1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)

190 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 3,77 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (9)
  • 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (0)
  • 4. Câu hỏi và Giả thuyết nghiên cứu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 6. óng góp của luận án (11)
  • 7. ấu trúc của luận án (11)
  • ƢƠN 1. TỔN QU N TÌN ÌN N ÊN ỨU V Ơ SỞ LÝ LUẬN (12)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
      • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về liên kết và mạch lạc (12)
      • 1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản khoa học và các bài báo khoa học trên thế giới và Việt Nam (24)
      • 1.1.3. Những vấn đề còn bỏ ngỏ (28)
    • 1.2. Cơ sở lý luận (29)
      • 1.2.1. Liên kết và mạch lạc (29)
      • 1.2.2. Văn bản - văn bản khoa học và bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn (34)
  • ƢƠN 2. Ặ ỂM L ÊN ẾT TRON Á B BÁO O Ọ V N N V N (45)
    • 2.1. ác phép liên kết đặc thù trong các bài báo hoa học ã hội và Nhân văn (0)
      • 2.1.1. Phép liên kết từ vựng (46)
      • 2.1.2. Phép nối (54)
      • 2.1.3. Phép quy chiếu (69)
      • 2.1.4. Phép thế và phép tỉnh lược (76)
    • 2.2. Một số đặc trƣng liên kết trong các bài báo hoa học ã hội và Nhân văn (78)
      • 2.2.1. Sự phối hợp hiệu quả của các phép liên kết trong các bài báo KHXH&NV (78)
      • 2.2.2. Phương tiện liên kết đặc trưng trong các bài báo KHXH&NV (79)
      • 2.2.4. Liên kết trong các bài báo khoa học và liên kết trong các văn bản thuộc (90)
  • ƢƠN 3. Ặ ỂM M L TRON Á B BÁO O Ọ V N N V N (0)
    • 3.1. Mạch lạc trong quan hệ đề tài - chủ đề (98)
    • 3.2. Mạch lạc trong quan hệ lập luận (100)
      • 3.2.1. Cấu trúc lập luận trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn (101)
      • 3.2.2. Quan hệ lập luận trong phần Dẫn nhập, phần Kết luận của các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn (109)
    • 3.3. Mạch lạc trong trật tự hợp lý giữa các câu, các đoạn và cấu trúc toàn văn bản (115)
      • 3.3.1. Mạch lạc trong trật tự hợp lý giữa các câu, các đoạn (115)
      • 3.3.2. Mạch lạc trong cấu trúc văn bản (119)
  • KẾT LUẬN (6)

Nội dung

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu ối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm liên kết và mạch lạc trong 586 bài báo KHXH&NV đăng trên Tạp chí Khoa học - HQGHN từ năm 1985 đến năm

2013 (thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Giáo dục, Kinh tế, Xã hội học, Lịch sử, Ngôn ngữ, Triết học, Văn học v.v.)

Do khuôn khổ thời gian và dung lƣợng luận án, nên chúng tôi chỉ xem xét sự xuất hiện của các PLK trong các bài báo KHXH&NV, sự mạch lạc trong quan hệ nội chiếu bên trong VB (gồm mã tín hiệu ngôn ngữ, cấu trúc lập luận, kết cấu thể loại VB) ác yếu tố khác liên quan đến mạch lạc bên ngoài VB (bao gồm: ngữ cảnh, kiến thức nền, người viết/ người đọc) hy vọng sẽ được đề cập chi tiết hơn trong những nghiên cứu tiếp theo

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận án là tìm hiểu và chỉ ra các đặc điểm liên kết và mạch lạc xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV Qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của liên kết và mạch lạc trong thể loại VB này Từ kết quả nghiên cứu này, L hy vọng có thể đƣa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng các bài báo khoa học hướng tới đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của bài báo chuẩn quốc gia và quốc tế

- Một là, tìm hiểu và khái quát những vấn đề lý thuyết về VB, liên kết và mạch lạc trong VB, cấu trúc của một bài báo khoa học

- Hai là, khảo sát, thống kê, phân loại và xác định những PLK cơ bản đƣợc sử dụng để tạo tính logic trong các bài báo KHXH&NV

- Ba là, khảo sát, thống kê và xác định những biểu hiện đặc trƣng thể hiện sự mạch lạc trong các bài báo KHXH&NV

4 Câu hỏi và iả thuyết nghiên cứu

- Những PLK nào đƣợc dùng phổ biến trong các bài báo KHXH&NV? Việc sử dụng các phương tiện liên kết trong VB khoa học có những đặc thù gì?

- ặc trƣng mạch lạc trong các văn bản KHXHNV là gì?

- Những đặc điểm liên kết và mạch lạc trong VB khoa học đƣợc xuất hiện độc lập hay có sự ảnh hưởng với nhau?

- Liên kết và mạch lạc là hai đặc điểm bắt buộc trong VB khoa học nhằm thể hiện các suy luận của tƣ duy logic, đó không chỉ thể hiện là liên kết hình thức mà còn góp phần quan trọng đem lại sự tường minh ngữ nghĩa nội dung cho VB khoa học

- ác bài báo KHXH&NV có cấu trúc riêng và cách thức tổ chức thể hiện sự kết nối chặt chẽ, mạch lạc và thống nhất cao giữa các phần trong bài báo (tiêu đề, tóm tắt, đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận, kết luận)

Ngoài cách tiếp cận định tính và định lƣợng với các thủ pháp đƣợc sử dụng là miêu tả, quy nạp, thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh - cải biến, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là:

- Phương pháp phân tích VB: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu, miêu tả, phân tích giá trị ngữ nghĩa của các PLK, những biểu hiện mạch lạc xuất hiện đặc trƣng và đặc điểm cấu tạo cùng nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố thành phần trong các bài báo KHXH&NV

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Dựa trên lý thuyết ngữ vực (register) của

M .K Halliday về trường (field), thức (mode) và không khí (tenor) để tìm hiểu và giải thích đề tài - chủ đề, phương thức diễn ngôn (viết), chức năng các bài báo khoa học, mục đích giao tiếp đã chi phối ra sao tới cách lựa chọn các PLK và cách tạo sự mạch lạc trong các bài báo KHXH&NV ồng thời, xem xét phân tích cấu trúc diễn ngôn (các đơn vị ngôn ngữ tạo nên bài báo KHXH&NV và các qui luật chi phối tới việc tổ chức những đơn vị ngôn ngữ đó)

6 óng góp của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn, minh chứng cho cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học VB trên hai phương diện liên kết và mạch lạc

