Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
1
Luận văn
Doanh nghiệpNhànướcsauCPHở
Bộ Giaothôngvậntải-Thựctrạng
và giảipháppháttriển
2
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới doanhnghiệpnhànước (DNNN) là một nội dung quan trọng
trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế ởnước ta, trong đó cổ phần hóa
(CPH) DNNN là một nội dung trọng tâm. Từ năm 1992 đến nay, nước ta đã
CPH được gần 4.000 DNNN. Có thể thấy, quá trình CPH đã đem lại nhiều kết
quả khả quan cho DNNN cũng như cho nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình
CPH và hoạt động của DNNN sauCPH cũng đặt ra cho nền kinh tế và cơ chế
quản lý kinh tế nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Một mặt, bản thân quá trình CPH
với sự thay đổi liên tục chính sách của Nhànước đã làm cho DNNN sauCPH
không hoạt động trên nền tảng như nhau. Mặt khác, do môi trường CPH chưa
thuận lợi, do nền kinh tế thị trường ởnước ta chưa phát triển, … nên điều kiện
hoạt động của Công ty cổ phần (CTCP) còn khó khăn. Những vấn đề đó tác
động dai dẳng đến hoạt động của DNNN sau CPH, làm cho nhiều kỳ vọng
của các cơ quan nhànướcvà người dân vào các DNNN sauCPH không trở
thành hiện thực. Mặt khác, một số DNNN sauCPH bắt đầu gặp khó khăn từ
nhiều phía như môi trường hoạt động thay đổi, DN không kịp thích ứng, cán
bộ quản lý của DN vẫn hành động theo phương thức cũ, cổ đông thiếu khả
năng tham gia quản lý DN, nhànước chưa chuẩn bị đầy đủ để quản lý loại
hình DN mới…
Ngoài ra, một số DNNN sauCPHvẫn duy trì phần vốn khống chế của
nhà nước nên trên thực tế nhànướcvẫn có quyền kiểm soát các DN này như
trước kia, trong khi đó mô hình hoạt động và địa vị pháp lý của DN đã thay
đổi. Cách quản lý đó không chỉ gây bức xúc cho các cổ đông thiểu số trong
CTCP do nhànước khống chế, mà còn gây lúng túng cho bản thân giới quản
lý DN và cơ quan nhànước có thẩm quyền quản lý DN đó.
3
Bộ Giaothôngvậntải (GTVT) là cơ quan nhànước chủ quản của nhiều
DNNN. Trong quá trình đổi mới, nhất là trong quá trình tái cơ cấu DNNN, Bộ
GTVT đã tiến hành CPH nhiều DN trực thuộc. Sau CPH, không những nhiều
DNNN đã CPH thuộc Bộ lúng túng trong hoạt động, mà bản thân nhiều bộ
phận quản lý của Bộ được giao chức năng kiểm soát DNNN sauCPH cũng
lúng túng.
Để tạo điều kiện cho DNNN sauCPH hoạt động tốt hơn, tạo niềm tin
và động lực đẩy nhanh quá trình CPH, để tìm kiếm các phương thức quản lý
DNNN sauCPH hiệu quả, cần phải tiến hành nghiên cứu thấu đáo hiện trạng
hoạt động và cơ chế quản lý của các DNNN sau CPH, trong đó có nhiều DN
thuộc Bộ GTVT. Đó chính là lý do mà đề tài “ DoanhnghiệpNhànướcsau
CPH ởBộGiaothôngvậntải- Thực trạngvàgiảipháppháttriển “ được
chọn nghiên cứu trong luậnvăn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
CPH DNNN và đổi mới cơ chế quản lý DNNN đã được nhiều tác giả và
công trình quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Có thể phân loại
các nghiên cứu về lĩnh vực này theo các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất nghiên cứu tổ chức sắp xếp lại DNNN, trong đó có
CPH, dưới khía cạnh giảipháptái cơ cấu các DNNN ở các quốc gia khác
nhau, nhất là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, coi đó như giảipháp
chuyển các cơ sở sản xuất của Nhànước cho tư nhân. Điển hình cho nhóm tác
giả này là các nhà kinh tế ở Châu Âu, một số nhà kinh tế làm việc trong các tổ
chức kinh tế quốc tế. Nội dung nghiên cứu của nhóm này là quá trình chuyển
đổi của nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, trong đó có quá trình
giải thể của các DNNN vàtái cơ cấu lại chúng theo các giảipháp sốc, lấy
