣợc, định quay trở về, Dong khuyên không nên Cuối cùng, mẹ Rong nghe tiếng gọi, bà báo cho Tiăng Tiăng cho người ra mở cổng, mời Ndu và Dong vào nhà

Tiăng mở rƣợu mừng Ndu và Dong đến chơi Dân làng kéo đến uống rƣợu, vui chơi, chật ních nhà Theo yêu cầu của Ndu, Tiăng sai con là Mbong đến chỗ mẹ Rong lấy bộ đồng la ra đánh Tiếng đồng la vang đến tai nữ thần Lêt, Mai Hai thần tức giận vì bon Tiăng tổ chức đánh cồng chiêng, uống rƣợu mà không cúng thần Nữ thần Lêt và Mai bàn cách hại bon Tiăng Trong khi đó, dân bon Tiăng vẫn không hay biết gì Họ vẫn ăn uống, vui chơi thoả thích với nhau

Truyện Tiăng chết có thể tóm tắt nhƣ sau:

Nữ thần Lêt, Mai dùng bùa ngải hại Tiăng Vợ Tiăng gọi Yơng, Yang đến Yang đi gọi Lêng Lêng đến, thấy Tiăng đã nguy kịch, Lêng đi nhờ thầy bói tìm nguyên nhân nhƣng bất lực và Tiăng chết Hồn Tiăng đi xuống Phan và ở lại đây Lêng dặn người ở nhà trông giữ xác của Tiăng, còn mình đi xuống Phan tìm hồn của Tiăng Theo dấu vết Tiăng đã đi, cuối cùng Lêng đến đƣợc bon Dê, Dơm và gặp Tiăng Lêng bảo Tiăng về, Tiăng không chịu Lêng đƣa tay túm đầu Tiăng, Tiăng biến mất Lêng đành phải quay về

Về nhà Lêng kể câu chuyện vừa mới xảy ra dưới Phan cho mọi người nghe và chàng cho biết rằng, muốn cứu đƣợc Tiăng, phải đi lấy cho đƣợc các kỉ vật (ruột con mối, vảy con chuột, dấu chân con thằn lằn…) ở bon Ting con Bong Lêng bảo Yang lấy đá đục quan tài và bỏ xác Tiăng vào đó Xong việc, Lêng, Yơng, Yang, Kông, Sung và Krông đi đến bon Ting con Bong

Nữ thần Lêt, Mai biết chuyện liền dùng bùa ngải làm cho đoàn người của Lêng lạc vào bon của anh em Rôch, Rông Bon Rôch, Rông tiếp đãi đoàn của Lêng chu đáo, nhưng rồi bất thình lình đánh và bắt trói cả sáu người vào cọc Từ trên trời, thần Kuach, thần Yong nhìn thấy liền bay xuống cứu Thần thổi ngải làm cho tất cả mọi người trong bon Rôch, Rông ngủ say Rồi thần dùng ngải cứu Lêng và những người anh em cùng đi với chàng Nhưng trong trường hợp này, bùa ngải chỉ linh nghiệm với mình Lêng, thần biến da thịt của Lêng trở nên cứng nhƣ đá

Khi người của bon Rôch, Rông tỉnh dậy, họ chém chết Yơng, Yang, Kông, Sung và Krông Giết Lêng bằng gươm dao không đuợc, Rôch, Rông sai bà Đưng bỏ Lêng vào nồi nước và chất củi đốt Nồi nổ tung, Rôch, Rông chạy đến xem chỉ thấy toàn đá vụn Tiếp đó Lêng đi xuống bon Phan và chàng đƣợc

Dê, Dơm mời vào nhà cho ăn cơm, hút thuốc Sợ bị mê hoặc nên Lêng không vào, Lêng tiếp tục đi, đến một vũng nước, chàng nhảy xuống tắm và bị chết đuối Thần Kuach, thần Yong lại bay xuống cứu Cuối cùng Lêng đã đến đƣợc bon Ting con Bong

Lêng kể đầu đuôi câu chuyện cho Ting con Bong nghe và nhờ Ting tạo lại thân xác cho mình Ting sai người bỏ Lêng vào bễ thổi lửa Khi xác Lêng thành tro, người ta lấy tro nặn thành hình người, rồi thổi ngải vào hình người mới nặn, nó trở nên sống động Đó là “con người mới” của Lêng Lêng hỏi Ting về các kỉ vật, Ting nói vẫn còn nguyên Trước khi lên đuờng đi đánh Rôch, Rông, Ting đã giao các kỉ vật cho Yong, Kong giữ Ting lại sai Yong, Kong đi nhờ mẹ Ba ba và mẹ Rùa giúp Lêng kéo cây đa trở về mặt đất Ting, Lêng, Yong, Kong, Yui, Srai và Mbong trèo lên cây đa ngồi Mẹ Ba ba và mẹ Rùa kéo cây đa đi Đến gần bon Rôch, Rong, trừ Yong, Kông trông giữ cây đa, còn năm người kia cùng Lênh vào đánh Rôch, Rong Thắng trận, Lêng bay lên trời mang linh hồn những người anh em bị Rôch, Rong sát hại trước đây về mặt đất, nhờ Ting thổi ngải cho sống lại Tất cả mọi người lên cây đa ngồi cho mẹ

Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi M’nông

Cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng trong thi pháp để có thể xác định đƣợc sự khác biệt giữa các tiểu loại sử thi Trong sử thi cổ điển đã xây dựng đƣợc những nhân vật anh hùng mang lý tưởng của thời đại, mà qua đó con người thời xưa đã gửi gắm ước mơ, khát vọng về một nhân vật với vẻ đẹp toàn bích và hoàn mỹ Còn trong sử thi cổ sơ (sử thi thần thoại), nhân vật trung tâm cũng mang lý tưởng thẩm mĩ của thời đại nhƣng nó không đƣợc hoàn hảo, mỹ lệ nhƣ trong sử thi cổ điển Đó là khoảng cách phân biệt rõ ràng nhất khi so sánh sử thi cổ điển với sử thi cổ sơ về cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật trung tâm Để làm rõ điều này, chúng tôi so sánh cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê, sử thi Hy Lạp với nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông

Trong sử thi, khi xây dựng nhân vật anh hùng, tác giả dân gian thường hướng tới hình mẫu của một con người lí tưởng Chính vì thế nhân vật trung tâm của sử thi bao giờ cũng là con người toàn thiện, hoàn mĩ về tất cả các mặt: sức mạnh, tài năng, trí tuệ, ngoại hình, trang phục, vũ khí…

Nhƣ chúng ta đã biết, sử thi ra đời vào thuở bình minh của lịch sử loài người, phản ánh những biến cố lớn lao của thời đại khi xã hội chuyển mình từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang hình thái tổ chức cao hơn Sử thi cổ sơ M’nông và sử thi cổ đại của thế giới nói chung (ở đây thuật ngữ sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại đƣợc chúng tôi sử dụng theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay: sử thi cổ sơ (épopée archaique) ra đời trong giai đoạn chƣa có quốc gia còn sử thi cổ đại (épopée antique) xuất hiện khi xã hội đang trong thời kì vân động để hình thành mô hình nhà nước sơ khai) bên cạnh những điểm tương đồng phổ biến của thể loại còn có những nét khác biệt do xuất phát từ thời đại, dân tộc và nền văn hoá khác nhau

Theo chúng tôi, trong hầu hết sử thi M’nông, các cuộc chiến tranh chủ yếu xuất phát từ thế giới con người thì ở sử thi Hy Lạp, nguyên nhân chiến tranh thường bắt nguồn từ thần linh Còn xét về mục đích sâu xa, chiến tranh trong sử thi M’nông mới chỉ nhằm thống nhất các thị tộc thành liên minh lớn hơn còn chiến tranh trong sử thi Hy Lạp đã hướng đến việc hình thành mô hình nhà nước sơ khai (tiền nhà nước) Khi miêu tả chiến tranh, sử thi M’nông còn rất mộc mạc và thô sơ, chƣa thể tạo nên những bức tranh trận mạc hoành tráng, các nhân vật anh hùng đƣợc xây dựng một cách công thức, chƣa có tính cách riêng Trong khi đó, nghệ thuật miêu tả chiến trận của sử thi Hy Lạp đạt đến độ mẫu mực, điển hình với một phong cách ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng, sử thi Hy Lạp đã tạo đƣợc những con người bất hủ: Asin, Hécto, Patrôclơ… Họ hội tụ những phẩm chất lớn lao của dân tộc, đồng thời lại có cá tính riêng độc đáo Trong khi đó, người anh hùng trong Ot Ndrong chỉ anh hùng qua ý chí, quyết tầm, còn khi hành động, họ hạn chế đến mức nếu không có sự can thiệp của thần linh, bùa ngải thì phần thắng chƣa chắc đã thuộc về họ

