Giới thiệu về doanh nghiệp Starbucks tại Việt Nam
Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, hãng cà phê này có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ Ban đầu hãng dự tính lấy tên là Pequod lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Moby-dick Tuy nhiên, sau khi cái tin bị từ chối từ một trong số những nhà đồng sáng lập, hãng được đặt tên là Starbucks, một nhân vậy trong tiểu thuyết Moby-dick.
Quán cà phê Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000 Western Avenue vào ngày 20 tháng 3 năm 1971 bởi 3 người: Jerry Baldwin giáo viên tiếng anh, Zev Sieql giáo viên lịch sử và Gordon Bowker nhà văn Lấy cảm hứng từ Alfred Peet, người sang lập hãng Peet’s Coffe & Tea, những người chủ sáng lập Starbucks ban đầu mua hạt cà phê xanh từ Peet’s Một thời gian sau, quán quyển về số 1912 Pike Place, nơi mà bây giờ vẫn còn tồn tại, và họ cũng bắt đầu mua cà phê hạt trực tiếp từ các nông trại.
Với sự điều hành của Howard Schultz công ty đã có giai đoạn phát triển một cách ngoạn mục trong suốt giai đoạn đó, Starbucks đến năm 1998 có trên 1.500 cửa hàng ở Bắc Mỹ và khu vực vành đai Thái Bình Dương, hệ thống vẫn tiếp tục mở rộng với tốc độ trung bình là hơn một cửa hàng mỗi ngày Doanh thu năm 1997 đạt 967 triệu USD và lợi nhuận năm 1997 cũng đạt mức cao nhất từ trước thời điểm đó: 57,4 triệu USD.
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2013, song cho tới thời điểm này,Starbucks có 65 cửa hàng trên khắp Việt Nam
Môi trường kinh tế
Hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế là những quy định về thể chế được đưa ra để giải quyết đồng thời hai vấn đề khan hiếm và lựa chọn Vì các nguồn lực có hạn so với nhu cầu của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, nên người ta cần áp dụng một số phương tiện phân bổ nguồn lực cho các mục đích sử dụng khác nhau Trong thế giới hiện đại, có ba cơ chế phân bổ cơ bản để thực hiện chức năng này: hệ thống kinh tế thị trường, trong đó các nguồn lực được phân bổ theo cung và cầu; nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó các nguồn lực do chính phủ phân bổ dựa trên một kế hoạch tập trung thống nhất; nền kinh tế hỗn hợp, trong đó cả thị trường và chính phủ đều tham gia phân bổ nguồn lực.
Kinh tế thị trường là một hệ thống trong đó các cá nhân chứ không phải là chính phủ sẽ quyết định các vấn đề kinh tế Mọi người có quyền tự do lựa chọn làm việc gì, ở đâu, tiêu dùng hay tiết kiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây giờ hay sau này.
Đặc điểm chính của nền kinh tế thị trường:
+ Ảnh hưởng ủa người tiêu dùng lên phân bố các nguồn lực thông qua nhu cầu với sản phẩm, chính là cơ sở nền tảng của nền kinh tế thị trường.
+ Một nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất ít vào những quy định của chính phủ. Điều này cũng dẫn đến những hạn chế nhất định.
+ Trong hệ thống kinh tế thị trường, thị trường cũng là yếu tố quyết định người ta phải “sản xuất như thế nào” Khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, với áp lực cạnh tranh trên thị trường, những người sản xuất luôn phải cân nhắc để có thể lựa chọn được các cách thức sản xuất phù hợp, cho phép họ tối thiểu hóa chi phí Sự lên xuống của giá cả các yếu tố sản xuất luôn tác động đến sự lựa chọn này.
Trên thực tế, không tồn tại những nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do. Ngay ở Hồng Kông, nơi thường được xem là có nền kinh tế thị trường tự do nhất trên thế giới, nhà nước vẫn không hoàn toàn để mặc cho thị trường tự do xử lý mọi vấn đề kinh tế Nhà nước vẫn can thiệp vào việc cung cấp các loại hàng hoá công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng đường xá hay phát triển hệ thống y tế công cộng cũng như nhiều lĩnh vực khác Năm 2003, khi dịch SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bùng phát ở vùng lãnh thổ này, nhà nước chứ không phải thị trường đã có những biện pháp quyết liệt để có thể nhanh chóng khống chế và dập tắt nạn dịch này.
