1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long

173 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU SỐ ĐO VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA HỌC SINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tác giả Nguyễn Thị Giao Hạ
Người hướng dẫn VÕ HUỲNH TRANG
Trường học ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Y HỌC
Thể loại LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học (17)
    • 1.2. Một số mốc giải phẫu đo đạc nhân trắc (22)
    • 1.3. Các số đo và chỉ số nhân trắc (27)
    • 1.4. Tình hình nghiên cứu về nhân trắc (37)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (49)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (49)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (49)
    • 2.3. Thời gian- địa điểm nghiên cứu (49)
    • 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức (50)
    • 2.5. Các biến số (52)
    • 2.6. Phương pháp - công cụ đo lường (55)
    • 2.7. Qui trình nghiên cứu (61)
    • 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu (61)
    • 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu (63)
  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (64)
    • 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (64)
    • 3.2. Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 56 3.3. Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 75 3.4. Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi (69)
  • Chương 4 BÀN LUẬN (106)
    • 4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu (106)
    • 4.2. Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 82 4.3. Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 96 4.4. Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi và giới tính trong theo dõi dọc (107)
  • KẾT LUẬN (139)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, học sinh 6 đến 17 tuổi năm học 2018-

Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc.

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh của các trường tiểu học, THCS, THPT tại Đồng bằng sông Cửu Long

- Nhóm học sinh từ 6 đến 17 tuổi của các trường tiểu học, THCS, THPT tại Đồng bằng sông Cửu Long

- Khi đo đang khỏe mạnh

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn chọn mẫu ở nhóm người dân tộc: chọn mẫu là các dân tộc có

3 đời (ông bà, cha mẹ và bản thân học sinh) là người dân tộc ấy

- Tất cả những em có những dị dạng, dị tật bẩm sinh hay mắc phải mà ảnh hưởng tới các kích thước nhân trắc như: gù, vẹo, thọt, teo cơ…

- Có bệnh cấp hay mãn tính hoặc ở trong tình trạng làm ảnh hường tới sự phát triển thể chất như: hen, lao, phù, thiếu máu hoặc những trường hợp có thể cản trở hoặc làm sai lệch số đo như dùng thuốc corticosteroid, co cứng cơ, hạn chế tầm độ khớp….

Thời gian- địa điểm nghiên cứu

- Thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2019

- Địa điểm nghiên cứu: các trường tiểu học, THCS, THPT tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức

Z: hệ số tin cậy, Z ( 1 −  / 2 ) = 1,96 Với độ tin cậy = 0,05 d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,85

D : Hiệu ứng thiết kế trong chọn mẫu cụm (chọn D = 1)

Dựa vào số liệu theo Báo cáo kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc của người bình thường tại tỉnh Cần Thơ của Nguyễn Phi Hùng (2000) tính cỡ mẫu cho nam và nữ theo  từng lứa tuổi (chọn  lớn nhất trong các số đo cùng lứa tuổi để tính được kết quả n cao nhất):

• Cỡ mẫu nam, nữ học sinh theo mục tiêu 1 và 2 sẽ được chọn theo thứ tự là:

Vậy n = 3587 cho 12 lứa tuổi Đối với mẫu cộng đồng cho phép mẫu được dao động trong mức ± 20% nên mẫu chúng tôi được phép lấy trong mức sau:

- Nam: trong khoảng từ 1511 đến 2266

- Nữ: trong khoảng từ 1360 đến 2039

• Cỡ mẫu cho mục tiêu 3 (theo dõi dọc):

- Học sinh 6 đến 10 tuổi: 129 mẫu

- Học sinh 11 đến 14 tuổi: 172 mẫu

- Học sinh 15 đến 17 tuổi: 106 mẫu

- Dân tộc Khơme: Chọn 2 tỉnh tập trung dân tộc Khơme đông nhất là Sóc Trăng và Trà Vinh, lấy mẫu tại các trường dân tộc nội trú

- Dân tộc Chăm: Chọn tỉnh tập trung dân tộc Chăm là An Giang, lấy mẫu tại các trường dân tộc nội trú

- Dân tộc Kinh: triển khai lấy mẫu 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

+ Ở mỗi tỉnh đã được chọn tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường THPT

+ Ở mỗi trường bốc thăm ngẫu nhiên chọn một số lớp từ 6 tuổi đến 17 tuổi sao cho đủ số lượng mẫu yêu cầu.