Về cách thức xây dựng nhân vật, giữa sử thi M’nông và sử thi Êđê cũng có sự khác nhau, những sự khác nhau đó cho chúng ta có thêm cơ sở để thấy đƣợc tính chất cổ sơ của sử thi M’nông Trong sử thi Êđê, Đam San được miêu tả như một sự hoàn mĩ Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khoẻ đẹp và oai phong Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre… Mặt Đam San đỏ bừng hơi men, hay vì giận dữ Lúc anh cười miệng đỏ như dưa gang Môi mỏng như lá tỏi Cổ trơn tru đẹp như quả cà chín Đam San đƣợc nghệ nhân miêu tả có giọng nói sang sảng, vang động khắp núi rừng Trang phục của Đam San thể hiện đƣợc sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quấn chéo một tấm mền chiến, có đủ gươm giáo

“Chàng ta mang tấm áo choàng trên vai, tay đeo vòng, tay cầm gươm trạm trổ và sắc bén…” Đam san không những có ngoại hình oai phong, lẫm liệt mà chàng còn có khát vọng cháy bỏng để chinh phục những đỉnh cao của thời đại

Tài năng, phẩm chất của Đam San đƣợc thể hiện rõ nhất trong cuộc giao chiến với các Mtao Mục đích của cuộc chiến là cứu người vợ bị cướp, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng, giữ gìn sự bình yên, giàu có của buôn làng Đam San đƣợc nghệ nhân xây dựng với vẻ đẹp tráng lệ, gần nhƣ là hoàn hảo, chàng oai hùng và đẹp trong mọi tình huống: bắt voi dữ, chặt cây thần, giao đấu với kẻ thù, đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ… Đam san chƣa bao giờ thôi khát khao để chinh phục những đỉnh cao của thời đại

Sau tất cả các sự kiện, dù có trọng đại và lớn lao đến đâu thì chàng cũng chỉ “nghỉ một ngày, một buổi tối và một buổi chiều” rồi chàng lại tiếp tục

“lên đường” đi chinh phục những khát vọng, lý tưởng mới Khát vọng cháy bỏng của chàng Đam San là đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ Lần này chàng quyết ra đi để bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ và trước khi chàng đi, Đam Pac Quây đã can ngăn chàng và cho chàng biết rằng đã có bao nhiêu tù trưởng khoẻ mạnh, oai dũng đã chết ở nơi ấy, nhưng Đam San vẫn quyết tâm đi tới chỗ mình muốn Khi đến thế giới của Nữ thần Mặt Trời, chàng đã bị Nữ thần Mặt Trời từ chối lời cầu hôn, Đam San cương quyết quay trở về, bất kể sự ngăn giữ của Nữ thần Và cuối cùng, là cái chết bi tráng của người anh hùng trong rừng lầy sáp đen của bà Sun Y Rít Tóm lại, hình tƣợng Đam San đã đƣợc các nghệ nhân dân gian Êđê xây dựng đạt tới sự hoàn thiện (với ý nghĩa các mặt đều có phẩm chất cao quý nhất) và toàn mỹ

Dưới đây chúng tôi đưa ra một số điểm chính trong cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật trung tâm của sử thi M’nông, để trên cơ sở đó thấy đƣợc sự khác biệt tương đối giữa sử thi Êđê và sử thi M’nông

Trong sử thi M’nông, Lêng cũng đƣợc xây dựng là nhân vật anh hùng, chàng là biểu tƣợng đại diện cho sức mạnh, sự tài giỏi, lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu phi thường, là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng chinh phục đỉnh cao của người M’nông Sau rất nhiều lần đầu thai, cuối cùng chàng đầu thai vào bụng mẹ Dŭm Lêng vốn là “nửa con thần, nửa con người”, “mặt Lêng giống nhƣ mặt thần, trong mắt Lêng chói nhƣ ngọn lửa” Khả năng, sức mạnh của Lêng đƣợc vẽ ra ngang tầm sức mạnh của vũ trụ:

Trong người Lêng có lửa phun ra Trong người Lêng có nước chảy ra Mặt trời, mặt trăng Lêng sẵn trong ngực Lửa Lêng để sẵn trong đầu

Hét một tiếng là lửa phun ra [114/70]

Khi mới lớn, tính khí của Lêng thật dị thường, luôn gây sự vô cớ với mọi người xung quanh, rất ngang ngược và bướng bỉnh:

Lêng cầm dao, chém người bằng dao Lêng hái cà, ném người bằng cà Lêng cắm chông, ném người bằng chông

Rủ uống rượu đánh người bằng ngõ [114/516]