Nền kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế trong đó nhà nước sở hữu chi phối mọi nguồn lực Có nghĩa là, nhà nước có quyền quyết định hàng hóa và dịch vụ nào được sản xuất, với một số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá cả ra sao
+ Những nền kinh tế tập trung có nhiều nhược điểm Trên thực tế, không có một nền kinh tế tập trung thuần túy Tính phức tạp của việc ra quyết định một cách tập trung như vậy về mọi vấn đề kinh tế của xã hội khiến cho nó khó có thể thực hiện một cách trọn vẹn
Ví dụ : Ngay cả ở một nền kinh tế được kế hoạch hóa một cách tập trung cao độ như Liên Xô trước đây, một số quyết định kinh tế thứ yếu vẫn được thực hiện một cách phi tập trung Chẳng hạn, với khoản tiền lương mà mình nhận được, người lao động vẫn có thể có quyền lựa chọn các hàng hóa cụ thể để tiêu dùng Tuy nhiên, do các hàng hóa chủ yếu được bán trong các cửa hàng của nhà nước, theo giá cả và đôi khi là cả khối lượng mà nhà nước quy định, rõ ràng, sự lựa chọn này bị ràng buộc trong những giới hạn nhất định.
+ Nền kinh tế tập trung hoạt động kém hiệu quả trong thời gian ngắn hạn
+ Nền kinh tế tập trung có thể hoạt động tốt trong ngắn hạn, đặc biệt là trong quá trình tăng trưởng bởi nhà nước có khả năng di chuyển những nguồn lực chưa được khai thác hay khai thác chưa hiệu quả để tạo ra tăng trưởng.
Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, và hình thức sở hữu tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các quyết định cá nhân.
Hầu hết các nền kinh tế hiện nay có thể được coi là kinh tế hỗn hợp, có nghĩa là rơi vào khoảng giữa của thang phân cực kinh- tế tư bản - kinh tế xã hội chủ nghĩa.
+ Kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế trong đó cả thị trường và nhà nước, trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Trong một nền kinh tế hỗn hợp điển hình, thị trường là nhân tố chủ yếu chi phối, dẫn dắt các quyết định kinh tế của hàng triệu người sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, nhà nước cũng tham gia tích cực và có vai trò quan trọng trong việc xử lý nhiều vấn đề kinh tế của xã hội.
+ Tuy nhiên, trong nền kinh tế hỗn hợp, vì những lý do khác nhau, nhà nước vẫn tham gia trực tiếp vào việc sản xuất một số mặt hàng (như quốc phòng, điện, nước sạch v.v…) hay gián tiếp ảnh hưởng đến việc sản xuất các hàng hoá của khu vực tư nhân (nhà nước có thể cấm đoán việc sản xuất, buôn bán những mặt hàng như ma tuý; hạn chế việc kinh doanh một số mặt hàng như thuốc lá, bia, rượu; khuyến khích việc cung ứng, tiêu dùng một số mặt hàng như sách giáo khoa cho học sinh, muối i ốt, nước sạch v.v…) Nhà nước tác động đến hành vi của những người sản xuất và tiêu dùng thông qua nhiều công cụ như pháp luật, thuế khoá, các khoản trợ cấp v.v…
+ Chống độc quyền hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ môi trường, ổn định hoá và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phân phối lại thu nhập để theo đuổi những mục tiêu công bằng nhất định v.v… là những mối quan tâm khác nhau của các nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp.
Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế
Có nhiều chỉ số kinh tế được sử dụng để đánh giá hiệu năng và tiềm năng của nền kinh tế một đất nước Một số trong đó có thể là các chỉ số không chính thống hoặc đặc trưng cho từng nước – ví dụ – lượng điện thoại không dây hoặc vòng đời của một tờ báo Trên thực tế, khi dự định kinh doanh ở nước ngoài, nhà kinh doanh cần khởi sự xem xét giá trị tiền tệ của dòng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc gia, sau đó là các vấn đề khác như tốc độ tăng trưởng, phân phối thu nhập, lạm phát, thất nghiệp, tiền lương, năng suất, nợ và cán cân thanh toán Giờ đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể các yếu tố này.
2.1 Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia. GNI là giá trị của mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (như tiền thuê lợi nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài trong vòng 1 năm.
Về mặt kỹ thuật, GNI là giá trị thị trường của mọi hàng hóa dịch vụ mới được sản xuất bởi các nhân tố sản xuất trong nước.
Ví dụ: Giá trị của xe thể thao Ford (SUV) làm ở Hoa Kỳ và phần giá trị của Ford SUB làm ở Mexicô sử dụng vốn và quản lý của Hoa Kỳ, tất cả đều được tính trong GNI của Hoa Kỳ Ngược lại, phần giá trị của xe Toyota Nhật SUV sản xuất ở Hoa
Kỳ, nhưng sử dụng vốn và quản lý của Nhật lại tính vào GNI của Nhật chứ không phải Hoa Kỳ Bảng 4.1 cho thấy 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GNI.
