TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE HYUNDAI ELANTRA 2.0
LỊCH BẢO DƯỠNG XE HYUNDAI ĐỊNH KỲ
Lịch bảo dưỡng định kỳ xe Hyundai là bảo dưỡng sau mỗi 5000km hoặc
3 tháng sử dụng, được chia làm 4 cấp:
Thời gian cho mỗi cấp bảo dưỡng
Cấp bảo dưỡng Thời gian bảo dưỡng tiêu chuẩn (phút)
Bảo dưỡng cấp 4 70 Đối với môi trường tại Việt Nam:
Nếu xe chạy trong điều kiện đặc biệt dưới đây, xe cần được rút ngắn thời gian lịch bảo dưởng hơn tiêu chuẩn:
• Điều kiện mặt đường: đường xấu, có nhiều bùn, bụi….
• Môi trường nhiệt độ quá thấp, hoặc quá cao.
• Xe được sử dụng làm xe tuần tra, xe taxi, xe giao hàng hay chạy với quãng đường dài với tốc độ thấp.
MỤC ĐÍCH CỦA BẢO DƯỠNG XE HYUNDAI
Mục đích của bảo dưỡng định kỳ xe Hyundai là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy định về an toàn và môi trường.
CHU KỲ KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
Chu kỳ kiểm tra và bảo dưỡng động cơ được tiến hành theo số Km hoặc theo năm tùy theo điều kiện nào đến trước, dựa trên cơ sở trung bình một năm đi được khoảng 20.000 Km Tuy nhiên thời gian thực hiện công việc bảo dưỡng còn phụ thuộc vào điều kiện sử dụng xe, hãy tham khảo thêm trong cuốn sổ tay của nhà sản xuất để có chu kỳ bảo dưỡng thích hợp cho xe Hyundai.
CÔNG VIỆC THỰC HIỆN THỜI GIAN Động cơ
Kiểm tra dầu, bổ sung thêm nếu thiếu 1.500 km/1 tháng
Thay lọc dầu 5.000 km/ 3 tháng
Kiểm tra khe hở xupap, điều chỉnh nếu cần thiết 20.000 km/ 12 tháng
Kiểm tra dây cao áp 20.000 km/12 tháng
Thay dây cao áp Ít nhất 55.000 km/3 năm
Thay nắp chia điện 20.000km/12 tháng
Kiểm tra/điều chỉnh thời điểm đánh lửa 20.000 km/12 tháng
Kiểm tra, làm sạch các cực và bề mặt, kiểm tra các giắc
5.000 km/ 3 tháng nối đảm bảo chắc chắn
Máy đề và máy phát
Kiểm tra các dây nối, giắc cắm 5.000 km/ 3 tháng
Kiểm tra/điều chỉnh đai dẫn động 5.000 km/ 3 tháng
Thay thế dây đai dẫn động Ít nhất 40.000 km/ 2 năm
Kiểm tra mức nước làm mát 1.500 km/ 1 tháng
Kiểm tra rò rỉ trên các đường ống nước 1.500 km/ 1 tháng
Kiểm tra khả năng làm việc của nắp két nước 1.500 km/ 1 tháng
Kiểm tra/điều chỉnh dây đai dẫn động quạt gió (nếu có) 5.000 km/ 3 tháng
Thay dây đai dẫn động quạt gió (nếu có) Ít nhất sau mỗi 40.000 km/ 2 năm
Súc rửa và làm sạch két nước 5.000 km/ 3 tháng
Hệ thống nhiên liệu và khí xả
Làm sạch cácte và các lỗ thông hơi 20.000 km/ 12 tháng
Thay lọc gió 20.000 km/ 12 tháng
Thay lọc nhiên liệu 20.000 km/ 12 tháng
Kiểm tra van thông khí hộp các te 20.000 km/ 12 tháng
Kiểm tra/điều chỉnh độ căng dây đai của máy nén khí
Thay dây đai dẫn động của máy nén khí Ít nhất 40.000 km/ 2 năm Điều hòa không khí
Làm sạch giàn lạnh 5.000 km/ 3 tháng
Kiểm tra rò rỉ ở các chỗ nối 5.000 km/ 3 tháng
Kiểm tra/điều chỉnh dây đai dẫn động máy nén khí 5.000 km/ 3 tháng
Thay thế dây đai dẫn động máy nén khí Ít nhất 40.000 km/ 2 năm
Kiểm tra mức dầu ở hộp số 10.000 km/ 6 tháng
Kiểm tra mức dầu ở xilanh tổng phanh 1.500 km/ 1 tháng
Thay thế dầu tổng phanh Ít nhất sau mỗi 2 năm
Kiểm tra mức dầu ở xilanh chính của ly hợp thủy lực 1.500 km/ 1 tháng
Thay dầu thủy lực Ít nhất sau mỗi 2 năm
Kiểm tra mức dầu trợ lực 5.000 km/ 3 tháng
Kiểm tra/điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động trợ lực lái 5.000 km/ 3 tháng
Thay dây đai dẫn động trợ lực lái Ít nhất sau 40.000 km/ 2 năm
CÁC BƯỚC QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE HYUNDAI ELANTRA 2.0 AT 2020
CHI TIẾT CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG
Giới thiệu về quy trình bảo dưỡng nhanh :
* Bảo dưỡng nhanh: hoạt động bảo dưỡng sử dụng 2 kỹ thuật viên phối hợp với nhau theo 1 quy trình chặt chẽ nhằm tối ưu năng suất, hiệu suất của hoạt động bảo dưỡng
* Lợi ích của Bảo dưỡng nhanh:
- Rút ngắn thời gian bảo dưỡng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng
- Nâng cao công suất xưởng, tăng doanh thu cho đại lý
- Quy trình chặt chẽ, giảm lỗi sót, nâng cao chất lượng
- Hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại
* Ưu tiên cho xe Bảo dưỡng nhanh:
- Ưu tiên xe KH đặt hẹn từ CS và CVDV.
