ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: đàn lợn thịt ba máu (25% Yorkshire 25% Landrace x 50% Duroc) nuôi từ 4 tuần tuổi đến giai đoạn 21 tuần tuổi (xuất chuồng).
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: trại chăn nuôi Nguyễn Xuân Dũng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Xuân Dũng, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
-Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt nuôi tại trại.
- Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh thường gặp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
-Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi.
-Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại.
-Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp cho lợn thịt.
3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.
3.4.3.2 Phương pháp chẩn đoán bệnh trên lợn thịt
Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện sự bất thường về sức khỏe của lợn và chẩn đoán các bệnh trên đàn lợn thịt bằng cách tiến hành kiểm tra tình hình đàn lợn vào lúc 7h00 phút sáng hàng ngày, phát hiện những bất thường về sức khỏe của lợn, phân biệt lợn khỏe và lợn ốm như sau:
+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.
+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5 o C; nhịp thở 8 - 18 lần/phút Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn với mức nhiệt độ là 39,5 o C; nhịp thở là 9-19 lần/phút.
+ Mắt mở to, sáng, khô ráo, không bị sưng, không có rử, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía.
+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.
+ Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, kheo chân không bị dính bết phân.
+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, không bị rụng.
+ Phân mềm thành khuôn, không đi táo hoặc lỏng Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ Phân không có màng trắng bao quanh, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.
+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.
+ Trạng thái mệt mỏi, ít vận động, thường nằm tách đàn, đi lại xiêu vẹo; kém hoặc bỏ ăn; lưng gồng lên do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.
+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40 o C (có khi lên đến 42 0 C) Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường Hơi thở nóng.
+ Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, khi có ánh sáng chiếu vào, mắt nháy liên tục có thể do viêm kết mạc mắt.
+ Mũi thường bị khô Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc lở mồm long móng.
+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng.
+ Kheo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được.
+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh.
+ Màu của phân biến đổi bất thường: màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con; màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non; màu đỏ là có thể bị xuất huyết ở ruột già,
+ Mùi phân khác thường: có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả. + Lượng và màu của nước tiểu của có biến đổi bất thường: Nước tiểu ít, có màu đỏ, có thể do bị xuất huyết; màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang; màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.
Căn cứ vào các triệu chứng, kết hợp với khám lâm sàng để chẩn đoán, xác định bệnh của lợn dựa trên các triệu chứng điển hình như sau:
- Bệnh viêm phổi: Lợn sốt cao, lông xù, ngồi thở như chó, thở thể bụng, ho khan, có con ho ra tiếng.
- Bệnh tiêu chảy: Lợn đi ngoài phân lỏng, nền chuồng có mùi tanh và chua có màu vàng, một số con phân loảng dính vào hậu môn, đuôi, lợn ủ rũ, mỏi mệt.
- Bệnh viêm khớp: Lợn có biểu hiện đau chân, đi lại khập khiễng, què, các khớp chân trước, sau và mắt cá chân thường sưng phồng.
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, em cùng với cán bộ kỹ thuật của Trại đưa ra các phác đồ điều trị và trực tiếp điều trị bệnh Cụ thể, phác đồ điều trị bệnh như sau:
-Một số thuốc điều trị lợn bệnh tại trại:
*Thuốc điều trị bệnh viêm phổi: F300jnj 1ml/20 kg TT/48h, Bromhexin
1 ml/10 kg TT tiêm bắp 3 - 5 ngày liên tục.
* Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy: Dufafloxacin 1 ml/40 kg thể TT tiêm bắp 3 - 5 ngày liên tục.
* Thuốc điều trị bệnh viêm khớp: Pendistrep LA 1 ml/10 kg TT tiêm bắp 3 - 5 lần mỗi lần cách nhau 1 ngày và Anagin C.
3.5.Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán theo phương pháp thường quy trong chăn nuôi thú y và được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con theo dõi x 100
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Số con điều trị x 100
- Tỷ lệ chết (%) Số con theo dõi x 100
Số con còn sống đến cuối kỳ
- Tỷ lệ nuôi sống (%) Số con đầu kỳ x 100
- Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt (gam/con/ngày)
Khối lượng cuối kỳ (g) - Khối lượng đầu kỳ (g)
Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) Thời gian nuôi
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Xuân Dũng từ năm 2018 đến tháng 5/2020
Trại lợn Nguyễn Xuân Dũng chăn nuôi heo thịt theo quy mô công nghiệp một năm hai lứa thịt, lứa một từ tháng 6 đến tháng 11, lứa hai nuôi từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Cơ cấu đàn lợn thịt của trại trong 3 năm gần đây qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn thịt trong 3 năm gần đây tính đến tháng 5 năm 2020 được thống kê ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Quy mô đàn lợn thịt qua 3 năm gần đây
Số lượng lợn thịt của trại qua các năm (con) Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
(Nguồn trại lợn: Nguyễn Xuân Dũng)
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, quy mô đàn lợn thịt của trang trại khá ổn định Từ năm 2018 đến năm 2019 giảm đi 26 con và 6 tháng đầu năm số con của trại hiện tại là 1980 con Để đạt được kết quả như vậy trại đã luôn nỗ lực và phấn đấu khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.
Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại
Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp thực hiện quy trình nuôi dưỡng 620 con lợn thịt trong giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất bán (21 tuần tuổi) Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty TNHH Jappa comfeed Việt Nam tự sản xuất, bao gồm các loại: Baby milk, Milac A, Xk 110F, Xk 120SF, XK120F Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2 Khối lượng thức ăn trực tiếp cho lợn ăn
Loại thức ăn cho ăn
Tổng khối lượng thức ăn cho lợn ăn đến xuất chuồng
Baby milk Tuần tuổi thứ 4 620 620
XK 120SF Từ tuần 10 - tuần 17 608 100.280
XK 120F Từ tuần 18 đến xuất bán (21 tuần tuổi) 605 25560
Tại trại ở tuần tuổi thứ 4 sử dụng thức ăn Baby milk, số lượng 620 con lợn thịt thì sử dụng hết 620 kg thức ăn cho đến lúc xuất chuồng Tuần tuổi thứ
5 - 6 sử dụng thức ăn hỗn hợp Milac A cho 615 con lợn thịt, thì sử dụng hết
3640 kg thức ăn cho đến lúc xuất chuồng Tuần tuổi thứ 7 đến tuần 10, sử dụng thức ăn XK 110F cho 611 con lợn thịt thì sử dụng hết 18400 kg cho đến lúc xuất chuồng Từ tuần tuổi 10 đến tuần tuổi 17, sử dụng thức ăn hỗn hợp
Xk 120SF cho 608 con lợn thịt thì sử dụng hết 100.280 kg cho đến lúc xuất chuồng Từ tuần 18 đến lúc xuất chuồng sử dụng thức ăn hỗn hợp XK 120SF cho 605 con lợn thịt thì sử dụng hết 25560 kg thức ăn.
4.2.2 Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn
Trong quá trình thực tập tại trại, em đã thực hiện chăm sóc đàn lợn theo quy trình của trại Kết quả thực hiện quy trình trình chăm sóc đàn lợn được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3 Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn lợn
(Lần/ngày) Thời gian thực hiện
Khối lượng thực hiện (lần)
1 Kiểm tra sức khỏe lợn
Kiểm tra máng ăn và vòi nước uống
4 Cho lợn ăn 2 Số lần cho ăn tùy từng giai đoạn khác nhau 298
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: rửa chuồng, xuất lợn,… Thông qua quá trình trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn tại trại, em đã nâng cao sự hiểu biết và tay nghề chăm sóc lợn thịt, cụ thể là:
- Việc kiểm tra vòi uống, nhất là các núm uống, phải thực hiện hàng ngày để đảm bảo hệ thống máng nước tự động luôn có nước cung cấp cho lợn Ngoài ra, cần phải kiểm tra màu sắc của nước uống (trong hay đục) để từ đó xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.
- Công việc rửa chuồng cũng được quan tâm Tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế rửa chuồng Vì nếu rửa chuồng nhiều quá sẽ làm lợn bị ướt gây cho lợn bị lạnh.
- Pha clorin vào nguồn nước rất quan trọng Nếu nước không được xử lí khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn, sau khi bơm nước lên sẽ xử lý trực tiếp lần lượt vào 2 bể lắng sẽ xử lý ngay clorin rồi mới cho lợn uống.
4.2.3 Kết quả nuôi sống lợn qua các tháng nuôi
Thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp không Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4 Tỷ lệ nuôi sống từ lúc nhập lợn đến lúc xuất chuồng qua các tháng nuôi
Tháng nuôi Số lợn theo dõi Số lợn chết Tỷ lệ nuôi sống (%)
Số liệu bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ở tháng thứ 1 là tháng chết nhiều nhất tỷ lệ nuôi sống đạt 99,19% Cho đến tháng thứ 2 thì tỷ lệ chết thấp, tỷ lệ nuôi sống cao và đạt 99,83% Tháng thứ 3,4,5 thì giữ được ngưỡng tỷ lệ chết trung bình là 3 con và đạt mức 99,50% Tổng đàn nuôi đến lúc xuất chuồng đạt mức 97,58% tương ứng với tỷ lệ chết của cả đàn là 2,42%, với tỷ lệ này thì so với chỉ tiêu công ty đề xuất là tốt Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của lợn ở bảng 4.4 cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại là hợp lý, góp phần nâng cao sức khỏe của lợn
Sinh trưởng của đàn lợn thịt thương phẩm.
Qua quá thình theo giõi chăm sóc đàn lợn em đã thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn từ lúc nhập về đến lúc xuất chuồng và thu được kết quả tại bảng 4.5 như sau.
Bảng 4.5 Kết quả chỉ tiêu theo dõi của đàn lợn thịt
STT Diễn giải ĐVT Kết quả đạt được Ghi chú
3 Khối lượng trung bình bắt đầu nuôi Kg 6,77
4 Khối lượng trung bình lúc xuất chuồng Kg 114
5 Tăng khối lượng (ADG) gam/con/ngày 729
Thời gian nuôi của đàn lợn là
Tại bảng 4.5 cho thấy số đàn nuôi là 01 đàn Số con nuôi từ lúc nhập là
620 con/đàn nhưng qua thời gian nuôi do dịch,bệnh nên đến lúc xuất chuồng chỉ còn 605 con và số cân nặng trung bình đạt 114kg/con kết quả thu được vậy là tốt so với kế hoạch và chỉ số tăng khối lượng (ADG) đạt 729 gam/con/ngày.