ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
- Lợn ngoại lai giữa Landrace với Yorkshire, giai đoạn từ sơ sinh đến sau cai sữa.
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Thực hiện qui trình phòng bệnh cho trên đàn lợn từ sơ sinh đến sau cai sữa;
- Xác định tình hình dịch bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến sau cai sữa nuôi tại trại, thực hiện các quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh tại trại
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Sự biến động của đàn lợn tại trại;
- Tỉ lệ lợn mắc bệnh;
- Tỉ lệ lợn khỏi bệnh sau điều trị.
3.4.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu chăn nuôi của trại Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại em đã hỏi thông tin từ anh quản lý của trại cũng như các anh kỹ thuật, đồng thời tự tìm hiểu và tìm kiếm số liệu từ các sổ sách ghi chép của trại trong 3 năm gần đây.
3.4.2.2 Quy trình vệ sinh chuồng nuôi
- Trước khi lợn con được sinh ra, các ô chuồng được rửa sạch sẽ, các vật dụng xung quanh cũng đều được cọ rửa, sau khi xong dội nước vôi và cho trống chuồng 4 - 5 hôm sau đó mới chuyển mẹ lên để chờ đẻ Trong thời gian mẹ chờ đẻ phân được hót sạch để đảm bảo lúc lợn con sinh ra các ô chuồng đều được giữ sạch và khô ráo.
- Mỗi cửa chuồng đều có ô nước vôi, trước khi vào chuồng đều phải dẫm qua ô nước vôi Ô nước vôi được thay vào mỗi buổi chiều sau khi hết ca làm việc, công nhân và kĩ sư vào chuồng đều phải đi qua ô nước vôi.
- Hàng ngày vào 15 giờ, phun sát trùng toàn chuồng đặc biệt là những chuồng lợn đang đẻ sẽ được phun rất cẩn thận.
- Đường tra cám, đường lấy phân lúc nào cũng được giữ khô ráo, hàng ngày được rắc vôi và quét sạch Phân được đưa ra kho hàng ngày không để tồn trong chuồng.
-Mỗi người làm trong chuồng đều quan sát và để ý rất kĩ, những thảm lót của lợn con bị bẩn đều được lấy ra và thay bằng thảm mới, vì những thảm ướt bẩn nếu không được thay sẽ dễ làm mầm bệnh phát triển.
-Những ô có lợn con tiêu chảy đều được lau sạch bằng nước sát trùng lợn con được tắm bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ 1: 3200), sau đó được thả vào khuây úm cắm điện và rắc bột mistra để lợn con nhanh khô và cơ thể nhanh ấm.
-Đầu giờ ca sáng và ca chiều tiến hành lau bầu vú toàn bộ lợn nái nuôi con để vệ sinh bầu vú con nái.
- Trời nóng hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và quạt gió ở cuối chuồng được hoạt động ổn định.Vào mùa đông các dàn mát ở đầu được che chắn và bóng đèn sưởi được thắp lên các trong các ô úm.
- Lợn con bị bệnh ở những dãy chuồng thì được tách riêng chăm sóc tại dãy đó không được đưa sang dãy chuồng khác.
- Ngoài ra, cầu trùng là một trong những bệnh mà lợn con cũng hay gặp phải, cần chú ý phòng bệnh.
- Thời điểm lợn con mắc bệnh:
+ Bệnh thường xảy ra trên lợn con theo mẹ từ 7 - 21 ngày tuổi.
+ Chuồng trại thiếu vệ sinh, ẩm ướt, thức ăn và nước uống không sạch. + Không được uống thuốc phòng bệnh lúc 3 ngày tuổi.
+ Giai đoạn đầu triệu chứng chính là tiêu chảy.
+ Giai đoạn sau phân trở nên đặc hơn và màu chuyển từ vàng tới xám xanh, hoặc trong phân có lẫn cả máu khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Khi lợn bị nhiễm cầu trùng sẽ còi cọc hơn, chậm lớn và phát triển không đều.
-Điều trị: cho uống toltrazuril 5% với liều 1ml/con.
+ Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị chăm sóc sạch sẽ.
+ Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
+ Trại tiến hành phun sát trùng toàn chuồng theo quy định của trại.