CPH toàn dân (nước Nga), hay tư nhân hoá sở hữu nhànước làm trọng tâm.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu là “Chuyển đổi các doanhnghiệpnhà
4
nước” của các tác giả Barry Spicer, David Emanuel, Michael Powel; “Cải
cách doanhnghiệp thế giới” bài viết trên tạp chí Tài chính số 12 – 1997 của
tác giả Đào Trọng Thanh
Nhóm thứ hai là các nhà kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, họ
nghiên cứu CPHvà đổi mới DNNN dưới giác độ cải cách đổi mới để làm cho
các DN này hoạt động tốt hơn, tạo thể chế để Nhànước kiểm soát DN có hiệu
quả và phù hợp với kinh tế thị trường. Điển hình của nhóm này là sách: “Cải
cách doanhnghiệpnhànướcở Trung quốc so sánh với Việt Nam” do viện kinh
tế thế giới thuộc Viện khoa học xã hội nhân văn Việt Nam biên soạn. “Nhìn lại
bốn năm CPH DNNN” bài viết của tác giả Hoàng Công Thi trên tạp chí tài
chính số 12 – 1997; “Kinh nghiệm thí điểm chế độ CPHở Trung Quốc” sách
do Viện kinh tế thuộc Viện Khoa học xã hội nhân văn Việt Nam biên soạn
Nhóm thứ ba chủ yếu là các nhà kinh tế Việt Nam đi sâu nghiên cứu
và mổ xẻ các vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện CPH DNNN ở Việt
Nam. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị
Thơm về đề tài “CPH doanhnghiệpnhànướcở Việt Nam – Thựctrạngvà
giải pháp”; luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hội về đề tài “CPH doanhnghiệp
nhà nước thuộc BộGiaothôngvận tải”.
Gần đây, đã có một số nhà nghiên cứu lưu tâm xem xét các vấn đề đặt
ra đối với DNNN sauCPH như Hội thảo về hậu CPH vào tháng 8 -2004 do
Viện Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức
Riêng chủ đề “Doanh nghiệpnhànướcsauCPHởBộGiaothông
vận tải-Thựctrạngvàgiảiphápphát triển” chưa được đề cập một cách hệ
thống trong công trình khoa học nào.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn
5
Mục đích nghiên cứu của luậnvăn là phân tích thựctrạng hoạt động của
DNNN sauCPHởBộ GTVT để đề xuất các giảipháppháttriển chúng trong
tương lai.
Phù hợp với mục đích nêu trên, luậnvăn có các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về pháttriển DNNN sauCPH trong
nền kinh tế thị trường.
- Tổng thuật kinh nghiệm pháttriển DNNN sauCPHở một số nước
trên thế giới.
- Phân tích thựctrạng hoạt động của DNNN sauCPHởBộ GTVT.
- Đề xuất phương hướng, và một số giảipháppháttriển các DNNN sau
CPH ởBộ GTVT trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luậnvăn
DNNN sauCPHởBộ GTVT được khảo sát trong luậnvăn là các DNNN
sau CPH có vốn nhànước lớn hơn hoặc bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Thời gian khảo sát hoạt động của các DN này giới hạn từ năm 2000 đến nay.
Tuy nhiên, do DNNN sauCPHởBộGiaothôngvậntải chịu ảnh hưởng sâu sắc
của quá trình CPHvà quá trình đổi mới DNNN nên trong từng vấn đề cụ thể, các
phân tích và dữ liệu có thể lấy ở từng khoảng thời gian xa hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu trong luậnvăn
Trên cơ sở thế giới quan, phương phápluận của chủ nghĩa Mác-Lênin
và lập trường của Đảng vàNhànước ta, luậnvăn sử dụng chủ yếu phương
pháp quy nạp từ các luận điểm lý thuyết và bằng chứng thực tế để phân tích
có phê phán các vấn đề đặt ra trong luận văn.
Trong các phân tích cụ thể, luậnvăn dựa vào số liệu thống kê, số liệu
của các công trình, báo cáo đã có.
Trong điều kiện có thể, luậnvăn sẽ dựa trên số liệu điều tra ở quy mô
nhỏ và phỏng vấn riêng.
6. Những đóng góp của luậnvăn
6
- Luậnvăn đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về pháttriển
DNNN sauCPH trong nền KTTT.
- Đưa ra và phân tích bức tranh toàn cảnh về DNNN sauCPHởBộ GTVT.