2.2 Tổng thu nhập nội địa
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong vòng 1 năm, không phân biệt các chủ thể kinh tế nội địa hay nước ngoài
Mối liên hệ giữa GDP – Tổng sản phẩm nội địa và GNI – Tổng thu nhập quốc gia:
+ Ta lấy GDP cộng với thu nhập từ xuất nhập khẩu, các hoạt động quốc tế của các công ty trong quốc gia khi đó chúng ta sẽ ra được GNI.
+ GNI là thước đo trực tiếp về quy mô tuyệt đối của nền kinh tế Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng GNI, các nhà kinh doanh có thể lầm lẫn trong việc lựa chọn quốc gia để kinh doanh
Ví dụ: Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức đều đứng ở đầu bảng xếp hạng về GNI, gây ấn tượng là các quốc gia này giàu có hơn nhiều các nước như Ireland hoặc Luxembourg
Vì vậy, các nhà quản lý nên sử dụng GNI bằng cách kết hợp chỉ tiêu này với dân số, tốc độ phát triển, chi phí sinh hoạt địa phương và sự bền vững của nền kinh tế Cụ thể, đó chính là những con số thể hiện GDP của quốc gia mà doanh nghiệp chọn đầu tư.
2.3 Tính toán các chỉ số trên đầu người
Cách phổ biến nhất là chia GNI cũng như nhiều chỉ báo kinh tế khác theo số người sống trong một quốc gia để tìm ra chỉ số GNI/GDP dựa trên đầu người. Những chỉ số này có thể cho biết GNI/GDP tương đối của quốc gia Một cách kỹ thuật, ta tính GNI trên đầu người bằng cách chia giá trị của GNI đã được chuyển đổi sang một đồng tiền tiêu chuẩn, ví dụ như đồng USD, theo tỷ giá hối đoái phổ biến, rồi chia cho dân số Chỉ số này và các chỉ số khác cho thấy hiệu năng của nền kinh tế trên cơ sở số người sống trong một nước
Ví dụ: Luxembourg, một nước có nền kinh tế nhỏ nhất thế giới, giá trị tuyệt đối của GNI khá thấp, nhưng GNI trên đầu người lại cao nhất thế giới.
Các chỉ số như GNI, GDP, GDP per capita cho chúng ta biết kết quả hoạt động trong năm của một quốc gia, nhưng không cho biết sự biến động của các chỉ số này Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và dự đoán hiệu quả kinh tế tương lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi Ví dụ, từ năm 1998 đến 2002, Ireland là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ 8% một năm, còn Nhật Bản, ngược lại, là nền kinh tế chậm phát triển nhất với chỉ 0.2%/năm trong cùng thời kỳ.
Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng GNI cho thấy tiềm năng của nền kinh tế – nếu GNI tăng với mức nhanh hơn (hoặc thấp hơn) mức tăng dân số, mức sống của người dân sẽ tăng lên (hoặc giảm đi) Tỉ lệ tăng trưởng GNI cũng thể hiện các cơ hội kinh doanh Ví dụ, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, với tốc độ trung bình là 9% trong vài năm gần đây Sự tăng trưởng này dẫn đến tốc độ giảm mức nghèo đói mà chưa quốc gia nào từng thấy, và hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ Sự xuất hiện của nền kinh tế mới nổi như Ấn độ, các nước Đông Á… cũng kích thích sự tăng mức sống.
Các nhà quản lý khi so sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ sốGNI của nước ngoài về đồng tiền của nước họ Ví dụ, khi chuyển đồng rupi Ấn Độ sang USD với tỷ giá chính thức, GNI đầu người của Ấn Độ năm 2008 chỉ ở khoảng hơn 1.070 USD so với mức 47.580USD của Mỹ Khoảng cách này cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai nước Tuy nhiên, cách chuyển đổi này quá đơn giản.
Tỷ giá hối đoái cho ta biết bao nhiêu đồng tiền này đổi được 1 đồng tiền kia, ví dụ, bao nhiêu rupi Ấn Độ đổi được một USD Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không cho ta biết đồng tiền nội địa kia mua được cái gì ở Hoa Kỳ Nói cách khác, cách tính GNI theo đầu người không xem xét đến sự khác nhau giữa chi phí sống giữa các nước mà giả định một USD ở Chicago có một “sức mua” giống như 1 USD ở Mumbai (trước đây là Bombay), cho dù chi phí sinh hoạt ở Hoa Kỳ và Ấn Độ khác nhau. Bởi thế, GNI đầu người không thể cho ta biết người ta có thể mua được bao nhiêu hàng hóa dịch vụ với một đơn vị thu nhập ở đất nước này với một đất nước khác.