Bảng 3.1 Lịch phun sát trùng toàn trại Trong chuồng
Thứ Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng
Ngoài khu vực chăn nuôi
Phun sát trùng + rắc vôi hành lang
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Thứ 3 Xả vôi xút gầm
Xả vôi xút gầm Phun sát trùng
Phun sát trùng + rắc vôi hành lang
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Phun sát trùng + rắc vôi hành lang
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Phun sát trùng + rắc vôi hành lang
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Xả vôi xút gầm Phun sát trùng
Phun sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi
Phun sát trùng + rắc vôi hành lang
Phun sát trùng đầu và cuối chuồng
Lịch phun sát trùng tại trại được công nhân và sinh viên được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, để phòng những mầm bệnh có thể phát sinh Đối với chuồng đẻ công việc sát trùng được thực hiện 1 lần/ngày vào buổi chiều.
Công việc vệ sinh sát trùng được thực hiện nhanh chóng với tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ghẻ, các máng ăn của lợn được để ý để không bị dính thuốc vào.
3.4.2.3 Chuẩn bị ô chuồng cho lợn đẻ và đỡ để cho lợn nái
- Ô chuồng lợn nái trước khi đẻ được cọ rửa sạch sẽ, nước vôi và phun sát trùng hàng ngày cho đến khi nái chửa được chuyển.
- Hàng ngày sàn, chuồng nái chửa được cào phân thường xuyên, không dính phân bẩn.
- Nái chửa trước khi đẻ được cho ăn với chế độ hợp lý để quá trình đẻ diễn ra thuận lợi và vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi con.
- Chuẩn bị ô úm cho lợn con khi sinh: ô úm phải được che chắn cẩn thận, nhiệt độ ủ ấm lợn con từ 0 - 7 ngày tuổi khoảng 37 - 39°C, từ 8 - 15 ngày tuổi khoảng 33 - 35°C, từ 15 - 21 ngày tuổi 28 - 31°C.
- Khi lợn mẹ có dấu hiệu sắp đẻ phải được vệ sinh bầu vú, mông và bộ phận sinh dục bằng nước sát trùng ấm pha loãng (tỉ lệ 1: 3200) Trong thời gian lợn mẹ đẻ phải chú ý theo dõi lợn mẹ, nếu thấy có hiện tượng đẻ khó như khoảng cách giữa các lần đẻ quá lâu hoặc có hiện tượng rặn nhưng thai không được đẩy ra ngoài thì phải có biện pháp can thiệp như xoa bầu vú kết hợp tiêm oxytoxin Nếu sau khi đã tiêm oxytoxin rồi mà lợn mẹ vẫn có hiện tượng rặn, kiểm tra bằng que thăm thấy vẫn còn thai thì cần tiến hành móc Nếu phải dùng biện pháp móc cần rửa tay sạch bằng nước sát trùng, cắt và vệ sinh sạch sẽ móng tay, sau đó bôi gen, tiến hành móc Không nên quá lạm dụng vào móc vì sẽ dễ gây cho lợn mẹ bị viêm nếu vệ sinh và móc không đúng cách.
- Lợn mẹ đẻ xong được lau mông và cơ quan sinh dục bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ tương ứng 1: 3200) và bôi cồn iod.
- Khẩu phần ăn trước, trong và sau khi đẻ được cung cấp theo quy định của trang trại để đảm bao khả năng tiết sữa và nuôi con và thuận lợi cho quá trình đẻ nhất là đối với nái hậu bị.
Bảng 3.2 Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ
Chế độ ăn Nái hậu bị (kg/ngày) Nái sinh sản
(Nguồn: kĩ thuật trại trang trại sinh thái Thanh Xuân cung cấp)
- Những ngày thời tiết quá nóng bức lợn mẹ sẽ được bổ sung thêm chất điện giải vitamin C Sau khi đẻ, nếu lợn mẹ có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, giảm tiết sữa sẽ được tiêm thuốc anagin với liều lượng 1ml/10kg TT, tiêm bắp và được truyền đường glucose.
3.4.2.4 Qui trình chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến sau cai sữa
*Chăm sóc lợn con mới sinh