Khi lớn lên, Lêng là một người dũng mãnh, xông xáo, bao giờ cũng là người đi tiên phong trong mọi công việc, luôn hành động vì danh dự, quyền lợi và khát vọng của cộng đồng Với sức mạnh và sự tài giỏi, Lêng đã vƣợt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành đƣợc những chiến công vang dội, đem lại cuộc sống bình yên, no đủ cho cộng đồng: Lêng đã vƣợt qua nanh vuốt của những loài thú dữ, chết đi sống lại để đi xuống Phan cứu hồn Tiăng, rước hồn Tiăng trở về; Lêng đã cứu đói cho dân làng khi thiên tai đói kém xảy ra với bon Tiăng; Lêng là người dựng được cây nêu thần Đồng thời Lêng là người rất căm ghét cái ác, cái xấu và luôn trừng phạt kẻ xấu đã gieo rắc tai hoạ, phá vỡ cuộc sống yên vui của cộng đồng Sức mạnh của Lêng là sự tổng hợp sức mạnh của nước và lửa để tạo nên sức mạnh siêu nhiên, sức mạnh thần thánh

Nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông cũng đại diện cho lý tưởng, khát vọng của cộng đồng nhưng không hẳn là người anh hùng với vẻ đẹp hoàn thiện và toàn mỹ Bên cạnh một Lêng tài dũng hơn người là một Lêng ngang ngược và hay chống đối Vì ngang ngƣợc mà Lêng không chịu lấy “con cô, con bác” như luật tục đã định sẵn Chàng đi cướp nàng Bing, Jông con Jri về làm vợ và chính vì thế mà đã gây ra những cuộc chiến liên miên giữa hai thị tộc Jri và Rong Trong những cuộc giao tranh, Lêng không phải là người lúc nào cũng thắng, cũng có lúc Lêng là kẻ bại trận:

Lêng múa gươm đánh Briăng không trúng

… Lêng con Rung phải bỏ chạy Không đấu nổi với con Briăng, Klang

So về tầm vóc thì nhân vật anh hùng trong sử thi cổ điển có tầm vóc to lớn, kì vĩ hơn Họ là những người anh hùng thuần khiết, được đặt trong không gian chiến trận thuần tuý Đó là cuộc đối đầu giữa Asin và Hecto trong Iliat trên chiến trường Tơroa với đạn bay vèo vèo, thành đô bốc cháy, ngả nghiêng… hay trong Ramayana nổi bật lên hình ảnh hoàng tử Rama trên chiến trường ác liệt với cung tên, đất đá bay rào rào… Còn người anh hùng trong sử thi M’nông lại hoạt động trong một phạm vi mang vẻ đời thường, họ ít có dáng dấp của người anh hùng thuần khiết Do đó, cũng có phần giản đơn, thô sơ, đôi khi họ không có khả năng quyết định sự thắng bại Nhân vật Lêng đôi khi cũng bị thất bại hoặc có những lúc giành đƣợc chiến thắng là do sự trợ giúp của thần linh và bùa ngải Trong sử thi cổ điển, chiến thắng mà người anh hùng giành đƣợc chủ yếu là sức mạnh thật sự của chính bản thân họ Nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông chưa phải là một nhân vật cá thể, một người anh hùng kiệt xuất tập trung toàn bộ tinh hoa của cộng đồng nhƣ Dam San, Dam Di của Êđê hay như Asin, Hécto của Hy Lạp mà thường là một tập thể anh hùng, với một vài ba nhân vật đại diện cho cộng đồng nhƣ Lêng, Yang, Mbông…

Cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của sử thi M’nông

Sử thi ra đời vào thuở bình minh của lịch sử loài người, phản ánh những biến cố lớn lao của thời đại khi xã hội chuyển mình từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang hình thái tổ chức cao hơn Sử thi cổ sơ và sử thi cổ điển, bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét khu biệt do xuất phát từ thời đại, dân tộc và nền văn hoá khác nhau

Cũng nhƣ sử thi thế giới nói chung, Ot Ndrong chứa đựng nội dung to lớn của một thời và đƣợc thể hiện bằng nghệ thuật hào hùng, kì vĩ Có khác chăng là ở các bước ngoặt lịch sử khác nhau, ở dung lượng phản ánh, độ dài ngắn và tầm cỡ của tác phẩm mà thôi Ănghen cho rằng xã hội trong Iliat- Ôđixê thuộc về “thời đại anh hùng”, tức là vào lúc mà người Hy Lạp “đã ở trên ngưỡng cửa của thời đại văn minh”, lúc mà “chế độ mẫu quyền đã nhường bước cho chế độ phụ quyền, cũng do đó mà chế độ tư hữu vừa mới nảy sinh đã chọc thủng đƣợc một lỗ hổng đầu tiên trong tổ chức thị tộc” Trong Iliat, có lần Asin đã xỉa xói Agamennông rằng sau mỗi trận đánh nhau, chiến thắng trở về, chủ tướng đã không sòng phẳng trong việc chia tài sản giành được của đối phương cho các tướng lĩnh Đó chính là cơ sở khởi thuỷ của sự phân hóa giai cấp, của chế độ tƣ hữu về tài sản