Sự liên kết của các câu, các đoạn, các yếu tố thành phần đã tạo nên sự logic, mạch lạc trong các mối quan hệ ngữ nghĩa Và đặc điểm này đã góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh về hình thức cũng nhƣ cấu trúc nội dung cho các bài báo KHXH&NV

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy các đặc điểm liên kết (các phép liên kết, các phương tiện liên kết đặc thù) và đặc điểm mạch lạc nổi bật (trong quan hệ đề tài – chủ đề; quan hệ lập luận; quan hệ giữa các câu, đoạn, cấu trúc toàn VB) trong các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học - HQGHN Trong quá trình tạo lập và phân tích các bài báo KHXH&NV cần lưu ý đến cấu trúc hình thức, tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo giá trị mạch lạc cho VB Ngoài ra, kết quả của luận án cùng những đề xuất có thể đƣợc sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường

7 ấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương: hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận hương 2: ặc điểm liên kết trong các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn hương 3: ặc điểm mạch lạc trong các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn ƢƠN 1 TỔN QU N TÌN ÌN N ÊN ỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về liên kết và mạch lạc 1.1.1.1 Nghiên cứu về liên kết và mạch lạc trong văn bản trên thế giới

(i) Nghiên cứu về liên kết và mạch lạc

Các công trình nghiên cứu về VB ngay từ giai đoạn đầu tiên (những năm

1950 của thế kỷ XX) đã có sự xuất hiện của thuật ngữ liên kết (các phương tiện liên kết hình thức) Và theo Moskalskaja, tính liên kết trong VB được thể hiện dưới dạng tính hoàn chỉnh về cấu trúc, nghĩa và giao tiếp do đó“những yếu tố này tương ứng với nhau như hình thức, nội dung và chức năng” [66, tr.27]

Hai tác giả Halliday và Hasan trong công trình “Liên kết trong tiếng Anh”

(1976) [112] đã xây dựng hệ thống các PLK trong tiếng Anh, đồng thời khẳng định ý nghĩa của các mệnh đề, các phát ngôn, đoạn văn sẽ trở nên rõ ràng hơn nhờ việc sử dụng các phương tiện liên kết Bên cạnh đó, hai tác giả đã quan niệm “một văn bản là một đoạn ngôn ngữ có mạch lạc ở hai mặt: nó mạch lạc đối với ngữ cảnh và vì vậy mà nó nhất quán trong trường ngữ vực (register) và nó mạch lạc với bản thân nó, vì thế mà nó có tính liên kết” [112, tr.23]

Phương pháp nghiên cứu

Ngoài cách tiếp cận định tính và định lƣợng với các thủ pháp đƣợc sử dụng là miêu tả, quy nạp, thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh - cải biến, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là:

- Phương pháp phân tích VB: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu, miêu tả, phân tích giá trị ngữ nghĩa của các PLK, những biểu hiện mạch lạc xuất hiện đặc trƣng và đặc điểm cấu tạo cùng nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố thành phần trong các bài báo KHXH&NV

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Dựa trên lý thuyết ngữ vực (register) của

M .K Halliday về trường (field), thức (mode) và không khí (tenor) để tìm hiểu và giải thích đề tài - chủ đề, phương thức diễn ngôn (viết), chức năng các bài báo khoa học, mục đích giao tiếp đã chi phối ra sao tới cách lựa chọn các PLK và cách tạo sự mạch lạc trong các bài báo KHXH&NV ồng thời, xem xét phân tích cấu trúc diễn ngôn (các đơn vị ngôn ngữ tạo nên bài báo KHXH&NV và các qui luật chi phối tới việc tổ chức những đơn vị ngôn ngữ đó).

óng góp của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn, minh chứng cho cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học VB trên hai phương diện liên kết và mạch lạc

Sự liên kết của các câu, các đoạn, các yếu tố thành phần đã tạo nên sự logic, mạch lạc trong các mối quan hệ ngữ nghĩa Và đặc điểm này đã góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh về hình thức cũng nhƣ cấu trúc nội dung cho các bài báo KHXH&NV

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy các đặc điểm liên kết (các phép liên kết, các phương tiện liên kết đặc thù) và đặc điểm mạch lạc nổi bật (trong quan hệ đề tài – chủ đề; quan hệ lập luận; quan hệ giữa các câu, đoạn, cấu trúc toàn VB) trong các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học - HQGHN Trong quá trình tạo lập và phân tích các bài báo KHXH&NV cần lưu ý đến cấu trúc hình thức, tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo giá trị mạch lạc cho VB Ngoài ra, kết quả của luận án cùng những đề xuất có thể đƣợc sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường.

ấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương: hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận hương 2: ặc điểm liên kết trong các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn hương 3: ặc điểm mạch lạc trong các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn

TỔN QU N TÌN ÌN N ÊN ỨU V Ơ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về liên kết và mạch lạc 1.1.1.1 Nghiên cứu về liên kết và mạch lạc trong văn bản trên thế giới

(i) Nghiên cứu về liên kết và mạch lạc

Các công trình nghiên cứu về VB ngay từ giai đoạn đầu tiên (những năm

1950 của thế kỷ XX) đã có sự xuất hiện của thuật ngữ liên kết (các phương tiện liên kết hình thức) Và theo Moskalskaja, tính liên kết trong VB được thể hiện dưới dạng tính hoàn chỉnh về cấu trúc, nghĩa và giao tiếp do đó“những yếu tố này tương ứng với nhau như hình thức, nội dung và chức năng” [66, tr.27]

Hai tác giả Halliday và Hasan trong công trình “Liên kết trong tiếng Anh”

(1976) [112] đã xây dựng hệ thống các PLK trong tiếng Anh, đồng thời khẳng định ý nghĩa của các mệnh đề, các phát ngôn, đoạn văn sẽ trở nên rõ ràng hơn nhờ việc sử dụng các phương tiện liên kết Bên cạnh đó, hai tác giả đã quan niệm “một văn bản là một đoạn ngôn ngữ có mạch lạc ở hai mặt: nó mạch lạc đối với ngữ cảnh và vì vậy mà nó nhất quán trong trường ngữ vực (register) và nó mạch lạc với bản thân nó, vì thế mà nó có tính liên kết” [112, tr.23]

Năm 1977, tác giả Van Dijk đã đề cập đến liên kết, mạch lạc ngữ nghĩa và lưu ý, sự liên kết về hình thức không đủ để tạo ra sự mạch lạc cho VB, phải dựa trên cả mặt ngữ nghĩa, sự liên kết chủ đề trong cả đoạn văn, VB cụ thể [130, tr.93]