Tác động của môi trường kinh tế đến doanh nghiệp Starbucks .12
Tác động của môi trường kinh tế đến doanh nghiệp Starbucks
3.1 Tổng thu nhập quốc gia, tổng sản phẩm nội địa
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tổng thu nhập quốc gia (GNI) có tác động đến nhu cầu gia đình, doanh nghiệp và nhà nước Một quốc gia có GDP và GNI tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, số lượng, hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu,… dẫn đến sự tăng lên của quy mô và thị trường Đòi hỏi Starbucks phải thay đổi linh hoạt để đáp ứng trong từng thời kỳ.
Theo thông tin trên trang data.worldbank.org tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân trên đầu người của Việt Nam trong 6 năm từ năm 2013 đến năm 2019 đều tăng: trong giai đoạn năm 2014-2015 và giai đoạn năm 2016 -2017 tăng chậm hơn so với các năm còn lại tăng 90 USD (2014-2015) và 5-USD (2016-2017) Giai đoạn 2013-2019 các năm tăng đều: 2014 tăng 160 USD so với năm 2013, từ 2015 – 2016 tăng 110 USD, năm 2019 tăng 210 USD so với năm 2018, từ năm 2017 đến 2018 đây là giai đoạn tổng thu nhập quốc gia tăng nhiều nhất 250 USD Nhu cầu của người tiêu dùng có tỉ lệ thuận với thu nhập của họ, khi tổng thu nhập quốc gia tăng lên biểu hiện cho thu nhập của người dân cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc đó nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên như nhu cầu về quần áo, đồ ăn, đồ gia dụng, và cà phê nói riêng
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 GDP của Việt Nam tăng nhanh tăng từ 5,43% lên 6,68%, đây là thời điểm vàng khi Starbucks bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam Trong năm 2013 starbuck đã mở từ 1 cửa hàng thành 3 cửa hàng và giờ đây là 65 cửa hàng tại 4 tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 GDP tăng trưởng chậm và có dấu hiệu tụt giảm Đặc biệt trong năm 2019 đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 GDP nước ta đã giảm từ 7,02 % xuống còn 2,91% Điều này cũng phần nào đó ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần của Starbucks Báo cáo của Euromonitor được công bố mới đây cho biết 5 chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam chiếm 15,3% thị phần Trong đó, Starbucks chiếm gần 3% thị phần còn Highlands Coffee nắm hơn 7%
Starbucks không bao giờ ngừng phát triển, nhưng nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào độ hồi phục của thị trường và nền kinh tế Trong năm 2020, thật raStarbucks đã có kế hoạch mở khá nhiều cửa hàng, nhưng với tình trạng Covid-19 ,không ai dám chắc là mình có thể làm hết hoặc 50% kế hoạch đã đề ra Có những đơn vị chỉ cầm cự và tồn tại, chứ không làm thêm gì trong năm 2020, nhưng Starbucks không thế.
Theo kế hoạch trước Covid-19, Starbucks đã có 2 cửa hàng tại Nha Trang. Tất nhiên, kế hoạch đã bị ‘thay đổi’, vì ngoài chuyện bị trở ngại bởi giãn cách xã hội, còn là tiềm năng khách du lịch đến Nha Trang không nhiều như trước.
3.2 Tính toán các chỉ số trên đầu người
- Tăng trưởng kinh tế đạt +5,03%
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh
- Tỷ giá hối đoái ít thay đổi Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm.
- Bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.786 USD Sự gia tăng của lượng người tiêu dùng có thu nhập trung bình rõ ràng đang khuyến khích các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Năm GDP/người Tăng trưởng(%)
Bảng : GDP/Người tại VN GĐ 2010 – 2020(Đơn vị : USD)
⇒ Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục kích thích nhu cầu về đồ uống chẳng hạn như cà phê
Ngoài ra, Việt Nam còn là một nước có dân số trẻ, đây cũng là một yếu tố tích cực đối với dự báo về việc tiêu thụ cà phê tại thị trường Việt Nam
Phần lớn những người tiêu dùng trẻ đều cảm thấy việc thường xuyên uống cà phê tại quán là một lựa chọn ngày càng tăng trong lối sống của họ
⇒ Sự gia tăng của thu nhập một phần là dành cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cà phê có giá trị cao
65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%) Riêng về cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ giới (52%)
Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (In home) và bên ngoài (Out of home) là ngang nhau 49%/50%
Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng Thói quen uống cà phê: Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định uống cà phê ở quán là :
Nhãn hiệu cà phê sử dụng
Thì 44,7% số người uống cà phê ở quán khẳng định là khẩu vị (cụ thể đa phần người tiêu dùng ưa thích cà phê có vị đắng và mùi thơm), 39.9% trả lời cho phong cách quán (những quán yên tĩnh, sang trọng, có phong cách, dễ tụ tập bạn bè là những đặc điểm thu hút người uống)
Chỉ có 15,4% lựa chọn nhãn hiệu Người tiêu dùng ngày nay cũng có thiện cảm hơn với các sản phẩm cà phê làm từ nguyên liệu sạch
+ Những người kinh doanh cà phê cho rằng với thói quen sử dụng cà-phê pha phin, đậm vị chứ không phải cà-phê pha máy, loãng và đựng trong cốc giấy của người Việt Nam sẽ là cản trở sự cho sự xâm nhập của Starbucks một cách hiệu quả.