Các biến số

2.5.1 Xác định các số đo nhân trắc

- Chiều cao đứng: là khoảng cách từ mặt đất tới đỉnh đầu

- Chiều cao ngồi: là khoảng cách từ mặt phẳng ghế ngồi tới đỉnh đầu

- Cân nặng: là khối lượng toàn bộ cơ thể

+ Vòng ngực 1: là chu vi ngực ngay dưới nách khi hô hấp bình thường nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

+ Vòng ngực 2: là chu vi ngực qua núm vú khi hô hấp bình thường nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

+ Vòng ngực 3: là chu vi ngực qua mũi ức khi hô hấp bình thường nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

+ Vòng ngực 3 hít vào gắng sức: là chu vi ngực qua mũi ức cuối thì hít vào gắng sức nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

+ Vòng ngực 3 thở ra gắng sức: là chu vi ngực qua mũi ức cuối thì thở ra gắng sức nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

- Vòng cánh tay duỗi (P): là chu vi cánh tay qua chỗ nằm giữa mỏm cùng vai và khuỷu nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

- Vòng đầu: là chu vi đầu qua ụ chẩm và phía trên cung mày nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

- Vòng eo: là chu vi bụng đi qua vị trí nhỏ nhất của bụng nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

- Vòng mông: là chu vi mông qua vị trí lớn nhất của mông nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

- Vòng đùi (P): là chu vi đùi qua vị trí ngay dưới nếp lằn mông nằm trên mặt phẳng song song mặt đất

- Đường kính trước sau ngực: là khoảng cách từ vị trí giữa 2 núm vú và thành ngực sau

- Đường kính ngang ngực: là khoảng cách ngang ngực trên mặt phẳng qua 2 núm vú

=> Kết quả đo được của các biến số trên được tính bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

* Các số đo cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi lấy giá trị theo phân loại của CDC (2000) (phụ lục 2)

* Phân loại các số đo còn lại theo Nguyễn Quang Quyền và thống kê tổng hợp của các nhà nhân chủng học thế giới (phụ lục 2)

2.5.2 Xác định các chỉ số nhân trắc

- Chỉ số BMI: là một chỉ số cơ bản đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể

BMI= cân nặng (kg)/chiều cao đứng² (m) Bảng 2.1 Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO, 2000)

Phân loại theo BMI IDI&WPRO

- Chỉ số thân (Skelie) = 100 × [(cao đứng – cao ngồi) / cao ngồi]

- Chỉ số QVC = cao đứng – (vòng ngực hít hết sức + vòng đùi phải + vòng cánh tay phải co)

- Chỉ số Pignet = cao đứng – (cân nặng + vòng ngực trung bình)

- Chỉ số ngực = (ĐK trước sau ngực/ĐK ngang ngực) × 100

- Sinh lực = (Vòng ngực trung bình / cao đứng) × 100

- Hiệu số ngực bụng = Vòng ngực trung bình - Vòng bụng trung bình

- Độ giãn ngực = Vòng ngực hít vào hết sức - Vòng ngực thở ra hết sức

* Phân loại các chỉ số theo Nguyễn Quang Quyền (phụ lục 2)

2.5.3 Theo dõi sự phát triển các số đo và chỉ số nhân trắc:

Lấy các số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh 6 tuổi theo lứa tuổi từ

2015 đến 2019; của học sinh 11 tuổi theo lứa tuổi từ 2015 đến 2018 và học sinh 15 tuổi theo lứa tuổi từ 2015 đến 2017 Theo dõi sự thay đổi các số đo và chỉ số nhân trắc trong cùng nhóm học sinh các năm liên tục.

Phương pháp - công cụ đo lường

* Dụng cụ : bộ dụng cụ đo nhân trắc học bao gồm:

- Cân đồng hồ đã được chuẩn hóa với độ chính xác 0.1 kg tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ trước mỗi lần thực hiện đo tại một Trường Cân được kiểm tra và chỉnh về mức 0 trước mỗi lần lên cân Kết quả được ghi bằng kg với một số lẻ

- Bộ thước đo nhân trắc học của Martin, sản xuất tại Nhật gồm:

+ Thước đo chiều cao Martin độ chính xác đến 1mm

+ Thước dây Martin không dãn độ chính xác đến 1mm

Thước đo được thường xuyên kiểm tra trước và trong khi đo (luôn đảm bảo được chỉnh về vạch 0 trước mỗi lần đo)