De Beaugrande và Dressler (1981) đã quan niệm, liên kết và mạch lạc là hai đặc điểm của VB cùng với năm đặc điểm khác là: tính chủ đích, chấp nhận, thông tin, ngữ cảnh và tương tác [104, tr.3] Ngoài ra, vai trò của liên kết cũng được tác giả I.Galperin nhấn mạnh là “một phạm trù không thể tách rời của văn bản, chính sự liên kết làm cho thông tin nội dung sự việc được lý giải nhất quán” [31, tr.249]

Và theo tác giả, các phương tiện thể hiện mạch lạc trong VB, ngoài những phương tiện ngữ pháp truyền thống (liên kết giữa các câu) còn gồm các phương tiện logic, liên tưởng (thời gian, không gian, nhân – quả), hình tượng, bố cục – kết cấu, tu từ và tiết tấu – cấu tạo [31, tr.157]

Năm 1983, Brown và Yule trong tác phẩm “Phân tích diễn ngôn” cũng đã khẳng định, liên kết và mạch lạc đóng vai trò quan trọng trong các văn bản/ diễn ngôn [8] ồng thời, hai tác giả đồng ý với quan điểm của Halliday và Hasan về các PLK và đồng ý với quan điểm của De Beaugrande và Dressler về sự mạch lạc khi cho rằng, yếu tố mạch lạc phụ thuộc vào khả năng của người nghe/ người đọc để giải thích ý định của người nói/ người viết trong việc hiểu nội dung thông tin của

VB [8, tr.348] Tiếp theo, David Nunan (1993) cũng nhất trí với các PLK do Halliday và Hasan đề xuất và quan niệm, mạch lạc là việc người đọc/người nghe sử dụng kiến thức ngôn ngữ của họ để hiểu VB và liên hệ với thế giới bên ngoài [71]

Cụ thể hơn, Martin (2001) đã khẳng định, liên kết là một thuộc tính góp phần vào việc tổ chức cấu trúc của diễn ngôn [118]

Nhìn chung, có thể thấy liên kết và mạch lạc đã đƣợc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thống nhất rằng, liên kết là việc sử dụng các phương tiện liên kết hình thức, mạch lạc là sự nối kết về mặt ngữ nghĩa giữa các câu, các thành phần trong

VB và phù hợp với tình huống ngoài VB

Quan điểm về liên kết của Halliday và Hasan đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng trong các công trình của họ Vì thế, liên kết và mạch lạc đã đƣợc đề cập đến trong nhiều ngôn ngữ khác nhau [131], trong các nghiên cứu về ngôn ngữ học máy tính, ngôn ngữ học khối liệu của các VB khoa học kỹ thuật

[125] Bên cạnh đó, tầm quan trọng của liên kết, mạch lạc đã đƣợc khẳng định và đƣợc nhiều tác giả đề cập trong các loại VB khác nhau [118, 127, 138] Nhiều công trình khác đã phân tích các ngữ liệu và chỉ ra, sự liên kết thay đổi theo phương thức diễn ngôn (nói hay viết) [110, 129] và theo thể loại [128] Ngoài ra, nghiên cứu về liên kết và mạch lạc là cần thiết để cung cấp những thông tin hữu ích cho ngôn ngữ học ứng dụng, nghiên cứu dịch thuật [119] ặc biệt là, trong giảng dạy ngôn ngữ

[138, tr.16], trong các tài liệu hướng dẫn người học cách sử dụng và tạo lập một VB hoàn chỉnh, thống nhất, đảm bảo tính liên kết và mạch lạc [108, 111, 122]

(ii) Mối quan hệ của liên kết và mạch lạc ác nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều đồng ý có sự xuất hiện của yếu tố liên kết và mạch lạc trong VB, tuy nhiên quan điểm về mối quan hệ của hai thuật ngữ này có sự khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng, liên kết và mạch lạc là hai hiện tƣợng riêng biệt Một VB có thể có mạch lạc mà không cần sự xuất hiện của các PLK Liên kết không liên quan đến mạch lạc (hai khái niệm này độc lập) Mạch lạc quyết định một chuỗi câu là VB và không cần sử dụng các PLK ó là quan điểm của các tác giả: Enkvist (1978), Widdowson (1978), Ellis (1992), Hellman (1995), Sanford &

Moxey (1995) (theo Tanskanen [129, tr.16]) hi tiết hơn, theo ý kiến của hai tác giả De Beaugrande và Dressler, liên kết và mạch lạc đại diện cho bảy tiêu chuẩn của tính VB (textuality) ồng thời, đó là hai hiện tƣợng riêng biệt rõ ràng, không ảnh hưởng đến nhau [104, tr.3] Tác giả Roger T Bell (1991) cũng quan niệm, liên kết và mạch lạc là hai thuộc tính không thể thiếu của VB nhƣng chúng có sự phân biệt nhau [105, tr.163] Tác giả I.Galperin cũng phân biệt mạch lạc và liên kết, nhƣng cho rằng chúng qui định lẫn nhau [31, tr.250] John Lyons đã nhấn mạnh hơn, tính liên kết phân biệt với tính mạch lạc, là sự phân biệt giữa hình thức và nội dung [63, tr.274]

Quan điểm thứ hai đề cao vai trò của liên kết và liên kết góp phần tạo ra sự mạch lạc trong các VB ó là quan niệm của các tác giả: Hoey (1991), Parsons

(1991), Hoover (1997), Martin (1992), Thompson (1994), Dahl năm 2000 (theo Tanskanen [129, tr.20]) Tác giả Péter B Furkó (2013) cũng cho rằng, dù liên kết chỉ đóng vai trò là yếu tố nhỏ trong diễn ngôn/ văn bản, nhƣng nghiên cứu về chúng có tầm quan trọng lớn nhất, bởi chúng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra các mối quan hệ mạch lạc và ý nghĩa VB [134, tr.103]

Cơ sở lý luận

1.2.1 Liên kết và mạch lạc 1.2.1.1 Liên kết

Theo tác giả Diệp Quang Ban, “liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau” [5, tr.347]

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ xem xét đặc điểm liên kết trong VB, tìm hiểu đặc điểm liên kết giữa câu với câu, giữa các đoạn văn, giữa các thành phần trong

VB và không đề cập đến hiện tƣợng liên kết giữa các yếu tố trong một câu Do đó, liên kết trong VB là sự gắn kết và thể hiện các mối quan hệ nghĩa giữa các câu, các đoạn văn, các yếu tố thành phần để góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh cho VB đó

Theo quan niệm của Halliday và Hasan, liên kết câu với câu trong VB đƣợc thể hiện bằng bốn PLK (phương thức liên kết) là: phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lƣợc và phép thế, phép liên kết từ vựng [112]