+ Với một số chuỗi cà phê mới nổi theo concept của Starbucks như Highland hayThe Coffee House, Starbucks có nhiều điểm bất lợi khi cùng cung cấp trải nghiệm nhưng không phục vụ đồ uống phù hợp với khẩu vị địa phương, trong khi vớiHighland hay The Coffee House, sản phẩm đồ uống đa dạng bao gồm hai loại cà phê arabica và robusta với giá thành thấp hơn từ 30-50% so với Starbucks
Người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 kg/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn Số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn
Môi trường văn hoá
Khái niệm
Nhà nghiên cứu Herskovit đưa ra khái niệm rộng nhất về văn hóa theo đó
‘’văn hóa là phần do con người tạo ra trong môi trường’’ Văn hóa phát triển trong lòng mỗi xã hội để tạo nên đặc thù riêng cho những người thuộc xã hội đó và để phân biệt họ với những người thuộc những xã hội khác Đầu tiên, văn hóa định hình cách sống của các thành viên trong xã hội như cách ăn mặc Thứ hai, văn hóa xác định hệ thống các niềm tin và các giá trị của các thành viên và cả cách họ cảm nhận về ý nghĩa của cuộc sống.
Văn hóa được coi là thành phần quan trọng nhất trong nền văn minh của mỗi quốc gia vì nó thể hiện sự khác biệt giữa các xã hội thông qua ngôn ngữ, thói quen,tập quán.
Các yếu tố văn hoá
Ngôn ngữ là một khía cạnh quan trọng của văn hóa, nó không chỉ cho phép con người có thể giao tiếp với nhau mà còn thể hiện cách chúng ta nhìn nhận thế giới Vì ngôn ngữ thể hiện cách mọi người cảm nhận thế giới, nó cũng giúp xác định văn hóa Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ thường có nhiều hơn một nền văn hóa.
Hiện nay, trên thế giới có gần 7.000 ngôn ngữ đang được sử dụng, trong đó có hơn 2.000 ngôn ngữ ở châu Phi và châu Á Thành thạo ngôn ngữ là một tài sản lớn trong kinh doanh quốc tế vì nó tạo điều kiện cho sự hiểu biết đa văn hóa Học một hoặc nhiều hơn các ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên rất có thể giúp phát triển sự nghiệp kinh doanh quốc tế. a) Ngôn ngữ thông thường
Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết Sự khác nhau dễ thấy nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thường Chúng ta sẽ phải lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìm đường Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó, do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của họ
Ví dụ: Liên hiệp Anh gồm Anh, Bắc Ai len, Scotland và xứ Wales; mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng và truyền thống riêng, người Scotland đang đòi độc lập, ngôn ngữ bản xứ Ai-len (Gaelic) đang có xu hướng quay trở lại phát thanh trên truyền hình của Ai-len và ở các trường học phải dạy ngôn ngữ này.
Ngôn ngữ bị chi phối bởi môi trường sống của con người
Ví dụ: Trong ngôn ngữ của người Inuit (Eskimo) lại không có một thuật ngữ chung cho tuyết Thay vào đó, vì việc phân biệt các hình thức khác nhau của tuyết là rất quan trọng trong cuộc sống của người Inuit, họ có tới 24 từ mô tả các loại tuyết khác nhau (ví dụ, tuyết bột, tuyết rơi, tuyết ướt, tuyết trôi) Còn người Aztec chỉ sử dụng một từ gốc cho tuyết, băng, và lạnh. Đôi khi rất khó để tìm từ ngữ để truyền đạt ý nghĩa tương tự sang một ngôn ngữ khác
Ví dụ: Từ "dư vị" không tồn tại trong nhiều ngôn ngữ
Ngoài ra còn có khoảng cách ngữ nghĩa trong ngôn ngữ Khái niệm và ý nghĩa của một từ không phổ quát, mặc dù những từ đó cũng có thể được dịch sang ngôn ngữ khác
Ví dụ: từ tiếng Nhật "muzukashii” có thể dịch là "khó khăn", "tể nhị", hay "tôi không muốn thảo luận về nó," nhưng trong đàm phán kinh doanh nó thường có nghĩa là "bất khả xâm phạm" Những người đến từ các quốc gia khác nhau, mặc dù nói cùng một ngôn ngữ nhưng cũng có thể gặp các vấn đề về giao tiếp, truyền thông do cùng một từ có thể truyền đạt ý nghĩa khác nhau ở hai nước. b) Ngôn ngữ chung
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được 2 bên cùng hiệu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau
Ví dụ: Tiếng thổ ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng Quan Thoại được sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữ chung khác nhau tùy theo từng vùng
Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đa quốc gia phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ
Ví dụ: Công ty Sony và công ty Matshushita của Nhật cùng dùng tiếng Anh cho tất cả các thư từ và giao dịch nội bộ.