Theo một số nhà nghiên cứu văn học dân gian nước ta thì cơ sở xã hội của sử thi Êđê ở vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thuỷ, tức là xã hội đó đã đứng trước “ngưỡng cửa của thời đại văn minh” Sử thi Đam San phản ánh bước vận động, chuyển biến lớn của xã hội từ cộng đồng mẫu hệ chuyển sang cộng đồng phụ hệ, và dần dần phát triển lên thành bộ tộc, trên con đường tiến lên hòa hợp trong đại gia đình dân tộc Việt Nam Tác phẩm Đam San đã thể hiện cuộc đấu tranh, đọ sức quyết liệt, dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu hệ đang còn mạnh, nhƣng đã bắt đầu lung lay (tiêu biểu là các nhân vật nữ Hơ Bhí, Hơ Nhí) và một bên là thế lực người đàn ông, tuy có vẻ lẻ loi nhưng tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy mạnh mẽ (tiêu biểu là nhân vật anh hùng Đam San) Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai thế lực cũ và mới đó diễn ra xuyên suốt tác phẩm: Ngay từ đầu tác phẩm, Đam San đã không chấp nhận cuộc hôn nhân do ông trời đã định sẵn, chàng không chịu ra đón tiếp nhà gái, tỏ thái độ không chịu tuân theo tập tục “nối dây” của luật tục, cho đến điểm kết thúc cao nhất của truyện là Đam San đã bị chết vì đi chinh phục Nữ thần Mặt trời về làm vợ Quá trình đấu tranh đó diễn ra theo một quy trình rõ rệt và theo hướng ngày càng cao dần, ngày càng quyết liệt hơn: từ chỗ từ chối đến chống đối, từ chịu chấp nhận đến từ bỏ, từ đấu tranh ở bình diện thế tục ở dưới trần gian đến bình diện thần quyền linh thiêng ở trên trời…

Căn cứ vào nội dung và phương thức phản ánh của sử thi M’nông, chúng tôi cho rằng cơ sở xã hội của sử thi M’nông ở vào thời kì đang trên bước đường để đến trước “ngưỡng cửa của thời đại văn minh” Nói cách khác, cơ sở xã hội của sử thi M’nông cổ xƣa hơn cơ sở xã hội của sử thi Êđê và sử thi Hy Lạp

Trong Xinh Nhã, tính chất lao động tập thể và quan hệ huyết thống trong thị tộc đang dần tan rã, trong Đam San, chế độ mẫu quyền tuy còn mạnh nhƣng ít nhiều cũng đã bị rạn vỡ Trong khi đó, tính chất lao động tập thể và quan hệ huyết thống của người M’nông được phản ánh trong Ot Ndrong vẫn còn rất đậm nét Trong một số tác phẩm sử thi M’nông chúng tôi thấy bóng dáng các cuộc tập hợp nhau của người nguyên thủy khi cộng đồng có một việc quan trọng nào đó Ở đó, con người thật hồn nhiên thể hiện ý nghĩ và cách ứng xử của mình Nếu như xã hội trong sử thi của người Hy Lạp đã có sự phân chia tài sản thì xã hội trong sử thi M’nông chƣa có tình trạng nhƣ vậy Lêng và Mbông dẫn mọi người ra trận không có mục đích nào cao hơn là giữ thanh danh và giành lại những người phụ nữ đẹp đã bị kẻ thù chiếm đoạt, giành lại những vật báu của cộng đồng…

Có thể nói, chiến tranh trong sử thi cổ sơ (trong đó có sử thi M’nông) chủ yếu hướng tới việc chiếm đoạt của cải, tôi tớ, khuếch trương thanh thế thị tộc, tiêu diệt sức mạnh đối thủ, đặt nền móng cho việc hợp nhất các bon làng nhỏ lẻ, rời rạc thành những liên minh lớn hơn Trong khi đó, chiến tranh trong sử thi cổ điển cũng mang mục đích mở mang lãnh thổ, thu phục nhân lực, của cải nhƣng nằm trong xu thế thống nhất các bộ lạc và liên minh các bộ lạc để hình thành nên những quốc gia sơ khai

