1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Về một xu hướng mới của từ điển giải thích ppt

3 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 122,09 KB

Nội dung

Về một xu hướng mới của từ điển giải thích 1. Giới thiệu Từ điển học Việt Nam có một truyền thống dày dặn. Ðã có những công trình tổng kết khá đầy đủ cả về lí thuyết và thực hành [xin xem 5]. Trong bài viết này chúng tôi xin không thuật lại những vấn đề đã được nêu trong các công trình đã có mà chỉ muốn đi tiếp thêm một bước nhỏ: rút ra đôi điều chưa được đề cập đến trong các công trình có trước. Tuy nhiên, để dễ theo dõi, cũng không tránh khỏi phải nhắc lại một số điều đã nói. Từ năm 1996, một số người tham gia biên soạn Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên) đã tổng kết một số vấn đề lí luận về từ điển trong tập "Một số vấn đề từ điển học"[xem 15]. Ở cuốn sách này, các tác giả tổng kết một số vấn đề về chuẩn ngôn ngữ trong Từ điển tiếng Việt, về cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích: các đơn vị trong bảng từ của từ điển giải thích, đặc biệt là việc xử lí các từ vay mượn gốc Âu – Mĩ, các thuật ngữ khoa học; về cấu trúc vi mô (gồm một mô hình cấu trúc vi mô tối đa cho từ điển một thứ tiếng với các yếu tố và cách tổ chức, cách liên kết các yếu tố), về các kiểu chú như phong cách, phạm vi sử dụng, chú từ loại; về lớp từ ngữ văn chương. Ðây là những vấn đề muôn thuở của từ điển, nhưng các tác giả đã nhìn nhận nó dưới ánh sáng của lí thuyết từ điển học và ngữ nghĩa học hiện đại. Một số luận điểm chính được các tác giả rút ra là: a) Nghĩa từ được giải thích trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa, mà " một sự phân tích ngữ nghĩa toàn diện không thể dừng lại ở bình diện hệ thống-cấu trúc, bình diện ngôn ngữ (hiểu theo nghĩa hẹp, đối lập với lời nói), tuy rằng sự phân tích này là một bước cực kì quan trọng, mà phải được tiến hành cả ở bình diện chức năng, bình diện sử dụng, lời nói" [x.10]. Trên cấp độ lời nói, cấu trúc ngữ nghĩa của lời là một cấu trúc nhiều tầng, gồm có tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn; trong hàm ngôn có hàm ý và ngụ ý. Một cuốn từ điển tích cực phải giúp người dùng không những hiểu được từ ngữ mà còn vận dụng được chúng trong giao tiếp, thông báo, nhất là đối với người học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Vì vậy, một cuốn từ điển tiếng Việt tốt cần phản ánh được những cấu trúc nhiều tầng của ngữ lưu trong bản thân các từ ngữ, như khả năng tổ hợp từ vựng, tiền giả định, hàm ý Từ đó đi đến một cách miêu tả các đơn vị từ vựng theo kiểu động hơn. Từ điển học truyền thống coi các đơn vị từ điển là các đơn vị tách rời khỏi ngữ cảnh và "khô cứng", miêu tả nghĩa từ dưới dạng tĩnh và tách biệt. Vì vậy người dùng có thể đọc và hiểu được từng từ một cách thụ động. Ðiều này thể hiện ở chỗ các từ điển biên soạn theo lối cũ chỉ ra nghĩa từ nhưng không chỉ dẫn được cách sử dụng chúng trong ngữ lưu. Ngữ nghĩa học hiện đại miêu tả nghĩa từ ở trạng thái hành chức, tức là chú ý đến hoạt động của từ trong ngữ lưu. Vì vậy, khi miêu tả nghĩa từ, ngoài ý nghĩa, họ còn chú ý đến từ loại (phản ánh chức năng của từ trong câu), đến phạm vi sử dụng, sắc thái lịch sử, phong cách, (phản ánh chức năng giao tiếp trong xã hội của từ ngữ), Tức là từ điển giải thích không chỉ giải thích ý nghĩa từ vựng của từ mà còn phải tích hợp được các thông tin đa dạng về đơn vị đó. Có lẽ đây là một sự khác nhau về bản chất giữa cách giải nghĩa theo kinh nghiệm và cách giải nghĩa một cách khoa học và khách quan. b) Phương pháp biên soạn từ điển mới thông qua việc giải thích nghĩa và cách dùng của từng từ ngữ để miêu tả được toàn bộ tính hệ thống của một ngôn ngữ. Nghĩa từ vựng được phân tích thành một cấu trúc bao gồm những nét nghĩa có quan hệ cấp bậc với nhau, và có khả năng hiện thực hoá trong những ngữ cảnh cụ thể. Từ đó có thể rút ra những mô hình khái quát về các loại cấu trúc nghĩa từ vựng trong tiếng Việt. Và các từ ngữ có cùng cấu trúc ngữ nghĩa được định nghĩa theo cùng một kiểu. Theo phương pháp này, người biên soạn từ điển làm việc trên cơ sở áp dụng các phương pháp ngôn ngữ học kết hợp với kiến thức chung về từ ngữ và hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Ðiều này đòi hỏi người biên soạn từ điển, ngoài tri thức bách khoa còn phải có tri thức ngôn ngữ học lí thuyết và thực hành về ngôn ngữ mà mình định miêu tả. Thực chất đây là cách tiếp cận các đơn vị từ vựng theo quan điểm hệ thống - một cách tiếp cận cơ bản của từ điển học hệ thống [x.15]. . Về một xu hướng mới của từ điển giải thích 1. Giới thiệu Từ điển học Việt Nam có một truyền thống dày dặn. Ðã có những. Việt, về cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích: các đơn vị trong bảng từ của từ điển giải thích, đặc biệt là việc xử lí các từ vay mượn gốc Âu – Mĩ,

Ngày đăng: 22/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w