Thông thạo ngôn ngữ là vấn đề quan trọng đối với các nhà quản lý không phải là dân bản xứ trong việc quản lý trang thiết bị sản xuất và giám sát công nhân địa phương.
Ví dụ: Theo Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, các công ty Mỹ tiếp tục mở rộng hoạt động ở Mexico Công nhân Mexico nói chung thích thư giãn và không muốn rắc rối trong công việc, một nhà quản lý Mỹ đã nhầm khi cho rằng môi trường làm việc như trong nhà máy của ông ta là khá thoải mái, hậu quả là công nhân của anh ta đã bãi công để phản đối điều kiện làm việc như hiện tại Vấn đề này nằm ở chỗ bối cảnh văn hóa khác nhau, các công nhân Mexico đã không được thoải mái và có nhiều lời phàn nàn về nơi làm việc Trong trường hợp này, họ kết luận rằng nhà quản lý doanh nghiệp biết nhưng không quan tâm đến lời phàn nàn của họ vì anh ta không có bất cứ chú ý nào đến yêu cầu của công nhân về điều kiện làm việc Thực tế là nhà quản lý không hiểu được hết những gì công nhân Mexico phàn nàn do anh ta không thông thạo ngôn ngữ.
Ngày nay, mặc dù tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, trở thành ngôn ngữ chung của kinh doanh quốc tế nhưng việc học ngôn ngữ địa phương lại mang lại những lợi thế đáng kể Hầu hết mọi người đều thích nói chuyện bằng ngôn ngữ của họ, và có thể nói được tiếng địa phương có thể giúp xây dựng được các mối quan hệ quan trọng cho hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp quốc tế không hiểu ngôn ngữ địa phương có thể dẫn tới những sai lầm dịch thuật lớn Dịch đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế
Ví dụ: Hãng Microsoft gần đây đã mua một bộ từ điển đặc biệt cho trình duyệt WEB ngôn ngữ Tây Ban Nha trong chương trình chuyển đổi từ ngữ Không may thay, bộ từ điển này có khá nhiều từ đồng nghĩa đối ngược nhau, ví dụ như từ thú ăn thịt người (man-eater) đồng nghĩa với từ thú ăn thịt đồng loại (cannibal), từ người dã man (barbarian) đồng nghĩa với người da đen; Hãng Microsoft đã phải đưa ra lời xin lỗi nhưng vẫn chịu tác động tiêu cực của công chúng Tây Ban Nha, Mexico, Mỹ. c) Ngôn ngữ cử chỉ
Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt, trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác
Tác động của môi trường văn hoá đến Starbucks
Starbucks mở quán sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Ngay sau khi khai trương, nơi này không chỉ nhận được những lời nhận xét tích cực từ khách hàng là người khiếm thính mà còn khiến tất cả người dân trong khu vực cảm thấy yêu thích và muốn tới thường xuyên.
Với mục đích kết nối cộng đồng, mỗi tuần, một ngôn ngữ ký hiệu sẽ được hướng dẫn cụ thể và các vị khách khi tới đây sẽ học được thêm ngôn ngữ ký hiệu Việc mở cửa quán Starbucks đặc biệt này còn giúp tạo công việc cho những người khiếm thính, giúp họ gần gũi với cộng đồng hơn
Ngoài ra, đây cũng là nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật của người khiếm thính và các sự kiện cho cộng đồng người khiếm thính địa phương.
Các nhân viên của công ty luôn nhận được đầy đủ kiến thức và kỹ năng, quy tắc phục vụ, đặc biệt là cách chào hỏi khách hàng và tạo nên một môi trường Starbucks đặc biệt và đem lại cho khách hàng một trải nghiệm Starbucks hoàn hảo.