Bảng 1.1: ác phép liên kết theo quan niệm của Halliday

[113, tr.538] ác kiểu loại Lĩnh vực ngữ pháp Lĩnh vực từ vựng

Sự chuyển đổi giữa các thông điệp Phép Nối

Phạm trù của các yếu tố

Phép Quy chiếu Liên kết từ vựng

( ồng nghĩa, quan hệ bao nghĩa) (Lặp, phối hợp từ vựng) Trong từ ngữ Phép Tỉnh lƣợc và phép Thế

Phép nối là việc tạo “các kiểu quan hệ nghĩa - logic giữa các câu có quan hệ nghĩa với nhau bằng các phương tiện từ ngữ có tác dụng nối” [113, tr.538]

Theo tác giả Halliday và Hasan, phép quy chiếu xuất hiện trong mọi ngôn ngữ [112, tr.31] Phép quy chiếu hoạt động theo nguyên tắc dựa trên cơ sở hai yếu tố có mối quan hệ đồng nhất trong VB, từ yếu tố có nghĩa chƣa cụ thể ở một câu nào đó, có thể quy chiếu đến yếu tố có nghĩa trong câu khác (có thể giải thích đƣợc yếu tố chƣa rõ nghĩa) Do đó, hai câu có liên kết với nhau [5, tr.356] ác tác giả Halliday và Hasan [112, tr.41], Nunan [71, tr.39] đều cho rằng, có hai cách quy chiếu thể hiện sự liên kết trong VB là quy chiếu hồi chiếu và khứ chiếu Hồi chiếu là việc từ câu này hướng người đọc tới những gì được đề cập trong câu trước đó Khứ chiếu hướng người đọc tới phần tiếp theo của VB và kéo người đọc “đi sâu hơn vào văn bản” để nhận dạng các phần tử mà quy chiếu hướng đến

Phép quy chiếu dựa trên các phương tiện ngôn ngữ được dùng ở vị trí yếu tố có nghĩa chưa cụ thể được chia thành ba trường hợp: quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh

+ Phép tỉnh lƣợc và phép thế

Phép tỉnh lƣợc đƣợc tác giả Halliday quan niệm “là một sự thay thế bằng zero” [113, tr.142] Phép liên kết tỉnh lƣợc góp phần vào việc cấu trúc nghĩa của diễn ngôn bằng những quan hệ từ vựng - ngữ pháp “vì nó vừa liên quan đến yếu tố từ vựng được lược bỏ vừa được phát hiện do vị trí bỏ trống trong cấu trúc cú pháp của câu” [5, tr.105]

Phép thế là cách “sử dụng ở câu này các đại từ thay thế nhƣ đó, đây, kia v.v thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy, thế, đó v.v thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cấu trúc chủ - vị, hay cú) tương ứng có mặt trong câu khác, trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết đƣợc với nhau Tất nhiên, các đại từ thay thế là những từ có nghĩa không cụ thể và nghĩa cụ thể của chúng có thể tìm đƣợc ở những từ, tổ hợp từ mà chúng thay thế” [5, tr.378]

+ Phép liên kết từ vựng

Theo Halliday và Hasan, PLK từ vựng là sự liên kết đƣợc thiết lập thông qua việc sử dụng và lựa chọn những từ ngữ (có tính chất thực từ) có quan hệ với những từ ngữ trong câu đứng trước nó để tạo sự liên kết giữa hai câu [112, tr.274] Trong công trình nghiên cứu của Halliday và Hasan (1991), liên kết từ vựng gồm hai loại: lặp lại (lặp hoàn toàn, đồng nghĩa - gần nghĩa, lặp bao hàm, lặp từ khái quát) và phối hợp từ vựng [112, tr.288], nhƣng trong nghiên cứu về “Ngữ pháp chức năng” (2004), Halliday chia liên kết từ vựng thành ba loại: lặp - đồng nghĩa, bộ phận chỉnh thể, phối hợp từ vựng [113, tr.570] Tác giả Diệp Quang Ban đã chia PLK từ vựng cho phù hợp với đặc điểm của tiếng Việt thành ba loại nhỏ là: lặp từ ngữ; dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa; phối hợp từ ngữ [5, tr.381]

Tóm lại, quan niệm về bốn PLK trên đã đƣợc chúng tôi lựa chọn tìm hiểu trong các bài báo KHXH&NV Bởi vì, cách phân loại các PLK phi cấu trúc này sẽ tránh được một số trường hợp nhầm lẫn cho người sử dụng so với cách phân loại PLK theo cấu trúc (gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung) và điều này sẽ đƣợc chúng tôi phân tích cụ thể trong chương 2 của luận án (LA)

Khái niệm mạch lạc xuất hiện muộn hơn khái niệm liên kết và đƣợc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ngoài và trong nước đề cập đến với nhiều cách hiểu khác nhau

Halliday và Hassan (1976) cho rằng: “Mạch lạc đƣợc coi nhƣ phần còn lại (sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ cảnh của tình huống (context of situation) với những dấu nghĩa tiềm ẩn (registers) Mạch lạc đƣợc coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản” (dẫn theo Diệp Quang Ban [3, tr.82])

Theo tác giả I.Galperin: “Mạch lạc - đó là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục logic (về thời gian hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể” [31, tr.148] Mạch lạc theo quan niệm của tác giả G.Brown và G.Yule phụ thuộc vào ba bình diện gồm: giải thuật chức năng giao tiếp (tiếp nhận thông điệp nhƣ thế nào), sử dụng kiến thức văn hóa xã hội (sự kiện về thế giới) và xác định luận suy cần thực hiện [8, tr.349]

David Nunan cho rằng, mạch lạc là “tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan với nhau” [71, tr.116]

Ặ ỂM L ÊN ẾT TRON Á B BÁO O Ọ V N N V N

Một số đặc trƣng liên kết trong các bài báo hoa học ã hội và Nhân văn

2.2.1 Sự phối hợp hiệu quả của các phép liên kết trong các bài báo KHXH&NV

Ngữ liệu đƣợc khảo sát cho thấy, sự xuất hiện PLK trong các bài báo KHXH&NV một cách chính xác và hợp lý đã tạo sự kết nối chặt chẽ và hiệu quả cho các đơn vị trong VB Bên cạnh đó, các PLK đƣợc sử dụng trong các bài báo KHXH&NV đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc nghĩa “những phương tiện liên kết giúp làm rõ các tuyến nghĩa trong văn bản và cho thấy cách chúng phối hợp với nhau, tạo nên tính hoàn chỉnh về nội dung cho văn bản” [5, tr

395] Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các PLK trong các bài báo khoa học đã chỉ ra giá trị về phong cách chức năng (phân biệt các bài báo khoa học với các

VB thuộc phong cách khác) ặc biệt, không chỉ một PLK mà trong nhiều trường hợp hai PLK đã xuất hiện phối hợp hiệu quả giữa hai câu (các ngữ liệu 12, 13, 14, 16, 17, 22, 24 trong mục 2.1), xảy ra tương đối phổ biến trong tất cả các bài báo KHXH&NV được khảo sát Sự xuất hiện của các PLK này đã giúp cho các câu, các đoạn có sự liên kết chặt chẽ và đạt hiệu quả cao trong việc làm sáng rõ các mối quan hệ nghĩa nội dung ặc điểm này rất quan trọng đã góp phần làm tăng thêm tính tường minh và tạo sự logic chặt chẽ về ngữ nghĩa cho thông tin khoa học đƣợc cung cấp trong các bài báo KHXH&NV ây chính là một đặc thù liên kết của riêng loại VB này so với các loại VB khác

2.2.2 Phương tiện liên kết đặc trưng trong các bài báo KHXH&NV 2.2.2.1 Liên kết bằng “từ khóa” trong các bài báo KHXH&NV

Ngoài việc sử dụng PLK từ vựng bằng cách lặp từ, sử dụng từ đồng nghĩa, cùng trường nghĩa, trong VB còn có sự xuất hiện của những từ chung (từ chủ chốt, từ khóa) và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với ý nghĩa của toàn VB

“Từ khóa” (keyworks) đƣợc hiểu là: (1) Từ đặc trƣng cho nội dung của một đoạn văn (2) Từ có nghĩa đặc biệt trong một ngôn ngữ lập trình của máy tính [72, tr.1072] ịnh nghĩa (1) có thể hiểu là những từ mang nghĩa đề tài - chủ đề chính trong một đoạn văn, một VB ịnh nghĩa (2) là nghĩa riêng của những từ trong ngôn ngữ lập trình máy tính Ngoài ra, đó là “loại từ thường dùng theo công thức nhằm tạo sự thuận lợi cho người soạn thảo văn bản” [78, tr.146]

Kết quả khảo sát đã chỉ ra, các từ khóa thường xuất hiện trong tiêu đề bài báo KHXH&NV và lặp lại nhiều lần (qua tên của các mục, tiểu mục, nội dung các kết quả nghiên cứu trong bài báo)

Ngữ liệu 29: Bài báo “Diễn ngôn trong giao tiếp văn học” có các từ khóa là:

Giao tiếp văn học, diễn ngôn văn học [Tạp chí KHXH&NV, tập 28, số 4,

Việc sử dụng hình thức liên kết bằng các từ khóa đã có tác dụng nhất định tạo sự thống nhất và mạch lạc trong toàn bộ bài báo khoa học Từ khóa “giao tiếp văn học” có trong tiêu đề và đƣợc lặp lại 11 lần trong bài báo và từ “diễn ngôn văn học” đƣợc lặp lại 23 lần trong toàn bài hính việc lặp lại nhiều lần những từ khóa nhƣ vậy đã có tác dụng tạo sự liên kết liền mạch và thống nhất về đối tƣợng đang đƣợc toàn bộ VB đề cập và bàn luận (đề tài - chủ đề)

Ngữ liệu 30: Bài báo “Nghiên cứu về hòa nhập xã hội: Một số định hướng ở Việt Nam” có các từ khóa là: Hòa nhập xã hội, Chính sách xã hội, Công tác xã hội, Dịch vụ xã hội [Tạp chí KHXH&NV, tập 27, số 4, 2011, tr.237]

Trong bài báo này, cụm từ “hòa nhập xã hội”đã đƣợc đề cập tại tiêu đề và tiếp tục đƣợc tác giả sử dụng lặp lại 48 lần, cụm từ “chính sách xã hội” 16 lần,

“công tác xã hội” 10 lần và“dịch vụ xã hội” đƣợc lặp 9 lần Những từ khóa này đều cùng trong một trường nghĩa và cùng hướng đến đề tài - chủ đề đã được đề cập trong phần tiêu đề “nghiên cứu về hòa nhập xã hội” và những định hướng, gợi ý cho việc xây dựng chính sách xã hội, dịch vụ xã hội và phát triển các hoạt động chuyên môn về công tác xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ác từ khóa đƣợc lặp lại nhiều lần đã có tác dụng tạo sự liên kết các đoạn, các phần và tạo sự tập trung chú ý cho người đọc về những từ then chốt, mang nội dung chính cần truyền đạt của cả bài báo

Ngữ liệu 31: Bài báo “ Giới từ chỉ vị trí trong tiếng Pháp - Cách tiếp cận liên ngôn ngữ Pháp-Việt” có các từ khóa là: Giới từ chỉ vị trí, định vị kép, danh từ chỉ bộ phận không gian, cách tiếp cận liên ngôn ngữ [Tạp chí KHXH&NV, tập 27, số 4, 2011, tr.229]

Cụm từ “giới từ chỉ vị trí”, đƣợc nhắc đến tại tiêu đề và đƣợc lặp lại 5 lần, cụm từ “định vị kép” đƣợc lặp lại 7 lần, cụm từ “danh từ chỉ bộ phận không gian” lặp 3 lần và cụm từ “cách tiếp cận liên ngôn ngữ” đƣợc lặp lại 3 lần trong toàn bộ bài báo đã có tác dụng nhấn mạnh đến đề tài - chủ đề chính đang đƣợc đề cập, nghiên cứu và so sánh sự khác nhau (có chịu ảnh hưởng chi phối bởi các qui tắc ngữ nghĩa và các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhƣ: văn hóa, dân tộc và yếu tố cá nhân) trong cách sử dụng “giới từ chỉ vị trí “của tiếng Pháp và tiếng Việt Sự xuất hiện lặp đi lặp lại của những từ khóa này đã tạo sự liên kết cho toàn bộ VB và qua đó có tác dụng tạo ấn tƣợng nhất định về sự mạch lạc (đề tài - chủ đề) và sự đặc sắc trí tuệ của những thuật ngữ chuyên ngành này trong bài báo

Từ ngữ liệu 29, 30, 31 nói riêng và ngữ liệu đƣợc khảo sát nói chung cho thấy, các từ khóa đƣợc sử dụng đã có tác dụng liên kết các câu, các đoạn và các phần trong VB Do đó, sự xuất hiện của các từ khóa đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện sự liên kết và mạch lạc về đề tài - chủ đề trong toàn bài báo khoa học ây chính là một hình thức liên kết xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV, là chỉ báo đánh dấu mạch lạc đặc thù trong thể loại VB này

