Chấtlượngcólàmnên một
thương hiệu mạnh?
Với nhiều người trong chúng ta, câu hỏi này có vẻ không cần thiết. Trong cuộc
sống hàng ngày, chúng ta luôn mong muốn được hưởng những thứ chấtlượng
nhất: một nhà hàng với đồ ăn ngon, một chiếc máy tính đời mới hay một chiếc tivi
có độ nét cao HD. Nhiều doanh nghiệp chắc chắn coi chấtlượng là một trong
những yếu tố giá trị hàng đầu và đưa nó vào tuyên ngôn sứ mệnh của mình. Khi
xác định lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp cho
rằng chấtlượng là yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trên thị trường.
Chất lượng hoàn toàn tiên quan đến cảm nhận chủ quan của khách hàng. Đó mới là
cốt lõi của vẫn đề. Trên thực tế, nó có thể liên quan rất ít hoặc thậm chí không liên
quan gì tới tính năng sản phẩm thực tế. Thay vào đó, chấtlượng theo cảm nhận
được quyết định bằng trực giác, dựa trên hình ảnh thươnghiệu hình thành trong
tâm trí khách hàng.
Các sản phẩm gắn nhãn “Sản xuất tại Nhật Bản” vốn nổi tiếng về chấtlượng vượt
trội trên khắp thế giới. Đó là lý do tại sao chúng ta sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để
sở hữu các sản phẩm của Nhật, đơn giản bởi chúng ta biết rằng “Made in Japan” là
một lời bảo chứng cho uy tín thương hiệu.
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt có thể góp phần tạo nên một thươnghiệu mạnh
nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Về cơ bản, một thươnghiệu mạnh thường
có chấtlượng tốt nhưng không phải cứ chấtlượng tốt thì thươnghiệu đó là thương
hiệu mạnh.
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hành vi mua sắm của
người tiêu dùng là hình ảnh thương hiệu. Thuật ngữ này được sử dụng bởi David
Aaker, một thiên tài marketing người Mỹ, trong cuốn sách “Quản lý Tài sản
thương hiệu”. Theo ông, quyết định mua sắm của người tiêu dùng bị chi phối bởi
chức năng lý tính của thươnghiệu và hình ảnh (mang nhiều yếu tố cảm tính) của
thương hiệu. Về khía cạnh duy trì một hình ảnh thươnghiệu mạnh, thươnghiệu
biết cách tạo dựng hình ảnh về mặt cảm tính với khách hàng sẽ cócơ hội dẫn đầu
thị trường cao hơn và khó (hoặc hầu như không thể) bị đối thủ bắt chước.
Minh chứng dưới đây sẽ chỉ rõ tại sao cuộc chiến dành giật khách hàng đang thực
sự diễn ra trên thị trường (quyết định bởi khách hàng) chứ không phải tại khâu sản
xuất tại nhà máy (quyết định bởi doanh nghiệp).
Theo ước tính, có khoảng 650 triệu người tại 212 quốc gia theo dõi trận derby (trận
đấu cùng thành phố) giữa Manchester United và Manchester City ở giải Ngoại
hạng Anh. Trong khi đó, “chỉ” có 400 triệu khán giả đồng hành cùng trận “siêu
kinh điển” giữa hai kỳ phùng địch thủ Real Madrid và Barcelona. Với những người
quen thuộc với bóng đá, con số thống kê này thật khó tin bởi cặp “song mã” Tây
Ban Nha vốn được xem là vượt trội hơn so với bộ đôi nước Anh về phương diện
“chất lượng”: họ ở đẳng cấp cao hơn nhờ chấtlượng thi đấu của những ngôi sao
trong đội hình.
Trên thị trường điện thoại di động thông minh, iPhone là thươnghiệu được nghĩ
đến đầu tiên, vượt qua những gã khổng lồ lâu đời như Nokia hay Blackberry. Liệu
iPhone có tính năng thật sự vượt trội hơn so với những đối thủ? Không có gì nghi
ngờ, Iphone có những ưu thế hấp dẫn như như màn hình đồ hoạ sắc nét hay cơ chế
hoạt động cảm ứng cực nhạy. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng mua iPhone chỉ để
tải nhạc hoặc lướt net, hẳn rất nhiều người sẽ chọn Samsung, HTC hoặc
Blackberry. Con người thể hiện bản thân qua những thứ mà họ có và sở hữu một
chiếc iPhone khiến người chủ cảm thấy tự tin hoặc trở nên thời thượng hơn. Nếu ai
đó nói họ “mua sự thừa nhận” khi lựa chọn “Quả táo” thì có lẽ cũng không có gì
ngạc nhiên.
Và đó chính là vấn đề thách thức cực lớn làm đau đầu không biết bao nhiêu nhà
quản trị thương hiệu. Và đó cũng là lý do quản trị thươnghiệu đang có vai trò dẫn
dắt toàn bộ hoạt động marketing.
Bạn có phải là người nghiện cà phê? Nếu đúng vậy, bạn hẳn phải cómột quán cà
phê yêu thích. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn lại thích quán cà phê đó hơn
những quán khác? Nhạc hay? Cà phê ngon? Địa điểm đẹp? Quán cà phê ấy có thể
như thế hoặc không. Nhưng bạn biết chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mãi mỗi
khi ở đó và đôi khi bạn thậm chí không biết chính xác tại sao bạn lại yêu thích nó.
Điều này được gọi là kết nối cảm tính, một yếu tố vô cùng quý giá mà mọi thương
hiệu trên thế giới đều mong muốn sở hữu.
. vậy. Về cơ bản, một thương hiệu mạnh thường
có chất lượng tốt nhưng không phải cứ chất lượng tốt thì thương hiệu đó là thương
hiệu mạnh.
Một trong những. “Made in Japan” là
một lời bảo chứng cho uy tín thương hiệu.
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt có thể góp phần tạo nên một thương hiệu mạnh
nhưng vấn