Hình 2.2 Thước đo chiều cao Martin

* Người đo: Nguyễn Thị Giao Hạ và nhóm cộng sự đã được huấn luyện thành thạo các thao tác đo và thống nhất các mốc đo Các số đo được thực hiện từ 8 giờ - 11 giờ sáng (riêng đối với các mẫu theo dõi dọc sẽ được đo vào tháng 12 hằng năm) Mỗi biến số được đo 3 lần và lấy giá trị trung bình

* Trẻ được đo: Khi đo trẻ mặc đồng phục, không bỏ vật nặng trong túi, không mang dép

- Đo bằng thước đo chiều cao

- Tư thế đo: học sinh đứng tư thế nghiêm trên nền phẳng, cứng, để 4 điểm: gót, mông, lưng, chẩm chạm thước, mặt nhìn thẳng phía trước sao cho đuôi mắt và lỗ ống tai ngoài nằm trên một đường thẳng song song với mặt đất

Hình 2.5 Tư thế đo chiều cao đứng

“Nguồn: How to Weigh and Measure Children, 1983” [33]

Hình 2.6 Đo chiều cao đứng

- Đo bằng thước đo chiều cao

- Tư thế đo: học sinh ngồi ngay ngắn trên ghế phẳng cứng (ghế đủ cao để bàn chân vừa chạm đất), để cẳng chân và bàn chân buông thỏng xuống Khi đo đặt thước trên mặt phẳng ghế

Hình 2.7 Đo chiều cao ngồi

- Đo bằng cân đồng hồ

- Học sinh được đo nam mặc quần đùi, cởi trần, chân đất; nữ chỉ mặc một bộ đồ nhẹ Kiểm tra lại cân trước khi đo, đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chỉnh về vị trí bằng 0

- Vòng ngực 1: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vuông góc với trục dọc cơ thể, ngay dưới nách

- Vòng ngực 2: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vuông góc với trục dọc cơ thể, đi qua hai núm vú

- Vòng ngực 3: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vuông góc với trục dọc cơ thể, đi qua mũi ức

Ngoài ra còn đo vòng ngực 3 ở trạng thái hít vào và thở ra gắng sức

* Vòng đầu: dùng thước dây đo vòng quanh đầu, phía trước trên cung mày, phía sau qua ụ chẩm

* Vòng cổ: dùng thước dây đo qua chỗ phình to nhất của cổ

* Vòng cánh tay duỗi (P): dùng thước dây đo chu vi của cánh tay duỗi qua chỗ nằm giữa mỏm cùng vai và khuỷu

* Vòng eo: dùng thước dây đo vòng quanh bụng theo mặt phẳng ngang vuông góc với trục dọc cơ thể, đi qua vị trí nhỏ nhất của bụng

* Vòng mông: dùng thước dây đo vòng quanh mông chỗ lớn nhất, theo mặt phẳng ngang vuông góc với trục dọc cơ thể

* Vòng đùi phải (P): vòng thước dây quanh đùi chỗ lớn nhất, ngay dưới nếp lằn mông, theo mặt phẳng ngang vuông góc với trục của chi

* Đường kính trước sau ngực: dùng compa trượt đo vuông góc với trục thẳng đứng cơ thể từ điểm giữa của đường thẳng nối hai núm vú ra sau ngực

* Đường kính ngang ngực: dùng compa trượt đo vuông góc với trục thẳng đứng cơ thể qua khoảng cách rộng nhất của mặt phẳng qua hai núm vú và song song với mặt đất

Từ đó có thể tính được chỉ số ngực để đánh giá hình dáng của lồng ngực.

Qui trình nghiên cứu

- Tiến hành đo đạc và thu thập các số đo và chỉ số nhân trắc của các nhóm học sinh 6 tuổi, 11 tuổi và 15 tuổi bắt đầu từ năm 2015

- Tiếp tục lấy các số liệu về số đo và chỉ số nhân trắc của các nhóm học sinh này các năm tiếp theo từ 2016 đến khi các em ra trường

- Quá trình đo đạc sẽ kết thúc vào năm 2017 đối với học sinh cấp 3, kết thúc vào năm 2018 đối với học sinh cấp 2 và kết thúc vào năm 2019 đối với học sinh cấp 1.