- Đề xuất một số định hướng vàgiảipháppháttriển DNNN sauCPHở
Bộ GTVT.
7. Kết cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luậnvà danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn
gồm 3 chương, 8 tiết.
7
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về pháttriển
doanh nghiệpnhànướcsau cổ phần hoá ở Việt nam
1.1. khái niệm, đặc điểm, vai trò doanhnghiệpnhànướcsau cổ phần hoá
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến doanhnghiệpnhànướcsau
cổ phần hoá
1.1.1.1. Doanhnghiệpnhànước
DNNN là các tổ chức kinh tế do Nhànước đầu tư 100% vốn hoặc giữ
phần vốn khống chế. ở các nước, DNNN, một mặt, được thành lập và tổ chức
quản lý theo Luật Doanh nghiệp, mặt khác, chịu sự kiểm soát của cơ quan đầu
tư và kinh doanh vốn nhànướcvàthực hiện các nhiệm vụ do Nhànước giao.
Do chủ sở hữu DNNN là Nhà nước, nên so với các DN khác, DNNN có
những đặc trưng cơ bản sau:
- Là một pháp nhân do nhànước đầu tư vốn và tổ chức quản lý. Nói
cách khác, quyền kiểm soát DN thuộc về Nhà nước. Về nguyên tắc, tài chính
DNNN tách biệt với tài chính nhà nước, nhưng Nhànước có thể hỗ trợ
DNNN bằng nhiều cách như tăng vốn, để lại lợi nhuận cho DNNN. Do đó, dù
hoạt động theo nguyên tắc thương mại bình thường, DNNN vẫn được hưởng
ưu đãi từ Nhànước nhiều hơn các DN khác.
- DNNN có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ do Nhànước giao. Rất
nhiều khi nhiệm vụ đó không thuần tuý là nhiệm vụ kinh doanh. Ví dụ như
DNNN được Nhànước sử dụng như là một trong những công cụ kinh tế, lực
lượng vật chất để Nhànước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là một trong những
phương tiện để Nhànướcthực hiện các chương trình, kế hoạch, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), là mô hình tổ chức quản lý kinh tế theo
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Ngoài ra, Nhànước còn sử dụng DNNN
8
để pháttriển các lĩnh vực công cộng, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, bảo vệ
môi trường…, là những khu vực cần thiết cho nền kinh tế, nhưng khả năng
sinh lời thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân.
Do các DNNN có đặc điểm riêng như vậy, nên nhiều DNNN sau khi
CPH vẫn chưa rũ bỏ được các đặc điểm khi còn là DNNN. Vì thế, pháttriển
các DNNN sauCPH mang nhiều nét khác biệt so với các CTCP khác.
1.1.1.2. Cổ phần hoá doanhnghiệpnhànước
a. Khái niệm công ty cổ phần
Khái niệm CTCP được qui định trong Luật Doanhnghiệp như sau:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và
không hạn chế tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của DN trong phạm vi vốn góp vào DN.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác (trừ trường hợp cổ đông sáng lập hoặc cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
khi chuyển nhượng phải kèm theo những điều kiện nhất định).
Như vậy, CTCP là loại hình DN dựa trên chế độ sở hữu hỗn hợp, trong
đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia sẻ lợi nhuận, cùng chịu lỗ, cùng
tham gia quản lý tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.
Với đặc điểm trên, CTCP có rất nhiều lợi thế về việc huy động vốn của
các thành viên là cổ đông của công ty. CTCP có thời gian tồn tại là vô hạn,
không phụ thuộc vào cuộc sống cá nhân của các cổ đông. Các cổ phiếu có thể
được tự do mua bán trên thị trường chứng khoán và được quyền thừa kế.
Trong CTCP, quyền sở hữu tách rời khỏi quyền quản lý và gắn kết trở
lại thông qua cơ chế đại diện khá phức tạp là Đại hội cổ đông, Hội đồng quản
9
trị và Ban kiểm soát. Người quản lý không nhất thiết phải là người sở hữu
công ty. Điều này cho phép công ty sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp
để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, CTCP cũng mang trong mình nó một số nhược điểm. Đó là
hiện tượng thao túng của cổ đông đa số, là hiện tượng giới quản lý lợi dụng
quyền hạn để tư lợi riêng, là khả năng kiểm soát tương đối yếu của chủ sở hữu
nếu không tham gia bộ máy quản lý, là cơ chế quản lý khá cồng kềnh Mặc
dù CTCP dựa trên sở hữu hỗn hợp, nhưng trên thực tế, quyền kiểm soát vẫn
thuộc về một hoặc một nhóm nhỏ cổ đông nắm phần vốn chi phối trong công
ty. Do đó, để hỗ trợ cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, Nhà nước, thông qua
luật phápvà các cơ quan giám sát thi hành luật pháp, phải chế định chặt chẽ
hoạt động của CTCP.