Trong sử thi M’nông, thần linh có một vai trò rất quan trọng, chính thần linh mới là lực lƣợng quyết định cục diện cuộc giao tranh chứ không phải con người Có thể nói, tất cả các tác phẩm Ot Ndrong đều “mang trong lồng ngực mình hơi thở của thần linh” Các thần tham gia vào hầu hết các biến cố trong tác phẩm và đã dẫn đến những bước ngoặt trong tác phẩm Thần linh góp mặt gần nhƣ đầy đủ ở cả hai phía, trực tiếp giao chiến và dùng những loại vũ khí phi thường để áp đảo đối phương Chỉ khi nào một trong hai nhóm thần chịu thua, lúc đó cuộc chiến mới ngã ngũ Trong sử thi M’nông, vai trò của thần linh hoàn toàn lấn át vai trò của con người Thần bên nào mạnh hơn thì bên đó sẽ thắng cuộc Thần linh trong sử thi Hy Lạp không những rất đông đảo mà còn được tổ chức chặt chẽ thành một hệ thống triều đình (đứng đầu là vương thần Dớt), trong khi thế giới thần linh của sử thi cổ sơ M’nông còn hoang sơ và lộn xộn, chƣa có tôn ty, trật tự gì cả Khi nói về thế giới thần linh trong sử thi Hy Lạp, Võ Quang Nhơn đã có nhận xét rất chính xác “Thế giới thần linh phức tạp, bề thế đó là gì, nếu không phải là bóng dáng của thƣợng tầng kiến trúc đã đến mức khá phức tạp và có quan hệ hữu cơ với một hạ tầng cơ sở đã khá phát triển, nhƣ xã hội cổ đại Hy Lạp” [71/18]

Người M’nông quan niệm rằng thần linh có ở mọi nơi: mặt đất - âm phủ

- trên trời Khi trong nhà có người đau ốm, thú vật quý biếng ăn, hoặc khi đem chiêng ra khỏi nhà… thì đều cầu khấn thần linh Thường thì mỗi nhân vật chính trong sử thi M’nông đều có một vị thần phù hộ Nhƣng tất cả các vị thần đều không có quyền uy tuyệt đối, đều không ngự ở một chốn thiêng nào cả, các vị thần cũng làm những công việc bình thường của con người trần thế Thần cũng có bon làng, bon làng của thần cũng có hàng rào tre bao quanh, có bãi rau, bãi chăn trâu; thần cũng có đồ trang sức, chiêng ché, các vị thần cũng ngồi cặm cụi dệt vải giống như con người Thần cũng ốm đau, bệnh tật, thèm khát ăn uống; bản tính của thần cũng giống con người: có yêu thương, căm giận, có hòa thuận, cãi cọ, có cứng rắn, yếu mềm, có cao thƣợng, có thấp hèn… Nữ thần Lêt thường là nhỏ nhen, dối trá một cách hồn nhiên, không đáng ghét; các thần Kuach, Yông, Ôt, Ang vị tha, độ lƣợng Bên cạnh đó còn có các vị thần đƣợc xây dựng theo kiểu lƣỡng tính, khi tốt, khi xấu nhƣ nữ thần Mai, Vah, Vănh Có thể nói, thế giới thần linh trong sử thi M’nông là sự mô phỏng cuộc sống của con người, được thông qua lăng kính thần thoại Điều đó chứng tỏ các quan niệm nguyên thuỷ sơ khai còn tồn tại một cách khá vững chắc và chi phối mạnh mẽ các nghệ nhân khi họ sáng tạo nên các tác phẩm Ot Ndrong Trong Ot Ndrong thần linh không có một hệ thống chặt chẽ, đúng nhƣ Đỗ Hồng Kỳ đã nói “cuộc sống giữa người trần gian và các vị thần linh không có “phân biệt” gì cả Tất cả xen cài vào nhau nhƣ trong một vũ trụ đang còn ở tình trạng hỗn mang vậy Điều đó chứng tỏ quan niệm nguyên thuỷ sơ khai còn tồn tại một cách vững chắc và chi phối mạnh mẽ nghệ nhân khi họ sáng tạo Ot Ndrong”[46/15] Điểm khác biệt nữa giữa sử thi cổ sơ M’nông và sử thi cổ điển ở chỗ quy mô của các cuộc chiến tranh Chiến tranh trong sử thi M’nông thường diễn ra ở quy mô nhỏ hơn, kém hoành tráng hơn so với sử thi cổ điển Chiến tranh trong sử thi M’nông chủ yếu diễn ra trong phạm vi công xã truyền thống, quy mô không lớn, thời gian không dài và cũng không có sự tàn sát đến mức huỷ diệt