Ngoài ra, các từ khóa trong bài báo khoa học thường là các danh từ (cụm danh từ) hoặc danh động từ, các thuật ngữ khoa học (mang tính đơn nghĩa và chính xác cao) iều này đã góp phần thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ, tính trí tuệ khoa học cho các bài báo KHXH&NV ó thể thấy, các từ khóa là những từ, cụm từ quan trọng đƣợc lặp đi lặp lại trong một bài báo và thể hiện đặc trƣng đề tài - chủ đề của bài viết Bên cạnh việc góp phần thuận tiện khi tra cứu trong cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tạp chí, đây còn là những từ quan trọng để tạo thuận lợi cho người viết và người tiếp nhận hiểu đúng về tính thống nhất của đề tài - chủ đề trong VB Những từ khóa này mang đặc điểm riêng do người tạo lập lựa chọn để tránh trùng lặp với cách sử dụng từ khóa của người viết khác Bên cạnh đó, các từ khóa này có tần số lặp lại nhiều lần trong một bài báo khoa học để nhấn mạnh đề tài - chủ đề (nội dung chính quan trọng của từng bài báo) ặc điểm này chính là một dấu hiệu liên kết đặc thù trong các bài báo KHXH&NV nói riêng và các VB khoa học nói chung

Tuy nhiên, vẫn còn một số bài báo chƣa xuất hiện các từ khóa, do đó cần lưu ý khi tạo lập VB, đảm bảo sự xuất hiện của yếu tố này trong tất cả các bài báo KHXH&NV để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế Bởi vì, các từ khóa được liệt kê trước phần nội dung chính của toàn bài sẽ có tác dụng gây sự chú ý và quan tâm của người đọc tới những vấn đề của thực tiễn cuộc sống hay có tính chất “liên văn bản” khi tạo sự liên kết với những VB khác (cùng chuyên ngành hoặc khác chuyên ngành) ặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và tìm kiếm những thông tin, nội dung liên quan tới các từ khóa này cho cả người viết và người đọc Nếu bài báo thiếu những từ khóa sẽ thiếu đi sự dẫn dắt cần thiết đối với người tiếp nhận VB

Ặ ỂM M L TRON Á B BÁO O Ọ V N N V N

Mạch lạc trong quan hệ đề tài - chủ đề

ác nhà phân tích diễn ngôn đã đề cập đến hai mối quan hệ đề tài – chủ đề trong VB là: duy trì và phát triển đề tài – chủ đề Kết quả khảo sát đã cho thấy, giữa các câu, các đoạn trong các bài báo KHXH&NV luôn đảm bảo sự liên kết mạch lạc về đề tài - chủ đề

Ngoài ra, kết quả khảo sát 586 bài báo KHXH&NV chỉ ra, cách duy trì đề tài – chủ đề giữa các câu chiếm số lƣợng nhiều hơn cách phát triển đề tài – chủ đề

Trong các bài báo KHXH&NV, sự mạch lạc trong quan hệ đề tài – chủ đề giữa các câu và thống nhất trong triển khai đề tài – chủ đề toàn VB đã xuất hiện đậm nét qua hình thức biểu hiện là các PLK Hiện tƣợng duy trì đề tài - chủ đề bằng phép lặp (xuất hiện chủ yếu là lặp danh từ - cụm danh từ) đã đƣợc phân tích tại mục 2.1.1.1 (các ngữ liệu 1, 2, 3), sử dụng phép quy chiếu chỉ định tại mục 2.1.3.1 (các ngữ liệu 21, 22), phép quy chiếu chỉ ngôi tại mục 2.1.3.2 (các ngữ liệu 23, 24) và bằng việc sử dụng các từ đồng nghĩa trong mục 2.1.1.2 (ngữ liệu 4, 5), phép thế và tỉnh lƣợc trong ngữ liệu (27, 28) của mục 2.1.4 Và hiện tƣợng phát triển đề tài - chủ đề trong các bài báo KHXH&NV đƣợc đề cập bằng sự liên kết giữa các câu trong việc phối hợp từ ngữ (ngữ liệu 6 và 7 trong mục 2.1.1.3)

Nhƣ vậy, đề tài - chủ đề trong 100% các bài báo KHXH&NV đƣợc khảo sát (thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ, Giáo dục, Triết học và các lĩnh vực khác) đều đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và logic ặc điểm mạch lạc này đã đƣợc thể hiện bằng hình thức duy trì đề tài - chủ đề của phép lặp, sử dụng từ đồng nghĩa, phép quy chiếu, phép tỉnh lƣợc và xen kẽ là hình thức phát triển chủ đề (có sử dụng phép quy chiếu, phép nối, phối hợp từ ngữ), đồng thời thêm dấu hiệu hình thức bằng cách phân cấp thành các mục, các tiểu mục, các phần nhỏ (có số thứ tự và tiêu đề cụ thể) trong nội dung bài báo Ngoài ra, tuy tính mạch lạc trong quan hệ đề tài – chủ đề giữa các câu và thống nhất trong triển khai đề tài – chủ đề xuất hiện phổ biến trong tất cả các loại VB, nhƣng đặc biệt rõ nét và đóng vai trò quan trọng trong các VB khoa học để đảm bảo tính chính xác, logic cho loại VB này

Nhìn chung, các PLK đƣợc sử dụng chặt chẽ, hiệu quả xuất hiện giữa tất cả các câu trong đoạn văn đã góp phần quan trọng làm sáng rõ nội dung thông báo, tường minh hóa đề tài - chủ đề chính của cả đoạn và hướng tới đề tài - chủ đề chung của toàn bộ VB Việc sử dụng hiệu quả các PLK để diễn đạt các quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn đã giúp cho VB đảm bảo tính chính xác và đơn nghĩa, tránh hiểu sai nghĩa của các thông tin khoa học ây là yêu cầu quan trọng cho các VB khoa học nói chung và bài báo KHXH&NV nói riêng, vì nội dung chính của các bài báo là truyền đạt lƣợng thông tin cao mang tính tƣ duy trí tuệ, là những lập luận suy lý để lý giải về các sự vật, hiện tƣợng mang tính qui luật trong xã hội Do đó, có thể thấy đặc điểm mạch lạc trong quan hệ đề tài – chủ đề giữa các câu và thống nhất logic trong toàn bộ VB xuất hiện đậm nét trong các bài báo KHXH&NV đƣợc khảo sát đã trở nên chính xác, sáng rõ nhờ những chỉ báo hiệu quả của các PLK.