CTCP được hình thành bằng các con đường sau:
- CTCP được thành lập mới ngay từ đầu. Việc thành lập mới này có thể
do một số cổ đông sáng lập đưa ra ý tưởng và kêu gọi mọi người cùng góp
vốn để kinh doanh.
- CTCP được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ một số loại hình DN
khác như DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), DNNN, DN
liên doanh
b. Cổ phần hoá doanhnghiệpnhànước
CPH DN nói chung được hiểu là quá trình chuyển đổi hình thức tổ
chức của DN từ chỗ không phải là CTCP sang hoạt động theo hình thức
CTCP. Do việc thay đổi hình thứcpháp lý của tổ chức sản xuất kinh doanh
như vậy, nên cơ cấu tổ chức của CTCP và sự chế định của pháp luật đối với
DN sauCPH cũng có sự thay đổi.
CPH DNNN ởnước ta thực chất là chuyển đổi hình thức sản xuất kinh
doanh của DNNN từ mô hình 100% vốn nhà nước, hoạt động theo Luật
DNNN sang mô hình CTCP đa sở hữu hoạt động theo Luật DN. SauCPH
10
Nhà nước có thể tham gia sở hữu trong CTCP dưới nhiều hình thức như cổ
đông khống chế, cổ đông thiểu số.
Một nội dung quan trọng của CPH DNNN là chuyển một phần sở hữu
của Nhànước trong DNNN cho tư nhân. " Về hình thức, CPH là việc nhà
nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho
các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước, hoặc cho các cán
bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng hình thức đấu giá công khai hay
thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các CT TNHH hoặc CTCP"
[24, tr 84]. Tuy nhiên, khía cạnh chuyển đổi sở hữu thường không được
những người chủ trương CPHởnước ta coi trọng bằng chuyển đổi mô hình tổ
chức sản xuất kinh doanh.
Dưới giác độ chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, CPH
DNNN ởnước ta có những đặc điểm sau:
- Về mục đích, CPH DNNN ởnước ta là một hình thứctái cơ cấu
DNNN theo hướng phù hợp với kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của chúng và phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập vào nền kinh
tế thế giới.
- Về sở hữu, CPH chuyển một phần năng lực sản xuất không thích hợp
với chế độ sở hữu Nhànước sang sở hữu tư nhân nhằm cải thiện hiệu quả sử
dụng chúng.
- Chương trình CPH không chỉ nhằm mục đích cơ cấu lại hệ thống
DNNN mà còn nhằm tạo ra một hệ thống DNNN sauCPH hoạt động hiệu quả
bằng cách tự do hoá việc tham gia sở hữu, chuẩn mực hoá quản lý công ty,
với quyền chủ động của giới quản lý DN cao hơn, thu hút người lao động mua
cổ phiếu để trở thành cổ đông…
1.1.1.3. Doanhnghiệpnhànướcsau cổ phần hoá
[...]... được phát huy Nếu không làm được như vậy, thì đội ngũ cổ đông này chính là điểm hạn chế của DN do tính không nhất quán, thiếu tri thứcvà kinh nghiệm, dễ bị chia rẽ và lợi dụng của họ 1.2.3 Vai trò của doanhnghiệpnhànướcsau cổ phần hoá 1.2.3.1 Vai trò của doanhnghiệpnhànướcsau cổ phần hoá đối với Nhànước a Công ty cổ phần nhànước là công cụ để Nhànước điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở nước. .. cơ chế để nhànước kinh doanhtài sản của mình một cách hiệu quả hơn thông qua cơ chế thuê giám đốc điều hành và cơ chế kiểm soát nội bộđộc lập với cán bộ quản lý điều hành Ngoài ra, thông qua CPH, Nhànước có thể thu hồi được vốn của các DN CPH để đầu tư sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế phù hợp hơn với vị thế của Nhànước CTCP nhànước cũng là hình thức liên kết sở hữu nhànướcvà sở hữu tư... tảng tài chính vững chắc cho DNNN sauCPH *Hạ tầng kỹ thuật vàthông tin: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin liên lạc như: Diện tích mặt bằng, đất