Starbucks đánh dấu tròn 7 năm vào thị trường Việt Nam với việc làm mới hình ảnh của mình cùng phương pháp pha cà phê và phục vụ cà phê truyền thống của Việt Nam Bên cạnh đó, Starbucks – thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất thế giới muốn mang phong cách cà phê phin Việt Nam phổ biến ở các nước khác Chiếc cốc của Starbucks có hình dạng như một ly cà phê phin của Việt Nam với chất liệu nhôm và nhựa Bên cạnh đó là hướng dẫn cách pha cà phê chuẩn xác bên ngay tại bao bì đựng cốc Với logo quen thuộc của thương hiệu và logo trên thân cốc, Starbucks vẫn giữ được bản sắc của thương hiệu cùng với việc kết nối Starbucks tới những khách hàng yêu thích cà phê nói chung và những khách hàng ưa chuộng cà phêViệt Nam truyền thống nói riêng
Bà Patricia Marques ghi từng chi tiết lên cốc cà phê sau khi khách gọi Các chi tiết này thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu tâm lý khách hàng Việt Nam của Starbucks.
Chỉ mới có những cơ sở tại Việt Nam trong 5 năm gần đây vì thế mà Starbuck không quá coi trọng đến tôn giáo Đối với Starbuck ‘’khách hàng là thượng đế’’ mà những đồ uống tại đây luôn phù hợp với khách hàng Cũng chính vì thế khi tuyển dụng nhân sự ở Starbuck cũng thể hiện rõ rệt: với nền văn hóa tại Việt Nam không phân biệt tôn giáo, starbuck chỉ coi trọng người có năng lực mới quyết định bạn là ai trong doanh nghiệp này.
3.3 Giá trị và thái độ
Sau gần một thập kỷ đặt dấu chân đầu tiên vào thị trường Việt Nam, Starbucks Coffee với chiến lược phát triển độc đáo và đồng nhất của mình đã đạt được những dấu ấn đáng tự hào Những con số không phải là điều Starbucks muốn nói đến, mà việc các công dân Việt Nam đã trở thành cấu phần quan trọng trong chiến lược của Hãng mới là điều cần nuôi dưỡng "Chúng tôi không muốn mất bất kỳ ai trong đại dịch Covid-19 Bất kể họ ở đâu hay vai trò của họ tại Starbucks ra sao, thì mục tiêu chính của tôi là bảo vệ tất cả họ khỏi bị mất việc làm".
Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam Giới mộ điệu củaStarbucks Coffee vẫn nhớ như in ngày đầu tiên thương hiệu này đặt dấu chân vào thị trường Việt Nam Đó là thời khắc khai trương cửa hàng đầu tiên ở ngã sáu Phù Đổng (quận 1, TP.HCM) vào ngày 1/2/2013 Thời điểm đó, ông John Culver, Chủ tịch Starbucks Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương thốt lên: “Việt Nam là một trong những thị trường cà phê năng động và thú vị nhất châu Á Thị trường này mở ra cho chúng tôi nhiều cơ hội để phát triển lâu dài” TP.HCM là chặng dừng chân đầu tiên của Starbucks và đến thời điểm này, Hãng đã có 67 cửa hàng tại 4 thành phố với gần 1.000 đối tác (nhân viên).
Bí mật của Starbucks là văn hóa, những giá trị, nguyên tắc và cách đối xử với nhân viên Đó là sự tôn trọng Đây là chìa khóa của văn hóa Starbucks Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau, chúng tôi đón nhận những khác biệt và khai thác những điều tốt nhất ở nhau Bằng cách lắng nghe và đảm bảo họ tham gia, bằng cách cho họ tiếng nói và lôi kéo họ vào các quyết định và giải pháp, họ biết rằng, họ là một phần không thể thiếu của tổ chức này Có thể nói, việc chấp nhận sự khác biệt của mỗi nhân viên sẽ khuyến khích họ phát triển để đạt mục tiêu cuối cùng cao nhất.
3.4 Cách cư xử và phong tục
Những Năng lực quan trọng nhất của đối tác (Nhân viên) Starbucks:
+ Đặt khách hàng lên hàng đầu: Liên tục quan tâm đến khách hàng, hiểu được mong muốn của khách hàng và biết cách để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
+ Kỹ năng làm việc nhóm tốt: Lắng nghe và giao tiếp tốt với những thành viên khác trong và ngoài Công ty Starbucks, tạo ra một môi trường làm việc nhóm thân thiện và hiệu quả.
+ Khả năng Lãnh đạo: Tinh thần trách nhiệm làm việc đúng chuẩn mực, vững vàng trong môi trường bất ổn và thử thách, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi để kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn.
+ Tiềm năng phát triển trong tương lai: Liên tục tìm kiếm các cơ hội để phát triển cho bản thân và cho mọi người Lãnh đạo bằng niềm tin, sự trung thực, và cam kết tuyển dụng, đào tạo và phát triển các đối tác theo đúng tiềm năng của họ.