Mạch lạc trong quan hệ lập luận

Kết quả khảo sát 586 bài báo KHXH&NV đã cho thấy, quan hệ lập luận xuất hiện trong 100% ngữ liệu đƣợc nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng gia tăng tính thuyết phục, chặt chẽ, mạch lạc cho các VB đó

Ngoài ra, việc khảo sát các kiểu lập luận cụ thể trong các bài báo thuộc tám ngành KHXH&NV (mỗi ngành 30 bài báo khoa học) đã thu đƣợc kết quả là:

Bảng 3.1: Bảng các kiểu lập luận trong 240 bài báo thuộc tám ngành

KHXH&NV ác bài báo thuộc ngành khoa học

Kiểu đơn giản Kiểu phứctạp

Kết quả khảo sát trong Bảng 3.1 cho thấy, các bài báo sử dụng lập luận đơn giản là chủ yếu, tiếp theo là lập luận phức tạp (tam đoạn luận), mạng lập luận xuất hiện ít nhất Và xuất hiện kiểu lập luận có kết luận đứng sau các luận cứ phổ biến hơn kiểu lập luận có kết luận đứng trước các luận cứ Không xuất hiện kết luận giữa các luận cứ và kết luận hàm ẩn trong ngữ liệu đƣợc khảo sát

Cụ thể hơn, ngữ liệu đƣợc khảo sát đã chỉ ra, sự xuất hiện của các quan hệ lập luận nhiều hơn trong các bài báo thuộc ngành Pháp luật, Kinh tế, Xã hội học, Ngôn ngữ so với các bài báo thuộc ngành Lịch sử, Triết học, Văn học

Tiếp theo, kết quả thống kê cho thấy, tuy số lƣợng quan hệ lập luận xuất hiện trong các bài báo của tám ngành khoa học có sự khác biệt, nhƣng quan hệ lập luận đã xuất hiện trong cả 586 bài báo KHXH&NV đƣợc khảo sát, đồng thời xuất hiện nhiều lần trong các câu, các đoạn hoặc tổng thể bài báo để phục vụ đề tài - chủ đề toàn VB iều này đã góp phần làm gia tăng tính logic chặt chẽ và tính thuyết phục cho các bài báo KHXH&NV Nhƣ vậy, có thể nhận xét rằng, đặc điểm mạch lạc này trong các bài báo KHXH&NV nói riêng và trong các VB khoa học nói chung đƣợc thể hiện nổi bật qua sự xuất hiện của quan hệ lập luận

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát 586 bài báo KHXH&NV đã chỉ ra, các quan hệ lập luận xuất hiện nhiều trong phần trình bày Kết quả nghiên cứu (73%), trong phần Kết luận (25%) và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong phần Dẫn nhập (2%) Lập luận trong các bài báo KHXH&NV chủ yếu là những lập luận đơn giản (80%), lập luận phức tạp (13%) và mạng lập luận (7%) Chiếm đa số (87%) là các lập luận có kết luận đứng sau các luận cứ (trình bày theo kiểu qui nạp), chỉ có 3% quan hệ lập luận xuất hiện kết luận đứng trước luận cứ (trình bày theo kiểu diễn dịch), 10% theo kiểu tổng phân hợp Các kết luận đều được trình bày tường minh, không có trường hợp nào là kết luận hàm ẩn ể chỉ rõ đặc trƣng của quan hệ lập luận trong việc tạo sự mạch lạc cho các bài báo KHXH&NV, một số ngữ liệu tiêu biểu sẽ đƣợc phân tích về quan hệ lập luận xuất hiện trong phần Kết quả nghiên cứu và Kết luận, phần Dẫn nhập, phần Kết luận nhƣ sau

3.2.1 Cấu trúc lập luận trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn

Cấu trúc lập luận đã xuất hiện phổ biến trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của các bài báo KHXH&NV Và điển hình nhƣ sau

Ngữ liệu 35: Bài báo khoa học “Mấy ý kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt” [Tạp chí KHXH&NV, 2000, tập 16, số 1, tr.8-16]

Trước khi tìm hiểu cấu trúc lập luận, cấu trúc nội dung của bài báo này theo quy định của Bộ Khoa học và ông nghệ Việt Nam (đã đề cập trong phần (iv) mục 1.2.2.3) đƣợc xem xét gồm các yếu tố là:

* Yếu tố thứ nhất: Tiêu đề: “Mấy ý kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt” ây là một cụm danh từ ngắn gọn và nêu đƣợc nội dung đề tài - chủ đề chính của bài viết

* Yếu tố thứ hai: Phần Dẫn nhập (mục 1): Nội dung gồm 4 ý:

- Nêu lý do và tác dụng của việc cần chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt (vì còn hiện tượng một số thuật ngữ thương mại đang sử dụng có vấn đề cần đƣợc chuẩn hóa và việc chuẩn hóa sẽ góp phần vào công cụ xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ nói chung)

- ề cập đến lịch sử nghiên cứu về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại (chƣa tiến hành)

- Mục đích và nội dung (phân tích, đánh giá thực trạng và nêu ý kiến đề xuất)

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu (trong 3 quyển từ điển)

* Yếu tố thứ ba: Phương pháp nghiên cứu (trong phần Dẫn nhập) là, thống kê, phân tích và qui nạp

* Yếu tố thứ tƣ: Phần Kết quả nghiên cứu (gồm các mục 2 (2.1, 2.2, 2.3), 3 và 4): Phần này nêu kết quả nghiên cứu và phân tích ồng thời, phần kết quả nghiên cứu bao gồm 5 nội dung nhỏ là:

- Hình thức, cấu tạo thuật ngữ

- Hiện tƣợng đồng nghĩa của thuật ngữ

- ộ dài quá lớn của thuật ngữ

* Yếu tố thứ năm: Phần Kết luận (mục 5): Tóm tắt những kết quả nghiên cứu và cần lưu ý chuẩn hóa thuật ngữ thương mại

* Yếu tố thứ sáu: Tài liệu tham khảo

* Yếu tố thứ bẩy: Tóm tắt

Bẩy yếu tố thành phần trên đã xuất hiện trong bài báo khoa học “Mấy ý kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt” và ngoài yếu tố tiêu đề, dẫn nhập, phương pháp nghiên cứu, tài liệu tham khảo, tóm tắt, cấu trúc lập luận lớn đã xuất hiện trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo Ngoài ra, nhiều quan hệ lập luận nhỏ đã xuất hiện trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo này

