Mặt phẳng Frankfort

Một phần của tài liệu Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 28)

1.3. Các số đo và chỉ số nhân trắc

Tập hợp các cơng trình nghiên cứu ghi nhận hiện tượng tăng nhanh chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể cũng như kích thước từng phần (các đoạn thân thể, chi, lớp mỡ dưới da…). Kết quả này được ghi nhận từ những năm đầu thế kỷ XIX tại các nước phát triển.

Để đánh giá về tình trạng sức khoẻ con người nói chung và trẻ em nói riêng, thì thường dựa vào chỉ số sự phát triển cơ thể, trong số các số đo như chiều cao, cân nặng, vòng ngực… là các chỉ tiêu quan trọng nhất [55]. Để biểu thị mối quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự phát triển cơ thể người, ta dùng các chỉ số thể lực, đó là tổng hợp các tương quan của nhiều dấu hiệu hình thái dưới dạng cơng thức tốn học. Loại chỉ số đơn giản nhất gồm 2 kích thước chiều cao và cân nặng như chỉ số Broca, Quetelet, Kaup, Rohrer, Livi,… Loại phức tạp hơn gồm 3-4 kích thước như Pignet, Vervaek, Spehl, Pimo, Ruffier,… Ban đầu phương pháp dùng chỉ số được áp dụng rộng rãi vì dễ tính tốn, dễ hiểu, nhưng về sau đã bộc lộ nhiều nhược điểm như khơng chính xác, phụ thuộc vào lứa tuổi nên cùng trị số mà ở những lứa tuổi khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Phương pháp Martin (1925) ra đời đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp sử dụng chỉ số. Với quan niệm sự phát triển cơ thể mỗi người phải so sánh với sự phát triển cơ thể của nhóm mà người đó là thành viên, Martin đã lập bảng chuẩn nhiều đặc điểm cơ bản của cơ thể trong đó mỗi đặc điểm lại được chia làm nhiều loại căn cứ vào giá trị của độ lệch chuẩn. Phương pháp Martin về sau được một số tác giả khác như Stephco bổ sung cho hoàn thiện. Nhưng phương pháp cũng có nhược điểm là đã coi chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi độc lập trong khi thực tế chỉ có chiều cao đứng biến đổi độc lập cịn cân nặng và vịng ngực thì phụ thuộc vào chiều cao đứng. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã sử dụng phương pháp tương quan hồi qui, với quan niệm

chiều cao đứng là đặc điểm biến đổi độc lập, vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng, cân nặng biến đổi phụ thuộc vào cả chiều cao đứng và vòng ngực [14].

1.3.1. Các số đo

1.3.1.1 Cân nặng: là khối lượng đo được của cơ thể khi không mang bất kỳ vật gì trên người. Khi tiến hành đo cân nặng cần kiểm tra xem cân có ngay số 0 khơng, người được đo mặc quần áo mỏng. Sau đó người được đo đứng ở trung tâm của cân và trọng lượng phân bố đều trên cả hai chân.

Cân nặng là số đo thường dùng nhất. Cân nặng của một người trong ngày buổi sáng nhẹ hơn buổi chiều. Vì thế nên đo cân nặng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi đã đi đại tiểu tiện và chưa ăn uống gì. Nếu khơng, cân vào những giờ thống nhất trong điều kiện tương tự (trước bữa ăn, trước giờ lao động) [14].

Khối lượng cơ thể có thể tăng khoảng 1 kg ở trẻ em và 2 kg ở người lớn vào buổi chiều (Sumner & Whitacre, 1931). Các giá trị ổn định nhất là những giá trị thu được thường xuyên vào buổi sáng mười hai giờ sau khi ăn và khơng ăn uống gì vào thời điểm đo. Vì khơng phải lúc nào cũng có thể chuẩn hóa thời gian đo, điều quan trọng là ghi lại thời gian trong ngày khi thực hiện phép đo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)