+ Hiệu quả công việc cao: Hiểu biết tổng quát về các yếu tố xây dựng nên thành công của Công ty, chịu trách nhiệm mang lại hiệu quả tối ưu cho công việc được giao Có kiến thức về những giá trị cốt lõi của Công ty và con đường để đạt kết quả tốt nhất trong công việc, không ngại khó khăn và biết hành động để giảm thiểu tác động của chúng.
3.5 Các yếu tố vật chất
Starbucks đánh dấu tròn 7 năm vào thị trường Việt Nam với việc làm mới hình ảnh của mình cùng phương pháp pha cà phê và phục vụ cà phê truyền thống của Việt Nam Bên cạnh đó, Starbucks – thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất thế giới muốn mang phong cách cà phê phin Việt Nam phổ biến ở các nước khác Chiếc cốc của Starbucks có hình dạng như một ly cà phê phin của Việt Nam với chất liệu nhôm và nhựa Bên cạnh đó là hướng dẫn cách đó là hướng dẫn cách pha cà phê chuẩn xác bên ngay tại bao bì đựng cốc.
Phần kết luận
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên toàn cầu đã tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Yếu tố văn hoá được coi là thành phần quan trọng nhất trong nền văn minh của mỗi quốc gia vì nó thể hiện sự khác biệt giữa các xã hội thông qua ngôn ngữ, thói quen, tập quán Tuy nhiên, đa số chúng ta lại không hoàn toàn hiểu được văn hoá tác động đến hành vi của chúng ta như thế nào cho đến khi ta bắt đầu giao tiếp với những người đến từ những nền văn hoá khác nhau.
Yếu tố văn hoá vốn dĩ là yếu tố luôn luôn đi cùng với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh quốc tế Môi trường văn hoá của xã hội thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và giá trị của các nhân tố xã hội đó, và điều này tác động đến hành vi tiêu dùng cá nhân.
Khi nắm rõ được văn hoá của mỗi địa phương, mỗi quốc gia thì doanh nghiệp đã nắm bắt được rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường phù hợp với những địa phương, vùng miền, quốc gia
Các giá trị văn hoá được hình thành, tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử của 1 quốc gia, 1 dân tộc và trở thành niềm tin của con người nên khó thay đổi và luôn bền vững Trong mỗi quốc gia có nhiều dân tộc, có nhiều nền văn hoá tạo nên sự đa dạng khác nhau
=>Đòi hỏi doanh nghiệp phải thấu hiểu nền văn hóa riêng của từng vùng miền, từng dân tộc khi tiếp cận, thu phục thị trường Ví dụ như văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt là dùng bát đũa để ăn cơm, còn người Châu Âu thì dùng thìa, dĩa để ăn bánh mì, bơ, sữa Trong mỗi xã hội luôn tồn tại những nhóm văn hoá nhỏ: các nhóm tôn giáo, chủng tộc, giới thanh niên, phụ nữ, người già,…họ đại diện cho niềm tin, ý thức, sự ưa ghét và hành vi tiêu dùng, những nhu cầu mong muốn khác biệt.
Thấu hiểu được văn hoá cà phê của người Việt Nam Starbucks đã sáng tạo nên những cửa hàng cà phê với không gian ấm cúng Các cửa hàng đều được thiết kế theo phong cách của người Việt Nam Cà phê được chế biến theo công thức đồng nhất với mong muốn, sở thích của người Việt Nam Starbucks hi vọng sẽ làm hài lòng nhiều khách hàng tại Việt Nam Đó cũng là lý do đã có những thành công và chỗ đứng nhất định tại thị trường ưa cà phê vị truyền thống như Việt Nam.
Bên cạnh môi trường văn hoá, môi trường kinh tế cũng có tác động không nhỏ đến doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Môi trường kinh tế của hoạt động kinh doanh quốc tế không bị giới hạn trong một quốc gia cụ thể mà còn là nền kinh tế của cả khu vực hoặc thế giới Khi tiến trình toàn cầu hoá diễn ra càng mạnh mẽ và sâu rộng, nền kinh tế của quốc gia có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, điều đó khiến ảnh hưởng môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên phức tạp hơn Một nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tốt và ổn định là điều kiện thuận lợi đối với nhà kinh doanh, đó chính là tác động tích cực từ môi trườngkinh tế.
Môi trường kinh tế có thể mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội tốt khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định Ngược lại, khi có những dấu hiệu bất ổn từ nền kinh tế khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn và rủi ro.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam hiện nay theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư năm 2010 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1168$.
Sự gia tăng của lượng tiêu dùng có thu nhập trung bình rõ ràng đang khuyến khích các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Rõ ràng, việc thu nhập tăng sẽ dẫn đến chi tiêu tăng Hơn nữa, tại Việt Nam chi tiêu cho thực phầm lại chiếm tỉ trọng đáng kể Sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ tiép tục kích thích nhu cầu về đồ uống