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Các số liệu được kiểm tra bằng phương pháp kiểm định Kolmogorov

Smirnov Test và biểu đồ Histogram Kết quả các số liệu đều có phân phối chuẩn và xấp xỉ chuẩn Từ đó chúng tôi sử dụng giá trị trung bình để mô tả và so sánh

- Đối với chiều cao đứng và BMI, chúng tôi dùng phần mềm WHO AnthroPlus để tính số liệu và trình bày bằng biểu đồ Đối với cân nặng, phần mềm chỉ tính kết quả từ 5 đến 10 tuổi nên chúng tôi trình bày bằng biểu đồ trung bình cộng Các kết quả được trình bày bằng chỉ số Z-Score của WHO để đánh giá thể lực của trẻ (Z-score bình thường trong mức -2 đến +2) [95]

- Tính trung bình cộng của mỗi số cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay (P) duỗi, vòng eo, vòng mông, vòng đùi, đường kính trước sau và đường kính ngang ngực, chỉ số ngực theo từng giới, từng nhóm tuổi

- Tính các chỉ số Skelie, QVC, Pignet, chỉ số ngực, sinh lực, hiệu số ngực bụng, độ giãn ngực theo từng giới, từng nhóm tuổi

- Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0, sử dụng phép kiểm định t để so sánh các trung bình, tỉ lệ với nhau giữa các năm và ý nghĩa thống kê được xác định ở các mức 5% (p < 0,05) Các số liệu được khảo sát liên tục qua nhiều năm nhằm đánh giá sự phát triển liên tục của trẻ

Phương pháp hạn chế sai số

* Độ tin cậy được tính là độ tin cậy đo và đo lại, về mặt lí thuyết đó chính là hệ số tương quan nội cụm (ICC) của hai lần đo

Mỗi người đo sẽ tiến hành đo đạc mỗi chỉ số 1 lần cho 30 mẫu và so sánh với kết quả đo của người đo chuẩn (tác giả) Độ tin cậy r được tính theo công thức sau:

= phương sai của kết quả đo lần 1

= phương sai của kết quả đo lần 2

= phương sai của sự khác biệt

= khác biệt trung bình giữa 2 lần đo n = số cá thể đo 2 lần

Thang đo cho chỉ số ICC như sau: Nhỏ hơn 0,50 - kém; từ 0,50 đến 0,7

- vừa; từ 0,7 đến 0,9 - tốt; từ 0,9 đến 1,00 - rất tốt

Các phương sai được ước lượng theo phương pháp ANOVA Số liệu được nhập vào máy và được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS Các thống kê được ước lượng với độ tin cậy từ 0,7 đến 1,00 Như vậy sai số giữa 2 lần đo là rất nhỏ và kết quả có giá trị tin cậy rất tốt Từ đó chúng tôi triển khai tiến hành đo đạc trên tất cả đối tượng của mẫu

Sau đó, cùng một người đo sẽ tiến hành đo 30 mẫu 2 lần khác nhau và tính hệ số tin cậy r như công thức trên Kết quả vẫn được đưa vào phần mềm thống kê SPSS để tính ra kết quả r Chọn những biến đạt độ tin cậy từ 0,7 đến 1,00 Những biến có sự khác biệt giữa 2 lần đo và giữa 2 người đo có giá trị thấp hơn 0,7 sẽ được tiến hành kiểm tra nguyên nhân sai lệch và điều chỉnh lại các thao tác, dụng cụ.

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện sau khi đã thông qua Hội đồng y đức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y học:

- Phương pháp đo không làm tổn hại đến đối tượng nghiên cứu

- Ban giám hiệu các Trường cho phép và giáo viên, học sinh cũng như người giám hộ được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích nghiên cứu trước khi đo

- Lấy danh sách học sinh chấp thuận tham gia nghiên cứu của Ban giám hiệu

- Các thông tin cần giữ kín đều được tôn trọng và đảm bảo bí mật.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1 Tổng số lượng học sinh trong nghiên cứu

Nhận xét: Số lượng nữ dân tộc Kinh và Khơme nhiều hơn nam

Bảng 3.2 Số lượng chung học sinh theo tuổi Độ tuổi Nữ Nam Tổng

Nhận xét: Năm 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi số lượng học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ

Bảng 3.3 Số lượng học sinh theo dân tộc Kinh Độ tuổi Kinh

Nhận xét: Năm 17 tuổi số lượng học sinh nữ nhiều hơn nam

Bảng 3.4 Số lượng học sinh theo dân tộc Khơme Độ tuổi Khơme

Nhận xét: Năm 17 tuổi số lượng học sinh nữ nhiều hơn nam

Bảng 3.5 Số lượng học sinh theo dân tộc Chăm Độ tuổi Chăm

Nhận xét: Những năm 15 tuổi và 17 tuổi số lượng học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam

Bảng 3.6 Số lượng chung học sinh theo tuổi trong theo dõi dọc Độ tuổi Nữ Nam Tổng

Nhận xét: Số lượng học sinh nam nhiều hơn nữ.

Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 56 3.3 Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 75 3.4 Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi

Biểu đồ 3.1 Trung bình cân nặng (kg) chung của học sinh

Nhận xét: Cân nặng trung bình tăng dần theo lứa tuổi và nam cao hơn nữ (p

Ngày đăng: 03/12/2022, 05:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mỏm cùng vai - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.1. Mỏm cùng vai (Trang 23)
Hình 1.2. Đầu trên xương quay - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.2. Đầu trên xương quay (Trang 24)
Hình 1.3. Điểm cao nhất của mào chậu - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.3. Điểm cao nhất của mào chậu (Trang 25)
Hình 1.5. Mặt phẳng Frankfort - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.5. Mặt phẳng Frankfort (Trang 26)
Hình 1.8 Đo chiều cao ngồi - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.8 Đo chiều cao ngồi (Trang 30)
Hình 1.9. Đo vịng đầu - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.9. Đo vịng đầu (Trang 32)
Hình 1.10. Đo đường kính ngang ngực - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 1.10. Đo đường kính ngang ngực (Trang 33)
Hình 2.3. Thước dây Martin. - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 2.3. Thước dây Martin (Trang 56)
Hình 2.6. Đo chiều cao đứng * Chiều cao ngồi  - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 2.6. Đo chiều cao đứng * Chiều cao ngồi (Trang 58)
Hình 2.8. Đo cân nặng * Vòng ngực:   - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Hình 2.8. Đo cân nặng * Vòng ngực: (Trang 59)
* Vịng cổ: dùng thước dây đo qua chỗ phình to nhất của cổ - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
ng cổ: dùng thước dây đo qua chỗ phình to nhất của cổ (Trang 60)
Bảng 3.1. Tổng số lượng học sinh trong nghiên cứu - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.1. Tổng số lượng học sinh trong nghiên cứu (Trang 64)
Bảng 3.6. Số lượng chung học sinh theo tuổi trong theo dõi dọc - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.6. Số lượng chung học sinh theo tuổi trong theo dõi dọc (Trang 68)
Bảng 3.11. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng ngực 2 nữ lứa tuổi dậy thì - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.11. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng ngực 2 nữ lứa tuổi dậy thì (Trang 75)
Bảng 3.19. Chiều cao đứng (cm) nữ các dân tộc - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.19. Chiều cao đứng (cm) nữ các dân tộc (Trang 82)
Bảng 3.28. Chỉ số ngực và sinh lực theo tuổi nghiên cứu ngang - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.28. Chỉ số ngực và sinh lực theo tuổi nghiên cứu ngang (Trang 92)
Bảng 3.30. Chỉ số Skelie nữ các dân tộc - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.30. Chỉ số Skelie nữ các dân tộc (Trang 94)
Bảng 3.31. Chỉ số Skelie nam các dân tộc - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.31. Chỉ số Skelie nam các dân tộc (Trang 95)
Bảng 3.32. Chỉ số Pignet nữ các dân tộc - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.32. Chỉ số Pignet nữ các dân tộc (Trang 96)
Bảng 3.33. Chỉ số Pignet nam các dân tộc - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.33. Chỉ số Pignet nam các dân tộc (Trang 97)
Bảng 3.44. Hệ số tương quan (r) - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.44. Hệ số tương quan (r) (Trang 105)
Bảng 4.1. Sự khác biệt cân nặng (kg) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.1. Sự khác biệt cân nặng (kg) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước (Trang 107)
Bảng 4.3. Sự khác biệt chiều cao đứng (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.3. Sự khác biệt chiều cao đứng (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước (Trang 111)
Bảng 4.5. Sự khác biệt vòng đầu (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.5. Sự khác biệt vòng đầu (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước (Trang 116)
Bảng 4.7. Sự khác biệt vòng ngực (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.7. Sự khác biệt vòng ngực (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước (Trang 118)
Bảng 4.13. So sánh sự tăng trưởng cân nặng (kg) của 2 nghiên cứu - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.13. So sánh sự tăng trưởng cân nặng (kg) của 2 nghiên cứu (Trang 135)
Bảng 4.16. So sánh sự tăng trưởng vòng eo (cm) của hai nghiên cứu - Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.16. So sánh sự tăng trưởng vòng eo (cm) của hai nghiên cứu (Trang 137)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w