đai nhà xưởng, máy móc thiết bị, thương mại điện tử có ảnh hưởng đến phương hướng và hiệu quả hoạt động của DNNN sauCPH 1.3 Kinh nghiệm phát triểndoanhnghiệp nhà nướcsau cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới 1.3.1 Kinh nghiệm... DNNN sauCPH khác nhau thì chế độ chính sách của Nhànước nhằm pháttriển chúng cũng khác nhau 1.1.2 Đặc điểm của doanhnghiệpnhànướcsau cổ phần hoá 1.1.2.1 Doanhnghiệp phải chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần 12 Thời điểm CPH thành công là DNNN được chính thức thừa nhận đã hoàn thành thủ tục CPHvà bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh theo hình thức CTCP Về mặt pháp lý, DNNN sau CPH. .. hoạt động buộc Nhànước phải ra tay cứu trợ Nhìn chung, DNNN sauCPH bắt đầu gặp nhiều khó khăn hơn trước như cơ chế quản lý của nhànước chưa kịp thay đổi cho phù hợp, cơ quan nhànước ít quan tâm đến DNNN sau CPH, các loại thủ tục xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng sauCPH thường kéo dài và phức tạp CPH không còn là con đường mang lại toàn lợi ích cho người lao động và DNNN sauCPH như giai đoạn... nguyên tắc, CTCP do CPH tạo ra hoạt động theo khuôn khổ luật phápvà chính sách khác với DNNN Tuy nhiên, việc vận hành các khuôn khổ mới này cả về phía Nhànước lẫn về phía DN đều không thành thạo và nhiều khi không có tiền đề để thực hiện hiệu quả Chính vì thế DNNN sauCPH thường bị đặt vào thế lưỡng nan, nhất là các DNNN sauCPH mà Nhànước chiếm cổ phần chi phối Ví dụ, sau CPH, dù Nhànước chiếm cổ phần... thay đổi, do dân cư và giới quản lý DN chưa kịp làm quen với CTCP do CPH tạo ra, do các cơ quan nhànước chưa được chuẩn bị để hỗ trợ DNNN sauCPH nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DNNN sauCPHvà đặt DNNN sauCPH vào điều kiện hoạt động khá đặc biệt so với các CTCP khác 1.2.2 Môi trường sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp 1.2.2.1 Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý ảnh hưởng quyết định đến... nhưng tuỳ thuộc vào sự kiểm soát nhiều hay ít của Nhà nước, DN này còn chịu sự chế định của Luật DNNN; + Các cổ đông của DNNN sauCPH chủ yếu là người lao động, cơ quan nhànướcvà một phần nhỏ là đối tác và cổ đông tự do Đa phần các cổ đông của DNNN sauCPH chưa có kinh nghiệm quản lý CTCP + DNNN sauCPH gồm nhiều loại đa dạng: có DN Nhànước giữ cổ phần khống chế (CTCP nhà nước) ; có DN Nhànước không... DNNN sau CPH, điều tiết vĩ mô và kiểm soát nền kinh tế Vai trò điều tiết đó dựa chủ yếu vào các CTCP nhànướcvà tập đoàn kinh tế do Nhànước khống chế Thực tế đổi mới DNNN ởnước ta những năm qua cho thấy, các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty lớn sauCPHvẫn có thể chịu sự chi phối của Nhà nước, đồng thời vẫn hoạt động có hiệu quả và duy trì được khả năng điều tiết thị trường Hơn nữa, thông. .. sách ưu đãi cho DNNN như giao đất, tín chấp, bù lỗ, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của cơ quan chủ quản Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển của DNNN sauCPH 1.2.2.3 Môi trường kinh t - xã hội của quốc gia 26 a Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia Như các loại hình DN khác, sự tồn tại và pháttriển của DNNN sauCPH phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của .
1
Luận văn
Doanh nghiệp Nhà nước sau CPH ở
Bộ Giao thông vận tải - Thực trạng
và giải pháp phát triển
2
Mở Đầu
1. Tính cấp. DNNN sau CPH, trong đó có nhiều DN
thuộc Bộ GTVT. Đó chính là lý do mà đề tài “ Doanh nghiệp Nhà nước sau
CPH ở Bộ Giao thông vận tải - Thực trạng và giải