- Ưu tiên cầu nâng: luôn có 2 khoang BD nhanh luôn sẵn sàng.
- Ưu tiên sắp xếp công việc bởi điều phối viên
VẬT TƯ VÀ PHỤ TÙNG THAY THẾ
Dầu động cơ
* Dầu động cơ: nhiệm vụ của dầu động cơ - Bôi trơn các bộ phận chuyển động
- Làm mát các bộ phận chuyển động
- Giúp khởi động dễ dàng
- Theo động cơ: xăng, dầu
+ SA, SB, … SL, SM, SN
- Nhóm dầu gốc: khoáng, tổng hợp…
- Dầu đơn cấp, đa cấp
* Lưu ý: thay O-ring bu lông tháo dầu sau khi tháo dầu
Lọc Dầu
Lọc dầu: giúp loại bỏ những cặn bẩn trong dầu động cơ, đảm bảo dầu động cơ luôn trong tình trạng tốt.
Thay lọc dầu mới giúp:
- Bảo vệ động cơ luôn sạch vì loại bỏ các tạp chất có hại
- Cải thiện hiệu suất làm việc của động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu
- Giảm hao mòn, giảm quá nhiệt, tăng tuổi thọ động cơ
Lọc gió
Lọc gió: giúp loại bỏ những bụi bẩn, ở dòng khí nạp, giúp dòng khí nạp tốt hơn.
* Thay lọc gió mới giúp:
- Động cơ hoạt động trơn tru, ổn định
- Ngăn chặn chất bẩn gây hại cho động cơ xâm nhập vào cảm biến không khí
- Đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải
Lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu: giúp loại bỏ những cặn bẩn trong nhiên liệu, ngăn chặn chất bẩn vào động cơ.
Thay lọc nhiên liệu mới giúp:
- Ngăn chặn hiện tượng động cơ ngừng hoạt động do tắc lọc
- Nâng cao hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu
- Giúp động cơ khởi động dễ dàng
- Đảm bảo tiêu chuẩn khí thải
Bugi
Bugi: có hai nhiệm vụ chính:
- Mồi lửa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí
- Truyền nhiệt từ buồng đốt ra ngoài
- Giúp động cơ hoạt động đều, tránh hiện tượng không nổ hoặc nổ không tốt
- Giúp xe tăng tốc tối ưu
- Tăng hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu
- Giảm khí thải ô nhiễm, giảm hư hỏng tiềm ẩn cho bộ lọc khí thải
Phanh
Kiểm tra đĩa phanh có bị vênh, xướt hay nứt Tất cả đĩa phanh đều có một độ dày tối thiểu, khi má phanh mòn đến độ dày này thì cần được thay thế.
Má phanh: là bộ phận rất quan trọng ảnh hướng đến an toàn của người sử dụng và xe Má phanh tốt giúp hệ thống phanh hoạt động hiệu quả cao, nâng cao tính năng lái và an toàn.
Kiểm tra độ mòn má phanh bằng thước hoặc chỉ dấu Nên thay cùng lúc 2 cặp trên
1 trục, sau khi thay nên phanh rà.
Đai truyền động
Đai truyền động: Giúp truyền lực từ động cơ đến các bộ phận khác như: máy phát điện, điều hòa, bơm nước Cần kiểm tra có hỏng hóc, mòn, sự hoạt động của căng đai tự động…* Thay đai truyền động mới giúp:
- Tăng khả năng truyền động
- Nâng cao độ tin cậy và lái xe an toàn
- Giảm rủi ro cho những hư hỏng khác
- Hỗ trợ tốt cho các hệ thống xe như hệ thống điện, lái, làm mát…
Lốp xe
- Là bộ phận chịu tất cả tải trọng của xe và tiếp xúc với mặt đường Lốp xe là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến tính năng lái và an toàn của xe và người sử dụng
- Cần chọn đúng loại lốp và thông số để tư vấn thay thế cho khách hàng
Các hư hỏng thường gặp trên lốp:
- Mòn không đều: mòn 2 bên, mòn giữa, mòn từng vị trí, mòn chéo
* Dựa vào những dấu hiệu trên lốp để chẩn đoán vấn đề của xe để tư vấn sửa chữa cho khách hàng
Công việc kiểm tra và bảo dưỡng lốp:
- Kiểm tra áp suất lốp theo tem thông số trên cửa xe
- Kiểm tra chiều sâu rãnh bằng thước hoặc chỉ báo trên lốp Nếu quá giới hàn cần tư vấn khách hàng thay
- Kiểm tra lực xiết đai ốc đúng lực