Thông thường, chỉ có những người cầm đầu hoặc nhân vật tham chiến tích cực của phe bại trận bị giết còn nhân dân được bảo toàn sinh mạng (trừ trường hợp sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng) Trong Ot Ndrong, các trận kịch chiến chủ yếu đƣợc giới hạn giữa các thủ lĩnh, quần chúng chỉ đóng vai trò làm nền mà thôi Trong khi đó, chiến tranh trong sử thi cổ điển (ví dụ nhƣ Iliat) chứa đựng biết bao biến cố, bao trận đấu ác liệt và bao cái chết dữ dội… Qua tác phẩm chúng ta thấy đƣợc sự đông đảo, hùng mạnh của quân đội hai bên qua các hình ảnh “đất vang dậy khi mọi bước chân tiến lên rầm rập”, “cả cánh đồng ngựa và người chật ních như nêm”… Chiến tranh trong Iliat diễn ra ác liệt đến mức mặt đất ngập sắc đỏ của máu, hết đoàn quân này đến đoàn quân kia ngã vùi lên nhau, có lúc hai phe phải đình chiến để chôn xác chết Nhìn chung, các thủ pháp nghệ thuật trong sử thi M’nông còn rất mộc mạc, thô sơ, chƣa thể tạo nên những bức tranh trận mạc hoành tráng Ngôn ngữ của Ot Ndrong là ngôn ngữ hình tƣợng - cụ thể, chƣa đạt đến sự khái quát Thủ pháp kì vĩ hoá, so sánh… vẫn còn ở mức độ thô phác Đặc biệt, các công thức kể - tả đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại quá thường xuyên đã gây nên sự đơn điệu, nhàm chán Các nhân vật anh hùng đƣợc xây dựng còn quá cứng nhắc, chƣa có cá tính riêng Trong khi đó, nghệ thuật của sử thi cổ điển đã đạt đến độ mẫu mực, điển hình với một phong cách ngôn ngữ giàu hình ảnh, hấp dẫn Qua tác phẩm, chúng ta hình dung đƣợc sự việc như đang diễn ra trước mắt, nó bao quát được một không gian chiến trận hoành tráng, hùng vĩ mà vẫn không bỏ qua các chi tiết cụ thể Nhân vật anh hùng trong sử thi cổ điển hội tụ đƣợc những phẩm chất lớn lao của dân tộc đồng thời lại có những cá tính rất riêng khác

Sử thi M’nông chứa đựng nhiều phong tục tập quán và tín ngƣỡng nguyên thuỷ Sự quần hôn thể hiện qua mối quan hệ nhƣ vợ chồng của hai anh em Bong và Rong Tục sùng bái to tem, những điều kiêng kị, những nghi lễ cổ xuất hiện rất đậm trong tác phẩm Ot Ndrong Trong cuộc sống, người M’nông thường có tục kiêng cữ như dọc đường đi, nếu gặp chim sẻ kêu phía bên trái thì sẽ gặp may mắn, nếu gặp cây ngã sẽ không tránh khỏi trắc trở, rủi ro và những điều này đƣợc nói nhiều ở trong Ot Ndrong:

Cây guih ngã bên tay phải Cây sa ngã bên phía tay trái Dong nói với Ndu rằng Những cái xảy ra là điềm xấu [47/258]

Qua Ot Ndrong chúng ta biết được trước đây, khi gia đình M’nông có người hay động vật sinh nở, họ có tục kiêng kị, người ngoài gia đình chỉ được vào nhà trong một thời gian nhất định:

Con dê đẻ ba đêm hết cữ Con heo đẻ bốn đêm hết cữ Con người đẻ bốn đêm hết cữ

Trong văn học dân gian, môtip anh em ruột lấy nhau là môtip khá cổ

Các nhà nghiên cứu nhất trí rằng đó là cách phản ánh hình thức tạp giao của người nguyên thủy khi còn sống bầy đàn Môtip này trong sử thi M’nông lại chứng tỏ điều kiện xã hội đƣợc đề cập trong tác phẩm không đƣợc cổ nhƣ các truyền thuyết huyền thoại, những cuộc quan hệ này đều đi đến kết cục là thành vợ, thành chồng, con đàn, cháu đống Hình thức tạp giao ấy là tất nhiên, là hợp với “quan hệ đạo đức” của thời đại Trong sử thi M’nông, khi Bong bị bùa ngải sai khiến đến tỏ tình với em gái, nhƣng đã bị phản ứng quyết liệt:

Anh bây giờ biến thành con chó hay sao Tại sao anh lại tỏ tình với em

Anh đừng có đùa với trời nhé

Nhưng rồi vì thương anh (cũng thông qua sự mê hoặc của bùa ngải) nên Rong đã đồng ý quan hệ với anh nhƣ vợ chồng Nhƣng sau đó Bong lại phản đối điều mình đã mong muốn trước đây:

Không được đâu em ơi Nếu chúng ta là bà con xa mới được Anh với em một mẹ đẻ ra

Ta không thành vợ chồng được đâu

Thực chất xã hội đƣợc phản ánh ở đây là xã hội đã có tục bài trừ hôn nhân giữa những người cùng huyết thống Tuy nhiên tập tục này vẫn chưa được bài trừ một cách triệt để vì thế mới dẫn đến Bong quan hệ với Rong Điều này đã làm cho trời đất tối tăm, ngả nghiêng

Một vấn đề khác là bùa ngải Củ ngải có khả năng sai khiến người khác làm theo ý của chủ, có phép màu nhiệm làm cho người ta chết đi sống lại Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng hoang đường, nhưng người M’nông lại tin là có thật Trong những trận đánh nhau họ đều dùng ngải, thậm chí họ dùng ngải đối với cả thần linh Ngải làm cho con người phải đứng yên, làm cho cô gái phải biết yêu, làm cho người khác phải nghe theo lời người bỏ ngải…

Củ ngải này phải nghe theo ta Cái thần ác phải đi cho xa Cái thần xấu phải đi cho xa Cái ma rừng phải biến nơi khác

Tiểu kết

Từ sự so sánh giữa sử thi M’nông với sử thi của các dân tộc khác, đặc biệt là với sử thi của người Êđê, chúng tôi đã tìm ra sự khác biệt để khẳng định rằng sử thi M’nông không phải là sử thi anh hùng mà là sử thi thần thoại (sử thi cổ sơ, sử thi sáng thế) Nó là một bước phát triển mới của các câu chuyện thần thoại, thuộc vào lớp sử thi cổ nhất, ở đó cách xây dựng cốt truyện và hình tƣợng nhân vật trung tâm còn chƣa hoàn thiện và nhiều khi còn hết sức đơn giản, có khi còn là sự chắp nối đơn điệu

Về phương thức diễn xướng, khác với sử thi anh hùng, khi diễn xướng

Ot Ndrong, nghệ nhân dân gian dùng cử chỉ, điệu bộ để diễn tả nội dung mà mình muốn nói tới và môi trường diễn xướng thường kèm theo các nghi lễ tôn giáo Về phương thức này, Ot Ndrong có nét giống với phuơng thức diễn xướng của mo Đẻ đất đẻ nước mà các nhà nghiên cứu đã công nhận đây là sử thi thần thoại

Về chức năng sinh hoạt, ngoài chức năng giải trí thì Ot Ndrong còn là những bài học về tri thức, kinh nghiệm sông, bên cạnh đó Ot Ndrong còn đựơc sử dụng trong bói toán, đoán bệnh, trong đám tang

Về thi pháp, trong đó bao gồm đề tài, cốt truyện, cách xây dựng hình tƣợng nhân vật… có sự khác biệt giữa sử thi M’nông với sử thi Êđê, sử thi Hy Lạp…Đề tài của sử thi M’nông còn mang nhiều dấu ấn của thần thoại nhƣ đề tài về sự sinh nở thần kỳ của con người, về xây dựng bon làng Cách xây dựng hình tƣợng nhân vật của sử thi M’nông nhiều khi thiếu tính hợp lý, tính thống nhất Hình tƣợng nhân vật chính chƣa có vẻ toàn thiện, hoàn mỹ nhƣ hình tƣợng nhân vật trong sử thi anh hùng

Truyện thần thoại đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu thành nội dung Ot Ndrong Âm hưởng thần thoại vang vọng khắp các tác phẩm Ot Ndrong Cơ sở xã hội đƣợc phản ánh trong sử thi M’nông cổ xƣa hơn cơ sở xã hội đƣợc phản ánh trong sử thi Êđê, sử thi Ấn Độ và sử thi Hy Lạp

Từ những điểm đã chỉ ra ở trên chúng tôi khẳng định rằng sử thi M’nông (Ot Ndrong) là sử thi thần thoại Nó là kết quả của sự kết hợp và nâng cao những câu chuyện thần thoại Những truyện thần thoại đó đƣợc bổ sung thêm nhiều câu dân ca, nghi lễ - phong tục, các câu tục ngữ về những hiện tƣợng tự nhiên và xã hội khác Ot Ndrong là sự tổng hòa một cách nguyên hợp các thủ pháp của nghệ thuật dân gian với các hình thức khác của ý thức xã hội nhƣ triết học suy nguyên, tôn giáo nguyên thuỷ dưới dạng ma thuật [50/169].

Ngày đăng: 05/12/2022, 08:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w