Phần Kết quả nghiên cứu gồm 5 quan hệ lập luận (5 luận cứ và 5 kết luận), góp phần bổ sung ý nghĩa cho kết luận lớn của toàn bài báo Chi tiết 5 quan hệ lập luận là:

+ Luận cứ p1: Hình thức cấu tạo thuật ngữ gồm từ và ngữ định danh, trong đó 2,3% là từ và 97,65% là ngữ định danh (quan hệ đẳng lập là 2,05%, quan hệ chính phụ 97,95%)

- Kết luận r1: a số thuật ngữ thương mại tiếng Việt (TV) là ngữ định danh có cấu tạo là quan hệ chính phụ (gồm nhiều âm tiết và có quan hệ cấu trúc lỏng lẻo, chủ yếu là tiếng do dịch thuật từ tiếng nước ngoài), nên cần được xây dựng, chuẩn hóa thành thuật ngữ tiếng Việt

Ngày đăng: 05/12/2022, 08:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: ác phép liên kết theo quan niệm của Halliday - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 1.1 ác phép liên kết theo quan niệm của Halliday (Trang 29)
hoàn chỉnh về hình thức), phù hợp với phong cách chức năng của nó; phải đảm bảo yếu tố liên kết và mạch lạc - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
ho àn chỉnh về hình thức), phù hợp với phong cách chức năng của nó; phải đảm bảo yếu tố liên kết và mạch lạc (Trang 37)
Bảng 2.1: Tần số các phép liên kết đƣợc sử dụng trong các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 2.1 Tần số các phép liên kết đƣợc sử dụng trong các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trang 46)
bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cho những người quan tâm đến nó - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
b ày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cho những người quan tâm đến nó (Trang 47)
Bảng 2.5: Bài báo hoa học ã hội và Nhân văn theo các lĩnh vực Lĩnh vực  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 2.5 Bài báo hoa học ã hội và Nhân văn theo các lĩnh vực Lĩnh vực (Trang 85)
Bảng 3.1: Bảng các kiểu lập luận trong 240 bài báo thuộc tám ngành KHXH&NV  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 3.1 Bảng các kiểu lập luận trong 240 bài báo thuộc tám ngành KHXH&NV (Trang 100)
thuật ngữ của riêng tiếng Việt có hình thức ngắn gọn và chặt chẽ về cấu trúc tương đương với thuật ngữ nước ngoài - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
thu ật ngữ của riêng tiếng Việt có hình thức ngắn gọn và chặt chẽ về cấu trúc tương đương với thuật ngữ nước ngoài (Trang 105)
Sơ đồ 3.4: Mạng lập luận của phần kết luận về hình thức cấu tạo của thuật ngữ (r3)  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Sơ đồ 3.4 Mạng lập luận của phần kết luận về hình thức cấu tạo của thuật ngữ (r3) (Trang 106)
Sơ đồ 3.5: Mạng lập luận của phần kết luận về hình thức cấu tạo của thuật ngữ (r4)  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Sơ đồ 3.5 Mạng lập luận của phần kết luận về hình thức cấu tạo của thuật ngữ (r4) (Trang 107)
Tóm lại, những dẫn chứng (số liệu, bảng biểu) đã làm tăng tính chính xác cho  các  nhận  xét,  kết  luận  bộ  phận  (r1,  r2,  r3,  r4,  r5)  và  góp  phần  làm  rõ  tính  hiệu lực cho kết luận cuối cùng (R) - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
m lại, những dẫn chứng (số liệu, bảng biểu) đã làm tăng tính chính xác cho các nhận xét, kết luận bộ phận (r1, r2, r3, r4, r5) và góp phần làm rõ tính hiệu lực cho kết luận cuối cùng (R) (Trang 108)
Kết luận Việc hình thành và phát triển năng lực khái quát hóa cho trẻ là việc cần  thực  hiện  khi  tổ  chức  các  hoạt  động  nhận  biết  cho  trẻ  ở  trường  mầm non  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
t luận Việc hình thành và phát triển năng lực khái quát hóa cho trẻ là việc cần thực hiện khi tổ chức các hoạt động nhận biết cho trẻ ở trường mầm non (Trang 110)
Do đó, từ yêu cầu cần đảm bảo kết cấu hình thức của một bài báo khoa học và tính mạch lạc cho thể loại VB này, việc tìm hiểu các yếu tố quan yếu và xem xét  tính mạch lạc của chúng trong ngữ liệu đƣợc thu thập là một việc cần thiết - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
o đó, từ yêu cầu cần đảm bảo kết cấu hình thức của một bài báo khoa học và tính mạch lạc cho thể loại VB này, việc tìm hiểu các yếu tố quan yếu và xem xét tính mạch lạc của chúng trong ngữ liệu đƣợc thu thập là một việc cần thiết (Trang 120)
Bảng 3.8: ác yếu tố thành phần trong hai giai đoạn của bài báo     &NV  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 3.8 ác yếu tố thành phần trong hai giai đoạn của bài báo &NV (Trang 122)
Bảng 3.10: ác yếu tố thành phần trong các bài báo thuộc 8 ngành Khoa học  ã hội và Nhân văn  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 3.10 ác yếu tố thành phần trong các bài báo thuộc 8 ngành Khoa học ã hội và Nhân văn (Trang 125)
Bảng khảo sát 3.11 cho thấy, về hình thức cấu tạo các tiêu đề đƣợc sử dụng có xu hƣớng ngắn gọn và súc tích - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng kh ảo sát 3.11 cho thấy, về hình thức cấu tạo các tiêu đề đƣợc sử dụng có xu hƣớng ngắn gọn và súc tích (Trang 127)
Bảng 3.14: Cấu trúc nghĩa phần thảo luận của bài báo “Vấn đề lƣơng tâm trong kịch Sêkhôp”  - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
Bảng 3.14 Cấu trúc nghĩa phần thảo luận của bài báo “Vấn đề lƣơng tâm trong kịch Sêkhôp” (Trang 141)
30101 Giải phẫu học và hình thái học (Giải phẫu và - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
30101 Giải phẫu học và hình thái học (Giải phẫu và (Trang 179)
hình thái thực vật xếp vào 10 6- Sinh học) - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
hình th ái thực vật xếp vào 10 6- Sinh học) (Trang 179)
50503 Hình phạt học (khoa học về hình phạt) - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
50503 Hình phạt học (khoa học về hình phạt) (Trang 186)
60407 Nghệ thuật truyền thanh, truyền hình - Luận án tiến sĩ đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo khoa học xã hội và nhân văn trên tạp chí khoa học – ĐHQGHN)
60407 Nghệ thuật truyền thanh, truyền hình (Trang 188)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w